Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

Việc bán hàng xuất khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế giá trị gia tăng (VAT) ở mức 0%. Bán hàng ở Cửa khẩu Lao Bảo từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2008 được quy định là bán hàng xuất khẩu, với mức thuế TTĐB và VAT phải chịu là 0%. Sau ngày 10 tháng 7 năm 2008, bia bán tại Cửa khẩu Lao Bảo được quy định không coi là bán hàng xuất khẩu nữa và chịu mức thuế TTĐB ở mức 10%. Đối với các mặt hàng bia lon, doanh thu chịu thuế được loại trừ 3,800 VNĐ/lít trước khi tính thuế TTĐB. Do vậy, doanh thu được loại trừ thuế TTĐB được tính như sau: Doanh thu được loại trừ thuế TTĐB = Số thùng*Số lon/1 thùng*0.33 lít/1 lon*3,800 VNĐ. Mức chênh lệch của doanh thu và thuế TTĐB ghi nhận bởi khách hàng và doanh thu ước tính bởi KPMG là không lớn => bỏ qua. 3.2.3. Kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu ở Công ty B Công ty sử dụng hóa đơn kèm theo phiếu xuất kho trong nghiệp vụ bán hàng. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi hàng hóa được xuất ra khỏi kho của Công ty. Các hóa đơn được ký bởi thủ kho và người nhận hàng (thường là đại diện của Đại lý) và được đánh số sẵn. Do vậy, có thể dựa vào hóa đơn để thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu ở Công ty B. Lựa chọn 10 hóa đơn trước và sau ngày kết thúc năm tài chính để thực hiện thủ tục kiểm tra.

doc131 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại Tên đại lý: Doanh nghiệp tư nhân thương mại Hoàng Lê Ngày: 10 tháng 4 năm 2008 Đối chiếu đơn đặt hàng với hóa đơn bán hàng và Sổ đơn đặt hàng. Thảo luận với Giám đốc Marketing và Tổng giám đốc về việc xem xét với mỗi nghiệp vụ bán hàng và việc phê chuẩn đối với các nghiệp vụ bán hàng chịu. Xem xét dấu hiệu của việc phê chuẩn của Ban giám đốc trên hóa đơn và trên Sổ đơn đặt hàng. Hóa đơn số 1: Số hóa đơn: 013913 Đại lý: Doanh nghiệp tư nhân Văn Tám Ngày 17 tháng 7 năm 2008 Hóa đơn số 2: Số hóa đơn: 001129 Đại lý: Doanh nghiệp thương mại Hoàng Lê (tại Hà Nội) Ngày: 10 tháng 4 năm 2008 Qua thảo luận với trưởng phòng IT về việc truy cập vào dữ liệu liên quan đến giá đơn vị trong hệ thống. Kiểm tra xem liệu kiểm toán viên có thể thay đổi được giá ở trong đó hay không. Đối với nghiệp vụ doanh thu đối với đại lý đặt tại Huế: Kiểm tra một liên hóa đơn (cũng đóng vai trò như Phiếu vận chuyển hàng gửi từ kho Công ty) xem hóa đơn đó có được ký bởi đại diện của Đại lý và thủ kho của Công ty như là sự công nhận về việc chuyển giao rủi ro và lợi ích cho khách hàng. Đối với nghiệp vụ doanh thu đối với đại lý đặt tại Hà Nội: kiểm tra một liên hóa đơn gửi về từ kho xem hóa đơn có được ký bởi người vận chuyển và thủ kho của Công ty hay không như là việc công nhận rằng hàng đã được xuất ra khỏi công ty và kiểm tra Phiếu vận chuyển hàng xác nhận bởi khách hàng như là bằng chứng của việc chuyển giao rủi ro và lợi ích cho người mua. Phiếu vận chuyển hàng: Tên đại lý: Doanh nghiệp thương mại Hoàng Lê Ngày 16 tháng 4 năm 2008 Kết quả: Trong cả 2 trường hợp, cả 2 đại lý đã nhận được hàng và ký nhận vào Phiếu vận chuyển hàng Công ty ghi nhận doanh thu cho Đại lý Hoàng Lê vào ngày 10 tháng 4 khi đại lý chính thức nhận được hàng Kết luận: Không có vấn đề gì phát sinh trong quá trình ghi nhận doanh thu tại Công ty. 2.2.2. Thực hiện các thủ tục kiểm soát Đánh giá hiệu quả việc áp dụng các thủ tục kiểm soát Khách hàng: Công ty B Niên độ kết thúc: 31/12/08 Thực hiện: Nguyen Thanh Kien 14/10/2008 Tham chiếu: Thủ tục kiểm soát: Hàng tháng đối chiếu giữa Sổ Cái và Giấy báo của ngân hàng Công việc thực hiện: - Đánh giá rủi ro thủ tục kiểm soát không đạt được mục tiêu kiểm soát - Kiểm tra bảng đối chiếu tài khoản ngân hàng của 2 tháng và đối chiếu với Sổ Cái tài khoản tiền gửi ngân hàng và Giấy báo của ngân hàng để kiểm tra liệu các số dư có khớp với nhau hay không và liệu có các khoản mục bất thường nào cần phải điều chỉnh Kết quả: 1. Bảng đối chiếu tài khoản ngân hàng của tháng 5 và tháng 8 được chuẩn bị đầy đủ và khớp với Giấy báo của ngân hàng và Sổ cái tài khoản ngân hàng 2. Bảng đối chiếu tài khoản ngân hàng đã được xem xét một cách đầy đủ bởi Giám đốc tài chính 3. Không có những khoản mục bất thường nào cần xử lý trên bảng đối chiếu tài khoản ngân hàng Kết luận: Hoạt động kiểm soát hoạt động một cách có hiệu quả như được thiết kế. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng các thủ tục kiểm soát Khách hàng: Công ty B Niên độ kết thúc: 31/12/08 Thực hiện: Hoàng Thu Giang 09/10/2008 Tham chiếu: Thủ tục kiểm soát: Đối chiếu giữa Báo cáo bán hàng với Sổ cái và Báo cáo sản phẩm hoàn thành Công việc thực hiện: - Kiểm tra tính thường xuyên của việc đối chiếu - Lựa chọn các sổ sách tương ứng của 2 tháng (tháng 4 và tháng 8) để tiến hành kiểm tra về các mặt: Sự khớp đúng của các số dư Liệu có các khoản mục bất thường chưa được đối chiếu và xử lý hay không? Liệu việc giải thích bản chất của các chênh lệch có hợp lý hay không? Kết quả: Chú ý rằng số lượng trên Báo cáo bán hàng được thu thập từ từng hóa đơn được phát hành sau khi đối chiếu với đơn đặt hàng tương ứng nếu có. Do vậy, báo cáo bán hàng được chuẩn bị một cách độc lập với Sổ cái. Số lượng hàng bán trên báo cáo sản phẩm hoàn thành được cập nhật bởi thủ kho chịu trách nhiệm về sản phẩm hoàn thành dựa vào Phiếu vận chuyển hàng. Kế toán phụ trách khoản mục doanh thu có trách nhiệm đối chiếu và xử lý các chênh lệch giữa báo cáo bán hàng và báo cáo sản phẩm hoàn thành vào cuối tháng. Kế toán trưởng có trách nhiệm đối chiếu và xử lý các chênh lệch về số tiền giữa báo cáo bán hàng và Sổ cái. Qua phỏng vấn khách hàng, chúng tôi đánh giá rằng các kế toán viên có đầy đủ kiến thức để thực hiện công việc, nhận biết được rủi ro, và xử lý các vấn đề nảy sinh. Chúng tôi thực hiện lại công việc đối chiếu của tháng 4 và tháng 8, không có các chênh lệch nào cần đối chiếu và xử lý. Kết luận: Hoạt động kiểm soát hoạt động một cách có hiệu quả như được thiết kế. 2.2.3. Đánh giá rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu ở công ty B Cơ sở đánh giá Mức rủi ro Rủi ro tiềm tàng Trọng yếu Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp Rủi ro kiểm soát Hiệu quả Được thiết kế hiệu quả nhưng không có các thủ tục kiểm tra về tính hiệu quả của quá trình thực hiện các thủ tục kiểm soát Không hiệu quả 3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 3.1. Thực hiện các thủ tục cơ bản trong kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền ở Công ty A 3.1.1. Thực hiện các thủ tục phân tích xu hướng đối với khoản mục doanh thu ở Công ty A Trên cơ sở số liệu năm 2007 và năm 2008, kiểm toán viên tiến hành thủ tục phân tích doanh thu như sau: Bảng 08: Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu ở Công ty A Mô tả Số chưa điều chỉnh Điều chỉnh Số đã điều chỉnh Số kiểm toán tại 31.12.07 Chênh lệch 2008 với 2007 Nợ/(Có) VND'000 % GL Văn phòng 7,559,889 7,559,889 6,680,380 879,509 13% Khách sạn 44,844,739 44,844,739 33,847,040 10,997,699 32% - Phòng 25,823,045 25,823,045 17,595,555 8,227,490 47% - Ăn uống 17,032,651 17,032,651 14,237,260 2,795,391 20% - Các khoản khác 1,989,043 1,989,043 2,014,225 (25,182) -1% Tổng 52,404,628 - 52,404,628 40,527,420 11,877,208 29% Đối với hoạt động cho thuê văn phòng Sự tăng nhẹ của doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng năm 2008 là do ảnh hưởng bởi sự tăng lên của số lượng khách thuê. Cụ thể, số lượng khách thuê trung bình năm 2007 là 13.1 trong khi số lượng năm 2008 là 16.64. Một phần nguyên nhân khác cũng là do sự thay đổi về thời gian thuê của các khách hàng. Đối với hoạt động khách sạn Doanh thu hoạt động khách sạn năm 2008 có mức tăng trưởng quan trọng nhờ vào các yếu tố sau: Tỷ lệ phòng được thuê năm 2008 đạt ở mức 62.88% tăng nhẹ so với mức 58.42% của năm 2007. Đó là do kết quả của chiến dịch quảng cáo của các năm trước, đặc biệt là chiến dịch quảng cáo được thực hiện ở nước ngoài. Giá thuê phòng tăng 37% so với năm 2007. Lý do chủ yếu của sự tăng lên này đó là do tỷ lệ lạm phát cao và sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng trong năm làm cho các khách sạn phải tăng giá phòng để đảm bảo mức sinh lợi. Qua thảo luận với Tổng giám đốc và Trưởng phòng Marketing, công ty đã tăng giá phòng cho tất cả các danh mục khách hàng, cụ thể là đối với khách trọ thời gian dài từ 22 USD/đêm lên 50 USD/đêm, đối với khách quốc tế từ 45 lên 85 USD/đêm. Sự thay đổi của tỷ lệ khách hàng là các doanh nghiệp từ 38% lên đến 50%. Đây là một yếu tố quan trọng vì khách hàng là các doanh nghiệp thường yêu cầu các dịch vụ có chất lượng và sẵn sàng trả với mức giá cao. Bên cạnh những nhân tố chủ quan còn có nhiều nguyên nhân khách quan khác như sau: Nhờ vào sự phát triển của các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng, số lượng người nước ngoài đến sống và làm việc tại Hải Phòng ngày càng tăng lên. Kết quả là, số lượng khách đến thuê phòng tại khách sạn tăng lên và chủ yếu là với thời gian dài. Trong các năm gần đây, sự hoàn thành và đưa vào sử dụng của Sân bay Cát Bi và việc đưa vào hoạt động của các Trung tâm thương mại như Parkson, Metro, Big C... và sự đổi mới của những khu du lịch như là Đồ Sơn, Cát Bà đã làm cho Hải Phòng trở thành thành phố nhộn nhịp hơn thu hút các khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là từ Châu Âu và Nhật Bản. Là một trong những khách sạn sang trọng nhất với quang cảnh đẹp và vị trí thuận lợi, Khách sạn của công ty đã trở thành lựa chọn tốt nhất của khách du lịch. Trong năm 2008, Khách sạn đã tiến hành nhiều chiến dịch Marketing và khuyến mại như là đồ uống miễn phí, Tuần món ăn Châu Âu/ Châu Á... Những điều này cũng đã dẫn đến sự tăng lên của số lượng khách. Thêm vào đó, Khách sạn cũng chú tâm vào việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên (bán hàng và phục vụ), cắt giảm chi phí và thiết lập ngân sách hoạt động. Những điều này đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Khách sạn. 3.1.2. Kiểm tra tính hợp lý của hoạt động cho thuê văn phòng Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra các hợp đồng và căn cứ vào đó để ước tính doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng của công ty A, kết quả như sau: Doanh thu = Diện tích phòng cho thuê* số tiền thuê 1 tháng/m2 *số tháng thuê Bảng 09: Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng của Công ty A STT Người thuê Diện tích (m2) Số tiền thuê/m2 (đã loại trừ VAT) Tiền thuê hàng tháng Thời gian thuê (tháng) Doanh thu ước tính a b c d=a x b x c 1 Prudential 822.5 13.50 11,104 3 33,311 822.5 15.81 12,338 9 117,063 2 Mol. Logistic 67 15.00 1,005 10 10,050 67 15.00 1,005 10 ngày 335 3 ILA Vietnam 77 15.00 1,155 12 13,860 4 O.O.C.L 87 16.00 1,392 12 16,704 5 Sankyu Logistic 45 16.00 720 2 1,440 87 16.00 1,392 10 13,920 6 DNV 318 18.00 5,724 3 17,172 7 Dinh Vu 176 16.5 2,904 12 34,848 152 12.00 1,824 12 21,888 8 Class NK 176 15.00 2,640 2 5,280 176 16.00 2,816 7 19,712 176 16.00 2,816 12 ngày 1,126 9 Phoenix 154 15.00 2,310 9 20,790 330 16.75 5,528 3 16,583 10 TTS 42 16.00 672 9 6,048 77 16.00 1,232 3 3,696 11 Mitsui OSK Lines 146 15.00 2,190 12 26,280 12 Zamil steel 121 15.00 1,815 12 21,780 13 Kanematsu 67 15.00 1,005 12 12,060 14 NYK 79 15.00 1,185 10 11,850 79 15.00 1,185 14 ngày 553 15 BHP 37 15.00 555 2 1,110 37 16.00 592 10 5,920 16 Toyota 42 23.00 966 3 2,898 17 Dong IL 37 16.00 592 9 5,328 37 17.00 629 3 1,887 18 Thuy Duong 152 16.00 2,432 8 19,456 152 16.00 2,432 12 days 973 461 461 19 Lloyd'd R.Asia 42 18.00 756 6 4,536 Doanh thu theo ước tính của KPMG (USD): 468,917 Doanh thu theo ước tính của KPMG (VND’000): 7,549,571 Doanh thu ghi nhận bởi khách hàng (VND’000): 7,559,889 Chênh lệch (nghìn đồng): (10,318) => không đáng kể, bỏ qua 3.1.3. Kiểm tra tính hợp lý của hoạt động cho thuê phòng khách sạn Kiểm toán viên thảo luận với bộ phận phòng để có được thông tin về số phòng cho thuê và giá phòng trung bình của tháng, đồng thời xác nhận lại với phòng kinh doanh và tiếp thị về giá phòng. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên ước tính doanh thu từ dịch vụ cho thuê phòng của công ty A theo công thức: Doanh thu = Số lượng phòng có sẵn ´ Tỷ lệ thuê phòng ´ Giá phòng trung bình Kết quả như sau: Bảng 10: Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng khách sạn Tháng Số phòng Tỷ lệ đặt phòng Giá phòng trung bình (USD) Doanh thu ước tính (USD) (1) (2) (3) (4) = (1)*(2)*(3) Tháng 1 3,782 72.92% 42.41 116,954 Tháng 2 3,416 74.15% 45.10 114,246 Tháng 3 3,782 85.27% 48.23 155,557 Tháng 4 3,660 67.95% 49.61 123,388 Tháng 5 3,782 63.51% 55.58 133,498 Tháng 6 3,660 51.15% 59.27 110,950 Tháng 7 3,782 55.31% 60.88 127,352 Tháng 8 3,782 53.99% 60.97 124,497 Tháng 9 3,660 56.39% 63.50 131,068 Tháng 10 3,782 62.90% 60.02 142,779 Tháng 11 3,660 72.02% 67.45 177,792 Tháng 12 3,782 52.41% 68.58 135,935  Cả năm 44,530 64% 56.80 1,594,015 Doanh thu theo ước tính của KPMG (nghìn đồng): 25,823,045 Doanh thu ghi chép trên sổ của khách hàng (nghìn đồng): 25,823,045 Chênh lệch: - 3.1.4. Phân tích biến động của doanh thu tháng và tỷ suất lãi gộp đối với dịch vụ cho thuê phòng khách sạn Bảng 11: Phân tích biến động của doanh thu và tỷ suất lãi gộp đối với dịch vụ cho thuê phòng khách sạn Tháng Doanh thu GVHB Lãi gộp Tỷ suất lãi gộp 2007 2007 2008 2008 2008 2007 Tháng 1 921,480 1,894,650 360,083 1,534,567 81% 75% Tháng 2 1,331,265 1,850,782 278,585 1,572,197 85% 82% Tháng 3 1,538,342 2,520,029 289,494 2,230,535 89% 81% Tháng 4 1,421,097 1,998,887 210,768 1,788,119 89% 83% Tháng 5 1,252,297 2,162,662 277,003 1,885,659 87% 81% Tháng 6 1,166,400 1,797,387 212,752 1,584,635 88% 78% Tháng 7 1,383,266 2,063,099 307,258 1,755,841 85% 86% Tháng 8 1,510,949 2,016,853 291,511 1,725,342 86% 84% Tháng 9 1,515,534 2,123,304 250,258 1,873,046 88% 85% Tháng 10 1,839,254 2,313,015 232,837 2,080,178 90% 85% Tháng 11 2,088,791 2,880,228 273,073 2,607,155 91% 88% Tháng 12 1,626,879 2,202,149 259,810 1,942,339 88% 84% Tổng 17,595,555 25,823,045 3,243,432 22,579,613 87% 83% Xu hướng biến động của doanh thu hàng tháng của năm cũng tương tự như các năm trước dựa vào đặc điểm mùa vụ của ngành kinh doanh khách sạn, trong đó, doanh thu giảm vào những tháng giữa năm và tăng cao vào những tháng cuối năm. Doanh thu trong tháng 1 và tháng 2 thấp do đây là dịp Tết Nguyên Đán, số lượng khách ít. Doanh thu tăng lên trong tháng 7 do lượng khách đi du lịch và nhiều hội thảo, hội nghị tổ chức trong dịp này. Đến tháng 12, doanh thu giảm xuống do lượng khách nước ngoài về nước đón Giáng sinh và năm mới. Trong năm 2008, sự tăng lên trong doanh thu chủ yếu là do sự tăng lên của giá phòng trung bình so với năm trước (37%). Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự tăng lên của tỷ lệ đặt phòng (7%). 3.1.5. Thực hiện thủ tục phân tích doanh thu đối với dịch vụ ăn uống (F&B) Bảng 12: Thủ tục phân tích doanh thu đối với dịch vụ ăn uống (F&B) Tháng Doanh thu phòng 2008 Doanh thu F&B 2008 Giá vốn F&B 2008 Lãi gộp 2008 Tỷ suất lãi gộp 2008 2007 Tháng 1 1,894,650 1,834,148 1,026,501 807,647 44% 46% Tháng 2 1,850,782 1,358,638 701,174 657,464 48% 49% Tháng 3 2,520,029 2,175,192 1,140,721 1,034,471 48% 52% Tháng 4 1,998,887 1,939,357 932,012 1,007,345 52% 42% Tháng 5 2,162,662 1,047,280 557,616 489,664 47% 45% Tháng 6 1,797,387 852,780 477,586 375,194 44% 41% Tháng 7 2,063,099 1,108,533 535,332 573,201 52% 41% Tháng 8 2,016,853 1,055,250 548,841 506,409 48% 47% Tháng 9 2,123,304 1,303,553 574,930 728,623 56% 43% Tháng 10 2,313,015 1,419,175 686,630 732,545 52% 44% Tháng 11 2,880,228 1,706,373 802,819 903,554 53% 52% Tháng 12 2,202,149 1,232,372 648,908 583,464 47% 45% Total 25,823,045 17,032,651 8,633,070 8,399,581 49% 45% Doanh thu từ dịch vụ ăn uống biến động theo xu hướng tăng lên của doanh thu phòng. Điều này dẫn đến sự tăng nhẹ của tỷ suất lãi gộp do sự ổn định của Giá vốn F&B. 3.1.6. Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu từ dịch vụ khác Bảng 13: Thủ tục phân tích đối với doanh thu từ dịch vụ khác Doanh thu dịch vụ khác 2008 2007 Chênh lệch VND'000 % Điện thoại 125,242 379,534 (254,292) -67% Giặt là 746,563 615,552 131,011 21% Massage 186,532 313,967 (130,787) -42% Hướng dẫn du lịch 322,208 237,786 84,422 36% Quà lưu niệm 183,180 176,430 6,750 4% Khác 425,318 290,955 134,363 46% TỔNG 1,989,043 2,014,224 (25,181) -1% Giá vốn 803,928 827,103 (23,175) -3% Lãi gộp 1,185,115 1,187,121 (2,006) -0.17% Tỷ suất lãi gộp 60% 59% Nguyên nhân sự tăng lên trong doanh thu của dịch vụ giặt là và hướng dẫn du lịch là do sự tăng lên của tỷ lệ đặt phòng. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ massage giảm mạnh so với năm trước. Lý do là do năm trước dịch vụ này mang lại tỷ suất lãi gộp âm, do vậy trong năm nay công ty đã tính giá cao hơn cho dịch vụ này để tránh lỗ, tuy nhiên do giá cao như vậy đã làm cho nhu cầu dịch vụ này giảm mạnh làm cho doanh thu cũng bị giảm mạnh tương ứng. Giá vốn giảm nhẹ so với năm trước 3% do sự giảm đi của các doanh thu các dịch vụ như điện thoại, massage... Tuy nhiên, tỷ suất lãi gộp năm nay tăng nhẹ so với năm trước do sự tăng lên trong doanh thu trong khi chi phí lương cho các dịch vụ này luôn ổn định, không biến động mạnh so với năm trước. 3.1.7. Thực hiện kiểm tra chứng từ với các nghiệp vụ bán hàng Kiểm toán viên sử dụng phần mềm chọn mẫu được thiết kế và sử dụng thống nhất trong các cuộc kiểm toán do công ty TNHH KPMG thực hiện. Trên cơ sở sổ nhật ký bán hàng của công ty A, kiểm toán viên lựa chọn được các mẫu để tiến hành kiểm tra chứng từ. Các chứng từ thông thường bao gồm hoá đơn và bản đăng ký của khách hàng. Qua kiểm tra, kiểm toán viên không nhận thấy trường hợp sai lệch nào. 3.1.8. Thực hiện phân tích khoản phải thu của khách hàng Bảng 14: Thủ tục phân tích khoản phải thu của khách hàng Mô tả Số chưa điều chỉnh Điều chỉnh Số đã điều chỉnh Số kiểm toán Chênh lệch 2008 2007 ± % Văn phòng 711,377 711,377 737,098 (25,721) -3% Khách sạn Công ty 1,435,883 373,162 1,809,045 2,542,089 (733,044) -29% Khách lẻ 133,875 18,564 152,439 275,547 (123,108) -45% Thanh toán bằng thẻ 41,629 5,772 47,401 52,314 (4,913) -9% Tổng 2,322,764 397,498 2,720,262 3,607,048 (886,786) -24,58% Các khoản phải thu khách hàng trong năm 2008 đều giảm đi so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã có chính sách thu hồi nợ tốt hơn so với năm trước. 3.1.9. Thực hiện thủ tục phân tích đối với các khoản phải thu từ hoạt động cho thuê văn phòng Số dư khoản phải thu từ hoạt động cho thuê văn phòng thể hiện các khoản thuê phòng của các khách hàng là các doanh nghiệp. Các khách hàng được lập hóa đơn sau một tháng Thời hạn tín dụng được áp dụng là 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. Dựa vào kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước, các khoản nợ thường được thu hồi trong vòng 30 ngày. Giả sử rằng doanh thu được tạo ra vào cuối năm. Khi đó, mô hình mối quan hệ giữa khoản phải thu và doanh thu như sau: Phải thu khách hàng =Doanh thu năm 2008 loại trừ thuế giá trị gia tăng. Dựa vào hiểu biết về tình hình hoạt động tài chính trong năm, tỷ lệ đặt phòng trung bình hàng tháng và doanh thu tăng lên so với năm trước, chúng tôi đoán rằng số dư tài khoản phải thu từ hoạt động cho thuê văn phòng cũng tăng lên so với năm trước. Do rủi ro phát sinh các sai phạm trọng yếu được xác định ở mức thấp, do vậy chúng tôi đặt 5% là ngưỡng cao nhất của sự chênh lệch có thể chấp nhận. Dựa vào số liệu của khách hàng, ta có thể tính toán như sau: Số dự đoán tài khoản phải thu từ hoạt động cho thuê văn phòng = doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng: 706,03 Số được ghi sổ: 711,377 Chênh lệch: (5,374) % chênh lệch: -0.8% =>chênh lệch nhỏ, chấp nhận 3.1.10. Kiểm tra báo cáo tuổi nợ khoản phải thu từ hoạt động khách sạn Kiểm toán viên tiến hành rà soát báo cáo tuổi nợ để nhận biết những tài khoản quá hạn có số tiền lớn. Sau đó, thảo luận với Giám đốc tài chính và kế toán trưởng về tình hình thanh toán của các khách hàng nợ trong quá khứ, hành động của ban lãnh đạo Công ty và khả năng thu hồi các khoản nợ. Tiến hành soát xét các khoản thu sau năm tài chính và kiểm tra tới các chứng từ hỗ trợ. Qua thực hiện, kiểm toán viên thu được kết quả sau: Hầu hết các khoản nợ quá hạn là từ 0-90 ngày (chiếm 40% tổng số dư các khoản nợ) trong khi đó số lượng còn lại là chưa đến hạn. Chính sách tín dụng được áp dụng một cách chặt chẽ trong năm. Các khoản quá hạn hơn 30 ngày có số tiền lớn là Asian Trails, Saga Holiday và Best tour- Belgium. Đây là các đại lý có quan hệ lâu năm với công ty. Qua thảo luận với kiểm soát viên tài chính, thời hạn tín dụng 60 ngày được chấp nhận đối với các đại lý này. Kết luận: Số dư tài khoản phải thu từ hoạt động khách sạn được báo cáo hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. 3.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty B 3.2.1. Thực hiện các thủ tục phân tích xu hướng đối với doanh thu Bảng 15: Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu ở Công ty B Đơn vị: VND’000 Diễn giải Số chưa điều chỉnh 2008 Điều chỉnh Số đã điều chỉnh 2008 Số kiểm toán 2007 Chênh lệch VND'k %  Bia 1,287,294,504 (1,873,606) 1,285,420,898 1,042,860,770 242,560,128 23% Mặt hàng khác 4,278,685 4,278,685 16,674,760 (12,396,075) -74% Tổng doanh thu 1,291,573,189 (1,873,606) 1,289,699,583 1,059,535,530 230,164,053 Thuế tiêu thụ đặc biệt 505,351,670 505,351,670 362,883,552 142,468,118 39% Hoa hồng 25,094,900 25,094,900 30,804,812 (5,709,912) -19% Hàng bán bị trả lại 1,873,606 (1,873,606) - - - - Các khoản giảm trừ doanh thu 532,320,176 (1,873,606) 530,446,570 393,688,364 136,758,206 0 Doanh thu thuần 759,253,013 759,253,013 665,847,166 93,405,847 Tổng doanh thu trong năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 (22%), lý do chủ yếu là trong năm 2008 Công ty có thêm một nhà máy sản xuất bia được đưa vào hoạt động. Do vậy, số lượng hàng được sản xuất và được bán đều tăng lên. Thêm vào đó, trong năm Công ty đã có một vài sự điều chỉnh làm tăng giá bán của các mặt hàng. Thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là trong tháng 7 năm 2008, việc bán hàng tại Cửa khẩu Lao Bảo là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi năm 2007 hoạt động này được miễn thuế. Hoa hồng cho các đại lý được tính dựa vào số lượng hàng bán trong nước (bao gồm cả VAT). Chúng ta có thể thấy rằng trong năm 2008, hoa hồng cho các đại lý giảm so với năm 2007, lý do là trong năm 2008 Công ty áp dụng tỷ lệ hoa hồng cho tất cả các đại lý là 2%, trong khi trong năm 2007 tỷ lệ này đối với các đại lý ở Huế là 3%, ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 5%. Về khoản hàng bán bị trả lại, đây là do lỗi của việc phát hành hóa đơn. Chúng tôi đề nghị đưa ra bút toán điều chỉnh như sau: Nợ TK Doanh thu : 1,873,606 Có TK Hàng bán bị trả lại: 1,873,606 3.2.2. Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu từ bia của Công ty B Bảng 16:. Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu bia Công ty B STT Tên sản phẩm Số lượng bán Giá đơn vị (không bao gồm VAT) Tổng doanh thu (không VAT) Thuế suất thuế TTĐB Doanh thu được loại trừ thuế TTĐB Thuế TTĐB Thùng VNĐ VND'000 A B C = (A * B)/1000 D F = A * 24 * 0.33 * 3.8 G = (C - F) / (1+ D)*D I Bia thông thường 1 Huda 0.355 (111) 280 170,000 47,600 75% 20,400 2 Huda 0.355 (115) 212,430 77,273 16,415,103 75% 7,035,044 3 Huda 0.355 (114) 43,160 81,818 3,531,273 75% 1,513,403 4 Carlsberg (305) 225 174,545 39,273 0% - 5 Carlsberg (306) 195 196,364 38,291 0% - 6 Carlsberg (300) 8,732 232,727 2,032,175 0% - 7 Hue beer 0.355 (140) 16,455 135,455 2,228,905 75% 955,245 8 Hue beer 0.355 (141) 71 130,793 9,286 75% 3,980 9 Hue beer 0.355(145) 270 86,000 23,220 75% 9,951 10 Festival 0.33 (117) 14 98,182 1,375 75% 589 11 Festival 0.33 (119) 680,759 118,230 80,486,093 75% 34,494,040 12 Bia tươi( Fresh beer ) 10,054 11,000 110,594 40% 31,598 13 Bia hơi (210) 284,004 10,000 2,840,040 40% 811,440 14 Huda 0,450 (173) 2,747,432 83,636 229,785,211 75% 98,479,376 15 Huda 0,450 (177) 2,917,278 88,181 257,248,469 75% 110,249,344 16 Huda 0,450 (175) 191,777 83,636 16,039,501 75% 6,874,072 17 Huda 0,450 (257) PHU BAÌ 1,515,232 83,636 126,728,489 75% 54,312,209 18 Huda 0,450 (259) PHU BAÌ 4,014,812 88,181 354,030,137 75% 151,727,202 III Bia lon 19 Huda can ( 124 )-24 82,081 131,818 10,819,753 75% 2,470,310 3,578,333 20 Huda can ( 124 )-24 627,409 145,455 91,259,776 75% 18,882,501 31,018,832 21 Huda can ( 129 )-NT 42,992 131,818 5,667,129 0% - 22 Huda can ( 120 )-24 13,139 125,455 1,648,347 75% 395,431 536,964 23 Huda can ( 123 ) - NT 25,047 125,455 3,142,259 0% - 24 Huda can (125) 18,675 63,636 1,188,402 75% 281,021 388,878 25 Huda can (125) 184,475 74,545 13,751,689 75% 2,775,980 4,703,875 26 Huda can (128) 29,357 66,364 1,948,237 75% 441,764 645,631 III Bán hàng tại cửa khẩu 27 Huda can Export (LB) (130) 108,150 135,000 14,600,250 0% - 28 Huda can Export (LB) (131) 9,200 68,500 630,200 0% - 29 Huda 0,450 (170) XK LB 195,201 80,000 15,616,084 0% - 30 Huda 0,450 (170 * 172) XK (82)-LB 5,840 82,000 478,880 0% - 31 Huda 0,450 (174) XK (86)-LB 123,860 86,000 10,651,960 0% - 32 Huda 0,450 (176) XK (91)-LB 11,650 91,000 1,060,150 0% - 33 Huda 0,450 (256) PB - LAO BAO 4,300 86,000 369,800 0% - IV Bán hàng xuất khẩu 34 Huda 0.355 (110) Export 1,000 172,250 172,250 0% - 35 Hue beer 0.355 (141) Export 7,475 170,000 1,270,750 0% - 36 Huda can Export 235,000 80,000 18,800,000 0% - Tổng 1,284,710,950 507,390,406 Ghi nhận bởi khách hàng 1,285,420,898 505,351,670 Chênh lệch (709,948) 2,038,736 % Chênh lệch -0.06% 0.4% Việc bán hàng xuất khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế giá trị gia tăng (VAT) ở mức 0%. Bán hàng ở Cửa khẩu Lao Bảo từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2008 được quy định là bán hàng xuất khẩu, với mức thuế TTĐB và VAT phải chịu là 0%. Sau ngày 10 tháng 7 năm 2008, bia bán tại Cửa khẩu Lao Bảo được quy định không coi là bán hàng xuất khẩu nữa và chịu mức thuế TTĐB ở mức 10%. Đối với các mặt hàng bia lon, doanh thu chịu thuế được loại trừ 3,800 VNĐ/lít trước khi tính thuế TTĐB. Do vậy, doanh thu được loại trừ thuế TTĐB được tính như sau: Doanh thu được loại trừ thuế TTĐB = Số thùng*Số lon/1 thùng*0.33 lít/1 lon*3,800 VNĐ. Mức chênh lệch của doanh thu và thuế TTĐB ghi nhận bởi khách hàng và doanh thu ước tính bởi KPMG là không lớn => bỏ qua. 3.2.3. Kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu ở Công ty B Công ty sử dụng hóa đơn kèm theo phiếu xuất kho trong nghiệp vụ bán hàng. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi hàng hóa được xuất ra khỏi kho của Công ty. Các hóa đơn được ký bởi thủ kho và người nhận hàng (thường là đại diện của Đại lý) và được đánh số sẵn. Do vậy, có thể dựa vào hóa đơn để thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu ở Công ty B. Lựa chọn 10 hóa đơn trước và sau ngày kết thúc năm tài chính để thực hiện thủ tục kiểm tra. Bảng 17: Kết quả thực hiện việc kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu STT Số hóa đơn Ngày Khách hàng Sản phẩm Số lượng Ghi chép bởi thủ kho Ghi vào sổ năm 1 AH08|036096 31/12/2008 Vu Ngoc Quy 11,750,000 * 2008 2 AH08|036097 31/12/2008 DNTN Hoang Le 175,550,000 * 2008 3 AH08|036098 31/12/2008 DNTN Van Son 45,177,500 * 2008 4 AH08|036099 31/12/2008 DNTN Van Tam 29,035,000 * 2008 5 AH08|036100 31/12/2008 Le Thi Hoang Thu 64,895,000 * 2008 6 AH08|036101 31/12/2008 Le Thi Hoang Thu - * 2008 7 AH08|036102 31/12/2008 DNTN Hoang Lan 39,360,000 * 2008 8 AH08|036103 31/12/2008 DNTN TM Cam Van 122,150,000 * 2008 9 AH08|036104 31/12/2008 HARPAN International 147,000 * 2008 10 AH08|036105 31/12/2008 DNTN TM Cam Van 122,150,000 * 2008 11 036106 02/01/2009 CT Giai Phap CNVT Huda btl 11,970,000 X 12 036107 02/01/2009 DNTN Te Loi Huda btl& Fes 61,239,000 X 13 036108 02/01/2009 DNTN Huong Ly Huda btl& Fes 13,546,000 X 14 036109 02/01/2009 DNTN Tuan Duc Huda btl& Fes 22,407,000 X 15 036110 02/01/2009 DNTN Tuan Duc Huda btl& Fes 30,170,000 X 16 036111 02/01/2009 DNTN Tuan Duc Huda btl& Fes 22,407,000 X 17 036112 02/01/2009 Cty TNHH San Hien Huda 45cl 19,400,000 X 18 036113 02/01/2009 DNTN Huyen Anh Huda chai 45cl 38,800,000 X 19 036114 02/01/2009 DNTN Huong Mai Huda chai 45cl 8,633,000 X 20 036115 02/01/2009 DNTN Huong Mai Fest.Btl 33 cl 6,500,000 X Chú thích: “*”: Khách hàng nhận được và ký vào hóa đơn tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 “X”: Công ty chưa ghi chép những hóa đơn này cho đến ngày kiểm toán cuối năm. Kết luận: Doanh thu được ghi nhận đúng kỳ 3.2.4. Kiểm tra tính hợp lý của tài khoản giảm giá hàng bán Trong năm 2008, Công ty đã đưa ra chính sách hoa hồng áp dụng chung cho tất cả các đại lý trong nước, đó là mỗi đại lý sẽ được hưởng mức hoa hồng bằng 2% tổng giá trị hàng đại lý đó mua, sau khi đã khấu trừ phần thuế giá trị gia tăng. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nhận thấy rằng, tổng doanh thu đã loại trừ thuế giá trị gia tăng (đã được kiểm toán) của Công ty là 1,284,710,950 (nghìn đồng), trong đó phần doanh thu hàng bán ra nước ngoài là 20,243,000 (nghìn đồng). Do doanh thu hàng bán ra nước ngoài không thuộc đối tượng phải trả hoa hồng, do vậy phần này phải được loại trừ khi kiểm toán viên tính toán ra mức hoa hồng hợp lý mà Công ty phải trả. Bảng 18: Thủ tục kiểm tra tính hợp lý của tài khoản giảm giá hàng bán Đơn vị: Nghìn đồng 1. Tổng doanh thu đã loại trừ thuế (đã được kiểm toán) 1,284,710,950 2. Doanh thu bán hàng ra nước ngoài 20,243,000 3. Phần doanh thu phải trả hoa hồng (3=1-2) 1,264,467,950 4. Hoa hồng (2%) tính bởi KPMG (4=3*2%) 25,289,359 5. Trên Sổ Cái khách hàng 25,094,900 6. Chênh lệch (6=4-5) 194,459 7. % chênh lệch (7=(6/5)*100%) 0.77% % chênh lệch ở mức 0,77% là không trọng yếu => bỏ qua Kết luận: Tài khoản giảm giá hàng bán được trình bày một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. 3.2.5. Thực hiện thủ tục phân tích đối với tài khoản phải thu của Công ty B Bảng 19: Thủ tục phân tích đối với tài khoản phải thu khách hàng Khoản mục Số chưa điều chỉnh 31/12/2008 Điều chỉnh Số đã điều chỉnh 31/12/2008 Số kiểm toán 31/12/2007 Chênh lệch +/- % Phải thu khách hàng 8,377,418 - 8,377,418 7,495,791 881,627 12% Người mua ứng trước 1,315,297 - 1,315,297 7,527,133 -6,211,836 -83% Dự phòng phải thu khó đòi 1,908,036 - 1,908,036 1,908,036 - 0% Số dư tài khoản phải thu khách hàng không lớn và không biến động nhiều so với năm 2007 chủ yếu là do doanh nghiệp áp dụng chính sách hạn chế bán chịu (khoảng 5% tổng doanh thu). Số lượng các đại lý được hưởng chính sách bán chịu cũng không nhiều và không biến động nhiều so với năm trước. Kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận đến các khách hàng xác nhận về số dư tài khoản phải thu khách hàng. Những khoản được gửi thư xác nhận là những tài khoản trọng yếu, với tổng số tiền là 4,281,736 (nghìn đồng), chiếm 51.11% tổng số dư tài khoản phải thu khách hàng. Bảng 20: Kết quả gửi thư xác nhận cho khách hàng Mô tả Số dư tại ngày 31/12/2006 (USD) Chênh lệch Theo sổ sách Theo xác nhận Thai Quang Nguyen Vinh 262,835 262,835 - Pham Thi Toan 317,570 317,570 - Le Thi Hoa 353,431 353,431 - Hong Phuong 251,903 251,903 - Phuong Thao 344,241 344,241 - Thanh Trang 1,221,678 1,221,678 - Thach Ha 495,661 495,661 - San Hien 423,596 423,596 - Hoang Le 610,821 610,821 - Kiểm toán viên kết luận, số dư các khoản phải thu của công ty B được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. 4. Kết thúc kiểm toán 4.1. Quy trình kết thúc kiểm toán trong kiểm toán phần hành bán hàng - thu tiền ở Công ty A Sau khi hoàn thành các thử nghiệm cần thiết, kiểm toán viên đi đến kết luận, khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng được trình bày trên báo cáo tài chính của công ty A là trung thực, hợp lý, thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đã đề ra trên các khía cạnh trọng yếu. Đồng thời, rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu vẫn giữ nguyên ở mức trung bình như lúc đầu. Kiểm toán viên kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán phần hành bán hàng – thu tiền của công ty A tại đây. Sau khi kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán cho các phần hành, kiểm toán viên lập thư quản lý và báo cáo kiểm toán. Dựa trên theo dõi của kiểm toán viên, không có sự kiện nào sau ngày kết thúc niên độ và sau ngày kết thúc kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu tới khoản mục doanh thu cũng như khoản phải thu khách hàng được trình bày trên báo cáo tài chính hay làm thay đổi ý kiến kiểm toán. 4.2. Quy trình kết thúc kiểm toán trong kiểm toán phần hành bán hàng – thu tiền tại công ty B Cũng như tiến hành đối với công ty A, sau khi hoàn thành các công việc kiểm tra, kiểm toán viên đi đến kết luận các mục tiêu đầy đủ, hiện hữu, chính xác và việc trình bày các khoản mục doanh thu, khoản phải thu trên báo cáo tài chính của công ty B được thỏa mãn trên các khía cạnh trọng yếu. Đồng thời, đánh giá về rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu vẫn giữ nguyên ở mức trung bình như lúc đầu. Khi kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán cho các phần hành, kiểm toán viên lập thư quản lý và báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên không nhận thấy sự kiện nào sau ngày kết thúc niên độ cũng như sau ngày kết thúc kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu tới việc trình bày khoản mục doanh thu và khoản phải thu trên báo cáo tài chính của công ty B cũng như làm thay đổi ý kiến kiểm toán. PHẦN III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 3.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền do công ty TNHH KPMG thực hiện 3.1.1. Về ưu điểm 3.1.1.1. Về công tác lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là một bước công việc rất quan trọng quyết định hiệu quả của cuộc kiểm toán. Bất cứ một cuộc kiểm toán nào do KPMG thực hiện đều được lập kế hoạch một cách chi tiết và bám sát theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng về chuyên môn. Trong giai đoạn lập kế hoạch, hai bước công việc cơ bản là xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán được thực hiện một cách riêng biệt song vẫn đảm bảo được mối quan hệ mật thiết, bước này sử dụng kết quả của bước kia để tiết kiệm thời gian chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập những thông tin mới nhất về hoạt động kinh doanh, về mục tiêu, chiến lược hoạt động, đánh giá những ảnh hưởng của mục tiêu đó đến hoạt động của khách hàng kể cả những khách hàng thường xuyên đã có hồ sơ lưu trữ. Dựa trên những hiểu biết đó, kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán cho năm kiểm toán. Do vậy chương trình kiểm toán được vạch thay đổi qua từng năm, đảm bảo cập nhật và phù hợp với những thay đổi trong nội bộ công ty khách hàng cũng như những thay đổi khác bên ngoài. Một ưu điểm nữa là việc bố trí đội ngũ kiểm toán đã được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch đảm bảo sự ổn định cho cuộc kiểm toán. Đội ngũ kiểm toán được lựa chọn là những người có trình độ, năng lực và khả năng làm việc nhóm cao. Đoàn kiểm toán thường gồm 5-7 người tùy thuộc vào quy mô của công ty khách hàng, trong đó có một chủ nhiệm kiểm toán, một trưởng nhóm là kiểm toán viên chính đã có kinh nghiệm và 3-5 trợ lý kiểm toán. Đối với những khách hàng cũ thì thì trưởng nhóm kiểm toán năm nay thường đã tham gia vào các cuộc kiểm toán của các năm trước. Điều này không những đảm bảo nhóm kiểm toán đã có những hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng, thông thuộc về cơ cấu tổ chức và cách thức làm việc, nắm được rủi ro có thể xảy ra mà còn đảm bảo sự phát triển, kế thừa và đào tạo những kiểm toán viên mới do kiểm toán viên mới có thể học hỏi rất nhiều từ trưởng nhóm trong quá trình làm việc. Cụ thể trong cuộc kiểm toán công ty A được lấy ví dụ ở trên, trưởng nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán A trong các năm 2006, 2007. Điều này chứng tỏ tính khoa học trong việc thiết kế đội ngũ kiệm toán của KPMG. 3.1.1.2. Về công tác thực hiện kiểm toán Đối với những khách hàng thường xuyên, KPMG thường tiến hành hai cuộc kiểm toán là giữa năm và cuối năm. Công việc kiểm toán giữa năm chủ yếu là thực hiện thử nghiệm kiểm soát và một phần thử nghiệm cơ bản. Trong cuộc kiểm toán cuối năm, kiểm toán viên sẽ tiến hành cập nhật đối với các thủ tục kiểm soát được kiểm tra và chủ yếu tiến hành thử nghiệm cơ bản theo kế hoạch. Điều này đảm bảo cho công việc kiểm toán không bị chồng chất vào thời điểm cuối năm qua đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Công tác thực hiện kiểm toán được chia theo chu trình do một kiểm toán viên đảm nhận. Điều này là hợp lý bởi các khoản mục luôn có mối quan hệ với nhau. Ngoài ra trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên thường xuyên trao đổi thông tin, đối chiếu với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để công việc kiểm toán được hoàn thành đúng thời gian. Việc áp dụng các kỹ thuật thu thập chứng từ là hết sức linh hoạt. Mặc dù các bước công việc cần thực hiện đã được lập từ trước, kiểm toán viên chỉ cần thực hiện tuân theo đúng các bước đã lập, tuy nhiên trong quá trình kiểm toán, căn cứ vào đặc điểm cụ thể của phần hành, kiểm toán viên có thể thực hiện thêm hoặc bỏ bớt những thủ tục không cần thiết. Trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên luôn giữ thái độ thận trọng cao nhằm phát hiện những rủi ro nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. 3.1.1.3. Về công tác kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, việc nghiêm túc thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng (thực hiện soát xét hồ sơ kiểm toán từ trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là chủ phần hùn) đã giúp cho Báo cáo kiểm toán ban hành luôn đảm bảo tuân thủ theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Thư quản lý phát hành cũng luôn cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng trong việc cải thiện hệ thống. Thông thường công việc kiểm toán kết thúc khi kiểm toán viên lập xong bảo cáo kiểm toán. Tuy nhiên khi có vấn đề phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh hay sửa đổi lại báo cáo tài chính của khách hàng thì kiểm toán viên vẫn có trách nhiệm xem xét lại từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Tóm lại, các bước quy trình và các giai đoạn tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của KPMG thể hiện tính khoa học cao, tuân thủ và cập nhật các phương pháp hiện đại của KPMG toàn cầu. 3.1.1.4. Về tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán Để làm cơ sở cho ý kiến của mình, kiểm toán viên phải thu thập những bằng chứng hợp lý và thể hiện nó trong giấy tờ làm việc của mình. Tại KPMG, mẫu giấy tờ làm việc được thiết kế thông nhất đảm bảo tính thuận tiện trong việc rà soát, kiểm tra. Giấy tờ làm việc đối với mỗi phần hành kiểm toán được đánh ký hiệu chữ cái in hoa khác nhau và số thứ tự của giấy tờ làm việc đó. Giữa các giấy tờ làm việc có sự liên quan chặt chẽ với nhau và kiểm toán viên phải dùng ký hiệu để thể hiện sự liên quan đó. 3.1.2. Về nhược điểm 3.1.2.1. Về phương pháp kiểm toán Trên thực tế, tồn tại một số điểm không tương thích giữa phương pháp kiểm toán của KPMG với thực tế ở Việt Nam. Với sự hình thành và phát triển hơn 100 năm nay, các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán của KPMG đã có bước phát triển dài. Quy trình kiểm toán được tổ chức một cách khoa học và có tính logic cao và thích hợp với các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với một nước hệ thống tài chính kế toán còn nhiều bất cập như nước ta, việc áp dụng phương pháp kiểm toán như trên vào trong quá trình kiểm toán dễ nảy sinh nhiều điểm không tương thích. 3.1.2.2.Về vấn đề phí kiểm toán Phí kiểm toán KPMG đặt ra còn tương đối cao tại thị trường Việt Nam. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong số lượng và loại hình khách hàng của công ty. Các khách hàng của KPMG phần lớn là những doanh nghiệp liên doanh 100% vốn nước ngoài hay những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực. 3.1.2.3. Về vấn đề xác định mục tiêu kiểm toán trong một chu trình Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên không xác định mục tiêu cụ thể cho từng thủ tục mà chỉ xác định mục tiêu kiểm toán chung cho cả chu trình. Chẳng hạn như trong chu trình bán hàng – thu tiền,, mục tiêu của chu trình được xác định là: Tìm kiếm đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đảm bảo rằng không có các sai phạm trọng yếu nào liên quan đến tính đầy đủ, tính có thật, tính chính xác và tính phân loại trình bày của các khoản mục doanh thu, phải thu khách hàng… Sự thiếu sót này khiến kiểm toán viên khó định hướng về loại bằng chứng cần thu thập khi thực hiện các thủ tục. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty TNHH KPMG Việt Nam. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền. Tại Việt Nam hiện nay có ngày càng nhiều các công ty kiểm toán mới xuất hiện, trong số đó có nhiều công ty là các công ty con của các hãng kiểm toán lớn của nước ngoài. Do vậy, các công ty kiểm toán hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam nói chung và công ty TNHH KPMG nói riêng cần phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán của mình để có thể tồn tại trong quá trình cạnh tranh. Thêm vào đó, sự dần hoàn thiện về hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán, tài chính cũng đòi hỏi các công ty kiểm toán phải dần thay đổi, cập nhật phương pháp kiểm toán của mình để đáp ứng được yêu cầu của luật pháp. Từ đặc điểm của chu trình bán hàng- thu tiền, ta có thể thấy đây là một chu trình giành được nhiều sự quan tâm của nhà quản lý và của kiểm toán viên. Lý do là chu trình bán hàng – thu tiền bao giờ cũng chiếm một phần lớn trong phần công việc mà kiểm toán viên phải thực hiện. Do vậy, thủ tục thực hiện, quy trình phải không ngừng được đổi mới để trở nên gọn nhẹ hơn trong khi đạt được hiệu quả cao hơn. Vì những lý do nêu trên, các công ty kiểm toán nói chung và công ty TNHH KPMG nói riêng cần phải vạch ra các chiến lược không ngừng đổi mới các thủ tục, thao tác, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung trong đó có kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một bộ phận quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất. 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. 3.2.2.1. Kiến nghị đối với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. 3.2.2.1.1. Về việc xác định mức độ trọng yếu Theo lý thuyết, thì mức độ trọng yếu phải được kiểm toán viên đánh giá cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tại KPMG, việc xác định mức độ trọng yếu được thực hiện dựa trên cơ sở là lợi nhuận trước thuế hoặc tổng tài sản tuỳ theo nhận định của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thông qua quá trình tìm hiểu ban đầu hay qua kinh nghiệm của các lần kiểm toán trước. Mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch được xác định có thể là 5% tổng lợi nhuận trước thuế, hoặc 0,5% đối với tổng tài sản hoặc tổng doanh thu. Ước lượng ban đầu này làm cơ sở để kiểm toán viên xác định các số dư cần phải được quan tâm kiểm tra. Các khoản có số dư nhỏ hơn sẽ được tập hợp trong phần các nhóm nghiệp vụ không trọng yếu để kiểm tra riêng. Sau đó, kiểm toán viên tính toán mức trọng yếu (ngưỡng sai sót trọng yếu) cho các sai phạm trên các khoản mục của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là khoảng 70% đến 80% ước lượng ban đầu. Và tuỳ theo nhận định của kiểm toán viên mà có những điều chỉnh về mức độ trọng yếu này. Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên xác định các bút toán điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính lại không được phân bổ cho các khoản mục dựa trên tính chất của các khoản mục mà được phân bổ đều. Điều này thường dẫn đến việc bỏ qua các khoản mục nhỏ. Đối với các khoản mục chứa đựng rủi ro cao cần thiết phải thực hiện kiểm toán chi tiết cho dù số tiền của các khoản mục này theo đánh giá chung là không trọng yếu. 3.2.2.1.2. Về việc thực hiện các thủ tục phân tích Trong khi thực hiện thủ tục phân tích, để có thể đem lại bằng chứng thuyết phục cao hơn, tìm ra được các điểm mấu chốt cho thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên cần kết hợp đồng thời nhiều thủ tục phân tích như phân tích ngang, phân tích dọc. Tuy nhiên, trong một cuộc kiểm toán do KPMG thực hiện, các kiểm toán viên thường chỉ tính toán mức biến động của khoản mục năm nay so với năm trước, số liệu này nhiều khi không mang lại hiệu quả phân tích và đánh giá. Công ty nên áp dụng và kết hợp một cách hợp lý các thủ tục phân tích trong những trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho cuộc kiểm toán. 3.2.2.1.3. Về xác định các mục tiêu của từng thủ tục kiểm toán được thiết kế Như đã trình bày trong phần hạn chế, KPMG không xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể cho từng thủ tục kiểm toán thiết kế mà xác định tất cả các mục tiêu liên quan đến toàn bộ chu trình, không chỉ đối với chu trình bán hàng – thu tiền mà còn trong tất cả các phận hành kiểm toán. Do đó, để giúp kiểm toán viên có định hướng tốt hơn cho việc thực hiện các thủ tục kiểm toán cũng như để đảm bảo các thủ tục kiểm toán đưa ra có cơ sở khoa học hợp lý, cần thiết phải chỉ rõ mục tiêu tương ứng với các thủ tục lựa chọn. 3.2.2.2. Kiến nghị đối với chu trình bán hàng – thu tiền 3.2.2.2.1. Về việc áp dụng thủ tục phân tích Tại KPMG, thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền chủ yếu là so sánh số dư của năm nay so với năm trước đối với doanh thu bán hàng trong năm, số dư tài khoản phải thu khách hàng mà chưa thực hiện phân tích ngang. Do vậy, để tăng cường hiệu quả khi vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, kiểm toán viên có thể sử dụng thêm thông tin khác như: kế hoạch của đơn vị khách hàng hay số liệu trung bình của ngành hoặc các công ty khác trong cùng ngành có cùng qui mô. Kiểm toán viên cũng nên gắn liền việc phân tích với phân tích xu hướng chung của ngành, hay của nền kinh tế nói chung. Việc sử dụng những thông tin phi tài chính như vị trí của khách hàng trên thị trường, những bất lợi từ phía chính sách của Nhà nước hoặc điều kiện chính trị…cũng có thể giúp kiểm toán viên kiểm tra được tính hợp lý của khoản mục phân tích. 3.2.2.2.2. Về việc mô tả hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ Ở KPMG để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên chủ yếu sử dụng bảng tường thuật nên đôi khi gây khó khăn cho việc xem xét, làm cho người quan tâm khó đưa ra được cái nhìn tổng quan về hệ thống do bảng này thường quá dài. Kiến nghị đặt ra là KPMG nên kết hợp với hình thức miêu tả khác như lưu đồ hoặc bảng câu hỏi (tùy vào từng điều kiện cụ thể) để đem lại hiệu quả cao hơn, dễ hiểu hơn, nhất là đối với một chu trình mà hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến nhiều phòng ban trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình khác như chu trình bán hàng – thu tiền. 3.2.2.2.3. Về việc xác định mục tiêu cụ thể cho từng thủ tục kiểm toán trong chu trình KPMG nên xác định mục tiêu kiểm toán cho từng thủ tục kiểm toán cụ thể được thiết kế cho chu trình bán hàng – thu tiền nhằm giúp kiểm toán viên định hướng được mục đích cần đạt tới khi thực hiện những thử nghiệm kiểm toán. KẾT LUẬN Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực hiện mục tiêu hoạt động của mình, KPMG Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp. KPMG ngày càng chứng tỏ mình là sự lựa chọn là đúng đắn của các doanh nghiệp cần sự minh bạch trong thông tin về tình hình tài chính – kế toán. Quá trình thực tập tại công ty TNHH KPMG đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu về hoạt động kiểm toán với những quy trình được thiết kế hợp lý của công ty TNHH KPMG, đặc biệt là công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. Thêm vào đó, thực tập tại công ty đem lại cho em cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, được tiếp cận với phương pháp làm việc nghiêm túc, khoa học. Đây là một yếu tố rất cần thiết cho sinh viên để có thể thành công trong sự nghiệp sau này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo: ThS. Bùi Minh Hải cũng như ban lãnh đạo và tập thể nhân viên phòng Kiểm toán công ty TNHH KPMG trong quá trình thực tập. Trong chuyên đề này, em có đưa ra một số đánh giá cũng như đề xuất nhằm cải thiện công tác kiểm toán phần hành bán hàng – thu tiền do công ty KPMG thực hiện nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức, những trình bày này chỉ mang tính gợi mở và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của cô giáo cùng các anh chị trong công ty để những đề xuất ấy trở nên có ý nghĩa thực tiễn hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Stt Tên tài liệu Tác giả 1 Lý thuyết kiểm toán - NXB Tài chính, 2001 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh 2 Kiểm toán tài chính - NXB Tài chính, 2001 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh 3 Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam NXB Tài chính Bộ Tài chính 4 Các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế NXB Thống kê, 2002 Hồng Thái 5 Auditing - An Intergrated Approach NXB Thống kê, 1995 Alvin A.Arens – Jame K.Loebbecke 6 Modern Auditing Boyton – Jonshon – Kell 7 Auditing and Asurance Gray 8 Hồ sơ kiểm toán KPMG Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21405.doc
Tài liệu liên quan