MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tổ chức tín dụng (TCTD) là các trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy việc đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy vậy, hoạt động của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro, trong thực tế hoạt động tín dụng của các TCTD Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn còn cao và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro, một trong những nguyên nhân chính là TCTD thiếu thông tin cần thiết về khách hàng vay, đặc biệt là thông tin xếp hạng doanh nghiệp. Do đó, việc có được những thông tin cần thiết về khách hàng vay có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD nói riêng và ngành Ngân hang nói chung.
Thông tin về xếp hạng doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của TCTD và các chủ thể kinh tế khác như: tạo thêm một kênh thông tin quan trọng cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong công tác hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ; một mặt giúp các TCTD lựa chọn những khách hàng tốt, có khả năng trả nợ, mặt khác thông qua định hạng khách hàng hiện có của mình để có những chính sách tín dụng hợp lý, như tăng dự phòng rủi ro hoặc tăng cường giám sát đối với những khoản vay có vấn đề; đồng thời, kết quả xếp hạng doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp nắm rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn hàng; của chính doanh nghiệp đó để có những phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư phù hợp. Vì thế, trên thế giới có nhiều cơ quan, tổ chức chuyên môn cung cấp thông tin về xếp hạng doanh nghiệp để phục vụ cho TCTD và các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Trung tâm Thông tin tín dụng (có tên tiếng Anh là Credit Information Centre - viết tắt là CIC) hoạt động với mục đích thu thập và cung cấp thông tin chuyên dùng phục vụ cho hệ thống ngân hàng và một số tổ chức kinh tế khác. Tính đến cuối năm 2007, kho dữ liệu CIC thu thập và lưu trữ thông tin của hơn 8,5 triệu khách hàng có quan hệ tín dụng với các TCTD, bao gồm khoảng 120.000 khách hàng là doanh nghiệp, từ đó đã tạo ra trên 30 sản phẩm thông tin tín dụng, trong đó có sản phẩm về xếp hạng doanh nghiệp để cung cấp cho các cơ quan Nhà nước; các TCTD và các tổ chức kinh tế khác khi có nhu cầu. Như vậy, sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp còn giúp cho danh mục sản phẩm cung cấp ra của CIC được phong phú và đa dạng nhằm hoàn thiện, uy tín hoạt động của CIC trong môi trường kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, việc xếp hạng doanh nghiệp là một nghiệp vụ mới, có thể nói CIC là một cơ quan đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và thực hiện nghiệp vụ này, do đó còn nhiều hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh của các TCTD và của các chủ thể kinh tế khác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được chọn, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp cũng như xếp hạng doanh nghiệp trên phương diện lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với CIC.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanh nghiệp của các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp trong nước và trên thế giới.
- Phân tích thực trạng về xếp hạng doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu thực tiễn chất lượng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC.
- Trên cơ sở nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC ở giai đoạn trước mắt (2008-2015).
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Xếp hạng doanh nghiệp là một lĩnh vực rất rộng, bao hàm nhiều chủ thể nghiên cứu và phạm vi đối tượng khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, đề tài này giới hạn:
- Đối tượng xếp hạng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam, không áp dụng đối với loại thành phần kinh tế là cá nhân.
- Chủ thể xếp hạng doanh nghiệp là Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2003 - 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức về cơ sở lý luận của việc xếp hạng doanh nghiệp đối với hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, tham khảo kinh nghiệm của các cơ quan thông tin tín dụng tại một số nước tiên tiến, kết hợp đánh giá thực trạng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tín dụng để đưa ra giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng trong hoạt động TTTD của CIC.
Luận văn kết hợp một số phương pháp trong nghiên cứu khoa học là:
- Phương pháp duy vật biện chứng;
- Phương pháp duy vật lịch sử;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp thống kê điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh và phối hợp dùng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ để minh hoạ.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.01- Các bước tiến hành xếp hạng doanh nghiệp 12
Sơ đồ 1.02 - Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng của Moody’s 32
Sơ đồ 1.03 - Qui trình phân tích, xếp hạng doanh nghiệp của NHTM 33
Bảng 2.02 – Bảng ngành kinh tế của CIC 49
Bảng 2.03 – Bảng các chỉ số tài chính áp dụng tại CIC 52
Bảng 3.01 – Bảng phân ngành kinh tế 77
Bảng 3.02- Bảng tính điểm các chỉ số tài chính 87
Bảng 3.03 – Bảng chấm điểm tiêu chí uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng 88
Bảng 3.04 – Bảng chấm điểm tiêu chí môi trường kinh doanh 89
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Tổng quan về xếp hạng doanh nghiệp đối với các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường 4
1.1.1. Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp 4
1.1.1.1. Xếp hạng doanh nghiệp 4
1.1.1.2. Mục tiêu của việc xếp hạng doanh nghiệp 5
1.1.1.3. Yêu cầu của việc xếp hạng doanh nghiệp 6
1.1.1.4. Chủ thể trong xếp hạng doanh nghiệp 7
1.1.1.5. Đối tượng xếp hạng doanh nghiệp 7
1.1.2. Vai trò của xếp hạng doanh nghiệp 7
1.1.2.1. Đối với tổ chức tín dụng 7
1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 8
1.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán 9
1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 10
1.1.2.5. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài 10
1.2. Một số nội dung cơ bản của xếp hạng doanh nghiệp 11
1.2.1. Các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp 11
1.2.1.1.Phương pháp phân tích thống kê 11
1.2.1.2. Phương pháp chuyên gia 11
1.2.1.3. Phương pháp chi tiết 12
1.2.1.4. Phương pháp logic biện chứng 12
1.2.1.5. Phương pháp khảo sát thực tế 12
1.2.2. Trình tự xếp hạng doanh nghiệp 12
1.2.2.1. Thu thập thông tin 12
1.2.2.2. Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp 13
1.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm 14
1.2.2.4. Đưa ra kết quả xếp hạng 14
1.2.2.5. Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng 14
1.2.3. Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp 14
1.2.3.1. Thông tin tài chính của doanh nghiệp 14
1.2.3.2. Thông tin phi tài chính 14
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng để xếp hạng doanh nghiệp 15
1.2.4.1. Chỉ tiêu tài chính 15
1.2.4.2. Chỉ tiêu phi tài chính 19
1.3. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 21
1.3.1. Quan niệm về xếp hạng doanh nghiệp 21
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 22
1.3.2.1. Nguồn thông tin 22
1.3.2.2. Quy trình xếp hạng 22
1.3.2.3. Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích 23
1.3.2.4. Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp 25
1.4. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
1.4.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp 26
1.4.1.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng của công ty KPMG 26
1.4.1.2. Cách xếp hạng của Moody's và Standar &Poor 31
1.4.1.3. Qui trình, nội dung, phương pháp xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM NN 33
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 37
2.1. Khái quát về CIC (Profile) 37
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của CIC 37
2.1.1.1. Chức năng của CIC 37
2.1.1.2. Nhiệm vụ của CIC 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng của CIC 38
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 38
2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban: 38
e) Phòng Tổng hợp 42
2.2. So sánh giữa CIC và các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp khác 44
2.2.1. Đặc điểm chung 44
2.2.2. Sự khác nhau 44
2.3. Thực trạng về hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 47
2.3.1. Phương pháp áp dụng 47
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng 47
2.3.3. Xác định ngành kinh tế và quy mô hoạt động 48
2.3.3.1. Xác định ngành kinh tế 48
2.3.3.2. Xác định doanh nghiệp theo quy mô hoạt động 49
2.3.4. Các chỉ số xếp hạng 51
2.3.5. Đưa ra kết quả xếp hạng 56
2.3.6. Khoảng các xếp hạng 57
2.4. Kết quả đạt được tại CIC thời gian qua 58
2.4.1. Về nguồn thu thập thông tin 58
2.4.2. Về phương pháp phân tích 58
2.4.3. Quy trình phân tích 59
2.4.4. Về hệ thống chỉ tiêu 59
2.4.5. Khả năng đáp ứng thông tin 59
2.4.6. Nâng cao uy tín CIC 61
2.5. Tồn tại và nguyên nhân 61
2.5.1. Về con người và mô hình tổ chức 61
2.5.2. Nguồn thông tin đầu vào 61
2.5.3. Phân ngành kinh tế 62
2.5.4. Phương pháp phân tích 62
2.5.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 63
2.5.6. Hệ thống chấm điểm 64
2.5.7. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tác 64
2.5.8. Nhu cầu sử dụng thông tin 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG 66
3.1. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp 66
3.1.1. Định hướng của ngành Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 66
3.1.2. Định hướng của CIC giai đoạn 2008 đến 2012, tầm nhìn đến năm 2020 67
3.1.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của CIC 67
3.1.2.2. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp 69
3.2. Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 70
3.2.1. Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 70
3.2.1.1. Hoàn chỉnh mô hình tổ chức 70
3.2.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học 70
3.2.1.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp. 71
3.2.1.4. Đa dạng hoá sản phẩm thông tin và kênh cung cấp thông tin 72
3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 73
3.2.2.1. Hoàn thiện thu thập và xử lý nguồn thông tin đầu vào 73
3.2.2.2. Điều chỉnh lại kỹ thuật xếp hạng doanh nghiệp 76
3.3. Một số đề xuất kiến nghị 90
3.3.1. Kiến nghị với CIC 90
3.3.1.1. Mô hình tổ chức 90
3.3.1.2. Về con người 90
3.3.1.3. Xác định giá của sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp 91
3.3.1.4. Về thu thập thông tin 91
3.3.1.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học 92
3.3.2. Kiến nghị với NHTM 92
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 93
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101
Phụ lục 1.01- Bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn 101
Phụ lục 1.02- Ký hiệu xếp loại tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn 102
Phụ lục 1.03- Tỷ lệ phá sản của các loại xếp hạng tín dụng theo cách xếp hạng của Moody’s 102
Phụ lục 1.04- Bảng các chỉ tiêu tài chính của NHTM 103
Phụ lục 1.05 - Bảng tổng hợp tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của NHTM 104
Phụ lục 1.06- Bảng tổng hợp tỷ trọng tính điểm các chỉ tiêu của NHTM 104
Phụ lục 1.07 – Bảng tổng hợp tính điểm của NHTM 105
Phụ lục 1.08 - Bảng ý nghĩa xếp hạng doanh nghiệp 105
Phụ lục 2.01- Bảng cân đối kế toán 107
Phụ lục 2.02. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 110
Phụ lục 2.03 – Các chỉ tiêu phi tài chính 111
Phụ lục 2.04 – Thang điểm tính quy mô hoạt động doanh nghiệp tại CIC 111
Phụ lục 2.05 – Hệ thống bảng tính điểm các chỉ số phân tích tại CIC 112
Phụ lục 2.06 – Bảng xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 113
Phụ lục 3.01 Bảng các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp 114
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động môi trường kinh doanh độc quyền hay không, ít hoặc nhiều.
Số năm hoạt động
Số năm hoạt động là một chỉ tiêu tốt để đánh giá doanh nghiệp, một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một ngành sẽ có nhiều kinh nghiệm và cơ hội thành công trong kinh doanh hơn là doanh nghiệp mới thành lập.
Thứ tư, về bước tính điểm
Hiện nay, CIC đang áp dụng thang điểm với tổng số điểm tối đa là 153, tổng số điểm tối thiểu là 31 phân cho 2 nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo tỷ lệ 70/30. Điều này cho thấy, trong quá trình chấm điểm doanh nghiệp CIC đã sử dụng điểm các chỉ tiêu tài chính cao hơn các chỉ tiêu phi tài chính. Nguyên nhân chủ yếu của việc cho điểm này là CIC sử dụng quá ít các chỉ tiêu phi tài chính trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp. Trên thực tế chấm điểm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam thì tổng số điểm cho nhóm chỉ tiêu tài chính thường thấp hơn tổng số điểm của nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Do vậy, sau khi thực hiện giải pháp bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính để đưa vào quá trình phân tích đó là nhóm “Uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng” và nhóm “Các chỉ tiêu theo tiêu chí môi trường kinh doanh”. Bảng tính điểm các chỉ tiêu phân tích đã xây dựng kết hợp với phương pháp trọng số nâng tỷ trọng đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính lên cao hơn so với nhóm chỉ tiêu phi tài chính với tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là 40/60 (chi tiết cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.02 – Bảng tính điểm các chỉ số tài chính; Bảng 3.03 - Bảng chấm điểm tiêu chí uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng; và Bảng 3.04 – Bảng chấm điểm tiêu chí môi trường kinh doanh), các chữ cái A, B, C, D trong bảng là các khoảng cách kết quả các mức độ chỉ số được thể hiện ở trong các bảng tiêu chuẩn chung theo từng ngành và quy mô hoạt động doanh nghiệp. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bất hợp lý như đã nêu ở phần tồn tại.
Bảng 3.02- Bảng tính điểm các chỉ số tài chính
STT
Chỉ số
Trọng số
Thang điểm xếp hạng
A
B
C
D
Sau D
Nhóm1: Chỉ số tài chính phân tích tính ổn định DN
Tính lỏng
1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
2
5
4
3
2
1
2
Hệ số thanh toán nhanh
1
5
4
3
2
1
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
3
Hệ số tài sản cố định
3
5
4
3
2
1
4
Hệ số thích ứng dài hạn
3
5
4
3
2
1
5
Hệ số nợ so với NVCSH
3
5
4
3
2
1
6
Hệ số nợ so với tổng tài sản
3
5
4
3
2
1
7
D nợ ngân hàng so với Vốn CSH
3
5
4
3
2
1
8
Hệ số tự tài trợ
3
5
4
3
2
1
9
Khả năng trang trải lãi vay
3
5
4
3
2
1
10
Khả năng hoàn trả nợ vay
3
5
4
3
2
1
Nhóm 2: Các chỉ số tài chính phân tích tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
11
Hệ số vòng quay tổng tài sản
2
5
4
3
2
1
12
Vòng quay hàng tồn kho
2
5
4
3
2
1
13
Kỳ thu tiền bình quân
2
5
4
3
2
1
14
Thời gian thanh toán công nợ phải trả
2
5
4
3
2
1
15
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
3
5
4
3
2
1
16
Tỷ suất sinh lời của tài sản(ROA)
2
5
4
3
2
1
17
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
2
5
4
3
2
1
18
Mức sinh lời của TSTC
2
5
4
3
2
1
Nhóm 4: Phân tích sức tăng trưởng của doanh nghiệp
19
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
1
5
4
3
2
1
20
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh
1
5
4
3
2
1
Tổng điểm
225
46
Nhóm 5: Phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với DNP/hành cổ phiếu)
21
Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (PER)
3
5
4
3
2
1
22
Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR)
3
5
4
3
2
1
Tổng điểm
Bảng 3.03 – Bảng chấm điểm tiêu chí uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng
STT
Chỉ tiêu
Trọng số
Mức độ
1
Nợ không đủ tiêu chuẩn
Không có trong vòng 1 năm
Có xuất hiện trong vòng một năm
Có xuất hiện trong vòng hai năm liên tiếp
Có xuất hiện trong vòng ba năm liên tiếp
Điểm
+5
-5
-10
-15
2
Nợ không đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ ngân hàng
9
A
B
C
D
Sau D
Điểm
5
4
3
2
1
3
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo
9
A
B
C
D
Sau D
Điểm
5
4
3
2
1
4
Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo
8
A
B
C
D
Sau D
Điểm
5
4
3
2
1
5
Mức độ quan hệ tín dụng với ngân hàng đang quan hệ (NH A)
8
A
B
C
D
Sau D
Điểm
5
4
3
2
1
Tổng điểm
170
34
Bảng 3.04 – Bảng chấm điểm tiêu chí môi trường kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
Trọng số
Mức độ
1
Kinh nghiệm người điều hành doanh nghiệp
7
Trên 20 năm
Trên 10 đến 20 năm
Trên 5 năm đến 10 năm
Từ 3 đến 5 năm
Mới thành lập 1 năm
Điểm
5
4
3
2
1
2
Triển vọng ngành hoạt động của doanh nghiệp
8
Thuận lợi
ổn định
Phát triển kém hoặc không phát triển
Bão hoà
suy thoái
Điểm
5
4
3
2
1
3
Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
7
Cao, chiếm ưu thế
Bình thường, đang phát triển
Bình thường đang sụt giảm
Thấp, đang sụt giảm
Rất thấp
Điểm
5
4
3
2
1
4
Sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm
6
Sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, không có đối thủ cạnh trang
Sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, có đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm có thương hiệu
Sản phẩm không có thương hiệu
Sản phẩm đa từng có thương hiệu nhưng bị đánh giá thấp
Điểm
5
4
3
2
1
5
Đối thủ cạnh tranh
5
Không có, độc quyền
Bình thường đang phát triển
Bình thường đang sụt giảm
Thấp, đang sụt giảm
Rất thấp
Điểm
5
4
3
2
1
6
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
4
Trên 20 năm
Trên 10 đến 20 năm
Trên 5 năm đến 10 năm
từ 3 đến 5 năm
mới thành lập 1 năm
Điểm
5
4
3
2
1
Tổng điểm
185
37
3.3. Một số đề xuất kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với CIC
3.3.1.1. Mô hình tổ chức
CIC cần thúc đẩy tiến trình thành lập Công ty xếp hạng doanh nghiệp, sớm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đề án thành lập Công ty xếp hạng doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng trang web riêng cho nghiệp vụ xếp hạng doanh nghiệp.
3.3.1.2. Về con người
Cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia có nghiệp vụ xếp hạng doanh nghiệp một cách đầy đủ, vững chắc. Chú trọng về phân tích tài chính doanh nghiệp, chu chuyển tiền mặt, thanh khoản và phân tích các tỷ số tài chính. Đào tạo về kiến thức phân tích kinh doanh và ngành. Các khóa đào tạo này sẽ cung cấp kiến thức căn bản về phân tích phi tài chính, bao gồm: phân tích PEST (phân tích chính trị - kinh tế - xã hội và công nghệ), phân tích áp lực ngành, phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), phân tích quản lý và hoạt động doanh nghiệp.
3.3.1.3. Xác định giá của sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp
Cần trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lại phí “Bản thông tin xếp hạng doanh nghiệp” đối với đơn vị sử dụng thông tin là các TCTD. Việc chưa tính đúng giá thành sản phẩm này ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của nghiệp vụ xếp hạng tín dụng nói riêng và thông tin tín dụng nói chung như:
- Phần nào giảm trách nhiệm và sự ràng buộc giữa người cần tin và người cung cấp tin.
- Không khuyến khích được cán bộ làm công tác thông tin tín dụng cần phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Không tạo điều kiện để Trung tâm Thông tin tín dụng tính toán đúng việc giảm chi phí. Đồng thời, tăng cường việc cung cấp thông tin cho NHNN phục vụ trong công tác chỉ đạo điều hành và cho TCTD góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng.
- Ngoài ra, việc thu phí thông tin sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp đúng với giá trị của nó trong thời gian hiện nay sẽ giúp việc thành lập Công ty xếp hạng doanh nghiệp có cơ sở trong việc tính toán nguồn thu chi được đầy đủ và chính xác.
3.3.1.4. Về thu thập thông tin
Cần có những biện pháp rõ ràng trong việc các TCTD chấp hành không tốt quy định cung cấp báo cáo tài chính đối với các khách hàng đang quan hệ tín dụng, để tăng cường thông tin tài chính doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng, giảm bớt chi phí mua báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê.
Mở rộng nguồn thu thập thông tin từ các cơ quan có thể khai thác được thông tin theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quan hệ hai chiều, chú trọng nguồn tin từ thông tin đại chúng; nội dung thu thập thông tin phi tài chính trong nội dung thu thập thông tin về doanh nghiệp.
3.3.1.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học
- Cần sớm nâng cấp, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện có và căn cứ kế hoạch trang thiết bị tin học theo Đề án trình Thống đốc NHNN duyệt để thực hiện; đưa vào một số chuẩn của các mô hình ứng dụng chuẩn quốc tế như xếp hạng doanh nghiệp, chấm điểm tín dụng; đẩy mạnh việc cung cấp thông tin tự động. Hệ thống dự phòng chia sẻ hoạt động và lưu trữ dữ liệu (2008-2010) có thể phải đặt tại địa điểm khác của CIC (giả sử như chi nhánh CIC hoặc đặt tại Cục công nghệ tin học ngân hàng…).
- Xem xét một trong cấu phần của “Dự án Hệ thống thông tin quán lý của NHTW, CIC và DIV - FS-MIS”. Việc hiện đại hoá hệ thống tin học chủ yếu dựa vào việc triển khai cấu phần của Dự án này.
3.3.2. Kiến nghị với NHTM
- Phải thực hiện đầy đủ các qui định tại Quy chế hoạt động thông tin tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN ngày 8/9/2004 và Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007của Thống đốc NHNN, phải có văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện nghiệp vụ Thông tin tín dụng tới các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống. Thực hiện tốt vai trò đầu mối tập trung của TCTD đối với hoạt động Thông tin tín dụng. Các TCTD cần phải có những chế tài bắt buộc đối với việc sử dụng thông tin trong hoạt động tính dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời TTTD cho NHNN theo Quyết định 51 của Thống đốc NHNN về chế độ thông tin báo cáo áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc ngân hàng và các TCTD, vì chỉ khi thông tin đầu vào tốt thì thông tin đầu ra của CIC mới đảm bảo chất lượng.
- Bố trí cán bộ, trang bị thiết bị, phần mềm, mạng máy tính thích hợp trong hệ thống và kết nối với NHNN để đảm bảo việc báo cáo, khai thác sử dụng thông tin tín dụng được tốt.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những TCTD không thực hiện tốt việc báo cáo và khai thác sử dụng thông tin tín dụng, gắn kết quả việc thực hiện Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007của Thống đốc NHNN với việc xem xét thi đua khen thưởng của NHNN.
- Cần có những điều chỉnh thu phí khai thác sử dụng thông tin tín dụng cho hợp lý, đặc biệt là phí thông tin của sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp, để hoàn thiện thông tin và góp phần thúc đẩy hệ thống Thông tin tín dụng phát triển.
- Với quan điểm đầu tư cho công nghệ, thông tin là một nhu cầu bức bách trong bước chuẩn bị để hội nhập vào nền kinh tế tri thức, Ngân hàng Nhà nước nên mạnh dạn đầu tư hơn nữa cả về con người, máy móc, thiết bị, trang bị tri thức cho việc xếp hạng tín dụng nói riêng và nghiệp vụ thông tin tín dụng nói chung theo hướng hiện đại hoá để sớm đưa hoạt động xếp hạng tín dụng và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nước phát triển phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam. Qua đó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng và tin cậy cho các NHTM. Đồng thời có cơ sở để NHNN sớm đưa ra những chuẩn mực về xếp hạng doanh nghiệp, khuyến nghị những qui trình như thế nào thì NHNN có thể chấp nhận theo hướng dẫn của hiệp ước Basel II.
- Ngân hàng Nhà nước là đầu mối chỉ đạo cùng các cơ quan hữu quan phối hợp với CIC để thực hiện việc thu thập thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.
- Phê duyệt đề án thành lập Công ty cổ phần xếp hạng doing nghiệp Việt Nam để hoạt động xếp hạng doanh nghiệp được tự chủ và linh hoạt trong nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước
- Chính phủ cần sớm trình Quốc hội để ban hành một dự Luật về thông tin để điều chỉnh môi trường thông tin Việt Nam ngày càng thuận lợi, phong phú và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế; làm cơ sở cho hoạt động thông tin được minh bạch, thuận lợi, đặc biệt là các thông tin về tài chính và phi tài chính doanh nghiệp phục vụ cho việc xếp hạng doanh nghiệp.
- Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thông tin minh bạch hoặc có chế tài yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, hoặc thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Qui định một hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Hiện nay, công tác quản lí Nhà nước về Luật Kế toán đối với các doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức, nhất là đối với các doanh nghiệp phi nhà nước. Trong khi đó công ty kiểm toán của nhà nước còn rất non trẻ, đội ngũ cán bộ cò ít kinh nghiệm. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải ban hành qui chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp.
Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được kiểm toán trước, trong và sau quá trình phân tích, đánh giá báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhà nước cũng cần qui định rõ những biện pháp chế tài, biện pháp xử lí nghiêm minh trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại cân đối... để nhằm mục đích đưa các doanh nghiệp này vào khuôn khổ hoạt động và cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy, mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro. Qua đó nâng cao hiệu quả của công tác phân tích, xếp hạng doanh nghiệp.
Để tạo điều kịên cho doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, Nhà nước cần củng cố và mở rộng mạng lưới các cơ quan kiểm toán hơn nữa. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp lớn nhỏ ở nước ta rất nhiều song số lượng các công ti kiểm toán còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện kiểm toán của các doanh nghiệp. Vì vậy việc mở rộng kiểm toán là một việc hết sức cần thiết cho một sự phát triển lành mạnh và an toàn lâu dài của các thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lí ổn định, đặc biệt các qui chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lí tranh chấp... Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lí vững chắc xử lí những vấn đề liên quan tới việc đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn nói riêng.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ cần giảm bớt các hỗ trợ để các doanh nghiệp này dần từng bước tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Không nên có những chính sách phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp phi Nhà nước mà phải để cho các ngân hàng được quyền công bằng xét hai thành phần này dựa theo những tiêu chuẩn đánh giá thực tế. Chẳng hạn có qui định công bằng hơn về các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp, về việc sử dụng tài sản thế chấp trong vay vốn.
- Chính phủ cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin phát triển mạnh mẽ hơn để cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các NHTM, và cung cấp thông tin về ngành, đặc biệt là thông tin về các chỉ số trung bình ngành, đây là các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp mà hiện nay đang rất khan hiếm trên thị trường thông tin ở Việt Nam.
- Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty xếp hạng doanh nghiệp ở Việt Nam ra đời và phát triển để cung cấp thông tin cho thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán, qua đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững. Khi có các công ty này ra đời thì CIC có thêm nguồn thông tin để so sánh, kiểm chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phương pháp để kết quả ngày càng sát thực tế hơn.
- Nhà nước cần sớm ban hành luật thông tin và Chính phủ cần có văn bản pháp quy qui định quan hệ phối hợp cung cấp và sử dụng thông tin giữa các bộ, ngành.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC, đưa ra một số vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục, học tập kinh nghiệm của một số cơ quan xếp hạng tín dụng trong và ngoài nước. Luận văn đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động xếp hạng doanh nghiệp đó là: Đưa ra một số giải pháp về hỗ trợ nghiệp vụ như hoàn chỉnh mô hình tổ chức; đa dạng hoá sản phẩm thông tin và kênh thông tin cung cấp ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào quá trình xếp hạng doanh nghiệp,.... Đề xuất các giải pháp về nghiệp vụ như thu thập và xử lý thông tin, đưa ra cách phân loại ngành kinh tế trong đó nêu lên vấn đề cần phải có những thay đổi linh hoạt đối với việc đưa ra các chỉ số trung bình ngành; đặc biệt nhấn mạnh về phương pháp, nội dung xếp hạng doanh nghiệp trong đó chú trọng đến vấn đề lựa chọn các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo phương pháp tiếp cận tiên tiến, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của CIC, có tính khả thi, có bước đi thích hợp với hiện tại cũng như trong tương lai cho việc xếp hạng doanh nghiệp đối với CIC. Luận văn cũng đưa ra một số đề xuất kiến nghị đối với chính bân thân CIC cần chú trọng đến việc thành lập công ty xếp hạng doanh nghiệp và đào tạo các chuyên gia xếp hạng doanh nghiệp có đủ năng lực trình độ. Đồng thời cũng có một số đề xuất với Chính phủ, với NHNN và NHTM để tạo ra môi trường đồng bộ đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững của hoạt động xếp hạng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ những vấn đề trình bày của luận văn, cho thấy việc quan tâm chú trọng tới hoạt động xếp hạng doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết, việc tập trung đầu tư nhân tài, vật lực cho hoạt động xếp hạng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam hoàn toàn phù hợp thực tế khách quan.
Luận văn cũng đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của hoạt động xếp hạng doanh nghiệp; nghiên cứu quy trình thu thập thông tin, các bước tiến hành xếp hạng, làm rõ các chỉ tiêu phân tích, các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp. Dựa trên kinh nghiệm của một số nước phát triển có quy trình xếp hạng doanh nghiệp tiên tiến và một số nội dung xếp hạng của các NHTM Nhà nước, nghiên cứu thực trạng hoạt động này tại CIC để đánh giá kết quả đạt được, những vướng mắc tồn tại.
Luận văn đã khái quát về xếp hạng doanh nghiệp tại CIC được áp dụng các phương pháp so sánh. phương pháp kết hợp, phương pháp chuyên gia để đánh giá các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp được xếp hạng; xác định ngành kinh tế và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các chỉ số về xếp hạng và kết quả xếp hạng doanh nghiệp để so sánh với các tiêu chuẩn nhất định đã được xác định trước.
Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hơn về xếp hạng doanh nghiệp tại CIC như các phương pháp thu thập và xử lý thông tin, đưa ra cách xác định ngành kinh tế, quy mô doanh nghiệp trong đó nêu lên những vấn đề cần phải thay đổi linh hoạt đối với việc xây dựng các chỉ số trung bình ngành; nhấn mạnh về phương pháp, nội dung xếp hạng doanh nghiệp trong đó chú trọng đến vấn đề lựa chọn các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo phương pháp tiếp cận tiên tiến. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị để có môi trường pháp lý đồng bộ thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động xếp hạng doanh nghiệp ngày càng đi vào thực tiễn, góp phần lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng nói chung và kinh doanh tín dụng nói riêng cũng như phát triển kinh tế một cách bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo khảo sát hoạt động TTTD tại NHTW Pháp của CIC Năm 2005
2. Chính phủ: Năm 1993 - NĐ số 75/CP, ngày 27/10/1993 ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Năm 2001 -Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2000 -2010. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: năm 1998 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia và Luật bổ xung, sửa đổi một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2003- Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
5. Luật các Tổ chức tín dụng: năm 1998- Nhà xuất bản chính trị quốc gia và Luật bổ xung, sửa đổi một số điều Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
6. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2002 - Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN, ngày 24/01/2002 V/v triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.
7. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2004 - Quyết định số 473/NHNN ngày 28/4/2004 V/v phê duyệt Đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.
8. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2004 - Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN ngày 08/09/2004 V/v ban hành qui chế hoạt động thông tin tín dụng
9. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2005 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
10. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2005 - Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Năm 2005 – Chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010
12. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2006 - Quyết định số 1253/QĐ-NHNN ngày 21/06/2006 V/v cho phép Trung tâm Thông tin Tín dụng thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp.
13. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: 1/2004 - Cẩm nang tín dụng
14.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam : 7/2004 - Sổ tay tín dụng
15. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam: Năm 2004 - Sổ tay tín dụng
16. Ngân hàng Công thương Việt Nam: Năm 2004 - Sổ tay tín dụng
17. Ngân hàng Nhà nước: Năm 2007 - Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 V/v ban hành qui chế hoạt động thông tin tín dụng
18. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2005 – Phân tích hoạt động kinh doanh của tác giả TS. Phạm Văn Được, Đặng Thị Kim Cương
19. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội: Năm 2006 – Kinh tế & Phân tích hoạt động kinh doanh thương mại của tác giả GS TS Võ Thanh Thu; Th.sĩ Ngô Thị Hải Xuân
20. Nhà xuất bản thống kê: Năm 2006 – Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng TS. Phan Đức Dũng
21. Nhà xuất bản tài chính: Năm 2006 – Chế độ kế toán doanh nghiệp
22. Tài liệu về giải pháp xếp loại tín dụng doanh nghiệp của công ty tư vấn quốc tế KPMG, tại Hà nội năm 2004
23. Thông tư liên tịch: Năm 1998 Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 31/12/1998 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước
24. Trung tâm thông tin tín dụng - NHNN: Các báo cáo kết quả hoạt động phân tích, xếp hạng doanh nghiệp các năm 2000 - 2006 và kế hoạch năm 2007.
25. Trung tâm TTTD: Năm 2004 – Công văn số 1011/CV-TTTD1 ngày 23/12/2004 v/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành ngân hàng năm 2006-2010.
26. Trung tâm thông tin tín dụng - NHNN: 12/2005 "Đào tạo về Quản lý rủi ro và xếp loại doanh nghiệp"
27. Trung tâm Thông tin tín dụng: 2001 - Đề án phân tích, xếp hạng tín dung doanh nghiệp.
28. Moody's - 2003 - "Structured Finance Rating Transitions".
29. NERE - 2003 - "Credit Rating for structured Products".
30. Roberto Violi - 2004 - "Credit Rating Trantitions & Structured Finance"
31. WB, Doing Business - 2005, "Removing Obstacle for Growth"
32. Arturo Estrella - Basel Committee on Supervision - 2000 - "Credit rating and complemetary sources of credit quality information"
33. Gonzalez F., Hass.F, Jonhannes R., Persson M., Toledol L., Violi R., Wieland M., & C.Zins - European Central Bank - 2004 - "Market Dynamics Associated with credit ratings".
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.01- Bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn
Moody’s
S&P
Diễn giải
Aa
Aa
A
Baa
AAA
AA
A
BBB
Chứng khoán có chất lượng cao nhất (độ rủi ro thấp nhất) khả năng trả nợ mạnh nhất.
Chứng khoán có chất lượng cao, mức độ rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao.
Chứng khoán đạt trên mức trung bình về các nhân tố bảo đảm khả năng trả nợ, tuy chưa thật chắc chắn nhưng vẫn có độ tin cậy cao.
Chứng khoán có mức độ an toàn và rủi ro trung bình; khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm.
Chứng khoán loại này bắt đầu có tính đầu cơ hơn là tính đầu tư.
Ba
B
Caa
Ca
C
BB
B
CCC
CC
C
D
Chứng khoán mang tính đầu cơ, tương lai khó xác định, khả năng trả nợ gốc và lãi không thật chắc chắn và an toàn như loại Baa (BBB)
Chứng khoán loại này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tư. Sự bảo đảm về hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ, tính đầu cơ rất cao.
Khả năng trả nợ thấp, dễ bị vỡ nợ
Mức đầu cơ cao nhất, thường bị vỡ nợ
Đối với Moody’s đây là XLTD thấp nhất
XLTD thấp nhất của Standard and Poor’s.
Hai mức XLTD đạt C & D thể hiện nhà phát hành đang trong tình trạng sắp sửa phá sản
Mức XLTD từ Baa trở lên là mức đầu tư rủi ro thấp
Mức XLTD từ Ba trở xuống là mức đầu tư rủi ro cao
(Nguồn tham khảo từ kinh nghiệm của Standard and Poor’s)
Phụ lục 1.02- Ký hiệu xếp loại tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn
Moody’s
S&P
Diễn giải
P- 1
A- 1+
Khả năng trả nợ mạnh nhất
A- 1
Khả năng trả nợ mạnh
P- 2
A- 2
Khả năng trả nợ đạt mức trung bình
P- 3
A- 3
Khả năng trả nợ trung bình, hay vừa đủ để được xếp hạng đầu tư
NP
B
Khả năng trả nợ yếu, mang tính đầu cơ
C
Khả năng trả nợ yếu, có dấu hiệu của sự phá sản
D
Khả năng trả nợ rất yếu, thể hiện nhà phát hành đang trong nguy cơ phá sản.
(Nguồn tham khảo từ kinh nghiệm của Standard and Poor’s và Moody’s)
Phụ lục 1.03- Tỷ lệ phá sản của các loại xếp hạng tín dụng theo cách xếp hạng của Moody’s
Loại XLTD
Kỳ hạn
1 năm
5 năm
15 năm
Aaa
0,1%
2,1%
Aa
0,3%
2,2%
A
0,01%
0,6%
2,7%
Baa
0,16%
2,0%
5,9%
Ba
1,56%
11,8%
18,9%
B
6,69%
28,4%
32,9%
Caa
±50%
Số liệu thống kê từ 22.000 nhà phát hành trên toàn cầu
(Nguồn tham khảo từ kinh nghiệm của Moody’s)
Phụ lục 1.04- Bảng các chỉ tiêu tài chính của NHTM
STT
Chỉ số
Nội dung
Chỉ tiêu thanh khoản
1
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tài sản lưu động + Đầu tư tài chính ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
2
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản có tính lỏng cao / Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu hoạt động
3
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ
4
Kỳ thu tiền bình quân
(Giá trị các khoản thu bình quân / Doanh thu thuần) * 365
5
Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu cân nợ
6
Nợ phải trả / Tổng tài sản
Nợ phải trả / Tổng tài sản
7
Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu
8
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ NH
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ NH
Chỉ tiêu thu nhập
9
Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần
Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần
10
Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản
Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản
11
Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
(Nguồn tham khảo từ sổ tay tín dụng của NHNT)
Phụ lục 1.05 - Bảng tổng hợp tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của NHTM
STT
Tiêu chí
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( trong nước)
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
1
Lưu chuyển tiền tệ
20%
20%
27%
2
Năng lực và kinh nghiệm quản lý
27%
33%
27%
3
Tình hình và uy tín giao dịch với NH
33%
33%
31%
4
Môi trường kinh doanh
7%
7%
7%
5
Các đặc điểm hoạt động khác
13%
7%
8%
Tổng hợp
100%
100%
100%
(Nguồn tham khảo từ sổ tay tín dụng của NHNT)
Phụ lục 1.06- Bảng tổng hợp tỷ trọng tính điểm các chỉ tiêu của NHTM
Chỉ số
Thông tin tài chính chưa được kiểm toán
Thông tin tài chính được kiểm toán
DNNN
DN ngoài QD VN
DN ĐTNN
DNNN
DN ngoài QD VN
DN ĐTNN
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Các chỉ số tài chính
25%
35%
45%
35%
45%
55%
Các chỉ số phi tài chính
75%
65%
55%
65%
55%
45%
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Các chỉ số tài chính
40%
35%
50%
60%
55%
60%
Các chỉ số phi tài chính
60%
65%
50%
40%
45%
40%
Ngân hàng công thương Việt Nam
Các chỉ số tài chính
40%
55%
Các chỉ số phi tài chính
60%
45%
Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam
Các chỉ số tài chính
50%
Các chỉ số phi tài chính
50%
(Nguồn tham khảo từ sổ tay tín dụng của 4 NHTM Nhà nước)
Phụ lục 1.07 – Bảng tổng hợp tính điểm của NHTM
NHCT VN
NHNoN&PTNT VN, NHNT VN
Số điểm đạt được
AA+
AAA
92,4 – 100
AA
AA
84,8 – 92,3
AA-
A
77,2 – 84,7
BB+
BBB
69,6 – 77,1
BB
BB
62 – 69,5
BB-
B
54,4 – 61,9
CC+
CCC
46,8 – 54,3
CC
CC
39,2 – 46,7
CC-
C
31,6 – 39,1
C
D
<31,6
(Nguồn tham khảo từ sổ tay tín dụng của 4 NHTM Nhà nước)
Phụ lục 1.08 - Bảng ý nghĩa xếp hạng doanh nghiệp
Loại
Đặc điểm
Mức độ rủi ro
AAA (NHCT ký hiệu là AA+): Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất.
- Tình hình tài chính mạnh
- Năng lực cao trong quản trị
- Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định
- Triển vọng phát triển lâu dài
- Rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh
- Đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu
- Khả năng sinh lời tốt
- Hoạt động hiệu quả và ổn định
- Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển lâu dài
- Đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+
A: Loại tốt
(NHCT ký hiệu là AA-)
- Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.
- Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA.
- Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển tốt
- Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BBB: loại khá
(NHCT ký hiệu là BB+)
- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn
- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
- Tìm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.
- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh va sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai it được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+
B: Loại trung bình
(NHCT ký hiệu là BB-)
- khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động.
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từnhững biến động kinh tế nhỏ.
Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp.NH chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoat động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện.
CCC: loại dưới trung bình
(NHCT ký hiệu là CC+)
- Hiệu quả hoạt động thấp, kêt quả kinh doanh nhièu biến động.
- Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
- Năng lực quản lý kém.
Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, NH có nguy cơ mất vốn trong tín dụng.
CC: Loại xa dưới trung bình
- hiệu quả hoạt động thấp
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày).
Năng lực quản lý kém.
Rất cao, khả năng trả nợ NH kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, NH có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn
C: Loại yếu kém
(NHCT ký hiệu là CC-)
- Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn.
- Năng lực quản lý kém.
Rất cao, NH sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vôn cho vay.
D: Loại rất yếu kém (NHCT ký hiệu là C)
- Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.
Đặc biệt cao, NH hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.
(Nguồn Sổ tay tín dụng NHNoN&PTNT Việt nam năm 2004)
Phụ lục 2.01- Bảng cân đối kế toán
Tại ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính:.............
TÀI SẢN
Mã số
Số cuối năm
Số
đầu năm
1
2
3
4
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
1.Tiền
111
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
1. Phải thu khách hàng
131
2. Trả trước cho người bán
132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
135
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
1. Hàng tồn kho
141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
5. Tài sản ngắn hạn khác
158
B – TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
200
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
4. Phải thu dài hạn khác
218
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
II. Tài sản cố định
220
1. Tài sản cố định hữu hình
221
- Nguyên giá
222
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
III. Bất động sản đầu tư
240
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
258
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
259
V. Tài sản dài hạn khác
260
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
3. Tài sản dài hạn khác
268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
2. Phải trả người bán
312
3. Người mua trả tiền trước
313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
5. Phải trả người lao động
315
6. Chi phí phải trả
316
7. Phải trả nội bộ
317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
II. Nợ dài hạn
330
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7.Dự phòng phải trả dài hạn
337
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
431
2. Nguồn kinh phí
432
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400)
440
(Nguồn tham khảo từ Chế độ kế toán doanh nghiệp - Năm 2006)
Phụ lục 2.02. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm……… Đơn vị tính:......
CHI TIÊU
Mã số
Năm
nay
Năm
trước
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
7. Chi phí tài chính
22
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30
11. Thu nhập khác
31
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 -51 - 52)
60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
(Nguồn tham khảo từ Chế độ kế toán doanh nghiệp - Năm 2006)
Phụ lục 2.03 – Các chỉ tiêu phi tài chính
Số TT
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tên doanh nghiệp:
Mã số:
Mã số thuế của đơn vị:
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại:
Fax (nếu có):
Email (nếu có):
Ngành nghề kinh doanh (ghi trong giấy đăng ký kinh doanh):
Ngành kinh tế (thực tế hoạt động):
Thành phần kinh tế:
Tổng số lao động hiện có:
Họ và tên Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Trình độ: - Số năm kinh nghiệm trong Ban Giám đốc
(Nguồn tham khảo từ Đề án xếp hạng doanh nghiệp của CIC năm 2001)
Phụ lục 2.04 – Thang điểm tính quy mô hoạt động doanh nghiệp tại CIC
STT
Tiêu thức
Trị số
Điểm
1
Vốnkinh doanh
Từ 50 tỷ đồng trở lên
30
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
25
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng
20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng
15
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng
10
Dưới 10 tỷ đồng
5
2
Lao động
Từ 1500 người trở lên
15
Từ 1000 người đến dưới 1500 người
12
Từ 500 người đến dưới 1000 người
9
Từ 100 người đến dưới 500 người
6
Từ 50 người đến dưới 100 người
3
Dưới 50 người
1
3
Doanhthuthuần
Từ 200 tỷ đồng trở lên
40
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng
30
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng
20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
10
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng
5
Dưới 5 tỷ đồng
2
4
Nộp ngân sách
Từ 10 tỷ đồng trở lên
15
Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
12
Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng
9
Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
6
Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
3
Dưới 1 tỷ đồng
1
Ghi chú:
Doanh nghiệp có số điểm từ 70-100 điểm được xếp hạng quy mô lớn.
Doanh nghiệp có số điểm từ 30-69 điểm được xếp hạng quy mô trung bình.
Doanh nghiệp có số điểm dưới 30 điểm xếp hạng quy mô nhỏ.
(Nguồn tham khảo từ Đề án xếp hạng doanh nghiệp của CIC năm 2001)
Phụ lục 2.05 – Hệ thống bảng tính điểm các chỉ số phân tích tại CIC
Các chỉ tiêu
Trọng số
Thang điểm xếp hạng
A
B
C
D
Sau D
Các chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
2
5
4
3
2
1
2. Khả năng thanh toán nhanh
1
5
4
3
2
1
Các chỉ tiêu hoạt động
3.Luân chuyển hàng tồn kho
3
5
4
3
2
1
4. Kỳ thu tiền bình quân
3
5
4
3
2
1
5. Hệ số sử dụng tài sản
3
5
4
3
2
1
Các chỉ tiêu cân nợ
6. Nợ phải trả / Tổng tài sản
3
5
4
3
2
1
7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu
3
5
4
3
2
1
8. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng
3
5
4
3
2
1
Các chỉ tiêu lợi tức
9.Tổng lợi tức sau thuế/Doanh thu
2
5
4
3
2
1
10.Tổng lợi tức sau thuế /Tổng tài sản có
2
5
4
3
2
1
11.Tổng lợi tức sau thuế / Vốn CSH
2
5
4
3
2
1
Tổng cộng điểm các chỉ tiêu tài chính
135
27
- Cách tính điểm khả năng thanh toán lãi vay
Kết quả chỉ số
> =4 lần
3≤ <4
2 ≤ <3
1≤ <2
dưới 1
Số điểm
5 điểm
3điểm
2điểm
1điểm
0điểm
- Cách tính điểm chỉ số Dư nợ/Vốn CSH:
Kết quả chỉ số
≤ 50%
50 < ≤100
100< ≤200
200< ≤ 300
> 300
Số điểm
5 điểm
3điểm
2điểm
1điểm
0điểm
Nội dung
Không có nợ không đủ tiêu chuẩn
Có nợ không đủ tiêu chuẩn trong 1 năm
Có nợ không đủ tiêu chuẩn trong 2 năm
Có nợ không đủ tiêu chuẩn trong 3 năm
Số điểm
+ 5 điểm
-5 điểm
-10 điểm
-15 điểm
- Cách tính điểm Sự cố trong thanh toán tiền vay
- Cách tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
> 5 năm
3-5 năm
< 3 năm
Trọng số
2
Số điểm
5
3
1
Số năm kinh nghiệm của Giám đốc
> 5 năm
3-5 năm
< 3 năm
1
5
3
1
Trình độ của Giám đốc
Trên đại hoc:
Đại học:
Dưới Đại học:
1
3
2
1
(Nguồn tham khảo từ Đề án xếp hạng doanh nghiệp của CIC năm 2001)
Phụ lục 2.06 – Bảng xếp hạng doanh nghiệp tại CIC
Ký hiệu xếp hạng
Nội dung
AAA
Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.
AA
Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp.
A
Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.
BBB
Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình
BB
Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.
B
Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao
CCC
Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.
CC
Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.
C
Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.
(Nguồn tham khảo từ Đề án xếp hạng doanh nghiệp của CIC năm 2001)
Phụ lục 3.01 Bảng các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp
STT
Chỉ số
Nội dung
Đơn vị tính
Nhóm1: Chỉ số tài chính phân tích tính ổn định của doanh nghiệp
Tính lỏng
1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Lần
2
Hệ số thanh toán nhanh
Tài sản có tính lỏng cao/Nợ ngắn hạn
Lần
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
3
Hệ số tài sản cố định
Tài sản cố định /Vốn chủ sở hữu
%
4
Hệ số thích ứng dài hạn
Tài sản cố định +Đầu tư dài hạn/Vốn CSH + Nợ dài hạn
%
5
Hệ số nợ so với NVCSH
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
%
6
Hệ số nợ so với tổng tài sản
Nợ phải trả/Tổng tài sản
%
Dư nợ ngân hàng so vớivốn CSH
Dư nợ ngân hàng / Vốn CSH
7
Hệ số tự tài trợ
Vốn CSH/Tổng nguồn vốn
%
8
Khả năng trang trải lãi vay
(Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay
Lần
9
Khả năng hoàn trả nợ vay
Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay + KH trong năm/Vốn gốc + chi phí trả lãi vay
Lần
Nhóm 2: Các chỉ số tài chính phân tích tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
10
Hệ số vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Lần
11
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bình quân
vòng
12
Kỳ thu tiền bình quân
Khoản phải thu thương mại bình quân/doanh thu thuần
ngày
13
Thời gian thanh toán công nợ phải trả
Giá trị các khoản phải trả/giá vốn hàng bán
ngày
Nhóm 3: Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
14
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Lãi ròng(lỗ)/Doanh thu
%
15
Tỷ suất sinh lời của tài sản(ROA)
Lãi ròng(lỗ)/Tổng tài sản bình quân
%
16
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
lãi ròng(lỗ)/Nguồn VCSH bình quân
%
17
Mức sinh lời của TSTC
Thu nhập từ các khoản lãi và cổ tức/TSTC bình quân
%
Nhóm 4: Phân tích sức tăng trưởng của doanh nghiệp
18
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
(Doanh thu kỳ hiện tại/Doanh thu kỳ trước)-1
%
19
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh
(Lợi nhuận sau thuế kỳ hiện tại/Lợi nhuận sau thuế kỳ trước)-1
%
Nhóm 5: Phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu)
20
Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (PER)
Giá cổ phiếu/Thu nhập của một cổ phần
lần
21
Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR)
Giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần
lần
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Tổng quan về xếp hạng doanh nghiệp đối với các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường 4
1.1.1. Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp 4
1.1.1.1. Xếp hạng doanh nghiệp 4
1.1.1.2. Mục tiêu của việc xếp hạng doanh nghiệp 5
1.1.1.3. Yêu cầu của việc xếp hạng doanh nghiệp 6
1.1.1.4. Chủ thể trong xếp hạng doanh nghiệp 7
1.1.1.5. Đối tượng xếp hạng doanh nghiệp 7
1.1.2. Vai trò của xếp hạng doanh nghiệp 7
1.1.2.1. Đối với tổ chức tín dụng 7
1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 8
1.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán 9
1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 10
1.1.2.5. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài 10
1.2. Một số nội dung cơ bản của xếp hạng doanh nghiệp 11
1.2.1. Các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp 11
1.2.1.1.Phương pháp phân tích thống kê 11
1.2.1.2. Phương pháp chuyên gia 11
1.2.1.3. Phương pháp chi tiết 12
1.2.1.4. Phương pháp logic biện chứng 12
1.2.1.5. Phương pháp khảo sát thực tế 12
1.2.2. Trình tự xếp hạng doanh nghiệp 12
1.2.2.1. Thu thập thông tin 12
1.2.2.2. Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp 13
1.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm 14
1.2.2.4. Đưa ra kết quả xếp hạng 14
1.2.2.5. Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng 14
1.2.3. Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp 14
1.2.3.1. Thông tin tài chính của doanh nghiệp 14
1.2.3.2. Thông tin phi tài chính 14
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng để xếp hạng doanh nghiệp 15
1.2.4.1. Chỉ tiêu tài chính 15
1.2.4.2. Chỉ tiêu phi tài chính 19
1.3. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 21
1.3.1. Quan niệm về xếp hạng doanh nghiệp 21
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 22
1.3.2.1. Nguồn thông tin 22
1.3.2.2. Quy trình xếp hạng 22
1.3.2.3. Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích 23
1.3.2.4. Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp 25
1.4. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
1.4.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp 26
1.4.1.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng của công ty KPMG 26
1.4.1.2. Cách xếp hạng của Moody's và Standar &Poor 31
1.4.1.3. Qui trình, nội dung, phương pháp xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM NN 33
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 37
2.1. Khái quát về CIC (Profile) 37
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của CIC 37
2.1.1.1. Chức năng của CIC 37
2.1.1.2. Nhiệm vụ của CIC 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng của CIC 38
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 38
2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban: 38
e) Phòng Tổng hợp 42
2.2. So sánh giữa CIC và các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp khác 44
2.2.1. Đặc điểm chung 44
2.2.2. Sự khác nhau 44
2.3. Thực trạng về hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 47
2.3.1. Phương pháp áp dụng 47
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng 47
2.3.3. Xác định ngành kinh tế và quy mô hoạt động 48
2.3.3.1. Xác định ngành kinh tế 48
2.3.3.2. Xác định doanh nghiệp theo quy mô hoạt động 49
2.3.4. Các chỉ số xếp hạng 51
2.3.5. Đưa ra kết quả xếp hạng 56
2.3.6. Khoảng các xếp hạng 57
2.4. Kết quả đạt được tại CIC thời gian qua 58
2.4.1. Về nguồn thu thập thông tin 58
2.4.2. Về phương pháp phân tích 58
2.4.3. Quy trình phân tích 59
2.4.4. Về hệ thống chỉ tiêu 59
2.4.5. Khả năng đáp ứng thông tin 59
2.4.6. Nâng cao uy tín CIC 61
2.5. Tồn tại và nguyên nhân 61
2.5.1. Về con người và mô hình tổ chức 61
2.5.2. Nguồn thông tin đầu vào 61
2.5.3. Phân ngành kinh tế 62
2.5.4. Phương pháp phân tích 62
2.5.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 63
2.5.6. Hệ thống chấm điểm 64
2.5.7. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tác 64
2.5.8. Nhu cầu sử dụng thông tin 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 66
XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG 66
3.1. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp 66
3.1.1. Định hướng của ngành Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 66
3.1.2. Định hướng của CIC giai đoạn 2008 đến 2012, tầm nhìn đến năm 2020 67
3.1.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của CIC 67
3.1.2.2. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp 69
3.2. Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 70
3.2.1. Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 70
3.2.1.1. Hoàn chỉnh mô hình tổ chức 70
3.2.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học 70
3.2.1.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp. 71
3.2.1.4. Đa dạng hoá sản phẩm thông tin và kênh cung cấp thông tin 72
3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 73
3.2.2.1. Hoàn thiện thu thập và xử lý nguồn thông tin đầu vào 73
3.2.2.2. Điều chỉnh lại kỹ thuật xếp hạng doanh nghiệp 76
3.3. Một số đề xuất kiến nghị 90
3.3.1. Kiến nghị với CIC 90
3.3.1.1. Mô hình tổ chức 90
3.3.1.2. Về con người 90
3.3.1.3. Xác định giá của sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp 91
3.3.1.4. Về thu thập thông tin 91
3.3.1.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học 92
3.3.2. Kiến nghị với NHTM 92
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 93
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101
Phụ lục 1.01- Bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn 101
Phụ lục 1.02- Ký hiệu xếp loại tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn 102
Phụ lục 1.03- Tỷ lệ phá sản của các loại xếp hạng tín dụng theo cách xếp hạng của Moody’s 102
Phụ lục 1.04- Bảng các chỉ tiêu tài chính của NHTM 103
Phụ lục 1.05 - Bảng tổng hợp tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của NHTM 104
Phụ lục 1.06- Bảng tổng hợp tỷ trọng tính điểm các chỉ tiêu của NHTM 104
Phụ lục 1.07 – Bảng tổng hợp tính điểm của NHTM 105
Phụ lục 1.08 - Bảng ý nghĩa xếp hạng doanh nghiệp 105
Phụ lục 2.01- Bảng cân đối kế toán 107
Phụ lục 2.02. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 110
Phụ lục 2.03 – Các chỉ tiêu phi tài chính 111
Phụ lục 2.04 – Thang điểm tính quy mô hoạt động doanh nghiệp tại CIC 111
Phụ lục 2.05 – Hệ thống bảng tính điểm các chỉ số phân tích tại CIC 112
Phụ lục 2.06 – Bảng xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 113
Phụ lục 3.01 Bảng các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp 114
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ths5.docx