MS: LVVH-PPDH018
SỐ TRANG: 105
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa
1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường phổ thông
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
5.3 Phương pháp thống kê
5.4 Phương pháp so sánh-đối chiếu
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
1.1.1 Vài nét lịch sử hoạt động ngoại khoá
1.1.2 Khái niệm hoạt động ngoại khoá
1.1.3 Đặc trưng hoạt động ngoại khóa
1.2 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
1.2.1 Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa văn học
1.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa văn học
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học
1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH KHÓA
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT
2.1.1 Đối với học sinh:
2.1.2 Đối với giáo viên
2.1.3 Đối với BGH
2.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
2.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT:
2.3.1 Đối với học sinh
2.3.2 Đối với giáo viên
2.3.3 Đối với BGH
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1 ĐỌC NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
3.1.1 Nội dung.
3.1.2 Cách thức tổ chức-tiến hành:
3.2 SƯU TẦM VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
3.2.1 Nội dung.
3.2.2 Cách thức tổ chức-tiến hành:
3.2.3 Thiết kế thể nghiệm:
3.3 SÂN KHẤU HÓA
3.3.1 Nội dung:
3.3.2 Cách thức tổ chức-tiến hành:
3.3.3 Thiết kế thể nghiệm
3.4 THAM QUAN DÃ NGOẠI
3.4.1 Nội dung.
3.4.2 Cách thức tổ chức-tiến hành:
3.4.3 Thiết kế thể nghiệm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng)
Phụ lục 2: PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dành cho giáo viên)
Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ CÁC NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA (Dành cho học sinh THPT)
PHỤ LỤC 4 : HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
PHỤ LỤC 5 : GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC LONG AN 5 NĂM: 2005- 2010
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải trí thì mời người có khiếu hài hước để
cuộc thi luôn sinh động.
Chương trình phải được sắp xếp một cách khoa học, như sắp xếp theo thể loại tiết
mục, cũng có thể chương trình được phân bổ theo thứ tự của từng ngày, từng buổi, từng
đêm,… Công bố công khai để mọi người theo dõi và chuẩn bị tốt. Để tránh khiếu nại, Ban tổ
chức nên công khai để các đơn vị bốc thăm thứ tự biểu diễn của mình,
Thông báo rõ qui định lúc diễn: thời gian cho chuẩn bị, thời gian cho biểu diễn, thời
gian được lố; các bộ phận cần liên hệ trước như âm thanh, ánh sáng…
Các nội dung thi, các câu hỏi phải được soạn kỹ cả phần hỏi lẫn phần đáp, được duyệt
kỹ trước khi đem ra sử dụng. Các dạng câu hỏi (kín, mở…) phải được thống nhất chung.
Ban tổ chức, ban giám khảo… cần chọn người có uy tín cao, các bộ phận phục vụ phải
là người thạo việc.
Rút kinh nghiệm: Đề lần sau tổ chức tốt hơn, động tác sau mỗi hội diễn là phải rút
kinh nghiệm, quyết toán kinh phí. Thành phần tham gia nên mời đủ đại diện các lực lượng
tham gia, nhân sự Ban tổ chức các bộ phận. Nội dung rút kinh nghiệm cần tập trung:
- Chuyên môn (biểu diễn, phục vụ biểu diễn, điều hành, kết quả…).
- Phục vụ: ăn ở, đi lại (diễn viên, đại biểu, khán giả…)
- Tuyên truyền, cổ động, trang trí…
- Thời gian: có phù hợp?
- Cá nhân, tập thể làm tốt, chưa tốt… Bài học kinh nghiệm cần phát huy và khắc phục.
Thu hồi vật dụng: Kiểm tra thu hồi lại toàn bộ vật dụng, nghiệm thu công việc, quyết
toán kinh phí kết thúc hội diễn. Làm thư cảm ơn, thông báo, báo cáo kết quả đạt được.
Bước 5: Đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá là dịp để học sinh tự rút ra bài học cho riêng mình từ kiến thức, nội dung các
tác phẩm văn học đến các kĩ năng, khả năng mình có được thông qua chương trình. Có
nhhiều hình thức đánh giá như:
Học sinh tự nhận xét chung về ý thức tham gia của mình.
Viết thu hoạch (một bài tự luận nhỏ) sau hoạt động nhằm thể hiện mức độ nhận thức
vấn đề của học sinh.
Thông qua câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó
của hoạt động.
Thông qua sản phẩm hoạt động.
3.3.3 Thiết kế thể nghiệm
Dưới đây là một chương trình sân khấu hóa mà chúng tôi đã tiến hành tại trường
THPT Thủ Thừa năm học 2009-2010.
GIAO LƯU VỚI BÁC NGUYỄN VĂN THƯƠNG-NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM “NGƯỜI BỊ CIA CƯA CHÂN SÁU LẦN”
(MÃ THIỆN ĐỒNG)
Bước 1. Chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động:
a. Một bản tóm tắt về tác phẩm và nhân vật gồm các nội dung chủ yếu:
- Tóm tắt tác phẩm.
- Giới thiệu một vài nét sơ lượt về cuộc đời thật của nhân vật.
b. Các câu hỏi giao lưu: học sinh nên chủ động chuẩn bị trước một số câu hỏi để giao lưu
theo những định hướng như:
- Hỏi về chi tiết trong tác phẩm: chi tiết nào là thật, chi tiết nào hư cấu,…
- Hỏi về những điểm tương đồng và khác biệt trong tâm tư tình cảm của nhân vật và
người thật,…
- Hỏi về ước mơ của nhân vật,…
- V…v…
c. Một số tiết mục văn nghệ phù hợp (ví dụ: các bài hát Cách mạng).
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên:
- Nêu mục đích của hoạt động, thông báo kế hoạch, thời gian tổ chức hoạt động cho học
sinh toàn trường.
- Liên hệ với nhân vật chính trong buổi giao lưu.
- Yêu cầu học sinh đọc tác phẩm.
- Chuẩn bị: bàn ghế, phông màn, quà lưu niệm, quà thưởng,..
- Dự trù thật chi tiết kinh phí giao lưu.
- Cùng học sinh chuẩn bị những tiết mục văn nghệ phù hợp (các bài hát Cách mạng)
phục vụ việc giao lưu.
b. Học sinh:
- Cử người dẫn chương trình hoạt động.
- Phân công người viết và trình bày phần tìm hiểu tác phẩm, tác giả, đặc biệt là nhân vật
.
- Dự kiến và thống nhất các nội dung, hình thức giao lưu: nghe những cảm nhận của
học sinh viết về tác phẩm, trò chuyện, văn nghệ,…
- Dựa vào những định hướng, chuẩn bị trước các câu hỏi để giao lưu.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho hoạt động giao lưu thêm sinh động, sôi nổi.
Bước 2. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Mở đầu bằng một vài tiết mục văn nghệ, hoặc diễn một trích đoạn ngắn trích trong tác
phẩm để chào mừng cuộc gặp gỡ, giao lưu với nhân vật chính của tác phẩm.
- Sau màn văn nghệ chào mừng, người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu
chương trình hoạt động.
2. Hoạt động giới thiệu:
- Người dẫn chương trình mời các thành phần tham gia giao lưu tự giới thiệu để hiểu
biết nhau và cùng nhau chia sẻ.
- Người được phân công viết và trình bày lên trình bày những cảm xúc, sự đánh giá của
cá nhân đối với tác phẩm, tác giả, đặc biệt là nhân vật.
3. Hoạt động giao lưu:
- Người dẫn chương trình lần lượt đặt các câu hỏi giao lưu. Trong quá trình giao lưu,
học sinh có thể trực tiếp đặt câu hỏi hoặc chuyển câu hỏi qua người dẫn chương trình.
- Bác Thương sẽ trực tiếp trả lời câu hỏi, hoặc có thể sẽ đặt lại câu hỏi cho học sinh trả
lời.
4. Chương trình văn nghệ: Đây là hoạt động giao lưu văn nghệ giữa học sinh và bác
Thương.
5. Hoạt động cuối cùng:
- Mời bác Thương phát biểu ý kiến.
- Người dẫn chương trình mời một (hoặc một vài) học sinh phát biểu cảm nghĩ của
mình về buổi giao lưu, về những vấn đề mình nhận thức được thông qua việc gặp gỡ
một chứng nhân lịch sử.
- Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn các đại biểu và tuyên bố kết thúc hoạt động.
3.4 THAM QUAN DÃ NGOẠI
3.4.1 Nội dung.
Trong tất cả các loại hình ngoại khoá văn học, có lẽ tham quan thực tế văn học là loại
hình ngoại khoá được học sinh yêu thích và tự nguyện tham gia sôi nổi nhất. Mục đích của
hoạt động này là thông qua những chuyến tham quan dã ngoại giáo dục tình yêu quê hương
đất nước, đem bài giảng vào đời thường, giảng dạy văn chương bằng trực quan sinh động.
Qua những chuyến thực tế, học sinh được quan sát tìm hiểu, lắng nghe và ghi chép lại những
nội dung phục vụ cho bài học. Sau đó áp dụng ngay những điều vừa tìm hiểu vào trong bài
viết tự luận của mình. Những chuyến tham quan này nếu được đầu tư nghiêm túc sẽ mang lại
nhiều lợi ích thiết thực.
Đây là hình thức thông dụng phổ biến nhất vừa giúp học sinh đến với thiên nhiên đất
nước và các di tích lịch sử để mở mang kiến thức về tác giả, tác phẩm lại vừa tạo cảm hứng
sáng tác. Hoạt động tham quan danh lam, thắng cảnh bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất
nước, tình cảm này là một điều kiện để cảm thụ văn chương sâu sắc và nhạy bén. Chúng ta
nên chọn những địa danh có thiên nhiên trữ tình thơ mộng gắn liền với những tác phẩm trong
chương trình để tạo cho cuộc tham quan dã ngoại vừa bổ ích vừa thú vị. Tổ chức cho các em
tham quan dã ngoại tại các địa điểm văn hóa lịch sử đã được xếp hạng tại địa phương và khu
vực lân cận trường học để có thể ngồi học tại đó. Kết hợp các bài giảng với các hoạt động
văn nghệ, đố vui,…
Chẳng hạn, có thể đến viếng mộ, đền thờ và nghe nói chuyện về nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu ở Bến Tre kết hợp với đi thuyền trên sống nước Tiền Giang, nghỉ ngơi và sinh hoạt
văn nghệ, sáng tác ở khu vườn trái cây Cồn Phụng hoặc đến Phan Thiết thăm di tích trường
Dục Thanh kết hợp lên đồi cát, đêm quây quần lửa trại ở biển Mũi Né sẽ tạo nhiều cảm xúc
đẹp, truyền thêm cảm hứng sáng tác cho học sinh,…
Sau những chuyến tham quan, chúng ta cần cho học sinh viết thu hoạch, bắt đầu trước
hết bằng các cuộc tham quan danh lam, thắng cảnh địa phương, các cuộc tham quan di tích
tác giả có trong chương trình như lăng mộ, nhà bảo tàng (Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Trãi, Tú Xương, Nguyến Khuyến, Nam Cao, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,…) rất có lợi
cho việc học tác giả đó; hoặc tuyển chọn những sáng tác hay để đăng trong các đặc san xuân
và hè của trường từ đó tiến hành thành lập “Câu lạc bộ thơ văn” quy tụ những học sinh yêu
thích và có năng khiếu sáng tác thơ văn. Cần tạo điều kiện hỗ trợ cho câu lạc bộ sinh hoạt
thường xuyên, có nhiều dịp đi dã ngoại, giao lưu để có nhiều cảm hứng sáng tác, có nhiều
tuyển tập thơ văn hay được ấn hành, phổ biến rộng rãi trong nhà trường.
Thông qua hoạt động, học sinh hiểu rõ hơn về những gì đã học, có ý thức ghi chép,
góp nhặt bổ sung, mở rộng kiến thức để tích lũy dần vốn hiểu biết của mình. Đồng thời qua
đó, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm qua các bài viết, đó là cơ sở của lòng yêu nước, yêu quê
hương, yêu con người của học sinh ngày nay.
Hoạt động tham quan quan dã ngoại giúp các em phát huy và nâng cao ý thức tự quản
của học sinh. Tinh thần tập thể, hăng hái, năng động, nhiệt tình; tình đoàn kết, gắn bó và thân
thiện với nhau hơn. Những chuyến đi dã ngoại luôn là thú vui, niềm say mê của các em học
sinh sau những ngày học căng thẳng mệt nhọc. Nếu nhà trường tạo điều kiện cho tổ bộ môn
Ngữ văn làm tốt hoạt động này, chắc chắn tiết học văn sẽ không còn nhàm chán như nhiều
em đã nghĩ.
3.4.2 Cách thức tổ chức-tiến hành:
Mỗi năm, tùy theo đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa phương, tổ bộ môn
phối hợp với Đoàn TNCS, hội PHHS tổ chức cho học sinh tham quan học tập mỗi học kỳ
một lần. Đây là hoạt động có ý nghĩa giúp học sinh hiểu biết thêm, bổ sung thêm vào kho
tàng kiến thức của mình những tri thức thực tế.
Địa điểm tổ chức thường là các nơi có nhiều thắng cảnh, có ý nghĩa lịch sử, có ý nghĩa
văn học,… gắn liền với những bài dạy trên lớp để học sinh có thêm những hiểu biết mới.
Qua chuyến tham quan, học sinh ghi chép lại những kiến thức tích lũy được và viết bài
cảm tưởng làm thu hoạch.
Để tổ chức thành công chuyến tham quan dã ngoại phục vụ học tập trong phần hoạt
động ngoại khóa, đặc biệt là ngoại khóa văn học, cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Chuẩn bị:
Xác định lí do, mục đích yêu cầu, ý nghĩa để tổ chức chuyến tham quan, dã ngoại; xác
định các yêu cầu cụ thể đối với Ban tổ chức và từng đối tượng tham gia.
Xác định nội dung chuyến đi: thông qua mục đích chuyến đi, đoàn tham quan cần tạo
điều kiện gì để học sinh mở rộng thêm sự hiểu biết về vốn văn hóa, về cuộc sống của người
dân nơi đến;…
Xác định thời gian chính thức của chuyến đi bắt đầu từ lúc đi cho đến khi kết thúc.
Đối với người tổ chức, cần phải dự trù cả thời gian trước, sau, và cả thời gian dự phòng cho
chuyến đi.
Địa điểm tham quan cần được chú ý chọn lựa kĩ càng, cần ưu tiên chọn các địa điểm,
di tích lịch sử gắn liền với các tác phẩm văn học, với tên tuổi tác giả văn học nổi tiếng có
trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THPT,… Tuy nhiên, cần lưu ý xem xét một số
vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của chuyến đi như:
- Địa điểm có đảm bảo an ninh không?
- Có thuận tiện cho việc bố trí ăn ở, nghỉ cho cả đoàn không?
- Giá cả sinh hoạt, vật dụng lưu niệm ở nơi chuẩn bị đến gồm những gì, giá cả ra sao?
- Thời tiết như thế nào?
- Phong tục tập quán địa phương ra sao?
- Công tác tổ chức giao lưu cần chuẩn bị gì?
Xác định phương tiện phục vụ chuyến đi như phương tiện di chuyển, ăn ở của cả đoàn
ra sao, đồ dùng cá nhân, trang phục cần đảm bảo như thế nào,…để chương trình được diễn ra
một cách an toàn và hiệu quả.
Cần chọn thành viên trong Ban tổ chức, Ban chỉ huy là những người có những phẩm
chất như nhiệt tình, yêu thích loại hình hoạt động tham quan dã ngoại; người có nhiều kinh
nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tham quan, đồng thời phải là những người có đầy
đủ sức khỏe, am hiểu công việc sắp làm. Nên phân công cụ thể từng thành viên với từng loại
công việc.
Lên kế hoạch dự trù kinh phí một cách chi tiết, đặc biệt là phải có kinh phí dự phòng
để đề phòng trường hợp đột xuất có thể xảy ra.
Bước 2. Soạn kế hoạch:
1. Viết kế hoạch:
- Mục đích, ý nghĩa chuyến đi.
- Nội dung của chuyến đi (Giải thích rõ đi để làm gì? Vì sao đi?...).
- Đối tượng tham gia: Tổng số thành viên là bao nhiêu, độ tuổi, nam, nữ, sức khỏe loại gì?
Có cần gia đình bảo lãnh hay không? Nơi cư trú?...
- Thời gian: bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào? Thời gian đăng ký? Hết hạn?...
- Phương tiện: các loại phương tiện di chuyển. Vật dụng cần mang theo của cá nhân.
- Địa điểm: nêu địa điểm chính cần đến (đích đến).
- Tài chính: khả năng đóng góp cá nhân (số tối thiểu phải đóng góp).
- Ban tổ chức, Ban chỉ huy: (công bố danh sách cụ thể).
2. Lên chương trình chi tiết với các nội dung như:
- Thời gian chi tiết (ngày, giờ) sẽ thực hiện chuyến tham quan dã ngoại.
- Công việc cho từng thời gian cụ thể.
- Người phụ trách từng phần sẽ làm gì.
- Những ghi chú cần thiết để tránh trường hợp rủi ro.
Soạn thật cụ thể, chi tiết các nội quy, điều luật của chuyến tham quan sẽ giúp chuyến
đi diễn ra trong an toàn, hiệu quả.
Bước 3. Phổ biến chương trình:
Sau khi hoàn thành kế hoạch cần phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
các bộ phận có trách nhiệm.
Ra thông báo mời gọi: Nhờ phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức Đoàn-Hội thông
báo về chuyến đi, trong thông báo cần nêu: nêu sơ nét về chuyến đi: mục đích, nội dung, thời
gian, địa điểm…; cách thức đăng ký (ở đâu, ai nhận, số tiền cần đóng góp, hạn chót đăng
ký…); số lượng tham gia.
Họp Ban tổ chức lần I, II, III.
Chốt lại danh sách học sinh đăng kí.
Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận tham gia tham quan dã ngoại.
Bước 4. Điều hành chuyến đi
A. Trước chuyến đi:
1. Tổ chức họp mặt:
Trước khi tiến hành chuyến tham quan dã ngoại cần tổ chức họp mặt toàn đoàn triển
khai một số nội dung sau:
- Nắm chắc lại lực lượng tham gia, lên danh sách, địa chỉ liên hệ…
- Phân chia tổ để sinh hoạt làm quen.
- Thông qua kế hoạch, nội dung, chương trình, nội qui để các thành viên nắm bắt, tổ chức,
thảo luận, giải đáp thắc mắc (nếu có).
- Phát hiện “tài năng” mới bổ sung cho các ban hoạt động của đoàn đi. Tập các bài hát qui
định, tập văn nghệ…
2. Ra mắt Ban tổ chức, Ban chỉ huy:
- Ra mắt BTC, BCH đoàn đi.
- BTC, BCH báo cáo tóm tắt diễn biến chuyến đi.
- BTC, BCH có thể mời người am hiểu về địa phương dự định đến để nói rõ thêm tình hình
sắp tới.
- Động viên tinh thần người tham gia.
- Gởi kế hoạch đi các nơi có liên quan, các địa phương đoàn đến để xin hỗ trợ nơi ăn ở…
3. Kiểm tra lần cuối:
- Kiểm tra số lượng, chốt danh sách…
- Kiểm tra lại trang bị vật dụng, xe…
- Kiểm tra sức khỏe, tài chính…
B. Trong chuyến đi:
Bám sát chương trình chi tiết để thực hiện (cố gắng tránh thay đổi nhiều). Phân công
công việc rõ ràng cho tổ trực, phân công người trực chỉ huy.
Mỗi ngày đều có rút kinh nghiệm, nhắc nhở việc chấp hành nội qui, giờ giấc sinh hoạt
(có chế độ động viên khen thưởng đúng người, đúng việc).
Ban chỉ huy luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, phải là hạt nhân đoàn kết từ đó thu
hút hoạt động của các thành viên trong đoàn.
Thực hiện thông suốt chế độ thông tin giữa đoàn với địa phương nơi đến; đoàn với bộ
phận trực ở nhà.
C. Sau chuyến đi
- Tổ chức đón đoàn về (bộ phận trực ở nhà).
- Chọn ngày (2, 3 ngày sau) báo cáo lại kết quả chuyến đi, có kết hợp triển lãm tranh, ảnh vật
lưu niệm, sổ nhật ký hành trình, bài thu hoạch của học sinh,…
- Quyết toán chi phí, hợp đồng…
- Gởi thư cảm ơn đến các đơn vị tài trợ, báo đài, các địa phương, cá nhân giúp đỡ đoàn.
- Rút kinh nghiệm toàn bộ chuyến đi.
3.4.3 Thiết kế thể nghiệm
Dưới đây là mẫu thiết kế chương trình tham quan dã ngoại dành cho trường THPT
KẾ HOẠCH THAM QUAN DÃ NGOẠI (…)
CỦA TRƯỜNG (…)
Năm học:
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Mục đích:
- Nằm trong mục tiêu giáo dục của trường THPT (…), chuyến tham quan dã ngoại
thuộc chương trình học tập trong năm. Với mục đích tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu xác
thực địa lí tự nhiên, kinh tế, du lịch, và con người Việt Nam.
- Giúp học sinh có thêm tư liệu và những thông tin liên quan đến các tác phẩm văn
học được giảng dạy trong chương trình văn học cấp III hiện hành, đặc biệt là những tác
phẩm văn học nổi tiếng đã ăn sâu vào tâm thức nhiều thế hệ học trò, giúp các bạn trẻ có
thêm tình yêu với văn học nước nhà đồng thời giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu trong
quá trình giảng dạy.
- Giúp phát huy và nâng cao ý thức tự quản của học sinh. Tinh thần tập thể, hăng hái,
năng động, nhiệt tình; tình đoàn kết, gắn bó và thân ái với nhau.
- Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên học sinh trong trường,
giúp các em có thời gian thư giãn sau những ngày học tập căng thẳng; giúp các em có dịp
giao lưu học hỏi kinh nghiệm với nhau thông qua các hoạt động cụ thể của chuyến đi.
- Nhà trường tổ chức chuyến tham quan, dã ngoại nhằm lập thành tích chào mừng một
sự kiện, hoặc một ngày lễ nào đó (ví dụ như ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/3).
2. Yêu cầu:
- Triển khai kế hoạch và thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của Ban giám hiệu về
chuyến đi.
- Phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường và ngoài xã hội.
- Sự tham gia nhiệt tình, hăng hái và có trách nhiệm của tất cả học sinh trong trường.
- Đảm bảo an toàn cho Đoàn viên, thanh niên học sinh trong suốt chuyến tham quan.
II. Nội dung tổ chức:
a. Chủ đề của chuyến đi tùy thuộc vào phương châm của loại hình tham quan của nhà
trường đặt ra. (Ví dụ: “Văn hóa, truyền thống, cộng đồng, thiên nhiên”).
- Văn hóa: Đoàn cần tạo điều kiện gì để các thành viên trong đoàn mở rộng thêm hiểu
biết về phong tục tập quán nơi đến, danh lam thắng cảnh của đất nước, đời sống, mức sống
của người dân,…
- Truyền thống: Đoàn làm gì, đến đâu để các thành viên trong đoàn hiểu thêm các giá trị
truyền thống của dân tộc (đền, chùa, miếu, đình…), các di tích cách mạng (địa đạo Củ
Chi,…), địa chỉ văn học (chùa Tông Thạnh-Cần Giuộc-Long An,…)
- Cộng đồng: Đoàn cần thường xuyên tổ chức, giao lưu, tọa đàm, sinh hoạt vòng tròn, lửa
trại,… giúp các thành viên thỏa mãn nhu cầu giao lưu, đồng thời giúp họ tự tìm hiểu thêm
các nội dung khác.
- Thiên nhiên: đoàn cần đưa các thành viên của mình có dịp trở lại gắn bó hòa mình với
thiên nhiên bằng nhiều hình thức: tham quan rừng, xem một buổi ra đồng của nông dân, bơi
thuyền trên sông…, từ đấy khơi gợi lên lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có trách nhiệm
bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, để hiểu rõ và sâu hơn các nội dung trên cần có nhiều nội dung kèm theo sau
chuyến đi như: thi đố về các nơi đã đến, viết bài khảo sát, thi kể chuyện, thi thiết kế chương
trình giao lưu, thi ảnh phóng sự,…
b. Địa điểm: chương trình tham quan dã ngoại thường chọn những địa điểm có khu di
tích nổi tiếng, có danh lam thắng cảnh đẹp có ý nghĩa lịch sử gắn liền với những bài dạy trên
lớp để học sinh có thêm hiểu biết mới.
c. Thời gian tổ chức: thường vào những ngày cuối tuần (hoặc nghỉ lễ nhiều).
d. Phương tiện:
- Hình thức đi: tùy theo quãng đường mà có hình thức khác nhau.
- Ăn, ở:
- Trang phục:
e. Số lượng tham gia: (danh sách đính kèm)
Lớp Số lượng Giáo viên phụ trách Ghi chú
12
11
10
f. Kinh phí: Kinh phí các chuyến đi thường do cá nhân đóng góp.
g. Nội quy, giờ giấc sinh hoạt.
III. Sau chuyến đi
Qua chuyến tham quan, học sinh ghi chép lại những kiến thức tích luỹ được và viết bài
cảm tưởng làm thu hoạch.
TIỂU KẾT
Để có thể vận dụng thành công các phương pháp ngoại khóa văn học, cần sắp xếp thời
gian biểu cho môn học một cách khoa học và linh hoạt.
Ưu điểm của hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng là tác
động tích cực tới các hoạt động lao động tiếp thu tri thức mới của học sinh, nâng cao được
tính chuyên môn trong quá trình đào tạo và giảng dạy của giáo viên (lý thuyết gắn liền với
thực tế), nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, con người của học sinh,…
Bên cạnh những ưu điểm như trên, hoạt động ngoại khóa cũng có một số nhược điểm:
Đòi hỏi phải tổ chức được thời gian một cách hợp lý. (Cách giải quyết: Dựa theo lịch sắp xếp
của trường và tổ chuyên môn, như vậy có thể sắp xếp được); Đòi hỏi phải có người đứng ra
tổ chức các hoạt động này một cách chuyên nghiệp (Cách giải quyết: có thể kết hợp với các
công ty du lịch nào đó tại địa phương); Kinh phí thực hiện khó khăn (Cách giải quyết: Có thể
kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, sự ủng hộ của khu di tích
lịch sử hoặc kinh phí của trường hay sự hỗ trợ từ phía gia đình học sinh); Giáo viên dạy phải
thực sự nắm được công việc thực tế.
Hiện nay, cách vận dụng các phương pháp dạy học văn khá đa dạng, phong phú, đòi
hỏi người giáo viên-người chỉ đạo học sinh tiếp cận văn chương phải biết vận dụng linh
hoạt, sáng tạo để không tạo nên sự nhàm chán, công thức trong quá trình dạy-học.
Tóm lại, chúng tôi đã đưa ra một số nội dung và cách thức tổ chức-thực hiện hoạt
động ngoại khóa văn học. Vấn đề được đưa ra để vận dụng, áp dụng không mới, song rất cần
thiết để góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn từ việc tạo cho học sinh sự say mê, yêu
thích môn văn.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Hoạt động ngoại khóa văn học là một hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong
giai đoạn cách mạng dạy học hiện nay. Đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự cộng đồng
trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là của đội ngũ giáo viên bộ môn Ngữ văn.
2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa văn học ở trường THPT trong thời gian qua được
sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu; được sự ủng hộ của giáo viên và học sinh; đặc biệt
là được sự quan tâm của toàn xã hội đã mang lại một số kết quả nhất định. Song nội dung,
hình thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới không ngừng của
xã hội; chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của một thế hệ trẻ đầy đủ bản lĩnh trí tuệ,
đạo đức, văn hóa, lối sống mới.
3. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho các hoạt động ngoại
khóa văn học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
4. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng hoạt động ngoại khóa văn học
cho học sinh THPT, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp chính như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò, nhiệm
vụ của hoạt động ngoại khóa văn học.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa văn học trong một năm học
cho học sinh THPT.
Biện pháp 3: Tăng cường quản lí việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là
ngoại khóa văn học cho học sinh.
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại
khóa văn học.
Biện pháp 5: Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn thanh niên trong các hoạt động.
Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc
tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học cho học sinh.
Biện pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện, kinh phí cho hoạt
động ngoại khóa văn học cho giáo viên và học sinh.
Chúng tôi tin rằng các biện pháp nêu trên đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo, đạt
tính thực tiễn, tính đồng bộ và tính khả thi, đồng thời giúp giáo viên văn học tập trung giải
quyết những hạn chế, khó khăn cơ bản trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa văn hoc
cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học Tiếng
Việt, NXB Giáo Dục.
2. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa Học
Xã Hội.
3. Phạm Văn Đồng (1986), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, NXB
Giáo Dục.
4. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, NXB Khoa Học Xã Hội.
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm
văn chương, NXB Giáo Dục.
6. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn THCS,
NXB ĐHSP.
7. Lê Tiến Hùng-Hà Nhật Thăng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo
dục.
8. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, NXB Giáo Dục.
9. Phan Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt
(1996), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Phan Trọng Luận (2005), Phan Trọng Luận tuyển tập, NXB Giáo Dục.
11. Hồ Chí Minh, Bàn về giáo dục (1962), NXB Giáo dục.
12. Trần Thị Tuyết Oanh-Phạm Khắc Chương-Phạm Viết Vượng-Nguyễn Văn Diện-
Lê Tràng Định (2000),Giáo trình Giáo dục học - tập 2, NXB Đại học Sư phạm.
13. Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên) (1990), Địa chí Long An, NXB
Long An và NXB Khoa học xã hội.
14. Trần Mạnh Thường (2005), Almanac kiến thức văn hóa-giáo dục, NXB Văn hóa-
Thông tin.
15. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (tuyển chọn và giới thiệu)
(2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn-Tiếng Việt, NXB Giáo
Dục.
16. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
17. Phan Văn Tường (2007), Bước đầu tìm hiểu văn học ở Long An, NXB Văn Nghệ.
18. Viện Nghiên cứu giáo dục - Trung tâm Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục (2007), Hội thảo khoa học “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc
nâng cao chất lượng dạy-học trong nhà trường phổ thông”.
19. Trường Cán bộ quản lí giáo dục Tp.Hồ Chí Minh (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa
học về vấn đề “Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
phổ thông”.
20. Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Tạp chí khoa học số
11.
21. Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội lần thứ
III.
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường THPT (2007), NXB Giáo dục.
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường Tiểu học (2007), NXB Giáo dục.
24. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn-Phần
hướng dẫn thực hiện (2008), NXB Giáo dục.
25. Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010 (2001), NXB Giáo dục.
26. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam-khóa 11 (2005), Luật Giáo
dục (2005), NXB Chính trị quốc gia.
27. E. K. Krupskaja, Hội nghị toàn quốc nước Nga (1938), Các vấn đề về công tác
ngoài lớp.
28. A. X. Macarenco, Một số kinh nghiệm giáo dục (1974), NXB Giáo Dục.
29. V. A. Nhikopxki (Ngọc Toàn, Bùi Lê dịch) (1978), Phương pháp dạy học văn ở
nhà trường phổ thông, NXB Giáo Dục.
30. A. V. Petrovski chủ biên, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm-tập 2 (1982),
NXB Giáo dục.
31. Savier Rogiers (1982), Khoa sư phạm tích hợp, NXB Giáo dục.
32. Z. Ia. Rez (chủ biên) (Phan Thiều dịch) (1983), Phương pháp luận dạy văn học,
NXB Giáo Dục.
Phụ lục 1:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng)
Để giúp chúng tôi nghiên cứu việc chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại khóa văn học
của Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đối với học sinh bậc THPT, xin các đồng chí vui
lòng cộng tác và cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây:
Câu 1: Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh bậc THPT có vai trò như thế
nào đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh? (Xin đánh dấu
X vào câu phù hợp)
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Ít quan trọng
d. Không quan trọng
Câu 2: Việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại
đơn vị đồng chí đạt ở mức độ nào? (Xin đánh dấu X vào câu phù hợp)
Stt Chức năng
Mức độ
Tốt Khá Trung bình Yếu
1 Xây dựng kế hoạch
2 Tổ chức
3 Chỉ đạo
4 Kiểm tra, đánh giá
Câu 3: Đơn vị của đồng chí đã tổ chức thực hiện các loại hình hoạt động ngoại khóa
nào và hiệu quả của loại hình đó?
Stt Loại hình
Thực hiện Hiệu quả
Có Không Tốt Khá TB Yếu
1 Tham quan, du lịch về nguồn
2 Trao đổi, giao lưu với các tác
giả đương thời
3 Tổ chức các hội thi: ngâm thơ,
thuyết trình, văn nghệ, sáng tác
4 Tổ chức các buổi nói chuyện
chuyên đề
5 Tổ chức các câu lạc bộ
6 Sưu tầm
7 Đọc ngoại khóa
* Chú thích: TB: trung bình
Câu 4: Ngoài các loại hình hoạt động ngoại khóa trên, đơn vị các đồng chí còn tổ chức
thực hiện các loại hình hoạt động nào khác không? Xin các đồng chí vui lòng bổ sung thêm
(ghi ở phần đề xuất), chúng tôi rất trân trọng các đóng góp của đồng chí.
Đề xuất:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………
Câu 5: Những thuận lợi, khó khăn của nhà trường khi tổ chức hoạt động ngoại khóa
cho học sinh?
5.1 Thuận lợi:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………
5.2 Khó khăn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………
Câu 6: Theo đồng chí, mức độ quan trọng của những nội dung hoạt động ngoại khóa
dưới đây nên được xác định như thế nào?
Stt
Mức độ
Rất
quan
Quan
trọng
Ít
quan
Không
quan
Các nội dung HDNK trọng trọng trọng
1 Tham quan, du lịch
2 Sưu tầm các tác phẩm, câu chuyện về lịch sử, địa
danh, con người, phong tục,… địa phương
3 Gặp gỡ, giao lưu tác giả văn học, chứng nhân
lịch sử.
4 Sáng tác văn học
5 Hội diễn sân khấu các tác phẩm học trong
chương trình phổ thông trung học.
6 Trò chơi ngoại khóa
7 Nói chuyện chuyên đề
Câu 7: Theo đồng chí, ý thức, thái độ của học sinh nhà trường khi tham gia các hoạt
động ngoại khóa đạt ở mức độ nào?
Stt
Các nội dung HDNK
Mức độ nhận thức, biểu hiện
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1 Tham quan, du lịch
2 Sưu tầm các tác phẩm, câu chuyện về lịch sử,
địa danh, con người, phong tục,… địa phương
3 Gặp gỡ, giao lưu tác giả văn học, chứng nhân
lịch sử.
4 Sáng tác văn học
5 Hội diễn sân khấu các tác phẩm học trong
chương trình phổ thông trung học.
6 Trò chơi ngoại khóa
7 Nói chuyện chuyên đề
Câu 8: Theo đồng chí, mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại
khóa cho học sinh dưới đây, nên được xác định như thế nào?
Stt Tính cần thiết Rất Cần Ít Không
Các biện pháp CT thiết CT CT
1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, đặc biệt
là giáo viên bộ môn về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại
khóa .
2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho
nhà trường
3 Tăng cường quản lí việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa.
4 Nâng cao chất lượng công tác, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa cho giáo viên bộ môn
5 Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường và
xã hội trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho
học sinh
7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí
phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa
* Chú thích: CT: cần thiết
Câu 9: Theo đồng chí, mức độ khả thi các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa
dưới đây được xác định ở mức độ nào?
Stt
Tính khả thi
Các biện pháp
Rất
khả
thi
Khả
thi
Ít khả
thi
Không
khả thi
1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, đặc
biệt là giáo viên bộ môn về vị trí, vai trò của hoạt
động ngoại khóa .
2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho
nhà trường
3 Tăng cường quản lí việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa.
4 Nâng cao chất lượng công tác, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa cho giáo viên bộ môn
5 Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường
và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa
cho học sinh
7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh
phí phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa
Câu 10: Ngoài các biện pháp trên, theo đồng chí còn có các biện pháp nào khác? (Vui
lòng ghi ở phần đề xuất, chúng tôi rất trân trọng với các đề xuất của đồng chí).
Biện pháp khác:
....................................................................................................................................................
......................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của đồng chí!
Phụ lục 2:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên)
Để giúp chúng tôi nghiên cứu việc tổ chức, thực hiện hoạt động ngoại khóa cho học
sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trung học phổ
thông, kính xin quý thầy cô vui lòng cộng tác và cho biết ý kiến về một số vấn đề sau:
Câu 1: Theo quý thầy cô, hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT hiện nay có vai trò
như thế nào?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Ít quan trọng
d. Không quan trọng
Câu 2: Các loại hình hoạt động ngoại khóa của trường và hiệu quả của loại hình đó tại
đơn vị của đồng chí?
Stt Loại hình
Thực hiện Hiệu quả
Có Không Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1 Tham quan, du lịch về nguồn
2 Trao đổi, giao lưu với các tác giả
đương thời
3 Tổ chức các hội thi: ngâm thơ,
thuyết trình, văn nghệ, sáng tác,…
4 Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên
đề
5 Tổ chức các câu lạc bộ
6 Sưu tầm văn học địa phương
7 Đọc ngoại khóa
Câu 3: Theo quý thầy cô, mức độ quan trọng của những nội dung hoạt động ngoại
khóa dưới đây nên được xác định như thế nào?
Stt Mức độ
Các nội dung HĐNK
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Ít
quan
trọng
Không
quan
trọng
1 Tham quan, du lịch
2 Sưu tầm các tác phẩm, câu
chuyện về lịch sử, địa danh, con
người, phong tục,…địa phương
3 Gặp gỡ, giao lưu tác giả văn học,
chứng nhân lịch sử
4 Sáng tác văn học
5 Hội diễn sân khấu các tác phẩm
học trong chương trình phổ thong
trung học
6 Trò chơi ngoại khóa
7 Nói chuyện chuyên đề
Câu 4: Ngoài các nội dung hoạt động ngoại khóa trên, theo quý thầy cô còn có các nội
dung nào khác mang lại hiệu quả giáo dục cao?
*Đề xuất:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………
Câu 5: Những thuận lợi, khó khăn của nhà trường khi tổ chức hoạt động ngoại khóa
cho học sinh?
5.1 Thuận lợi:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………
5.2 Khó khăn:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………
Câu 6: Theo quý thầy cô, các hình thức tổ chức hoạt động nào sau đây đem lại hiệu quả
giáo dục được học sinh yêu thích?
Stt Hình thức tổ chức
Sử dụng Hiệu quả
TX TT
ÍT
SD
K
SD
Rất
HQ
HQ
Ít
HQ
K
HQ
1 Tham quan, du lịch về nguồn
2 Các cuộc thi tìm hiểu các vấn đề
về văn học.
3 Gặp gỡ, giao lưu các tác giả
đương thời.
4 Các buổi nói chuyện chuyên đề
5 Ngâm thơ
6 Diễn các tác phẩm văn học, các
văn bản kịch bản sân khấu
7 Thuyết trình
8 Sưu tầm văn học địa phương
9 Đọc ngoại khóa
10 Sáng tác
* Chú thích: TX: thường xuyên;
TT: thỉnh thoảng;
K: Không.
Câu 7: Theo thầy cô đánh giá thái độ tham gia các hoạt động ngoại khóa của học sinh
trường mình đạt mức độ nào?
Stt
Các nội dung
hoạt động ngoại khóa
Mức độ
Rất
yêu
thích
Yêu
thích
Bình
thường
Không
thích
1 Tham quan, du lịch về nguồn
2 Các cuộc thi tìm hiểu các vấn đề về văn học.
3 Gặp gỡ, giao lưu các tác giả đương thời.
4 Các buổi nói chuyện chuyên đề
5 Ngâm thơ
6 Diễn các kịch bản sân khấu
7 Thuyết trình
8 Sưu tầm văn học
9 Đọc ngoại khóa
10 Sáng tác
Câu 8: Trong các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa cho học sinh sau đây, theo
thầy cô đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp như thế nào?
Stt Mức độ cần thiết
Các biện pháp
Rất
CT
Cần
thiết
Ít
CT
Không
CT
1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị
trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa
2 Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho học sinh
3 Tăng cường quản lí các hoạt động ngoại khóa cho học
sinh
4 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức hoạt động ngoại
khóa cho học sinh
5 Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho
học sinh
7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh
phí cho hoạt động phục vụ các hoạt động ngoại khóa
* Chú thích: CT: cần thiết
Câu 9: Trong các biện pháp quản lí tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh sau đây,
theo thầy cô đánh giá tính khả thi của từng biện pháp ở mức độ nào?
Stt Mức độ khả thi
Các biện pháp
Rất
KT
Khả
thi
Ít
KT
Không
KT
1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị
trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa
2 Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho học sinh
3 Tăng cường quản lí các hoạt động ngoại khóa cho học
sinh
4 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức hoạt động ngoại
khóa cho học sinh
5 Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường
THPT
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa
cho học sinh
7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh
phí cho hoạt động phục vụ các hoạt động ngoại khóa
* Chú thích: KT: khả thi
Câu 10: Ngoài những biện pháp trên, nếu có biện pháp khác, xin quý thầy cô bổ sung
thêm (vui lòng ghi ở phần đề xuất), chúng tôi rất trân trọng với các đề xuất của thầy cô.
Biện pháp khác:
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
................................................................
.....................................................................................................................................................
.......................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của quý thầy cô!
Phụ lục 3:
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ CÁC NỘI DUNG VÀ
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
(Dành cho học sinh THPT)
Để phục vụ cho việc nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn
học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT, các em vui
lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau.
Câu 1: Theo các em, hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT hiện nay có vai trò như
thế nào? (Nếu thấy nội dung nào phù hợp thì đánh dấu X vào cột tương ứng).
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Ít quan trọng
d. Không quan trọng
Câu 2: Em hãy cho biết ý kiến của bản thân về những mục tiêu hoạt động ngoại khóa
dưới đây bằng cách đánh dấu X vào cột phù hợp (mỗi câu chỉ chọn một mức).
Stt Mục tiêu HĐNK
Mức độ
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1 Bồi dưỡng thái độ tích cực tham gia các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2 Gắn bó nhà trường với địa phương.
3 Giúp học sinh ham thích môn học hơn.
4 Xây dựng được không khí học tập vui tươi,
lành mạnh.
5 Đáp ứng nhu cầu, tâm lí.
6 Mở rộng, nâng cao kiến thức.
Câu 3: Trong các nội dung hoạt động ngoại khóa dưới đây, em đã tham gia những nội
dung nào, mức độ tham gia thực hiện của các em ra sao? (mỗi câu chỉ chọn một mức)
Stt
Nội dung HĐNK
Thực hiện Mức độ
Có Không
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao
giờ
1 Đọc tất cả các tác phẩm có trong chương
trình.
2 Đọc các tác phẩm của cùng tác giả.
3 Đọc các tác phẩm có cùng đề tài.
4 Đọc các tác phẩm cùng thể loại.
5 Sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian
địa phương.
6 Sưu tầm những tác phẩm viết về địa
phương.
7 Sưu tầm những tác phẩm của các tác giả
địa phương
8 Tham gia ngâm thơ, hát dân ca, hát các
tác phẩm thơ được phổ nhạc.
9 Tham gia diễn kịch.
10 Tham gia các buổi trao đổi, giao lưu với
các tác giả đương thời.
11 Tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề.
12 Diễn thuyết trước lớp, trước trường.
13 Tham gia sáng tác.
14 Tham gia các câu lạc bộ văn học của nhà
trường.
15 Tham gia các buổi tham quan, dã ngoại về
nguồn.
Câu 4: Ngoài các loại hình hoạt động ngoại khóa nói trên, các em còn tham gia các
loại hình hoạt động nào khác của nhà trường không? Xin các em vui lòng ghi bổ sung ở phần
đề xuất, chúng tôi rất trân trọng các đóng góp của các em.
Đề xuất:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 5: Những thuận lợi, khó khăn của các em khi tham gia các hoạt động ngoại khóa
nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng?
5.1 Thuận lợi:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…
5.2 Khó khăn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……
Câu 6: Trong các hình thức tổ chức hoạt động của trường, của giáo viên bộ môn sau
đây, nội dung nào em thích nhất?
Stt Hình thức tổ chức
Mức độ yêu thích
Rất
thích
Thích Bình
thường
Không
thích
1 Đọc tất cả các tác phẩm có trong
chương trình.
2 Đọc các tác phẩm của cùng tác giả.
3 Đọc các tác phẩm có cùng đề tài.
4 Đọc các tác phẩm cùng thể loại.
5 Sưu tầm những tác phẩm văn học dân
gian địa phương.
6 Sưu tầm những tác phẩm của các tác
giả địa phương.
7 Sưu tầm những tác phẩm viết về địa
phương.
8 Hội diễn các tác phẩm: ngâm thơ,
diễn kịch.
9 Các buổi nói chuyện chuyên đề.
10 Các buổi gặp gỡ giao lưu với tác giả,
nhân vật văn học đương thời.
11 Diễn thuyết về một đề tài văn học.
12 Các câu lạc bộ văn học trong nhà
trường
13 Các hoạt động sáng tác văn chương.
14 Các hình thức tham quan, dã ngoại
phục vụ học tập.
Câu 7: Trong các hình thức tổ chức hoạt động của trường, của giáo viên bộ môn sau
đây, nội dung nào theo em là có hiệu quả thiết thực nhất?
Stt Hình thức tổ chức
Hiệu quả
Rất
hiệu quả
Hiệu quả Ít hiệu quả Không
hiệu quả
1 Đọc tất cả các tác
phẩm có trong
chương trình.
2 Đọc các tác phẩm
của cùng tác giả.
3 Đọc các tác phẩm
có cùng đề tài.
4 Đọc các tác phẩm
cùng thể loại.
5 Sưu tầm những tác
phẩm văn học dân
gian địa phương.
6 Sưu tầm những tác
phẩm của các tác
giả địa phương.
7 Sưu tầm những tác
phẩm viết về địa
phương.
8 Hội diễn các tác
phẩm: ngâm thơ,
diễn kịch.
9 Các câu lạc bộ văn
học trong nhà
trường
10 Các hoạt động sáng
tác văn chương.
11 Các buổi nói
chuyện chuyên đề.
12 Các buổi gặp gỡ
giao lưu với tác giả,
nhân vật văn học
đương thời.
13 Diễn thuyết về một
đề tài văn học.
14 Các hình thức tham
quan, dã ngoại phục
vụ học tập.
Câu 8: Ngoài các hình thức hoạt động ngoại khóa trên, theo các em còn có các hình
thức nào khác mang lại hiệu quả giáo dục cao? (Các em vui lòng ghi ở phần đề xuất, chúng
tôi rất trân trọng các đóng góp của các em).
*Đề xuất:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…….
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các em!
PHỤ LỤC 4
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
Công việc của giáo viên Công việc của học sinh
Thông tin
về thư
mục và thể
loại
Cung cấp tất cả những thông
tin về các yếu tố:
- Tiêu đề
- Tác giả
- Nhà xuất bản
- Năm xuất bản
- Thể loại
Trình bày tất cả các thông tin, những suy
nghĩ, quan điểm của bản thân về những
điểm mạnh, điểm yếu; về giá trị thẩm mỹ và
giá trị giáo dục của tác phẩm với đầy đủ các
về các yếu tố sau:
- Tiêu đề
- Tác giả
- Nhà xuất bản
- Năm xuất bản
- Thể loại
Các yếu tố
văn
chương
Yêu cầu học sinh biết và miêu
tả chính xác với rất nhiều chi
tiết cụ thể về những yếu tố sau:
- Cốt truyện
- Bối cảnh
- Nhân vật
- Quan điểm của tác giả
- Chủ đề
- Phong cách nghệ thuật
Miêu tả chính xác nhiều chi tiết cụ thể về
các yếu tố sau:
- Cốt truyện
- Bối cảnh
- Nhân vật
- Quan điểm của tác giả
- Chủ đề
- Phong cách nghệ thuật
Đặc tính
thể loại
- Biết tất cả những chi tiết
chính xác, tất cả các tiêu chí cơ
bản về loại thể của các văn bản
được giới thiệu.
- Cung cấp ít nhất 5 tác phẩm
cụ thể chứng minh nhận định
trên.
- Trình bày chính xác tất cả những chi tiết,
các tiêu chí cơ bản về loại thể của các văn
bản được đọc.
- Cung cấp ít nhất 5 ví dụ cụ thể chứng minh
nhận định trên.
Phân tích
Lưu ý học sinh:
- Sử dụng nhiều dẫn chứng, ý
- Sử dụng nhiều dẫn chứng, ý kiến trong tác
kiến trong tác phẩm, giáo trình,
các bài phê bình khi đánh giá
và thảo luận tất cả các yếu tố
sau để thẩm định giá trị tác
phẩm:
- Hiệu quả văn chương và nghệ
thuật
- Quan điểm, giọng điệu và
phong cách tác giả.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và
xã hội
- Thông điệp của tác phẩm
được thể hiện trực tiếp hay gián
tiếp.
- Sự thích hợp với thời đại.
phẩm, sách giáo khoa, các bài phê bình khi
đánh giá tất cả các yếu tố sau để thẩm định
giá trị tác phẩm:
- Hiệu quả văn chương và nghệ thuật
- Quan điểm, giọng điệu và phong cách tác
giả.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm với xã hội
- Thông điệp của tác phẩm được thể hiện
trực tiếp hay gián tiếp.
- Sự thích hợp với thời đại.
Lưu ý
Phải hướng dẫn học sinh một
số vấn đề khi tham gia báo cáo
kết quả đọc ngoại khóa. Phải
quy định thời gian trình bày.
- Gây được sự chú ý của người
nghe trong hầu hết thời gian
trình bày.
- Nỗ lực lôi kéo sự tham gia
của người nghe vào quá trình
thảo luận để họ có thể trình bày
quan điểm về tác phẩm, đóng
vai, sử dụng phương tiện trực
quan
- Giọng nói: rõ ràng, thuyết
phục, diễn đạt chưa thật sự lưu
loát.
- Luận điểm rõ ràng, triển khai tốt các luận
điểm
- Các ví dụ phù hợp với luận điểm
- Văn phong mạch lạc, có sự chuyển ý, từ
ngữ phong phú
- Các dẫn chứng phong phú
- Trích dẫn nguồn thông tin chính xác.
- Đúng ngữ pháp, chính tả; phát âm chuẩn.
- Kết cấu bài viết tốt
- Bản thân học sinh phải trình bày những
suy nghĩ về những điểm mạnh, điểm yếu
của tác phẩm.
- Bản thân học sinh phải trình bày được
những quan điểm riêng của mình về giá trị
thẩm mỹ và giá trị giáo dục của tác phẩm.
- Kết luận ngắn gọn, súc tích dựa trên những
- Sự sáng tạo và độc đáo: trình
bày một vài ý tưởng, sử dụng
những phương pháp trình bày
quen thuộc, thỉnh thoảng nhìn
vào bài.
- Những suy nghĩ của bản thân
học sinh về những điểm mạnh,
điểm yếu của tác phẩm.
- Những quan điểm riêng của
học sinh về giá trị thẩm mỹ và
giá trị giáo dục của tác phẩm.
chứng cứ đã trình bày.
PHỤ LỤC 5
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC LONG AN 5 NĂM: 2005- 2010
GIẢI THƯỞNG DO ỦY BAN TOÀN QUỐC LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT VIỆT NAM
TRAO TẶNG
STT TÁC PHẨM TÁC GIẢ
GIẢI THƯỞNG
NĂM
01
KHÚC PHỤNG CẦU
HOÀNG ( TẬP TRUYỆN
NGẮN)
MẶC TUYỀN GIẢI BA 2005
02
RẠNG ĐÔNG MỘT NGÀY
VÔ ĐỊNH ( TẬP THƠ)
CAO THOẠI CHÂU GIẢI NHÌ 2006
03
DƯỚI VÒM HOA KHẾ (TẬP
TRUYỆN NGẮN)
LÊ MINH TÚ
TẶNG THƯỞNG
CHO TÁC GIẢ
TRẺ
2007
04
GIỮA ĐỒNG THẤP MƯỜI
(TẬP TRUYỆN NGẮN)
NGUYỄN XUÂN
ĐỈNH-VÕ THÚY
PHƯỢNG
GIẢI KHUYẾN
KHÍCH
2008
DANH SÁCH TÁC GIẢ LONG AN NHẬN GIẢI THƯỞNG
QUA CÁC CUỘC THI VĂN HỌC KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
STT
TÁC PHẨM TÁC GIẢ GIẢI THƯỞNG
NĂM
01
QUÁN CỦA NGƯỜI TÊN
V; LỠ CÓ XA ĐỒNG BẰNG
( THƠ)
CAO THOẠI CHÂU GIẢI NHẤT THƠ 2006
02
TRÒ CHƠI; KHU VƯỜN;
CÁNH ĐỒNG
(CHÙM THƠ)
VÕ MẠNH HẢO
GIẢI NHÌ
2006
03
KHÔNG ÁNH SÁNG
(THƠ)
KIỀU OANH KHUYẾN KHÍCH 2006
04
PHÓ THỦ TƯỚNG ĐỒNG
BẰNG;
LƯƠNG Y THỜI @; GIEO
CẤY THỜI HỘI NHẬP (KÍ)
NGUYỄN PHẤN
ĐẤU
GIẢI NHÌ 2007
05
TÌNH BẾN TRE (KÍ) NGUYỄN XUÂN
ĐỈNH
GIẢI ĐẶC BIỆT
2007
06 CUỘC THI BÚT MỚI LẦN 7 LÊ MINH TÚ KHUYẾN KHÍCH 2007
07 CUỘC THI “CHUNG TAY LÊ MINH TÚ KHUYẾN KHÍCH 2008
ĐÓN TẾT”
DANH SÁCH TÁC GIẢ LONG AN NHẬN GIẢI THƯỞNG CUỘC THI SÁNG TÁC
VHNT-THỂ LOẠI THƠ
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2008
GIẢI THƯỞNG TÁC PHẨM TÁC GIẢ
Giải nhất Hơn cả sự bao dung Phạm Nam Thiên
Giải nhì Mẹ kể con nghe Nguyễn Thị Tuyết Mai
Giải ba Con xin đọc một đời
Cuộc đời Người-bài
học yêu thương
Võ Thanh Phong
Trịnh Hồng Hạ
Giải khuyến khích Như một
Niềm vui bên Bác
Nguyễn Duy Hạnh
Hoàng Vinh Hiển
DANH SÁCH TÁC GIẢ LONG AN NHẬN GIẢI THƯỞNG CUỘC THI SÁNG TÁC
VHNT, BÁO CHÍ-THỂ LOẠI THƠ
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009
GIẢI THƯỞNG TÁC PHẨM TÁC GIẢ
Giải A Niềm tin không dứt Mặc Tuyền
Giải B Tình Bác Trần Thị Kiều Oanh
Giải C Nghĩ về Bác kính yêu Phạm Hoàng Chương
Giải khuyến khích Bà mẹ sông Vàm
Trái tim vĩ đại
Xuân nhớ Bác
Ơn Người
Ngọc Lộc
Nguyễn Thanh Dũng
Tô Tấn Nghiệm
Huỳnh Thị Phương Quyên
DANH SÁCH TÁC GIẢ LONG AN NHẬN GIẢI THƯỞNG CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG
TÁC QUẢNG BÁ TÁC PHẨM VHNT, BÁO CHÍ-
THỂ LOẠI THƠ
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2010
GIẢI THƯỞNG TÁC PHẨM TÁC GIẢ
Giải A Những bài học giản đơn
Trái tim trở giấc
Trần Thị Kiều Oanh
Giải B Khoảng lặng trong di chúc Bác
Hồ
Võ Thanh Phong
Giải C Tiếp bước chân Người
Gặp ông tiên trong mơ
Lê Thị Trà Mi
Phạm Thị Ngọc Hoa
Giải khuyến
khích
Họa sĩ đồng quê
Bài thơ nhớ Bác
Trần Minh Trực
Hoài Niệm
DANH SÁCH GIÁO VIÊN LÀ HỘI VIÊN
CHI HỘI VĂN HỌC LONG AN
Stt Họ và tên Năm
sinh
Bút danh Quê quán Hội viên
TW
1 Đinh Thị Thu
Vân
1955 Thủ Thừa-Long An X
2 Nguyễn Thị
Tuyết Mai
1966 Khải Văn Thủ Thừa-Long An
3 Phạm Ngọc Lộc 1952 Ngọc Lộc Gia Lộc-Hải Dương
4 Lê Anh Dũng 1954 Kim
Dung
Đức Hòa-Long An
5 Trần Ngọc
Hưởng
1951 Trần Văn
Sá
Gò Công-Tiền
Giang
X
6 Phan Văn Tường 1954 Thanh Chương-
Nghệ An
7 Đặng Kim Thư 1962 Bến Lức-Long An
8 Phạm Hoàng
Nguyên
1962 Cần Đước-Long An
9 Lê Minh Tú 1982 Tân An-Long An
10 Trịnh Hồng Hạ 1982 Bến Lức-Long An
11 Cao Thoại Châu 1942 Tân An-Long An
12 Nguyễn Hoàng
Hải
1954 Hải
Nguyên
Châu Thành-Long
An
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH018.pdf