Hiện nay ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài. Trong đó vai trò của phát triển DLST bền vững luôn được coi trọng. Vì vậy xin kiến nghị ngành du lịch huyện Cần Giờ như sau :
· Cần có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ phù hợp với tiềm năng và hòa nhập với mục tiêu chung của cả nước.
· Đánh thức sự quan tâm của các nhà tổ chức, các cấp lãnh đạo về tình hình phát triển du lịch của huyện nhà.
· Tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.
· Cần có những quan điểm tư duy mới phù hợp nhằm xác định rõ vai trò và lợi ích của du lịch, cần có chủ trương và biện pháp cụ thể để đưa du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ thành một ngành kinh tế mũi nhọn thực sự hoạt động có hiệu quả đem lại lợi ích chung cả về kinh tế – xã hội – môi trường.
99 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững cho khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Nhà Bảo Tàng huyện Cần Giờ
Cuối năn 1858, nhân dân Cần Giờ đã đắp thành bảo vệ pháo đài tiền tiêu Phước Thắng, chống thực dân Pháp và đã đánh chìm một tàu chiến của giặc trên của biển lịch sử Cần Giờ. Tháng 2 năm 1859, quân Pháp tức giận đã giết và đốt sạch trên 50 căn chòi tại đây, dòng kênh đẫm máu. Để ghinhớ người dân Thạnh An đã đặt tên “Kênh Năm Mươi bắt trọn”.
Cần Giờ còn là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử quan trọng như cuộc thủy chiến của nghĩa quân Tài Sơn chống nhà Nguyễn ở cửa sông Cần Giờ, đặc biệt là trận Thất Kỳ Giang năm 1872. Khu rừng Sác là nơi Đoàn 10 Đặc công thủy Quân Giải phóng đã chọn làm căn cứ chống Pháp và Mỹ.
Cần Giờ bao gồm khu căn cứ địa cách mạng, nơi chôn giấu vũ khí, đạn dược để chờ thời cơ và cũng cố lực lượng như căn cứ địa Giồng Chùa (xã Thạnh An), chiến khu trù mật Đông Hang Nai cạnh sông Đồng Tranh, khu căn cứ địa núi Đất ( xã Lý Nhơn) và khu căn cứ địa cách mạng thuộc khu vực đảo khỉ bây giờ.
Ngày 15/12/2004, Bộ Văn hóa Thông tin đã có quyết định công nhân Căn cư Rừng Sác thuộc xã Long Hòa là di tích lịch sử cấp quốc gia.
3.1.4 Các lọai hình du lịch và sản phẩm du lịch đang được khai thác :
3.1.4.1 : Các loại hình du lịch đang khai thác :
Căn cứ vào vị trí và đặc điểm về tài nguyên du lịch, những loại hình du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở khu vực này bao gồm :
Du lịch nghỉ dưỡng biển
Bãi biển 30/4 với bờ biển chạy dài trên 20 km, là nơi nghỉ mát yên tĩnh rất hợp cho người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vào dịp cuối tuần và các ngày lễ, tết . . .
Du khách đến với biển Cần Giờ được tận hưởng gió mát, không khí trong lành. Khu vực ven biển rất lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, an dưỡng, du lịch thể thao dưới nước, câu cá, mò bắt nghêu, sò. Du khách lại vừa có thể thưởng thức món ăn hải sản vừa trao đổi về cuộc sống và phương pháp đánh bắt thuỷ hải sản cùng những phong tục, tập quán của người dân địa phương vốn thật thà, chất phác, thân thiện và hiếu khách.
Du lịch tham quan, giáo dục truyền thống :
Đến với khu du lịch Vàm Sát là đến với khu di tích lịch sử văn hóa cách mạng, nơi đã tiếp nhận và cất giữ vũ khí của bộ đội ta trong thời kỳ chiến tranh. Một di tích khác mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống khác đó là khu di tích Đình thần Dương Văn Hạnh (Thần Không Đầu) do nhân dân tôn kính vì ông đã có công trạng rất lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngoài ra, còn rất nhiều di tích lịch sử văn hóa khác, các di tích khảo cổ mang đậm nét văn hóa của cha ông thời xa xưa để lại rất có giá trị văn hóa, giáo dục cần được bảo tồn và phát huy.
3.1.4.2. Các sản phẩm du lịch đang được khai thác :
- Du ngoạn thưởng thức trái cây :
Đến với khu du lịch sinh thái Cần Giờ khách du lịch được thưởng thức rất nhiều loại trái cây rất đặt trưng của vùng đất Nam Bộ như xoài, nhãn, vú sữa, mận, mãng cầu . . . Đặc biệt xoài cát Cần Giờ, loại xoài cát trắng là loại xoài nổi tiếng của Cần Giờ, chiếm 80% sản lượng, số còn lại là xoài thơm, cát chu. Hiện nay, ở xã Long Hòa với 437 hộ đang trồng xoài trên diện tích 200ha. Tại thị trấn Cần Thạnh có 100ha xoài với 109 hộ, sản lượng hàng năm khoảng 18.500 tấn/300ha/năm, vào vụ khoảng tháng 11 âm lịch có giá từ 9.000đ đến 10.000đ/kg, dip tết giá khoảng 12.000đ/kg.
Ngoài ra, mãng cầu (quả na) cũng được trồng rải rác ở xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, có tổng diện tích khoảng 20ha, thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Sản lượng khoảng 160tấn/năm, là một loại trái cây rất nổi tiếng ở Cần Giờ, có vị ngọt thanh đậm đà, mang hương vị rất đặc trưng của vùng đất cát ven biển. Do đó, du khách đến Cần Giờ mà chưa được thưởng thức vị ngọt riêng của mãng cầu Cần Giờ là một thiếu sót lớn.
Thưởng thức văn hóa ẩm thực Nam Bộ :
Đến với du lịch sinh thái Cần Giờ du khách được thưởng thức hương vị đậm dà của những món ăn đặc trưng Nam Bộ như cá Lóc nướng, cá Tai Tượng chiên xù . . . cùng với các món lẫu như Lẫu Mắm, Lẫu Cá, Lẫu Lương . . .
Nói đến món ngon Cần Giờ, trước hết phải nói đến hải sản. Cần Giờ có đường bờ biển dài khoảng 13 km, phần lớn là những bãi nghiêu được nuôi trong môi trường tự nhiên. Hàng ngày, tiếp nhận lượng lớn phù sa từ các con sông lớn từ Đồng Nai, Soài Rạp đổ vào, vì vậy hải sản ở đây rất mau lớn và có vị ngọt tự nhiên rất đậm đà.
Trong các món được du khách yêu thích nhất phải kể đến tôm. Tôm Cần Giờ phần lớn là tôm sú, được bắt từ biển hoặc các ao, đầm. Ngoài ra, còn có các loại khác như tôm sắt với lớp vỏ cứng, hay tôm đất với lớp vỏ mềm trong, thịt dẻo lại ngọt tuyệt vời.
3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI LÂM VIÊN – CẦN GIỜ
3.2.1.Giới thiệu về Khu du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ :
Cần Giờ có một số điểm tham quan có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi biển 30 – 4, Lăng Cá Ông, sân nghêu, vườn cây ăn trái, các khu vực nuôi trồng thủy sản . . . Nhưng nổi bật, tiêu biểu và có tiềm năng hơn cả đó là Lâm Viên - Cần Giờ.
Nằm về phía Tây – Nam của huyện Cần Giờ và cách trung tâm thành phố 50km, hiện tại Lâm Viên chịu sự quản lý và khai thác của Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn (Sài Gòn Tourit) và Tổng công ty du lịch Sài Gòn đang mở ra những dự án đầu tư mang tính chất quy mô nhằm đưa Lâm Viên lên vị trí xứng đáng với tầm vóc của nó.
Đến với khu du lịch sinh thái Lâm Viên - Cần Giờ, du khách sẽ nhìn thấy các loài động vật, thực vật của một tiểu vùng mang đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn. Lâm Viên được bao bọc bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, vì thế khi đi ghe, thuyền len lõi trên dòng nước quanh co sẽ có được những cảm giác rất thú vị.
Lâm Viên có diện tích 2.214 ha rừng thực vật tự nhiên tái sinh và rừng trồng, với độ che phủ trên 91%. Trong đó có 514 ha được đưa vào khai thác du lịch. Lâm Viên - Cần Giờ có đầy đủ các loài và sinh cảnh của một tiểu vùng sinh thái mang đặc trưng nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngoài ra, còn có bộ thú, chim, bò sát. Trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam như loài các sấu Hoa Cà (Crocodylus), rái cá Lông Mượt (Lutraperspicillata). Giang Sen (Nyeteria cinerea), Bồ Nông xám ( Pelecanus Philippensis ), Mèo Cá . . . Một điểm nổi bật thu hút du khách của Lâm Viên là sự hiện diện của Đảo Khỉ hay còn gọi là Vương Quốc Khỉ. Khỉ được nuôi và bảo vệ trong điều kiện tự nhiên, rất gần gũi với du khách. Hiện nay đàn khỉ tại đây đã tăng lên 700 con.
Hình 17 : Đàn khỉ trong khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ
Lâm Viên đang hoàn chỉnh hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán sản phẩm đặc trưng của vùng rừng ngập mặn. Nâng cấp các con đường rộng thoáng để du khách có thể quan sát động vật hoang dã, các khu nuôi trồng thủy sản, nhà truyền thống, các phòng trưng bày hiện vật lịch sử phục chế và khảo cổ học.
Hiện nay, lượng du khách đến với khu du lịch sinh thái Lâm Viên Cần Giờ ngày càng đông nhất là vào những ngày lễ, tết, cuối tuần.
3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội :
3.2.2.1. Sự phát triển kinh tế :
Nền kinh tế khu vực đã có dấu hiệu hồi phục sau cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ, các quốc gia trong khối ASEAN đang cải thiện cơ cấu đầu tư để tiến vào thiên nhiên kỷ thứ ba đặc biệt là cải thiện môi trường du lịch sinh thái như : Thái Lan, Singapore và đáng chú ý nhất là Tung Quốc . . . để thu hút du khách.
Nền kinh tế cả nước vẫn trên đà phát triển, tuy tốc độ có chậm lại, nhưng về điều kiện xã hội và nhân văn, môi trường chính trị ổn định, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, con người Việt Nam thông minh nhạy bén và lịch sự, hiếu khách . . . những thuận lợi cơ bản, quyết định cho hoạt động du lịch phát triển.
Huyện Cần Giờ là cửa biển của TP. Hồ Chí Minh nối thành phố với các vùng khác của đất nước và các nước trong khu vực bằng đường thủy rất thuận lợi. Đó cũng là thế mạnh của Cần Giờ nói riêng và của TP.Hồ Chí Minh nói chung trong thời kỳ của “nền kinh tế toàn cầu hóa”, khi cả thế giới đang trở thành thị trường thống nhất.
Trong 30 năm qua, ngành nghề đánh bắt trên biển và nuôi trồng thủy sản trong hồ – ao – được xem là kinh tế chủ lực của huyện miền biển. Trong 3 – 4 năm trở lại đây, nghề nuôi tôm trở thành “Ngành kinh tế mũi nhọn” bên cạnh những nghề truyền thống : nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
Nghề nuôi thủy sản nội đồng với 4.500ha mặt nước chủ yếu dùng để nuôi tôm. Năm 2002, năm đầu tiên con tôm trở thành vật nuôi chính trên đất Cần Giờ. Sản lượng đã vượt 7.000tấn/năm.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2002 của Cần Giờ đạt trên 56.000 tấn, tổng giá trị sản lượng thủy sản năm 2002 đạt hơn 300tỉ đồng.
Nhiều năm nay bãi biển Cần Giờ tại thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa cung cấp mỗi năm hơn 20.000 tấn nghiêu, mang lại nguồn lợi ổn định cho nhân dân.
Năm 2003 sản xuất ngư nghiệp Cần Giờ tiếp tục bội thu. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 55.000 tấn. Sản lượng không tăng nhiều so với năm 2002, nhưng tổng sản lượng vượt hẳn, đạt hơn 512 tỷ đồng.
Năm 2004 sản lượng ngư nghiệp tiếp tực phát triển và tăng trưởng cả sản lượng và tổng giá trị sản lượng. Diện tích nuôi tôm đã tăng lên 4.650 ha và còn tiếp tực mở rộng với hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Một vùng đất nhiễm mặn, đất phèn đang trở thành tài sản quí của gần 80.000 cư dân Cần Giờ đang một nắng hai sương.
3.2.2.2. Sự phát triển xã hội :
Dân số huyện Cần Giờ năm 2006 là 67.385 người chiếm 1.05% dân số TP.HCM. Mật độ 82người/1km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố). Số người trong độ tuổi lao động chiểm khoảng 55% dân số toàn huyện.
Trong đó :
Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 80% dân số với gần 53908 người.
Lao động công nghiệp chiếm khoảng 6% dân số với gần 4043 người.
Lao động thương nghiệp – dịch vụ và các hoạt động xã hội khác chiếm 11% dân số với gần 7413 người. Trong đó du lịch chiếm khoảng 1% 670 người. So về cơ cấu lao động, nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tiềm năng tuy có lớn nhưng để phát huy được tiềm năng này thành động lực kinh tế, cần chú trọng phát triển kinh tế thương mại dịch vụ trong đó có du lịch.
Dự kiến dân số đến năm 2010 vào khoảng 140.000 – 150.000 dân, nổ lực giữ mức tăng dân số tự nhiên khoảng 1% .
3.2.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội :
3.2.3.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ vụ du lịch :
3.2.3.1.1 Đường bộ :
Đường bộ duy nhất nối với TP. HCM là trục đường từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ dài 36,5 km mặt bằng rộng bình quân 6m, mặt đường rải nhựa. Có 4 đường nhánh và đường nội bộ chính nối trục chính đến trung tâm các xã và cụm dân cư.
Đường nhánh nối từ đường chính tới ấp Bình Thạnh dài 3 km mới trải nhựa trong năm 2005, mặt đường rộng 4m .
Đường An Nghĩa : Nông trường Q3 Ấp Trần Hưng Đạo nối đường chính dài 11km (trên đê thuỷ lợi) mặt đường rộng 3m.
Nhánh từ trục chính đến xã An Thới Đông dài 4,6 km, mặt đường rộng 3,5m trải sỏi đỏ.
Nhánh từ trục chính đến xã Lý Nhơn dài 19km nền đường trải nhựa, mặt đường rộng 5m.
Trong khu vực thị trấn Cần Thạnh có Hương Lộ 1 nối Cần Thạnh với Long Hòa dài 13,5 km, mặt đường rộng 6m, mặt đường trải nhựa. Đường nội thị dài 5km.
Huyện Cần Giờ phấn đấu từ nay đến năm 2015 tất cả các con đường trong huyện đều được trải nhựa và tu bổ nâng cấp các tuyến đường chính của huyện.
3.2.3.1.2. Đường thủy :
Cần Giờ có hệ thống kinh, rạch dày đặc và mạng lưới đường thủy dài hơn 400 km với 8 bến đò khách và hàng hóa hoạt động rộng khắp ở các xã. Diện tích sông rạch chiếm gần 23.000ha – bằng diện tích của 1/3 huyện. Đây là một tiềm năng to lớn trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng. Tuy nhiên trong nhiều năm qua năng lực phục vụ cho nhu cầu đi lại của hệ thống giao thông đường thủy tại Cần Giờ mới chỉ đáp ừng được trên 30% nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa.
Một đặc điểm quan trọng và lợi thế không nhỏ của giao thông thủy tại Cần Giờ đó là có một phần của đường hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền đất nước và các cảng quốc tế chạy qua địa bàn của huyện Cần Giờ. Tuy nhiên hiện nay Cần Giờ mới chỉ có một cầu cảng nhỏ chủ yếu phục vụ cho nghề cá.
Cần Giờ tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển giao thông vận tải và coi đó là điều kiện tiên quyết và hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Hiện nay Cần Giờ đang đầu tư cho giao thông vận tải rất nhiều và chiếm hơn 75% ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng năng lực sản xuất.
3.2.3.1.3. Bưu chính viễn thông :
Cần Giờ hiện nay có 1 bưu điện huyện tại trung tâm, 3 bưu cục xã tại Cần Thạnh, Long Hòa và Bình Khánh; và 1 bưu điện văn hóa xã tại Tam Thôn Hiệp.
Cần Giờ đã xây dựng mô hình Bưu điện văn hóa xã tạo Tam Thôn Hiệp và sẽ mở rộng đến các vùng xa trong năm tới như tại các xã Lý Nhơn, Thạnh An và An Thới Đông.
Hướng tới Cần Giờ đang kiêu gọi Bưu điện thành phố hỗ trợ nâng cấp và phát triển hệ thống điện thoại trong đó có việc phủ sóng điện thoại di động.
3.2.3.1.4. Cấp điện :
Về điện : đảm bảo đủ nguồn và điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng theo kế hoạch hằng năm. Trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, khoảng 5% hộ dân sử dụng điện diezel và pin năng lượng mặt trời .
3.2.3.1.5 Cấp Nước :
Đây là vấn đề nang giải nhất đối với huyện Cần Giờ. Nguồn nước mặt ở đây hầu như hoàn toàn bị nhiễm mặn. Nước ngầm có trữ lượng không đáng kể trong các nguồn nước ven biển.
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp nước từ bên ngoài ( nước máy từ TP. HCM, nước ngầm từ Đồng Nai).
Xí nghiệp công trình Giao Thông Đường Thủy huyện đảm nhiệm cấp nước bằng xe bồn, xà lan cho hơn 1.100 hộ dân xã Cần Thạnh. Riêng 6 xã còn lại do các doanh nghiệp và tư nhân cung cấp cho từng cụm dân bằng đường ống dẫn đến từng hộ dân.
4/7 xã đã có nước cung cấp qua đường ống, giá nước cung cấp cho các hộ dân còn khá cao ( từ 15.000 – 30.000 đ/m3 ). Cấp nước khó khăn là trở ngại lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống người dân nơi dây.
Đảm bảo các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn được cung cấp đủ tiêu chuẩn nước sạch 90l/người/ngày vào năm 2010.
3.2.3.1.6. Y tế và giáo dục :
Do mức sống còn thấp cho nên ý thức phòng và chữa bịnh của người dân Cần Giờ chưa cao và có phần còn đơn giản. Chính quyền huyện Cần Giờ không ngừng nâng cao công tác y tế dự phòng nhằm đẩy lùi những căn bệnh có tính phổ biến trước đây tại Cần Giờ như sốt rét, suy dinh dưỡng, bệnh đường ruột, phụ khoa . . .
Hiện giờ, Cần Giờ có 3 phòng khám bệnh khu vực, 7 trạm y tế xã, 15 trạm y tế ấp và một bệnh viện miễn phí có 50 giường.
Hướng phát triển sắp tới trong tương lai là nâng cấp bệnh viện miễn phí và 2 trạm y tế cho 2 điểm dân cư vùng sâu là Thiềng Liềng (Thạnh An) và Bà Xáng (Bình Khánh).
Về Giáo Dục, mặc dù còn nhiều khó khăn do tình trạng giao thông cách trở và điều kiện kinh tế của người dân Cần Giờ chưa cao nhưng cơ bản Cần Giờ đã xóa được nạn mù chữ kể từ năm 1996. Hiện nay tại huyện Cần Giờ có 53 lớp mẫu giáo với 1.452 trẻ, 273 lớp tiểu học với 7.629 học sinh và 139 lớp trung học với số học sinh theo học là 5.321 học sinh. Ngoài ra còn có một trung tâm giáo dục thường xuyên và một trung tâm dạy nghề.
Hiện tại, các cơ sở vật chất của ngành giáo dục huyện Cần Giờ vẫn tiếp tục được đầu tư như xây dựng 2 trường cấp 3 tại xã Bình Khánh và Cần Thạnh, xây dựng mới và nâng cấp lại các trường tiểu học hiện có và xây dựng thêm trung tâm dạy nghề.
Một dự án y tế đặc biệt liên quan tới vấn đề phát triển du lịch sinh thái đó là khu an dưỡng bao gồm nhà nghỉ và viện điều dưỡng năm sâu trong rừng yên tĩnh tại khu vực toạ lạc của khu du lịch di tích lịch sử rừng Sác.
3.2.4. Mục tiêu phát triển du lịch huyện Cần Giờ :
Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đủ mạnh đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển xã hội của Huyện với những quan điểm đã niêu. Mục tiêu chiến lược của ngành du lịch cần đạt được như sau :
Mục tiêu kinh tế :
Phát triển du lịch để tăng mức đóng góp vào thu nhập của địa phương cũng như thu nhập thực tế của người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu để du lịch trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết 45 – NQ/TW của bộ chính trị và định hướng chiến lược phát triển của thành uỷ, chương trình xây dựng và phát triển du lịch của Ủy ban nhân dân thành phố.
Mục tiêu văn hóa xã hội:
Phát triển du lịch tăng thêm giá trị về văn hóa dân gian, giá trị của các di tích lịch sử, tự nhiên đặc thù của huyện Cần Giờ, đồng thời nâng cao dân trí, tạo điều kiện công ăn việc làm, tăng khả năng giao lưu văn hóa thiết lập nên các mối quan hệ hữu nghị hợp tác mới.
Mục tiêu về môi trường:
Hoạt động du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững từ đó đặt ra kế hoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tài nguyên du lịch.
Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội :
Quy hoạch phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, nhưng phải đảm bảo được an quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Tăng cường các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các hoạt động, khảo sát, công vụ, hội nghị hội thảo . . .của các nhà quản lí trên các lĩnh vực quản lí ngành, quản lí nhà nước.
Xây dựng và thực hiện xúc tiến các chương trình có tính trao đổi, giao lưu về phong cách tiếp xúc và ứng xử với du khách về bảo vệ môi trường du lịch, trong đó đặc biệt nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân.
Nhanh chóng triển khai chương trình xây dựng trường nghiệp vụ du lịch cho huyện Cần Giờ.
3.2.5. Tình hình hoạt động du lịch của huyện Cần Giờ :
3.2.5.1. Kinh doanh khách lữ hành :
Lượng khách đến huyện Cần Giờ qua các năm:
Tình hình du khách đến huyện Cần Giờ tham quan, học tập, vui chơi giải trí kinh doanh và tìm cơ hội hợp tác đầu tư trong các năm qua được thống kê trong bảng sau:
Bảng 12: Lượng khách đến huyện Cần Giờ qua các năm.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng lượn
khách đến
260.000
263.080
300.145
367.972
500.201
514.228
Tổng số
Ngày khách
338.000
331.340
374.679
440.407
556.327
561.231
Ngày khách trung bình
1,3
1,25
1.24
1,2
1,3
1,42
Nguồn : Sở du lịch Tp.HCM
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng khách đều tăng trong giai đoạn 2000 – 2005, đặc biệt lượng khách tăng mạnh năm 2000: 6,83%, 2005 cho thấy trong những năm đầu thế kỷ 21 rất khả quan, tuy nhiên số ngày khách trung bình khôn tăng.
Tuy số ngày khách trung bình của du lịch huyện không thấp hơn nhiều so với ngày khách trung bình của cả nước nhưng qua ngày khách trung bình cho thấy khách đến huyện Cần Giờ ở một đến hai đêm, trừ trường hợp đối với các chuyên gia đến làm việc phải ở dài hạn nhiều ngày.
Bảng 13: Hoạt động lữ hành từ năm 2000 – 2005
Hoạt động lữ hành
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
Triệu
3.000
5.536
7.426
4.090
5.230
6.357
Đón vào
Người
700
360
264
55
198
218
Đón ra
Người
250
447
409
177
213
359
Trong nước
Người
11.000
6.532
10.812
8.317
9.158
9.987
Nguồn : Sở du lịch Tp.HCM
Năm 2005 các đơn vị kinh doanh lữ hành đã phục vụ khách đi nước ngoài, bằng 35% kế hoạch năm 2005 và bàng 43% kế hoạch năm 2004. Ngoài ra các đơn vị cũng đã đón 55 khách quốc tế theo tour trọn gói, bằng 20,83% so với năm 2004 và mới đạt 7% so với kế hoạch năm.
Hiện nay, khách nước ngoài đến huyện Cần Giờ chủ yếu là du khách Pháp 38%, Mỹ 4,7%, Nhật 4,5% so với kế hoạch năm còn lại từ các nước Anh, Đức, Hà Lan, Uùc
Trong năm, các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tổ chức tour cho khách du lịch nội địa được 8317 lượt khách đạt 69% kế hoạch năm, bằng 77% so với năm 2004.
Trong thời gian tới, các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế cần chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường nước ngoài để từng bước thu hút khách, thúc đẩy hoạt động lữ hãnh phát triển.
Trong ngành hiện có 20 hướng dẫn viên đang hoạt động trong đó có 7 hướng dẫn viên được cấp thẻ, tuy lực lượng này không nhiều nhưng đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Điều cần quan tâm là thiếu hướng dẫn viên giỏi, yêu nghề. Vì thế các doanh nghiệp cần có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ và năng lực thì mới đáp ứng được nhu cầu cho các năm sau.
3.2.5.2. Kinh doanh lưu trú :
Bảng 14: số lượng khách lưu trú huyện Cần Giờ từ năm 2000 – 2005
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Khách đến
260.000
263.080
300.145
367.972
423.498
513.487
Khách nước ngoài
60.000
72.719
90.496
80.071
79.456
91.233
Nguồn : Sở du lịch Tp.HCM
Bảng số 15: số ngày lưu trú bình quân từ năm 2000 – 2005
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Ngày khách
bình quân
1,3
1,23
1,24
1,2
1,25
1,4
Ngày khách BQ
Khách quốc tế
1,4
1,2
1,3
1,2
1,24
1,42
Ngày khách BQ
Khách nội địa
1,3
1,25
1,26
1,2
1,45
1,45
Nguồn : Sở du lịch Tp.HCM
Tính đến cuối tháng 12/2005, trên toàn huyện Cần Giờ có 125 khách sạn với 2.531 phòng, tăng 24% so với năm 2004, trong đó có 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao (gồm 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao). Vốn đầu tư vào các khách sạn trong năm tăng khoảng 13 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có 5 khách sạn dự kiến xây dựng với tổng số phòng kinh doanh là 103 phòng, tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 20,3 tỷ đồng.
Vấn đề đảm bảo an toàn cho khách và an ninh trật tự được các khách sạn quan tâm và thực hiện tốt. Tuy nhiên, ở một vài khách sạn tư nhân quy mô nhỏ thường chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh, chư thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường và chậm đổi mới, bổ sung các dịch vụ khách sạn.
3.2.6. Định hướng phát triển du lịch của huyện Cần Giờ đến năm 2015 :
3.2.6.1. Thị trường du lịch :
Bảng 16: các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch đến năm 2020
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010
2015
2020
1
Khách du lịch
1000 người
2.020
3.140
4.800
- Khách nội địa
1000 người
800
1.500
2.600
- Khách quốc tế
1000 người
220
440
800
- Khách không lưu trú
2
Tổng thu nhập du lịch
Tỷ đồng
1.048,1
2.490,4
5.995
3
Tổng nhu cầu đầu tư
Tỷ đồng
1.663,2
2.783,9
6.828,3
Nguồn : Sở du lịch Tp.HCM
Mục tiêu của Cần Giờ năm 2010 so với năm 2004:
- Khách quốc tế tăng 5,21 lần, đạt 220 ngàn lượt.
- Khách nội địa tăng 2,69 lần, đạt 800 ngàn lượt.
- Thu nhập du lịch tăng 2,72 lần, đạt 95,3 triệu USD
3.2.6.2. Định hướng về các loại hình và sản phẩm du lịch :
Với vị trí quan trọng về các mặt điïa lý cũng như vị trí trong nền kinh tế khu vực, tài nguyên du lịch phong phú. Cần Giờ có thể tổ chức các loại hình chủ yếu như sau :
Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo . . .
Du lịch tham quan nghiên cứu sông nước rừng ngập mặn.
Du lịch văn hóa lễ hội và tâm linh.
Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí . . .
Du lịch sinh thái, cắm trại.
Du lịch cuối tuần.
3.2.6.3. Định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch :
Xây dựng hình ảnh thống nhất về du lịch của huyện Cần Giờ.
Xác định các kênh thôn tin tới khách hàng : các ấn phẩm quảng bá, các chuyến du lịch giới thiệu, tham gia hội chợ triển lãm du lịch . . .
Tăng cường mở rộng văn phòng đại diện tại các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước.
3.2.6.4. Định hướng về đào tạo nhân lực :
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực được áp dụng cho mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch bằng các hình thức thiết thực :
Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo, nâng cấp nghiệp vụ lao động trong ngành với các cấp trình độ và chuyên ngành khác nhau.
Khuyến khích cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh và cơ quan quản lí nhà nước tổ chức tư vấn theo học, nâng cao trình độ ở các cấp học, ngành học từ trung học, đại học đến trên đại học.
Có kế hoạch cử, tuyển các bộ trẻ, có năng lực đến các tỉnh, thành phố trong nước và ngoài nước có nền du lịch phát triển để học tập, nghiên cứu . . . nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Tăng cường các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các hoạt động, khảo sát, công vụ, hội nghị hội thảo . . .của các nhà quản lí trên các lĩnh vực quản lí ngàn, quản lí nhà nước.
Xây dựng và thực hiện xúc tiến các chương trình có tính trao đổi, giao lưu về phong cách tiếp xúc và ứng xử với du khách về bảo vệ môi trường du lịch, trong đó đặc biệt nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân.
Nhanh chóng triển khai chương trình xây dựng trường nghiệp vụ du lịch cho huyện Cần Giờ.
3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LST BỀN VỮNG CHO KDL LÂM VIÊN – CẦN GIỜ :
3.3.1. Sơ đồ mô hình hiện tại khu DLST Lâm Viên :
Quài bán vé
Bãi đậu xe
Viện bảo tàng
Đường nội bộ
Sân Khấu biểu diễn ca nhạc
Rạp xiếc thú
Chuồng thú
Quày bán thức ăn cho thú
Rừng tràm
Trại nuơi
cá sấu Hoa Cà
Kênh
Kênh
Bến tàu
Kênh
Đường chính
Nhà hàng
Lâm Viên
Bảo vệ
Hình vẽ 5 : Sơ đồ mô hình hiện tại của khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ
Kênh
Nhận xét :
* Hiện nay KDL Lâm Viên – Cần Giờ đang hoạt động với các phân khu như sau :
Nhà hàng Lâm Viên :
Viện bảo bàng Cần Giờ
Rạp xiếc thú :
Trại nuôi cá sấu :
Bến tàu chở khách tham quan du lịch trên sông :
Các chuồn thú :
Hoạt động du lịch của KDL Lâm Viên – Cần Giờ hiện nay không thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng DLST của một tiểu vùng mang đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cơ sở vật chất hạ tầng kỷ thuật chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của một KDL sinh thái. Chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan đến rồi đi trong ngày cho nên lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và vui chơi không nhiều chủ yếu là các đoàn khách tư nhân và gia đình.
Chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa – văn nghệ, hoạt động lể hội truyền thống để thực sự thu hút sự quan tâm của người dân trong vùng cũng như các du khách đến đây tham quan.
Hệ thống sử lý môi trường, sử lý nước thải và rác thải chưa có. Chưa áp dụng các tiêu chuẩn môi trường vào trong công tác quản lý KDL
Với hơn 514 ha được đưa vào khai thác du lịch. Lâm Viên – Cần Giờ với các thuận lợi về nhiều mặt để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do chưa có sự đầu tư đúng mức cũng như chưa có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên KDL Lâm Viên – Cần Giờ vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng của khách tham quan du lịch.
Nếu so với KDL sinh thái Bình Qưới 1 là khu du lịch thực sự làm thỏa mãn nhu cầu của du khách và đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường về một khu DLSTBV như :
Khu DLST Bình Qưới 1 đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã tạo không gian vô cùng thoáng mát, yên tĩnh và vô cùng sạch sẽ đây là điều đã làm hài lòng đến 97% đối với khách du lịch tìm cảm giác nghỉ ngơi thư giản cuối tuần. Ngoài ra KDL Bình Qưới 1 còn nơi có các loại hình dịch vụ được đánh giá là phù hợp với thị trường khách du lịch.
Khu DLST Bình Qưới 1 biết cách gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Luôn là điểm đến lý tưởng cuối tuần của khách du lịch.
* Hiện nay KDL Lâm Viên – Cần Giờ với các điều kiện địa lý là một tiểu vùng mang đặt trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn với đầy đủ các yếu tố giống như khu DLST Bình Qưới 1 như : Kênh rạch, cây xanh, không gian thoáng mát yên tỉnh nằm cách xa các khu đô thị, trung tâm náo nhiệt. Đặt biệt hơn nữa la nơi đây còn có rất nhiều động vật quí hiếm thu hút được rất nhiều sụ quan tâm của du khách.
Vì vậy, trong tương lai KDL Lâm Viên – Cần Giờ muốn phát triển du lịch một cách bền vững cần có sự quan tâm đúng đắng của các cấp lãnh đạo hướng đến DLSTBV. Tham khảo mô hình KDL Bình Qưới áp dụng vào KDL Lam Viên – Cần Giờ là rất hợp lý vì cả 2 KDL điều có các nét tương đồng với nhau về địa lý, con người và các môi trường nhân văn.
Muốn vậy, trước tiên khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ phải :
Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống điện nước phục vụ cho khu du lịch.
Tạo ra nhiều loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí thu hút được sự quan tâm của du khách.
Đảm bảo bảo tồn môi trường sinh thái cảnh quan, bảo vệ môi trường theo tiêu chí “phát triển bền vững”.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Ra sức hạn chế các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Xử lý nước thải
Chịi
Quài bán vé
Bãi đậu xe
Viện bảo tàng
Đường nội bộ
Sân khấu biễỉ diễn
Rạp xiếc thú
Chuồng thú
Quày bán thức ăn cho thú
Rừng tràm
Trại nuơi
cá sấu Hoa Cà
Kênh
Kênh
Bến tàu
Kênh
Đường chính
Bảo vệ
Nhà hàng
Lâm Viên
Khu cắm trại
Karaoke
Khu trị chơi
Dân gian
Khu nhà cổ Nam Bộ
Khu nhà nghỉ
Khu sinh vật cảnh
Nhà ăn
Hình vẽ 6 : Sơ đồ mô hình đề xuất của khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ sau quy hoạch
Kênh
Phân loại rác
3.3.2. Quy hoạch phân khu chức năng :
Khu nhà hàng ăn uống Lâm Viên : (0.5 ha) gồm
Khu chế biến thức ăn của nhà hàng.
Nhà hàng Lâm Viên nằm ở ngay cổng vào khu DLST, có sức chứa 200 khách. Đây là nhà hàng hiện tại Lâm Viên đã có sẵn.
Xây mới thêm 1 nhà hàng cở trung khoảng 100 chổ và nhiều chồi nhỏ xung quanh (10 – 20 chổ ngồi), được xây dựng bằng gỗ, tre, lá, phân bố hài hoà trong khu vực bãi đất trống kế bên khu hồ nuôi cá sấu.
Khu vui chơi giải trí và cắm trại : (5 ha) gồm :
Sân khấu ca nhạc ngoài trời phục vụ ca nhạc và các tiết mục tấu hài vào các ngày cuối tuần nhằm phục vụ các du khách đến tham quan. Hiện nay khu DLST Lâm Viên đã có 1 sân khấu nhưng hiện đang xuống cấp trầm trọng cần nâng cấp cải tạo lại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cua du khách. (0,5 ha).
Rạp xiếc thú (0,5ha): Có sức chứa 500 chổ ngồi, với những diễn viên xiếc là những chú khỉ và cá xấu hiện có ở Lâm Viên. Trong tương lai rạp xiếc sẽ đầu tư thêm nhiều tiết mới với nhiều loài vật khác nhau nhằm tăng thêm sự thu hút với du khách.
Khu nuôi thú : Với một số các chuồn thú được xây dựng dọc theo tuyến đường nội bộ, với các loài thú thuộc họ linh trưởng, ngoài ra còn có một số loài động vật khác như : siếu, tê tê, trăn, . . .
Khu cắm trại vui chơi cho các đoàn khách du lịch ( 2 ha ): dùng cho các đoàn khách muốn cắm trại qua đêm hoặc tổ chức các hoạt động ngoài trời cần khoảng không gian rộng lớn.
Khu trò chơi giân gian (1 ha) : bố trí các trò chơi dân gian như : xích đu, bập bênh, . . .
Khu Karaoke : các phòng karaoke được xây dựng với nhiều hình dáng đa dạng phù hợp voi mọi đối tượng.
Khu thư giãn với cảm giác mạnh bằng trò chơi câu cá sấu :
Hiện nay khu DLST Lâm Viên đang có một khu bảo tồn cá sấu hoang dã, trại nuôi khoảng 40 con cá sấu Hoa Cà. Du khách đến đây để tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của chúng. Thiết nghĩ trong tương lai nên đầu tư nâng cấp để nơi đây vừa là nơi bảo tồn cá sấu hoang dã vừa là nơi giải trí lành mạnh của du khách với trò chơi câu cá sấu.
Nơi đây có thể trở thành một khu vui chơi khá ấn tượng với “Du thuyền câu cá sấu”. Thuyền câu là một chiếc thuyền đặc biệt bằng chất liệu composit có các khoang không khí giữ thăng bằng. Thuyền còn được bao bọc bằng lưới B40, cá sấu sẽ bất khả xâm phạm và xuồng bất khả . . . lật. Du khách sẽ tận hưởng những giây phút hồi hộp và run sợ mỗi khi cá sấu táp lấy mồi câu.
Khu nhà nghỉ :
Được xây dựng trên một không gian rộng và yên tỉnh biệt lập với các khu vui chơi và ăn uống, được xây dựng theo kiểu nhà sàn trên sông đặc trưng của vùng rừng ngập mặn, tiện nghi theo tiêu chuẩn 2 sao.
Ngoài ra, còn có 1 hội trường với sức chứa tù 50 – 300 chỗ ngồi sẽ được xây mới nhằm phục vụ cho các phái đoàn đến đây tham quan và họp hội nghị.
Khu sinh vật cảnh : ( 0.5 ha) : Trồng các loại cây cảnh, các loại hoa, phong lan, các chuồn nuôi chim cảnh giành cho các du khách có sở thích riêng.
Khu điều hành quản lý và xử lí nước – rác thải :
Khu phân loại rác : (0,5ha).
Được bố trí nằm cách biệt xa với khu DLST và ở cuối hướng gió nhằm tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, vui chơi, giải trí của khách du lịch.
Toàn bộ rác thải của các nhà hàng, khu vui chơi, giải trí . . . sẽ được tập trung về tại khu vực này để được phân loại trước khi được xe chuyên chở đến nơi xử lý rác của huyện.
Khu xử lí nước :
Được bố trí nằm ở gần khu phân loại và xử lý rác, nước thải ở khu DLST sẽ được tập trung tại đây để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường kênh rạch.
Phòng quản lý kỹ thuật toàn bộ khu du lịch.
Nhà kho
3.3.3. Phương thức hoạt động, quản lý từng phân khu :
Khu nhà hàng ăn uống Lâm Viên :
Phục vụ các món ăn Á, Âu và các món ngon đặc trưng của vùng Nam Bộ, thức ăn được chế biến tại nhà hàng, các khâu chế biến đều được kiểm nghiệm hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, thi hành tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Để dảm bảo phục vụ du khách tốt hơn, các khu vực của nhà hàng được chia nhỏ để dễ quản lý và phục vụ. Mỗi khu vực sẽ có từ 2 – 3 nhân viên trực tiếp quản lý và phuc vụ du khách.
Nhà hàng Lâm Viên có thể nhận tổ chức các buổi tiệc cưới, hỏi, sinh nhật, liên hoan, hội nghị . . .
Thời gian hoạt động từ 7h – 21h các ngày trong tuần riêng thứ 7 và chủ nhật mở cửa đển 21h.
Khu vui chơi giải trí và cắm trại :
Các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra trong ngày phục vu du khách tham quan như siếc thú, giao lưu giữa du khách với đàn khỉ, ca nhạc đồng quê, các chương trình hát với nhau . . .
Riêng những ngày lễ, ngày nghĩ có các đoàn du lịch, khách tham quan đông đã đăng ký trước, cắm trại qua đêm sẽ có các chương trình đốt lữa trại, kể chuyện, các trò chơi dân gian . . .
Khu xử lý nước thải – rác thải :
Khu du lịch có hệ thống xe th ugom và tiến hành phân loại rác trước khi vận chuyển ra ngoài khu DLST bởi xe thu gom rác của huyện. Rác
Xe chuyên chở
Xử Lý
Phân Loại Rác
Rác tái sử Dụng
Không sử dụng
Công ty thu gom rác của huyện chở đến nơi chôn lấp rác
Hình vẽ 7 : Sơ đồ khu xử lý rác của khu DLST Lâm Viên
Cùng với việc quy hoạch mở rộng khu DLST Lâm Viên nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, khu DLST cần phải đầu tư nhà máy xử lý nước thải kết hợp hệ thống ống dẫn nước nhằm thu gom nước thải tại các phân khu và xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường.
Khu nhà hàng
Khu nhà nghỉ
Khu vui choi giai trí
Khu nhà vệ sinh
Nguồn tiếp nhận
Song chắn rác
Bể Điều hòa
Bể sinh học
Bể lắng
Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận (sông, kênh)
Hình vẽ 8 : Sơ đồ khu xử lí nước thải của khu DLST Lâm Viên
3.3.4. Hoạt động quản lý môi trường tại KDLST Lâm Viên – Cần Giờ :
Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ hoạt động dựa trên nguyên tắc giữ gìn và bảo vệ môi trường là chính. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, khu DLST Lâm Viên cần phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 như đã khảo sát ở khu DLST Bình Qưới 1.
3.4. BỐN YẾU TỐ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG :
Để phát triển khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ một cách bền vững mà vẫn giữ được cảnh quan môi trường, cần tuân thủ bốn yếu tố sau :
3.4.1. Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù :
Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ đại diện cho một loại hình sinh thái rừng ngập mặn, du lịch sông nước, miệt vườn là đặc trung riêng của khu vực miền Nam Bộ. Đề cao cảnh quan Nam Bộ. Luôn giữ gìn và tôn tạo cảnh quan nhằm là tăng tính hấp dẫn du khách.
3.4.2. Yếu tố thẩm mỹ sinh thái :
Để giữ gìn và làm tăng tính thẩm mỹ sinh thái của khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ, khi quy hoạch cũng như trong công tác quản lý cần chú ý các điều sau :
Hạn chế tối đa làm biến đổi cảnh quan tự nhiên.
Sử dụng vật liệu tự nhiên như : gỗ, tre, lá . . . để xây dựng nhằm tạo sự hài hoà cho cảnh quan. Xây dựng công trình dựa theo tiêu chuẩn môi trường dài hạn.
Không ngừng gìn giữ, tôn tạo và làm sạch môi trường cảnh quan.
Liên tục xây dựng các chương trình giáo dục môi trường cho nhân viên.
Bên cạnh cũng có các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho các du khách về bảo vệ môi trường – cảnh quan tự nhiên.
3.4.3. Yếu tố kinh tế :
Để bảo vệ và phát triển tốt Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ thì trước hết phải có khoảng kinh phí lớn đầu tư, sau khi đưa vào hoạt động buộc các yếu tố kinh tế phải luôn dồi dào để có thể duy trì tốt những yếu tố còn lại.
Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ hoạt động tốt có nghĩa là kinh tế để phát triển đầy đủ và nên kinh tế của địa phương cũng được phát triển theo từng bước thông qua việc nộp ngân sách và cải thiện đời sống người dân địa phương như mua hàng hóa của họ để sử dụng trong khu DLST, hay tìm những đặc sản địa phương để phục vụ cho du lịch, đào tạo nhân lực của chính địa phương mang nghề nghiệp ổn định và thích hợp cho một số người dân . . .
Điều này không chỉ ngoài sự cố gắng của đội ngũ quản lý khu DLST mà còn có sự hợp tác thiện chí của chính quyền địa phương, tạo ra những điều kiện tốt nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, vừa mang về kinh tế chi địa phương, vừa giới thiệu được bản sắc văn hóa của vùng cho du khách. Việc này được đánh giá là tầm quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch bền vững.
3.4.4. Yếu tố xã hội :
Việc phát triển khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ phải gắn liền với việc nâng cấp nhận thức xã hội của tất cả mọi người có liên quan.
Du lịch là môi trường giúp con người giao lưu văn hóa, đóng góp văn hóa. Bên cạnh việc bổ sung văn hóa nhiều nơi khác thì việc củng cố là đẹp thêm văn hóa địa phương của chính mình là điều rất cần thiết nên làm.
Địa phươngcó nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì cần phải khai thác để làm đẹp quê hương mình hơn, điều này trông cậy vào khả năng sáng tạo phát huy từ cái cũ và tiếp thu cái mới theo hướng tích cực, từ đó địa phương có nhiều hoạt động, dịch vụ hay cảnh trí thu hút du khách hơn.
Đào tạo đội ngũ nhân viên và quản lý có tâm huyết với công việc, có nhiệt tình với du khách và có đầy đủ kiến thức để bảo vệ môi trường cũng như để truyền bá lòng yêu thiên nhiên cho mọi người.
Thực hiện quản bá hình ảnh khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng với mục đích chính là giới thiệu và mời gọi mọi người đến tham quan dù chỉ một lần để thấy Việt Nam ta còn nhiều nét duyên thầm chưa khai phá.
Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tính tiện nghi của hàng hóa trên mọi phương diện bên cạnh tài nguyên môi trường cảnh quan đã khai thác. Trong chiến lược phát triển du lịch thì giá cả và dịch vụ chiếm một phần rất lớn trong công cuộc quyết định thu hút khách của khu DLST.
3.5. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ :
3.6.1. Tính khả thi :
Về mặt quy hoạch và kiến trúc cho khu du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ là hoàn toàn khả thi dựa trên tất cả những điều kiện nêu ra. Nếu được đầu tư kinh phí, tính toán chính xác và nguồn nhân lực được phân bố hợp lí.
3.6.2. Hiệu quả áp dụng mô hình :
Về kinh tế :
Phát triển mạnh các dịch vụ tăng thu nhập cho các cơ sở kinh doanh, quan trọng hơn là nâng cao đời sống dân địa phương, đồng thời phát triển và nuôi trồng và đánh bắt hải sản tăng thu nhập cho người dân trong vùng.
Tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với người tiêu dùng, nên trồng cây gì, nuôi con gì để đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo phúc lợi cho xã hội.
Tạo cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương, giải quyết được lực lượng lao động đáng kể.
Giữ lành mạnh môi trường sản xuất và sinh hoạt trong vùng.
Về văn hóa xã hội :
Thúc đẩy phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, phát triển nét văn hóa đặc trưng.
Tiếp cận với nét văn hóa sinh hoạt tập quán của địa phương khác thông qua du khách để làm bổ sung và phong phú thêm cho văn hóa tại chỗ.
Đẩy mạnh quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu nền văn minh các nước trên thế giới, mặc dù vẫn giữ nét đặc trưng riêng của vùng quê nhưng không đẩy lùi sự tụt hậu.
Ngăn chặn mạnh mẽ các tệ nạn xã hội, giáo dục thanh niên trong vùng có cuộc sống lành mạnh, vui tươi bổ ích.
Về môi trường :
Góp phần giảm thiểu và bảo vệ môi trường một cách tự nguyện không gượng ép.
Giúp cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sống.
Các nhân viên trong ban quản lý được huấn luyện chặt chẽ về giáo dục môi trường, điều này không chỉ mang đến cho khu DLST một cảnh quan đẹp mà còn giúp cho du khách có ý thức hơn về môi trường.
Đẩy mạnh giáo dục môi trường đến từng người dân và cho cả cộng đồng dân cư trong vùng.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Theo những nghiên cứu trong bài Luận Văn Tốt Nghiệp thì Khu DLST Bình Quới 1 được đánh giá là rất thành công trong việc phát triển du lịch sinh thái bền vững. Phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên, phát huy được giá trị tài nguyên. Trực tiếp mang lại lợi ích về kinh tế, cải thiện phúc lợi cộng đồng. Góp phần giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao nhận thức giáo dục môi trường.
Khu du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ hiện đã mang lại rất nhiều tiềm năng để phát triển thành một khu DLST tầm cỡ. Với địa hình và vị trí vô cùng đặc biệt tạo cho Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ có vị thế có thể khai thác nhiều loại hình du lịch không trùng lặp với các khu DLST khác trong vùng.
Tài nguyên du lịch của Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ thì dồi dào, mang tính đặc trưng cao. Nhưng sau quy hoạch cần phải sử dụng hợp lí và hiệu quả. Ngoài việc khai thác để tôn tạo thì việc bảo tồn và quan tâm chăm sóc tài nguyên thường xuyên không thể thiếu để đưa Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ phát triển một cách bền vững.
Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ sau khi quy hoạch sẽ được xem là điểm du lịch “xanh” được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi không gian xanh rộng, thoáng mát với vườn cây, thảm cỏ, động vật phong phú. . .Không những thế nơi đây còn là địa điểm được người dân Tp.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận biết đến như là một làng quê yên tĩnh để nghỉ ngơi, sinh hoạt và thưởng thức các món ăn dân dã Nam Bộ vào những dịp cuối tuần.
Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ quy hoạch mở rộng không chỉ đơn thuần góp phần làm tăng hiệu quả về kinh tế mà còn có những đóng góp cho bảo tồn tài nguyên, cải tạo môi trường, gìn giữ và phát huy làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Đóng góp tích cực tình hình kinh tế – xã hội của huyện Cần Giờ, đặc biệt nâng cao giáo dục nhận thức của cộng đồng dân cư trong vùng về bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên.
KIẾN NGHỊ
Hiện nay ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài. Trong đó vai trò của phát triển DLST bền vững luôn được coi trọng. Vì vậy xin kiến nghị ngành du lịch huyện Cần Giờ như sau :
Cần có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ phù hợp với tiềm năng và hòa nhập với mục tiêu chung của cả nước.
Đánh thức sự quan tâm của các nhà tổ chức, các cấp lãnh đạo về tình hình phát triển du lịch của huyện nhà.
Tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.
Cần có những quan điểm tư duy mới phù hợp nhằm xác định rõ vai trò và lợi ích của du lịch, cần có chủ trương và biện pháp cụ thể để đưa du lịch sinh thái Lâm Viên – Cần Giờ thành một ngành kinh tế mũi nhọn thực sự hoạt động có hiệu quả đem lại lợi ích chung cả về kinh tế – xã hội – môi trường.
Không ngừng công tác giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và cần có những chính sách cụ thể khuyến khích người dân tham gia hoạt động du lịch, nhằm tạo nhiều cơ hội để ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.
Đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức và năng lực để tương xứng với nhu cầu du lịch ngày càng cao. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đảm bảo tình hình an ninh chính trị để thu hút du khách.
Kiến nghị UBND TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo sở Du Lịch phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển DLST bền vững.
Hiện nay tuyến đường đi Cần Giờ đang được tiến hành nâng cấp cải tạo nhưng còn nhiều bất cập, nhiều đoạn đường vẫn chưa hoàn tất ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân địa phương và du khách.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoan chinh 1.doc
- Phuc Luc.doc