TÓM TẮT
“KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA NẤM Rhizoctonia solani GÂY BỆNH TRÊN CÂY BÔNG VẢI Ở VIỆT NAM”
Đề tài được thực hiện trên đối tượng là nấm Rhizoctonia solani gây bệnh trên
cây bông vải ở Việt Nam. Đây là tác nhân chính gây ra các bệnh như: lở cổ rễ, chết rụi
cây con, bệnh đốm cháy lá gây ra những thiệt hại đáng kể và ảnh hưởng rất lớn tới
năng suất của các cánh đồng trồng bông vải ở Việt Nam. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật
PCR – RFLP và giải trình tự vùng ITS-rDNA nhằm mục tiêu khảo sát sự đa dạng về
di truyền của 12 dòng R. solani gây bệnh trên cây bông vải ở Việt Nam, từ đó dễ dàng
cho việc đưa ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả các bệnh do nấm này gây ra. Đề
tài được thực hiện tại phòng thực tập bệnh cây khoa Nông Học, và Trung tâm Phân
tích Thí Nghiệm Hóa Sinh trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, từ 13/02/2006
đến 15/08/2006.
Nội dung nghiên cứu:
Phục hồi 12 dòng nấm R. solani gây bệnh trên cây bông vải ở Việt Nam.
Nhân sinh khối 12 dòng nấm R. solani.
Ly trích DNA của các dòng nấm R. solani.
Khuếch đại vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm bằng phản ứng PCR với cặp
primer ITS4 - ITS5.
Tiến hành phản ứng cắt vùng ITS-rDNA sau khi khuếch đại bằng 2 enzyme cắt
giới hạn HaeIII, TaqI.
Phân tích sự đa dạng về di truyền của 12 dòng nấm dựa trên kết quả RFLP.
Tiến hành tinh sạch sản phẩm PCR theo phương pháp cắt gel để đọc trình tự các
dòng nấm R. solani.
Tiến hành đọc trình tự sản phẩm PCR vùng ITS-rDNA sau khi tinh sạch bằng
cặp primer ITS1 - ITS4.
v
Phân tích kết quả đọc trình tự và vẽ cây phân nhánh di truyền.
Kết quả thu được:
Phục hồi, nhân sinh khối và ly trích được DNA của 12 dòng nấm R. solani gây
bệnh trên cây bông vải.
Khuếch đại thành công vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm R. solani trên bằng
phản ứng PCR, sản phẩm PCR có kích thước khoảng 720 bp.
Đã tiến hành cắt sản phẩm PCR vùng ITS-rDNA bằng hai enzyme giới hạn
HaeIII, TaqI. Kết quả, không nhận thấy có sự đa dạng về mặt di truyền trên 12 dòng
nấm R. solani thu thập trên cây bông vải khi cắt bằng hai enzyme này.
Đã tiến hành đọc trình tự và so sánh vùng ITS1 của 8 dòng nấm với nhau và với
các dòng nấm trên cơ sở dữ liệu NCBI. Kết quả 8 dòng nấm này được chia làm 3
nhóm:
Nhóm 1: BV-50-01, BV-71-02.
Nhóm 2: BV-62-02, BV-62-03.
Nhóm 3: BV-61-04, BV-61-05, BV-61-06, BV-62-01
Đã xác định được nhóm tiếp hợp của hai dòng BV-50-01 và BV-62-02 là AG-1-IA và
AG-4.
Như vậy, đã có sự đa dạng về mặt di truyền giữa 12 dòng nấm R. solani gây
bệnh trên cây bông vải ở Việt Nam.
vi
MỤC LỤC
PHẦN TRANG
Trang bìa
Trang tựa
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt iv
Mục lục . vi
Danh sách các hình . ix
Danh sách các bảng . x
Danh sách chữ viết tắt xi
Phần I. MỞ ĐẦU . 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục tiêu 2
1.3. Yêu cầu đề tài . 2
1.4. Giới hạn đề tài 2
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
2.1. Giới thiệu về nấm Rhizoctonia solani . 3
2.1.1. Đặc điểm hình thái . 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý 4
2.1.3. Đặc điểm nuôi cấy . 4
2.2. Điều kiện phát sinh bệnh và phạm vi ký chủ . 4
2.3. Sự phân nhóm của nấm R. solani . 4
2.4. Giới thiệu sơ lược về cây bông vải . 6
2.4.1. Triệu chứng bệnh trên cây bông vải do nấm R. solani gây ra . 7
2.4.1.1. Bệnh lở cổ rễ 7
2.4.1.2. Bệnh chết rụi cây con . 7
2.5. Các phương pháp được ứng dụng trong sinh học phân tử . 8
2.5.1. Phương pháp PCR . 8
2.5.1.1. Nguyên tắc của phương pháp PCR 8
vii
2.5.1.2. Các thành phần cần thiết để thực hiện phản ứng PCR . 8
2.5.1.3. Thực hiện phản ứng PCR . 9
2.5.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phản ứng PCR . 9
2.5.1.5. Lợi ích của phản ứng PCR . 10
2.5.2. Phương pháp RFLP . 10
2.5.2.1. Restriction endonuclease 10
2.5.2.2. Quy trình phương pháp RFLP 11
2.5.3. Phương pháp đọc trình tự 12
2.5.3.1. Nguyên tắc phương pháp đọc chuỗi mã Sanger . 12
2.5.3.2. Nguyên tắc giải trình tự bằng máy Sequencer . 12
2.5.3.3. Đọc trình tự sản phẩm PCR 12
2.5.4. Một số phương pháp được sử dụng trong xây dựng cây phả hệ 12
2.5.4.1. Phương pháp Neighbor – Joining . 12
2.5.4.2. Phương pháp Maximum Parsimony . 13
2.5.4.3. Phương pháp Bootstrap 13
2.6. Cơ sở của việc sử dụng vùng ITS-rDNA trong nghiên cứu sự đa dạng di
truyền của nấm R. solani 13
2.6.1. Giới thiệu về vùng rDNA 13
2.6.2. Sử dụng vùng rDNA để nghiên cứu sự đa dạng di truyền 15
2.7. Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước về sự đa dạng
di truyền của nấm R. solani . 16
2.7.1. Nghiên cứu trong nước 16
2.7.2. Nghiên cứu ngoài nước 16
Phần III. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP 19
3.1. Thời gian địa điểm 19
3.2. Nội dung đề tài . 19
3.3. Nguồn nấm R. solani 19
3.4. Phương pháp tiến hành . 19
3.4.1. Phục hồi và nhân sinh khối nấm R. solani . 19
3.4.2. Ly trích DNA tổng số của nấm R. solani 20
viii
3.4.3. Khuếch đại vùng ITS-rDNA của các dòng nấm R. solani 23
3.4.4. Điện di và đọc kết quả PCR trên gel agarose 24
3.4.5. Các bước thực hiện phản ứng đọc trình tự 25
3.4.5.1. Chuẩn bị khuôn DNA . 25
3.4.5.2. Phản ứng đọc trình tự sử dụng BigDye Terminator V3.3
Cycle Sequencing Kit 26
3.4.5.3. Tinh sạch sản phẩm khuếch đại 26
3.4.5.4. Chạy điện di và ghi nhận tín hiệu trên máy
sequence ABI PRISM 3100 27
3.4.6. Phân tích RFLP vùng ITS-rDNA của các dòng nấm R. solani . 27
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Phục hồi và nhấn sinh khối nấm . 28
4.2. Ly trích DNA tổng số của nấm 28
4.3. Pha loãng DNA tổng số 29
4.4. Tiến hành phản ứng PCR . 30
4.5. Phân tích RFLP vùng ITS-rDNA của các dòng nấm R. solani 34
4.6. Đọc trình tự sản phẩm PCR 38
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1. Kết luận 46
5.2. Đề nghị . 46
Phần VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Phần VII. PHỤ LỤC . 49 .
“KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA NẤM Rhizoctonia solani GÂY BỆNH TRÊN CÂY BÔNG VẢI Ở VIỆT NAM”
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sự đa dạng di truyền của nấm Rhizoctonia Solani gây bệnh trên cây bông vải ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DNA
hoặc RNA) được tìm thấy ở những phần đơn vị lặp lại được sắp xếp thành cặp, nằm tại
vùng chromosom. Vùng này được biết đến như vùng tổ chức nhân (NORs). Mỗi đơn vị
lặp lại chứa một vùng phiên mã (có những gen rRNAs như 18S, 5,8S, và 26S và những
vùng phiên mã bên ngoài như ETS1 và ETS2) và một vùng không phiên mã (NTS).
Trong vùng phiên mã, ITS được tìm thấy trên gen 5,8S rRNA bao gồm ITS1 và ITS2.
2.6.2. Sử dụng vùng rDNA để nghiên cứu sự đa dạng di truyền
rDNA chứa những vùng bảo tồn (18S, 28S, 5,8S) cũng như những vùng ít bảo
tồn (ITS) và những vùng biến động hơn (IGS). Những vùng này có thể được sử dụng để
phân tích sự đa dạng về di truyền và sự phát sinh loài của sinh vật. Trình tự của vùng
này cũng được sử dụng để tìm ra và xác định sự biến thiên số lượng của nhiều loài hoặc
nhóm nấm (dẫn theo Nguyễn Thị Tiến Sỹ, 2005).
Vùng ITS1 và ITS2 được tìm thấy giữa gen của tiểu đơn vị ribosom nhỏ (18S) và
tiểu đơn vị lớn (28S) chỉ ra sự biến thiên trong cùng loài. Khuếch đại vùng ITS này sau
đó phân tích bằng các enzyme cắt giới hạn, được sử dụng để phân tích sự khác nhau của
các loại nấm. Vùng ITS2 khám phá sau vùng ITS1, và vùng ITS2 có tính bảo tồn cao
hơn ở một vài vùng tương đồng của vùng 18S. Vùng IGS thậm chí cho thấy sự biến
động lớn hơn và IGS-RFLP (giống với ITS-RFLP) đã được sử dụng để nghiên cứu sự đa
dạng di truyền trong cùng loài.
Gen rDNA 16S mã hóa một phân tử RNA hình thành tiểu đơn vị ribosom nhỏ
của vi khuẩn điển hình (thành phần protein của tế bào). Trình tự của gen này thích hợp
16
là một mô hình phổ biến để nghiên cứu sự tiến hóa và phân loại vi khuẩn. Gene rDNA
được tìm thấy ở hầu hết các dạng sống (ngoại trừ virus và prion). Các thành phần của
trình tự rDNA từ những sinh vật có quan hệ với nhau được đánh dấu giống nhau. Điều
này có nghĩa, trình tự của những sinh vật thân cận đã được sắp xếp, làm cho những khác
biệt được dễ dàng đánh giá. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ một vài nhóm primer PCR là
cần thiết để khuếch đại gen rDNA từ bất cứ loài nấm nào. Trình tự rDNA của 16S đã
được xác định cho nhiều loài.
Chiều dài và trình tự của những vùng ITS của rDNA được cho rằng là vùng tiến
hóa nhanh nhất và vì vậy có thể rất biến đổi. Những universal primer được thiết kế từ
những vùng bảo tồn nằm hai đầu vùng ITS và vùng ITS có kích thước nhỏ (600- 700
bp) dễ dàng được khuếch đại bởi vì số bản sao lớn (lên tới 30.000 bản sao trên một tế
bào (Dubouzed and Shinoda, 1999) của vùng lặp lại trên rDNA. Điều này làm cho vùng
ITS trở thành một đề tài được quan tâm cho việc nghiên cứu về sự tiến hóa và phát sinh
loài (Baldwin và ctv., 1995; Hershkovitz và ctv., 1996, 1999) cũng như những nghiên
cứu về địa lý sinh vật (biogeographic) (Baldwin, 1993; Suh và ctv., 1993; Hsiao và ctv.,
1994; Dubouzed và Shinoda., 1999) (dẫn theo Nguyễn Thị Tiến Sỹ, 2005). Dữ liệu về
trình tự của vùng ITS cũng được nghiên cứu sớm hơn để đánh giá sự đa dạng di truyền ở
lúa mạch (Petersen và Seberg., 1996).
2.7. Một số nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc về sự đa dạng di truyền
của nấm R. solani
2.7.1. Nghiên cứu trong nƣớc
Nguyễn Thị Nghiêm (1997) bằng phương pháp đánh dấu phân tử với kỹ thuật
PCR sử dụng hai primer chuyên biệt ERIC1 và ERIC2, đã chia 137 dòng nấm R. solani
Kühn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long thành 33 nhóm nấm mang tính đa dạng di
truyền khác nhau.
Nguyễn Thị Huệ (2003), dựa trên kỹ thuật RFLP của vùng rDNA-ITS cho biết
hai dòng nấm R. solani phân lập từ cây húng quế và cây bông cho các đoạn cắt giới hạn
có kích thước khác nhau khi được cắt bởi enzyme MboI.
Hồ Viết Thế (2005), khi cắt bằng enzyme HaeIII trên vùng rDNA-ITS của 4
dòng R. solani phân lập từ nhiều cây ký chủ khác nhau, đều cho hai đoạn cắt giống
17
nhau. Do đó, không thể phân tích được tính đa hình về mặt di truyền của 4 dòng này khi
cắt bằng enzyme HaeIII.
Nguyễn Thị Tiến Sỹ (2005), dựa trên kỹ thuật RFLP của vùng ITS-rDNA với
việc sử dụng 3 enzyme cắt TaqI, AluI, HaeIII đã nhận thấy có sự đa hình các đoạn cắt
giới hạn trong vùng rDNA-ITS của 9 dòng R. solani phân lập từ các cây ký chủ khác
nhau.
2.7.2. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Liu và Sinclair. (1992), dựa trên phân tích sự đa hình isozyme và cắt giới hạn
DNA, đã phân chia 70 dòng phân lập thuộc AG-2 thành 5 nhóm trong loài (ISGs) là ISG
2A, ISG 2B, ISG 2C, ISG 2D, và ISG 2E. Bản đồ giới hạn DNA đã chỉ ra rằng những
nhóm này có cùng kiểu gen của rDNA ti thể và mức độ giống nhau cao trong rDNA
nhân của vùng ITS, bao gồm gen RNA ribosom 5,8S. Phản ứng PCR đã khuếch đại
những đoạn DNA có chiều dài khác nhau khác nhau giữa 5 nhóm. Vùng ITS của nhóm
2A và 2E có cùng chiều dài 690 bp nhưng khác nhau tại một vị trí cắt của EcoRI, nhóm
2B, 2C, và 2D có cùng chiều dài 740 bp nhưng khác nhau tại ít nhất một vị trí cắt giới
hạn của MspI hoặc TaqI.
Matsumoto và ctv. (1996), dựa trên phân tích RFLP của gen rDNA 28S đã chỉ ra
sự khác nhau giữa 3 nhóm tiếp hợp AG-1, AG-2, và AG-4 khi cắt bằng các enzyme giới
hạn BamHI, HaeIII, HhaI và HpaII.
Kunigana và ctv. (1997), dựa trên phân tích trình tự vùng rDNA bao gồm vùng
ITS và rDNA 5,8S , đã chỉ ra rằng tính tương đồng trong trình tự của vùng ITS là trên
96% đối với những dòng ở cùng tiểu nhóm, 66 – 100% đối với những dòng khác tiểu
nhóm nhưng cùng một nhóm tiếp hợp, và từ 55 – 96% đối với những dòng khác nhóm
tiếp hợp.
Schneider và ctv. (1997), khi sử dụng 25 enzyme( AluI, BamHI, BglII, ClaI,
DdeI, DraI, EcoRV, HaeIII, HincII, HinfI, HhaI, KpnI, MboI, MspI, PstI, PvuII, RsaI,
Sau3AI, SstII, StyI, TaqI, XbaI, và XhoI) cắt đoạn rDNA-ITS được khuếch đại bằng 2
primer ITS1 và ITS4, đã xác định được 13 enzyme( MspI, HaeIII, HincII, EcoRI, ClaI,
Hinf I, Sau3AI, DdeI, AluI, HhaI, DraI, StyI, và TaqI) có thể cho thấy sự đa hình các
đoạn cắt giới hạn giữa các nhóm tiếp hợp của nấm R. solani.
18
Priyatmojo và ctv. (2001), đã phân tích RFLP trên vùng rDNA-ITS, RAPD, và
về các acid béo của các dòng R. solani gây bệnh đốm hoại lá trên cà phê. Kết quả cho
thấy đây là một quần thể AG-1 khác với các tiểu nhóm AG-1-IA, 1-IB, và 1-IC và các
tác giả đã đề xuất rằng những dòng R. solani phân lập từ cây cà phê đại diện một tiểu
nhóm mới trong AG-1 là AG-1-ID.
Meinhardt và ctv. (2002), bằng phương pháp RFLP trên đoạn rDNA-ITS được
khuếch đại bằng cặp primer ITS1 và ITS4 cho biết, khi cắt bằng 4 enzyme TaqI, HhaII,
HaeIII và MseI cho ra những băng có kích thước khác nhau. MboI là enzyme duy nhất
phân cắt sản phẩm khuếch đại thành 5 băng giống nhau ở tất cả các dòng được kiểm tra.
Fenille và ctv. (2003), dựa trên việc giải trình tự rDNA vùng ITS, đã chỉ ra mức
độ giống nhau của những trình tự nucleotide giữa những dòng AG-1 IA, nguyên nhân
gây bệnh cháy lá trên đậu nành, là 95,1 – 100% trong vùng ITS1 và 98,5- 100% trong
vùng ITS2. Mức độ giống nhau của trình tự nucleotide giữa các tiểu nhóm IA, IB, và IC
từ 84,3 – 89% trong vùng ITS1 và từ 93,3 – 95,6% trong vùng ITS2. Mức độ giống
nhau của trình tự nucleotide giữa những dòng AG-4 (gây bệnh thối trụ hạ diệp ở đậu
nành) và tiểu nhóm chuẩn AG-4 HGI là 99,1% trong vùng ITS1 và 99,3 – 100% trong
vùng ITS2. Mức độ giống nhau trong trình tự của vùng ITS-5,8S rDNA đã chứng minh
rằng những dòng R. solani ở Brazil gây bệnh cháy lá ở đậu nành là AG-1 IA và những
dòng gây triệu chứng thối trụ hạ diệp là AG-4 HGI.
Kanematsu và Naito. (1994), sử dụng phương pháp PCR-RFLP trên vùng ITS-
rDNA với cặp primer ITS1 và ITS4 để phân tích sự đa dạng di truyền của nấm R.
solani dòng AG-2-3, nguyên nhân gây bệnh cháy lá trên cây đậu nành. Với 4 enzyme
EcoRI, HaeIII, MspI, và TaqI đã xác định AG-2-3 là một phân nhóm mới của nhóm
chính AG-2.
19
Phần III
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ 13/ 02/ 2006 đến 15/ 08/ 2006.
Địa điểm: Phòng thực tập Bệnh cây Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học,
và Trung tâm Phân Tích Thí Nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Nội dung đề tài
Phân tích sự đa dạng di truyền của nấm Rhizoctonia solani bằng kỹ thuật RFLP
(Restriction Frangment Length Polymorphism) trên đoạn rDNA-ITS được khuếch đại
bằng cặp primer ITS4 - ITS5 thông qua phản ứng PCR.
Đọc trình tự vùng rDNA- ITS từ sản phẩm PCR sau khi tinh sạch theo qui trình
tinh sạch của Amersham với cặp primer đọc trình tự là ITS1 và ITS4.
3.3. Nguồn nấm Rhizoctonia solani
Các dòng nấm R. solani do Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học cung cấp.
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.1. Phục hồi và nhân sinh khối nấm R. solani
Hóa chất và vật liệu
Khoai tây.
Đường Glucose (C6H12O6).
Agar.
Cồn 96o và 70o .
Dụng cụ và thiết bị
Bếp điện.
Nồi hấp khử trùng (Autoclave).
Nồi nấu môi trường.
Tủ cấy vô trùng.
Đĩa peitri 9 mm.
Bình tam giác 250 ml.
Becher 100 ml.
Giấy thấm vô trùng.
20
Buồng lắc định ôn.
Tủ sấy 180oC.
Phục hồi nguồn nấm R. solani
Các dòng nấm được giữ trong môi trường ống nghiệm lâu ngày có thể bị yếu đi
hoặc bị nhiễm vi khuẩn hoặc các nấm lạ. Do đó trước khi nhân sinh khối, chúng tôi phải
cấy chuyền từ ống nghiệm ra môi trường phục hồi trong các đĩa peitri, rồi từ đó cấy
chuyền liên tiếp nhiều lần để cuối cùng thu được dòng thuần khiết.
Môi trường hồi phục là môi trường PGA (Potato – Glucose - Agar). Thành phần
nấu 1 lít môi trường PGA gồm:
Khoai tây: 200 g.
Glucose: 20 g.
Agar: 18 g.
Nước cất: 1 lít.
Khoai tây được gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi nấu trong 1 lít nước cất. Sau đó
lọc lấy phần nước khoai tây, cho glucose và agar đã cân vào khuấy đều, thêm nước cất
cho đủ 1 lít. Môi trường được hấp khử trùng bằng Autoclave ở 121oC trong 20 phút. Sau
đó được đổ vào các đĩa peitri sạch đã được sấy khử trùng 180oC, 60 phút, khoảng 15 -
20 ml mỗi đĩa.
Nấm từ các ống giống được cấy chuyền ra môi trường thạch đĩa và ủ ở nhiệt độ
25 - 27
oC trong vòng 1 - 2 ngày.
Nhân sinh khối các dòng nấm R. solani:
Môi trường nhân sinh khối là môi trường PGB (Potato – Glucose - Broth). Thành
phần 1 lít môi trường PGB:
Khoai tây: 200 g.
Glucose: 20g.
Nước cất: 1 lít.
Tiến hành nuôi lắc 4 ngày ở nhiệt độ 27 - 28oC, và 120 - 150 vòng/ phút.
Sợi nấm sau khi nuôi lắc được thu hoạch và cất giữ ở -80oC.
3.4.2. Ly trích DNA tổng số (isolation of DNA) của nấm R. solani
Trước khi tiến hành ly trích DNA tổng số, mẫu nấm được nghiền mịn trong N2
lỏng.
21
Quy trình ly trích DNA tổng số: dựa trên quy trình được đề xuất bởi Lee và
Taylor (1990), có sự thay đổi.
Các hóa chất đƣợc sử dụng để ly trích DNA
Lysis buffer: 50 mM Tris-HCl, pH 7.2, 50 mM EDTA, 3% SDS, 1%
β_mercaptoethanol.
Hỗn hợp phenol:chloroform:isoamyl alcohol( 25:24:1).
Hỗn hợp chloroform:isoamyl alcohol( 24:1).
Isopropanol 100%.
Ethanol 70%.
TE 1X: 10 mM Tris-HCl, 1 mM EDTA, pH 8.0.
Các dụng cụ và thiết bị dùng để ly trích DNA
Epffendorf 1,5 ml.
Micropipette các loại.
Bồn ủ nhiệt (water bath).
Máy vortex.
Máy ly tâm lạnh.
Tủ 4oC và -20oC.
22
.
Mẫu (0,1- 0,3 g)
Nghiền
Epffendorf (1,5 ml)
(1/3 epffendorf)
Lysis buffer
700 µl
Vortex đồng nhất
(1500 vòng/1 phút)
Ủ 65oC trong 1 giờ
Lắc nhẹ nhanh
(đảo nhẹ 2- 3 lần)
Hỗn hợp
phenol:chloroform:isoamyl
alcohol (25:24:1)
700 µl
Hút 350 µl dịch nổi
Ly tâm 13.500 vòng/ phút
trong 20 phút ở 25oC
Epffendorf mới
Hỗn hợp chloroform:isoamyl
alcohol (24:1)
350 µl
Hút 300 µl dịch nổi
Đảo nhẹ, đều
(khoảng 15 phút)
Ly tâm 13.000 vòng/ phút
trong 20 phút ở 28oC
Epffendorf mới Isopropanol
(0,6V ~ 180 µl)
Thu kết tủa
Đảo nhẹ 15 phút
Ly tâm 12.000 vòng/ phút
trong 5 phút ở 4oC
Làm khô kết tủa( khoảng
30- 60 phút) trong tủ cấy
Rửa tủa bằng Ethanol 70% lạnh
700 µl Đảo nhẹ liên tục
Bảo quản 4oC ( -20oC)
Hòa tan kết tủa
TE 1X
100 µl
Quy trình ly trích DNA tổng số
23
Kiểm tra sự có mặt và độ tinh sạch của DNA sau khi ly trích bằng cách điện di
trên gel agarose. Từ đó chúng tôi tiến hành pha loãng DNA trong TE 1X để thực hiện
phản ứng PCR.
3.4.3. Khuếch đại vùng rDNA-ITS của các dòng nấm R. solani
Các hóa chất cần thiết để thực hiện phản ứng PCR
Dung dịch đệm PCR 10X (amplification buffer): 200 mM Tris-HCl (pH
8.4), 500 mM KCl (Bio-rad).
MgCl2 50 mM (Bio-rad).
dNTP 10 mM (gồm dATP, dTTP, dCTP, dGTP) (Promega).
Taq DNA polymerase 5 UI/µl (Bio-rad).
Primer ITS4 và ITS5 100 pmol.
Các dụng cụ, thiết bị đƣợc sử dụng để thực hiện phản ứng PCR
Hộp đá khô -20oC.
Epffendorf 0,2 ml.
Micropipette 10 µl, 100 µl và các loại đầu típ tương ứng.
Tủ thao tác vô trùng.
Máy luân nhiệt.
Quy trình thực hiện phản ứng PCR
Sử dụng hai primer ITS4 và ITS5 (White và ctv, 1990), để khuếch đại vùng ITS-
rDNA của nấm R. solani có kích thước khoảng 700 bp.
Trình tự hai primer:
ITS4: 5’ TCC TCC GCT TAT TGA TAT GC 3’.
ITS5: 5’ GGA AGT AAA AGT CGT AAC AAG G 3’.
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR
Các bƣớc phản ứng Nhiệt độ Thời gian
Giai đoạn khởi động 94oC 3 phút
Chạy chu kỳ (33 chu kỳ)
Tách DNA khuôn 94oC 1 phút
Ủ bắt cặp 56oC 45 giây
Kéo dài 72oC 1 phút
Giai đoạn kết thúc 72oC 7 phút
24
Hỗn hợp để thực hiện phản ứng PCR
Thành phần Nồng độ ban đầu Nồng độ cuối cùng
PCR buffer 10X 1X
MgCl2 50 mM 1,5 mM
dNTP’s 2 mM 0,2 mM
Primer ITS4 10 pmol/ 1 µl 0,4 pmol/ 1 µl
Primer ITS5 10 pmol/ 1 µl 0,4 pmol/ 1µ
Taq DNA polymerase 1UI 0,04 UI
DNA khuôn < 100 ng
Nước cất vô trùng Vừa đủ 25 µl
3.4.4. Điện di và đọc kết quả PCR trên gel agarose
Các hóa chất đƣợc sử dụng
Agarose.
TAE 0,5X.
Loading dye.
Ethidium bromide.
Các dụng cụ và thiết bị đƣợc sử dụng
Cân kỹ thuật 4 số.
Lò viba.
Khay đổ gel.
Bồn và máy điện di (Bio-rad).
Ống đong.
Máy chụp gel (Gel doc).
Bao tay.
Micropipette 10 µl.
Giấy parafin.
Chai nấu gel.
Quy trình thực hiện
Đong 12,5 ml TAE 0,5X cho vào chai nấu gel, đồng thời cân 0,1875 g agarose
cho vào (nồng độ gel 1,5%).
Đun sôi hỗn hợp trên trong lò viba ở 650W trong 2 phút.
25
Lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng còn khoảng 50oC.
Đổ gel vào khay và đặt lược tạo giếng, chú ý tránh tạo bọt khí khi đổ gel.
Để gel đông đặc lại ở nhiệt độ phòng, nhẹ nhàng rút lược ra khỏi gel, cho gel vào
bồn điện di chứa dung dịch TAE 0,5X.
Trộn 3 µl sản phẩm PCR với 2 µl loading dye và cho vào giếng của gel.
Chạy điện di ở hiệu điện thế 50 V trong thời gian 50- 60 phút.
Đọc kết quả điện di
Sau khi điện di, gel được nhuộm trong ethidium bromide từ 15 - 30 phút. Vớt ra,
rửa lại nhiều lần với nước và đọc kết quả dưới tia UV. DNA liên kết với ethidium
bromide sẽ phát sáng dưới tia UV. Kết quả được ghi nhận và chụp ảnh lại bằng máy gel
doc với phần mềm Quantity one.
3.4.5. Các bƣớc thực hiện phản ứng đọc trình tự
3.4.5.1. Chuẩn bị khuôn DNA
Trước khi tiến hành đọc trình tự, sản phẩm PCR phải được tinh sạch hoàn toàn.
Quy trình tinh sạch sản phẩm PCR bằng phƣơng pháp cắt gel
Tinh sạch sản phẩm PCR: dựa trên quy trình tinh sạch của Amersham.
Mẫu cần được tinh sạch (thường là sản phẩm PCR) được đem chạy điện di trên
gel agarose 0,8% tan ở nhiệt độ thấp. Gel sau khi chạy điện di, được nhuộm ngắn (1- 2
phút) trong ethidium bromide ở nồng độ thấp, sau đó rửa gel bằng nước sạch và rửa lại
bằng nước cất vô trùng, gel được đặt trên máy chiếu UV đã được bọc kỹ bằng nylon và
phủ lên trên bởi giấy bạc được cắt một lỗ có kích thước bằng miếng gel.
Bật UV, định vị band cần lấy, dùng dao lam cắt gel chứa band DNA cần được
tinh sạch, cho vào epffendorf 1,5 ml. Sử dụng cân phân tích để xác định trọng lượng gel
chứa band vừa cắt ở trên.
Dùng micropipette hút capture buffer theo mg/ thể tích (10 mg gel ~ 10 µl
capture buffer), đậy nắp epffendorf, đem ủ trong bồn ủ nhiệt ở 60oC trong 5 phút; lấy ra
vortex nhẹ và tiếp tục ủ ở 60oC cho đến khi gel tan hết (5 - 15 phút).
Ly tâm 3000 vòng/ 30 giây để tập trung mẫu ở đáy epffendorf.
Hút mẫu cho vào cột GFX; ủ ở nhiệt độ phòng trong 1 phút.
Đem ly tâm 10.000 vòng/ 30 giây.
Cho vào cột 500 µl wash buffer, ly tâm 10.000 vòng/ 30 giây.
26
Lấy cột ra và đặt vào epffendorf 1,5 ml mới.
Hút 20 µl elution buffer nhỏ vào cột GFX, ủ ở nhiệt độ phòng/ 1 phút.
Ly tâm 10.000 vòng/ 1 phút, lấy cột GFX, đậy nắp epffendorf lại và giữ mẫu ở 4oC.
3.4.5.2. Phản ứng đọc trình tự sử dụng BigDye Terminator v3.1 Cycle
Sequencing Kit (Applied Biosystems)
Thiết bị và dụng cụ đƣợc sử dụng
Máy sequencer ABI PRISM 3100.
Epffendorf 0,2 ml.
Micropipette các loại
Đầu típ các loại tương ứng.
Máy luân nhiệt.
Thành phần hóa chất cho mỗi phản ứng đọc trình tự
Thành phần Lƣợng
BDT mix 4 µl
Buffer 2 µl
Primer 1 µl
DNA khuôn 1 µl
Nước cất vô trùng Vừa đủ 10 µl
Chu kỳ nhiệt của phản ứng đọc trình tự
Làm nóng các ống tube ở 96oC trong 1 phút.
Bƣớc 1: 96oC trong 10 giây.
Bƣớc 2: 50oC trong 10 giây.
Bƣớc 3: 60oC trong 4 phút.
Lặp lại 25 chu kỳ.
Hạ nhiệt độ xuống 4oC và giữ nguyên cho tới khi tinh sạch.
3.4.5.3. Tinh sạch sản phẩm khuếch đại
Sản phẩm khuếch đại của phản ứng đọc trình tự được tinh sạch bằng phương
pháp Ethanol/ EDTA precipitation:
Cho 5 µl EDTA vào mỗi epffendorf.
Thêm 60 µl ethanol 100% vào mỗi epffendorf.
Trộn lên xuống cẩn thận khoảng 4 lần.
27
Ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 15 phút.
Ly tâm với tốc độ 12.000 vòng trong 30 phút.
Loại bỏ phần dịch nổi bên trên.
Thêm vào epffendorf 60 µl ethanol 70%.
Ly tâm 12.000 vòng trong 15 phút ở 4oC.
Loại bỏ ethanol, làm khô hoàn toàn DNA kết tủa ở nhiệt dộ phòng.
Hòa tan DNA trong Hidiformamide.
3.4.5.4. Chạy điện di và ghi nhận tín hiệu trên máy sequencer ABI PRISM
3100
Tiến hành biến tính sản phẩm PCR sequencing ở 95oC trong 5 phút. Sau đó, sản
phẩm được load vào các cột mao dẫn chứa polymer để điện di phân tích kết quả, kết quả
thu được từ tín hiệu huỳnh quang sẽ được ghi nhận bằng phần mềm của máy sequencer
ABI PRISM 3100.
3.4.6. Phân tích RFLP vùng rDNA-ITS của các dòng nấm R. solani
Sản phẩm PCR được cắt bởi hai enzyme giới hạn Hae III, và Taq I để phát hiện
hiện tượng đa hình trong phạm vi vùng ITS-rDNA đã được khuếch đại với cặp primer
ITS4 và ITS5.
Phản ứng cắt được thực hiện như sau:
Ủ khoảng 1 µg DNA đã được khuếch đại với 1 U enzyme cắt dưới những điều
kiện mà nhà sản xuất (Roche) đưa ra. Thành phần phản ứng gồm:
Thành phần phản ứng enzyme cắt
Thành phần phản ứng Nồng độ đầu Nồng độ cuối
Enzyme cắt buffer 10X 1X
DNA 100- 150 ng
Restriction enzyme 10 UI 1 UI
Nước cất khử trùng
Những đoạn DNA được cắt được phân tách bằng điện di trên gel agarose 2%, sau
đó nhuộm ethidium bromide. Ghi nhận kết quả thông qua máy Gel doc.
28
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phục hồi và nhân sinh khối nấm
Chúng tôi đã thành công trong việc phục hồi và nhân sinh khối 12 dòng nấm R.
solani gây bệnh trên cây bông vải ở Việt Nam. Lượng sinh khối thu được tương đối
nhiều đủ để đáp ứng cho bước ly trích DNA.
4.2. Ly trích DNA tổng số của nấm
Ly trích DNA là bước quan trọng đầu tiên để cho phép thực hiện phản ứng PCR,
và từ đó thực hiện tiếp các bước tiếp theo. Với quy trình ly trích DNA tổng số của Lee
và Taylor, có cải tiến được nêu ở mục 3.4.2, chúng tôi tiến hành ly trích DNA của nấm
R. solani.
Hình 4.1 Ảnh điện di DNA tổng số của 12 dòng nấm R. solani sau khi ly
trích
Sản phẩm sau khi ly trích được kiểm tra bằng cách điện di trên gel agarose 0,8%.
Qua kết quả điện di kiểm tra (hình 4.1), thấy rằng chúng tôi đã thành công trong việc ly
trích DNA tổng số của nấm R. solani. Tuy nhiên, do quy trình không sử dụng RNAse để
1. BV-50-01; 2. BV-50-02; 3. BV-61-01; 4. BV-61-02;
5. BV-61-04; 6. BV-61-05; 7. BV-61-06; 8. BV-62-01;
9. BV-62-02; 10. BV-62-03; 11. BV-71-01; 12. BV-71-02
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DNA
tổng
số
Phần
tạp
29
thủy phân RNA nên vẫn còn lẫn RNA trong mẫu ly trích nhưng điều này cũng không
ảnh hưởng nhiều đến kết quả PCR vì DNA thu được tương đối sạch để thực hiện phản
ứng PCR.
Nguyễn Thị Huệ (2003), áp dụng quy trình ly trích DNA của Raeder và Broda
(1985), đã thu được DNA tổng số của nấm R. solani. Nhưng quy trình cần thêm 1 giờ để
ly tâm loại bỏ cặn nấm và sử dụng RNAse để xử lý RNA. Như vậy, quy trình mà chúng
tôi sử dụng là đơn giản, ít tốn kém, và tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp của
Nguyễn Thị Huệ đã sử dụng.
Nguyễn Thị Tiến Sỹ (2005), khi áp dụng quy trình ly trích DNA của Lee và
Taylor cũng thu được DNA tổng số của nấm R. solani. Tuy nhiên, trong quy trình này
phải cần Natri acetate để kết tủa DNA. Trong quy trình của chúng tôi không cần sử dụng
Natri acetate mà vẫn thu được lượng DNA tổng số, nên quy trình đơn giản hơn và tiết
kiệm hóa chất, thời gian.
4.3. Pha loãng DNA tổng số
Lượng DNA tối ưu để làm khuôn mẫu thực hiện phản ứng PCR khoảng từ 10 -
100 ng. Nếu lượng DNA khuôn mẫu quá nhiều thì có thể dẫn đến ức chế phản ứng PCR
làm cho phản ứng không thể xảy ra hoặc nếu phản ứng xảy ra thì có thể tạo ra những sản
phẩm phụ không mong muốn. Do đó, trước khi thực hiện phản ứng PCR, chúng tôi tiến
hành pha loãng DNA gốc trong TE 1X.
Tùy vào lượng DNA tổng số mà các mẫu được pha loãng theo các nồng độ khác
nhau (Vd: pha loãng 5 lần = 8 µl TE 1X + 2 µl DNA).
DNA khuôn mẫu sau khi pha loãng được điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8%
và ghi nhận hình ảnh điện di thông qua máy chụp DNA bằng phần mềm Gel doc.
30
Hình 4.2 Ảnh điện di DNA tổng số của 12 dòng nấm R. solani sau khi pha
loãng
4.4. Tiến hành phản ứng PCR
Sau khi pha loãng DNA khuôn mẫu, chúng tôi bắt đầu tiến hành phản ứng PCR.
Chúng tôi sử dụng lại chu trình nhiệt của Nguyễn Thị Tiến Sỹ (2005), nhưng
tăng thêm 3 chu kỳ để phản ứng xảy ra được hoàn toàn.
Chu trình nhiệt của phản ứng:
Các bƣớc phản ứng Nhiệt độ Thời gian
Giai đoạn khởi động 94oC 3 phút
Chạy chu kỳ (33 chu kỳ)
Tách DNA khuôn 94oC 1 phút
Ủ bắt cặp 56oC 45 giây
Kéo dài 72oC 1 phút
Giai đoạn kết thúc 72oC 7 phút
1. BV-50-01; 2. BV-50-02; 3. BV-61-01; 4. BV-61-02;
5. BV-61-04; 6. BV-61-05; 7. BV-61-06; 8. BV-62-01;
9. BV-62-02; 10. BV-62-03; 11. BV-71-01; 12. BV-71-02
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
DNA
pha
loãng
Phần
tạp
31
Vì chu trình nhiệt và nồng độ primer đã được Nguyễn Thị Tiến Sỹ (2005), xác
định ở mức tối ưu nên chúng tôi đã sử dụng lại các thông số này. Tuy nhiên, chúng tôi
có khảo sát sự thay đổi nồng độ Taq DNA polymerase theo hướng giảm nồng độ Taq.
Kết quả, khi giảm nồng độ Taq DNA polymerase xuống 0,03 UI thì phản ứng PCR vẫn
xảy ra, sản phẩm PCR có chất lượng tương tự khi sử dụng nồng độ 0,04 UI. Vì vậy,
chúng tôi quyết định sử dụng nồng độ này để tiết kiệm Taq.
Thành phần phản ứng PCR:
Thành phần phản ứng Nồng độ đầu Nồng độ cuối Thể tích
PCR Buffer 10X 1X 2,5 µl
MgCl2 50 mM 1,5 mM 0,75 µl
dNTPs 2 mM 0,2 mM 2 µl
Primer ITS4 10 pmol/µl 0,4 pmol/µl 1 µl
Primer ITS5 10 pmol/µl 0,4 pmol/µl 1 µl
Taq DNA polymerase 1 UI 0,03 UI 0,75 µl
DNA khuôn < 100 ng 1 µl
Nước cất vô trùng Vừa đủ 25 µl
Tuy nhiên, do chúng tôi cần một lượng lớn sản phẩm PCR để phục vụ cho các
phản ứng RFLP, và đặc biệt là cho quy trình tinh sạch sản phẩm PCR để đọc trình tự
nên chúng tôi tiến hành khảo sát và thực hiện các phản ứng PCR với thể tích phản ứng
là 50 µl.
32
Thành phần phản ứng PCR:
Thành phần phản ứng Nồng độ đầu Nồng độ cuối Thể tích
PCR Buffer 10X 1X 5 µl
MgCl2 50 mM 1,5 mM 1,5 µl
dNTPs 2 mM 0,2 mM 4 µl
Primer ITS4 10 pmol/µl 0,4 pmol/µl 2 µl
Primer ITS5 10 pmol/µl 0,4 pmol/µl 2 µl
Taq DNA polymerase 1 UI 0,03 UI 1,5 µl
DNA khuôn 2 µl
Nước cất vô trùng Vừa đủ 50 µl
Với cặp primer ITS4 và ITS5 là các universal primer được White và ctv. (1990),
thiết kế để khuếch đại vùng ITS-rDNA của ti thể và nhân của nấm. Vùng ITS-rDNA
(gồm ITS1-5,8S-ITS2) có chiều dài khoảng hơn 700 bp.
Với chu trình nhiệt và thành phần phản ứng được nêu ở trên, chúng tôi đã tiến
hành khuếch đại đoạn ITS-rDNA của 12 dòng nấm R. solani gây bệnh trên cây bông vải
ở Việt Nam.
Sau khi thực hiện phản ứng PCR, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả bằng cách
điện di sản phẩm trên gel agarose 1,5% (3 µl sản phẩm PCR + 2 µl Loading dye; điện di
ở hiệu điện thế 50V/ 60 phút). Kết quả điện di được thể hiện qua hình 4.3 và 4.4.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
33
Hình 4.3 Ảnh điện di sản phẩm PCR của 12 dòng nấm R. solani với V=25
µl nồng độ Taq 0,03 UI.
Hình 4.4 Ảnh điện di sản phẩm PCR của 12 dòng nấm R. solani với V=50
µl nồng độ Taq 0,03 UI.
1. BV-50-01; 2. BV-50-02; 3. BV-61-01; 4. BV-61-02;
5. BV-61-04; 6. BV-61-05; 7. BV-61-06; 8. BV-62-01;
9. BV-62-02; 10. BV-62-03; 11. BV-71-01; 12. BV-71-02
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. BV-50-01; 2. BV-50-02; 3. BV-61-01; 4. BV-61-02;
5. BV-61-04; 6. BV-61-05; 7. BV-61-06; 8. BV-62-01;
9. BV-62-02; 10. BV-62-03; 11. BV-71-01; 12. BV-71-02
34
Kết quả điện di sản phẩm PCR của chúng tôi trên gel agarose cho thấy, chúng tôi
đã thành công trong việc khuếch đại vùng ITS-rDNA của nấm R. solani. Đoạn sản phẩm
khuếch đại có kích thước khoảng hơn 700 bp, và sản phẩm PCR có chất lượng tốt để
thực hiện các bước tiếp theo.
Với việc giảm nồng độ Taq DNA polymerase, tăng số chu kỳ phản ứng lên 33
chu kỳ để cho phản ứng xảy ra được triệt để hơn, và thực hiện phản ứng ở thể tích là 50
µl (thông thường là 25 µl), mà vẫn thu được sản phẩm có chất lượng tốt, chúng tôi đã
tiết kiệm được hóa chất, thời gian.
Kết quả điện di sản phẩm PCR cho thấy, vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm R.
solani gây bệnh trên cây bông vải có kích thước giống nhau. Không thấy có sự khác biệt
về kích thước sản phẩm PCR của 12 dòng này.
4.5. Phân tích RFLP vùng rDNA-ITS của các dòng nấm R. solani
Schneider và ctv. (1997), khi sử dụng kỹ thuật RFLP trên vùng ITS-rDNA của
nấm R. solani đã xác định được 13 enzyme (MspI, HaeIII, HincII, EcoRI, ClaI, Hinf I,
Sau3AI, DdeI, AluI, HhaI, DraI, StyI, và TaqI) có thể cho thấy sự đa hình các đoạn cắt
giới hạn giữa các nhóm tiếp hợp của nấm R. solani. Tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn
của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành cắt vùng ITS-rDNA sau khi khuếch đại bằng phản
ứng PCR với 2 enzyme là HaeIII, và TaqI đối với 12 dòng gây bệnh trên cây bông vải.
Hai enzyme cắt giới hạn HaeIII, TaqI đều cắt vùng ITS-rDNA của nấm R. solani
thành các phân đoạn DNA nhỏ hơn và cho các kiểu cắt khác nhau phụ thuộc vào vị trí
cắt. Mỗi kiểu cắt khác nhau được tính là một kiểu RFLP. Các dòng nấm có bao nhiêu
kiểu cắt khác nhau được tính là có bấy nhiêu kiểu RFLP.
35
Hình 4.5 Ảnh điện di sản phẩm cắt vùng ITS-rDNA của 12 dòng R. solani
bằng enzyme hạn chế TaqI.
Với enzyme TaqI, vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm R. solani gây bệnh trên cây
bông vải đều được cắt tại hai vị trí cắt và tạo thành 3 phân đoạn DNA. Kết quả, cả 12
dòng đều cho ra cùng một kiểu cắt với các đoạn DNA có kích thước khoảng 350 bp, 310
bp, và 60 bp (mờ không thấy rõ).
C M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 M
M. Ladder; C. Đối chứng
1. BV-50-01; 2. BV-50-02; 3. BV-61-01; 4. BV-61-02;
5. BV-61-04; 6. BV-61-05; 7. BV-61-06; 8. BV-62-01;
9. BV-62-02; 10. BV-62-03; 11. BV-71-01; 12. BV-71-02
36
Hình 4.6 Ảnh điện di sản phẩm cắt vùng ITS-rDNA của 12 dòng R. solani
bằng enzyme hạn chế HaeIII.
Với enzyme HaeIII, vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm R. solani gây bệnh trên
cây bông vải đều được cắt tại hai vị trí cắt và tạo ra các band có kích thước lần lượt là
khoảng 510 bp, 120 bp, và 90 bp.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Tiến Sỹ (2005),
khi cắt hai dòng BV-61-02 và BV-62-03 bằng hai enzyme giới hạn TaqI. HaeIII.
Như vậy khi cắt bằng 2 enzyme TaqI, HaeIII, chúng tôi nhận thấy không có sự
đa hình các đoạn cắt giới hạn trong vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm R. solani phân lập
trên cây bông vải ở Việt Nam.
Ảnh điện di cho kết quả không rõ ràng, các band DNA mờ kể cả band DNA sản
phẩm PCR đối chứng so với hình 4.3 và 4.4, nguyên nhân có thể là do dung dịch điện di
hoặc thuốc nhuộm đã cũ, điều này cũng ảnh hưởng lớn trong phân tích kết quả RFLP.
C M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 M
C. Đối chứng; M. Ladder; 1. BV-50-01; 2. BV-50-02;
3. BV-61-01; 4. BV-61-02; 5. BV-61-04; 6. BV-61-05;
7. BV-61-06; 8. BV-62-01; 9. BV-62-02;
10.BV-62-03; 11. BV-71-01; 12. BV-71-02
37
Các dòng nấm trên đều cho các kiểu cắt RFLP giống nhau khi cắt bằng hai
enzyme TaqI và HaeIII, điều này có thể là do các dòng này được thu thập trên cùng một
đối tượng là cây bông vải nên không có sự khác biệt về mặt di truyền giữa các dòng,
hoặc do kỹ thuật điện di ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
bước đọc trình tự để khẳng định lại kết quả chính xác hơn.
4.6. Đọc trình tự sản phẩm PCR
Trước khi tiến hành các bước đọc trình tự vùng ITS-rDNA của các dòng nấm R.
solani, chúng tôi tiến hành tinh sạch sản phẩm PCR. Việc tinh sạch phải đảm bảo thu
nhận lại được lượng sản phẩm PCR có trong mẫu, mặt khác sản phẩm thu được phải có
độ tinh sạch cao để đảm bảo cho việc đọc trình tự được tối ưu, tránh hiện tượng nhiễu
khi đọc.
Với quy trình tinh sạch bằng phương pháp cắt gel của Amersham, được nêu ở mục
3.4.5.1 chúng tôi đã thành công trong việc tinh sạch sản phẩm PCR của các dòng nấm R.
solani. Sản phẩm sau khi tinh sạch được điện di kiểm tra lại trên gel agarose 1,5%.
Trộn 3 µl sản phẩm tinh sạch + 2 µl loading dye
Điện di ở 50 V/ 60 phút
Hình 4.7 Ảnh điện di sản phẩm PCR vùng ITS-rDNA của các dòng nấm R.
solani sau khi tinh sạch
1. BV-61-01; 2. BV-61-04; 3. BV-61-05; 4. BV-61-06;
M. Ladder; 5. BV-62-02; 6. BV-71-02; 7. BC-63
1 2 3 4 M 5 6 7
720
bp
38
Sau khi tinh sạch, các mẫu được gửi đọc trình tự bằng máy ABI PRISM 3100.
Tuy nhiên, do chưa có hóa chất đọc trình tự mới nên chúng tôi chỉ mới đọc trình tự được
tám dòng R. solani bằng cặp primer ITS1 và ITS4.
Vùng ITS-rDNA của nấm thì bao gồm vùng bảo tồn 5,8S và các vùng kém bảo
tồn là ITS1 và ITS2, phản ứng đọc trình tự với hai primer ITS1 và ITS4 sẽ đọc trình tự
các vùng ITS1, 5,8S, ITS2. Vùng 5,8S là vùng bảo tồn, giống nhau giữa tất cả các dòng
nấm, do đó nó không có ý nghĩa lớn trong việc phân tích sự đa dạng về mặt di truyền.
Vùng ITS1 và ITS2 là những vùng biến động, chỉ ra sự biến thiên trong cùng loài, trong
đó vùng ITS1 là vùng có sự biến động hơn so với vùng ITS2, cho nên chúng tôi quyết
định so sánh trên vùng ITS1.
Vùng ITS1 của dòng BV-50-01:
aatgaggagt tgagttgttg ctggcctttt ctaccttaat ttggcaggag gggcatgtgc
acaccttctc tttcatccat cacaccccct gtgcacttgt gagacagcaa tagttggtgg
atttaattcc atcatccatt tgctgtctac ttaatttaca cacactcta cttaatttaa
actgaatgta attgatgtaa cgcatctaat acta
Vùng ITS1 của dòng BV-61-04:
aatgaggagt agagttgtag ctggccattt ttctggcaat gtgcacactc ttctctttca
tccacacacc cctgtgcacc tgtgagacag ttacaaggnc attttggagt ttgggcaagt
gtggagcttc attgcaaaac ttttccctcc ttctcttggc ttttgctgtc tactcaatta
acatacaaac tctattaaat ttaaaacgaa tgtaattgat gtaacgcatc taatacta
Vùng ITS1 của dòng BV-61-05:
aatgaggagt agagttgtag ctggccattt ttctggcaat gtgcacactc ttctctttca
tccacacacc cctgtgcacc tgtgagacag ttacaaggtc attttggagt ttgggcaagt
gtggagcttc attgcaaaac ttttccctcc ttctcttggc ttttgctgtc tactcaatta
acatacaaac tctattaaat ttaaaacgaa tgtaattgat gtaacgcatc taatacta
Vùng ITS1 của dòng BV-61-06:
aatgaggagt agagttgtag ctggccattt ttctggcaat gtgcacactc ttctctttca
tccacacacc ctgtgcacct gtgagacagt tacaaggtca ttttggagtt tgggcaagt
gtggagcttc attgcaaaac ttttccctcc ttctcttggc ttttgctgtc tactcaatta
acatacaaac tctattaaat ttaaaacgaa tgtaattgat gtaacgcatc taatacta
Vùng ITS1 của dòng BV-62-01:
aatgtaagag tttggttgta gctggcctct aattaacttg ggggcatgtg cacacctttc
tctttcatcc catacacacc tgtgcacctg tgagacagat gttttctagg agggaaggaa
ctttattgga cctactctcc ttggacttct gtctacttaa tctatataaa ctcaatttat
tttaaaatga atgttatgga tgtaacacat ctaatacta
39
Vùng ITS1 của dòng BV-62-02:
aatgtaagag tttggttgta gctggcctct aattaacttg ggggcatgtg cacacctttc
tctttcatcc catacacacc tgtgcacctg tgagacagat gttttctagg agggaaggaa
ctttattgga cctactctcc ttggacttct gtctacttaa tctatataaa ctcaatttat
tttaaaatga atgtaatgga tgtaacacat ctaatacta
Vùng ITS1 của dòng BV-62-03
aatgtagagt ttggttgtag ctggccccta attaacttgg gggcatgtgc acactctttc
tctttcatcc catacacacc tgtgcacctg tgagacagat gttttctagg ggggaaggaa
ctttattgga cctactctcc ttggactctc tgtctactta atctatataa actcaattta
ttttaaaatg aatgtaatgg atgtaacaca tctaatacta
Vùng ITS1 của dòng BV-71-02
atgaggagtt gagttgttgc tggccttttct accttaattt ggcagggagg ggcatgtgc
acaccttctc tttcatccat cacaccccctg tgcacttgtg agacagcaat agttggtgg
atttaattcc atcatccatt tgctgtctact taatttacac acactctact taatttaaa
ctgaatgtaa ttgatgtaac gcatctaatac ta
Chúng tôi sử dụng chương trình ClustalX, trong gói phần mềm Clustal 1.83 để
tiến hành so sánh trình tự vùng ITS1 của tám dòng trên, từ kết quả so sánh này bằng
phương pháp Bootstrap N – J Tree chúng tôi dựng cây phả hệ xác định mối quan hệ di
truyền giữa 8 dòng này.
BV-50-1-ITS1 AATG-AGGAGTTGAGTTGTTGCTGGCCTTTTCTACCTTAATTTGGCAGG-AGGGGCAT--
BV-71-02-ITS1 -ATG-AGGAGTTGAGTTGTTGCTGGCCTTTTCTACCTTAATTTGGCAGGGAGGGGCAT--
BV-61-06-ITS1 AATG-AGGAGTAGAGTTGTAGCTGGCCATTTTTCTGGCAATGTGCACACTCTTCTCTTTC
BV-62-01-ITS1 AATG-AGGAGTAGAGTTGTAGCTGGCCATTTTTCTGGCAATGTGCACACTCTTCTCTTTC
BV-61-05-ITS1 AATG-AGGAGTAGAGTTGTAGCTGGCCATTTTTCTGGCAATGTGCACACTCTTCTCTTTC
BV-61-04-ITS1 AATG-AGGAGTAGAGTTGTAGCTGGCCATTTTTCTGGCAATGTGCACACTCTTCTCTTTC
BV-62-02-ITS1 AATGTAAGAGTTTGGTTGTAGCTGGCCTCTAAT----TAACTTGG-------GGGCAT--
BV-62-03I-TS1 AATGTA-GAGTTTGGTTGTAGCTGGCCCCTAAT----TAACTTGG-------GGGCAT--
*** * **** ***** ******* * * ** ** * *
BV-50-1-ITS1 GTGCACACCTT-CTCTTTCATCCATCACAC---CCCCTGTGCACTTGTGAGACAGCAATA
BV-71-02-ITS1 GTGCACACCTT-CTCTTTCATCCATCACAC---CCCCTGTGCACTTGTGAGACAGCAATA
BV-61-06-ITS1 ATCCACACACC-CCTGTGCACCTGTGAGACAGTTACAAGGTCATTTTGGAGTTTGGGCAA
BV-62-01-ITS1 ATCCACACACC-CCTGTGCACCTGTGAGACAGTTACAAGGTCATTTTGGAGTTTGGGCAA
BV-61-05-ITS1 ATCCACACACC-CCTGTGCACCTGTGAGACAGTTACAAGGTCATTTTGGAGTTTGGGCAA
BV-61-04-ITS1 ATCCACACACC-CCTGTGCACCTGTGAGACAGTTACAAGGNCATTTTGGAGTTTGGGCAA
BV-62-02-ITS1 GTGCACACCTTTCTCTTTCATCCCATACAC----ACCTGTGCACCTGTGAGACAGATGTT
BV-62-03I-TS1 GTGCACACCTTTCTCTTTCATCCCATACAC----ACCTGTGCACCTGTGAGACAGATGTT
* ***** * * ** * * ** * * ** * *** *
BV-50-1-ITS1 GTTGGTGGATTTAAT----------TCCATCATCCA-------TTTGCTGTCTACTTAAT
40
BV-71-02-ITS1 GTTGGTGGATTTAAT----------TCCATCATCCA-------TTTGCTGTCTACTTAAT
BV-61-06-ITS1 GTGTGGAGCTTCATTGCAAAACTTTTCCCTCCTTCTCTTGGCTTTTGCTGTCTACTCAAT
BV-62-01-ITS1 GTGTGGAGCTTCATTGCAAAACTTTTCCCTCCTTCTCTTGGCTTTTGCTGTCTACTCAAT
BV-61-05-ITS1 GTGTGGAGCTTCATTGCAAAACTTTTCCCTCCTTCTCTTGGCTTTTGCTGTCTACTCAAT
BV-61-04-ITS1 GTGTGGAGCTTCATTGCAAAACTTTTCCCTCCTTCTCTTGGCTTTTGCTGTCTACTCAAT
BV-62-02-ITS1 TTCTAGGAGGGAAGGAACTTTATTGGACCTACTCTCCTTGGACT-T-CTGTCTACTTAAT
BV-62-03I-TS1 TTCTAGGGGGGAAGGAACTTTATTGGACCTACTCTCCTTGGACTCT-CTGTCTACTTAAT
* * * * * * * ********* ***
BV-50-1-ITS1 TTACACACA--CTCTACTTAATTTAAACTGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACT-
BV-71-02-ITS1 TTACACACA--CTCTACTTAATTTAAACTGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
BV-61-06-ITS1 TAACATACAAACTCTATTAAATTTAAAACGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
BV-62-01-ITS1 TAACATACAAACTCTATTAAATTTAAAACGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
BV-61-05-ITS1 TAACATACAAACTCTATTAAATTTAAAACGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
BV-61-04-ITS1 TAACATACAAACTCTATTAAATTTAAAACGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
BV-62-02-ITS1 CTATATAAA--CTCAATTTATTTTAAAATGAATGTTATGGATGTAACACATCTAATACTA
BV-62-03I-TS1 CTATATAAA--CTCAATTTATTTTAAAATGAATGTAATGGATGTAACACATCTAATACTA
* * * * *** * * * ****** ****** ** ******** ***********
Dấu * biểu thị sự tương đồng của tám dòng được so sánh.
Tiến hành vẽ cây phân nhánh di truyền của tám dòng được so sánh theo phương
pháp Bootstrap Neighbor-Joining:
Hình 4.8 Cây Neighbor – Joining thể hiện mối quan hệ di
truyền của 8 dòng so sánh
41
Số bên cạnh các nhánh là phần trăm (%) về sự tương đồng (congruent) giữa các
nhóm trên 1000 lần phân tích (bootstrap) thử nghiệm
Dựa vào kết quả so sánh trình tự vùng ITS1 và cây phân nhánh di truyền, chúng
tôi xác định phần trăm mức độ tương đồng giữa các dòng so sánh. Mức độ tương đồng
giữa 8 dòng được thể hiện trong bảng 4.1
Dòng 1 2 3 4 5 6 7 8
1: BV-50-1-ITS1 100 100 67 67 67 67 76 77
2: BV-71-02-ITS1 100 100 67 67 67 67 76 77
3: BV-61-06-ITS1 67 67 100 100 100 100 60 61
4: BV-62-01-ITS1 67 67 100 100 100 100 60 61
5: BV-61-05-ITS1 67 67 100 100 100 100 60 61
6: BV-61-04-ITS1 67 67 100 100 100 100 60 61
7: BV-62-02-ITS1 76 76 60 60 60 60 100 99
8: BV-62-03I-TS1 77 77 61 61 61 61 99 100
Bảng 4.1 Phần trăm mức độ tƣơng đồng giữa các dòng so sánh
Dựa trên các kết quả phân tích ở trên và cây phân nhánh di truyền, chúng tôi thấy
rằng 8 dòng này được chia làm ba nhóm:
Nhóm 1: BV-50-01 và BV-71-02 với độ tương đồng trong vùng ITS1 là 100 %
Nhóm 2: BV-62-02 và BV-62-03 với độ tương đồng trong vùng ITS1 là 99 %.
Nhóm 3: BV-61-04, BV-61-05, BV-61-06, và BV-62-01 với độ tương đồng
trong vùng ITS1 là 100 %.
Sử dụng chương trình DNAPARS (DNA Parsimony) trong gói phần mềm Phylip
3.64, chúng tôi xác định được cây phân nhánh di truyền tốt nhất, xác định được khoảng
cách di truyền giữa các nhóm, và giữa các nhóm với từng dòng. Khoảng cách di truyền
được thể hiện trong bảng 4.2.
42
One most parsimonious tree found (một cây phân nhánh di truyền tốt nhất được xác
định).
+BV-62-03I-
+------------4
| +BV-62-02-I
+--------3
| | +BV-61-04-I
| | |
| +----------------2-BV-61-05-I
| |
| +BV-62-01-I
| |
| +BV-61-06-I
|
1-BV-71-02-I
|
+BV-50-1-IT
Nhóm Nhóm/ Dòng Khoảng cách
1 3 0.155556
3 4 0.206944
4 BV-62-03I- 0.009722
4 BV-62-02-I 0.013889
3 2 0.280556
2 BV-61-04-I 0.000000
2 BV-61-05-I 0.000000
2 BV-62-01-I 0.000000
2 BV-61-06-I 0.000000
1 BV-71-02-I 0.008333
1 BV-50-1-IT 0.004167
Bảng 4.2 Khoảng cách di truyền giữa các dòng
Để xác định nhóm tiếp hợp (AG) của 8 dòng này, chúng tôi so sánh trình tự vùng
ITS1 của 8 dòng này với trình tự vùng ITS1 của các dòng AG chuẩn trên cơ sở dữ liệu
NCBI trên website ( Tuy nhiên, chúng tôi chỉ mới xác định được
nhóm tiếp hợp của 2 dòng BV-50-01 và BV-62-02.
Dòng BV-50-01 có sự tương đồng cao (100 %) trong vùng ITS1 đối với các dòng
mang mã số AB 122135, AF 308631.
43
BV-50-01-ITS1 AATGAGGAGTTGAGTTGTTGCTGGCCTTTTCTACCTTAATTTGGCAGGAGGGGCATGTGC
AF308631 AATGAGGAGTTGAGTTGTTGCTGGCCTTTTCTACCTTAATTTGGCAGGAGGGGCATGTGC
AB122135 AATGAGGAGTTGAGTTGTTGCTGGCCTTTTCTACCTTAATTTGGCAGGAGGGGCATGTGC
************************************************************
BV-50-01-ITS1 ACACCTTCTCTTTCATCCATCACACCCCCTGTGCACTTGTGAGACAGCAATAGTTGGTGG
AF308631 ACACCTTCTCTTTCATCCATCACACCCCCTGTGCACTTGTGAGACAGCAATAGTTGGTGG
AB122135 ACACCTTCTCTTTCATCCATCACACCCCCTGTGCACTTGTGAGACAGCAATAGTTGGTGG
************************************************************
BV-50-01-ITS1 ATTTAATTCCATCATCCATTTGCTGTCTACTTAATTTACACACACTCTACTTAATTTAAA
AF308631 ATTTAATTCCATCATCCATTTGCTGTCTACTTAATTTACACACACTCTACTTAATTTAAA
AB122135 ATTTAATTCCATCATCCATTTGCTGTCTACTTAATTTACACACACTCTACTTAATTTAAA
************************************************************
BV-50-01-ITS1 CTGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
AF308631 CTGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
AB122135 CTGAATGTAATTGATGTAACGCATCTAATACTA
*********************************
Dấu * biểu thị sự tương đồng giữa các dòng so sánh.
Hai dòng này thuộc nhóm AG-1-IA, vì vậy dòng BV-50-01 thuộc nhóm tiếp hợp
AG-1-IA.
Dòng BV-62-02 có sự tương đồng cao trong vùng ITS1 đối với dòng mang mã số
DQ 102448. Đây là dòng thuộc nhóm AG-4, do đó dòng BV-62-02 thuộc nhóm tiếp hợp
AG-4.
BV-62-02-ITS1 AATGTAAGAGTTTGGTTGTAGCTGG-CCTCTAATTAACTTGGGGGCATGTGCACACCTTT
DQ102448 AATGTA-GAGGTTGGTTGTAGCTGGGCCCCTAATTAACTTGGGGGCATGTGCACACCTTT
****** *** ************** ** *******************************
BV-62-02-ITS1 CTCTTTCATCCCATACACACCTGTGCACCTGTGAGACAGATGTTTTCTAGGAGGGAAGGA
DQ102448 CTCTTTCATCCCATACACACCTGTGCACCTGTGAGACAGATGTTTTCTAGGGGGGAAGGA
*************************************************** ********
BV-62-02-ITS1 CTTTATTGGACCTACTCTCCTTGGACTTCTGTCTACTTAATCTATATAAACTCAATTTTA
DQ102448 ACTTTATTGGACCTACTCTCCTTGGACTTCTGTCTACTTAATCTATATAAACTCAATTTA
************************************************************
BV-62-02-ITS1 TTTTAAAATGAATGTAATGGATGTAACACATCTAATACTA
DQ102448 TTTTAAAATGAATGTAATGGATGTAACACATCTAATACTA
****************************************
Dấu * thể hiện sự tương đồng giữa các dòng so sánh
Các kết quả trên cho thấy đã có sự đa dạng về di truyền giữa các dòng nấm R.
solani gây bệnh trên cây bông vải ở Việt Nam. Kết quả này khác với kết quả mà chúng
tôi có được khi phân tích RFLP đối với 12 dòng nấm được nêu ở mục 4.5. Tuy nhiên, có
thể do chúng tôi chỉ mới sử dụng hai enzyme cắt là TaqI, HaeIII, trong khi Schneider và
ctv. (1997), đã xác định có 13 enzyme có thể cho thấy sự đa hình các đoạn cắt giới hạn
giữa các nhóm tiếp hợp của nấm R. solani, nên cho kết quả chưa chính xác.
44
Hạn chế: chúng tôi chỉ mới so sánh trình tự trên vùng ITS1, trong khi vùng ITS-
rDNA của nấm bao gồm vùng ITS1, 5,8S và ITS2. Ngoài vùng 5,8S khá bảo tồn trên tất
cả các dòng nấm nên không có ý nghĩa lớn trong phân tích sự đa dạng di truyền, còn
vùng ITS2 là vùng biến động nên vùng này có thể gây nên sự khác biệt về mặt di truyền
giữa các dòng nấm, do đó kết quả của chúng tôi chưa chính xác hoàn toàn.
Chúng tôi đã bước đầu thành công trong việc phân nhóm 8 dòng nấm trên, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp đối với
các dòng nấm này để hạn chế sự gây hại của chúng đối với các cánh đồng trồng bông
vải ở Việt Nam.
45
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Có thể giảm nồng độ Taq DNA polymerase xuống 0,03 UI, và thực hiện phản
ứng PCR với thể tích 50 µl để tiết kiệm hóa chất và thời gian mà vẫn thu được sản phẩm
PCR có chất lượng tốt.
Đã khuếch đại thành công vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm R. solani thu thập
trên cây bông vải với cặp primer ITS4 và ITS5, sản phẩm PCR của 12 dòng không có sự
khác biệt và có kích thước khoảng 720 bp.
Không nhận thấy có sự đa hình của 12 dòng nấm trên khi cắt sản phẩm PCR
vùng ITS-rDNA bằng hai enzyme cắt giới hạn TaqI, HaeIII.
Đã phân nhóm được 8 dòng nấm gây bệnh thành ba nhóm, và xác định được
nhóm tiếp hợp (AG) của hai dòng BV-50-01, BV-62-02 là thuộc nhóm AG-1-IA và AG-
4.
5.2. Đề nghị
Hoàn thiện quá trình điện di để quá trình điện di được ổn định hơn, từ đó
xác định được kết quả RFLP một cách chính xác hơn.
Thực hiện phản ứng cắt vùng ITS-rDNA của 12 dòng nấm trên với các enzyme
hạn chế khác theo đề nghị của Schneider và ctv. (1997), để có thể đánh giá được chính
xác hơn sự đa dạng về di truyền của 12 dòng nấm R. solani gây bệnh trên cây bông vải ở
Việt Nam.
Đọc trình tự lại tất cả các dòng, kể cả 8 dòng đã phân tích ở trên, rồi phân tích kết
quả đọc trình tự trên toàn vùng ITS-rDNA nhằm thu được kết quả chính xác hơn.
Do 12 dòng nấm R. solani này gây bệnh trên cùng một đối tượng là cây bông vải,
nên có sự tương đồng về mặt di truyền cao. Do đó, để có thể xác định được sự đa dạng
về di truyền giữa các dòng này một cách chính xác hơn ta có thể sử dụng các phương
pháp có sự chính xác cao để xây dựng cây phả hệ như phương pháp Maximum
Parsimony Methods….
46
PHẦN VI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1999. Di truyền phân tử: Những nguyên tắc
cơ bản trong chọn giống cây trồng. NXB Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
2. Ngô Việt Duy, 2005. Nghiên cứu khả năng chuyển nạp gen của hai giống bông
vải COKER312 và VN36P bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Luận văn
tốt nghiệp ngành Công Nghệ Sinh Học. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Huệ, 2003. Khảo sát một số đặc tính và đánh giá sự đa dạng của các
mẫu phân lập Rhizoctonia solani thu thập từ một số cây ký chủ khác nhau. Luận
văn tốt nghiệp ngành Nông Học. Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
4. Lê Tuấn Kiệt, 2005. Bước đầu đọc trình tự vùng ITS-rDNA của nấm
Rhizoctonia solani Kunh. Luận văn tốt nghiệp ngành Công Nghệ Sinh Học. Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
5. Nguyễn Đức Lƣợng, 2001. Công nghệ sinh học. NXB đại học quốc gia, Tp. Hồ
Chí Minh, Việt Nam.
6. Nguyễn Đức Lƣợng và ctv., 2002. Công nghệ gen. NXB đại học quốc gia, Tp.
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
7. Vũ Triệu Mân và Lê Lƣơng Tề, 1998. Giáo trình bệnh cây Nông Nghiệp. NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội, Việt Nam
8. Ou S. H., 1983. Bệnh hại lúa (Viện Bảo Vệ Thực Vật dịch). NXB Nông Nghiệp,
Hà Nội, Việt Nam.
9. Nguyễn Thị Tiến Sỹ, 2005. Sử dụng kỹ thuật RFLP khảo sát sự đa dạng di
truyền của nấm Rhizoctonia solani phân lập từ nhiều cây ký chủ khác nhau. Luận
văn tốt nghiệp ngành Công Ngệ Sinh Học. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
10. Trần Thị Thủy Tiên, 2005. Xác định trình tự vùng ITS-rDNA của nấm
Beauveria bassiana Vuille ký sinh trên côn trùng gây hại. Luận văn tốt nghiệp
ngành Công Nghệ Sinh Học. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tiếng Anh
11. Carling D.E., and Sumner D.R., 1992. Rhizoctonia pp 157-165. In: Singlton L.,
Mihail J.D. and Rush C.M. (eds), Methods for research on soilborne phyto-
pathologenic fungi. APS Press, St. Paul, Minnesota.
12. Carling D.E., Kuninaga., and Brainard K.A., 2001. Hyphal Anastomosis
Reactions, rDNA-Internal Transcribed Spacer Sequences, and Virulence Levels
Among Subsets of Rhizoctonia solani Anastomosis Group-2 (AG-2 ) and AG-BI.
Phytopathology 92: 43-50.
47
13. Kanematsu., and Naito., 1994. Genetic Characterization of Rhizoctonia solani
AG-2-3 by Analyzing Restriction Fragment Length Polymorphisms of Nuclear
Ribosomal DNA Internal Transcribed Spacers. Phytopathology 61: 18-21.
14. Kuninaga., Natsuaki., Takeuchi., and Yokosawa., 1997. Sequency variation of
the rDNA ITS regions within and between anastomosis groups in Rhizoctonia
solani. Curr Genet (1997) 32: 237-234.
15. Kuninaga., Carling., Takeuchi., and Yokosawa., 1999. Comparison of rDNA-
ITS Sequences between Potato and Tobaco Strains in Rhizoctonia solani AG-3.
Plant Pathology 66: 2-11 (2000).
16. Lee S.B., and Taylor J.W., 1990. Isolation of DNA from fungal mycelia and
single spores, In: Weising K., Nybom H., Wolff K., and Meyer W., 1995, DNA
fingerprinting in plants and fungi. CRC Press, Boca Raton, Ann Arbor, London,
Tokyo.p. 70-71.
17. Liu Z.L., and Sinclair J.B., 1992. Genetic Diversity of Rhizoctonia solani
anastomosis group 2. Phytopathology 82: 778-787.
18. Liu Z.L., and Sinclair J.B., 1993. Differentiation of intraspecific groups within
anastomosis 1 of Rhizoctonia solani using ribosomal DNA internal transcribed
spacer and isozymecompairisions. Can. J. Plant Phathol 15: 272-280.
19. Priyatmojo A., Escopalao V. E., Tangonan N. G., Pascual C. B., Suga H.,
Kageyama K., and Hyakumachi M., 2001. Characterization of new subgroup
of Rhizoctonia solani Anastomosis Group 1 ( AG-1-ID), Causal agent of necrotic
leaf spot on coffe. Phytopathology 91: 1054-1061.
20. Schneider., Salazar., Rubio., and Keijer., 1997. Identification of Rhizoctonia
solani associated with field-grown tulips using ITS rDNA polymorphism and
pectic zymograms. European Journal of Plant Pathology 103: 607-622.
21. White T.J., Bruns T., Lee S., and Taylor J., 1999. Amplification and direct
sequencing of fungal ribosome ARN genes for phylogenetics. P 315-322. In:
Innis M. A., Gelfanhd D. H., White J. J. (eds) PCR protocols, a guide to methods
and applications. Academic Press, New York.
Trang Web
48
PHẦN VII
PHỤ LỤC
7.1. Danh sách các dòng nấm Rhizoctonia solani đƣợc sử dụng trong đề tài
Bảng 7.1. Danh sách các dòng nấm R. solani đƣợc sử dụng trong đề tài
STT Tên dòng nấm Cây ký chủ Nơi thu thập
1 BV-50-01 Bông vải Cư M Nga, Daklak
2 BV-50-02 Bông vải Cư Jút, Daklak
3 BV-61-01 Bông vải Sông Trầu, Thống Nhất, Đồng Nai
4 BV-61-02 Bông vải Vĩnh Tân, Thống Nhất, Đồng Nai
5 BV-61-04 Bông vải Vĩnh Tâm, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
6 BV-61-05 Bông vải Xã Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai
7 BV-61-06 Bông vải Cẩm Đường, Long Thành, Đồng Nai
8 BV-62-01 Bông vải Bình Thuận
9 BV-62-02 Bông vải Ninh Thuận
10 BV-62-03 Bông vải Ninh Thuận
11 BV-71-01 Bông vải Ô Môn, Cần Thơ
12 BV-71-02 Bông vải Phụng Hiệp, Cần Thơ
( Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Học, ĐHNL Tp. HCM cung cấp)
7.2. Danh sách các primer đƣợc sử dụng để nghiên cứu rDNA nhân của nấm
Bảng 7.2. Những trình tự primer trên trên vùng ITS và 5,8S của rDNA
Những trình tự primer trên vùng ITS và 5,8S của rDNA
ITS1 (Whi) TCC GTA GGT GAA CCT GCG G 1769-1787(ssu) 19
ITS1F (Gad) CTT GGT CAT TTA GAG GAA GTA A 22
ITS2 (Whi) GCT GCG TTC TTC TTC ATC ATG C (sim. To 5.8S) 20
ITS3 (Whi) GCA TCG ATG AAG AAC GCA GC (sim. To 5.8SR) 20
ITS4 (Whi) TCC TCC GCT TAT TGA TAT GC 60-41(lsu) 20
49
ITS4B (Gad) CAG GAG ACT TGT ACA CGG TCC AG 23
ITS4S (Kre) CCT CCG CTT ATT GAT ATG CTT AAG 59-36(lsu) 24
ITS5 (Whi) GGA AGT AAA AGT CGT AAC AAG G (sim. to SR6R) 1745-
1766(ssu) 22
ITS5R CCT TGT TAC GAC TTT TAC TTC C 1766-1745(ssu) 22
5.8S (Vil0) CGC TGC GTT CTT CAT CG 17
5.8SR (Vil0) TCG ATG AAG AAC GCA GC 18
SR6R (Vilu) AAG TAP AAG TCG TAA CAA GG 1747-1766(ssu) 20
LR1 (Vil0) GGT TGG TTT CTT TTC CT 73-57(lsu) 17
SLG-1 (Gro) TTG CGC AAC CTG CGG AAG GAT 1773-1793(ssu) 21
NS24R TAA AAG TCG TAA CAA GGT TT 1750-1769(ssu) 20
Ssu ref. Mankin et al., 1986. Gene 44:143-145
Lsu ref. Lapeyre et al., 1993. Nucleic Acids Res. 21:3322-3322
7.3. Kết quả giải trình tự vùng ITS1 dƣới dạng peak
Hình 7.1 Trình tự dạng peak với primer ITS1 của dòng BV-62-02
50
Hình 7.2 Trình tự dạng peak với primer ITS1 của dòng BV-71-02
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LE VAN HIEU - 02126140.pdf