Từ những nghiên cứu cho thấy áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế như giảm được lượng nước thải sản xuất, hóa chất, năng lượng Từ đó dẫn đến giảm giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm của công ty. Do vậy kiến nghị công ty nên áp dụng ngay các biện pháp giảm thiểu này. Đồng thời công ty nên tiếp tục tìm tòi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn mới để ngày càng giảm lượng thải và tăng lợi ích kinh tế. Đây chính là một hướng sản xuất sạch.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn nên em chỉ mới thực hiện được việc kiểm soát ô nhiễm theo quan điểm sản xuất sạch hơn. Vì vậy, em kiến nghị công ty nên triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp Ruthimex 1 để mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường hơn. Ban lãnh đạo công ty nên chủ động tiếp cận với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ nguồn vốn và nhân lực giúp công ty triển khai áp dụng SXSH hiệu quả hơn, tạo nền tảng và điều kiện tốt cho công ty tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dễ dàng hơn.
82 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp Ruthimex 1 – công ty cao su Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
åi nhịp đập của tim
110
Kích thích mạnh màng nhĩ
120
Ngưỡng chói tai
130 – 135
Gây bệnh thần kinh, nôn, làm yếu các xúc giác, cơ
140
Đau chói tai, gây bệnh mất trí
145
Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu dựng được
150
Nghe lâu bị thủng màng nhĩ
160
Nghe lâu nguy hiểm
190
Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã chói tai, nguy hiểm
4.1.5 Công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động
- Công tác vệ sinh an toàn lao động và chống cháy nổ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của xí nghiệp.
- Phòng cháy là khâu quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy vì khi đám cháy đã xảy ra dù có biện pháp chống cháy có hiệu quả thì thiệt hại vẫn to lớn và kéo dài. Khi cháy không những gây thiệt hại về tính mạng, tài sản mà còn ảnh hưởng đến môi trường và nhiều hậu quả kéo theo sau đó. Do đó, phòng chống cháy nổ là vấn đề cấp bách đối với mọi ngành, mọi cơ quan, doanh nghiệp và mọi người.
- Tại xí nghiệp tồn trữ số lượng lớn các loại hóa chất, nguyên liệu, dầu hóa dẻo cao su trong kho và đa số các hóa chất này rất độc hại và dễ cháy nổ. Vì vậy, công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cần được quan tâm đặc biệt.
4.1.5.1 Phòng cháy chữa cháy
- Trong khu vực nhà xưởng lắp đặt hệ thống báo cháy, báo động mỗi khi có sự cố.
- Mỗi khu vực đều có bình CO2 chống cháy.
- Tại những nơi đặt bình chống cháy đều dán tiêu lệnh “chữa cháy” và nội quy “phòng cháy chữa cháy” kèm theo.
- Trong xí nghiệp luôn có lượng nước dự trữ giành cho mục đích PCCC.
- Hệ thống điện trong xí nghiệp chia theo khu vực có cầu dao riêng để khi có sự cố xảy ra dễ bảo trì sửa chữa, các công tắc điện sẽ tự động ngắt điện khi quá tải.
- Tại những khu vực như kho chứa hóa chất, khu chứa dầu hóa dẻo cao su, khu vực sản xuất có dán các khẩu lệnh “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”.
4.1.5.2 An toàn lao động
- Xí nghiệp đã trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân như: quần áo, khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su, mặt nạ chống độc, mắt kính
- Tại những nơi đặt các máy móc, thiết bị đều có dán bảng hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị tại phân xưởng.
- Tại phân xưởng làm việc có trang bị các quạt hút, thổi.
- Kho dựng hóa chất, nguyên liệu đều có bảng hoặc tem ghi tên nhận biết.
- Xí nghiệp có trang bị tủ thuốc chuyên dùng để rửa vết bỏng do xút, axit tại phòng y tế của xí nghiệp để cấp cứu khi có công nhân bị tai nạn trong lao động.
- Khám sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp hàng năm cho công nhân.
4.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐANG ÁP DỤNG VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ
4.2.1 Các biện pháp quản lý môi trường đang áp dụng
4.2.1.1 Nước thải
Nước thải sinh hoạt
- Xây dựng bể tự hoại để xử lý nước thải từ các nhà vệ sinh, khu làm việc tập trung và văn phòng.
- Bể tự hoại đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Các vi sinh yếm khí trong bể tự hoại sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành bùn và các khí thoát ra ngoài theo hệ thống ống dẫn khí.
Nước mưa
- Xí nghiệp đã có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sẽ được thu gom để dẫn vào cống thoát nước bố trí theo mặt bằng xí nghiệp.
- Cống thoát nước này sẽ chảy ra cống chung ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Nước thải sản xuất
- Đối với nước làm mát máy móc, thiết bị thì xí nghiệp tiến hành thu gom bằng đường ống rồi cho chảy qua tháp giải nhiệt nước để lọc và làm giảm nhiệt độ của nước sau đó tiếp tục bơm lên sử dụng lại.
- Đối với nước làm nguội sản phẩm: vì nước này có pha bột oxit kẽm nên khi thải bỏ sẽ cho lọc qua thiết bị lọc cơ học để thu gom bột oxit kẽm sử dụng lại. Phần nước sau khi lọc xong được cho qua tháp giải nhiệt rồi bơm sử dụng lại.
4.2.1.2 Không khí
Khí thải
- Tại những chỗ có khí sinh ra xí nghiệp có lắp đặt các chụp hút khí đưa ra ngoài môi trường bằng ống khói.
- Tại các phòng sơn lõi kim loại, phòng xử lý bề mặt bằng lò Degreaser và phòng xử lý sản phẩm bằng axit có lắp các quạt hút gió để hút một phần hơi khí có lẫn hơi khí độc ra ngoài.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân như: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, bao tay, găng tay dài
- Ngoài ra nhà xưởng còn được xây dựng cao để cho gió từ bên ngoài luồng vào mang một phần hơi và nhiệt ra ngoài.
- Định kỳ tiến hành đo đạc nồng độ hơi khí độc.
Bụi
- Tại máy luyện kín được hoạch định nhập đồng bộ với thiết bị lọc cyclon và lọc túi vải để thu hồi bụi.
- Tại các máy bắn cát, máy mài sản phẩm cũng có gắn cyclon thu gom bụi vào một túi vải. Vì vậy, đã phần nào giảm bớt đựơc lượng bụi phát thải ra bên ngoài.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang, bao tay.
Tiếng ồn
- Tiếng ồn được hạn chế đối với khu vực văn phòng bằng cách xây dựng phòng kín nhưng đối với xưởng sản xuất trực tiếp hiện chưa có giải pháp cụ thể nào để giảm tiếng ồn.
- Định kỳ tiến hành khảo sát tiếng ồn trong khu vực sản xuất.
4.2.1.3 Chất thải rắn
- Trong các khu vực sản xuất được trang bị các thùng chứa rác thải sản xuất, rác rơi vãi được quét dọn liên tục để giữ cho nhà xuởng sạch sẽ.
- Phía sau xí nghiệp có bãi tập trung rác đợi xe của bên hợp đồng thu gom rác với công ty xuống thu gom. Định kỳ 2 ngày sẽ xuống thu gom 1 lần.
- Máy móc được kiểm tra hằng ngày và định kỳ bảo dưỡng hàng tháng để kịp thời phát hiện ra chỗ hư hỏng và tiến hành sữa chữa.
- Có ban QC kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra để giảm số lượng keo, sản phẩm bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng đề ra.
4.2.2 Những mặt hạn chế
- Rác thải của xí nghiệp chưa được phân loại, CTNH dạng rắn được thu gom chung với rác sinh hoạt và CTR không nguy hại.
- Nước thải chưa được phân tích chất lượng trước khi xả ra môi trường theo TCVN 5945:2005 - nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải.
- Chưa thực hiện việc giám sát tại nguồn thải và môi trường không khí xung quanh đối với khí thải, khí hữu cơ dễ bay hơi theo TCVN 5937:2005, TCVN 5938:2005, TCVN 5939:2005 và TCVN 5940:2005.
- Dầu hóa dẻo cao su, hóa chất, nguyên liệu còn rơi vãi trong quá trình cân đong, vận chuyển.
- Tiếng ồn sinh ra do việc vận hành máy móc, thiết bị và do hoạt động của phương tiện vận chuyển được đặt chung trong xưởng sản xuất nên tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
- Tại các máy lưu hóa lượng dầu nhớt sử dụng bị rò rỉ chảy ra nền xưởng nhiều gây mất mỹ quan nhà xưởng và nguy hiểm cho công nhân.
- Nhiều máy mài lõi kim loại, máy mài sản phẩm không có gắn cyclon thu gom bụi, do đó bụi phát tán ra xung quanh ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Máy bắn cát có thiết bị lọc bụi nhưng không hoạt động.
- Nhiều công nhân không mang dụng cụ bảo hộ lao động.
- Tại khâu mài sản phẩm rác thải còn vứt bừa bãi ra sàn không cho vào thùng dựng rác sau đó mới thu gom lại do đó gây mất mỹ quan nhà xưởng.
- Tại phân xưởng 2 nước làm mát máy và nước làm nguội sản phẩm còn bị rò rỉ chảy tràn ra bề mặt nhà xưởng.
- Axit H2SO4 dư sau khi xử lý sản phẩm không được thu gom tái sử dụng lại mà thải trực tiếp ra hệ thống cống xả của xí nghiệp.
- Công nhân chưa ý thức tốt về vấn đề an toàn trong lao động nên chưa tuân thủ các quy định của công ty như: chưa đeo khẩu trang, bao tay, nút che tai trong khi làm việc làm việc với các công việc cần phải bảo hộ lao động.
- Hệ thống ống khói đặt tại máy lưu hóa liên tục vẫn chưa đảm bảo phân tán khí ra khỏi khu vực nhà máy.
- Tại các phân xưởng làm việc với các hệ thống máy móc tỏa nhiều nhiệt thì chưa có biện pháp cải thiện nhiệt (tại phân xưởng 4: 35 - 360C, phân xưởng 2: 34,7 – 35,40C, phân xưởng 3: 33 – 35,60C, phân xưởng 5: 330C): chưa có hệ thống hút khí, trang bị quạt gió cục bộ.
- Hệ thống lọc nước cơ học để giữa lại cặn, bột oxit kẽm ít được vận hành hầu như nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống cống của xí nghiệp gây hiện tượng tắt nghẽn hệ thống cống.
- Chất thải rắn xí nghiệp hợp đồng với công ty tư nhân thu gom, vận chuyển nhưng nhà đầu tư thu gom này không có chức năng thu gom và xử lý rác thải của ngành sản xuất cao su.
- Chất thải nguy hại chưa được quản lý theo đúng quyết định 155/1999/QĐ – UB.
- Nhận diện các yếu tố rủi ro và khía cạnh môi trường chưa đầy đủ, vì vậy các biện pháp ứng cứu sự cố khẩn cấp vẫn còn mang tính lý thuyết, chưa đảm bảo áp dụng có hiệu quả trong thực tế khi gặp sự cố.
- Sàn nhà của kho chứa cao su, chất độn còn gồ ghề, nhiều chỗ trũng bị đọng nước khi mưa lớn.
CHƯƠNG V
XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI XÍ NGHIỆP RUTHIMEX 1
5.1 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5.1.1 Các giải pháp đối với quá trình sản xuất
Dòng thải
Nguyên nhân
Giải pháp kiểm soát ô nhiễm
- Cân đong, vận chuyển nguyên vật liệu
+ Bụi
+ Chất thải rắn
Bụi hóa chất phát sinh do quá trình cân đong và vận chuyển hóa chất, chất độn cao su
Bao bì dựng nguyên vật liệu.
Dầu hóa dẻo cao su rơi vãi trong quá trình cân đong.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Điều chỉnh thao tác lấy nguyên vật liệu.
Cẩn thận trong quá trình vận chuyển để tránh thất thoát.
Trang bị thùng dựng chất thải rắn.
- Máy luyện kín
+ Chất thải rắn
+ Tiếng ồn
+ Nhiệt
+ Bụi
+ Nhớt máy
Bao bì dựng nguyên vật liệu.
Tiếng ồn do động cơ của máy.
Bụi phát sinh do quá trình phối trộn nguyên vật liệu.
Nhớt sử dụng bôi trơn động cơ máy rò rỉ ra bên ngoài.
Điện năng chuyển thành nhiệt năng cung cấp cho máy sử dụng.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Bọc kín các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
Kiểm tra máy móc tìm ra chỗ rò rỉ để khắc phục.
Tăng cường hướng dẫn vận hành máy tại các vị trí công tác.
Lắp đặt hệ thống hút bụi, hút nhiệt nối với ciclon lọc bụi.
- Máy cán
+ Nước thải
+ Chất thải rắn
+ Tiếng ồn
+ Nhiệt
+ Bụi
Nước thải làm nguội keo, nước làm mát máy.
Bao bì dựng hóa chất.
Tiếng ồn do động cơ của máy.
Bụi phát sinh do trộn hóa chất vào keo bột trong quá trình cán.
Điện năng chuyển thành nhiệt năng.
Bọc kín các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Lắp đặt chụp hút nhiệt cho máy cán.
Thu gom nước thải tái sử dụng lại.
Trang bị thùng dựng rác để thu gom chất thải rắn sản xuất.
- Máy định hình
+ Nước thải
+ Bụi
+ Nhiệt
+ Tiếng ồn
+ Chất thải rắn
Nước thải làm nguội keo, nước làm mát máy.
Tiếng ồn do động cơ của máy.
Điện năng chuyển thành nhiệt năng để cung cấp cho máy.
Bụi chủ yếu là bột chống đính keo.
Bọc kín các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
Lắp đặt quạt gió và hệ thống thông gió để giảm nhiệt độ trong xưởng sản xuất.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Thu gom nước thải tái sử dụng lại.
- Máy lưu hóa
+ Chất thải rắn
+ Nhiệt
+ Tiếng ồn
+ Khí thải
+ Nhớt máy
Điện năng chuyển thành nhiệt năng để làm chảy nhão keo.
Khí thải thoát ra từ máy lưu hóa liên tục.
Tiếng ồn do động cơ của máy.
Nhớt sử dụng bôi trơn động cơ máy rò rỉ ra bên ngoài.
Phần cao su dư đính trong khuôn khi đã lưu hóa keo xong và giẻ lau nhớt máy.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Gắn thêm hệ thống thông gió.
Bọc kín các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
Gắn hệ thống hút nhiệt và khí thải đưa ra bên ngoài.
Kiểm tra máy móc tìm ra chỗ rò rỉ nhớt để khắc phục.
Trang bị thùng dựng rác thải và luôn giữ vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ.
- Xử lý sản phẩm bằng axit
+ Nước thải
+ Chất thải rắn
+ Axit dư
Nước rửa sản phẩm đã được xử lý xong, nước rửa bồn dựng axit, dụng cụ.
Axit dư.
Can dựng axit.
Thu gom nước xử lý rồi tái sử dụng lại.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Axit dư phải được thu gom riêng không được xã trực tiếp vào hệ thống thoát nước.
Lưu trữ axit cẩn thận.
- Xử lý lõi kim loại
+ Bụi kim loại
+ Tiếng ồn
+ Chất thải rắn
+ Hơi dung môi
Bụi kim loại phát sinh do việc mài lõi kim loại.
Tiếng ồn do động cơ máy mài.
Giẻ lau, cọ quét sơn, lon dựng sơn.
Hơi dung môi tricloetylen, toluen, MEK.
Nước sơn bám dính sau khi sử dụng xong còn dư.
Lắp đặt thiết bị thu gom bụi túi vải cho máy mài lõi kim loại.
Trang bị đồ bảo hộ lao động chuyên dụng cho công nhân.
Bọc kín các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
Lắp đặt các quạt hút không khí.
Trang bị thùng dựng chất thải rắn.
Lưu trữ các dung môi và chất bám dính cẩn thận.
- Xử lý sản phẩm bằng tủ sấy
+ Nhiệt
+ Khí thải
Điện năng chuyển thành nhiệt năng để cung cấp nhiệt cho tủ sấy.
Khí thải, khói thải thoát ra từ tủ sấy.
Lắp đặt hệ thống hút nhiệt và khí thải bên trên tủ sấy cho qua ống khói đưa ra bên ngoài.
Trang bị đồ bảo hộ lao độïng cho công nhân.
- Xử lý sản phẩm bằng cách mài, vá sản phẩm.
+ Bụi
+ Chất thải rắn
+ Tiếng ồn
+ Hơi dung môi
Bụi phát sinh do mài các phần dư ra trên sản phẩm.
Tiếng ồn do động cơ của máy mài.
Giẻ lau, keo vá, sơn và xăng dư.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Lắp đặt thiết bị thu gom bụi túi vải tại mỗi máy mài.
Trang bị các thùng chứa rác.
Bọc kín các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
- Dechet
+ Chất thải rắn
+ Hơi dung môi
Chất thải rắn phát sinh từ việc cắt bỏ phần dechet dư trên sản phẩm, giẻ lau.
Sử dụng toluen để vệ sinh lõi kim loại.
Trang bị các thùng dựng chất thải rắn.
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Toluen được lưu trữ cẩn thận.
5.1.2 Các giải pháp đối với nước thải
Dòng thải
Nguyên nhân
Giải pháp kiểm soát ô nhiễm
Nước sinh hoạt
Nhận thức của công nhân.
Chế độ sinh hoạt của công nhân.
Nước rò rỉ từ các van nước và đường ống.
Lắp đồng hồ đo lưu lượng.
Kiểm tra, sửa chữa các loại van và đường ống.
Thực hành tiết kiệm nước.
Nước thải sản xuất
Nước làm nguội keo, sản phẩm.
Nước làm mát máy.
Nước rửa sản phẩm đã qua xử lý bằng axit, nước rửa bồn dựng axit.
Nước sử dụng để hấp, luộc sản phẩm.
Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng tại đường ống cung cấp nước.
Tuần hoàn tái sử dụng nước.
Khóa các vòi nước sau khi đã sử dụng xong.
5.1.3 Các giải pháp đối với việc sử dụng năng lượng điện
Dòng thải
Nguyên nhân
Giải pháp kiểm soát ô nhiễm
Tiêu hao năng lượng
Hệ thống chiếu sáng không được tắt khi không sử dụng.
Thất thoát do sử dụng máy điều hòa không hợp lý.
Hệ thống làm mát không được tắt khi không sử dụng.
Tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng.
Bật máy điều hòa từ 9h sáng.
Tăng nhiệt độ máy diều hòa từ 240C – 260C.
Gắn bảng báo nhắc nhở tiết kiệm điện trong khu sản xuất cũng như trong khu văn phòng.
5.2 XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI XÍ NGHIỆP RUTHIMEX 1
5.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn
5.2.1.1 Đối với nguyên vật liệu
Giám sát việc sử dụng nguyên liệu
- Ghi chép, theo dõi những chủng loại, chất lượng, số lượng và chi phí cho những sản phẩm chính, thành phần và những chất phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Tránh việc mua quá nhiều nguyên liệu thô nếu mua nhiều mà không sử dụng kịp sẽ gây hư hỏng nguyên liệu.
Tránh thất thoát nguyên liệu trong quá trình vận chuyển
- Sử dụng xe đẩy tay hoặc các dụng cụ đơn giản khác để chuyển nguyên liệu, tránh bị rơi vãi và bị tai nạn trong khi vận chuyển bằng tay.
- Cần sửa chữa các khu vực có sàn nhà bị hỏng để đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu, hóa chất được nhanh chóng và dễ dàng tới khu vực sản xuất.
Tránh thất thoát nguyên liệu thô trong quá trình sản xuất
- Cần phải lưu trữ các thông số về số lượng nguyên liệu đầu vào cho việc sử dụng hàng ngày (hoặc từng đợt) tại xưởng.
- Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng đối với các nguyên liệu thô.
- Nên đóng gói tất cả các nguyên liệu thô bằng giấy hoặc bao bì và đặt trên các tấm nâng hàng bằng gỗ hay bằng nhựa trong các kho lưu nguyên liệu, hóa chất cũng như trong khu vực sản xuất để tránh nước hoặc hơi ẩm bốc lên từ sàn nhà.
5.2.1.2 Nước thải
Aùp dụng các giải pháp tránh rò rỉ, lãng phí và tối ưu hóa sử dụng nước
- Thường xuyên giám sát định kỳ để tránh rò rỉ nước trong quá trình sản xuất.
- Tìm và bít các lỗ rò. Xem xét lắp các van để đóng nước trong thời gian nghỉ.
- Cần lắp đặt các thiết bị đo nước trong những quy trình hoạt động tiêu thụ nhiều nước để có thể thẩm định việc sử dụng nước một cách đầy đủ.
- Đào tạo, hướng dẫn và giám sát nhân viên nhằm ngăn chặn sự lãng phí nước.
- Lắp đặt các bồn nhỏ để công nhân không sử dụng các vòi nước cho việc vệ sinh cá nhân.
- Tại những nơi có vòi nước cần dán khẩu hiệu “hãy tiết kiệm nước”, “tắt vòi khi không sử dụng”.
Aùp dụng các biện pháp tránh làm tắc hệ thống nước thải
- Sử dụng dụng cụ lọc để các chất thải rắn không trôi vào các đường ống dẫn nước thải. Cần làm sạch các dụng cụ lọc định kỳ để giảm tối thiểu việc tắc đường ống.
- Chỉ dẫn công nhân không được thải chất thải rắn xuống hệ thống cống rãnh dẫn nước thải.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng gồm thời gian định kỳ và những việc cần làm cụ thể để làm sạch hệ thống cống rãnh.
Nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải bỏ
- Khi có hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động cần xác định kế hoạch bảo dưỡng gồm có trách nhiệm và thời gian kiểm tra định kỳ hệ thống xử lý nước thải.
- Nước thải đầu ra phải thường xuyên được kiểm tra xem có đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải bỏ ra nguồn tiếp nhận.
5.2.1.3 Chất thải rắn
- Giữ khu vực làm việc gọn gàng, vệ sinh, thải bỏ chất thải đúng khu vực thùng chứa. Tại các khu vực sản xuất có sinh chất thải rắn nên đặt các thùng dựng chất thải.
- Cần xây dựng khu vực chứa chất thải riêng trứơc khi đem bán hoặc thải bỏ.
- Cần phân loại chất thải trước khi thải bỏ để giữ lại những loại chất thải có khả năng tái sử dụng lại. Việc phân loại chất thải sản xuất sẽ giúp cho công tác giám sát và xác định từng loại chất thải, từ đó đề ra biện pháp giảm thiểu phát sinh từng loại chất thải từ các khâu sản xuất cụ thể.
5.2.1.4 Khí thải
- Tăng cường vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị xử lý khí thải ở xí nghiệp để hệ thống làm việc tốt hơn.
- Aùp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đạt hiệu suất sản xuất cao đồng thời hạn chế phát thải khí ô nhiễm.
- Trong các phân xưởng của xí nghiệp cần phải được thiết kế để đảm bảo vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thông thoáng và chế độ vi khí hậu bên trong nhà xưởng bằng cách lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút hoặc thông gió cục bộ.
5.2.1.5 Tiếng ồn
Giảm mức độ của tiếng ồn tới mức thấp nhất có thể được
- Kiểm tra các khả năng có thể giảm ồn do quá trình sản xuất gây ra bằng cách sử dụng vật liệu cách âm giữa khu sản xuất và văn phòng.
- Bọc kín tất cả các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
- Cần thiết cung cấp cho công nhân vận hành máy móc những thiết bị bảo vệ thính giác như: nút che tai, mũ che tai tại các khu vực làm việc có mức ồn cao và liên tục.
- Hiện đại hóa các trang thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất, thay thế máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị. Định kỳ sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo máy móc vận hành tốt kéo dài tuổi thọ máy.
5.2.1.6 Thực hiện tiết kiệm năng lượng và giảm việc sử dụng năng lượng
- Thiết kế hệ thống thông gió trong khu vực nhà xưởng để hạ nhiệt độ.
- Sử dụng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng hay các bóng đèn neon thay cho các bóng đèn thông thường. Cần cung cấp đủ ánh sáng để giảm mệt nhọc, căng thẳng mắt và đau đầu cho công nhân để tăng hiệu quả làm việc của công nhân.
- Đề nghị công nhân tắt điện trong giờ nghỉ giải lao, ở những khu vực không cần thiết và ở những khu vực không sử dụng điện vào ban đêm.
- Thiết kế một mạng điện hợp lý để có thể bật sáng chỉ ở một số khu vực cần thiết nào đó trong nhà máy thay vì phải bật toàn bộ đèn trong nhà máy.
5.2.2 Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường
5.2.2.1 Quy định về việc sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu
- Quản lý kho có trách nhiệm tránh việc lưu trữ một số lượng lớn hàng tồn kho một cách không cần thiết để hạn chế việc nguyên liệu bị hư hỏng hay hết hạn sử dụng.
- Các nhân viên kỹ thuật phải làm các bản đánh giá chung hàng tháng về tất cả các đường ống dẫn và trang thiết bị để xác định chỗ rò rỉ.
- Tiến hành việc sửa chữa cần thiết và sử dụng nguyên liệu thích hợp.
5.2.2.2 Quy định về việc sử dụng nước
- Tuân theo tiêu chuẩn hiện hành về việc sử dụng nước sạch.
- Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa ngay các đường ống bị rò rỉ.
- Sử dụng nước hiệu quả ở nơi cần dùng.
- Khóa tất cả các van nước khi không sử dụng.
- Tách riêng mọi chất thải rắn ra khỏi nước thải trong rãnh thoát nước.
5.2.2.3 Quy định về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe
- Công nhân vận hành có trách nhiệm kiểm tra tất cả các máy móc, đảm bảo rằng máy móc luôn được giữ ở chế độ an toàn.
- Nhân viên y tế có trách nhiệm thông báo cho công nhân về những ảnh hưởng có thể có do việc không đeo các thiết bị bảo vệ cá nhân. Kiểm tra thực hiện và đào tạo cho công nhân về các sử dụng hợp lý cũng như bảo dưỡng các thiết bị bảo hiểm cá nhân.
- Cấm hút thuốc ở khu vực sản xuất và khu vực lưu giữ nguyên liệu, hóa chất.
- Cán bộ quản lý nhà máy có trách nhiệm hướng dẫn công nhân cách xử lý trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra.
- Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm cung cấp cho công nhân vận hành máy móc những thiết bị bảo vệ thính giác tại khu vực làm việc có mức ồn cao và liên tục.
5.2.2.4 Quy định về vệ sinh an toàn nhà xưởng và phòng cháy chữa cháy
- Công nhân vệ sinh tiến hành làm vệ sinh theo một kế hoạch đã định rõ phù hợp với quy trình sản xuất.
- Công nhân vệ sinh thu gom chất thải rắn đổ vào thùng để đảm bảo vệ sinh.
- Cần đánh dấu rõ ràng các bình chữa cháy để sử dụng cho các mức độ cháy khác nhau.
- Đặt các bình chữa cháy ở những nơi công nhân có thể lấy chúng một cách dễ dàng nhất. Tránh sử dụng CFC/halon trong các bình chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng các bình chữa cháy có thể hoạt động và thường xuyên đổ đầy.
- Các tấm lửa phải luôn có sẵn và phải dễ lấy khi sử dụng.
- Nên tập huấn cho công nhân về cách xử lý trong trường hợp có hỏa hoạn và phân công một người chịu trách nhiệm phối hợp hành động trong trường hợp hỏa hoạn.
5.2.2.5 Chế độ khen thưởng, kỷ luật
- Các cá nhân, tập thể được khen thưởng, tuyên dương khi thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nội quy về công tác bảo vệ môi trường của nhà máy. Bên cạnh dó cần có biện pháp kỷ luật nghiêm đối với cá nhân hay tập thể vi phạm quy định của nhà máy như: kiểm điểm trước tập thể, trừ lương, nghỉ việc
5.2.3 Giáo dục ý thức và đào tạo cán bộ chuyên trách bảo vệ môi trường trong nhà máy
Nhằm nâng cao hiểu biết và kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường từ đó làm thay đổi nhận thức đồng thời thay đổi hành vi cua công nhân viên với vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh lao động như tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước từ đó giảm chi phí, giảm rủi ro
- Đối với cán bộ nhân viên cần cung cấp các kiến thức về:
Phòng cháy chữa cháy.
Nội quy về an toàn lao động.
Các hướng dẫn về nguyên lý vận hành dây chuyền sản xuất, các thông số kỹ thuật của máy móc đảm bảo rằng dây chuyền sản xuất được vận hành một cách tối ưu nhất.
Các hướng dẫn về việc sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng.
Mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức về môi trường và an toàn lao động.
Tổ chức thi đua và khen thưởng giữa các cá nhân, các bộ phận thực hiện tốt các vấn đề đã nêu trên.
- Đối với nhân viên hành chánh văn phòng:
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh công sở.
Sử dụng các thiết bị văn phòng đúng mục đích.
Phổ biến các kiến thức về môi trường.
Thi đua, khen thưởng các cá nhân, các phòng ban.
- Đối với các chuyên gia:
Mỗi trưởng ca hay quản đốc, kỹ thuật viên ở các bộ phận phải nắm rõ nguyên tắc vận hành của dây chuyền, máy móc, đảm bảo tối ưu trong quá trình vận hành.
Đảm bảo xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Công ty cần đào tạo hay thuê chuyên gia về quản lý môi trường để theo dõi, duy trì và xử lý sự cố khi cần thiết.
5.2.4 Tăng cường trang bị bảo vệ sức khỏe môi trường cho công nhân
5.2.4.1 Đảm bảo môi trường làm việc ở mức an toàn nhất đối với công nhân
- Cần thiết phải xác định và vứt bỏ tất cả những thứ không cần thiết ra khỏi khu vực sản xuất.
- Tránh lắp đặt đường ống hay dây điện chạy qua cửa ra vào hoặc các khu vực làm việc.
- Kiểm tra xem các cầu thang đã an toàn chưa.
- Sàn nhà cần được lát gạch chống trơn.
- Xây dựng đầy đủ các cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp và phải đảm bảo chúng dễ tiếp cận và có thể tự mở được.
- Tăng cường các nguyên tắc vận hành cụ thể cho từng loại máy móc, thiết bị.
- Đánh dấu tất cả các nút điều khiển máy móc với các màu và nhãn hiệu bằng ngôn ngữ địa phương một cách rõ ràng để bất kỳ công nhân nào cũng có thể nhận biết và thao tác nhanh trong các trường hợp khẩn cấp.
- Cần lắp đặt các thiết bị an toàn như: hàng rào che chắn, các bộ phận bảo vệ, vỏ bọc bảo vệ để ngăn ngừa tiếp xúc của người đối với các máy móc đang hoạt động (như máy luyện kín, máy cán, máy lưu hóa).
5.2.4.2 Các trang thiết bị bảo vệ cá nhân
- Tất cả các nhân viên phải được trang bị các quần áo bảo hộ lao động theo các tiêu chuẩn về an toàn lao động và sức khỏe.
- Thay đổi thường kỳ các trang thiết bị cá nhân đã bị hư hỏng hay cần bỏ đi.
- Công nhân cần phải được đào tạo về cách sử dụng hợp lý các thiết bị bảo hộ lao động và bảo dưỡng các thiết bị cá nhân.
- Thông báo cho công nhân về những ảnh hưởng có thể có do việc không đeo các thiết bị bảo vệ cá nhân.
- Cần thiết phải rửa, sấy và lưu kho các thiết bị bảo vệ cá nhân ở một nơi an toàn để đảm bảo tính hiệu quả và lâu bền của nó.
5.2.4.3 Chuẩn bị đầy đủ trong trường hợp xảy ra tai nạn
- Trong nhà máy cần thiết phải có từ 1 - 2 nhân viên được đào tạo và chứng nhận về mặt y tế.
- Các bộ đồ nghề sơ cứu có sẵn ở tất cả các khu vực sản xuất và phải được kiểm tra thường xuyên để bổ sung thêm vào những thứ đã dùng cũng như thay thế những thứ đã quá hạn sử dụng.
- Cần lắp đặt một chậu rửa hay vòi sen an toàn gần nơi lưu kho và khu sản xuất để có thể sử dụng cho vệ sinh cá nhân và các trường hợp khẩn cấp .
- Các số điện thoại của dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp cần được ghi rõ ở những nơi dễ nhìn thấy nhất.
- Nhà máy cần chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp và đào tạo công nhân báo động và di tản các trang thiết bị, cứu các nạn nhân bị tai nạn và xử lý trong trường hợp bị thương.
5.2.4.4 Aùp dụng các biện pháp để tối thiểu hóa các rủi ro hỏa hoạn
- Cấm hút thuốc trong tất cả các khu vực sản xuất và đặc biệt ở những nơi lưu trữ nguyên liệu, hóa chất.
- Phải cách ly, quay kín và bảo vệ tất cả các bộ phận có dòng điện chạy qua.
- Nên lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu chì và các bộ phận ngắt điện ngay lập tức trong trường hợp bị quá tải.
- Dự trữ nhiên liệu dùng cho máy móc ở một nơi an toàn tránh xa khu vực sản xuất.
5.2.5 Xây dựng chương trình giám sát môi trường và đo đạc tại xí nghiệp
Nên tổ chức thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường tại xí nghiệp kết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng vì giám sát chất lượng môi trường là công cụ ngăn ngừa ô nhiễm hữu hiệu.
Bảng 12: Giám sát và đo đạc
STT
Các đặc trưng
Giám sát và đo lường
Số lượng và tần suất giám sát
1
Phát thải khí
Thông số chọn lọc: bụi, hơi khí độc, hơi dung môi hữu cơ dễ bay hơi, SO2.
Giám sát khả năng làm việc của hệ thống xử lý khí thải: cụ thể là giám sát chỉ tiêu bụi ở đầu ra của hệ thống xử lý.
Giám sát mức ồn, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió trong xưởng sản xuất.
Chỉ tiêu so sánh: TCVN 5937:2005, TCVN 5938:2005 (tham khảo phụ lục).
Vị trí quan trắc: khu vực xung quanh nhà máy, khu vực sản xuất, vị trí ống khói.
Thời gian: định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
2
Nước thải sinh hoạt
Thông số chọn lọc: pH, COD, BOD5, SS, tổng Photpho, Coliform.
Vị trí quan trắc: tại cống xả của nhà máy.
Thời gian: định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
3
Nước thải sản xuất
Lấy mẫu dòng thải
Tiêu chuẩn xử lý nước thải là TCVN 5945:2005, với nguồn xả loại B (tham khảo phụ lục).
Vị trí quan trắc: tại cống xả của nhà máy và tại điểm nước thải ra sau thiết bị lọc cơ học.
Thời gian: định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
4
Chất thải rắn
Xem xét xu hướng phát thải hàng năm.
Lưu hồ sơ về thành phần và số lượng chất thải.
Vị trí giám sát: điểm đổ thải của xí nghiệp.
Thời gian: định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm
5
Sử dụng hóa chất
Giảm lượng hóa chất độc hại và nguy hại.
Đánh giá các quá trình nhằm đảm bảo các biện pháp tiết kiệm hóa chất được thực hiện.
Hóa chất tồn kho: lập bảng khai, kiến nghị của người thải bỏ là tái sử dụng hay thiêu hủy.
6
Sử dụng nước
Lắp đặt đồng hồ nước để biết các chỉ số hoạt động nhằm đánh giá các quá trình đưa ra các biện pháp tiết kiệm nước.
7
Sử dụng năng lượng
Theo dõi năng lượng sử dụng hàng năm.
Lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng, tính chi phí.
8
Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp
Kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo quy định của nhà nước
Thời gian: 1 năm/lần
5.2.6 Xây dựng quan hệ với các cơ quan quản lý môi trường địa phương
Lãnh đạo công ty nên xây dựng quan hệ tốt đẹp với các cơ quan quản lý môi trường tại địa phương để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ khi xí nghiệp gặp những sự cố về môi trường.
CHƯƠNG VI
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
6.1 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC GIẢI PHÁP
Bảng 13: Đánh giá sơ bộ các giải pháp
STT
Giải pháp
Kỹ thuật
Kinh tế
Môi trường
1
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
Không gây trở ngại trong quá trình thao tác của công nhân vì nó gọn, nhẹ, dễ sử dụng.
228 công nhân, mỗi công nhân cần 2 khẩu trang và 2 đôi găng tay/tháng. Chi phí ước tính là 2.280.000đ/tháng.
Bảo vệ sức khỏe cho công nhân.
2
Tăng cường hướng dẫn vận hành máy tại các vị trí công tác.
Rất dễ thực hiện. Nguyên tắc vận hành máy được dán lên các thiết bị máy móc sao cho công nhân vận hành máy dễ thấy nhất.
Không cần đầu tư mà vẫn có thể đem lại một số lợi ích kinh tế do công nhân thao tác tốt sẽ làm giảm được lượng sản phẩm bị hư.
Giúp công nhân vận hành máy móc tốt, làm giảm lượng chất thải phát sinh và giảm số vụ tai nạn lao độïng có thể xảy ra.
3
Bọc kín tất cả các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
Quá trình này thực hiện đơn giản và lắp đặt sau giờ sản xuất nên không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Chi phí đầu tư không nhiều lắm.
Giảm được tiếng ồn trong khu vực sản xuất, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động.
4
Điều chỉnh thao tác lấy và vận chuyển nguyên nhiên liệu.
Hướng dẫn công nhân lấy và vận chuyển hóa chất, chất độn, cao su và dầu hóa dẻo cao su theo đúng nguyên tắc → dễ thực hiện.
Giải pháp này không cần đầu tư mà lại giảm được lượng nguyên nhiên liệu bị rơi vãi trong quá trình lấy ra sử dụng và vận chuyển=> giảm nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu=> tiết kiệm tiền mua nguyên nhiên liệu.
Hạn chế lượng nguyên nhiên liệu rơi vãi xuống đất làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm.
5
Lắp đồng hồ đo lưu lượng.
Dễ thực hiện và lắp đặt sau giờ sản xuất nên không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Lắp 3 đồng hồ đo lưu lượng tại: đường ống cấp nước sinh hoạt, đường ống cấp nước cho sản xuất, đường ống dẫn nước thải sử dụng lại. Chi phí: 3*60.000đ=180.000đ
Kiểm soát được lượng nước sử dụng ở các công đoạn sản xuất, trong trường hợp thiếu nước thì sẽ nhanh chóng khắc phục được, tránh tình trạng ngưng trệ sản xuất và giảm lượng nước thất thoát.
6
Sữa chữa các loại van và đường ống.
Thực hiện dễ dàng vào tuần cuối cùng của tháng cùng với thời gian bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
Chi phí cho việc sữa chữa không nhiều lắm.
Giảm được lượng nước thất thoát trong sản xuất và trong sinh hoạt. Qua đó giảm được nhu cầu sử dụng tài nguyên nước.
7
Giáo dục cho công nhân biết được tầm quan trọng của nước.
Giải pháp này rất dễ thực hiện. Đối với nước sinh hoạt việc tiết kiệm nước phụ thuộc vào thái độ và ý thức của công nhân mà không cần bất cứ yêu cầu kỹ thuật nào. Vì vậy công ty phải có sự khuyến khích, đề ra khẩu hiệu, thực hiện phong trào thi đua và chế độ khen thưởng hợp lý.
Bao gồm chi phí đầu tư và chi phí khen thưởng hàng năm. Tuy nhiên các chi phí này tương đối thấp mà lại thu được lợi ích kinh tế khá lớn từ việc sử dụng nước có hiệu quả của công nhân.
Nâng cao được hiệu quả sử dụng nước do đó làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên nước. Lượng nước thải tạo ra ít hơn.
8
Tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng.
Dễ thực hiện, tắt bớt các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng, đặc biệt trong giời nghỉ trưa.
Không cần đầu tư nhưng tiết kiệm được chi phí sử dụng điện.
Giảm được lượng điện tiêu thụ mỗi ngày.
9
Bật máy lạnh từ 9h sáng.
Dễ thực hiện.
Không cần đầu tư, tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể do giảm lượng điện tiêu thụ hàng tháng và tuổi thọ của máy điều hòa gia tăng.
Giảm lượng điện tiêu thụ và tăng tuổi thọ của máy điều hòa.
10
Tăng nhiệt độ của máy điều hòa từ 24 độ lên 26 độ.
Quy định các phòng ban chỉ được để nhiệt độ của máy điều hòa là 26 độ không được thấp hơn. Điều này rất dễ thực hiện.
Không cần đầu tư, tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể do giảm lượng điện tiêu thụ hàng tháng và tuổi thọ của máy điều hòa gia tăng.
Giảm lượng điện tiêu thụ khoảng 3% và tăng tuổi thọ của máy điều hòa.
11
Axit dư tái sử dụng lại.
Dễ thực hiện, tận dụng thùng dựng axit cũ để chứa axit dư sau khi sử lý sản phẩm xong.
Nhu cầu mua axit mới sẽ giảm từ đó tiết kiệm được tiền.
Giảm lượng axit dư xả bỏ trực tiếp vào nguồn nước thải.
12
Gắn hệ thống thông gió trong phòng xử lý bề mặt bằng lò Degreaser và phòng sơn lõi kim loại.
Dễ thực hiện không làm ảnh hưởng đến thao tác vận hành lò Degreaser và thao tác làm việc của công nhân.
Gắn 2 quạt thông gió, giá mỗi quạt là 225.000đ/quạt. Chi phí là 450.000đ
Giảm được nồng độ hơi dung môi tricloetylene tập trung trong phòng xử lý bề mặt bằng lò Degreaser.
13
Gắn các thiết bị thu gom bụi túi vải cho các máy mài.
Thực hiện vào tuần cuối cùng của tháng cùng với thời gian bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
Chưa ước tính được chi phí.
Giảm được lượng bụi phát tán ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
14
Tái sử dụng lượng bụi nguyên liệu thu được tại ciclon thu hồi bụi nối với máy luyện kín.
Cần phải nghiên cứu thêm vì có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng keo bột tạo ra.
Giảm được lượng nguyên vật liệu mua vào=> chi phí sản xuất sẽ giảm xuống.
Giảm nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và giảm được lượng chất thải rắn thải bỏ ra môi trường.
15
Kiểm tra và khóa vòi nước sau khi rửa sản phẩm đã được xử lý bằng axit.
Dễ thực hiện.
Không cần đầu tư mà vẫn có thể tiết kiệm được lượng nước sử dụng dẫn đến tiết kiệm tiền.
Giảm được lượng nước thải sinh ra và lượng nước thải chảy tràn. Do đó, giảm được nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, cải thiện chất lượng môi trường sản xuất.
16
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
Cần phải nghiên cứu thêm vì nước thải chủ yếu là nước làm mát máy tương đối sạch.
Chi phí đầu tư xây dựng lớn.
Chất lượng nước tương đối sạch ít ảnh hưởng đến môi trường nước.
17
Trang bị thùng dựng chất thải rắn.
Rất dễ thực hiện không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Cần bổ sung thêm 4 thùng dựng chất thải rắn đặt tại các máy mài sản phẩm và máy mài lõi kim loại. Chi phí là 60.000đ.
Thu gom chất thải rắn, không để chất thải rắn rơi vãi khắp sàn nhà gây mất mỹ quan.
18
Kiểm tra máy móc tìm ra chỗ rò rỉ nhớt để khắc phục.
Thực hiện trong lúc kiểm tra máy móc vào cuối ngày nên cũng không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Giảm được chi phí mua nhớt.
Giảm được lượng nhớt chảy ra bề mặt nhà xưởng gây mất mỹ quan và nguy hiểm cho người lao động. Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm.
6.2 LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP
6.2.1 Tiêu chí lựa chọn các giải pháp
Tính khả thi về mặt kỹ thuật: khả năng lắp đặt thiết bị, khả năng vận hành với trình độ hiện tại, năng lực cung cấp các thiết bị của các nhà thầu trong nước, tính khả thi về mặt công nghệ (dễ thực hiện, mức độ trung bình, khó khăn).
Aûnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm (không ảnh hưởng, ít ảnh hưởng, ảnh hưởng bất lợi).
Tính khả thi về mặt kinh tế (có thể đầu tư, vay vốn, khó khăn).
Lợi nhuận thu được từ việc thực hiện giải pháp (cao, trung bình, thấp).
Giảm thiểu việc phát sinh chất thải ra môi trường (nhiều, ít, không giảm thiểu).
Cải thiện môi trường làm việc (tốt hơn, trung bình, không).
6.2.2 Trọng số các giải pháp
Trọng số đánh giá các giải pháp về tính khả thi các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, môi trường như sau:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật: 10%
Aûnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm: 10%
Tính khả thi về mặt kinh tế: 20%
Lợi nhuận thu được từ việc thực hiện giải pháp: 20%
Giảm thiểu việc phát sinh chất thải ra môi trường: 25%
Cải thiện môi trường làm việc: 15%
Tính khả thi về mặt kỹ thuật: khả năng lắp đặt thiết bị, khả năng vận hành với trình độ hiện tại (dễ thực hiện, mức độ trung bình, khó khăn).
Tính khả thi
Trọng số
Dễ thực hiện
5 – 6
Mức độ trung bình
3 – 4
Khó khăn
1 – 2
Tính khả thi về mặt kinh tế (có thể đầu tư, vay vốn, khó khăn).
Tính khả thi
Trọng số
Có thể đầu tư
5 – 6
Vay vốn
3 – 4
Khó khăn
1 – 2
Tính khả thi về mặt môi trường: giảm lượng chất thải (nhiều, ít, không giảm).
Tính khả thi
Trọng số
Nhiều
5 – 6
Ít
3 – 4
Không giảm
1 – 2
Bảng 14: Trọng số các giải pháp
STT
Giải pháp
Điểm số các giải pháp
Tổng cộng
Kỹ thuật (20%)
Kinh tế (40%)
Môi trường (40%)
Số điểm
Số điểm
Số điểm
1
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
5
1
5
2
3
1,2
4,2
2
Tăng cường hướng dẫn vận hành máy tại các vị trí công tác.
5
1
4
1,6
3
1,2
3,8
3
Bọc kín tất cả các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn.
3
0,6
3
1,2
3
1,2
3
4
Điều chỉnh thao tác lấy và vận chuyển nguyên nhiên liệu.
4
0,8
3
1,2
4
1,6
3,6
5
Lắp đồng hồ đo lưu lượng.
4
0,8
3
1,2
3
1,2
3,2
6
Sữa chữa các loại van và đường ống.
3
0,6
3
1,2
3
1,2
3
7
Giáo dục cho công nhân biết được tầm quan trọng của nước.
3
0,8
3
2
3
2
3
8
Tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng.
5
1
4
1,6
4
1,6
4,2
9
Bật máy lạnh từ 9h sáng.
5
1
5
2
5
2
5
10
Tăng nhiệt độ của máy điều hòa từ 24 độ lên 26 độ.
5
1
5
2
5
2
5
11
Axit dư tái sử dụng lại.
5
1
4
1,6
5
2
4,6
12
Gắn hệ thống thông gió trong phòng xử lý bề mặt bằng lò Degreaser và phòng sơn lõi kim loại.
4
0,8
2
0,8
3
1,2
2,8
13
Gắn các thiết bị thu gom bụi túi vải cho các máy mài.
3
0,6
2
0,8
5
2
3,3
14
Tái sử dụng lượng bụi nguyên liệu thu được tại ciclon thu hồi bụi nối với máy luyện kín.
2
0,4
2
0,8
3
1,2
2,4
15
Kiểm tra và khóa vòi nước sau khi rửa sản phẩm đã được xử lý bằng axit.
4
0,8
3
1,2
4
1,6
3,6
16
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
1
0,2
1
0,4
3
1,2
2,8
17
Trang bị thùng dựng chất thải rắn.
5
1
3
1,2
1
0,4
2,6
18
Kiểm tra máy móc tìm ra chỗ rò rỉ nhớt để khắc phục.
3
0,6
4
1,6
4
1,6
3,8
6.2.3 Thứ tự ưu tiên các giải pháp
Bảng 15: Thứ tự ưu tiên các giải pháp
STT
Giải pháp
Tổng cộng
Lựa chọn
Cần xem xét lại
Ưu tiên thực hiện
1
Bật máy lạnh từ 9h sáng.
5
û
1
2
Tăng nhiệt độ của máy điều hòa từ 24 độ lên 26 độ.
5
û
1
3
Axit dư tái sử dụng lại.
4,6
û
2
4
Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
4,2
û
3
5
Tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng.
4,2
û
3
6
Tăng cường hướng dẫn vận hành máy tại các vị trí công tác.
3,8
û
4
7
Kiểm tra máy móc tìm ra chỗ rò rỉ nhớt để khắc phục.
3,8
û
4
8
Điều chỉnh thao tác lấy và vận chuyển nguyên nhiên liệu.
3,6
û
5
9
Kiểm tra và khóa vòi nước sau khi rửa sản phẩm đã được xử lý bằng axit.
3,6
û
5
10
Gắn các thiết bị thu gom bụi túi vải cho các máy mài.
3,3
û
6
11
Lắp đồng hồ đo lưu lượng.
3,2
û
7
12
Bọc kín tất cả các hộp số và bôi trơn các bộ phận máy móc gây ồn để làm giảm tiếng ồn
3
û
8
13
Sữa chữa các loại van và đường ống.
3
û
8
14
Giáo dục cho công nhân biết được tầm quan trọng của nước.
3
û
8
15
Gắn hệ thống thông gió trong phòng xử lý bề mặt bằng lò Degreaser và phòng sơn lõi kim loại.
2,8
û
9
16
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
2,8
û
Cần phải nghiên cứu thêm vì nước thải chủ yếu là nước làm mát máy tương đối sạch. Mà chi phí đầu tư xây dựng tương đối cao.
9
17
Trang bị thùng dựng chất thải rắn.
2,6
û
10
18
Tái sử dụng lượng bụi nguyên liệu thu được tại ciclon thu hồi bụi nối với máy luyện kín.
2,4
û
Cần phải nghiên cứu thêm vì có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng keo bột tạo ra tuy nhiên giảm được lượng nguyên vật liệu mua vào.
11
CHƯƠNG VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
Sau quá trình đến và tìm hiểu thực tế về các hoạt động sản xuất kinh doanh, về hiện trạng môi trường tại xí nghiệp Ruthimex 1 em thấy công nghệ sản xuất của xí nghiệp khá hiện đại, quy trình sản xuất là tự động và bán tự động nên việc vận hành máy móc khá đơn giản, kiểm soát tốt vì vậy ít xảy ra sự cố. Sản phẩm làm ra được theo dõi kiểm tra ngay từ công đoạn đầu của quy trình sản xuất bởi ban QC, nên chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện tốt hơn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng đề ra. Điều này đồng nghĩa với lượng phế phẩm tạo ra ngày càng ít. Ngoài ra, xí nghiệp còn có biện pháp tận dụng nước thải sản xuất bằng cách thu hồi nước thải rồi tuần hoàn tái sử dụng lại. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng có nhiều giải pháp nhằm làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình sản xuất lên sức khỏe người lao động và môi trường.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà xí nghiệp đã thực hiện vẫn còn tồn tại các vấn đề môi trường chưa có hướng giải quyết triệt để đó là:
- Axit dư sau khi xử lý sản phẩm không được thu gom lại mà đổ trực tiếp xuống hệ thống thoát nước.
- Một vài máy mài sản phẩm, máy mài lõi kim loại chưa được lắp đặt thiết bị thu gom bụi túi vải.
- Tại các máy lưu hóa nhớt máy còn rò rỉ nhiều ra sàn nhà mà chưa có biện pháp khắc phục.
- Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên nước thải sản xuất của xí nghiệp chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước thải ra nguồn tiếp nhận.
- Rác thải chưa được phân loại tại nguồn.
- Khi máy lưu hóa liên tục hoạt động sinh ra nhiều khí nhưng chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Xí nghiệp chưa có các báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường nước, không khí.
7.2 KIẾN NGHỊ
Từ những nghiên cứu cho thấy áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế như giảm được lượng nước thải sản xuất, hóa chất, năng lượng Từ đó dẫn đến giảm giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm của công ty. Do vậy kiến nghị công ty nên áp dụng ngay các biện pháp giảm thiểu này. Đồng thời công ty nên tiếp tục tìm tòi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn mới để ngày càng giảm lượng thải và tăng lợi ích kinh tế. Đây chính là một hướng sản xuất sạch.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn nên em chỉ mới thực hiện được việc kiểm soát ô nhiễm theo quan điểm sản xuất sạch hơn. Vì vậy, em kiến nghị công ty nên triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp Ruthimex 1 để mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường hơn. Ban lãnh đạo công ty nên chủ động tiếp cận với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ nguồn vốn và nhân lực giúp công ty triển khai áp dụng SXSH hiệu quả hơn, tạo nền tảng và điều kiện tốt cho công ty tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dễ dàng hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN_PHUONG.doc
- LANPHUONG_LOICAMON.doc