Luận văn Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” [37, tr.3] Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu quả”. Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực tiển và năng lực giao tiếp”. Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ là những người giáo viên trong tương lai, họ cần được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập, học hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, sinh viên có được những tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ xã hội, trong môi trường làm việc của mình. Hiện nay, đại đa số sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã có được những tri thức, kỹ năng giao tiếp nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng như việc trao đổi giữa các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao. Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng, người giáo viên không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, để họ có điều kiện học tập tốt, có năng lực giao tiếp với cộng đồng và làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên sau này. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ năm I, II, III (năm học 2009 - 2010); tổng số 311 sinh viên, trong đó 298 sinh viên nữ , 13 sinh viên nam. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao đẳng Cần Thơ. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã được hình thành và phát triển trong quá trình học tập nhưng còn hạn chế và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tìm được những biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Hệ thống một số vấn đề lý luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp. - Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. - Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp trắc nghiệm: Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharop với hệ thống 80 câu hỏi, chia thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể là: 1. Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ: Bao gồm các tình huống có số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71. 2. Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72. 3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 3, 13, 23, 33, 43, 53, 63, 73. 4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi: Bao gồm các tình huống có số sau: 4, 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74. 5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra người khác: Bao gồm các tình huống có số sau: 5, 15, 25,35, 45,55, 65,75. 6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu: Bao gồm các tình huống có số sau: 6, 16,26, 36, 46, 56,66, 76. 7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 7, 17, 27, 37, 47, 57, 67,77. 8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 8, 18, 28, 38, 48, 58, 68, 78. 9. Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 9, 19, 29, 39, 49, 59,69,79. 10. Sự nhạy cảm trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70. Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm: Mỗi câu có ba hình thức điểm: 0, 1và 2 Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng. Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không xuyên. Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp, thường xuyên. Điểm lý thuyết “lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16 lần, thấp nhất có thể là 0. Dựa vào thang điểm của V.P.Dakharop cho mỗi kỹ năng có thể chia 4 mức độ sau: Mức 1: Từ 15 đến 16 là loại giỏi Mức 2: Từ 11 đến 14 là loại khá Mức 3: Từ 8 đến 10 là loại trung bình Mức 4: Từ 7 trở xuống là loại yếu. 6.3. Phương pháp quan sát: Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu. Quan sát hoàn cảnh sinh viên giao tiếp thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học 6.4. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ. Chúng tôi sử dụng phương pháp này phỏng vấn sinh viên sau khi sinh viên tác động thử nghiệm. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Nội dung câu hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả từ phiếu trắc nghiệm tâm lý. 6.5. Phương pháp thử nghiệm tác động: Thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ cho sinh viên. 6.6. Phương pháp thống kê toán học: Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng chương trình SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5 để xử lý các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học. 7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Về nội dung: đề tài giới hạn nghiên cứu mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ - năm học 2009 - 2010. Đối tượng giao tiếp của sinh viên giới hạn trong phạm vi nhà trường như: Thầy cô; bạn bè; cán bộ phòng, khoa - Về khách thể nghiên cứu: 311 sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao Đẳng Cần Thơ, năm học 2009 - 2010. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ. - Làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ. - Chứng minh rằng có thể nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nếu có biện pháp tác động thích hợp và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện các biện pháp tác động cho sinh viên. 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU: ( 6 TRANG) NỘI DUNG: ( 96 TRANG) CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP (35 TRANG) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ (41 TRANG) CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ (20 TRANG)

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7725 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. Trong những lý do làm cho khả năng nhạy cảm của các em yếu có một lý do đó là các em chủ động chọn lối sống “không cần phải nhạy cảm đối với người khác”. Qua khảo sát, tìm hiểu về 10 KNGT cơ bản chúng tôi có được những số liệu. Sau khi xử lý, phân tích toàn bộ số liệu thu được chúng tôi có được kết quả như sau: Chỉ có một KNGT được xếp loại khá. Còn lại 9 KNGT được xếp loại trung bình. Sự xếp loại này cho thấy những KNGT cơ bản của SV trường Cao đẳng Cần thơ cần được quan tâm và rèn luyện nhiều hơn nữa. Nếu thực trạng này không được cải thiện và quan tâm đúng mức thì khi ra trường các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống nói chung. SV là lứa tuổi các em mới vào đời, KNGT còn non yếu. Bên cạnh đó nhận thức về tầm quan trọng của 10 KN cơ bản trên chưa có hoặc có thì rất mơ hồ, chưa xác định rõ ràng. Có nghĩa là các em chưa được trang bị về mặt nhận thức, tri thức, hoặc có thì rất ít về KNGT. Môn Giao tiếp Sư phạm trong chương trình học chưa được GV mở rộng, khai thác sâu. Từ đó chưa hình thành ở các em ý thức rèn luyện KNGT, chưa xây dựng được chương trình lý thuyết cũng như thực hành rèn luyện KNGT cụ thể. Bên cạnh, do đặc điểm văn hoá vùng miền, Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi có trình độ dân trí không được cao, trong giao tiếp lại ít xem trọng hình thức, lễ nghi, trau chuốt ngôn từ. 2.2.2. Thực trạng KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT theo giới tính. Để tìm hiểu về mức độ KNGT giữa SV nam và SV nữ có sự khác biệt hay không chúng tôi dùng kiểm nghiệm F, kiểm nghiệm F là kiểm nghiệm dùng để tìm ra xem hai mẫu có sự khác biệt hay không, cụ thể trong đề tài này là tìm ra sự khác biệt giữa mẫu nam và mẫu nữ về quan niệm được hỏi trong bảng trắc nghiệm; dùng trung bình của các câu hỏi để tìm hiểu về mức độ cụ thể của mỗi KN đối với hai phái. Điểm trung bình của SV nam và SV nữ của trường Cao đẳng Cần Thơ chúng tôi xin trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2: KNGT của SV trường CĐCT theo giới tính TT KN ĐTB P Nam Nữ 01 Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ 8,38 8,58 0,720 02 Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng: 9,30 9,12 0,733 03 Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp 8,07 9,17 0,031 04 Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi. 9,38 7,83 0,012 05 Kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác 7,69 7,70 0,987 06 Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu. 8,53 9,59 0,047 07 Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp 10,38 11,04 0,229 08 Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp 7,00 8,66 0,002 09 Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp 8,69 8,70 0,986 10 Sự nhạy cảm trong giao tiếp 6,61 6,50 0,826 (P trong bảng 2.2 là: nếu P> 0,05 thì hai mẫu không có sự khác biệt. Có nghĩa là quan niệm của SV nam và SV nữ về những vấn đề được nêu ra trong bảng hỏi không có sự khác biệt, các em có quan niệm giống nhau.) Bảng số liệu trên cho thấy đối với các KN: Thiết lập các mối quan hệ; cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng; tự kiềm chế, kiểm tra người khác; linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; nhạy cảm trong giao tiếp; chủ động điều khiển quá trình giao tiếp giữa nam và nữ không có sự khác biệt trong nhận định các vấn đề đã đưa ra trong bảng trắc nghiệm tâm lý , (có P > 0,05). Đồng thời ĐTB của các KN chênh lệch rất ít, không đủ độ tin cậy để chỉ ra sự khác biệt. Các KN: thuyết phục đối tượng giao tiếp; diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; tự chủ cảm xúc, hành vi; nghe đối tượng giao tiếp giữa nam và nữ có sự khác biệt trong nhận định các vấn đề đã đưa ra trong bảng trắc nghiệm tâm lý (có P < 0,05), chênh lệch về ĐTB giữa hai giới đủ tin cậy để kết luận sự khác biệt. - KN thuyết phục đối tượng giao tiếp Với ĐTB nam là 7,00; nữ là 8,66 thì nam ở mức độ yếu, nữ đạt mức độ trung bình. ĐTB giữa nam và nữ chênh lệch 1,66. Thường thì trong cuộc sống khả năng ngôn ngữ của nữ tốt hơn nên trong việc thuyết phục người khác nữ có thể sẽ dễ dàng hơn nam. - KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu ĐTB về KN Diễn đạt cụ thể, dễ hiểu được trình bày ở bảng 2, trong đó: ĐTB của nam là 8,53, nữ là 9,59. Với ĐTB này thì KN diễn đạt ngôn ngữ của cả SV nam và nữ chỉ được xếp loại trung bình. Do ĐTB của nữ cao hơn nam 1,06 nên dù KN này được xếp cùng loại nhưng SV nữ đánh giá cao hơn SV nam. - KN tự chủ cảm xúc, hành vi Ở KN tự chủ cảm xúc hành vi trong giao tiếp với người khác thì SV nam đánh giá cao hơn SV nữ. ĐTB của nam cao hơn nữ là 1,55. Nhưng ĐTB của cả hai giới đều nằm trong mức trung bình mà V.P.Dakharop đã chia, trong đó nam là 9,38 và nữ là 7,83. Về mặt cảm xúc, đa số nữ dễ xúc động hơn nam. Do đặc điểm giới tính, quy gán của xã hội nên nam giới thường kiềm nén và che giấu cảm xúc của mình. - KN nghe đối tượng giao tiếp Với ĐTB của nam 8,07, nữ 9,17 thì mức độ của KN nghe đối tượng giao tiếp ở cả hai giới đều đạt mức trung bình giữa nam và nữ chênh lệch 1,10 nên SV nữ đánh giá cao hơn SV nam ở KN này. Về xếp loại mức độ KN thì KN nghe trong giao tiếp của các em vẫn như những KN trên, chỉ đạt mức trung bình. Chịu khó lắng nghe và chia sẻ là đặc điểm của phụ nữ. Với nội dung vừa trình bày và phân tích ở trên, chúng tôi có chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức về đánh giá các vấn đề nêu ra trong bảng trắc nghiệm tân lý giữa SV nam và SV nữ của khoa Sư phạm trường CĐCT, nhưng sự khác biệt này rất ít. Để giải thích cho hiện tượng trên chúng tôi xin đưa ra một số lý do như : ngành học các em lựa chọ không có sự khác biệt nhiều; các ngành Cao đẳng Sư phạm Tiểu học, Cao đẳng Sư phạm Mầm non, Trung cấp Sư phạm Mầm non về tính chất nghề nghiệp không có gì khác biệt. Nói khác đi là do có thể các em được sống, học tập trong một môi trường như nhau, chuyên ngành học gần như giống nhau nên điều này có ảnh hưởng đến việc các em nhìn nhận một số vấn đề tương đối giống nhau. 2.2.3. Thực trạng KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT theo số năm tham gia học tại trường. Bảng 2.3: KNGT của SV trường CĐCT theo số năm tham gia học tại trường TT KN ĐTB P SV Năm I SV Năm II SV Năm III 01 KN thiết lập các mối quan hệ 8,55 8,85 8,29 0,447 02 KN cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng: 9,10 9,08 9,62 0,439 03 KN nghe đối tượng giao tiếp 9,18 9,13 8,75 0,535 04 KN tự chủ cảm xúc, hành vi. 7,96 7,51 8,37 0,211 05 KN tự kiềm chế, kiểm tra người khác 7,78 7,41 7,54 0,311 06 KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu. 9,63 9,88 8,08 0,000 07 KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp 11,14 10,90 10,16 0,054 08 KN huyết phục đối tượng giao tiếp 8,64 8,73 7,70 0,051 09 KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp 8,75 8,76 8,12 0,414 10 Sự nhạy cảm trong giao tiếp 6,45 6,66 6,58 0,718 Dùng kiểm nghiệm F để tìm hiểu về mức độ KNGT giữa SV năm nhất, hai và ba. Dùng ĐTB của các câu hỏi để tìm hiểu về mức độ cụ thể của mỗi KN đối với SV có số năm tham gia học tại trường có khác nhau hay không. Qua số liệu ở bảng 2.3 cho thấy chỉ có KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu là có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Chênh lệch về ĐTB đủ tin cậy để khẳng định sự khác biệt. ĐTB của SV năm hai cao nhất 9,88; ĐTB của SV năm nhất là 9,63 và của SV năm ba là 8,08. ĐTB của SV năm nhất và hai xắp xỉ nhau. ĐTB của SV năm ba kém ĐTB của SV năm hai gần 2 điểm. Kết quả trên không nói lên rằng KN diễn đạt ngôn ngữ của SV năm ba yếu hơn SV năm hai và năm nhất mà cho biết sự nhận định, đánh giá chủ quan của SV về khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình. Càng tham gia vào cuộc sống và học tập SV càng đánh giá thấp về khả năng diễn đạt ngôn ngữ của bản thân. Ở lứa tuổi SV, môi trường nhà trường là môi trường giao tiếp chủ yếu của các em, các em dành thời gian giao tiếp với bạn bè, thầy cô rất nhiều. Từ cơ sở này chúng tôi thấy rằng nhận định chủ quan về khả năng diễn đạt ngôn ngữ của SV Sư phạm trường CĐCT chịu ảnh hưởng nhiều từ nhà trường. Trường CĐCT là ngôi trường có tuổi đời trên 30 năm, cách thức tổ chức quản lý của nhà trường tương đối quy cũ. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sát xao đến việc giảng dạy của GV và rèn luyện, học tập của SV, trong đó có vấn đề về giao tiếp. Từ khi trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ chuyển đổi sang trường CĐCT thì chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường quan tâm ngày càng chặt chẽ hơn về văn hoá học đường, đạo đức học đường, lối sống, lối ứng xử của SV; trong đó đặc biệt là SV Sư phạm. Bên cạnh đó, tập thể GV khoa Sư phạm của nhà trường luôn sáng tạo trong cách dạy học. Ngày càng nhiều GV áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực cho SV. Cách dạy học này yêu cầu SV là người nói nhiều và làm nhiều hơn GV. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, yêu cầu của học tập SV càng nhận thấy ý nghĩa của việc hình thành KN diễn đạt ngôn ngữ và nhận ra những yếu kém của bản thân mình đối với KN này. Hiện nay, trong chương trình đào tạo của SV Cao đẳng Sư phạm không có môn KNGT, chỉ có môn Giao tiếp sư phạm. Nội dung môn học này cũng chỉ giới hạn trong một số nội dung về giao tiếp sư phạm, không đi sâu vào KNGT nói chung. Đây là một thiệt thòi lớn đối với SV và là hạn chế của chương trình đào tạo. 2.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ KNGT của SV Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ chúng tôi phát phiếu thăm dò cho SV. Trong bảng thăm dò chúng tôi đưa ra 9 nội dung mà theo chúng tôi nó có khả năng ảnh hưởng đến mức độ KNGT của SV. Khi nhận được phiếu thăm dò SV sẽ chọn ra những nội dung đúng với bản thân mình. Thông qua sự lựa chọn của SV chúng tôi tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ KNGT của SV. Ở giới hạn về nội dung nghiên cứu chúng tôi có giới hạn phạm vi giao tiếp của SV chủ yếu là giao tiếp với thầy cô; bạn bè; cán bộ các phòng, khoa. Chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến cho 311 SV đã làm phiếu trắc nghiệm tâm lý, kết quả thu được xin trình bày ở bảng 2.4. Bảng 2.4: Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT TT Nội dung f % 01 Bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp có kỹ năng. 277 89,06% 02 Bạn chưa biết được những kỹ năng giao tiếp cụ thể. 289 92,1 % 03 Bạn chưa biết cách rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp. 311 100% 04 Bạn chưa được ai hướng dẫn rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp. 311 100% 05 Cách dạy của Giảng viên dạy môn giao tiếp Sư phạm chưa thật sự hấp dẫn bạn. 163 52,41% 06 Bạn chưa tìm được người có khả năng giao tiếp tốt để học tập. 276 88,74% 07 Môi trường bạn đang học tập không tạo điều kiện để bạn được thể hiện mình nhiều. 215 69,13% 08 Giảng viên giảng dạy chủ yếu sử dụng phương pháp thầy đọc-trò chép để dạy cho các bạn. 138 44,37% 8 nội dung ở bảng trên là 8 nguyên nhân chúng tôi đưa ra. Trong đó có: 100% SV cho biết các em chưa được ai hướng dẫn rèn luyện một số KNGT và bản thân các em cũng chưa biết cách rèn luyện một số KNGT. Trong chương trình Cao đẳng Sư phạm hiện nay SV không được học môn Kỹ năng giao tiếp. Đây là một thiệt thòi đối với SV Sư phạm. Các nội dung sau cũng có tỉ lệ phần trăm được các em chọn rất cao: - Bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp có kỹ năng (89,06%). - Bạn chưa biết được những KNGT cụ thể (92,1%). - Bạn chưa tìm được người có khả năng giao tiếp tốt để học tập (88,74%). Có 3 nội dung còn lại có tỉ lệ phần trăm được chọn tương đối thấp hơn 5 nội dung trên: - Cách dạy của Giảng viên dạy môn giao tiếp Sư phạm chưa thật sự hấp dẫn bạn (52,41%). - Môi trường bạn đang học tập không tạo điều kiện để bạn được thể hiện mình nhiều (69,13%). - Giảng viên giảng dạy chủ yếu sử dụng phương pháp thầy đọc-trò chép để dạy cho các bạn (44,37%). Từ kết quả thu được chúng tôi thấy rằng tất cả các nội dung chúng tôi đưa ra đều là những nguyên nhân có ảnh hưởng đến mức độ KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về mức độ KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT chúng tôi xin đưa ra các kết luận sau: - Nhìn chung về mức độ KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT chưa cao. Mức độ về KNGT của các em mà chúng tôi đo được thông qua bản bản trắc nghiệm chỉ đạt mức trung bình. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả quan sát được của tôi trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc với tác em. - Qua tìm hiểu về 10 KNGT ở 2 phái nam và nữ, chúng tôi thấy khả năng ở KN thuyết phục đối tượng giao tiếp, diễn đạt ngôn ngữ và nghe đối tượng giao tiếp thì ở nữ tốt hơn nam. Riêng KN tự chủ cảm xúc, hành vi thì nam có biểu hiện tốt hơn nữ. Nhưng nhìn chung tất cả các KN trên giữa hai phái đều chỉ đạt ở mức trung bình. Còn lại 6 KN kia chúng tôi thấy giữa nam và nữ không có sự khác biệt về mức độ. - SV năm nhất, hai, và ba tự đánh giá về 10 KNGT cơ bản của mình nhìn chung giống nhau. Các em đều đánh giá các KNGT của bản thân ở mức độ trung bình. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAOTIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA MỘT SỐ BIỆN PHÁP Để đưa ra một số biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ KNGT cho SV chúng tôi dựa trên một số cơ sở sau: 3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường CĐCT Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường CĐCT được đề ra trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường (Ban hành theo quyết định số 115/ QĐ-CĐCT ngày 15/03/2010 của Hiệu trưởng trường CĐCT). Để có cơ sở đề ra một số biện pháp nâng cao mức độ KNGT cho SV chúng tôi dựa vào những mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo sau của nhà trường: - Mục tiêu của trường: Một trong những mục tiêu đào tạo của nhà trường đó là: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và KN nghề nghiệp bậc Cao đẳng, có chất lượng phù hợp với yêu cầu sử dụng trong và ngoài nước. Xây dựng lực lượng cán bộ, nhà giáo có năng lực đủ trình độ, đồng thời tích cực hợp tác với các nhà giáo, các nhà khoa học trong và ngoài nước để nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục theo định hướng và kế hoạch của nhà nước. -Nhiệm vụ của trường: Một trong những nhiệm vụ của trường CĐCT đó là: đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức nhân cách và phẩm chất chính trị tốt, có tri thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có phương pháp làm việc khoa học thích ứng với cuộc sống xã hội, có khả năng tự lập và chủ động tạo việc làm cho mình và cho người khác. Chú trọng việc hình thành và rèn luyện KNGT cho SV đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trường CĐCT đạt được mục tiêu và thực hiện được nhiệm vụ đào tạo trên. Để có thể hợp tác, chuyển giao công nghệ, thích ứng tốt với cuộc sống đòi hỏi SV khi ra trường phải có những KN giao tiếp nói chung và KNGT đặc thù của ngành nghề nói riêng tốt. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường chúng tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho SV. Để rèn luyện KNGT cho SV tốt cần phải có những biện pháp hiệu quả nhất định. 3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy: trong 10 KNGT thì có đến 9 KNGT cơ bản của SV đạt mức trung bình, một KN xếp loại khá (KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp). Như vậy có thể nhận xét KN giao tiếp của SV chưa tốt, rất cần thiết phải có các biện pháp tác động hiệu quả nhằm giúp SV nâng cao KNGT của mình. 3.1.3. Nguyện vọng của GV, SV khoa Sư phạm trường CĐCT Chúng tôi tham khảo ý kiến của 35 GV, 150 SV về mức độ cần thiết của việc nâng cao KNGT cho SV. Kết quả tham khảo được thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Ý kiến của GV, SV về việc nâng cao KNGT cho SV TT Mức độ cần thiết của việc nâng cao KNGT cho SV GV (35) SV (150) Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 01 Rất cần 21 60% 62 41% 02 Cần 14 40% 54 36% 03 Không cần 0 0% 13 9% 04 Có hay không cũng được 0 0% 21 14% Khi được chúng tôi hỏi về mức độ cần thiết nâng cao KNGT cho SV thì không có một GV nào của trường cho là “không cần thiết” hoặc “có hay không cũng được”. 60% GV cho ý kiến là việc nâng cao KNGT cho SV là “rất cần thiết” và 40% GV còn lại cho rằng “cần thiết” nâng cao KNGT cho SV. Về phía SV, đối với việc nâng cao KNGT cho bản thân các em thì có đến 77% SV cho biết SV Sư phạm của trường hiện nay “rất cần” và “cần thiết” phải được nâng cao về KNGT. Bên cạnh đó, còn đến 23% trong tổng số SV cho ý kiến rằng việc nâng cao KNGT cho các em là “không cần thiết” hoặc “có hay không cũng được”. Từ số liệu thu được chúng tôi thấy còn đến hơn 20% SV chưa nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của việc giao tiếp có KN trong cuộc sống. Từ những cơ sở trên, chúng tôi thấy có những biện pháp giúp SV nâng cao KNGT là hết sức cần thiết và cấp thiết. 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG CỤ THỂ Biện pháp 1: Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Mục tiêu: Biện pháp này giúp SV nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp có KN, từ đó các em sẽ có nhu cầu rèn luyện KNGT cho bản thân và hình thành cho mình những động cơ: rèn luyện KNGT để làm gì. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Từ nhận thức giúp con người nảy sinh tình cảm. Nhận thức và tình cảm thôi thúc con người hành động. Nếu con người nhận thức sai sẽ cho ra hành động sai. Vì vậy để xây dựng, giáo dục về mặt hành động cho một người nào đó chúng ta phải giáo dục họ bắt đầu từ nhận thức. Thực tế, có trường hợp giáo dục hành động bằng cách bắt buộc. Trong trường hợp này, đối tượng được giáo dục hành động nhưng không nhiệt tình, không có trách nhiệm và không ham thích. Kết quả của vấn đề này là đối tượng được giáo dục sẽ không duy trì được hành động nếu không có sự giám sát của người được giáo dục. Để giúp SV rèn luyện KNGT trước tiên phải giúp các em nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của KNGT trong cuộc sống. Khi đã nhận thức được điều này các em sẽ có nhu cầu, động cơ mạnh mẽ đối với việc rèn luyện KNGT cho bản thân. Một khi có nhu cầu, động cơ mạnh mẽ các em sẽ có hành động tự giác. Bên cạnh tri thức về giao tiếp học được từ nhà trường các em sẽ có hành động tự giác, tự tìm hiểu, rèn luyện KNGT qua cuộc sống và sách vở. Nội dung: Để đạt được mục tiêu trên SV cần nhận thức rõ và sâu sắc những vấn đề sau: - Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người. - Vai trò của giao tiếp trong thời đại xu hướng toàn cầu mở rộng quan hệ hợp tác. - Vai trò của KNGT đối với hoạt động giao tiếp của con người. Giao tiếp có KN sẽ giúp con người đạt được mục đích giao tiếp dễ dàng hơn. - Giao tiếp có KN góp một phần lớn vào việc làm cho con người trở nên đẹp hơn, lịch thiệp hơn, sống văn minh hơn. Cách thực hiện: - Thông qua các môn học trong chương trình đào tạo, đặc biệt là môn Tâm lý học giao tiếp, GV giúp các em hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện KNGT. Cụ thể là GV giúp các em nhận thức được ý nghĩa của việc giao tiếp có KN trong những trường hợp cụ thể; giúp các em thấy được giao tiếp là nhân tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại khi ta tiến hành một công việc mà có sự tương tác với người khác; bên cạnh đó giao tiếp có KN là giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng tình huống, đúng đối tượng sẽ làm cho bản thân mình trở nên đẹp hơn, lịch thiệp hơn trong mắt người khác. Thực tế cho thấy kinh nghiệm sống còn ít ỏi, kiến thức còn mỏng nên các em chưa có hiểu biết nhiều về các KNGT. Chính vì không biết nên các em không có nhu cầu, động cơ, hứng thú rèn luyện KNGT. - GV của trường khi lên lớp và giao tiếp với SV phải yêu cầu cao ở các em giao tiếp có KN. Lồng vào hoạt động dạy học GV rèn luyện KNGT cho SV. Ví dụ như: nhắc nhở SV phải biết lắng nghe nhau; luôn ôn hòa, từ tốn trong tranh luận; chú ý về mặt ngôn ngữ khi trình bày, thuyết trình;… Đặc biệt, GV là hình mẫu về giao tiếp có KN cho SV noi theo. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo GV tổ Tâm lý giáo dục và phòng Đào tạo thực hiện các buổi chuyên đề về KNGT. Thông qua báo cáo chuyên đề GV mở rộng cho SV thêm kiến thức về KNGT mà trong chương trình GV không thể truyền tải hết. Từ những hiểu biết ngày càng phong phú hơn về kiến thức KNGT các em càng có nhu cầu mạnh mẽ trong việc rèn luyện KNGT cho bản thân. Biện pháp 2: Trang bị hệ thống tri thức lý thuyết về giao tiếp cho SV hiệu quả Mục tiêu: Nhằm giúp SV được lĩnh hội tri thức về giao tiếp hiệu quả nhất. Nội dung: Nội dung tri thức SV cần đạt: nội dung của các môn học thuộc về giao tiếp. GV sử dụng thông thạo các phương pháp tổ chức giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực cho người học. Cách thực hiện: Có thể nói rằng hình thành nhu cầu, động cơ, hứng thú, rèn luyện giao tiếp được tiến hành song song với việc hình thành tri thức lý thuyết về giao tiếp. Trong quá trình hình thành tri thức về giao tiếp, nhu cầu, động cơ, hứng thú về giao tiếp của các em sẽ được hình thành và nâng cao. Thông qua các môn học thuộc về giao tiếp GV truyền thụ cho các em nội dung cũng như cách thức luyện tập các KNGT. Tri thức về giao tiếp thì rất nhiều. Những tài liệu từ cổ chí kim đều có những bài học về KN sống rất hay. Trang bị tri thức đúng, đủ, phong phú cho SV là trách nhiệm của người thầy. Ở biện pháp trang bị tri thức về KNGT cho SV chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cách thức truyền đạt tri thức của GV. Kiến thức về KNGT rất gần gũi trong cuộc sống, SV có thể nhìn thấy ở mọi nơi trong xã hội loài người. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho GV giảng dạy các môn thuộc về giao tiếp. GV nên tổ chức những buổi học lý thuyết sinh động bằng cách sử dụng các phương pháp dạy học như: Thảo luận nhóm, xemina, làm bài tập lớn.; bên cạnh đó, trong bài giảng của thầy, mỗi đơn vị kiến thức phải có những ví dụ cụ thể, sinh động, thú vị từ cuộc sống. GV nên đầu tư để có giáo án điện tử tốt. Trong việc soạn giáo án điện tử GV nên lồng ghép đoạn phim, hình ảnh để minh hoạ cho kiến thức KNGT. Đồng thời GV chọn ra những đoạn phim mà diễn viên diễn xuất thành công để làm bài tập rèn luyện KNGT cho SV. Những bài tập cụ thể đó là: đọc ngôn ngữ tiếng cười, kiểu cười; ngôn ngữ của giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật. Ngoài ra GV cần trang bị thêm cho SV những kiến thức về cuộc sống, những tri thức về con người được các nhà Tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học …tổng kết qua quan sát hàng ngàn người. Song song với cung cấp tri thức GV cần phải dạy cho người học cách tự học. Trong vài chục tiết lên lớp GV chỉ có thể truyền đạt những tri thúc cơ bản về giao tiếp. Được hướng dẫn cách thức tự học, tự nghiên cứu qua sách vở sẽ giúp các em có KN học tập suốt đời, tự bồi dưỡng, rèn luyện KNGT cho bản thân. Cách học quan trọng mà GV cần hướng dẫn cho SV đó là cách đọc sách sao cho hiệu quả nhất. Trong đề tài này chúng tôi xin đưa ra cách đọc sách sau: Việc đọc quyển sách nên theo quy trình sau: - Tìm hiểu sơ bộ cuốn sách, nắm mục lục để hình dung được nội dung sơ lược. - Xem lời giới thiệu, lời mở đầu để hiểu được ý đồ tác giả hình dung được các vấn đề cơ bản một cách khái quát. - Tìm hiểu lời kết luận và tóm tắc của SV nắm được nội dung cô đọng nhất, các kết luận chính của tác giả. - Đọc sơ một vài đoạn nhằm tạo hứng thú đọc sách. - Đọc sâu để khai thác nội dung cuốn sách theo mục đích đã định. GV cũng có thể đề nghị SV viết thu hoạch về những điều đã đọc có như thế thì việc trang bị kiến thức về giao tiếp cho SV sẽ có hiệu quả cao. Biện pháp 3: Tổ chức cho SV thực hành những bài tập để rèn luyện KNGT Mục tiêu: Giúp SV hình thành, rèn luyện được một số KNGT cơ bản. Nội dung: - KN định hướng trong giao tiếp - KN tự chủ cảm xúc, hành vi - KN thành lập mối quan hệ trong giao tiếp - KN tự kiềm chế kiểm tra người khác - KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp - KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu Cách thực hiện: - Bài tập rèn luyện KN định hướng trong giao tiếp + Bài tập 1: Cho SV quan sát nhân vật nào đó trong phim (5 đền 10 phút), sau đó dựa vào nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói của nhân vật; tập đoán về tích cách nhân vật ( tốt xấu, thiện ác…). Cho SV quan sát nhân vật trong phim câm (tắt âm thanh); yêu cầu SV phán đoán tâm trạng nhân vật thông qua cử chỉ, điệu bộ… + Bài tập 2: Cho SV thể hiện các cách nói đặc trưng cho các tâm trạng khác nhau (buồn, vui, giận dữ, sợ hãi…). + Bài tập 3: Cho SV dự giờ ở một lớp học hay buổi sinh hoạt tập thể. Yêu cầu SV quan sát kỹ và trả lời các câu hỏi: Ai là người có uy tín trong lớp, được bạn bè yêu mến, không yêu mến? Tại sao? Rút ra kết luận? - Bài tập rèn luyện KN tự chủ cảm xúc, hành vi. Lúc nóng giận thở ra thật mạnh, hít vào thật sâu ít nhất 5 lần, lấy tay vuốt ngực và làm dịu cơn bực tức tự hỏi:” Nóng giận hậu quả sẽ ra sao?” và nhớ rằng : “ánh nắng mặt trời làm người ta cởi áo nhanh hơn một trận cuồng phong.” Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu từ nhiều GV trong trường cho thấy khả năng kiềm hế cảm xúc của SV còn thấp. Khi nói một vấn đề gì đó về quan điểm cá nhân có đề cập đến sự không hài lòng các em tỏ ra rất bực tức. Điều này thể hiện qua giọng nói run, vấn đề được nói không rõ ràng và lưu loát. Có trường hợp, trong giờ sinh hoạt lớp, hai SV tranh cãi nhau sinh tử, đến lúc quay lại không thấy Chủ nhiệm lớp đâu. Thì ra Chủ nhiệm lớp đã bỏ ra ngoài đứng. Trong bài tập này, GV nên để từng cá nhân SV chia sẽ kinh nghiệm bản thân về việc kiềm chế được và không kiềm chế được cảm xúc khi tức giận của mình; các em cho biết các em đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ những việc đó. - Bài tập rèn luyện KN thành lập mối quan hệ trong giao tiếp. Tập nở một nụ cười thân thiện trước khi tiếp xúc với một ai đó. Cho SV thực hành bài tập này khoảng 1 tuần, sau đó yêu cầu SV báo cáo kết quả về tác dụng của nụ cười thân thiện của mình đối với đối tượng giao tiếp. Dale Carnegie từng viết: “ Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ nhã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu và là thuốc nhiệm mầu của tạo hóa để chữa lo âu”. - Bài tập rèn luyện KN tự kiềm chế kiểm tra người khác. Yêu cầu SV chia sẽ kinh nghiệm về việc đánh giá người mới của mình để xem nhận định ban đầu của các em về người khác chính xác đến mức độ nào. Sau đó GV và SV cùng nhau phân tích xem lý do tại sao lại có kết quả đó. GV khẳng định nên tập thói quen không nhận xét về ai hay khẳng định bất cứ điều gì về người khác khi chưa có đủ thông tin, trước những lời nói khó nghe không nên phản ứng mà hãy suy xét kỹ trước khi có tác động vào đối tượng giao tiếp. - Bài tập rèn luyện KN chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp. Yêu cầu SV bất kỳ thông báo cho cả lớp biết một thông báo mới của trường để cùng thực hiện. Để trình bày một thông báo thành công SV đó phải làm cho lớp chú ý lắng nghe. SV này có thể làm được hay không làm được, GV phân tích và rút ra kinh nghiệm. Yêu cầu một SV bất kì đóng vai lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn điều khiển buổi sinh hoạt lớp hay sinh hoạt chi đoàn. Sau đó GV phân tích những yếu tố làm nên sự thất bại hay thành công của SV và rút ra kinh nghiệm cho SV. - Bài tập rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu Yêu cầu SV tập đọc văn bản phù hợp nội dung, kết cấu ngữ pháp; chú trọng cách phát âm, ngữ điệu, âm sắc của giọng nói. Chọn một bài văn, mẫu chuyện có nhân vật và yêu cầu SV đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu theo tính cách nhân vật. Tổ chức các cuộc thi kể chuyện; thuyết trình; bày tỏ ý muốn, nguyện vọng của bản thân… với quy mô khoa, toàn trường để SV tham gia. Thực tế cho thấy, trong giao tiếp các em chưa chú trọng trau chuốt và lựa chọn ngôn ngữ đẹp, còn sử dụng nhiều từ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức, phát âm sai, khả năng sắp xếp ý trước khi nói còn thấp, vốn từ còn nghèo nàn. Trong những bài tập rèn luyện, GV cần đưa ra những bài tập giải quyết tình huống Sư phạm. Trong đề tài này chúng tôi đưa ra một số tình huống sư phạm sau: GV có thể khéo léo sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý cho SV tập xử lý tình huống sư phạm (giả định và thực tế). Cần phân tích các dữ kiện, yêu cầu SV vận dụng các KNGT để đưa ra cách giải quyết tối ưu và tiến hành xử lý tình huống theo đúng quy trình. Sau đây là cách Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động dạy học tích cực góp phần rèn luyện KNGT. Mục tiêu: Biện pháp này giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để SV thực hành KNGT. Nội dung: Trong giảng dạy, GV toàn Khoa Sư phạm tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của SV. Cụ thể là GV sử dụng các phương pháp dạy học như: thảo luận nhóm, xemina, đàm thoại… Cách thực hiện: - Tổ chức dạy học bằng phương pháp hoạt động theo nhóm Tổ chức lớp học hoạt động theo nhóm nhỏ từ 2 đến 6 thành viên có trình độ khác nhau. Các thành viên có thể đảm nhận những vai khác nhau như nhóm trưởng (điều khiển chung), thư ký (ghi chép, tóm tắt, biên tập ý kiến), người điều phối (theo dõi thời gian cho cả nhóm), người báo cáo (thay mặt nhóm báo cáo kết quả)…yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình và cùng hợp tác với người khác để giải quyết nhiệm vụ chung. Các thành viên phải theo dõi ý kiến, thái độ của những thành viên khác, từ đó rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, diễn đạt ngôn ngữ… và hình thành tinh thần đoàn kết. - Sử dụng hình thức Xemina trong dạy học: Xemina là phương pháp tranh luận theo chủ đề khoa học do đó giúp SV phát huy tích cực, độc lập, tìm tòi vận dụng tri thức, SV sẽ rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu, để tranh luận có hiệu quả. GV có thể cho điểm kèm nhận xét, đánh giá những SV tham dự Xemina để kích thích SV rèn luyện KNGT. Thực tế cho thấy khi GV đưa ra chủ đề cùng tranh luận trong giờ học, có vấn đề gì cần tranh luận khi sinh hoạt lớp các em chưa biết lắng nghe và nhường lời nhau. Các em quá quan tâm đến điều mình muốn nói và quyền lợi được nói. - Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học Phương pháp đàm thoại là phương pháp hỏi – đáp, sử dụng phương pháp này tạo điều kiện cho SV rèn luyện KN nghe đối tượng giao tiếp, KN diễn đạt cụ thể dễ hiểu. Có thể tổ chức hình thức thi vấn đáp đặc biệt là với phần : “Giao tiếp sư phạm” và các học phần khác của môn tâm lý học, giáo dục học. Thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và qua sự tìm hiểu qua các GV trong trường cho thấy KN lắng nghe của SV chưa cao. Khi GV đặt câu hỏi, có SV giơ tay phát biểu nhưng khi đứng lên các em yêu cầu GV lặp lại câu hỏi hoặc vừa nghe xong câu hỏi thì hiểu, nhưng khi đứng lên trả lời thì đã quên mất. 3.3. THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO MỨC ĐỘ KNGT CHO SV SƯ PHẠM TRƯỜNG CĐCT 3.3.1. Mục đích thử nghiệm: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm một vài biện pháp tác động nhằm nâng cao KN diễn đạt ngôn ngữ của SV. 3.3.2. Lý do chọn KN diễn đạt ngôn ngữ để thử nghiệm: KN diễn đạt ngôn ngữ là một trong những KN quan trọng, rất cần thiết cho người giáo viên khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp. Trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên từ giảng dạy, giáo dục đến tổ chức hoạt động tập thể …đều rất cần đến KN diễn đạt ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 cho thấy: Tuy KN diễn đạt ngôn ngữ nằm ở thứ bậc thứ 2 trong tổng số 10 thứ bậc, nhưng về mức độ KN thì KN này vẫn nằm trong tình hình chung là ở mức trung bình. Thực tế cho thấy rằng, nhiều SV mới ra trường có mức độ yếu về KN diễn đạt ngôn ngữ. Nhiều trường hợp học sinh ngơ ngác, bị rối trước sự giảng giải, đặt câu hỏi của giáo viên trẻ…Hơn nữa, do điều kiện về mặt thời gian và kinh phí, nên chúng tôi chỉ chọn một KN để tác động thử nghiệm. 3.3.3. Thời gian thử nghiệm: Từ 24/05/2010 đến 20/06/2010 3.3.4. Khách thể thử nghiệm: 15 SV Sư phạm trường CĐCT. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm vào giai đoạn SV chuẩn bị bước vào mùa thi. Rất nhiều SV được nghỉ ở nhà ôn bài, những lớp còn lại chúng tôi đã đi từng lớp để phổ biến cuộc thi. Nhưng quan sát tình hình chung hầu hết các em đều ngán ngại. Các em nói rằng bài học nhiều nên không có thời gian để luyện tập. Nhiều em từ chối quyết liệt vì thấy mình không đủ tự tin để tham gia cuộc thi. Vì vậy, để đảm bảo cuộc thi được diễn ra thành công tốt đẹp chúng tôi chỉ chọn 15 SV hăng hái, nhiệt tình tham gia. 3.3.5. Các biện pháp tác động + Biện pháp 1: Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện KNGT Gặp gỡ SV thử nghiệm, chúng tôi nêu tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống, học tập và công tác sau này của các em; giúp các em hiểu ý nghĩa việc làm, tạo động cơ kích thích tính tích cực tự giác rèn luyện KNGT của mình và yêu cầu tinh thần hợp tác ở các em trong cuộc thi. + Biện pháp 2: Cung cấp bài tập rèn luyện KNGT Trong điều kiện và thời gian cho phép chúng tôi cung cấp 3 bài tập rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ: Thi kể chuyện; thuyết trình sách; bày tỏ, diễn đạt ý muốn nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân. Bài tập 1: Thi kể chuyện Gặp gỡ SV phổ biến tiêu chí chấm điểm cuộc thi kể chuyện, gợi ý một số câu chuyện. Gợi ý các em kể những câu chuyện mà các em có thể thể hiện càng nhiều khả năng diễn đạt ngôn ngữ càng tốt. Đặc biệt những câu chuyện đó các em có thể ứng dụng vào công việc giảng dạy sau này. Các câu chuyện do SV tự chọn. Sau một tuần phổ biến và tập luyện thì cuộc thi được tổ chức. Bài tập 2: Thi bày tỏ, diễn đạt ý muốn, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân. Gặp gỡ SV phổ biến tiêu chí chấm điểm cuộc thi. Gợi ý cách tập luyện cho SV: các thành viên trong nhóm tự đặt ra nội dung cho nhau và tự trình bày với nhau. Sau một tuần phổ biến cuộc thi được diễn ra. Trong cuộc thi mỗi đội được nhận 3 nội dung, có thời gian thảo luận ngắn, sau đó Ban giám khảo chỉ định thành viên của nhóm trình bày. Bài tập 3: Thi thuyết trình sách Gặp gỡ SV phổ biến tiêu chí chấm điểm cuộc thi. Sau một tuần tập luyện cuộc thi được diễn ra.Tất cả các thành viên của nhóm cùng nhau thuyết trình nội dung một quyển sách. Sách do Ban giám khảo cung cấp trước. 3.3.6. Quy trình thử nghiệm * Chuẩn bị thử nghiệm Bước 1: Đưa ra biện pháp tác động Bước 2: Chọn khách thể thử nghiệm, thời gian và địa điểm tổ chức thử nghiệm Bước 3: Soạn thảo đơn xin tiến hành cuộc thi Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ gửi Ban giám hiệu trường CĐCT, thư mời SV, tiêu chí đánh giá cuộc thi. Bước 4: Gửi đơn xin tổ chức cuộc thi Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ lên Ban giám hiệu trường CĐCT Bước 5: Mời Ban giám khảo cuộc thi Bước 6: Chọn sách cho SV dự thi thuyết trình; soạn nội dung, yêu cầu cho phần thi Trình bày, diễn đạt ý định, suy nghĩ của mình với đối tượng giao tiếp. * Tiến hành thực nghiệm - Ngày 24 / 05 / 2010 : + Gặp gỡ sinh viên thử nghiệm, chúng tôi nêu tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống, học tập và công tác sau này của các em; giúp các em hiểu ý nghĩa việc làm, tạo động cơ kích thích tính tích cực tự giác rèn luyện KNGT của mình và yêu cầu tinh thần hợp tác ở các em trong cuộc thi. + Chọn ra 15 SV để tham gia thử nghiệm. Chỉ chọn theo tinh thần xung phong, nhiệt tình tham gia. + Chia 15 SV được chọn làm ba đội. + Cho 15 SVviên làm phiếu trắc nghiệm tâm lý. + Phổ biến nội dung thi, cung cấp sách cho mục thi thuyết trình sách, tiêu chí chấm điểm cuộc thi, hướng dẫn cách luyện tập cho cuộc thi, thông báo giải thưởng cuộc thi. - Ngày 30/05/2010: Tổ chức cuộc thi (bắt đầu từ 7h30). Địa điểm tại giảng đường 2, trường Cao đẳng Cần Thơ. Ban giám khảo gồm có Ths Tâm lý học Nguyễn Thị Ánh Mai, Ths Giáo dục học Nguyễn Thị Bích Phượng, CN Tâm lý giáo dục Châu Thúy Kiều. Phần thi 1: Kể một câu chuyện mà nhóm đã chuẩn bị. Câu chuyện nhóm 1: Cuộc gọi lúc 0 giờ. Nhóm cử một người lên kể chuyện. Câu chuyện nhóm 2: Thời niên thiếu của V ô - l ô - đi - a. Cả nhóm cùng kể chuyện. Một thành viên dẫn lời truyện, tất cả các thành viên còn lại hành động minh hoạ. Câu chuyện nhóm 3: Tích Chu. Nhóm đã cử một người đứng kể chuyện, các thành viên còn lại hoạt cảnh, minh hoạ. Phần thi 2: Thuyết trình quyển sách nhận được từ Ban tổ chức cuộc thi. Mỗi nhóm đã cử đại diện một người lên thuyết trình quyển sách của nhóm. Sách của nhóm 1: Kính Nghiệp (2007), Thuật dò xét lòng người, NXB Văn hoá - Thông tin Sách của nhóm 2: Vương Trang (2009), Làm gì khi trẻ gặp trở ngại về tâm lý, NXB Văn hoá - Thông tin Sách của nhóm 3: Dale Carnegie (2001), Quẳng gánh lo đi và vui sống, NXB Văn hoá. Phần thi 3: Ban giám khảo đưa ra nội dung, yêu cầu để SV bày tỏ, diễn đạt ý muốn, nguyện vọng, suy nghĩ của mình. - Ngày 20/6/2010: Cho SV làm phiếu trắc nghiệm tâm lý lần 2 và tiến hành phỏng vấn sâu SV 3.3.7. Kết quả thử nghiệm Kết quả thử nghiệm được rút ra sau một tuần tiến hành luyện tập và thi như sau: Vốn từ vựng của các em rất ít. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng diễn đạt trong giao tiếp của các em. Sử dụng vốn từ vựng ít ỏi của mình các em diễn đạt ý dài dòng, ý sau lặp lại ý trước; không súc tích, cô đọng. Khả năng phát âm chuẩn còn yếu. Tuy nhiên, ở các em có khả năng phát âm chuẩn, chịu khó rèn luyện sẽ phát âm tốt. Khả năng nắm bắt vấn đề, yêu cầu của Ban tổ chức, Ban giám khảo còn yếu. Nguyên nhân này làm các em lạc đề ở phần thi thứ 2, và thứ 3. Hạn chế về vốn từ, thiếu tự tin, khả năng ngôn ngữ cơ thể kém làm các em nói chuyện chưa được hấp dẫn và có duyên. Qua cuộc thi, các em ý thức sâu sắc tầm quan trọng của KN diễn đạt ngôn ngữ. Nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân cũng như của người khác. Các em cho biết đã học hỏi được rất nhiều điều như: rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể là rèn luyện gì và cách thức rèn luyện ra sao. Tất cả các em đều công nhận cuộc thi rất bổ ích, mong muốn được tổ chức thường xuyên với quy mô toàn khoa, toàn trường. Các em đều mong muốn được tham gia lần nữa và khẳng định nếu được dự thi lần nữa các em sẽ làm tốt hơn, tất cả đều thể hiện sự quyết tâm rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình. Các em đều cho rằng sau cuộc thi khả năng diễn đạt ngôn ngữ có tăng lên. tuy nhiên mức độ không nhiều. Lý do mức độ KNGT của sinh viên tăng lên ít là vì thời gian luyện tập ngắn, cuộc thi chỉ diễn ra một vòng, các em không có cơ hội rút kinh nghiệm, hoàn thiện. Tuy nhiên các em học hỏi được rất nhiều từ nhận xét của Ban giám khảo, đó là bài học quý báu cho việc rèn luyện ngôn ngữ của các em sau này. Kết quả thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ hơn cho kết quả điều tra về thực trạng KNGT trong SV của chúng tôi. Từ kết quả điều tra qua bảng trắc nghiệm và kết quả thực nghiệm giúp chúng tôi tự tin khẳng định rằng: KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT chỉ đạt mức trung bình. Sau khi cuộc thử nghiệm hoàn tất, chúng tôi tiến hành phát phiếu trắc nghiệm tâm lý lần hai cho SV. Kết quả được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.2: KN diễn đạt ngôn ngữ của SV Sư phạm trường CĐCT trước và sau thử nghiệm TT Họ Và Tên Điểm trước thực nghiện Điểm sau thực nghiệm 01 Tô Thị Sơn Ca 6 7 02 Đỗ Kim Châu 10 11 03 Nhan Thị Mỹ Dung 5 9 04 Mai Thị Bình Đẳng 6 8 05 Trương Thị Hồng Hạnh 8 12 06 Võ Thị Bé Hằng 7 7 07 Nguyễn Thị Hiền 9 10 08 Nguyễn Thị Hiển 7 8 09 Nguyễn Hoàng Hơn 7 11 10 Tạ Thùy Nhung 9 10 11 Nguyễn Thị Tố Quyên 8 12 12 Bùi Thị Huệ Thanh 10 12 13 Võ Thị Thanh Thúy 5 9 14 Huỳnh Thị Thoa 7 9 15 Phan Thị Thùy Trang 11 12 Điểm trung bình chung của 15 SV 7,7 9,8 Chúng tôi thấy KN diễn đạt ngôn ngữ của SV có sự tiến bộ. Biểu hiện qua ĐTB kỹ năng này của 15 SV được thử nghiệm tăng lên. Trước thử nghiệm có tới 8 em có KN diễn đạt ngôn ngữ yếu, chỉ có 1 em ở mức khá (11điểm), còn lại các em khác thì đạt ở mức trung bình. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy chỉ còn 2 SV có KN diễn đạt ngôn ngữ yếu, có đến 6 SV đạt mức độ khá. Từ kết quả này chúng tôi thấy nếu có biện pháp sư phạm thích hợp tác động có thể nâng cao KN diễn đạt ngôn ngữ nói riêng và KN giao tiếp nói chung cho SV. Tuy nhiên, ĐTB chung về KN diễn đạt ngôn ngữ của 15 SV là 9,8; con số này chỉ đạt mức độ trung bình. Kết quả này phần nhiều do ảnh hưởng của thời gian tổ chức thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm chỉ diễn ra trong vòng 3 tuần, trong đó SV chỉ có một tuần chuẩn bị cho cuộc thi.Cuộc thi không được diễn ra theo trình tự: vòng sơ khảo, chung kết nên các em không có cơ hội rút kinh nghiệm và hoàn thiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình. Tổng kết lại, KN diễn đạt ngôn ngữ của SV có tiến bộ qua cuộc thử nghiệm nhưng không nhiều. Cuộc thi chủ yếu tác động vào nhận thức của các em; hình thành ở các em nhu cầu, động cơ mạnh mẽ rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ; cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về KN diễn đạt ngôn ngữ. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: Qua việc nghiên cứu vận dụng thử nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ KN diễn đạt ngôn ngữ cho SV Sư phạm trường CĐCT chúng tôi khẳng định rằng: - Việc đề xuất cần tiến hành một số biện pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao KNGT cho SV là hoàn toàn có cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn. - Tuy qua việc tiến hành thực nghiệm mức độ về KN diễn đạt ngôn ngữ của SV tăng lên không nhiều, nhưng kết quả cho thấy có sự tiến bộ về KN này trong SV. Đồng thời, việc tiến hành biện pháp tác động thích hợp đã mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành ở các em những hiểu biết cụ thể về KN diễn đạt ngôn ngữ và nhu cầu, động cơ mạnh mẽ quyết tâm rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình. - Việc tổ chức thực hiện được các biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ KNGT cho SV là việc làm không phải đơn giản. Để tiến hành có hiệu quả cao đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường, khoa phải hỗ trợ mạnh mẽ về bố trí quỹ thời gian, không gian, tài chính để tổ chức cuộc thi. Đồng thời phải có sự đầu tư chu đáo về mặt nôi dung của những GV có chuyên môn về KNGT. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Ngay từ lúc mới ra đời, nhờ có tiếp xúc với người khác, với xã hội mà nhân cách con người được hình thành và phát triển. Khi con người đã trưởng thành, vai trò của giao tiếp trong sự phát triển nhân cách không hề giảm đi. Thông qua giao tiếp con người có thể điều chỉnh hành vi của mình cũng như hành vi người khác theo mục tiêu nhất định. 2. Những KNGT có thể hình thành một cách tự phát nhưng những KN đó không thể phát triển cao nếu không có những tác động tự giác. KNGT của mỗi người rất khác nhau, chúng phụ thuộc vào môi trường sống; đặc điểm giới tính, nghề nghiệp, văn hoá vùng miền. 3. Tác động sư phạm có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển KNGT của con người. Muốn có được KNGT tốt, mỗi người phải học tập, rèn luyện tích cực. 4. KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT đạt mức trung bình. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đưa ra, những con số thống kê nêu trong kết quả về KNGT của SV cho thấy những SV này chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và công tác sau này của họ. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên như sau: - Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện KNGT. - Trang bị tri thức lý thuyết về giao tiếp. - Cung cấp những bài tập rèn luyện KNGT. - Tổ chức các hoạt động dạy học tích cực. - Tổ chức hướng dẫn cho SV tập xử lý tình huống sư phạm. - Bồi dưỡng khả năng tự đánh giá kỹ năng giao tiếp trong SV. - Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa các SV, tạo sự tự tin trong giao tiếp cho SV. * KIẾN NGHỊ 1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa vào chương trình khung của các ngành học ở Cao đẳng, Đại học học phần KNGT. KNGT là kỹ năng mà xã hội ngày nay gọi là kỹ năng mềm. Bất kỳ SV nào ra trường, ngoài kiến thức giỏi cần có KNGT tốt. Đây là hai yếu tố quyết định sự thành bại của một SV khi ra đời. 2. Đối với Ban giám hiệu trường CĐCT - Ban giám hiệu cần mạnh dạn yêu cầu cao hơn nữa về việc GV đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. - Bam giám hiệu nên ủng hộ và tạo điều kiện hơn nữa cho những hoạt động tổ chức để rèn luyện KNGT cho SV. - Nhà trường cần đưa ra những quy định chung về văn hoá giao tiếp trong trường học, tạo ra môi trường giao tiếp lịch thiệp giữa con người với nhau. Chính điều này giúp SV có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện KNGT. 3. Đối với GV của trường CĐCT - Đối với GV dạy môn Giao tiếp sư phạm + GV cần khai thác sâu và mở rộng hơn nữa kiến thức về KNGT cho SV. + Cần xây dựng lại đề cương chi tiết môn học sao cho đi sát với yêu cầu của cuộc sống hơn. + GV nên bỏ đi phương pháp thầy đọc, trò ghi; hướng các em vào hoạt động tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của thầy. Chính lối học này các em mới có thể tích luỹ được nhiều kiến thức về KNGT. Để tích luỹ kiến thức về KNGT GV cần giới thiệu nhiều sách để SV tự đọc, tự nghiên cứu. + Trong quá trình giảng dạy, GV nên cố gắng đưa ra những tình huống có thực để minh hoạ cho việc vận dụng KNGT mang lại thành công trong cuộc sống, đồng thời SV lấy hứng thú học tập về giao tiếp từ thành công và kinh nghiệm sống dày dặn của người thầy. - Đối với GV toàn trường nói chung GV nên xoá bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thụ một chiều. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Học theo phương pháp này SV có nhiều cơ hội được rèn luyện KNGT. Sự tưong tác giữa thầy và trò, giữa bạn bè với nhau…là điều kiện tốt để SV thực hành KNGT. Kết hợp với học tri thức SV học được kỹ năng sống. 4. Đối với SV - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không được nghĩ rằng việc giao tiếp có kỹ năng khi ra trường đi làm mới cần thiết và lúc ấy sẽ rèn luyện. - Các em phải chủ động trong giao tiếp. Có nghĩa là chủ động thiết lập mối quan hệ, gợi chuyện, bắt chuyện, làm quen. - Trong quá trình giao tiếp luôn ý thức rút ra những bài học thực tiễn về giao tiếp để hoàn thiện KNGT của bản thân. - Đặt ra mục tiêu cần đạt trong giao tiếp, xem mục tiêu đã đạt được là thành công của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội. 2. Hoàng Anh (2001), “ Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực sư phạm”, Tạp chí Tâm lý học, (2), (15-16-17). 3. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, NXB Giáo Dục Hà Nội. 4. Hồ Thanh Bình - Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến Bộ, Mac-cơ-va. 5. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo Dục Hà Nội. 6. Dale Carnegie (1995), Đắc nhân tâm, NXB Đà Nẵng (Nguyễn Hiến Lê dịch) 7. Nguyễn Liên Châu (1999), Đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng trường Tiểu học, Luận án Tiến sĩ khoa học Sư phạm tâm lý. 8. Nguyễn Thị Chính (2008), Nhập môn khoa học giao tiếp, Tài liệu lưu hành nội bộ 9. Các-Mac (1854), Luận cương về Phoi-ơ-bắc tuyển tập 10. Các-Mác (1971), Bản thảo kinh tế triết học, NXB Sự thật Hà Nội 11. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hoá giao tiếp, NXB Văn hoá thông tin Hà nội. 12. Nguyễn Văn Đồng (2005), “ Văn hoá giao tiếp của sinh viên ”, Tạp chí Tâm lý học, (5), ( 34-35-36 ). 13. Nguyễn Văn Đồng (2005), “Mức độ và sự phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên”, Tạp chí tâm lý học, (6), ( 36-37-38-39-40). 14. AGAPIRKIN (1972), Ý thức và tự ý thức, NXB Tài liệu chính trị. 15. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1998), Tâm lý học, NXB Giáo dục Hà Nội. 16. Phạm Minh Hạc chủ biên (1998), Văn hoá và giáo dục – Giáo dục và văn hoá, NXB Giáo dục Hà Nội. 17. Trần Hiệp (1991), Tâm lý học xã hội - Mấy vấn đề lý luận, NXB Khoa học Xã hội, Hà Hội. 18. Ngô Công Hoàn (1992), Một số vấn đề về giao tiếp Sư phạm, Vụ giáo viên, Hà Nội. 19. Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử Sư phạm, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 20. Bùi Văn Huệ, Đỗ Mộng Tuấn, Nguyễn Ngọc Bích (1995), Tâm lý học Xã hội, Bộ giáo dục đào tạo Hà Nội. 21. Trương Quang Học (2006), “Một số kỹ năng giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo giáo viên khoa học Xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội”, Tạp chí Tâm lý học, (12), (41-42-43-44) 22. Ray Mond De Saint Laurent (1998), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Văn hóa Thông tin. 23. AM.Leon chiev (1987), Hoạt động ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Văn Lê (1995), Giao tiếp Sư phạm , NXB Giáo dục. 25. Nguyễn Văn Lê (1996), Giao tiếp nhân sự - Giao tiếp phi ngôn ngữ, NXB Tr ẻ. 26. Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp, NXB Giáo dục. 27. B.Lomov (1978), Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học, Bản dịch của Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 28. Trần Tuấn Lộ (1994), Tâm lý học giao tiếp, NXB Giao tiếp, NXB Giáo dục, Tp.HCM. 29. Vũ Thị Nho (2005), Tâm lý học phát triển, NXB Hà Nội 30. Kim Oanh (1998), Nhìn thấu lòng người, NXB Thanh Niên. 31. Nguyễn Thị Oanh (1995), Tâm lý học truyền thông và giao tiếp, NXB Khoa học Phụ nữ, Tp.HCM 32. Phan Thị Lan Phương (2009), Rèn luyện Kỹ năng giao tiếp và tiếp nhận thông tin học tập cho sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp trường. 33. T.V.Pêteria (1970), Vai trò của giao tiếp trong việc hình thành nhân cách của sinh viên, NXB Thanh Niên. 34. Allan Pease (1994), Ngôn ngữ của cử chỉ - Ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp, NXB Đà Nẳng. 35. Lò Thị Mai Thoan (2005) “Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm tỉnh Sơn La ”, Tạp chí Tâm lý học, (2), (59-60-61). 36. Từ điển tiếng Việt (1995) , NXB Khoa học Xã hội Hà Nội. 37. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội. 38. Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ (chủ biên) (1998), Văn hoá lối sống với môi trường, NXB Văn hoá Thông tin. 39. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy (1996), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Giáo dục. 40. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 41. Hoàng Văn Tuấn (1996), Các quy tắc hay trong giao tiếp, NXB Thanh niên, Hà Nội. 42. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1997), Tâm lý học đại cương, NXB đại học quốc gia, Hà Nội. 43. Viện Khoa học giáo dục (2002), Hoạt động, giao tiếp và chất lượng giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trang (2005), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong thương mại, NXB Thống kê 45. B.V.Xôlôcôv (1972), Văn hoá và Nhân cách, NXB Khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH030.pdf
Tài liệu liên quan