Lao động- việc làm là một vấn đề cấp bách và có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế- xã hội của một quốc gia.
Nghệ An là một tỉnh có lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn đông đảo nếu vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn không được đảm bảo, người lao động không được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế. Để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà còn là gánh nặng, là sự cản trở cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Thực tế, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn vừa qua mặc dù đã có những kết quả không nhỏ nhưng nhìn chung sức ép về tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn căng thẳng. Cơ cấu phân bổ lao động vẫn chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, lao động công nghiệp, dịch vụ tuy có tăng lên nhưng còn ít chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc sử dụng quỹ thời gian lao động đang ở tỷ lệ thấp, gây lãng phí lớn. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm qua đang phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của cơ chế thị trường; sự can thiệp của nhà nước tuy đã được quan tâm nhưng chưa đủ mạnh.
Mặc dù vậy, chúng ta tin tưởng rằng với một đội ngũ cán bộ tỉnh được phối hợp tốt với các cấp, các ngành và nhất là dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nâng cao về khả năng nhân thức, trình độ học vấn của chính người lao động. Trong những năm tới Nghệ An sẽ giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội đưa Nghệ An trở thành một trong những tỉnh giàu mạnh trong cả nước.
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường lối chính sách của nhà nước, tỉnh Nghệ An đã lập ban chỉ đạo về giải quyết việc làm trực thuộc sở Lao động- Thương binh và xã hội. Các chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm, chương trình hổ trợ giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình kinh tế mới của trung ương đều được tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện và trên cơ sở căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương đã được cụ thể hoá thành các chương trình của tỉnh, cụ thể kết quả một số chương trình như sau:
- Về xây dựng làng nghề: Từ khi có NQ- 17/NQTU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ khoá XIV, NQ 06/ NQTU của BCH tỉnh uỷ khoá XV về phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Hội đồng Liên minh HTX và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nghệ An đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành, các huyện, thành thị để khảo sát đánh giá thực trạng ngành nghề toàn tỉnh và đề ra phương hướng phát triển làng nghề của tỉnh Nghệ An.
Sau gần hai năm thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả như sau:
Đã từng bước khôi phục phát triển một số ngành nghề như: Mây tre đan xuất khẩu từ chổ chỉ có 2 xã ở huyện Nghi Lộc nay đã phát triển lên 30 xã tập trung ở: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Thanh Chương; nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ từ chổ chỉ có 1 xã ở Diễn Châu nay đã phát triển thành 9 xã ở Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương; nghề dệt thổ cẩm nay đã phát triển trên 6 xã ở Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp; nghề mộc dân dụng ở Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc; nghề chế tác đá ở Quỳ Hợp....
Các nghề nêu trên đã giải quyết việc làm ổn định đời sống cho: 12.526 lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Tổng giá trị doanh thu đạt: 48.700 triệu đồng.
- Về công tác xuất khẩu lao động: Với nhận thức việc xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta; giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn qua xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội nên đã được Tỉnh uỷ- HĐND và UBND tỉnh Nghệ An đưa vào Nghị quyết và tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong thời gian qua các doanh nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm đã khai thác được khá nhiều hợp đồng xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm thời kỳ 1996-2002 toàn tỉnh đưa được 1500 người, riêng năm 2002 đưa được 2986 người; công tác dịch vụ xuất khẩu lao động ngày càng đi vào nề nếp, các đơn vị tham gia xuất khẩu lao động đã chủ động sáng tạo trong việc mở rộng thị trường, liên kết với các đơn vị khác ở trung ương, ở các bộ, ngành được nhà nước cấp giấy phép làm dịch vụ xuất khẩu lao động.
Một số điển hình trong công tác xuất khẩu lao động là: Phường Nghi hải, Nghi Hoà, Nghi Tân của Thị xã Cửa Lò; Xã Vân Diên- Nam Đàn, Xã Quỳnh Long, Quỳnh châu của huyện Quỳnh Lưu...
Từ năm 1996-2002, tỉnh Nghệ An đã có gần 9.500 lao động làm việc ở các nước và vùng lãnh thổ với nhiều nhóm nghề như: Xây dựng, cơ khí, Điện tử, Dệt may, Dịch vụ, Vận tải biển, Chế biến hải sản, nông nghiệp...Số lao động này đều có công ăn việc làm đầy đủ và có thu nhập khá.
Biểu 13: Tình hình xuất khẩu lao động ở Nghệ An trong các năm từ 1996-2002
Đơn vị: Người
Năm
Tổng số
Trong đó
Chia theo thị trường
LĐ
PT
LĐ
có nghề
Hàn
Malai
Nhật
Libi
Đài Loan
Arap
Khác
1996
1006
776
230
437
52
81
0
97
339
1997
1184
947
237
421
40
38
284
77
324
1998
1210
1013
197
409
59
41
317
88
296
1999
1135
940
195
463
23
18
272
68
291
2000
1195
991
204
417
49
32
306
84
307
2001
783
561
222
34
28
107
298
40
276
2002
2986
1989
997
38
2155
22
135
357
22
257
Tổng
9499
7217
2282
2219
2155
273
452
1834
476
2090
Nguồn: Hội đồng Liên minh HTX và DN- NQD Nghệ An.
-Về công tác đào tạo nghề: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, thực hiện Nghị quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về phát triển dạy nghề, QĐ 2906 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ về phát triển tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề, trong thời gian qua, Hội đồng liên minh HTX và DN - NQD Nghệ An đã phối hợp với trường dạy nghề tiểu thủ công nghiệp và trung tâm xúc tiến việc làm tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, bố trí tuyển chọn học viên, mở các lớp đào tạo nghề và quản lý trên địa bàn tỉnh.
Tính riêng năm 2002, đã thu được kết quả như sau:
Đã mở được 97 lớp với 3.165 người.
Trong đó: + Đào tạo cán bộ nghiệp vụ và quản lý: 7 lớp với 580 học viên.
+ Đào tạo nghề : 90 lớp với 2.585 học viên.
- Về chương trình giao thông nông thôn: Trong những năm qua, Nghệ An đã nhận thức rõ về vai trò và sự cần thiết của việc từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng như việc lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn có tính thời vụ và thiếu việc làm rất lớn trong thời vụ nông nhàn. Trên cơ sở quán triệt chủ trương của Đảng, đường lối chính sách của nhà nước trong việc sử dụng các nguồn vốn vào đầu tư phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã có chính sách khuyến khích làm giao thông nông thôn, bê tông hoá hệ thống kênh mương nội đồng theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Kết quả sau 3 năm thực hiện(2000- 2002) đã thu được như sau: Toàn tỉnh đã ra quân bê tông hoá hơn 540 km đường liên thôn, liên xóm. Huy động hơn 270.000 công lao động của lao động nông nghiệp, nông thôn trong thời vụ nông nhàn. Xây dựng mới và bê tông hoá hàng chục nghìn km kênh mương nội đồng và liên đồng. Tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong sản xuât nông nghiệp; đồng thời tạo cảnh quan môi trường nông thôn mới.
Một điển hình trong công tác làm giao thông nông thôn ở Nghệ An trong năm 2003 là xã Nam Thành, huyện Yên Thành. Thực hiện chính sách của tỉnh về đầu tư vốn (bằng ximăng) kết hợp với nhân dân làm giao thông nông thôn. Xã Nam Thành đã lập ban chỉ đạo, kiểm tra về công tác làm giao thông nông thôn do đồng chí Chủ tịch xã làm trưởng ban. Trong thời gian từ tháng 1- 4 năm 2003, toàn xã đã bê tông hoá 9.000 m đường liên thôn, liên gia. Với vốn ngân sách cấp (1/2 lượng ximăng) đạt 220.500.000đ. Huy động gần 4.500 ngày công lao động và 496.000.000đ từ phần đóng góp của nhân dân ( 1/2 ximăng, đá, cát...) Đến nay hệ thống đường liên thôn, liên gia ở Nam Thành đã khang trang, sạch đẹp hơn góp phần tạo nên những làng văn hoá, xã văn hoá.
IV- Đánh giá tổng quát về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An thời gian qua.
1- Ưu điểm:
- Lực lượng lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, chất lượng đã có bước chuyển trên cơ sở cũng cố và mở rộng quy mô dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động.
- Nhận thức về việc làm và ý thức tự tạo việc làm để tăng thu nhập đã có sự thay đổi trong nhân dân. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, thực hành tiết kiệm, tập trung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường, cùng với các chính sách khuyến khích thích hợp, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, dịch vụ đã phát triển mạnh; một số làng nghề được khôi phục, hình thành nhiều mô hình sản xuất mới trong các lĩnh vực, nhất là mô hình trang trại, tổng đội thanh niên xung phong làm kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc làm cho lao động được giải quyết theo hướng phong phú hơn, thực tế hơn.
- Phân công lao động xã hội đã từng bước chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; theo hướng rút bớt lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; đa dạng hoá việc làm trong các thành phần kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nhiều vùng.
- Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm đã có bước chuyển biến, các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đã từng bước gắn vấn đề giải quyết việc làm với nhiệm vụ chính trị của mình.
2. Tồn tại.
- Lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An tuy đông nhưng phần lớn là lao động phổ thông, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhiều ngành không có hoặc có rất mỏng; đặc biệt là vùng trung du và miền núi.
- Tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao, một bộ phận vẫn không chịu khó trong làm việc để cho hiệu quả và thu nhập cao hơn, vẫn mang nặng tư tưởng thích làm thầy hơn làm thợ và chỉ muốn làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Năng suất lao động đạt ở mức thấp.
- Sức ép về tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn căng thẳng. Việc sử dụng thời gian lao động đang gây lãng phí lớn.
- Phân công lao động xã hội và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đang phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của cơ chế thị trường; sự can thiệp của nhà nước tuy đã được quan tâm nhưng chưa đủ mạnh để tao nên bước chuyển biến quan trọng trong giải quyết việc làm.
- Việc chỉ đạo thực hiện các chương trình việc làm thời gian qua chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, cả về nhận thức, đầu tư và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong các chương trình chưa gắn được chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động và hiệu quả giải quyết việc làm. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động- việc làm, thông tin thị trường lao động và hoạt động dịch vụ việc làm còn nhiều hạn chế. Tính xã hội hoá trong giải quyết việc làm chưa cao.
3- Nguyên nhân.
3.1- Khách quan:
- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn ở mức thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn yếu, khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng lao động để tạo việc làm và cơ hội cho người lao động tìm việc làm và tự tạo việc làm đang hạn chế.
- Quy mô dân số và lao động lớn luôn là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Vùng trung du và miền núi rộng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng dân cư phân bố và lao động được hình thành mang tính tự nhiên, thiếu hợp lý.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là các xã miền núi về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin còn nhiều khó khăn, hạn chế phát triển sản xuất, sinh hoạt, đời sống, tiêu thụ sản phẩm của nhân dân
3.2- Chủ quan:
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo chương trình việc làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm chưa trở thành kế hoạch của các ngành, các cấp và các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc làm và tự tạo việc làm cho bản thân chưa được chú trọng.
- Đầu tư cho đào tạo nghề còn yếu, dẫn đến chất lượng lao động thấp. Việc chỉ đạo triển khai Nghị quyết 17 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về việc triển khai Nghị quyết đaị hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV chưa được các ngành, các cấp triển khai đồng bộ.
- Nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm còn thấp. Việc sơ tổng kết, xây dựng và nhân rộng các mô hình giải quyết việc làm có hiệu quả trên địa bàn chưa đi vào nề nếp. Các doanh nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động hoạt động còn yếu, hiệu quả thấp.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
I- Một số quan điểm về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh nghệ an.
1- Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn phải dựa chủ yếu vào các biện pháp tạo việc làm ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động xã hội được phân bố theo một quy luật như sau: Trước khi tiến hành công nghiệp hoá, lao động nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh cả về tuyệt đối và tương đối. Khi tiến hành công nghiệp hoá, lao động nông nghiệp, nông thôn giảm xuống về tương đối, nhưng về tuyệt đối vẫn tăng lên. Đến giai đoạn công nghiệp cất cánh, tức công nghiệp hoá về cơ bản hoàn thành thì lao động trong nông nghiệp, nông thôn mới giảm cả về tương đối và tuyệt đối. Khi đó lao động nông nghiệp, nông thôn được các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển cao thu hút mạnh.
Nước ta nói chung, và Nghệ An nói riêng hiện đang trong quá trình công nghiệp hoá, công nghiệp và dịch vụ tuy đã có những bước phát triển mới nhưng nhìn chung vẫn còn nhỏ bé, sức thù hút lao động nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế nên lao động trong nông nghiệp, nông thôn vẫn tiếp tục tăng về tuyết đối. Thực tế đó sẽ làm cho tình trạng thiếu việc làm của lao động trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng gia tăng. Đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp tạo việc làm hữu hiệu ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2- Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An cần được thực hiện bằng các giải pháp toàn diện và đồng bộ, đồng thời cần có một số giải pháp mang tính đột phá.
Giải quyết việc làm để đảm bảo thu nhập, đời sống và giảm lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn đã và đang là vấn đề nan giải ở hầu hết các tỉnh thành của nước ta. ở Nghệ An, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn còn là vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Hiện nay, việc giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An còn nhiều khó khăn và vướng mắc, chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Những khó khăn và vướng mắc có thể dễ dàng nhận thấy đó là: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, trình độ học vấn và tay nghề của người lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, hệ thống dạy nghề chưa phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, thị trường nông sản và các sản phẩm của kinh tế nông thôn còn ách tắc...
Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi tỉnh Nghệ An phải có được một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để giải quyết những vấn đề mang tính tổng hợp, bao trùm và có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau. Bên cạnh đó để thực thi có hiệu quả các giải pháp tạo việc làm ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cần có những giải pháp mang tính đột phá để tạo điều kiện cho các giải pháp trong hệ thống tạo việc làm phát huy tác dụng.
3- Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An.
Các khó khăn và vướng mắc trong giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn như đã nêu ở trên là phổ biến và bao trùm các điều kiện, các yếu tố chủ yếu liên quan đến giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, vai trò của việc tự bản thân người lao động phải nhận thức và hành động để tự tạo việc làm cho mình là không nhỏ. Tuy nhiên để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề trên đòi hỏi phải có sự quan tâm và góp sức của toàn xã hội, trong đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò của các cấp chính quyền được thể hiện chủ yếu ở sự quản lý, điều tiết và tác động của các cấp, các ngành tới quá trình giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn thông qua các chủ trương chính sách kinh tế- xã hội và các biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
4- Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trên xu hướng từng bước giảm cả về tương đối và tuyệt đối lực lượng lao động nhưng vẫn không ngừng tăng lên về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, nông thôn.
Tính quy luật của việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chỉ ra rằng khi nền kinh tế – xã hội bước vào giai đoạn phát triển cao thì việc phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thu hút lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng trong một tương lai không xa, nền kinh tế- xã hội sẽ phát triển đến trình độ cao, khi đó công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển mạnh, tạo ra sức thu hút lớn đốivới lao động nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên ở Nghệ An, sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Nên trong các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn phải xác định là từng bước giảm lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn cả về tuyệt đối và tương đối nhưng phải đầu tư thâm canh, tăng năng suất lao động, tăng hệ số sử dụng thời gian lao động để không ngừng tăng lên về giá trị sản xuất của ngành này.
II- Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An.
1- Dự báo lao động, nhu cầu việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới.
Trên cơ sở hiện trạng và sự biến động dân số, lao động, cũng như hiện trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua. Với dự báo trong những năm tới tỷ lệ phát triển dân số Nghệ An tiếp tục giảm. Dự báo nhu cầu việc làm giai đoạn 2003-2005 của lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An như sau:
Biểu 14: Dự báo lao động và nhu cầu việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong nhưng năm tới.
Đơn vị: người
Diễn giải
2003
2004
2005
2010
Số người thất nghiệp năm trước chuyển qua.
Số người đến tuổi lao động có nhu cầu việc làm
Số học sinh các trường chuyên nghiệp ra trường, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ tìm việc làm.
Số người mất việc làm trong năm
10.998
22.000
4.000
800
9.975
22.000
4.500
400
7.256
22.000
5.000
400
6.578
21.000
6.000
5.000
Tổng
37.798
36.875
34.656
38.578
Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Nghệ An
2- Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An.
Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn của Nghệ An, chúng ta cần thực hiện theo các phương hướng cơ bản sau:
2.1- Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, nâng cao nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ và nông nghiệp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi nhà, mọi người đầu tư mở mang sản xuất- kinh doanh, phát triển ngành nghề để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, tạo thêm việc làm là chủ yếu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu phân công lao động mới phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội đã được xác định theo tinh thần Nghị quyết 17 của Ban thường vụ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; xây dựng và nhân rộng các mô hình giải quyết việc làm tại chổ vừa có hiệu quả vừa vững chắc. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và bản thân người lao động trong vấn đề giải quyết việc làm. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác lao động- việc làm.
2.3- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống trong nông thôn. Khuyến khích từng vùng phát triển, khai thác thế mạnh của mình để tạo thêm việc làm mới cho người lao động.
2.4- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động về mọi mặt, nhất là trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Gắn chặt học nghề, dạy nghề với tư vấn giới thiệu và giải quyết việc làm. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
2.5- Tiếp tục điều chỉnh lại dân cư và lao động giữa các vùng, nội bộ vùng theo hướng giản dân ở vùng dân cư tập trung, đông đúc, lao động thiếu việc làm nhiều lên miền núi. Mở rộng hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, khai thác thị trường lao động trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
2.6- Tăng nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình giải quyết việc làm- xoa đói giảm nghèo, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để giảm thiểu số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động.
3- Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong thời kỳ 2003-2005.
- Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 25.000- 26.500 lao động.
- Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp từ 0,83% năm 2002 xuống còn 0,52% năm 2005.
- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động từ 74,93% năm 2002 lên 76,5% năm 2005.
- Nâng cao chất lượng lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 20,91% năm 2002 lên 30,03% năm 2005. Tăng hệ số sử dụng lao động qua đào tạo từ 67% năm 2002 lên 85% năm 2005.
III- Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An.
1- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh cũng như ở từng địa phương.
Phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cơ sở để giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương cho tới nay vẫn còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp, trong đó trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong trồng trọt, diện tích gieo trồng cây lương thực, đặc biệt là trồng lúa chiếm tỷ trọng rất cao như các huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc... Các cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao còn chiếm tỷ trọng thấp.
Trong những năm tới để góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở mỗi địa phương theo hướng phát triển các ngành chăn nuôi và phát triển sản xuất các loại cây trồng có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao mà thị trường, nhất là thị trường ngoài nước, có nhu cầu. Việc phát triển chăn nuôi và phát triển các loại cây có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao sẽ thu hút một bộ phận đáng kể lao động nông nghiệp, nông thôn vào sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể trong giai đoạn 2003-2005 tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với công ngiệp chế biến, tạo bước đột phá trong phát triển tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, các làng nghề, mở rộng các loại hình dịch vụ trong nông thôn. Lao động có việc làm trong các năm tới cơ bản tập trung vào các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình. Cụ thể phấn đấu thực hiện:
Lao động toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2003-2005 giảm cả về tương đối và tuyệt đối từ 995.195 người năm 2003 xuống còn 979.945 người năm 2005, tương ứng với 75, 57% xuống còn 70,09%; trong đó lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục bổ sung thêm lao động.
- Nông nghiệp: những năm 2003-2005 tốc độ tăng giá trị sản xuất phấn đấu đạt 5-6% năm. Lực lượng lao động bố trí vào nông nghiệp giảm từ 941.015 xuống còn 917.815 người. Việc rút bớt lao động nông nghiệp chỉ tập trung vào vùng đồng bằng, ven biển thuần nông; ngược lại một số vùng chuyên canh cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vẫn tiếp tục thu hút thêm lao động. Đầu tư chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh, chuyên canh và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hệ sinh thái từng vùng trong thời gian tới sẽ mở ra khả năng tăng hệ số sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Lâm nghiệp: Bằng mọi biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ 65 vạn ha rừng đã có, thúc đẩy thực hiện chương trình trồng mới để năm 2005 đạt 50,5 ngàn ha rừng nguyên liệu và huy động mọi nguồn lực để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng diện tích che phủ lên 47%. Đầu tư phát triển loại hình kinh tế trang trại, nhất là các trang trại nông lâm ở những vùng có diện tích đất rừng lớn.
- Thuỷ sản: Để đạt sản lượng khai thác 35.000 tấn, đưa sản lượng nuôi tôm ở vùng mặn lợ lên 1.500 tấn và sản lượng cá nuôi nước ngọt 15.000 tấn; nghề biển và thuỷ sản Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đóng mới tàu thuyền có công suất lớn để khai thác xa bờ, dài ngày. Mở rộng mạng lưới dịch vị nghề biển, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu, gắn liền chế biến hải sản với khai thác tạo sản phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, phát triển mạnh nghề chế bién thuỷ sản; tận dụng diện tích ao hồ mặt nước để mở mang nuôi trồng các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Về lực lượng lao động cho thuỷ sản trong các năm tới cần tiếp tục tăng, năm 2002 bố trí 44.465 người, và tăng lên 51.158 người năm 2005.
2- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (sử dụng từ 4-5 đến vài chục lao động) có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Về thực chất các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu ra đời và hoạt động trên cơ sở kinh tế hộ gia đình và tiểu chủ. Đây là loại hình doanh nghiệp thích ứng rộng rãi trong nền kinh tế hàng hoá do có thể thay đổi một cách linh hoạt về phương hướng, quy mô sản xuất kinh doanh và ứng dụng công nghệ sản xuất,...Tính thích ứng rộng tạo khả năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đứng vững trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với phương hướng sản xuất kinh doanh đa dạng có thể phân bố rộng khắp ở địa bàn nông thôn là một nguồn thu hút lao động tại chổ quan trọng, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
ở Nghệ An, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn còn thiếu vắng. Mặc dù hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 825 đơn vị kinh tế vừa và nhỏ đang hoạt động trong các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, dịch vụ....Nhưng tập trung chủ yếu chủ yếu trên một số địa bàn chủ yếu: Vinh 28%, Diễn Châu 14,8%, Quỳnh Lưu 9.8%, Thị Xã Cửa Lò 5,7%,...các vùng còn lại hầu như không có hoặc rất thiếu vắng các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp.
Trong những năm tới, để góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, các địa phương và cơ sở nhất là Hội đồng liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có các biện pháp khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp và phát triển các loại hình trang trại nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở.
3- Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Kinh nghiệm của các nước, cũng như các tỉnh thành trong nước ta cho thấy, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn là một trong các hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
Trong giai đoạn hiện nay, ở nông thôn Nghệ An, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có vai trò rất quan trọng đối với tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vì trong điều kiện hiện nay, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề sẽ huy động được các nguồn lực sẵn có tại chổ để phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các làng nghề, làng có nghề và khôi phục các nghề truyền thống nếu được tập trung quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt sẽ vừa tạo nhiều việc làm mới cho lao động, vừa sản xuất ra nhiều sản phẩm cần thiết cho xã hội, người lao động có thu nhập, giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế-xã hội của địa phương. Thực tế trong thời gian qua ở Nghệ An đã cho thấy. Mặc dù mới bước đầu khôi phục phát triển 49 làng, xã có nghề tiểu thủ công nghiệp tập trung ở một số huyện như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳ hợp, Nghĩa Đàn,...Nhưng các nghề đó đã giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho 12.526 lao động trong nông nghiệp, nông thôn, tăng so với trước 37%; trong đó có 2500 lao động làm nghề mây tre đan xuất khẩu, 7.500 lao động làm nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ, 1.526 lao động làm nghề mộc dân dụng, đóng tàu thuyền, 500 lao động làm nghề dệt thỏ cẩm và 500 lao động làm nghề chế tác đá. Tổng giá trị doanh thu đạt trên 48.700 triệu đồng, thu nhập bình quân lao động đạt trên 3 triệu đồng/ năm.
Hướng phát triển trong giai đoạn tới là khôi phục các làng nghề đã có, du nhập và phát triển làng nghề và làng có nghề mới trên cơ sở sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ tay nghề của lao động tai chổ; từ nay đến năm 2005 mỗi huyện xây dựng từ 3-5 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có vốn đầu tư ít nhưng thu hút nhiều lao động, nhất là các nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản để bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2003-2005 số lao động có thêm việc làm ở lĩnh vực này đạt từ: 15000-18000 người.
Để đạt được những phương hướng cụ thể nêu trên, tỉnh Nghệ An phải thực hiện các giải pháp sau đây:
- Đổi mới nhận thức tư tưởng cho cán bộ và nhân dân về việc phát triển nghề và xây dựng làng nghề tiểu thủ công nghiệp bằng cách quán triệt Nghị quyết TW 5 về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết 06/TU Nghệ An về việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và và xây dựng làng nghề 2001-2010 và bằng tuyên truyền để làm cho mọi cấp, mọi người hiểu rõ vị trí và lợi ích kinh tế của các nghề tiểu thủ công nghiệp.
- Chăm lo giải quyết nguyên vật liệu cho sản xuất. Phải đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp để nâng cao chất lượng và giảm giá nguyên liệu. Đồng thời phải có quy hoạch các vùng nguyên liệu cũng như tổ chức các kênh thu mua nguyên liệu đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức tốt công tác đào tạo dạy nghề cho người lao động bằng các biện pháp như mời thầy, nghệ nhân tổ chức truyền nghề, tập huấn tại làng nghề theo phương châm “ vừa học vừa làm”, các làng nghề cần có biện pháp thu hút các nghệ nhân về làm ăn và truyền nghề tại địa phương. Mặt khác nên tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại các làng nghề các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
- Đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tìm kiếm và xúc tiến các thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với các làng nghề cần phải sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý. Các hợp tác xã và doanh nghiệp của làng nghề phải coi trọng khâu tiếp thị, quảng cáo, chào hàng, tích cực thâm gia các hội chợ triển lãm; thông qua đó để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đối với các cơ quan chính quyền (Sở thương mại, Hội đồng liên minh HTX và DN- NQD) cần tổ chức thu thập thông tin, dự báo thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tiêu thụ sản phẩm các làng nghề
- Tăng cường đầu tư vốn xây dựng làng nghề bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như từ các hộ gia đình, vốn tín dụng và từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó càn kêu gọi các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp ngoài nước đầu tư vốn phát triển nghề và xây dựng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nói trên.
- Triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển nghề và xây dựng các làng nghề như: Chính sách về đất đai, chính sách tài chính, chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, chính sách bảo lãnh vay vốn...
4- Phát triển dạy nghề trong nông thôn, đẩy mạnh khuyến nông, lâm, ngư và tư vấn việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, theo các kết quả điều tra nghiên cứu, số lao động trong nông nghiệp, nông thôn được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lao động nông nghiệp, nông thôn. Tuyệt đại bộ phận lao động trong nông nghiệp, nông thôn hoạt động sản xuất nhờ kỹ thuật do thế hệ cha ông truyền lại hoặc tích luỹ qua hoạt động sản xuất và học hỏi trực tiếp lẫn nhau. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế là một trong những nguyên nhân cản trởviệc phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn và hạn chế việc sử dụng lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
Để tăng cường đào tạo nghề, đẩy mạnh khuyến nông, lâm, ngư và tư vấn dịch vụ việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong những năm tới cần:
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về phát triển dạy nghề và đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 của UBND tỉnh để nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Thực hiện đa dạng ngành nghề đào tạo, mở rộng việc đào tạo khuyến nông cho người lao động; gắn đào tạo, dạy nghề với giải quyết việc làm. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tranh thủ các nguồn hỗ trợ của trung ương và các tổ chức quốc tế để đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy và học phù hợp với sự phát triển của khó học kỹ thuật và việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng và phát triển các loại hình tư vấn dịch vụ giới thiệu việc làm cho lao động. Quy hoạch mạng lưới Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn. Cũng cố, nâng cấp các trung tâm đã có, phát triển thêm một số trung tâm khác gắn với vùng kinh tế của tỉnh, nhất là tại các huyên miền núi. Đổi mới hình thức thu thập xử lý thông tin thị trường lao động để nâng cao hiệu quả công tác dịch vụ giới thiệu việc làm trên địa bàn và với các đối tác liên quan.
- Thực hiện điều tra định kỳ thực trạng lao động việc làm hàng năm để làm căn cứ cho việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn từng huyện thị và của cả tỉnh. Tổ chức hội chợ việc làm hàng năm để tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề, tư vấn dịch vụ việc làm trao đổi thông tin thị trường lao động và tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm; người sử dụng lao động tuyển được lao động theo yêu cầu, và các cơ sở đào tạo nghề, tư vấn dịch vụ việc làm nắm được nhu cầu học nghề và tìm việc làm của người lao động.
5- Tiếp tục khuyến khích đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trên toàn tỉnh, nhất là chế bién nông, lâm, thuỷ sản.
Xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ sản có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; khi các cơ sở công nghiệp, dịch vụ được hình thành sẽ mở ra nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa các nguồn lực của điạ phương và phát triển kinh tế, thu hút nông nghiệp, nông thôn góp phần giải quyết vấn đề việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động.
Trong mấy năm qua ở Nghệ An tuy chỉ mới xây dựng được một số nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở một số địa phương nhưng hiệu quả mang lại quả không nhỏ; ví dụ như: Liên doanh Mía đường NAT&L hay nhà máy nước dứa cô đặc được xây dựng và đưa vào hoạt động đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động của 4 huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành trong việc trồng mía, dứa nguyên liệu cho nhà máy, hoạt động dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác liên quan đến nhà máy.
ở Nghệ An trong thời gian tới trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, các nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ sản đã được phê duyệt tiếp tục khuyến khích đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tập trung cao độ cả về huy động nguồn nội lực lẫn ngoại lực một cách có hiệu quả. Huy động các nguồn dự trữ trong dân bằng các hình thức mua công trái, huy động vốn tín dụng, trái phiếu...hình thành thị trường vốn cho đầu tư phát triển; tiết kiệm chi ngân sách thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển bằng nguồn từ ngân sách tỉnh. Tăng cường liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn, với các công ty trong và ngoài nước trên một số lĩnh vực phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và bằng các cơ chế chính sách ưu đãi, tăng cường quan hệ đối ngoại và tổ chức tốt mạng lưới tiếp thị trong và ngoài nước để vừa tìm kiếm thị trương vừa giới thiệu tiềm năng và chính sách ưu đãi của Nghệ An cho các nhà đầu tư để thu hút vốn.
Thúc đẩy nhanh việc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tiếp tục đầu tư đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đã có, tiếp tục thu hút và tạo thêm việc làm cho lao động.
6- Khai thác mở rộng thị trường lao động, cũng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Khai thác mở rộng thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tầm quan trọng và lợi ích nhiều mặt rất lớn trong chương trình giải quyết việc làm. ở Nghệ An trong thời gian qua công tác xuất khẩu lao động do đã từng bước tạo được niềm tin với nhân dân và người lao động thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các đơn vị liên hệ tuyển lao động, tạo cơ chế mở thông thoáng cho người lao động có nhu cầu đi xút khẩu lao động đều có cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn,...nên đã thu được những kết quả quan trọng. Tính đến năm 2002, Nghệ An có gần 9.500 lao động đang làm việc ở các nước và vùng lãnh thổ, bình quân hàng năm số ngoại tệ gửi về tỉnh khoảng 22-25 triệu USD.
Tuy vậy, số lao động đi làm việc ở nước ngoài của Nghệ An còn thấp so với nhu cầu và thực trạng lực lượng lao động của tỉnh, việc quản lý nhà nước và hiệu quả xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm còn nhiều tồn tại và hạn chế. Đòi hỏi Nghệ An phải khai thác mở rộng thị trường lao động, cũng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiẹp, các trung tâm dịch vụ việc làm để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cụ thể:
- Đối với thị trường lao động trong tỉnh: Đầu tư phát triển, mở mang sản xuất kinh doanh trong các ngành, các lĩnh vực trên cơ sở sử dụng có hiệu quả thế mạnh tiềm năng kinh tế của từng vùng, tạo việc làm tại chỗ cho lao động là hướng chủ yếu. Vùng miền núi của tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình định canh, định cư, di dân, giãn dân; xây dựng và phát triển mô hình tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, trang trại để thu hút lao động vào làm việc. Vùng đồng bằng ven biển, bên cạnh việc bố trí lao động thực hiện chương trình phát triển nông, ngư nghiệp; khuyến khích phát triển ngành nghề, xây dựng làng nghề, làng có nghề, chú trọng khai thác lợi thế mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Nâng cao hiệu quả dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm để cung ứng lao động của tỉnh cho các đối tác cần tuyển, giảm số lao động các tỉnh khác đến làm việc trên địa bàn.
- Đối với thị trường lao động trong nước: Để góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn, vấn đề khai thác thị trường lao động trong nước cần được quan tâm hơn; các trung tâm dịch vụ việc làm, bên cạnh việc mở rộng quan hệ khai thác, ký kết hợp đồng, phải nắm chặt chẽ yêu cầu chất lượng của phía đối tác để có kế hoạch đào tạo dạy nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn đảm bảo yêu cầu của cung. Muốn vậy, phải có quy định cụ thể về phí dịch vụ giới thiệu việc làm trong nước để tạo điều kiện cho các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn có đủ kinh phí khai thác hợp đồng. Mặt khác, khuyến khích và có chính sách hổ trợ để các tổ chức kinh tế, các cá nhân ký kết các hợp đồng kinh tế, nhận thầu các công trình... để tổ chức đưa lao động của tỉnh đến các tỉnh làm việc.
- Đối với thị trường ngoài nước: Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiệm vụ xuất khẩu lao động, các trung tâm dịch vụ việc làm, các tổ chức kinh tế-xã hội trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã, phường, các cơ sở dạy nghề để chuẩn bị nguồn lao động; mở rộng liên doanh liên kết, quan hệ tốt với các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu lao động để khai thác, ký kết hợp đồng cung ứng lao động với nước ngoài. Cũng cố về tổ chức và hoạt động của công ty cung ứng lao động. Tổ chức đào tạo nghè, dạy tiếng nước ngoài, chuẩn bị tốt nguồn lao động phù hợp với thị trường lao động các nước. Nắm vững thông tin thị trường lao động, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến khai thác và ký kết hợp đồng. Thực hiện chế độ tín dụng cho vay xuất khẩu lao động theo hướng người lao động và gia đình có người đi xuất khẩu lao động vay, trung tâm dịch vụ việc làm và chính quyền xã, phường bảo lãnh và trả nợ ngân hàng qua việc khấu trừ và lương hàng tháng chuyển về. Tăng cường quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền các cấp trong công tác xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi thực hiện có kết quả mục tiêu xuất khẩu lao động.
7- Tổ chức lao động nông nghiệp, nông thôn đi xây dựng các vùng kinh tế mới, mở rộng quy mô, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của tổng đội thanh niên xung phong làm kinh tế.
Hiện nay nhiều địa phương còn quỹ đất đai đáng kể có thể sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt, các huyện vùng trung du- miền núi phía Tây quỹ đất có khả năng nông, lâm nghiệp còn khá lớn. Đây là một nguồn lực quan trọng cần được khai thác để phát triển kinh tế của các vùng này, đồng thời tạo việc làm cho một bộ phận lao động đang dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn.
Trong những năm vừa qua, Nghệ An đã thành lập nhiều đội thanh niên xung phong đi xây dựng kinh tế mới. Các đơn vị thanh niên xung phong được tổ chức tốt và được sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt của chính quyền địa phương. Hiện nay ở các huyện miền Tây Nghệ An đã hình thành nhiều làng nghề kinh tế mới thanh niên xung phong. Mỗi đội viên thanh niên xung phong xây dựng gia đình và lập nghiệp trên vùng kinh tế mới.
Tuy nhiên, để việc tổ chức lao động nông nghiệp, nông thôn đi xây dựng các vùng kinh tế mới, mở rộng quy mô, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của tổng đội thanh niên làm kinh tế đạt được hiệu quả cao hơn nữa, chúng ta cần phải:
- Phát huy những kết quả đạt được trong tổ chức xây dựng và hiệu quả hoạt động của các tổng đội TNXP xây dựng kinh tế đã có; tiếp tục cũng cố, nâng cao chât lượng và mở rộng quy mô diện tích đất quản lý của các tổng đội.
- Thành lập thêm một số tổng đội TNXP xây dựng kinh tế ở những địa bàn có điều kiện để thu hút ngày càng nhiều thanh niên và gia đình đến lập nghiệp.
- Ưu tiên vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế tiếp tục phát triển và hoạt động có hiệu quả.
8- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lao động-việc làm.
- Giải quyết việc làm, tự tạo việc làm để có thu nhập, ổn định cuộc sống trước hết là trách nhiệm của bản thân từng người lao động. Các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng phải tạo việc làm cho người lao động có nhận thức mới về việc làm; loại bỏ dần ý thức “thích làm thầy, không thích làm thợ”, muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước, không muốn làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trông chờ, ỷ lại nhà nước...
- Nâng cao nhận thức đối với lãnh đạo các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân trong công tác giải quyết việc làm cho lao động. Giải quyết việc làm là nhiệm vụ có tính bức xúc, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Việc đầu tư phát triển phải gắn liền với mục tiêu giải quyết việc làm tại chỗ.
- Nhà nước tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để mọi người lao động có cơ hội tìm việc làm và tạo việc làm cho mình thông qua cơ chế chính sách, vốn, dạy nghề, phát triển hạ tầng,..
- Mở chuyên mục “ Lao động- việc làm” trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến hướng dẫn chương trình việc làm, các chủ trương, chính sách về lao động- việc làm, các mô hình điển hình về tạo việc làm có hiệu quả để nhân rộng.
9- Giải pháp huy động vốn, sử dụng vốn để tạo việc làm.
- Để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm đã nêu, trên cơ sở nguồn vốn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, và số vốn đầu tư cho một chỗ làm việc mới hoặc tăng thời gian lao động tương đương, dự tính nguồn lực giải quyết việc làm từ các nguồn liên quan trực tiếp trong giai đoạn tới.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân người lao động trong các thành phần kinh tế thực hành tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh. Nguồn vốn huy động của nhân dân cho chương trình giải quyết việc làm đóng vai trò cực kỳ quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; các chương trình đầu tư giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước là đòn bẩy để nhân dân bỏ thêm vốn. Duy trì và phát triển các phong trào xây dựng quỹ giải quyết việc làm- xoá đói giảm nghèo trong các tổ chức chính trị xã hội như quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, vốn phụ nữ giúp nhau tạo việc làm không lấy lãi, vốn hội viên giúp nhau trong hội nông dân, Hội cựu chiến binh, phong trào thanh niên giúp nhau lập nghiệp...
- Tiếp tục tranh thủ tối đa các nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để thúc đẩy thực hiện chương trình giải quyết việc làm.
- Các ngành, các cấp tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả đạt được của các dự án đang triển khai; thu hồi kịp thời vốn của các dự án hết thời hạn để quay vòng cho các dự án mới. Tổng kết rút kinh nghiệm việc triển khai dự án thực hiện các dự án giải quyết việc làm để chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống,...phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiềm năng của từng vùng.Chấn chỉnh việc cho vay vốn hỗ trợ việc làm theo hướng tập trung có hiệu quả, vững chắc, nâng cao mức vay đầu tư cho một chổ làm việc theo quy định; tránh tình trạng bình quân, dàn trải...
- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng thương mại. Bên cạnh nâng cao doanh số và số hộ vay vốn phát triển sản xuất- kinh doanh, tiến hành thực hiện hình thức cho vay xuất khẩu lao động.
10- Đánh giá hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành, tiếp tục nghiên cứu bổ sung chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá về lao động- việc làm.
- Đánh giá lại hiệu quả các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực tạo việc làm đã ban hành, trên cơ sở đó tiếp tục bổ sung và hoàn thiện một số chính sách ưu đãi về vốn, giá thuê đất, địa điểm, mức hạn điền, thuế...để thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở chế biến và dịch vụ, làng nghề, tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế gắn với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách di, giãn dân...để khai thác tiềm năng và giải quyết việc làm tại chổ. Rà soát lại quỹ đất của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các nông, lâm trường để sử dụng có hiệu quả, số diện tích ngoài quy hoạch giao lại cho nhân dân địa phương sở tại khai thác.
- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 64/CP, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp để ổn định và thu hút thêm lao động vào làm việc. Tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản phát triển, nhất là tại các vùng nguyên liệu để làm hạt nhân cho việc giải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ban hành chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, du nhập nghề mới, hình thành làng nghề và làng có nghề. Những cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động và làm việc được vay vốn ưu đãi từ quỹ hổ trợ việc làm và xoá đói giảm nghèo hoặc được xét giảm thuế...
- Trên cơ sở quy định của chính phủ, điều tra khảo sát thực tế, sớm ban hành quy định, chi phí dịch vụ giới thiệu, tuyển chọn lao động đối với thị trường lao động trong và ngoài nước để thực hiện thống nhất trên địa bàn, đúng quy định.
Kết luận
Lao động- việc làm là một vấn đề cấp bách và có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế- xã hội của một quốc gia.
Nghệ An là một tỉnh có lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn đông đảo nếu vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn không được đảm bảo, người lao động không được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế. Để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà còn là gánh nặng, là sự cản trở cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Thực tế, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn vừa qua mặc dù đã có những kết quả không nhỏ nhưng nhìn chung sức ép về tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn căng thẳng. Cơ cấu phân bổ lao động vẫn chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, lao động công nghiệp, dịch vụ tuy có tăng lên nhưng còn ít chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc sử dụng quỹ thời gian lao động đang ở tỷ lệ thấp, gây lãng phí lớn. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm qua đang phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của cơ chế thị trường; sự can thiệp của nhà nước tuy đã được quan tâm nhưng chưa đủ mạnh.
Mặc dù vậy, chúng ta tin tưởng rằng với một đội ngũ cán bộ tỉnh được phối hợp tốt với các cấp, các ngành và nhất là dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nâng cao về khả năng nhân thức, trình độ học vấn của chính người lao động... Trong những năm tới Nghệ An sẽ giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội đưa Nghệ An trở thành một trong những tỉnh giàu mạnh trong cả nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XV - Tỉnh uỷ Nghệ An.
3. Bộ luật Lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị – 1994.
4. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê - 2002.
5. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê - 2001.
6. Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn - Nhà xuất bản Thống kê - 2002.
7. Giáo trình Dân số và phát triển – Nhà xuất bản Thống kê - 1997.
8. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Nhà xuất bản Giáo dục – 1994.
9. Thực trạng lao động và việc làm Việt Nam năm 1997,1998, 1999, 2000, 2001, 2002 – Bộ lao động – Thương binh và xã hội và Tổng cục thống kê.
10. Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An.
11. Kinh nghiệm sử dụng nguồn lao động trong nông thôn Trung Quốc, Đài Loan, ASEAN, Nguyễn Xuân Khoát - Tạp chí nghiên cứu Kinh tế (1/1997).
12. Đề án giải quyết việc làm giai đoạn 2003 – 2005 và dự báo đến năm 2010 Tỉnh Nghệ An – Sở Lao động thương binh và xã hội Nghệ An.
13. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 – 2010.
14. Một số tạp chí: Kinh tế và phát triển, Lao động – Xã hội, Nghiên cứu kinh tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý nhà nước về kinh tế…
Và một số tài liệu khác.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37123.doc