Hiện nay, lĩnh vực Ngân hàng được xem là lĩnh vực sôi động nhất trong nền
kinh tế. Hàng loạt các ngân hàng thương mại ra đời, theo đó các ngân hàng cũng
cạnh tranh với nhau rất mạnh mẽ từ mô hình tổ chức, cơ cấu nghiệp vụ, phát triển
mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát
triển các sản phẩm dịch vụ mới . Chính điều này đã góp phần thiết thực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trở thành là nền kinh tế huyết mạch trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp nhất trong các loại
tranh chấp kinh doanh thương mại. Bởi vì, bản chất của hoạt động tín dụng là sự
tín nhiệm lẫn nhau giữa một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại là khách hàng
vay tiền. Hơn nữa đối tượng trong quan hệ này cũng khá đặc biệt đó là một lượng
tiền nhất định. Theo đó “hợp đồng tín dụng” là sự thỏa thuận giữa một bên là tổ
chức tín dụng một bên là khách hàng vay về việc tổ chức tín dụng sẽ cho khách
hàng vay một số tiền nhất định trong một thời gian xác định và sau thời gian đó
người vay có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức tín dụng kèm theo một khoản lãi
(nếu có). Cho nên, hoạt động này được xem là có rủi ro cao thường xảy ra các
tranh chấp do khách hàng vay không thanh toán được nợ hoặc bên cho vay bội
ước khi không thực hiện đúng các cam kết của mình, xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau. Mặt khác, những vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng
thường rất lớn cả về tính chất của vụ án (liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức
khác nhau .) cho đến số tiền tranh chấp cũng không nhỏ.
Từ thực tế này cần phải có một giải pháp căn cơ, lâu dài và triệt để nhằm hạn
chế các tranh chấp như vừa nêu. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa to lớn cho hoạt
động tín dụng ngày càng phát triển đúng hướng, lành mạnh, an toàn . Bảo vệ lợi
ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia. Xuất phát từ lý do đó, người viết đã chọn
đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng” để nghiên cứu.
Nội dung của đề tài gồm hai chương
Chương một: Những vấn đề chung về hợp đồng tín dụng và tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng tín dụng.
Trong chương này người viết sẽ trình bày các khái niệm chung nhất về một
hợp đồng tín dụng, tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng, tìm hiểu
ý nghĩa của việc thiết lập hợp đồng tín dụng trong đời sống hàng ngày. Đồng thời,
nghiên cứu những nội dung cơ bản của một hợp đồng dân sự nói chung và một
hợp đồng tín dụng nói riêng.
Chương hai: Một số thực trạng và đề xuất nhằm góp phần hạn chế tranh
chấp có thể phát sinh trong hợp đồng tín dụng hiện nay.
Đây là chương mà tác giả trình bày cụ thể thực trạng của hoạt động tín dụng
cũng như một số nguyên nhân phát sinh tranh chấp trên thực tiễn thực hiện hợp
đồng tín dụng, sau khi đã nghiên cứu những nội dung cơ bản của một hợp đồng.
Qua đó, người viết có đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế các tranh
chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng tín dụng.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả được nợ. Rủi ro này
luôn đi đến hệ quả tranh chấp và được đưa đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
giải quyết nếu hai bên không thể tự thương lượng được. Mặt khác, sự tranh chấp
này không chỉ xuất phát từ việc khách hàng không trả được nợ mà còn do các
nguyên nhân xuất phát từ chủ thể cho vay, không giải ngân đúng thỏa thuận, mục
đích sử dụng tiền vay không đúng như cam kết… Nói chung đó là những vấn đề
thuộc về hợp đồng tín dụng và các tranh chấp đó luôn xuất phát từ vi phạm những
điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Nghiên cứu nguyên nhân xảy ra tranh chấp
17 Khoản 4, Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi bổ sung 2004.
18 Điều 7, Quy chế cho của Các Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/21/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
19 Ts. Nguyễn Văn Tuyến, “ Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam”, Nxb Tư Pháp, 2005, trang 134.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 45
phát sinh từ hợp đồng tín dụng sẽ có tác dụng tích cực giúp ta tìm ra giải pháp để
hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP PHÁT
SINH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Thành tựu nổi bật kể từ khi đổi mới đó là hệ thống các tổ chức tín dụng nói
chung ngày càng phát triển, đã huy động được khối lượng vốn đáng kể cả trong
nước và quốc tế và nguồn vốn này đã được cho vay đến các thành phần kinh tế
trong xã hội, chính vì thế đã thúc đẩy đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của các thành phần kinh tế trong xã hội góp phần cung ứng nguồn vốn cho nền
kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hệ thống
các ngân hàng với hoạt động của nó bước đầu đáp ứng vai trò là “bà đỡ” cho nền
kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia và các
chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ20.
Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng nói chung cũng gặp nhiều vấn đề đáng
phải bàn và tìm cách giải quyết đó chính là tình trạng tranh chấp hợp đồng tín
dụng giữa một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại là khách hàng vay ngày càng
nhiều và có xu hướng gia tăng trong các trường hợp tranh chấp vừa nói có cả hành
vi lừa đảo, chiếm đoạt nguồn vốn của ngân hàng nhưng vấn đề này ta không bàn ở
đây mà vụ việc tranh chấp từ sự bất đồng mâu thuẫn về quyền lợi của các bên
tham gia vào hợp đồng tín dụng. Vấn đề này đã được phân tích ở trên, đó chính là
các bất cập về quy định của pháp luật và cả sự yếu kém trong việc soạn thảo hợp
đồng tín dụng, cũng như là hợp đồng tín dụng đã được soạn theo mẫu tạo ra sự
thiếu công bằng dẫn đến thiệt hại cho chủ thể tham gia còn lại. Đó chính là lý do
cần phải tìm ra biện pháp để hạn chế tranh chấp như phân tích.
Bên cạnh những thành tựu đáng kể của hoạt động tín dụng thì thực trạng
pháp luật và áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng ở Việt Nam cho đến
nay vẫn còn nhiều bất cập. Vậy nên, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng tín dụng để hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể
phát sinh liên quan đến những bất hợp lý trong quy định của pháp luật.
2.1 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế tranh chấp
phát sinh trong hợp đồng tín dụng.
2.1.1 Quy định của pháp luật về lãi suất cho vay:
Theo quy định tại khoản 5 điều 474 và điều 476 Bộ Luật Dân Sự 2005 đã tỏ
ra không thực tế và luôn kiềm hãm sự phát triển của hoạt động ngân hàng vì nó
20 Ts. Ngô Quốc Kỳ, “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam”, Nxb Tư Pháp- 2005, trang 160.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 46
giống như một mệnh lệnh hành chính bắt buộc ngân hàng phải tuân theo trong khi
đó thị trường đòi hỏi cần phải được tự do thông thoáng. Mặt khác, với sự quy định
về lãi suất như vậy có thể làm cho hàng triệu hợp đồng tín dụng bị vô hiệu do vi
phạm các quy định của Bộ Luật Dân Sự 2005 về lãi suất cho vay. Nếu thực tế điều
này xảy ra thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến cả nền kinh tế. Do đó, quy
định này cần phải được sửa đổi cho phù hợp với hoạt động cho vay trong thực tiễn
xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị trường tự do thỏa thuận lãi suất. Việc sửa đổi
này có thể theo một trong các hướng sau:
Theo khoản 1 điều 476 Bộ Luật Dân Sự hiện hành quy định: “Lãi suất vay
do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Quy định này có
thể được sửa đổi như sau: (1) Nên sửa đổi điều 476 theo hướng không áp dụng với
hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong thời gian hiện tại tức là thời gian chưa sửa
Luật thì Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc đưa lãi suất cơ bản gần hơn với
mức lãi suất cho vay bình quân trên thị trường tín dụng ngân hàng. (2) Có thể
nâng lãi suất tối đa lên 200% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
hoặc nghiên cứu áp dụng mức lãi suất trần khác hơn mức lãi suất cơ bản hiện nay
vừa đảm bảo được hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại vừa đảm
bảo một mức lãi suất có thể chấp nhận được cho các đối tượng đi vay.
Còn theo khoản 5 điều 474 Bộ Luật Dân Sự hiện hành thì quy định: “Trong
trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và cộng lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Ngân hàng, lãi suất nợ quá hạn do các bên
thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất nợ trong hạn. Quy định này
cũng phù hợp nếu được áp dụng cho các quan hệ cho vay dân sự khác. Trong
trường hợp này các bên không có thảo thuận về lãi suất nợ quá hạn, pháp luật cần
quy định mức lãi suất nợ quá hạn cụ thể để làm cơ sở cho việc xử lý khi có tranh
chấp về lãi suất (trường hợp này lãi suất nợ quá hạn được quy định cụ thể bằng
150% lãi suất trong hạn).
Theo hướng trên, khoản 5 điều 474 nên sửa đổi như sau: “Trong trường
hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên
vay phải trả lãi suất đối với nợ quá hạn theo lãi suất thực tế do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% lãi suất tại hợp đồng vay, trường hợp các bên
không có thỏa thuận thì lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tại hợp đồng này”.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 47
Với quy định về lãi suất như thế chắc chắn sẽ hạn chế được sự tranh chấp
về lãi suất như đã từng xảy ra đồng thời ngăn chặn được lợi dụng sự sơ hở về quy
định lãi suất trong Bộ Luật Dân Sự 2005.
Cần lưu ý rằng, lãi suất thỏa thuận phải được quy định cụ thể là lãi suất
thực tế thỏa thuận để tránh trường hợp bên vay đã thỏa thuận lãi suất với khách
hàng vay là hợp pháp nhưng “lãi suất tổng thể thực tế” thì rất cao và có thể rơi vào
tình trạng cho vay nặng lãi. Nếu có trường hợp này xảy ra thì ta có cơ sở pháp lý
để điều chỉnh hành vi này một cách cụ thể và rõ ràng hơn.
- Quy định về đảo nợ theo khoản 2 điều 9 của Quyết định 1627/2001/QĐ-
NHNN là không phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng. Khoản 4 điều 54 Luật
Các tổ chức tín dụng nêu rõ: Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính
phủ. Nhưng quy chế cho vay hiện hành lại quy định: Việc đảo nợ, các tổ chức tín
dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam21. Quy
định nêu trên trái với thẩm quyền ban hành văn bản (Chính phủ) vừa trái với hình
thức văn bản Nghị định trong quy định về đảo nợ được Luật các Tổ chức tín dụng
xác định22. Do vậy, một mặt cần hủy điều khoản này, mặt khác cần sớm ban hành
một Nghị định của Chính phủ về đảo nợ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của tổ
chức tín dụng. Thực tế, các vụ án tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng
trong thời gian qua đã cho thấy những bài học đau xót do việc đảo nợ không được
pháp luật quy định rõ; Một số cán bộ và quan chức Ngân hàng thương mại bị buộc
là đã có hành vi đảo nợ và bị kết tội “cố ý làm trái” chỉ do việc điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ gốc và lãi, cho vay mới để trả nợ cũ… Với lập luận của Tòa án là các vấn
đề này chưa được pháp luật quy định (Theo tư duy “chỉ làm được những gì mà
pháp luật cho phép”).
Do đó, cần có quy định thống nhất về đảo nợ để tránh tranh chấp đáng tiếc xảy ra,
hoặc ít ra cũng tránh việc “hình sự hóa” các tranh chấp về hoạt động tín dụng
ngân hàng.
2.1.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay, chế định đăng lý giao
dịch bảo đảm:
Để hợp đồng tín dụng được thực hiện một cách hiệu quả, triệt để tức là
khách hàng vay trả nợ hoàn toàn cho các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các tổ
chức tín dụng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, thì chắc chắn phải có
các quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế về hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế,
21 Khoản 2 điều 9 của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
22 Ts. Ngô Quốc Kỳ, “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam”, Nxb Tư Pháp- 2005, trang 238
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 48
cần trao quyền chủ động hơn cho các tổ chức tín dụng.Vì thực tế đã bộc lộ những
hạn chế, vướng mắc của pháp luật về bảo đảm tiền vay, yêu cầu hoàn thiện pháp
luật về bảo đảm tiền vay, chế định đăng ký giao dịch bảo đảm cần tập trung vào
việc giải quyết các vấn đề sau đây:
- Xây dựng thống nhất văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm và bảo đảm
tiền vay. Cần nhận thức thống nhất rằng, biện pháp pháp lý về bảo đảm tiền vay
cũng chính là một dạng đặc thù của các biện pháp pháp lý giao dịch bảo đảm.
Theo người viết, quy chế giao dịch bảo đảm bao gồm trong đó một phần không
thể tách rời về bảo đảm tiền vay. Do đó, chỉ nên có một văn bản thống nhất và
chung nhất điều chỉnh bao quát các nội dung của giao dịch bảo đảm, đồng thời
bao gồm cả nội dung của bảo đảm tiền vay. Bởi suy cho cùng thì việc bảo đảm
tiền vay chẳng qua cũng chỉ là loại hình giao dịch bảo đảm tuy có một vài điểm
đặc thù như vai trò quan trọng đặc biệt của bảo đảm tiền vay đối với việc thực
hiện nghĩa vụ tài sản của bên vay trong hợp đồng tín dụng; cơ chế xác lập giao
dịch bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải được quy định
chi tiết và đầy đủ hơn để bảo đảm khả năng thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng.
- Sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các quy định pháp luật về bảo đảm
tiền vay với các bộ phận pháp luật khác có liên quan như pháp luật về sở hữu,
pháp luật về đất đai, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp,
pháp luật về thi hành án là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra những khó
khăn vướng mắc cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay một
khi khách hàng không trả được nợ vay. Do đó cần một sự thay đổi phù hợp chẳng
hạn; Giảm bớt các đầu mối, cơ quan tài phán khi bán tài sản bảo đảm, thế chấp khi
người vay không hoàn được nợ. Đồng thời, cần có quy định cụ thể cho việc thi
hành các bản án kinh tế liên quan đến các tổ chức tín dụng tránh việc khách hàng
bị lợi dụng kéo dài thời gian thi hành án.
Mặt khác, cần xác định và phân loại nội dung vụ việc kinh tế hay dân sự,
không nên yêu cầu Ngân hàng phải xuất trình các tài liệu xác nhận nợ giữa các
bên vì bản chất của hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản.
Ngoài ra, Chính phủ nên tiếp tục cải cách thủ tục công chứng, chứng thực về
đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm bảo đảm tính thống nhất đồng bộ. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cần kết hợp với Bộ tài nguyên và môi trường xem xét rút
ngắn thời gian đăng ký thế chấp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.
Để xác định được giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng đối với các
tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai, nên cho phép các ngân hàng xác định
giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng là giá trị tạm thời tính. Đồng thời, tổ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 49
chức tập huấn trên toàn quốc các cán bộ chuyên trách nhất là cán bộ chuyên trách
cấp xã, phường nắm bắt tốt các chủ trương, chính sách và các quy định liên quan
đến vấn đề này. Khi đó việc thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch
bảo đảm tại địa phương mới được thuận tiện và dễ dàng hơn. Chính điều này giúp
cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng được nhanh chóng, Ngân hàng mới có điều
kiện thực hiện nghĩa vụ giải ngân nhanh và đúng thỏa thuận với khách hàng từ đó
hạn chế được tranh chấp do nguyên nhân này gây ra.
2.1.3 Về hiệu lực của hợp đồng tín dụng:
Mặc dù vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và sự vô hiệu đã được
quy định khá rõ ràng và chi tiết từ điều 121 đến điều 147 Bộ Luật Dân Sự, nhưng
trong tất cả các điều luật này không có điều khoản nào quy định về trường hợp
giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch vô hiệu tương đối cũng như cách thức giải
quyết hậu quả pháp lý trong mỗi trường hợp vô hiệu đó. Điều này dẫn đến hệ quả
là các cơ quan tài phán có thẩm quyền đã quan niệm rất khác nhau và vận dụng
cũng rất khác nhau trong quá trình giải quyết các tranh chấp có liên quan đến vấn
đề vô hiệu của hợp đồng tín dụng. Có thể nói khi có tranh chấp về các vấn đề
thuộc về hiệu lực của hợp đồng tín dụng thì cơ quan tài phán của nước ta thường
rất tùy tiện trong việc tuyên bố hợp đồng tín dụng có hiệu lực hay vô hiệu bắt
nguồn từ nguyên nhân thiếu vắng các quy định cơ bản nêu trên về các trường hợp
vô hiệu tuyệt đối hay tương đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng tín dụng nói
riêng23. Ta thấy rằng đã đến lúc cần bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về
hợp đồng vô hiệu cũng như cách thức giải quyết hậu quả pháp lý trong các trường
hợp vô hiệu của hợp đồng.
Tóm lại, để hạn chế các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng trên
phương diện pháp lý thì cần thiết phải sửa đổi những quy định của pháp luật có
liên quan đến hợp đồng tín dụng. Với những quy định bất cập gây vướng mắc cho
việc thiết lập một hợp đồng tín dụng chặt chẽ cũng như những hành vi lợi dụng sự
sơ hở của pháp luật để trục lợi cá nhân. Việc sửa đổi hệ thống pháp luật có liên
quan sẽ giúp giải quyết được vấn đề hạn chế trên đồng thời giảm bớt được rất
nhiều những tranh chấp có thể xảy ra từ các quy định của pháp luật.
2.2 Về yêu cầu thực tiễn để hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
tín dụng:
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan để hạn chế tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thì một bước khá quan trọng nữa để giảm
23 Ts. Nguyễn Văn Tuyến, “ Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam”, Nxb Tư Pháp, 2005, trang 136
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 50
thiểu tranh chấp cũng như rủi ro đó là thực tiễn giao kết hợp đồng cần phải được
cải tiến hơn nữa. Mặc dù những năm gần đây hệ thống ngân hàng phát triển mạnh
mẽ và đi kèm với nó là dịch vụ của Ngân hàng cũng như nhận thức của khách
hàng vay về tầm quan trọng của việc soạn thảo hợp đồng tín dụng được nâng lên
cao hơn. Tuy nhiên, thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng còn nhiều vấn đề bất cập
và sai sót lớn dẫn tới việc tranh chấp rất đáng tiếc xảy ra. Nếu ta cẩn thuận hơn, có
trách nhiệm hơn trong việc soạn thảo hợp đồng thì chắc chắn sẽ tránh được các rủi
ro xảy ra. Một trong những vấn đề thực tế cần cải tiến đó là:
Thứ nhất, để khách hàng vay ngày càng tiếp cận với các tổ chức tín dụng
thì đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải thực sự cải tiến các thủ tục hành chính rườm
rà, không còn phù hợp nữa. Tất cả các Ngân hàng cần phải niêm yết công khai các
quy định về thủ tục hành chính. Bởi vì không phải khách hàng vay nào cũng hiểu
biết rõ về các thủ tục hành chính của Ngân hàng. Đặc biệt, khách hàng là hộ nông
dân và giảm tối đa các loại giấy tờ không cần thiết chủ động tiếp cận khách hàng
để hướng dẫn các thủ tục vay vốn, điều kiện vay… Để làm được điều đó cần phải
đào tạo đội ngũ cán bộ luôn thể hiện tính nghiêm túc tinh thần trách nhiệm cao
trong khi làm nhiệm vụ giải thích hướng dẫn, không có biểu hiện sách nhiễu dân
để trục lợi.
Thứ hai, việc bắt khách hàng vay phải đóng nhiều loại phí điều này là
không phù hợp với thực tế. Có những loại phí mà xem ra rất không hợp lý chẳng
hạn: Phí giải ngân (đa số với các loại hợp đồng tín dụng trung, dài hạn) mà đáng
lẽ ra đây là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng. Một số nơi lại bắt khách hàng đăng ký
giao dịch bảo đảm, điều này lẽ ra phải chính tổ chức tín dụng làm vì đó không
phải là nghĩa vụ của khách hàng vay. Trên thực tế khách hàng vay phải “chứng
thực” một lần nữa những giấy tờ mà đương nhiên họ là chủ quyền là giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) và phải nộp lệ phí 60.000 đồng/sổ có
nơi mức phí này là 120.000 đồng/sổ là không hợp lý. Đành rằng đăng ký giao dịch
bảo đảm là quy định của pháp luật do Văn phòng đăng ký giao dịch của các
Phòng tài nguyên và môi trường huyện, thị thực hiện. Nhưng cách làm này cũng
mâu thuẫn với thực tế vì khi vay bằng sổ đỏ dù thế chấp hoặc không thế chấp
cũng bị ngân hàng giữ sổ “nhằm mục đích theo dõi, quản lý đồng thời để khách
hàng không đem đi thế chấp nơi khác”. Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm
với hộ nông dân là không cần thiết.
Thứ ba, tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn cần có mối quan hệ chặt
chẽ hơn trong quan hệ hợp đồng tín dụng tức là Tổ chức tín dụng cần kiểm tra
giám sát nghiêm túc quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng trong việc sử dụng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 51
vốn vay hiệu quả giảm rủi ro. Ngược lại, khách hàng vay hợp tác với tổ chức tín
dụng tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền giám sát và nếu người vay có vấn đề
nảy sinh trong quá trình sử dụng vốn vay thì nhanh chóng thương lượng với tổ
chức tín dụng để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
Thứ tư, là vấn đề soạn thảo nội dung của hợp đồng đây là yêu cầu quan
trọng nhất. Vì tranh chấp hợp đồng tín dụng suy cho cùng là do một trong các bên
vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Do đó, yêu cầu một hợp đồng
tín dụng chặt chẽ, chuẩn mực và công bằng thì sẽ hạn chế tối đa các tranh chấp có
thể phát sinh về sau.:
- Điều khoản về thỏa thuận lãi suất cho vay:
Điều khoản này người vay nên hết sức quan tâm đến “lãi suất tổng thể thực
tế” tức là khi thỏa thuận về mức lãi suất này thì đã bao gồm lãi suất ghi trong hợp
đồng cộng các khoản phí, hoa hồng, thù lao (nếu có)… Bởi vì thực tế khi soạn
thảo hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng chỉ ghi một mức lãi suất chung chung.
Ví dụ: X%/tháng và con số X này là hoàn toàn nằm trong khuôn khổ pháp lý cho
phép. Nhưng bên cạnh đó họ buộc bên vay phải trả phí hoa hồng hay thù lao…
Như vậy, lãi suất ghi trong hợp đồng là hợp pháp nhưng tổng chi phí mà bên vay
phải trả cho bên cho vay có thể vượt hơn mức cho phép. Cho nên người vay cần
lưu ý điều khoản này khi soạn thảo hợp đồng tín dụng.
- Điều khoản về giải ngân;
Trên thực tế số ngày giải ngân thường không quy định cụ thể mà chỉ quy
định rất chung chung rằng sẽ giải ngân sau khi các bên hoàn tất các thủ tục có liên
quan đến hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng nên quy định cụ thể ngày
giải ngân và số tiền cụ thể được giải ngân. Mặt khác, số tiền cụ thể được giải ngân
thường không đúng như thỏa thuận ban đầu tức là nó thấp hơn do phía tổ chức tín
dụng giải thích rằng số tiền đó đã được trừ đi các chi phí, hoặc thanh toán khoản
lãi cho kỳ đầu tiên…
Ngoài ra, bên vay cần phải yêu cầu ghi vào hợp đồng tín dụng nếu giải
ngân không đúng số tiền thực tế thỏa thuận hoặc trể hạn theo cam kết thì tổ chức
tín dụng phải chịu một mức phạt cụ thể. Nếu không ghi vào hợp đồng điều này rõ
ràng là không công bằng vì khi vay nếu trể hạn thì ngay lập tức người vay phải
chịu mức lãi suất cao hơn. Có quy định như thế thì người vay mới đảm bảo được
quyền lợi đó là nhận số tiền vay đầy đủ và đúng hạn đồng thời đó cũng là cơ sở
pháp lý quan trọng giúp người vay có quyền khởi kiện nếu tổ chức tín dụng vi
phạm điều khoản này.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 52
- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên cần bổ sung các vấn đề
như:
Người cho vay (các tổ chức tín dụng) phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin
về khách hàng. Nếu khách hàng có bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do tổ
chức tín dụng để lọt thông tin của khách hàng mà mình biết được ra ngoài thì tổ
chức tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ đã nêu. Lý do cần phải bổ sung điều khoản này chính là
nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác trung thực về quá trình sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp, quyền sở hữu tài sản… của khách hàng
cho phía tổ chức tín dụng yêu cầu. Vậy nên, cần phải quy định nghĩa vụ giữ bí
mật thông tin mà khách hàng đã cung cấp có như thế mới đảm bảo được sự công
bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng.
- Điều khoản về thu hồi nợ trước hạn cũng như xử lý nợ nếu bên vay không
thanh toán được.
Đây là điều khoản cũng gây nhiều tranh cải, do thực tế soạn thảo hợp đồng
bên cho vay (các tổ chức tín dụng) đã soạn sẳn với các điều khoản về thu hồi nợ
rất khắt khe. Đặc biệt là thu hồi nợ trước hạn rất không hợp lý cũng như có những
quy định rất không khả thi gây thiệt thòi lớn cho người vay. Do đó, quy định về
việc thu hồi nợ cần được rõ ràng hơn tránh cách quy định mà trong mọi trường
hợp thì người vay đều có thể bị thu hồi nợ bất cứ lúc nào.
- Điều khoản về sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng, hiệu lực của hợp đồng
tín dụng.
Đây là điều khoản ít được các bên quan tâm trong thực tiễn. Điều đó đã
dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, nếu các bên có trách nhiệm cũng như
nhận thức được tầm quan trọng của điều khoản này thì chắc chắn sẽ hạn chế được
rủi ro vừa nêu.
Hợp đồng tín dụng có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với hoàn
cảnh hiện tại nên một hợp đồng lúc nào cũng có điều khoản quy định về việc sửa
đổi, bổ sung hợp đồng, nhưng có việc đó xảy ra thì sửa đổi bổ sung đó được thực
hiện bằng cách nào? Hiệu lực ra sao? Yêu cầu này đòi hỏi các bên phải cam kết
mọi sự sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải được lập thành văn bản mới có giá trị pháp
lý. Nếu việc sửa đổi bổ sung hợp đồng trái với nguyên tắc vừa quy định thì chắc
chắn những vấn đề được chỉnh sửa đó sẽ không có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: Một
hợp đồng tín dụng được ký kết hoàn toàn đúng luật, nhưng chỉ duy nhất không có
điều khoản này, sau một thời gian thực hiện hợp đồng các bên muốn sửa đổi về lãi
suất trả nợ theo hướng tăng thêm so với điều khoản đang được áp dụng. Tuy
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 53
nhiên, việc sửa đổi này là do sự đồng thuận từ hai bên và hai bên cũng chưa tạo ra
một hợp đồng hoàn chỉnh tức là một hợp đồng đã được chỉnh sửa do nhiều nguyên
nhân. Sau một thời gian thì bên vay không trả với lãi suất được chỉnh sửa này mà
muốn thực hiện lãi suất thỏa thuận đầu tiên và tranh chấp xảy ra. Tòa án không
chấp nhận sự sửa đổi trước đó mà buộc hai bên thực hiện theo hợp đồng đã cam
kết. Dẫn đến trường hợp Tổ chức tín dụng đã mất đi khoản lãi mà đáng lý ra họ có
thể thu được lãi suất cao hơn trước đây nếu hai bên nhanh chóng thiết lập một hợp
đồng bổ sung những chỉnh sửa đó. Ngoài ra việc bị tuyên bố một hợp đồng vô
hiệu còn ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức tín dụng và khách hàng trong kinh
doanh.
Rõ ràng, với hợp đồng tín dụng soạn sẳn hiện nay thì không đảm bảo một
hợp đồng tín dụng công bằng và chuẩn mực được để các bên thực sự tôn trọng và
thực hiện. Một hợp đồng theo mẫu của các tổ chức tín dụng chỉ cập nhật các thông
tin về khách hàng mới đã không còn phù hợp với tình hình khi mà nó chứa đựng
rất nhiều điều phi lý và mất công bằng giữa hai bên như đã phân tích các phần
trên, trong các trường hợp thì khách hàng vay là người chịu thiệt thòi nhất. Từ đây
yêu cầu nên thiết lập hợp đồng tín dụng xuất phát từ chính ý chí của hai bên chứ
không thể là hợp đồng sẳn có như hiện nay nữa để đảm bảo được quyền và lợi ích
hợp pháp cho khách hàng vay vốn.
Ngoài ra, Nhà nước cần công nhận và cho phép dịch vụ tư vấn vay vốn
hoạt động. Điều này, không có nghĩa là những tổ chức này có quan hệ thân thiết
với nhân viên ngân hàng mà họ có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng những
thông tin như: Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp, thực hiện một cách chuyên
nghiệp nhanh chóng các thủ tục vay…. Khi pháp luật quy định rõ ràng trách
nhiệm của đôi bên thì sẽ không có chuyện tiêu cực xảy ra mà sự có mặt của họ
giúp đồng tiền trong xã hội được lưu thông nhanh hơn.
Tóm lại, các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng tín dụng
được chặt chẽ và rõ ràng hơn cũng như hợp đồng tín dụng được các bên soạn thảo
và giao kết thật sự nghiêm túc và công bằng thì chắc chắn các tranh chấp phát
sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng có thể được giải quyết hoặc ít ra cũng làm
hạn chế tối đa các tranh chấp như đã phân tích. Do đó, theo quan điểm cá nhân
người viết, các biện pháp được trình bày sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về hạn
chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Mặt khác, sẽ giúp cho hoạt động
tín dụng ngày càng hiệu quả, an toàn và lành mạnh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 54
KẾT LUẬN
----
Ở nước ta trong những năm gần đây hoạt động tín dụng Ngân hàng đã phát
triển rất sôi động. Chính hoạt động này đã giúp nguồn vốn trong xã hội được luân
chuyển tốt hơn nghĩa rằng bên cạnh việc tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong
xã hội thì nguồn vốn đó sẽ được sử dụng để cấp cho những đối tượng thiếu hụt và
đang cần vốn để đầu tư phát triển và tiêu dùng nói chung. Có thể nói hoạt động tín
dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập của nền kinh tế, góp
phần đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Trong các hoạt động của tổ chức tín dụng thì hoạt động cấp tín dụng là
hoạt động truyền thống và không thể thiếu. Bản chất của hoạt động cấp tín dụng
theo Luật Dân Sự là hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, theo Luật Tổ chức tín dụng
thì quan hệ này được thể hiện chính thức bằng hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng là công cụ hữu hiệu để các tổ chức tín dụng và khách
hàng vay thiết lập quan hệ tín dụng là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của
các chủ thể.
Trong hợp đồng tín dụng tổ chức tín dụng là bên cho vay, cấp tín dụng cho
khách hàng vay và đối tượng của hợp đồng này là một khoản tiền vay cụ thể và
giá cả đó chính là lãi suất thỏa thuận. Bản chất của hoạt động trên chính là hoạt
động kinh doanh tiền tệ. Hoạt động này luôn chứa đựng nhiều rủi ro hay nói chính
xác hơn đó là những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín
dụng và dẫn đến xảy ra tranh chấp. Việc mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp xuất phát
từ nhiều nguyên nhân như quy định của pháp luật chưa thật chặt chẽ còn rườm rà,
thậm chí còn hạn chế. Từ đó dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn lúng túng, không
khả thi và bất hợp lý thế là tranh chấp xảy ra. Hoặc do các bên thiếu trách nhiệm
trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí do tập quán giao kết hợp đồng
hiện nay không còn phù hợp nữa, chẳng hạn: Một hợp đồng tín dụng theo mẫu
chứa đựng nhiều điều khoản chưa rõ ràng gây ra thiệt hại cho khách hàng vay
tham gia vào hợp đồng tín dụng, từ đó mẫu thuẫn về quyền lợi và dẫn đến tranh
chấp. Cho nên, vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng so với các loại
tranh chấp kinh doanh thương mại khác hiện nay là khá cao.
Từ thực trạng đó, cần thiết phải có các giải pháp tích cực, lâu dài nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Một trong những giải pháp đã được
người viết trình bày cụ thể tại chương 2 phần 2 và có thể được tóm lại những đề
xuất chủ yếu sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 55
Thứ nhất, là hoàn thiện hệ thống pháp luật, thì cần nghiên cứu các vấn đề
như:
* Các quy định liên quan đến lãi suất cho vay: Cần phải được sửa đổi cho
phù hợp với hoạt động cho vay trong thực tiễn xã hội, tức là theo hướng lãi suất tự
do thỏa thuận. Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc đưa lãi suất cơ bản gần hơn
với mức lãi suất cho vay bình quân trên thị trường tín dụng ngân hàng hoặc là
mức trần lãi suất khác mà các bên có thể chấp nhận. Còn cụm từ “lãi suất thỏa
thuận” phải được quy định cụ thể là “lãi suất thực tế thỏa thuận” để tránh trường
hợp bên vay đã thỏa thuận lãi suất với khách hàng vay là hợp pháp nhưng “lãi suất
tổng thể thực tế” thì rất cao và có thể rơi vào tình trạng cho vay nặng lãi. Nếu có
trường hợp này xảy ra thì ta có cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi này một cách
cụ thể và rõ ràng hơn.
* Các quy định liên quan đến bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo
đảm: Xây dựng thống nhất văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm và bảo đảm
tiền vay. Giảm bớt các đầu mối, cơ quan tài phán khi bán tài sản bảo đảm, khi
người vay không hoàn được nợ. Đồng thời, cần có quy định cụ thể cho việc thi
hành các bản án kinh tế liên quan đến các tổ chức tín dụng tránh việc bị khách
hàng lợi dụng kéo dài thời gian thi hành án.
Thứ hai, yêu cầu về mặt thực tiễn để hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng tín dụng thì cần chú ý đến các vấn đề sau:
* Các tổ chức tín dụng cần cải tiến hơn nữa các thủ tục hành chính theo
hướng nhanh và thuận tiện hơn cho khách hàng. Buộc khách hàng đóng các loại
phí như hiện nay là không hợp lý cần được bãi bỏ quy định này. Mặt khác, trong
quan hệ tín dụng với khách hàng là hộ nông dân thì không nên buộc hộ nông dân
đăng ký giao dịch bảo đảm điều này không cần thiết. Ngoài ra, tổ chức tín dụng
cần tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm hạn
chế tối đa sử dụng vốn sai mục đích.
* Nên bỏ việc áp dụng các hợp đồng tín dụng mẫu như hiện nay, vì nó
không còn phù hợp với thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng nữa. Điều này sẽ đảm
bảo tạo ra hợp đồng tín dụng chặt chẽ, chuẩn mực và hoàn toàn phù hợp với ý chí
của các bên trong giao dịch. Từ đó, mới đảm bảo được sự công bằng về quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, trong việc soạn
thảo thì người vay cần thận trọng và xem xét kỹ các điều khoản về quyền và nghĩa
vụ của hai bên trước khi đặt bút ký vào hợp đồng.
Trên đây là những kiến nghị mang tính cá nhân, nhưng người viết cho rằng
nó có ý nghĩa tích cực trong điều kiện hoạt động tín dụng ngân hàng đang phát
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 56
triển sôi động như hiện nay. Mong rằng những đóng góp trên sẽ làm hoàn thiện hệ
thống pháp luật có liên quan và thực tiễn giao kết hợp đồng của các tổ chức tín
dụng. Đồng thời, sẽ hạn chế các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng trong
xã hội.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 57
PHỤ LỤC
----
MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG TRÊN THỰC TIỄN
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tất yếu xảy ra nếu các bên không thể giải
quyết các mâu thuẫn cũng như hoạt động liên quan đến thực hiện hợp đồng tín
dụng. Các tranh chấp hợp đồng đa số được giải quyết tại tòa án nhân dân sau khi
các bên không thể đạt được thỏa thuận trong các cuộc thương lượng. Tuy nhiên,
khi được ra tòa kinh tế để giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng thì số vụ
được đưa ra xử lý không cao trong tổng số vụ được thụ lý. Thông thường các vụ
tranh chấp được giải quyết ở thủ tục hòa giải trong khi xét xử, các bên tự thỏa
thuận được cách thức giải quyết các mâu thuẫn, tòa án chỉ ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tòa kinh tế tòa án nhân dân thành phố Cần
Thơ, tỷ lệ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự/số vụ thụ lý
như sau: Năm 2004: ½, năm 2005: 2/5, năm 2006: 5/23, năm 2007: 7/23, ba
tháng đầu năm 2008: 2/5.
Trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng do hợp đồng tín dụng đã thể hiện số
tiền nợ gốc và lãi nên khi giải quyết tranh chấp, Tòa án chủ yếu xác định lãi suất
nợ quá hạn, phương thức thanh toán nợ gốc và lãi suất, thời hạn trả nợ, xử lý tài
sản bảo đảm là những vấn đề mâu thuẫn mà các đương sự không thể tự thỏa thuận
được.
Một trong các tranh chấp sau đây thể hiện rõ những vấn đề theo hướng
người viết quan tâm. Đó chính là nguyên nhân tranh chấp xuất phát từ các chủ thể
vi phạm nội dung của hợp đồng, hoặc hành vi thiếu trách nhiệm trong việc ký kết
hợp đồng tín dụng.
1. Vụ tranh chấp về thu hồi nợ không đúng quy định của tổ chức tín
dụng.
Vào năm 1995, do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất Công ty trách nhiệm
hữu hạn Phương Đông (CTPĐ) đã vay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Bắc Giang là 400,667 triệu đồng, trong đó lần vay cuối cùng vào ngày
24/06/1996 là 80 triệu đồng bằng bảo lãnh của trung tâm tư vấn doanh nghiệp
tỉnh. Số vay còn lại được công ty thế chấp bằng toà nhà ba tầng, có diện tích 432
m2 là trụ sở làm việc và mặt bằng sản xuất của công ty. Trong hợp đồng tín dụng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 58
hai bên đã cam kết sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi tiền vay sau hai năm. Nếu không
trả được nợ thì Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ bằng các phát mại tài sản thế chấp.
Do đến hạn nhưng công ty vẫn chưa trả nợ vay, ngày 12/04/1999, Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã khởi kiện công ty
Phương Đông ra tòa, yêu cầu công ty Phương Đông phải thanh toán cả gốc và lãi
là 802,877 triệu đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Tòa án nhân dân thị xã Bắc Giang tiến hành
hòa giải và yêu cầu công ty Phương Đông phải trả số nợ cho Ngân hàng hạn cuối
cùng là ngày 28/2/2000. Nhưng đến ngày 07/08/2000 ông Blasberg phụ trách quỹ
bảo lãnh tín dụng thuộc Viện Manyred Fes (Cộng Hòa Liên Bang Đức), đơn vị tài
trợ của Trung Tâm Tư Vấn Doanh nghiệp tỉnh đã có đơn khởi kiện, rằng khoản lãi
suất buộc quỹ phải chịu trong số tiền 80 triệu đồng do Trung tâm tư vấn của tỉnh
bảo lãnh cho CTPĐ vay Ngân hàng NN và PTNT là trái với quy định.
Nhận được khiếu nại này thì tòa án nhân Thị xã Bắc Giang có công văn đề
nghị Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xem xét theo trình tự thủ tục Giám
Đốc Thẩm với hướng hũy quyết định sơ thẩm trên và giao cho tòa dân sự - Tòa án
tỉnh Bắc Giang, xét xử từ giai đoạn điều tra (do có liên quan đến “yếu tố nước
ngoài”). Trong quá trình điều tra, vì chưa triệu tập được ông Blasberg, ngày
20/09/2001, TAND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trong khi vụ án đang được tạm đình chỉ, tháng 3/2002 Ngân hàng NN &
PTNT đã tự đứng ra tổ chức bán đấu giá “tài sản trên đất” của CTPĐ (phần đất
thế chấp như đã nói ở trên trong lúc ông Khổng Trọng Sinh (Giám đốc Công ty
Phương Đông) đang đi công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Xuân Giang, chủ tịch Hợp tác xã Xuân Giang là người đã mua
được lô đất với giá 345 triệu đồng. Trải qua “cơn sốt đất” theo ước tính của nhiều
doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang thì lô đất này có giá trị lên tới trên dưới 3 tỷ đồng.
Mất mặt bằng sản xuất kinh doanh, 50 công nhân cuả công ty mất việc,
CTPĐ bị đẩy đến bờ vực phá sản. Ông sinh ước tính thiệt hại từ việc thu hồi nợ
sai quy định này có thể lên đến 4 tỷ đồng. Ông Sinh cho biết, CTPĐ sẽ khởi kiện
Ngân hàng NN & PTNT ra tòa, đòi bồi thường thiệt hại vật chất và danh dự.
Từ vụ tranh chấp nêu trên thì vấn đề đặt ra là cách thu hồi nợ của ngân hàng
đối với khách hàng vay trong trường hợp này là đúng hay không?
Hợp đồng tín dụng giữa công ty Phương Đông và Ngân hàng NN & PTNT
Bắc Giang được chia làm hai phần tương ứng với hai lần vay, lần vay đầu tiên có
thế chấp bằng ngôi nhà ba tầng là trụ sở làm việc và mặt bằng sản xuất của công
ty. Lần vay thứ hai không thế chấp tài sản mà bằng sự bảo lãnh của Trung tâm tư
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 59
vấn doanh nghiệp trẻ tỉnh. Mục đích sử dụng số tiền vay là bổ sung nguồn vốn
kinh doanh. Tuy nhiên, công ty Phương Đông kinh doanh thu lỗ dẫn đến việc
không thể trả nợ vay và lãi suất cho ngân hàng NN và PTNT Bắc Giang. Tranh
chấp xảy ra, tòa thụ lý nhưng do người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không
triệu tập đến tòa được, nên Tòa án nhân dân tỉnh tạm đình chỉ. Việc tòa tạm đình
chỉ không có nghĩa rằng ngân hàng được phép tự giải quyết bằng cách phát mãi tài
sản thế chấp. Mặt khác, Ngân hàng bán tài sản đấu giá trong lúc người đại diện
hợp pháp của công ty đang đi công tác(?). Việc bán tài sản thế chấp trong tình
trạng như thế có phải là hợp pháp hay không? Câu trả lời rằng không hợp pháp,
bởi các nguyên nhân sau:
Về phương diện thực tiễn hợp đồng tín dụng:
Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng hai bên có điều khoản cam kết về giải
quyết tranh chấp “Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên, trường hợp
không tự thương lượng được thì hai bên tiến hành các biện pháp hòa giải. Nếu
không hòa giải được thì sẽ đưa ra tòa có thẩm quyền để giải quyết và quyết định
của tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật”. Từ
cam kết này ta thấy các bên đã thống nhất ý chí về việc chấp nhận sự thụ lý của
tòa và phán quyết của tòa nếu có tranh chấp giữa hai bên. Mặt khác, hợp đồng tín
dụng giữa ngân hàng và và ông Sinh (Giám đốc công ty) không có các cam kết về
việc niêm phong phát mãi tài sản khi việc tranh chấp đang được thụ lý tại tòa. Cho
nên cuộc đấu giá của Ngân hàng NN & PTNT Bắc Giang là trái luật không đúng
với thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Thứ hai, khi Ngân hàng khởi kiện ra tòa, tòa án đã thụ lý tức là ngân hàng
đã thừa nhận các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật, điều đó cũng đồng
nghĩa với việc mọi tài sản liên quan đến việc tranh chấp các bên không được
chuyển nhượng trong mọi trường hợp. Do đó, Ngân hàng bán đấu giá tài sản thế
chấp để thu hồi nợ trong trường hợp này là trái quy định của pháp luật.
Về Phương diện quy định của pháp luật:
Theo nghị định 178/199/NĐ-CP ngày 29/12/1999 cụ thể là Khoản 4 Điều
34 quy định rằng: Trong trường hợp các bên có tranh chấp và khởi kiện thì tài sản
bảo đảm tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy Ngân hàng đã khởi
kiện ra tòa thì tài sản bảo đảm phải được giải quyết theo bản án có hiệu lực pháp
luật mà tòa có thẩm quyền ra quyết định. Ngoài ra, việc thu hồi nợ của ngân hàng
còn trái với quy định tại mục III, Điểm 2 của thông tư 03/2001/TTLT/ NHNN-
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 60
BTP-BCA-BTC-TCĐC về hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho các
tổ chức tín dụng; “Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất không xử lý được theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng tín
dụng thì tổ chức tín dụng đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện
ra tòa án”. Theo đó, Tổ chức tín dụng khi đã khởi kiện ra tòa rồi thì không được tự
tiện “xiết nợ” mà phải tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự.
Tóm lại, việc tranh chấp giữa Ngân hàng NN & PTNT Bắc Giang với công
ty Phương Đông không trả nợ vay và tranh chấp phát sinh sau đó là tranh chấp về
thu hồi nợ mà ngân hàng là chủ thể đã gây ra nguyên nhân này. Việc thu hồi nợ
trong quá trình tòa thụ lý vụ việc là trái với quy định pháp luật. Do đó, chắc chắn
giữa hai bên sẽ trải qua các cuộc tranh chấp tiếp theo để tự bảo vệ quyền lợi của
mình một khi tài sản bảo đảm của khách hàng vay đã được đem bán đấu giá.
2. Vụ tranh chấp có liên quan đến sửa hợp đồng tín dụng
Để có vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, công ty cổ phần thương mại và phát
triển gia súc TTĐN (công ty) vay chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Hoằng Hóa (Ngân hàng) tổng số tiền khoản 6,2 tỷ đồng, trong
đó có bảng Hợp đồng tín dụng số 16 phía Ngân hàng cho vay 1,9 tỷ đồng.
Sau khi đầu tư xong khu trại, Công ty TTĐN huy động vốn xây dựng thêm
một khu trại nữa với số vốn khoảng 1,1 tỉ đồng. Để vay vốn Ngân hàng, Công ty
TTĐN làm thủ tục thế chấp khu trại đã có. Sau khi nghiên cứu dự án, Ngân hàng
mời Công ty lên ký hợp đồng thế chấp tài sản. Nhưng ngay sau đó, phía Ngân
hàng bỏ hợp đồng tín dụng này và ngừng cho Công ty TTĐN vay tiền. Việc này
khiến Công ty TTĐN lâm vào tình trạng phá sản các dự án đang thực hiện.
Trước tình huống nêu trên, Công ty TTĐN đề nghị Ngân hàng thu hồi nợ. Nhưng
sau khi thu nợ, phía Ngân hàng không tiến hành định giá để xử lý nợ theo quy
định mà khởi kiện đòi nợ Công ty TTĐN 1,9 tỉ đồng vì cho rằng Hợp đồng số 16
không có đảm bảo. Đồng thời, đề nghị TAND huyện Hoằng Hoá áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản Công ty TTĐT.
Dù là người khởi kiện, nhưng phía Ngân hàng lại không chịu cung cấp hợp đồng
tín dụng số 16, giấy thỏa thuận đăng ký... cho các cơ quan pháp luật mà chỉ đưa ra
những tài liệu photocopy đóng dấu treo của Ngân hàng và cho rằng Hợp đồng tín
dụng số 16 không có tài sản thế chấp. Phải đến lúc các cơ quan pháp luật buộc
phía Ngân hàng phải đưa ra Hợp đồng bản gốc thì sự thật mới bị phơi bày.
Trong Hợp đồng số 16 đã có điều khoản: "Đến hạn trả nợ gốc và lãi mà Công ty
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 61
đã thế chấp mà không thanh toán, Ngân hàng được xử lý để thu hồi nợ gốc và lãi".
Đây là thỏa thuận đúng nguyên tắc của hợp đồng dân sự. Đã thế, bản Hợp đồng số
16 còn bị sửa thành hợp đồng không số; ngày ký Hợp đồng là ngày 4-4-2005 được
sửa lại thành 1-04-2005. Được biết, trong các hồ sơ tín dụng cho Công ty TTĐN
vay tiền còn có những hợp đồng bị cạo sửa, tẩy xoá để... thay đổi lãi suất tiền vay.
Rõ ràng đây là vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng nhưng sự việc dường như
không nằm ở chổ khách hàng không trả nợ vay mà sự việc ngân hàng đã sửa đổi
hợp đồng tín dụng và sự sửa đổi này nhằm mục đích thay đổi lãi suất cho vay và
để kiện doanh nghiệp. Việc ngân hàng tiến hành khởi kiện doanh nghiệp là hành
vi bất hợp lý đồng thời việc khởi kiện này là chưa đủ điều kiện bởi các lý do:
Phía khách hàng vay đã gần như phá sản các dự án đang triển khai mà
nguyên nhân chính xuất phát từ quyết định ngừng cho vay vốn của ngân hàng mà
trước đó ngân hàng đã nghiên cứu dự án đầu tư là khả thi và còn đề nghị lên ký
kết hợp đồng thế chấp. Việc ngừng cho vay ngang thế này là hành vi rất thiếu
trách nhiệm và không thiện chí, khi ngân hàng cũng không giải thích lý do tại sao
ngừng cho vay trong khi dự án đang triển khai rất tốt.
Hợp đồng tín dụng số 16 mà ngân hàng và công ty ký ngày 04-04-2005 là
hợp đồng có bảo đảm tiền vay và hai bên đã tự nguyện thỏa thuận, hợp pháp bằng
chính tài sản của công ty. Trong hợp đồng tín dụng này hai bên đã thỏa thuận là
nếu công ty không trả nợ vay thì ngân hàng được xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ
gốc và lãi. Đây là thỏa thuận đúng nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu
hồi nợ. Cụ thể điều 31 khoản 1, 2 Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29-12-1999 về bảo
đảm tiền vay cho các tổ chức tín dụng.
Khoản 1 “Khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với các tổ chức tín dụng thì tài sản bảo
đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ”.
Khoản 2 “Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo phương thức mà
các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng trong trường hợp các bên không
thể xử lý theo thỏa thuận thì tổ chức tín dụng có quyền:
a. Bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ ;
b. Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì xử lý tài sản của
bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.
Việc đơn phương sửa đổi hợp đồng tín dụng với mục đích thay đổi lãi suất cho
vay là hành vi phạm pháp luật. Đây là điều mà người viết muốn đề cập; Trong bất
kì hợp đồng nào nếu các bên muốn chỉnh sửa nội dung của hợp đồng thì bắt buộc
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 62
việc chỉnh sửa đó phải hợp pháp từ nội dụng lẫn hình thức tức là phải có sự thống
nhất ý chí của các bên. Ở đây hợp đồng tín dụng thì bắt buộc các bên tham gia
phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chỉnh sửa hợp đồng tín dụng nếu các
bên không có thỏa thuận điều đó trong hợp đồng đã ký kết. Việc ngân hàng cạo
sửa hợp đồng tín dụng nhằm thay đổi lãi suất là việc làm trái pháp luật có thể đưa
vào tội lừa đảo hay trục lợi bất chính theo quy định của Bộ Luật Hình Sự. Tuy
nhiên, ta không bàn tới vấn đề ở khía cạnh này mà chỉ muốn nói rằng hành vi sửa
chữa nội dung của hợp đồng tín dụng sau đó kiện doanh nghiệp là phạm luật.
Đồng thời những nội dung được tẩy xóa đó chắc chắn sẽ không có hiệu lực pháp
luật.
Tóm lại, thực tiễn hoạt động tín dụng rất sôi động ý nghĩa của nó mang lại
cho nền kinh, xã hội rất lớn lao. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng luôn chứa
đựng nhiều rủi ro và phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh nói chung
và các chủ thể tham gia vào quan hệ đó nói riêng. Một trong những nguyên nhân
tạo ra môi trường thiếu an toàn và ổn định của nền kinh tế đó chính là tranh chấp
hợp đồng tín dụng ngày càng có xu hướng gia tăng, vi mô cũng như tính chất của
tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày càng lớn. Đây chính là điều hạn chế mà giải
quyết được nó thì hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ ngày càng hiệu quả đóng góp
lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----
I. Văn bản pháp luật
1. Bộ Luật Dân Sự 2005
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sửa đổi, bổ sung 2003
3. Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi, bổ sung 2004
4. Luật Doanh Nghiệp 2005
5. Pháp lệnh ngoại hối 2005
6. Luật Công chứng 2006
7. Luật Giao dịch điện tử 2005
8. Luật Tố tụng dân sự 2004
9. Luật đất đai 2003
10. Bộ Luật Hình Sự 1999
11. Nghị Định 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 về bảo đảm tiền vay của tổ
chức tín dụng.
12. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25-10-2002 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị Định 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 về bảo đảm tiền
vay của tổ chức tín dụng.
13. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam,
ngày 31-12-2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng.
14. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày
03-02-2005 về việc sửa đổi một số điều của quy chế cho vay ban hàng kèm
theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31-12-2001 của Thống
Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
15. Thông tư số 07/2003/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ngày 19-05-2003 về việc thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay
của các tổ chức tín dụng.
16.Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTC-BCA-BTP-TCĐC ngày
23-04-2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
cho các tổ chức tín dụng.
17.QĐ số 992/2001/QĐ-NHNN ngày 06/08/2001 của NHNN về quy định
mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ
phần, công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 64
II. Các tài liệu chuyên ngành
18. Giáo Trình Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà
Nội- 2005. Trang 127 đến 166
19. Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ - Ngân hàng, Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2002
20. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, các Hợp đồng thông dụng trong Luật Dân Sự Việt
Nam- Khoa Luật- Đại học Cần Thơ-2001
21. Ts. Ngô Quốc Kỳ, Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng
Thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư Pháp- Hà
Nội – 2005. Trang 236 đến 239.
22.Ts. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án, Nxb
Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội- 2008. Trang 215 đến 226
23. Ts. Nguyễn Văn Tuyến, Giao dịch thương mại của Ngân hàng thương mại
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư Pháp Hà Nội- 2005
Trang 121 đến 138
24. Ts.Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb
Tài Chính năm 2006.
25. Ths. Lê Thị Thu Hà, Bình Luận khoa học về pháp luật dân sự và thực tiễn
xét xử, Nxb Tư Pháp – 2005. Trang 39 đến 45.
26. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh 2000.
27. Huỳnh Kim Trí, An toàn tín dụng cảnh báo và xử lý nợ nhóm 2, Tạp chí
Ngân hàng số 13 tháng 07- 2007, trang 27.
28.Ts. Phan Văn Tính, rủi ro tín dụng cách nhìn nhận mới, Tạp chí Ngân hàng
số 23 tháng 12-2007, trang 40
29.Lê Văn Hùng, Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhìn từ góc độ
đạo đức, tạp chí ngân hàng số 16 tháng 08- 2007, trang 33
30. Nguyễn Ngọc Khánh, Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thực tế, Nghiên cứu
lập pháp số 02 (93) tháng 02-2007, trang 40
31. Ts. Nguyễn Văn Tuyến, Vấn đề hiệu lực của giao dịch thương mại của
ngân hàng thương mại, Tạp chí Luật học số 2-2005
32. Công Thắng, Sửa đổi hợp đồng tín dụng để …kiện doanh nghiệp, Báo Lao
Động số 200, ngày 29-08-2007.
33. Ts. Phan Minh Ngọc, Nguyên nhân của vấn đề nợ xấu có quy mô lớn ở
Việt Nam, Theo Economy tháng 10-2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 65
34. Nguyễn Thục Anh, Để nâng cao hiệu quả đồng vốn, Tài chính tháng 04-
2007, trang 20
35. Một vài ý kiến về nợ Ngân hàng, Tài chính tháng 08-2006, trang 33
36.Ts. Đỗ Văn Đại, Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt
Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10/2007 số 19, trang 12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M7896T S7888 GI7842I PHamp193P NH7856M H7840N CH7870 TRANH CH7844P TRONG Hamp.pdf