Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại sáng tác thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến ông luôn gặt hái được những thành tựu đáng kể. 1.2. Toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác theo hai mảng đề tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước ngoài như: Truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ 1967 - 1968, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện SanChaChải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á (1998) và giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật (2001). Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Mục đích nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu . 7
6. Đóng góp của luận văn . 8
7. Cấu trúc luận văn . 8
NỘI DUNG
Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới 9
1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật . 9
1.2. Những yếu tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng 10
1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn 10
1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới 13
1.3. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới .15
1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống 15
1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá truyền thống . 28
Chương 2. Giọng điệu nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới 46
2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 46
2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng 48
2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng 50
2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận . 59
2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm . 67
2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa 74
Chương 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới . 80
3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 80
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng 82
3.2.1. Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống . 83
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng . 98
KẾT LUẬN . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO110
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người có kinh nghiệm và thâm niên
trong ngành ngoại giao phải lúng túng. Khi đối đáp với Hứng - tay chân của ông
Luông, kẻ rắp tâm đến chiếm nhà của bà, ngôn ngữ ấy lại thể hiện được cái sắc sảo,
đáo để nhưng vẫn rất thấu tình hợp lý: "… Nhưng mà dò sông, dò biển dò nguồn.
Biết sao được bụng lái buôn mà dò; Thì đêm rủ rỉ, rù rì, tiếng nặng bằng bấc, tiếng
chì bằng bông; Nghĩa là chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi!...".
Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, một cách khéo léo tự nhiên, bà Lãng đã ngang
nhiên chỉ mặt đặt tên mọi thủ đoạn hèn hạ và bất lương của những kẻ chức quyền
mà lòng lang dạ thú.
Với cái nhìn đa diện, đa chiều sâu sắc, bằng việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ
một cách điêu luyện để phản ánh hiện thực và xây dựng hình tượng nhân vật, Ma
Văn Kháng đã đưa sự sống vào văn chương, thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa văn
chương với cuộc đời. Điều đó khiến cho người đọc có cảm giác Ma Văn Kháng
không chỉ gần gũi người dân trong ngôn ngữ mà gần gũi họ trong cả nếp nghĩ và
đời sống tâm tư tình cảm.
Không những Ma Văn Kháng sử dụng đậm đặc thành ngữ, tục ngữ trong tiểu
thuyết thời kỳ Đổi mới, mà nhà văn còn sử dụng rất hiệu quả từ ngữ thông tục trong
sáng tác của mình. Rất dễ dàng nhận thấy trong tiểu thuyết của nhà văn một hệ
thống từ ngữ thông tục xuất hiện, nó tạo nên giá trị mới trong tác phẩm của ông.
Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Giáo sư Đinh Trọng
Lạc quan niệm rằng: "Từ thông tục là những từ chỉ được dùng trong lời nói miệng
thoải mái, thậm chí còn thô lỗ tục tằn". Như vậy, từ thông tục có thể được hiểu ở hai
cấp độ; cấp độ thứ nhất là những từ sử dụng thông thường mà quần chúng dễ hiểu,
dễ tiếp thu; cấp độ thứ hai là những từ thô lỗ tục tằn chỉ trong lời nói miệng thoải
mái. Cả hai cấp độ này đều được xuất hiện trong môi trường giao tiếp sinh hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
hằng ngày. Khảo sát hệ thống từ ngữ thông tục trong một số tiểu thuyết thời kỳ Đổi
mới của Ma Văn Kháng và một số tác giả khác chúng tôi thấy (xem bảng 3.2):
Tác phẩm Tác giả
Số
trang
Từ ngữ
thông tục
Tỷ lệ
tính
trên
trang
văn bản
Số
lƣợng
Số lần
Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng 359 155 180 0,50
Đán cưới không có
giấy giá thú
Ma Văn Kháng 397 198 209 0,53
Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng 278 149 160 0,57
Quê nhà Tô Hoài 290 96 112 0,39
Thời xa vắng Lê Lựu 405 87 98 0,24
Bảng 3.2: Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma
Văn Kháng.
Hệ thống từ thông tục được khá nhiều các nhà văn hiện thực làm phương tiện
sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ngay từ
những tác phẩm đầu tay Ma Văn Kháng đã sử dụng một cách có hiệu quả vốn từ
ngữ thông tục của mình. Bởi thế, hệ thống từ ngữ thông tục đã được Ma Văn Kháng
sử dụng một cách thường xuyên và có nét sáng tạo độc đáo.
Nhìn vào bảng khảo sát chúng tôi nhận thấy, sự xuất hiện từ thông tục trong
sáng tác của Ma Văn Kháng chiếm một tỷ lệ cao (so với các tác giả mà chúng tôi so
sánh). Tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu chúng tôi thấy cứ 4,1 trang văn bản mới
xuất hiện một từ thông tục. Trong cuốn Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Tiến sĩ
Mai Thị Nhung đã thống kê, khảo sát về từ ngữ thông tục của nhà văn Tô Hoài và
một số tác phẩm của một số nhà văn khác và có kết quả như sau; Nếu ở Ngô Tất Tố
cứ 6,2 trang văn bản mới xuất hiện một từ ngữ thông tục; Nam Cao 3,3 trang văn
bản mới xuất hiện một từ ngữ thông tục; Tô Hoài có tần số xuất hiện cao hơn cả
khoảng 2 trang văn bản có một từ ngữ thông tục, thì Ma Văn Kháng chúng tôi nhận
thấy cứ trung bình 1,9 trang văn bản lại xuất hiện một từ thông tục. Như vậy, ta thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Ma Văn Kháng và Tô Hoài là hai nhà văn sử dụng từ thông tục với mật độ tương
đối dày đặc. Đúng như nhận xét của Giáo sư Phong Lê: "… Nếu muốn tìm đến sự
phong phú của ngôn ngữ - áp cận được vào thì hiện tại tôi nghĩ cần đọc Ma Văn
Kháng và trước đó là Tô Hoài…".
Cũng giống như Tô Hoài, Ma Văn Kháng đã sử dụng những từ ngữ thông tục
một cách sáng tạo để tạo sự gần gũi, thân mật cũng như để tạo ấn tượng khó quên
trong lòng người đọc về bức tranh hiện thực muôn màu, muôn vẻ. Nhưng có một
điều khác biệt dễ nhận thấy giữa Ma Văn Kháng và một số nhà văn khác (đặc biệt
là Tô Hoài), là càng những tác phẩm sáng tác sau thì tần số xuất hiện những từ ngữ
thông tục càng đậm đặc. Những từ thô lỗ, tục tằn quen dùng trong lớp ngôn ngữ gọi
là kém văn hoá hay còn gọi là từ ngữ thô tục được nhà văn sử dụng để phản ánh
hiện thực một cách sống động nhất.
Trước hết, đó là thứ ngôn ngữ sặc mùi chợ búa, "phe phẩy" của một lớp thị dân
mới đang tồn thờ chủ nghĩa đồng tiền coi vật chất là trên hết. Đó là ngôn ngữ của
Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú. Hãy nghe những lời Xuyến nói với
Tự - người chồng đã có lúc cô từng tôn thờ: "Không về thì lấy gì đổ vào mồm. Rõ
chết đến đít mà còn sĩ. Thanh với chả bạch. Ông thích ôm cái nghèo đói thì cứ việc"
[21,24]. Hoặc "Tiên nhân nhà nó chứ. Ra cái thời buổi này đứa nào có Xípvôtơ là
đứa đấy tha hồ ăn cướp điện của người khác. Hoạt, mày có dựng cái xe thổ tả này ở
ngoài hiên không tao đập gãy cha nó ra cho biết tay bây giờ. Người ta thì khôn cậy,
khéo nhờ. Mình thì… rõ cứt nát còn đòi có chóp. Đói rài đói rạc lại còn xe với
pháo…" [21,78]. Xuyến đã sử dụng ngôn ngữ của "kẻ chợ búa" để chì chiết và đay
đả chồng con không tiếc lời, chính vì vậy Tự cảm thấy đau đớn hơn bao giờ hết.
Không chỉ với chồng với đứa con dứt ruột đẻ ra Xuyến cũng không một chút tình
nghĩa. Hãy nghe lời nói của Xuyến với con gái mình:
"… Nhà này như có kẻ ăn trộm. Mày đi đâu về, hả con ranh?
- Con đi học thêm ạ.
- Học thêm cái mả mẹ mày. Tao đã khoá cái hòm gạo hôm kia rồi mà. Cứ rủ rê
bố mẹ mày vào chơi cho lắm vào, rồi dã họng con ạ" [21,10]. Không ai có thể ngờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
đây là lời của một người mẹ - tấm gương cho con cái mình học tập noi theo.
Khi lao vào con đường làm ăn, Xuyến không còn giữ chút nhân cách, từ lời ăn
tiếng nói đến những mối quan hệ. Chị quan hệ với đủ loại người, mà chủ yếu là loại
vô học, vô giáo dục. Đây là cuộc chuyện trò tại nhà của Xuyến của đủ loại người
trong một Hội bát họ.
"… Cái gác quý nhẩy!
(…)
- Gớm toàn sách là sách.
- Chuyện, ông giáo không có sách thì lấy cứt mà dạy à.
- Kín đáo nhỉ! Bồ bịch mà kéo nhau lên đấy hú hí thì còn gì bằng!
- Cho bà thuê đấy!
- Dễ tao sợ! Đã chơi thì gầm cầu, nhà xí tao cũng đ. sợ…" [21,275].
Chưa hết chúng còn bày tỏ quan niệm sống một cách thật trắng trợn, bỉ ổi. Với
chúng có tiền là có tất cả, đồng tiền là mục đích sống, là hạnh phúc của chúng:
"… Ăn nhau là ở chỗ dầm vốn, cô Xuyến ạ!
- Thời buổi này có tiền là có tất cả.
- Thì vưỡn là vậy. Kim ngần còn phá cả luật lệ nữa cơ. Tư bản, cộng sản, anh
chó nào chả thích tiền!
- Có tiền khắc có bướm
- Tiền và bướm, bà ạ.
- Hí hí!... thật thế…" [21,277]
Đó là thứ ngôn ngữ chợ búa, vô văn hoá của lớp người thị dân tầm thường.
Với một con người có nhân cách, có văn hoá như Tự, thì những lời nói đó không
thể chấp nhận được.
Cùng chung với số phận của Tự còn có Khiêm (Ngược dòng nước lũ). Trong
lúc đang ốm đau phải nằm liệt gường, mơ màng trong cơn mê tỉnh, Khiêm cũng
phải choàng thức khi nghe tiếng Thoa - vợ anh trò chuyện với những kẻ đồng hành.
"... Thấp cơ thua trí đàn bà hết! Chúng mày có thấy cái thằng mặt lờ nó ngay
ra khi mẹ mày đưa phong bì xịn ra không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
- Chịu chị cả rồi!
- Thằng đ. nào mà chả thế. Được cái lờ xỏ, bỏ cái lờ chui là một. Thấy cái mặt
lờ bẩy vía mất cả bẩy là hai. Từ chóp bu tới thằng xế lô, thằng nào cũng vậy. Chính
vì thế nên con giám đốc xí nghiệp cũ của tao mới đem cái mẹt của nó lên được chức
Cục, chức hòn chứ!". Đọc những trang văn như thế, người đọc thấy ngôn ngữ thời
đại này quả đúng "sắc lạnh, thô bạo, y như người". Không biết còn bao nhiêu kẻ có
đầu óc tư duy giản đơn, kém phát triển, ham hố quyền lực danh vọng, bạc tiền, nhục
dục như Thoa, Xuyến?… Họ nói năng, chửi bới, đi lại ồn ã trên trang sách, giữa
cuộc đời, trong cơ quan, trường học, thậm chí ở ngay trong chính gia đình nơi được
coi là tổ ấm bình yên giữa cuộc đời ồn ã hôm nay.
Trước sự chi phối mạnh mẽ của đồng tiền, giờ đây mối quan hệ giữa con người
với con người đang có nguy cơ bị rạn nứt. Chỉ vì của cải mà con cái chửi bới mẹ,
chị em rủa xả lẫn nhau. Cảnh tượng của gia đình chị em Vàng Anh và Vành Khuyên
(Côi cút giữa cảnh đời) đã phơi bày được tất cả sự thật về các mối quan hệ bất ổn
đó. Hãy nghe ngôn ngữ của những kẻ coi đồng tiền là tất cả:
"... Chúng bay giết tao đi! Giời ơi là giời ơi! Giàu có làm gì cho nó khổ thế
này, ông Đại ơi là ông Đại ơi!
Rồi tiếng Vàng Anh rít.
- Câm mẹ mồm đi. Việc gì đến bà nào. Bà là cái đinh gỉ gì trong nhà này nào.
Nó có tội, tôi phải xử nó.
- Tao đ. có tội với đứa nào hết!
- Đ. có tội hả? Cái cát xét đâu? Mày đưa cho thằng ma cô nào rồi, hở con đĩ dại?
- Này, chị không có quyền hỏi cái cát xét ấy nhé. Của chị hả?
- Của tao! của tao.
- Đ. phải của chị.
- Ối giời ơi, nó ăn cướp của tôi. Tôi đi vắng, nó mở khoá lẻn vào buồng tôi,
xách cái cát xét đi cho thằng nhân tình!
- Mày câm ngay!
- Tao đ. câm. Bêu bêu... thằng nhân tình vẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
- Tao phải giết mày! rồi tao đốt cả cái nhà này! Cho tất cả của cải ra tro
bụi hết." [23,202]
Đồng tiền đã biến chị em Vàng Anh, Vành Khuyên thành những đứa trẻ vô
giáo dục, thành những đứa con bất hiếu, phá hoại đến tan cửa nát nhà. Mối quan hệ
trong gia đình khi những đứa con bất hiếu không còn coi trọng đạo ý thông thường
ngày càng bị rạn nứt.
Trong quá trình xây dựng nhân vật Hứng (Côi cút giữa cảnh đời) - trưởng
phòng hành chính tại xí nghiệp B - nơi cô con dâu của bà cụ Lãng từng làm việc,
Ma Văn Kháng không quên trang bị cho hắn một phong cách ngôn ngữ khá đặc
trưng. Với lối ăn nói "bặm trợn", ngôn ngữ thô tục hoàn toàn lột tả bản chất của một
tên lưu manh như hắn. Ví như khi rắp tâm đến chiếm đoạt nhà ở của ba bà cháu
Duy, hắn buông lời khen người già: "Phải nói là vô cùng khôn ngoan, khôn ngoan
thật! Thật đúng là lão bang sinh châu, trai già có ngọc"; khi quát nạt bọn trẻ: "Mụ
già đâu? mẹ kiếp! dòng giống nhà này là cứng cổ lắm"; trước tiếng khóc của trẻ thơ
thì hắn sẵn sàng văng tục: "Thông cảm cái cục cứt ấy. Đúng là giống đốn mạt, đục
từ đầu sông đục xuống"… "Câm mẹ mồm đi!... ". Thực tế ta thấy, Ma Văn Kháng
không cần phải miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể về nhân vật này, mà chỉ qua lời ăn
tiếng nói người đã đọc nhìn thấu không những về ngoại hình mà còn thấy rõ bản
chất lưu manh côn đồ của chúng.
Đối với những nhân vật trí thức "rởm", trí thức lưu manh, Ma Văn Kháng đã
cho họ sử dụng loại ngôn ngữ đặc thù - đó là lớp ngôn ngữ rất đời thường với hàng
loạt khẩu ngữ, kết hợp lối so sánh ví von thô thiển, tục tằn chuyên dùng cho bọn lưu
manh, vô văn hoá, du thủ du thực, cặn bã của xã hội. Lớp ngôn ngữ ấy giờ đây lại
được đặt vào miệng lưỡi của những kẻ quyền cao chức trọng rất phù hợp với bản
chất hèn hạ, ti tiện, vô văn hoá của lũ người này.
Nhân vật Quan lớn Lại (Đám cưới không có giấy giá thú) là một trong số loại
người ấy. Nằm trong giới lãnh đạo cấp cao, đại diện cho dân, cho Đảng nhưng lại
vô liêm sỉ và ngu dốt vô cùng. Đứng trước hơn hai nghìn học sinh, đại biểu có, nhân
dân và các thầy cô giáo trong trường cũng có, trong ngày khai giảng - ngày mở đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
cho tiến trình văn hoá mới ở một vùng quê hẻo lánh vậy mà ông ta lại lấy cương vị
của cấp trên để đe doạ: "Và hãy liệu hồn chớ có nhi nhoe, cậy dăn ba cái kiến thức
để vênh váo; trí thức không bằng một cục cứt chó khô đâu, các người hãy nhớ lấy!"
[21,102-103].
Thế rồi ông ta còn trơ trẽn kể lại "chiến công hiển hách" của mình trong Hội
nghị Quan Dân chính Đảng: "Tôi dẫn một tiểu đội xông vào dinh thằng tỉnh trưởng.
Cửa đóng. Tôi đạp một phát nhảy vào. Bàn giấy nó còn tung toé giấy tờ, tài liệu.
Khoái quá! Đã bao giờ được vào đến đây. Vinh hoa lúc phong trần. Tôi liền vạch
chim tương luôn một bãi trên mặt bàn giấy của nó. Cho nó sướng!" [24,102]. Thật
như một kẻ vô học, vô văn hoá. Ông Quan lớn Lại hiện ra trước mắt người đọc là
một con người như thế!
Cùng nằm trong hệ thống những kẻ cầm quyền ngu dốt ấy, Cẩm, Dương trong
Đám cưới không có giấy giá thú cũng được Ma Văn Kháng cho sử dụng một lớp
ngôn ngữ đời thường - những từ ngữ thô tục. Với những từ ngữ này đôi khi chỉ một
câu nói, mà có sức lột tả bản chất một cách rõ ràng, cụ thể. Trong bất cứ hoàn cảnh
nào Cẩm cũng nói: "Như thế là rất tốt", mà đằng sau cái "rất tốt" là sự dốt nát và bỉ
tiện. Khi ông Thống xuất huyết não, nằm ở bệnh viện chưa biết sống chết thế nào,
Cẩm vẫn điềm nhiên báo cáo trước hội đồng giáo viên trong trường: "Tình hình
chữa bệnh cho ông Thống như thế là rất tốt". Cho dù ông ta biết rõ sự nguy hiểm về
tính mạng còn đang chờ đợi ông Thống. Đối với những người có một trái tim nhân
hậu thì xót thương cho ông nhưng với Cẩm việc ông Thống bị xuất huyết não và
cấm khẩu lại là một tin vô cùng vui, vì việc làm bỉ ổi của hắn giờ đây được chôn vùi
mãi mãi. Với nhân cách và việc làm như thế, ông Cẩm luôn bị mọi người trong
trường khinh bỉ, coi thường. Trong một lần xô xát với Thuật giáo viên dạy Toán,
bản chất ấy một lần nữa lại được hiện lên một cách rõ rệt thông qua những từ ngữ
của chính ông ta.
"… Đồ chó! đồ khốn!
- Mày bảo ai là đồ chó, hở thằng mõ?
- Mày! Mày là đồ chó! Đồ chó đểu.
(…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
- Cẩm! Cẩm! Thằng mõ! Mày dám hành hung ông hả! Mày chết với ông! ối
anh em ơi! Bắt hộ tôi thằng mõ kia với!" [21,261].
Bằng cách tận dụng hiệu quả sự biểu đạt của lớp từ ngữ này, Ma Văn Kháng
vừa lột tả bản chất của nhân vật, vừa bày tỏ thái độ của mình trước những con người
đội lốt trí thức mà ngu dốt, bỉ tiện. Thái độ đó không chỉ là biểu hiện của tư tưởng
bình đẳng, tiến bộ, dám nhìn thẳng vào hiện thực nói rõ hiện thực một cách chân
thực và sinh động, mà còn thể hịên cao độ tính chiến đấu trong ngòi bút của Ma
Văn Kháng trước những xấu xa, ti tiện trong xã hội. Bên cạnh đó nó còn chứng tỏ
tài năng, tinh thần dũng cảm và trách nhiệm của Ma Văn Kháng trước cuộc đời.
Như vậy, chính việc sử dụng ngôn ngữ dung dị đời thường mà tươi rói sự sống
trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của mình, Ma Văn Kháng đã phản ánh muôn mặt
của cuộc sống lên trang sách. Nhà văn không né tránh những điều còn nhức trong
cuộc sống hôm nay. Qua đó làm nên sự đa dạng, phong phú trong nhiều phương diện
nghệ thuật, đặc biệt là sự đa dạng nhiều màu sắc cho ngôn ngữ tiểu thuyết của mình.
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng
Như chúng ta đã biết, văn học vốn là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ văn
học không chỉ giúp nhà văn xây dựng xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống và con
người mà còn là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng tình cảm
của nhà văn.
Tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới chúng
tôi thấy, bên cạnh việc tận dụng triệt để vai trò và tác dụng của ngôn ngữ dung
dị , đời thường, Ma Văn Kháng còn sử dụng một hệ thống ngôn ngữ giàu tính
biểu cảm giản dị mà trong sáng vô ngần. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giản dị
mà trong sáng trong tác phẩm của Ma Văn Kháng trước hết được biểu hiện ở
việc xuất hiện hàng loạt những từ ngữ lạ và khả năng làm mới chữ tiếng Việt.
Điều mà cho đến nay, dường như ít có nhà văn nào có được hoặc nếu có thì cũng
chỉ là một vài trường hợp nhỏ lẻ và ít ỏi, chứ chưa thể dày dặn và nhuận nhị, đạt
trình độ nghệ thuật cao như Ma Văn Kháng .
Bằng cách cô đúc rút gọn, hoặc có khi là đảo đổi vị trí các từ tố mà trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ này, nhiều từ ngữ vốn đã quen thuộc,
thậm chí còn cũ kỹ, nhưng qua bàn tay của người nghệ sĩ tài năng này từ ngữ đó
lại trở nên mới mẻ , vừa có sức hấp dẫn ấn tượng vừa tạo ra những nét đặc sắc và
giàu tính sáng tạo và biểu cảm cao. Điều này góp phần khẳng định tài năng nghệ
thuật và sự giàu có về ngôn ngữ của Ma Văn Kháng trong đổi mới tư duy nghệ
thuật tiểu thuyết.
Ma Văn Kháng vốn là một trong số ít tác giả không ưa dùng chữ mòn, bởi
vậy, từ ngữ khi qua tay ông, dẫu quen hay lạ vẫn cứ "ánh chói lên cái nội lực bên
trong của nó".
Đúng vậy, đến với tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, người đọc như lạc vào
vườn hoa ngôn ngữ đa hương sắc, được lặn ngụp thoả thích và không khỏi không
sửng sốt, ngỡ ngàng trước thế giới ngôn ngữ vô cùng phong phú, mới lạ, vừa
dung dị, vừa rạng rỡ, long lanh. Có lẽ , với Ma Văn Kháng, việc giữ gìn sự trong
sáng và làm giàu thêm cho tiếng Việt là một việc làm vô cùng cần thiết và
thường xuyên. Vì thế , hầu hết sáng tác của Ma Văn Kháng, người đọc dễ dàng
nhận thấy số lượng từ ngữ lạ và những từ ngữ thông dụng được làm mới không
ngừng tăng lên. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi khảo sát một số tác phẩm
tiêu biểu của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới và nhận thấy (xem bảng 3.3):
Tác phẩm Tác giả
Số
trang
Từ lạ
Tỷ lệ
tính
trên
trang
văn bản
Số
lƣợng
Số lần
Mùa lá rụng trong
vườn
Ma Văn Kháng 359 99 106 0,29
Đán cưới không có
giấy giá thú
Ma Văn Kháng 397 108 125 0,31
Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng 278 79 82 0,29
Ngược dòng nước lũ Ma Văn Kháng 497 139 162 0,32
Thời xa vắng Lê Lựu 405 17 17 0,04
Bảng 3.3. Ngôn ngữ lạ trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Nhìn vào bảng khảo sát chúng tôi thấy, cứ trung bình khoảng 3,2 trang văn bản
lại thấy xuất hiện một từ lạ. Ở đây chúng tôi khảo sát bốn cuốn tiểu thuyết tiêu biểu:
Mùa lá rụng trong vườn - 1985; Đám cưới không có giấy giá thú - 1989; Côi cút
giữa cảnh đời - 1989; Ngược dòng nước lũ - 1999 và nhận thấy tỷ lệ tính trên trang
văn bản ở tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn là 0,29; ở Đám cưới không có giấy
giá thú là 0,31; ở Côi cút giữa cảnh đời là 0,29; ở Ngược dòng nước lũ là 0,32. Như
vậy, càng trong những sáng tác về sau tần số xuất hiện của lớp từ ngữ này càng
không ngừng tăng lên. Sự xuất hiện và không ngừng tăng lên của từ ngữ lạ và
những từ ngữ thông dụng được làm mới, điều này chứng tỏ đây không phải là sự
ngẫu hứng, tuỳ tiện, mà nó là một sự ý thức lớn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật
của nhà văn. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác
phẩm để làm nên một thương hiệu mới - thương hiệu Ma Văn Kháng.
Khi kể cho Phượng về nhan sắc của mình đã một thời làm nghiêng ngả cả ông
giám đốc đã có cháu nội, Lý (Mùa lá rụng trong vườn) đã nói: "… Ông không một
lời nói quyến rũ, không một cử chỉ bờm xơm… "[22,122]; khi miêu tả hành động
của nhân vật: "Lý ve vé đi tới nghiêng xuống giữa Luận và ông Bằng" [22,72]; hoặc
khi miêu tả thói cầu toàn đến mức thái quá của người vợ đối với chồng, bà trưởng
phòng của Phượng đã mỉa mai: "Thế nào con mẹ kia nó bắt phải mua đường phên
để làm bánh trôi bánh chay à! Rõ võng hãnh quá!" [22,146].
Ở tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn loại từ ngữ này xuất hiện khá nhiều
chẳng hạn; đầu ghếch, con mắt lờ ngờ, xong xóc, lúi xùi, hốc xì, hào hển, nhạt
nhếch, võng hãnh, ỏn thót, phô phang, bờm xơm, khủng khỉnh, sắc lẻm, i uôm, tươi
mưởi, nồng nã, giọng ngột, phì phịt, nhợt sám… Còn đến với Đám cưới không có
giấy giá thú lớp từ này tăng lên rõ rệt, theo thống kê khảo sát chúng tôi thấy, nếu
Mùa lá rụng trong vườn lớp từ này xuất hiện 106 lần thì Đám cưới không có giấy
giá thú có 125 lần xuất hiện từ lạ và từ mới. Đó là những từ như; oe ngửa, sinh toả,
rông rỡ, tằng hắng, len lách, khinh khích, rơn rởn, nôn nức, rổn rang, nguyên
thuần, khảng lảng, hý lộng, khuôn mức, tươi mưởi…; Ở tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời chúng tôi nhận thấy, lớp từ này xuất hiện 82 lần trên 278 trang văn bản, ví
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
dụ như; xút xít, lắp tự, chằm bặm, thẽ thọt, bè nhè, loạc choạc, chèm chép, cái nhìn
xoi xói, mắt ậng nước, chong chóc, mắt óng ánh, chộn rộn, rún rín, nắc nỏm, lón
chón, lí láu, hùn hạp, ngún khói…
Như vậy, ta thấy Ma Văn Kháng không những không ngừng sáng tạo trong
nghệ thuật, không ngừng làm mới kho chữ vốn đã quen thuộc, mà còn là một trong
số ít nhà văn có được năng lực đáng vị nể trong việc sáng tạo những từ ngữ mới lạ
chưa có trong từ điển tiếng Việt.
Trong Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng đã tái hiện lại cuộc trò chuyện
của bà Lãng với các cụ tổ hưu tại thư viện của cụ Hồn Nhiên:
"Cụ Hồn Nhiên nở bừng hai con mắt óng ánh dưới hai vệt mày bạc phếch:
- Đây là chứng cứ thực nhé - cụ chỉ bà tôi.
- Nào, cụ cho tôi biết ai là kẻ hậm hực với việc tôi mở thư viện phường để
nâng cao dân trí? Nào, ai là kẻ chửi bóng chửi gió tôi tuyên truyền cho Tàu? Nào, ai
dám nói Tây du ký là chuyện Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, hử?
Bấy giờ tiếng cười lại còn tung toá to hơn lúc nãy. Lợi dụng lúc chộn rộn, cụ
Xương, nhà văn lão thành mon men dịch ghế tới cạnh bà tôi khe khẽ…" [23,94].
Chỉ một đoạn hội thoại ngắn mà ta thấy xuất hiện ba từ ngữ mới lạ mắt óng ánh,
tung toá, chộn rộn điều đó cho thấy Ma Văn Kháng luôn có ý thức trong việc làm
giàu cho kho tàng ngôn ngữ quý báu của dân tộc. Với việc xuất hiện lớp từ ngữ này,
khi đọc tiểu thuyết Ma Văn Kháng người đọc có cảm giác mới lạ thích thú và hấp
dẫn, bởi họ như thường xuyên được thay đổi khẩu vị và lặn ngụp thoả thích trong
dòng ngôn ngữ vô cùng phong phú và không trùng lặp của nhà văn.
So với sáng tác của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy, tác giả cũng dùng một số từ
ngữ lạ chưa có trong từ điển tiếng Việt, nhưng số lượng từ ngữ đó lại rất ít ỏi và ý
nghĩa giá trị cuả các từ ngữ đó còn đơn giản mờ nhạt, chứ chưa mang lại hiệu quả
nghệ thuật cao như trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới.
Khi Sài - nhân vật chính trong tác phẩm Thời xa vắng buông ra những lời
khuyên răn, bảo ban đứa cháu gái, Lê Lựu miêu tả: "Nào, đã bảo làm việc gì xong
việc ấy mới làm việc khác, ai khiến cái kiểu nhanh nhảu đoảng như thế. Nào, quen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
thói toạ tệch, đểnh đoảng ở nhà đến đây phải học hỏi, phải rèn luyện làm ăn nề nếp
chứ" [306]. Từ toạ tệch chưa có trong từ điển tiếng Việt. Đặt trong văn cảnh này Lê
Lựu sáng tạo từ toạ tệch là ý muốn nói về thói cẩu thả, qua loa, đại khái, lôi thôi,
bừa bãi của đứa cháu gái. Có thể nói, đây cũng là một sự sáng tạo tuy nhiên chưa có
sức khái quát cao, cũng như hiệu quả nghệ thuật của nó chưa mang ý nghĩa lớn.
Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, những từ ngữ lạ được nhà văn sáng tạo
có hệ thống nhờ vậy nó mang một ý nghĩa sâu sắc, bao quát được nội dung của các
sự vật, sự việc mà nhà văn muốn diễn tả. Đó chính là giá trị nghệ thuật mà nhà văn
muốn hướng tới. Khi miêu tả khuôn mặt của Thuật trong Đám cưới không có giấy
giá thú - một thầy giáo tài năng nhưng tính cách lại chông chênh, ngạo ngược nhà
văn miêu tả: "khuôn mặt Thuật sạch không một nét ngạo ngược, tàn ác"… "Nghe tiếng
gày đá bóng cậm cạch và tiếng nói hý lộng của Thuật ở phía sau, Tự quay lại…".
Từ cậm cạch và hý lộng là những từ ngữ mới lạ. Theo chúng tôi từ cậm cạch
trong ngữ cảnh này được nhà văn miêu tả được nhà văn miêu tả bước đi chậm, có
một chút gì đó ngông ngáo. Còn từ hý lộng là lộng ngôn, lời nói cho sướng miệng
không có văn hoá. Với việc sử dụng hai từ lạ này, con người và tính cách của Thuật
đã được cụ thể hoá một cách sinh động và dễ hiểu.
Khi diễn tả tâm trạng thành kính của Tự trong đêm Giáng sinh Ma Văn Kháng
đã viết "Đêm Nôen rét buốt chưa từng. Mưa mây thả bụi phủ màn hư ảo lên thị trấn
từ lúc chiều buông. Cái rét giá và niềm xác tín kích thích con người đến với nhau
tìm hơi ấm trong hội đoàn, thúc dục cả chính Tự". Chỉ ba câu văn nhưng tác giả sử
dụng tới hai từ ngữ mới. Từ "rét giá" theo chúng tôi đây không phải là từ lạ, mà là từ
rất thông thường nếu không muốn nói là cũ kĩ. Nhưng qua bàn tay của Ma Văn
Kháng, bằng cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, sáng tạo nhà văn đã đảo đổi các từ tố để
tạo ra một ngôn từ thật mới mẻ, mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Nếu chúng ta để một
từ thông thường "giá rét" ở vị trí của câu văn thì không có gì là mới lạ và cũng chưa
mang lại giá trị sâu xa mà tác giả muốn diễn tả. Nhưng nếu dùng từ "rét giá" để diễn tả
thời tiết đêm Nôen năm ấy, thì độc giả không những cảm nhận được khí trời lạnh mà
còn diễn tả trạng thái của thời tiết lạnh, rất lạnh, đồng thời làm mới cho câu văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
Từ xác tín cũng là một từ lạ. Xác tín được hiểu theo nghĩa đơn thuần: xác định
điều đó có thật. Trong văn cảnh này, từ xác tín được tác giả sử dụng là rất hợp lý và
đắc địa. Xác tín trong trường hợp này chính là niềm tin của con người, một niềm tin
trong sáng, không chút hoài nghi. Đó là niềm tin trong sáng tột cùng. Chính niềm
tin ấy đã thúc đẩy, đã kích thích con người đến với tín ngưỡng, đến với nhau.
Như vậy trong cùng một ngữ cảnh, nhưng chỉ cần có sự sáng tạo của nhà văn
thì câu văn sẽ trở nên sâu sắc, hấp dẫn và ấn tượng hơn. Ma Văn Kháng đã đem đến
cho người đọc những từ ngữ mới lạ mà rất hàm súc được đặt trong một ngữ cảnh
phù hợp, tạo nên nhiều nét nghĩa.
Khi nhìn nhận về ông Thống, tác giả viết: "Ông không phải là người blăng
tông, tạp vụ, thủ trống mang bóng hình mờ mờ xo xúi vô nghĩa ở mái trường nho
nhỏ này". Từ xo xúi theo chúng tôi mang ý nghĩa giống với từ xo - tả dáng vẻ co
người, cố thu nhỏ mình lại, nhưng dưới bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ Ma Văn Kháng
tạo ra những nét nghĩa mới, đặc sắc ấn tượng. Trong trường hợp này từ xo xúi
không chỉ nói về sự nhỏ bé, mà còn nói về sự yếu đuối mờ nhạt, mà tác giả sử dụng
từ này nhằm mục đích khẳng định hình ảnh của ông Thống - ngoài tấm lòng yêu
nghề, yêu trẻ tha thiết ông còn là một nhân cách đàng hoàng.
Với một giờ dạy "không thuận buồm xuôi gió" của Tự, tác giả miêu tả: "Anh
không tạo lập được sự hoà đồng. Lớp học là một môi trường khảng tảng, đầy mâu
thuẫn, mập mờ những ẩn ngữ không sao hiểu nổi". Còn căn gác xép nhỏ của Tự, nơi
hiện diện sự vượt thoát của anh trong những vây bủa của hoàn cảnh lại được nhà
văn miêu tả: "Con người ngoài ăn mặc, yêu đương, còn cần một không gian sinh
toả. Cái không gian sinh toả của Tự là ở đây. Đây là thiên đường…". Ở đây, tác giả
đã sử dụng hai lần từ ngữ lạ sinh toả. Từ sinh toả chưa có trong từ điển tiếng Việt.
Theo chúng tôi trong trường hợp này từ sinh toả được hiểu không chỉ là không gian
sinh sống, sinh tồn, môi trường sống, từ sinh toả còn được hiểu theo ý nghĩa là
không gian để ở đó Tự phát tiết anh minh, toả ra cái tinh tuý nhất của mình để thoả
chí lặn ngụp trong văn chương. Nếu như thay thế từ sinh toả bằng từ ngữ khác như
sinh sống câu văn vẫn có ý nghĩa nhưng không thể diễn tả được ý đồ của tác giả khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
khắc hoạ nhân vật Tự. Bởi ở anh, không gian sinh sống không có ý nghĩa lắm, điều
mà anh mong ước là cần một nơi để Tự chiếm lĩnh được những ý tưởng, những vẻ
đẹp cao quý thanh khiết của văn chương. Chỉ có không gian sinh toả ấy nó mới cần
cho Tự và chỉ có cái không gian sinh toả ấy anh mới thoát khỏi sự bủa vây tù túng
của hoàn cảnh. Vì thế nơi đây đã trở thành tháp ngà, thành thiên đường của Tự. Đây
quả là những lớp từ ngữ mới, được tác giả sử dụng một cách đắc địa, được đặt trong
một ngữ cảnh rất phù hợp đem lại giá trị thể hiện cao.
Quả thật, khi đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ này, người đọc đi hết
ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác trước vườn hoa ngôn ngữ lung linh sắc màu,
không ngừng biến hoá, cải tiến của tác giả. Hệ thống từ ngữ ấy đã tạo đà cho nhà
văn thoả sức tung hoành trong thế giới riêng mà mình đã được sở hữu. Chính nhờ
vào tài năng sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ tiểu thuyết, mà Ma Văn Kháng đã khẳng
định một thương hiệu riêng khu biệt với nhiều nhà văn cùng thời.
Như đã nói ở trên, ngôn ngữ văn học là một phương tiện truyền đạt tư tưởng,
tình cảm của nhà văn nên Ma Văn Kháng đã vận dụng nó một cách triệt để và sáng
tạo để làm nên một nét riêng trong văn phong của mình.
Đến với kho ngôn ngữ "rủng rỉnh" của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy
nhà văn còn sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc tâm trạng của nhân vật - đó là lớp
ngôn ngữ mềm mại, hiền hoà, duyên dáng, trong sáng, tình ý đắm sâu trong từng
câu chữ thể hiện một phong cách trữ tình, trầm lắng.
Cần phải thừa nhận ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng là một thứ ngôn ngữ
được nhà văn trau chuốt, vừa giàu tính biểu cảm vừa rất mực trong sáng, giản dị.
Đặc biệt ở những đoạn văn chứa đựng những từ ngữ dãi bày cảm xúc tâm trạng, Ma
Văn Kháng đã thực sự lôi cuốn người đọc bằng những nét bút tinh tế.
Hãy nghe Luận (Mùa lá rụng trong vườn) tâm sự suy nghĩ của mình về những
ngày đã qua đầy sóng gió của gia đình với người vợ trẻ vô cùng yêu quý và rất đáng
trân trọng trong anh dạt dào nguồn mạch của những cảm xúc "Phượng à, cuộc sống
chung của chúng mình đã được mười năm và trong mười năm đó ba nghìn sáu trăm
ngày vất vả của em. Anh tự hỏi: Cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
đó? Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng đức hy sinh cao quý và
sức chống chọi cứng cỏi, bền bỉ của em không? Từ em toả sáng vẻ đẹp mạnh mẽ,
bình dị và tự nhiên. Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn, vì có em bên cạnh,
Phượng à" [22,327]; khi nói chuyện về tương lai, hạnh phúc của Lý, Phượng đã
phản đối ý kiến của chồng "Sao? Chị Lý ly dị anh Đông ấy à? Không! Không!
Không thể được. Sao anh lại nghĩ thế. Sống với anh Đông chị ấy có thể bực bội, khó
chịu và về nhiều mặt chị ấy không thoả mãn. Nhưng bỏ anh ấy lúc này… thì nguy
hiểm lắm. Em không tán thành! Em không đồng ý! Anh phải bỏ ngay ý kiến này đi!
Nguy hiểm lắm!" [22,329]. Bằng lớp ngôn ngữ mềm mại, hiền hoà, duyên dáng mà
cứng rắn, Ma Văn Kháng đã đưa người đọc tự cảm nhận đến với những tấm lòng vị
tha, những đời sống tình cảm yêu thương vô cùng cao đẹp, sâu sắc của con người
với con người.
Ở tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú có rất nhiều chuỗi độc thoại nội
tâm rất dài của Tự về nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng, ngậm ngùi khi nhận ra sự bất
công phi lý và thân phận bạc bẽo đến thảm thương tội nghiệp của mình: "Chà, dám
nghi ngờ những người lao động, thành phần cơ bản của xã hội ta, những xích lô, đồ
tể, mõ làng… Ôi giáo Tự khù khờ, xã hội này là xã hội của người lao động. Xét về
mọi mặt, anh ta sáng giá hơn mấy anh tư sản nhiều. Rường cột của xã hội này là con
người xuất thân nghèo khổ như Lại, như Cẩm, chứ loại như Tự giỏi lắm chỉ như gã
chạy cờ thôi" [21]. Hoặc trước sự hoan hỉ của Xuyến nhà văn sử dụng những từ ngữ
bộc lộ cảm xúc để diễn tả tâm trạng xót thương của Tự "Ôi, nhìn Xuyến hân hoan
trước cái tủ ly mới sắm mà tội nghiệp. Thấy Xuyến rụt rụt rè rè ở cái đám bát họ, một
cái trò con trẻ của những kẻ rạn dầy trên thương trường mà thương quá" [21,281].
Đặc biệt khi đặc tả nỗi đau phải ly biệt mái trường yêu dấu của Tự, ngôn ngữ
trong sáng giản dị và giàu tính biểu cảm của Ma Văn Kháng được bộc lộ và phát
huy hết khả năng biểu đạt của nó.
Tự như một kẻ đi xa trở về mái nhà yên ả, hồn hậu đầy thương nhớ, lớp học,
phấn trắng, bảng đen, mùi thơm trang vở mới, tiếng trống trường ấm áp tuổi hoa
niên, tình thầy trò thiêng liêng… tất cả đã đánh thức những tình cảm tốt đẹp nơi Tự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
Vậy mà giờ đây anh phải đến để thực hiện cuộc chia tay lớn của đời mình "Nhưng
chẳng lẽ anh lại có thể chia tay với mái trường thân yêu này? Chẳng lẽ là anh có thể
giã từ những kỷ niệm, những bóng hình thân thuộc cùng tất cả những gì mộng ước
đẹp đẽ và lớn lao, những gì anh đã hết lòng tôn thờ mấy chục năm qua? Sao cuộc
chia tay có vẻ bất đắc và buồn thảm quá thể, Tự ơi!"[21,398]
Phát huy triệt để khả năng tự miêu tả và biểu cảm của ngôn ngữ, Ma Văn
Kháng còn đưa người đọc đến với những đoạn văn tả cảnh như: Cảnh khu vườn nhà
ông Bằng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Dưới ngòi bút tài năng, việc
tận dụng thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị trong kho ngôn ngữ "rủng rỉnh" của
mình, Ma Văn Kháng đã tái hiện lên một khu vườn thật sinh động, có hồn, khiến
người đọc cảm giác như được cùng tác giả bước vào thiên đường của trần thế với
một cảm xúc tươi mới: "Cây trong vườn nhà ông Bằng tốt tươi hơn những nơi khác.
Kể từ khi xuân sang, trên cành lá của chúng đã có sự hăm hở khác lạ. Giờ thì nhãn
đã ra hoa. Lặng lẽ, trên cành cao tít, hồng bấy lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một
sắn lắng nhẹ, như phấn thông vàng. Hoa gọi ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh
nở đầy đặn. Rồi sấu. Rồi vải. Lạ, vải kết quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai
trở dậy, đứng dưới gốc sấu hoa rụng đầy, mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên cành
vải đã thấy những chùm quả non nho nhỏ, xanh như ngọc. Cây trong vườn năm nay
hứa hẹn một mùa quả sai theo một vòng sinh thái quen thuộc, mà vẫn có một gì lạ
lẫm khác thường. Hay là cây hoa rung cảm với giai điệu du dương của bản vườn khuya
cổ điển? Hay cây xúc động vì câu chuyện tình yêu và hơi ấm bàn tay vuốt ve, êm ái của
chị Hoài. Vào đêm, đứng ở vườn cây mới thấy sự kỳ ảo của hương cây, hương hoa.
Trong thanh lặng, hoa các loài từ cúc, nhài đến nhãn, vải bốc toả, thơm nồng dậy.
Không khí trong sạch, tĩnh mịch lạ, đến nỗi phảng phất cả một dải hương hoàng lan từ
đầu phố về họp hội; và dường như có thể nghe thấy ngọn mướp hương Phượng và chị
Hoài gieo vào đêm ba mươi Tết vươn mình, với những cánh tay mảnh như tơ, bắt cành
leo lên giàn" [21,178-179]. Quả thật, chúng ta như đang được chiêm ngưỡng sự sống
huyền diệu của cây cối trong khu vườn, mà vẫn cảm thấy bình dị, thân quen không xa
lạ, vì đó là tất cả những gì của cuộc sống đời thường mà thiên nhiên ban tặng. Với tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
sử dụng ngôn ngữ, Ma Văn Kháng đã thổi vào những vật tưởng như vô tri, vô giác linh
hồn của sự sống mãnh liệt bằng một loạt những từ ngữ giàu sức biểu cảm.
Hướng ngòi bút của mình vào việc miêu tả cuộc sống thường nhật của con người
ngôn ngữ Ma Văn Kháng lựa chọn bao giờ cũng là ngôn ngữ đời thường. Ngôn ngữ
này chính là phương tiện tốt nhất để chuyển tải tư tưởng và bộc lộ cảm xúc, tâm trạng
của con người. Ma Văn Kháng thật sự là một trong số ít các nhà văn có ý thức trong
việc phát huy triệt để khả năng tự miêu tả và biểu hiện của ngôn ngữ.
Như vậy, cùng với sự chuyển biến về cái nhìn và giọng điệu nghệ thuật tiểu
thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn đã có những vận động và chuyển biến mới mẻ
trong ngôn ngữ nghệ thuật. Tư tưởng dân chủ đã thấm sâu trong mỗi tác phẩm của ông,
làm thay đổi mối quan hệ giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc, khiến cho mối quan hệ
này thực sự dân chủ bình đẳng. Chính vì thế, mỗi vấn đề được đặt ra trong tác phẩm
đều được xem xét nhìn nhận và đánh giá bằng nhiều điểm nhìn khác nhau. Việc gia
tăng điểm nhìn tất yếu tạo nên cho tác phẩm nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để thay đổi
cho phù hợp với mỗi nhân vật, mỗi giọng điệu. Có thể thấy, ngôn ngữ nghệ thuật trong
tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ này đời thường hơn mà lại rất sinh động và sắc nét,
đồng thời ông vẫn giữ được cho lời văn của mình chất lãng mạn, thơ mộng của một
phong cách văn xuôi trữ tình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
KẾT LUẬN
1. Ma Văn Kháng là một cây bút văn xuôi đã được định danh từ những năm 70
của thế kỷ XX với tư cách là một nhà văn của miền núi. Hầu hết những tác phẩm
ông viết từ giai đoạn 1961 - 1980 đều viết về miền núi với cảm hứng ngợi ca.
Nhưng vào những năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã khiến người đọc ngỡ
ngàng khi cho ra đời khá dồn dập các tiểu thuyết về đời sống thành thị. Công cuộc
đổi mới của đất nước đã tác động lớn đến đời sống văn học và đã xoay chuyển
mạnh mẽ nền văn học đương đại nước nhà. Đổi mới với mỗi nhà văn lúc này như
một sự lựa chọn tất yếu để thử thách và làm mới ngòi bút của chính mình. Trở về
thành phố Ma Văn Kháng đã tìm thấy cho mình một hướng đi mới trong sáng tạo
nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới của nền văn học Việt Nam
hiện đại.
Không hài lòng với việc nhìn nhận, đánh giá hiện thực và cuộc sống con
người đơn giản, phiến diện một chiều, Ma Văn Kháng đã tự vượt lên chính mình,
vượt lên những khuôn mẫu định sẵn để thổi một luồng gió mới vào đời sống văn
học. Từ giai đoạn này trở đi, ông đã không ngừng tìm kiếm cho mình một tiếng nói,
một phong cách nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ nhất ở cái nhìn nghệ thuật.
2. Bằng năng lực tinh thần đặc biệt, tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi
mới đã thể hiện một cái nhìn sắc sảo tinh tế, đa diện, đa chiều ở nhiều cấp độ khác
nhau. Từ cấp độ vĩ mô, đến cấp độ vi mô, nhà văn đều phát hiện rõ những bộn bề
phức tạp trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn đã nhìn sâu vào hiện thực cuộc sống để
chuyển tải trên những trang văn của mình. Với nhãn quan tinh tế và mới mẻ, Ma
Văn Kháng đã phát hiện các mặt, các cực trong đời sống xã hội hiện nay. Đó là sự
ấu trĩ trong cơ quan quản lý với những điều bất cập, bất ổn trong việc lựa chọn cán
bộ chủ chốt. Ông đã mạnh dạn rung nên tiếng chuông cảnh báo, đòi hỏi Đảng và
Nhà nước cần có sự điều chỉnh. Ma Văn Kháng cũng không ngần ngại chỉ ra hậu
quả đau đớn mà chính những bất cập, bất ổn ấy đem đến. Đặc biệt với cái nhìn đa
diện, đa chiều, Ma Văn Kháng còn lo lắng cho đời sống gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Ông lo cho từng số phận con người rồi đây sẽ ra sao khi mà giá trị văn hoá, đạo đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
- nền móng của đời sống tinh thần đang có nguy cơ bị coi rẻ. Nhìn về những mặt
đen tối của xã hội, ta không thấy sự bất lực của nhà văn mà ngược lại ta thấy Ma
Văn Kháng luôn tin tưởng vào vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, vào quy luật muôn
đời của cuộc sống dù phía trước còn đầy chông gai thử thách.
3. Từ cái nhìn sắc sảo, Ma Văn Kháng đã chuyển tải bức đời sống muôn màu
lên trang sách và bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực cuộc sống trong buổi đầu
của cơ chế thị trường bằng một phương tiện thẩm mỹ đặc thù - giọng điệu nghệ
thuật. Chính sự tâm huyết và trách nhiệm với đời, với người mà tác giả đã tạo nên
nhiều sắc thái giọng điệu đặc thù trong sáng tác của mình và làm nên một Ma Văn
Kháng rất riêng biệt. Nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng thời kỳ Đổi mới chúng tôi thấy có nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau:
giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng; giọng điệu triết lý, triết luận; giọng điệu mỉa
mai, châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa. Những sắc thái giọng điệu này
song song tồn tồn nhằm tạo nên âm hưởng vô cùng đa dạng và mang đến sức cuốn
hút đặc biệt trong tiểu thuyết của nhà văn.
Khi nhà văn viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp trong cuộc sống, giọng điệu trữ
tình thiết tha, sâu lắng trở nên đắc địa. Bằng giọng điệu ấy, người đọc cảm nhận rõ
cái thiện, cái đẹp trong sâu thẳm trái tim của con người. Giọng điệu triết lý triết
luận, giọng điệu mỉa mai châm biếm, giọng điệu thương cảm xót xa được phát huy
hiệu quả một cách tối đa và trở thành phương tiện để tác giả sẻ chia suy nghĩ, bày tỏ
thái độ tình cảm của nhà văn trước số phận bất hạnh, cũng như khắc hoạ thành công
bản chất, tính cách nhân vật. Qua đó thể hiện bản lĩnh cứng cỏi của Ma Văn Kháng
trước cuộc sống.
4. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới là
một phương tiện đặc biệt thể hiện quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, tâm huyết
sáng tạo một cách nghiêm túc của nhà văn. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát,
thống kê, phân tích tổng hợp, chúng tôi thấy, hệ thống ngôn ngữ của Ma Văn Kháng
mang một vẻ đẹp giản dị , mộc mạc mà vô cùng trong sáng, giầu tính biểu cảm. Ma
Văn Kháng đã sử dụng thành công hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
riêng. Nhà văn cũng rất chủ động sử dụng ngôn ngữ đời thường, kết hợp với thành
ngữ, tục ngữ và hệ thống những từ ngữ lạ với khả năng làm mới chữ để chuyển tải
nội dung của tác phẩm. Có thể nói, ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi
mới góp phần làm nên "thương hiệu" riêng của nhà văn.
5. Nghiên cứu cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng đã khẳng
định được cá tính sáng tạo độc đáo trong mảng đề tài viết về thành thị. Từ cái nhìn
nghệ thuật đa diện, đa chiều, Ma Văn Kháng tạo nên những nét đặc sắc riêng trong
thế giới nghệ thuật của mình. Trong thế giới nghệ thuật ấy Ma Văn Kháng đã có
những cách tân mới với nhiều tìm tòi, sáng tạo trên phương diện nghệ thuật tiểu
thuyết, như giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật để làm nên khúc dạo đầu khá "ngoạn
mục" cho một giai đoạn văn học đổi mới.
Việc nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới
không chỉ dừng lại ở một số vấn đề: cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật,
mà có thể còn nghiên cứu ở những phương diện khác nhau. Tuy nhiên do thời gian
có hạn và khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ, chúng tôi tập trung nghiên cứu ba
phương diện đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Hy vọng chúng tôi có
dịp trở lại nghiên cứu ở phương diện nghệ thuật khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển - Tạp chí Văn học, số 4.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
3. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn
học (số 9), tr.66.
4. Nam Cao (1997), Tuyển tập Nam Cao tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Nam Cao (1997), Tuyển tập Nam Cao tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn
Kháng, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
7. Hồng Diệu (1990), Về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú - Báo Giáo
viên nhân dân, số 4.
8. Phan Cự Đệ (1997), Văn học, đổi mới và giao lưu văn hoá, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (Chủ biên) 2003, Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (chủ biên) 2001, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb
KHXH, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Định (2003), Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu trong thời kỳ
Đổi mới, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
12. Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới
(Giai đoạn 1980 - 1989), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.
13. Trần Bảo Hưng (1990), Đám cưới không có giấy giá thú hay là những nghịch lý
đau xót của thực tại - Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 6.
14. Trần Bảo Hưng (1984), Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề đời sống hôm
nay - Phụ nữ Việt Nam, số 17.
15. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Tô Hoài (1983), Đọc Mưa mùa hạ - Văn nghệ số 154
17. Tô Hoài (1981), Quê nhà (tiểu thuyết), Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt
Nam, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
18. Nguyễn Thị Huệ (1998), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ
1980 - 1986, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Huệ (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn
Kháng những năm 80, Tạp chí Văn học, số 2.
20. Ma Văn Kháng (2002), Lào Cai - Miền đất vàng - Tạp chí Văn nghệ Lào Cai, số 1.
21. Ma Văn Kháng (1995), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb VH, Hà Nội.
22. Ma Văn Kháng (2007), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Lao động, Hà Nội.
23. Ma Văn Kháng (2006), Côi cút giữa cảnh đời , Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
24. Ma Văn Kháng (2006), Chó Bi - đời lưu lạc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
25. Ma Văn Kháng (1982), Mưa mùa hạ, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Ma Văn Kháng (2003), Ngược dòng nước lũ, Nxb CAND, Hà Nội.
27. Ma Văn Kháng (2003), Vùng biên ải, Gặp gỡ ở LaPanTẩn - In trong Ma Văn
Kháng tiểu thuyết (Tập 2), Nxb CAND, Hà Nội.
28. Ma Văn Kháng (2003) Đồng bạc trắng hoa xoè, Nxb CAND, Hà Nội
29. Ma Văn Kháng (1989), Ngẫu hứng tự do sáng tạo - Tạp chí Văn học, số 2.
30. Ma Văn Kháng - Mỗi cuốn tiểu thuyết là một phần đời của tôi .
31. Ma Văn Kháng (2001), Sống rồi mới viết - Đặng Thanh Hương ghi.
32. Khrápchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
(Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
33. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD,
Hà Nội.
34. Phong Lê (1983), Văn học những năm 80 - Tạp chí Văn học.
35. Phong Lê (1988), Văn học và chính trị - Điểm nóng cần bàn, Tạp chí Văn nghệ
Quân đội.
36. Phong Lê (1990), Trên bức tranh của ngót nửa thế kỷ văn học mới - Tạp chí tư
tưởng văn hoá.
37. Phong Lê (1994), Văn học tự đổi mới để phục vụ sự nghiệp đổi mới văn học của
đất nước và lành mạnh hoá xã hội - In trong Văn học và công cuộc đổi mới,
Nxb Hội nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
38. Phong Lê (2005), Trữ lượng Ma Văn Kháng - Báo văn nghệ số 20, 21.
39. Phong Lê (1999), Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời - In trong Vẫn
chuyện Văn và Người, Nxb Văn hoá Thông tin.
40. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
41. Phong Lê (1985), Trên hành trình 40 năm văn xuôi: ngôn ngữ và giọng điệu.
42. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb, Hà Nội.
43. Chu Lai (2003), Phố, Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Lưu (1986), Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn - Văn nghệ, số 25.
45. Lê Lựu (1984), Thời xa vắng, Nxb hội nhà văn, Hà Nội.
46. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
47. Lê Thanh Nghị (1990), Về người trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú
- Báo nhân dân.
48. Đào Thuỷ Nguyên (2008), Tryện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh
thần con người vùng cao - In trong Tạp chí NCVH, Viện văn - Viện KHXH,
tr.56.
49. Lã Nguyên - Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn , in trong Ma Văn
Kháng truyện ngắn tập1, Nxb CAND, Hà Nội.
50. Mai Thị Nhung (2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Đỗ Hải Ninh (2002), Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng,
Tạp chí Sông Hương, số 164.
52. Nhiều tác giả (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học,
Hà Nội - Đà Nẵng.
53. Nhiều tác giả (Lê Bá Hân - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 1999), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
54. Nhiều tác giả (1980), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
55. Vũ Dương Quý (1990), Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng? - Báo Giáo
viên nhân dân, số 2, 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
56. Hoàng Sơn (1998), Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn - Báo Tiền
phong, số 46.
57. Phạm Trường Sơn Cảm nhận học trò chân dung người thầy qua tác phẩm Đám
cưới không có giấy giá thú.
58. Trần Đình Sử (1996), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên, Hà Nội.
59. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb - GD, Hà Nội.
60. Trần Đình Sử (1999), "Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong
truyện Kiều", Tạp chí Văn học (số 2), tr.8
61. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học hiện đại, Bộ GD & ĐT - Vụ Giáo viên.
62. Trần Đình Sử (2002), Lý luận phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
63. Chu Thị Thơm (2003), Nhà văn Ma Văn Kháng; Viết tiểu thuyết là một cuộc đi
săn hổ dữ - Báo Giáo dục thời đại, số 98.
64. Đỗ Phương Thảo (2006), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng
thời kỳ Đổi mới, Luận án Tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội.
65. Đỗ Ngọc Thạch (1993), Trò chuyện với nhà văn Ma Văn Kháng: Tôi viết như
tôi nghĩ, tôi hiểu, tôi yêu, tôi ghét - Báo Văn hóa, số 9.
66. Vân Thanh (1996), Một mảng đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá rụng
trong vườn - Tạp chí Văn học số 3, tháng 5, 6.
67. Bích Thu (1990), Đổi mới và trách nhiệm của nhà văn - Báo Văn nghệ.
68. Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới - Tạp chí
dạy và học ngày nay, số11, tr.15.
69. Xuân Tùng (1999), Ma Văn Kháng - Nhà văn cần có cái tâm - Báo Hà Nội, số 17.
70. Đào Thanh Tùng (1990), Đám cưới không có giấy giá thú - một cách nhìn nhận
về người thầy - Báo Giáo viên nhân dân, số 16.
71. Nguyễn Văn Toại (1983), Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng, nghĩ
về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn - Tạp chí Văn học, số 5, tr.129.
72. Hà Xuân Trường (1991), Có sự đổi mới thực sự trong văn học - Báo Văn nghệ,
số 49.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
73. Hà Xuân Trường (1991), Toạ đàm: Văn học đổi mới và phát triển (Vũ Đăng
Thiên lược thuật) - Tạp chí Cộng sản.
74. Nguyễn Khắc Trường (1998), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
75. Nguyễn Thái Vận (1982), Đọc Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng - Báo Lao
động, số 37.
76. Lê Kim Vinh (1977), Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng - Tạp chí Văn học số 5, 6.
77. Trần Đăng Xuyền (2002), Nhà văn hiện thực cuộc sống và cá tính sáng tạo ,
NXB Văn học, Hà Nội.
78. Trần Đăng Xuyền (1983), Một cách nhìn cuộc sống hôm nay - Báo Văn nghệ, số 15.
79. Trần Đăng Xuyền Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học - Xã hội.
80. Trần Đăng Xuyền (1980), Phải chăm lo cho từng người, Văn nghệ số 40.
81. Wayneklin (2002), Lời nói đầu cho tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ , xuất bản
bằng tiếng Anh tại Mỹ (Thanh Thông dịch).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_DTHL.pdf