Luận văn dài 126 trang
Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa 3
1.1.2. Những nghiên cứu về giống 4
1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 4
1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng
suất rừng trồng 5
1.1.5. Nghiên cứu về chính sách, thị trường 5
1.2. Ở Việt Nam 7
1.2.1. Nghiên cứu về lập địa 8
1.2.2. Nghiên cứu về giống 9
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất 10
1.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng
trồng 11
1.2.5. Nghiên ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng 13
1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường 15
1.3. Đánh giá chung 16
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
HUYỆN ĐỊNH HOÁ 18
2.1. Điều kiện tự nhiên 18
2.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 18
2.1.3. Đặc điểm địa hình 19
2.1.4. Tài nguyên đất đai 19
2.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng 21
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 22
2.2.1. Dân số và lao động 22
2.2.2. Cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa 23
2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng 23
2.2.4. Văn hóa – giáo dục 24
2.2.5. Thu nhập và đời sống 24
Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 26
3.1.1. Mục tiêu chung 26
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 26
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện
Định Hóa 27
3.3.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở huyện
Định Hoá 27
3.3.3. Thị trường, chế biến và sử dụng lâm sản của huyện 27
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát
triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá 27
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất
ở huyện Định Hoá 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài 28
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quát. 28
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất 35
4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất 35
4.1.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng rừng sản xuất ở
Huyện Định Hóa 36
4.1.3. Diện tích rừng trồng và rừng sản xuất ở huyện Đinh Hóa 39
4.2. Tổng kết đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất trong huyện 43
4.2.1. Loài cây 43
4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình 45
4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình 48
4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô
hình điển hình. 49
4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 49
4.2.4.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội 54
4.2.4.3. Đánh gía hiệu quả môi trường 55
4.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp 56
4.3. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 57
4.3.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ 56
4.3.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Định Hoá-Thái Nguyên 59
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và thị trường tới phát
triển rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá 60
4.4.1. Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản
xuất ở huyện Định Hóa 60
4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng
trồng sản xuất huyện Định Hoá-Thái Nguyên 81
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng RSX ở huyện
Định Hoá. 84
4.5.1. Những quan điểm và định hướng chung 84
4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật 85
4.5.3. Các giải pháp về chính sách và thể chế 87
4.5.4. Các giải pháp về kinh tế- xã hội 90
4.5.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập 91
Chương 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1. Kết luận 94
5.1.1. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hoá 94
5.1.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình 94
5.1.3. Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất 95
5.1.4. Ảnh hưởng của thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất. 95
5.1.5. Một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện 96
5.2. Tồn tại 96
5.3. Kiến nghị 97
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hóa Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật...
4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng trồng sản
xuất huyện Định Hoá.
Thị trường gỗ rừng trồng ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên về cơ bản có
thể chia ra thành các loại sau đây:
- Thị trường gỗ trụ mỏ
- Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản
- Thị trường nguyên liệu giấy, dăm
- Thị trường gỗ dân dụng
Ngoài thị trường gỗ còn có thị trường về lâm sản ngoài gỗ – các loại mặt
hàng bao gồm, các sản phẩm từ thân, măng, tre luồng, trám quả,..
4.4.2.1. Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường
Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hóa vận động theo
3 hình thức gắn với dạng sản phẩm và nguyên liệu.
+ Nguyên liệu thô (gỗ nhỏ và một số sản phẩm ngoài gỗ): Do lâm trường
xí nghiệp tư nhân thu mua và tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.
+ Nguyên liệu sơ chế gồm gỗ xây dựng cơ bản, dân dụng do lâm trường
xí nghiệp chế biến, tư nhân tiêu thụ nội tỉnh hoặc các tư thương đưa ra tiêu thụ
ngoại tỉnh khi đã sẻ thành nan, ván...
+ Nguyên liệu tinh chế (đồ mộc): Do một số Công ty, xí nghiệp nhỏ và
xưởng đồ mộc tư nhân trực tiếp hoặc qua trung gian để tiêu thụ trong và ngoài
tỉnh. Tuy nhiên, sản phẩm tinh chế còn chưa đa dạng và chưa nhiều. Được thể
hiện qua bảng 4.23.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Bảng 4.23: Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường
Loại nguyên
liệu
Đầu mối Dạng sản phẩm Thị trường
Phương thức
tiêu thụ
I. Nhóm sản phẩm gỗ:
I.1. Gỗ nhỏ,
gỗ nhỡ (Keo,
Bạch đàn,
xoan ta...)
Lâm
trường Tư
nhân
Trụ mỏ, nguyên
liệu dăm, giấy,
ván bao bì...
Nội, ngoại
tỉnh
Qua trung gian,
có hợp đồng
hoặc tự do
I.2. Gỗ lớn
(Mỡ, Keo tai
tượng...)
Chủ yếu là
tư nhân
Đồ mộc gia
dụng, vật liệu
xây dựng cơ
bản
Nội, ngoại
tỉnh
Qua trung gian,
có hợp đồng
hoặc tự do
II. Ngoài gỗ:
II.1. Trám quả Tư nhân
Quả tươi hoặc
đã sơ chế
Ngoại tỉnh Thị trường tự do
II.2. Tre, Dùng
phấn, Luồng
Tư nhân
Xây dựng cơ
bản, giấy, dăm,
gia dụng
Nội, ngoại
tỉnh
Thị trường tự do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
4.4.2.2. Tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên
Các kênh tiêu thụ lâm sản rừng trồng được trình bày ở sơ đồ 4.1
Sơ đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất
Qua sơ đồ 4.1 cho thấy có 3 đối tượng chủ yếu tham gia vào lưu thông sản
phẩm từ rừng trồng, đó là các đối tượng:
- Công ty, xí nghiệp lâm nghiệp: Chủ yếu là thành viên của các công ty
lâm nghiệp trong tỉnh, công ty nguyên liệu của nhà máy dăm Lưu Xá,...đây là
đối tượng chính trong lưu thông sản phẩm gỗ của huyện.
- Tư thương: Là đối tượng chính thu gom gỗ và lâm sản ngoài gỗ của các
hộ gia đình đưa tới các cơ sở chế biến. Đây cũng là đối tượng thu gom gỗ cho
các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp lâm nghiệp.
- Doanh nghiệp: Song song với tiêu thụ sản phẩm lâm sản tự sản xuất,
doanh nghiệp còn thu gom sản phẩm từ các hộ gia đình và đưa đi tiêu thị tại các
cơ sở chế biến.
* Như vậy có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Thị trường gỗ rừng trồng đã được hình thành và phát triển trong nhiều
năm, tuy nhiên mới chỉ bó hẹp trong sản xuất gỗ trụ mỏ cung cấp cho vùng than
Công ty, xí nghiệp lâm
nghiệp
Rừng
Tƣ thƣơng
Cơ sở chế biến
sử dụng
Doanh nghiệp
lâm trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Đông Bắc. Những năm gần đây đã mở rộng với sản phẩm ván bao bì, nguyên
liệu dăm, giấy...nhưng vẫn mang tính thời vụ không thường xuyên.
- Các loại sản phẩm tinh chế đơn điệu do công nghệ chế biến còn thấp chủ
yếu là đồ mộc gia dụng như bàn ghế, giường, tủ phục vụ sinh hoạt gia đình, bàn
ghế học sinh...Thị trường lâm sản tập trung chủ yếu ở khu vực đông dân cư như
Thị trấn Chợ Chu và một số huyện lân cận.
- Vùng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành và chưa ổn định
- Thị trường LSNG kém phát triển do quy mô phát triển còn hẹp, chủng
loại chưa nhiều, chủ yếu vẫn là măng tre, Luồng, quả trám,...
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng RSX ở huyện Định
Hoá.
4.5.1. Những quan điểm và định hướng chung
- Phát triển trồng RSX huyện Định Hoá-Thái Nguyên cần có quan điểm
tổng hợp gắn phát triển trồng RSX với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển
kinh tế – xã hội của địa phương, từng bước nâng cao đời sống, nhận thức của
người dân và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Phát triển trồng RSX phải dựa trên các điều kiện cụ thể của từng xã
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, kỹ thuật
lâm sinh và sử dụng đất dốc bền vững nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
rừng, đáp ứng cả yêu cầu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Vì đất lâm nghiệp được giao rất phân tán và manh mún thêm vào đó là
địa hình chia cắt nên thường không liền vùng, liền khoảnh. Vì vậy phát triển
trồng RSX cần kết hợp hài hòa giữa trồng rừng tập trung quy mô lớn với trồng
rừng quy mô nhỏ và trồng cây phân tán.
4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật
4.5.2.1. Lựa chọn lập địa thích hợp cho từng loài cây.
- Cần xác định rõ và cụ thể lập địa trồng rừng (vi mô) phù hợp với từng
loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho
rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế – xã
hội. Trong chiến lược phát triển, mặc dù trước đây ở Định Hoá đã có quy hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
vùng trồng RSX song theo Quyết định số 60/2005/QĐ - BNN của Bộ trưởng Bộ
NN & PTNT ngày 12/10/2005 về việc ban hành quy định về tiêu chí phân cấp
rừng phòng hộ hiện nay huyện cũng như toàn tỉnh đang rà soát lại quy hoạch 3
loại rừng, cần quy hoạch cụ thể các khu trồng rừng tập trung và tạo vùng nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến, với những nơi có điều kiện trồng rừng phân tán
ưu tiên cho trồng cây gỗ lớn hay cây đặc sản.
- Cần tiếp tục phân loại lập địa vi mô nhằm tạo điều kiện cho việc quy
hoạch trồng RSX, góp phần mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững.
Khi quy hoạch vùng trồng RSX cấp vi mô cần kết hợp xác định ngay hình
thức tổ chức trồng RSX với sự tham gia của người dân địa phương như thế nào.
4.5.2.1. Xác định loài cây theo mục đích kinh doanh.
- Cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho trồng RSX ở Định
Hoá và cụ thể hóa đến từng điều kiện lập địa trồng rừng trong thực tế, không nên
để tình trạng “tùy cơ ứng biến” có thể tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính.
+ Gỗ nguyên liệu giấy, dăm: Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm,...
+ Gỗ nguyên liệu trụ mỏ: Mặc dù đã có nhiều biện pháp tìm kiếm
các vật liệu thay thế những nhu cầu gỗ trụ mỏ hiện tại vẫn cao. Vì vậy cũng cần
quy hoạch vùng trồng cho chủng loại sản phẩm này. Các loài cây Mỡ, Bạch đàn,
Keo tai tượng,...là những cây trồng rừng chủ yếu.
+ Gỗ lớn: Lát hoa, Trám, Vối thuốc, Muồng đen, mỡ,...
+ LSNG: Tre lấy măng, Trám...
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng về điều kiện tự nhiên để quy
hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hóa thị
trường và đa dạng hóa sản phẩm; gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản...Đối với trồng
RSX cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở
cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng cây mọc
nhanh cung cấp nguyên liệu giấy, dăm cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp
gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội
tiêu. Chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hóa rừng phù hợp, đối với
rừng RTSX đang phát triển cần nghiên cứu đẩy mạnh công nghiệp chế biến,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
nhất là quy mô nhỏ nhưng trình độ công nghệ phải tương đối cao để tăng giá trị
sản phẩm, tạo động lực cho trồng RSX phát triển.
- Cơ cấu cây trồng RSX phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát
huy các lợi thế so sánh của từng tỉnh, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên:
đất đai, địa hình, khí hậu...và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác, vị trí địa
lý, thị trường, cơ sở chế biến, nên tập trung cho 4 nhóm sản phẩm đã nêu ở trên.
- Để phục vụ cho chế biến bột giấy và ván nhân tạo thì loài cây được xác
định là: Keo lai, Keo tai tượng và một số loài Bạch đàn như PN2, PN14, GU8 và
một số loài Tre luồng.
- Để đáp ứng nhu cầu gỗ ván ghép thanh thì loài cây được xác định là:
Keo lá tràm, Keo tai tượng, Mỡ.
- Để đáp ứng nhu cầu gỗ xây dựng và gia dụng thì loài cây được xác định
là: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Trám, Mỡ, Tre, Luồng.
- Cung cấp lâm sản ngoài gỗ gồm các loài: Trám, Tre măng.
4.5.2.3. Kỹ thuật về giống.
- Nguồn giống, vật liệu giống phải có chứng chỉ, nguồn gốc rõ ràng, không
lợi dụng vườn ươm tập trung cung cấp cây con xô bồ để kinh doanh lấy lãi nuôi
bộ máy quản lý của các công ty, đơn vị; chú ý ứng dụng công nghệ cao trong tạo
và nhân giống cây trồng.
- Ứng dụng và phát triển công nghệ nhân giống bằng hom, mô tại chỗ với
nguồn vật liệu giống đã được chọn lọc chính thức và công nghệ chế biến lâm sản
hàng hóa nhỏ phù đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu, hạn chế bán
nguyên liệu thô và lãng phí phế thải.
4.5.2.4. Kỹ thuật gây trồng.
- Kỹ thuật trồng RSX và mức độ thâm canh cần được cụ thể hóa cho từng
loại cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn
các tiến bộ kỹ thuật, trong đó khâu giống vẫn còn có nhiều tiềm năng để nâng
cao năng suất rừng trồng. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp
làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và đất dốc thoải, chú trọng bón phân, các
biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng cũng như kiểm soát dịch bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
- Về kỹ thuật lâm sinh, cần có nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn để có kết luận
chính xác về phương án sản phẩm của rừng trồng sản xuất (chỉ cung cấp 1 loại
hay nhiều loại sản phẩm: gỗ xẻ và gỗ dăm?) tuổi thành thục kinh tế (khai thác
lúc nào là lợi nhuận cao nhất?).
- Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài,
ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng
hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh...
- Kết hợp mục tiêu kinh doanh gỗ lớn với gỗ nhỏ nên có 1-2 lần tỉa thưa.
- Ứng dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đã có quy
trình hoặc hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng
trồng.
- Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cụ thể
cho từng loài cây trên từng dạng lập địa cụ thể để nâng cao năng suất, chất
lượng gỗ.
4.5.3. Các giải pháp về chính sách và thể chế
- Phải có chương trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ
thống chính sách đã có một cách toàn diện và khoa học.
Đã đến lúc cần tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với trồng
RSX một cách toàn diện, hệ thống, nghiêm túc, khách quan và khoa học, khẳng
định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô về hai mặt được và chưa được,
đưa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời,
phù hợp không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn phải phù hợp với đặc trưng
của từng vùng, miền, trong đó có tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hoá-Thái
Nguyên.
- Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện
chính sách
Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của các địa phương cần được
nâng cao cả về trình độ cán bộ, điều kiện và phương tiện thực hiện, kiểm tra và
giám sát. Ngành NN & PTNT cần có một bộ phận chuyên trách có đủ khả năng
trình độ kể cả kinh phí và đầu tư, thường xuyên cập nhật, phát hiện được những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
thành công và bất cập, tham mưu kịp thời cho Nhà nước. Đây cũng là tổ chức
tham mưu đưa ra kế hoạch nghiên cứu và xây dựng chính sách trung hạn và dài
hạn để Nhà nước có chương trình nghiên cứu một cách chủ động, tránh tình
trạng chỉ đi điều tra khảo sát một vài nơi rồi đề ra chính sách.
- Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì ưu đãi và giảm lãi suất.
Tạo được sự cạnh tranh công bằng giữa các ngành hàng sản xuất ngay trong
ngành NN & PTNT dựa trên cơ sở khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ
thâm canh tăng năng suất, trong đó trồng RSX không phải chỉ thực hiện ở những
nơi đất xấu, ở vùng sâu, vùng xa hoặc không phải lúc nào cũng trông chờ vào ưu
đãi lãi suất thấp mà phải từ vận động để sản xuất kinh doanh có lãi.
- Đối với những diện tích trồng RSX tập trung quy mô lớn và vừa (rừng
liền vùng, liền khoảnh), diện tích rừng trồng xa khu dân cư nên tiếp tục hình
thức tổ chức trồng rừng khoán theo từng công đoạn như làm đất trồng rừng...
- Đối với những diện tích đất trồng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân
nên tiếp tục tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ kinh
doanh.
- Đối với những diện tích của dân được Nhà nước giao theo Nghị định
02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc
tiến hình thức hợp tác, liên kết khích khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký
hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối kỳ.
- Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng RSX trên mọi điều kiện lập
địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng. Nếu
đất quá xấu và biết chắc không có lãi thì không nên khuyến khích trồng RSX.
Tuy nhiên, để tạo được động lực trồng RSX đối với vùng sâu, vùng xa- nơi
có điều kiện sản xuất và tiêu thụ khó khăn, dân trí thấp cần có những ưu tiên
trong việc vay vốn và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, chế
biến, thị trường,... Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ, đặc
biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng miền núi sâu xa như Định Hoá về
vốn đầu tư, thị trường, giảm thuế sản phẩm gỗ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
- Cần có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ vào trồng RSX.
Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống
nâng cao năng suất rừng trồng từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện
giống đến phân bón, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ,
phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành,... tạo được ra hiệu quả kinh tế để chủ rừng
có khả năng tích lũy vốn tích lũy vốn đầu từ trồng rừng, thoát ra khỏi sự phụ
thuộc vào vốn vay.
Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ sử dụng các giống và kỹ thuật mới,
tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm,
gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu khoa học
như Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và Viện KH
Lâm Nghiệp Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học.
- Có hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các
thành phần kinh tế đầu tư trồng RSX
Các luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) và đầu tư nước ngoài
(1996) đã tạo được khung pháp lý để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng
RSX như ưu đãi các vùng khó khăn, miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế
đất,... Tuy nhiên, thực tế đã qua 10 năm mà hiệu quả thu được chưa đủ sức hấp
dẫn thu hút các nhà đầu tư. Vốn đầu tư là cực kỳ quan trọng, vốn từ quỹ đầu tư
hỗ trợ quốc gia cũng vô cùng cần thiết nhưng không thể đủ để có thể đáp ứng
nhu cầu của tất cả các đối tác, vả lại cũng không phải ai cũng có thể tiếp cần
được với nguồn vốn này, đặc biệt là các hộ gia đình. Vì vậy, việc thu hút các
nguồn vốn khác của xã hội đầu tư vào trồng RSX là vô cùng cần thiết, đặc biệt
là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân.
Đối với cây ngắn ngày thường bỏ qua nhân tố thời gian và tính hiệu quả
của trồng trọt dựa trên hiệu số giữa doanh thu và chi phí. Khi tổng thu lớn hơn
tổng chi thì người sản xuất thu được lợi nhuận có giá trị dương và hoạt động sản
xuất được đánh giá là khả thi về mặt kinh tế. Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn cao và tập trung trong 1-2 năm đầu, người trồng
rừng thường có nhu cầu vay vốn để trồng rừng. Nhà nước cần có chính sách hỗ
trợ đầu tư đủ sức thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia trồng RSX.
Chính sách tự chủ sản xuất kinh doanh và hưởng lợi từ sản phẩm rừng
trồng sản xuất cần thực sự thông thoáng; khuyến khích phát triển kinh tế trang
trại lâm nghiệp. Kinh nghiệm ở một số nơi đã phát triển rừng trồng sản xuất
mạnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,... cho thấy các trang trại Lâm
nghiệp thực sự có vai trò không nhỏ cho sự phát triển trồng RSX.
- Có quy hoạch vùng trồng rõ ràng và ổn định trên thực địa, gắn với thiết kế
vi mô cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và
nghiệm thu chặt chẽ có sự tham gia của dân)
4.5.4. Các giải pháp về kinh tế- xã hội
- Phải quy hoạch vùng trồng RSX gắn với mạng lưới chế biến và thị
trường cả trên thực địa.
Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng RSX, quy hoạch cả mạng lưới
theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến
và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực
địa hóa trên cơ sở thống nhất liên ngành, thống nhất giữa Trung ương và địa
phương tạo được một lâm phận RSX ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý.
Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ đối với chủ đất là lâm
trường và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng
hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút
người dân địa phương tham gia.
- Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của
các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở
các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo
thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
- Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên
hoàn,... để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên
liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
- Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm
nghiệp nói chung và trồng RSX thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy
cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương,
đặc biệt là các dân tộc ít người.
4.5.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập.
Đây là giải pháp cần được xem là trọng tâm, phải tổ chức thực hiện triệt
để và có hiệu quả. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào
các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Cần tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm
sản và LSNG cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công
việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực
hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời
người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ việc trồng RSX.
- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà
nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia
đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng,...
- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng RSX của
tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hoá-Thái Nguyên và các chương trình/ dự án,
quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bản tỉnh, huyện, các giống cây trồng có
năng suất và chất lượng cao,... để mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn
đề này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá
cả,... cho người sản xuất.
- Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập
các mô hình điển hình trồng rừng, các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả
kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân,
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và
phát triển rừng.
Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp
dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
rơi, áp phích, biển hiệu,... ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường
học, nhà văn hóa,... Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa
dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông
tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật
mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,... cũng như
các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thôn với việc tuyên truyền, khích lệ người
dân tham gia trồng RSX. Bên cạnh đó, cần chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên
truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc cho họ làm
việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận
làm công tác tuyên truyền, phổ cập. Trong giải pháp này cần đặc biệt ưu tiên cho
các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong huyện- nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng
kém phát triển, nhận thức và mức sống của người dân còn nhiều hạn chế.
- Phát triển công tác khuyến nông khuyến lâm đến tận từng thôn, xã, mỗi
xã cần phải có 1 cán bộ khuyến nông cơ sở, mỗi cán bộ này phải được đào tạo
chuyên môn tốt, có kỹ năng tiếp cận với người dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật như: giống mới cho năng xuất cao, kỹ thuật mới, tư vấn vay vốn,...đến với
người trồng rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Chƣơng 5:
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 52.272.2ha. Trong đó, rừng trồng
tính đến nay là 7.641,8ha. Quá trình trồng rừng được chia thành 3 giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn trước năm 1993: chủ yếu trồng rừng sản xuất theo kế hoạch
của Bộ Lâm Nghiệp giao cho Lâm trường Định Hoá, loài cây chủ yếu là Lim
xanh, Lát hoa, Bồ đề, Muồng đen và Mỡ.
- Giai đoạn từ 1993-1998: chủ yếu thực hiện dự án 327 và dự án PAM
với các loài Keo lá tràm, Bạch đàn trắng, Keo tai tượng, Mỡ, Trám trắng... Hầu
hết là giống chưa được cải thiện. Diện tích trồng được trong giai đoạn này là
2.025ha.
- Giai đoạn từ năm 1998 đến nay: Chủ yếu là thực hiện dự án 661 bao
gồm cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Ngoài ra, còn một số diện tích rừng của
tư nhân. Giống được trồng một phần đã được cải thiện như Keo lai, Bạch đàn.
Ngoài ra, còn một số loài cây lâm sản ngoài gỗ như Trám, Tre măng, Luồng.
Hiện nay đã thống kê được diện tích rừng trồng sản xuất tập trung của huyện là
7.641,8ha. Mục tiêu chủ yếu là cung cấp gỗ trụ mỏ, ván bao bì, vật liệu xây
dựng, nguyên liệu giấy và ván dăm. Các loài lâm sản ngoài gỗ chủ yếu cung cấp
cho nhu cầu sử dụng tại chỗ.
5.1.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình.
Hiện nay hầu hết các mô hình rừng trồng sản xuất chưa có trữ lượng, chỉ
có 3 mô hình đã có trữ lượng và có thể đánh giá được hiệu quả là:
- Mỡ trồng thuần loài 10 năm tuổi
- Keo lai trồng thuần loài 7 năm tuổi
- Keo tai tượng trồng thuần loài 8 năm tuổi
Khả năng sinh trưởng và năng suất của mô hình Keo lai cao nhất, sau 7
năm tuổi đã đạt nâng suất tương đương với Keo tai tượng 8 năm tuổi và đều đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
hơn 23m3/ha/năm. Kém nhất là mô hình Mỡ trồng thuần loài sau 10 năm mới
đạt 12,09m3/ha/năm.
Xét về hiệu quả kinh tế, các mô hình đều có lãi. Mô hình rừng trồng Keo
tai tượng thuần loài cho lợi nhuận cuối chu kì cao nhất: 49,320,921 đ/ha.
Xét hiệu quả xã hội (giới hạn trong việc tạo công ăn việc làm ), các mô
hình cần số công lao động từ 239,8 đến 281,7, công; trong đó mô hình Mỡ trồng
thuần loài sử dụng nhiều công lao động nhất là 281,7 công. Rừng trồng sản xuất
phát triển tạo tiền đề cho phát triển ngành chế biến lâm sản, tạo thêm công ăn
việc làm cho người lao động.
Xét về hiệu quả phòng hộ, các mô hình chưa có sự sai khác rõ rệt, tuy
nhiên nếu xét cụ thể thì mô hình Keo tai tượng cho hiệu quả cao nhất.
Chỉ số hiệu quả tổng hợp cao nhất là mô hình rừng trồng Keo tai tượng
thuần loài với Ect = 0,89; tiếp theo là Keo lai có Ect= 0,83; Mỡ thuần loài có
Ect= 0,79.
5.1.3. Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất.
Các chính sách có liên quan đến phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện
Định Hoá-Thái Nguyên có thể chia làm 5 nhóm: 1)Các chính sách về quản lý; 2)
các chính sách về đất đai; 3) các chính sách về đầu tư, tín dụng; 4) thuế sử dụng
đất; 5) các chính sách có liên quan như đổi mới cơ chế quản lý Lâm trường quốc
doanh, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được giao, cho thuê đất lâm
nghiệp,... Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết như chính sách
về đất đai vẫn còn nhiều khe hở, việc triển khai quy hoạch, kế hoạch còn chậm
và chồng chéo; các chính sách về đầu tư, tín dụng đã có hướng mở song mới chỉ
là đối với những doanh nghiệp quốc doanh nên việc thu hút đầu tư cho rừng
trồng sản xuất còn hạn hẹp.
5.1.4. Ảnh hưởng của thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất.
Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở Định Hoá nói chung chưa phát
triển, số lượng và chủng loại sản phẩm còn ít, đơn điệu và mới chỉ tập trung vào
những thị trường đã được hình thành từ lâu như gỗ trụ mỏ, ván bao bì,... còn thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
trường lâm sản ngoài gỗ và thị trường cung cấp nguyên liệu giấy, ván ghép
thanh, dăm,... mới đang dần được hình thành.
5.1.5. Một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện
Để phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn, trong thời gian tới cần áp
dụng các nhóm giải pháp:
* Về khoa học kĩ thuật:
- Chọn lập địa theo hướng "đất nào cây đấy".
- Chọn loài cây phù hợp với mục đính kinh doanh.
- Chọn các giống đã được cải thiện để trồng rừng.
- Áp dụng các TBKT đã có hoặc các quy trình, quy phạm đã ban hành.
* Về cơ cấu chính sách:
- Tập trung hơn nữa vào các chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tín
dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản.
* Về tuyên truyền, phổ cập:
- Tăng cường công tác khuyến nông-khuyến lâm để tuyên truyền và phổ
cập TBKT mới trong sản xuất.
- Phối hợp với các ban ngành cùng thực hiện tuyên truyền, khích lệ, nâng
cao nhận thức của người dân địa phương về trồng rừng nói chung và rừng sản
xuất nói riêng; cần đa dạng hơn nữa các nội dung tuyên truyền về thông tin nông
– lâm nghiệp đặc biệt là thị trường và giá cả các mặt hàng.
5.2. Tồn tại
- Chưa đánh giá được nhiều mô hình rừng trồng sản xuất, mới chỉ dừng
lại ở 3 mô hình.
- Các mô hình rừng trồng sản xuất được đánh giá có tuổi không đồng nhất và
còn nhỏ chưa có trữ lượng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng sản xuất mới dựa trên
năng xuất cây đứng và định mức tạo rừng bình quân theo quy định của Bộ
NN&PTNT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
5.3. Kiến nghị
- Tiếp tục theo dõi đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở giai đoạn
cuối chu kỳ kinh doanh để có những nhân xét cụ thể và chính xác hơn.
- Hiệu quả về môi trường cần phải có nhưng nghiên cứu cơ bản, thời gian
dài, cho từng loại rừng trồng sản xuất thì mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả
môi trường của chúng.
- Về hiệu quả xã hội cũng cần theo dõi tỷ mỉ số công lao động đóng góp
vào khâu tạo rừng, tính đúng, tính đủ theo thực tế để có được kết luận chính xác
về mặt hiệu quả xã hội.
- Cần quy hoạch và xây dựng nguồn giống có chất lượng cao, phục vụ tốt
cho công tác trồng rừng, giống phải được chọn lọc phù hợp cho từng vùng sản
xuất.
- Vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để hộ nông dân phát triển
sản xuất và trồng rừng. Hiện nay nhiều hộ nông dân rất thiếu vốn, do vậy nhà
nước cần phải có chính sách hợp lý như cho vay với lãi suất thấp, thời hạn vay
phù hợp với chu kỳ kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Tài liệu tham khảo
I.Tài liệu tiếng Việt.
1. Bộ NN&PTNT (2008): Quyết định số 2159/QĐ-BNN-KL ngày 17/7/2008
của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm
2007.
2. Đặng Đình Bôi (2005): Một số ý kiến về tình hình chế biến lâm sản ở các tỉnh
miền Đông Nam Bộ. Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp vùng Đông Nam
Bộ. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2005, trang
167-173.
3. Phạm Thế Dũng và các CTV (2003): Ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng Bạch đàn trên đất phèn ở Thạch hoá-Long An. Thông tin Khoa học kỹ
thuật Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 1/2003.
4. Phạm Thế Dũng và các CTV (2004): Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh
trưởng các dòng Keo lai tại Tân lập-Bình Phước. Thông tin khoa học kỹ thuật
Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4/2004.
5. Phạm Thế Dũng và các CTV (2004): Năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng
Đông Nam Bộ và những vấn đề kỹ thuật-lập địa cần quan tâm. Thông tin Khoa
học kỹ thuật Lâm Nghiệp. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 2/2004.
6. Phạm Thế Dũng (2005): Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh
rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình
Phước làm nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học năm
2000-2004, Viện KHLN Việt Nam, Trang 106-108.
7. Võ Đại Hải (2003), “Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu xây dựng mô
hình rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí nông nghiệp và
phát triển nông thôn, (12/2003), Tr 1580-1582.
8. Nguyễn Đình Hải và các cộng sự (2003): Xây dựng mô hình trồng Thông
caribê có năng suất cao bằng nguồn giống được chọn lọc, Báo cáo tổng kết đề
tài, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội-2003.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
9. Võ Đại Hải (2004), “Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền
núi phía Bắc và chính sách để phát triển”. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị
trường và nghiên cứu Nông Lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam”.
10. Võ Đại Hải (2005a), “Kết quả nghiên cứu lưu thông sản phẩm rừng trồng ở
các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn,
(5/2005), Tr 70-72.
11. Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2005b), “Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và
những vấn đề đặt ra”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5/2005), Tr
62-64.
12. Võ Nguyên Huân (1997), Đánh giá hiệu quả của việc giao đất lâm nghiệp
và khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Kết quả nghiên cứu khoa học
công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 – 2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội.
13. Lê Quốc Huy, Nguyễn Minh Châu (2002): Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ
sản xuất chế phẩm rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm và
rừng non nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện
KH Lâm Nghiệp Việt Nam, tháng 7/2002, 24 trang.
14. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo
tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Quang Liên (1991), Nghiên cứu di thực và kỹ thuật nhân giống cây
Luồng Thanh Hóa trồng tại Cầu Hai, Phú Thọ.
16. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương (2004): Nghiên cứu xác định
nhu cầu dinh dưỡng khoáng (NPK) và chế độ nước của một số dòng Keo lai
(acacia hybrid) và Bạch đàn ( eucalyptus urophylla) ở giai đoạn vườn ươm và
rừng non. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học giai đoạn 2000-2003. Viện Khoa học
Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2004.
17. Đoàn Hoài Nam (2006), Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai
tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp”, tạp chí Nông nghiệp và PTNT (2),
tr 91-92.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
18. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000), Chọn giống Bạch đàn eucalyptus theo sinh
trưởng và kháng bệnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội
19. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây
rừng giai đoạn 1996 – 2000. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 3
20. Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về
việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích Lâm Nghiệp.
21. Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành quy định về
việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
22. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất
cho thuê đất Lâm Nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp.
23. Phạm Xuân Phương (2003), Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến
rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng
cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, Hòa Bình.
24. Nguyễn Xuân Quát (2002), Lựa chọn cơ cấu cây trồng trong các chương
trình trồng rừng ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo: “Xác định loài cây trồng và
chọn loài ưu tiên”, Hà Nội.
25. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân và Phạm Quang Minh (2003), Thực
trạng về trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
trong 5 năm qua (1998 - 2003). Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng
lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, Hòa Bình.
26. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, Đinh Văn Quang, Vũ Tấn Phương (2001):
Tóm tắt kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng
trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam (1999-2000). Kết quả
nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Viện khoa Học Lâm
Nghiệp Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội-2001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
27. Ngô Đình Quế và các CTV (2004): Xây dựng quy phạm kỹ thuật bón phân
cho trồng rừng sản xuất 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn urophylla,
Thông nhựa và Dầu nước. Báo cáo tổng kết đề tài (2002-2003). Viện KH Lâm
Nghiệp Việt Nam, tháng 4/2004, 85 trang.
28. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 556/QĐ -TTg ngày 12/9/1995, điều
chỉnh bổ xung chương trình trồng rừng 327.
29. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 245/QĐ - TTg, ngày 21/12/1998, về
thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
30. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ -TTg, ngày 29/7/1998 về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng Lâm Nghiệp giai đoạn 1996 – 2000, tr40-54.
31. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/01/2001 số 08/2001/QĐ -
TTg, về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản
xuất là rừng tự nhiên.
32. Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994): Đánh giá tiềm năng sản xuất đất
lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Báo cáo khoa học đề mục thuộc đề tài KN03-01
Chương trình KN03. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.
33. Đỗ Đình Sâm, Phạm Văn Tuấn (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng
rừng công nghiệp năng suất cao.
34. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng công
nghiệp ở Việt Nam.
35. Nguyễn Huy Sơn (1999): Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của một số loài
cây họ đậu trên đất Bazal thoái hoá ở Tây Nguyên nhằm phục hồi rừng và phát
triển cây công nghiệp. Luận văn tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội 1999.
36. Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều (2004): Đánh giá thực trạng rừng
trồng Keo và Bạch đàn ở nước ta trong những năm vừa qua. Thông tin hoa học
kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 2/2004.
37. Nguyễn Huy Sơn (2006): Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để
phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
Đề tài cấp nhà nước, mã số: KC.06.05.NN. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt
Nam.
38. Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ kế hoạch và
đầu tư, Bộ tài chính số 28/1999/TTg – LT ngày 3/2/1999, Hướng dẫn việc thực
hiện Quyết định 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng
39. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong nông nghiệp, Nhà xuất
bản Nông nghiệp Việt Nam.
40. Nguyễn Văn Tuấn (2004), Hiện trạng và xu hướng phát triển thị trường gỗ
nguyên liệu giấy vùng trung tâm Bắc Bộ. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Ảnh
hưởng của chính sách thị trường và chế biến lâm sản đến phát triển rừng trồng
sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
41. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(2002), sử dụng cây bản địa vào trồng rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
42. Viện điều tra quy hoạch rừng (2005): Đề án trồng rừng nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Hà Nội, tháng 3-2005.
43. Vụ KHCN&CLSP (2001): Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội-2001.
II. Tiếng Anh
44. Ashadi and Nina Mindawati (2004), The incentives development on forest
plantation in indonesia, paper presented at the workshop on the impact of
incentives on plantation development in east and south asia organized by APFC,
FAO and FSIV in hanoi.
45. Bolstad,P.V. et al (1988): heigh-growth gains 40 months after fertilization of
young Pinus caribeae var. hondurenis in Eastern Colombia. Turrialba 38, page
233-241.
46. Campinhos E. and Ikemori Y.K (1988): Selection and management of the
basic population Eucalyptus grandis and E. urophylla established at Aracruz for
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
the long term breeding program. In breeding tropical trees: population structure
and genetic improvement strategies in clonal and seeding forestry. Proceeding of
the IUFRO conference, Pattaya, Thailand December 1998. Oxford Forestry
Institute, Winrok International.
47. Cesar Nuevo (2000), reproduction technologies & tree improvement at
provident tree farm, including agusan del sur, procedding of international
conference on timber plantation development, manila – philippines, pp 123 –
140.
48. Evan J. (1974): Some aspects of the growth of Pinus patula in Swaziland.
Commonwealth Forestry Review 53.
49. Evans J. (1992): Plantation Forestry in the Tropics. Clarendon Press-Oxford.
50. Eldridge K, J. davidson, C harwood and G.van wyk (1993), eucalyptus
domestification and breeding, oxford.
51. Goncalves J.L.M et al (2004): Sustainability of Wood production in
Eucalyptus Plantation of Brazil. Site Management and Productivity in Tropical
Plantation Forests (Proceedings of Workshops in Congo July 2001 and China
February 2003). CIFOR
52. Herrero, G et al (1988): Effect of dose and type of phosphate on the
development of Pinus caribeae var. caribeae. I quartizite fertillitic soil
Agrotecnia de Cuba 20, pp.7-16.
53. JB. ball, TJ wormal and L. russo (1995), experience with mixel and singer
species plantations.
54. Liu Jinlong (2004), briefing on instruments for private sector plantation in
china, paper presented at the workshop on the impact of incenttives on
plantation development in east anh south Asia organized by APFC, FAO and
FSIV in hanoi.
55. Matti leikola, mixed stands and their establishment, iufro, 1995.
56. Mello,H do A (1976): Management problems in manmade forest of short
rotation in South America. Proceedings of the 16
th
IUFRO Congress, Oslo.Div.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
57. Narong Mahannop (2004), The development of forest plantation in thailand,
paper presented at the workshop on the impact of incentives on plantation
development in east anh south Asia organized by APFC, FAO and FSIV in
HANOI.
58. Pandey, D (1983): Growth and yield of plantation species in the tropics.
Forest Research Division, FAO, Rome-1983
59. Schonau, A.P.G. (1985): Basic silviculture for the establishment of
Eucalyptus grandis. South African Forestry Journal No.143.
60. Thomas entere và Patrick B.durst (2004)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 01: Phân tích phương sai chiều cao vút ngọn
Mô hình
ÔTC
Keo lai Keo tai tượng Mỡ
1 17,03 18,19 17,24
2 17,31 17,82 16,41
3 17,12 17,17 16,59
Anova: Two-factor without replication
Summary Count Sum Average Variance
Row 1 3 52,46 17,486666667 0,382033333
Row 2 3 51,54 17,18 0,5097
Row 3 3 51,42 17,14 0,3139
Column 1 3 51,46 17,15333333 0,020433333
Column 2 3 53,72 17,90666667 0,063233333
Column 3 3 50,24 16,74666667 0,190633333
Anova:
Source of
variation
SS df MS F P-value F-crit
Rows 0,215822222 2 0,107911111 1,297095159 0,367957 6,944276
Columns 2,078488889 2 1,039244444 12,49175292 0,019047 6,944276
Error 0,332777778 4 0,083194444
Total 2,627088889 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 02: Phân tích phương sai đường kính D1.3
Mô hình
ÔTC
Keo lai Keo tai tượng Mỡ
1 12,13 13,46 12,93
2 12,27 12,68 11,21
3 11,56 12,63 12,14
Anova: Two-factor without replication
Summary Count Sum Average Variance
Row 1 3 38,52 12,84 0,4483
Row 2 3 36,16 12,05333333 0,575433333
Row 3 3 36,33 12,11 0,2869
Column 1 3 35,96 11,98666667 0,141433333
Column 2 3 38,77 12,92333333 0,216633333
Column 3 3 36,28 12,09333333 0,741233333
Anova:
Source of
variation
SS df MS F P-value F-crit
Rows 1,154956 2 0,577477778 2,213312324 0,225327 6,944276
Columns 1,577622 2 0,788811111 3,023294438 0,15852 6,944276
Error 1,043644 4 0,260911111
Total 3,776222 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 03: Phân tích phương sai trữ lượng
Mô hình
ÔTC
Keo lai Keo tai tượng Mỡ
1 168,19 209,5 141,44
2 176,93 172,01 104,44
3 155,34 172,47 139,19
Anova: Two-factor without replication
Summary Count Sum Average Variance
Row 1 3 519,13 173,0433333 1175,707
Row 2 3 453,38 151,1266667 1640,785
Row 3 3 467 155,6666667 276,9696
Column 1 3 500,46 166,82 117,9397
Column 2 3 553,98 184,66 462,8221
Column 3 3 385,07 128,3566667 430,2708
Anova:
Source of
variation
SS df MS F P-value F-crit
Rows 802,900422 2 401,4502111 1,317132 0,363525 6,944276
Columns 4967,75896 2 2483,879478 8,149446 0,038831 6,944276
Error 1219,16484 4 304,7912111
Total 6989,82422 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 04: Chất lượng rừng trồng 3 mô hình nghiên cứu
Chất lượng
Mô hình
Xấu Trung bình Tốt Tổng số
Keo lai 173 171 173 517
Keo tai tượng 156 153 162 417
Mỡ 129 145 125 399
Tổng số 458 469 460 1387
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 05: Dự toán chi phí cho 1ha rừng trồng Keo lai tại huyện Định Hoá
Hạng mục
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
I. Năm thứ nhất (trồng rừng) 7,511,082
1. Chi phí trực tiếp 5,051,682
* Phân bón (NPK) Kg 400 1,360 544,000
* Cây con +(10% trồng dặm) Cây 2,220 400 880,000
* Nhân công Công 169,3 20,096 3,397,682
* Chi phí máy 230,000
2. Chi phí chung (55% của nhân công 1,868,725
3. Thiết kế cơ bản 590,675
* Thiết kế Ha 523,571
* BQL công trình (1% của 1+2) 67,104
II. Năm thứ hai (Chăm sóc+Bảo vệ) 1,599,948
1. Chi phí trực tiếp (Nhân công) Công 48,7 20,690 1,006,800
2. Chi phí chung (55% của nhân công) 553,740
3. Kiến thiết cơ bản khác Ha 1 39,408
III. Năm thứ ba (chăm sóc+bảo vệ) 596,780
1. Chi phí trực tiếp (Nhân công) Công 17,8 20,690 369,160
2. Chi phí chung (55% của nhân công) 203,038
3. Kiến thiết cơ bản khác Ha 1 24,582
IV. Bảo vệ rừng năm thứ tư Ha 1 100,000 100,000
V. Bảo vệ rừng năm thứ năm Ha 1 100,000 100,000
VI. Bảo vệ rừng năm thứ sáu Ha 1 100,000 100,000
VII. Bảo vệ rừng năm thứ bảy Ha 1 100,000 100,000
VIII. Dự phòng (10% chi phí từ I-VII) 1,010,780
Tổng chi phí (I-VIII) 11,118,590
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 06: Dự toán chi cho 1ha rừng trồng Mỡ thuần Loài tại huyện Định Hoá
Hạng mục
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
I. Năm thứ nhất (trồng rừng) 7,500,266
1. Chi phí trực tiếp 5,167,692
* Phân bón (NPK) Kg 300 1,214 364,200
* Cây con +(10% trồng dặm) Cây 2,220 650 1.443.000
* Nhân công Công 169,3 18,668 3,160,492
* Chi phí máy 200,000
2. Chi phí chung (55% của nhân công 1,738,270
3. Thiết kế cơ bản 594,304
* Thiết kế Ha 123,200
* BQL công trình (1% của 1+2) 66,829
II. Năm thứ hai(Chăm sóc+Bảo vệ) 2,147,408
1.Chi phí trực tiếp (Nhân công) Công 80,7 16,690 1,346,883
2.Chi phí chung (55% của nhân công) 740,785
3. Kiến thiết cơ bản khác Ha 1 59,740
III. Năm thứ ba(chăm sóc+bảo vệ) 753,042
1.Chi phí trực tiếp (Nhân công) Công 26,8 16,690 447,292
2.Chi phí chung (55% của nhân công) 246,010
3. Kiến thiết cơ bản khác Ha 1 59,740
IV. Bảo vệ rừng năm thứ tư Ha 1 100,000 100,000
V. Bảo vệ rừng năm thứ năm Ha 1 100,000 100,000
VI. Bảo vệ rừng năm thứ sáu Ha 1 100,000 100,000
VII. Bảo vệ rừng năm thứ bảy Ha 1 100,000 100,000
VIII. Bảo vệ năm thứ tám Ha 1 100,000 100,000
IX. Bảo vệ năm thứ chín Ha 1 100,000 100,000
X. Bảo vệ năm thứ mười Ha 1 100,000 100,000
IV. Dự phòng (10% chi phí từ I-X) 1,110,716
Tổng chi phí (I- IV) 12,211,432
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 07: Dự toán chi phí cho 1ha rừng trồng Keo tai tượng tai huyện Định Hoá
Hạng mục
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
I. Năm thứ nhất (trồng rừng) 7,810,616
1. Chi phí trực tiếp 5,324,042
* Phân bón (NPK) Kg 450 1,119 503,550
* Cây con +(10% trồng dặm) Cây 2,220 550 1,221,000
* Nhân công Công 169,3 18,668 3,160,492
* Chi phí máy 230,000
2. Chi phí chung (55% của nhân công 1,738,270
3. Thiết kế cơ bản 748,304
* Thiết kế Ha 255,000
* BQL công trình (1% của 1+2) 70,623
II. Năm thứ hai(Chăm sóc+Bảo vệ) 2,332,668
1.Chi phí trực tiếp (Nhân công) Công 80,7 16,690 1,346,883
2.Chi phí chung (55% của nhân công) 740,785
3. Kiến thiết cơ bản khác Ha 1 245,000
III. Năm thứ ba (chăm sóc+bảo vệ) 818,302
1.Chi phí trực tiếp (Nhân công) Công 26,8 16,690 447,292
2.Chi phí chung (55% của nhân công) 246,010
3. Kiến thiết cơ bản khác Ha 1 125,000
IV. Bảo vệ rừng năm thứ tư Ha 1 100,000 100,000
V. Bảo vệ rừng năm thứ năm Ha 1 100,000 100,000
VI. Bảo vệ rừng năm thứ sáu Ha 1 100,000 100,000
VII. Bảo vệ rừng năm thứ bảy Ha 1 100,000 100,000
VIII. Bảo vệ năm thứ tám Ha 1 100,000 100,000
IV. Dự phòng (10% chi phí từ I-VII) 1,166,158
Tổng chi phí (I- IV) 12,627,744
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 08: Biểu phỏng vấn người dân
TT Số người
được
phỏng vấn
Địa chỉ
(xã)
Số người
chấp nhận
Tỷ lệ
(%)
Số người
không
chấp nhận
Tỷ lệ
(%)
1 11 Quy Kỳ 9 81 2 19
2 8 Bảo Linh 8 100 0 0
3 6 Linh Thông 6 100 0 0
Tổng 25 23 93,6 2 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 09 : Dự toán hiệu quả kinh tế 1 ha rừng trồng Keo lai tại huyện Định Hoá
Năm
Ci
(tr.đồng)
(chi phí)
Bi (tr.đồng)
(thu nhập)
(1+r)
i
BPV CPV Bi-Ci NPV
1 7,511,082 0 1.054 0 7,126,264 -7,511,082 -7,126,264
2 1,599,948 0 1.111 0 1,440,097 -1,599,948 -1,440,097
3 596,780 0 1.171 0 509,632 -596,780 -509,632
4 100,000 0 1.234 0 81,037 -100,000 -81,037
5 100,000 0 1.301 0 76,863 -100,000 -76,863
6 100,000 0 1.371 0 72,939 -100,000 -72,939
7 10,609,100 62,302,250 1.445 43,115,740 7,341,938 51,693,150 35,773,810
Cộng 20,616,910 62,302,250 43,115,740 16,648,770 41,685,340 26,466,978
I (Lãi vay %/năm) 5,40%
NPV 26,466,978
BPV 43,115,740
BCR (lần) 2,60
Tỷ suất lãi/vốn (%) 160
IRR 38,71
Thời gian thu hồi vốn T (năm) 6,42
Ktra NPV (Exell) 26,466,978
NPV (Khi i=IRR) 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 10: Dự toán hiệu quả kinh tế 1 ha rừng trồng Mỡ thuần loài tại Định Hoá
Năm
Ci
(tr.đồng) Bi (tr.đồng) (1+r)i BPV CPV Bi-Ci NPV
1 7,500,266 0 1.054 0 7,116,002 -7,500 -7,116,002
2 2,147,408 0 1.111 0 1,932,860 -2,147,408 -1,932,860
3 753,042 0 1.171 0 643,076 -753,042 -643,076
4 100,000 0 1.234 0 81,037 -100,000 -81,037
5 100,000 0 1.301 0 76,686 -100,000 -76,686
6 100,000 0 1.371 0 72,939 -100,000 -72,939
7 100,000 0 1.445 0 69,204 -100,000 -69,204
8 100,000 0 1.523 0 65,659 -100,000 -65,659
9 100,000 0 1.605 0 62,305 -100,000 -62,305
10 7,731,400 56,850,250 1.691 33,619,310 4,572,088 49,118,850 29,047,220
Cộng 18,732,116 56,850,250 33,619,310 14,691,856 38,118,134 18,927,452
I (Lãi vay %/năm) 5,40%
NPV 18,927,452
BPV 33,619,310
BCR (lần) 2,29
Tỷ suất lãi/vốn (%) 128,8
IRR 39,42
Thời gian thu hồi vốn T (năm) 9,36
Ktra NPV (Exell) 18,927,452
NPV (Khi i=IRR) 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ biểu 11 : Dự toán hiệu quả kinh tế 1 ha rừng Keo Tai Tượng
Năm
Ci
(tr.đồng)
Bi
(tr.đồng) (1+r)i BPV CPV Bi-Ci NPV
1 7,810,616 0 1.054 0 7,410,452 -7,810,616 -7,410,452
2 2,332,668 0 1.111 0 2,099,611 -2,33,668 -2,099,611
3 818,302 0 1.171 0 698,806 -818,302 -698,806
4 100,000 0 1.234 0 81,037 -100,000 -81,037
5 100,000 0 1.301 0 76,863 -100,000 -76,863
6 100,000 0 1.371 0 72,939 -100,000 -72,939
7 100,000 0 1.445 0 69,204 -100,000 -69,204
8 11,733,000 78,247,000 1.523 51,376,890 7,704,071 66,513,700 43,672,820
Cộng 23,094,586 78,247,000 51,376,890 18,212,983 55,152,114 33,163,908
I (Lãi vay %/năm) 5,40%
NPV 33,163,908
BPV 51,376,890
BCR (lần) 2,82
Tỷ suất lãi/vốn (%) 182,0
IRR 38,97
Thời gian thu hồi vốn T (năm) 7,62
Ktra NPV (Exell) 33,163,908
NPV (Khi i=IRR) 0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc36.pdf