I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái
còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh
hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn
hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn
hoá đặc sắc nhất.
Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng
từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị,
đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh
hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam.
Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở
đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những
lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây vẫn
còn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, những công trình di
tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được cả dân tộc giữ gìn và bảo vệ: Di
tích lịch sử Kiếp Bạc – Côn Sơn, đền An Phụ, đền thờ Yết Kiêu, Chử Đồng
Tử – Tiên Dung, chùa Thanh Mai, đền Chu Văn An, đền Sinh, đền Hoá . Do
được sự quan tâm của Nhà nước cùng với những ý nguyện tâm linh của toàn
dân nên những giá trị văn hoá đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Huyện Chí Linh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với
nhiều anh hùng lịch sử dân tộc cùng với một bề dầy văn hoá, đã tạo nên một
vùng đất Địa linh nhân kiệt, vùng đất của truyền thuyết, vùng đất của tâm
linh. Trong tổng thể các di tích lịch sử thì đền Sinh, đền Hoá ở xã Lê Lợi
được coi là lâu đời nhất ở vùng đất này gắn với Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái. Cùng với thời gian, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn
được truyền tụng và ngợi ca từ đời này sang đời khác, trải rộng ra nhiều địa
phương, vùng miền trong cả nước.
Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là một vấn đề hết sức
quan trọng và cần thiết trong hành trình tìm về lịch sử và văn học, giúp chúng
ta hiểu biết truyền thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con
người Việt Nam, nhất là những con người đã làm rạng danh cho Tổ quốc. Từ
chuyên ngành Văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết với việc tìm hiểu lễ
hội tưởng niệm Phi Bồng Nguyên soái đem lại sự hiểu biết sâu sắc về đặc
trưng thể loại. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn hỗ trợ thiết thực cho công tác
giảng dạy Văn học dân gian ở nhà trường đối với các giáo viên bộ môn Văn.
2. Đi sâu tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ta sẽ thấy
được những đặc điểm chung và những nét riêng trong những câu chuyện kể,
cách tưởng niệm, thờ cúng, quan niệm riêng trong tâm linh của người dân địa
phương. Bên cạnh đó là sự khúc xạ của các bản kể và nghi thức tưởng niệm
xuyên qua những trầm tích văn hoá của thời gian và không gian lịch sử tạo
nên sức hấp dẫn của danh thắng nơi đây.
Nghiên cứu, mô tả truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi
– Chí Linh – Hải Dương giúp cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian như
là một sản phẩm của Folklore và sự khúc xạ của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo
vào văn hoá tâm linh, vào kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam. Phi
Bồng Nguyên soái ngoài yếu tố Nhiên thần còn có sự chuyển dịch sang yếu
tố Nhân thần. Ngài còn là vị thần đã trợ giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô
hộ của nhà Lương, trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm
lược, trợ giúp Trần Hưng Đạo đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2 và
3. Những dấu tích còn lại, những lễ hội ngàn năm, những câu chuyện còn lưu
truyền trong dân gian mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hải Dương.
3. Là người con đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chí Linh giàu
truyền thống, tôi thấy mình phải góp một phần công sức cùng mọi người khơi
thông thế giới tâm linh mà nhân dân gửi gắm trong truyền thuyết, thấy được
những giá trị còn đọng lại trong những câu chuyện kể, trong những lễ hội
thiêng liêng của những thế hệ một lòng ghi ơn, tưởng nhớ đến cha ông đã có
công dựng nước và giữ nước. Công trình này cũng chính là một nén hương
thành kính tưởng nhớ đến cha ông, là cây cầu nối giữa lịch sử đầy oai hùng
với hiện tại, góp phần làm cho mảnh đất Chí Linh mãi là niềm tự hào của
người viết nói riêng và của người dân Hải Dương nói chung.
Đóng góp mới của luận văn.
Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu nghiên cứu hệ
thống Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, những dấu ấn của tín ngưỡng dân
gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết.
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu, khảo sát,
mô tả một cách hệ thống, chi tiết Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái gắn với
lễ hội đền Sinh, đền Hoá.
Cùng với các chuyên ngành khác, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào
công cuộc bảo lưu và phát triển vốn Văn học dân gian cổ truyền của dân tộc.
VII. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề chung.
Chương II : Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương.
Chương III : Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạn của ngài như là một
di vật của một thời oai hùng vào bậc nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
của dân tộc.
Trong truyền thuyết có nói đến người mẹ đá được thờ ở đền Sinh (Mẫu
Sinh), chính là nơi mà Thánh Phi Bồng ra đời, hòn đá nứt ra làm hai, giống
như hai vế đùi của người phụ nữ. Yếu tố này còn biểu hiện cho sự rơi rớt của
tín ngưỡng dân gian thời nguyên thuỷ, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẹ nguyên
thuỷ. Tín ngưõng thờ Mẫu là tôn thờ người mẹ đầy tài năng, bao trùm cả bốn
miền của vũ trụ, cội nguồn của sự sống con người, cội nguồn của dân tộc, là
cứu cánh của nhân quần, mang lại cho con người sức khoẻ, tài lộc. Trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta , Mẫu và những hoá thân của Mẫu
đã thấm nhuần một tình yêu quê hương đất nước, hiện thân của một thứ chủ
nghĩa yêu nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
độc đáo. Qua tín ngưỡng này có thể thấy nhân dân luôn cầu mong sự trợ giúp
của sức mạnh trong thế giới siêu nhiên, của đủ mọi loại thần linh, để thoả
mãn những mong muốn của con người. Đền Mẫu Sinh trong tâm thức của
người dân địa phương cũng là một tín ngưỡng thành kính người Mẹ từ cõi
cao xa trở về đời thực để giúp dân chống giặc ngoại xâm và cũng là biểu
tượng cho sự tồn tại mãi mãi của dân tộc.
TIỂU KẾT.
Tóm lại, truyền thuyết về Thánh Phi Bồng vừa mang mầu sắc của
truyền thuyết tín ngưỡng vừa gắn với những chiến công của những anh hùng
dân tộc. Tìm hiểu nội dung của truyền thuyết chính là khám phá những hình
tượng, tính cách của những hình tượng, nhân vật. Bởi hình tượng và nhân vật
trong những sáng tác dân gian vẫn được hiểu là “bức tranh vừa cụ thể vừa
khái quát của đời sống được xây dựng bằng hư cấu, có ý nghĩa thẩm mĩ.”
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái có những môtíp quen thuộc của thể
loại truyền thuyết như: sinh ra một cách kỳ lạ, hình dáng khác thường, hoá
thân… thì cũng có những nét rất riêng như: Ngài hoá về trời khi bị trẻ chăn
trâu phát hiện, hầu như công ơn của Ngài là yếu tố âm phù… từ những nét
chung và riêng đó cho thấy Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái mang đậm
dấu ấn địa phương và cùng hoà chung với đặc trưng của thể loại truyền
thuyết. Ngoài ra, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng ảnh hưởng nhất
định của các triết thuyết tôn giáo, gắn với những chiến công trong lịch sử dân
tộc tạo nên một đặc trưng rất riêng nhưng cũng mang tính quy luật của tín
ngưỡng dân gian là Thiêng hoá cái Phàm (thiêng liêng hoá các sự vật, hiện
tượng trong đời sống thường ngày), khi đã Thiêng hoá cái Phàm thì để gần
gũi với con người hơn thì thì con người lại Phàm hoá cái Thiêng (những sự
linh thiêng lại được cuộc sống hoá để con người tiếp cận). Tạo cho truyền
thuyết vừa linh thiêng nhưng cũng không xa rời đời sống con người, con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
người vừa tôn thờ để nương dựa, cũng có thể gửi gắm tâm tư, nguyện vọng
của mình để sống có ý nghĩa hơn.
Hình tượng trong truyền thuyết bắt nguồn từ con người thực tiễn trong
lao động và cuộc đời của nhân dân nhưng nó đã được nhào nặn theo xu
hướng linh thiêng hoá và cường điệu hoá. Đó là xu hướng “thần thoại hoá”
trong các chi tiết truyền thuyết, viền quanh các chi tiết lịch sử một lớp hào
quang thần thoại óng ánh, lung linh nhiều khi làm cho người đọc, người nghe
khó nhận ra “cái lõi sự thật lịch sử”. Truyền thuyết đã chứng minh một chân
lý: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nhân dân ta vẫn luôn luôn lạc quan, tin
tưởng vào cuộc sống và tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
CHƢƠNG III
LỄ HỘI TƢỞNG NIỆM PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI
Ở LÊ LỢI – CHÍ LINH – HẢI DƢƠNG.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI.
Từ mọi miền của đất nước, chúng ta thấy rất nhiều lễ hội được tổ chức,
diễn ra trong nhiều thời điểm khác nhau của năm. Bởi mỗi một lễ hội lại gắn
với những tích, nguồn gốc khác nhau. Nhưng chung quy lại nó mang đậm mầu
sắc của nền văn hoá lúa nước. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích mua vui
cho người dân, chứng tỏ ý niệm thiêng liêng của người dân qua lễ nghi, nêu
cao lòng biết ơn của người dân với những vị Thần, Thánh, anh hùng dân tộc
đã che chở, phù hộ cho nhân dân.
Lễ hội là một từ kép: “Lễ và hội”. Lễ là một hệ thống nghi thức mang
tính biểu tượng và được cảnh diễn hoá tạo thành một “lễ thức” toàn vẹn, nhằm
biểu hiện sự tôn kính của cộng đồng với thần linh. Qua hành động của lễ các
nguyện vọng, ước mơ, khát vọng chính đáng của con người được phản ánh
trước cuộc sống khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng khắc phục. Lễ
trong hội là một hệ thống liên kết, có trật tự bao gồm: Lễ cáo yết, Lễ Mộc dục,
Lễ đón bóng, Lễ khai mạc, Lễ rước bộ, Đại tế, Tế tạ…
Hội là một hoạt động diễn ra sau lễ. Đó là các hoạt động dân dã, phóng
khoáng, sôi nổi, thu hút số đông người tham gia như hát văn, cờ người, đạp
niêu, chọi gà, kéo co, đấu vật… nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của mọi
thành viên cộng đồng.
Lễ và hội thuộc phạm trù văn hoá xã hội nhưng lại có sự gắn kết khăng
khít với truyền thuyết thuộc phạm trù Văn học dân gian.
“Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại
hình tự sự dân gian, nội dung của nó là kể lại truyện tích các hình tượng,
nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo
quan điểm của nhân dân.”[54/141]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
Lễ và hội chú trọng khâu diễn xướng, thực hành nghi lễ, tổ chức hội hè
vui chơi cho mọi người: “Lễ hội là một bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống
văn hoá tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào
tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa, nay và mai
sau.” [52/15].
Truyền thuyết tạo cho lễ hội thêm phong phú, cao cả, ngược lại, lễ hội
nhằm minh chứng, khẳng định cho sự tồn tại của truyền thuyết. Truyền thuyết
được thể hiện bằng diễn xướng trong lễ hội, tạo sự sinh động, hấp dẫn, thu hút
và để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người, tạo nên một diện mạo văn hoá khá
hoàn chỉnh, mang dấu ấn riêng về nét đẹp văn hoá làng, nước – một sản phẩm
Folklore độc đáo của dân tộc.
Trong việc tái hiện hình tượng Thần, Thánh, nhân vật anh hùng, ngợi ca
chiến công của họ thì truyền thuyết là yếu tố phản ánh mang tính chất “tĩnh” ,
còn lễ hội là yếu tố phản ánh mang tính chất “động”. Mỗi một nét phản ánh
đều có nét đặc sắc, lý thú riêng và luôn bổ sung cho nhau. Mối quan hệ này
được biểu hiện rất rõ trong các truyền thuyết và lễ hội ở một số nơi:
+ Lễ hội Kiếp Bạc ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương được tổ chức hàng
năm từ ngày 16/8 đến ngày 26/8 âm lịch, ngày giỗ chính là ngày 20/8. Là một
lễ hội hoàn chỉnh về quy mô, mẫu mực trên nhiều bình diện: truyền thuyết, ý
thức, tổ chức và nghệ thuật biểu diễn. Lễ hội tái hiện lại những chiến công
hiển hách của vị tướng tài đời nhà Trần và người dân đến đây cũng mong
muốn chữa bệnh, đuổi tà ma. Ngày diễn ra lễ hội cũng là ngày mất của Trần
Hưng Đạo nên trong dân gian lưu truyền hàng loạt câu ca như: “Dù ai buôn xa
bán xa, 20/8 giỗ cha thì về.”
+ Hội Gióng Phù Đổng – Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 5/4 đến
ngày 12/4 âm lịch. Lễ hội này diễn xướng theo truyền thuyết Thánh Gióng:
lúc nhỏ, đánh trận, múa cờ, chém tướng.
+ Hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn - Phúc Thọ – Hà Tây có tục lệ làm
bánh trôi để dâng cúng. Tục lệ này xuất phát từ một truyền thuyết rất cảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
động. Trước lúc nghĩa quân lên đường, có một bà già nghèo dâng cúng cả một
gánh bánh trôi để tỏ lòng mến mộ. Hai Bà cảm ơn, vui vẻ nhận và cùng quân
sĩ ăn trước lúc ra trận. Cũng vì vậy, người dân nơi đây không ăn bánh trôi vào
ngày tết mồng ba tháng ba. Chỉ đến ngày mồng sáu tháng ba, cả làng mới làm
bánh trôi dâng cúng lễ hội, tổ tiên, chỉ khi tế xong ở đình, dân làng mới dám
ăn bánh trôi.
Các lễ hội luôn gắn với các truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết là
nội dung còn lễ hội là hình thức. Nội dung có phong phú thì hình thức mới đa
dạng. Càng có nhiều truyền thuyết thì càng có nhiều lễ hội tương ứng. Lễ hội
là một “phương diện để bảo lưu truyền thuyết có hiệu lực nhất”. Thông qua lễ
hội vừa nhằm mục đích hồi tưởng lại công lao to lớn của các vị Thần – anh
hùng dân tộc, vừa là dịp để người dân bộc lộ, gửi gắm ước mơ, khát vọng của
mình, cầu mong các vị thần hiển linh, phù trợ cho mọi sự bình an, mùa màng
tươi tốt, dân giàu, nước mạnh.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương
cũng có những đặc điểm như đã nêu ở trên: Truyền thuyết gắn với lễ hội ở
làng xã, với những nghi thức tế lễ, đón bóng, diễn xướng, trò chơi… sinh
động. Truyền thuyết tạo cho lễ hội nội dung phong phú, còn lễ hội đem lại cho
truyền thuyết sức sống lâu bền, trong đời sống xã hội và trong tâm linh. Khi lễ
hội diễn ra và tham gia vào lễ hội người dân địa phương cũng như khách thập
phương như gột bỏ hết bụi trần, thấy mình thiện hơn, được trở về với cội
nguồn, truyền thống của quê hương, đất nước.
II. LỄ HỘI TƢỞNG NHỚ PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở LÊ LỢI - CHÍ LINH - HẢI DƢƠNG.
1. Thời gian tổ chức lễ hội.
Làng Yên Mô (Mô đất bình yên) thuộc xã Lê Lợi là nơi mà Thánh Phi
Bồng xuất hiện và luôn hiển linh phù trợ cho những chiến công hiển hách
trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cũng là nơi mà người anh
hùng Chu Phúc Uy sinh ra tại đây. Vì vậy, hàng năm nhân dân trong vùng tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
chức lễ hội tưởng nhớ từ ngày 6 đến hết ngày 10 tháng 5 âm lịch. Trong
những ngày đó thì ngày 8 tháng 5 là ngày tưởng nhớ chính (ngày mà ngài sinh
ra tại hòn đá và cũng là ngày ngài hoá về trời như trong truyền thuyết). Những
ngày diễn ra lễ hội không khí trang nghiêm, linh thiêng, huyền diệu. Về dự lễ
từ người dân địa phương, đến những du khách thập phương, các thế hệ đều
toát lên lòng thành kính, niềm tin thánh thiện với Thánh Phi Bồng luôn che
chở và phù trợ cho nhân dân.
2. Không gian diễn ra lễ hội.
Không gian diễn ra lễ hội là một không gian thiêng liêng, đó là những
nơi mà người xưa đã lựa chọn thế đất đẹp, đã xây dựng những công trình kiến
trúc nghệ thuật và mang mầu sắc tôn nghiêm như đình, chùa, miếu, lăng tẩm…
để tổ chức lễ hội, mà còn là nơi lưu giữ những “di sản văn hoá vật thể” tồn tại
qua chiều dài của thời gian lịch sử và cũng là nơi lưu giữ những “di sản văn hoá
phi vật thể” như các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết… Không gian lễ hội
tạo nên bản sắc văn hoá, nét riêng biệt của tín ngưỡng ở mỗi địa phương.
Đền Sinh, đền Hoá nằm trên địa phận của làng Yên Mô, xã Lê Lợi,
huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ trung tâm thị trấn Sao Đỏ (trung tâm của
huyện) rẽ theo quốc lộ 37 khoảng 5km thì đến đền Sinh. Đền ở trên sườn núi
Ngũ Nhạc, giữa rừng cây cảnh lâu đời và rừng thông đang thì sung sức. Cách
đền Sinh khoảng 700m theo trục đường chính, đến ngã tư của làng rẽ trái thì
đến đền Hoá.
Hai ngôi đền này được xây dựng rất sớm nhưng mới đầu nó rất đơn sơ,
do nhân dân trong vùng góp vật liệu dựng lên. Đến thế kỷ thứ XIII, Trần
Hưng Đạo lưu trú tại đây một đêm và được Thần báo mộng, sau khi dẹp xong
giặc giã, ông đã cho xây dựng khang trang hơn trước. Đến thế kỷ XIX được
trùng tu một lần nữa nhưng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ nó cũng bị tàn phá nhiều. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng (1975),
được sự quan tâm của Nhà nước, các sở, ban ngành quản lý văn hoá thì hai
ngôi đền đã được xây dựng to đẹp, nằm núp dưới bóng đa cổ thụ càng làm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
hai ngôi chùa trở nên cổ kính. Trải qua mấy chục thế kỷ, hương khói không
bao giờ tắt và ngày càng được tu sửa đẹp đẽ hơn.
Đền Sinh gồm hai phần, phần hậu cung và phần bái đường. Hậu cung
dựa vào vách núi, trong hậu cung được chia ra thành các cung nhỏ như: Cung
Mẫu (cung thờ Thánh Mẫu hoá đá), Cung Võng (cung có chiếc võng đào và
một chiếc thuyền cạn, di chứng mà ngài đã giúp Trần Hưng Đạo), bên phải là
Cung Đồng chính (là nơi đặt tượng Mẫu), bên trái là Cung Chúa ngũ phương
(nơi đặt tượng Chúa ngũ phương). Từ hậu cung là một hành lang nối liền với
bái đường. Bái đường thấp hơn so với hậu cung gồm năm gian nhà gỗ, lợp
ngói âm dương, các kèo cột được trạm khắc tinh vi và ở hai bên bái đường là
hai câu đối. Bên phải của bái đường là Ban thờ Phật, bên trái là Ban Mẫu địa,
cạnh đó là Ban thờ Bác Hồ. Trước mặt bái đường là một chiếc sân gạch, có
đặt một am hương bằng đá để khách thập phương về tưởng nhớ thắp hương tại
đây. Từ đây đi xuống là một dải bậc xây bằng gạch, được che bởi những bóng
đa cổ thụ quanh năm xanh tốt, phía dưới là cổng có hình chữ “Sơn”, đựơc xây
cầu kỳ mang đậm dấu ấn của đạo Phật.
Đền Hoá cách đền Sinh 700m, từ đền Sinh đến đền Hoá là một con
đường dải nhựa, đền Hoá nằm trên một mô đất cao nổi lên giữa một dải đồng
bằng thuộc làng Yên Mô, so với đền Sinh thì đền Hoá có diện tích rộng và
bằng phẳng hơn nhưng có ít bóng cây cổ thụ hơn. Đền cũng có hai phần, phần
hậu cung và phần bái đường. Phần hậu cung có ngai của Thánh Phi Bồng
được đặt trong một tháp cung sơn son thếp vàng, bên phải thờ Nam Tào, bên
trái thờ Bắc Đẩu. Ngoài gian bái đường đặt 4 thanh kiếm cổ, trên cùng là
tượng Phật Tổ, thứ tự đặt tượng các vua Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Chủ tướng
Trần Hưng Đạo, bên phải thờ người anh hùng Chu Phúc Uy, bên trái là ban
thờ của Thiền phái Trúc Lâm thờ Phật tổ đệ nhị Pháp Loa. Ngoài ra đền còn là
một công trình kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo, đền quay về
hướng Đông, có các đường cong ở bốn góc của mái đền, mái đền được lợp
ngói âm dương. Phía trong có các kèo cột được chạm, khắc tinh vi, treo rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
nhiều các hoành phi, câu đối bằng chữ Hán. Trước mặt bái đường là sân gạch
rộng và thoáng có đặt một am hương để nhân dân đến thắp hương tại đây. Từ
đây nhìn thẳng ra cổng là cửa tam quan, phía trước và phía sau đều có các câu
đối chữ Hán ca ngợi công ơn của Đức Thánh Phi Bồng.
Đền Sinh, đền Hoá là nơi lưu giữ được nhiều những di vật cổ, đại tự,
câu đối cổ, sắc phong của các đời vua, nhiều thi ca kim cổ và đồ thờ. Câu đối
về Thánh Phi Bồng rất phong phú, câu đối thường súc tích và có nhiều điển
tích, điển cố, hầu như được viết bằng chữ Hán. Chúng tôi ghi lại một vài câu
đối do nhà Hán học Hoàng Giáp dịch:
Đền Sinh:
1.Hà Hải Chung Tinh
Sơn Xuyên Dục Tú
(Sông biển hun đúc lên sự linh thiêng
Núi sông tạo nên vẻ đẹp)
2.Thuỷ Cung Công Chúa
Đại Nam Hiển Thánh
(Công chúa ở Thuỷ cung
Thánh linh hiển ở nước Nam)
3.Thạch Hoá Công Trung Nam Hiển Thánh
Chu Phi Ngàn Thượng Bắc Cầm Hồ
(Đá hoá (ngài) giữa trời Nam hiển Thánh
Bay bốn phương trên bờ Bắc giết giặc Hồ)
4.Uy Phong Lẫm Liệt Bình Lương Tặc
Quốc Sắc Tối Linh Thượng Đẳng Thần
(Đức Thánh oai phong lẫm liệt đánh tan Lương tặc
Được vua ban sắc là tối linh “Thượng Đẳng Thần”)
5.Vạn Cổ Yên Mô Lưu Thánh Tích
Ức Niên Hồng Hạc Tụng Thần Công
(Muôn thủa đất Yên Mô còn lưu sự tích Đức Thánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
Triệu năm con Hồng cháu Lạc khen ngợi công thần)
Đền Hoá:
1.Thiên Khai Sơn Thạch Tằng Sơn Bích
Địa Tiếp Thuỷ Nguyên Lãng Thuỷ Thanh
(Thiên khai núi đá tầng núi biếc
Địa tiếp nguồn nước sóng nước trong xanh)
2.Ngũ Nhạc Uy Linh Thuỷ Đối Mai Hoa Trưng Thắng Cảnh
Yên Mô Hùng Vĩ Long Chầu Hổ Phục Hiển Linh Từ
(Núi Ngũ Nhạc linh thiêng thuỷ đối hoa mai phô thắng cảnh
Đất Yên Mô hùng vĩ rồng chầu hổ phục tỏ đền thiêng )
3.Thạch Xuất Đức Thánh Linh Đệ Nhất Thiên Hạ
Vũ Trụ Đại Gia Danh Bá Đại Quốc Sư
(Đá sinh ra đức thánh Anh linh đệ nhất thiên hạ
Vũ trụ đại gia Danh làm Bá đại quốc sư)
Ngoài ra ở đền Hoá còn có hai tấm bia đá cổ ghi lại nguồn gốc của đền
được khắc vào năm 1941 (thời nhà Nguyễn). Bên cạnh đó còn có sắc phong cổ
thời nhà Lê (thế kỷ X). Ngay ở gian bái đường có bia đá ghi lại công ơn của
Đức Thánh Phi Bồng trợ giúp các chủ tướng trong công cuộc đánh thắng kẻ thù
xâm lược. Ngay dưới tấm bia còn có thơ ghi nhớ công ơn của ngài:
Tạo hoá sinh ra dấu Thạch Bàn
Ban cho Thiên Mẫu cứu nhân gian
Khí thiêng tích tụ điềm may mắn
Thánh tử ra đời đất nước an.
Cứ sắp đến ngày 8/5 âm lịch nhân dân địa phương và du khách bốn
phương lại chuẩn bị thời gian về với lễ hội. Đúng ngày 8/5 sẽ làm lễ rước chính
từ đền Hoá lên đền Sinh với ý nghĩa rước Đức Thánh lên thăm và vấn an Mẹ.
Vì thế, không gian lễ hội đền Sinh, đền Hoá rất rộng ở cả nghĩa tâm linh và quy
mô tổ chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
3. Mô tả lễ hội.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá cũng như tất cả các lễ hội truyền thống bao
gồm hai phần: Lễ và hội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến hết ngày 10 tháng
5 âm lịch. Hai phần này luôn đan xen vào nhau, trong lễ có hội, trong hội có lễ.
3.1 Phần lễ.
Lễ là một hệ thống các hành vi, tác động mang tính chất tín ngưỡng dân
gian, nhằm biểu thị lòng tôn kính của người dân đối với các vị thần linh được
thờ phụng. Đức Thánh Phi Bồng Nguyên soái là vị phúc thần của làng Yên Mô,
bên cạnh đó là người anh hùng Chu Phúc Uy có công chống giặc ngoại xâm.
Để tưởng nhớ công ơn của họ, nhân dân tổ chức nghi lễ rất trọng thể.
* Lễ cáo yết.
Diễn ra vào chiều ngày 6 tháng 5 âm lịch.
Có ý nghĩa xin phép Đức Thánh Phi Bồng cho phép dân làng Yên Mô
được mở hội.
Bắt đầu từ 16h các cụ trong Ban khánh tiết, các đại biểu của Ban quản lý
di tích, Uỷ ban Nhân dân xã Lê Lợi, đại diện các cấp uỷ, chính quyền và đoàn
thể làng Yên Mô, đội tế Nam, đội tế Nữ làng Yên Mô tập trung tại sân đền Hoá.
Sau hồi chiêng, trống mở cửa đền, các cụ tiến lễ vật vào đền (Lễ chay:
Hoa quả, bánh kẹo. Lễ mặn: Xôi, gà).
Ban khánh tiết tổ chức 3 tuần tế (do đội tế Nam đảm nhiệm), tế xin phép
cho được mở hội.
* Lễ Mộc dục.
Diễn ra đồng thời ở cả hai di tích đền Sinh, đền Hoá. Tại cung cấm đền
Hoá và tại cung cấm đền Sinh (vào cửa bên phải, ra cửa bên trái).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
Có ý nghĩa Bao sái (Tắm tượng) thay áo mới cho Đức Thánh Mẫu và
Đức Thánh Phi Bồng.
Diễn ra vào buổi sáng ngày 7 tháng 5 âm lịch.
Lễ vật: Lễ chay (thanh bông, hoa quả, xôi chè).
Thành phần tham gia lễ hội (bắt đầu từ 1975 đến nay) gồm đại diện
Ban quản lý di tích, đại diện lãnh đạo xã Lê Lợi, đại diện cấp uỷ, chính quyền
làng Yên Mô và Ban khánh tiết của đền.
Vật dụng ở mỗi di tích gồm hai choé đựng nước Ngũ vị hương, nước
sạch, khăn tắm, khăn bao khô.
Số người trực tiếp Bao sái: Hai cụ cao niên, hai cụ thủ nhang (mỗi di tích
một cụ cao niên, một cụ thủ nhang).
Trang phục: Áo tế đỏ, khăn quấn đầu đỏ, miệng bịt khăn điều (để tránh
trần khí xông lên Thánh cung).
Trong thời gian Bao sái ở mỗi di tích có bốn thanh niên (trong đội chân
kiệu) cầm gươm đứng túc trực hai bên bảo vệ (các chân kiệu đều đội nón dấu,
áo nẹp, thắt lưng bó que, chân quấn xà cạp).
Số lần bao sái bằng nước sạch và Ngũ vị hương ba lần. Sau đó bao khô,
đai măng mũ áo mới, sắp xếp lại đồ thờ, tượng thánh.
Trong qua trình Mộc dục, chiêng, trống điểm trong suốt lễ Mộc dục. Áo
cũ của Đức Thánh Mẫu và Đức Thánh Phi Bồng sau khi được thay ra, cắt thành
những mảnh nhỏ phong trong túi vải mầu vàng (3 đến 5cm) với ý nghĩa cầu
may, cầu sức khoẻ, mọi sự tốt lành.
* Lễ đón bóng.
Thời gian: 4h sáng ngày 8/5 âm lịch.
Địa điểm: Tại gian công đồng đền Hoá, làng Yên Mô, xã Lê Lợi.
- Nghi trình:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
+ 4h sáng (giờ Dần): Ban quản lý mời quý khách ra khỏi khu vực
nội tự đền, nhà đền đóng cửa, tắt đèn.
+ 4h03’ sau hiệu lệnh chiêng, trống 3 hồi 9 tiếng, bật điện mở cửa đền.
+ 4h03’ đến 4h10’ một già làng (mặc áo tế) lên thắp hương.
+ 4h10’ đến 4h30’ đọc văn đón bóng (quỳ đọc tại gian công đồng).
Đọc văn là một già làng của làng Yên Mô, hai bên người đọc văn
đón bóng là hai cụ bồi tế (áo vàng).
+ 4h30’ hoá văn đón bóng (trong thời gian hoá văn đón bóng, Ban
tổ chức thả 5 đèn trời trong đó có một đèn to có ý nghĩa Đức Thánh về trời).
+ 4h30’ đến 5h30’ các đoàn dâng hương.
Nguyên văn bài văn đón bóng được đọc ở đền Hoá:
Dấu thiêng truyền mãi đất Yên Mô
Non nhạc Hoá Sinh có một giờ
Tảng đá Sinh thành lừng vũ trụ
Bay tầu qua núi đuổi Quân Ô
Bất tử trần Nam thiên bậc nhất
Đền thờ Ngũ Nhạc đất Yên Mô
Con nam lây Đức thiên thiên đế
Đức quốc sư dáng thế ngự đền
Anh linh đệ nhất nam thiên
Thạch Bàn, Ngũ Nhạc có đền Hoá Sinh
Tối Anh Linh thiên tôn thượng đẳng
Ở Thạch Bàn được thiên đế định kỳ
Tháng 5 mồng 8 giờ Dần còn ghi
Đinh Sinh thiên đế dị kỳ khôi ngô
Đoàn Mộc đồng Yên Mô tranh khước
Dời Thạch Bàn chưa được bao lâu
Ầm ầm nổi trận phong ba
Kéo mây vần vũ mịt mù tứ vi
Bay tầu qua núi ra đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Thứ tróc Phạm đẳng Ô Mã Nhi giúp Trần
Thắng rồi ngài mới thu quân
Văn quan vũ tường ngự về đền Sinh
Đức thiên đế anh linh chính ngự
Họp hội đồng tứ phủ phong công
Vậy có câu rằng
Dấu thiêng tích cổ từ ngàn xưa
Sử chép dấu son đến bây giờ
Giáng hạ hồi sinh chiêm tử xuất
Đền thờ cao thượng đất Yên Mô
Núi non Ngũ Nhạc sinh thời trang tú
Kiếp Bạc đền thêm ngát mùi hương
Sắc Phong phù quốc tận trung
Trần triều đại thắng quân Nguyên ba lần
Đức thiên đế thiên thần bậc nhất
Phù Trần triều dậy đất sấm vang
Giặc Nguyên khiếp vía kinh hoàng
Thạch Bàn tích cổ sử vàng dấu son
Nam Mô A di đà Phật (3 lần)
* Lễ khai mạc.
Thời gian: Sáng ngày 8 tháng 5 âm lịch, có phối cảnh kèm theo.
Từ 7h đến 7h15’ Ban tổ chức ổn định tổ chức và thông báo một số quy
định của Ban tổ chức.
Các khối đứng đúng vị trí quy định, giữ trật tự trong quá trình diễn ra
Lễ khai mạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
Các đoàn rước, đại biểu của địa phương được ngồi phía trước đối diện
với khán đài.
Nội dung: Nêu công đức, vị thế Đức Thánh, mục đích, ý nghĩa của hội
đền Sinh, đền Hoá.
* Lễ rƣớc bộ.
Ý nghĩa: Rước Đức Thánh lên thăm và vấn an Mẹ.
Thời gian: Từ 8h30’ đến 9h30’.
Lực lượng tham gia: Rước kiệu Thánh Phi Bồng (Đoàn rước làng Yên
Mô), Kiệu Đức Thánh Trần, Kiệu cỗ (Xôi trắng, lợn đen). Số người trực tiếp
khiêng rước: 65 người.
Thứ tự đoàn rƣớc:
1. Đội múa lân.
2. Đội cờ thần (ngũ hành) 15 lá, các chân cờ đầu đội nón dấu, áo nẹp,
thắt lưng bó que, chân quấn xà cạp.
3.Trống, chiêng: Thể hiện hiệu lệnh thần linh (trống, chiêng đều sơn
son thếp vàng, dùi trống cũng sơn son thếp vàng). Một thanh niên vác lọng
che cho chủ hiệu và trống, chiêng cũng có một thanh niên vác lọng che. Trống
do hai người khiêng bằng đòn Rồng, chiêng do hai người khiêng bằng đòn
ống và có hai người thủ hiệu (người vác lọng, khiêng trống mặc quần áo lính,
người đánh trống, chiêng mặc áo the, khăn xếp). Tiết tấu của chiêng, trống
đánh theo nhau trong đám rước, một tiếng trống lại điểm một tiếng chiêng
(tùng - bi).
4. Đoàn vác đồ lộ bộ (chắp kich, vũ khí nhà Thánh) đi hai bên, ở giữa là
một quan viên mặc áo màu thụng xanh có lọng che mang biển đề: “Thượng
Đẳng Tối Linh”.
5. Phường bát âm: Gồm 8 nhạc cụ (đàn, sáo, nhị, trống, kèn…) thổi bát
âm nhã nhạc, chủ yếu là lưu thuỷ hành vân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
6. Trống khẩu: 2 trống, 2 người cầm hai trống khẩu đi trước long đình
cầm nhịp cho đoàn rước.
7. Kiệu long đình (kiệu có mái): Để lư hương và mũ của Đức Thánh Phi Bồng.
Long đình do 4 chân kiệu khiêng, 4 chân kiệu khác đi kèm để thay thế (các
chân kiệu đeo một tràng hoa để có hương thơm tránh mùi trần khí xông lên).
Xung quanh long đình có tàn, lọng che: 1 tàn, 1 lọng, 2 quạt che hai bên
diện Thánh.
8. Sau kiệu long đình là đội tế Nam, Nữ làng Yên Mô.
9. Long kiệu: Rước bát hương.
Long kiệu do 8 chân kiệu khiêng và 8 chân kiệu đi kèm (các chân kiệu
có tràng hoa để tránh trần khí xông lên).
Hai bên kiệu có tàn, lọng che: 1 tàn, 1 lọng.
10. Đi sau là kiệu Đức Thánh Trần.
11. Kiệu chồng 8: Rước lễ vật (xôi trắng, lợn đen) để trong mâm gỗ
hình bầu dục, chân quỳ đặt trong hậu bành kiệu chồng 8, do tám chân kiệu
khiêng và tám chân kiệu đi kèm.
12. Các đoàn tế của địa phương và các đoàn thể, nhân dân.
Hành trình rƣớc:
+ Nơi xuất phát: Sân đền Hoá.
+ Thời gian xuất phát: 8h30’.
Sau tuyên bố của Ban tổ chức, các chân kiệu lên kiệu và quay tại chỗ 3
vòng, sau đó sắp xếp vào vị trí trong đội hình rước.
Từ sân đền Hoá -> qua cửa tam quan -> rẽ phải -> đến ngã tư đường
làng Yên Mô tiếp tục rẽ phải -> theo dọc đường nhựa đến tam quan đền
Sinh -> đoàn rước dừng lại chờ hiệu lệnh của Ban tổ chức. Lúc đó chiêng,
trống ở đền Sinh cũng điểm để chào đón đoàn rước.
Tiến lễ vào đền theo trình tự sau: Rước mũ Đức Thánh Phi Bồng và bát
hương thờ Đức Thánh Trần vào gian giữa công đồng (sắp xếp các đồ lễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
theo hướng các kiệu). Tiến mâm gỗ để lễ vật (xôi trắng, lợn đen) vào công
đồng gian tiền tế.
Các đoàn lần lượt làm lễ dâng hương theo trình tự.
* Đại tế.
Sau khi các đoàn lần lượt làm lễ dâng hương kết thúc thì đến Đại tế.
Đại tế diễn ra rất trang nghiêm, do các cụ cao tuổi trong làng Yên Mô thực
hiện, nêu cao tình Mẫu Tử, sự biết ơn đến những bậc sinh thành. Trong quá
trình Đại tế là sự kết hợp giữa lời văn với nhữnh tiếng gõ mõ tạo không khí
thiêng liêng, thành kính. Sau khi Đại tế xong, các cụ đốt sớ của Đức Thánh
gửi lên Mẹ và những bản sớ của nhân dân, vàng mã gửi lên Đức Mẹ mong
Đức Mẹ phù hộ.
3.2. Phần hội.
Nghi lễ là một hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt được cử
hành tại đền thì trái lại, hội là một sinh hoạt dân dã phóng khoáng, ai cũng
bình đẳng tham dự vui chơi.
Phần hội được tổ chức sau lễ. Các hoạt động văn nghệ, các trò chơi
dân gian diễn ra vô cùng đặc sắc, phong phú. Từ ngôn ngữ đến cử chỉ của
các hoạt động văn nghệ và các trò chơi dân gian mang đậm mầu sắc của các
trò chơi cổ. Tất cả các trò chơi này đều mang tính biểu tượng.
* Liên hoan hát văn.
Thời gian: Tối ngày 6 tháng 5 âm lịch.
Địa điểm: Tại sân đền Hoá.
Đến với liên hoan hát văn chính là cuộc thi hát văn giữa các làng trong
xã Lê Lợi và các đoàn được mời tham gia, mỗi đoàn biểu diễn không quá
45’. Đến với hội hát văn là những giọng ca và ngôn từ mượt mà với nhiều
chủ đề khác nhau nhưng chủ yếu là những lời ca ca ngợi quê hương, đất
nước, tình cảm xóm làng. Các đội tham gia chủ yếu làm cho không khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
thêm đa dạng, đều nhận được sự tán thưởng của nhân dân khi cất lên những
lời ca, tiếng hát mang đậm tâm hồn dân tộc.
* Hội thả đèn trời.
Thời gian: Vào 19h30’ tối ngày 7 tháng 5 âm lịch ở cả hai di tích.
Là cuộc thi thả đèn trời của các đoàn đăng ký tham dự, mỗi đoàn số
lượng đèn trời không hạn chế. Đèn của những đoàn đăng ký dự thi phải có
những đặc trưng riêng. Đèn của đoàn nào bay cao nhất và sáng nhất sẽ đạt
giải của Ban tổ chức. Đây là một trò chơi lý thú và mang tính tâm linh (có ý
nghĩa đưa Đức Thánh về trời).
* Hội chơi cờ người.
Thời gian: Chiều ngày 9 tháng 5 âm lịch.
Địa điểm: Khuôn viên đền Hoá.
Bàn cờ tướng được vẽ trên một khuôn viên rộng khoảng 100m2 mỗi
người cầm một quân cờ được làm có cán để cầm. Những người cầm thững
quân cờ này mặc những trang phục tương đương với con cờ mà mình đảm
nhận: Quân Tướng thì mặc áo đỏ (đen), chân đi hài, đầu đội mũ và được ngồi
trên ngai, quân Sĩ ở bên cạnh Tướng mặc áo the đỏ (đen), đội khăn xếp, trên
tay cầm sách thánh hiền, quân Tốt đầu đội nón dấu, áo nẹp, thắt lưng bó que,
chân quấn xà cạp, ở bên đội đỏ thì mặc trang phục đỏ, bên đội đen mặc trang
phục đen… Mỗi trận đấu diễn ra trong ba ván theo hình thức loại trực tiếp.
Đến với hội cờ người thường là những người cao tuổi, có khả năng đưa ra
những nước cờ gây sự thán phục của người xem. Hội cờ người diễn ra đến
chiều ngày 10 tháng 5 âm lịch thì kết thúc bằng trận chung kết. Nhà vô địch
hội cờ người sẽ nhận được kỷ vật của Ban tổ chức, phần thưởng chỉ mang
tính chất động viên, nhưng không vì thế mà những trận đấu trí của trò chơi
này mất đi sự gay cấn và hấp dẫn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
* Hội kéo co.
Thời gian: Bắt đầu từ 15h ngày 8 tháng 5 âm lịch.
Địa điểm: Khu đất trống phía trước đền Sinh.
Đây là trò chơi thu hút được số đông người tham gia nhất, những
người chơi chủ yếu là những thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh của các làng
trong xã Lê Lợi. Mỗi một làng có một đội tham gia, gồm 10 người một đội.
Khi tham gia trò chơi các thanh niên của mỗi làng phải mặc những trang
phục của những quân lính thời nhà Trần. Mỗi trận đấu diễn ra trong ba hiệp,
đội nào thắng hai sẽ lọt tiếp vào vòng sau. Khi có hiệu lệnh của trọng tài mỗi
đội kéo sợi dây về phía mình để sợi dây đỏ ở giữa chạm vào vạch quy định sẽ
chiến thắng. Trong lúc hai đội đang gia sức để giành chiến thắng thì có tiếng
trống cổ động và được sự cổ vũ của người xem tạo nên một không khí náo
nhiệt như những buổi luyện quân trong quá khứ. Cứ như vậy các đội loại
nhau chỉ còn hai đội vào chung kết tranh chức vô địch.
* Hội đấu vật.
Đây là một trò chơi thượng võ, cũng là một cách luyện quân của Trần
Hưng Đạo. Xới vật được tổ chức trên một bãi đất rộng phía trước đền Sinh.
Bên cạnh có trọng tài là người đánh trống. Trọng tài mặc áo mầu đỏ, đầu chít
khăn đỏ, ngang lưng thắt khăn đỏ. Người vật cởi trần, đóng khố, một bên thắt
đai đỏ, một bên thắt đai xanh. Bắt đầu vào vật, trọng tài nổi một hồi trống
lệnh, các đô vật làm động tác xe đài và chào trọng tài, nhân dân.
Trọng tài đánh tiếp ba hồi trống, đó là hiệu lệnh cho đô vật vào giao
đấu. Các đô vật xông vào quần thảo. Người thua cuộc bị ngã trên xới vật
“lấm lưng, trắng bụng”. Tuỳ vào số người tham gia ít hay nhiều mà Ban tổ
chức đưa ra quy chế thi đấu. Người vô địch được Ban tổ chức trao giải
thưởng, có thể chỉ là gói chè, khăn mặt, phích nước song không khí lúc nào
cũng tưng bừng của ngày hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
* Hội thi đọc thơ.
Hội thi đọc thơ do Câu lạc bộ thơ Côn Sơn tổ chức, đọc những bài thơ
về Đức Thánh Phi Bồng, Đức Thánh Mẫu, người anh hùng Chu Phúc Uy.
Với ngôn ngữ và âm nhạc trong thế giới kỳ diệu, ca ngợi công đức của của
những bậc tiền bối tạo không khí thiêng liêng, thấm đượm tình người.
Bên cạnh những trò chơi dân gian diễn ra vào ban ngày, ban đêm ở cả
hai ngôi đền đều có hầu bóng. Người hầu bóng thường mặc quần áo nhiều
mầu sắc.
Xin trích một bài hầu bóng tại đền Sinh vào tối ngày 7 tháng 5 âm
lịch:
Nay bái thỉnh hiệu thiên thiên đế
Đức quốc sư trần thế ngự đền
Hiển linh đệ nhất nam thiên
Tam ban Ngũ Nhạc có đền Hoá Sinh!
Huyện Chí Linh có Yên Mô xã
Ở Thạch Bàn tiên đế ứng kỳ
Tháng 5 mồng 8 giờ Dần
Định sinh thiên thánh dị kỳ khôi ngô
Đoàn mục thụ Yên Mô nghinh rước
Về gần làng nào có bao xa
Ầm ầm nổi trận phong ba
Thiên thần biến hoá lại là hư không
Cảnh đền Sinh cường phong là thế
Cùng đền hoá thuộc địa Yên Mô
Nhìn lên Ngũ Nhạc Linh Từ
Một giờ sinh hoá thật là anh linh
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84
Yên Mô phụng sự hiển linh uy hùng
Hộ quốc thuật vũ điền phong
Cứu dân giúp nước trừ hung bạo tàn
Gần xa khắp hết mọi nơi
Kẻ đến xin dấu người thời dâng nhang
Đến đời Trần, giặc Nguyên cướp nước
Giặc Phạm Nhan thế gắt ai đang
Tướng Trần Hưng Đạo lo lường
Tâm thành cầu khẩn mong ngài phù dân
Đức thiên đế ra tòng hộ quốc
Cứu vạn dân hoá phép uy hùng
Đùng đùng nổi trận bắc phong
Hắc vân vần vũ mịt mù tứ vi
Bay tầu qua núi ra đi
Âm tróc mã Đảng, cứu nguy cho Trần
Thánh hiển chuyển Vũ Đằng Vân
Thu binh triệu tướng ngự về đền Quan…
Trong quá khứ, hầu bóng đã trở thành một hình thức mê tín dị đoan, do
những con nhang, đệ tử không am hiểu lịch sử gắn kết với các huyền thoại
khác như: Mẫu Thoải, Cậu Ba, Cậu Bảy… Nhưng từ năm 1992, đền Sinh, đền
Hoá được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia thì việc thờ cúng,
mê tín dị đoan, làm sai lệch ý nghĩa tốt đẹp của dân tộc nên đã bị loại bỏ.
Lễ và hội là dịp để cho toàn thể cộng đồng “hoá thân, nhập cuộc”, mọi
người được vui chơi, được dịp để sáng tạo, thể hiện tài năng trong các trò
chơi, là dịp để thưởng thức văn hoá, nghệ thuật dân gian. Cũng là dịp để mọi
người bày tỏ ước mơ, khát vọng của mình đối với các bậc Thánh Thần, với
tinh thần cộng cảm, tự nguyện. Lễ và hội ở các di tích lịch sử nói chung và ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
đền Sinh, đền Hoá nói riêng là sự vận động trong cái đẹp, luôn vươn tới cái
đẹp, đỉnh cao thẩm mĩ.
4. Những tục lệ và những điều cấm kỵ trong lễ hội đền Sinh, đền Hoá.
Ở mỗi nơi thì tục lệ tổ chức lễ hội có sự khác nhau, tạo nên bản sắc của
từng địa phương, từng lễ hội.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương có những
tục lệ rất riêng:
Hàng năm nhân dân tổ chức tưởng nhớ Đức Thánh Phi Bồng, ngày ngài
xuất hiện vào mồng 8 tháng 5 âm lịch. Trong ngày này Ban quản lý di tích và
nhân dân làng Yên Mô tổ chức lễ rước từ đền Hoá lên đền Sinh với ý nghĩa
đưa Đức Thánh Phi Bồng lên vấn an Mẹ. Trong lễ rước này có rất nhiều
những điều nghiêm ngặt:
+ 65 người tham gia rước kiệu phải là những thanh niên chưa lập gia
đình, khoẻ mạnh.
+ Những người tham gia rước kiệu phải xuất thân trong những gia đình có
khuôn phép, ông bà, cha mẹ không vi phạm pháp luật và đạo đức. Bản thân
những người được chọn phải nết na, không có khuyết tật, gia đình không có tang.
+ Những cụ cao tuổi trong làng như thủ nhang, đọc văn đón bóng,
những người làm công việc Mộc dục, trước khi làm công việc của mình thì họ
phải ăn chay một tuần.
Trong lễ rước chính thì bao giờ cũng có một mâm xôi trắng và một con
lợn đen. Theo các cụ cao tuổi trong làng thì gạo nấu xôi phải được chọn lọc
rất kỹ và phải là gạo của làng Yên Mô, con lợn đen đặt trên mâm xôi đã được
nuôi trong một gia đình của làng, con lợn này được nuôi hoàn toàn bằng rau
cám, không được có một chút thức ăn tạp. Bởi ĐứcThánh Phi Bồng là
ThiênTử – vị thần có tâm hồn trong sáng, hết lòng vì dân, vì nước. Nên tất cả
những đồ cúng tế phải được chuẩn bị từ rất lâu, được chăm sóc với một thái
độ nghiêm ngặt và tôn kính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
Ngoài ra tương truyền trong lễ rước của ngài khi khởi kiệu luôn quay ba
vòng trước khi rước (không do chủ ý của người rước). Khi rước đi như chạy
(gắn với truyền thuyết ngài đi mây về gió) nên các du khách lần đầu tiên tham
gia lễ rước sẽ rất ngạc nhiên.
Tất cả những điều cấm kỵ, tục lệ trên đều xuất phát từ truyền thuyết,
tâm linh và tín ngưỡng của người dân địa phương. Trong mỗi lễ hội cụ thể
những người tham gia thông hiểu những điều cấm kỵ cũng chính là tỏ lòng
thành kính và tôn trọng những bậc Thần, Thánh và anh hùng trong lịch sử.
III. Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI ĐỀN SINH, ĐỀN HOÁ.
Lễ hội là dịp kỷ niệm và tái hiện những nét tiêu biểu trong công cuộc
chống giặc ngoại xâm, gắn liền với với những ngôi đình, đền, chùa… Lễ hội
là một hình thức văn hoá cộng cảm đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của các
thế hệ, tầng lớp nhân dân. So với các lễ hội trên địa bàn như lễ hội đền Kiếp
Bạc (20 tháng 8 âm lịch), lễ hội chùa Côn Sơn (18 tháng Giêng âm lịch), lễ
hội đền Cao (23, 24, 25 tháng Giêng âm lịch) thì lễ hội đền Sinh, đền Hoá về
quy mô không được bằng các lễ hội trên. Bởi những lễ hội Kiếp Bạc, Côn
Sơn, đền Cao là những ngôi đền, ngôi chùa thờ những vị anh hùng kiệt xuất
trong lịch sử dân tộc. Đền Sinh, đền Hoá là nơi thờ Thần nên cũng chưa thu
hút được nhiều sự quan tâm của du khách bốn phương. Nhưng những người
đã một lần đi Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Cao thì họ đều không bỏ qua được đền
Sinh, đền Hoá. Khi đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng và được nghe kể về thần
tích của hai ngôi đền thì trong những lần viếng thăm sau thì ngôi đền họ đặt
chân đến đầu tiên có lẽ là đền Sinh, đền Hoá. Bởi trong tâm thức của nhân dân
thì Thần, Thánh chính là sự tích tụ của khí thiêng sông núi, là phúc đức của
ngàn năm cha ông ta gây dựng. Để làm nên những chiến công oanh liệt trong
lịch sử thì các anh hùng dân tộc cũng được sự trợ giúp đắc lực của những bậc
tiền bối, là sự thừa hưởng “nền phúc đức” của cha ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương có ý nghĩa
rất lớn đối với đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân trong huyện. Đền Sinh,
đền Hoá là hai ngôi đền cổ nhất trên địa bàn huyện và là hai ngôi đền duy nhất
thờ Thần. Đến với hai ngôi đền là đến với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”,
đến với cội nguồn văn hoá dân tộc, đến với tinh thần cộng cảm của nhân dân
với thiên nhiên, sống hoà hợp vào thiên nhiên. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ngoài
yếu tố “cộng cảm” còn có cả yếu tố “cộng mệnh”. Chính lễ hội đã đem đến
cho con người sức mạnh, niềm tin để con người sống thiện hơn, người hơn.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá thờ Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái cùng
với tín ngưỡng mang tính phồn thực thì hai ngôi đền này còn có sự phối thờ
người anh hùng Chu Phúc Uy. Vì vậy, lễ hội đền Sinh, đền Hoá là sự kết hợp
nhiều tín ngưỡng: Nhiên thần, Nhân thần và truyền thuyết tâm linh dân gian.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá còn là sự kết hợp, đan cài, hỗ trợ chặt chẽ giữa
truyền thuyết và lễ hội tạo nên những nét riêng biệt, đặc trưng (rước như
chạy). Đó cũng là tín ngưỡng của vùng đất mà ngài đã sinh ra và hiển linh phù
trợ cho những chiến công mãi khắc ghi vào trong sử sách dân tộc.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá là sự tái hiện những nét tiêu biểu về Đức
Thánh Phi Bồng, để con cháu ôn lại truyền thống của cha ông trong quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lễ hội là một minh chứng rõ nét củng cố
cho truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái, nó khẳng định thêm việc thờ
cúng ngài ngoài yếu tố tâm linh còn là sự biết ơn sâu sắc của các thế hệ với
cha ông. Lễ hội còn là sự khẳng định việc trợ giúp của ngài như một những
dấu son chói lọi trong công cuộc giữ yên nền độc lập dân tộc, khẳng định chủ
quyền của đất nước.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá diễn ra trong thời gian không dài, những dấu
vết cung đình khá mờ nhạt. Bởi từ truyền thuyết đến lễ hội nơi đây đều do sự
sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Trong lễ hội các sản vật, đồ cúng
tế đều là sản phẩm do người nông dân làm ra. Đến cả hình thức đón bóng,
rước bóng, các trò chơi đều mang đậm dấu ấn của những người nông dân, của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
văn hoá lúa nước. Lễ hội làm sống lại lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất
khuất và tài năng xuất chúng của Đức Thánh Phi Bồng.
Lễ hội cũng là dịp để nhân dân sau những ngày làm ăn vất vả được nghỉ
ngơi, được vui chơi, giao cảm. Là dịp để mọi thế hệ ai cũng được tự do tham
dự hội hè, gặp gỡ, giao lưu, thưởng thức những món ăn do mình tự chế biến.
Cũng là dịp để mọi người bày tỏ ước vọng của mình đến Thần, Thánh mong
cho cuộc sống của mình đầy đủ và sung túc hơn.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá còn mang lại sự tự do, bình đẳng, dân chủ.
Ngày hội ai cũng bình đẳng như nhau, không phân biệt chức sắc trong làng, ai
cũng tự do xem hội, hưởng lộc Thánh như nhau, không có sự cấm đoán, ngăn
cách. Chính từ không khí này mà con người trở nên thân thiện, đoàn kết, gắn
bó với quê hương. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của nhân dân sáng tạo ra truyền
thuyết và lễ hội để hướng đến con người quá khứ, hiện tại và tương lai. Để
khẳng định và nhắc nhở con cháu phải biết đoàn kết - đó là sức mạnh vô địch
để hoà chung trong công cuộc đổi mới nhưng cũng vẫn giữ được bản sắc riêng
của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá là lễ hội thống nhất, có mối quan hệ và tác
động lẫn nhau. Lễ chiếm phần chính, quan trọng, còn hội chỉ có tính chất hỗ
trợ, tạo không khí cho lễ hội thêm long trọng và đem lại niềm vui cho mọi
người. Lễ có tính chất bắt buộc, quy định chặt chẽ, còn hội thì không có sự
trói buộc như lễ. Hội chủ yếu hỗ trợ cho lễ, mang vẻ đẹp văn hoá, đậm đà bản
sắc dân tộc, có ý nghĩa cổ động, tuyên truyền. Hội nhằm làm cho lễ không khô
cứng, nó còn hỗ trợ đắc lực cho việc tái hiện những di sản văn hoá, những nét
riêng của dân tộc, địa phương để cho thế hệ trẻ hiểu hơn về nguồn gốc của
mình để gìn giữ nó.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá còn là nơi bảo lưu, nuôi dưỡng truyền thuyết
và tín ngưỡng dân gian, nó được đan xen hài hoà trong lễ và hội. Lễ hội đền
Sinh, đền Hoá cũng có những nét chung của các lễ hội Việt Nam, đồng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
cũng có những nét riêng biệt, độc đáo của địa phương như hình thức hầu
bóng, thờ Mẫu…
Nhìn chung, trong bất kỳ xã hội nào thì các lễ hội mang tính cộng đồng
là rất cần thiết. Nó nhắc nhở thế hệ hiện tại và tương lai không chỉ sống cho
bản thân, gia đình mà còn phải biết sống cho cộng đồng, biết hy sinh vì cộng
đồng, vì một sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước. Lễ hội đền Sinh, đền
Hoá với những lễ tục luôn nhắc nhở chúng ta biết ghi nhớ những công ơn của
cha ông, những vị anh hùng dân tộc đã có công trong công cuộc chống giặc
ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước. Họ mãi là niềm tự hào và là tấm
gương cho đời đời các thế hệ noi theo.
TIỂU KẾT.
Nhà nghiên cứu Nga M.Bakhtin cho rằng: Thực chất lễ hội là cuộc sống
được tái hiện dưới hình thức “tế lễ” và “trò diễn”, đó là cuộc sống lao động
và cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội
được nếu như chính nó không được “thăng hoa”, liên kết và quy tụ lại thành
thế giới của “tâm linh” tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới
của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là cuộc sống, là thế giới thứ
hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi
thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.
Cùng với lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, bản sắc văn hoá dân tộc, nhân
dân ta đã tạo nên những lễ hội văn hoá chứa đựng trong nó bao thăng trầm
cũng như oai hùng trong lịch sử dân tộc. Những lễ hội vừa là nếp nghĩ, lối
sống, triết lý dân gian, hồn dân tộc, vừa mang tính giáo dục rất lớn với các thế
hệ người Việt Nam ở hiện tại và tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
KẾT LUẬN
Luận văn chọn đề tài về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội
đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương xuất phát từ mối quan
tâm đối với thể loại truyền thuyết của địa phương và mối quan hệ của nó với
lễ hội. Với các phương pháp quen thuộc của Văn học dân gian và các phương
pháp điền dã, khảo sát, phân tích… chúng tôi đã cố gắng bám sát các tác phẩm
Văn học dân gian vừa với tư cách một tác phẩm văn học vừa với tư cách một
thực thể văn hoá. Từ đó có sự khái quát, phân tích từ cái chung đến cái riêng
để thấy được sự đặc sắc của truyền thuyết và lễ hội nơi đây.
1. Đầu tiên phải khẳng định mảnh đất Chí Linh là mảnh đất địa linh
nhân kiệt, mảnh đất của lịch sử văn hoá, mảnh đất của những chiến công
chống giặc ngoại xâm, mảnh đất của những danh nhân văn hoá, mảnh đất của
những di tích lịch sử. Là nơi sản sinh những cá nhân tài năng, trí tuệ, của
những tín ngưỡng, truyền thuyết mang đậm dấu ấn của con người Chí Linh.
Đây thực sự là vùng đất giàu đẹp, văn hiến, mãi mãi là niềm tự hào nhân dân
địa phương, là điểm đến của du khách bốn phương.
Xã Lê Lợi hiện nay là nơi đã chứng kiến rất nhiều những chứng tích
trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc thế kỷ XIII. Trên mảnh đất này
còn biết bao những truyền thuyết về Đức Thánh Phi Bồng tối linh, về người
anh hùng Chu Phúc Uy – người con của quê hương. Nơi đây còn biết bao dấu
tích của những đền, lăng, mộ… và những lễ hội ngàn năm. Những truyền
thuyết trên mảnh đất này là tài sản quý giá không chỉ của người dân xã Lê Lợi
mà còn là tài sản của dân tộc với 4.000 năm lịch sử.
2. Tìm hiểu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái trên phương diện của
chuyên ngành Văn học dân gian cùng các thao tác của người nghiên cứu khoa
học, chúng tôi đã thấy được những nét chung và những đặc trưng riêng của
thể loại truyền thuyết. Từ những nghiên cứu nghiêm túc nên việc xác định con
đường hình thành, tồn tại và bổ sung những chi tiết mới càng làm cho quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
trình ứng tác dân gian mang đậm dấu ấn của loại hình văn học địa phương hoà
vào trong cái chung của thể loại truyền thuyết.
Trong văn học nói chung và trong Văn học dân gian nói riêng thì tín
ngưỡng, tôn giáo cũng có những tác động nhất định để hình thành nên những
tác phẩm văn học. Thể loại truyền thuyết vừa có những yếu tố của tín ngưỡng,
tôn giáo, vừa có dấu ấn của lịch sử kết hợp với nghệ thuật ngôn từ trở thành
món ăn tinh thần quý báu của các thế hệ. Nó không những gìn giữ văn hoá,
ghi chép lịch sử mà còn là hơi thở từ quá khứ vọng lại cho mãi mãi về sau.
Trong truyền thuyết, nhân dân ta không chỉ ca ngợi những người anh
hùng đã vì dân vì nước mà họ còn đề cao những vị Thần, Thánh đã góp công
sức của mình vào những chiến thắng. Những vị Thần, Thánh là niềm tin của
nhân dân vào một thế lực siêu nhiên, như là một chỗ dựa vững chắc của con
người, làm cho con người thay đổi, sống hoàn thiện hơn. Đó là niềm tin bất
diệt của con người ngay từ thủa sơ khai, niềm tin đó sẽ còn được con người
nâng niu, trân trọng để gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh,
niềm lạc quan cho mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là sự kết hợp của nhiều thể loại
truyền thuyết: Truyền thuyết tín ngưỡng, truyền thuyết anh hùng, truyền
thuyết địa danh… đã tạo nên những đặc trưng và được yêu thích của nhân dân
địa phương qua nhiều thế hệ. Vượt qua nhiều biến đổi của lịch sử, Truyền
thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn mãi được khắc sâu trong tâm thức của nhân
dân. Nó chính là sự nối tiếp một dòng chảy trong mạch nguồn văn hoá, lịch sử
của dân tộc, của quê hương Chí Linh.
3. Gắn với Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là lễ hội dân gian. Từ
truyền thuyết đến lễ hội là cách để nhân dân làm cho truyền thuyết sống mãi,
bên cạnh đó nó còn giúp cho nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ đối với
những người anh hùng, những vị Thần, Thánh. Truyền thuyết vẫn thu hút mọi
thế hệ người nghe, dù họ ở tầng lớp nào, xã hội nào. Họ vẫn say mê kể, vẫn
nghe một cách say sưa, vẫn sống trong các hình thức lễ hội dân gian. Chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
tỏ họ vẫn muốn tìm về với cội nguồn, lịch sử, với những điều thiện, với lẽ
phải.
Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi còn là dịp để giữ gìn truyền thống
văn hoá dân tộc, ôn lại quá khứ hào hùng, nhắc nhở con cháu “Uống nước nhớ
nguồn”. Lễ hội còn là nơi để con người hoà cá nhân của mình vào cái chung
của cộng đồng. Đó là mạch ngầm văn hoá thấm dần vào trong mỗi cá nhân để
họ biết sống vì tổ quốc, biết gìn giữ những truyền thống cao quý của dân tộc.
Từ việc tìm hiểu truyền thuyết đến lễ hội đền Sinh, đền Hoá, người viết
đã tìm hiểu thấy mối quan hệ khăng khít của chúng. Truyền thuyết Đức Thánh
Phi Bồng là cơ sở tồn tại của lễ hội đền Sinh, đền Hoá, là chủ thể chi phối các
hành động nghi lễ, cũng như các hoạt động văn hoá khác. Ngược lại, lễ hội
đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi giúp truyền thuyết có cơ hội thể hiện sống động,
phong phú và cũng là nơi nuôi dưỡng truyền thuyết.
4. Di tích đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là hai
ngôi đền duy nhất trên địa bàn của huyện thờ Thần, có sự phối thờ người anh
hùng Chu Phúc Uy. Trong tâm linh của người dân huyện Chí linh thì đây là
hai ngôi đền cổ kính nhất, gắn liền với tín ngưỡng thờ Thần từ thời nguyên
thuỷ của dân tộc ta, gắn với những chiến công trong lịch sử chống giặc ngoại
xâm. Lễ hội ở hai ngôi đền này cũng được coi là sớm nhất nên hiện nay cứ
đến ngày hội thì nhân dân địa phương, các ban ngành chức năng đã tổ chức
long trọng, thu hút được sự quan tâm của du khách bốn phương. Nhưng qua
quá trình tìm hiểu thực tế, người viết mạnh dạn đóng góp một số ý kiến sau:
- Các ban ngành quản lý văn hoá của huyện và của tỉnh nên tìm hiểu,
nghiên cứu và hệ thống hoá các truyền thuyết về Đức Thánh Phi Bồng
Nguyên soái, truyền thuyết về người anh hùng Chu Phúc Uy. Để thấy được sự
rành mạch trong hình thức thờ tự.
- Cùng với những căn cứ trên các văn bia cổ được khắc tại hai ngôi đền,
cùng với tâm thức của người dân địa phương về Nhiên thần Phi Bồng Nguyên
soái, các cấp quản lý nên có sự chuyển đổi trên danh nghĩa của việc thờ tự:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
Thay đổi bảng thần tích đặt trước đền Hoá từ thờ chính Nhân thần Chu Phúc
Uy sang thờ chính Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái. Việc thờ người anh
hùng Chu Phúc Uy tại đền Hoá chỉ là phối thờ.
- Cùng với những truyền thuyết và lễ hội được coi là lâu đời nhất trên địa
bàn của huyện nên cũng mong muốn các ban ngành quan tâm hơn tới hai ngôi
đền này, đặc biệt là đền Hoá. Hiện tại tại đền Hoá một số những chi tiết đã
xuống cấp nhưng chưa được tu sửa, trong khuôn viên của đền còn có nhiều
không gian, nhà cửa chưa phù hợp với tổng thể kiến trúc của đền. Kính mong
các ban ngành quản lý quan tâm để trả lại ngôi đền sự linh thiêng và cổ kính
vốn có.
Trong đề tài về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh,
đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương là những bước kế tục của những
người đi trước, nhằm đóng góp một phần vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Trong khả năng của chúng tôi còn có những hạn chế nhất định nên cũng
không tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của
các nhà nghiên cứu, của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
được hoàn chỉnh hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_BVH.pdf