Luận văn Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải

MS: LVTLH004 SỐ TRANG: 89 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM: 2007 MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài Nguyễn Khải là nhà văn sáng tác rất thành công ở nhiều thể loại: truyện, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn và dường như ở thể loại nào cũng được đông đảo bạn đọc đón nhận. Trong các tác phẩm của ông thường thể hiện những mảng hiện thực rộng lớn có ý nghĩa tiêu biểu cho hiện thực đời sống cách mạng của đất nước. Đánh giá lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, trong sự vận động và phát triển, thành tựu của văn xuôi Việt Nam thời chống Mĩ, thời kì đổi mới, giới nghiên cứu phê bình luôn đặt Nguyễn Khải ở vị trí hàng đầu của lớp nhà văn cách mạng. Ông là một trong những người khơi nguồn cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời kì đổi mới với cảm hứng “tinh thần dân chủ và nhân bản”. Tác phẩm của ông phản ánh được những tìm tòi thể nghiệm, những trăn trở của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nguyễn Khải tự nhận mình là “giọt nắng nhạt” nhưng trang viết của ông luôn đậm nồng hơi thở cuộc sống, kịp thời đem đến cho người đọc nhiều lí giải đúng đắn và khêu gợi suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang đặt ra trong cuộc sống. Vương Trí Nhàn viết: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại ( ). Muốn tìm hiểu con người thời đại trong tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cch nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải.” [91, tr.121]. Nguyễn Khải sớm định hình một dòng viết “đón bắt những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hôm nay, của cái ngày mai rất gần”. Ông không ngừng tự vượt lên chính mình “tự làm mới mình” trong hành trình lao động nghệ thuật. Một nhà văn có quan niệm “nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người”, nên các sáng tác của ông đều có những đóng góp đáng kể trong tiến trình phát triển văn xuôi hiện đại. Để truyền tải quan điểm nghệ thuật của mình, Nguyễn Khải đã thay đổi sâu sắc từ diện mạo đến tâm lí nhân vật, nhất là người kể chuyện. Nhân vật người kể chuyện dưới ngòi bút của Nguyễn Khải mang dáng dấp hình tượng con người nhà văn, nhà báo say sưa khám phá những bí ẩn cuộc đời. Theo ông đây là “cuộc tìm kiếm mãi mãi” không ngừng nghỉ và hấp dẫn của sáng tạo văn học. Có lẽ vì thế mà nhà văn Nguyễn Khải là người được trao rất nhiều giải thưởng văn học. Ngay từ tác phẩm vào nghề, truyện vừa Xây dựng (1952) được giải khuyến khích về truyện ngắn và kí 1951 – 1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam. Truyện ngắn Một cặp vợ chồng (1960) giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn học 1959 - 1960. Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm (1982) giải A, giải thưởng về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam 1985. Truyện ngắn Đất mỏ (1996) đoạt giải thưởng của Báo Văn nghệ 1997. Truyện ngắn Đàn bà (1997) là truyện nhận giải nhất cuộc thi truyện ngắn và kí, giải Cây bút vàng do Bộ nội vụ và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức năm 1998. Tập Truyện ngắn và tạp văn, giải B Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1999. Đặc biệt ngày 01 tháng 09 năm 2000, nhà văn Nguyễn Khải được Chủ tịch nước kí quyết định phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt II) với chùm tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, Xung đột, Cha và Con và Ngày 21 tháng 09, tại Băng Cóc (Thái Lan) Nguyễn Khải nhận giải thưởng Văn học ASEAN năm 2000. Hơn nữa, Nguyễn Khải là nhà văn có quá trình sáng tác lâu dài, có uy tín và được khẳng định trong dư luận. Chọn một tác giả có vị trí hàng đầu của đội ngũ nhà văn cách mạng cùng với những tác phẩm nổi tiếng của ông để nghiên cứu đã nói lên được tính thiết thực của đề tài. Nghiên cứu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, xét về mặt ý nghĩa lí luận là góp phần tìm hiểu thi pháp Nghệ thuật trần thuật - một hiện tượng đang được các nhà nghiên cứu lí luận, phê bình văn học hiện nay quan tâm. Ý nghĩa lí luận thiết thực nhất là góp phần khắc phục sự nhầm lẫn phổ biến về tác giả và người kể chuyện hay nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” Tính cấp thiết của đề tài được xác định là “Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. Mặc dù trong suốt thế kỉ qua các nhà lí luận, phê bình từ nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau đã vật lộn với vấn đề này, nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một vấn đề đòi hỏi tiếp tục xem xét, nghiên cứu.” [100, tr. 116]; về ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần tìm hiểu toàn diện hơn về sáng tác của Nguyễn Khải – một nhà văn xuất sắc của thời kì đổi mới; về ý nghĩa sư phạm: đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong việc tìm hiểu tác giả Nguyễn Khải. Đây là những lí do để tôi chọn đề tài này. 2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của Nguyễn Khải từ trước cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Chúng ta có thể kể một số nhà nghiên cứu và phê bình quen thuộc gắn liền với các sáng tác của Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Huệ, Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu, Đinh Quang Tốn . Tuy nhiên, các tác giả trên mới chủ yếu đi sâu vấn đề Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; sức chinh phục của các sáng tác của Nguyễn Khải đối với độc giả cũng như và chuyện văn chuyện đời của ông. Hầu như cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về “Người kể chuyện” trong sáng tác của Nguyễn Khải. Nếu có thì cũng chỉ là một vài ý kiến lẻ tẻ về phương thức trần thuật, về giọng điệu, về ngôn ngữ kể chuyện, về ngôi kể của chủ thể kể chuyện. Chúng ta có thể điểm qua một số nhận định về phương diện này trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Khải trong sáng tác qua các thời kì như sau: Về phương thức trần thuật: Đây là vấn đề được bàn tới nhiều nhất trong giới nghiên cứu phê bình khi nói về nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Khải. Ngay từ những năm đầu của thâp niên 60 của thế kỉ trước, khi Nguyễn Khải mới bắt đầu cho ra mắt những tác phẩm đầu tay, bắt đầu xác định vị trí của mình trên văn đàn, GS. Nguyễn Văn Hạnh (1964) trong bài “Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải”, Tạp chí Văn học, số 9. GS.viết: “tác giả có nhiều lúc bỏ lối tả mà chạy theo lối kể” [57, tr. 61]. Cũng bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn (1996) trong bài “Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945”, đã phát hiện: “Vẫn thích lối kể hơn tả. Vẫn không để ý nhiều tới cốt truyện, cái hình dáng của câu chuyện, mà tập trung vào việc làm nổi bật nhân vật, một kiểu người, một cách sống. Vẫn có một giọng văn vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, cái duyên dáng dân dã, chứ không phải do làm điệu làm dáng mà có. Dẫu sao, cho đến hôm nay, tương ứng với các nội dung nhân bản kia, giọng văn ấy mới trở nên hiền hoà thuần thục như chưa bao giờ nó từng có” [57, tr. 119]. Các nhà nghiên cứu và phê bình đều nhận thấy Nguyễn Khải sử dụng lối kể hơn lối tả và đây là nét phong cách “vừa dân dã vừa hiện đại”, được coi như tự làm mới mình. Về giọng điệu kể chuyện: Nguyễn Khải - nhà văn hàng đầu của văn xuôi tự sự Việt Nam lại tự làm mới mình ở giọng điệu tường thuật. Trong bài “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn .”, GS. Trần Đình Sử phát hiện: “Để ý trong mạch văn của tác giả sẽ thấy ở giọng người kể chuyện . có khá nhiều giọng nói khác xen vào” [57, tr. 81]. Lại Nguyên Ân cũng khẳng định “có cái do người kể chuyện nói, có cái do những giọng khác nói” [57, tr. 82]. Nhận xét “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải”, Đoàn Trọng Huy viết: “Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện, tác giả còn biết biến hóa thành nhiều giọng điệu, phong phú khác nhau” [57, tr. 93]. Nhà nghiên cứu GS. Lê Ngọc Trà (1994) trong bài viết: “Văn học Việt Nam những năm mở cửa: Vai trò và thách thức”, đã nhận xét: “giọng người kể chuyện vẫn thông minh, lôi cuốn như trước đây, nhưng mỗi ngày một mềm mại, uyển chuyển hơn. Trong cái nói đi đã có cái nói lại, bên cạnh sự tự tin đã có cái tự chế giễu mình, cuộc sống đã được nhìn từ nhiều phía khác nhau ( .). Bản thân lời kể chuyện cũng giàu chất suy tư hơn, cái nghĩ đã thấm đượm nỗi buồn của người nhận ra ý nghiã của thời gian và quy luật của đời sống” [139, tr. 22]. Bích Thu (1997) ở bài viết “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay”, có phát hiện: “nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện khá nhiều. Ở đó người kể chuyện và nhân vật tỏ ra bình đẳng “bằng vai phải lứa”, cùng tham dự vào cuộc đối thoại, cùng triết lí, tranh biện về một vấn đề, một hiện tượng nào đó trong cuộc sống xã hội gắn với bước chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử, của thời đại” [57, tr. 123]. Chúng ta có thể nói, Nguyễn Khải là một nhà văn có giọng điệu riêng không ai sánh được mà cũng không ai học được. Về ngôn ngữ kể chuyện: Nguyễn Khải là người đặt nền móng về sự cách tân văn xuôi tự sự Việt Nam “đa thanh”, “đa giọng điệu”. Lê Thành Nghị (1985) với bài viết “Gặp gỡ cuối năm”, một tiếng nói nghệ thuật khẳng định cuộc sống” đã khẳng định “Một trong những biểu hiện tài năng của Nguyễn Khải là nghệ thuật kể chuyện, là cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại đầy thuyết phục ( .), trong đó tiếng nói của người dẫn truyện – người “vắng mặt” trong cuộc gặp gỡ, như tiếng nói của một thầy phù thuỷ cao tay đang điều khiển âm binh trước mặt” [57, tr. 335]. Về ngôi kể của chủ thể ke chuyện: Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định nhân vật “tôi” là một sáng tạo riêng, đặc sắc của Nguyễn Khải về kiểu con người tự ý thức trong văn học những năm đổi mới. Đinh Quang Tốn (1998) trong bài “Nguyễn Khải với Hà Nội”, có nhận xét: “Tác giả lại dùng phương pháp kể chuyện ngôi thứ nhất (tôi) làm cho người đọc cuốn hút, hấp dẫn như tất cả những chuyện đó là có thực, từ những chuyện trong cuộc đời tác giả, xung quanh tác giả mà tác giả đều chứng kiến, chỉ kể lại mà thôi” [57, tr. 376]. Nguyễn Thị Bình (1998) trong bài “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, đã phát hiện: “Có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là “Chú Khải”, “Ông Khải” . cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương. Người ấy biết lắng nghe, biết thán phục, đồng thời cũng biết “bợp tai” thiên hạ. Người ấy biết tự thú, biết khiêm nhường, đặc biệt là biết rõ chỗ non kém của mình” [141]. Gần đây, Lê Thị Hồ Quang (1999) có bài viết “Nhân vật “tôi”trong truyên ngắn Nguyễn Khải từ sau 1980” đã đưa ra nhận xét: “Đó là mot cái “tôi” đầy ý thức, luôn tự phân tích, xét nét và không ngần ngại “chường mặt” trên trang viết”, “Cho nên, trong tác phẩm, nhân vật “tôi” hiện lên như một con người già dặn, từng trải tuổi đời, tuổi nghề, nhưng lại rất “trẻ” trong cách nhìn đời, nhìn người” [109, tr. 117]. Vương Trí Nhàn khẳng định: “trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi buồn vui khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [57, tr. 120]. Nhìn chung, những ý kiến nhân xét trên về các phương diện khác nhau của nghệ thuật trần thuật chỉ mới dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, chưa có lí giải một cách triệt để và hệ thống. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào về người kể chuyện dưới góc độ thi pháp học. Tuy nhiên, những ý kiến đánh giá trên là những gợi ý qúi báu cho chúng tôi trong việc xác định một khuynh hướng tiếp cận mới đối với đề tài “Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải”. Đó là hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại. Với hướng tiếp cận này, chúng tôi muốn góp một tiếng nói vào sự khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khải trong nền văn xuôi hiện đại nước nhà. 3- Mục đích nghiên cứu Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. GS. L Ngọc Tr viết: “ Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học. Nghiên cứu vấn đề người kể chuyện vừa tạo điều kiện để nhận thức quá trình cá thể hoá và cá nhân hoá trong sáng tạo văn học, vừa mơ ra cách tiếp cận với sự thể hiện của ý thức nghệ thuật, với cái nhìn của nhà văn trong tác phẩm” [135, tr. 155]. Nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải nhằm tìm hiểu các hình thức chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả. Nghiên cứu “Người kể chuyện” cả về phương diện lí luận, vừa ứng dụng phân tích tác phẩm và qua đó, một lần nữa khẳng định tài năng Nguyễn Khải trong việc kế thừa và cách tân hình thức người kể chuyện trong văn xuôi tự sự. 4- Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiến hành khảo sát 88 truyện ngắn và 13 tiểu thuyết, và xem đây là đối tượng khảo sát chính. Ngoài ra, chúng tôi chọn tìm những tác phẩm kí, tạp văn tiêu biểu của ông để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5- Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu Người kể chuyện chứ không nghiên cứu toàn bộ nghệ thuật trần thuật trong sáng tác Nguyễn Khải. 6- Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài, người viết hướng tới việc giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Tìm hiểu khi niệm người kể chuyện, lm r nội hm khái niệm này và xem đó là chìa khĩa để mở đối tượng nghin cứu, nhận diện nĩ trong tác phẩm Nguyễn Khải. - Khảo st thống k, miu tả hình tượng người kể chuyện từng truyện và tiểu thuyết của Nguyễn Khải, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến bình luận, đánh giá phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải. 7- Phương pháp nghiên cứu Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, người viết sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp hệ thống Khối lượng tác phẩm của Nguyễn Khải rất nhiều, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống. Phương pháp này là một trong những phương pháp bao trùm trong thi pháp học. Đây là một trong những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thi pháp học. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải như là những chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa yếu tố nội dung và nghệ thuật. Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi muốn khái quát các hình thức chủ thể người kể chuyện thành một mô hình, trong đó có sự thống nhất hữu cơ các yếu tố, từ đó, giúp người đọc nhận thức vấn đề người kể chuyện đầy đủ, toàn diện và khoa học hơn. 7.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Đề tài bao quát toàn bộ văn xuôi tự sự của Nguyễn Khải, do đó chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân loại, nhằm chỉ ra các loại hình người kể chuyện và đặc điểm hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm, theo đó, chỉ ra những thành công và hạn chế của nhà văn về người kể chuyện trong các giai đoạn sáng tác. Vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ đưa ra được những cứ liệu chính xác, cụ thể làm tăng thêm sức thuyết phục cho vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài. Việc tập hợp cc tc phẩm theo năm xuất bản, ngôi kể. v.v nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của từng chương, từng mục trong luận văn, giúp cho sự nhận xt, đánh giá vấn đề có cơ sở khoa học hơn. 7.3. Phương pháp so sánh, phân tích Để khẳng định được nét đổi mới, riêng biệt và đặc sắc của hình tượng người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải, luận văn tiến hành so sánh giữa các sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải trong từng giai đoạn, so sánh sáng tác của Nguyễn Khải với các sáng tác của môt số nhà văn tên tuổi Việt Nam cùng thời. Kết hợp với phương pháp phân tích, luận văn phát hiện ra những nét độc đáo của người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp này và có kết hợp với một số phương pháp khác để làm rõ cac luận điểm đặt ra trong luận văn. 8- Đóng góp của luận văn Nghin cứu người kể chuyện trong truyện v tiểu thuyết Nguyễn Khải dưới góc độ thi php học v tự sự học theo hướng tiếp cận xuất pht từ đặc trưng thể loại, sẽ gip cho việc pht hiện và khẳng định phong cch tc giả một cách có cơ sở khoa học. Đồng thời từ góc độ nghin cứu ny, người nghin cứu sẽ có điều kiện cắt nghĩa, lí giải thấu đáo cch xy dựng người kể chuyện trong thể loại tự sự, cụ thể l chỉ ra cc hình thức chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện v mối quan hệ giữa tc giả và người kể chuyện trong tc phẩm Nguyễn Khải. Luận văn sẽ gip cho bạn đọc hiểu thêm về ci nhìn, lập trường, tâm lí, quan điểm xã hội của nhà văn đối với đời sống. Lí thuyết tự sự là một bộ phận không thể thiếu trong nghiên cứu văn học, ngày càng được quan tm, thì luận văn này sẽ góp phần nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự, là cơ sở để những cơng trình nghin cứu sau làm tư liệu tham khảo. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1 : Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải. Chương 2: Hình tượng người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải. Chương 3: Tác giả và người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải.

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(ví dụ: tác giả hàm ẩn của Đất nước đứng lên, Rừng Xà nu, Đất Quảng đều là của nhà văn Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Văn Bau cùng với các bút danh khác: Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim). Thông thường từ thế giới hình tượng nghệ thuật có thể lần ra diện mạo tinh thần tác giả. Chính cách khai thác này, giúp ta nhận biết được Nguyễn Khải là nha văn chiến sĩ, một đảng viên, một phong cách hiện thực tỉnh táo đã gắn bó với sự nghiệp cách mạng, không ngừng tham gia vào đấu tranh xã hội, đem lại cho văn học một cái nhìn rộng mở, đổi mới. Tác phẩm của ông cho thấy hiện thực ngày hôm nay luôn chứa đựng sự những vấn đề mới mẻ. Những quá trình đang hình thành hết sức phức tạp tiềm ẩn trong lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội, đồng thời giúp người đọc hiểu thấu đáo quan niệm rất sau sắc về con người. Đến đây có thể liên hệ tới nhà văn Nam Cao chẳng hạn. Với cách nhìn như vậy, khi thâm nhập vào tác phẩm của ông, người đọc nhận ra Nam Cao với khuôn mặt “nhàu nát đau khổ”, sự trăn trở day dứt về lẽ sống và quyền làm người. Sự hình dung như thế về Nam Cao là dựa vào những gì mà nhà văn đã sáng tạo ra, trong đó nổi bật nhất là những nhân vật tri thức tiểu tư sản thường xuyên vật vã, đau đớn vì sự băng hoại giá trị nhân sinh; là những nhân vật nông dân quê mùa méo mó cả nhân tính lẫn nhân hình vì miếng cơm manh áo, vì sự ức hiếp của cường quyền. Trang viết của Thạch Lam mang dáng dấp của con người dịu dàng, nhỏ nhẹ, tinh tế, biết lắng nghe và đồng cảm với những ước vọng bình dị của bao kiếp người nhỏ bé trong cái nhịp sống u buồn lặng lẽ… Chỉ qua một số trường hợp nhà văn trên, người ta nhân thấy tác giả hiện lên như thế nào qua thế giới nghệ thuật mà nhà văn tạo ra. Ý tưởng của nhà văn độc đáo kết hợp với người kể chuyện có duyên làm nên cái hay của tác phẩm và ngược lại. Điểm lại hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải hơn 50 năm, con người cầm bút vơi một quan niệm nhất quán về nghệ thuật là “Khoa học thể hiện lòng người” đều thể hiện cái “tôi” của chính mình và một cái “tôi” ngoài mình. Tác phẩm của Nguyễn Khải luôn phản ánh kịp thời, đầy đủ, chân thực và khách quan con người và thời đại. Các tác phẩm ấy dù dài hay ngắn, tình tiết ít hay nhiều, người đọc vẫn luôn có cảm giác như chuyện kể về môt ai đó có thật ngoài đời hấp dẫn và phong phú lạ thường. Như vậy, chúng ta thừa nhận hiển nhiên trong nhiều tác phẩm người kể chuyện không song trùng với với tác giả. Bởi “Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học” [135, tr. 155]. 3.3. Tính chất tự truyện Chúng tôi quan niệm tự truyện là thể loại tự sự có đặc điểm cơ bản là tác giả tự viết về mình. Chất liệu chính của tự truyện là vùng kí ức đầy kỉ niệm, được nhà văn tái hiện lại theo một chủ ý rõ ràng dưới dạng sở thích của riêng mình. Tự truyện có nhiều dạng, có nhiều mức độ thể hiện khác nhau: viết theo lối kể hoặc viết theo dạng tiểu thuyết hóa. Dạng viết theo lối kể là dựa vào những ấn tượng, những hồi tưởng rồi sắp xếp lại nhằm mục đích tự truyện. Dạng được tiểu thuyết hóa, thường nghiêng về sáng tạo nghệ thuật. Tức là có hư cấu trên nền tảng của những ấn tượng, những hồi tưởng của quá khứ. Không gian, thời gian, thế giới nhân vật luôn được mở rộng. Tiểu sử, lai lịch của tác giả vẫn giữ vai trò quyết định để làm nên cốt truyện. Khi tự truyện được tiểu thuyết hóa, người kể chuyện không nhất thiết phải xuất hiện ở ngôi thứ nhất, mà có thể xuất hiện ở ngôi thứ ba. Theo Đỗ Đức Hiểu: “Tự truyện là một thể loại văn học trong đó tác giả tự kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện chính là tác giả (…) kể lại dĩ vãng của chính tác giả, có thể gần trọn cuộc đời, có thể thời thơ ấu, có thể thời phiêu lưu (…). Tự truyện kể các chuyện về cái “tôi” tác giả. Tự truyện không phải là sự tập hợp những kỉ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết” [33, tr. – 1905]. Người viết tự truyện thường tuân theo nguyên tắc tái hiện chứ không phải là tái tạo lại cuộc đời đã qua trong tính toàn vẹn cụ thể – cảm tính, phù hợp với một lí tưởng xã hội thẩm mĩ nhất định. Viết tự truyện khác viết hồi kí. Vì hồi kí chỉ ghi lại những sự kiện về một thời kì lịch sử, mà tác giả không phải là nhân vật chính. Ví dụ: hồi kí “Sống như anh” của Trần Đình Vân. Viết tự truyện cũng khác với viết tự thuật. Nếu tự thuật trình bày mot cách mạch lạc súc tích những sự kiện đã xẩy ra trong cuộc đời tác giả, thông báo quá khứ, tôn trọng tính xác thực của các sự kiện thì tự truyện các sự kiện, tiểu sử nhà văn chỉ đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghe thuật. Chẳng hạn, “Những trường đại học của tôi” (tự thuật), “Thời thơ ấu” (tự truyện) của nhà văn Nga M. Gorki. “Tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự và sử thi” [123, tr. 389]. Người kể chuyện trong tự truyện thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất số ít, đóng vai là môt nhân vật. “Nhân vật kể chuyện có tham vọng ghi lại lịch sử tâm hồn con người từ “cái nhìn bên trong” [2, tr. 163]. Rất nhiều nhà văn viết tự truyện. Thí dụ: Sống để kể lại của Gabriel Garcia Marquez, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư, Cỏ dại của Tô Hoài, Quê nội của Võ Quảng, Từ giã tuổi thơ của Nguyễn Minh Châu, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Dòng sông tuổi thơ của Nguyễn Quang Sáng .v.v. Tự truyện của Nguyễn Khải viết theo lối kể, dựa vào ấn tượng, dựa vào hồi tưởng. Cái “tôi” - tự truyện của Nguyễn Khải bộc lộ trong các truyện Một giọt nắng nhat, Một người Hà Nội, Đã từng có những ngày vui, Mẹ và bà ngoại, Má hồng, Ngôi chùa các chị, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Nếp nhà, Nắng chiều, Đời khổ, Nhìn lai những trang viết của mình, Nếu trái tim tôi chưa nguội lạnh, Cuộc tìm kiếm mãi mãi. Đó là những trang tự truyện, kể về cuộc đời thăng trầm chìm nổi của đời mình rất cảm động. Dạng tự truyện đã được tiểu thuyết hóa có tác phẩm Thượng đế thì cười. Trong tiểu thuyết này, Nguyễn Khải tự viết về mình, có khát vọng kể lại con người mình theo diễn trình của thời đại. Từng phần tự truyện gần như là những giai thoại, người đọc biết được nhiều chuyện, nhiều kỉ niệm về cuộc sống không mấy suôn sẻ trong đời sống rất thật của nhà văn. Nó giúp người đọc hiểu sâu thêm, đầy đủ hơn về con người nhà văn. Các tác phẩm có tính chất tự truyện được nêu trên, nó đóng vai trò quan trọng trên bước đường sáng tạo của ông. Đặc điểm nổi bật trong truyện, tiểu thuyết tự truyện Nguyễn Khải, nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình là lối kể một giọng. Lời kể thường bộc trực chân thành xuất phát từ cái tâm tình của tác giả. Xưng “tôi” kể chuyện mình là để sống hết mình với cái tôi, dám trình bày mình ra trước công chúng. Người kể chính là người dẫn dắt mạch kể, tự bình luận, phân tích những biến cố liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Viết tự truyện là lúc nhà văn biến mình thành đối tượng thẩm mĩ, xen vào đó là những nhận xét, triết lí một cách hồn nhiên. Trong hồi ức, Nguyễn Khải nhớ lại cả quãng đời tuổi thơ đến khi trở thành một nhà văn cách mạng, nhiều năm tháng không thể nao quên, nhất là thân phận của mình. Trang tuổi thơ của ông là những năm tháng buồn. Ông đi tìm thời gian đã mất và cắt nghĩa nó: “Những năm còn nhỏ tôi sống rất buồn. Những người thân nhất của tôi đều có một số phận rất buồn. Họ gánh vác mọi nỗi buồn một cách nhẫn nhục, cam chịu vì đã xem đó là một định mệnh. Cuộc đời của những con người bé nhỏ với những buồn vui, lo lắng vặt vãnh ám ảnh tôi suốt một đời”. Đoạn hồi ức này, thời gian lịch sử không đồng nhất với thời gian hiện tại. Đây là thời gian của sự chiêm nghiệm đang ở thì hiện tại soi chiếu vào thời gian dĩ vãng. Lồng vào cái nhìn về quá khứ là nỗi niềm của Nguyễn Khải suy gẫm chiêm nghiệm về thời thế, gia đình dòng họ mình. Viết tự truyện là được sống với riêng mình. Khi ý thức về cái “tôi” cá nhân trỗi dậy, trong đó cảm hứng chính là tìm lại mình. Trong truyện Môt giọt nắng nhạt (1987) tác giả nhìn lại một phần trong cả cuộc đời. Phần tuổi thơ Nguyễn Khải không phải là quãng đời đẹp nhất, vui nhất mà là một tuổi thơ buồn: “Cái tuổi 15 của tôi nửa vui lại co nửa buồn. Việc nước thì vui, việc nhà thì buồn” [55, tr. 245]. Ông hay buồn, vì mặc cảm thân phận con thêm con thừa của một ông quan. Buồn vì thương mẹ: “một người đàn bà đem thân đi lấy lẽ là tội nghiệp hết sức, đau đớn hết sức” [55, tr. 246]. Buồn vì bị khinh, bị làm nhục: “Thời niên thiếu của tôi cũng vất vả, không chỉ vì miếng ăn mà còn vì không có chỗ đứng đàng hoàng trong một gia đình lớn. Nên hay bị làm nhục. Một đời tôi vẫn sợ người khác làm nhục (…). Nên một đời không dám làm nhục bất cứ ai, không dám nói nặng quá lời với một ai” [57, tr. 427]. Ý thức rất rõ cái thân phận mình. Thay vì được hưởng tình thương ấm áp của người bố thì bố lại hững hơ. Có lần bố tiếp chuyện với khách, bố đã tiết lộ điều “tôi” lo nghĩ: “Quan lớn được mấy người con? – Bố tôi thưa: “Bẩm cụ lớn, chúng con được bảy cháu, hai trai và năm gái. Tức là không có hai anh em tôi trong bảy người được kể” [55, tr. 253]. Những câu hỏi: “Bố có thương anh em tôi không? Ông có ân hận vì đã đẻ ra chúng tôi không?”, nó không những không có được sự hồn nhiên của tuổi thơ mà thay vào đó là sự đau đớn của một tâm hồn trẻ tan nát. Cảm giác đớn đau, tủi hổ và cả lo sợ nữa trùm lên quãng đời niên thiếu của ông. Sau này lớn lên, mỗi lần nhớ lại, ông thấy chua chát cho thân phận: “Sống gì mà nhục thế, mà khổ thế, mà kì cục thế. Con chẳng ra con, đầy tớ chẳng ra đầy tớ. Bỏ đi không được, cứ nhẫn nhục mà sống, trơ tráo mà sống, là người thừa của gia đình, nói cũng thừa, cười cũng thừa, ra ra vào vào lại càng thừa” [57, tr. 251]. Bởi thế, ngay từ thời niên thiếu, người kể chuyện – cậu bé Khải đã thấm thía nỗi nhục nhã, đau đời mỗi khi thân phận bị xúc phạm: “Bị khinh ghét còn kha, bị khinh rẽ mới là nhục”. Thế mới biết Nguyễn Khải khổ đau đến nhường nào. Nó là nỗi ám ảnh không dứt, hằn sâu vĩnh viễn trong cuộc đời ông. Đây có lẽ là những ấn tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng hình thành nhân cách của ông. Ông rất dễ xúc động trước những người cùng cảnh ngộ: “những số phận bất hạnh, những cuộc đời ngang trái, những trớ trêu trong nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi. Bởi ở đó tôi đã gặp lại chính tôi, gặp lại những người thân nhất của tôi, để có dịp nhìn lai, ngẫm lại những cuộc vật lộn thầm lặng, đau đớn để tự khẳng định những giá trị chả thua kém ai của mỗi người trong bọn họ” [57, tr. 422]. Nguyễn Khải đã bắt gặp chính mình trong lần tiếp xúc với nhân vật ông Hai thư kí trong Hai ông già ở Đồng Tháp Mười. Cuộc đời truân chuyên, khổ đau của ông Hai thư kí có một phần tuổi thơ của cậu bé Khải trong đó. Dáng vẻ “rón rén”, “e ngại” đến tội nghiệp của ông Hai trong bữa ăn, đã khiến ông Khải chạnh lòng, tủi phận “ăn nhờ ở nhờ” của mình thuở nhỏ. Hình tượng ông Hai thư kí là hành trình trở về tuổi thơ chìm trong sâu thẳm có dịp trở về đầy xúc động của Nguyễn Khải. Nhìn lại những trang viết của mình, Nguyễn Khải tâm sự: “Truyện ngắn Đứa con nuoi và mấy chục năm sau trong truyện ngắn Hai ông già ở Đòng Tháp Mười đã trộn lẫn nhiều kỉ niệm không vui của tôi hồi còn nhỏ” [57, tr. 423]. Chính cuộc sống cơ cực ấy đã nhen nhóm, rèn đúc cho ông có được một nghị lực mạnh mẽ, làm cháy lên khát vọng được khẳng định bản thân: “Sống bằng nhẫn nhục, chịu thương chịu khó, không giây phút nào tự buông lơi, không giây phút nào được tự huyễn hoặc. Sống cho hết cái có thể có của mình, rồi đơi sẽ giúp mình sau” [57, tr. 291]. Là kỉ niệm thường được lưu giữ cẩn thận. Chính tuổi thơ buồn tủi ấy có phần làm nên tính cách con người Nguyễn Khải. Những cảnh đời trớ trêu thường được ông đồng cảm sẻ chia, cảm thông với thái đô chân thành: “Những người đàn bà xấu xí bị chế giễu, bị bỏ quên lại có một tâm hồn trong sáng, vị tha trong các truyện ngắn Mùa lạc, Chuyện một người tổ trưởng máy kéo, Gia đình lớn, Nắng chiều đều có ít nhieu bóng dáng của mẹ tôi, của các dì và cũng còn của chính tôi nữa” [57, tr. 423]. Đây cũng là cơ sở để lí giải, Nguyễn Khải thường hay hóa thân vào nhân vật có số phận hẩm hiu, hoặc nhân vật có ý chí nghị lực vươn lên hoàn thiện nhân cách: “Cuộc đời của những con người bé nhỏ với những nỗi buồn, lo lắng vặt vãnh ám ảnh tôi suốt một đời. Cho đến tận bây giờ, những số phận bất hạnh, những cuộc đời ngang trái, những trớ trêu của nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi. Bởi ở đó, tôi đã gặp lại chính tôi, gặp lại những người thân thiết nhất của tôi” [57, tr. 422]. Nguyễn Khải kể: ông có tính cách nhút nhát, đôi lúc lại nhân nhượng đến mức nhu nhược, nhưng được gặp thời, gặp thầy, gặp bạn mà nên sự nghiệp. Ông tự hào: “Cái đời mình, ngẫm lại, kể cũng được là một giọt nắng, nhưng nhạt và buồn, dẫu sao cũng là của một ngày trời đã có nắng” [55, tr. 245]. Kỷ niệm về người thân trong gia đình, dòng tộc thường gắn với buồn tủi nhiều hơn niềm vui, ngọt ngào ít đắng cay nhiều. Nhà văn không có ý giấu nỗi buồn của tuổi thơ trong cái nhìn tổng kết hôm nay: “Việc nước đối với lứa tuổi tôi là rất may mắn. Việc nhà đối với riêng tôi, cũng là may mắn, ấy là sau này khi tuổi đã lớn mới nghĩ được như thế, vì đã có một thời kỳ được thử thách đến tận cùng. Tưởng là con ông cháu cha hoá ra không phải, chỉ la con thêm con thừa. Bao nhiêu mơ mộng của tuổi thơ ngây phút chốc mất sạch. Cái sự thật về thân phận qua mỗi năm tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đáng một xu. Chẳng là cái gì ở cõi đời này. Là một thằng ăn cắp! Lại ghẻ lở, lại bẩn thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khinh rẻ mới thật nhục. Có thể chết được chăng? Không thể chết được. Vậy thì phải sống.” [55, tr. 291]. Người đọc cảm nhận rõ thêm những chặng đường chuyển đổi tình cảm, ý thức sống, lí tưởng sống và ảnh hưởng của nó đối với cuộc đời ông sau này. Tác giả dành tình cảm sâu sắc cho mẹ trong truyện Mẹ và bà ngoại (1996): “Một người mẹ hiền lành, nhu nhược, thích song ỉ lại, phụ thuộc. Bà quá tin vào sự bất biến của tình yêu, tình thương của người chồng, đã từng hụt một lần suýt chết vì sự cả tin ấy” [54, tr. 86]. Tác phẩm này cũng là tấm lòng của nhà văn mang ơn mẹ, đề cao mẹ đa vượt lên số phận: “Một bà mẹ không biết có tình yêu, không biết đến vợ chồng. Một đời chỉ biết nhăm nhắm có miếng ăn, cho con và cho mình”. Một ông bố thì “thi thoảng mới được giáp mặt, nửa thân, nửa lạ như khách”. Một bà ngoại: “Cụ chỉ tin vào chính mình, tháo vát và quyết đoán. Ông ngoại mất sớm, một mình bà ngoại, bà không nhờ vả một ai, dắt một bầy con nhỏ lên Hà Nội kiếm sống” [54, tr. 87]. Sau ba mươi năm, bà ngoại tạo dựng được đại gia đình bề thế ở đất kinh kì. Bà ngoại là người phụ nữ cứng cỏi, quen sống bằng ý chí. Nhờ ý chí mà cụ chống chọi được mọi khó khăn ở đời. Đức tính tốt của bà như được ngấm mặn vào nhà văn, nâng đỡ Nguyễn Khải vượt qua những thử thách bão tố cuộc đời. Trong truyện Má hồng (1997) là dòng hồi ức về cô Dịu, một người bên ngoại. Cô và mẹ có cùng một cảnh ngộ “cô Dịu tiếng thế mà cũng khổ như tao”. Cô không chỉ có sắc mà còn có tài: “Cô Dịu đẹp quá, tài hoa quá, lại sắc sảo nữa”. Cô Dịu là mẫu mực trong ứng xử với chồng con, theo cô: “Không nên đòi hỏi gì ở người đàn ông cả, mình cứ làm cho hết bổn phận. Nếu là người biết nghĩ thì họ sẽ sửa đổi, do họ muốn đổi chứ không do người đàn bà buộc họ phải sửa đổi. Đàn ông họ sợ nhất là bắt buộc (…) tốt nhất là đừng trói buộc gì cả, cho họ tự do hoàn toàn, còn mình phải tạo ra một gia đình thật ấm áp, là nơi trú ngụ tin cậy nhất của những ông chồng sau mọi thất bại” [54, tr. 204]. Trong truyện Một người Hà Nội (1990) nhiều kỉ niệm thân thương đầy ắp tình người, tình đời. Cô Hiền, chị Đại là người dạy cho tôi “biết tôn trọng, biết xấu hổ”, “Đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cô Hiền đã ngoài bảy mươi tuổi mà cô “vẫn là người của hôm nay, một người Hà Nội hiện nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Người Hà Nội thời nào cũng đẹp “Một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”, nét nổi bật trong phong cách của họ là thanh lịch, tinh tế, sang trọng, thức thời và thực tế. “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ” [56, tr. 118]. Nhìn lại quá khứ buồn so sánh với hiện tại, Nguyễn Khải biết ơn thời thế, biết ơn cách mạng. Ông tâm sự: “Trước cách mạng, tôi không có lai lịch, một khoang trống mù mờ vơi những kỉ niệm vụn vặt (…) Sau cách mạng, tôi mới có ước mơ, có tham vọng, có nghề nghiệp, có vợ con để chăm lo và tính toán đến tương lai”. Câu chuyện đời ông, người đọc thấy được ông đã hàm ơn cách mạng sâu nặng đến nhường nào. Trong truyện Đã từng có những ngày vui (1992) “tôi” - tự truyện kể về ngày tháng sống nhờ vào bà bác ở phố Đỗ Hữu Vị năm 1945. Cuối 1946, gia đình rời Hà Nội về thị xã Hưng Yên quê ngoại. Năm 1955 trở về Hà Nội. Tác giả nhắc lại nhiều chuyện cũ. Nếu ở truyện Một giọt nắng nhạt, cái “tôi” - tự truyện luôn cảm thấy buồn, tủi cực, giọng kể chùng lại thì truyện Đã có những ngày vui, cái “tôi” - tự truyen có cái vui thật lòng. Vui từ bản thân đến cái vui của cả đại gia đình. Đấy là bà bác đầy quyền uy, luôn được cháu con và mọi người kính trọng; chị Linh, chị Nga ngấm ngầm hoạt động cách mạng. “Tôi” - tự truyện quay về quá khứ vừa kể vừa tỏ thái độ về sự đổi thay của hôm nay: “mới hay cái phép thiêng của niềm tin, tình yêu có thể cải tử hoàn sinh là chuyện có thật” [53, tr. 338]. Nghĩ về thời gian và đời người, tác giả ngắm nghía lại bản thân, gia đình thoáng chút bâng khuâng nhưng luôn là kỷ niệm vui nhất, đẹp nhất khó phai nhạt. Tác giả lấy tiểu sử, đời tư làm chất liệu của sáng tạo nghệ thuật. Nhìn lại hơn năm mươi năm với nghề cầm bút, tác giả tâm sự ở truyện Nghề văn cũng lắm công phu (1992): “được làm văn làm báo một thời ồn ào, chói lọi” [61, tr. 15] lại càng may mắn lắm.“Tôi chỉ là một người có tài nhỏ nhưng đã gặp may nên mới có cơ hội để mài dũa cái công cụ không ra gì của mình dần dần trở nên dùng được”. Có khi ông tự trách: “đọc lại những trang viết của tôi mà tiếc cho những năm tháng đã sống vật vã, sống nguy hiểm, sống hào hùng mà rút lại chỉ còn là những bài báo nhạt nhẽo (…) nhưng ngày ấy có ai chỉ bảo cho tôi biết cái điều quan trọng đó đâu!” [61, tr. 20]. Nguyễn Khải hay xét đoán, cắt nghĩa đến tận cùng “cái số tôi tuy hay gặp may nhưng là cái may của một kẻ gặp nhiều sự không may khi bước vào nghề (...). Bao nhiêu năm cứ loay hoay tìm kiếm nền văn học mới (...) lúc nhận ra cái đúng cái sai, cái hay cái dở thì đã già mất rồi” [61, tr. 24]. Cái “tôi” chất vấn: “Vậy mình có tài hay không co tài, có tài thì nen cố (...) còn đã không có tài thì nên bỏ. Làm nghề sáng tạo mà bất tài thì tủi cực trăm đường, sẽ luôn luôn là người thừa” [61, tr. 26]. “Tôi” thú thực một cách chân thành “gần bốn mươi năm trời theo đuổi một đề tài cũng coi như mất một đời người mà cái hiểu và cái viết của mình vẫn chưa ra đâu vào đâu, cái nghề gì mà vất cả, mà rắc rối quá chừng” [61, tr. 30]. Nói cho cùng “đến tuổi năm mươi mới thực sự bước chân vào làng văn (...). Nghề bạc đãi tôi, hành hạ tôi, làm nhục tôi, dẫu là thế, tôi vẫn tự nhủ quyết không bỏ. Được yêu nó, được thờ phụng nó cũng đã rất bằng lòng rồi mà” [60, tr. 46]. Qua lời tâm sự, người đọc nhận ra Nguyễn Khải là một người lao đông nghiêm túc, chịu khó khổ luyện, có ý thức trách nhiệm với nghề. Nguyễn Khải luôn có thái độ thẳng thắn, tinh thần dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình. Nguyễn Khải ý thức đề cao trách nhiệm, sứ mệnh xã hội của nhà văn. Trong bài tạp văn Nếu như trái tim tôi chưa nguội lạnh (1995) ông ý thức: “trách nhiệm xã hội vô cùng to lớn của họ không chỉ trong ngày hôm nay mà còn cả mai sau” [61, tr. 56]. Một nhà văn sẵn sàng phơi bày tất cả những thói xấu kín mật của chính bản thân để đạt đến sự chân thật. Một nhà văn hay tự vấn mình về nghe viết, ông “vô cùng xấu hổ và rất buồn về những trang viết chủ quan và kiêu ngạo, chỉ khẳng định một niềm tin, một cách sống, rồi dạy dỗ, rồi lên án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình”. Nhà văn viết truyện Cái thời lãng mạn để tạ lỗi với nhân vật Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa. Vơi nhu cầu tự nhìn lại, ông viết tiểu thuyết Cha và con và… để nhận thức lại điều đã viết trong Xung đột. Nhà văn trăn trở với điều nhận thức lại chưa đủ, ông viết thêm tiểu thuyết Thời gian của người. Truyện Người ngu (1997) kể về việc nhận tiền nhuận bút của nhà văn gặp chuyện không may, phải đền chai rượu cho một người lương thiện. Nhân vật truyện có thể là chuyện của một nhà văn nào đó chưa hẳn là tác giả, được nhà văn đưa vào trong tác phẩm và được kể bằng sự chiêm nghiệm của mình. Nhân vật “tôi”, từng ngu nhiều lần, bị lừa nhiều lần. Lần này bị lừa do sự cả tin, tự thú nhận là người ngu lâu, bị vợ chê quá ngu. “Tôi” “quyết định chơi ran và không được phép tin một ai cả, phải giữ nguyên tắc sống, thà để kẻ khác chịu thiệt chứ dứt khoát không để mình chịu thiệt, là danh cũng thế, là lợi cũng thế, phải tự vệ tới cùng, có trường hợp mình phải, có trường hợp mình trái, trái thì trái nhưng cứ to tiếng, cứ lấn tới thì cái trái sẽ thành phải. Thiếu gì người đã từng làm thế để tồn tại, để ngoi lên, để phủ bóng đen lên người khác mà rồi vẫn được xã hội trọng dụng”. Cái “tôi” nghề nghiệp đã tỉnh táo lên tiếng: “có điều dám sống như thế thì phải bỏ nghề viết”. Nguyễn Khải khéo léo khai thác sức mạnh nghệ thuật kể chuyện. Từ dựng chuyện, sử dụng lời kể đều rất tự nhiên, khách quan với giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm. Người đọc vô cùng thán phục cách bình luận, giải thích của ông, điều mà nhiều người khó làm được. Qua giọng kể, người đọc khám phá ra nhiều điều thú vị của thế giới tâm hồn nhà van. Nhân vật “tôi” - tự truyện còn được thể hiện rải rác ở một số truyện khác, nhưng bất cứ ở đâu, kỉ niệm về quãng đời của nhà văn đều là những kỉ niệm đẹp, trầm buồn, lối tự truyện chân tình dẫn dắt đôc giả về với một thế giới của những vùng kí ức dòng tộc, gia đình, bầu bạn của Nguyễn Khải. Nhìn lại mạch tự truyện của nhà văn, thế giới tinh thần của cái “tôi” tự kể là một hành trình đi từ quá khứ buồn tủi đến niềm vui, là niềm kiêu hãnh được đổi đời, được đến với cách mạng và kháng chiến. Sự từng trải, khả năng nắm bắt nhanh nhạy hiện thực đời sống và biệt tài phân tích mổ xẻ đời sống tinh thần, đã tạo nên những bước nhảy trong nghệ thuật từ khám phá bản thân mình sang khai thác thế giới con người. Sáu truyện, người kể chuyện xưng “tôi”, cái “tôi - tác giả” trực tiếp xuất hiện và 12 truyện lồng ghép cái “tôi”- tự truyện đã tái hiện lại sinh động cuộc sống đầy ắp những kỉ niệm, tạo nên ấn tượng khó quên về Nguyễn Khải. Lối kể chuyện này thiên về một giọng, bởi tự mình độc diễn vừa dẫn dắt vừa thể hiện, vừa đánh giá, bình xét. Với loại truyện này nếu khong khéo léo dễ bị rơi vào vùng nhật ký. Đặc điểm của tự truyện là nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm bộc trực chân thành. Không gian, thời gian quá khứ lại được kể ở thời hiện tại, vì thế sự kiện, biến cố của nhân vat được kiểm soát bằng sự chiêm nghiệm. Nội dung tự truyện là sự thật đời tư của cái “tôi” nhà văn. Tình cảm riêng tư có thể vui tột đỉnh mà cũng có thể buồn vô hạn, khó quên của nhân vật. Người đọc nhận biết tuổi thơ của ông rất buồn. Lớn lên nhờ cách mạng, hòa mình với kháng chiến là những năm tháng đẹp đẽ nhất của đời ông. Về già, một người trải qua bao nhiêu thăng trầm của thế sự, dày dặn kinh nghiệm, lại có lúc ngây thơ con trẻ trước thời đất nước hội nhập. Vì tính chất tự truyện nên lời kể luôn làm cho người đọc vui buồn lây, chia sẻ cùng nhân vật, nhưng cũng dễ xẩy ra sự chán trong cảm hứng tiếp nhận. Những kiến giải trên có lẽ chưa đủ khái quát cuộc đời ông. Người đọc cảm thấy ông là một nhà văn bên cạnh một nhà tâm lí sắc sảo mà ông có dịp thể hiện mình qua hình tượng người kể chuyện. TIỂU KẾT CHƯƠNG BA Song trùng giữa tác giả và người kể chuyện là một kiểu dạng mới tồn tại xuyên suốt trong một số tác phẩm của Nguyễn Khải. Phải thừa nhận rằng, kiểu dạng song trùng này là một thủ pháp táo bạo của Nguyễn Khải trong sáng tác của mình. Dạng người kể xưng “toi” tự truyện, xưng “tôi” nói thẳng là tác giả trong một loạt tác phẩm đã thể hiện ý thức về “cái tôi” nghệ sĩ rất sâu sắc. Đó là môt tín hiệu đổi mới của tư duy nghê thuật, là cách thể hiện về cách nghĩ và cách viết, về công việc văn chương. Có thể nói, hình thức người kể chuyện xưng “tôi” nói thẳng là tác giả đã góp phần làm mới văn xuôi tự sự hiện đại Việt Nam. Không song trùng giữa tác giả và người kể chuyện do đac thù của thể loại tự sự. Thật ra sự không trùng hợp giữa tác giả và người kể chuyện là sự khẳng định con người nhiều chiều trong tính phức tạp của nó. Sự không song trùng này đã làm cho tác phẩm tự sự có tính đa thanh, đa giọng điệu, làm cho người đọc hình dung được hiện thực khách quan dường như mới được viết cho con người hôm nay. Đây cũng là một dạng phổ biến của tự sự truyền thống để tác giả rộng đường bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình trong việc sáng tạo người kể chuyện mà không làm giảm sức truyền cảm, giá trị thẩm mĩ của lời kể chuyện. Phương thức trần thuật không song trùng giữa tác giả và người kể chuyện thường làm cho tác phẩm tự sự đạt được mục tiêu nhận thức và khám phá hiện thực có tính khái quát hoá rộng lớn. Nó là phương thức tự sự đã được khẳng định từ lâu trong lịch sử sáng tạo văn học nghệ thuật. Tự truyện cũng là một dạng tự sự có sở trường riêng. Nhận thức lại chính mình luôn là một nhu cầu của con người trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Trong số ít nhà văn viết tự truyện như M.Gorki với “Thời thơ ấu”, Gabriel Garcia Marque với “Tự truyện”, Nguyên Hồng với “Những ngày thơ ấu” .v.v thì Nguyễn Khải chưa viết thành một tác phẩm tự truyện khái quát đời mình. Nhưng những truyện và tiểu thuyết xuất hiện người kể chuyện xưng “tôi” – tự truyện đã phần nào thể hiện chân dung tự hoạ về mình trong văn chương. Tự truyện làm cho người ta ý thức được về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện lại sâu sắc hơn mối quan hệ giữa con người cá nhân với con người xã hội, thúc đẩy nhu cầu đối thoại với chính mình để phát triển. KẾT LUẬN Giáo sư Lê Ngọc Trà viết: “Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học. Nghiên cứu vấn đề người kể chuyện vừa tạo điều kiện để nhận thức quá trình cá thể hóa và cá nhân hóa trong sáng tạo văn học, vừa mở ra cách tiếp cận với sự thể hiện của ý thức nghệ thuật, với cái nhìn của nhà văn trong tác phẩm” [135, tr. 155]. Thực hiện đề tài “Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải” chúng tôi tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu quí giá của những người đi trước, vận dụng lí thuyết thi pháp học và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và phân tích để làm sáng tỏ các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện cùng mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, từ đó xác định nghệ thuat sáng tạo người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải. 1. Nguyễn Khải là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một nhà văn có nhiều thành tựu nổi bật trong lao động nghệ thuật từ trước 1980, nhất là sau công cuộc đổi mới văn học từ 1986 lại nay. Sáng tác của Nguyễn Khải đa dạng về thể loại. Ở thể loại nào, ông cũng có những tác phẩm đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Các tác phẩm đó trở thành một hiện tượng văn học thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và tạo được uy tín trong đông đảo bạn đọc. Nguyễn Khải đã nhìn đời rất mới với tất cả những quan hệ xã hội. Thân phận và cuộc đời con người đi vào trong tác phẩm của nhà văn hết sức mới lạ, sinh động. Đời sống tinh thần được nhà văn nhìn nhận trong cảm hứng nghiên cứu, cảm hứng phân tích, chiêm nghiệm với sự táo bạo đổi mới nghệ thuật trần thuật thực sự, đem đến cho người đọc những trang viết sắc sảo thấm đẫm chất suy tư, triết lí… Đó là một trong những yếu tố cơ bản làm nên cái độc đáo của Nguyễn Khải so với các nhà văn cùng thời, góp phần làm phong phú diện mạo văn học. 2. Trong những sáng tác trước 1980, Nguyễn Khải quan tâm chủ yếu đến những vấn đề chính trị – xã hội. Thường thì nhà văn lấy quan điểm cộng đồng để miêu tả, kể chuyện và đánh giá hiện thực. Phương thức phản ánh hiện thực này làm cho một số tác phẩm có tính đơn thanh, lời kể, lời độc thoại một chiều. Điểm nhìn nghệ thuật hầu hết hướng ra bên ngoài do tính chất hướng ngoại của nhân vật. Người kể thường xuất hiện ở ngôi thứ ba. Lời kể, lời miêu tả đối tượng là của người quan sát, chứng kiến. Chủ thể kể chuyện chủ động phân tích, bình luận. Lời chủ thể lấn át lời nhân vật, không mấy khi nhân vật có cơ hội phát biểu được dòng ý thức của mình. Người kể chuyện có mặt khắp mọi nơi trong tác phẩm. Từ lời dẫn truyện đến cách tả cách kể, đến lời trữ tình ngoại đề … đều mang tư tưởng của tác giả. Nhà văn luôn chủ động sai khiến nhân vật, đôi lúc biến nhân vật thành người phát ngôn cho quan điểm tư tưởng của mình, như trong Xung đột, Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Thượng đế thì cười… nhất là trong các tác phẩm viết về tôn giáo: Một chặng đường, Điều tra về một cái chết, Cha và Con và … v.v. 3. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của đời sống văn học, nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm tự sự của Nguyễn Khải có sự đổi mới táo bạo. Không riêng gì Nguyễn Khải mà các nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường v.v. cũng đã đưa vào trong tác phẩm của mình những chiêm nghiệm và dự cảm về sự biến đổi của xã hội, về thời cuộc, về thân phận con người. Sau những năm 1980, Nguyễn Khải có cái độc đao hơn trong những nhà văn tiêu biểu cùng thời là tạo được cho mình một lối đi riêng. Nhà văn tập trung khai vỡ về đời sống nhân thế, quan tâm đến hạnh phúc con người, số phận hẩm hiu, lựa chọn và lạc thời, tuổi trẻ và tuổi già, thời gian đời người, đối thoại và hội nhập. Hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải đều là sự kết tinh những tìm tòi, thể nghiệm, những suy tư trăn trở của ông nói riêng và của văn xuôi Việt Nam nói chung mong muốn khao khát giải bày, đối thoại với bạn đọc từ những chiêm nghiệm của chính mình. Vì vậy, hình thức người kể chuyện “xưng tôi” trong những tác phẩm Nguyễn Khải sau này chiếm ưu thế so với thời kì sáng tác trước 1980. No có y nghĩa như một dấu mốc đánh dấu sự đổi mới tư duy, cách tân nghệ thuật trần thuật - “Người kể chuyện” trong tiến trình sáng tạo của Nguyễn Khải và quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhien, quá trình nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Khải nó cho thấy những ưu điểm và chỗ hạn chế của nghệ thuật trần thuật trong văn học. Chúng tôi nhấn mạnh rằng: những hình thức chủ thể kể chuyện xưng “tôi” trong tác phẩm Nguyễn Khải là sự sáng tạo có ý nghĩa đổi mới nghệ thuật trần thuật, một cách nhìn hiện thực rất mới. 4. Nguyễn Khải là người sử dụng rất linh hoạt điểm nhìn nghệ thuật trần thuật không chỉ trong phương thức trần thuật khách quan: dạng không bình luận trữ tình ngoại đề và có bình luận trữ tình ngoại đề, mà còn rất thành công trong cả phương thức trần thuật chủ quan dạng người kể chuyện “xưng tôi” – chứng kiến, quan sat, không tham gia biến cố và có tham gia nói chuyện với nhân vật; “xưng tôi” nói thẳng là tác giả và “xưng tôi” không nói rõ mình là tác giả; đồng thời vận dụng khéo léo phương thức trần thuật hỗn hợp dạng vừa kể như vô nhân xưng, dạng có đoạn nhân vật “tôi” kể, lại vừa có dạng một nhân vật trong truyện đứng ra kể. Mỗi phương thức trần thuật đều được nhà văn khai thác mạnh mẽ tính ưu trội của nó để đạt được mục đích nghệ thuật. Thành công trong phương thức trần thuật khách quan ở điểm nhìn, việc kể, hành vi lời kể diễn ra liền một mạch logic, khách quan; trong phương thức trần thuật chủ quan ở chỗ thay đổi điểm nhìn, cách nhìn, suy nghĩ hành động, nói năng giọng điệu, việc kể, hành vi lời kể đem lại một thế giới nội tâm đầy tâm trạng, suy tưởng, giàu tính cá thể hóa, sinh động, đa thanh đa giọng điệu, dễ tạo ra được môi trường đồng sáng tạo của người đọc. Với phương diện này, xét về mặt thi pháp các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải đã góp phần làm mới nghệ thuật trần thuật cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. 5. Phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn làm nổi bật lên hình tượng người kể chuyện mang chất cán bộ, hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí và hình tượng người kể tự giễu mình, tạo nên sức hấp dẫn đối với mọi thế hệ bạn đọc. Hình tượng người kể chuyện đã thể hiện rõ ý tưởng của nhà văn là xây dựng “loại hình nhân vật tư tưởng” hơn hẳn “nhân vật điển hình hóa”. Đây là một bằng chứng đặc sắc về đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Khải, là một điều mới mẻ có ý nghĩa thẩm mĩ bổ sung cho nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện trong văn xuôi tự sự thời đại mới. 6. Nguyễn Khải là một trong những nhà văn luôn tìm tòi thể nghiệm, mạnh dạn đổi mới nghệ thuật trần thuật. Nhà văn nhìn hiện thực trong tình huống có vấn đề. Do đó, truyện và tiểu thuyết của ông luôn phục vụ cho tính vấn đề đã được thẩm định. Những trường hợp người kể chuyện song trùng hoặc không song trùng với tác giả đã tạo nên cấu trúc tác phẩm từ nội dung đến hình thức luôn mang hướng “mở”, dẫn đến tác phẩm của Nguyễn Khải luôn co xu hướng đối thoại từ bên trong. Ngôn ngữ tự sự từ màu sắc chính trị chuyển dần sang ngôn ngữ đời thường, sắc sảo, trí tuệ, hàm chứa nhiều thông tin. Đặc biệt là giọng điệu trần thuật từ tỉnh táo khách quan có thêm sac điệu mỉa mai giễu cợt, ngậm ngùi thương cảm, tác động sâu sắc đến người đọc. Những chiêm nghiệm, triết lí của nhà văn trong tác phẩm theo quan điểm: “nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người” mãi mãi là “túi khôn”, giúp người đời vận dụng trong cuộc sống bộn bề hôm nay. 7. Tính chất tự truyện thể hiện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải là một tư liệu quý giúp bạn đọc hiểu rõ thêm ít nhiều về con người ông. “Sống không chỉ la quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà là những gì ta để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường đó, ta được ước mơ, được thể hiện và sống thật với chính mình, cùng với những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những kí ức không quên đó…” (Gabriel Garcia Marquez). Luận văn “Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải” là một cố gắng phần nào đúc kết lại và mở ra những khía cạnh mới trong quá trình đi sâu nghiên cứu nghệ thuật trần thuật tác phẩm tự sự của Nguyễn Khải. Chúng tôi coi: “Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học” và đã tiến hành nghiên cứu với tinh thần khoa học nghiêm túc. Tuy nhiên dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý chân thành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2004), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục. 2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, H. Nội. 3. M.BakhTin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyen chọn, dịch và giới thiệu, Bộ Văn hóa TT và TT, Trường viết văn Nguyễn Du, HN. 4. M.BakhTin (1998), Những vấn đề thi pháp Đoxtôiepxki Nxb Giáo dục. 5. Lê Huy Bắc (2002), Giải phẩu văn chương trong nhà trường, Nxb ĐHQG, HN. 6. Nguyễn Thị Bình (1996), Mấy nhận xét về nhân vật văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Nhị Ca (5/1996), Các chiến sĩ Cồn Cỏ qua ngòi bút của Nguyễn Khải, Tạp chí Văn học, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia… 8. Phạm Quốc Ca (1996), Về một đặc điểm có tính qui luật trong quá trình đổi mới Văn học Việt nam, Văn nghệ Quân đội (3). 9. Lê Nguyên Cẩn ( ), Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương tây thế kỷ XVIII, in lại trong sách Tự sự học, Nxb ĐHSP. 10. Phạm Khánh Cao (2/19985), Nguyễn Khải từ kịch”Cách mạng” đến tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”, in lại trong Nguyễn Khải về tác … 11. Vũ Cao (3/1964), Những bước đi khoẻ khoan (Đọc”hãy đi xa hơn nữa”, của Nguyễn Khải), Tạp chí Văn nghệ Quân đội, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 12. Nguyễn Huệ Chi (2/1962), Thử đánh giá “Xung đột” (phần II), Tạp chí Văn nghệ (57), in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 13. Văn Chinh (11/1985), Thời gian của người, sự liên tục không ngừng, Báo Quân đội nhân dân, in lại trong Văn h ọc 1975 - 1985, Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997. 14. Trương Đăng Dung (1985), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb KHXH. 15. Trần Cương (12/1995), Đánh giá văn chương viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới (1986), Tạp chí Văn học. 16. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, Nxb KHXH. 17. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận Văn học, Phần Tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 18. Triêu Dương (6/1963), “Một chặng đường” của Nguyễn Khải, Tạp chí nghiên cứu văn học, in lại trong Nguyễn Khai về tác gia... 19. Thành Duy (6/1961), “Mùa lạc” một thành công mới của Nguyễn khải, Tạp chí nghiên cứu khoa học, in lại trong Nguyễn Khải về... 20. Đặng Anh Đào ( ), Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiện tượng đáng lưu ý, in lại trong Tự sự học, Nxb ĐHSP. 21. Nguyễn Đăng (2/1988), Thời gian của người triết lí về cách sống, Tạp chí Văn học, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 22. Trần Thanh Đam (2003), Nhìn lại Văn học Việt Nam 1975, ba giai đoạn, ba xu hướng, Báo Văn nghệ (34). 23. Phan Cư Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục 24. Nguyễn Đặng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb V. học. 25. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc Văn học, Nxb Văn học. 26. Hà Minh Đức (1999), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục 27. Phan Văn Giang (12/1972), Một vài nhận xét về phong cách Nguyễn Khải qua tập “Chủ tịch huyện”, Tạp chí Tác phẩm mới (22). 28. Văn Giá (2005), Đời sống và đời viết, tiểu luận phê bình, chân dung, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây. 29. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhà văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80, Tạp chí Văn học (03). 30. Nguyễn Văn Hạnh (9/1964) Vài ý kiến về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Khải, Tạp chí Văn học, in lại trong Nguyễn Khải về … 31. Nguyễn Văn Hạnh (10/1972), “Chủ tịch huyện” và nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Khải, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 32. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương, (1998), Đặc trưng của văn học, Trích lí luận Văn học van đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục. 33. Nguyễn Văn Hạnh, (2004), Chuyện văn Chuyện đời, Nxb Giáo dục. 34. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Thập niên Văn học và phân tích thể loại, Nxb ĐN. 35. Phùng Minh Hiển (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn. 36. Bùi Hiển (1996), “Hướng về đâu” Văn học? Nxb Hội Nhà văn, H.Nội. 37. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới. 38. Nguyễn Kim Hoa (2002), 25 năm một vùng tiểu thuyết, Nxb KHXH. 39. Nguyễn Thái Hoà (1998), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục. 40. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết, L.Tônxtôi, Nxb Giáo dục. 41. Nguyễn Thị Huệ (10/1999), Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 42. Đoàn Trọng Huy (1990), Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 43. Phùng Ngọc Kiếm ( ), Trần thuật trong truyện rất ngắn, in lại trong Tự sự học, Nxb ĐHSP. 44. Nguyễn Khải (1983), Văn xuôi một chặng đường (1963 - 1983), sách Văn học trong giai đoạn mới, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam. 45. Nguyễn Khải (1995), Cái thuở ban đầu, bài rút trong Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học 1945 - 1954 (Hồi ức kỉ niệm), Nxb KHXH 46. Nguyễn Khải (1995), Nhìn lại những trang viết của mình, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 47. Nguyễn Khải (1999), Chút phấn của đời, Truyện ngắn và kịch Nxb Trẻ 48. Nguyễn Khải (2001), Tuyển tập tiểu thuyết Nguyễn Khải, Tập I, Nxb Thanh niên. 49. Nguyễn Khải (2001), Tuyển tập tiểu thuyết Nguyễn Khải, Tập II, Nxb Thanh niên. 50. Nguyễn Khải (2002), Mẹ và các con, Tập truyện ngắn thiếu nhi Nxb Trẻ. 51. Nguyễn Khải (2002), Hãy đi xa hơn nữa, Tập truyện ngắn thiếu nhi, Nxb Trẻ. 52. Nguyễn Khải (2002), Sống ở đời, Tập truyện, Nxb Trẻ. 53. Nguyễn Khải (2003), Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội . 54. Nguyễn Khải (2003), Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội. 55. Nguyễn Khải (2003), Truyện vừa, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội. 56. Nguyễn Khải (2003), Hà Nội trong mắt tôi, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ 57. Nguyễn Khải (2003), Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb G.dục. 58. Nguyễn Khải (2005), Nguyễn Khải - Tiểu thuyết 3, Nxb Hội Nhà văn. 59. Nguyễn Khải (2005), Nguyễn Khải - Tiểu thuyết 4, Nxb Hội Nhà văn. 60. Nguyễn Khải (1970), Nguyễn Khải – Tiểu thuyết Đường trong mây, Nxb Văn học. 61. Nguyễn Khải (2005), Nghề văn cũng lắm công phu - Truyện - Tạp văn, Nxb Trẻ. 62. Nguyễn Khai (2006), Truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Văn học. 63. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên. 64. M.B Khrapchenko,(1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của nhà văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 65. Lê Định Kỵ (2000 ), Phê bình nghiên cứu Văn học, Nxb Giáo dục. 66. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục. 67. Tôn Phương Lan (4/2001), Nguyễn Khải, Những nhà văn nhận giải thưởng HCM năm 2000, Tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam. 68. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 69. Mai Liên (4/1964) “Hãy đi xa hơn nữa“ của Nguyễn Khải, Báo Văn nghệ (49), in lại trong Nguyễn Khải… 70. Nguyễn Văn Long, (2001) Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục. 71. Nguyễn Văn Lưu, (1987), Thời gian của người, một triết lý về cách sống, Văn nghệ Quân đội, in lại trong Văn học 1975 -1985… 72. Phương Lựu (2004), Lý luận văn học, (nhiều tác giả), Nxb Giáo dục. 73. (2004), Lý luận phê bình Văn học, Nxb Đà Nẵng. 74. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nha văn, Nxb Giáo dục. 75. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb ĐHQG Hà Nội. 76. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại,chân dung và phong cách, Nxb Giáo dục. 77. Hoàng Như Mai (2001), Chân dung và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 78. Nguyễn Thị Thanh Minh ( ), Một phong cách tự sự của Nguyễn Tuân, in lại trong Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm. 79. Vũ Tú Nam (6/1959), Đọc “Xung đột”của Nguyễn Khải, Báo VN (46). 80. Chu Nga (1974), Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải, Tạp chí VH, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 81. Nguyễn Tuyết Nga (1999), Nguyễn Khải với bút ký và tập văn, Tạp chí VH, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 82. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, chuyên luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 83. Lê Thành Nghị (4/1985), Gặp gỡ cuối năm, một tiếng nói khẳng định cuộc sống, Văn nghệ quân đội, in lại trong Văn học 1975 – 1985… 84. Thanh Nguyên (5/1971), Từ “Họ sống và chiến đấu” đến “Ra đảo” của Nguyễn Khải, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, in lại trong Nguyễn Khải … 85. Đào Thuỷ Nguyên, (11/2000), Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải theo thời gian, Tạp chí Văn học, in lại trong Tự sự học… 86. Nguyễn Phan Ngọc (4/1964), Tính hiện thực, tính chiến đấu trong “Người trở về” và “Tầm nhìn xa”, Tạp chí Văn học, in lại trong Tự sự học… 87. Vương Trí Nhàn (6/1977), Một cách bình luận lịch sử, Tạp chí VNQĐ. 88. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam. 89. Vương Trí Nhàn (10/1985), Âm hưởng chính: Khẳng định quá khứ (đọc “Thời gian của người” của Nguyễn Khải, Báo Văn nghệ (41), Nxb Hội Nhà van. 90. Vương Trí Nhàn (1996), Nguyễn Khải văn học, in chung Một thời đại mới trong văn học, Nhiều tác giả, Nxb Văn học. 91. Vương Trí Nhàn (2/1996), Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, Tạp chí Văn học, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 92. Vương Trí Nhàn (1999), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Hải Phòng. 93. Vương Trí Nhàn (2003), Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, Nxb Hội Nhà văn. 94. Vương Trí Nhàn (2005), Cây bút đời người, Nxb Hội Nhà văn. 95. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ TP. HCM. 96. Phùng Quý Nhâm (1994), Tiếp cận văn học … ĐHSP TP. HCM. 97. Phùng Quý Nhâm (2002), Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, Nxb VH, TTNC Quốc học. 98. Như Phong (1977), Phương hướng tìm tòi của Nguyễn Khải qua tập “Mùa lạc”, cách bình luận văn học, Nxb Hà Nội, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 99. Nguyễn Kim Phong (2003), (nhiều tác giả), Tuyển tập 10 năm Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Nxb Giáo dục. 100. Đỗ Hải Phong ( ), Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại, in lại trong Tự sự hoc, Nxb Đại học Sư phạm. 101. Ngô Văn Phú (8/1985), Thời gian của người, một thành tựu mới của tiểu thuyết, Báo Nhân dân, in lại trong Văn học 1975 – 1985… 102. Phan Diễm Phương (2000), Lối văn kể chuyện của Nam Cao, lời giải bày của văn chương, Nxb KHXH Hà Nội 103. Hồ Phương (12/1961), đọc “Xung đột” của Nguyễn Khải, Tạp chí VNQĐ, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 104. Huỳnh Như Phương (01/1983), Gặp gỡ cuối năm, đối thoại giữa những người tri thức, Báo Văn nghệ (3), in lại trong Văn học 1975 – 1985. 105. Huỳnh Như Phương (1986), Thời gian của người, cuốn tiểu thuyết có âm hưởng, Báo Văn nghệ (14), in lại trong Văn học 1975 – 1985. 106. Vũ Quần Phương (7/1985), Nguyễn Khải và thời gian của người, Báo Thể thao (30). 107. Trần Thanh Phương (6/1998), Nguyễn Khải với “Hà Nội trong mắt tôi”, phụ san VNQĐ, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia... 108. Poxpelov (chủ biên), (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Nxb Giáo dục. 109. Lê Thị Hồ Quang (8/2001), Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải, Tạp chí Nhà văn, in chung trong Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học… 110. Nguyễn Hữu Sơn (2000), Đọc truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Khải, sách Điểm tựa phê bình văn học, Nxb Lao động, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 111. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Giáo trình ĐHSP TP. HCM. 112. Trần Đình Sử (1996), Con người trong văn học Việt Nam sau 1945, in lại trong Văn học và thời gian, Nxb Văn học, 2001. 113. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục. 114. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb ĐHSP. 115. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 116. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, Tập II, Nxb Giáo dục. 117. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học. 118. Trần Huyền Sâm ( ), Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm người tình của MarGurrite - DuRas, in lại trong Tự sự học, Nxb ĐHSP. 119. Trần Hữu Tá, Phạm Khánh Cao (1985), Tiểu thuyết Việt Nam (I), ĐHSP TP. HCM. 120. Hà Công Tài (2004), Những chặng đường văn Nguyễn Khải, in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 121. Nhiều tác giả (1980), Cơ sở lý luận văn học, Nxb ĐH và THCN, H.N. 122. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.Nội 123. Nhiều tác giả (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Nxb Giáo dục. 124. Song Thành (7/1979), Đọc “Đường trong mây”, Báo Văn nghệ (351), in lại trong Nguyễn Khải… 125. Nguyễn Hoài Thanh ( ), Sự độc đáo trong lối thuật kể của “ông vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng, in lại trong Tự sự học, Nxb ĐHSP. 126. Ngô Thảo (33/1974), Người chiến sĩ trong “chiến sĩ”, Tạp chí Tác phẩm Mới. 127. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 128. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb Giáo dục. 129. Đoàn Trọng Thiều (1997), Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường ĐHSP TP. HCM. 130. Xuân Thiều ( ), Mấy suy nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách mạng, VH- TT. 131. Nguyễn Thị Thu Thuỷ ( ), Về khái niệm “truyện kể ở ngôi thứ ba” và “người kể chuyện ở ngôi thứ ba”, in lại trong Tự sự học… 132. Trần Mạnh Tiến (2001), Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. 133. Bích Thu, (10/1997), Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay, Tạp chí Văn học, in trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 134. Đinh Quang Tốn (5/1997), Nguyễn Khải với Hà Nội, Báo Văn nghệ (19), in lại trong Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm. 135. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ. 136. Lê Ngọc Trà (1994), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa Thông tin. 137. Lê Ngọc Trà (1997), Lý luận van học (nhiều tác giả), Nxb Giáo dục. 138. Lê Ngọc Trà (2000), Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học, Tạp chí Văn học (6), Bài rút trong sách Để tìm hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm VHVN hiện đại (Phan Ngọc Thu), Nxb Giáo dục, 2004. 139. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, Thách thức của văn hóa, Nxb Thanh niên. 140. Lê Ngọc Trà (2005), Một bức tranh đẹp nhiều màu sắc, Bài rút trong sách Truyện hay Tuổi trẻ chủ nhật, Báo Tuổi trẻ, Nxb Trẻ. 141. Hoàng Trinh (1997), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng. 142. Lê Quang Trang (1995), Đứt quãng và nối tiếp giữa hai tập “Xung đột” của Nguyễn Khải, Thai nghén tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 143. Nguyễn nghĩa Trọng ( ), Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nói về văn tự sự, in trong Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm. 144. Huỳnh Vân, (1990), Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dự trữ, Bài rút từ “Văn học và hiện thực”, Nxb KHXH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH004.pdf