Đề tài: NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
Luận vănCung cấp luận văn cách ngành dài 117 trang
A - PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử vấn đề 4
3. Mục đích phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Cấu trúc của luận văn . 10
B - PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1: Nhân vật nữ trong văn họcluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Văn Học Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam .12
1.1. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống . 12
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kỳ đổi mới . 16
1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ 16
1.2.2. Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo . 19
Chương 2: Âm hưởng nữ quyền qua các nhân vật nữ của Võ Thị Hảo 24
2.1. Về vấn đề nữ quyền 24
2.1.1. Vấn đề nữ quyền, một hiện tượng văn hóaluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Văn Hóa, xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội của thời hiện đại 24
2.1.2. Nữ quyền - ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ . 28
2.2. Bình diện xã hội- tư tưởngluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu môn Tư Tưởng HCM, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị
Hảo . 35
2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị
Hảo . .35
2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh 36
2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo . 42
2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền . 46
2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi 50
2.2.2. Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo 66
2.2.3. Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo . 71
Chương 3: Nghệ thuật xây dựngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Xây Dựng nhân vật nữ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo . 78
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 78
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lýluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Tâm Lý Học 88
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại . 95
C - PHẦN KẾT LUẬN . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong
là một cô gái mạnh mẽ đến quyết liệt nhƣ lời cô nói trong lá
thƣ tuyệt mệnh: “Thế hệ của chúng con khác thế hệ e dè của mẹ, chúng con đi
đến tận cùng nên nhiều khi tàn nhẫn”…Có lẽ là nhƣ vậy, tàn nhẫn đến độ cô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
cô, họ không nhận ra chính mình, thế nhƣng cô không thể điên. Cô cầu để
đƣợc chết thì cũng không chết đƣợc, đau đớn chua chát và tủi cho số phận
mình, Tâm “ở nhà với nồi niêu, những con mèo và đám tiểu thuyết”, để đêm
đêm mơ những giấc mơ khác đời thƣờng. Tâm tự nuôi cho mình một ảo tƣởng
về một chàng trai khổng lồ cứu giúp cô, níu kéo cô với cuộc đời qua những
bức thƣ của anh Tuân, Huân và Hoàng. Cô khát khao ở phía chân trời kia sẽ
có một chú lùn đợi cô, sinh ra để cho cô. Thế nhƣng, nghiệt ngã thay “ngay cả
trong mơ trời cũng cắt xén của em. Trời không cho em hưởng trọn vẹn một
giấc mơ nào”.Trong những mảnh đời tật nguyền tội nghiệp ấy, Võ Thị Hảo
luôn tìm thấy những khát khao mãnh liệt mà đau thƣơng của họ. Những khát
khao nhỏ nhoi, tầm thƣờng, thậm chí kì dị cũng không dành cho họ, chỉ có nỗi
thƣơng xót vô hạn của nhà văn trong mỗi lời kể về cuộc đời họ.
Viết về nhân vật nữ tật nguyền, Võ Thị Hảo đã tìm thấy trong chiều sâu
tâm hồn của những con ngƣời bất hạnh đó một khát khao sống nhƣ những
ngƣời bình thƣờng, hơn thế nữa nhà văn luôn gắng tìm cho họ một giải pháp,
một điểm tựa để họ hy vọng. Dù truyện kết thúc nhƣng cuộc đời của họ vẫn
mở ra, vẫn tiếp diễn.
Cùng với số phận bi kịch của những ngƣời phụ nữ nghèo khổ,tật nguyền,
Võ Thị Hảo còn quan tâm đến một lớp ngƣời sống dƣới tầng đáy của xã hội
nhƣ “con tù” hay những cô cave, gái điếm, những ngƣời làm nghề bị coi là
“mạt hạng” bẩn thỉu. Nhƣ ngƣời phụ nữ làm nghề vớt giun ở các mƣơng nƣớc
bẩn thỉu, sống trong một túp lều bên sông Tô Lịch, trơ trọi một mình chỉ kiếm
tìm đƣợc hạnh phúc ngắn ngủi ở bên một ngƣời đàn ông cùng quẫn tuyệt
vọng trong K . Những con ngƣời này, mỗi ngƣời có một số
phận, một cảnh đời khác nhau nhƣng họ lại có chung những bi kịch, những
nỗi đau rất đỗi đời thƣờng. Nhƣ Phin trong truyện P mới
mƣời chín tuổi đã đeo trên ngƣời cái ách ba năm tù,vì nhận tội đánh ghen thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
hàng trứng, hàng bánh rán, đến gần một người đàn ông lực lưỡng đang dắt
một chiếc xe máy đỏ chót…nhưng người đàn ông đã né qua một bên. Nàng
khóc hụt hơi bốn phía không một cánh tay chìa ra thương xót”…Tất cả những
ngƣời phụ nữ bất hạnh này họ đã không đƣợc xã hội thừa nhận, họ luôn phải
chịu những lời lẽ cay nghiệt, thái độ thờ ơ và khinh bỉ của ngƣời đời. Nhƣng
không phải tất cả họ muốn nhƣ vậy, không phải những gì họ làm là xuất phát
từ bản năng mà tất cả vì nghèo đói, vì mƣu sinh, vì lẻ loi, đơn độc, vì đó là
con đƣờng duy nhất, khi họ không có một lối thoát nào khác. Họ là những
ngƣời tuy không bị tật nguyền, dị dạng về hình thể nhƣng cuộc đời họ là
những biến dạng, bất thƣờng.
2.2.1.4.Bi k
Hầu hết nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo đều là những ngƣời
có khát vọng sống và khát khao yêu mãnh liệt. Họ hiện lên là những “người
đàn bà khổ vì yêu, rút hết gan, hết ruột để yêu và hi sinh cho tình yêu bất cần
những hệ luỵ sau đó”[55]. Xây dựng những nhân vật nữ mang bi kịch tình
yêu nhà văn Võ Thị Hảo đã để họ đƣợc nếm trải tất cả những dƣ vị khác nhau
của tình yêu. Từ những dƣ vị ngọt ngào đến những dƣ vị đắng chát, từ những
đớn đau đến xót xa…Họ hiện lên trong tình yêu với nhiều cung bậc khác nhau
từ nhẹ dạ cả tin đến mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải… Nhất là sự chủ
động, quyết liệt đấu tranh để giành giữ tình yêu, dám sống thật với chính
mình và dám đi đến tận cùng bản thể. Đây có thể xem là sự thể hiện rõ nhất
tính “nữ quyền” trong sáng tác của Võ Thị Hảo qua các nhân vật nữ.
Họ càng khao khát yêu và đƣợc yêu thƣơng bao nhiêu thì cũng vì thế mà
họ luôn phải gánh chịu đau khổ trong ái tình, để rồi chìm đắm không lối thoát
trong mê lộ đó. Tình yêu vốn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, không thể
thiếu với con ngƣời, đặc biệt với ngƣời phụ nữ. Mối quan tâm lớn nhất với
ngƣời phụ nữ là tình yêu và tuổi trẻ, chính vì thế mà những bi kịch, những đổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
vỡ trong tình yêu- hạnh phúc lứa đôi đƣợc biểu hiện rõ nhất cũng thông qua
ngƣời phụ nữ.
Trong thế giới nhân vật nữ của Võ Thị Hảo ngƣời đọc sẽ bắt gặp từ
những ngƣời phụ nữ không đƣợc xã hội coi trọng, không đƣợc chấp nhận từ
những cô cave, gái điếm trong , con của một gái làng
chơi có hạng trong , hay một cô gái vớt giun trong
…đến những ngƣời phụ nữ thanh cao hơn tƣởng nhƣ sẽ
không bao giờ phải đau khổ nhƣ Trang trong , Thuận trong Goá
, Hạnh trong Ti , Bích trong , Sải
trong C Hải trong , Thảo trong
R C , Nàng trong Phƣơng trong
cùi…Tình yêu có muôn hình vạn trạng và mang những màu vẻ khác nhau,
dƣới con mắt của các nhà văn nữ đặc biệt là Võ Thị Hảo, ta thấy có những
tình yêu rất trái khoáy và mơ hồ nhƣ , có những tình yêu
thuần khiết, cao thƣợng nhƣ , lại có những tình yêu đƣợc
dựng lên từ những cốt truyện cổ tích mang đậm màu sắc huyền thoại song lại
có ý nghĩa sâu sắc ở thời hiện tại nhƣ: , K , Nàng tiên
xanh xao…Đặc biệt là sự góp mặt của những nhân vật nữ “không tì vết” nhƣ:
Nhuệ Anh và Ngạn La trong Giàn thiêu.
Bi kịch tình yêu ẩn trong từng cuộc đời, từng số phận của những ngƣời
phụ nữ mải miết kiếm tìm một tình yêu đích thực mà thất bại, yêu say mê, tha
thiết nhƣng rồi lại bị lừa dối, phụ bạc từ những vị thần, những nàng tiên đến
những con ngƣời trần thế, luôn khát yêu, luôn mong muốn đem lại niềm vui
và hạnh phúc cho ngƣời khác dẫu mình phải chuốc lấy thƣơng đau, bất hạnh.
Nàng H’Điêu trong K là một điển hình, luôn khát khao yêu
và sẵn sàng đi tìm ngƣời mình yêu thƣơng không ngại hy sinh bản thân mình,
không quản cái chết. Nàng cho rằng: “Khi yêu, con người ta vừa như mới sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
trốn để tìm đến Cáo Tờ Quẩy thì hắn lại ném nàng đến cho lũ bạn hắn làm
nhục nàng và còn định đem nàng bán sang Trung Quốc. Nhục nhã, tuyệt vọng
trƣớc sự tráo trở và bạc bẽo của ngƣời nàng yêu, Sải đã giết chết Cáo Tờ
Quẩy rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Bi kịch tình yêu của Sải là khi niềm hi
vọng biến thành thất vọng, khi nỗi đam mê, cuồng si biến thành sự phẫn uất
và lòng thù hận.
Nhân vật Trang trong , không trả giá cho tình yêu bằng
mạng sống của mình nhƣng chị sống mà có khác nào đã chết. Là một sinh
viên khoa văn xinh đẹp nhƣng số phận lại bạc bẽo với chị. Bởi “mẹ chị không
hạnh phúc, chị gái chị cũng đã không hạnh phúc, người hàng xóm của chị
cũng không hạnh phúc. Vì thế chị phải hạnh phúc, chị không được phép mắc
sai lầm”. Cuộc đời có vô vàn những biến cố và những điều bất trắc, không ai
có thể khẳng định đƣợc điều gì. Thế nên, dù Trang đã hết sức thận trọng khi
yêu cũng nhƣ chọn ngƣời yêu nhƣng số phận bất hạnh vẫn cứ bám lấy chị nhƣ
một sự di truyền. Đến với tình yêu đầu, Trang khao khát đƣợc thay đổi số
phận, chị đã yêu và gửi gắm biết bao hy vọng về sự gắn bó và che chở. Vậy
mà lại thất tình ngay trong đêm hò hẹn đầu tiên. Ngƣời mà chị yêu và đặt trọn
niềm tin lại là một kẻ sở khanh yêu đùa vì những lời thách đố của đám con
trai trong lớp không tán đƣợc Trang.Trò đùa quái ác của đám bạn trai trong
lớp đã mang đến bi kịch cho cuộc đời ngƣời phụ nữ quá đỗi nhạy cảm
này,“Trang như loài cây bị gục từ những giọt sương muối đầu tiên và không
bao giờ dậy được nữa”. Nỗi đau quá lớn khi niềm tin tan vỡ, bởi tình yêu đã
bị trao lầm cho một kẻ không xứng đáng và làm đóng băng trái tim Trang,
khiến chị trở thành “một người đàn bà cẩm thạch”. Tình yêu đầu là nỗi ám
ảnh suốt cuộc đời chị và là một dấu tích không thể xoá mờ, nó dập tắt mọi
ƣớc mơ hạnh phúc đời chị. Xót xa hơn là làm băng giá trái tim và chôn vùi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
luôn nói dối “lúc cần, Tuấn bao giờ cũng biết nói dối một cách trơn tru
nhất”. Nhƣng chị vẫn tha thiết gắn bó với Tuấn vì yêu đƣơng là duyên số và
theo chị“Tuấn sẽ khác khi nhìn thấy người thân, Tuấn sẽ cảm động mà tu tỉnh
và Vì gia đình Tuấn chân thật đến thế kia mà”.
Viết về tình yêu, Võ Thị Hảo không quên khắc hoạ hình ảnh những
ngƣời phụ nữ yêu mà không hề toan tính nên thƣờng bị lợi dụng và bị dối lừa
nhƣ Hải trong . Cũng không nằm ngoài bi kịch tình yêu, bị lừa
dối nhƣ vậy ngƣời mẹ trong thuỷ chung ở nhà nuôi
con chờ chồng trong những năm anh đi công tác xa. Ngƣời đàn ông đó lại nỡ
phụ tình và lừa dối vợ, với ba năm công tác ở Sa Thầy, đủ thời gian để anh
làm một ni cô phải phá giới và có với anh một đứa con. Nhƣng vƣợt lên trên
nỗi xót xa vì bị lừa dối, phụ bạc, ngƣời mẹ đó đã tha thứ cho chồng trƣớc khi
anh nhắm mắt xuôi tay và đành nhận lời chăm sóc cho hai mẹ con ngƣời đàn
bà bất hạnh hơn mình kia. “Người đàn bà đi tu chỉ vì không hy vọng tìm được
một chút hạnh phúc trần thế và sự xa vợ của ông là dịp may duy nhất trong
đời người đàn bà ấy”…Vì vậy mà ngƣời đàn bà ấy đã phá giới tu hành, chịu
đau khổ và đơn độc một thời khi phải bỏ quê sống trốn tránh và âm thầm chịu
đựng trong một ngôi chùa hoang. Chính vì nhận thấy số phận bất hạnh của
ngƣời đàn bà ấy. Bất hạnh vì yếu và xấu xí và không thể vƣợt lên đƣợc hoàn
cảnh của mình, mà ngƣời mẹ đã cứu giúp và nâng đỡ ngƣời đàn bà ấy bằng
tình thƣơng, bằng lòng bao dung độ lƣợng.
Phƣơng trong là một ngƣời phụ nữ đẹp, sang trọng,
chuyên bận màu xám, ở trong một ngôi nhà kín cổng cao tƣờng, với một cô
con gái xinh đẹp và một ngƣời chồng danh giá. Chị đƣợc xem nhƣ "vật báu",
hễ đi đâu xa chồng đều tháp tùng,“ mắt ông loé lên vừa ghen tuông vừa hãnh
diện khi trông thấy bọn đàn ông trên đường cứ bị hút hồn theo chị”. Vậy mà
ông không thể vƣợt qua nổi định kiến khi biết chị mắc bệnh hủi. Ông xa lánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
một ngƣời con gái khi choàng lên nàng bầu không khí run rẩy rạo rực của tình
yêu trƣớc khi để nàng xuất hiện. Dung nhan nàng hiện lên trong nét bút ngập
tràn yêu thƣơng của Từ Lộ, cả “cái thần thái của đường mày màu khói nhạt
đa đoan đến não lòng”, cũng đƣợc cảm thấu và chuyển tải trên cây đèn lồng
mỹ nhân, chứng tỏ một sự trân trọng của ngƣời yêu và sự hoà quyện giữa hai
tâm hồn. Không gian yêu nồng nàn đầy hứa hẹn hạnh phúc của ngƣời con gái
đang đến gần…vậy mà lại ở rất xa. Cơn gia biến của nhà Từ Lộ ập đến, lòng
hận thù khiến chàng buộc phải hắt hủi tình yêu với Nhuệ Anh. Nhƣng Nhuệ
Anh lại rũ bỏ tất cả vàng bạc, sang giàu, cả sự yên ổn an phận để đi kiếm tìm
hạnh phúc của đời mình. Đây là nét riêng so với những ngƣời con gái khác vì
trong sáng tác của Võ Thị Hảo, rất ít ngƣời dám đi kiếm tìm tình yêu bởi đôi
khi ngay cả đến yêu họ cũng còn không dám. Kiếm tìm để hiến dâng, để oà
vào vòng tay ngƣời yêu mà thổn thức “Từ Lộ… em là vợ chàng! để thụ lãnh
và biết ơn người đã mang lại cho nàng niềm khoái lạc mênh mang và nỗi đau
đớn trần thế kỳ diệu” [15,tr.211-212 ]. Bản chất của sự chủ động mạnh mẽ,
dũng cảm này là một sự thụ động đầy nữ tính, đôi chân nàng để cho tình yêu
cuốn đi tất cả những con đƣờng Từ Lộ từng qua. Cũng chỉ có ngƣời con gái
mà sự cả tin đã trở thành một bản tính của giới, mới có thể tin vào trực cảm
của mình đến mức mãnh liệt để thả mình theo nó.“ Một linh cảm mơ hồ khiến
nàng hiểu rằng Từ Lộ sẽ đi qua những con đường này. Và nỗi bước nàng lại
cảm thấy như mình đang đặt chân lên dấu chân chàng vừa đi qua. Khi đến
bến Đá Sông Gâm, cảm giác đó lại cồn cào… nàng neo lại, đợi chờ một điều
gì đó còn mơ hồ nhưng bằng trái tim tội nghiệp đang thổn thức trong ngực,
nàng biết nó đang tới”….Nó là cái đêm đƣợc hƣởng thụ tình yêu, một đêm
hạnh phúc duy nhất phải trả giá bằng nỗi cô đơn của cả một cuộc đời và chỉ
có những ngƣời con gái yêu mới chấp nhận một cái giá quá đắt nhƣ thế, ở đây
Võ Thị Hảo đã có sự gặp gỡ với nhà thơ Xuân Quỳnh ở những câu thơ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
“Mưa ơi! Mưa!
Không phải chúng tôi cầu mưa!
Chúng tôi đòi trời trả lại nước mắt”…[15].
Ngọn gió Nhuệ Anh thổi qua tất cả mọi ngƣời. Trƣớc một nỗi đau “bàn
tay bà dường như có phép linh diệu, khiến người đang đi khập khiễng bỗng đi
thẳng trở lại. Người nằm trên võng thôi rên rỉ”…[15]. Lời cầu nguyện giải
điên cho Lý Câu cũng là lời xin trả lại nỗi đau: “Lửa sẽ hoá thành khói, bay
lên trời, trả lại cho người đôi mắt và những dòng nước mắt” [15]…Nàng là
bà tiên đã biến đớn đau của tình yêu thành liều thuốc hoá giải cho những khổ
đau trần thế, oái oăm là đến lƣợt mình, nỗi đau của nàng lại không thể hoá
giải. Bởi Từ Lộ- Thần Tông đã quá ích kỉ để có thể đem mình hiến dâng cho
nỗi đau của nàng khỏi những khổ đau trần thế, nàng cay đắng khi nhận
ra:“trong mắt chàng đỏ đọc ngọn lửa báo thù thủa chàng còn là Từ Lộ, trong
mắt chàng không có ta. Khi chàng lôi tuột ta từ động Trầm về hậu cung đẫm
mùi son phấn và mưu đồ ác độc, chàng đã đầy đoạ ta thêm một lần nữa. Và
lần này mới ác độc làm sao. Chàng là một ông vua còn trai trẻ, được vây
quanh bởi lớp lớp cung tần mỹ nữ…thế mà ngọn lửa từ kiếp trước vẫn cháy
trong tim chàng khiến chàng không thể rời xa ta [15]. Nàng biết là mình đã
chìm trong đoạ xứ cô đơn, lẻ loi, toàn những đổ vỡ, mất mát, trống trải không
cùng. Tuy cuối cùng tác giả đã để cho Nhuệ Anh hoá thành một ngọn gió thần
kì siêu thoát, thế nhƣng bà cũng không để cho độc giả quên rằng “Lịch sử của
nàng là lịch sử của một người đàn bà sống giữa cõi trần, có khả năng tuyệt
vời để làm vợ, làm mẹ nhưng lại không chồng, không con, không thân
thích”(Balzac-Ơgeni Grăng đê).
Dành trọn cuộc đời cho một tình yêu, để cuối cùng nhận ra rằng: “ Ta đã
tự huyễn hoặc, tự tô vẽ cho cái hình bóng của chàng độc tôn trong ta” [15] để
đến khi nhận ra: “Người đàn ông suốt đời không phản bội nàng”[15] cũng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
chờ đợi” khi Thần Tông “ghé môi tới gần chiếc rốn đang đỏ dậy lên trong
ráng chiều”, cái dáng dâng hiến đầy nữ tính của ngƣời con gái trong cuộc
truy hoan đủ cho ta hiểu cơn khát mƣời năm nơi ngƣời con gái không tuổi
này. Với nàng tự do là một điều hạnh phúc, song trong sâu thẳm tâm hồn
nàng cũng là một sự giày vò đau khổ. Cái cảm giác muốn mình hoàn toàn
thuộc về một ai đó, muốn đƣợc thụ lãnh tình yêu của một ai đó, để thấy mình
bớt bơ vơ, lỡ dở, để thấy mình toàn vẹn niềm vui, nỗi buồn của một ngƣời đàn
bà, cũng nhƣ cảm giác của ngƣời con gái trong ca dao, biết rằng:“Gái có
chồng như gông đeo cổ”, nhƣng cũng còn hơn là: “gái không chồng như phản
gỗ long đanh”. Cựu hoàng Nhân Tông đã giết chết tuổi thơ nơi đồng cỏ bên
mẹ hiền của nàng, và lại cái bóng ma lạnh lẽo, ích kỉ Nhân Tông đã giết chết
tuổi thiếu nữ và niềm hạnh phúc ân ái hòa hợp của nàng bên Thần Tông. Cơn
khát thèm dục tính ấy, là cơn khát của sức sống phồn thực trong giới nữ, là
cơn khát trần gian, khát đƣợc làm vợ, bởi vì trên tất cả là niềm khao khát
đƣợc yêu thƣơng, giao cảm và chia sẻ với một ngƣời. Thế giới yêu của Võ
Thị Hảo đã có một hồn trinh nữ, đến Ngạn La lại thêm một trinh nữ nữa cô
độc, mong manh giữa nhân gian, chơi vơi, lẻ loi đến tội nghiệp.
Nhƣ vậy, những ngƣời phụ nữ với bi kịch trong tình yêu ta gặp rất nhiều,
ở hàng loạt các tác phẩm nhƣ đã kể trên, nhƣng hạnh phúc đến với họ quá đỗi
mong manh và ít ỏi so với những khổ đau chồng chất. Trong các truyện của
mình, nhà văn Võ Thị Hảo còn xây dựng một nghịch cảnh, là niêm vui và
hạnh phúc vừa đến chƣa đƣợc bao lâu hay đúng hơn là nhân vật của chị mới
đƣợc nhìn thấy chứ chƣa đƣợc tận hƣởng nó thì nó đã vĩnh viễn tuột mất khỏi
tầm tay họ. Đó là các truyện:
…Họ bị đổ vỡ hạnh phúc ngay trong đêm tân hôn. Ngoài những bi
kịch kể trên, trong sáng tác của Võ Thị Hảo ngƣời đọc còn hay gặp một bi
kịch khác của các nhân vật nữ. Đó là bi kịch của sự bạc mệnh, của số phận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
đến tận cùng nỗi đau, tố cáo sự bất công phi lý cũng nhƣ khẳng định những
khát vọng của ngƣời phụ nữ. Đó là tiếng nói nữ quyền.
2.2.2. V
Ngƣời phụ nữ luôn là biểu tƣợng cho những hình ảnh bền vững, cho sự
vĩnh hằng của cuộc sống. Những lời ca say đắm và lắng sâu nhất trên thế gian
này có lẽ là những lời ca dành để ngợi ca và tôn vinh nét đẹp của ngƣời phụ
nữ, mà vẻ đẹp đƣợc nhà văn Võ Thị Hảo phát hiện và ngợi ca không phải là
vẻ đẹp rực rỡ, lớn lao, phi thƣờng của một thời hào hùng mà đó là những vẻ
đẹp giản dị, đời thƣờng, nhỏ bé, khuất lấp gắn với từng cuộc đời, từng số
phận của từng con ngƣời. Vì vậy khi nói đến ngƣời phụ nữ ngƣời ta thƣờng
liên tƣởng tới vẻ đẹp trong tâm hồn mà nó đƣợc biểu hiện thông qua những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp của ngƣời phụ nữ.
Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo hiện lên nổi bật nhất, khó
quên nhất với những bi kịch, và mục đích chính của tác giả có lẽ là hƣớng vào
việc thể hiện những nỗi khổ đau, bất hạnh của ngƣời phụ nữ. Nhƣng đằng sau
những bi kịch đau thƣơng ấy ngƣời phụ nữ đƣợc hiện lên với những phẩm
chất đạo đức đẹp và ngời sáng, có lẽ bởi vì theo quan niệm nghệ thuật của chị
những ngƣời phụ nữ càng có phẩm chất tốt đẹp, cao quý bao nhiêu thì bi kịch
càng đƣợc tô đậm thêm bấy nhiêu. Đáng lẽ con ngƣời có phẩm chất nhƣ vậy
phải đƣợc hƣởng một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc. Nhƣng ngƣợc lại, đặt
trong tƣơng quan với nỗi khổ đau, những nét đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ
càng tỏa sáng, càng đáng trân trọng và ngợi ca.
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo, những ngƣời phụ nữ thƣờng hiện lên
với tấm lòng vị tha bao dung, độ lƣợng, đầy tình yêu thƣơng nhân ái, với đức
hi sinh cao cả, và sự tần tảo, bền bỉ, chịu đƣng. Có thể nói đây là một đặc
trƣng cho phẩm chất đạo đức của ngƣời phụ nữ Việt Nam (truyền thống) và
hình ảnh ngƣời phụ nữ trong sáng tác của nữ nhà văn này dƣờng nhƣ cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
chiết”… Bà sống với chồng nhƣng trong nỗi đau khổ, sợ hãi và chán trƣờng
để nuôi dạy các con khôn lớn, trƣởng thành, để ngăn các con không đƣợc tự
tử chỉ vì không chịu nổi bố, để khuyên các con tu chí làm ăn… Còn bà Diễm
trong truyện N là ngƣời trầm tính, ít nói, nhƣng ẩn sâu
trong dáng hình xấu xí, trái ngƣợc với cái tên Diễm là một con ngƣời đôn hậu,
giàu lòng nhân ái, biết yêu thƣơng, cảm thông và chia sẻ với những ngƣời cùng
cảnh ngộ…Nhuệ Anh trong Giàn thiêu, một tiểu thƣ xinh đẹp, một cành vàng
lá ngọc yêu Từ Lộ bằng một tình yêu trong sáng, thiết tha đƣợc dâng hiến
đƣợc hi sinh cho ngƣời mình yêu và chung thủy tuyệt đối. Nàng cũng nhƣ bao
ngƣời con gái khác ƣớc mong tình yêu kết trái chín hạnh phúc, đƣợc sống một
cuộc sống yên bình. Tình yêu khắc cốt ghi tâm, ghi lòng tạc dạ của Nhuệ Anh
đối với Tƣ Lộ đã trở thành mục đích sống duy nhất, lớn lao nhất của nàng. Vì
tình yêu chân chính và trong sáng ấy mà nàng đang tâm từ bỏ mẹ cha, gia
đình, tự nguyện dấn thân vào cuộc đời trầm luân khổ ải, đi theo tiếng gọi của
trái tim tha thiết yêu thƣơng. Thân gái dặm trƣờng nàng lặn lội cất công đi tìm
dấu vết của Từ Lộ ở khắp nơi với mong ƣớc, khát khao cùng chàng đồng cam
cộng khổ vƣợt qua kiếp nạn. Khát vọng tình yêu chân chính của Nhuệ Anh
với Từ Lộ không chỉ là khát khao đƣợc sẻ chia, ghánh vác, nguyện nhƣ chim
liền cánh, nhƣ cây liền cành mà còn là khát khao dâng hiến, hi sinh, sống hết
mình cho tình yêu và vì tình yêu.
Các nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo không chỉ hiện lên với
những phẩm chất tốt đẹp đó mà còn hiện lên là những ngƣời phụ nữ với trái
tim trong sáng, thánh thiện, thủy chung và cao thƣợng trong tình yêu. Ngƣời
con gái trong đã chờ đợi ngƣời yêu đi lính suốt mƣời bẩy năm
trời mà không có một chút tin tức của ngƣời yêu, đến quá lứa lỡ thì. Tình yêu
của nàng dành cho chàng trai lính chiến đó thật thuỷ chung son sắc, chân
thành và mãnh liệt. Chính sức mạnh của tình yêu đó đã chiến thắng thời gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
liền các giống với những nội dung văn hoá tương ứng với những giá trị và
đẳng cấp xã hội tương ứng”[2]. Trƣớc kia do hoàn cảnh văn hoá xã hội, do
mô thức đạo đức phong kiến đã khống chế tƣ duy của ngƣời viết nữ Việt Nam
trong một thời gian dài, từ ảnh hƣởng của đạo Khổng, Mạnh và Phật giáo đến
tinh thần thanh giáo của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà vấn đề giới tính
cũng nhƣ đề tài tính dục ít đƣợc nói đến hay đúng hơn là bị cấm.
Trong thực tế, văn học Việt Nam trƣớc đây vấn đề giới tính hay vấn đề
tính dục luôn thuộc “khu vực đèn đỏ, vùng cấm địa” ngay cả phái nam cũng ít
khi dám công khai viết. Bởi thế khi các nhà văn nữ dám công khai viết về tính
dục thì đƣơng nhiên họ sẽ bị sức ép từ nhiều phía, nam giới có, dƣ luận có, và
ngay cả những ngƣời thân của chính họ nữa… Phẩm chất, nhân cách họ bị hạ
thấp thậm chí còn bị rè bỉu, khinh bỉ với các hệ từ không mấy thiện cảm nhƣ
“đĩ thõa, xấu xa, đồi trụy”…“Diễn trình giải phóng dục tính nữ trong lịch sử
là một quá trình mà ở đó, giới nữ đi từ khách thể dục tính đến chủ thể dục
tính. Tính dục của giới nữ đi từ quan niệm như là nghĩa vụ và thiên chức(làm
mẹ) chuyển sang như là đam mê và quyền lực (cái đẹp). Vai trò người đàn
ông cũng chuyển hóa từ kẻ thống trị và chiếm đọat, trở thành một đối
tác…[55]. Tuy nhiên không nên đồng nhất giải phóng tính dục với nữ quyền
mà tính dục chẳng qua chỉ là một công cụ để các nhà văn nữ “bung thoát” ra
khỏi vòng kim cô bất bình đẳng về giới trƣớc đây, để họ dám bày tỏ, cũng
nhƣ dám nói những điều mình mong muốn, những khát vọng bản năng thầm
kín, dám thật với cảm giác của mình.
Văn học sau 1975 nhìn nhận con ngƣời ở góc độ thế sự, đời tƣ đƣợc đặt
trong quan hệ với cuộc sống hàng ngày, với nhiều lo toan, nhiều va đập của
cuộc sống. Bởi vậy con ngƣời cũng đƣợc bộc lộ hết mình với nhiều mặt tính
cách và ngày càng trở nên bí ẩn hơn, phức tạp hơn. Trong mạch chảy chung
ấy của văn học đƣơng đại, sáng tác của Võ Thị Hảo cũng khai thác con ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
tình yêu ở nhiều đối tƣợng, từ những cảm xúc của cô gái mới lớn trong
yêu đến tình yêu của một cô gái mù loà tƣởng nhƣ không thể có tình yêu
trong . Đặc biệt nhà văn còn khám phá tình yêu ở một góc
độ trái với truyền thống trong Tình yêu mâ với thái đột trân trọng,
đồng cảm. Phải nói rằng, chƣa bao giờ trong văn học nói đến tình yêu lại đề
cập đến vấn đề dục vọng cá nhân nhiều nhƣ thế và vấn đề tính dục đƣợc khai
thác cặn kẽ, mạnh bạo khiêu khích hơn bao giờ hết. So với các cây bút nữ
cùng thời, trong sáng tác của Võ Thị Hảo vấn đề bản năng đƣợc đề cập và thể
hiện cũng khá táo bạo. Sống với bản năng của mình, lòng dục quá lớn, nên
nhân vật của chị dễ mắc phải lỗi lầm, những ngƣời phụ nữ đến với những tình
yêu chớp nhoáng, phút chốc, hay đổi chác hoặc ngoại tình…Nhƣ ngƣời vợ
anh lính gác đèn nơi đảo hoang trong chị tìm đến những mối
tình,“ những cuộc giao hoan vội vã” bởi chiến tranh “cả làng trắng đàn
ông”,bởi trong khi tạo hóa sinh ra đàn bà chỉ để làm chiếc dây leo đẹp quấn
yểu điệu quanh cây đại thụ- ngƣời đàn ông. Chị cũng có những khát khao bản
năng thầm kín, những ham muốn nhƣ bao ngƣời khác, chỉ có điều chị dám
sống thật với những cảm xúc những ham muốn đó, dám là chính mình, chấp
nhận khi hạnh phúc dở dang, gia đình tan vỡ. Khao khát một tình yêu đích
thực, đôi khi ngƣời phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo nhẹ dạ tới mức
ngây thơ và thậm chí ảo tƣởng nhƣ ngƣời Dì trong , nàng Sải trong
C , ngƣời vợ Thanh trong P … đã chạy theo
tiếng gọi của ái tình để rồi phải đón nhận những kết cục không mấy tốt đẹp:
tình yêu dang dở, hạnh phúc gia đình tan vỡ, thậm chí họ còn phải trả giá
bằng cả mạng sống của mình.
Những ham muốn bản năng trong sáng tác của Võ Thị Hảo, ta có thể bắt
gặp đâu đó trong cuộc sống đời thƣờng, đƣợc nhà văn nói đến với hai thái độ
khác nhau, vừa trân trọng, vừa phê phán. Mỗi cá nhân có quyền đƣợc sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
dù ở mức độ nào thì họ cũng đã từng bƣớc khẳng định tiếng nói của giới mình
trong văn chƣơng. Tuy nhiên trong quá trình khẳng định bản ngã của nữ giới,
nhà văn có thể miêu tả những khoái cảm tình dục nhƣng điều đó không đồng
nghĩa với việc coi giải pháp tình dục là con đƣờng duy nhất để giải phóng cá
nhân. Cần phải nhìn tình dục vừa nhƣ một họat động bản năng vừa có ý nghĩa
văn hóa. Bởi thế, trong văn học, tính dục phải hiện lên nhƣ một yếu tố văn
hóa và nhà văn có thể thông qua tính dục để biểu đạt những vấn đề nhân sinh
một cách có nghệ thuật. Một xã hội giải phóng cá nhân, giải phóng con ngƣời
với những khát khao sống thật là mình, xã hội ấy tiến bộ nhƣng khi quá đà nó
sẽ tạo một sự lố bịch, ảnh hƣởng đến văn hoá sống.Võ Thị Hảo đã xây dựng
những nhân vật dám sống thật là mình. Nhà văn vừa cất tiếng bênh vực, ca
tụng quyền thiêng liêng của con ngƣời đồng thời muốn áp chế thái độ bất
công của xã hội phƣơng Đông khi coi ngƣời phụ nữ chỉ là công cụ trong tay
những ngƣời khác phái.Võ Thị Hảo nói đến tính dục cũng nhƣ những nhà văn
nữ khác nói về tính dục, họ còn muốn khẳng định những giá trị của tính dục
trong nhận thức, trong khát vọng bản năng của nữ giới. Qua tính dục đòi hỏi
một sự trân trọng triệt để đối với nữ giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
khóe mắt như nước đong. Ngự trị kiêu sa, làm sáng rực đôi mắt là đường mày
màu khó nhạt dường như hơi cau đa đoan đến não lòng. Nhưng đó lại là cái
nét cau cau quyễn rũ đến thiêu đốt lòng người của nàng”[15]. Sau cơn gia
biến của nhà Từ Lộ, chàng đã chọn ngôi miếu hoang làm nơi ẩn náu để tránh
mọi điều bất trắc, nuôi chí đợi cơ hội trả thù và ở đây hình ảnh Nhuệ Anh lại
một lần nữa đƣợc hiện lên qua con mắt ngắm nhìn của Từ Lộ:“Chiếc cằm
thanh tú hơi nặng ra vì khóc nhiều, những sợi tóc mai bơ phờ rối tung trước
trán, rủ thành lọn bên thái dương, bết lại vì nước mắt mà trông càng quyễn
rũ”…[15]. Từ Lộ xót xa bội phần khi ngắm nhìn vị hôn thê và nếu cha chàng
không chết vì tay Đại Điên và Diên Thành hầu thì gƣơng mặt đẹp não lòng và
thân hình trời cho kia sẽ mãi mãi kề cận bên chàng và mãi mãi là của
chàng…Còn Ngạn La đƣợc hiện lên qua cái nhìn sững sờ khi: “thấy toàn thân
mình trần truồng trong gương…đôi mắt mèo màu sám nâu mở to hoàng hốt
dưới đôi mày mềm mại lượn cong vút lên như hai cánh én. Đôi môi mọng mầu
hoàng thổ sẫm kinh ngạc mở rộng làm hé lộ hàm răng đen láy. Mớ tóc dài
nuôi nấng qua mười hai năm tràn xuống nửa lưng ôm lấy một bờ vai mảnh
mai chảy xuôi màu nâu mịn mượt như lụa. Đôi vú mới nhú như nửa vầng
trăng với hai đầu vú nhỏ ương ngạnh và kiêu hãnh. Xa xôi dưới kia cũng
mượt mà và chảy chàn như lụa là cặp đùi và đôi chân thon dài với năm ngón
chân nhỏ nhắn hơi xoè ra, móng chân màu vàng”[15]…Nàng hiện lên cụ thể
với từng chi tiết, từng đƣờng nét. Qua cái nhìn của sƣ bà động Trầm, Ngạn La
hiện lên là: “một cung nhân tha thướt trong bộ xiêm áo màu hồng. Đôi mắt
sám mênh mang với con ngươi ánh nâu như mắt mèo hoang. Môi mọng mầu
hoàng thổ. Tóc mượt như lụa không thèm búi chảy tràn xuống bờ vai thon
mảnh. Thấp thoáng sau tấm sa mỏng, chiếc rốn màu tru sa ẩn hiện theo bước
đi kiêu hãnh của loài ngựa hoang” [15].“Dung nhan của cô ta đầy vẻ cô tịch,
xa xăm quá trong thế giới này… con người này xuất hiện ở đâu muôn ngàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
Tông phải mê đắm, nể trọng nhất nhất nghe lời. Ta luôn muốn sai khiến được
người duy nhất nắm giữ thiên hạ trong tay”…[15].Vì tham vọng đó mà bà sử
dụng mọi âm mƣu, thủ đoạn thâm độc, tàn ác, trừ bỏ, tiêu diệt hết những kẻ
ngáng đƣờng, cản chân dẫu là vô tình…Chính vì những việc làm độc ác để
đạt đƣợc dục vọng đó mà suốt những năm tháng cuối đời không lúc nào bà
đƣợc sống yên ổn và ngay cả lúc chết cũng không thể nhắm đƣợc mắt. Nhƣ
vậy, dẫu là ngƣời đàn bà xinh đẹp tài ba và quyền biến nhất thiên hạ thì Ỷ Lan
cũng không tránh đƣợc số phận bất hạnh bởi chính những tham vọng tột cùng
của mình, bị dục vọng lôi kéo vào những hành vi độc ác, mất hết nhân tính.
Nhân vật nữ của Võ Thị Hảo không chỉ gây đƣợc ấn tƣợng với ngƣời
đọc bởi ngoại hình khắc khổ, tƣợng trƣng cho số phận khổ đau bất hạnh của
họ mà còn hiện lên với vẻ đẹp rất riêng của ngƣời phụ nữ và ngƣời ta dễ nhận
thấy nhất đó là hình ảnh mái tóc. Có thể nói mái tóc của ngƣời phụ nữ là biểu
hiện của sự dịu dàng, thƣớt tha, mềm mại và đầy nữ tính, nó là tƣợng trƣng
cho vẻ đẹp xuân thì. Khi miêu tả một vẻ đẹp nữ tính là khi nhà văn ý thức sâu
sắc về vẻ đẹp và khẳng định vẻ đẹp của giới nữ. Chính vì vậy mà: “Nói đến
đàn bà là nói đến tóc. Nói mãi về tóc đàn bà mà vẫn không nhàm”. Khi viết
về sự tàn phai trên mái tóc cũng là cách thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh,
sự trôi chẩy của thời gian: “Mỗi sợi tóc là một sợi phiền não… Tóc bạc rồi mà
bà còn tiếc !”. Vậy nên nàng càng “Xót xa nhìn mớ tóc mình đang sóng sánh
tỏa xuống cái cổ ba ngấn và tuôn tràn xuống vai” Dây n , những
sợi tóc li ti óng ánh, vậy mà vì yêu anh nàng đã phải dứt từng sợi tóc để kết
lại và quấn quanh tấm ảnh của anh mong sẽ níu giữ đƣợc anh lại trốn trần
gian…
Chính vì mái tóc tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ, nên khi phác
họa sự tàn phai nhan sắc, nhà văn cũng chú ý miêu tả, khắc họa ở mái tóc qua
nhân vật nàng trong truyện với “mái tóc mượt mà đôi mắt long lanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
với sự mô tả ánh mắt thì ta còn thấy sự lặp đi lặp lại nhƣ không bao giờ nguôi
những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt, đó là: Những giọt nƣớc mắt rơi giàn
giụa,“Ôi! Con của mẹ! Mẹ lại có con rồi! sung sướng quá”…của Phƣơng
trong vui mừng, sung sƣớng vì sau khoảng hai năm ở
trại phong Quy Hòa để điều trị bệnh thì nay chị đã có giấy xuất viện, đã đƣợc
về bên con gái yêu của mình và sẽ không phải xa con nữa. Còn nhân vật nàng
trong sau mƣời bẩy năm chờ đợi ngƣời yêu mà vẫn không tin
tức thế rồi, có một buổi chiều, có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm, chàng trai
trở về, trong niềm vui và hạnh phúc nhất là khi ngƣời đàn ông ấy gọi tên nàng
bằng giọng nói thân thuộc thì nàng khóc: “Tiếng khóc nghe như ngàn mảnh
thủy tinh rơi”…Nhƣng đa phần sự miêu tả tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt
của các nhân vật nữ nhằm biểu hiện cho nỗi xót xa, đau khổ. Đó là tiếng
“khóc oà” của Trang trong truyện khi biết bị Thẩm lừa dối, đó
là những giọt nƣớc mắt đau khổ vì không thể vƣợt qua đƣợc số phận, chị vẫn
là ngƣời đàn bà bất hạnh thứ ba trong gia đình. Bởi vậy khi nhắc đến truyện
xƣa, chị đã không cầm đƣợc những giọt nƣớc mắt “Những giọt nước mắt của
chị rơi xuống cốc ca cao đang cầm trên tay”. Nhà văn Võ Thị Hảo đã tỏ ra là
ngƣời khá tinh tế khi miêu tả những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt, chính
vì thế mà những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt ở các nhân vật nữ của chị
không một ai giống ai. Mỗi con ngƣời một số phận thế nên những giọt nƣớc
mắt đó cũng tƣợng trƣng cho những khổ đau bất hạnh trong số phận của họ.
Từ những nhân vật nữ trẻ tuổi đến những nhân vật có tuổi, từ những ngƣời
bình thƣờng đến những ngƣời xấu xí, tật nguyền về hình thức, từ những ngƣời
thuộc tầng lớp dƣới đáy của xã hội đến những ngƣời cao sang quyền
quý…dƣờng nhƣ tất cả họ đều khóc. Đó là tiếng “khóc nức nở” của một cô
gái mới lớn trong V khi đến với tình yêu đầu. Hay tiếng “òa lên
khóc” của cô bé Lâm San khi đi lấy chồng, tiếng khóc nhƣ là sự chấm dứt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
kẹt”[15], hay “tiếng khóc giẫy cào cấu đòi về với mẹ” [15] của cô cung nữ bé
bỏng Ngạn La và tiếng “khóc lóc vật vã kêu cứu” của Ngạn La khi bị giam
trong lãnh cung [15]. Rồi tiếng khóc của tiểu thƣ Nhuệ Anh một mực đòi trả
trầu cau cho nhà Lý Câu: “Nhuệ Anh lăn lộn khóc lóc một mực xăm xăm đòi
trả trầu cau [15] ,trong đêm tân hôn với công tử Lý Câu, nàng đã bỏ trốn để
đi tìm Từ Lộ, khi nhận ra mình đã chạy ra xa bờ Sông Tô “Nhuệ Anh ngồi
thụp xuống bưng mặt khóc nức nở” [15]cho đến khi tìm đƣợc Từ Lộ và trao
thân cho chàng, Nhuệ Anh xin đi theo nhƣng Từ Lộ không đồng ý nàng cố
níu chân Từ Lộ và “gương mặt ngước lên đầm đìa nước mắt” [15]. Ngay cả
khi đã là sƣ bà ở động Trầm rồi mà những giọt nƣớc mắt vì ngƣời nàng yêu,
ngƣời đã làm lỡ dở cả cuộc đời nàng, vậy mà những tiếng khóc, những giọt
nƣớc mắt vẫn không ngừng tuôn rơi:“Sư bà run rẩy như cố ghìm tiếng nấc
[15], “sư bà cố kìm những giọt nước mắt”[15]…và “Trước mắt ta nay đã
không còn Đạo Hạnh, không Thần Tông. Chỉ có thân xác một Từ Lộ đã
chết… cả đời ta có khóc là khóc cho người đó”…[15].
Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Võ Thị Hảo có những miêu tả rất riêng
của một nhà văn nữ, có cảm giác chị đứng trƣớc gƣơng vẽ lại chân dung một
ai đó mà đối tƣợng không thể ai khác là một ngƣời phụ nữ. Đó là một mái tóc,
một ánh mắt, những giọt nƣớc mắt …Tất cả nhƣ thuộc về ngƣời phụ nữ, nhƣ
những hình ảnh biểu tƣợng rõ nhất về vẻ đẹp nét riêng biệt và nỗi đau của
riêng họ- cái mà ta không thể thấy khi miêu tả những ngƣời đàn ông. Nhƣ vậy
từ việc đi sâu vào miêu tả và khắc họa những nét cơ bản ở ngoại hình nhân
vật nữ không chỉ ở dáng vẻ, ở mái tóc hay ánh mắt mà ở cả những tiếng khóc,
những giọt nƣớc mắt. Võ Thị Hảo đã cho ngƣời đọc thấy những hình ảnh đó
có tác dụng rất lớn trong việc khắc họa nhân vật. Đặc biệt tiếng khóc và
những giọt nƣớc mắt cùng với sự lặp đi lặp lại nhƣ không bao giờ ngƣng
trong hầu hết các tác phẩm và sự tăng cƣờng tập trung miêu tả những âm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
đến khi cô nhận ra “đã đến lúc phải trở thành một người đàn bà”…và phải
trở về với thế giới của chính mình.Vì “thế giới của các anh quá rộng lớn. Còn
thế giới của em thì nhỏ bé. Em phải trở về thế giới của chính mình. Phía
chân trời có thể có một chú lùn. Nếu có, chú sinh ra là để cho em. Chú sẽ
đến, cười bằng cái miệng rộng: Cô bé xấu xí đợi anh lâu lắm rồi phải không
?” Những rung cảm, những mong ƣớc,và yêu thƣơng nhƣ thế là biểu hiện của
những tâm hồn trong sáng, thánh thiện.Thể hiện những nhân vật biết suy nghĩ,
dằn vặt và biết thấm thía nỗi buồn đau. Võ Thị Hảo đã tìm thấy trong chiều
sâu tâm hồn họ là khát khao sống nhƣ những ngƣời bình thƣờng.
Trong sáng tác của mình, nhà văn đã xây dựng các nhân vật nữ và phần
lớn họ đều đƣợc nếm trải những thăng trầm cũng nhƣ thấm thía những đớn
đau trong cuộc sống. Trƣớc “cái nhìn như chôn sống”của ngƣời lính gác đèn
nơi đảo hoang với cái nhìn đầy vẻ khinh miệt, ngƣời đàn bà “thấy nhục và
quờ tay tìm cái nón, che người”…Và rồi khi anh cố xua đuổi ngƣời đàn bà đi
để dẫn đến cái chết của thị anh đã ân hận và cũng nhất thiết rằng: “Nữ Thần
Biển, nếu có cũng sẽ không mang khuôn mặt nào khác, mà mang chính khuôn
mặt đau đớn, tuyệt vọng và kiêu hãnh của Nữ Thần Trôi Dạt bởi vì Nữ Thần
Biển cũng là đàn bà
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo rất nhiều những nhân vật nữ đƣợc miêu
tả trong trạng thái giằng xé, đấu tranh, đắn đo trong tình yêu cũng bởi một lẽ
họ không có lòng tin vì đã một lần thất bại nên họ sợ không dám yêu, không
dám đi đến tận cùng của tình yêu. Để khi tình yêu tuột khỏi tầm tay họ mới
dằn vặt, tiếc nuối nhƣ Hạnh trong , Thuận trong .
Hạnh trong , sống với ám ảnh một số phận bất hạnh truyền
kiếp và bản mệnh cô lại có cô thần nên trong lòng lúc nào cũng cô đơn, lạnh
lẽo. Hơn thế mang nặng mặc cảm đàn ông là những kẻ dối lừa, phụ bạc Hạnh
sợ không dám yêu bởi nàng có“trái tim tật nguyền” và dòng họ nàng thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
có“người đàn bà chửa thắt cổ chết vì đàn ông”. Thế nên sau một lần đổ vỡ
hạnh phúc, cô không tin sẽ có đƣợc một hạnh phúc đích thực của cuộc đời.
Bởi vậy, Hạnh đã có những suy tƣ vừa day dứt vừa tiếc nuối trong tình yêu
với Thụ, thể hiện ở đoạn độc thoại nội tâm: “Ừ- tại sao nhỉ ? Tại sao? Đáng
lẽ chờ đợi thì ta lại chạy trốn. Sao ta không thử thêm một lần.Ta cũng cần
được an ủi, được che chở. Tại sao ta cứ làm khổ mình?… Sao ta lại bỏ trốn?
sao ta hèn nhát? Sao không vứt bộ mặt lạnh này đi. Sao không gục đầu vào
ngực anh, nói rằng em mỏi mệt, rằng em muốn khóc, để nước mắt em làm ướt
ngực anh…rằng…dù ngày mai có ra sao thì anh vẫn là người đàn ông mà em
cần” …Thế nhƣng thật mâu thuẫn khi Hạnh lại chỉ muốn “yêu thế thôi! Giữ
cho gần như giữ một ảo ảnh đẹp”. Bởi Hạnh sợ cuộc đời sẽ làm tầm thƣờng,
thô bỉ nó. Đây là tâm trạng thƣờng thấy ở những ngƣời phụ nữ tinh tế, nhạy
cảm trong tình yêu, luôn giữ khoảng cách với ngƣời mình yêu, không cho xa,
không cho gần để rồi rơi vào cô đơn và “nếm trải cảm giác của một con chim
xa xứ dù mùa đông chưa tới song hơi lạnh đã nhấm nhẩm da thịt”. Thuận
trong cũng vậy. Cô đã từng trải qua nhiều mối tình, từng đau
khổ vì đàn ông và cũng làm không ít đàn ông phải khổ vì mình.Trái tim yêu
thƣơng bé nhỏ của cô tƣởng đã tật nguyền khi thấy: “mẹ nàng đã lấy phải một
người chồng ti tiện, em gái nàng mang bầu với một gã sở khanh. Người đàn
bà hàng xóm đầu tắt mặt tối nuôi chồng mà vẫn bị chồng đánh đập”.Thế nên
để trả thù cho những ngƣời đàn bà bất hạnh đó: “Nàng chỉ thích nếm lại cảm
giác vờn một đấng nam nhi để đến khi anh ta bị thôi miên rồi thì lại ngẩng
cao đầu nhón gót bỏ đi không nhìn lại. Vậy mà trƣớc Đang, Thuận lại bối rối,
e thẹn, và thấy hạnh phúc- niềm hạnh phúc của một nàng goá phụ đã cố khép
lòng mình mà không thể. Mặc dù đã từng luyện cho mình thói quen sống
không có đàn ông, vậy mà một tháng vắng Đang, Thuận thấy cuộc đời thật vô
nghĩa, trống vắng, và nhạt nhẽo vô cùng. Hai ngƣời họ đã gắn bó với nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
mong đạt đến cõi Niết Bàn, thoát khỏi kiếp khổ đau trần thế, chƣa khi nào
trong lòng Nhuệ Anh nguôi quên Từ Lộ, nguôi quên quá khứ của mình. Hình
ảnh quá khứ và ngƣời yêu vẫn luôn luôn hàng ngày hàng đêm thƣờng trực tận
sâu thẳm trái tim nàng, trở thành nỗi xót xa, niềm đau đớn âm ỉ nhƣng mãnh
liệt. Ấy là nghiệp chƣớng mà nàng không thể nào dứt bỏ đƣợc ở kiếp này. Lần
đầu tiên gặp Ngạn La- cô cung nữ mèo hoang thần bí trải qua hai đời vua mà
vẫn trong trắng, vẹn nguyên là một trinh nữ mƣời ba tuổi, Nhuệ Anh có cảm
giác trào lên một niềm xót thƣơng thật kỳ lạ. “Dung nhan của cô ta đầy vẻ cô
tịch. Xa xăm quá trong thế giới này. Một người tưởng đã dứt lòng trần như sư
bà mà thoạt đầu mới gặp Ngạn La cũng đã giật mình. Biết, con người này
xuất hiện ở đâu ,muôn ngàn người xung quanh cô ta cũng trở nên vô hình vô
dạng. Cũng như chính vẻ đẹp mong manh và hư vô của bà, như sương khói
như tuyết ngưng ,cũng lại là một mãnh lực làm nổi ba đào cho suốt cuộc đời
bà, ngay cả đến khi xuống tóc vào chùa đi tu vẫn không được yên ổn” [15].
Không hiểu sao trong lòng sƣ bà Nhuệ Anh lại đƣợc khơi gợi một thứ tình
cảm uỷ mị tựa hồ tình mẫu tử thiêng liêng với Ngạn La. Nhuệ Anh hiểu rằng
cuộc đời của bà đã bị cƣớp đoạt bị vùi dập và không đƣợc sống cuộc đời một
ngƣời đàn bà bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác, bởi chính ngƣời mình yêu, bởi
chính những dục vọng ham mê tầm thƣờng cháy bỏng của chàng không chỉ ở
kiếp Từ Lộ mà cả ở kiếp Thần Tông. “Mấy chục năm nay, ta đã ẩn náu, đã cố
tình xa lánh. Như một ngọn gió đơn độc thổi ngoài bãi hoang. Mà trong lòng
vẫn nhói đau trước những thăng trầm thất thường của con người ấy. Con
người bập bỗng ấy, mỗi bước đi đều làm nhói tim ta. Trong khi ta chưa trả nợ
xong kiếp này, thì chàng đã kịp trải hai kiếp để hành hạ, vò xé ta bằng những
nỗi đau khổ của chàng ,bằng những bước đi thập thững và dại dột của
chàng”[15]. Nhuệ Anh càng đau xót hơn khi nhận ra: “Trong mắt chàng đỏ
đọc ngọn lửa báo thù thủa chàng còn là Từ Lộ, trong mắt chàng không có ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
thoại, hoặc là lấy huyền thoại làm thành chất liệu chủ yếu. Ở các tiểu thuyết
lịch sử, khoảng cách hoặc quá xa về thời gian sẽ làm sự kiện ít nhiều mơ hồ
đi, rất thuận lợi cho việc sử dụng huyền thoại, không nằm ngoài dòng chảy
chung của văn học, Võ Thị Hảo cũng nhuộm lên Giàn thiêu màn sƣơng khói
huyền thoại khá dày. Nhƣng trƣớc khi viết Giàn thiêu Võ Thị Hảo đã từng
viết khá nhiều truyện ngắn“giả cổ tích” đậm chất trữ tình ngƣời đọc cảm nhận
một chất thơ thơm tho trong sáng bay lên từ những trang văn lấp lánh huyền
thoại nhƣ: ên xanh xao, K
Ở truyện ngắn
của Võ Thị Hảo, chất huyền thoại thể hiện rất rõ không chỉ ở loại truyện “giả
cổ tích” mà còn thể hiện ở những cốt truyện kỳ ảo. Loại cốt truyện kỳ ảo là
đặt trong sự đối sánh với cốt truyện hiện thực, ở đó chất liệu để nhà văn khai
thác, biểu hiện là một yếu tố kỳ ảo.Yếu tố kỳ ảo thậm chí có khi bao trùm
toàn bộ cốt truyện nhƣ trong
, Đọc truyện
yêu ngƣời đọc nhiều lúc tự hỏi đây là câu chuyện hoang đƣờng hay có thực.
Cô gái xuất hiện ngay từ đầu: Tôi nhón chân trên đôi giầy thiếu nữ đi vào
vườn yêu”. Trang phục của cô là “một thứ quần áo bằng giấy không sột sọat,
lóng lánh và nhẹ bỗng”…Trong Vƣờn yêu cô đƣợc chứng kiến sự nhẹ dạ của
những cô gái nhƣ cô. Cô nghe thấy tiếng thì thào của những linh hồn, những
chàng trai tự tử vì thất tình. Họ chết nhƣng vẫn khát yêu và theo lũ con gái
mới lớn… yếu tố kỳ ảo phát triển ở mức cao hơn khi cô gái gặp: “người đàn
bà da trắng, răng đen nhánh và mắt sáng ngời đang tiến đến, cặp đùi thon nở
nang được quấn chặt trong một lần váy thâm ướt… trông chị ta thật quyễn rũ,
mặc dù đang hết sức nhợt nhạt” yêu. Đó là ngƣời dì đã khuất của cô.
Ngƣời dì cũng có những cử chỉ, hành động nhƣ ngƣời bình thƣờng làm cho
câu chuyện trở nên li kỳ hơn …Yếu tố kỳ ảo có khi xuất hiện rất ít trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá của nó cụp lại nhƣ hình ảnh cô gái
năm xƣa che mặt. Đó là cây hoa trinh nữ.
Trong truyện ngắn Võ Thị Hảo loại truyện “giả cổ tích” có khi sử dụng
để giải thích nguồn gốc của loài ngƣời, của các thần nhƣ Hành trang
.. Tất cả các thần trên thế gian nhƣ
thần tài, thần quyền, thần tình ái… đều do cha trời tạo ra. Nữ hoàng pháp luật
cũng vậy, nàng ra đời để giữ cho thế gian yên bình. Nhƣng để giữ cho cán cân
công lý thăng bằng, nàng mãi cô đơn không thể thuộc về ai. Chính vì thế pháp
luật ngày nay không là của riêng nàng mà của tất cả. Nàng mang sắc đẹp hấp
dẫn, quyễn rũ và mãi cô đơn nhƣ nhan đề truyện là . Tính
chất “giả cổ tích” của cốt truyện còn thể hiện ở những cốt truyện xoay quanh
những lời nguyền, những niềm tin vô hình. Hƣơng trong sinh ra
trong một đêm trời giông quần quật đến sáng. Cả làng ai cũng bảo cô có phúc
thần ẩn trong ngƣời, ai gặp Hƣơng cũng đều gặp may, chính điều đó là tai họa
cho Hƣơng. Cô phải bội bạc với chàng Cam để trao thân cho Tả tƣớng Trịnh
Tùng và bị lão Tiệm cùng mụ đồng Thạo ám hại xúi dân làng phải dìm
Hƣơng xuống biển, trƣớc khi bị dìm cô khấn trời phật, khuấn Long vƣơng nếu
cô bị oan thì sau này Tả tƣớng Trịnh Tùng sẽ quay về giải oan cho cô. Khi
Trịnh Tùng đã lên ngôi chúa biết nỗi oan của cô đã về trừng trị kẻ ác và giải
oan cho cô, linh hồn cô đƣợc siêu thoát, ngƣời ta bảo cô Hƣơng đang ngậm cƣời
ở nơi thủy cung. Những câu chuyện cổ tích khi xƣa đều kết thúc có hậu, cái thiện
chiến thắng cái ác, nhƣng xây dựng trên nền hiện đại, “truyện cổ tích” của Võ
Thị Hảo đi ngƣợc với những kết thúc ấy. Xuyên suốt những câu chuyện là
những bi kịch và kết thúc truyện, bi kịch vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Song
từ trong sâu xa Võ Thị Hảo không hề nhấn mạnh những đau khổ của nhân loại
mà chị muốn khẳng định những khát vọng nhân bản của con ngƣời. Xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
tác giả đã không ngần ngại “cầu viện” đến tiếng nói của tâm linh, những sự
báo oán, trả thù hay hiện hồn kỳ dị là sự cảnh báo nghiêm khắc. Võ Thị Hảo
đã sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa, dùng cái kỳ ảo, dùng những mơ tƣởng
và mộng mị, những hồi ức đứt nối, chập chờn để diễn đạt trạng thái mất thăng
bằng của con ngƣời, dập tắt vầng hào quang của nhân vật danh tiếng nhƣ Ỷ
Lan,…đồng thời làm nổi bật trạng thái phi lý, đáng thất vọng của một hiện
thực không phải nhƣ ta mong ƣớc, việc “bắt trƣớc” thi hành điểm lệ thiêu
ngƣời sống man rợ của Vua Tần Thủy Hoàng, Nguyên Phi Ỷ Lan xúi vua Lý
Nhân Tông giam Dƣơng Thái Hậu và bẩy mƣơi sáu cung nữ trong cung
Thƣợng Dƣơng rồi bức tử chết… Việc làm tàn ác này đã khiến cả quãng đời
còn lại của Thái hậu Ỷ Lan luôn sống trong những giấc mơ khủng khiếp, ám
ảnh về những oan hồn hiện về tra vấn, đòi mạng, những con chuột khổng lồ
cắn xé, tâm thần bất ổn… Nó giống nhƣ cuộc chất vấn, day dứt, đay nghiến
của lƣơng tâm thức tỉnh trong con ngƣời. Những ám ảnh ấy rõ ràng có tác
dụng cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc điều xấu, điều ác bởi nó khúc xạ những dự
cảm, những nung nấu, những khát vọng mơ hồ hoặc cháy bỏng… theo một
cách nào đấy. Nó thuộc về cái vô thức, siêu thức, vƣợt ngoài lý trí con ngƣời.
Dẫu là kẻ lạnh lung, tàn nhẫn, quyền uy tột bậc song cái vòng u tối trong tâm
linh Ỷ Lan cũng khiến bà sợ hãi, biết hối cải. Cả cuộc đời phải cố gắng làm
điều thiện, thực ra chỉ để che lấp cho hành vi tội ác của mình, để sám hối,
lƣơng tâm đƣợc thanh thản. Huyền thoại là viền nổi "phần tối" của tâm hồn, Ỷ
Lan thái hậu hóa ra cũng là con ngƣời với tất cả những đa đoan, hệ lụy thƣờng
tình và dữ dội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
quyền đã trở thành một hiện tƣợng văn hoá xã hội của thời hiện đại.Và nữ
quyền- ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ đƣợc khẳng định.Trong sáng
tác của Võ Thị Hảo tính nữ quyền thể hiện rất rõ ở sự quyết liệt đấu tranh
dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình.
Những nhân vật nữ trong sáng tác của chị có khi rất mực nhu mì, dịu dàng,
cũng có khi rất mực nhẹ dạ và cuồng si nhƣng khi cần cũng quyết liệt đến
cứng cỏi nhƣng rồi cuộc đời vẫn đầy bất hạnh. Họ là hiện thân của những số
phận bi kịch: bi kịch là nạn nhân của chiến tranh, bi kịch của cái nghèo, bi
kịch của những mảnh đời tật nguyền, bi kịch tình yêu và hạnh phúc lứa đôi…
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo có không ít ngƣời phụ nữ có những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp, họ yêu và sống hết mình cho những khát khao hạnh phúc,
khát khao vƣơn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống nhƣng cũng chính
những khát khao ấy đã đẩy họ đến những bi kịch trong cuộc đời khi nó chỉ là
mơ ƣớc mà không thể thực hiện.
Viết về vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác của mình, Võ
Thị Hảo đã đề cập đến con ngƣời bản năng, vấn đề giới tính, những nhân vật
dám sống thật với những khao khát của mình.Nhà văn thể hiện sự trân trọng,
ngợi ca khát vọng tình yêu chân chính đƣợc đẩy tới cùng của sự hoà hợp giữa
thể xác và tâm hồn và coi đó là điều thiêng liêng cao quý nhất.
3. Để xây dựng thành công nhân vật nữ trong sáng tác của mình, nhà văn
Võ Thị Hảo đã kết hợp sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó tập trung
ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, và nghệ
thuật tạo màu sắc huyền thoại, nhằm khắc hoạ sống động và rõ nét về cuộc
đời, tính cách, và số phận của nhân vật.
4. Nhân vật là con đẻ của nhà văn, đặc biệt đối với các nhà văn nữ thì các
nhân vật nữ lại là nơi để họ gửi gắm những suy nghĩ, nỗi niềm, quan niệm
của họ về giới mình. Qua nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo, chúng ta có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
31. Nguyễn Trƣờng Lịch(1997), Huyền thoại và sức sống của huyền thoại
trong văn chương xưa và nay, Tạp chí văn học số 5.
32. Phạm Thị Ngọc Liên(25/1/2007), Nhục cảm trong văn chương, Trang
Web www evan.com.vn.
33. Phƣơng Lựu chủ biên(2003), Lý luận văn học, Nhà xuất bảnGiáo dục.
34. Nguyễn Văn Long(2003),Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nhà xuất
bản Giáo dục.
35. Nguyễn Đăng Mạnh(1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nhà xuất bản Giáodục.
36. Nguyễn Thị Mận(2006), Báo cáo khoa học:Tình yêu, tình dục và vấn đề
phái tính trong tập thơ “Rỗng ngực” của Phan Huyền Thư, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội.
37. Thụ Nhân, Toạ đàm về sáng tác Võ Thị Hảo, Vietnamnet.
38. Hoài Nam phỏng vấn Tuý Hồng, Phụ nữ và văn chương, Tienve Org.
39. Vƣơng Trí Nhàn Văn học Sex, Chấp nhận để tìm cách đổi khác,
Vietnamnet.
40. Vƣơng Trí Nhàn(1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học
số 6.
41. Phạm Xuân Nguyên(1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí
văn học số 2.
42. Phạm Xuân Nguyên(1991), Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết, Tạp chí
văn học số 2.
43. Nghĩ về truyện ngắn(1994), Phỏng vấn các nhà văn,Văn nghệ quân đội
số2.
44. Khánh Phƣơng(2003), Là hạt muối tôi phải mặn (trò chuyệnvới Võ Thị
Hảo), Báo thể thao văn hoá số 53.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh ........................................ 36
2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo............................................................. 42
2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền ................................. 46
2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi .............................. 50
2.2.2. Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ...... 66
2.2.3. Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ..... 71
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo ............................................................................... 78
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ................................................................ 78
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...................................................................... 88
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại ....................................................... 95
C - PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 105 A - PHẦN MỞ ĐẦU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc8.pdf