Luận văn Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Nghề nghiệp vững vàng sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Để thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp, con người cần phải biết lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. Đặc biệt, nghề nghiệp càng quan trọng đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân tố con người luôn đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đại rất cần những con người có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, để chọn được cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinh sống và phát triển là một việc không dễ. Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều người phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn là khá phổ biến, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra, không cảm thấy hứng thú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên sự lãng phí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý. Tư vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trong trường phổ thông. Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ yên tâm với nghề mình đã lựa chọn, có thái độ chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Nếu chọn được đúng nghề phù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này. Nói cách khác, tư vấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước. Nhìn tổng quát về công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay thì vấn đề này còn nhiều nội dung chưa được quan tâm hoặc chưa làm đến nơi đến chốn. Thường thì chỉ khi gần đến kỳ thi tuyển sinh hàng năm, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp mới kết hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức đi tư vấn tuyển sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT). Điều này chỉ mới cung cấp được một số thông tin cơ bản về trường thi, khối thi, điểm chuẩn, nguyện vọng , chưa đủ cơ sở để giúp các em học sinh có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như những yêu cầu của nghề và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có những suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy học sinh rất cần được sự định hướng đúng, được tư vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp. Kiên Giang cũng nằm trong thực trạng chung đó; là một tỉnh vùng sâu ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì vậy việc tiếp cận thông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh rất khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu cần được tư vấn của học sinh là rất cao, các em luôn tìm đến thầy cô, các đoàn thể cũng như các tổ chức khác có liên quan để được giải đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra; đa số các em đều có mong muốn được vào các trường Đại học hoặc Cao đẳng để có một nghề nghiệp nhất định. Thế nhưng sự hiểu biết của các em về nghề nghiệp mà các em chọn thì rất mơ hồ và hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và nghề nghiệp của các em sau này. Có những em theo đuổi ngành học của mình cho đến khi đi thực tập thì mới phát hiện mình không thích hợp với nghề nghiệp đã chọn; sinh viên ra trường làm việc trái với ngành nghề chuyên môn hoặc không thể xin được việc ngày càng nhiều. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do các em thiếu các thông tin cần thiết nên chọn nghề chưa phù hợp với thị trường lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Về mặt chủ quan, nhìn chung, đa số học sinh có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng nhu cầu này còn phiến diện, học sinh chỉ mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhập cao, chưa quan tâm tìm hiểu các khía cạnh khác như năng lực, hứng thú cá nhân, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng phát triển của nghề ở địa phương và nhu cầu nhân lực . Đây là những nội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa ý thức được để có nhu cầu tư vấn. Mặt khác, trong thực tế hiện nay, các nhà trường phổ thông chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan khác. Một số trường có tổ chức cho học sinh tham quan các trường đại học, hoặc các xí nghiệp, cơ sở sản xuất nhưng hoạt động này không nhiều, và cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quan thì hầu như các nhà trường đều không đáp ứng được, hoặc chưa định hướng được cho học sinh về những nội dung cần được tư vấn giúp các em ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu cần phải được tư vấn khi chọn nghề. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang ”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nêu lên được nhu cầu về những nội dung tư vấn hướng nghiệp và mức độ biểu hiện nhu cầu về những nội dung này ở học sinh lớp 12 THPT. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh thấy được sự cần thiết của tư vấn hướng nghiệp, định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh khi chọn nghề và thử nghiệm tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT. 3.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 THPT. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Đa số học sinh lớp 12 THPT có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng chưa xác định rõ ràng những nội dung cần được tư vấn khi chọn nghề, dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức về nghề, trong việc chọn nghề và những hệ quả sau đó. Nếu có biện pháp làm thay đổi nhận thức sẽ giúp học sinh hiểu được đầy đủ sự cần thiết phải được tư vấn, từ đó có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp rõ ràng và đầy đủ khi chọn nghề tương lai. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 5.1 Nghiên cứu lý luận tâm lý học về nhu cầu và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12. 5.2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay; mức độ đáp ứng đối với nhu cầu này. 5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của học sinh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 6.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. 6.1.1 Quan điểm hoạt động. Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, học tập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. 6.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc. Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác. 6.1.3 Quan điểm thực tiễn. Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tham khảo các tài liệu lý luận tâm lý học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, khái quát hoá, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 6.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi. Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi với mục đích làm khách thể nghiên cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp. Phiếu điều tra nhằm làm sáng tỏ thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT và những nguyên nhân của thực trạng. 6.2.3 Phương pháp trò chuyện. Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm: tư vấn cá nhân; tư vấn trực tiếp; tư vấn gián tiếp; tham quan thực tế. 6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học. 7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. 7.1 Giới hạn về đối tượng : Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh. 7.2 Giới hạn về khách thể : Học sinh lớp 12 THPT. 7.3 Giới hạn về địa bàn : Số liệu được thu thập trên 620 học sinh tại 7 trường THPT. Nguyễn Trung Trực, THPT. Huỳnh Mẫn Đạt, THPT. Dân tộc Nội trú, THPT. Nguyễn Hùng Sơn, THPT. Hà Tiên, THPT. Định An huyện Gò Quao, THPT. Châu Thành tỉnh Kiên Giang. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. 8.1 Đưa ra được một thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. tỉnh Kiên Giang. 8.2 Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. sống trong những điều kiện khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; học sinh dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long. 8.3 Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả.

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa xã hội...) cũng giảm, mặc dù sự chênh lệch không cao. b. Nhóm thực nghiệm. Bảng 3.21: So sánh những căn cứ chọn nghề (n=134) Tiêu chí Kết quả chọn Khảo sát lần I Khảo sát lần II Số lượng chọn Tỉ lệ % Số lượng chọn Tỉ lệ % Có thu nhập cao. 78 58,2% 95 70,9% Phù hợp năng lực bản thân. 101 75,4% 106 79,1% Phù hợp sở thích, đam mê. 97 72,4% 99 73,9% Nghề đang được ưa chuộng. 11 8,2% 12 9% Theo xu hướng của bạn bè. 0 0% 2 1,5% Dễ xin việc. 33 24,6% 37 27,6% Nhu cầu thực tế của xã hội. 86 64,2% 85 63,4% Theo cảm tính. 12 9% 7 5,2% Theo truyền thống gia đình. 12 9% 9 6,7% Điều kiện kinh tế gia đình. 60 44,8% 62 46,3% Khả năng về sức khỏe, tâm lý. 44 32,8% 58 43,3% Yếu tố khác 2 1,5% 9 6,7% Tổng số 536 100% 581 100% Nhận xét: Có sự thay đổi rõ rệt trong căn cứ chọn nghề của học sinh, có sự chênh lệch tỉ lệ phần trăm đáng kể giữa hai lần điều tra ở các tiêu chí sau: phù hợp với năng lực bản thân, phù hợp sở thích, đam mê, có thu nhập cao, và theo nhu cầu thực tế của xã hội. Mặt khác, bên cạnh những căn cứ đó học sinh có tính đến điều kiện kinh tế của gia đình để có thể an tâm đầu tư quá trình đào tạo nghề (46,3%), phù hợp về điều kiện sức khoẻ, tâm lý (43,3%) và sau khi ra trường thì nghề đó dễ xin việc (27,6%). Như vậy, đa số học sinh đã có những căn cứ khá hợp lý và đúng đắn để ra quyết định nghề nghiệp tương lai cho mình, và những căn cứ này khá chính xác để giúp học sinh có được sự phù hợp nghề sau này. Tóm lại, có sự thay đổi trong nhận thức của học sinh nếu như các em được tiếp nhận sự tư vấn hướng nghiệp. Chúng tôi thấy có sự điều chỉnh của học sinh ở căn cứ chọn nghề, và những căn cứ của học sinh chính xác hơn, phù hợp hơn và đúng đắn hơn. Điều này chứng tỏ rằng nếu có biện pháp tác động thích hợp của tư vấn hướng nghiệp sẽ làm thay đổi nhận thức của học sinh, từ đó có thể điều chỉnh nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh đúng đắn hơn. 3.2.3. Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp của học sinh và mức độ đáp ứng của các chương trình tư vấn. a. Mức độ quan tâm. - Nhóm đối chứng: Có sự thay đổi một cách tự nhiên trong nhận thức của học sinh đối với tư vấn hướng nghiệp trong quá trình học sinh tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Bảng 3.22: Mức độ quan tâm tư vấn hướng nghiệp (n=392) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Không quan tâm 0 0% Ít quan tâm 14 3,6% Tương đối quan tâm 78 19,9% Quan tâm 129 32,9% Rất quan tâm 171 43,6% Tổng cộng 392 100% Có 43,6% học sinh rất quan tâm và 32,9% học sinh quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp, có 19,9% học sinh tương đối quan tâm, chỉ có 3,6% học sinh là ít quan tâm, và không có học sinh nào là không quan tâm. Như vậy 100% học sinh là có sự quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp, tuỳ mức độ quan tâm là ít hay nhiều, không có học sinh không quan tâm. - Nhóm thực nghiệm: Bảng 3.23: Mức độ quan tâm tư vấn hướng nghiệp (n=134) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Không quan tâm 1 0,7% Ít quan tâm 1 0,7% Tương đối quan tâm 22 16,4% Quan tâm 62 46,3% Rất quan tâm 48 35,8% Tổng cộng 134 100% Có 35,8% học sinh rất quan tâm, có 46,3% học sinh quan tâm, có 16,4% học sinh tương đối quan tâm, ít quan tâm và không quan tâm chiếm tỉ lệ rất nhỏ (1,4%). Như vậy, hầu hết học sinh đều quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp. Tóm lại, nếu có biện pháp tác động thích hợp sẽ làm thay đổi nhận thức của học sinh đối với tư vấn hướng nghiệp. Các em thấy được tầm quan trọng của tư vấn hướng nghiệp trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho tương lai, và sự quan tâm của các em nhiều hơn đối với công tác này trước khi có quyết định đúng đắn cũng là điều phải làm. b. Mức độ đáp ứng. - Nhóm đối chứng: Có 24,2% tổng số học sinh cho rằng các chương trình tư vấn đã giải quyết được các băn khoăn, thắc mắc của các em. Có 68,9% học sinh đồng ý là tuy các chương trình tư vấn có giải quyết được các thắc mắc của các em nhưng cách giải quyết cũng như kết quả cuối cùng còn rất chung chung, chưa sâu sắc. Chỉ có 6,9% học sinh thì nói các chương trình tư vấn chưa giúp được các em trong việc giải quyết những thắc mắc, băn khoăn của các em về việc chọn nghề cho tương lai. Bảng 3.24: Mức độ đáp ứng của các chương trình tư vấn (n=392) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Có 95 24,2% Có nhưng chưa sâu sắc 270 68,9% Không 27 6,9% Tổng cộng 392 100% - Nhóm thực nghiệm: Có 28,4% tổng số học sinh cho rằng các chương trình tư vấn đã giúp được các em giải quyết một cách thoả đáng các vấn đề mà các em thắc mắc trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Có 63,4% học sinh nhận định các chương trình tư vấn chưa giúp các em giải quyết một cách triệt để, sâu sắc các vấn đề liên quan đến việc chọn nghề của các em. Có 8,2% học sinh thì cho rằng các chương trình tư vấn chưa giúp các em giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp. Bảng 3.25: Mức độ đáp ứng của các chương trình tư vấn (n=134) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Có 38 28,4% Có nhưng chưa sâu sắc 85 63,4% Không 11 8,2% Tổng cộng 134 100% Nhìn chung, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh thì cao, các chương trình tư vấn tuy có đáp ứng được phần nào nhu cầu này của học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Nhưng từ kết quả đánh giá, cùng với sự ghi nhận những ý kiến đóng góp của học sinh về các chương trình tư vấn sẽ là bước khởi đầu cho quá trình tổ chức công tác này được tốt hơn về sau. 3.2.4. Mức độ hài lòng của học sinh về các chương trình tư vấn. a. Nhóm đối chứng: Bảng 3.26: Mức độ hài lòng (n=392) Mức độ Số lượng chọn Tỉ lệ % Rất hài lòng 8 2% Hài lòng 110 28,1% Tương đối hài lòng 218 55,6% Không hài lòng 47 12% Rất không hài lòng 9 2,3% Tổng cộng 392 100% Có 30,1% tổng số học sinh rất hài lòng và hài lòng về các chương trình tư vấn hiện nay. Có 55,6% học sinh là tương đối hài lòng. Có 14,3% học sinh ít hài lòng và không hài lòng. b. Nhóm thực nghiệm: Bảng 3.27: Mức độ hài lòng (n=134) Mức độ Số lượng chọn Tỉ lệ % Rất hài lòng 5 3,7% Hài lòng 50 37,3% Tương đối hài lòng 63 47% Không hài lòng 14 10,4% Rất không hài lòng 2 1,5% Tổng cộng 134 100% Có 41% học sinh rất hài lòng và hài lòng với các chương trình tư vấn. Có 47% học sinh là tương đối hài lòng. Và 11,9% học sinh là ít hài lòng và không hài lòng. Như vậy, so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thì mức độ rất hài lòng và hài lòng về các chương trình tư vấn ở nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ phần trăm cao hơn, đồng thời mức độ ít hài lòng và không hài lòng cũng chiếm tỉ lệ ít hơn. Có thể nói, nếu các chương trình tư vấn có sự quan tâm và đầu tư sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên, mức độ tương đối hài lòng ở cả hai nhóm vẫn còn khá cao, điều này chứng tỏ các chương trình tư vấn tuy có sự cố gắng nhưng vẫn chưa hoàn thành tốt vai trò của mình trong công tác hướng nghiệp cho học sinh. 3.2.5. Sự cần thiết của việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT. Với nhu cầu của học sinh về tư vấn hướng nghiệp cao như vậy nhưng khả năng đáp ứng của các chương trình tư vấn theo định kỳ hàng năm như hiện nay thì không thể nào giải đáp được hết những thắc mắc của học sinh, và cũng không thể nào giúp các em hướng nghiệp tốt. Việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT là điều nên làm. Khi hỏi ý kiến của học sinh về sự cần thiết của việc thành lập các phòng tư vấn hướng nghiệp này thì chúng tôi nhận được kết quả như sau: Nhóm đối chứng: Có đến 99,2% học sinh cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT. Điều này cho thấy đã đến lúc các nhà trường phổ thông cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc và có hướng giải quyết một cách triệt để. Đây là nhu cầu chính đáng và thiết thực của các em học sinh mà người lớn cần phải quan tâm thật sự, bởi điều này không chỉ giúp học sinh có quyết định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp, mà còn làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông được toàn diện hơn. Bảng 3.28: Sự cần thiết thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp (n=392) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Rất cần thiết 254 64,8% Cần thiết 135 34,4% Không cần thiết 3 0,8% Tổng cộng 392 100% Nhóm thực nghiệm: Có đến 98,5% học sinh đồng ý với việc phải thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT, và đó là điều thật sự cần thiết đối với học sinh. Điều này thể hiện nhu cầu cần tư vấn của học sinh là rất cao. Chọn nghề có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh THPT, các em cần cân nhắc cẩn thận bởi đây được coi là trách nhiệm đầu tiên của các em khi bước vào đời. Chính vì vậy mà khi đứng trước sự lựa chọn này, các em thấy lúng túng, và rất băn khoăn, các em rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, và tư vấn của những người có chuyên môn để các em không mắc sai lầm khi chọn nghề tương lai. Bảng 3.29: Sự cần thiết thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp (n=134) Lựa chọn Số lượng chọn Tỉ lệ % Rất cần thiết 82 61,2% Cần thiết 50 37,3% Không cần thiết 2 1,5% Tổng cộng 134 100% Như vậy, ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều đồng ý việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp trong trường THPT là việc làm cần thiết để giúp các em hướng nghiệp tốt hơn. 3.2.6. Những ý kiến đóng góp của học sinh về hình thức và nội dung của tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới. Chúng tôi thu nhận và tổng hợp những ý kiến đóng góp của học sinh về hình thức và nội dung cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới. Đa số học sinh đều cho ý kiến của mình đối với công tác này rất rõ ràng và cụ thể (chiếm tỉ lệ là 80,1%). Và các ý kiến này xoay quanh các vấn đề cụ thể như sau: Đánh giá của học sinh về công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay: Các chương trình tư vấn còn rất sơ sài, nội dung chưa đầy đủ, không hay, chán. Cách giải thích các vấn đề của người tư vấn chưa sâu sắc, rõ ràng, để mất nhiều thời gian vào các vấn đề không cần thiết. Yêu cầu học sinh đặt ra đối với những người làm công tác tư vấn hướng nghiệp là phải có sự tận tâm, vui vẻ, cởi mở, giải đáp được đầy đủ các vấn đề mà học sinh quan tâm một cách cụ thể, rõ ràng, đúng trọng tâm và đúng mục đích tư vấn. Đóng góp của học sinh cho hình thức tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới: Phải bố trí được địa điểm và thời gian hợp lý, thuận tiện để học sinh được thoải mái khi đến tư vấn. Tổ chức được các buổi giao lưu, tư vấn trực tuyến về những kiến thức có liên quan đến tư vấn hướng nghiệp. Có hình thức tư vấn trực tiếp cụ thể và sinh động. Dành nhiều thời gian hơn cho mỗi lần tổ chức, và tổ chức nhiều hơn, chủ động lấy ý kiến của học sinh. Nếu được, có thể tổ chức định kỳ vào các buổi sinh hoạt lớp, hoặc các buổi sinh hoạt dưới cờ bởi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là cả một quá trình, không phải chỉ có một, hai buổi là đủ. Có như vậy thì mới đem lại kết quả như mong muốn. Đóng góp của học sinh cho nội dung tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới: Cung cấp được những thông tin cơ bản của các trường Đại học, Cao đẳng như hình thức tuyển sinh, chỉ tiêu, điểm chuẩn, nguyện vọng, học phí đào tạo, danh mục ngành nghề đào tạo, cũng như chất lượng đào tạo của các trường. Giúp học sinh có được sự hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, và yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao động, hiểu biết về những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về nhu cầu của thị trường lao động, và triển vọng phát triển của các ngành nghề hiện nay. Giúp học sinh tự đánh giá những đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, cũng như những điều kiện riêng của bản thân để các em chọn lựa cho mình một nghề phù hợp. Kết luận về thực nghiệm: Từ kết quả thực trạng, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một vài biện pháp tác động nhằm bước đầu làm thay đổi nhận thức của học sinh về tư vấn hướng nghiệp, định hướng và phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của các em. Kết quả thực nghiệm cho thấy: - Có sự điều chỉnh giữa dự định chọn nghề và thực tế đăng ký ngành dự thi trong hồ sơ dự thi đại học của học sinh, mặc dù nhóm ngành kinh tế vẫn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các em học sinh, nhưng các em đã có sự cân nhắc đến sự phù hợp giữa nghề nghiệp định chọn với các điều kiện của bản thân. - Học sinh có sự thay đổi trong căn cứ chọn nghề, có sự cân nhắc và điều chỉnh ngành nghề lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của các em. - Mức độ quan tâm và mức độ hài lòng của các em dành cho các chương trình tư hướng nghiệp cao hơn. - Gần như đa số học sinh đồng ý với việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời các em có nhiều ý kiến đóng góp tích cực về hình thức và nội dung cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới. Như vậy, có thể nói việc thử nghiệm một vài biện pháp tác động bước đầu đã có kết quả khả quan, và kết quả này sẽ là cơ sở cho việc định hướng và phát triển hoạt động tư vấn hướng nghiệp của tỉnh nhà trong tương lai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với cá nhân nói riêng, và đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói riêng. Muốn có một cuộc sống tương lai hạnh phúc, mỗi người cần phải có một nghề nghiệp vững vàng trong tay. Không làm chủ được sự chọn nghề cũng đồng nghĩa với việc con người không làm chủ được tương lai của mình. Chân lý cuộc sống cũng đã chứng minh, mỗi người đều phải lao động để kiếm sống, nhưng chất lượng cuộc sống là tuỳ thuộc sự quyết định của mỗi người. Chọn nghề là một quá trình nhận thức và quyết định của học sinh lớp 12 THPT, có sự tham gia của nhiều quá trình trạng thái và nhiều thuộc tính tâm lý của học sinh đó như nhu cầu, hứng thú, nhận thức, tình cảm... và những yếu tố đó thúc đẩy hành động của học sinh. Học sinh có quyền lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản thân với nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một quá trình khó khăn đối với học sinh, bởi phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan của cuộc sống. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp là nhu cầu cần được tư vấn về các nội dung có liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ngoài những đặc điểm của nhu cầu nói chung, có những đặc điểm riêng của mình. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp được nảy sinh trong quá trình cá nhân tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp và trước khi quyết định chọn nghề, từ đó cá nhân sẽ tìm phương thức để thoả mãn nhu cầu này. Đồng thời, cá nhân có xem xét những điều kiện bên ngoài cũng như điều kiện của bản thân (sở thích, năng lực, điều kiện sức khoẻ, điều kiện kinh tế gia đình…) để biết cách điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp và đạt được mục đích. Những biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh THPT được thể hiện qua việc các em bắt đầu tìm hiểu năng lực, sở trường bản thân, có khuynh hướng mở rộng các mối quan hệ, đồng thời tìm kiếm và chọn lọc thông tin về nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt động tư vấn hướng nghiệp được tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội. Kết quả điều tra thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT. tỉnh Kiên Giang cho thấy rằng đa số học sinh đều có dự định tiếp tục học đại học sau khi hoàn tất chương trình lớp 12 và các em cũng đã lựa chọn được một nghề cho bản thân. Phần lớn học sinh chọn nhóm nghề kinh tế, tuy nhiên có một điều chưa phù hợp vì chiếm tỉ lệ khá lớn những học sinh chọn nhóm nghề này lại có học lực trung bình và học lực yếu. Mặc dù các em cho rằng lý do chọn nghề của các em là có căn cứ vào năng lực, vào điều kiện tâm sinh lý cá nhân, vào điều kiện kinh tế gia đình, đồng thời các em cũng có quan tâm đến vấn đề là sau khi ra trường thì nghề đó dễ xin được việc làm và có thu nhập cao. Thế nhưng kết quả điều tra thực trạng cũng cho thấy mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh là chưa cao, chưa đầy đủ, rõ ràng, còn mơ hồ và rất chung chung. Như vậy, sự chọn nghề của học sinh là chưa chính xác. Học sinh cũng tìm đến nhiều nguồn tư vấn khác nhau trước khi quyết định chọn nghề và nội dung tư vấn mà học sinh quan tâm nhiều là chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn, điểm thi tuyển của các năm trước, hoặc sau khi ra trường thì nghề đó dễ kiếm việc làm, có thu nhập cao và những nội dung này được các em đánh giá mức độ quan trọng cao. Học sinh ít quan tâm đến các đặc điểm tâm sinh lý của bản thân, ít quan tâm đến hướng phát triển của nghề đối với bản thân, cũng như uy tín và chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề. Điều này cho thấy nhu cầu tư vấn của học sinh về các nội dung tư vấn là chưa đầy đủ, nhận thức của học sinh về nghề nghiệp còn phiến diện, lệch lạc, chưa chính xác, chưa có chiều sâu và chủ quan. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp là nhu cầu thiết yếu đối với các em học sinh THPT, và nhu cầu này càng thiết thực đối với các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời. Chính vì vậy mà học sinh rất cần được tư vấn trước khi chọn nghề và các em rất quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp. Kết quả thực trạng cũng cho thấy nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh rất cao, và tư vấn hướng nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và định hướng nhận thức và lựa chọn của các em đúng đắn hơn. Các em nhận thức được sự cần thiết phải hiểu biết rõ về nghề nghiệp thì các em mới có thể chọn cho mình một nghề phù hợp, chính vì vậy các em rất cần được tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh chỉ nhận được sự tư vấn chung chung, không đầy đủ, làm các em cảm thấy khó khăn và không biết phải chọn lựa như thế nào cho đúng. Có thể nói, các hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong thời gian vừa qua (của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng) còn mang tính chắp vá và theo mùa, chưa đáp ứng được nhu cầu rất cao của học sinh. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý bước đầu đã thấy có kết quả khả quan trong quá trình thay đổi nhận thức của học sinh về việc chọn nghề, định hướng và phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh khi chọn nghề. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang là rất cao, và đa số học sinh đều đồng ý rằng việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường các THPT là một việc làm thật sự cần thiết. Đã đến lúc Sở Giáo dục, các nhà trường phổ thông cũng như các ngành có liên quan khác phải nhìn nhận và giải quyết vấn đề này một cách thấu đáo, và phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT là hướng giải quyết thoả đáng nhu cầu này của học sinh, đồng thời góp phần vào việc xã hội hoá giáo dục một cách tốt nhất cho nền giáo dục của tỉnh nhà. Tư vấn hướng nghiệp tốt sẽ bước khởi đầu quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân trong bước đường phát triển nghề nghiệp tương lai, mà còn là bước khởi đầu quan trọng trong việc sử dụng lao động một cách hợp lý và phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Tư vấn hướng nghiệp tốt phải có sự phối hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo. Hiện nay, tuy Bộ Giáo dục & Đào tạo có văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục phải có kế hoạch triển khai công tác này đối với các trường THPT thế nhưng Sở Giáo dục Kiên Giang vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện. Hiện nay công tác tư vấn hướng nghiệp của tỉnh chưa được làm tốt vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Có sự mâu thuẫn giữa việc đòi hỏi của xã hội về việc phải đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với cơ chế, chính sách cho tư vấn hướng nghiệp chưa rõ ràng, cụ thể, phù hợp. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, và trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn hướng nghiệp. Mặt khác, ngay cả Sở Giáo dục vẫn còn thiếu chuyên viên có chuyên môn để phụ trách theo dõi và tham mưu cho lãnh đạo mảng công tác này. 2. KIẾN NGHỊ. 2.1. Đối với Sở Giáo dục. Sở Giáo dục cần nhìn nhận thấu đáo vai trò quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường THPT để có những tác động tích cực, hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này. Sở Giáo dục có thể căn cứ vào tình hình thực tế riêng của nền giáo dục tỉnh nhà mà có thể đưa ra những quy định riêng về chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Đồng thời có sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát đối với mặt công tác này. Mặt khác, Sở Giáo dục cần bố trí được ít nhất một chuyên viên có chuyên môn về công tác tư vấn hướng nghiệp để theo dõi mặt công tác này như các bộ môn khác. Song song đó, nên có một bộ phận để làm công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT. Có các chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đến các giáo viên làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Sở Giáo dục có thể phát hành rộng rãi tờ tin giáo dục theo định kỳ hàng tháng để những người làm công tác giáo dục, các giáo viên, học sinh và phụ huynh có thể tiếp cận và nắm bắt được tình hình giáo dục của tỉnh nhà, trong đó ngoài những thông tin giáo dục còn có chuyên mục về tư vấn hướng nghiệp (do chuyên viên tâm lý hoặc các chuyên gia giáo dục đảm trách) để tư vấn cho học sinh các vấn đề có liên quan về hướng nghiệp. 2.2. Đối với nhà trường phổ thông. Mỗi nhà trường phổ thông cần có một chuyên gia tâm lý về tư vấn hướng nghiệp để kịp thời giúp đỡ học sinh trong việc chọn nghề. Hiện tại, nếu chưa có biên chế dành cho người làm công tác tư vấn hướng nghiệp thì cần phải linh động có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên được đặc cách làm công tác này để làm công tác tư vấn cho trường. Hoặc có cơ chế tuyển hợp đồng dài hạn hoặc đội ngũ cộng tác viên nhằm khắc phục tình trạng thiếu người làm công tác này (là các chuyên gia tâm lý) Có thể sử dụng văn phòng Đoàn trường kết hợp làm phòng tư vấn và đưa cán bộ Đoàn chuyên trách và bán chuyên trách thường xuyên tham gia tập huấn về tư vấn hướng nghiệp để làm công tác tư vấn cho học sinh. Theo định kỳ có thể mời chuyên gia tâm lý về tư vấn hướng nghiệp tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề dành cho học sinh. Hoặc nhà trường mời cán bộ, chuyên viên các ngành chuyên môn đến trường giới thiệu với học sinh về ngành nghề, chuyên ngành... Tạo điều kiện cho các giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp đi tham quan thực tế ở những địa phương đất nước phát triển làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp. Tổ chức cho học sinh tham quan các trường đại học, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất... để học sinh có thể hiểu rõ hơn ngành nghề mà các em định chọn. Có sự phối hợp với gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh, có sự thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình về học sinh. Trong khi chờ đợi cơ chế, mỗi nhà trường phổ thông cần có sự chủ động cũng như tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho công tác này. Bên cạnh việc phải có một đội ngũ giáo viên phụ trách thì việc đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để làm tốt công tác này cũng là điều cần quan tâm. Nên có một bộ tư liệu giới thiệu về nghề nghiệp, giới thiệu về những yêu cầu của nghề đối với người lao động, xây dựng hoạ đồ nghề nghiệp để học sinh có điều kiện tìm hiểu các nghề trong xã hội nhằm định hướng được nghề nghiệp thích hợp. 2.3. Đối với gia đình. Các bậc cha mẹ cần tôn trọng sở thích nguyện vọng phù hợp với khả năng của học sinh, không nên áp đặt mà chỉ nên định hướng dựa trên cơ sở năng lực sở thích của học sinh. Thường xuyên trao đổi, trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh, kết hợp với nhà trường để tư vấn hướng nghiệp cho các em được tốt. Đồng thời, trong quá trình tư vấn cho học sinh, cần cân nhắc học sinh giữa khả năng, sở thích của các em phải phù hợp với điều kiện riêng của gia đình và nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương và ngoài xã hội. 2.4. Đối với các tổ chức đoàn thể. Công tác Đoàn trường học cần quan tâm, chú ý và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, sân chơi thiết thực có liên quan đến nghề nghiệp và làm tốt công tác tư vấn mùa thi, tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh THPT. Hướng dẫn các chi đoàn đưa các nội dung sinh hoạt hướng nghiệp vào các kế hoạch hoạt động ngoại khoá. Tổ chức nhiều lớp tập huấn theo định kỳ về tư vấn hướng nghiệp dành cho cán bộ Đoàn trường học, hỗ trợ các Đoàn trường trong việc thực hiện công tác này. Thông tin về “Tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp” cho học sinh. Định kỳ hàng năm có thể tổ chức các ngày hội hướng nghiệp hoặc ngày hội việc làm, thu hút đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia và tìm hiểu về các ngành nghề hiện có của tỉnh. Luôn là cầu nối tốt nhất giữa Hội Doanh nghiệp trẻ trong tỉnh với các nhà trường THPT nhằm giúp đỡ học sinh tìm hiểu thêm các kiến thức về nghề nghiệp và cung cấp kịp thời thông tin nhu cầu xã hội đang cần đối với các ngành nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Danh Ánh (2003), Những nẻo đường lập nghiệp, Nxb Lao động xã hội. 2. A. G. Covaliov (1971), Tâm lý học cá nhân (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. A. G. Covaliov (1981), Tâm lý học đại cương, M.,. 4. A.V. Petrovski, M.G. Iarosepski (1990), Từ điển tâm lý học. M.,. 5. Nguyễn Ngọc Bích (1979), Động cơ chọn nghề của thanh thiếu niên, Luận án Phó Tiến sĩ. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp, Hà Nội. (Lưu hành nội bộ). 7. Climov E.A., (1971), Nay đi học, mai làm gì? ĐHSP I, Hà Nội. 8. Phạm Tất Dong (chủ biên) (2002), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Sách giáo khoa thí điểm), Nhà xuất bản Giáo dục. 9. Phạm Tất Dong (chủ biên) (1990), Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Hà Nội. 10. Phạm Tất Dong, Quan điểm giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX. 11. Phạm Tất Dong, Định hướng hoạt động lao động, hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ 1991-2000. 12. Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, Nhà xuất bản Giáo dục. 13. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động Xã hội. 14. Golomxtoc A.F (1969), Nhà trường và sự lựa chọn nghề nghiệp, M.,. 15. Đỗ Thị Lệ Hằng, Lịch sử phát triển và các mô hình tham vấn hướng nghiệp trên thế giới, Tạp chí Tâm lý học số 6/2010. 16. Holland J.L. (1985), Lựa chọn nghề nghiệp: Lý thuyết về tính cách nghề nghiệp và môi trường lao động. 17. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, NXB. Giáo dục. 18. PGS. TS. Nguyễn Văn Hộ, Một số cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. 19. PGS. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục. 20. Phạm Mạnh Hùng (2006), Giáo trình Chuyên đề tâm lý học nghề nghiệp, Nhà xuất bản Hà nội. 21. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực - Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, NXB. KHXH. Hà nội. 22. John Arnold (2004), Tâm lý học lao động (Work psychology), Nhà xuất bản Prentice Hall. 23. K.K. Platonop, Tâm lý học lao động. 24. Kasina MP (chủ biên) (1979), Chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống và lao động, M. ,. 25. Phùng Đình Mẫn (chủ biên) (2004), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục. 26. Nguyễn Ngọc Minh (2007), Nhận thức của giáo viên về tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ. 27. Phan Thị Tố Oanh (1996), Nghiên cứu nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT, Luận án tiến sĩ. 28. Platonop. K.K.(1972), Những vấn đề về năng lực, M, NXB Khoa học. 29. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản Lao động. 30. Chu Văn Thảo (2006). Giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các Trung tâm KTTH-HN ở tỉnh Bắc Ninh. 31. Lê Khắc Thìn (1996), Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ. 32. Trần Trọng Thủy (1997), Tâm lý học lao động, Tài liệu dùng cho học viên cao học. 33. Nguyễn Quang Uẩn (1989), Tâm lý học xã hội với sự nghiệp đổi mới đất nước, Hà Nội. 34. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1998), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 35. Viện Khoa học Giáo dục (1984), Hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông (tập thể biên soạn), NXB. Giáo dục. PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN LẦN I Nhằm tìm hiểu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang, để từ đó có thể giúp các em có nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, mời các em tham gia đóng góp ý kiến của mình bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi sau: Họ tên: …………………………………… Giới tính ................ Dân tộc................ Lớp: ....... Trường: …………………………………….............................................. Học lực trung bình học kỳ I: ………………………………………………………… Trình độ học vấn của cha:………… Nghề nghiệp: ..................................................... Trình độ học vấn của mẹ:………… Nghề nghiệp: ..................................................... Câu 1: Hiện tại em đang học lớp 12, vậy em có dự định gì cho tương lai? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, THCN 2. Học nghề 3. Đi làm ngay 4. Vừa học nghề vừa làm việc 5. Làm kinh tế tại gia đình 6. Chưa có dự định 7. Dự định khác (ghi cụ thể) : .…………………………………………... Câu 2: Em có dự định chọn cho mình một nghề cụ thể nào hay chưa? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Đã lựa chọn (ghi cụ thể tên nghề sẽ chọn : …………………………… ) 2. Chưa lựa chọn Câu 3: Những yếu tố nào là lý do chính để em quyết định chọn nghề? (chọn 4 yếu tố quan trọng nhất và khoanh tròn số thứ tự các yếu tố đã chọn) 1. Vì có thu nhập cao 2. Vì phù hợp với năng lực bản thân 3. Vì sở thích, đam mê 4. Vì nghề đang được ưa chuộng 5. Vì bạn bè chọn nhiều 6. Vì dễ xin việc 7. Theo nhu cầu thực tế xã hội. 8. Theo cảm tính. 9. Theo truyền thống gia đình. 10. Theo điều kiện kinh tế gia đình. 11. Theo điều kiện sức khỏe, tâm lý. 12. Lý do khác (ghi cụ thể): …………………………………………. Câu 4: Em có dự định chọn cho mình một nghề từ khi nào? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Lớp 10 2. Lớp 11 3. Lớp 12 4. Trước đó. Câu 5: Khi lựa chọn nghề cho bản thân, em nghĩ mình đã hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp đã chọn hay chưa? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Hoàn toàn chưa biết gì. 2. Hiểu biết rất ít. 3. Tương đối hiểu biết. 4. Hiểu rất rõ về nghề đã chọn. Câu 6: Khi lựa chọn cho mình một nghề cụ thể, em có cần sự tư vấn, góp ý của người khác không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Có 2. Thỉnh thoảng 3. Không Câu 7: Em có quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp (tại các trung tâm, điểm tư vấn hoặc hoạt động tư vấn tại trường; không phải ý kiến của gia đình, bạn bè, người thân) trước khi lựa chọn nghề nghiệp hay không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Rất quan tâm. 2. Tương đối quan tâm 3. Ít quan tâm. 4. Không quan tâm. Câu 8: Khi lựa chọn nghề cho bản thân, các đối tượng có ảnh hưởng đến lựa chọn của em như thế nào? (Đánh dấu x để cho điểm các yếu tố. Trong đó: 1 là không ảnh hưởng; 2 là ít ảnh hưởng; 3 là tương đối ảnh hưởng; 4 là có ảnh hưởng; 5 là ảnh hưởng nhiều nhất) STT Đối tượng ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Gia đình 2 Thầy cô 3 Bạn bè 4 Các chuyên gia, tư vấn viên 5 Các phương tiện thông tin đại chúng 6 Đối tượng khác:……………………………. Câu 9: Khi cần tư vấn để lựa chọn một ngành học hợp lý thì em thấy cần được tư vấn những nội dung nào? (chọn 3 yếu tố quan trọng nhất và khoanh tròn vào số thứ tự các yếu tố đã chọn) 1. Điểm thi tuyển của các năm trước. 2. Tỷ lệ chọi của ngành ở các năm trước. 3. Khả năng có việc làm sau khi ra trường. 4. Cơ hội có thể học cao hơn. 5. Mức lương bình quân của việc làm sau khi ra trường. 6. Uy tín của cơ sở đào tạo. 7. Địa vị xã hội của nghề. 8. Yếu tố khác (ghi rõ): ………………………………………………………… Câu 10: Mức độ quan trọng của các nội dung cần được tư vấn như thế nào? (Đánh dấu x để cho điểm các yếu tố. Trong đó: 1 là không quan trọng; 2 là ít quan trọng; 3 là tương đối quan trọng; 4 là quan trọng; 5 là rất quan trọng) STT Yếu tố 1 2 3 4 5 1 Điểm thi tuyển của các năm trước 2 Tỷ lệ chọi của các năm trước 3 Khả năng có việc làm sau khi ra trường 4 Cơ hội có thể học cao hơn 5 Mức lương bình quân 6 Uy tín của cơ sở đào tạo 7 Địa vị xã hội của nghề 8 Yếu tố khác (ghi rõ)………………. Câu 11: Những yếu tố sau quan trọng như thế nào đối với em khi lựa chọn cho mình một nghề trong tương lai? (Đánh dấu x để cho điểm các yếu tố. Trong đó: 1 là không quan trọng; 2 là ít quan trọng; 3 là tương đối quan trọng; 4 là quan trọng; 5 là rất quan trọng) STT Yếu tố 1 2 3 4 5 1 Phù hợp với năng lực của bản thân 2 Nghề có địa vị trong xã hội 3 Phù hợp với sức khỏe bản thân 4 Có nhiều bạn lựa chọn nghề đó 5 Có thu nhập cao 6 Công việc không ràng buộc về thời gian 7 Phù hợp sở thích cá nhân 8 Dễ xin việc 9 Theo nhu cầu thực tế xã hội 10 Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình 11 Phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý 12 Theo truyền thống gia đình 13 Yếu tố khác:……………………… Câu 12: Khi lựa chọn nghề cho bản thân, em thường gặp khó khăn gì? (khoanh tròn vào số thứ tự mà các em chọn, chọn 3 yếu tố) 1. Nghề phù hợp sở thích nhưng không phù hợp năng lực của bản thân. 2. Nghề phù hợp sở thích và năng lực nhưng gia đình không đồng ý. 3. Nghề phù hợp sở thích và năng lực nhưng thu nhập thấp. 4. Nghề phù hợp sở thích và năng lực nhưng khả năng có việc làm thấp. 5. Nghề phù hợp sở thích và năng lực nhưng không có địa vị trong xã hội. 6. Nghề phù hợp sở thích và năng lực nhưng không đảm bảo đủ sức khỏe. 7. Nghề phù hợp sở thích và năng lực nhưng hướng phát triển không cao. 8. Khó khăn khác:………………………………………………………… 9. Khó khăn khác:………………………………………………………… Câu 13: Theo em, để chọn cho mình một nghề phù hợp thì sự hiểu biết về thị trường lao động cần thiết như thế nào? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Không cần thiết. 2. Ít cần thiết. 3. Tương đối cần thiết. 4. Cần thiết. 5. Rất cần thiết. Câu 14: Khi lựa chọn cho mình một nghề, em có tìm hiểu về thị trường lao động đối với ngành đó không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Có 2. Có nhưng chưa kỹ. 3. Không. Câu 15: Khi lựa chọn nghề, theo em những yếu tố sau của thị trường lao động quan trọng như thế nào? (Đánh dấu x để cho điểm các yếu tố. Trong đó: 1 là không quan trọng; 2 là ít quan trọng; 3 là tương đối quan trọng; 4 là quan trọng; 5 là rất quan trọng) STT Yếu tố 1 2 3 4 5 1 Nhu cầu hiện nay của thị trường lao động nói chung đối với nghề đó. 2 Khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo đối với nghề đó thời điểm hiện tại. 3 Định hướng, chính sách phát triển trọng điểm của nhà nước. 4 Nhu cầu hiện nay của địa phương nơi mình đang sống. 5 Mức lương trung bình của nghề đó trên thị trường. 6 Điều kiện làm việc nói chung của nghề. 7 Hướng phát triển của nghề đối với bản thân. 8 Yếu tố khác:……….. Câu 16: Những người góp ý kiến cho em chọn nghề (bao gồm gia đình, bạn bè, thầy cô, người quen, các tư vấn viên…) có tư vấn cho em về thị trường lao động khi lựa chọn nghề hay không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Có. 2. Có nhưng còn rất chung chung. 3. Không. Câu 17: Em thường tìm hiểu về thị trường lao động từ những nguồn thông tin nào là chính? (chọn 3 nguồn thông tin mà em thấy quan trọng nhất và khoanh tròn vào số thứ tự) 1. Gia đình. 2. Thầy cô 3. Bạn bè. 4. Các phương tiện thông tin đại chúng. 5. Các chuyên gia, tư vấn viên. 6. Từ các sinh viên trong các chương trình thanh niên tình nguyện hay hướng nghiệp. 7. Từ các buổi tọa đàm, giao lưu với doanh nghiệp. 8. Từ nguồn khác:…………………………………………………………………... Câu 18: Đối với nghề định chọn, em có biết những yêu cầu của nghề (phẩm chất, kỹ năng…) đối với người lao động hay không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Có 2. Có nhưng còn chung chung 3. Không Câu 19: Theo em, bên cạnh việc tìm hiểu ngành học mà mình chọn, thì việc chuẩn bị cho mình những phẩm chất và kỹ năng chung nhất định là quan trọng như thế nào? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Không cần thiết. 2. Ít cần thiết. 3. Tương đối cần thiết. 4. Cần thiết. 5. Rất cần thiết. Câu 20: Các đối tượng đóng góp ý kiến để em chọn nghề nghiệp có tư vấn được cho em về các phẩm chất, kỹ năng cần có của nghề đó hay không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các em chọn) 1. Có 2. Có nhưng còn chung chung. 3. Không Câu 21: Mức độ hài lòng của em về các hoạt động tư vấn trong thời gian qua như thế nào? (Đánh dấu x để cho điểm các yếu tố. Trong đó:1 là rất không hài lòng; 2 là không hài lòng; 3 là khá hài lòng; 4 là hài lòng; 5 là rất hài lòng) STT Tổ chức 1 2 3 4 5 1 Hoạt động tư vấn của trường 2 Hoạt động tư vấn của các phương tiện truyền thông. 3 Hoạt động tư vấn của các tổ chức đoàn thể. 4 Toạ đàm với các doanh nghiệp PHỤ LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN LẦN II Nhằm tìm hiểu xu hướng, cũng như mức độ quan trọng, và sự cần thiết của tư vấn hướng nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các em học sinh lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang, để từ đó có thể điều chỉnh và đề ra các biện pháp cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT, mời các em tham gia đóng góp ý kiến của mình bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi sau : Họ tên: ……………………………………. Giới tính ................ Dân tộc.................... Lớp: ............. Trường: ……………………………………............................................... Học lực trung bình học kỳ I: …………………………………………………………… Ngành học đã đăng ký trong hồ sơ dự thi ĐH, CĐ: …………………………………… Câu 1: Khi đưa ra quyết định trên em đã căn cứ vào đâu? (Chọn 3 yếu tố và khoanh tròn vào số thứ tự các yếu tố đã chọn) 1. Có thu nhập cao. 2. Phù hợp năng lực bản thân. 3. Phù hợp sở thích, đam mê. 4. Nghề đang được ưa chuộng. 5. Theo xu hướng của bạn bè. 6. Dễ xin việc. 7. Nhu cầu thực tế của xã hội. 8. Theo cảm tính. 9. Theo truyền thống gia đình. 10. Điều kiện kinh tế gia đình. 11. Khả năng về sức khỏe, tâm lý. 12. Yếu tố khác:……………………………………………………………………. Câu 2: Mức độ quan tâm của em đến tư vấn hướng nghiệp trước khi lựa chọn nghề nghiệp ? (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 5. Không quan tâm. 6. Ít quan tâm. 7. Tương đối quan tâm 8. Quan tâm 9. Rất quan tâm. Câu 3: Các chương trình tư vấn hướng nghiệp có giải quyết được các thắc mắc, băn khoăn của em trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai hay không? (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Có 2. Có nhưng chưa sâu sắc lắm. 3. Không Câu 4: Mức độ hài lòng của em về kết quả của các chương trình tư vấn? (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tương đối hài lòng. 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng. Câu 5: Theo em, việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại mỗi trường THPT là cần thiết hay không? (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Rất cần thiết. 2. Cần thiết. 3. Không cần thiết 4. Ý kiến khác : ………………………………………………………………… Câu 6: Ý kiến đóng góp cụ thể của em về cách thức và những nội dung cần tư vấn hướng nghiệp. Về cách thức tổ chức họat động tư vấn: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………… Về những nội dung cần tư vấn: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………… PHỤ LỤC 3 Phụ lục 3.1: Kiểm định mối tương quan giữa học lực và ngành nghề lựa chọn của học sinh (C2.2). Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent HOC LUC * C2.2 471 76,0% 149 24,0% 620 100,0% HOC LUC * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 HOC LUC 1 Count 16 7 11 31 32 97 % within C2.2 26,2% 12,1% 18,3% 16,2% 31,7% 20,6% 2 Count 36 32 33 87 52 240 % within C2.2 59,0% 55,2% 55,0% 45,5% 51,5% 51,0% 3 Count 9 19 16 73 17 134 % within C2.2 14,8% 32,8% 26,7% 38,2% 16,8% 28,5% Total Count 61 58 60 191 101 471 % within C2.2 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value Df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 28,874(a) 8 ,000 Likelihood Ratio 29,491 8 ,000 Linear-by-Linear Association ,019 1 ,890 N of Valid Cases 471 a 0 cells (,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 11,94. Phụ lục 3.2: Kiểm định mối tương quan giữa giới tính với ngành nghề lựa chọn của học sinh. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent GIOI TINH * C2.2 471 76,0% 149 24,0% 620 100,0% GIOI TINH * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 GIOI TINH 1 Count 16 19 53 49 52 189 % within C2.2 26,2% 32,8% 88,3% 25,7% 51,5% 40,1% 2 Count 45 39 7 142 49 282 % within C2.2 73,8% 67,2% 11,7% 74,3% 48,5% 59,9% Total Count 61 58 60 191 101 471 % within C2.2 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 86,324(a) 4 ,000 Likelihood Ratio 90,222 4 ,000 Linear-by-Linear Association 1,417 1 ,234 N of Valid Cases 471 a 0 cells (,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 23,27. Phụ lục 3.3: Kiểm định mối tương quan giữa địa bàn sinh sống với ngành nghề lựa chọn của học sinh. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent TEN HUYEN * C2.2 471 76,0% 149 24,0% 620 100,0% TEN HUYEN * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 TEN HUYEN 1 Count 21 18 9 17 15 80 % within C2.2 34,4% 31,0% 15,0% 8,9% 14,9% 17,0% 2 Count 10 2 7 23 11 53 % within C2.2 16,4% 3,4% 11,7% 12,0% 10,9% 11,3% 3 Count 5 6 2 2 3 18 % within C2.2 8,2% 10,3% 3,3% 1,0% 3,0% 3,8% 4 Count 25 32 42 149 72 320 % within C2.2 41,0% 55,2% 70,0% 78,0% 71,3% 67,9% Total Count 61 58 60 191 101 471 % within C2.2 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 54,684(a) 12 ,000 Likelihood Ratio 53,201 12 ,000 Linear-by-Linear Association 24,077 1 ,000 N of Valid Cases 471 a 4 cells (20,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2,22. Phụ lục 3.4: Kiểm định mối tương quan giữa thành phần dân tộc của học sinh với ngành nghề lựa chọn. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent DAN TOC * C2.2 471 76,0% 149 24,0% 620 100,0% DAN TOC * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 DAN TOC 1 Count 39 35 54 162 83 373 % within C2.2 63,9% 60,3% 90,0% 84,8% 82,2% 79,2% 2 Count 18 16 6 14 15 69 % within C2.2 29,5% 27,6% 10,0% 7,3% 14,9% 14,6% 3 Count 4 7 0 15 3 29 % within C2.2 6,6% 12,1% ,0% 7,9% 3,0% 6,2% Total Count 61 58 60 191 101 471 % within C2.2 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 39,410(a) 8 ,000 Likelihood Ratio 41,217 8 ,000 Linear-by-Linear Association 11,117 1 ,001 N of Valid Cases 471 a 3 cells (20,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 3,57. Phụ lục 3.5: Kiểm định mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha với ngành nghề lựa chọn của học sinh. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent TRINH DO CHA * C2.2 311 50.2% 309 49.8% 620 100.0% TRINH DO CHA * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 TRINH DO CHA 1 Count 10 6 2 9 13 40 % within C2.2 30.3% 14.6% 4.5% 7.5% 17.8% 12.9% 2 Count 14 14 13 40 18 99 % within C2.2 42.4% 34.1% 29.5% 33.3% 24.7% 31.8% 3 Count 8 20 17 55 30 130 % within C2.2 24.2% 48.8% 38.6% 45.8% 41.1% 41.8% 4 Count 1 1 12 16 12 42 % within C2.2 3.0% 2.4% 27.3% 13.3% 16.4% 13.5% Total Count 33 41 44 120 73 311 % within C2.2 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 33.447(a) 12 .001 Likelihood Ratio 34.498 12 .001 Linear-by-Linear Association 7.748 1 .005 N of Valid Cases 311 a 2 cells (10.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4.24. Phụ lục 3.6: Kiểm định mối tương quan giữa trình độ học vấn của mẹ với ngành nghề lựa chọn của học sinh. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent TRINH DO ME * C2.2 306 49.4% 314 50.6% 620 100.0% TRINH DO ME * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 TRINH DO ME 1 Count 14 8 2 15 15 54 % within C2.2 37.8% 20.5% 5.1% 12.4% 21.4% 17.6% 2 Count 15 15 16 55 23 124 % within C2.2 40.5% 38.5% 41.0% 45.5% 32.9% 40.5% 3 Count 7 16 17 44 22 106 % within C2.2 18.9% 41.0% 43.6% 36.4% 31.4% 34.6% 4 Count 1 0 4 7 10 22 % within C2.2 2.7% .0% 10.3% 5.8% 14.3% 7.2% Total Count 37 39 39 121 70 306 % within C2.2 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 30.332(a) 12 .002 Likelihood Ratio 32.205 12 .001 Linear-by-Linear Association 7.491 1 .006 N of Valid Cases 306 a 3 cells (15.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.66. Phụ lục 3.7: Kiểm định mối tương quan giữa nghề nghiệp của cha với ngành nghề lựa chọn của học sinh. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent NGHE NGHIEP CHA * C2.2 471 76.0% 149 24.0% 620 100.0% NGHE NGHIEP CHA * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 NGHE NGHIEP CHA Count 0 0 0 1 0 1 % within C2.2 .0% .0% .0% .5% .0% .2% 1 Count 31 30 15 33 37 146 % within C2.2 50.8% 51.7% 25.0% 17.3% 36.6% 31.0% 2 Count 7 2 8 22 1 40 % within C2.2 11.5% 3.4% 13.3% 11.5% 1.0% 8.5% 3 Count 5 10 8 53 15 91 % within C2.2 8.2% 17.2% 13.3% 27.7% 14.9% 19.3% 4 Count 7 11 18 48 31 115 % within C2.2 11.5% 19.0% 30.0% 25.1% 30.7% 24.4% 5 Count 11 5 11 34 17 78 % within C2.2 18.0% 8.6% 18.3% 17.8% 16.8% 16.6% Total Count 61 58 60 191 101 471 % within C2.2 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 66.477(a) 20 .000 Likelihood Ratio 72.429 20 .000 N of Valid Cases 471 a 6 cells (20.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .12. Phụ lục 3.8: Kiểm định mối tương quan giữa nghề nghiệp của mẹ với ngành nghề lựa chọn của học sinh. Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent NGHE NGHIEP ME * C2.2 471 76.0% 149 24.0% 620 100.0% NGHE NGHIEP ME * C2.2 Crosstabulation C2.2 Total 1 2 3 4 5 1 NGHE NGHIEP ME Count 0 0 0 1 0 1 % within C2.2 .0% .0% .0% .5% .0% .2% 1 Count 29 25 11 22 29 116 % within C2.2 47.5% 43.1% 18.3% 11.5% 28.7% 24.6% 3 Count 8 11 5 51 10 85 % within C2.2 13.1% 19.0% 8.3% 26.7% 9.9% 18.0% 4 Count 4 5 9 24 21 63 % within C2.2 6.6% 8.6% 15.0% 12.6% 20.8% 13.4% 5 Count 20 17 35 93 41 206 % within C2.2 32.8% 29.3% 58.3% 48.7% 40.6% 43.7% Total Count 61 58 60 191 101 471 % within C2.2 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 69.234(a) 16 .000 Likelihood Ratio 69.478 16 .000 N of Valid Cases 471 a 5 cells (20.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .12. Kết quả ở bảng trên mất nhóm nghề số 2 của mẹ (ngư nghiệp) là do nhóm nghề này chiếm một tỉ lệ rất thấp, không đáng kể (0,2%) Phụ lục 3.9: Đánh giá các nguồn tư vấn về thị trường lao động Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 233 37.6 37.6 37.6 2 361 58.2 58.2 95.8 3 26 4.2 4.2 100.0 Total 620 100.0 100.0 Phụ lục 3.10: Mức độ hiểu biết về yêu cầu của nghề đối với người lao động Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 279 45.0 45.0 45.0 2 297 47.9 47.9 92.9 3 44 7.1 7.1 100.0 Total 620 100.0 100.0 Phụ lục 3.11: Đánh giá sự tư vấn về phẩm chất, kỹ năng của nghề Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 244 39.4 39.4 39.4 2 305 49.2 49.2 88.5 3 71 11.5 11.5 100.0 Total 620 100.0 100.0 PHỤ LỤC 4 TÀI LIỆU DÙNG TRONG THỰC NGHIỆM 1. Văn bản của UBND tỉnh Kiên Giang, Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015. 2. Văn bản của Sở Giáo dục & Đào tạo, Định hướng phát triển giáo dục tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015. 3. Văn bản của UBND tỉnh Kiên Giang, Danh mục ngành nghề ưu tiên đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang. 4. Nhiều tác giả, Tôi chọn nghề (Tủ sách hướng nghiệp), Nhà xuất bản Kim Đồng 5. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2009), Tài liệu tập huấn cán bộ Đoàn về nghề nghiệp, việc làm, Hà Nội. 6. Nhiều tác giả, Chọn nghề - chọn tương lai (tập 1,2), Nhà xuất bản Trẻ 7. Quý Long, Chọn nghề, Nhà xuất bản Đồng Nai. 8. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hướng nghiệp và chọn nghề, Nhà xuất bản Kim Đồng. 9. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cẩm nang chọn nghề và việc làm, Nhà xuất bản Kim Đồng. 10. Cẩm nang hướng nghiệp Đại học Hoa Sen. 11. Danh mục ngành, chuyên ngành tuyển sinh 2010 Đại học Cần Thơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH036.pdf
Tài liệu liên quan