Luận văn Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông

MS: LVVH-PPDH005 SỐ TRANG: 123 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn 5.2. Phương pháp thực nghiệm 5.3. Phương pháp thống kê 6. Giới hạn của đề tài 7. Giả thuyết khoa học của luận văn 8. Đóng góp của luận văn 9. Bố cục của luận văn CHƯƠNG 1: CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG VIỆC DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG THPT - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cảm thụ văn học- vấn đề cơ bản của hoạt động tiếp nhận văn học 1.1.1. Khái niệm cảm thụ 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cảm thụ nghệ thuật 1.1.3. Những thành tựu của việc nghiên cứu lí luận cảm thụ văn học 1.2. Cảm thụ văn học với việc dạy học tác phẩm văn chương 1.2.1. Cảm thụ văn học- một khâu thiết yếu của việc dạy học văn 1.2.2. Cảm thụ văn học với việc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương 1.2.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT trong dạy học tác phẩm văn chương CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Một số nét đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao 2.1.1. Đặc trưng về thể loại 2.1.2. Đặc trưng về phong cách tác gia 2.1.3. Một số đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT 2.2. Vài nhận xét về việc vận dụng các biện pháp dạy học truyện ngắn của Nam Cao trong thời gian qua 2.2.1. Những ưu điểm 2.2.2. Những hạn chế 2.3. Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT 2.3.1. Biện pháp đọc diễn cảm 2.3.2. Biện pháp so sánh trong phân tích văn học 2.3.3. Biện pháp nêu vấn đề 2.3.4. Biện pháp gợi mở 2.3.5. Biện pháp giảng bình CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1. Mô tả thực nghiệm 3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.2. Chọn đối tượng thực nghiệm 3.1.3. Kế hoạch thực nghiệm 3.2. Thiết kế bài học thực nghiệm 3.2.1. Truyện ngắn “Chí Phèo” 3.2.2. Truyện ngắn “Đời thừa” 3.2.3. Truyện ngắn “Đôi mắt” 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1. Biện pháp đánh giá 3.4.2. Hướng đánh giá 3.4.3. Kết quả thực nghiệm - Nhận xét đánh giá KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA” TRUYỆN NGẮN “ĐÔI MẮT” 2. ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA” TRUYỆN NGẮN “ĐÔI MẮT”

pdf123 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 7 15,5 26 57,8 12 26,7 0 0 0 0 THPT Ng. Đình Chiểu 11A11 45 6 13,3 22 48,9 15 33,3 2 4,5 0 0 11A4 44 5 11,4 23 52,3 14 31,8 2 4,5 0 0 THPT Ba Tri 11A5 45 5 11,1 20 44,4 17 37,8 3 6,7 0 0 11A1 42 3 7,1 17 40,5 16 38,1 5 11,9 1 2,4 THPT Mỹ Chánh 11A4 43 4 9,3 18 41,9 15 34,9 6 13,9 0 0 Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng Xếp loại G (9-10) Kh (7-8) TB (5-6) Y (3-4) K (1-2) Trường Lớp Số bài KT SL % SL % SL % SL % SL % 11A5 45 3 6,7 19 42,2 18 40 4 8,9 1 2,2THPT Ng. Đình Chiểu 11A6 45 4 8,9 16 35,6 20 44,4 5 11,1 0 0 11A2 44 1 2,3 18 40,9 17 38,6 6 13,6 2 4,6 THPT Ba Tri 11A6 43 3 7 15 34,9 18 41,9 5 11,6 2 4,6 11A7 43 0 0 12 27,9 16 37,2 12 27,9 3 7 THPT Mỹ Chánh 11A8 44 1 2,3 14 31,8 18 40,9 10 22,7 1 2,3 Bảng 3.3. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng Thực nghiệm ( 264 bài ) Đối chứng ( 264 bài ) Kết quả bài thực nghiệm so với bài đối chứng Đối tượng Xếp loại SL % SL % Tăng > Giảm< SL % Giỏi 30 11,4 12 4,6 > 18 6,8 Khá 126 47,7 94 35,6 > 32 12,1 Trung bình 89 33,7 107 40,5 < 18 6,8 Yếu 18 6,8 42 15,9 < 24 9,1 Kém 1 0,4 9 3,4 < 8 3 BÀI “ĐỜI THỪA” Bảng 3.4. Kết quả dạy thực nghiệm Xếp loại G (9-10) Kh (7-8) TB (5-6) Y (3-4) K (1-2) Trường Lớp Số bài KT SL % SL % SL % SL % SL % 11A4 45 6 13,3 27 60 11 24,5 1 2,2 0 0 THPT Ng. Đình Chiểu 11A7 45 6 13,3 23 51,1 16 35,6 0 0 0 0 11A1 45 4 8,9 21 46,6 18 40 2 4,5 0 0 THPT Ba Tri 11A3 44 3 6,8 19 43,2 19 43,2 2 4,5 1 2,3 THPT 11A2 43 2 4,7 16 37,2 21 48,8 3 7 1 2,3 Mỹ Chánh 11A3 42 3 7,1 16 38,1 17 40,5 5 11,9 1 2,4 Bảng 3.5. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng Xếp loại G (9-10) Kh (7-8) TB (5-6) Y (3-4) K (1-2) Trường Lớp Số bài KT SL % SL % SL % SL % SL % 11A1 45 4 8,9 18 40 19 42,2 4 8,9 0 0 THPT Ng. Đình Chiểu 11A2 45 2 4,5 19 42,2 18 40 5 11,1 1 2,2 11A7 43 2 4,7 15 34,9 18 41,9 6 13,9 2 4,6 THPT Ba Tri 11A9 44 1 2,3 12 27,2 22 50 5 11,4 4 9,1 11A5 44 0 0 10 22,7 19 43,2 11 25 4 9,1 THPT Mỹ Chánh 11A6 43 1 2,3 9 20,9 18 41,9 10 23,3 5 11,6 Bảng 3.6.Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng Thực nghiệm ( 264 bài ) Đối chứng ( 264 bài ) Kết quả bài thực nghiệm so với bài đối chứng Đối tượng Xếp loại SL % SL % Tăng > Giảm< SL % Giỏi 24 9,1 10 3,8 > 14 5,3 Khá 122 46,2 83 31,4 > 39 14,7 Trung bình 102 38,7 114 43,2 < 12 4,5 Yếu 13 4,9 41 15,5 < 28 10,6 Kém 3 1,1 16 6,1 < 13 4,9 BÀI “ĐÔI MẮT” Bảng 3.7. Kết quả dạy thực nghiệm Xếp loại G (9-10) Kh (7-8) TB (5-6) Y (3-4) K (1-2) Trường Lớp Số bài KT SL % SL % SL % SL % SL % 12A3 45 8 17,8 24 53,3 13 28,9 0 0 0 0 THPT Ng. Đình Chiểu 12A5 45 7 15,6 23 51,1 14 31,1 1 2,2 0 0 12A2 44 5 11,3 19 43,2 19 43,2 1 2,3 0 0 THPT Ba Tri 12A3 43 6 13,9 18 41,9 19 44,2 0 0 0 0 THPT 12A3 43 3 7 15 34,9 23 53,5 2 4,6 0 0 Mỹ Chánh 12A4 44 3 6,8 17 38,6 21 47,7 2 4,6 1 2,3 Bảng 3.8. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng Xếp loại G (9-10) Kh (7-8) TB (5-6) Y (3-4) K (1-2) Trường Lớp Số bài KT SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 45 3 6,7 16 35,5 23 51,1 3 6,7 0 0 THPT Ng. Đình Chiểu 12A4 45 3 6,7 19 42,2 18 40 4 8,9 1 2,2 12A5 43 2 4,6 11 25,6 22 51,2 6 14 2 4,6THPT Ba Tri 12A6 44 3 6,8 13 29,5 21 47,7 5 11,4 2 4,6 12A7 43 1 2,3 10 23,3 24 55,8 5 11,6 3 7 THPT Mỹ Chánh 12A8 44 0 0 14 31,8 19 43,2 9 20,5 2 4,5 Bảng 3.9. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng Thực nghiệm ( 264 bài ) Đối chứng ( 264 bài ) Kết quả bài thực nghiệm so với bài đối chứng Đối tượng Xếp loại SL % SL % Tăng > Giảm< SL % Giỏi 32 12,1 12 4,6 > 20 7,6 Khá 116 43,9 83 31,4 > 33 12,5 Trung bình 109 41,3 127 48,1 < 18 6,8 Yếu 6 2,3 32 12,1 < 26 9,8 Kém 1 0,4 10 3,8 < 9 3,4 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng Giỏi Khá Tbình Yếu Kém Xếp loại Đối tượng SL % SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm (792 bài ) 86 10,9 364 46 300 37,9 37 4,6 5 0,6 Đối chứng (792 bài ) 34 4,3 260 32,8 348 44 115 14,5 35 4,4 Bảng 3.11. So sánh kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng Thực nghiệm (792 bài ) Đối chứng (792 bài ) Tỉ lệ đạt được của bài thực nghiệm Đối tượng Loại SL % SL % Tăng > Giảm < SL % Giỏi 86 10,9 34 4,3 > 52 6,6 Khá 364 46 260 32,8 > 104 13,2 Trung bình 300 37,9 348 44 < 48 6,1 Yếu 37 4,6 115 14,5 < 78 9,9 Kém 5 0,6 35 4,4 < 30 3,8 Bảng 3.12. Xếp loại, đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng Khá giỏi Tbình trở lên Yếu kém Xếp loại Đối tượng SL % SL % SL % Thực nghệm 450 56,8 750 94,7 42 5,3 Đối chứng 294 37,1 642 81,1 150 18,9 3.4.3.2. Nhận xét đánh giá Bảng xếp loại đánh giá kết quả (bảng 12) cho thấy kết quả bài thực nghiệm cao hơn bài thực nghiệm đối chứng, và khoảng cách chênh lệch cũng khá rõ rệt. Cụ thể tỉ lệ bài đạt điểm khá giỏi là 56,8%, tỉ lệ bài đạt từ trung bình trở lên là 94,7%, bài yếu kém là 5,3%. Trong khi đó, ở bài thực nghiệm đối chứng thì tỉ lệ khá giỏi chỉ đạt 37,1%, bài đạt từ trung bình trở lên là 81,1%, và bài yếu kém 18,9%. So sánh kết quả thì tỉ lệ khá giỏi của bài thực nghiệm cao hơn bài thực nghiệm đối chứng là 19,7%, tỉ lệ đạt từ trung bình trở lên cao hơn 13,6%, và tỉ lệ bài yếu kém thấp hơn 13,6%. Kết quả này chứng tỏ ứng dụng những BP dạy học mà luận văn đã đề xuất đã phát huy được năng lực cảm thụ của HS, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của giờ dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT. Qua những lần trực tiếp dự giờ thăm lớp, được nghe những ý kiến đóng góp của GV giảng dạy và trên cơ sở kết quả tổng hợp, so sánh đối chiếu bài kiểm tra của HS, bước đầu chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau đây: Về phía GV dạy thực nghiệm, phần đông nhờ có kinh nghiệm nên việc tổ chức, triển khai giáo án nhìn chung đạt được những yêu cầu cần thiết. Mặc dù bước đầu nhận giáo án, một vài GV có phần e ngại đối với những câu hỏi nêu vấn đề và việc tổ chức cho HS thảo luận. Nhưng sau khi đã được bàn bạc, trao đổi kỹ lưỡng thì tất cả đều vui vẻ tán thành. Trong giờ dạy, nhìn chung GV đã biết cách dẫn dắt HS từng bước khám phá các chi tiết nghệ thuật để khái quát nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Cụ thể có nhiều GV rất khéo léo trong việc định hướng cho HS thảo luận, giải quyết những tình huống có vấn đề hay những câu hỏi khó… Vì thế mà việc ứng dụng PP dạy học văn mới cũng có sự nhịp nhàng, trôi chảy. Về phía HS, từ vai trò thụ động, tiếp thu kiến thức một chiều nay chuyển sang PP dạy học mới, trước hệ thống câu hỏi và quá trình dẫn dắt, định hướng của GV, hầu hết các em đều có sự chuyển biến rõ rệt. Các em đều chuẩn bị được tâm thế, đều có sự động não, tư duy để trả lời câu hỏi. Tất nhiên, ở một số lớp, lúc đầu học sinh tỏ ra hoang mang, lúng túng, rụt rè trong quá trình tham gia thảo luận và trình bày ý kiến. Nhưng nhờ được sự động viên, khuyến khích của GV, được trao đổi với bạn bè, các em lấy lại được bình tĩnh và mạnh dạn, tự tin hơn khi tự mình giải đáp câu hỏi. Không khí lớp học nhờ vậy mà trở nên hào hứng hơn, sôi động hơn. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn BP dạy học thích hợp với từng vấn đề, từng nội dung của tác phẩm là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết để lôi cuốn, thu hút HS tham gia. Chúng tôi đưa ra một số ví dụ sau: Khi phân tích tác phẩm “Chí Phèo”, để giúp HS thấy rõ đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao khi xây dựng nhân vật điển hình, GV yêu cầu: “Em hãy so sánh bi kịch của Chí Phèo và bi kịch của Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) để làm rõ tính điển hình tha hóa ở nhân vật Chí Phèo”. Nghe xong yêu cầu này HS cảm thấy khó khăn mặc dù “Tắt đèn” không xa lạ gì đối với các em. Các em chỉ biết hai tác phẩm này có cùng đề tài và cùng kiểu nhân vật nhưng chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa chúng. Nhưng khi được GV gợi mở, HS dễ dàng tìm ra câu giải đáp trong thời gian rất ngắn. Ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, lớp 11A9 và 11A11 đều có câu trả lời hoàn toàn trùng khít với đáp án của GV. HS trường THPT Ba Tri cũng có khả năng giải quyết khá tốt vấn đề của câu hỏi đặt ra. Khi GV hỏi: “Tại sao Nam Cao lại để cho Thị Nở, một người đàn bà xấu xí, nhếch nhác đến tuyệt vọng lại là người thức tỉnh Chí Phèo?”. Sau vài giây để HS suy nghĩ, GV tiếp tục gợi dẫn: “Thị Nở xấu xí, nhếch nhác đến như vậy có liên quan gì đến bi kịch của Chí Phèo không? Nam Cao có cách nhìn về con người như thế nào? Cách nhìn này đã mang lại giá trị gì cho tác phẩm?”. Được gợi dẫn đến đây, HS đã phát hiện thật nhanh mấu chốt của vấn đề và trả lời: “Thị Nở xấu xí, ngớ ngẩn đến nỗi không ai chấp nhận, thậm chí bị loại trừ ra khỏi làng Vũ Đại nhưng lại là niềm hạnh phúc lớn nhất, là niềm tin tưởng duy nhất của Chí Phèo. Thiết nghĩ ở làng Vũ Đại, chỉ cần bất cứ người nào mở đường cho Chí thì anh ta cũng có thể trở về cuộc sống lương thiện. Thứ hai, xây dựng một nhân vật Thị Nở xấu như vậy nhưng lại là một người có tấm lòng tốt, chứng tỏ Nam Cao không đánh giá con người qua hình thức bên ngoài. Đây chính là giá trị nhân đạo lớn nhất của tác phẩm”. Câu trả lời này được hầu hết học sinh còn lại đồng tình. Qua đó chúng tôi cảm thấy các em cũng hiểu và giải quyết vấn đề có khả năng tốt như bạn. So với HS lớp 11 thì HS lớp 12 có khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhẹn và chính xác hơn. Khi dạy tác phẩm “Đôi mắt” ở trường THPT Mỹ Chánh, GV đặt câu hỏi: “Vì sao Tô Hoài coi “Đôi mắt” là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn cùng lứa với Nam Cao trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp?”. Không cần GV gợi dẫn, không cần trao đổi, thảo luận, sau một vài giây suy nghĩ, HS đã giải quyết được vấn đề một cách chính xác: “Bởi vì tác phẩm này bàn về cách nhìn, cách sống của văn nghệ sỹ. Đồng thời tác phẩm đưa ra nhiều quan điểm rất đúng đắn về nghệ thuật sáng tác văn chương”. Từ thực tế phát hiện trên, chúng tôi nhận xét, đánh giá như sau: (1) HS có khả năng tư duy độc lập sáng tạo chứ không phải chỉ biết nghe, ghi chép và làm theo yêu cầu của GV một cách máy móc, rập khuôn. Tuy bước đầu có khó khăn lúng túng, nhưng qua một vài câu hỏi và qua sự gợi dẫn của GV thì các em đã tỏ ra tự tin hơn, dạn dĩ hơn và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác hơn. (2) Nếu GV lựa chọn được những BP dạy học phù hợp với nội dung, đặc điểm của bài học sẽ phát huy rất tốt năng lực cảm thụ, khả năng tự đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề của HS. Vì thế, trước khi đi vào tiến trình giảng dạy, công việc đầu tiên mà người GV phải xác định như một chiến lược của cả quá trình hoạt động của mình và của HS là xác định mục đích, nội dung bài học, và BP cụ thể cho từng nội dung đó là gì. Tức là phải nắm vững tác phẩm, đặc điểm đối tượng HS và mục đích của bài văn trong quan hệ với khóa trình. Có như vậy thì kết quả mới đạt yêu cầu như mong muốn. (3) Khi được dẫn dắt kỹ càng, đúng hướng và được tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình, HS cảm thấy hăng hái hơn, không khí lớp học cũng trở nên sôi động, hào hứng hơn. So với các lớp đối chứng thì không khí học tập và thái độ tích cực phát biểu xây dựng bài của HS lớp thực nghiệm có nhiều tích cực và hiệu quả hơn. Ở lớp học đối chứng, phần nhiều GV vẫn thuyết giảng và HS chủ yếu ghi chép thụ động. Mặc dù GV có đặt câu hỏi nhưng đa số là câu hỏi tái hiện, và sử dụng BP chưa phù hợp với từng nội dung, từng vấn đề trong tác phẩm nên không kích thích được khả năng suy nghĩ của HS. Thậm chí đôi lúc GV đặt câu hỏi rồi phải tự giải đáp cho các em ghi chép. Kết quả này thể hiện khá rõ ở các bài kiểm tra. Còn ở lớp thực nghiệm thì kết quả ở bảng 12 là căn cứ xác đáng để khẳng định khả năng ứng dụng của những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ của HS mà luận văn đã lựa chọn. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy sự phù hợp của từng biện pháp dạy học với từng vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Và chính sự phù hợp này đã kích thích được tính tích cực, sáng tạo của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn tự sự của Nam Cao ở trường THPT. KẾT LUẬN 1. Trên chặng đường phát triển của nền giáo dục Cách mạng, chưa bao giờ nhà trường nước ta vươn lên trước những thử thách lớn lao như hiện nay để đáp ứng đòi hỏi của cuộc canh tân giáo dục. Bước vào thế kỷ XXI, đà tiến vượt bậc của Cách mạng Khoa học công nghệ đã làm thay đổi hẳn nhận thức giáo dục vốn còn chịu nhiều ảnh hưởng của lối dạy học truyền thống. Tình hình dạy học văn ở nhà trường phổ thông đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trước yêu cầu của công cuộc đổi mới sâu rộng, triệt để của đất nước. Nhiều vấn đề thuộc quan điểm về nội dung và PP dạy học bộ môn văn được soi rọi thấu đáo, mới mẻ, giúp cho người GV có được nhận thức sâu sắc về quá trình dạy học. Từ đó có cơ sở PP luận đúng đắn để “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” [73]. Qua những bước triển khai thay SGK theo chương trình Ngữ văn mới ở bậc phổ thông, nội dung của môn văn dần dần hoàn thiện cùng với việc thay đổi cách thức dạy học khá mạnh mẽ. Đến với giờ văn ở trường THPT hôm nay, chúng ta có thể nhận ra sức lay động sâu sắc của những áng văn chương có giá trị của nền văn học dân tộc đối với tư tưởng tình cảm của HS. Có thể nhận ra mối quan hệ khắng khít giữa cảm và hiểu qua một bài văn. Và từ đó xác định đúng con đường tìm tòi để cảm nhận cái hay cái đẹp của văn chương bằng nổ lực của chính người học. Có thể thấy sự cố gắng của GV từ thực tiễn dạy học để khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “thôi miên”, nhồi nhét kiến thức bằng sự áp đặt lên HS. Vì thế, dễ thấy PP dạy học đã hỗ trợ tích cực cho việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu của cải cách giáo dục. Tuy nhiên, khách quan nhận xét chất lượng của việc dạy học văn hiện nay đang đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp. Có thể tìm ra những nhược điểm của tình hình dạy học văn qua những ý kiến trao đổi tại các cuộc Hội thảo trên phương tiện truyền thông. Chung qui, thực trạng dạy học văn vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của lối dạy học truyền thống: Còn nặng tính áp đặt lên người học, chưa tạo điều kiện tối ưu cho chủ thể HS phát huy vai trò chủ động sáng tạo của mình, nhất là chưa để HS tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách độc lập. Có một hiện tượng từng xảy ra: trong khi tài liệu giáo khoa và sách tham khảo của bộ môn văn được bổ sung nhiều, trong khi đội ngũ GV cũng được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ sư phạm tương đối bài bản nhưng chất lượng dạy học văn của HS vẫn chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Kết quả của bộ môn văn qua các kỳ thi Tú tài, thi Đại học đã cho thấy điều đó. Thêm một điều trái ngược: Trong khi phần lớn HS bị lôi cuốn vào văn hóa nghe nhìn thì việc đọc tác phẩm hầu như bị xem nhẹ. Kết quả cho thấy việc nắm bắt tác phẩm văn học trong chương trình của HS còn rất hời hợt. Các em không nắm bắt tác phẩm, không chịu thâm nhập vào thế giới nghệ thuật đa dạng, sinh động do nhà văn tạo ra nên không thể có được sự lay động tình cảm và cảm xúc tự thân. Qua nhiều năm thực hiện yêu cầu đổi mới theo tinh thần trên, chất lượng giờ học văn từng lúc được nâng lên, tình trạng dạy học theo kiểu thôi miên HS hầu như được xóa bỏ, PP dạy học đã dần dần có sự thay đổi phù hợp với đặc trưng, tính chất của môn học. Tuy nhiên, về bản chất thì giờ dạy học văn hiện nay vẫn chưa phải là giờ dạy học sáng tạo. Nguyên nhân chủ yếu là do GV chưa lựa chọn được PP dạy học phù hợp nên còn dành nhiều thời gian cho việc thuyết trình. Hệ thống câu hỏi nhìn chung chưa được đầu tư kỹ lưỡng nên chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của HS. Đặc trưng vốn có của giờ học tác phẩm văn chương là sự tiếp cận với nghệ thuật nên luôn đòi hỏi phải có sự rung động cảm xúc. Các kiến thức về cuộc sống và con người tích chứa trong tác phẩm đến với người đọc bao giờ cũng thông qua những cảm xúc thẩm mỹ. Do đó, mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính nghệ thuật luôn là bài toán khó đối với việc dạy học văn. Ở đây có mối quan hệ giữa cảm và hiểu, giữa tình cảm và lí trí mà người giảng dạy văn học cần quan tâm giải quyết. Chìa khóa để mở cánh cửa khi bước vào phân tích tác phẩm, theo quan điểm dạy học văn hiện đại, đó là người dạy luôn phải biết tận dụng triệt để việc phát huy tối đa năng lực cảm thụ của người đọc HS. Chính vì lẽ đó, kết cấu của giờ học văn, cách thức tiến hành giờ văn hôm nay đã đổi khác. Người GV phải sử dụng nhiều PP, nhiều BP, đặc biệt chú ý sự kết hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò để kích thích sự tìm tòi khám phá của chủ thể cảm thụ HS đối với tác phẩm văn chương. 2. Vì thế, trong luận văn này, thông qua việc tìm hiểu những cơ sở lí luận của hoạt động cảm thụ trong tiếp nhận văn học, chúng tôi rút ra những điều cần thiết nhằm duy trì và phát huy năng lực cảm thụ của HS trong giờ dạy học văn. Từ đó thấy rằng đây là một công việc đòi hỏi có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên không phải vì thế mà GV cho phép mình làm việc tùy tiện theo cảm hứng chủ quan. Sự sáng tạo này đòi hỏi phải có tính hợp lí, khoa học. Các BP dạy học nếu được nghiên cứu và vận dụng một cách phù hợp sẽ giúp cho GV đảm bảo tính khoa học trong quá trình định hướng, dẫn dắt HS tìm tòi, khám phá các BP nghệ thuật cũng như nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Mặt khác, vận dụng BP dạy học phù hợp với từng nội dung, từng vấn đề cần khai thác trong tác phẩm và phù hợp với đối tượng HS sẽ giúp cho các em cảm thấy dễ tiếp thu hơn, hứng thú học tập hơn, đồng thời kích thích được tính chủ động, suy nghĩ độc lập và sáng tạo của HS, giúp các em nâng cao khả năng nhận thức của mình. Bên cạnh đó, luận văn cũng thử vận dụng và đề xuất những BP cụ thể thông qua việc dạy học các tác phẩm của Nam Cao để khẳng định cho cách thức dạy học tích cực có khả năng kích thích tính chủ động, sáng tạo của vai trò chủ thể cảm thụ HS. Chúng tôi xem đây là sự cố gắng của bản thân nhằm khẳng định cho tư tưởng dạy học mới với quan niệm HS là nhân vật trung tâm. 3. Từ thực tế của quá trình dạy học thực nghiệm, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Việc chuyển đổi quan niệm và cách thức dạy học văn theo hướng chú trọng vai trò chủ thể cảm thụ của HS là một quá trình chuyển biến lâu dài, trong đó vừa chú ý nâng cao nhận thức và vừa bồi dưỡng năng lực sư phạm cho người thầy. Về lí luận, có thể thấy tài liệu lí luận được xuất bản khá nhiều. Tuy nhiên cần tăng cường cho tủ sách GV những tài liệu có tính chuyên khảo, vừa hệ thống lí luận vừa sát hợp với trình độ của đội ngũ GV hiện nay. Thí dụ tài liệu về cảm thụ văn học hiện GV vẫn còn thiếu. Bên cạnh đó, Bộ cần phối hợp với các trường ĐHSP biên soạn những tài liệu về PP dạy học làm sao kết hợp được trình độ lí luận chung với thực tế dạy học của GV ở cơ sở. - Thực tiễn dạy học cũng như dư luận quan tâm tới công việc dạy văn từng nêu vấn đề bồi dưỡng, phát huy năng lực cảm thụ, sáng tạo của HS. Việc thử nghiệm bước đầu là một hướng đi tích cực. Vì thế, cần có những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công việc này để giúp cho đội ngũ GV ở THPT có cơ sở tham khảo và thực hiện. - Để khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cho tư duy, cảm xúc độc lập và sáng tạo của HS, cần xem lại việc phân phối thời lượng cho một số bài dạy trong chương trình; Cần tạo điều kiện cho GV chủ động tiến hành giờ dạy trên lớp, nhất là đối với những vùng còn nhiều khó khăn; Khuyến khích GV có sự nổ lực tìm tòi sáng tạo trong quá trình hướng dẫn HS thâm nhập bài văn, giúp HS phát huy năng lực tưởng tượng và rung cảm để tiếp nhận văn chương. Phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS là một yêu cầu cần thiết và cần được các nhà sư phạm cùng đông đảo GV tiếp tục hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ mong thử nghiệm bước đầu mấy vấn đề đang đăt ra trong thực tiễn dạy học văn ở nhà trường THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn An (chủ biên) (1995), Lí luận dạy học, Trường ĐHSP TPHCM. 2. Nguyễn Đức Ân (1997), Phương pháp dạy học giảng văn ở trường THPT, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 3. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề về dạy học giảng văn, Tài liệu. 4. Lê Huy Bắc (tuyển chọn và giới thiệu), (2000), Thẩm bình tác phẩm văn chương trong nhà trường - Chí Phèo, T1. Nxb ĐHQG HN. 5. Trần Hòa Bình - Lê Dy - Văn Giá (1999), Bình văn, Nxb GD. 6. Nguyễn Hữu Chí (1996), Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung tâm, TC NCGD. Số 12. 7. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích truyện ngắn, Nxb Trẻ. 8. Nguyễn Đình Chú - Trần Hữu Tá (chủ biên) (2000), Văn học 11. T1, Nxb GD. 9. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb ĐHSP. 10. Trần Thanh Đạm và một số tác giả (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb GD. HN. 11. Trần Thanh Đạm - Nguyễn Đăng Mạnh - Phương Lựu (1995), Môn Văn và Tiếng Việt, T2, (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 1993-1996. BGD và ĐT. Vụ GV). 12. Hà Minh Đức (1995), Lí luận văn học, Nxb GD. 13. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb VH.HN. 14. Văn Giá (tuyển chọn và biên soạn) (1999), Nam Cao - Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb GD. 15. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb GD. 16. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb ĐN. 17. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học… gần và xa, Nxb GD. 18. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb VH. 19. Nguyễn Trọng Hoàn (1995), Biện pháp khơi gợi tưởng tượng ở học sinh trong giờ giảng văn, (Kỉ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học văn ở PTTH”). 20. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb GD. 21. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn, Nxb GD. 22. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb ĐHQG. HN. 23. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb GD. 24. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb GD. 25. Nguyễn Minh Hùng (2003), Văn chương nhìn từ góc sân trường, NxbVH. 26. Nguyễn Thị Thanh Hương (1995), Góp phần đổi mới việc dạy học tác phẩm văn học ở trường PTTH, (Kỉ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học văn ở PTTH”). 27. Trần Ngọc Hưởng (2000), Luận đề về Nam Cao, Nxb Văn Nghệ. TPHCM. 28. Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn chương, T1, Nxb KHXH. HN. 29. Nguyễn Kỳ (chủ biên) (2005), Phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb GD. HN. 30. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, NxbGD. 31. I. Ia. Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, (Phan Tất Đắc dịch), Nxb GD. 32. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XXI, NxbĐHQG HN. 33. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2000), Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, Nxb ĐHQG. HN. 34. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, NxbGD. 35. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học văn, Nxb ĐHQG. HN. 36. Phan Trọng Luận - Trương Dĩnh (2004), Phương pháp dạy học văn, T1, Nxb ĐHSP. 37. Phan Trọng Luận (1998), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, T1, Nxb GD. 38. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, NxbĐHQG. HN. 39. Phan Trọng Luận (2002), Văn học giáo dục thế kỉ XXI, Nxb ĐHQG. HN. 40. Phan Trọng Luận (2002), Xã hội văn học nhà trường, Nxb ĐHQG. HN. 41. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb GD. 42. Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2000), Văn học 12. T1 (Phần VHVN), Nxb GD. 43. Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2000), Văn học 12, SGV - Phần VHVN. Nxb GD. 44. Đặng Thai Mai (1972), Giảng văn Chinh phụ ngâm, Nxb ĐHSP. HN. 45. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb GD. 46. V. A. Nhikônxki (1978), Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông, T2, NxbGD. 47. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐN. 48. G. N. Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, T2, Nxb GD. 49. Nguyễn Huy Quát - Hoàng Hữu Bội (tuyển chọn và giới thiệu) (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy-học văn trong nhà trường, Nxb GD. 50. Đào Quý - Văn Thủy (2005), Tâm lí giáo dục - Lí thuyết và thực hành, Nxb Thống kê. 51. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2001), Tác phẩm văn chương trong trường phổ thông - Những con đường khám phá, T2. Nxb GD. 52. Vũ Tiến Quỳnh (1995), 45 bài văn chọn lọc lớp 11, Nxb GD. 53. Z. Ia. Rez (1983), Phương pháp luận dạy văn học (Phan Thiều dịch), Nxb GD. 54. Trần Đăng Suyền (2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb KHXH. 55. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn - Hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb VH. HN. 56. Trần Đình Sử (2003), Đọc văn học văn, Nxb GD. 57. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học, Nxb GD. 58. Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, T2, Nxb VH. 59. Đặng Thiêm (2005), Cùng học sinh khám phá qua mỗi giờ văn, Nxb GD. 60. Bích Thu (tuyển chọn và giới thiệu) (1999), Nam Cao - Về tác gia và tác phẩm, Nxb GD. 61. Phan Ngọc Thu (tuyển chọn và giới thiệu) (2001), Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, Nxb GD. 62. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lí văn nghệ, (Khổng Đức - Đinh Tán Duy dịch). Nxb TPHCM. 63. Phạm Toàn (2000), Công nghệ dạy văn, Nxb ĐHQG. HN. 64. Nguyễn Trí - Hà Bình Trị (1996), Để học tốt văn 12, Nxb GD. 65. Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn, giới thiệu) (2001), Đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG. HN. 66. Nguyễn Văn Tùng (2002), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường, Nxb GD. 67. Lê Trí Viễn - Đặng Thị Thìn (1996), Những bài làm văn mẫu. Lớp 12, T1. Nxb GD. 68. Lê Trí Viễn - Đặng Thị Thìn (1996), Những bài làm văn mẫu. Lớp 12, T2. Nxb GD. 69. Lê Trí Viễn - Trần Thị Thìn (1996), Những bài giảng văn ở phổ thông, SGD Long An. 70. Hoàng Hữu Yên - Nguyễn Quốc Túy - Trịnh Thu Tiết (2000), Tư liệu văn 11 (Phần VHVN), Nxb GD. 71. Ban chỉ đạo xây dung chương trình và biên soạn SGK THPT (7/2003), Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn THPT (tài liệu tham khảo), HN. 72. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2/2007), Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn văn và tiềng Việt THPT, HN. 73. Văn kiện hội nghị lần thứ 2. BCH T.W khóa 8 (1997), Nxb CTQG. HN. PHỤ LỤC 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” (Lớp 11,Tiết 100 - 101) A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu được: - Những khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút Nam Cao trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước Cách mạng. Qua đó thấy được sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm. - Hiểu được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, đặc biệt thể hiện trong việc đi sâu khám phá bản chất lương thiện đẹp đẽ ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người, tính người. - Giá trị nghệ thuật to lớn, mới mẻ của tác phẩm có tầm vóc kiệt tác này. - Giúp HS cảm thông với số phận bất hạnh của con ngời trong xã hội thực dân nửa phong kiến. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới I. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ GV đặt câu hỏi: Theo em, truyện “Chí Phèo” có mấy tên gọi? Em hãy cho biết ý nghĩa của các tên gọi đó? Định hướng trả lời: - Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”, đó là nơi Chí Phèo cha và Chí Phèo con lần lượt ra đời. Tác giả muốn nói đến vòng tiếp diễn của sự tha hóa về phẩm chất của người nông dân với cái nhìn bi quan. - 1941, Lê Văn Trương tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi” để phục vụ thị hiếu thấp hèn của một số người. - 1946, NXB Hội Văn hóa cứu quốc Hà Nội, trong tập “Luống cày”, tác giả đổi thành “Chí Phèo” với dụng ý tố cáo nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của người nông dân. 2. Đề tài Gv yêu cầu HS nêu đề tài của tác phẩm. Định hướng trả lời: Nam Cao viết đề tài người nông dân nghèo. II. Phân tích tác phẩm 1. Số phận của Chí Phèo nói riêng và của người nông dân nghèo trước năm 1945 nói chung a. Lai lịch: GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết lai lịch và bản chất của Chí Phèo trước khi làm canh điền cho Bá Kiến? Định hướng trả lời: - Không cha, không mẹ, không họ hàng. - Bị bỏ rơi bên lò gạch bỏ hoang. - Trôi dạt từ nhà này sang nhà khác. Sống bằng nghề ở mướn nhưng vẫn giữ đ- ược bản chất lương thiện với những ước mơ giản dị, bình thường. GV đặt câu hỏi: Khi ở tuổi 20, Chí Phèo có ước mơ gì? Định hướng trả lời: Chí Phèo mơ ước “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. GV đặt câu hỏi: Tại sao Chí Phèo bị đi tù? Bản chất của nhà tù lúc này như thế nào? Định hướng trả lời: - Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến, bị Bá Kiến ghen tuông và đẩy vào tù. - Nhà tù hoàn toàn ngược lại với nhà tù bình thường, biến người tốt thành ng- ười xấu. b. Sau khi đi tù về: * Ngoại hình: GV đặt câu hỏi: Sau khi đi tù về, ngoại hình của Chí Phèo như thế nào? Định hướng trả lời: - Đầu cạo trọc lốc - Răng cạo trắng hớn - Cái mặt đen và cơng cơng - Hai mắt gườm gườm - Mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng - Trên ngực và cánh tay chạm trổ hình thù kì dị GV đặt câu hỏi: Nhìn qua ngoại hình, em có nhận xét gì về cách sống của Chí Phèo? Định hướng trả lời: Chí Phèo sống bất cần đời. * Hành động: GV đặt câu hỏi: Nêu những hành động của Chí Phèo? Định hướng trả lời: - Chí Phèo chửi - Say triền miên - Rạch mặt ăn vạ - Đến nhà Bá Kiến GV đặt câu hỏi: Chí Phèo mấy lần đến nhà Bá Kiến, mục đích của những lần đến này có giống nhau không? Định hướng trả lời: Chí Phèo có 3 lần đến nhà Bá Kiến với những mục đích khác nhau: - Lần 1: Đến để ăn vạ. Trong tiềm thức, Chí Phèo đã có ý thức chống trả. Đó là bản năng tự vệ của con vật. - Lần 2: Đến để đòi đất đòi nhà, vì Chí Phèo đã thấy được nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của mình. Lần 3: Giết Bá Kiến (Bát cháo hành của Thị Nở làm Chí Phèo tỉnh ra và Chí Phèo giết Bá Kiến để đòi quyền làm người lương thiện) 2. Mối tình Thị Nở - Chí Phèo và sự thức tỉnh của lương tri GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết Thị Nở là người như thế nào? Định hướng trả lời: Thị Nở là người dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn và tâm tính đần độn. GV đặt câu hỏi: Thị Nở có ảnh hưởng như thế nào đối với Chí Phèo? Định hướng trả lời: - Thị Nở không chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông, mà lòng yêu th- ương mộc mạc chân thành của người đàn bà khốn khổ này cũng đã khiến bản chất l- ương thiện của Chí Phèo thức dậy. - Chi tiết bát cháo hành: Đó là một cử chỉ rất tình người. Chính cái đối xử của người đàn bà dở hơi ấy đã làm cho con quỷ dữ trở lại là người lương thiện. GV bình thêm: Qua cách đối xử của Thị Nở, ta thấy Thị hơn hẳn những người bình thường khác ở cách đối xử giữa người với người. Qua đó tác giả cũng tố cáo định kiến xã hội với cái nhìn hẹp hòi đã nhanh chóng đẩy con người vào sự diệt vong. 3. Bá Kiến GV đặt câu hỏi: Bá Kiến là nhân vật đại diện cho tầng lớp nào? Hãy cho biết tính cách của hắn? Định hướng trả lời: - Bá Kiến đại diện cho tầng lớp thống trị ở địa phương - Là một kẻ mưu mô xảo quyệt, gian hùng Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm… là bọn “quần ngư tranh thực” trong xã hội phong kiến Việt Nam. III. Chủ đề GV đặt câu hỏi: Xung đột giữa Bá Kiến và Chí Phèo là xung đột gì? Định hướng trả lời: Đó là xung đột, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ trong xã hội trước năm 1945. C. Căn dặn HS: Học bài và soạn bài “Đời thừa” theo câu hỏi trong SGK TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA” (Lớp 11,Tiết 102- 103) A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS hiểu được: - Chủ đề mang tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của truyện thể hiện qua việc miêu tả tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo. - Những nét đặc sắc, mới mẻ trong bút pháp nghệ thuật của tác giả. - Học sinh có sự cảm thông, chia sẻ với nỗi vất vả của những nhà văn nghèo, của những mảnh đời bất hạnh. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Vào bài mới “Đời Thừa” cũng như hầu hết sáng tác của Nam Cao về người trí thức nghèo (Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn…) đều miêu tả rất mực chân thật tình cảnh nghèo túng, bế tắc của họ. Thông qua những bi kịch tinh thần ấy, Nam Cao nêu những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, khái quát. Ta cùng tìm hiểu truyện ngắn “Đời Thừa” để hiểu rõ hơn. I. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ GV cho HS đọc tiểu dẫn SGK và yêu cầu các em nêu xuất xứ của truyện. Định hướng trả lời: Tác phẩm được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 490, ra ngày 4/12/1943. 2. Đề tài GV yêu cầu HS nêu đề tài được phản ánh trong truyện. Định hướng trả lời: Đề tài của tác phẩm là cuộc sống của những người trí thức nghèo. 3. Chủ đề. GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm và xác định chủ đề của truyện. Định hướng trả lời: Tấn bi kịch tinh thần của người trí thức thức nghèo. II. Phân tích tác phẩm 1. Tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ a. Bi kịch về ước mơ, hoài bão GV đặt câu hỏi: Là một nhà văn, Hộ có những ước mơ gì? Hộ đã làm gì để thể hiện ước mơ đó? Định hướng trả lời: - Hộ ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương, anh “nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng thời”. - Anh hi sinh tất cả vì nghệ thuật: “đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn”. - Anh viết rất cần mẫn, chăm chỉ. GV đặt câu hỏi: Ước mơ của Hộ có thực hiện được không? Tại sao? Và sau đó Hộ viết như thế nào? Định hướng trả lời: Hoài bão cao đẹp của Hộ bị “những lo lắng tủn mủn về vật chất” phá huỷ tất cả. - Hộ cho in nhiều cuốn viết văn vội vã. - Hộ viết dễ dãi, cẩu thả. => Đó là nỗi đau tinh thần to lớn. Người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị của mình và khao khát sống có ý nghĩa, nhưng nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền không cho phép Hộ thực hiện điều đó. b. Bi kịch vì vi phạm vào lẽ sống, tình thương. GV đặt câu hỏi: Hộ là người có bản chất như thế nào? Những chi tiết nào cho ta thấy được điều đó? Định hướng trả lời: - Hộ có tấm lòng yêu thương rộng mở - Cứu vớt cuộc đời của mẹ con Từ - Lo ma chay chu đáo cho mẹ vợ - Rất mực yêu thương vợ con. GV đặt câu hỏi: Tại sao Hộ lại đánh đập vợ con? Định hướng trả lời: Do những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, do phải kiếm tiền nuôi vợ con nên Hộ không thể thực hiện hoài bão của mình. GV đặt câu hỏi: Cuối cùng giữa tình thương và hoài bão, Hộ đã lựa chọn như thế nào? Tại sao? Định hướng trả lời: Hộ chọn tình thương, vì Hộ là một con người. 2. Tuyên ngôn về quan niệm nghệ thuật. GV đặt câu hỏi: Qua những dằn vặt của Hộ, em thấy gì về quan niệm nghệ thuật của Nam Cao? Tìm dẫn chứng. Định hướng trả lời: - Văn chương chân chính phải thấm nhuần tinh thần nhân đạo lớn lao. Nghệ thuật phải là những gì liên quan đến nỗi đau con người và khơi dậy niềm tin yêu cuộc sống. - Bản chất của nghề văn là phải sáng tạo, phải có sự tìm tòi khám phá. Dẫn chứng: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, và “Một tác phẩm thật giá trị... Nó làm cho người gần người hơn”. 3. Nghệ thuật GV yêu cầu: Em hãy nêu những chi tiết nghệ thuật xây dựng truyện. Định hướng trả lời: - Cốt truyện đơn giản, khung cảnh rất hẹp. - Xung đột truyện do nội tâm của nhân vật chính. - Tâm lí, tính cách nhân vật được miêu tả từ những chi tiết nhỏ. - Truyện kể theo dòng tâm sự nhân vật, không theo trình tự thời gian. III. Tổng kết GV đặt câu hỏi: Qua nhân vật Hộ, em thấy cuộc sống người trí thức trước 1945 như thế nào? Định hướng trả lời: Qua nhân vật Hộ, ta thấy sự dằn vặt, đau khổ về tinh thần trong cuộc sống của người trí thức, họ không thể dung hoà giữa ước mơ và hiện thực, bởi vì hiện thực cuộc sống đã bóp chết ước mơ của họ. C. Căn dặn HS: - Học kỹ bài. Nắm vững bi kịch của Hộ và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. - Soạn bài “Ôn tập”. Trả lời câu hỏi trong SGK, trang 274 và 275. TRUYỆN NGẮN “ĐÔI MẮT” (Lớp 12, Tiết 28, 29) A. Mục tiêu cần dạy Giúp học sinh: - Hiểu được những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vấn đề lập trư- ờng, quan điểm của giới trí thức và văn nghệ sỹ đối với cuộc kháng chiến, đối với vai trò của nhân dân lao động được đặt ra có ý nghĩa quan trọng. - Qua phân tích: Đánh giá đúng tư tưởng tiến bộ của Nam Cao đối với cuộc kháng chiến, đối với nhân dân, đối với nghệ thuật từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng và kháng chiến. Hiểu và đánh giá đúng những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới I. Giới thiệu 1. Tác giả GV yêu cầu: Hãy nhắc lại vài nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mà em đã học ở lớp 11. Định hướng trả lời: - Quê: Làng Đại Hoàng- Nam Sang- Hà Nam, là vùng đồng chiêm trũng nghèo khó, bị cường hào áp bức, bóc lột tàn tệ. - Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, đông anh em, là người duy nhất đư- ợc ăn học tử tế. - Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương gắn bó với dân nghèo - Sự nghiệp. GV đặt câu hỏi: Trước và sau Cách mạng tháng Tám, tác giả nghiên cứu những đề tài nào? Nêu một số tác phẩm đã học. + Trước Cách mạng: là nhà văn hiện thực + Sau Cách mạng: là nhà văn Cách mạng, say mê trong công việc, đặt lợi ích Cách mạng lên hàng đầu. 2. Hoàn cảnh sáng tác GV giới thiệu và thuyết giảng - Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, giới trí thức văn nghệ sỹ có sự phân hóa tư tưởng. - Mùa xuân năm 1948, Đảng đưa ra đường lối sáng tác cho giới văn nghệ sỹ là “Cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”. - Tác phẩm ra đời lúc đầu có tựa đề là “Tiên sư thằng Tào Tháo”, sau đổi thành “Đôi mắt” cho phù hợp với ý nghĩa. GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm. Sau đó GV tóm tắt lại thật ngắn gọn. 3. Ý nghĩa tựa đề GV đặt câu hỏi: Qua tóm tắt, em hãy nêu ý nghĩa tựa đề của tác phẩm? Trên cơ sở HS trả lời, GV giảng rõ nội dung sau: Phê phán cái nhìn lệch lạc, lối sống vị kỷ của tầng lớp trí thức đứng bên lề cuộc kháng chiến, ca ngợi tinh thần dấn thân nhập cuộc của những trí thức tiến bộ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc. II. Phân tích 1. Nhân vật Hoàng a. Lúc ở Hà Nội GV đặt câu hỏi: Lúc ở Hà Nội, Hoàng là người như thế nào? Định hướng trả lời: - Sống phong lưu, nuôi chó dữ - Là tay chợ đen tài tình, có tính ghen tỵ và hay “đá bạn”. b. Lúc tản cư về quê. * Nếp sống: GV yêu cầu: Hãy tìm những câu miêu tả ngoại hình của Hoàng và cho biết nhận xét của em về nhân vật này. Định hướng trả lời: Ngoại hình to béo, khuôn mặt có ria mép như bàn chảy nhỏ  nếp sống nhàn tản, dư thừa, rãnh rỗi. * Cung cách sinh hoạt: GV đặt câu hỏi: Cung cách sinh hoạt của gia đình Hoàng ra sao? Định hướng trả lời: + Nuôi chó dữ + Nhà kín cổng cao tường, sân gạch, vườn hoa. + Ăn mía ướp hoa bưởi, khoai lang vùi, hút thuốc lá thơm, uống trà trước khi đi ngủ. + Ngủ màn tuyn trắng toát, sực mùi nước hoa + Mặc: sang trọng + Sở thích: đọc “Tam quốc chí” trước khi đi ngủ. GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nếp sống của anh ta? Định hướng trả lời: Sinh hoạt kiểu cách, trưởng giả, quý tộc. Hoàng vẫn giữ nếp sống như cũ. Nếu thời bình đây là nếp sống lành mạnh thì trong thời chiến đây là cách sống thờ ơ, lạc lõng, đáng phê phán. c. Đôi mắt của Hoàng: - Đối với nông dân: GV đặt câu hỏi: Hoàng đánh giá ngời nông dân như thế nào? GV giúp HS tìm dẫn chứng trong SGK và định hướng trả lời: - Hoàng nhìn người nông dân chỉ thấy mặt hạn chế: Họ không biết thức thời, tàn nhẫn, ngố, nhặng xị, tò mò, nhiều chuyện, ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ. GV đặt câu hỏi: Thái độ của Hoàng như thế nào khi kể cho Độ nghe về những điều quan sát? Định hướng trả lời: Cười cợt, khinh bỉ ra mặt. GV đặt câu hỏi: Em hãy đánh giá về “Đôi mắt” của Hoàng. Định hướng trả lời: Hoàng có đôi mắt nhìn phiến diện, một phía, chỉ thấy được mặt hạn chế mà không thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: Họ là những người yêu nước, tham gia Cách mạng hăng hái, tích cực trong kháng chiến.  Đôi mắt của Hoàng đáng phê phán nhưng thái độ của anh đáng phê phán hơn. - Đối với kháng chiến: GV đặt câu hỏi: Đối với kháng chiến thì anh ta như thế nào? Định hướng trả lời: - Không tin vào vai trò của quần chúng. - Không chịu cộng tác với cán bộ địa phương. - Yêu lãnh tụ.  Hoàng không tham gia kháng chiến nhưng đứng bên ngoài soi mói, chế nhạo. GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật? Định hướng trả lời: Bằng bút pháp trào phúng, tác giả xây dựng thành công nhân vật Hoàng. Có “đôi mắt”, tư tưởng, lập trường đáng phê phán. 2. Nhân vật Độ GV đặt câu hỏi: Em hãy khái quát về nhân vật Độ? Định hướng trả lời: - Nhìn người nông dân toàn diện và tin tưởng. - Tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng làm tuyên truyền nhãi nhép  xác định lập trường đúng đắn. GV đặt câu hỏi: Xét đến cùng “đôi mắt” của Hoàng và Độ khác nhau là do đâu? Định hướng trả lời: Do họ đứng trên lập trường khác nhau. Vậy muốn có “đôi mắt” đúng đắn thì phải xác định lập trường đúng đắn, lúc này là lập trường kháng chiến và Cách mạng. 3. Nghệ thuật GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của Nam Cao? Định hướng trả lời: - Khắc hoạ nhân vật có chiều sâu, mang tính điển hình. - Kể chuyện qua nhân vật và theo quan điểm nhân vật. III. Tổng kết - Tác phẩm khẳng định một “Đôi mắt” thật đúng đắn cho chính mình và cho đồng nghiệp. - Ca ngợi vai trò của quần chúng nhân dân trong kháng chiến. Đây là truyện ngắn thành công của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám. C. Căn dặn HS: - Học kỹ bài. Nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Soạn bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: + Đọc bài thơ và tiểu dẫn. + Trả lời câu hỏi trong SGK. 2. ĐỀ KIỂM TRA Đề kiểm tra dùng cho cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời, song chỉ có 1 phương án trả lời đúng nhất. Chọn và khoanh tròn phương án mà anh, chị cho là đúng nhất. TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” Câu 1. Nhan đề “Chí Phèo” có ý nghĩa gì sau đây? a. Phản ánh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người dân làng Vũ Đại. b. Gợi sự tò mò ở người đọc c. Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến. d. Nhấn mạnh bi kịch của người nông dân nghèo. Câu 2. Trong những nghệ thuật sau đây, nghệ thuật nào chủ yếu làm nên giá trị hiện thực của “Chí Phèo”? a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật c. Nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện d. Nghệ thuật lựa chọn ngôn ngữ truyện Câu 3. Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động trực tiếp đến bi kịch bị lún sâu vào con đường lưu manh, tội lỗi, không lối thoát của Chí Phèo? a. Chí Phèo- Bà Ba c. Chí Phèo- Thị Nở b. Chí Phèo- Bá Kiến d. Chí Phèo- Tự Lãng Câu 4. Sau cái đêm Chí Phèo uống rượu say và gặp Thị Nở, sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí Phèo lo sợ rất nhiều thứ. Điều mà Chí Phèo sợ nhất là: a. Tuổi già c. Cô độc b. Đói rét d. Ốm đau Câu 5. Khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, trạng thái cảm xúc đầu tiên của Chí Phèo là: a. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy lòng mơ hồ buồn b. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy lòng nao nao buồn c. Hết ngạc nhiên thì hắn ôm mặt khóc rưng rức d. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt Câu 6. Nam Cao xây dựng nhân vật Thị Nở xấu đến “ma chê quỷ hờn” là có dụng ý gì? a. Để cho Thị Nở xứng đôi với Chí Phèo b. Để cho câu chuyện hấp dẫn hơn c. Để cho bi kịch của Chí Phèo càng nặng nề hơn d. Để cho Thị Nở cảm thông với hoàn cảnh của Chí Phèo hơn Câu 7. Từ khi ra tù cho đến lúc chết, chỉ có một thời gian sống với Thị Nở thì Chí Phèo mới thật sự sống như một con người. Thời gian đó là: a. 4 ngày c. 6 ngày b. 5 ngày d. 7 ngày Câu 8. Khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo đã rơi vào bi kịch nào sau đây? a. Bi kịch của một kẻ bị thất tình b. Bi kịch của một kẻ bị mất sợi dây ràng buộc cuối cùng với cuộc đời c. Bi kịch của một kẻ không biết tin tưởng vào ai d. Tất cả các bi kịch trên đều đúng Câu 9. Nguyên nhân sâu xa nào sau đây trực tiếp đẩy Chí Phèo vào bi kịch bị từ chối quyền làm người ? a. Cường quyền bạo ngược b. Định kiến hà khắc của làng c. Sự từ chối tình yêu của Thị Nở d. Sự tuyệt vọng của bản thân Chí Phèo Câu10. Qua tác phẩm, Nam Cao đã đúc kết được một quy luật lớn nhất của xã hội đương thời. Đó là qui luật: a. Còn kiểu người như Bá Kiến thì chắc chắn sẽ còn kiểu người như Chí Phèo b. Kẻ ác thì nhất định sẽ bị đền tội c. Bất cứ người lương thiện nào cũng bị tha hóa d. Tình yêu có sức mạnh cảm hóa được con người TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA” Câu 1. Theo nội dung của truyện và bi kịch của nhân vật Hộ, hai chữ “Đời thừa” đ- ược dùng để chỉ đúng nhất tình trạng sống: a. Mòn mỏi, vô nghĩa c. Bế tắc, tuyệt vọng b. Tối tăm, tẻ nhạt d. Đau khổ, buồn bã Câu 2. Nam Cao xây dựng “Đời thừa” nhằm mục đích nào sau đây: a. Nêu quan điểm về nghệ thuật sáng tác rất tiến bộ của mình b. Đặt ra vấn đề “số phận của văn chương” trước Cách mạng tháng Tám c. Lên án hiện thực tàn nhẫn đã vùi dập ước mơ, hoài bão của con người d. Cả ba mục đích trên, xét riêng đều chưa đầy đủ Câu 3. Trong sự nghiệp của mình, bi kịch làm Hộ đau đớn nhất là bi kịch nào sau đây: a. Anh không được viết văn. b. Tác phẩm của anh không đạt giải Nobel. c. Anh không thể viết theo yêu cầu nghệ thuật chân chính. d. Anh phải đọc lại những bài viết cẩu thả của mình. Câu 4. “Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là……”. Từ nào điền vào chỗ trống (…….) trong câu nói trên đúng với nguyên văn của tác phẩm? a. Đê tiện c. Bất lương b. Khốn nạn d. Tàn nhẫn Câu 5. Động cơ nào sau đây khiến Hộ giang tay đón mẹ con Từ? a. Hộ rất yêu Từ b. Hộ thương cho cảnh ngộ của Từ c. Hộ cần có một gia đình d. Cả ba động cơ trên đều đúng Câu 6. Trong đời sống tình cảm, lí do nào sau đây làm Hộ đau đớn nhất? a. Cuộc sống của anh quá nghèo túng b. Anh đã nhiều lần đối xử thô bạo với vợ con c. Vợ con mang đến cho anh quá nhiều phiền phức d. Anh phải hy sinh quá nhiều cho vợ con Câu 7. Mỗi lần tỉnh dậy sau cơn say, Hộ thường có hành động nào sau đây? a. Ngồi vào bàn và tiếp tục viết b. Chửi bới, đánh đuổi vợ con c. Hối hận vì những hành vi mình đã làm d. Vùng vằng bỏ đi ra phố Câu 8. Cuối truyện “Đời thừa” nhân vật Hộ đã bật khóc, như Nam Cao đã miêu tả: “Nước mắt của hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh…”. Đó là nước mắt của: a. Nỗi khổ đau c. Niềm thương xót b. Sự hối hận d. Cả ba loại cảm xúc trên Câu 9. Những chữ nào sau đây diễn tả đúng các bi kịch tinh thần đau đớn của nhân vật Hộ? a. Bi kịch vỡ mộng vì không theo đuổi được lý tưởng của mình b. Bi kịch chết mòn về nhân cách c. Bi kịch vì thấy mình thừa ra giữa cuộc đời, thừa ra trong gia đình d. Tất cả đều đúng Câu 10. Xây dựng tác phẩm “Đời thừa”, Nam Cao đã sử dụng thành công nhất thủ pháp nghệ thuật nào sau đây: a. Xây dựng cốt truyện b. Miêu tả ngoại hình của nhân vật c. Sử dụng ngôn ngữ d. Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật TRUYỆN NGẮN “ĐÔI MẮT” Câu 1. Để hiểu đúng giá trị của tác phẩm “Đôi mắt”, ta cần căn cứ vào khía cạnh nào sau đây: a. Thời điểm sáng tác c. Ý tưởng của nhà văn b. Hoàn cảnh ra đời d. Tất cả các khía cạnh trên Câu 2. Xây dựng truyện ngắn “Đôi mắt”, Nam Cao tập trung nhiều nhất vào yếu tố nào sau đây: a. Cốt truyện c. Lời kể b. Nhân vật d. Tình huống Câu 3. Đặc điểm nào sau đây ít được Nam Cao chú ý đến khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Đôi mắt”? a. Ngoại hình c. Nếp sống b. Nội tâm d. Ngôn ngữ Câu 4. Kể nhiều chi tiết về con chó Bec - giê, Nam Cao chủ yếu làm rõ đặc điểm gì ở nhân vật Hoàng? a. Cuộc sống giàu có của Hoàng b. Cái tài xoay sở của Hoàng c. Tính cách của Hoàng d. Thói quen của Hoàng Câu 5. Trong lúc trò chuyện với Độ, Hoàng có nói: “Nhưng thế nào chúng mình cũng phải viết một cái gì để ghi lại cái thời này. Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng”. Câu nói này ngụ ý: a. Hoàng so sánh tài năng của mình với tài năng của Vũ Trọng Phụng b. Hoàng so sánh thời buổi mà anh đang sống với thời buổi mà Vũ Trọng Phụng đã phản ánh trong “Số đỏ” c. Hoàng muốn chứng tỏ anh là một nhà văn luôn theo kịp thời đại d. Tất cả đều sai Câu 6. Nói về Hồ Chủ Tịch, Hoàng hết lời ca ngợi. Nhưng tại sao trong những lời ca ngợi ấy lại chứa đựng sự nhận thức lệch lạc, méo mó? a. Vì Hoàng phủ nhận vai trò của quần chúng b. Vì Hoàng che đậy sự vô trách nhiệm của mình đối với kháng chiến c. Vì Hoàng không đi theo và làm theo Hồ Chủ Tịch d. Tất cả các lí do trên Câu 7. Nam Cao kết thúc tác phẩm bằng một câu chửi yêu của Hoàng dành cho Tào Tháo: “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!”. Theo em, mục đích chủ yếu của Nam Cao là đánh giá gì về nhân vật Hoàng? a. Hoàng rất am hiểu truyện “Tam quốc” b. Hoàng rất ngưỡng mộ nhân vật Tào Tháo c. Hoàng rất thích hợp với thế giới trong “Tam quốc” d. Hoàng không sao hòa nổi mình vào cuộc sống thực tại Câu 8. Mục đích Độ đến tìm Hoàng là để mời anh cùng làm tuyên truyền với mình, nhưng khi trò chuyện với Hoàng thì những điều muốn nói anh “đành giữ kín trong lòng không nói nữa”. Bởi vì Độ hiểu rõ: a. Hoàng không thích làm tuyên truyền b. Hoàng không có khả năng làm tuyên truyền c. Hoàng không thể làm tuyên truyền d. Tất cả đều sai Câu 9. Sự khác nhau giữa “đôi mắt” của Hoàng và Độ, xét đến cùng là do họ khác nhau về: a. Tư tưởng c. Chỗ đứng b. Tính cách d. Lối sống Câu 10. Qua “Đôi mắt”, Nam Cao đã đề ra một qui luật sáng tạo nghệ thuật. Trong qui luật này, người nghệ sỹ trước tiên cần phải: a. Sống cho ra một con người b. Có đôi mắt của tình thương c. Có đôi mắt của nhiệt tình cách mạng d. Viết như một nghệ sỹ chân chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH005.pdf