MS: LVVH-VHVN022
SỐ TRANG: 172
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI TRI ÂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Giới hạn đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Nguồn dẫn liệu
6. Cấu trúc khóa luận
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CÁC HÌNH THỨC THƯỞNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
1.1. Giới thuyết về hình thức thưởng – phạt
1.2. Phân loại, miêu tả các hình thức thưởng – phạt.
1.3. Đặc điểm các hình thức thưởng – phạt
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HÌNH THỨC THƯỞNG - PHẠT VÀ NHỮNG MÔ TÍP TIÊU BIỂU
2.1 Các mô típ ban thưởng
2.1.1. Mô típ “Phương tiện thần kì”
2.1.2. Mô típ “Con vật thiêng có phép”
2.1.3. Mô típ “Báu vật thần kì”
2.1.4. Mô típ “Người trợ giúp thần kì”
2.1.5. Mô típ “Hóa thân nhiều lần”
2.1.6. Mô típ “Kết hôn và lên ngôi”
2.1.6.1. Mô típ “Người trần kết hôn với tiên”
2.1.6.2. Mô típ “ Người trần kết hôn với người thủy cung”
2.2. Mô típ trừng phạt
2.2.1. Mô típ “ Sự bắt chước không thành công”
2.2.2. Mô típ “Cái chết và sự biến hình”.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
172 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chúng. Hổ nó: - “ Tao thấy dưới sàn
nhà nọ có ba hố bạc”. Lợn nói: - “Tao đào củ ở một chỗ nọ thấy ba hòm
tiền”. Gấu cũng chỉ một kho của ở bìa rừng. Khỉ chỉ cây mà quả của nó vắt
nước vào mắt người mù thành mắt sáng. Chúng hỏi:- “Cây nào?”. Khỉ trỏ
vào cây mà người em đang ngồi. Sau khi các thú vật bỏ đi người em hái quả,
nhỏ nước vào mắt, quả nhiên mắt sáng lại thật. Rồi anh lần lượt đi tìm các
vật quí như các con vật đã kể. Khi người anh bán xong lợn về thì đã thấy
người em ở nhà, mắt sáng và giàu có. Nghe người em hỏi chuyện người anh
cũng đi hỏi miếu thần. Thần miếu trả lời như cũ. Anh về bảo em chọc mù
mắt mình, em không chịu anh tự chọc mắt mình rồi trèo lên cây. Nhưng khỉ
trông thấy hắn liền báo cho các con vật khác biết. Chúng rung cây người anh
rơi xuống, bị hổ xé xác. Thần miếu bỏ chạy.
Hố vàng hố bạc (Tày)
Một anh trai nghèo đi câu cá. Một lũ khỉ đến hỏi: - “ Câu cá bằng mồi
gì?”. – “ Ruột khỉ”. Nghe nói thế lũ khỉ sợ hãi bỏ chạy. Chốc sau chúng lại
đến hỏi, anh vẫn trả lời như cũ. Cho là người này giết khỉ thực, lũ khỉ bẻ
nhánh đánh anh. Anh đau nằm vật xuống như chết. Lũ khỉ bảo nhau: -“ Chôn
ở đâu bây giờ? Hố vàng hố bạc hay hố hủi ?” – “ Hố bạc”. Nhờ vậy anh
chàng trở nên giàu có. Một người khác nghe tin cũng đi câu cá, gặp lũ khỉ và
sự việc lại diễn ra như cũ. Nhưng đến khi chúng hỏi chôn ở đâu, một con dáp
: - “ hố hủi”, hắn nhổm dậy nói :- “ hố vàng kìa” – “ À ra hắn còn sống”.
Chúng nói thế rồi quẳng anh xuống ghềnh.
Chàng con côi (Tày )
Một người thợ săn vì giết hại nhiều hươu nai, bị ngọc Hoàng bắt hóa
thành nai đực. Người ấy từ biệt vợ con lên rừng ở. Khi con tên là Pơ – Jạ (
Pơ – Jạ: mồ côi ) lớn lên hỏi mẹ : - “ Bố con đâu?” – “ Bố con đã hóa nai
không về được nữa”. Anh bảo mẹ nắm cơm cho mình lên rừng tìm cha. Vì
tuy ở với nai, người bố vẫn ăn đồ chín, anh tìm đến đống than có vùi hoa
chuối, đặt gói cơm vào rồi trèo lên cây nấp rình. Quả nhiên anh thấy bố mình
nửa mình người nửa mình nai về ăn gói cơm có vẻ ngon lành. : -“ Bố ơi con
đến đón bố về ở với mẹ” – “ Không về được đâu” nai đáp “ Bố sắp biến hoàn
toàn thành nai rồi”. Nghe con nài mãi nai theo về, nhưng đến cổng bị chó
vàng cắn đuổi, nai lại lao vào rừng. Người con lại tìm, sau khi đã nhốt chó,
nhưng vẫn bị chó tung cả nơm ra cắn. Đến lần thứ ba con đón về sau khi đã
giết chó, nhưng khi thấy đầu chó trong chảo, nai cũng hoảng sợ chạy ra cửa,
sừng mắc vào cột gẫy mất. Bố dặn con : - “ Từ nay bố không về được nữa vì
đã hoàn toàn thành nai rồi. Con hãy lấy dây buộc cái sừng này vào mà kéo,
hễ nó mắc vào đâu thì ở đấy mà sinh cơ lạc nghiệp”. Sừng sau đó mắc vào
nơi ở của một bà góa, không lôi đi được. Anh bèn thương lượng với bà dọn
nhà đi nơi khác, còn mình thì ở đấy khai phá trồng lúa. Không ngờ đền mùa
lúa chín, anh gặt không xuể vì bông lúa vừa gặt đằng trước thì đằng sau đã
hiện ra. Có bảy nàng tiên đi hái dâu tình nguyện gặt giúp, gặt đến đâu các
nàng nhổ nước cốt trầu vào (hoặc rắc phấn tiên hoặc lấy giấy nút lại ) nên lúa
không ra bông nữa. Vì vậy ngày nay cây lúa chia thành từng lớp, một lớp có
vỏ xốp trắng và một lớp đỏ. Thấy các nàng đẹp, anh trộm đôi cánh của cô
thứ bảy giấu đi. Cô không về trời được bèn ở lại nhà chàng trai. Nhưng vì
nhà không cót, không ván, và chỉ có một chiếc giường nên cô đành làm vợ
chàng trai. Ăn ở được ít lâu nàng sinh được hai con. Khi chồng vắng nhà, vợ
ở nhà thấy con hay quấy, trái lại khi bố ở nhà thì các con vui vẻ. Một hôm
mẹ hỏi thì con đáp : “Bố có cánh hoa thích lắm”- “ Thế bố để ở đâu ?” – “ Ở
đống thóc già năm kia; ở đóng thóc non năm ngoái”. Nghe lời con, nàng tìm
được cánh và định bay về trời. Trước khi đi, nàng dặn các con hễ bố đánh
bằng đũa hoặc chổi thì gọi mẹ, mẹ sẽ xuống đón. Về nhà thấy mất vợ, anh
mới hay con đã chỉ cánh cho mẹ nên đã cầm roi đánh. Nhưng đánh bao nhiêu
chúng vẫn cười. Tức mình, anh đánh nữa, chúng vẫn chịu đựng. Một lần anh
trở cán chổi đánh, chúng òa lên khóc. Ở trên trời nàng tiên nghe con khóc,
liền thả xuống một cái túi bằng vải da cho con trèo lên. Thấy con được lên
với mẹ chúng, bố cũng kêu khóc inh ỏi. Vì túi quá bé, nàng tiên bèn thả
xuống một cái túi giấy, nhưng kéo chồng lên được nửa chừng, người nặng,
túi rách, bố rơi xuống hóa thành cây han ình và vắt.
Ò Pèn Ò Kín ( dân tộc Nùng )
Có hai chị em cùng cha khác mẹ tên là Ò Pèn và Ò kín. Mẹ Ò Kín đẹp
được chồng yêu, trái lại mẹ Ò Pẻn bị chồng ghét, bắt làm tất cả mọi công
việc nặng. Sau đó, một hôm bà bị chồng đánh chết quăng lên rừng. Ò Pẻn từ
đó làm mọi việc, kể cả việc đêm đêm phải lên rừng canh nương. Mẹ Ò Pèn
hóa thành hùm tinh thường đến giúp đỡ con, lại bắt thịt rừng cho con ăn.
Thấy Ò Pèn nói nhờ hùm tinh mà trở nên béo tốt, dì ghẻ cho Ò Kín đi
canh nương thay, nhưng không được gì của hùm tinh mà trái lại bị hùm tinh
tát chết kéo vào buồng đắp chiếu lại. Một con quạ bay về báo tin: - “ quạ quạ
con mày chết đêm qua”. Mẹ Ò Kín không tin, cho rằng con mình đang được
hùm tinh cho ăn thịt và tặng mọi thứ. Quạ đến báo lần ba mụ cùng chồng
chạy lên. Khi biết sự thật thì hùm tinh đã nấp ở gốc nhà nhảy ra cắn chết cả
hai.
Nàng Khao, nàng Đăm (Thái)
Ngày xửa ngày xưa, hai vợ chồng nhà nọ sinh được một cô con gái, tên là
Khao vừa xinh đẹp lại còn tốt nết. Ít lâu sau, người chồng lấy thêm một
người vợ lẽ, người vợ có một cô con gái riêng vửa xấu xí lại còn đanh đá tên
là Đăm. Về sau mẹ con nàng Khao bị người bố ghét bỏ. Một hôm, nàng
Khao và nàng Đăm theo bố ra đồng bắt ếch. Nàng Khao lặn lội nhưng chỉ bắt
được một con nhưng bị nàng Đăm lừa, nói với bố là mình đã bắt được. Trưa
đến, người bố về nhà bảo mẹ của nàng Khao đem ếch đi làm thịt. Nhưng mẹ
của nàng Khao bị ông bố nghi là ăn vụng ếch nên ông đã cầm thuổng giết
chết mẹ của nàng Khao. Mẹ của nàng Khao chết và biến thành hổ.
Bị mồ côi mẹ, nàng Khao bị hết khổ sở này đến khổ sở khác. Nàng đi bắt
cá thì bị Đăm lừa lấy hết cả giỏ. Khi bố đi vắng, mẹ con nàng Đăm còn đem
nước muối đổ vào chậu làm cho nước mắt mặn để người bố tin rằng, mẹ con
chúng yêu thương ông nhiều hơn và ông đã đuổi nàng Khao vào rừng. Trong
rừng, nàng tình cờ gặp lại người mẹ hổ của mình.
Mẹ hổ cho nàng nhiều váy hoa áo đẹp, vàng bạc, kiềng vàng rồi bỏ đi.
Chúa một mường đi ngang qua thấy nàng ăn mặc rất đẹp nên cưới nàng về
làm vợ. Nàng từ đó được sống trong cảnh giàu sang sung sướng. Ít lâu sau,
nàng sinh được một đứa con trai
Bố lúc này đói rách lần theo dây bầu tìm đến nhà nàng Khao, được nàng
tiếp đãi rất hậu, tặng cho nhiều vật quý mang về.
Nàng Đăm cũng tìm đến nhà nhưng bị Khao đối xử không tốt: lên nhà
bằng thang sậy, giữa chừng thang gãy rơi xuống đất bị bọ chó cắn; ngồi ghế,
ghế gãy bị chó mèo cắn; ăn cơm bị đũa nứa cứa đứt mồm; khi về Khao cho
cỡi dê gàn, dê đâm vào bụi này vũng kia.
Về nhà, Đăm ghen tức xui bố mời Khao về chơi. Đăm bảo Khao lên cây
bồ quân hái quả cho bố rồi chặt gốc. Khao chết biến thành chim cu quẩn
quanh chân chồng. Đăm giết, Khao biến thành cây tre ngà cho Tạo mắc võng
nằm. Đăm đốt cây tre. Bà cụ láng giềng đi xin lửa cầm thanh tre về, than rơi
vào chậu nước hóa thành cô gái đẹp sống cùng bà lão. Một hôm cô dệt vải
đánh rơi thoi xuống sàn nhà dưới. Vừa lúc con Tạo chơi gần đấy, nhặt hộ
cho Nó nhìn thấy bàn tay giống mẹ liền đi mách bố. Hai vợ chồng nhận ra
nhau.
Một hôm Khao hỏi Đăm sao môi đỏ thế? Đáp vì khi chăn vịt, ăn cứt vịt.
Đăm nghe lời, cố nuốt cứt vịt môi càng thâm sì. Lại hỏi, làm sao có áo đẹp?
Vì để trâu ăn mất áo nên Trời cho áo đẹp. Đăm làm theo không thấy trời cho
áo nên trần truồng chạy về. Hôm khác lại hỏi sao trắng trẻo, đẹp đẽ? Vì tắm
nước sôi. Đăm làm theo, chết bỏng. Sau đó, nàng Khao lấy Đăm làm mắm,
bỏ vào hủ biếu dì. Đến khi dì ghẻ ăn gần hết, thấy đầu lâu con thì mụ lăn
đùng ra chết.
Ý Ưởi Ý Noọng (Thái)
Có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Ý Uởi, em là Ý Noọng. Ý Ưởi bị
dì ghẻ hành hạ. Một hôm, bố sai hai con đi xúc cá, ai xúc được nhiều hơn thì
được khen. Ý Noọng vừa xúc vừa chơi không được gì, lừa Ý Ưởi: - “ Đầu
lắm cứt trâu xuống gội đi kẻo về bố mắng”. Rồi chờ Ý Ưởi hụp xuống nước,
cướp lấy giỏ cá đem về trước. Vì không xúc được cá, Ý Ưởi bị đánh đuổi
phải đem chó chạy vào rừng, đêm phải ngủ trong túp lều lợp lá chuối. Có
một con hổ tới đòi ăn thịt, và sau đó thương Ý Uởi, nó ăn chó thay người, lại
dặn sáng dậy tới hốc đá nơi nó thường ỉa. Sáng dậy, Ý Ưởi làm theo và thấy
có quần áo đẹp và trang sức. Mặc xong, nàng gặp chúa đất “ Tạo” Khôn
chương ( hay Khum Chương) đi săn. Thấy nàng đẹp, Tạo đưa về làm vợ và
sinh được một người con trai.
Tiếp theo Ý Ưởi về thăm bố cũng bị mẹ con Ý Noọng xui trèo cây bồ
quân hái quả. Đang trèo thì mụ chặt gốc, nàng hỏi thì mụ trả lời: “ Dì đuổi
kiến cho con”. Cây đổ, Ý Ưởi rơi xuống ao chết. Xác bị cá rỉa hết chỉ còn
miếng phổi hóa thành chim cu gáy. Trong khi đó Ý Noọng mặc quần áo của
Ý Ưởi đến với Tạo. Chim gáy đậu hót, Tạo rút gươm ra hỏi: “ Có phải vợ thì
hãy đậu lên gươm”. Chim đậu, Tạo đem về nuôi trong một lồng đẹp. Chim
nhiếc Ý Noọng dệt vải hay đứt, bị Ý Noọng ném cái thoi chết, quăng xác vào
lửa. Một bà già đi xin lửa thấy chim tưởng là than, bèn cầm về, vô tình đánh
rơi vào chậu nước, chim bèn hóa thành người. Nàng ở với bà cụ dệt vải. Một
hôm con Tạo đi chơi qua gầm sàn, nàng bỗng đánh rơi cái thoi, thò tay
xuống nhờ nhặt. đứa bé thấy cánh tay, nhận ra mẹ bèn về mách bố. Hai vợ
chồng sum họp. Ý Noọng theo lời Ý Ưởi tắm nước sôi, bị chết bỏng, sau đó
làm mắn gởi về cho mẹ nó ăn. Ăn gần hết thấy đầu lâu con ló ra, mụ gã lăn
ra chết.
Lúa chàng Nai (Thái)
Một người đàn bà góa một hôm lên núi giải khát ở một vũng nước nai
thường uống, từ đó có mang, sinh ra một đứa bé đặt tên là Nai. Lớn lên, Nai
đi tìm cha ở vũng nước. Gặp một con nai già cho một cái gâc ( sừng) thần,
bảo dùng nó để làm rẫy. Nhờ có gạc, Nai vỡ được nhiều đám ruộng, gọi là
ruộng cha Nai. Khi lúa chín, gặt đằng này, lại trổ đằng khác, không thuể gặt
xuể. Nai ngồi khóc, nghe tiếng khóc, hai cô tiên đi hái dâu đến gặt giúp, gặt
đến đâu nút rạ lại đến đó. Nhưng một trong hai nàng bị chàng giấu cánh,
đành phải ở lại làm vợ và đẻ được một trai, một gái. Một hôm vợ Nai cũng
được cánh trong bó lúa, bèn lấp vào tập bay. Thấy con cười, mẹ cũng bảo : “
Sằng sặc chi bay, ba ngày vắng mẹ thì bày xương ra”. Nàng tiên cũng nấu
cháo múc thành nhiều bát trước khi lên trời. Chồng về hai tay mang hai con
vào rừng tìm vợ. Con nai già hiện ra bảo cỡi lên lưng mình mang đi tìm. Đến
đất trời cha con gặp nàng tiên đang chuẩn bị làm lễ mừng cho con gái vua
Then – vợ Nai mới trở về. Nai nhờ hai nàng bế con đến gập mẹ nó. Vợ
chồng sai khi gập nhau xin phép vua Then cho đoàn tụ. Vua cho, nhưng một
thời gian sau Nai nhớ cõi trần, đòi vợ trở về. Nai già nghe lời khấn cũng hiện
ra cõng chàng và hai con, theo sau là vợ Nai bay xuống cõi trần.
Phò mã Sọ Dừa (Chàm)
Một người nọ nhà rất nghèo, một hôm cùng con gái lên rừng kiếm củi. Cô
gái bỗng tìm thấy ở một hòn đá có một mạch nước chảy, bèn uống và tắm
thảo thích. Nhưng khi người cha đến thì nước không còn một giọt. Cô gái từ
đó có mang. Đủ ngày đủ tháng đẻ ra một cục thịt tròn như quả dừa. Thằng bé
bảy tháng biết nói, một năm biết tự lăn đi, ba năm biết chăn dê. Sau đó, nó
bảo mẹ đưa mình đến cung vua để xin đi chăn trâu. Trâu vua có ba mươi vạn
con, có ba mươi người chăn mà vẫn thường thất lạc, nhưng thấy Sọ Dừa cam
đoan nên vua bèn lòng thuê.
Ngày đầu tiên công chúa bé nhất mnag cơm đến. Công chúa thấy trâu ăn
thành từng bầy rất trật tự, nhưng không thấy sọ dừa. Gọi một tiếng thì Sọ
Dừa ở đâu lăn ra nhận lấy cơm. Chiều lại đưa trâu về đủ số.
Ngày hôm sau, vua giao công việc cắt dây buộc nhà. Khi đem cơm công
chúa đúng rình thấy giữa rừng có một nhà lầu, có dê lợn và có kẻ hầu người
hạ. Một số người hầu thì đi chăn trâu, còn một số thì đi cắt dây. Công chúa
gọi lên một tiếng thì mọi thứ biến mất, còn sọ dừa lăn đến nhận cơm như cũ.
Buổi chiều trâu về con nào con ấy dây cuốn đầy sừng. Vua rất thán phục khi
thấy quân hầu tháo được một trăm xe. Lần đưa cơm thứ ba, công chúa cũng
rình thấy giữa kẻ hầu người hạ đông đúc có một chàng trai đẹp tựa trăng
rằm, khi gọi tên thì chàng trai biến vào lốt lăn ra như cũ.
Hôm sau, hai công chúa lớn từ chối việc đưa cơm nên công chúa em lại
phải đi thay. Hôm ấy trời mưa gió Sọ Dừa đánh trâu về lăn ngay vào bếp
sưởi ấm, đụng vào chân hai công chúa lớn đang nấu ăn ở bếp, bị họ đánh
chửi.
Hôm khác, vua giao thêm việc chặt tre. Công chúa ba đưa cơm mang theo
một gói trầu do mình têm để tặng Sọ Dừa. Tre của Sọ Dừa chặt nhiều đến
nổi vua phải huy động dân làng về, chặt được một trăm xe. Mọi người đều
tấm tắm khen về tài năng phi thường của Sọ Dừa.
Chăn trâu được mười lăm ngày, Sọ Dừa giục mẹ đi hỏi một trong ba cô
gái con vua cho mình làm vợ. Mẹ bất đắc dĩ ra đi. Vua hỏi ý kiến ba cô công
chúa chỉ có cô ba là ưng thuận. Đám cưới kéo dài một trăm ngày, một trăm
đêm, các dân làng được vua mời về dự. Vua bảo hoàng hậu hỏi dò xem con
gái ăn nằm với Sọ Dừa như thế nào. Công chúa cho biết : “ Sáng là sọ dừa
đêm là người”. Một đêm nọ công cháu đem lốt dấu đi. Sọ Dừa đành phải ra
mắt mọi người. Thấy chàng trai đẹp ai nấy nô nức đi nhìn mặt.
Sau lễ cưới một tháng, Sọ Dừa chuẩn bị tàu lớn đi buôn, có vợ và hai chị
vợ đi theo. Lúc ra khơi, hai chị bảo em tháo nhẫn mà Sọ Dừa tặng đưa cho
xem rồi giả vở tuột tay làm rơi xuống biển. Em nhảy xuống vớt nhưng tàu
chạy rất nhanh, khi Sọ Dừa biết thì đã mất dạng cho tàu quay về Sọ Dừa
khóc lóc ngày đêm. Hai chị vợ nấu cơm tem trầu cho ăn, lại đến ăn nằm với
Sọ Dừa nhưng chàng vẫn không nguôi nhớ vợ.
Vợ Sọ Dừa vớt được nhẫn nhưng lại bị chìm xuống biển sâu. Nhờ sự
nhiệm mầu của chiếc nhẫn mà nàng biến thành người tí hon ẩn mình trong
một vỏ trai lớn. Bị sống đánh, trai trôi vào bờ. Một vợ chồng làm nghề bắt
trai nghe tiếng khóc tỉ tê trong vỏ trai, liền nhặt lấy đem về nhà.
Mỗi lần hai vợ chồng đi vắng, công chúa từ vỏ trai chui ra biến thành
người lớn, quét dọn nấu cơm nước, đoạn lại chui vào như cũ. Một hôm họ
cùng rình và bắt được quả tang, họ nhận công chúa làm con nuôi. Công chúa
bảo họ mua cho mình một ít bông về dệt thành chăn. Chăn dệt xong công
chúa bảo mẹ nuôi mang đến cung vua bán, lại đưa nhẫn cho mẹ nuôi đeo.
Vua thấy tấm chăn giống chăn của công chúa thứ ba. Còn Sọ Dừa nhận ra
chiếc nhẫn, bèn theo người đàn bà về nhà. Hai vợ chồng về nhà, sau đó Sọ
Dừa thay vua cha trị vì thiên hạ.
Nàng ngón út (Chàm)
Xưa có hai vợ chồng tuổi đã cao nhưng không có con. Họ lấy làm buồn
phiền. Một hôm, sau khi sắm lễ vật đến tháp cầu con. Sau mấy hôm thì ngườ
vợ có nghén. Hai ba năm sau với sự âu lo của hai vợ chồng, bé gái ra đời
nhưng chỉ bằng ngón tay út. Họ đặt tên con là Ka Điêng. Thấy đứa con quá
quái dị suốt mười tám năm không lớn lên. Ông chồng đêm bỏ con vào rừng
cùng một số lương thực rồi trồng cho con một rẫy dưa. Thỉnh thoảng ông ra
chăm sóc rẫy dưa ngoài rừng cho con. Một hôm có một chàng hoàng tử đi
săn qua thấy dưa ngon bèn ăn thử, ăn được nửa quả thì chàng thấy no bỏ dở.
Đoàn người và chàng hoàng tử vừa đi, Ka Điêng nhặt lên ăn nửa trái còn lại.
Sau khi ăn dưa, một năm sau, nàng thụ thai. Một hôm, chàng hoàng tử lại đi
săn, chàng ghé vào rẫy dưa năm trước. Chàng nghe tiếng ru con quyến rũ
lòng người, bèn tìm đến và gặp một đứa trẻ, nàng Ka Điêng bé nhỏ. Hoàng
tử bày tỏ ý muốn Ka Điêng trở thành vợ của mình. Từ đó, hai người nên vợ
chồng. Tin hoàng tử lấy một người vợ bé nhỏ đến tai vua. Vua nghe lời hai
người con lớn cho rằng Ka Điêng là yêu quái, nhà vua cho truyền lệnh trong
vòng bảy hôm, ba chàng hoàng tử phải ra mắt nàng dâu và lễ vật. Hoàng tử
út về kể lại cho Ka Điêng nghe. Trái lại với thái độ lo lắng của chồng, Ka
Điêng chỉ mỉm cười. Đền ngày hẹn, Ka Điêng chợt hiện nguyên hình là một
cô gái xinh đẹp. Hai vợ chồng sắm sữa lễ vật và cùng lên dâng vua. Hai
người anh của hoàng tử dâng lễ vật lên không vừa với ý vua cho nên không
được kế ngôi. Đến lượt hoàng tử út, lễ vật của hai vợ chồng chàng là bánh rất
ngon, đồ quý giá vua thử vào thấy vừa như in còn nàng dâu Ka Điêng thì
xinh đẹp, có hiếu, thông minh dâng lễ vật lên vua cha với những lời chân
thành, đầy ý nghĩa. Hoàng tử út lên làm vua, còn nàng Ka Điêng lên làm
hoàng hậu.
Vua quạ (Chàm)
Tà – bong một chàng trai lười bẩm sinh, một hôm đi câu. Ba lần câu được
cá thì bị quạ tha mất. Đến con thứ tư hắn đái vào đầu cá. Quạ lại tha mất
nhưng lị đánh rơi vào bể nước của cung vua. Công chúa thứ ba bắt được đem
về nấu ăn, không ngờ có mang. Vua muốn tìm ra bố đúa bé, bèn sai công
chúa ném khăn trầu vào đám hội có đủ đông người tới xem khăn rơi vào
người nào, nhưng khăn không rơi vào người nào cả. Vua hỏi xem còn sót
những ai. Người ta cho biết chỉ còn sót anh Tà – bong vì lười không đến.
Vua cho đi gọi, Tà – bong vẫn không đi. Vua phải cho người cán hắn đến
đám hội. Lần này khăn trầu của cong chúa rơi đúng vào người của Ta –
bong. Vua sai lính lén lút giết cả hai nhưng họ lại lén thả cho họ, rồi lấy máu
chó bôi vào gươm để tâu dối với vua.
Nằm thẳng cẳng dưới cây xoài, Tà – bong chờ cho quả rơi xuống miệng
mới ăn. Vua quạ đến ăn xoài thấy anh, tưởng có xát chết liền xà xuống mổ,
liền bị anh tóm cổ. Quạ phải cho anh hòn đá ước. Nhờ có đá, anh ước ra lâu
đài nhà cửa, trâu bò và có kẻ hầu người hạ. Một hôm anh sai quân đi đắp đập
chắn nguồn nước. Thấy dân khổ sở vì khô cạn không có nước dùng nhà vau
sai lên thượng nguồn để thăm dò, thì thấy có lâu đài nguy nga, và trên có
cấm một lá cờ đề chữ “ Vua mới”.Quân đội nhà vua kéo đến định đánh.
Nhưng trên thành lại treo một lá cờ khác bảo vua cũ hãy nhường ngôi cho
vua mới, dân sẽ có nước uống. Sau khi nghĩ ngợi, vua bèn lòng nhường ngôi
cho con rể.
Sự tích chim thù thì (Vân Kiều)
Xưa có hai anh em chung sống với nhau. Anh tham lam và cáu kỉnh còn
em thì thật thà, vụng dại.
Mỗi lần đi làm ăn xa về, người anh thường lén đến sàn nhà em vơ vét hết
của cải. Mất của, em ngồi buồn, khóc tỉ tê. Khóc chán, người em lại lấy khèn
khui ra thổi. Tiếng khèn ai oán, buồn thảm động đến tai Dàng. Dàng sai con
gái xuống trần để xem dưới này có việc gì không. Con gái Dàng biến thành
cô gái niềm rừng xinh đẹp và làm quen với người em. Người con gái ấy giúp
đỡ anh rất nhiều và đòi kết duyên vợ chồng. Từ chối không được cuối cùng,
người em cũng ưng thuận. Sau đó một ngày một đêm, vợ dắt chồng lên chỗ
cha mẹ xin của làm lễ Khơi. Lên đến nhà trời, Dàng thấy người em thật thà,
lại vượt qua được thử thách của Dàng nên được quay trở về mặt đất, sống
sunng sướng, no đủ.
Sau khi đi làm ăn xa về, thấy em bỗng chốc giàu có, anh sang hỏi thăm và
cố ý lấy trộm cái khèn khui của em. Rồi hắn bắt chước lên một nơi vắng vẻ,
dựng một chòi rách nát rồi cũng lấy khèn khui ra thổi. Hắn cũng gặp một cô
gái con Dàng và kết duyên chồng vợ. Hắn vội vã giục vợ dẫn mình đi gặp
cha. Đến xứ Dàng, hắn không ý tứ đến phép lệ của Dàng và chê bai đây là xứ
của ma quỷ. Hắn không vượt qua thử thách của Dàng nên bị biến thành con
chim thù thì chuyên rên hừ hừ và chỉ dám đi kiếm ăn vào ban đêm, thấy
người là trốn lủi vào hốc cây, bụi rậm.
Ta - lăn Ta – lê (Vân Kiều)
(Chuyện con trăn)
Có một bà mẹ với mười một cô con gái rất chăm chỉ làm nương. Nương
của bà trồng rất nhiều chuối. Cây chuối ở giữa nương rất to, thân đến một
người ôm không xuể, đang trổ hoa. Từ khi trổ hoa cho đến khi chuối chín,
không ngày nào, bà mẹ không lên nương ngắm nghía. Đến khi thò tay chặt
buồng chuối đem về thì có một con trăn rất to đang nằm trong đó. Bà toan bỏ
chạy nhưng con trăn cất tiếng gọi lại và yêu cầu bà mang về. Nghĩ đó là ý
Dàng nên bà mẹ lại phải mang về. Đi giữa đường con trăn lại đòi lấy một
đứa con gái của bà làm vợ. Bà gọi các con về nhưng mười đứa đầu chẳng ai
chụi lấy trăn. Bà mẹ than khóc và gọi đứa con út về. Thương mẹ, A- chung
nhận lời. Nhìn vào gùi chẳng thấy trăn đâu, cô chỉ thấy một anh con trai đẹp
nên đoán biết đó là ý Dàng, cô cảm thấy vui vẻ. Còn bà mẹ thì lòng nặng
trĩu. A- chung theo trăn đi còn bà mẹ về nhà. Ít lâu sau, A-chung cùng trăn
quay về xin mẹ cho làm lễ khơi. Lễ khơi xong, A-chung phải theo trăn về
nhà nó. Đi mãi đến một chỗ khuất, trăn cởi bỏ lốt, hiện ra là một chàng trai
đẹp đi bên cạnh vợ. Vợ chồng chăm chỉ làm ăn, đốt rẫy làm nương. Một
hôm, khi chồng đốt nương không để ý, A-chung lấy lốt trăn đốt đi. Sau đó ít
lâu, hai vợ chồng sinh được một đứa con và cùng nhau địu con về thăm bà
ngoại. Bà mẹ vui mừng bảo hai vợ chồng ở lại chơi một tuần trăng. Các cô
chị thấy hai vợ chồng em đẹp đôi trong lòng ghen ghét. Cô cả thao thức mãi,
nài nỉ người mẹ đi tìm một con trăn khác để ả lấy làm chồng.
Chiều ý con, bà mẹ cũng đi tìm một con trăn khác. Nhưng cô cứ bắt mẹ
tìm một con trăn lớn hơn cả chồng em. Cuối cùng, bà mẹ cũng tìm được con
trăn to, mang về nhà. Cô chị hí hửng, ngăn buồng riêng, đem con trăn vào
giường ngủ trước khi các em đi làm về. Và cô ả bị con trăn nuốt vào bụng.
Bà mẹ thấy thế kêu khóc, gọi các con về. Ta-lăn (chồng của A-chung) về kẹp
chết con trăn, mổ bụng lôi xác chị vợ ra. Cả nhà lo tổ chức ma chay, Ta-lăn
mời tất cả mọi người và các con vật cùng dự buổi tiệc tiễn ma. Dân làng
càng yêu mến vợ chồng Ta-lăn hơn.
Anh mồ côi với con ếch nhỏ (Vân Kiều)
Có hai anh em mồ côi chung sống với nhau, người anh luôn tìm cách hiếp
đáp em. Mọi việc anh đều bắt em làm nhiều hơn nhưng khi làm xong, anh
lấy phần nhiều hơn.
Một hôm đi tát cá, người anh bắt em làm hết mọi việc. Khi nước cạn, anh
bắt hết cá mang về, người em không còn gì để bắt ngoài con ếch nhỏ. Em
ngồi khóc, con ếch cất tiếng an ủi và bảo anh mang mình về nhà nuôi. Dọc
đường, ếch bảo người em hãy làm thuyền đi buôn sẽ thay đổi cuộc sống
khốn khó của mình. Ếch còn bảo người em lấy lá đoong nhét đầy vào giỏ và
bỏ mình vào đó. Nếu gặp thuyền buôn đòi đổi thì bảo phải có đầy đủ một
thuyền vàng bạc mới chụi. Thế là anh mồ côi nghe theo, cứ ôm giỏ ếch khư
khư vào lòng, ai hỏi cũng trả lời là của quý. Nhiều người thắc mắc không
biết đấy là gì thì làm sao còn buôn bán, đổi chác được. Một thuyền buôn nọ
nhất quyết đòi xem cho được món hàng. Nhưng anh mồ côi ra điều kiện
không được để mất, nếu mất phải đền. Người lái buôn nọ chụi đền một
thuyền vàng bạc, của cải. Anh mồ côi lần lượt giở hết lá dong này đến lớp
khác. Con ếch nhảy bật lên lao xuống sông. Thế là người lái buôn mất một
thuyền vàng bạc.
Người em có một thuyền vàng bạc, lập nương, dựng nhà, phát rẫy. Cuộc
sống no đủ, giàu có gấp mấy lần thằng anh.
Xipiệc Nhe Nhe (Vân Kiều)
(Con chồn mõm nhọn)
Một ông già có tám người con gái xinh đẹp sống giữa rừng tách biệt với
mọi người. Khi các cô chị khôn lớn, chúng đi lại và kết duyên với bảy con
khỉ. Còn cô con gái út thương một con chồn mõm nhọn. Các chị thường trêu
ghẹo cô út, còn người cha tỏ ra rất buôn về việc này. Nhưng cuối cùng cô út
cũng ở với con chồng. Một lần, ông già bảo thèm mật và các con rể khỉ
không tìm được, lại nói dối phải đem voi ra mới chở về hết. Ông già ra
không thấy, chỉ thấy chồn lấy được nhiều mật. Hôm sau, ông già bảo thèm
cá. Cuối cùng chỉ có rể chồn tìm được nhiều cá. Lần sau, ông già bảo thi xây
nhà, các rể khỉ láu táu làm cho xong chuyện còn chàng chồn làm một cái nhà
đẹp. Các chàng rể khỉ láu táu, nhảy vào nhà mới xây, leo lên các giường đá,
bị đốt bỏng đít, chạy tít vào rừng sâu. Còn chồng cô út, sau đó, bỏ lốt chồn
thành một chàng trai đẹp đẽ. Cuối cùng, hai vợ chồng làm lễ Khơi, động đến
Dàng, Dàng bắt hai vợ chồng cùng nhau đi lên trời.
Hai anh em mồ côi (Truyện cổ Tây Nguyên)
Ngày xưa có hai anh em mồ côi mẹ, mẹ ghẻ hành hạ hai anh em rất thậm
tệ. Hằng ngày, hai anh em phải làm việc rất cực khổ. Một hôm, đang nướng
chim cho người vợ ngọn, vì quá đói bụng hai anh em lỡ ăn mất một cánh của
chim. Vì thế họ bị đuổi ra khỏi nhà.
Lang thang trong rừng, một hôm hai anh em gặp một ông già, già to lớn
và đưa họ về hang nuôi dưỡng dạy cho cách lẫy cung bắn ná. Khi khốn lớn
và đã bắn rơi được hai con chim trong đàn chim bay thành hình cánh cung và
một con chim bay trong đàn thành hình mũi tên, hai anh em từ biệt già ra đi.
Trên đường, họ gặp một đôi thỏ trắng, một đôi gấu và một đôi cáo, một đôi
gà trống và một đàn ong, hai anh em nhận tất cả vào đoàn. Hai anh em chia
đôi đàn súc vật, để cây giáo của mình vào gốc cây và dặn nhau, sau đó người
em đi về phía tây, còn người anh thì đi về hướng đông. Người em đi vào một
bản làng và lên rừng để cứu được con gái của A – nha bị một con rắn mười
hai đầu bắt. Đến hang rắn chàng đi vào hang mặc cho sự ngăn cản của cô
gái. Khi rắn về người em và rắn đánh nhau. Kết quả là rắn chết nhờ sự giúp
đỡ của các con vật. Trên đường về một con phượng hoàng giết chàng trai và
cướp cô gái đi. Nhờ sự giúp đỡ của các con vật, chàng sống dậy và đi tìm cô
gái. Khi về đến bản anh cưới được vợ đẹp sau đó anh và bầy thú bị mụ già
trên cây hóa thành đá. Còn về phần anh khi biết em gập nạn thì lên đường đi
tìm em, lại gập Nhắc Pa – ma già và quyết chiến với mụ. Cuối cùng mụ bị
giết. Người em và bầy thú sống lại và cùng anh trở về bản. Nhưng người
con gái không nhận biết đâu là chồng mình và anh chồng. Người em đã kể
lại chuyện của mình với anh trai, A – nha vui mừng và khăn ngợi và giao đất
và của cải của bản làng cho hai anh em coi giữ.
Lưỡi búa của thần sét ( dân tộc Ka dong )
Y Reng là nô lệ của một tù trưởng, hằng ngày phải đi chăn một đàn trâu,
nhưng vì bị đối đãi quá tàn tệ, một hôm liền nghĩ đến chuyện báo thù. “ Phải
có một lưỡi búa của thần sét thì mới giết nó được”. Bèn làm một cái bẫy sập
lớn gầy ở ngoài cửa hang. Đoạn bẻ cành cây làm cày, rồi bắt một con cóc
vàng buộc vào cày mà kéo. Vì cóc là dòng dõi của Ngọc Hoàng, nên khi thấy
thế Ngọc Hoàng liền nổi giận, sai thần sét đánh Y Reng. Thần sét cầm búa
nhảy xuống, vừa đén của hang thì bị sập bẫy, bị nhốt ngay vào trong. Thất
cơ, thần sét đành phải năng nỉ, cuối cùng phải cho Y Reng búa thần để đổi
lấy tự do. Nhờ có búa của thần sét Y Reng đã tiêu diệt được tên tù trưởng.
Chàng Cóc ( Ka dong )
Một nhà nọ có chín cô gái đẹp, trong đó có cô thứ ba là Di Dật đẹp hơn
tất cả. Một hôm nhân khát quá, Di Dật thấy giữa hòn đá tảng có nước ngọt,
bèn uống (thực ra đó là mưu kế của thần nước ). Từ đó nàng có mang đẻ ra
một con cóc. Bị làng xóm xua đuổi, cô đưa cóc vào rừng nuôi. Nhờ phép của
cóc, hai mẹ con có hàng trăm người hiện ra làm rẫy cho.
Cóc xin đi chăn trâu cho chúa làng. Mỗi lần chăn, cóc ném quả ké lên
đầu trâu để đánh dấu và cứ bảo trâu ra đồng ăn lúa cho no, ăn xong cóc hóa
phép cho lúc mọc ra như cũ. Sau ba năm cóc lấy công một con trâu trắng rồi
hóa phép làm cho chỗ mình thành một làng thịnh vượng, đông đúc. Sau đó,
cóc đi tìm bố (tức thần nước) rủ bố đi xem hội đâm trâu cho mẹ gặp. Cóc
làm lễ cưới cho bố mẹ tại làng của mình.
Cóc biến thành chàng trai đẹp đi tìm vợ. Hai con gái của Vu Dơ - ría
rất đẹp tuy đã đính hôn với Dơ – róc Dơ rây nhưng nghe tiếng cóc hỏi chào,
hai cô cũng như trai gái trong làng đều mê mệt quên hết tất cả. Hôm Dơ –
róc Dơ rây làm lễ cưới, cóc làm cho hai cô gái theo mình. Tức giận Dơ – róc
Dơ – rây làm một trận bão ghê gớm. Cóc hóa làm rắn chặn gió bão. Dơ – róc
Dơ – rây định giết cóc, cóc hóa thành chàng trai to lớn – đánh bại. Hai bên
đánh nhau suốt một năm cuối cùng cóc chém được kẻ địch. Về dọc đường,
Cóc gập Cầu – Vồng là bố của Dơ – róc Dơ – rây lại đánh nhau. Sắp thua,
cóc nhờ mưu mẹo của bồ câu, chém được cầu vồng đổ sụp tước lấy bình
phép. Cóc còn tiếp tục đánh nhau với Hàm – răng – ma, và sau đó đánh nhau
với thằng lùn cũng đều nhờ bồ câu mà thắng lợi. Sau chiến công đó, cóc làm
cho làng trở lại giàu có, thịnh vượng và cưới hai cô gái con của Vu Dơ – ría
làm vợ.
Chàng Lợn ( Gia Rai )
Bà già Pôm ở với cháu gái là Lúi ( Lúi = út ). Môt hôm Lúi cùng bà đi
hái bong, nhân khát đi tìm nước. Thấy một cây nấm có nước đái của con lợn
rừng, nàng không nghe lời bà mà lấy nước uống. Từ hôm ấy, nàng về nhà tự
nhiên có mang, đẻ ra được một con lợn. Vì xấu hổ cho cháu, bà Pôm chôn
lợn đi nhưng mấy lần đắp đất kĩ càng, về nhà đã thấy lợn về trước. Nghe tin
Lúi đẻ lợn, Pơ – tao là tù trưởng giàu có đến xem, bà cháu nói dối nhưng lợn
đã tự khai cho Pơ – tao biết. Khi Pơ – tao về, lợn đòi theo. Pơ – tao không
mang lợn theo nhưng về đến nhà thấy lợn nằm gọn trong gùi. Mấy lần Pơ –
tao bắt trả về cho Lúi nhưng khi về đến nhà mình, lợn đã có mặt ở đấy rồi.
Pơ – tao đành phải nuôi lợn. Pơ – tao có con gái xinh đẹp là Hơ – bia thường
đi chăn trâu đàn. Một hôm nàng bận đi tát cá nên lợn xin đi chăn thay.
Không ngờ, lợn chăn giỏi. Hơ – bia đi rình thấy lợn lột xác hóa thành chàng
trai tuấn tú, nhưng khi hỏi lợn, lợn tìm cách nói không biết. Hơ – bia xin cha
chuẩn bị lễ cưới chồng – một người mà nàng chưa nói tên. Đến khi chuẩn bị
xong, cha hỏi lấy ai, nàng mới nói là lấy lợn. Lợn làm bộ từ chối để cho Hơ
– bia năn nỉ mãi, mới nhận lời. Gần hôm ăn cưới, nhà không đi lấy nước kịp
để vào bình rược cần, lợn chỉ múc một ống nhỏ nhưng rót mãi không hết.
Một hôm, dân làng đi săn, lợn hỏi thì họ giễu cợt, Hơ – bia phải an ủi
chồng. Chuyến đi ấy dân làng chẳng săn được con thịt nào, trừ một con đã bị
hổ ăn một nửa. Đến lượt, lợn đi săn cùng em vợ thì được thịt nai phơi đầy cả
một nhà. Hôm khác dân làng đi dỗ voi, chỉ được một con voi què. Đến lượt
lợn đi, Lợn trèo lên đầu con voi chúa làng. Voi chạy làm đủ cách nhưng Lợn
vẫn không rơi. Sau đó, voi lặn xuống suối một tháng để đuổi lợn, lợn ngậm
măng cho thối bỏ lên đầu voi, bảo voi nếu lặn lâu thì thối mất đầu. Voi sờ lên
thấy thối, tưởng thật bèn đầu hàng lợn, đem cả đàn voi về. Dân làng từ đấy
mới phục lợn. Một hôm lợn đi tắm, Hơ – bia giấu lốt, Lợn đành phải làm
người. Khi Pơ – tao già giao quyền và của cải lại cho lợn.
H’Bia Rác lấy chồng chồn (Gia Rai)
Ngày xưa có hai ông bà sinh được hai đứa con gái. Cô chị càng lớn càng
xinh đẹp nên dân làng gọi là H’Bia Rác.
Một hôm, hai chị em vào rừng phát nương. Nắng quá, họ rủ nhau xuống
suối tắm. Nước trong vắt, H’Bia Rác tắm mãi không muốn lên. Cô em nhắc,
H’Bia Rác đứng lên nhưng càng cựa quậy, chân càng thụt sâu. Cô gọi em,
em sợ quá về gọi cha mẹ và mọi người đến cứu. Người cha bảo ai cứu được
sẽ gả cho người ấy. Chẳng ai gỡ được chân ra. Cuối cùng, có một con chồn
từ đâu chạy lại cứu được cô gái lên bờ.
Nhưng lần này, chồn lại bị ốm. Cha mẹ chỉ vào chồn và bảo đấy là chồng
Rác, Rác phải chăm sóc. Để cứu sống chồn, Rác phải vào rừng xin mật gấu,
xin nước bọt hổ. Lấy được những thứ ấy, chồn khỏi bệnh. Rác đưa chồng ra
suối tắm. Chồn cởi lốt hiện nguyên hình là một chàng trai khỏe mạnh. Rác
sung sướng dẫn chồng về, sống hạnh phúc đến trọn đời.
Vùi và Lu (Lô Lô)
Một người đàn ông nhà giàu có hai vợ, mỗi vợ chỉ sinh một người con
gái. Con vợ cả là Vùi, con vợ lẽ là Lu. Chẳng bao lâu vợ cả qua đời, để lại
Vùi sống với dì ghẻ. Vùi phải làm lụng vất vả không còn biết đến cái vui của
ngày hội, ngày chợ như hồi mẹ còn sống.
Vùi càng lớn càng xinh đẹp còn Lu dù được chìu chuộng nhưng càng lớn
càng xấu xí. Mụ dì ghẻ thấy Vùi xinh đẹp, sợ con mình không lấy được
chồng bèn tìm cách giết hại Vùi đi. Vào ngày rằm tháng bảy, mụ bảo Vùi leo
lên cây hái cau cúng ma. Khi Vùi leo lên, mụ ở dưới chặt cây. Vùi ngã
xuống ao chết hóa thành bông hoa lê trắng muốt. Bà lão gần đấy hái hoa về,
treo ở đầu giường. Lần nào bà đi về cũng có cơm canh ngon lành. Nhiều lần
như vậy, bà lão rình và bắt được Vùi, nhận làm con nuôi. Một hôm đi hội,
Vùi gặp lại mẹ con Lu. Sau đó, mẹ con Lu tìm giả vờ thương nhớ, lôi kéo
Vùi về nhà, lại đối xử rất thậm tệ.
Vua mở hội kén vợ cho Hoàng tử, Vùi được chọn. Vua chết, hoàng tử lên
ngôi vua, Vùi làm hoàng hậu. mẹ con dì ghẻ đến và tìm cách hại chết Vùi
một lần nữa. Vùi chết, hóa thành chim họa mi. Vua rất yêu họa mi, Lu hại
chết họa mi. Qua nhiều kiếp hóa thân, Vùi trở lại được cung vua và xinh đẹp
hơn trước. Lu thấy Vùi xinh đẹp hơn hỏi nguyên do. Vùi chỉ cách cho là
nhảy vào hố nước sôi sẽ xinh đẹp giống mình. Lu chết, Vùi làm mắm gửi
biếu dì ghẻ. Mụ ăn gần hết, nhìn thấy đầu lâu của con, lăn đùng ra chết.
Hai anh em (Hà Nhì)
Có hai anh em mồ côi sống với nhau. Người anh tên Á Phò, người em tên
Á Lá. Đến khi người anh có vợ, nghe lời vợ xui đuổi em. Á Lá bị xua đuổi
ôm chó, ôm mèo ra đi. Con chó, con mèo biết múa hát làm cho Á Lá đỡ
buồn.
Một hôm có một đàn người đi buôn qua thấy con chó, con mèo biết hát.
Đàn người sau khi nghe hát xong thưởng cho Á Lá một đàn ngựa và những
thồ hàng. Á Lá từ đó sống sung sướng yên vui nhất làng. Á Phò thấy vậy,
đến mượn chó mèo của em. Hắn để chúng đói và rét cóng cho nên khi đàn
người đi qua không con nào hát được. Á Phò bị đàn người đánh cho một trận
thừa sống thiếu chết.
Hắn tức giận đánh chết chó mèo. Người em thương hai con vật quá, đem
về chôn. Chỗ chôn ấy mọc lên cây khà tươi tốt, Á Lá lấy cây khà làm lược
chải đầu thì tóc xanh và mượt. Anh đến mượn, chải vào đầu thì da đầu lở loét
nhức nhối.
Hắn tức giận đem đốt lược đi. Người em chạy đến chỉ còn sót một cái
răng lược và lấy về làm lưỡi câu câu cá. Từ đó, em câu nhiều cá to, sống
sung túc. Anh đến mượn cần câu, câu lên thấy một con rắn mào đỏ, hoảng
hốt bỏ chạy.
Mất câu, em ra bờ sông ngồi buồn rồi ngủ quên lúc nào không hay. Trong
mơ, người em gặp con gái Long Vương nhờ anh xuống Thủy cung chữa
bệnh cho vợ Khoàng Tí (chính làcây ló mì bị tổ ong bám chặt) và gỡ lưỡi
câu cho Khoàng Tí. Khoàng Tí vui mừng thưởng cho nhiều thứ trong đó có
con gà đen. Về đến trần gian, con gà đen biến thành cô gái xinh đẹp làm vợ
Á Lá.
Tên Khoàng Tí ở trần gian thấy Á Lá có vợ đẹp, cho người đến bắt vợ
của Á Lá. Trước khi đi, người vợ dặn chồng hãy kiếm đủ lông thú làm áo rồi
mới đi tìm mình. Khi tìm đủ rồi, anh gánh hàng đi bán và tìm đúng nơi vợ ở.
Nghe tiếng chồng rao, người vợ kêu vào. Nàng trở nên vui vẻ hơn. Thấy
người đẹp vui vẻ, Khoàng Tí mượn áo lông thú mặc vào. Con hổ trong cũi
bỗng nhiên sổng ra ngoài, thấy người mặc áo lông thú liền nhảy ra xé xác.
Á Lá lên ngôi Khoàng Tí, lấy hết của cải chia cho mọi người. Hai vợ
chồng sống hạnh phúc.
Mụ dì ghẻ ác độc và hai đứa con chồng (Cơ – tu)
Có một người đàn ông lấy hai vợ. Người vợ gốc có hai đứa con: một trai,
một gái. Người vợ ngọn không có con nhưng được ông chồng chiều chuộng.
Nghe lời vợ ngọn, ông đánh đuổi vợ gốc ra khỏi nhà. Còn hai đứa con thì
suốt ngày bị mụ hành hạ, sai khiến. Rồi mụ lại bảo chồng đem bỏ hai đứa
con vào rừng. Hai đứa trẻ bị bỏ vào rừng thì kêu khóc và đi tìm thức ăn.
Chúng đi mãi và lạc vào cánh rừng lạ, có một căn nhà sau bụi lồ ô. Đấy là
nhà của mụ quỷ chuyên ăn thịt người. Mụ vắng nhà, hai đứa trẻ đào một cái
bẫy giữa nhà và giết được mụ quỷ. Chúng ở đấy làm nương sinh sống.
Ngày qua ngày, hai đứa trẻ đã trưởng thành. Có một người đi săn lạc vào
rừng, thấy cô em xinh đẹp hỏi cưới làm vợ. Ngày cưới hai anh em mời bố và
dì ghẻ đến. Người anh để con rắn độc vào nồi và nhờ dì ghẻ thổi cơm. Mụ bị
rắn độc cắn nhưng không biết. Sau đó, người anh lại xui mụ về trước trông
nhà để cha ở lại chơi vài ngày. Đi giữa đường, nọc độc ngấm vào mình, mụ
lăn ra chết. Từ đó, ba bố con lại sống hạnh phúc bên nhau.
Ông Hùi (Cơ – tu)
Ở làng kia có một người đàn ông già nhưng chưa có vợ. Ông nghèo,
không có tên tuổi lại mắc bệnh hủi nên dân làng gọi ông là ông Hùi. Trong
làng ông Hùi có một lão Brê- nha rất giàu. Lão có mười cô con gái và muốn
kén cho chúng những người chồng xứng đáng.
Một hôm, lão gọi các con đến và hỏi: “Sau này có chồng, các con mang
ơn cha hay ơn chồng?”. Chín cô chị đều đáp mang ơn cha, chỉ có cô út bảo
mang ơn chồng. Lão Brê- nha tức giận, liền gả cô út cho ông Hùi.
Từ ngày có vợ, ông Hùi chăm chỉ làm ăn. Có điều kì lạ là sau khi ông
phát rẫy xong sau một đêm cỏ lại mọc như cũ. Tức quá, ông rình và bắt được
một con khỉ trắng. Ông mang khỉ đi định giết thì khỉ van xin, hứa sẽ cho ông
giàu có, hết bệnh hủi vả trẻ đẹp hơn xưa. Ông Hùi nhận lời và còn đòi thêm
một chiếc chiêng thần.
Về nhà, vợ con không nhận ra nên ông phải kể mọi việc diễn ra ở trên
rẫy. Sau đó, ông Hùi muốn làm lễ cưới vợ lại. Lão Brê- nha lại thách cưới rất
nhiều sính lễ. Ông Hùi mang chiêng đánh. Bố vợ và họ hàng thấy nhiều của
cải thì tranh nhau giành lấy. Cuối cùng lão Brê –nha bị họ hàng đánh chết.
Hai anh em mồ côi (Pu Péo)
Có hai anh em mồ côi cha mẹ, người anh có vợ bắt em làm đầy tớ cho
mình mới cho ăn. Em buồn lắm và xin chia tài sản ra ở riêng. Anh không cho
gì ngoài con chó, em nhận chó ra đi không nói nửa lời.
Em làm việc chăm chỉ, không có trâu cày đất, em bắt chó đi cày luôn an
ủi, vỗ về nó. Chuyện chó kéo cày đã tới tai người anh. Hắn tưởng em mình
có của quý, liền mò sang mượn chó về cày. Ở với ông chủ độc ác, keo bẩn
này, chó không được cho ăn mà còn bắt đi làm sớm, nó không kéo cày được.
Người anh tức quá nện nó chết.
Buốn quá, em lấy cần câu đi câu cá. Câu mãi chẳng được gì ngoài con cá
bé tí. Chàng ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy trời đã tối. Chàng tìm nơi trú ngụ và
vào nhà một bà lão xin nghỉ nhờ. Chàng nướng cá cho mèo (bà lão hóa
thành) ăn thịt còn mình ăn xương. Đêm đến, hổ con từng đàn kéo đến, bà
lão đuổi đi và hôm sau bà cho anh vàng bạc về để mua con trâu khỏe, cái cày
tốt.
Người em vui vẻ quay về tới đầu nương gặp anh. Anh khám người em
thấy có vàng bạc định cướp không. Hắn vu cho em ăn cắp. Người em đành
phải kể hết mọi việc. Người anh nghe xong thích quá, giật lấy cần câu đi câu.
Câu được một con cá, hắn nằm chơi đợi đến tối sẽ đến nhà bà lão. Bà lão
cũng cho ngủ nhờ. Hắn nướng cá và bà lão cũng hóa thành mèo đến đòi ăn.
Hắn bảo đợi cá chín sẽ cho ăn xương. Cá chín hắn ăn rồi vứt xương và đẩy
mèo ra xa. Đêm đến, hổ kéo đến ăn thịt người anh độc ác chỉ còn những mẩu
thịt vụn.
Hai anh em mồ côi (Giáy)
Có hai anh em mồ côi sống rất hòa thuận, sau anh lấy vợ rồi nghe lời vợ
sinh lòng ác hắt hủi và chửi mắng em thậm tệ. Một hôm, vào rừng gác nương
bắp đang chín, mệt quá người em nằm ngủ mơ gặp cụ già tóc trắng như
cước, râu dài đến ngực, mặt đỏ hồng hào, tay chống gậy trúc vàng óng. Cụ
bảo khi gặp khỉ phải nằm giả chết để khỉ khiêng đi chôn, đến nơi thấy gì lấy
đó mang về. Người em làm đúng như lời và quả nhiên khỉ khiêng đi đến núi
vàng. Em lấy vàng bạc mang về và trở nên giàu có.
Thấy vậy, người anh lân la đến gần hỏi em nguyên nhân vì sao giàu có.
Nghe em kể anh cũng làm giống như em. Nhưng khi khỉ khiêng đi chôn,
người anh mở mắt ngó xuống thấy vực sâu thăm thẳm, hắn bủn rủn tay chân,
bụng sôi ùng ục. Nghe mùi thối, các con khỉ khiêng đi chôn than thở. Khỉ
đầu đầu ngỡ là xác chết đã thối rửa, bèn bảo quăng xuống vực. Người anh
chết tan xác.
Bảy chị em gái (Giáy)
Có hai vợ chồng nhà nọ sinh được bảy người con gái. Ông già làm ruộng
phải đắp phai để ngăn nước vào mương. Người bố đắp mãi không được nên
ước nếu ai đắp được sẽ gả con gả cho. Vừa dứt lời có một chàng trai lạ đến
và đắp được. Nhưng sáu người con lớn không ai chịu lấy vì thấy cổ chàng
trai quấn chăn nên họ đoán chàng là rắn. Cô bảy thương cha nên phải nhận
lời.
Chàng trai ấy là con vua Thủy Tề nên sau đó dẫn vợ về thủy cung sống
sung sướng. Ít lâu, họ sinh được một đứa con trai. Họ sắp sửa nhiều quà, dắt
con về thăm cha mẹ. Người chị cả thấy em sung sướng thì ghen tức, định
cướp chồng em. Ả rủ em vào rừng hái quả chua rồi đẩy em xuống hồ sâu
chết. Sau đó, người chị cả thay em làm vợ chàng rắn.
Người em út chết hóa thành con chim, vua yêu quý và đem nuôi trong
lồng. Người chị cả lại giết chim và em hóa thành rau tầm bóp, bụi mai. Mỗi
lần chồng và con đi qua, bụi mai sà xuống chải đầu cho hai cha con còn
người chị cả đi qua bị nắm mớ tóc vụt lên trời. Tức quá, ả chặt bụi mai. Có
một bà lão thấy bụi mai bị chặt bèn xin một ống còn sót lại về đựng nước.
Chuyện lạ xảy ra là ngày nào bà lão đi làm về cũng thấy cơm nước dọn sẵn.
Bà rình và nhận cô gái bước ra từ ống nước làm con nuôi.
Sau đó, nhờ đứa con sang chơi và phát hiện mẹ còn sống nên vợ chồng,
con cái gặp nhau. Mụ cả thấy em về lại xinh đẹp hơn trước nên tức tối trong
lòng và hỏi: “Sao em đẹp thế?”. Đáp: “Tắm nước sôi nấu với hoa mận, hoa
đào, hoa dẻ”. Mụ bắt chước, nhảy vào máng tắm. Nước quá nóng, mụ chết
cứng trong máng, mắt trắng dã.
Chàng Rá (Dân tộc H’rê )
Có một bà cụ nghèo khổ sinh ra một đứa con xấu xí tròn như quả bầu
đặt tên là Rá. Rá ăn rất khỏe, mới lọt lòng đã ăn hết một đấu gạo. Lớn lên đi
ở cho một tù trưởng, ai cũng ghét chỉ có cô tám là thương Rá, nhận hằng
ngày đưa cơm cho anh. Khi đến nơi thấy Rá còn ngủ, tiếng gáy như sấm. Cô
chờ Rá dậy, đưa cơm cho Rá ăn, rồi đứng rình xem thì thấy Rá tách đôi hóa
thành người rất khỏe, đẹp lại hát hay và chia nhau chặt cây, chỉ một lát là
xong. Sau cô gái ốm tương tư và đòi lấy chàng Rá. Bố mẹ thuận gã nhưng
đuổi hai vợ chồng ra khỏi nhà. Nhờ có phép Rá, trở nên giàu có còn tù
trưởng thì sau hóa thành hổ.
Chàng rùa ( Xơ – đăng )
Một ông già hóa vợ có mười cô con gái, một hôm bằng lòng để con
rùa sửa giúp cái lờ đơm cá với điều kiện là gả cho nó một cô làm vợ. Các cô
đều từ chối, chỉ có cô út bằng lòng làm vợ rùa. Mỗi lần đến với vợ, rùa đều
hóa thành chàng trai, và căn buồng tự nhiên sáng rực lên, làm cho các chị
tưởng buồng bị cháy, kêu cứu ầm ĩ.
Một hôm, ông già ốm bảo muốn ăn óc cá, bảo các chàng rể đi tìm.
Chẳng ai lấy được cả, chỉ có rùa lấy được mấy nong. Ông già lại tổ chức thi
trâu rồi lại thi xây nhà, rùa đều thắng cuộc, làm cho các chị vợ ghen tức.
Sau đó, rùa sang nước Lào buôn bán. Trước khi đi, rùa giao cho vợ một
quả trứng, một con dao và một quả dừa. Mấy chị thấy chồng em có tài bèn
em rủ nhau đi lấy củi rồi đi mua muối nhưng vợ rùa đều từ chối. Nhưng
nàng lại bằng lòng khi các chị rủ đi chơi đu. Bị các chị chặt đu, vợ rùa chết,
xác văng xuống sông, bị cá nuốt, nhưng lại sống dậy và sinh con trong bụng
cá. Rồi vợ rùa cũng lấy dao vạch bụng cá, bế con chui ra. Quả trứng nở thành
gà trống, còn quả dừa thì mọc thành cây dừa lớn nhanh như thổi. Vợ rùa trèo
lên, cây cao lên mãi. Ở trên cây vợ rùa nhìn tận sang tận nước Lào. Nàng bảo
gà gọi chồng về. Nghe tiếng gà gáy, rùa lên đường về ngay. Trời mưa như
trút, phải ẩn dưới cây dừa, rùa vừa kêu đói thì cơm trên ngọn cây rơi xuống,
kêu khát thì quả dừa rụng. Hai vợ chồng gặp nhau. Nghe vợ kể mọi chuyện,
rùa bỏ vợ vào gùi mang về, lại trao cho một cái kim cứ đâm vào mắt người
nào nhìn vào gùi. Thấy gùi nặng , mấy chị vợ rùa liền hí hửng ra đón. Khi
nhìn vào gùi thì bị kim đâm vào mắt, đứa hóa thành chó, đúa hóa thành mèo.
Về sau chó mèo ấy chuyên giữ nhà cho vợ chồng rùa.
Cóc và H’Bia Phu ( Dân tộc Ba-na)
Con gái bà Xóc- ia là Bơ- roong-hia phơi thóc ở đường cái. Voi của
Đăm Phu ngang qua giậm phải. Bơ – roong – hia tức mình chửi. Nhưng vì
sợ, nàng hóa làm cái sọt. Đăm Phu tìm không được, tức quá đái vào nồi cơm.
Bơ – roong – hia không biết ăn phải cơm. Tự nhiên nàng có mang đẻ ra
một con cóc. Một hôm bác cóc tới chơi. Nhà cóc nghèo, nhưng cóc đã làm
cho một quả bầu có phép lấy gạo mãi không hết. Sau đó, cóc đòi theo về nhà
bác, nhưng người bác không cho vì sợ người ta cười. Nhưng bác cóc về dọc
đường mấy lần phát hiện ra cóc ngồi trong ống tên của mình, mấy lần đuổi
cóc về, nhưng đâu lại hoàn đấy. Cuối cùng bác phải cho đi nhưng buộc cóc
khi đến nhà mình phải ngồi trong buồng kín không được đi đâu. Cóc không
đi đâu nhưng lại ước các cô gái lại kéo tới nhà mình nườm nượp để tìm
mình. Cuối cùng, bác cóc cũng phải cho cháu mình ra tiếp. Trong số đó, có
H’Bia – phu là người đẹp nhất vùng tỏ ra quyến luyến cóc. Đêm ấy, cóc ước
cho mọi người đi vắng, trừ H’Bia Phu. Nghe tiếng đàn của cóc bấy giờ đã
hóa thành chàng trai tuấn tú - ở nhà “ rông”, lòng nàng không yên phải tìm
cho thấy được người gẩy đàn, nhưng khi nàng đến thì chàng trai đã hóa
thành cóc. Mấy lần đi đi về về đều như vậy, nhưng H’Bia Phu vẫn yêu cóc,
dần dần sinh ốm tương tư. Thấy vậy, bố nàng cho mời các chàng rai đến
nhưng chỉ làm cho bệnh nặng thêm. Khi cóc đến thì H’Bia Phu lành bệnh
như không có việc gì. Khi thấy con một hai đòi lấy cóc làm chồng, bố mẹ
nàng đành phải gả rồi đuồi đi sau khi làm lễ cưới rất đạm bạc. Đến một khu
rừng, cóc hóa phép ra nhà cửa, trâu bò, lúa gạo và nô lệ. Vợ cóc đẻ ra một
con trai gọi là Đăm Pen lớn nhanh như thổi.
Một hôm H’Bia Phu bảo con mời ông bà ngoại tới chơi. Ông bà ngoại
bắt phải đắp một con đường lớn có voi đứng nối đuôi nhau mới chịu đi, cóc
hóa phép làm ngay. Họ ở nhà rể ba ngày, được ăn toàn của ngon vật lạ. Khi
ra về được rể tặng một con trâu bé tý, bố vợ cóc không thèm lấy, còn lấy
điếu gõ vào đầu cho trâu chết, nhưng càng gõ trâu càng lớn nhnah như thổi,
cuối cùng to bằng con voi, phải nhận. Về sau, khi ông bà ngoại mời cháu đến
chơi. Đăm Pen cũng đòi như khi họ thách bố nó trước kia. Nhưng dù cố sức
đắp nhưng đường vẫn hẹp, voi thì không đủ. Khi Đăm Pen trở về ông bà
cũng tặng một con trâu mộng nhưng nó không chịu nổi một cái gõ bằng ống
điếu của chàng.
Em bé và chim vàng anh (Chăm Hơ- roi )
Hai vợ chồng người kiếm củi có đứa con trai múa giỏi, đồng thời có
nuôi một con chim vàng anh hót rất hay. Thấy con chim quí, một lão nhà
giàu đến cướp lấy vể định nuôi cho nó hót. Nhưng chim không chịu hót, ủ rủ
không ăn mấy ngày liền. Lão nhà giàu bèn vứt chim ra bụi. Đứa con trai nhà
kia lại nhặt chim về chăm sóc, chim béo khỏe lại hót hay như trước.
Nghe nói chim đã sống lại như trước, lão nhà giàu liền đến giành chim,
nhưng chim đã mổ vào mắt hắn túi bụi.
Gơ – Liu, Gơ - Lát ( X’rê )
Hai chị em cùng cha khác mẹ lại xinh đẹp như nhau nhưng Gơ Liu thì
tính nết hiền hậu, còn Gơ Lát thì gian ác. Một hôm có một con quạ mang
một đôi hài không phải của hai cô gái mà là của hoàng tử Chàm cho phụ nữ
ướm chân, nếu vừa thì hoàng tử lấy làm vợ. Gơ Liu ướm vừa chân, được đón
về cung Gơ-Lát được phép theo chị. Một hôm trong lúc chồng đi đánh giặc,
Gơ -Liu bị Gơ- lát giết rồi phao tin chết vì bệnh. Gơ- Lát thay Gơ- liu làm
vợ, hoàng tử nhận nhưng tỏ ý rất ghét. Ở mộ Gơ- Liu mọc lên một khóm
trúc, hoàng tử cho rằng là hồn vô tái sinh, sai rào kín, nhưng cây bị Gơ- Lát
chặt mất trong khi chồng đi vắng. Hồn Gơ- Liu lại nhập vào con chim nhỏ
lông vàng, một hôm nó thả xuống trước mặt hoảng tử một hộp trầu. Thấy
hộp trầu quen thuộc hoàng tử cũng bảo: - “ Có phải Gơ Liu thì xuống đây
với ta”. Chim bay xuống, nhưng khi hoàng tử đi vắng thì Gơ Lát bắt làm thịt.
Lông chôn bên đường hóa thành cây thị có độc một quả. Một bà cụ đi ngang
qua nghe có tiếng gọi, một hộp trầu tự dưng rơi vào tay bà, có tiếng bảo bà
hãy đưa đến cho hoàng tử. Hoàng tử theo bà đến cây thị thì quả thị rơi xuống
như lời khấn của bà cụ, rồi hóa thành Gơ Liu.
Khi hoàng tử biết rõ chuyện, sai xẻ thịt Gơ-Lát gởi về biếu mụ dì ghẻ. Mụ
ăn hết nắm, rồi đến thăm con gái trong lúc vợ chồng Hoàng tử ăn mừng sum
họp. Bị đánh đuổi và khi biết mình đã ăn thịt con, mụ nhảy xuống sông chết.
Có con quạ đến để rỉa thịt mụ.
Nàng tiên thứ chín ( H’rê )
Một chàng trai nghèo ở với mẹ cũng được tiên bày cho cách đi tìm vợ và
trộm lấy cánh của các cô gái nhà trời thường đáp xuống hồ trên núi để tắm.
Quả nhiên anh ta buộc được cô thứ chín đẹp nhất làm vợ. Họ cũng sinh được
một trai và sau đó bộ hạ nhà trời (ở đây là thần sét) xuống buộc nàng phải về
nếu không sẽ giết chết cả chồng lẫn con. Nàng tiên bèn lấy ba uống nước vắt
sữa để lại cho con, cắt một nắm tóc để lại cho chồng, rồi theo thần sét về trời.
Trở về thấy mất vợ, anh chàng cũng được con chim sắt ( phải phải do thần
mà do người thợ rèn chế ra), biết bay. Sắp tới thiên đình, còn phải vượt một
con sông. Chồng đã thấy vợ ngồi giặt áo ở bên kia, nhưng chim sắt không
thể vượt nổi. Hai bên chỉ trông nhau mà khóc.
Dân nhà trời thấy vậy, bèn họp nhau xin phép vua cho họ gặp nhau.
Nhưng vua đã có ý định gả nàng cho người nhà trời, nên không thuận.
Nhưng dân lại dùng áp lực buộc vua phải theo. Cuối cùng vua cũng chấp
nhận nhưng buộc anh phải vượt qua ba thử thách.
Thử thách thứ nhất: Nhặt cho hết số vừng gieo trong một cánh rừng dài
khoảng chim bay mỏi cánh. (nhờ có chim sẻ giúp cho việc này )
Thứ hai: ăn cho hết ớt chín trong một khu vườn trồng toàn ớt ( nhờ có
thầy cúng hóa thành chim ăn hộ)
Thứ ba: phải làm một ngôi nhà đẹp giữa sông (nhờ thần cá ra lệnh các
giống thủy tộc cùng nhau làm nên kì công này nên vợ chồng mẹ con gặp
nhau. Trong khi đó vua nhà trời vì có cái hứng nấu ăn trên ngôi nhà mới, nên
các giống thủy tộc thấy nóng lần lượt trốn chạy làm cho vua và các bộ hạ
chết đuối. Vì thế anh chàng dược dân nhà trời cho thay vua cai quản thiên
đình.
Chàng Sơn ( Mường )
Chàng Sơn nhờ vợ chồng rắn trắng cho nước bọt làm thuốc nên sống
sung túc. Một hôm anh định giết chết con rắn đen để cứu rắn trắng. Không
ngờ đã bắn nhầm con rắn vợ. Rắn trắng chồng toan báo thù nhưng biết được
ý định của Sơn, bèn tặng Sơn một viên ngọc nghe được tiếng loài vật.
Một hôm, vì quên để dành bộ lòng cho quạ nên Sơn bị quạ báo thù bằng
cách sai chuột đến trộm viên ngọc của anh. Chuột đã thành công nhờ mưu
ngoáy đuôi vào mũi Sơn hắt hơi làm văng viên ngọc ngậm trong miệng lúc
ngủ. Sau đó, mèo giúp Sơn đi tìm viên ngọc. Mèo tóm chuột, bắt chuột phải
khai thật. Khai xong, chuột còn bày cho mèo kế “ giả chết bắt quạ”. Quạ thấy
mèo nằm chết, tưởng có món bở, xà xuống định mổ. Nhưng không ngờ mèo
chộp được quạ, giành lấy viên ngọc rồi đưa cho chủ. Quạ giận lắm, nhân cắp
được mũi tên có khắc tên Sơn, bèn cấm vào xác chết trôi sông. Sơn do đó bị
hạ ngục. Nhưng vì có viên ngọc, Sơn tìm thấy được ấn ngọc của vua bị mất,
nên được tha và vua gả công chúa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN022.pdf