Luận văn Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường Khu Công Nghiệp Nhơn Hội – Khu A

Từ kết quả điều tra và nghiên cứu có thể đề xuất một số kiến nghị sau: Cần thực hiện tốt theo nguyên tắc của quy hoạch đã định. Khi KCN Nhơn Hội – Khu A đi vào hoạt động thì sẽ có các tác động đến môi trường văn hoá xã hội có liên quan: - Các tác động tiêu cực đến hệ thống giao thông nên cần phải có công tác điều hành, bảo trì và tu dưỡng đường xá. - Tác động đến nguồn cung cấp điện, nước do nhu cầu sử dụng nước của KCN Nhơn Hội – khu A là rất lớn - Tác động do mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương. - Khả năng tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh trong giai đoạn san nền và xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như trong giai đoạn khai thác và vận hành nếu không có biện pháp khống chế phù hợp. Vì vậy cần phải thực hiện tốt các công tác quản lý về mặt xã hội lẫn môi trường. Đúc kết từ kinh nghiệm của các Khu công nghiệp có các ngành nghề tương tự trong địa bàn Tỉnh và của cả nước để từ đó áp dụng đề phòng những ảnh hưởng có thể xảy ra tại đây.

doc92 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường Khu Công Nghiệp Nhơn Hội – Khu A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy tác động của KCN Nhơn Hội – khu A và KCN Nhơn Hội – khu B đến Khu du lịch sinh thái Cát Tiến gồm: mùi hôi, khí thải từ các ống khói của các nhà máy và sự cố cháy nổ xảy ra. Mùi hôi: khoảng cách từ KCN Nhơn Hội đến khu du lịch sinh thái Cát Tiến rất xa nên tác động mùi hôi không đáng kể. Khí thải từ ống khói của các nhà máy: trong trường hợp khí thải của các nhà máy không được xử lý thì tác động lớn nhất đến khu du lịch sinh thái Cát Tiến khoảng 0,006% so với tải lượng ô nhiễm tại nguồn. Tác động do khí thải từ KCN Nhơn Hội – khu A đến khu du lịch sinh thái Cát Tiến tối đa l2 4,6% tần xuất ảnh hưởng trong năm. Như vậy tác động do khí thải từ KCN Nhơn Hội – khu A đến khu du lịch sinh thái Cát Tiến không đáng kể. Sự cố cháy nổ: trong truờng hợp có sự cố cháy nổ xảy ra tại KCN Nhơn Hội – khu A thì Khu du lịch sinh thái Cát Tiến cũng sẽ bị ảnh hưởng không đáng kể do khoảng cách từ các KCN Nhơn Hội đến khu du lịch sinh thái các tiến rất xa. CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI Trên cơ sở nhận dạng các tác động môi trường trong giai đọan xây dựng cũng như giai đoạn họat động, trong chương này đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động và các biện pháp quản lý môi trường cho khu Công nghiệp Nhơn Hội. Các đề nghị bao gồm: khung chương trình quản lý môi trường, Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở, Các biện pháp giảm thiểu các tác động trong giai đoạn khai thác, vận hành như giảm thiểu ô nhiễm không khí; giảm thiểu ô nhiễm do nước thải; giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại; giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường văn hoá xã hội. 4.1. ĐỀ XUẤT KHUNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI Để xây dựng chương trình QLMT của KCN Nhơn Hội – khu A, các vấn đề môi trường mang tính ưu tiên cao được xác lập và chuyển hoá thành các kế hoạch hành động cụ thể. Các nguyên tắc chính để xây dựng chương trình QLMT của KCN Nhơn Hội – khu A như sau: Lấy ngăn ngừa ô nhiễm là chính. Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm áp dụng cho từng nhà máy trong khu công nghiệp cũng như cả khu công nghiệp. Kết hợp giữa từng nhà máy sản xuất riêng rẽ và nhóm các nhà máy sản xuất cùng ngành nghề hoặc có khả năng hỗ trợ nhau trong việc tái sử dụng chất thải, giảm thiểu tiêu hao năng lượng, nước góp phần gia tăng hiệu quả trong kiểm soát ô nhiễm. Nói cách khác kết hợp các nhà máy theo mạng giảm thiểu ô nhiễm góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất cũng như bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường được thiết kế cho KCN Nhơn Hội – khu A có tham khảo kinh nghiệm từ các KCN, KCX khác. 4.1.1. Nhiệm vụ và chức năng. 4.1.1.1. công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội cần phối hợp chặc chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và BQL Khu kinh tế Nhơn Hội thực hiện tốt chương trình quản lý và bảo vệ môi trường theo các qui định hiện hành của Quốc gia và tỉnh Bình Định, cụ thể: Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường (phòng môi trường) của KCN Nhơn Hội – khu A. Bộ phận này có nhiệm vụ giúp cho công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội quản lý môi trường của KCN Nhơn Hội – khu A. Tổ chức tập huấn về quản lý môi trường KCN cho các thành viên của bộ phận này. Kết hợp chặc chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để giám sát việc tuân thủ môi trường của các nhà thầu trong giai đoạn san nền và xây dựng hạ tầng cơ sở của KCN Nhơn Hội – khu A. Kết hợp chặc chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về mặt môi trường đối với các nhà máy triển khai trong KCN Nhơn Hội – khu A. Vận hành và bảo dưỡng bãi trung chuyển chất thải rắn tập trung khi được xây dựng và đưa vào sử dụng. Hướng dẫn các thủ tục cần thiết về mặt môi trường cho các nhà máy khi đăng ký triển khai và hoạt động trong KCN Nhơn Hội – khu A. Qui hoạch cấp và thải cụ thể cho các nhà máy triển khai trong KCN Nhơn Hội – khu A, trong đó tập trung vào: Bố trí các ngành nghề phù hợp trong từng khu vực theo qui hoạch phân khu các loại hình công nghiệp để quản lý dễ dàng. Qui hoạch hệ thống cấp nước. Qui hoạch hệ thống thoát nước mưa. Qui hoạch hệ tống thu gom nước thải. Qui hoạch bãi trung chuyển chất thải rắn tập trung. Xây dựng khung giá về dịch vụ thu gom và lưu trữ chất thải rắn kể cả chất thải nguy hại. Thúc đẩy chương trình kiểm toán môi trường định kỳ cho từng nhà máy theo các qui định hiện hành, chi tiết bao gồm: khảo sát, đo đạc các thông số môi trường (lưu lượng và tính chất đặc trưng của khí thải và nước thải). Công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Phỏng vấn và đánh giá hiện trạng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm (nếu có). 4.1.1.2. BQL khu kinh tế Nhơn Hội Xây dựng khu tái định cư và nhà ở cho công nhân của KCN Nhơn Hội – khu A. Xây dựng tiêu chuẩn nước thải cho các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A trước khi xả thải vào trạm xử lý nước thải tập trung. Xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN Nhơn Hội – khu A. Xây dựng khung giá về xử lý tiếp nước thải đến tiêu chuẩn cho phép của Quốc gia. 4.1.1.3. Các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A Các nhà máy trước khi triển khai xây dựng trong KCN Nhơn Hội – khu A sẽ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Cung cấp đầy đủ các số liệu về tiêu thụ nước, khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại (theo tháng/ quí / năm) khi đã đi vào hoạt động đồng bộ. Kê khai thu phí nước thải theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”. Kê khai công tác phân loại thu gom chất thải rắn bao gồm cả chất thải nguy hại như: dầu mỡ thải, hoá chất quá hạn sử dụng hoặc chất lượng kém Các nhà máy thành viên có nước thải không đạt tiêu chuẩn thải cục bộ do BQL Khu kinh tế Nhơn Hội qui định sẽ xây dựng hệ thống tiền xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải qui định của BQL khu kinh tế Nhơn Hội. 4.1.2. Phân khu chức năng các loại hình công nghiệp Phân khu chức năng các loại hình công nghiệp của KCN Nhơn Hội – khu A nhằm giúp cho công tác quản lý môi trường được tốt hơn và hạn chế các tác động môi trường qua lại giữa các nhà máy thành viên trong khu công nghiệp. Sự tác động qua lại giữa các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A chủ yếu do các chất ô nhiễm dạng khí và mùi hôi. Vì vậy để giảm thiểu các tác động qua lại giữa các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A, cần tiến hành phân khu chức năng các loại hình công nghiệp của KCN Nhơn Hội – khu A căn cứ vào: Mức độ ô nhiễm khí thải và mùi hôi: chia thành 2 khu: khu 1: triển khai các loại hình công nghiệp có mức độ ô nhiễm khí thải và mùi hôi thấp: Các ngành công nghiệp thuộc khu 1 bao gồm: Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng. Công nghiệp điện tử, công nghệ tin học, phương tiện thông tin, viễn thông và truyền hình, công nghệ kỹ thuật cao. Công nghiệp chế tạo xe máy, ô tô, máy kéo, thiết bị phụ tùng, lắp ráp phụ tùng. Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác. Vị trí bố trí: khu 1 bố trí ở đầu hướng gió chủ đạo so với khu 2. Các hướng gió chủ đạo tại đây gồm: Bắc và Tây Bắc vì vậy khu 1 được bố trí ở phía Tây Bắc trong KCN Nhơn Hội – khu A. Khu 2: triển khai các loại hình công nghiệp có mức độ ô nhiễm khí thải và mùi hôi cao: Các ngành công nghiệp thuộc khu 2 bao gồm: Công nghiệp xơ sợi, dệt nhuộm, may mặc, da giày. Công nghiệp nhựa Công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh, pha lê Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Công nghiệp chế biến nông-lâm-hải sản Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng Công nghiệp phục vụ khai thác, chế biến dầu khí Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống, xi mạ Công nghiệp xản xuất công cụ thể dục, thể thao,đồ chơi,nữ trang Công nghiệp bao bì,chế bản, in ấn, giấy Công nghiệp sản xuất hoá chất tiêu dùng Công nghiệp sản xuất các loại khí công nghiệp Công nghiệp cao su, xăm lốp, các sản phẩm cao su kỹ thuật cao Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CƠ SỞ. 4.2.1. Dò phá bom mìn lưu tồn trong đất Tại khu vực KCN Nhơn Hội – khu A có thể còn tồn lưu bom mìn còn sót lại trong thời kì chiến tranh ở tầng đất bên dưới (dưới 5m so với bề mặt đất). Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản do nổ bom mìn gây ra, Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội sẽ thực hiện công tác dò phá bom mìn theo các qui định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, cụ thể: Hợp đồng với đợn vị có chức năng và khả năng triển khai thực hiện công tác dò phá bom mìn lưu tồn trong lòng đất tại KCN Nhơn Hội – khu A. Công tác dò phá bom mìn trong lòng đất được triển khai thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động san nền. 4.2.2. Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật do phát quang Trước khi tiến hành san nền, sẽ tiến hành làm sạch bề mặt: thu dọn và xử lý sinh khối thực vật do phát quang: Sinh khối thực vật tại khu vực KCN Nhơn Hội – khu A có thể làm chất đốt hoặc các mục đích khác. Sinh khối thực vật sẽ được phát quang và thu dọn sạch sẽ trước khi tiến hành san nền. Sinh khối thực vật do phát quang được thu gom tại vị trí thuận tiện trong KCN Nhơn Hội – khu A đề chuyển đi xử lý tiếp. Đối với sinh khối thực vật không thể tận dụng sử dung cho các mục đích như bán lấy gỗ, sử dụng làm chất đốt thì phối hợp với Công ty Môi trường Đô thị địa phương đến vận chuyển đem đi xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian này. 4.2.3. Thu gom và sử lý bùn bề mặt bóc tách Sau khi phát quang và thu dọn sinh khối thực vật, sẽ thực hiện các biện pháp sau: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng đất tại khu vực KCN Nhơn Hội – khu A cho thấy đất ở đây không bị ô nhiễm do đó lượng bùn bề mặt bóc tách này có thể sử dụng để cải tạo làm tăng lớp mùn trong đất canh tác nông – lâm nghiệp. Lượng bùn bóc tách từ khu vực KCN Nhơn Hội – khu A sẽ trộn với cát để trồng cây xanh. Tổng khối lượng bùn bóc tách từ khu vực KCN Nhơn Hội – khu A khoảng 1.836 tấn, nếu được vận chuyển bằng xe tải trọng tấn 10 tấn thì cần khoảng 184 xe. Thời gian bóc tách lớp bùn bề mặt kéo dài khoảng 24 tháng, khi đó chuyến xe vận chuyển lượng bùn bóc tách này khoảng 8 chuyến/tháng. 4.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình san nền Để giảm thiểu ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình san nền, sẽ thực hiện các biện pháp sau: Các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền từ chổ cao (các đồi cát) để đắp vào chổ thấp bên trong khu vực KCN Nhơn Hội – khu A sẽ có tấm bạt che phủ vật liệu bên trên nhằm hạn chế tối đa các tác động do bụi khuếch tán. Tiến hành san ủi vật liệu ra ngay sau khi được tập kết xuống để giảm sự khuếch tán vật liệu san nền do tác dụng của gió. Vào mùa khô, đặc biệt khi có gió mạnh tiến hành phun nước ngay tại công trường nơi có mật độ xe vận chuyển vật liệu san nền trong khu vực qua lại cao. Tất cả các xe vận tải đạt tiêu chuẩn qui định của Cục Đăng Kiểm vềâ mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động phục vụ cho công tác triển khai thực hiện dự án. 4.2.5. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải sinh hoạt Hạn chế tối đa việc tổ chức các bếp ăn tập thể trong khu vực do đó sẽ hạn chế được tối đa lượng nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực sẽ được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp trong khu vực. Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương thu gom và vận chuyển đem đi xử lý hàng ngày. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa tại công trường khoảng 60 kg/ngày ( tương ứng với khoảng 0,3 m3/ngày). Do đó tại khu vực KCN Nhơn Hội – khu A trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ trang bị từ 2-5 thùng rác loại 500 lít. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không được chôn lấp hoặc đốt tại khu vực. Trang bị đầy đủ các nhà vệ sinh di động phục vụ cho vệ sinh cá nhân của công nhân xây dựng tại dự án. Trong giai đoạn thi công xây dựng, trang bị từ 3-5 nhà vệ sinh di động tại khu vực. 4.2.6. Kiểm soát ô nhiễm do dầu mỡ thải. Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án. Khu vực bảo dưỡng sẽ được bố trí tạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới. Dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực không được chôn lấp, chúng sẽ được thu gom vào các thùng chứa thích hợp được đặc trong khu vực. Tổng khối lượng dầu mỡ thải phát sinh tối đa tại công trường khoảng 583 lít/tháng. Do đó tại khu vực trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ trang bị từ 2-3 thùng chứa dầu mỡ thải loại 500 lít. 4.2.7. Giảm thiểu các vấn đề xã hội Cố gắng sử dụng càng nhiều càng tốt nguồn lao động tại chỗ: các lao động địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà thầu và có mong muốn được tuyển dụng sẽ được các nhà thầu tuyển dụng tối đa. Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các chương trình: Giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực. Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa phương để trành những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương. Không cho phép công nhân xây dựng ở lại qua đêm trong khu vực KCN Nhơn Hội – khu A. Tất cả công nhân có thẻ khi ra vào khu vực để thuận tiện cho công tác quản lý. Kết hợp chặc chẽ với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú tại địa bàn để triển khai thực hiện xây dựng dự án. 4.2.8. Các biện pháp giảm thiểu khác. Các nguyên vật liệu tại khu vực không được đốt và chôn lấp tuỳ tiện. Không tích luỹ các nguyên vật liệu thải dễ cháy, chúng được vận chuyển thường xuyên ra khỏi công trường. Hoá chất sử dụng cho công trình sẽ được đăng ký trước. Có phương án và các phương tiện phòng chống cháy nổ và an toàn lao động. Các thiết bị và máy móc cơ khí sẽ được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. Không sử dụng các phương tiện truyền thanh có dung lượng lớn trên công trường. Các màng chắn và các vật cách âm sẽ được sử dụng tạm thời ở những nơi cần thiết. 4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC, VẬN HÀNH 4.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí Giảm thiểu đối với nguồn cố định Các nhà máy thành viên Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất và không khí xung quanh đối với các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A thì các nhà máy này cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Bảng 4. 1: Kế hoạch hành động nhằm khống chế đối với nguồn ô nhiễm cố định Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Lắp đặt các thiết bị khống chế ô nhiễm tại nguồn Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Lắp đặt đồng thời khi tiến hành lắp đặt thiết bị Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí của khu vực Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Aùp dụng biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Lắp đặt đồng thời khi tiến hành lắp đặt thiết bị Giảm thiểu các tác động do tiếng ồn và độ rung gây ra Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Trạm xử lý nước thải tập trung Để giảm thiểu các tác động do mùi hôi phát sinh từ trạm XLNT tập trung KCN Nhơn Hội – khu A, cần thực hiện: tuân thủ các yêu cầu thiết kế trạm XLNT tập trung. Lắp đặt hệ thống thu gom và đốt khí biogas tại trạm XLNT tập trung với các công suất tương ứng cho trạm XLNT tập trung như sau: công suất: 900 m3/ngày. Tuân thủ các yêu cầu vận hành và giám sát trạm XLNT tập trung. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu Bảng 4.2: Kế hoạch hành động nhằm cải thiện các yếu tố vi khí hậu Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN Nhơn Hội – khu A nhưng nằm ngoài phạm vi các nhà máy Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Trồng trong 5 năm (2009-2013) Cải thiện các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng Theo qui định của Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan Trồng cây xanh trong khuôn viên các nhà máy Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Trong quá trình xây dựng nhà máy Cải thiện các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng Theo qui định của Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan Thiết kế và xây dựng nhà máy xưởng của các nhà máy thông thoáng Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Thiết kế và thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng nhà xưởng Cải thiện các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng Theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế và các yêu cầu của chuyên ngành sản xuất Lắp đặt các thiết bị thông gió, chiếu sáng tại các nhà xưởng của các nhà máy Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Thiết kế và thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng nhà xưởng Cải thiện các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng Theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế và các yêu cầu của chuyên ngành sản xuất 4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải Bảng 4. 3: Kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom nước thải của KCN Nhơn Hội – khu A Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Tiến hành đồng thời với quá trình xây dựng hạ tầng cơ sở KCN Nhơn Hội – khu A Giảm thiểu khối lượng nước thải xử lý Điểm kết nối nước thải của các nhà máy thành viên với cống thoát thu gom nước thải của KCN có hố ga và nằm ngoài tường rào của các nhà máy phục vụ cho mục đích lấy mẫu giám sát chất lượng nước thải và đo lưu lượng Kiểm soát ô nhiễm dầu mỡ thải trong nước mưa chảy tràn tại các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Khi các nhà máy được xây dựng trong KCN Nhơn Hội – khu A Tách dầu mỡ thải trong nước mưa chảy tràn trước khi thải vào đầm Thị Nại Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Kiểm soát ô nhiễm nước thải sản xuất và sinh hoạt tại các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A Các nhà máy sản xuất tự thực hiện Khi các nhà máy được xây dựng trong KCN Nhơn Hội – khu A Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải qui định của KCN Nhơn Hội – khu A Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Kiểm soát ô nhiễm nước thải sinh hoạt từ các công trình dịch vụ – quản lý – hành chính Chủ đầu tư các công trình dịch vụ quản lý hành chính Khi các công trình dịch vụ – quản lý – hành chính được xây dựng trong KCN Nhơn Hội – khu A Tiền xử lý bằng hệ thống bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống cống thu gom nước thải của KCN Nhơn Hội – khu A Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A đầu tư phân kỳ thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 có công suất 7.000 m3/ngày; giai đoạn 2 có công suất 7.360 m3/ngày BQL Khu kinh tế Nhơn Hội Trạm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 được xây dựng vào năm 2009 và bắt đầu di vào vận hành đầu năm 2010. trạm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 2 được xây dựng vào năm 2013 và vận hành năm 2014 Xử ký nước thải của KCN Nhơn Hội – khu A đạt tiêu chuẩn môi trường qui định: TCVN 6985-2001 và TCVN 5945-1995-B Dự án sẽ xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi riêng. Phương ánvà thiết kế công nghệ sẽ được phê chuẩn của cơ quan chức năng về môi trường. Có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Vận hành trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A BQL Khu kinh tế Nhơn Hội Sau khi xây dựng xong trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A Vận hành hệ thống xử lý nước thải của KCN Nhơn Hội – khu A đạt tiêu chuẩn môi trường qui định Thực hiện kê khai và đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tuân thủ theo Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 có sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Xây dựng qui định về lệ phí thu gom và xử lý nước thải BQL Khu kinh tế Nhơn Hội Thực hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trạm xử lý nước của KCN Nhơn Hội – khu A Vận hành trạm xử lý nước thải tập trung. Có tính đến phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Các cơ sở công nghiệp trong KCN Nhơn Hội – khu A sẽ sử dụng dịch vụ xử lý nước thải của khu công nghiệp. Các nhà máy sẽ trả lệ phí xử lý nước thải tập trung 4.3.2.1. Nước mưa chảy tràn nhiễm dầu Các chất ô nhiễm chính trong nước mưa chảy tràn là dầu mỡ thải và các chất rắn nổi bị cuốn trôi. Để xử lý các chất ô nhiễm trên, tại các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A sẽ xây dựng hệ thống tách dầu mỡ cho nước mưa. 4.3.2.2. Nước thải sản xuất và sinh hoạt Nước thải từ các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A sẽ được tiền xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cục bộ qui định của BQL Khu kinh tế Nhơn Hội trước khi thải vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A. Nước thải từ các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A thực hiện tiền xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cục bộ qui định của BQL Khu kinh tế Nhơn Hội trước khi xả vào đường cống thu gom nươc thải chung của KCN Nhơn Hội – khu A. Các thông số cơ bản nhằm kiểm soát nước thải từ các nhà máy thành viên bao gồm: pH, BOD, COD, SS, N, P, dầu mỡ động thực vật, dầu mỡ khoáng, kim loại nặng (nếu trong quá trình sản xuất có thải ra kim loại nặng), độ màu (đối với các nhà máy dệt nhuộm) và lưu lượng xả thải. Nước thải từ các nhà máy thành viên được kết nối với hệ thống đường cống thu gom nước thải của KCN Nhơn Hội – khu A thông qua các hố ga đã định sẵn trong quá trình thiết kế và nằm ngoài tường rào của các nhà máy thành viên nhằm thuận tiện trong công tác giám sát về chất lượng nước thải và lưu lượng xả thải. Nguyên lý hoạt động của trạm XLNT tập trung Nước thải từ các nhà máy thành viên sau khi đã tiền xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải do KCN Nhơn Hội – khu A qui định và nước thải sinh hoạt từ các công trình dịch vụ – quản lý – hành chính sau bể tự hoại được thải vào đường cống thu gom nước thải chung của khu công nghiệp. Đầu tiên, nước thải từ hệ thống thu gom chung được tách rác và các tạp chất thô có kích thướt lớn nhờ thiết bị tách rác và lắng cát rồi chuyển tới bể gom. Từ bể gom, nước thải được bơm qua bể điều hoà để tạo ổn định về lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm. Tại đây, nước thải được khuấy trộn đều nhờ thiết bị sục khí bề mặt. Oxy được cung cấp bởi thiết bị sục khí bề mặt nhằm ngăn cản khả năng phân huỷ kỵ khí gây mùi hôi tại bể điều hoà. Ngoài ra, bể điều hoà có tác dụng như bể chứa nước thải khi có sự cố xảy ra. Từ bể điều hoà nước thải được bơm đều về bể phân huỷ kỵ khí dạng lai ghép. Trước khi vào bể phân huỷ kỵ khí, nước thải được điều chỉnh pH (dùng HCl 35% và NaOH 10%). Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí phân huỷ một phần các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Bể phân huỷ kỵ khí sử dụng vật liệu đệm làm giá thể cho vi sinh vật phát triển và ổn định. Dinh dưỡng (N/P) được bổ sung vào bể nhằm tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và tham gia vào quá trình xử lý. Từ bể kỵ khí dạng lai ghép, nước thải sẽ được dẫn sang bể sinh phân huỷ hiếu khí đệm cố định. Tại bể này, các vi sinh vật thực hiện quá trình xử lý để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải dưới điều kiện hiếu khí với vật liệu đệm cố định nhờ cơ chế sinh trưởng dính bám. Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp oxy cho quá trình xử lý tại bể hiếu khí đệm cố định. Bùn phát sinh do sự tăng sinh khối tại bể hiếu khí đệm cố định sẽ được thu hồi về bể gom bùn, bùn này sẽ được ép nhờ máy ép bùn và mang đi xử lý theo qui định hiện hành. Tiếp theo, nước thải sẽ được xử lý bằng phương pháp hoá lý nhằm loại bỏ phần còn lại các chất ô nhiễm không thể phân huỷ sinh học có trong nước thải. Công đoạn xử lý hoá lý bao gồm: keo tụ bằng PAC (poly aluminium chloride) tạo bông bằng polymer Lắng tách cặn bằng bể lắng ly tâm. Nước thải sau bể lắng ly tâm chảy qua ngăn khử trùng sử dụng Calcium hypochlorite – Ca(Ocl)2. Bùn lắng từ bể lắng hoá lý và bùn dư từ bể lắng sinh học được đưa về bể nén bùn, sau đó được ép thành bánh bằng máy ép bùn. Các bánh bùn được xử lý thích hợp theo các qui định hiện hành. Cuối cùng, nước thải sau khi được xử lý qua các công đoạn trên sẽ được khử trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6985-2001 (V>100x106 m3, F3) và TCVN 5945-1995-B và được chuyển tới hồ sinh học trước khi thải vào đầm Thị Nại. Đối với bể lắng cát , cát được thu gom và đưa đi xử lý thích hợp theo các qui định hiện hành định kỳ 1 năm/lần, thao tác lấy cát bằng bơm hút hay cào thủ công. Hồ sinh học: Hồ sinh học là một cấu phần của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A. Hồ sinh học đóng vai trò đảm bảo an toàn cho tiêu chuẩn xả thải trong trường hợp hệ thống gặp sự cố. Trong trường hợp hệ thống gặp sự cố ngưng hoạt động thì hồ sinh học sẽ là nơi chứa nước thải của toàn bộ KCN Nhơn Hội – khu A. Khi khắc phục hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động trở lại, toàn bộ nước thải tại hồ sinh học sẽ được bơm ngược trở lại về hệ thống xử lý để xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6985-2001 (V>100x106 m3,F3) và TCVN 5945-1995-B. Hồ sinh học có diện tích khoảng 10.000 m2, sâu 3m; đảm bảo có khả năng chứa được khoảng 28.800 m3 nước thải. Hồ sinh học có thể chứa được toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong 2 ngày của KCN Nhơn Hội – khu A khi đi vào hoạt động hoàn chỉnh. Hồ sinh học được xây dựng tại khu đất 3,77 ha dành cho trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A. trạm XLNT tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A nằm ngoài ranh giới KCN Nhơn Hội – khu A. Để đảm bảo trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A luôn hoạt động ổn định cần thực hiện các biện pháp: Thành lập Phòng Môi Trường của KCN Nhơn Hội – khu A có nhiệm vụ giám sát nước thải từ nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A. Trang bị phòng thí nghiệm có các phương tiện đo đạc các chỉ tiêu môi trường . Các nhà máy thành viên can thực hiện chương trình giám sát nước thải tại hệ tiền xử lý nước thải theo bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường của các nhà máy thành viên được phê duyệt bởi cơ quan chức năng. Tập huấn cho các nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Hội – khu A. Xử lý sơ bộ NN Xử lý sơ bộ N2 Xử lý sơ bộ N1 Loại rác/ lắng cát Bể gom Bể điều hoà Điều chỉnh pH Bể phân huỷ kỵ khí dạng lai ghép Bể phân huỷ hiếu khí đệm cố định Keo tụ/ bông tụ Bể lắng hoá lý Khử trùng Hồ sinh học Bể gom bun bùn Máy ép bùn Hoá chất keo tụ và bông tụ Nước thải sinh hoạt từ các công trình dịch vụ-quản lý -hành chính sau bể tự hoại HCl,NaOH Bùn Thải ra đầm Thị Nại TCVN 6985-2001 (V>100x106 m3,F3) và TCVN 5945-1995-B Nhà máy N1 Nhà máy NN Nhà máy N2 Hình 4. 1: Sơ đồ qui trình công nghệ tạm XLNT của KCN Nhơn Hội – khu A 4.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại. 4.3.3.1. Bãi trung chuyển chất thải rắn Mục đích của bãi trung chuyển chất thải rắn: thu gom, phân loại và trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất không nguy hại phát sinh từ các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A. thu gom, lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A. vị trí xây dựng và diện tích: Bố trí phía đông của KCN Nhơn Hội – khu A, giáp với núi Phương Mai Tổng diện tích đất dành cho bãi trung chuyển chất thải rắn: 392 ha Bãi trung chuyển chất thải rắn: Có khu vực phân loại chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng. Có khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại trong khi chờ tìm biện pháp xử lý thích hợp. Có hệ thống thu gom nước rỉ rác nối liền với trạm xử lý nước thải tập trung. Bãi trung chuyển chất thải rắn sẽ được đầu tư phân kỳ thành 2 giai đoạn: mỗi giai đoạn có diện tích khoảng 1,96 ha. Bãi trung chuyển chất thải rắn giai đoạn 1 được xây dựng vào năm 2009 và bắt đầu đi vào vận hành vào đầu năm 2010 ( khi có 1 nhà máy trong KCN Nhơn Hội – khu A đi vào vận hành). Bãi trung chuyển chất thải rắn giai đoạn 2 được xây dựng vào năm 2013 và bắt đầu đi vào vận hành năm 2014. Bảng 4. 4: Kế hoạch hành động xây dựng bải trung chuyển chất thải rắn Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Xây dựng bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội. Đầu tư phân kỳ thành 2 giai đoạn: mỗi giai đoạn có diện tích khoảng 1,96 ha Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Bãi trung chuyển chất thải rắn giai đoạn 1 được xây dựng vào năm 2009 và bắt đầu đi vào vận hành vào đầu năm 2010. Bãi trung chuyển chất thải rắn giai đoạn 2 được xây dựng vào năm 2013 và bắt đầu đi vào vận hành vào đầu năm 2014. thu gom, phân loại và trung chuyển chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt toàn KCN Nhơn Hội – khu A thu gom và lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại toàn KCN Nhơn Hội – khu A. Phương án và thiết kế công nghệ sẽ được phê chuẩn của cơ quan chức năng về môi trường. Có sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Xây dựng qui định về lệ phí thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Thực hiện trong quá trình xây dựng phương án bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A. Vận hành bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A. Các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A sẽ sử dụng dịch vụ thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Lệ phí thu gom và vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại sẽ được qui định hợp lý trên cơ sở lượng chất thải sinh ra, thành phần, mức độ độc hại và cung đường vận chuyển. Các nhà máy sẽ trả lệ phí thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại tập trung Tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển, lưu trữ và sử lý Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Khi bãi trung chuyển chát thải rắn đi vào vận hành Thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại tập trung của toàn KCN Nhơn Hội – khu A Hướng dẫn các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Hội – khu A các văn bản pháp qui hiện hành và cập nhật về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cũng như biện pháp phân loại tại nguồn. Đầu tư nghiên cứu các biện pháp xử lýchất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Sau khi bào cáo ĐTM của dự án KCN Nhơn Hội – khu A được phê duyệt Trong trường hợp có kết quả tốt sẽ tiến hành các thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện 4.3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vào các thùng chứa qui định để tránh sự phân huỷ của các hợp chất hữu cơ tác động đến môi trường, sức khoẽ cộng đồng và nước ngầm bị nhiễm bẩn do nước rỉ rác. Các thùng chứ chất thải rắn sinh hoạt do các nhà máy thành viên tự trang bị và đặt tại các nơi thích hợp trong nhà máy để xe của BQL Khu kinh tế Nhơn Hội – khu A vào thu gom hợp lý. Tổ chức thực hiện thu gom và xử lý phù hợp. Bảng 4. 5: Kế hoạch hành động quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (các nhà máy) Các nhà máy tự thực hiện Khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất Thu gom các loại chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng Thực hiện hàng ngày Thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các nhà máy vào các thùng chứa qui định Các nhà máy tự thực hiện Khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất Thuận tiện cho cong tác xử lý Thực hiện hàng ngày Thu gom, vận chuyển tới bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Khi bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A đi vào vận hành Xử lý tập trung chất thải rắn sinh hoạt toàn KCN Nhơn Hội – khu A Thực hiện hàng ngày Hợp đồng với công ty Môi trường Đô thị của địa phương đến thu gom và vận chuyển đi xử lý Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Xử lý chất thải rắn sinh hoạt Thực hiện hàng ngày Tuân thủ các qui định hiện hành của Việt Nam 4.3.3.3. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại Tiến hành phân loại chất thải rắn sản xuất không nguy hại để thu gom các loại chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng bán cho các cơ sở thu mua. Thu gom vào các thùng chứa qui định. Các thùng chứa chất thải rắn sản xuất không nguy hại do các nhà máy thành viên tự trang bị và đặt tại các nơi thích hợp trong nhà máy để xe của BQL Khu kinh tế Nhơn Hội – khu A vào thu gom hợp lý. Tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, phân loại, tái chế và xử lý phù hợp. Bảng 4. 6: Kế hoạch hành động quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại tại nguồn (các nhà máy) Các nhà máy tự thực hiện Khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất Thu gom các loại chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng Thực hiện hàng ngày Tuân thủ các qui định hiện hành của Việt Nam Thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại vào các thùng chứa qui định Các nhà máy tự thực hiện Khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất Thuận tiện cho công tác xử lý Thực hiện hàng ngày Tuân thủ các qui định hiện hành của Việt Nam Thu gom, vận chuyển tới bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Khi bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A đi vào vận hành Xử lý tập trung chất thải rắn công nghiệp không nguy hại toàn KCN Nhơn Hội – khu A Thu gom, vận chuyển tới bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A Hợp đồng với đơn vị có chức năng của địa phương đến thu gom và vận chuyển đi xử lý Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Thu gom, vận chuyển tới bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A 4.3.3.4. Chất thải nguy hại Phân loại và thu gom vào các thùng chứa qui định có dán nhãn. Các thùng chứa chất thải nguy hại do các nhà máy thành viên tự trang bị và đặt tại các nơi thích hợp trong nhà máy để xe của BQL Khu kinh tế Nhơn Hội – khu A vào thu gom hợp lý. Chất thải nguy hại sẽ được thu gom và xử lý theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kém theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ. Kết hợp chặc chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định trong việc kê khai cung như thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại Hướng dẫn các nhà máy thành viên thực hiện công tác phân loại chất thải nguy hại tại nguồn theo các qui định hiện hành. Hướng dẫn các nhà máy thành viên thực hiện thu gom chất thải nguy hại vào các thùng chứa tiêu chuẩn có dán nhãn theo qui định hiện hành. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy thành viên tới bãi trung chuyển chất thải rắn bằng các phương tiện chuyên dụng theo các qui định hiện hành. Lưu trữ chất thải nguy hại trong khu vực nhà tạm chứa, trong trường hợp chưa xây dựng được hệ thống chất thải nguy hại. Đầu tư nghiên cứu các biện pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Bảng 4. 7: Kế hoạch hành động quản lý và xử lý chất thải nguy hại Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Thu gom chất thải nguy hại công nghiệp vào các thùng chứa qui định có dán nhãn Các nhà máy tự thực hiện Khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất Tránh nhầm lẫn với các loại chất thải khác Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Tuân thủ các qui định hiện hành của Việt Nam Thu gom, vận chuyển tới bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Khi bãi trung chuyển chất thải rắn của KCN Nhơn Hội – khu A đi vào vận hành Lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy trong KCN trong khi chưa tìm được biện pháp xử lý Có sự hướng dẫn và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Tuân thủ các qui định hiện hành của Việt Nam Liên hệ với các đơn vị chức năng để tìm kiếm giải pháp và xử lý thích hợp CT CP KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Khi KCN Nhơn Hội – khu A bắt đầu đi vào vận hành Xử lý triệt để chất thải nguy hại 4.3.4. Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường văn hoá xã hội 4.3.4.1. Chổ ở và sinh hoạt của công nhân Các vấn dề do tập trung lượng lớn công nhân sẽ được hạn chế thông qua việc áp dụng kết hợp giữa các biện pháp: Cố gắng sử dụng càng nhiều càng tốt nguồn lao động tại chổ: các lao động tại địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà sản xuất và có mong muốn được tuyển dụng sẽ được các nhà sản xuất tuyển dụng tối đa. Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có chức năng có liên quan thực hiện các chương trình: Giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân. Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tuc, tập quán của người dân địa phương để trành những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương. Kết hợp chặc chẽvới các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú tại địa bàn. 4.3.4.2. Quản lý và khống chế ô nhiễm kho chứa nhiên liệu Hạn chế tối đa khả năng ngấm của các dầu mỡ thải xuống đất và các tầng nước ngầm, để thực hiện công tác này sẽ có chế độ kiểm tra các bồn chứa nhiên liệu trước khi đưa vào sử dụng và có chế độ kiểm tra định kỳ trong thời gian khai thác, nhất là đối với các bồn chứa ngầm. Xây dựng hệ thống phòng chống cháy nổ riêng cho khu vực kho chứa nhiên liệu như các thiết bị phòng chống cháy, các qui định phòng chống cháy nổ, các phương án hành động khi có hệ thống cháy nổ xảy ra Xây dựng hệ thống đường cống thu gom nước mưa chảy tràn và thiết kế thi công hệ thống tách dầu mỡ cho nước mưa chảy tràn từ khu vực kho bãi trước khi cho thải ra đầm Thị Nại. Dầu mỡ thất thoát thu gom được sẽ cho vào thùng chứa có nắp đậy trước khi chuyển sang cơ quan có chức năng xử lý. 4.3.4.3. Phòng chống cháy nổ Thành lập đội cứu hoả chuyên nghiệp phục vụ cho KCN Nhơn Hội – khu A với các trang thiết bị cần thiết và được đào tạo đầy đủ các kỹ thuật phòng chống cháy. Thiết kế chương trình phòng chống cháy nổ cho phù hợp đặc thù sản xuất công nghiệp của mình. Bảng 4. 8: Bảng kế hoạch hành động nhằm phòng chống cháy nổ. Nội dung Trách nhiệm Thời gian dự kiến Mục đích Ghi chú Thiết kế và thi công hệ thống hạ tầng phòng chống cháy nổ Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Trong quá trình xây dưng hạ tầng KCN Nhơn Hội – khu A Tạo dựng cơ sở vật chất cho công tác phòng chống cháy nổ Tuân thủ các qui định hiện hành có tính đến yếu tố khu vực Thành lập đội cứu hoả chuyên nghiệp Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Khi KCN Nhơn Hội – khu A bắt đầu đi vào hoạt động Xây dựng lực lượng công tác phòng chống cháy nổ Tuân thủ các qui định hiện hành Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ cụ thể khi có sự cố cháy nổ xảy ra Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Nhơn Hội Luyện tập các phương án phòng chống cháy nổ Tuân thủ các qui định hiện hành có tính đến yếu tố khu vực Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ tại từng nhà máy trong KCN Các nhà máy tự thực hiện Khi các nhà máy được xây dựng trong KCN Nhơn Hội – khu A Phòng chống cháy nổ từ cấp nhà máy Tuân thủ các qui định hiện hành có tính đến yếu tố ngành nghề sản xuất KẾT LUẬN Khu công nghiệp Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội trong tương lai là một khu công nghiệp trọng điểm của thành phố Quy Nhơn. Luận văn nghiên cứu hiện trạng, đánh giá tác động của các họat động trong tương lai và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và quản lý môi trường. Các kết quả nghiên cứu trong luân văn có thể được tóm tắt như sau: Đã tóm lược trình bày một số thông tin cơ bản về điều kiện hậu và kinh tế xã hội của khu công nghiệp Nhơn hội. Đãõ trình bày hiện trạng quy hoạch khu công nghiệp Nhơn Hội bao gồm Quy họach các ngành sản xuất trong KCN Nhơn Hội – Khu A, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu chức năng chính và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa. Theo dự án, tình hình nước thải từ Khu công nghiệp hầu hết đã qua xử lý sơ bộ tại nhà máy rồi mới đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp trước khi xả thải vào môi trường tự nhiên. Vì vậy nước thải được xử lý một cách triệt để. Trên cơ sở hiện trạng quy hoạch, căn cứ vào các họat động sản xuất cũng như quy họach sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, Luận văn đã phân tích các tác động môi trường bao gồm tác động tích cực, các tác động tiêu cực đến môi trường không khí, nước, đất, nước dưới đất, các tác động đến môi trường kinh tế xã hội xung quanh. Các đánh giá tác động này sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp quản lý môi trường. Trên cơ sở nhận dạng các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn họat động, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động và các biện pháp quản lý môi trường cho khu Công nghiệp Nhơn Hội. Các đề nghị bao gồm: khung chương trình quản lý môi trường, Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở, Các biện pháp giảm thiểu các tác động trong giai đoạn khai thác, vận hành như giảm thiểu ô nhiễm không khí; giảm thiểu ô nhiễm do nước thải; giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại; giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường văn hoá xã hội. Để bảo vệ môi trường khu công nghiệp Nhơn Hội cần phải thực hiện các biện pháp đã được đề xuất để quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tối đa các tác động môi trường, tiến đến áp dụng ISO 14000 cũng như quản lý chất thải có hiệu quả. Hi vọng các kết quả của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho Ban Quản lý Khu Công nghiệp Nhơn Hội và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Định trong công tác quản lý môi trường./. KIẾN NGHỊ Từ kết quả điều tra và nghiên cứu có thể đề xuất một số kiến nghị sau: Cần thực hiện tốt theo nguyên tắc của quy hoạch đã định. Khi KCN Nhơn Hội – Khu A đi vào hoạt động thì sẽ có các tác động đến môi trường văn hoá xã hội có liên quan: Các tác động tiêu cực đến hệ thống giao thông nên cần phải có công tác điều hành, bảo trì và tu dưỡng đường xá. Tác động đến nguồn cung cấp điện, nước do nhu cầu sử dụng nước của KCN Nhơn Hội – khu A là rất lớn Tác động do mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương. Khả năng tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh trong giai đoạn san nền và xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như trong giai đoạn khai thác và vận hành nếu không có biện pháp khống chế phù hợp. Vì vậy cần phải thực hiện tốt các công tác quản lý về mặt xã hội lẫn môi trường. Đúc kết từ kinh nghiệm của các Khu công nghiệp có các ngành nghề tương tự trong địa bàn Tỉnh và của cả nước để từ đó áp dụng đề phòng những ảnh hưởng có thể xảy ra tại đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV_An_NhonHoiLy.doc
  • docBIA.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docnhan xet cua GV uong dan.doc
  • docnhiem vu luan van tot nghiep.doc
  • docPhuluc 1_ thai luong.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan