Luận văn Phân tích hiệu quả Hiệu quả kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ

Qua phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phốCần Thơqua 3 năm ta nhận thấy tuy công tác kinh doanh Viễn thông công cộng mới đưa vào hoạt động trong vài năm gần đây nhưng cơbản đã thu vềnhững khoản lợi nhuận góp phần nâng cao kết quảhoạt động kinh doanh của toàn Doanh nghiệp. Doanh thu, chi phí của loại hình Viễn thông công cộng qua 3 năm đều tăng. Năm 2006, do là năm đầu tiên thực hiện công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nên doanh thu đạt được tương đối thấp, các khoản chi phí phát sinh không nhiều như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do thời gian đầu chủyếu là đưa vốn vào đầu tưcơsởhạtầng nên năm 2006 tình hình kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng bịlỗ. Nhưng đến năm 2007, thì mức doanh thu tăng vượt bậc so với năm 2006, các khoản chi phí phát sinh cũng tăng đột biến như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do mức độtăng của doanh thu cao hơn mức độtăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận tăng so với năm 2006. Đến năm 2008, thì doanh thu có tăng so với năm 2007 nhưng không nhiều còn chi phí thì cũng tăng so với năm 2007, do mức độtăng của chi phí cao hơn mức độtăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm so với năm 2007. Do dịch vụCDMA chiếm tỷtrọng cao trong công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nên hiệu quảhoạt động kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng do hiệu quảhoạt động kinh doanh của loại hình dịch vụCDMA quyết định. Nhưng trong doanh thu của dịch vụCDMA thì dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com) chiếm tỷtrọng cao nên doanh thu của dịch vụCDMA lại phụthuộc nhiều vào doanh thu của loại hình dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com). Bên cạnh đó, qua việc phân tích các tỷsốsinh lời của loại hình Viễn thông công cộng ta nhận thấy tình hình kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng là không có hiệu quảcao qua 3 năm được thểhiện qua các tỷsốsinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp qua 3 năm

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả Hiệu quả kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các dịch vụ của CDMA để tìm ra nguyên nhân đồng thời giúp việc đưa ra giải pháp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh hợp lý. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 39 SVTH: Võ Thị C m Thu Dịch vụ CDMA bao gồm các dịch vụ: + Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com) Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com) dành cho các khách hàng thuộc khu vực cơ quan, Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội có nhu cầu sử dụng điện thoại với giá cước rẻ bằng giá cước điện thoại cố định. + Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh (E-Phone) Dịch vụ này rất thích hợp với những khách hàng là học sinh, sinh viên, các công chức nhà nước, công nhân lao động do giá cước rẻ và khả năng truy cập internet mọi lúc, mọi nơi trong nội tỉnh. Bởi đây là dịch vụ nội tỉnh, nên sóng của dịch vụ sẽ bị giới hạn ở các tỉnh khác. + Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile) Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile) là mạng CDMA đầu tiên phủ sóng toàn quốc, đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu kết nối. Không chỉ là mạng di động thông thường, E-Mobile còn có nhiều dịch vụ vượt trội như kết nối internet di động tốc độ cao, mạng riêng ảo, dịch vụ định vị,... không giới hạn không gian và thời gian. Phù hợp với tất cả mọi người và đặc biệt tiện dụng cho những người thường công tác xa ở những vùng không được trang bị internet. Bảng 11: LỢI NHUẬN LOẠI HÌNH DNCH VỤ CDMA CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Tỷ trọng (%) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 E-Com -107.702 -943.816 153.635 77,19 92,83 98,46 E-Phone -21.295 -39.704 11.851 15,26 3,91 7,60 E-Mobile -10.529 -33.178 -9.450 7,55 3,26 -6,06 Tổng -139.525 -1.016.697 156.036 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Năm 2007, cả 3 loại dịch vụ E-Com, E-Phone, E-Mobile đều lỗ, và lỗ nhiều hơn so với năm 2006, đến năm 2008 sở dĩ dịch vụ CDMA có lời do E- Com, E-Phone có lời tuy E-Mobile lỗ nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không làm cho lợi nhuận của dịch vụ CDMA lỗ. Năm 2006, E-com lỗ đến 107.702 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 77,19%, đến năm 2007 tiếp tục lỗ gấp nhiều lần so với năm 2006 lỗ đến 943.816 ngàn đồng và www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 40 SVTH: Võ Thị C m Thu chiếm tỷ trọng 92,83%, nhưng đến năm 2008 thì lại tăng đột biến đạt 153.635 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 98,46%. Năm 2006, E-phone lỗ 21.295 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 15,26%, đến năm 2007 tiếp tục lỗ nhiều hơn so với năm 2006 lỗ đến 39.704 ngàn đồng và chiếm tỷ trọng 3,91%, nhưng đến năm 2008 thì lại tăng lên đạt 11.851 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 7,60%. Năm 2006, E-mobile chỉ lỗ 10.529 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 7,55%, đến năm 2007 tiếp tục lỗ nhiều hơn so với năm 2006 lỗ đến 33.178 ngàn đồng và chiếm tỷ trọng 3,26%, nhưng đến năm 2008 thì giảm lỗ chỉ còn 9.450 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 6,06%. Qua phân tích trên nhận thấy vào năm 2006 cả 3 loại dịch vụ điện thoại E- Com, E-Phone, E-Mobile đều lỗ nhưng mức lỗ tương đối sang năm 2007 thì mức lỗ này đều tăng và tăng nhiều nhất ở dịch vụ điện thoại E-Com, đến năm 2008 thì tăng trở lại ở 2 dịch vụ điện thoại E-Com, E-Phone, tuy E-Mobile vẫn còn lỗ nhưng mức lỗ đã giảm đáng kể. 4.3.2. Phân tích các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng Để có thể khái quát về tình hình kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng ta đi vào phân tích các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên doanh thu được tạo ra trong kỳ. Mức lợi nhuận ròng trên doanh thu là chỉ tiêu dùng để phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Mức lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết nếu có một đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu mức lợi nhuận trên doanh thu quá thấp thì sẽ không tốt cho Doanh nghiệp điều đó cho thấy rằng doanh thu của nó quá thấp, chi phí quá cao hoặc cả hai. ROS= Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 41 SVTH: Võ Thị C m Thu Bảng 12: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN DOANH THU THUẦN CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG QUA 3 NĂM (2006 - 2008) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận ròng (1) -159.821 562.659 220.999 722.480 -341.660 Doanh thu thuần (2) 2.084.276 10.984.225 13.976.665 8.899.949 2.992.440 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS) -0,08 0,05 0,02 0,13 -0,04 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Năm 2006, trong một đồng doanh thu của loại hình Viễn thông công cộng thì lỗ 0,08 đồng. Điều này cho thấy chi phí của loại hình Viễn thông công cộng cao hơn doanh thu, nên bị lỗ nhưng mức độ lỗ không cao. Năm 2007, trong một đồng doanh thu của loại hình Viễn thông công cộng thì có 0,05 đồng lợi nhuận tăng 0,13 lần so với năm 2006. Nhưng tỷ số này vẫn rất thấp đến năm 2008 thì tỷ số này lại giảm xuống chỉ còn 0,02. Tóm lại: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp qua 3 năm. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời trên doanh thu thuần của loại hình Viễn thông công cộng là không cao. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tổng tài sản, cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đồng thời, phản ánh khả năng thu nhập cơ bản và tỷ lệ nợ của một Doanh nghiệp. Nếu tỷ số này của một Doanh nghiệp quá thấp so với các Doanh nghiệp khác trong ngành thì đây là hậu quả của khả năng thu nhập cơ bản thấp và tỷ lệ nợ cao. ROA= Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 42 SVTH: Võ Thị C m Thu Bảng 13: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG QUA 3 NĂM (2006 - 2008) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận ròng(1) -159.821 562.659 220.999 722.480 -341.660 Tổng tài sản bình quân(2) 1.001.344 4.020.748 4.741.069 3.019.404 720.321 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) -0,16 0,14 0,05 0,30 -0,09 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Năm 2006, một đồng tài sản bỏ ra bị lỗ 0,16 đồng. Điều này là không khả quan vì tài sản bỏ ra không tạo được lợi nhuận mà còn lỗ. Tỷ số này tăng vào năm 2007 nhưng lại giảm xuống vào năm 2008. Nhìn chung, tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản qua 3 năm của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp. Cho thấy khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của loại hình Viễn thông công cộng rất thấp qua 3 năm điều này là không khả quan. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. ROE= Bảng 14: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG QUA 3 NĂM (2006 - 2008) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận ròng(1) -159.821 562.659 220.999 722.480 -341.660 Vốn chủ sở hữu bình quân(2) 369.322 939.756 1.015.764 570.434 76.008 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) -0,43 0,60 0,22 1,03 -0,38 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 43 SVTH: Võ Thị C m Thu Năm 2006, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra bị lỗ 0,43 đồng. Điều này là không khả quan vì đầu tư của vốn chủ sở hữu không tạo được lợi nhuận cho loại hình Viễn thông công cộng mà còn lỗ. Tỷ số này tăng vào năm 2007 nhưng lại giảm xuống vào năm 2008. Nhìn chung tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp. Cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của loại hình Viễn thông công cộng rất thấp qua 3 năm điều này là không khả quan. Tóm lại: Qua việc phân tích các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng ta nhận thấy khả năng sinh lợi của doanh thu thuần, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp qua 3 năm. Tuy năm 2007 có tăng nhưng lại giảm vào năm 2008. Tuy doanh thu thuần, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của loại hình Viễn thông công cộng luôn tăng qua 3 năm. Điều đó cho thấy việc kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng là không có hiệu quả cao. 4.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng 4.3.3.1. Các nhân tố chủ quan a. Tình hình cung cấp + Doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng tổng đại lý hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng với Công ty thông tin viễn thông điện lực và hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác khác ngoài EVNTelecom. + EVNTelecom đã đi đầu trong một lĩnh vực chưa ai thực hiện đó là dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com). Các dịch vụ mà EVNTelecom cung cấp cho Doanh nghiệp.  Dịch vụ thuê kênh riêng trong nước và quốc tế (E-Line)  Dịch vụ VoIP 179  Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống (E-Tel)  Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com)  Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh (E-Phone)  Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile)  Dịch vụ internet (E-NET) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 44 SVTH: Võ Thị C m Thu + Tình hình cung cấp của EVNTelecom cho Doanh nghiệp thì khá ổn định. b. Chất lượng Số lượng thuê bao được thực hiện đồng thời với đầu tư mở rộng mạng lưới. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng chậm tối ưu hóa sau khi lắp đặt trạm thu phát sóng, nên chất lượng mạng cũng chưa được đảm bảo. Thời gian qua, Doanh nghiệp đã từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như lắp mới trạm thu phát sóng phủ khắp địa bàn, chất lượng phát sóng được cải thiện; mở nhiều đại lý cung cấp dịch vụ Viễn thông công cộng do Doanh nghiệp quản lý. Đối với mạng truyền dẫn đã xây dựng hệ thống cáp quang nâng dung lượng đường truyền dẫn quang trục quốc gia đạt 100 Gb/s, đường truyền liên tỉnh đạt 10 Gb/s và đường truyền nội hạt đạt 2,5 Gb/s. 4.3.3.2. Các nhân tố khách quan a. Các yếu tố thuộc về Công ty thông tin viễn thông điện lực Do tần số được cấp chỉ có 450 Mhz là rất thấp, các dịch vụ của EVNTelecom liên tiếp bị can nhiễu với sóng truyền hình, taxi, các sóng thoại khác. Đặc biệt hơn, do sức ép cạnh tranh và thiếu cơ chế cho CDMA, cho nên các dịch vụ của EVNTelecom hầu như đều bị giảm thiểu sức mạnh. E-Phone bị cho là vi phạm loại hình dịch vụ; E-Com nhanh chóng bị cạnh tranh bởi dịch vụ điện thoại cố định không dây HomePhone (Viettel) và G-Phone. Trong quý 2/2007 kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ điện thoại cố định không dây của EVNTelecom có 02 chỉ tiêu độ chính xác ghi cước và dịch vụ hỗ trợ khách hàng không phù hợp tiêu chuNn ngành 68-186:2006. Nhưng sau khi thực hiện khắc phục, EVNTelecom đã đề nghị Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin cho phép được phối hợp với Trung tâm đo lường tiến hành đo kiểm lại 02 chỉ tiêu nêu trên. Theo đó, độ chính xác ghi cước và dịch vụ hỗ trợ khách hàng đều đạt chuNn. Cụ thể, tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai là 0,07%; tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai là 0,008%. Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây đạt 98,41%. EVN sẽ đầu tư gần 24.000 tỷ đồng đến 2010 để xây dựng mạng Viễn thông Điện lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và dịch vụ phục vụ công tác kinh www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 45 SVTH: Võ Thị C m Thu doanh. Trong thời gian tới, EVNTelecom luôn giữ vững cam kết đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt, đa tiện ích, giá cước hợp lý và luôn đưa ra những chính sách nhằm cải thiện hơn nữa quyền lợi của các khách hàng khi gia nhập mạng EVNTelecom. b. Các yếu tố thuộc về chính sách Nhà nước Chính sách của Nhà nước về Viễn thông công cộng là đầu tư, quản lý khai thác chung hạ tầng Viễn thông công cộng (trong đó có vấn đề lắp đặt trạm thu phát sóng); đưa internet băng rộng về vùng sâu, vùng xa; ngầm hóa các công trình mạng cáp sao cho đảm bảo mỹ quan và an toàn; hợp tác để cùng phát triển công nghệ 2G và 3G; và cuối cùng là đưa ngành công nghiệp Viễn thông công cộng vươn ra quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải lưu ý đến việc phát triển các dịch vụ mang tính trọng điểm và phát huy được những lợi thế của ngành điện để tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Phải tích cực cạnh tranh toàn diện, để khẳng định được vị trí trên thị trường Viễn thông công cộng ở trong nước và vươn ra quốc tế, phải xây dựng được đội ngũ và mạng lưới ngang tầm với thời đại vì đây là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao và công nghệ phát triển nhanh chóng. Ngày 18/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa dự án Viễn thông nông thôn do EVN làm chủ đầu tư vào danh mục ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc và ngày 9/10/2007, Bộ Công Thương đã thông qua báo cáo đầu tư dự án Viễn thông nông thôn với tổng mức đầu tư 1.644 tỷ đồng. Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1.036 tỷ đồng, tương đương với 102,272 triệu USD. Dự án này được cấu thành từ 5 dự án thành phần bao gồm: Dự án xây dựng mạng CDMA 2000 1x450 Mhz các khu vực: Nông thôn miền núi phía Bắc; khu vực nông thôn các tỉnh miền Trung; khu vực nông thôn các tỉnh miền Tây Nam Bộ; miền Đông Nam Bộ. Dự án có quy mô xây dựng, lắp đặt mới và đưa vào vận hành 578 trạm thu phát sóng với khả năng phục vụ cho trên 562.000 thuê bao, phân bố tập trung tại các Xã vùng sâu, vùng xa ở 25 tỉnh tại các khu vực nói trên. EVN hiện đang tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để sớm ký kết Hiệp định vay vốn. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động trong quý I/2009. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 46 SVTH: Võ Thị C m Thu c. Các yếu tố thuộc về xã hội Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi phí nhiên liệu. Tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới tiếp tục có tác động phức tạp, khó lường đến nền kinh tế đất nước nói chung và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói riêng. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ còn nhiều khó khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cánh cửa vào WTO đã mở ra đối với Việt Nam cũng như nhiều lĩnh vực khác, Viễn thông công cộng Việt Nam đang ở trong tình trạng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Doanh nghiệp nước ngoài. Hiện đầu vào của dịch vụ Viễn thông công cộng chủ yếu là điện, trong khi đó điện đã được Chính phủ cho tăng giá nên dịch vụ Viễn thông công cộng cũng bị ảnh hưởng, cùng với cuộc chạy đua giảm cước và khuyến mãi mạnh của các nhà khai thác Viễn thông công cộng, về thuê bao phát triển nhưng không còn mạnh như năm 2007 sẽ kéo theo lợi nhuận của công tác kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp bị giảm. Nguyên nhân, của vấn đề này là lạm phát bắt buộc khách hàng phải giảm chi tiêu, trong đó có cả chi tiêu cho lĩnh vực Viễn thông công cộng. d. Tình hình cạnh tranh Trên nền tảng của công nghệ CDMA, EVNTelecom đã đi tiên phong xây dựng phong cách di động cho điện thoại cố định trên thị trường Viễn thông Việt Nam. E-Com ra đời ngay lập tức giải thoát khách hàng khỏi những phức tạp trong vấn đề dây dẫn khi lắp đặt điện thoại cố định. Đối với dịch vụ này, người ta có thể sử dụng ngay sau khi đăng ký dịch vụ, bỏ qua khoảng thời gian không ngắn dành cho khâu lắp đặt mà điện thoại cố định có dây truyền thống bắt buộc phải thực hiện. Hơn nữa với E-Com chúng ta còn có thể dễ dàng mang theo khi phải chuyển nơi ở hoặc làm việc thay vì phải đổi số điện thoại hoặc lắp đặt lại hệ thống dây dẫn rất phức tạp và rắc rối như trước kia. Trên nền băng thông rộng của công nghệ CDMA EV-DO 1x, điện thoại cố định của EVNTelecom còn có thể nhắn tin và truy cập internet như một chiếc di động hiện đại vốn còn rất xa xỉ với thị trường nông thôn và lớp người có thu nhập bậc trung trở xuống. Chính vì điều này, E-Com hiện đã chiếm được thiện cảm của đông đảo người sử dụng trong cả nước. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 47 SVTH: Võ Thị C m Thu Ngoài ra, EVNTelecom còn có dịch vụ điện thoại cố định không dây đầu cuối di động E-Phone, hay còn gọi là điện thoại di động nội vùng. Loại điện thoại này có mẫu mã nhỏ gọn không khác gì các kiểu điện thoại di động đang lưu hành trên thị trường hiện nay, có sử dụng sim, vùng phủ sóng rộng và cho phép thuê bao di chuyển trong một phạm vi nhất định,... Nếu không để ý đầu số cố định của nó, chắc hẳn rất nhiều người lầm tưởng E-Phone chính là một loại điện thoại di động 100%. E-Mobile thì bị cạnh tranh quyết liệt bởi thiết bị đầu cuối đắt, khó thay thế,... Chính vì thế mà cho đến nay, 3 nhà CDMA có số lượng thuê bao chưa bằng 1 trong 3 nhà GSM là Viettel, MobiFone hay VinaPhone. Giống như E- Phone, trước đó VNPT đã có điện thoại vô tuyến nội vùng City phone ra đời từ năm 2002, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa cao. Nhược điểm, của điện thoại này là mỗi chiếc máy phải gắn với một số thuê bao cố định, đổi số có nghĩa là phải đổi máy và chỉ có hiệu lực hoạt động khi thuê bao ở trong địa bàn Hà Nội. Hiểu được chướng ngại đó VNPT cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện, hiện City phone đã có thể sử dụng được sim và có loại hình trả trước. Trong khi đó, theo thông tin từ Công ty Viễn thông Quân đội thì Viettel mobile cũng đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ điện thoại cố định không dây cho phép khách hàng sử dụng di động GSM lắp SIM với đầu số cố định của Viettel. Như vậy, với E-Com, EVNTelecom đã là người khởi xướng một phong cách điện thoại cố định hoàn toàn mới, không dây và di động hóa cả về hình thức và các tiện ích được các nhà kinh doanh Viễn thông công cộng hào hứng theo đuổi. Không chỉ là cạnh tranh giữa các mạng điện thoại, sự chạy đua về hình thức cũng như các tiện ích giữa điện thoại cố định và điện thoại di động còn đang diễn ra ngay trong nội bộ mỗi mạng điện thoại. Xu hướng này hứa hẹn một tương lai mới cho điện thoại cố định, những cải tiến không ngừng về chất lượng và mẫu mã sẽ giúp điện thoại cố định ngày càng được ưu chuộng. Trong 2 năm 2006-2007, thị trường thông tin di động có sự góp mặt thêm của 2 nhà cung cấp dịch vụ CDMA là HT Mobile và EVNTelecom. Tuy nhiên, ngoài việc có được một sự khởi đầu ấn tượng với chiến dịch khuyến mại gọi, nhắn tin miễn phí, HT Mobile chưa tạo được ấn tượng gì lớn sau vài tháng khai www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 48 SVTH: Võ Thị C m Thu trương dịch vụ. Với EVNTelecom, mạng Viễn thông chỉ khẳng định vị trí ở dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com). Tuy nhiên, điểm nổi bật trong giai đoạn này là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa 2 mạng dẫn đầu thị trường là MobiFone và Viettel Mobile. Với Viettel Mobile, mạng này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kể và lợi thế cước rẻ. cũng như hình ảnh thương hiệu, MobiFone đã vượt Viettel về phát triển thuê bao thực (là thuê bao phát triển mới trừ đi thuê bao rời mạng). Đầu năm 2008, thị trường thông tin di động Việt Nam lại trở nên nóng bỏng hơn với việc cả 3 mạng GSM là MobiFone, VinaPhone và Viettel đều đã được giảm cước ngang bằng với nhau và giá cước đã ở mức phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người dân, sự khác biệt lớn nhất giữa các mạng di động sẽ là vấn đề chất lượng dịch vụ và thương hiệu. Đây sẽ là nhân tố quyết định trong việc thu hút khách hàng mới, cũng như giữ chân các khách hàng cũ. Trong khi cuộc cạnh tranh giữa các mạng GSM đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới với thế mạnh rơi vào mạng có chất lượng dịch vụ tốt thì các mạng CDMA lại đang loay hoay tìm đường đi. HT Mobile đã chính thức khai tử mạng CDMA để chuyển sang công nghệ GSM, EVNTelecom vẫn chưa tìm được cách phát triển dịch vụ di động E-Mobile, còn S-Fone sau rất nhiều nỗ lực vẫn chưa thể trở thành một mạng di động có khả năng cạnh tranh với các mạng GSM và thị phần trên thị trường vẫn ở mức cực kỳ khiêm tốn. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 49 SVTH: Võ Thị C m Thu CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1. Phân tích yếu tố bên trong 5.1.1.1. Các điểm mạnh (S) a. Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả cụ thể, Doanh nghiệp sử dụng lực lượng nhân viên thu tiền điện sẵn có để thu cước Viễn thông công cộng được xem là một lợi thế quan trọng của ngành điện. Góp phần làm giảm chi phí của Doanh nghiệp và giảm áp lực thiếu nhân sự. b. Có hệ thống các cửa hàng, đại lý rộng khắp Thành phố bảo đảm cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của khách hàng Đại lý là kênh phân phối vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi, vừa giảm bớt chi phí về nhân lực, thiết bị, nhà xưởng cho Doanh nghiệp. Một số đại lý ở các Quận, Huyện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ + Quận Ninh Kiều có 21 Đại lý: Cửa hàng VT3 phát triển, chi nhánh trung tâm, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hải Minh, Đại lý Huỳnh Hữu Nghị, Nguyễn Minh Tân, Võ Công Thành,… + Quận Bình Thủy có 9 Đại lý: Đại lý điện thoại di động Phương Bình, Hoàn Vũ, Đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hữu Lợi, Đại lý Lộc Thành Phát, Đại lý Doanh nghiệp tư nhân Thượng Hải,… + Huyện Vĩnh Thạnh có 7 Đại lý: Chi nhánh điện Vĩnh Thạnh, Đại lý hợp tác xã Điện Nông Công Nông,… c. Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài Tiền thân của Điện lực Thành phố Cần Thơ là do Công ty Thuỷ Điện tư nhân SCEE từ thời Pháp thuộc quản lý. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, chính quyền mới đã tiếp thu toàn bộ xí nghiệp và đổi tên thành Công ty Điện lực Việt Nam (CDV). Do đó, Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài đã www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 50 SVTH: Võ Thị C m Thu tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng trong Thành phố. Đây là điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp khi kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng. d. Các dịch vụ của loại hình Viễn thông công cộng do EVNTelecom cung cấp đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chu<n quốc tế ISO9001:2000 điều này đã nâng cao uy tín các dịch vụ của loại hình Viễn thông công cộng mà Doanh nghiệp làm Đại lý trên địa bàn Thành phố. BẢNG CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG DNCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG Số: 1814/CB EVNTel-KT Chất lượng dịch vụ: ĐIỆN THOẠI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT Phù hợp tiêu chu<n: TCN 68-186:2006: Dịch vụ điện thoại trên mạng Viễn thông di động mặt đất - Tiêu chuNn chất lượng Bảng 15: DANH MỤC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG DNCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG Dịch vụ: Điện thoại trên mạng di động mặt đất STT Tên chỉ tiêu Mức theo TCN 68- 186:2006 Mức công bố 1 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥92% ≥92% 2 Chất lượng thoại (điểm chất lượng thoại trung bình) ≤5% ≤5% 3 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≥3% ≥3% 4 Độ chính xác ghi cước Tỷ lệ ghi cuộc gọi bị ghi cước sai Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai ≤0,1% ≤0,1% ≤0,1% ≤0,1% 5 Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hóa đơn sai ≤0,01% ≤0,01% 6 Độ khả dụng của dịch vụ ≥99,5% ≥99,5% 7 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (Số khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng) ≤0,25% ≤0,25% 8 Hồi âm khiếu nại của khách hàng (tỷ lệ hồi âm khiếu nại cho khách hàng trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại) 100% 100% 9 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại trong vòng 60 giây 24 h/ngày ≥80% 24 h/ngày ≥80% (Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ BCVT số 134/QLCL-NV ngày23/4/2007) www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 51 SVTH: Võ Thị C m Thu 5.1.1.2. Các điểm yếu (W) a. Doanh nghiệp chỉ là Tổng đại lý cung cấp dịch vụ của EVNTelecom nên nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung ứng của EVNTelecom. Giá mua và bán do EVNTelecom quy định tùy theo từng thời kỳ b. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên Viễn thông công cộng còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản Thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 2, Công ty đã không ngừng phấn đấu để bắt tay vào công việc kinh doanh còn rất mới mẻ này. Lúc đầu với đội ngũ cán bộ còn ít kinh nghiệm nên đã gặp nhiều khó khăn trong công tác giao tiếp cũng như cung cấp thông tin để mọi người hiểu về tất cả các tính năng mà chiếc điện thoại cố định không dây mang lại. Phần lớn nhân viên đều là những người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật điện nên còn lúng túng khi chuyển sang làm công việc mới, đòi hỏi sự linh hoạt, hiểu biết rộng về công tác kinh doanh Viễn thông công cộng. Các nhân viên tuy có qua đào tạo nhưng thời gian đào tạo ngắn lại không được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh. c. Chất lượng mạng chưa cao do chậm lắp đặt các trạm thu phát sóng Mạng của Doanh nghiệp được tích hợp với tầng số 450 Mhz (đây là một tầng số thấp chỉ thích hợp cho những vùng có không gian rộng, ít bị che chắn như: Vùng ngoại thành và nông thôn), còn ở đô thị dân cư đông đúc có nhiều nhà cao tầng thì khả năng bắt sóng của thiết bị đầu cuối sẽ bị hạn chế làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ nên sóng yếu, hay bị rớt cuộc gọi. d. Chiến lược giữ chân và thu hút khách hàng mới chưa thật sự hấp dẫn Một số khách hàng phàn nàn về khâu chăm sóc khách hàng. Khi máy trục chặc dù khách hàng nhiều lần phản ánh nhưng bộ phận kỹ thuật không cử người xuống xem xét mà chỉ kiểm tra cho thấy máy vẫn hoạt động bình thường, sóng khu vực rất tốt, khi khách hàng phản ánh giá cước nhân viên không tìm hiểu rõ nguyên nhân đã vội cắt thuê bao. Nhiều khách hàng than phiền về dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi. Cụ thể, dịch vụ trả trước cho E-Mobile cũng có nhiều gói cước phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, phần mua bộ KIT để hòa mạng E-Mobile trả trước, www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 52 SVTH: Võ Thị C m Thu khách hàng đến với E-Mobile không những không có tiền thêm trong tài khoản mà còn phải mua SIM mới là: 22.000 đồng. Trong khi đó, các nhà khai thác khác khi khách hàng hòa mạng mới thì số tiền trong tài khoản của họ lớn gấp 2-3 lần số tiền họ phải bỏ ra để mua SIM mới. Đây là một yếu tố thiếu cạnh tranh trên thị trường chúng ta cần phải có chính sách khuyến mại tốt hơn để thu hút được khách hàng mới. 5.1.2. Phân tích yếu tố bên ngoài 5.1.2.1. Các cơ hội (O) a. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia tăng Trước sự kiện Thành phố Cần Thơ trở thành Thành phố loại 1, cầu Cần Thơ hoàn thành sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển, nhu cầu từ các dịch vụ Viễn thông công cộng dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu nhất là trong thời đại công nghệ như ngày nay và trình độ dân trí ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia tăng. Cụ thể, theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Cần Thơ, tổng số thuê bao điện thoại cố định tính đến tháng 05-2008 đạt 144.855 thuê bao. Tính trung bình mật độ thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 12,63 máy/100 dân. Trước nhu cầu sử dụng dịch vụ của các Doanh nghiệp và người dân đang tăng mạnh, nhất là khu vực nông thôn, nơi có địa hình phức tạp, khó kéo cáp, trục đường dây Viễn thông hữu tuyến (điện thoại cố định có dây) thì con số này vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện nay, thị trường dịch vụ điện thoại cố định ở Thành phố Cần Thơ vẫn là có khá nhiều nhu cầu cho 3 Doanh nghiệp: Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang, Điện lực Thành phố Cần Thơ và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chi nhánh Cần Thơ khai thác. Tốc độ tăng trưởng điện thoại cố định ở Thành phố Cần Thơ tăng nhanh do nhu cầu sử dụng của người dân nông thôn tăng, chi phí đầu nối thiết bị đầu cuối (cước phí hòa mạng ban đầu, lắp đặt đường dây,…) ngày càng giảm mạnh, nhiều ưu đãi lớn dành cho khách hàng liên tục được triển khai trong năm. b. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển Ngày 18/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa dự án Viễn thông nông thôn do EVN làm chủ đầu tư vào danh mục ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 53 SVTH: Võ Thị C m Thu của Chính phủ Trung Quốc và ngày 9/10/2007, Bộ Công Thương đã thông qua báo cáo đầu tư dự án Viễn thông nông thôn với tổng mức đầu tư 1.644 tỷ đồng. Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1.036 tỷ đồng, tương đương với 102,272 triệu USD. 5.1.2.2. Các đe dọa (T) a. Thị phần của Doanh nghiệp có nguy cơ giảm trước tình hình cạnh tranh gay gắt Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và có chiều hướng phát triển chậm lại, ngược lại sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ Viễn thông công cộng cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2008, các đơn vị trong EVN đã hết sức nỗ lực thực hiện song song hai việc chăm sóc và phát triển khách hàng các loại hình dịch vụ Viễn thông công cộng, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ các hạng mục đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới. Các dịch vụ Viễn thông công cộng nói chung và các dịch vụ CDMA nói riêng cụ thể: Điện thoại cố định không dây đang phải cạnh tranh khá gay gắt với G-Phone (VNPT), HomePhone (Viettel); điện thoại di động do giá bán ngày càng rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và có đầy đủ các tính năng như: gọi, nhắn tin, nghe nhạc, đài FM, ghi âm,... Thị trường di động Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt và đầy đủ với 7 mạng di động. Nhưng 3 mạng di động MobiFone, VinaPhone và Viettel vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, GTel Mobile và HT Mobile dự định tham gia vào thị trường di động. Bên cạnh đó, cánh cửa vào WTO đã mở ra đối với Việt Nam cũng như nhiều lĩnh vực khác, Viễn thông Việt Nam đang ở trong tình trạng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Doanh nghiệp nước ngoài. b. Tình hình kinh tế không ổn định Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi phí nhiên liệu, giá các hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 54 SVTH: Võ Thị C m Thu vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ còn nhiều khó khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp. Bảng 16: MA TRẬN SWOT SWOT Những cơ hội (O) 1. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông công cộng ngày một gia tăng 2. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển Những đe dọa (T) 1. Thị phần của Doanh nghiệp có nguy cơ giảm trước tình hình cạnh tranh gay gắt 2. Tình hình kinh tế không ổn định Những điểm mạnh (S) 1. Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả 2. Có hệ thống các cửa hàng, đại lý rộng khắp Thành phố bảo đảm cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của khách hàng 3. Doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài 4. Các dịch vụ của loại hình Viễn thông công cộng do EVNTelecom cung cấp đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuNn quốc tế ISO9001:2000 Phối hợp S1,2,3,4 + O1,2 PHÁT TRIỂN THN TRƯỜNG Phối hợp S1,2 ,3,4 + T1,2 GIỮ VỮNG THN TRƯỜNG Những điểm yếu (W) 1. Doanh nghiệp chỉ là Tổng đại lý cung cấp dịch vụ của EVNTelecom 2. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên Viễn thông công cộng còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản 3. Chất lượng mạng chưa cao do chậm lắp đặt các trạm thu phát sóng 4. Chiến lược giữ chân và thu hút khách hàng mới chưa thật sự hấp dẫn Phối hợp W1,2,3,4 + O1,2 1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2. CHIẾN LƯỢC GIỮ CHÂN VÀ THU HÚT THÊM KHÁCH HÀNG MỚI Phối hợp W1,2,3,4 + T1,2 1. ĐÀO TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN SỰ 2. CẮT GIẢM CHI PHÍ HỢP LÝ www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 55 SVTH: Võ Thị C m Thu Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của loại hình Viễn thông công cộng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong công tác kinh doanh Viễn thông công cộng thì Doanh nghiệp cần có một số giải pháp sau: 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 5.2.1. S1,2,3,4 + O1,2: Phát triển thị trường Đề ra chỉ tiêu thi đua cho các đội công tác là phát triển khách hàng mới, gắn với giữ vững niềm tin của khách hàng cũ không để rời mạng vì bất cứ sự phiền lòng nào. Do đó, đội ngũ các thu ngân viên, ghi chỉ số, sửa chữa điện cũng là tuyên truyền viên tích cực, gắn tuyên truyền với khuyến mãi và chăm sóc tận tình đến khách hàng đã tạo ra mối thiện cảm cần thiết trong kinh doanh. Có lực lượng, với danh nghĩa “đi thăm” khách hàng, tìm hiểu những nguyện vọng và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc tại chỗ cho khách hàng khi dùng điện thoại ngành điện, “sẵn dịp” nhận tiền cước điện thoại mà khách hàng gửi luôn. Mô hình “sẵn dịp” đó đã đưa khách hàng tiếp cận với Viễn thông Điện lực một cách bất ngờ bởi qua cách giao tiếp, đã chiếm được cảm tình của khách hàng cũ, chinh phục được khách hàng mới và “một công đôi việc”. 5.2.2. S1,2,3,4 + T1,2: Giữ vững thị trường Tiếp tục giữ vững thị phần trong Thành phố để đối phó với tình hình cạnh tranh gay gắt và nguy cơ giảm thị phần bằng cách giữ chân những khách hàng hiện tại tiến đến ký hợp đồng với các đại lý chưa ký hợp đồng hoặc chưa mua hàng của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lưu giữ thông tin, ý kiến phản hồi từ khách hàng, lắng nghe ý kiến của khách hàng bằng cách tách riêng phòng trưng bày bán hàng và phòng hướng dẫn giải quyết khiếu nại. Nếu khách hàng thanh lý do khiếu nại cước: Gửi khiếu nại và giải thích cho khách hàng hiểu rõ, trường hợp khách hàng vẫn chưa hài lòng tư vấn, thuyết phục khách hàng chuyển qua sử dụng dịch vụ khác. Đối với những trường hợp tồn động cước dẫn đến việc cắt mạng thì Doanh nghiệp không nên cắt ngay mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết tích cực như: Có những chính sách hỗ trợ đối với những khách hàng đã bị cắt một chiều, hai chiều và những trường hợp khác nhằm tránh tình trạng khách hàng rời khỏi mạng. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 56 SVTH: Võ Thị C m Thu 5.2.3. W1,2,3,4 + O1,2: Nâng cao chất lượng sản ph<m; chiến lược giữ chân và thu hút thêm khách hàng mới 5.2.3.1. Nâng cao chất lượng sản ph<m a. Nâng cao và duy trì chất lượng sản ph<m Nâng cao chất lượng các dịch vụ Viễn thông công cộng để giữ khách hàng trung thành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới nhằm đảm bảo kinh doanh Viễn thông công cộng có lợi nhuận cao bằng cách lắp đặt thêm các trạm thu phát sóng, cột anten thường xuyên nâng cấp, duy tu, sửa chữa các trạm để nâng cao chất lượng mạng. b. Đảm bảo đầy đủ trách nhiệm với lô hàng đã bán đi Đảm bảo cho khách hàng một số cam kết về chất lượng lô hàng cũng như thời gian giao hàng. Nếu hàng không đảm bảo chất lượng thì Doanh nghiệp sẽ sẵn sàng nhận lại lô hàng, hoàn trả lại tiền hàng hoặc có mức đền bù nhất định. Trong thời gian sử dụng có sự cố gì thì xử lý cho khách hàng mượn máy và gửi máy theo chương trình bảo quản miễn phí. Tiếp tục duy trì hệ thống sửa chữa, bảo hành thiết bị đầu cuối đến các Chi nhánh điện, mở rộng phạm vi bảo hành thiết bị đầu cuối để phục vụ khách hàng khi có yêu cầu bảo hành tận nhà với phương thức này sẽ góp phần tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với Doanh nghiệp. 5.2.3.2. Chiến lược giữ chân và thu hút thêm khách hàng mới a. Chương trình truyền thông Tuyên truyền chương trình khuyến mãi và giới thiệu sản phNm bằng cách đăng trên Website của Doanh nghiệp; quảng cáo trên các đài truyền hình, radio, bảng quảng cáo, báo, tờ rơi, pano, áp phích ở các khu vực gần chợ, khu dân cư, Doanh nghiệp, xí nghiệp, trên internet, tham gia đầy đủ các hội trợ triển lãm về Viễn thông công cộng nhằm thông báo rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân và khách hàng khi có chương trình khuyến mãi và có những sản phNm mới. b. Chương trình khuyến mãi Thực hiện chương trình khuyến mãi cho các thuê bao mới và vào các ngày lễ,... Nhân viên của Doanh nghiệp và các Chi nhánh điện sẽ là người trực tiếp thực hiện chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, còn có Phòng kế toán – thủ quỹ tham gia, để chi và ghi chép sổ sách các chi phí cho việc thực hiện chương trình www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 57 SVTH: Võ Thị C m Thu khuyến mãi. Chương trình hậu mãi nên thực hiện sau khi chương trình khuyến mãi đã kết thúc và thời gian hậu mãi thì được thực hiện xen kẽ với thời gian khuyến mãi. Bên cạnh đó, kết hợp với các dịch vụ khác hay tài trợ cho một chương trình nhằm vào khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Chương trình nhân đạo, trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi các trường, tài trợ cho một chương trình khám và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, ở Thành phố Cần Thơ,… tặng quà sinh nhật/quà cảm ơn đối với khách hàng trung thành và khách hàng lớn; tiếp tục triển khai phương thức phát triển khách hàng bằng xe lưu động đến tận thôn, xã,... ; mở rộng kênh phân phối bằng cách xem xét đầu tư mới hoặc thuê địa điểm tại những vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư để làm showroom nhằm mở rộng địa điểm giao dịch; thực hiện trưng bày điện thoại mẫu tại các showroom, cửa hàng điện thoại di động ngoài ngành để tăng khả năng phát triển khách hàng và phát triển kênh phân phối thẻ cào. Triển khai rộng rãi chương trình đặt máy miễn phí và cung ứng dịch vụ Viễn thông công ích đến từng khách hàng bằng nhiều hình thức như tiếp thị, thông báo trên hóa đơn điện, bảng kê cước Viễn thông công cộng hàng tháng, gửi thư ngỏ, gửi công văn thông báo đến Xã, thông báo trên loa phát thanh,… Tuy nhiên, không chạy theo thành tích mà đặt máy vào các đối tượng không có nhu cầu thực sự. Vì có thể khi hết thời gian khuyến mãi, các khách hàng này lại rời mạng. Với các chương trình khuyến mãi, hậu mãi và các chương trình truyền thông đã được đưa ra ở trên nếu được thực hiện tốt sẽ có thể góp phần làm cho việc kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp ngày một phát triển hơn và thị trường ngày càng được mở rộng ra thêm nữa. 5.2.4. W1,2,3,4 + T1,2: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự; cắt giảm chi phí hợp lý 5.2.4.1. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác Viễn thông công cộng; tập trung đào tạo, huấn luyện về quy trình thu cước, kiến thức - thái độ giao dịch viên làm công tác giao tiếp với khách hàng, đào tạo về sửa chữa và bảo hành thiết bị đầu cuối đến tận các đại lý. Doanh nghiệp cần đảm bảo có những chế độ ưu đãi thỏa đáng với những nhân viên giỏi trình độ tay www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 58 SVTH: Võ Thị C m Thu nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến,… Bên cạnh đó, phải xử lý những trường hợp vi phạm. 5.2.4.2. Cắt giảm chi phí hợp lý Do phân chia khách hàng Viễn thông công cộng theo sổ và lộ trình riêng biệt với lộ trình ghi điện, thu tiền điện nên việc thu cước Viễn thông công cộng gặp nhiều khó khăn về nhân sự. Nên việc Doanh nghiệp đã khắc phục bằng cách sử dụng lực lượng nhân viên thu tiền điện sẵn có để thu cước Viễn thông công cộng được xem là một lợi thế quan trọng của ngành điện. Góp phần làm giảm chi phí của Doanh nghiệp và giảm áp lực thiếu nhân sự. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thế này hơn nữa bằng cách thu tiền điện/Viễn thông Điện lực (dịch vụ trả sau) theo hoá đơn. Bảng kê chi tiết và hóa đơn tiền điện/Viễn thông Điện lực của khách hàng được in trên mẫu mã đẹp, tận dụng tối đa khoảng trống trên giấy in để giảm chi phí giấy mực; đồng thời quảng bá các hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng, tiết kiệm trên từng bảng kê gửi đến khách hàng. Các chi nhánh điện được phân cấp in bảng kê chi tiết hóa đơn tiền điện/Viễn thông Điện lực giúp phát hành hóa đơn nhanh chóng. Giảm thiểu tối đa chi phí phát hành hóa đơn tiền điện/Viễn thông Điện lực tại Doanh nghiệp. Giải pháp này vừa tiết kiệm được chi phí vừa nâng cao năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng về phong cách làm việc chuyên nghiệp của ngành điện trong thời kỳ hội nhập. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 59 SVTH: Võ Thị C m Thu CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN 6.1. KẾT LUẬN Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ qua 3 năm ta nhận thấy tuy công tác kinh doanh Viễn thông công cộng mới đưa vào hoạt động trong vài năm gần đây nhưng cơ bản đã thu về những khoản lợi nhuận góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Doanh nghiệp. Doanh thu, chi phí của loại hình Viễn thông công cộng qua 3 năm đều tăng. Năm 2006, do là năm đầu tiên thực hiện công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nên doanh thu đạt được tương đối thấp, các khoản chi phí phát sinh không nhiều như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do thời gian đầu chủ yếu là đưa vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng nên năm 2006 tình hình kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng bị lỗ. Nhưng đến năm 2007, thì mức doanh thu tăng vượt bậc so với năm 2006, các khoản chi phí phát sinh cũng tăng đột biến như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do mức độ tăng của doanh thu cao hơn mức độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận tăng so với năm 2006. Đến năm 2008, thì doanh thu có tăng so với năm 2007 nhưng không nhiều còn chi phí thì cũng tăng so với năm 2007, do mức độ tăng của chi phí cao hơn mức độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm so với năm 2007. Do dịch vụ CDMA chiếm tỷ trọng cao trong công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình Viễn thông công cộng do hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình dịch vụ CDMA quyết định. Nhưng trong doanh thu của dịch vụ CDMA thì dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com) chiếm tỷ trọng cao nên doanh thu của dịch vụ CDMA lại phụ thuộc nhiều vào doanh thu của loại hình dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com). Bên cạnh đó, qua việc phân tích các tỷ số sinh lời của loại hình Viễn thông công cộng ta nhận thấy tình hình kinh doanh của loại hình www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 60 SVTH: Võ Thị C m Thu Viễn thông công cộng là không có hiệu quả cao qua 3 năm được thể hiện qua các tỷ số sinh lợi của loại hình Viễn thông công cộng là rất thấp qua 3 năm. 6.2. KIẾN NGHN 6.2.1. Đối với Điện lực Thành phố Cần Thơ và EVNTelecom Đối với Điện lực Thành phố Cần Thơ Hiện nay, tình hình cạnh tranh của các dịch vụ Viễn thông công cộng ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng gay gắt và kinh doanh Viễn thông công cộng là lĩnh vực khá mới đối với Doanh nghiệp. Do đó, hoạt động kinh doanh Viễn thông công cộng bước đầu có những khó khăn trong việc quản lý thiết bị đầu cuối, khách hàng, hóa đơn và thu cước,… Nên Doanh nghiệp cần phải có những giải pháp để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Để làm được điều đó thì Doanh nghiệp phải quán triệt nhiệm vụ, tập trung thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhất để đNy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức tốt hệ thống phát triển, chăm sóc khách hàng, các đơn vị phải chủ động, quyết liệt. Các tiêu chí đánh giá đơn vị trong công tác kinh doanh Viễn thông công cộng phải được xây dựng chặt chẽ. Cần tập chung công tác thu cước, vì đây là công tác có tầm quan trọng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp. Do đó, từ khi kinh doanh Viễn thông công cộng Điện lực Thành phố Cần Thơ cần chú trọng đến công tác thu cước. Nhân viên thu cước Viễn thông công cộng phải chuyên nghiệp, cách ăn mặc và giao tiếp không gây phản cảm đối với khách hàng. Cần có mức thù lao hoa hồng hợp lý cho công tác thu đối với các cước tồn động, cần thành lập nhóm xử lý nợ khó đòi để giúp các chi nhánh giải quyết các trường hợp khách hàng nợ trong nhiều tháng liền và các khoản nợ từ năm trước. Cán bộ - công nhân viên làm công tác kinh doanh Viễn thông công cộng nhất thiết phải thông qua một khóa đào tạo hoặc huấn luyện tại chỗ, nhằm nắm bắt kiến thức cơ bản về kỹ thuật máy, cách sử dụng các loại thiết bị đầu cuối và các kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Công tác đào tạo cũng cần được quan tâm đến tận các đại lý để có cùng tiếng nói và mục tiêu thi đua chung. Nâng cao chất lượng các dịch vụ Viễn thông công cộng để giữ khách hàng trung thành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới, đồng thời đảm bảo kinh doanh Viễn thông công cộng có lợi nhuận cao. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 61 SVTH: Võ Thị C m Thu Đối với EVNTelecom EVNTelecom cần đa dạng về mẫu mã, ứng dụng và số lượng cả điện thoại cố định lẫn mobile di động. Việc mua các thiết bị đầu cuối của EVNTelecom phải thuận tiện, có thể sử dụng sim của các mạng khác, giá cả phải tương đối. EVNTelecom cần đơn cử, một số Công ty Điện lực thực hiện chương trình khuyến mãi một cách bài bản hơn, tránh để xảy ra tình trạng đến thời hạn bắt đầu của chương trình mà tờ rơi, thiết bị khuyến mãi,… vẫn chưa có. Vì thế, giải pháp được đặt lên hàng đầu của Viễn thông Điện lực là hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy kinh doanh. EVNTelecom cần tiếp tục bố trí lại công việc và nhân lực phù hợp. Đồng thời, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa EVNTelecom và các Công ty Điện lực, giữa EVNTelecom và Công ty Điện lực cần phải quán triệt về chính sách kinh doanh trong từng thời kỳ, về đầu tư xây dựng, chăm sóc khách hàng EVNTelecom và các Công ty Điện lực phải thực hiện phân cấp triệt để và đúng quy định sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy chế, cơ chế kinh tế và quy định trong kinh doanh Viễn thông công cộng cần được xây dựng và chỉnh sửa lại linh hoạt theo hướng thị trường, đảm bảo cho các đơn vị chủ động hơn. Đặc biệt, cần để các Công ty Điện lực quyết định giá cước. EVNTelecom cần tính cước giá trị gia tăng trong hóa đơn hàng tháng không nên thực hiện ghép dồn, ghép muộn khiến khách hàng bức xúc. 6.2.2. Đối với Nhà nước Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng trong việc quản lý Viễn thông công cộng; các chính sách ban hành cần sớm được thực thi; tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành Viễn thông công cộng cần phải được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa của Nhà nước để góp phần phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ khó khăn. Đối với, những dịch vụ do Nhà nước quy định giá cước thì giá cước cần được xây dựng phù hợp với từng thời kỳ nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay, Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng các trạm thu phát sóng. Vì vậy, đề nghị Bộ ban hành thông tư hướng dẫn cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc mạng di động và công bố việc sóng của các trạm thu phát sóng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, để cho nhân dân yên tâm và giúp các đơn vị thuận lợi trong xây lắp trạm thu phát sóng. www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053642 Vo Thi Cam Thu www.kinhtehoc.net.pdf
Tài liệu liên quan