MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, là đặc điểm kinh tế - xã hội của
nhân loại trong thế kỉ XXI. Nước ta đang tiến hành CNH và HĐH, trong xu thế hội
nhập với khu vực và thế giới ; nên hiện nay hơn lúc nào hết ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh có vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của đất
nước. Nó không chỉ là một công cụ giao tiếp, một phương tiện thông tin nhạy bén,
giúp cho người sử dụng nó tiếp thu các tư tưởng tiên tiến và những thành tựu khoa
học, mà còn được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết trong sự
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có đủ năng lực cạnh
tranh, để tạo lập những mối quan hệ cần thiết có tính quyết định cho sự thành công.
Hay nói cách khác, thì ngoại ngữ là phương tiện đặc biệt có giá trị, không thể thiếu
được đối với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập.
Toàn cầu hóa đã thúc đẩy giáo dục phát triển theo định hướng hội nhập và cạnh
tranh, chính vì thế tình hình dạy và học ngoại ngữ ngày càng đa dạng hơn và ngoại
ngữ chiếm ưu thế hiện nay là tiếng Anh. Thập niên 90 chứng kiến sự phát triển tột
bậc của tiếng Anh tại Việt Nam. Các trung tâm đào tạo lần lượt ra đời cùng với nhiều
chương trình, loại hình giảng dạy phong phú phục vụ cho nhiều đối tượng người học
khác nhau. Mở cửa đã góp phần đưa tiếng Anh lên một tầm cao mới, và ngược lại,
tiếng Anh đã giúp hội nhập và giao lưu quốc tế với một tốc độ nhanh chưa từng có,
nhất là qua mạng Internet trên khắp thế giới.
TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất
toàn quốc, lại là một TP có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với nhiều
nước trên thế giới, và là nơi có đội ngũ giảng dạy và số HV đông nhất nước, mà năng
lực ngoại ngữ của người sử dụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất
nước như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng .Theo số liệu của
Phòng Giáo dục thường xuyên, SGD-ĐT TPHCM, hiện có khoảng 380 trường ngoại
ngữ trực thuộc sự QL của SGD - ĐT TPHCM. Số lượng HV thì nhiều, nhưng chất
lượng đào tạo còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ; mỗi trường QL hoạt động này theo
một cách riêng, còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hậu quả là đại đa số HV sau khi đạt
được chứng chỉ ở các cấp độ A, B, C vẫn không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động, học tập và công tác chuyên môn. Vì vậy việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các đơn vị trường ngoài công lập trong sự
cạnh tranh gay gắt để tồn tại, và nhất là đối với các trường tư thục ngoại ngữ tại
TPHCM.
Trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh được thành lập theo chủ trương XHH và đa
dạng hoá sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, trực thuộc sự quản lý của SGD-ĐT
TPHCM, đã được đánh giá là một trong những trường tốt, có sự tổ chức dạy và học
nghiêm túc, quan tâm đến việc đổi mới PP giảng dạy, có đội ngũ GV tốt, và thường
xuyên có HV giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi CCQG do SGD&ĐT TPHCM tổ
chức hàng tháng. Đặc biệt nhân kỉ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước
(30/4/1975 - 30/4/2005), SGD&ĐT TPHCM kết hợp cùng Viện Chiến lược &
Chương Trình Giáo Dục và Công ty Văn Hóa Thông Tin Đông Nam Á để xuất bản
lần đầu tiên tập sách chuyên đề ”Giáo Dục Và Đào Tạo TPHCM - 30 Năm Xây
Dựng Và Phát Triển”, Và trường ngoại ngữ Việt Anh đã vinh dự được Ban biên
soạn viết bài giới thiệu về trường - đơn vị có nhiều thành tích trong việc đào tạo
ngoại ngữ cho HV.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài : “Quản lý hoạt động
đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM” nhằm khắc phục
những khiếm khuyết trong hoạt động QL, và tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu
quả ĐT của nhà trường, để nhanh chóng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho TP
theo xu hướng hội nhập và phát triển với khu vực và thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động QL đào tạo của trường tư thục ngoại
ngữ Việt Anh, từ đó đề xuất một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả đào tạo ở
trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý đào tạo ở trường tư thục ngoại
ngữ Việt Anh tại TPHCM.
_ Khách thể nghiên cứu: Việc quản lý hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại
ngữ Việt Anh, và hai trường tư thục ngoại ngữ Dương Minh và Nguyễn Du tại
TPHCM.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
_ Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. _ Thực trạng về hoạt động QLĐT ở trường tư thục NNVA tại TPHCM.
_ Những biện pháp để nâng cao hiệu quả ĐT tại trường tư thục NNVA
5. Giả thuyết khoa học
Việc QL hoạt động ĐT tại trường tư thục NNVA đã có một số hiệu quả bước
đầu, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm ở khâu QL ĐT. Vì thế nếu xây dựng và
thực hiện được những biện pháp QL hữu hiệu theo một quy trình, thì sẽ nâng cao
được hiệu quả ĐT của nhà trường nhiều hơn nữa.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc QL hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại
ngữ Việt Anh tại TPHCM. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá ở một số mặt QL đề tài
có sử dụng số liệu của hai trường bạn có cùng loại hình và chức năng ĐT trên địa bàn
để phân tích; còn các mặt QL mang tính chất riêng thì dữ liệu của hai trường bạn
được xem là phần tham khảo.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng PP thu thập các tài liệu, đọc
sách, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Sử dụng các mẫu phiếu tham khảo
nhằm thu thập số liệu, thông tin của HV & GV ở ba trường tư thục dạy ngoại ngữ tại
TPHCM. Số lượng tham gia gồm 04 cán bộ QL, 48 GV và 499 HV .
7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những thành tựu nghiên
cứu của các tác giả và hoạt động của các trường dạy ngoại ngữ về
lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài
7.4. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động đào tạo của trường Tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4,347 0,487 9 4,190 0,671 11 1,214 0,271
- Biết cải tiến PP 4,454 0,509 7 4,390 0,653 8 0,203 0,653
- Kiên nhẫn 4,173 0,650 11 4,234 0,752 10 0,140 0,709
- Yêu thương HV 4,363 0,492 8 4,258 0,741 9 0,425 0,515
- Khả năng truyền
đạt tốt
4,608 0,499 4 4,626 0,551 2 0,022 0,882
- Có tính hài hước 3,818 0,732 12 3,898 0,846 12 0,188 0,665
Qua kết quả của bảng 2.16 cho thấy:
_ Ý kiến của GV và HV về những phẩm chất cần có của một GV dạy tiếng Anh
được sắp xếp khá thống nhất với nhau về 6 thứ bậc cao nhất như sau: trình độ chuyên
môn (đồng xếp thứ bậc1); tư cách đạo đức (GV xếp thứ bậc 2, còn HV xếp thứ bậc
4); tận tâm (đồng xếp thứ bậc 3); năng động, sáng tạo trong giảng dạy (GV xếp thứ
bậc 4, còn HV xếp thứ bậc 5) ; khả năng truyền đạt tốt (GV xếp thứ bậc 4, còn HV
xếp thứ bậc 2); yêu nghề (GV cũng xếp thứ bậc 4); và kinh nghiệm giảng dạy (HV
xếp thứ bậc 6). Mức xác suất qua bảng kết quả trên đều không có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê (căn cứ vào F và có P >0,05).
Như vậy, có thể nói trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt tốt, sự năng
động sáng tạo trong giảng dạy là những phẩm chất được mong đợi nhất từ các HV và
GV giảng dạy tiếng Anh, và những phẩm chất tiếp theo là tư cách đạo đức, sự tận
tâm, yêu nghề, rồi mới đến kinh nghiệm. Nói cách khác, các yêu cầu về chuyên môn
và đạo đức của một GV giảng dạy tiếng Anh được kết hợp với nhau một cách chặt
chẽ.
_ Những phẩm chất mà GV trường NNVA đạt được:
Hiện nay các đối tượng theo học tại các trường dạy ngoại ngữ không
chính qui buổi tối lại rất đa dạng về lứa tuổi, về trình độ học vấn, về mục đích học
ngoai ngữ…. Vì đặc thù đó mà GV theo dạy phải nổ lực cao và chứng tỏ được uy tín
riêng của mình để gây được hứng thú cho HV, đồng thời động viên được tinh thần
học tập của họ. Nên người GV luôn phải đặt mình là đối tượng giáo dục, nó đồng
nghĩa với việc phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm,
tu dưỡng phẩm chất đạo đức để thật sự có đủ bản lãnh thuyết phục HV và phát triển
việc giảng dạy và làm việc theo hướng chuyên nghiệp.
Để hiểu rõ được những phẩm chất mà GV trường NNVA đã đạt được, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ 312 phiếu của GV và HV trường NNVA
về những phẩm chất sau ở 4 mức độ: tốt, khá, trung bình, kém và kết quả thu được
như sau:
Bảng 2.17: ĐG mức độ những phẩm chất mà GV trường NNVA đạt được.
Điểm trung bình: 2,5
Giáo viên Học viên Nội dung những
phẩm chất Trung
bình
Độ lệch
TC
Thứ
bậc
Trung
bình
Độ lệch
TC
Thứ
bậc
F P
-Đáp ứng được trình
độ chuyên môn
3,695 0,470 1 3,662 0,495 1 0,099 0,753
-Tận tâm, yêu nghề 3,608 0,499 2 3,555 0,563 3 0,189 0,664
- Năng động,sáng tạo
trong giảng dạy
3,347 0,647 5 3,288 0,646 5 0,178 0,674
- Có kinh nghiệm
giảng dạy
3,521 0,510 3 3,569 0,556 2 0,162 0,688
- Biết cải tiến PP
giảng dạy
3,190 0,601 6 3,130 0,710 6 0,141 0,708
-Có khả năng truyền
thụ kiến thức
3,478 0,510 4 3,470 0,607 4 0,004 0,952
Qua kết quả của bảng 2.17 cho thấy:
_ GV và HV đều đánh giá GV của trường NNVA đã đạt được 6 nội dung phẩm
chất trên ở mức độ tốt, mặc dù cũng có sự hoán chuyển thứ bậc ở 2 nội dung: tận tâm,
yêu nghề (GV xếp thứ bậc 2, còn HV thì xếp thứ bậc 3), có kinh nghiệm giảng dạy
(GV xếp thứ bậc 3, còn HV thì xếp thứ bậc 2), nhưng không có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê (căn cứ vào F & có P> 0,05).
Điều này cho thấy GV của trường đã phải nổ lực tiếp thu kiến thức cùng các
kỹ năng bổ sung cần thiết để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của HV. Tuy nhiên ở hai nội
dung: năng động, sáng tạo trong giảng dạy, và biết cải tiến PP giảng dạy là hai phẩm
chất năng lực cần thiết để tạo ra những bước đột phá cho thành công lại được xếp ở
thứ bậc 5 và 6, chứng tỏ năng lực cá nhân cạnh tranh trong sự hội nhập còn hạn chế.
_ Môi trường làm việc - vấn đề giữ nguồn nhân lực ở trường NNVA
Nhận thức được việc ĐG năng lực thực hiện công việc của GV nhằm kích thích
họ quan tâm đến kết quả làm việc cuối cùng của cá nhân mình, để thúc đẩy đến hiệu
quả chung của tổ chức trường học. Nên nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá và rút kinh nghiệm cho từng công việc và
loại hình hoạt động theo định kỳ hoặc tiến trình thực hiện.
_ Các tiêu chuẩn ĐG được công khai rõ ràng cu thể và khách quan, từ đó tạo
được sự tin tưởng và khuyến khích GV trường tích cực chủ động trong các hoạt động
giảng dạy và phong trào.
Về việc ĐT: nhà trường thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện về thời gian và
chi phí cho GV tham dự các lịch sinh hoạt hội họp để triển khai công tác cũng như để
nhắc nhở chung những hạn chế trong giảng dạy, để thông tin, trao đổi kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn trong PP giảng dạy qua các đợt tham gia hội thảo, tập huấn
định kỳ về giảng dạy tiếng Anh của các chuyên gia, giáo sư nước ngoài, các khoá
học của SGD & ĐTTPHCM và các cơ quan giáo dục có liên quan đến hoạt động của
trường, hoặc các buổi họp mặt tọa đàm giao lưu để nâng cao kiến thức và năng lực
hội nhập với sự phát triển của xã hội, nhằm thỏa mãn được những nhu cầu cá nhân và
tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhà trường cũng thường tổ chức dạy thao
giảng, dự giờ để trao đổi kinh nghiệm và cải tiến PP giảng dạy.
_ Về tiền lương, thưởng và phúc lợi được thực hiện đầy đủ. Chi thưởng tiền mặt
ngay sau mỗi khoá học khi đạt được hiệu quả trong việc giảng dạy và giữ vững được
sĩ số HV cho khoá học sau theo chuẩn ĐG của nhà trường. Nhiều hơn nữa là chuẩn đi
du lịch trong nước và ngoài nước.
Bên cạnh đó các giá trị về văn hoá tinh thần và các khoản phúc lợi gồm bảo
hiểm xã hội -y tế, quà tặng nhân ngày lễ, tết, sinh nhật cũng luôn được quan tâm
chăm sóc ân cần cho GV và nhân viên.
Để không chủ quan và ĐG được trong phần QL nhân sự, chúng tôi cũng đã xây
dựng bảng câu hỏi thông qua GV, để khảo sát thực tế với 5 mức độ: rất đúng, đúng,
lưỡng lự, không đúng và hoàn toàn không đúng. Kết quả cho thấy như sau:
Bảng 2.18: Đánh giá chung về môi trường làm việc ở trường NNVA.
Điểm trung bình: 3
Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc
- Nhà trường là môi trường rèn luyện tốt
cho giáo viên
4,478 0,593 1
- Nhà trường là môi trường rèn luyện tốt
cho học viên
4,454 0,595 3
- Tôi cảm thấy hài lòng về nhà trường 4,181 0,501 8
- Tôi nâng cao được chuyên môn ở môi
trường giảng dạy này
4,454 0,509 3
- Tôi nâng cao được phương pháp giảng
dạy ở môi trường này
4,478 0,510 1
- Tôi được tạo cơ hội trong công việc 4,454 0,595 3
- Tôi được sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường
4,391 0,583 6
- Thu nhập của tôi được ổn định ở môi
trường này
4,217 0,599 7
- Tôi bị áp lực về thời gian 3,181 1,258 9
Qua kết quả của bảng 2.18 cho thấy:
_ GV đánh giá các nội dung trên là đúng, và sắp xếp các thứ bậc như sau: nhà
trường là môi trường rèn luyện tốt cho GV, và tôi nâng cao được PP giảng dạy ở môi
trường này (đồng xếp thứ bậc 1); nhà trường là môi trường rèn luyện tốt cho HV, tôi
nâng cao được chuyên môn ở môi trường giảng dạy này, và tôi được tạo cơ hội trong
công việc (đồng xếp thứ bậc 3); tôi được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường (thứ
bậc 6); thu nhập của tôi được ổn định ở môi trường này (thứ bậc7); tôi cảm thấy hài
lòng về nhà trường (thứ bậc 8); tôi bị áp lực về thời gian (thứ bậc 9).
Từ ĐG đó cũng có thể hiểu là GV yên tâm với môi trường làm việc, nhà
trường đã thỏa mãn được phần nào các nhu cầu cá nhân. Thế nhưng từ góc độ của
người làm công tác QL, tôi có thể nói quản trị nhân sự là một công việc hết sức khó
khăn và phức tạp, bởi nó động chạm đến những con người cụ thể với những hoàn
cảnh và nguyện vọng, sở thích, cảm xúc và văn hoá riêng biệt. Điều này là thử thách
thực sự đối với trình độ kiến thức và năng lực của nhà QL, làm thế nào để xây dựng
và duy trì có hiệu quả các tổ chức con người, đó cũng là vấn đề cần luôn phải suy
nghĩ thêm và thận trọng vận dụng các phương pháp kinh tế nhằm khuyến khích lao
động của GV đóng góp tốt nhất cho tổ chức nhà trường.
2.2.5.3. Quản lý học viên
Ý thức và thái độ học tập của HV là những vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến yêu
cầu về chất lượng ĐT. Ngày càng có nhiều HV có thái độ tích cực hơn đối với việc
học ngoại ngữ, điều này phản ánh sự thay đổi rõ nét trong động cơ học tập dưới tác
động của thời đại, nhưng cũng còn khá nhiều người học chỉ đơn thuần thỏa mãn một
yêu cầu có tính chất thủ tục nào đó, họ chỉ học đối phó, ý thức học tập rất kém và
cũng có nhiều HV là cán bộ, công nhân viên bận đi công tác phải vắng học, không
theo nổi bài vở, phải đổi lớp, gây tâm lý chán nản, bỏ dở khoá học nữa chừng. Vì thế
nhà trường luôn chú trọng đến mô hình giảng dạy và học tập sinh động để gây được
hứng thú cho HV, đồng thời thu hút họ vào các hoạt động ngoại khóa để thực hành
ngôn ngữ, mở rộng thêm kiến thức bên ngoài chương trình học, nhằm tạo không khí “
Học mà vui, vui để học” và qua đó giáo dục ý thức, thái độ học tập cho HV, tạo cho
HV có khả năng tự học (nghe băng, đĩa, làm bài tập, chuẩn bị bài ) để rèn luyện kỹ
năng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát sự chuyên cần, chất lượng bài làm, bài kiểm tra
cuối khoá của HV được nhân viên văn phòng và GV thực hiện một cách chặt chẽ, để
tuyên dương và phát thưởng cho HV vào mỗi đầu khóa nhằm thúc đẩy hiệu quả học
tập của HV.
Nhà trường cũng thường xuyên thu nhận thông tin, sự phản ánh của cá nhân HV
hoặc là các lớp trưởng đại diện cho ý kiến của lớp, và điều quan trọng là cần quan
tâm, giúp đỡ tối đa kiến thức học tập cho HV, cũng như việc liên lạc thông tin giữa
phụ huynh HV thiếu nhi và nhà trường.
Để khảo sát thực tế ý kiến của HV trường NNVA về môi trường học, chúng tôi
đã xây dựng bảng hỏi . Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.19: Đánh giá chung về môi trường học ở trường NNVA.
Điểm trung bình: 3
Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch Thứ bậc
- Nơi đây là môi trường tốt để học tập 4,097 0,650 5
- Tôi thích học ở môi trường này 3,982 0,731 9
- Nơi đây là môi trường tốt để vui chơi
và giao lưu qua Câu lạc bộ
3,854 0,819 10
- Đây là môi trường học tập tạo được sự
tự tin cho học viên
4,015 0,734 7
-Đây là môi trường học tập đáng tin cậy 4,122 0,683 4
- Đây là môi trường học tập giúp tôi mở rộng
và nâng cao kiến thức
4,225 0,680 1
- Đây là môi trường đáp ứng được nhu
cầu học tập của học viên
4,155 0,683 2
- Tôi có tiến bộ hơn ở kỹ năng nghe 3,838 0,803 11
- Tôi có tiến bộ hơn ở kỹ năng nói 4,010 0,733 8
- Tôi có tiến bộ hơn ở kỹ năng đọc 4,130 0,637 3
- Tôi có tiến bộ hơn ở kỹ năng viết 4,051 0,694 6
Qua kết quả của bảng 2.19 cho thấy:
_ HV đánh giá các nội dung trên là đúng và sắp xếp 6 thứ bậc cao nhất như
sau: đây là môi trường học tập giúp tôi mở rộng và nâng cao kiến thức (thứ bậc 1);
đây là môi trường đáp ứng được nhu cầu học tập của HV (thứ bậc 2); tôi có tiến bộ
hơn ở kỹ năng đọc (thứ bậc 3); đây là môi trường học tập đáng tin cậy (thứ bậc 4);
nơi đây là môi trường tốt để học tập (thứ bậc 5); tôi có tiến bộ hơn ở kỹ năng viết
(thứ bậc 6). Kết quả này cũng đã thể hiện trường NNVA đáp ứng được nhu cầu về
môi trường học tập cho HV.
_ Tuy nhiên cũng cần phải suy nghĩ thêm đến các nội dung được xếp thứ bậc từ
7 đến 11: đây là môi trường học tập tạo được sự tự tin cho HV (thứ bậc7), tôi có tiến
bộ hơn ở kỹ năng nói (thứ bậc 8), tôi thích học ở môi trường này (thứ bậc 9), nơi đây
là môi trường tốt để vui chơi và giao lưu qua Câu lạc bộ (thứ bậc10), tôi có tiến bộ
hơn ở kỹ năng nghe (thứ bậc 11), là những nội dung cần phải quan tâm trong khâu
QL để có thể cải tiến PP giảng dạy và các chương trình sinh hoạt ngoại khóa hiệu
quả hơn nữa. Từ đó có thể tạo nên một môi trường thực sự cuốn hút các em vào hoạt
động học tập một cách thoải mái trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cụ thể là kỹ
năng nghe - nói, là kỹ năng mà đa số HV thấy còn gặp nhiều khó khăn vì còn hạn
chế về điều kiện môi trường để thực hành giao tiếp.
2.2.6. Thực trạng về kết quả đào tạo của trường tư thục NNVA
2.2.6.1. Về mặt số lượng đào tạo
Số lượng HV đào tạo trong 03 năm gần đây nhất (2004, 2005 & 2006)
được ghi nhận ở bảng sau:
Bảng 2.20: Bảng thống kê số lượng HV của trường NNVA trong 03 năm
NĂM 2004
6 khoá học
(khoá = 2 tháng)
NĂM 2005
6 khoá học
(khoá = 2 tháng)
NĂM 2006
5 khoá học
(khoá = 2,5 tháng)
Tổng cộng
3 NĂM
CHƯƠNG
TRÌNH
TỔNG
SỐ LỚP
TỔNG
SỐ HV
TỔNG
SỐ LỚP
TỔNG
SỐ HV
TỔNG
SỐ LỚP
TỔNG
SỐ HV
TỔNG
SỐ LỚP
TỔNG
SỐ HV
-Tiếng Anh
dành cho thiếu
nhi
27 917 42 1.338 40 1.212 109 3.467
-Tiếng Anh
dành choHS
Phổ thông
37 1.119 38 1.042 18 652 93 2.813
-Tiếng Anh
trình độ A
115 4.468 106 3.883 78 2.910 299 11.261
-Tiếng Anh
trình độ B
64 2.101 57 1.999 51 1.670 172 5.770
-Tiếng Anh
trình độ C
29 687 31 784 27 740 87 2.211
Tổng cộng 272 9.292 274 9.046 214 7.184 760 25.522
Từ kết quả thống kê trên đây đã thể hiện rõ số lượng ĐT của trường NNVA
trong 03 năm như sau:
_ Năm 2004: Nhà trường tổ chức được 06 khoá học, mỗi khoá học là 2 tháng/ 8
tuần / 48 tiết học. Tổng số HV là 9.292, trong đó:
+ Tiếng Anh dành cho thiếu nhi : có 917 lượt HV, trong 27 lớp.
+ Tiếng Anh cho học sinh phổ thông: có 1.119 lượt HV, trong 37 lớp
+ Tiếng Anh trình độ A: có 4.468 lượt HV , trong 115 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ B: có 2.101 lượt HV , trong 64 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ C: có 687 lượt HV , trong 29 lớp.
_ Năm 2005: Nhà trường cũng tổ chức được 06 khoá học, mỗi khoá học là 2
tháng/ 8 tuần / 48 tiết học. Tổng số HV là 9.046, trong đó:
+ Tiếng Anh dành cho thiếu nhi : có 1.338 lượt HV, trong 42 lớp.
+ Tiếng Anh cho học sinh phổ thông: có 1.042 lượt HV, trong 38 lớp
+ Tiếng Anh trình độ A: có 3883 lượt HV , trong 106 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ B: có 1999 lượt HV , trong 57 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ C: có 784 lượt HV , trong 31 lớp.
_ Năm 2006: Để kịp thời đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của HV và giá trị
đạt được các CC nhà trường đã thay đổi kế hoạch ĐT trong mỗi khoá học là 10 tuần/
60 tiết, để có đủ thời lượng bổ sung thêm chương trình học bằng các giáo trình mới.
Vì thế nhà trường chỉ tổ chức được 05 khoá học trong năm 2006. Tổng HV là 7.184,
trong đó:
+ Tiếng Anh dành cho thiếu nhi : có 1.212 lượt HV, trong 40 lớp.
+ Tiếng Anh cho học sinh phổ thông: có 652 lượt HV, trong 18 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ A: có 2910 lượt HV, trong 78 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ B: có 1670 lượt HV, trong 51 lớp.
+ Tiếng Anh trình độ C: có 740 lượt HV, trong 27 lớp.
Vậy trong 3 năm từ 2004 đến 2006 trường NNVA đã tổ chức được 57 khoá
học với 25.522 lượt HV theo học, được phân bổ trong 760 lớp. Nhìn chung với sự
cạnh tranh gay gắt trong phong trào dạy và học ngoại ngữ ngày càng nở rộ tại
TPHCM, ngày càng có nhiều loại hình trung tâm, nhiều loại hình trường lớp được
hình thành và tham gia vào mãng hoạt động này một cách mạnh mẽ, loại trường học
có liên kết hay có vốn 100% nước ngoài gia tăng dần, thu hút không ít một lượng
người học và thực sự đã hòa vào dòng chảy chính thống của phong trào dạy và học
ngoại ngữ tại TPHCM, thế nhưng trường NNVA vẫn giữ vững, ổn định và ngày càng
nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2.6.2.Về mặt chất lượng đào tạo
Kết quả về mặt chất lượng của mỗi khoá ĐT ở mỗi lớp được xác định bằng tỉ lệ
HV tham dự cuối khoá đủ cả 03 bài thi : nghe, viết, nói và đạt điểm tổng cộng trung
bình từ điểm năm (05) trở lên. Thế nhưng để đánh giá được kết quả đào tạo một cách
khách quan và chính xác là ở tỉ lệ HV tham dự các kỳ thi CCQG A, B, C do SGD &
ĐT TPHCM tổ chức hàng năm, so với tỉ lệ chung của toàn TP. Số liệu được ghi nhận
ở bảng sau:
Bảng 2.21: Bảng thống kê số lượng HV của trường NNVA tham dự các kỳ
thi CCQG do SGD & ĐT TPHCM tổ chức trong 3 năm (2004, 2005,2006)
CCQG cấp độ A CCQG cấp độ B CCQG cấp độ C Năm
SSHV
DỰ
THI
TỈ LỆ
HV
ĐẠT
TỈ LỆ
CHUNG
CỦA TP
SSHV
DỰ
THI
TỈ LỆ
HV
ĐẠT
TỈ LỆ
CHUNG
CỦA TP
SSHV
DỰ
THI
TỈ LỆ
HV
ĐẠT
TỈ LỆ
CHUNG
CỦA TP
2004 391 84,96 56,45 120 87,37 57,47 53 73,20 45,33
2005 245 90,49 65,09 286 73,00 42,93 60 72,66 49,08
2006 307 84,01 63,77 155 61,49 36,09 35 54,28 36,00
_ Năm 2004: trường NNVA tổ chức tham dự được 6 kỳ thi A, 3 kỳ thi B và 2 kỳ
thi C. Trong đó có 391 HV tham dự thi A, đạt tỉ lệ 84,96%; 120 HV tham dự thi B,
đạt tỉ lệ 87,37%; và 52 HV tham dự thi C, đạt tỉ lệ 73,20%. Trong khi đó tỉ lệ chung
của TP ở cấp độ A chỉ đạt 56,45%, cấp độ B là 57,47%, và cấp độ C là 45,33%.
+ Ở cấp độ A : Kỳ thi ngày 11/ 1/ 2004, toàn TP chỉ có 5 thí sinh đạt loại
giỏi, thì có 4 thí sinh là HV của trường NNVA. Kỳ thi 12/ 12/ 2004, thì toàn TP có 4
thí sinh đạt loại giỏi, thì có 2 thí sinh là HV của trường NNVA.
+ Ở cấp độ B: Kỳ thi ngày 18/ 4/ 2004, toàn TP chỉ có 2 thí sinh đạt loại giỏi,
trong đó có 1 thí sinh là HV của trường NNVA. Kỳ thi ngày 14/ 11/ 2004, toàn TP
cũng chỉ có 2 thí sinh đạt loại giỏi, trong đó có 1 thí sinh là HV của trường NNVA.
_ Năm 2005: trường NNVA tổ chức tham dự được 5 kỳ thi A, 6 kỳ thi B và 3 kỳ
thi C. Trong đó có 245 HV tham dự thi A, đạt tỉ lệ 90,49%; 286 HV tham dự thi B,
đạt tỉ lệ 73,00%; và 60 HV tham dự thi C, đạt tỉ lệ 72,66%. Tỉ lệ chung của TP ở cấp
độ A đạt 65,09%, cấp độ B là 42,93%, và cấp độ C là 49,08%.
+ Ở cấp độ A : Kỳ thi ngày 13/ 3/ 2005, toàn TP chỉ có 1 thí sinh đạt
loại giỏi duy nhất là HV của trường NNVA. Kỳ thi ngày 8/ 5/ 2005 thì toàn TP có 4
thí sinh đạt loại giỏi, trong đó có 3 thí sinh là HV của trường NNVA.
+ Ở cấp độ C: Kỳ thi ngày 9/10/ 2005, toàn thành phố chỉ có 1 thí
sinh đạt loại giỏi duy nhất cũng là HV của trường NNVA.
_ Năm 2006: trường NNVA tổ chức tham dự được 6 kỳ thi A, 4 kỳ thi B và 1 kỳ
thi C. Trong đó có 307 HV tham dự thi A, đạt tỉ lệ 84,01%; 155 HV tham dự thi B,
đạt tỉ lệ 61,49%; và 35 HV tham dự thi C, đạt tỉ lệ 54,28%. Tỉ lệ chung của TP ở cấp
độ A đạt 63,77%, cấp độ B là 36,09%, và cấp độ C là 36%.
Từ thực tế trên cho thấy sự nổ lực phấn đấu để cạnh tranh, để được khẳng
định chính mình đã là động cơ chính thúc đẩy nguồn lực trường NNVA trong việc
thâm nhập sâu vào việc đổi mới chương trình, cải tiến PP, và thực sự cầu thị để đáp
ứng được đòi hỏi của HV về mặt kiến thức.
Để có cơ sở ĐG về hiệu quả ĐT của trường ở 03 trình độ A, B, C, chúng tôi
cũng đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.22: ĐG tính đạt hiệu quả của việc ĐT tiếng Anh ở trường NNVA
qua kết quả các kỳ thi CCQG
Điểm trung bình: 2,5
Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá
Trung
bình
Độ lệch
TC
Thứ
bậc
Trung
bình
Độ lệch
TC
Thứ
bậc
F P
- Trình độ A 3,636 0,492 1 3,496 0,529 1 1,440 0,231
- Trình độ B 2,954 0,575 2 3,035 0,622 2 0,344 0,558
- Trình độ C 2,681 0,716 3 2,892 0,744 3 1,620 0,204
Qua kết quả của bảng 2.22 cho thấy
_ GV và HV có sự tương đồng trong việc ĐG tính đạt hiệu quả ĐT là tốt ở trình
độ A, B và khá ở trình độ C, và sắp xếp như sau: trình độ A (thứ bậc1), trình độ B
(thứ bậc 2), trình độ C (thứ bậc 3). Kết quả này xác thực với tình hình thực tế, và cho
thấy có sự lệch nhau về điểm trung bình nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê (căn cứ vào F & có P > 0,05).
Thực tế cho thấy các CCQG A, B, C chưa thật sự có giá trị sử dụng, chỉ là cơ
sở để đề bạt, tăng lương hay tuyển dụng nên người học thì đông, nhưng số lượng
tham dự thi để đạt được các CC thì ít. Sau hai năm (2005 và 2006) SGD-ĐT TPHCM
nâng cấp đề thi, để đạt được giá trị tiếp cận với trình độ các CC quốc tế, thì số lượng
đăng ký thi đông, người thi đỗ không nhiều hoặc chỉ có người thi CC-A, mà ít người
thi CC-B&C. Thị hiếu của người học là chạy đuổi theo các CC như: TOEFL, TOEIC
hay IELTS để có giá trị sử dụng. Vì thế vào tháng 10/2006 SGD-ĐTTPHCM đã
chính thức ký kết hợp tác cùng Trường Đại học Cambridge để tổ chức các kỳ thi CC
của Đại học Cambridge (ESOL), đây cũng là bước để hội nhập giáo dục thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua kết quả việc khảo sát và phân tích thực trạng việc QL hoạt động ĐT của
trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM, ta thấy có nhiều ưu điểm, cũng như
còn những vấn đề cần lưu tâm để nâng cao được hiệu quả đào tạo của nhà trường hơn
nữa, chủ yếu là những vấn đề sau đây:
_ GV chưa bổ sung kịp thời những tri thức phù hợp nhu cầu thực tế và phát triển
của xã hội. Sự hạn chế này do thiếu tập huấn về chuyên môn giảng dạy và thiếu giao
lưu với thế giới bên ngoài.
_ Việc vận dụng và cải tiến PP giảng dạy chưa được đồng bộ, thường là do nỗ
lực cá nhân.
_ Việc quản lý tổ chức giảng dạy còn có những hạn chế.
_ Việc quản lý KT-ĐG chưa thực sự được quán triệt và chặt chẽ.
_ CSVC còn hạn chế nhất định.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TƯ THỤC NGOẠI NGỮ VIỆT ANH TẠI TPHCM
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.1.1. Tầm quan trọng của tiếng Anh
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, vị trí và tầm quan trọng của
môn tiếng Anh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Chính phủ đã có
nhiều chỉ thị đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo báo cáo của Chính Phủ về tình hình giáo dục vào tháng 9/ 2004, thì một
trong những nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện đối với giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại học là đẩy mạnh việc học, sử dụng tiếng nước ngoài và ứng dụng công
nghệ thông tin. Đồng thời để xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục, thì ở
nhóm giải pháp thứ năm, Chính phủ đã đề nghị phải triển khai chiến lược dạy và học
ngoại ngữ, tập trung vào tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vào tháng
03/2006 Chính phủ đã họp phiên thường kỳ thảo luận cho ý kiến về đề án dạy và học
ngoại ngữ giai đoạn 2006-2010. Việc dạy và học sẽ được đổi mới toàn diện để đảm
bảo đến năm 2015 hoàn thành triển khai đại trà, tạo điều kiện đến năm 2020 phần lớn
thanh niên VN có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin. Tại Hội
nghị lần thứ IV cấp Quốc gia về giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam với sự tham dự
của hơn 400 giáo viên, chuyên gia từ 49 tỉnh thành trong cả nước và trong khu vực
Đông Á gần đây tại Hà Nội đã thảo luận về chủ đề Học và dạy tiếng Anh trong thời
đại hội nhập. Điều này được đánh giá là một hoạt động quan trọng trong chiến lược
phát triển giáo dục tiên tiến tại Việt Nam.
TPHCM là một trong hai TP lớn nhất nước, phát triển đa dạng nhưng cũng
không kém phần phức tạp, đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc gia. Mỗi
bước đi tới của TP kéo theo sự thay đổi kinh tế của cả vùng, cả nước, và nghiễm
nhiên trở thành một cầu nối quan trọng với thế giới. Vai trò cầu nối này tạo nhiều
công ăn việc làm mà chỉ có ở TP này mới có, và tức khắc hình thành trong TP một
nhu cầu học tiếng Anh mạnh mẽ. Từ đầu thập niên 1980 người ta đã quen thuộc với
hình ảnh tấp nập tại các trung tâm ngoại ngữ buổi tối. Hình ảnh đông đúc ấy tại các
trung tâm ngoại ngữ đã cho ta thấy rõ hội nhập quốc tế về GD là một xu thế tất yếu
và đòi hỏi khách quan với nước ta. Vì thế việc dạy và học tiếng Anh tại TP cũng có
tầm quan trọng đặc biệt, cũng mang nhiều yếu tố nội tại rất khác các địa phương khác
trên cả nước - đóng vai trò không nhỏ trong việc ĐT nguồn nhân lực để phát triển đất
nước.
3.1.2. Căn cứ vào thực tiễn của cơ sở
XHH giáo dục là một giải pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường có sự QL của Nhà nước, một động lực nâng cao
dân trí, ĐT nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nó thể hiện trong cách làm giáo dục của
các nước trên thế giới và khu vực, kể cả những nước công nghiệp hiện đại, có nền
kinh tế phát triển cao.
Trường NNVA, mười năm - một chặn đường không dài đã đánh dấu sự nỗ lực
không ngừng của toàn thể lãnh đạo, GV và nhân viên nhà trường, những người đã
nhiệt tâm khuyến khích tinh thần ham học hỏi của HV, đã hòa mình vào hoạt động
chung của toàn trường và mong mõi được đem công sức, kinh nghiệm trong lãnh vực
GD – ĐT đóng góp phần khiêm tốn của mình vào sự phát triển của ngành GD – ĐT
TPHCM nói riêng và cả nước nói chung theo hướng XHH. Tuy bước đầu nhà trường
đã có được một số hiệu quả nhất định trong hoạt động ĐT, thế nhưng trước sự hội
nhập và phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay thì các nhu cầu về kiến thức
được đòi hỏi rất cao, và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giáo dục cũng không
tránh khỏi qui luật loại bỏ đầy khốc liệt mang tính chất thị trường như chiến trường.
Vì vậy yếu tố cạnh tranh tích cực nhất để sớm có hiệu ứng chính là nâng cao chất
lượng giảng dạy, nhằm đạt được hiệu quả ĐT. Để đáp ứng được yêu cầu của HV
trong việc học tập với chất lượng ngày càng cao, và để ĐT ra được những HV có đủ
năng lực đáp ứng theo yêu cầu phát triển của xã hội, thì việc QL hoạt động ĐT giữ
vai trò vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ QL của người hiệu trưởng, có tính quyết
định hiệu quả ĐT của nhà trường. Vì thế cần phải có những biện pháp tăng cường
hữu hiệu để việc QL hoạt động ĐT tại trường NNVA đạt được hiệu quả hơn nữa.
3.1.3. Căn cứ vào một số những nhược điểm tồn tại trong hoạt động
QL đào tạo của trường NNVA(đã nêu ở phần kết luận chương 2).
3.1.4. Căn cứ vào kết quả khảo sát ý kiến của GV và HV về các biện
pháp để nâng cao hiệu quả ĐT của trường NNVA.
Bảng 3.1: Ý kiến của GV về một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả
ĐT của nhà trường
Các biện pháp Tần số Thứ bậc
Tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy 18 1
Bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV 17 2
Cải tiến thêm trong phương pháp giảng dạy 16 3
Trang bị thêm về cơ sở vật chất 11 6
Cải tiến thêm về tổ chức lớp học 6 9
Cải tiến thêm các biện pháp chiêu sinh 2 10
Kiểm tra chất lượng đầu vào 8 8
Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV 13 5
Tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học 10 7
Tăng cường tập huấn các phương pháp giảng dạy cho GV 14 4
Qua kết quả của bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy:
_ Năm thứ bậc cao nhất được sắp xếp như sau: tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình
độ giảng dạy (thứ bậc 1), bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV
(thứ bậc 2), Cải tiến thêm trong PP giảng dạy (thứ bậc 3), tăng cường tập huấn các PP
giảng dạy cho GV (thứ bậc 4), tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV
(thứ bậc 5 ).
_ Năm thứ bậc từ 6 đến 10 là: trang bị thêm về cơ sở vật chất (thứ bậc 6), tăng
cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học (thứ bậc 7), cải tiến thêm các
biện pháp chiêu sinh (thứ bậc 8), kiểm tra chất lượng đầu vào (thứ bậc 9), cải tiến
thêm về tổ chức lớp học (thứ bậc10).
Từ kết quả trên cho thấy, GV cũng đã xác định, chất lượng đội ngũ GV là yếu
tố quan trọng nhất, nên họ mong muốn được nâng cao trình độ và năng lực chuyên
môn để có thể đáp ứng được yêu cầu theo quy trình làm việc chung của trường.
Chính vì thế ý kiến của họ về một số biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả ĐT là
tập trung vào các nội dung được xếp từ 1 đến 5.
Bảng 3.2: Ý kiến của HV về một số biện pháp để nâng cao hiệu quả đào
tạo của nhà trường
Các biện pháp Tần số Thứ bậc
Tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy 183 3
Bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV 143 7
Cải tiến thêm trong phương pháp giảng dạy 220 2
Trang bị thêm về cơ sở vật chất 152 6
Tăng cường việc sử dụng công cụ, thiết bị hiện đại phục vụ giảng
dạy
173 4
Bổ sung nhiều giáo trình giảng dạy cùng một lúc 80 9
Kiểm tra chất lượng đầu vào 113 8
Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV 249 1
Tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học 172 5
Qua kết quả của bảng 3.2 cho thấy:
_ Năm thứ bậc cao nhất được sắp xếp như sau: tăng cường việc rèn luyện kỹ
năng thực hành cho HV (thứ bậc1), kế đến là cải tiến thêm trong PP giảng dạy (thứ
bậc 2), tuyển chọn GV đảm bảo đủ trình độ giảng dạy (thứ bậc 3), tăng cường sử
dụng công cụ, thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy (thứ bậc 4), tăng cường kiểm tra
chặt chẽ việc ĐG và thi cuối khóa học (thứ bậc 5).
_ Bốn thứ bậc kế tiếp được xếp từ 6 đến 9: trang bị thêm về cơ sở vật chất (thứ
bậc 6), bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho GV (thứ bậc 7), kiểm tra
chất lượng đầu vào (thứ bậc 8), bổ sung nhiều giáo trình giảng dạy cùng một lúc (thứ
bậc 9).
Nhu cầu học tập của HV ngày càng đòi hỏi chất lượng cao và động cơ học
tập tương đối tốt. Họ xác định rõ Người học cuối cùng phải thể hiện được kiến thức
ngữ pháp và sự hiểu biết về nền văn hoá của ngôn ngữ thông qua các kỹ năng giao
tiếp. Vì thế việc dạy và học phải được tiến hành theo PP giao tiếp, nên biện pháp đầu
tiên mà HV quan tâm để nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường chính là việc tăng
cường rèn luyện kỹ năng thực hành cho HV, và các nội dung từ 1 đến 5 chính là
những biện pháp học tập hữu ích cho HV.
3.2. Một số biện pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường tư
thục NNVA tại TPHCM
Qua kết quả nghiên cứu trên đây về thực trạng việc QL hoạt động ĐT tại trường
NNVA, kết hợp với những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất
một số biện pháp sau đây để hoàn thiện hơn việc QL hoạt động ĐT, nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả ĐT của trường NNVA.
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho GV
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy cho GV. Xã
hội hiện nay đòi hỏi người GV dạy tiếng Anh không những phải có kỹ năng sư phạm,
chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, mà còn phải biết cải tiến PP giảng dạy; phải định
hướng được nhanh chóng và chính xác những vấn đề phức tạp trong kiến thức để đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của HV, có khả năng làm cho HV yêu thích môn học, tạo được
các kỹ năng một cách thành thục.Vì bởi HV không chỉ ĐG vốn kiến thức, khả năng
truyền đạt mà còn ĐG nguyện vọng, kỹ năng và thái độ của GV trên bục giảng. Tiềm
lực và khả năng của đội ngũ GV là nhân tố chính quyết định về chất lượng để nâng
cao được hiệu quả ĐT của nhà trường.
3.2.1.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp
_ Xây dựng kế hoạch định kỳ về bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giảng dạy qua
các buổi tập huấn, tổ chức dạy thao giảng và dự giờ để trao đổi kinh nghiệm sao cho
phù hợp với tình hình thực tế, để GV an tâm học tập nâng cao trình độ và năng lực
chuyên môn của mình.
_ Cần có thông tin đầy đủ về kiến thức và các loại PP giảng dạy qua nhiều hình
thức: sách báo, tài liệu, dự hội nghị , hội thảo với các chuyên
gia trong và ngoài nước để GV có thể hiểu và áp dụng được.
_ Tăng cường tham gia hội thảo về giảng dạy và giao lưu với các giảng viên
nước ngoài. Tập huấn và sử dụng các kỹ thuật giảng dạy, bước đầu tiếp cận với các
xu hướng của công nghệ sư phạm hiện đại.
_ Có kế hoạch, chế độ đầu tư thích đáng để khuyến khích GV tự học tập nâng
cao trình độ và năng lực phục vụ cho việc đào tạo có tính lâu dài.
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy - học _ xây dựng môi
trường lớp học.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là tạo phong trào thúc đẩy sự chuyển biến đồng bộ việc
đổi mới PP dạy – học. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả ĐT. Hoạt động
này đòi hỏi ở sự kết hợp giữa người dạy và người học, nên cần xây dựng môi trường
lớp học lấy người học làm trung tâm. Người học là trung tâm hoạt động trên lớp, xu
hướng giao tiếp dành sự ưu tiên tối đa cho hoạt động ngôn ngữ của người học. Vì thế
phương pháp chủ đạo CLT (PP dạy học theo hướng giao tiếp) phải được vận dụng
một cách triệt để nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực của người học.
3.2.2.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp
_ Đưa nội dung đổi mới PP vào sinh hoạt chuyên môn thường kỳ để giải thích
và tập huấn cho GV hiểu rõ PP dạy học theo hướng giao tiếp, nhằm thúc đẩy sự
chuyển biến đồng bộ trong PP giảng dạy của GV, tránh trường hợp GV hiểu mù mờ
theo những cách khác nhau .
_ Thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy việc nhanh chóng
thay đổi cách soạn bài để những bài giảng được sinh động và gây hứng thú cho HV.
Thiết kế bài dạy phải chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò,
phải xác định rõ mức độ HV đạt được sau bài học về kiến thức và kỹ năng.
_ Lựa chọn và bổ sung các giáo trình giảng dạy thích hợp để cải tiến PP giảng
dạy và tăng cường khả năng giao tiếp.
_ Xây dựng môi trường lớp học. Điều này yêu cầu GV phải tổ chức lớp học là
môi trường giao tiếp đích thực. Trong môi trường này HV sẽ được quan sát làm việc
theo cá nhân, hay theo các cặp và các nhóm nhỏ, mỗi người, mỗi nhóm có những
nhiệm vụ hay công việc cụ thể để phát triển năng lực giao tiếp của HV.
_ Tăng cường các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ để tạo điều kiện và khuyến
khích HV giao tiếp bằng tiếng Anh, để tạo thói quen và rèn kỹ năng giao tiếp qua
việc thực hành kể cả trong lẫn ngoài lớp học.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường việc quản lý tổ chức giảng dạy
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là xây dựng kế hoạch chặt chẽ, nâng cao tính kế hoạch
hoá trong việc QL tổ chức giảng dạy ở các khâu như: thực hiện kế hoạch ĐT và
chương trình giảng dạy, chiêu sinh và tổ chức lớp học, nề nếp dạy - học.
3.2.3.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp
_ Lập kế hoạch chặt chẽ để kiểm tra và ĐG tiến độ thực hiện việc QL tổ chức
giảng dạy để đạt được mục tiêu ĐT, và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong
qui trình QL làm ảnh hưởng đến hiệu quả ĐT. Kế hoạch xây dựng phải dựa trên thực
tế, phù hợp về thời lượng, mang tính sáng tạo. Hơn nữa, còn thể hiện được phương
tiện và cách thức giải quyết vấn đề.
_ Kế hoạch ĐT và nội dung chương trình giảng dạy tuy phải dựa theo hướng dẫn
của chương trình khung, nhưng vẫn cần phải điều chỉnh cho hợp
lý hơn, phải đảm bảo được tính khoa học, tính hiện đại, và thời lượng cho kiến thức
để có điều kiện rèn luyện nhiều hơn những kỹ năng, mới mang lại hiệu quả ĐT cao
nhất.
_ Lập kế hoạch xây dựng chương trình ĐT thích hợp theo nhu cầu, để giúp
người học có thể tham gia trong những hoàn cảnh và mục đích học tập khác nhau.
Người học bây giờ mong muốn một chương trình học thật sự hữu dụng trong quá
trình giao tiếp cũng như làm việc sau này.
_ Tăng cường sử dụng các giáo trình hiện đại để tăng cường kỹ năng nghe nói.
Phát huy mối quan hệ với các trường, viện uy tín để phát triển các quan hệ liên kết
trong xây dựng chương trình ĐT, hỗ trợ và nâng cao trình độ giảng dạy, cũng như
chia sẽ thông tin và kinh nghiệm trong QL. Việc tham gia giảng dạy của GV nước
ngoài cũng là nhu cầu của nhiều HV, và là điều kiện để GV có thể giao lưu và nâng
cao PP giảng dạy.
_ Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ để xây dựng môi
trường sử dụng tiếng Anh, thu hút HV vào các hoạt động, để tạo thói quen tư duy
trong giao tiếp và sử dụng kiến thức có hiệu quả. Từ đó hình thành sự nhận thức và
thái độ học tập tích cực của HV qua việc thực hiện nề nếp dạy – học một cách tự
kiểm soát hơn.
_ Trong kế hoạch chiêu sinh và tổ chức lớp học, cần thành lập tổ tư vấn ý kiến
để giúp HV chọn lựa chương trình học phù hợp với mục tiêu, PP và thời gian học tập
cá nhân. Từ các thông tin đó có thể tương đối đảm bảo tính đồng đều về trình độ, lứa
tuổi, mục tiêu học tập của HV khi xếp lớp.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường việc QL KT-ĐG và thi cuối khoá.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là giúp GV nhận thức và quán triệt việc thực hiện công
tác KT-ĐG một cách khách quan, chính xác trình độ HV. Từ đó biết được chất lượng
dạy – học, giúp người quản lí kịp thời có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kiến
thức đúng trình độ để nâng cao chất lượng dạy- học, đáp ứng được nhu cầu người
học theo sự phát triển của xã hội. Giúp cho GV ĐG được kết quả bài day của họ và
đồng thời giúp HV hình thành thái độ tích cực trong học tập, và học có hiệu quả. Đây
là một trong những hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
3.2.4.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp
_ Lập kế hoạch tăng cường các qui định về KT- ĐG và thực thi một
cách nghiêm túc và đúng đắn, để nâng cao được chất lượng KT –ĐG một
cách khách quan và chính xác.
_ Tổ chức cho GV những buổi học tập để hiểu biết về mục đích yêu cầu của
KT- ĐG, tập huấn kỹ năng soạn thảo đề kiểm tra và đề thi để lúc
soạn đề GV có thể xây dựng được kế hoạch đánh giá thích hợp.
_ Hướng dẫn và kiểm tra GV trong công tác này sẽ giúp GV rèn luyện được
những phẩm chất đạo đức cần thiết như: có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với việc
chấm chữa bài cho HV, tạo thành thói quen tốt trong ĐG HV. Chính ý thức tuân thủ
pháp luật, lao động sư phạm nhiệt tình, có kỷ cương, nề nếp sẽ mang đến cho HV
lòng kính trọng GV và tự giác trong học tập, trong kiểm tra và thi cuối khóa.
_ Nâng cao mức độ nhận thức của HV về KT- ĐG, giúp họ hiểu được không
phải lấy điểm làm cơ sở xếp loại mà chỉ để hỗ trợ cho việc học, tìm xem chất lượng
học của HV như thế nào, đồng thời cung cấp cho HV những liên hệ ngược về việc
học để cải tiến được việc học của họ. Từ đó HV sẽ nghiêm túc, không quay cóp gian
lận trong KT và bỏ thi cuối khoá.
3.2.5. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng về CSVC phục vụ dạy- học.
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là nâng cao chất lượng về CSVC và trang thiết bị phục
vụ dạy- học, nhằm thúc đẩy nhanh chất lượng và hiệu quả ĐT của nhà trường. Có
phương tiện kỹ thuật hiện đại thì có thể đổi mới PP dạy- học, thúc đẩy HV học tập
tích cực hơn, tạo ra năng lực giảng dạy độc đáo của GV. Nó là công cụ lao động, giúp
GV nâng cao hiệu quả của mỗi bài giảng trên lớp.
3.2.5.2. Các hoạt động thực hiện biện pháp:
_ Tiếp tục đầu tư tài chính để nâng cấp CSVC tốt hơn nữa về: phòng học, bàn,
ghế, bảng đúng chuẩn, đủ ánh sáng, âm thanh tốt, trang thiết bị hiện đại.
_ Tổ chức cho GV nghiên cứu, sử dụng các trang thiết bị dạy học, khai thác hiệu
quả các phương tiện dạy học vào giảng dạy như: cassette, projector, video, computer,
CD Rom chuyên dùng để dạy ngoại ngữ... Đưa yêu cầu sử dụng trang thiết bị dạy học
là bắt buộc đối với GV khi lên lớp.
_ Bổ sung kịp thời những thiết bị và đồ dùng dạy học ngoại ngữ mới như : tranh
ảnh, băng cassette, đĩa CD.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc dạy-học ngoại ngữ đang là xu thế chung của thế giới trong khung cảnh toàn
cầu hóa. Trong bối cảnh đất nước ta thì điều đó nhu cầu tất yếu, có tính chiến lược
quốc gia, đã được Chính phủ thể hiện sự quan tâm lớn lao, ĐG đúng tầm quan trọng
của ngoại ngữ, và vai trò chủ đạo của tiếng Anh đối với sự hội nhập giáo dục, với yêu
cầu bức thiết của thực tế về việc ĐT con người để phát triển đất nước trong thời kỳ
đổi mới.
TPHCM là chiếc nôi dạy- học tiếng Anh lớn nhất nước, tình hình thực tế cho
thấy, việc dạy-học dù có phát triển cao hơn và thuận lợi hơn, thì vẫn chưa tạo ra được
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, chưa đáp ứng được kỳ vọng của HV, và nhu cầu
sử dụng tiếng Anh trong công việc. Hay nói cách khác việc dạy - học tiếng Anh sao
cho có hiệu quả vẫn còn là vấn đề bức thiết phải thực hiện, vì đó là động lực quan
trọng để phát triển giáo dục, để hội nhập với nhịp sống văn minh, hiện đại của toàn
cầu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc QL hoạt động ĐT của trường tư
thục NNVA tại TPHCM, chúng tôi nhận thấy đã thực hiện được các nhiệm vụ
nghiên cứu, và cũng chứng tỏ được giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi xin
rút ra một số kết luận như sau:
_ Chất lượng dạy-học ngoại ngữ do nhiều yếu tố quyết định mà trong đó chất
lượng đội ngũ GV, động cơ người học và tổ chức dạy học là yếu tố quan trọng nhất.
_ Xu thế dạy-học đã thay đổi, yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, người học
không thể không thay đổi. Tất cả các xu hướng của khoa học giáo dục hiện đại, PP
nào cũng chú trọng đến người học và căn bản lấy người học làm trung tâm.
_ PP giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hiệu quả học tập cho HV.
Việc chậm thay đổi PP cũng có thể nói là từ giáo trình chưa phù hợp, vì lâu nay HV
được học theo từng kỹ năng qua các giáo trình giảng dạy, và việc học ngoại ngữ chưa
thật sự được nhấn mạnh vai trò ở những kỹ năng nghe trong hoạt động giao tiếp. Nên
cần thiết phải thay đổi hoặc bổ sung giáo trình cùng lúc, đồng thời với việc cải tiến
PP trong giảng dạy để đáp ứng được nhu cầu chung của HV.
_ Việc luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào giờ
lên lớp, mà phải xây dựng môi trường học cả trong lẫn ngoài lớp học, nên phải xây
dựng các chương trình ngoại khoá để tạo mọi điều kiện thực hành tiếng Anh trong
giao tiếp và nâng cao hiệu quả sử dụng.
_ Hoạt động dạy và học ngoại ngữ là một quá trình hoạt động liên tục, có định
hướng, có điều kiện cho nên chỉ thông qua việc KT- ĐG thường xuyên mới đảm bảo
được việc đối chiếu mức nắm bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của người học với
chuẩn ĐG các kỹ năng ấy trong từng giai đoạn. Qua đó kết quả ĐT của nhà trường
sẽ được phản ánh một cách đầy đủ, để người quản lý ĐG được chất lượng dạy-học và
có biện pháp điều chỉnh được hoạt động dạy-học, tạo ra sự công bằng hơn nữa trong
học tập.
_ Cần có kế hoạch định kỳ cho GV bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giảng dạy,
tập huấn sử dụng kỹ thuật giảng dạy, dự hội thảo nước ngoài.
Qua kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn, chúng tôi cũng đã đề
xuất một số biện pháp quản lý trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà
trường như:
_ Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ,
năng lực sư phạm cho giáo viên.
_ Đổi mới phương pháp giảng dạy- xây dựng môi trường lớp học.
_ Tăng cường việc quản lý tổ chức giảng dạy.
_ Tăng cường việc quản lý kiểm tra - đánh giá và thi cuối khoá.
_ Nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất.
Tất cả những biện pháp vừa nêu trên, nếu được thực hiện đồng bộ và triệt để
chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả ĐT của trường NNVA, nhanh chóng nâng cao
năng lực tiếng Anh của HV – nguồn nhân lực chất lượng cao hết sức quan trọng của
mỗi quốc gia, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của đại đa số người dân TP và
nhanh chóng góp phần ĐT nhân lực phục vụ quá trình hội nhập và phát triển kinh tế
của đất nước.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
_ Bộ GD-ĐT cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính
quyền địa phương để tạo cơ chế chính sách phù hợp, nhằm phát triển
và đảm bảo công bằng trong giáo dục đối với sự nghiệp XHH giáo dục.
_ Bộ GD-ĐT cần xem xét và cập nhật lại Bộ Tiêu chí thi A, B, C. Chú ý xây
dựng nội dung và PP học tập để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp
và hội nhập, từ đó nâng cao chất lượng ĐT sao cho tương đương với khu vực và
quốc tế.
_ Bộ GD-ĐT nên tổ chức một đơn vị chuyên ra đề thi và cấp các loại chứng chỉ
cần thiết, qui định thời gian sử dụng của chứng chỉ để đảm bảo giá trị sử dụng được
thống nhất trong cả nước có tính pháp lý, để việc học tập, luyện tập trở thành một
hoạt động thường xuyên, suốt đời.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM:
_ SGD-ĐT TPHCM cần có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng
lực quản lý cho đội ngũ QL, và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV nâng cao tay
nghề.
_ Tăng cường QL tình hình dạy – học ngoại ngữ ở địa phương và công tác
thanh tra và kiểm tra, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh.
_ Tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để bồi dưỡng chuyên môn cho GV
dạy ngoại ngữ qua các buổi hội thảo, tập huấn đổi mới PP
_ Cần xây dựng chuẩn cụ thể để tuyên dương khen thưởng các trường giảng dạy
chất lượng – uy tín – hiệu quả./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thy Anh (2005), Tìm hiểu những quy định mới về giáo dục, NXB Lao
động
2. Nguyễn Ngọc Bảo - Hà Thị Đức (1998), Họat động dạy học ở trường
Trung học cơ sở, NXB Giáo dục.
3. Bộ GD – ĐT (2004), Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trong giáo dục
và đào tạo, Trường Cán bộ Quản lý GD-ĐT, Hà Nội.
4. Bộ GD – ĐT (2002), Quản lý Nhà nước về GD - ĐT, Trường Cán bộ
Quản lý GD - ĐT, Hà Nội.
5. Bộ GD – ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về GD - ĐT,
Quyển 1, Quy định về Nhà trường, NXB Thống Kê, Hà Nội.
6. Bộ GD – ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về GD - ĐT ,
Quyển 2 , Quyền và nghĩa vụ của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên
khác, NXB Thống Kê, Hà Nội
7. Bộ GD – ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về GD - ĐT,
Quyển 3, Quyền và nghĩa vụ của người học, NXB Thống Kê, Hà Nội.
8. Bộ GD – ĐT (2004), Nghiệp vụ thanh tra -“Văn bản pháp quy”, Thanh
tra Giáo dục
9. Bộ GD – ĐT (2004), Nghiệp vụ thanh tra - “ Công cụ đào tạo”, Thanh
tra Giáo dục
10. Bộ GD – ĐT (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Giáo dục.
11. Bộ GD- ĐT (1993), Chương trình môn học thực hành tiếng Anh (Hệ tại
chức), Tài liệu lưu hành nội bộ.
12. Bộ GD - ĐT, Thông tư số 15/ TT- ĐTTC ngày 02/07/1990, của Bộ GD -
ĐT hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tại
chức.
13. Bộ GD - ĐT, Chuyên đề: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn tiếng
Anh, Tài liệu lưu hành nội bộ.
14. Bộ GD- ĐT: Các văn bản điều lệ trường học và quy chế hoạt động.
15. Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), Quản trị học, NXB Thống kê.
16. Nguyễn Hạnh Dung (1998), Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường
phổ Thông, NXB Giáo dục.
17. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Thị Đoan - Đo Minh Cường - Phương Kỳ Sơn (1996), Các học
thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Bùi Hiền (2002), “ Giáo dục ngoại ngữ trong quá trình toàn cầu hoá và
hội nhập”, Tạp chí Giáo dục, số 44-2002, tr 20.
20. Chu Thị Lê Hoàng - Lê Nguyễn Minh Tho - Nguyễn Văn Lập (2002),
Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành giáo dục học, NXB Đại học Quốc
Gia TPHCM
21. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Khoa quản lý kinh tế (2003),
Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hà sĩ Hồ – Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học -
tập III Nghiệp vụ quản lý trường học, NXB Giáo dục.
23. Đào Duy Huân (1996), Nhập môn quản trị học, NXB Thống kê.
24. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục.
25. Trần kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học
giáo dục Hà Nội.
26. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỹ
XXI, chiến lược phát triển, NXB Giáo dục.
27. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về Giáo dục lý luận và thực
tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB TPHCM.
29. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Trẻ.
30. Trần Tuấn Lộ: Bài dạy về quản lý trường học cho lớp cao học QLGD
31. Luật Giáo Dục và các qui định (2005), NXB Lao động - Xã hội.
32. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục.
33. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2001),
lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Viết Ngoạn (2003), Đánh giá thực trạng giao tiếp qua việc dạy
và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông. Đề xuất phương án giải
quyết bằng việc biên soạn tập tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ năng nghe, nói cho học sinh, Sở Khoa học công nghệ và Môi
trường TPHCM.
35. Bùi Ngọc Oánh (1995), Tâm lý học trong xã hội và quản lý, NXB
Thống kê.
36. Pam Robbins-Harvey B. Alvy (2004), Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội dịch từ xuất bản phẩm cùng tên.
37. Trần Văn Phước (2002), “ Phương pháp giao tiếp và việc dạy – học
tiếng Anh ở trường phổ thông Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục,
số 02- 2001, tr 28.
38. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận
quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương I.
39. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương-tập II, Trường
Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương I.
40. Sở GD – ĐT TPHCM: Các văn bản hướng dẫn về điều kiện, hồ sơ và
thủ tục thành lập, tổ chức QL hoạt động văn hóa ngoài giờ.
41. Sở GD – ĐT TPHCM: Vai trò của người hiệu trưởng cơ sở văn hóa
ngoài giờ (Tài liệu bồi dưỡng, lưu hành nội bộ)
42. Sở GD- ĐT TPHCM (2005), “ Trường ngoại ngữ Việt Anh- Hóc Môn:
Điểm sáng trong công tác dạy và học ngoại ngữ”, Giáo Dục- Đào Tạo
TPHCM - 30 Năm Xây Dựng Và Phát Triển, tr165-166, NXB Tổng hợp
TPHCM.
43. Vũ Huy Tâm (2001), “ Internet với việc dạy – học tiếng Anh”, Tạp chí
Giáo dục, số 02-2001, tr 30.
44. Đỗ Huy Thịnh (2003), Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại
các trung tâm ngoại ngữ khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, Sở Khoa học công nghệ và
Môi trường TPHCM.
45. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo
dục, tập II, Thống kê suy diễn, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Kiên Trường & nhóm dịch giả (2004), Phương pháp lãnh đạo
và quản lý nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia
47. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân dân Quốc gia (2005), Từ điển
tiếng Việt, NXB Văn hoá Sài gòn.
48. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
49. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
50. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
51. Broughton, G, et al (1978), Teaching English as a Foreign Language.
London: Routledge and kegan Paul Ltd.
52. Brumfit, J. and John Son, K eds (1979), The communicative Approach to
Language Teaching, Oxford : OUP.
53.Harley,B &Vincy, P.(1979), “Streamline English” series Oxford , OUP.
54. Jack C. Richards( 2001), New Interchange Series, CUP.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD012.pdf