Luận văn Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2020

Trên đây em đã trình bày một cách tương đối khái quát về Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Trong quá trình nghiên cứu để viết đề tài và thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp ( cơ quan chịu trách nhiệm chính để lập qui hoạch phát triển ngành than) em đã được tìm hiểu về qui trình làm qui hoạch phát triển ngành than từ khâu dự báo, soạn lập, . và sự tham gia phối hợp của các ngành sử dụng nguyên liệu than, các bộ ngành quản lý (bộ Công nghiệp) và các cơ quan của Chính phủ ( bộ Công nghiệp, Viện năng lượng, bộ Kế hoạch và đầu tư.). Qua đây em đã hiểu được về các nội dung cần có và qui trình cụ thể để lập ra một bản qui hoạch phát triển ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan và nhất là sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện qui hoạch. Em hiểu được rằng để có thể có được một bản qui hoạch khả thi cần trải qua một quá trình rất phức tạp, trong đó vai trò tổng hợp, khách quan và óc phân tích, bố trí sắp xếp của người làm qui hoạch quyết định lớn tới chất lượng của bản qui hoạch. Và ngay cả khi chúng ta có được một bản qui hoạch khả thi thì công việc của người làm qui hoạch cũng chưa dừng lại ở đó. Do thị trường thường xuyên có những biến động nên cần phải cập nhật thông tin liên tục để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập, giúp em gắn được lý thuyết với thực tiễn, và đặc biệt có ý nghĩa đối với em cho công việc trong tương lai.

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn mỏ theo hướng hiện đại. 2) Sản lượng than sạch khai thác đạt khoảng 44-46 triệu tấn vào năm 2010; khoảng 49-52 triệu tấn vào năm 2015và đạt khoảng 60- 62 triệu tấn than vào năm 2020. Tốc độ tăng sản lượng khai thác than đạt 4,03%/năm trong giai đoạn 2006-2020. 3) Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động của ngành than. Đến năm 2010, các công trình khai thác, chế biến và sử dụng than phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. 4) Đến năm 2010 Nhà nước thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo hình thành thị trường than cạnh tranh hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế. 5) Đầu tư đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, năng suất, chất lượng than thương phẩm, đảm bảo an toàn, giảm tổn thất tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực than. Hợp tác, liên doanh với nước ngoài để thăm dò, nghiên cứu công nghệ khai thác đồng Bằng sông Hồng qui mô lớn. 7) Đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành than. 3. Định hướng qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam Việc phân bố các cơ sở sản xuất than về cơ bản vẫn phụ thuộc vào phân bố tài nguyên than và kết quả thăm dò nghiên cứu khoáng sàng ngành than. Tuy nhiên trong qui hoạch phát triển mới, ngành than cần giải quyết một được một số vấn đề qui hoạch nổi cộm còn tồn tại, để đảm bảo phát triển ngành than hợp lý, bền vững và hiệu quả, cụ thể: - Sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu than ngày càng gia tăng nhanh chóng đảm bảo cho phát triển các ngành kinh tế quốc dân. - Qui hoạch xử lý ngay những vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng hiện tại gây ảnh nghiêm trọng tới môi trường và ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh, phát triển ngành than thân thiện với môi trường. - Xử lý triệt để nạn khai thác than trái phép, sử dụng tài nguyên than tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo an toàn ngành mỏ. Như ta đã phân tích trong phần dự báo nhu cầu than, do sự tăng trưởng cao của nền kinh tế và đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng than ( công nghiệp nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng, may, da,....) nên nhu câù than trong giai đoạn tới là rất cao. Đây thực sự là một thác thức lớn đối với ngành than để đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay sản lượng khai thác toàn ngành than chủ yếu tập trung ở bể than Quảng Ninh. Đây là vung than lớn nhất nên cần tập trung đầu tư cải tạo, mở rộng các mỏ hiện có và đầu tư các mỏ mới theo hướng hiện đại để tăng sản lượng từ 30 triệu tấn hiện nay lên 45-50 triệu tấn vào năm 2010, đạt khoảng 52-54 triệu tấn vào năm 2015 và đạt khoảng 55-57 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu than gia tăng, nếu chỉ khai thác ở bể than Quảng Ninh thì rất khó đáp ứng đủ nhu cầu trong giai đoạn tới. Vì vậy cần nhanh chóng đưa mỏ than đồng bằng sông Hồng vào khai thác. Tích cực hợp tác với nước ngoài nghiên cứu công nghệ và khả năng khai thác ( công nghệ khai thác hầm lò hoặc công nghệ khí hoá than...) để có thể đưa khoáng sàng Binh Minh- Khoái Châu vào khai thác với sản lượng bước đầu vào khoảng 5-10 triệu tấn/năm vào năm 2020. Giai đoạn sau năm 2020 hoàn thiện công nghệ khai thác và chế biến để nâng cao sản lượng khai thác, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm thăm dò trữ lượng than và mở rộng phạm vi khai thác đáp ứng nhu cầu than ngày một cao của nền kinh tế. Đối với các mỏ than nội địa do trữ lượng nhỏ nên chỉ khai thác và tiêu thụ trong vùng. Trong thời gian tới cũng cần đẩy mạnh khai thác, nâng cao công suất hợp lý để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Khai thác than bùn với qui mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương và các vùng lân cận. Đối với vần đề thứ hai và thứ ba, đây là hai vấn đề rất nhức nhối của vùng than Quảng Ninh, gây ảnh hưởng không tốt tới ngành du lịch và tình hình an ninh chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian tới cần thiết phải hi sinh một phần khoáng sản than để phát triển du lịch và đảm bảo đời sống dân cư trong vùng: Đưa một số thắng cảnh du lịch vào danh sách những vùng cấm khai thác than, hạn chế khai thác than vùng Hòn Gai (thành phố Hạ Long) và đổi mới chuyển sang công nghệ khai thác than hầm lò. Đồng thời tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ, chấm dứt hoạt động của các mỏ than thổ phỉ. Đây cũng là mô hình để qui hoạch các mỏ than bể than đồng bằng sông Hồng rút kinh nghiệm giảm thiểu sự bất hợp lý trong quá trình qui hoạch sản xuất. III. Qui hoạch phát triển các vùng than 1. Qui hoạch khai thác vùng than Quảng Ninh Đây là vùng khai thác than trọng điểm của nước ta, đồng thời cũng là khu du lịch đầy tiềm năng vì vậy phải đảm bảo khai thác than thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực ảnh hưởng tới cảnh quan và đời sống của nhân dân trong vùng, đặc biệt là thành phố Hạ Long. Tạm thời dừng khai thác mỏ than Cao Xanh, Hà Khánh, di chuyển các nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai ra khỏi trung tâm thành phố Hạ long, dừng khai thác than lộ thiên mỏ Hà Tu, chuyển sang đầu tư khai thác hầm lò. Đưa Thắng cảnh Yên tử vào vùng cẩm khai thác, kết hợp với du lịch mỏ than, đảm bảo khai thác than thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác quản lý khai thác than chặt chẽ, bằng mọi biện pháp chấm dứt hoạt động của các mỏ than thổ phỉ. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu than đang gia tăng mạnh mẽ, ta sẽ tiến hành nâng cao sản lượng các mỏ than hiện có và đưa vào hoạt động một số mỏ than mới. Do khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò có nhiều ưu nhược điểm riêng nên qui hoạch khai thác than sẽ tiến hành xem xét cụ thể cho các mỏ than khai thác lộ thiên và các mỏ hầm lò. a) Khai thác lộ thiên Khai thác lộ thiên có nhiều ưu thế vượt trội so với khai thác hầm lò: toàn bộ quá trình khai thác được tiến hành trên bề mặt; có điều kiện để đồng bộ hoá công tác khai thác và hiện đại hoá công nghệ khai thác cao; tổn thất tài nguyên thấp... dẫn đến chi phí ít mà hiệu quả lại cao. Khai thác lộ thiên rất dễ áp dụng do không đòi hỏi công nghệ cao, phức tạp về qui trình khai thác. Hình thức này rất thích hợp áp dụng trong điều kiện thiếu thốn về vốn và công nghệ. Do vậy khai thác lộ thiên được áp dụng từ rất sớm. Trong giai đoạn trước (cho đến nay) khai thác lộ thiên luôn đóng vai trò chủ đạo (sản lượng khai thác luôn chiếm 60-70% tổng sản lượng khai thác của từng ngành). Tuy nhiên, khai thác lộ thiên có một nhược điểm rất lớn đó là gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều diện tích bề mặt ( như đã phân tích trong phần đánh giá hiện trạng ngành than). Trong giai đoạn sắp tới khai thác lộ thiên vẫn chiếm vai trò quan trọng. Một phần chúng ta cần đẩy mạnh khai thác lộ thiên để đáp ứng nhu cầu than đang tăng lên nhanh chóng trong khi khai thác hầm lò chưa thể phát huy hết tiềm năng trong thời gian ngắn ( do hạn chế về vốn và khoa học công nghệ). Mặt khác chúng ta cần đẩy mạnh khai thác lộ thiên để sớm kết thúc khai thác các mỏ than lộ thiên, giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Hiện nay vùng Quảng Ninh có 23 mỏ than lộ thiên. Trong đó: vùng Cẩm Phả có 16 mỏ khai thác lộ thiên, vùng Hòn Gai có 5 mỏ khai thác lộ thiên, vùng Uông Bí có 3 mỏ khai thác lộ thiên. Trong giai đoạn tới, sẽ duy trì và mở rộng tối đa biên giới khai thác các mỏ than lộ thiên theo cả chiều sâu và chu vi ruộng mỏ đối với các mỏ hiện có và mở thêm một số mỏ mới tại các khu vực cho phép trên cơ sở điều kiện trữ lượng thăm dò địa chất và hiện trạng khai thác mỏ, đặc biệt là cụm mỏ lộ thiên vùng than Cẩm Phả cần khai thác xuống sâu tới mức -350m với việc áp dụng các công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Theo đó, * Vùng Cẩm Phả: - Mỏ Cao Sơn sẽ được nâng cao công suất lên 2,2 triệu tấn/năm, mở rộng khai thác ra khu đông và tây Cao Sơn và đưa dần vùng nam Cao Sơn vào khai thác. Và dự kiến đáy khai thác đến -350m chia theo lịch trình hai giai đoạn ( giai đoạn I khai thác đến độ sâu -170m, giai đoạn II bắt đầu từ năm 2017 khai thác đến độ sâu -350m). - Mỏ Cọc Sáu sẽ nâng sản lượng khai thác lên 1.5 triệu tấn/năm. Quí I năm 2005 kết thúc khai thác khu đông bắc tả ngạn, chuyển sang khai thác khu đông nam. Tiếp theo sẽ đưa khu gầm Cọc sáu vào khai thác để duy trì và nâng cao sản lượng lên 2,1 triệu tấn/năm. Dự kiến đáy khai thác sẽ là -225 m. - Mỏ Đèo Nai tiếp tục khai thác cả 2 khu công trường Chính và Mông Lộ Trí đạt sản lượng 2,5 triệu tấn/ năm. Đáy khai thác dự kiến là -150m. - Với các mỏ còn lại: mỏ Đá mài, Đông lộ trí, Mông Dương, Quảng lợi, Khe Chàm, Bàng nâu, Dương Huy, Thống Nhất, Khe Sim sẽ tiếp tục khai thác, công suất dưới 1 triệu tấn/năm. * Vùng Hòn Gai: - Mỏ Hà Tu trữ lượng còn lại khoảng 21,436 triệu tấn, dự kiến sẽ nâng công suất lên 2,5 triệu tấn, khai thác đến độ sâu -165m. - Mỏ Núi Béo dự kiến còn 23,377 triệu tấn than, sẽ nâng công suất lên từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 2,5 triệu tấn/ năm. Và đáy khai thác đạt -132m. - Các mỏ còn lại: Hà Lầm, mỏ 917, mỏ Tân Lập duy trì sản lượng khai thác hiện tại, công suất khai thác dưới 1 triệu tấn/năm. * Vùng Uông Bí: - Mỏ Uông Thượng là công trình hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và Inđônêxia. Dự kiến sẽ tiến hành thăm dò và đẩy mạnh khai thác từ sản lượng 0,5 triệu tấn/năm lên 1 triệu tấn/ năm. - Các mỏ còn lại: mỏ Vàng Danh và mỏ Mạo Khê sẽ tiếp tục khai thác, sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm. Dự kiến khai thác lộ thiên sẽ đẩy mạnh khai thác sau đó sẽ giảm dần sản lượng và tỷ trọng (do hạn chế về trữ lượng còn lại). Và sau đó sẽ kết thúc khai thác dần từ nay đến 1015 và một số mỏ sau năm 2015 ( Cao Sơn, Cọc Sáu, Uông thượng). b) Qui hoạch khai thác hầm lò Trữ lượng than hầm lò của vùng Quảng Ninh vào khoảng 1.759 triệu tấn. Khai thác hầm lò đòi hỏi công nghệ và những qui trình an toàn ngành mỏ cao hơn khai thác lộ thiên. Do vậy trong giai đoạn trước sản lượng khai thác hầm lò chưa cao. Hiện nay khai thác than hầm lò của nước ta còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt khi mà khai thác lộ thiên có những hạn chế về trữ lượng và gây ô nhiễm môi trường trần trọng thì khai thác hầm lò càng cần được quan tâm đầu tư phát triển Trong giai đoạn tới các mỏ hầm lò sẽ được đẩu tư cải tạo, mở rộng các mỏ hiện có và đầu tư mới theo hướng hiện đại, nâng công suất lên 31,3 triệu tấn/ năm vào năm 2010 và khoảng 40 triệu tấn/ năm vào năm 2015. Nâng cao sản lượng và tỷ trọng khai thác hầm lò trong tổng sản lượng ngành than. Dựa trên các kết quả thăm dò về trữ lượng của các mỏ than thu thập được, sẽ đầu tư công nghệ thích hợp để nâng cao công suất các mỏ hầm lò. Đồng thời sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác các mỏ than mới, căn cứ trên sự tính toán nhu cầu thị trường và khả năng áp dụng công nghệ mới, đảm bảo khai thác than an toàn thân thiện với môi trường và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên than. * Vùng Cẩm Phả sản lượng các mỏ hầm lò tăng từ 6,4 triệu tấn than/ năm vào năm 2006 lên 13,2 triệu tấn vào năm 2010, lên 18,75 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 19,5 triệu tấn vào năm 2020. Cụ thể: Mỏ Thống Nhất sẽ tăng sản lượng khai thác lên 1 triệu tấn/năm vào năm 2006 và lên 1,5 triệu tấn/ năm vào các năm sau đó; mỏ Mông Dương tăng công suât lên 1,2 triệu tấn/năm vào năm 2006 và 2 triệu tấn/năm vào các năm tiếp theo; mỏ Dương Huy sẽ tăng công suất lên 1,8 triệu tấn/năm vào năm 2006, đến 2010 là 2,5 triệu tấn/ năm và sau 2015 sẽ là 3 triệu tấn/năm. Đưa vào khai thác 9 mỏ mới: Cao Sơn+ Khe Chàm GĐII, mỏ Đá Mài, mỏ Đông lộ Trí, mỏ HL gầm Cọc Sáu- Quảng Lợi, mỏ Bắc Cọc Sáu, mỏ Khe Chàm GĐII, mỏ Khe Chàm GĐIII, mỏ Khe Chàm GĐIV, mỏ Tây Ngã Hai. Các mỏ còn lại sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm, và đều được đầu tư công nghệ nâng cao công suất. * Vùng Hòn Gai sản lượng khai thác hầm lò tăng từ 2,7 triệu tấn/năm vào năm 2006 lên 5,2 triệu tấn năm 2010, 7,8 triệu tấn/năm năm 2015 và lên 11,6 triệu tấn năm 2020. Cụ thể: mỏ Hà lầm sẽ nâng công suất từ 1,15 triệu tấn/năm năm 2006 lên 2,5 triệu tấn/ năm vào các năm tiếp theo bắt đầu từ năm 2010; mỏ Giáp khẩu sẽ nâng công suất từ 500 ngàn tấn/năm năm 2006 lên 1,5 triệu tấn/năm bắt đầu từ sau năm 2015, các mỏ khác sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm. Năm 2015 sẽ đưa vào khai thác mỏ than hầm lò Gầm Núi Béo với công suất 1,5 triệu tấn/năm và sẽ tăng lên công suất 2 triệu tấn/năm vào năm 2020. * Vùng Uông Bí sản lượng khai thác hầm lò năm 2006 là 7 triệu tấn và sẽ tăng lên 12,7 triệu tấn/năm vào năm 2010, 15,7 triệu tấn/năm vào năm 2015; năm 2020 sẽ đạt 17,2 triệu tấn. Trong đó: mỏ Vàng Danh sẽ nâng công suất lên 2,2 triệu tấn/năm vào năm 2006 và lên 3,5 triệu tấn/năm sau năm 2015; mỏ Mạo Khê nâng công suất từ 1,3 triệu tấn/năm năm 2006 lên 2,5 triệu tấn/năm vào năm 2015 và lên 3 triệu tấn vào năm 2020; mỏ than Nam mẫu sẽ nâng công suất từ 1,2 triệu tấn năm 2006 lên 2,5 triệu tấn/năm vào năm 2010 và từ sau 2015 sẽ tăng lên 4 triệu tấn/năm; mỏ than Đồng Vồng sẽ tăng sản lượng than lên 1 triệu tấn/năm bắt đầu từ sau năm 2010 . Các mỏ than còn lại cũng được đầu tư công nghệ để nâng cao công suất. Năm 2010 sẽ đưa vào khai thác mới mỏ Tràng Bạch với công suất 500 ngàn tấn/ năm và sẽ tăng lên 1,5 triệu tấn/năm vào năm 2015, đạt sản lượng 2 triệu tấn/năm vào năm 2020. Công suất các mỏ than hầm lò ( gồm 30 mỏ) đều được đầu tư nâng cao công suất. Lịch khai thác và đưa vào khai thác mới các mỏ than hầm lò có chi tiết trong phụ lục II. BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG THAN CÁC VÙNG GIAI ĐOẠN 2006-2020 2. Qui hoạch khai thác than vùng đồng bằng sông Hồng Than vùng đồng bằng sông Hồng (bao gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình đến nam Côn Sơn), hiện nay vẫn trong quá trình thăm dò khảo sát. Trong đó đã khảo sát tỷ mỉ trữ lượng than vùng Khoái Châu- Hưng Yên. Lớp đất đá thuộc bể than đồng bằng sông Hồng có độ gắn kết yếu, cường độ kháng nén thấp, đá thuộc loại nửa cứng nửa mềm, nước nhiều. Do đó việc khai thác than ở đây sẽ gặp những khó khăn nhất định, đề phòng hiện tượng sụt lún bề mặt. Thử thách lớn nhất trong thời gian tới là phải lựa chọn được công nghệ khai thác phù hợp trước khi bắt tay vào xây dựng mỏ than đầu tiên. Công nghệ khai thác than được chọn phải giải quyết được vấn đề sau: - Bảo vệ được bề mặt đồng lúa, bảo vệ được môi trường sinh thái. - Các đường lò cơ bản được đào chống an toàn khi đi qua và nằm trong vùng đất đá mềm, yếu có chứa nhiều nước - Hệ thống khai thác trong các vỉa than phải tỏ ra có hiệu quả trong điều kiện 3 mềm yếu: trụ mềm, vách mềm và than mềm. Việc khai thác bằng lộ thiên không hiệu quả vì ảnh hưởng lớn tới môi trường sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và dân cư trong vùng do vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân cư cao và sản xuất phát triển, khai thác bằng khí hoá ga cũng rất khó khăn, hiệu quả thấp vì nước ngập lớn, vỉa thoải. Cuối cùng chỉ có công nghệ khai thác hầm lò là tỏ ra có hiệu quả nhất. Do đặc thù của bể than đồng bằng sông Hồng nên qui hoạch cần phải được tiến hành một các động bộ, thận trọng, thiết thực và nên chia làm 2 bước: + Chọn lấy một khu vực thuận lợi, đã được thăm dò để nghiên cứu xác định công nghệ, nghiên cứu khả thi xây dựng mỏ than thử nghiệm đầu tiên. + Trên cơ sở các kết quả của mỏ thử nghiệm tiến hành thăm dò tỉ mỉ cả vùng, xác định hợp lý ranh giới các mỏ trong một qui hoạch đồng bộ khai thác và sử dụng than thân thiện với môi trường. Cân đối cung cầu từ năm 2015 sản lượng than đòi hỏi phải sản xuất trên mức 50 triệu tấn, nếu chỉ tập trung vào huy động sản lượng than từ bể Quảng Ninh sẽ phải giải quyết nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất và công nghệ. Vì vậy sớm bắt tay vào qui hoạch phát triển bể than vùng đồng bằng sông Hồng là việc cần thiết góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Để có thể sớm đưa mỏ than Bình Minh vào khai thác cần đẩy mạnh công tác thăm dò địa chất, trữ lượng, xác định tính chất cơ lý của đất đá... Sau khi đã lựa chọn được công nghệ khai thác, dự kiến năm 2010 sẽ tiến hành đầu tư xây dựng và khai thác thử nghiệm mỏ than Bình Minh, năm 2015 công suất khai thác đạt 900 nghìn tấn/năm, năm 2020 sản lượng khai thác sẽ đạt 1,5 triệu tấn/năm. Tiếp đến là mỏ Khoái Châu I và mỏ Khoái Châu II cũng sẽ tăng cường đầu tư lựa chọn công nghệ khai thác và tìm kiếm thăm dò trữ lượng, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác. 3. Qui hoạch khai thác các mỏ than nội địa Khai thác than nội địa cũng bao gồm 2 hình thức là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Khai thác lộ thiên cũng được đẩy nhanh để đảm bảo đủ sản lượng phục vụ cho nhu cầu của địa phương đồng thời nhanh chóng kết thúc khai thác lộ thiên đảm bảo giữ gìn môi trường vùng khai thác than. Các mỏ than nội địa có trữ lượng không lớn, nên việc khai thác chủ yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của địa phương. Do vậy trong thời gian tới sẽ khuyến khích các thành phần dân cư và các đơn vị sản xuất trong vùng đầu tư vốn, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mở rộng khai thác hầm lò và thăm dò tìm kiếm các mỏ than mới. 4. Qui hoạch đóng cửa mỏ Dựa trên trữ lượng than đã khảo sát thăm dò (cho đến ngày 1/1/2006) và công suất dự kiến của các mỏ đã được tính toán chi tiết ta có thể tính ra lịch trình đóng cửa cho các mỏ. Theo đó, các mỏ than lộ thiên thường sẽ đóng cửa sớm hơn các mỏ than hầm lò. Cụ thể: * Vùng Cầm Phả sau năm 2010 sẽ đóng cửa 9 mỏ lộ thiên, chỉ còn 7 mỏ lộ thiên tiếp tục khai thác; hai mỏ hầm lò là Bắc Khe chàm và mỏ đông bắc Ngã hai cũng đóng cửa vào các năm 2009 và 2010. Đến năm 2020 chỉ còn 3 mỏ lộ thiên hoạt động là: mỏ lộ thiên Cao Sơn GĐI, mỏ lộ thiên Cao Sơn+ Khe Chàm GĐII và mỏ lộ thiên Đông Lộ Trí+ Cao Sơn GĐIII, các mỏ hầm lò còn lại 11 mỏ hoạt động. * Vùng Hòn Gai, trước mắt sẽ đóng cửa ngừng khai thác mỏ than lộ thiên Hà Tu, để đầu tư công nghệ chuyển sang công nghệ khai thác hầm lò. Đến năm 2020 các mỏ lộ thiên sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Còn các mỏ và công trường hầm lò vẫn hoạt động cho tới sau năm 2025, trừ mỏ hầm lò Tân Lập sẽ kết thúc khai thác vào năm 2006. * Vùng Uông Bí: mỏ lộ thiên Vàng Danh sẽ kết thúc khai thác vào năm 2006, mỏ lộ thiên Mạo Khê sẽ kết thúc khai thác vào năm 2010, sau năm 2020 chỉ còn mỏ Uông thượng Vietmindo là tiếp tục khai thác. Các mỏ hầm lò vẫn tiếp tục khai thác sau năm 2020. Lịch trình chi tiết về qui hoạch đóng cửa các mỏ than dự kiến có trong phụ lục IV. Việc lập ra lịch trình dự kiến đóng cửa mỏ để có sự chuẩn bị cả về mặt kĩ thuật và vốn đảm bảo đóng cửa mỏ đúng qui trình kỹ thuật. Tất cả các mỏ và công trường khi kết thúc khai thác đều phải tiến hành đóng cửa mỏ theo đúng qui định của luật khoáng sản hiện hành. Đồng thời cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn sau khi mỏ và công trường kết thúc khai thác, đảm bảo thân thiện với môi trường. Phải có kế hoạch khôi phục lại môi trường sau khi ngừng khai thác các mỏ than ( như trồng lại rừng, xử lý các bãi thải ...). Đối với các mỏ và công trường khai thác lộ thiên: tiến hành cạy bảy đá treo và xử lý các khu vực cho phép nhằm đảm bảo bờ tầng kết thúc luôn ổn định và an toàn. Tiến hành cải tạo bờ tầng, bãi thải phục vụ cho việc trồng cây, gây rừng, phục hồi môi trường sinh thái. Đối với các mỏ và công trường khai thác than hầm lò: Tiến hành bít các cửa lò để đảm bảo an toàn. Tiến hành cải tạo các khu vực mặt bằng, bãi thải,... phục vụ cho việc trồng cây gây rừng, khôi phục môi trường sinh thái (nguồn nước, không khí,...). 5. Qui hoạch khai thác các mỏ than địa phương Trong những năm tới do nhu cầu sử dụng than ngày càng cao do đó sẽ huy động tối đa sản lượng khai thác của các mỏ than địa phương nhằm nâng cao sản lượng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (trong đó chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng tại địa phương). Qua nghiên cứu tài liệu địa chất và điều kiện khai thác của các mỏ than địa phương, dự kiến đưa vào qui hoạch khai thác 19 mỏ than địa phương: 1 Bố Hạ Bắc Giang 50,000 2 Thanh An Lai Châu 15,000 3 Na Sang Lai Châu 5,000 4 Suối Bàng Sơn La 15,000 5 Mường Lúm Sơn La 15,000 6 Bản Min Sơn La 15,000 7 Hàng mon Sơn La 35,000 8 Đồi Hoa Hoà Bình 15,000 9 Mường Vọ Hoà Bình 10,000 10 Bảo Diệu Hoà Bình 5,000 11 Đầm Đùn Ninh Bình 30,000 12 Phúc Mỹ Thanh Hoá 10,000 13 Cẩm Yên Thanh Hoá 20,000 14 Việt Thái Nghệ An 10,000 15 Đôn Phục Nghệ An 10,000 16 Phù Sáng Nghệ An 10,000 17 Đồng Đỏ Hà Tĩnh 20,000 18 Hồng Quang Yên Bái 7,000 19 Nà Cáp Cao Bằng 3,000 Tổng số 300,000 Tổng sản lượng khai thác của các mỏ địa phương như sau: Năm 2006 là 200.000 tấn; giai đoạn 2010-2020 đạt 300.000 tấn (như bảng qui hoạch khai thác chi tiết trong phụ lục II). Việc khai thác các mỏ than địa phương là nhỏ lẻ và manh mún do vậy sẽ khuyến khích các thành phần dân cư trong vùng tự đầu tư vốn, áp dụng công nghệ tiên tiến mở rộng tìm kiếm thăm dò các mỏ than mới duy trì và mở rộng khai thác phục vụ sản xuất và tiêu dùng ngay tại địa phương. 6. Qui hoạch khai thác than bùn Do nhiệt lượng ít và vận chuyển tốn kem nên than bùn không thích hợp làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Do vậy than bùn được tiến hành khai thác, xử lý và tiêu thụ ngay tại địa phương. Than bùn có thể sử dụng cho nhiều mục đích ( làm phân bón, làm chất đốt...). Tuỳ theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của từng địa phương khác nhau mà có biện pháp khai thác, chế biến và sử dụng cho phù hợp Đối với vùng đồng bằng, chuyên thâm canh lúa, hoa mầu thì tổ chức khai thác, chế biến phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, kết hợp với việc phát triển hầm Biogas nhằm giải quyết chất đốt cho các hộ gia đình nông thôn và đảm bảo vệ sinh môi trường, dần tiến tới xoá bỏ tập quán sử dụng các loại tuơi như hiện nay. Những vùng có qui hoạch phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày( chủ yếu các vùng trung du, miền núi, Tây Nguyên, các vùng chuyên trồng cây nguyên liệu...) tổ chức khai thác chế biến than bùn cho sản xuất các loại phụ gia khoáng và các loại phế liệu công nghiệp thực phẩm ( chủ yếu là các phế liệu của các nhà máy mía đường). Phát triển xây dựng hầm Biogas nhằm tạo nguồn dịch thể cho sản xuất phân bón tại chỗ và tạo nguồn chất đốt nhằm hạn chế tối đa việc chặt phá rừng làm củi đốt. Ở các vùng đồng bằng ven biển tổ chức khai thác chế biến than bùn sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, kết hợp với việc sản xuất thuốc tăng trọng polyhumát, các loại thức ăn gia súc gia cầm, thuỷ hải sản trên cơ sở sử dụng thêm các chất phụ gia như bột cá, phế thải của các cơ sở chế biến thuỷ hải sản. IV. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch 1. Nhóm giải pháp về nguồn lực a) Giải pháp vốn đầu tư Vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư mới và vốn đầu tư duy trì sản xuất. Vốn đầu tư mới bao gồm: vốn cải tạo mở rộng, xây dựng mới các mỏ, các công trình phụ trợ và các mạng kỹ thuật phục vụ sản xuất than và các ngành sản xuất kinh doanh khác ngoài ngành than. Vốn đầu tư mới được lấy từ suất đầu tư tổng hợp trên một tấn công suất. Vốn đầu tư duy trì sản xuất bao gồm: đầu tư bổ sung cần thiết để mở rộng khu khai thác mới, thay thế thiết bị đã cũ nhằm đảm bảo năng lực sản xuất cho các mỏ, các nhà máy hoạt động duy trì được công suất thiết kế hàng năm. Vốn đầu tư duy trì sản xuất được tính theo tỷ lệ % trên giá trị TSCĐ của các công trình. Khi tăng cường đầu tư đưa các mỏ than mới đi vào hoạt động và mở rộng các mỏ hiện có thì xu hướng vốn đầu tư duy trì sản xuất sẽ tăng và đầu tư mới sẽ giảm dần. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ HÀNG NĂM Cơ cấu đầu tư Đơn vị: tỷ đồng 2006-2010 2011-2015 2016-2020 Đầu tư mới 4204 2500 1900 Đầu tư duy trì sx 263 860 1050 Cộng 4467 3360 2950 BIỂU ĐỒ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ HÀNG NĂM Nguồn vốn đầu tư cho qui hoạch phát triển ngành than được hình thành từ các nguồn: vốn ngân sách và có gốc ngân sách, vốn tự có ( từ quĩ khấu hao), vốn từ quĩ tập trung của TVN ( bao gồm các quĩ phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, quĩ thăm dò tìm kiếm tài nguyên than, quĩ bảo vệ môi trường, quĩ an toàn lao động ngành thàn và khác), vốn vay trung và dài hạn. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ b) Giải pháp về nguồn nhân lực Lao động ngành than gồm 3 bộ phận chủ yếu: Bộ phận lao động sản xuất, bộ phận phục vụ sản xuất, bộ phận hành chính sự nghiệp. Nhu cầu lao động được lập trên cơ sở năng suất lao động sản xuất than thực hiện trong những năm qua, khả năng tăng năng suất lao động do áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cơ giới hoá đồng bộ để gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Ước tính hàng năm ngành than cần bổ xung thêm khoảng 4000 lao động. Hệ thống đào tạo ngành than có 4 trường trực thuộc bộ Công nghiệp là: Trường cao đẳng kĩ thuật mỏ, Trường trung học kinh tế, Trường công nhân cơ điện Chí Linh, Trường công nhân cơ giới và XD, và 3 trường do tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam quản lý: Trường đào tạo nghề mr Hồng Cẩm, Trường đào tạo nghề mỏ Hữu nghị, Trường đào tạo nghề mỏ và xây dựng. Cùng với việc đầu tư mở rộng qui mô đào tạo của các trường ngành than còn đề ra một số giải pháp cơ bản sau để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong giai đoạn tới: - Phương thức tuyển dụng: Chú trọng tuyển các sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên từ các trường đại học chính qui để bổ xung cho lực lượng cac bộ quản lý kinh tế-kỹ thuật của các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất than, cũng như tăng cường cho các đơn vị tư vấn thiết kế mỏ, nghiên cứu khoa học... Trên cơ sở thông báo tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, có kiểm tra sát hạch trình độ...theo đúng phân cấp quản lý trong ngành. - Phương thức tổ chức đào tạo cán bộ: tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngành than thông qua việc đào tạo tại chỗ tài trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý của TVN tại Thanh Xuân- Hà Nội, kết hợp tham quan thực tập khảo sát ở nước ngoài. Ngoài ra cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kinh tế tăng cường cho các viện nghiên cứu, công ty tư vấn... Cần lựa chọn những cán bộ ưu tú có đủ tiêu chuẩn đi học tập tại nước ngoài. - Kiện toàn hệ thống đào tạo và bồi dưỡng cán bộ: Tăng cường kinh phí đầu tư cho trung tâm phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường cán bộ giảng dạy có chất lượng để đào tạo nghệ kỹ thuật mới trong khai thác than và bổ xung thêm chỉ tiêu giáo viên cho các trường dạy nghề. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xếp trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm là trường trọng điểm quốc gia tương tự như trường đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị. 2. Nhóm giải pháp về giá Giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí khai thác, tiêu thụ trực tiếp, chi phí sàng tuyển, bốc rót tiêu thụ tập trung, các loại thuế hiện hành. Chi phí khai thác than của từng mỏ được tính toán trên cơ sở chi phí các khâu thăm dò sản xuất, chi phí chuẩn bị sản xuất (đào lò đối với khai thác than hầm lò, bóc đất đá đối với khai thác lộ thiên), khai thác, sàng tại mỏ, vận chuyển tới máng ga hoặc bến cảng, chi phí tiêu thụ và quản lý. Chi phí sàng tuyển với sản lượng than các mỏ cấp cho nhà máy. Hiện nay giá bán than nội địa chỉ bằng khoảng 60-70% giá than xuất khẩu. Ngành than vẫn phải lấy lãi từ xuất khẩu than để bù vào giá than trong nước. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có hiệu quả và ngành than có điều kiện đầu tư gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân cần thiết phải có một lộ trình tăng gia than nội địa hợp lý (3-5%/năm). Để giá bán than tiệm cận với giá xuât khẩu (FOB) vào trước năm 2010 và tiệm cận với giá thành than nhập khẩu từ sau năm 2015. Ngành than có trách nhiệm đảm bảo cơ bản nhu cầu than cho các ngành kinh tế trong nước và tiêu dùng xã hội, trường hợp thiếu than được phép nhập khẩu nếu thấy hiệu quả. 3. Nhóm giải pháp về công nghệ a) Công nghệ khai thác lộ thiên Tiếp tục đồng bộ và hiện đại hoá thiết bị của dây chuyền khai thác hiện nay theo hướng đưa vào sử dụng các loại thiết bị cơ động có công suất lớn phù hợp với điều kiện và qui mô của từng mỏ, từng khu vực như máy khoan xoay cầu thuỷ lực đường kính lỗ khoan đến trên 300 mm, máy xúc có dung tích gầu đến trên 15m3, ô tô tự đổ trọng tải đến trên 110 tấn với dung tích thùng hợp lý tuỳ theo từng mỏ để khoan nổ, xúc bốc và vận tải đất đá; sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gàu E= 3-5 m3, chiều sâu xúc tối đa hs= 8-9m, ô tô khung động tải trọng 25-40 tấn với dung tích thùng hợp lý để đào sâu đáy mỏ, khai thác chọn lọc và vận chuyển than. Áp dụng các giải pháp công nghệ làm tơi đất đá bằng phương pháp cơ học thích hợp đối với các mỏ và khu vực có thể hoặc dùng máy xúc có gàu tích cực xúc bốc trực tiếp đất đá để giảm khối lượng công tác khoan nổ mìn. Hoàn thiện các giải pháp khoan nổ mìn kết hợp sử dụng loại thuốc nổ ANFO và nhũ tương nhằm giảm chấn động, giảm bụi và khí độc phát thải vào môi trường. Áp dụng công tác đổ bãi thải trong và ngoài bãi thải tạm tới mức độ tối đa với các giải pháp công nghệ hợp lý nhằm giảm diện tích chiếm dụng đất đai, rút ngắn cung độ vận tải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác. Đưa vào áp dụng công nghệ vận tải liên tục (băng tải) trong điều kiện có thể (cả đất đá và than) để tăng năng suất vận tải, góp phần hạ giá thành khai thác. Sử dụng loại bơm chìm có công suất và chiều cao đẩy lớn để thoát nước cưỡng bức ở các mỏ sâu. b) Công nghệ khai thác hầm lò Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư máy combain khấu than với dàn chống tự hành vào lò chợ, đầu tư thêm máy đào lò chuẩn bị, góp phần đẩy nhanh kế hoạch cơ giới hoá khai thác than hầm lò trong năm 2006 cũng như các năm tiếp theo. Hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hoá đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa. Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ cấu thu hồi than bóc và cơ giới hoá khai thác gương lò chợ ngắn. 4. Nhóm giải pháp về an toàn ngành mỏ Trong các năm gần đây đi đôi với sản xuất kinh doanh, công tác an toàn ngành mỏ được các đơn vị ngành than nói chung và các đơn vị sản xuất thuộc ngành than nói riêng đã quan tâm đúng mức, coi đây là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù ngành than đã có nhiều cố gắng, chủ động để ra nhiều biện pháp an toàn lao động nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn, chết nhiều người, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng. Một phần do đặc thù phức tạp của ngành sản xuất than hầm lò không thể tránh được các điều kiện khách quan như bục nước, nổ khí, bên cạnh đó có nhân tố chủ quan của cơ quan quản lý cũng như ý thức của người lao động làm việc không tôn trọng qui trình, qui phạm. Để đảm bảo an toàn lao động ngành than nói chung và hầm lò nói riêng thì công tác an toàn phải được để cập các vấn đề sau: - Về công tác đào tạo: Đối với các trường dạy nghề của than cần tổ chức rà soát lại giáo trình dạy lý thuyết, tay nghề, biên soạn bổ xung tài liệu, giáo trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt đưa môn an toàn vào môn chính khoá để học sinh khi ra trường có kiến thức sâu rộng về an toàn ngành mỏ, nâng cao ý thức của công ngành mỏ về tuân thủ qui trình sản xuất. Phải có qui chế phù hợp, đặc biệt đổi mới dạy nghề nặng nhọc ngoài tiêu chuẩn về văn hóa, còn phải đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ, chiều cao cân nặng để khi ra trường có thể làm việc tốt trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật cao với đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất trong giai đoạn hiện nay. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người lao động, chấp hành nội qui, qui trình, biện pháp an toàn trong quá trình sản xuất. - Đổi mới công nghệ: Đầu tư thêm thiết bị phòng nổ, thay thế các trang thiết bị chưa đủ tiêu chuẩn phòng nổ ở hầm lò hiện nay. Đặc biệt quan tâm ưu tiên đến các mỏ có hàm lượng khí cao. Đầu tư thiết bị khoan thăm dò nước trước gương, khoan thăm dò phát hiện các thay đổi về địa chất như phay phá, đứt gãy, lò cũ... có biện pháp phòng ngừa các sự cố bục nước, phụt khí xảy ra. - Về quản lý kĩ thuật: Thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa hiểm hoạ cháy nổ khí mêtan. Kiểm tra chế độ thông gió, đo khí mỏ. Chỉ khi nào thông gió, đo hàm lượng khí bảo đảm an toàn mới được cho công nhân vào lò làm việc. Kiểm tra các thiết bị đang sử dụng trong lò phải đảm bảo tiêu chuẩn phòng nổ, thiết bị phải được kiểm định đúng định kỹ thuật,sửa thiết bị điện trong lò đúng qui định. Thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa sập đổ lò: kiểm tra rò xét lại hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, qui trình công nghệ khai thác, đào lò, hộ chiếu khai thác, hộ chiếu đào chống là đã phê duyệt. Đối với lò chống bằng cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực di động phải đảm bảo cột luôn luôn đủ áp theo qui định. Biện pháp phòng ngừa bục nước bục bùn: các mỏ xem xét lại liệu địa chất, cập nhật chi tiết các khu vực đã khai thác, cập nhật dự báo lò cũ, cũng như xác định vùng có phay phá, đứt gãy có khả năng xuất hiện nhiều nước để có biện pháp phòng ngừa phù hợp với từng khu vực, từng mỏ. Với điều kiện cho phép, các đơn vị có thể đầu tư máy khoan thăm dò nước phía trước hoặc áp dụng phương án khoan tháo khô mỏ trước khi khai thác. - Tổ chức cấp cứu mỏ: Các đơn vị sản xuất than, các công ty các xí nghiệp phải quan tâm đến bộ máy làm công tác an toàn bảo hộ lao động, coi đây là bộ phận quan trọng trong việc hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn,biện pháp kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp an toàn của công ty, của xí nghiệp. Trong tổ chức của các đơn vị ngành than từ Tập đoàn đến các công ty, xí nghiệp đều có một phó giám đốc phụ trách công tác an toàn và thành lập phòng an toàn trực thuộc Giám đốc, các tổ chức sản xuất đều tổ chức mạng lưới an toàn viên. Ngoài ra các mỏ đều tổ chức các đội cấp cứu mỏ kịp thời huy động khi có sự cố xảy ra. Riêng Tập đoàn công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam đã thành lập trung tâm CCM có trụ sở đóng tại Quảng Ninh để đảm bảo công tác an toàn ngành than. 5. Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường ngành than Quá trình khai thác than làm mất đi lớp đất mặt,xáo trộn các tầng đất đá và ảnh hưởng đến các đối tượng tự nhiên khai thác nằm trên khu vực có tài nguyên. Các quá trình nối tiếp trong trình tự khai thác sẽ làm thay đổi từng bước các đặc tính của môi trường, tác động đến khí hậu và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất, nước... Khai thác mỏ còn tạo ra một lượng rất lớn các loại chất thải như: Đất đá thải mỏ, chất thải tuyển, nước thải mỏ có chứa axid, bụi và nhiều loại chất thải khác. Các sản phẩm và bán sản phẩm cũng như các chất thải thường chiếm một diện tích đất đáng kể, làm thay đổi chế độ dòng chảy và ô nhiễm không khí khu vực. Trong những điều kiện nhất định, các chất thải còn có thể gây hại với cộng đồng dân cư và động thực vật. Ngoài ra các chât thải này còn có khả năng gây ra tác động xấu đối với các loại tài nguyên khác. Nhìn chung các tác động chủ yếu của quá trình khai thác than là suy giảm rừng, chiếm và thoái hoá đất, ô nhiễm không khí, nước, bụi và tiếng ồn. Trên cơ sở các đánh giá về tác động môi trường do quá trình khai thác than gây ra cũng như những hậu quả về môi trường do lịch sử để lại. Dự án Qui hoạch ngành than giai đoạn 2006-2015 và có xét triển vọng đến năm 2025 xác định việc bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng có tính chất sống còn trong chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp Than nói chung và tập đoàn công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam nói riêng. Các biện pháp cụ thể như sau: - Áp dụng các biện pháp chủ động phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiếm (đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, qui hoạch công tác đổ thải, vận tải va cảng xuất than, thoát nước...) - Tiếp nhận chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến của thế giới trong xử lý nước thải mỏ ( hệ thống xử lý và tải tạo sử dụng nguồn nước thải, công nghệ lọc ép bùn nước nhà máy tuyển,...) - Xây dựng tổ hợp liên hoàn gồm mỏ than - nhà máy nhiệt điện đốt than xấu- nhà máy xi măng- nhà máy gạch xây dựng- nhà máy xử lý và sản xuất nước sạch, nhằm giảm thiểu lượng chất thải mỏ và sản xuất nước sạch, nhằm giảm thiểu lượng chất thải mỏ và tăng hiệu quả kinh tế cho các mỏ than. - Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật, chủ động phòng ngừa các rủi do, tai nạn, phòng chống hiểm hoạ trong quá trình khai thác: Đưa hệ thống cảnh báo khí mêtan vào 100% các mỏ hầm lò; Đưa qui trình khoan dẫn trước lò chợ để tháo khi, tháo túi nước cho khai thác hầm lò. - Bảo vệ rừng khôi phục thảm thực vật, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan môi trường. 6. Tổ chức thực hiện qui hoạch a. Bộ công nghiệp chịu trách nhiệm: * Quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện qui hoạch được duyệt * Chủ trì, phối hợp với bộ thương mại và các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo việc xuất nhập khẩu than. * Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến các hoạt động trong ngành than và có các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án ngành than. b. Bộ tài nguyên môi trường phối hợp với Bộ công nghiệp lập kế hoạch khảo sát, tìm kiếm thăm dò đánh giá trữ lượng các nguồn tài nguyên than, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành than. c. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành cơ chế hỗ trợ huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển ngành than. Đặc biệt cơ chế điều chỉnh giá bán than nội địa tiếp cận với thị trường thế giới. Nghiên cứu ban hành thuế địa tô mỏ. d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn nhà nước cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ phát triển ngành than. e. Bộ Khoa học công nghệ chù trì, phối hợp với Bộ công nghiệp lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong ngành than theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao năng lực và trang bị của các cơ sở nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. f. Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với bộ lao động thương binh và xã hội lập chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển ngành than. g. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính về việc cung cấp ổn định và bền vững than cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. h. UBND tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh có mỏ than chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về than trên địa bàn, có biện pháp bảo vệ tài nguyên theo qui định của luật Khoáng sản. KẾT LUẬN Trên đây em đã trình bày một cách tương đối khái quát về Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Trong quá trình nghiên cứu để viết đề tài và thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp ( cơ quan chịu trách nhiệm chính để lập qui hoạch phát triển ngành than) em đã được tìm hiểu về qui trình làm qui hoạch phát triển ngành than từ khâu dự báo, soạn lập, .... và sự tham gia phối hợp của các ngành sử dụng nguyên liệu than, các bộ ngành quản lý (bộ Công nghiệp) và các cơ quan của Chính phủ ( bộ Công nghiệp, Viện năng lượng, bộ Kế hoạch và đầu tư...). Qua đây em đã hiểu được về các nội dung cần có và qui trình cụ thể để lập ra một bản qui hoạch phát triển ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan và nhất là sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện qui hoạch. Em hiểu được rằng để có thể có được một bản qui hoạch khả thi cần trải qua một quá trình rất phức tạp, trong đó vai trò tổng hợp, khách quan và óc phân tích, bố trí sắp xếp của người làm qui hoạch quyết định lớn tới chất lượng của bản qui hoạch. Và ngay cả khi chúng ta có được một bản qui hoạch khả thi thì công việc của người làm qui hoạch cũng chưa dừng lại ở đó. Do thị trường thường xuyên có những biến động nên cần phải cập nhật thông tin liên tục để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập, giúp em gắn được lý thuyết với thực tiễn, và đặc biệt có ý nghĩa đối với em cho công việc trong tương lai. PHỤ LỤC 2 Hiện trạng phân bố các mỏ/công trường khai thác than TT Tên mỏ/công trường Trữ lượng (ngàn tấn) Hiện trạng Địa chất CN A Tổng toàn ngành 3616035 2451989 I Vùng Cẩm phả 1287849 932936 1 Mỏ Cao Sơn GĐI 48640 58180 Đang KT 2 Mỏ Cao Sơn+Khe ChàmII 94131 52045 Đang KT 3 Mỏ Đá mài 16368 108251 Đang KT 4 Mỏ Đông Lộ trí 76957 18005 Đang KT 5 Mỏ Cọc 6 32961 88500 Đang KT 6 Mỏ Đèo Nai 18792 38275 Đang KT 7 Mỏ thống Nhất 41242 21610 Đang KT 8 Mỏ Mông Dương 63169 39597 Đang KT 9 Mỏ Bắc Q.Lợi và Nam Q.Lợi 1836 2020 Đang KT 10 Mỏ HL gầm Cọc 6-Q.Lợi 45645 27387 Đang KT 11 Mỏ Bắc Cọc Sáu(giếng) 45020 23337 Đang KT 12 Mỏ khe chàm I 17519 10675 Đang KT 13 Mỏ khe Chàm II 58319 34991 Đang KT 14 Mỏ khe Chàm III 144046 86428 Đang KT 15 Mỏ Khe Chàm IV 97027 58216 Đang KT 16 Mỏ Bắc Khe chàm 833 500 Đang KT 17 Mỏ Tây Nam Đá Mài 1977 2175 Đang KT 18 Mỏ Đông Đá Mài 727 800 Đang KT 19 Cụm V14 Khe Chàm 777 855 Đang KT 20 Mỏ bàng Nâu 5636 6200 Đang KT 21 Mỏ Bắc Khe Tam 2000 1200 Đang KT 22 Mỏ Nam Khe Tam 48763 29476 Đang KT 23 Mỏ Dương Huy 261933 157433 Đang KT 24 Mỏ Dông và Tây Khe Sim 3355 3690 Đang KT 25 Mỏ Tây khe sim(TI-TVIII) 1532 605 Đang KT 26 Mỏ Đông Bắc Ngã hai 1000 650 Đang KT 27 Mỏ Tây ngã Hai 3213 2380 Đang KT 28 Mỏ Ngã Hai 154473 92684 Đang KT II Vùng Hòn Gai 417512 28866 29 Mỏ Hà Tu 21436 23580 Đang KT 30 Mỏ Núi Béo 20162 23590 Đang KT 31 Mỏ hầm lò gầm Núi Béo 45833 27500 Đang KT 32 Mỏ Hà Lầm 134540 91688 Đang KT 33 Mỏ Suối Lại 4264 4690 Đang KT 34 Mỏ Tân Lập 105 115 Đang KT 35 Mỏ Giáp Khẩu 77758 46655 Đang KT 36 Mỏ Cao Thắng 23633 14180 Đang KT 37 Mỏ Hà Ráng-Núi Khánh 20280 12168 Đang KT 38 Mỏ Thành Công 69500 41700 Đang KT III Vùng Uông Bí 1041848 639603 39 Mỏ Vàng Danh 252636 151650 Đang KT 40 Mỏ Mạo Khê 189474 114139 Đang KT 41 Mỏ Tràng Bạch 101845 61107 Đang KT 42 Mỏ hồng Thái 50296 30178 Đang KT 43 Mỏ Nam Mẫu 246050 146377 Đang KT 44 Mỏ Đồng Vồng 56634 35082 Đang KT 45 Mỏ Tân dân 7645 5115 Đang KT 46 Mỏ Khe chuối-Hồ thiên 21325 13385 Đang KT 47 Mỏ Đồng Rì 56383 33830 Đang KT 48 Mỏ Uông thượng-Vietmindo 26099 28610 Đang KT 49 Mỏ Quảng La 33550 20130 Đang KT IV Vùng Khoái Châu 524871 288679 50 Mỏ Bình Minh 286507 157579 Đang KT 51 Mỏ khoái Châu1 và2 238364 131100 Đang KT V Vùng nội địa 868827 593585 52 Mỏ núi Hồng 5652 5935 Đang KT 53 Mỏ Khánh hoà 39825 29270 Đang KT 54 Mỏ Na Dương 35818 39400 Đang KT 55 Mỏ khe Bố 790 470 Đang KT 56 Mỏ Nông Sơn 4155 4570 Đang KT 57 MỎ làng Cẩm-Phấn mễ 3800 2280 Đang KT VI Các mỏ địa phương 18478 11087 Một số mỏ địa phương Trữ lượng dự báo 58 Mỏ Bố Hạ(Bắc giang) 4139 Đang KT 59 Chũ( Bắc giang) 257 Chưa KT 60 Nà Cáp( Cao Bằng) 80 Đã KT 61 Ninh Sơn( Hà Tây) 3009 Dừng KT 62 Chợ Phúc( hà Tĩnh) 17 Chưa KT 63 Đồng Đỏ( Hà Tĩnh) 8978 Đang KT 64 Đồi Hoa( Hoà Bình) 557.4 Đang KT 65 Đoàn Kết( Hoà Bình) 367 66 San Suối( Lào Cai) Chưa XĐ Chưa KT 67 Pu Pha Vật( Lai Châu) Chưa XĐ Chưa KT 68 Thanh an (Lai Châu) 2321 Đã KT 1991 69 Đon Phục( nghệ An) 1011 Chưa KT 70 Đầm bùn (Ninh Bình) 1365 Đang KT 71 Đầm Bây( Ninh Bình) 778 Đã KT 72 Cổ Tiết(Phú Thọ) Chưa XĐ Chưa KT 73 Pom Khem( Sơn la) 105 Chưa KT 74 Hang Mon( Sơn La) 1027 Đã KT 1997 75 Cẩm Yên( Thanh Hoá) 414 Chưa KT 76 Tô Mận (Yên Bái) Chưa XĐ Chưa KT 77 Hồng Quang (Yên Bái) 388.5 Đã KT PHỤ LỤC 3 BẢN QUI HOẠCH KHAI THÁC TT Mỏ/công trường Sản lượng khai thác(103 tấn/năm) 2006 2010 2015 2020 A Tổng toàn ngành 39665 53690 60905 I Vùng Cẩm Phả 19320 25375 29750 31500 Lộ thiên 12920 12175 11000 12000 Hầm lò 6400 13200 18750 19500 1 Mỏ Cao sơn GĐI 2800 3500 3500 3500 2 Cao Sơn+ khe Chàm GĐII - - - 1500 3 Mỏ Đá Mài - 800 2000 2000 4 Mỏ đông LỘ Trí - - 2090 2500 5 Mỏ Cọc 6 3000 2800 2500 2500 6 Mỏ Đèo Nai 2700 2700 910 - 7 Mỏ thống Nhất 1350 1500 1500 1500 Lộ thiên 350 - - - Hầm lò 1000 1500 1500 1500 8 Mỏ Mông Dương 1700 2400 2000 2000 Lộ thiên 500 400 - - Hầm lò 1200 2000 2000 2000 9 Mỏ Bắc và Nam Q. Lợi 500 - - - 10 Mỏ HL gầm Cọc6-Q.Lợi - - 800 800 11 Mỏ Bắc Cọc 6 - 700 700 700 12 Mỏ Khe ChàmI 900 1000 800 800 13 Mỏ Khe ChàmII - 500 1500 2000 14 Mỏ Khe ChàmIII - 1500 2700 3000 15 Mỏ Khe ChàmIV - 700 1700 2000 16 Mỏ Bắc Khe Chàm 100 100 - - 17 Mỏ Tây nam Đá Mài 450 375 - - 18 Mỏ đông Đá Mài 400 - - - 19 Cụm V14 K.Chàm 250 - - - 20 Mỏ Bàng Nâu 1200 1100 - - 21 Mỏ Bắc Khe Tam 200 200 - - 22 Mỏ Nam Khe Tam 570 600 700 700 Lộ thiên 170 - - - Hầm lò 400 600 700 700 23 Mỏ Dương Huy 1800 2500 3000 3000 Lộ thiên 200 - - - Hầm lò 1600 2500 3000 3000 24 Mỏ Dông và tây khe sim 400 500 - - 25 Mỏ Tây Khe sim 100 100 - - 26 Mỏ ĐB Ngã hai 200 - - - 27 Mỏ Tây Ngã Hai - 300 250 250 28 Mỏ Ngã hai 700 1500 2500 3000 II Vùng Hòn Gai 9765 11700 9590 11600 Lộ thiên 7065 6500 1790 0 Hầm lò 2700 5200 7800 11600 29 Mỏ Hà Tu 2500 2500 1500 - 30 Mỏ Núi Béo 3500 3500 - - 31 Mỏ hầm lò gầm núi Béo - - 1500 2000 32 Mỏ Hà Lầm 1600 2500 2500 2500 Lộ thiên 450 - - - Hầm lò 1150 2500 2500 2500 33 Mỏ Suối Lại-917 500 500 - - 34 Mỏ Tân Lập 115 - - - 35 Mỏ Giáp Khẩu 300 600 1500 2000 36 Mỏ Cao thắng 350 500 500 500 37 Mỏ Hà ráng- Núi Khánh 500 600 600 600 38 Mỏ Thành công 400 1000 1200 1500 III Vùng Uông Bí 7950 13600 16700 17200 Lộ thiên 950 900 1000 1000 Hầm lò 7000 12700 15700 16200 39 Mỏ Vàng Danh 2350 3000 3500 3500 Lộ thiên 150 - - - Hầm lò 2200 3000 3500 3500 40 Mỏ Mạo Khê 1600 2500 2500 3000 Lộ thiên 300 - - - Hầm lò 1300 2500 2500 3000 41 Mỏ Tràng Bạch - 500 1500 1500 42 Mỏ Hồng Thái 700 1000 1000 1000 43 Mỏ Nam Mẫu 1200 2500 4000 4000 44 Mỏ Đồng Vồng 600 1000 1000 1000 45 Mỏ Tân Dân 400 500 400 400 46 Mỏ Khe chuối 150 500 500 500 47 Mỏ Đồng rì 400 800 800 800 48 Mỏ Uông thượng Viêtmindo 500 900 1000 1000 49 Mỏ Quảng La 50 400 500 500 IV Vùng Khoái Châu - - 900 3000 50 Mỏ Bình Minh - - 900 2000 51 Mỏ Khoái Châu 1 và 2 - - - 1000 V Vùng Nội Địa 2630 4865 4865 4865 Lộ thiên 2180 2915 2915 2915 Hầm lò 450 1950 1950 1950 52 Mỏ Núi Hồng 300 300 300 300 53 Mỏ Khánh Hoà 500 1000 1000 1000 Lộ thiên 400 400 400 400 Hầm lò 100 600 600 600 54 Mỏ Na Dương 600 600 600 600 55 Mỏ khe Bố 20 20 20 20 56 Mỏ Nông Sơn 80 115 115 115 57 Mỏ Làng Cẩm- Phấn Mễ 130 130 130 130 VI Các mỏ địa phương 200 300 300 300 VII Các mỏ than bùn 800 1100 1500 1500 PHỤ LỤC 4 BẢN QUI HOẠCH ĐÓNG CỬA MỎ TT Tên mỏ và công trường khai thác Đáy khai thác Thời điểm kết thúc khai thác A Vùng cẩm Phả I Các mỏ và công trường lộ thiên 1 Mỏ lộ thiên Cao Sơn GĐI -165 2022 2 Mỏ lộ thiên Cao Sơn + Khe ChàmII-GĐII -350 Sau 2025 3 Mỏ lộ thiên Đá Mài -100 2020 4 Mỏ lộ thiên Đông Lộ Trí+ Cao Sơn GĐIII -350 Sau 2025 5 Mỏ lộ thiên Cọc 6 -255 2020 6 Mỏ lộ thiên Đèo Nai -150 2015 7 Công trường lộ thiên 110 Lộ Trí-mỏ T.Nhất 2007 8 Công trường lộ thiên mỏ Mông Dương 2012 9 Mỏ lộ thiên Bắc và Nam Quàng lợi -70 2009 10 Mỏ lộ thiên Tây nam Đá Mài 40 2010 11 Mỏ lộ thiên đông Đá Mài 40 2007 12 Mỏ lộ thiên cụm V14K.Chàm -40 2008 13 Mỏ lộ thiên Bàng Nâu 10 2010 14 Công trường lộ thiên mỏ Nam Khe Tam 2009 15 Công trường lộ thiên mỏ Dương Huy 2008 16 Mỏ lộ thiên Đông và Tây Khe Sim 150 2013 II Các mỏ và công trường hầm lò 1 Mỏ Thống Nhất -350 2023 2 Mỏ Mông Dương -550 Sau 2025 3 Mỏ Hầm lò gầm Cọc 6 -300 Sau 2025 4 Mỏ bắc Cọc 6 -300 Sau 2025 5 Mỏ Khe Chàm I -350 Sau 2025 6 Mỏ Khe Chàm II -500 Sau 2025 7 Mỏ Khe Chàm III -10 Sau 2025 8 Mỏ Khe Chàm IV 36 Sau 2025 9 Mỏ bắc Khe Tam -350 2011 10 Mỏ Bắc Khe Chàm -350 2010 11 Mỏ Nam Khe Tam 80 Sau 2025 12 Mỏ Dương Huy -50 Sau 2025 13 Mỏ Tây Khe Sim -50 2011 14 Mỏ đông bắc Ngã Hai -350 2009 15 Mỏ Tây Ngã Hai 2017 16 Mỏ Ngã Hai Sau 2025 B Vùng Hòn Gai I Các mỏ và công trường lộ thiên 1 Mỏ lộ thiên Hà Tu -165 2019 2 Mỏ Lộ thiên Núi Béo -132 2013 3 Công trường lộ thiên mỏ Hà Lầm -40 2009 4 Mỏ lộ thiên suối Lại -70 2015 II Các mỏ và công trường hầm lò 1 Mỏ hầm lò gầm Núi Béo -300 Sau 2025 2 Mỏ Hà Lầm -550 Sau 2025 3 Mỏ Tân Lập 2006 4 Mỏ Giáp Khẩu -300 Sau 2025 5 Mỏ Cao Thắng -300 Sau 2025 6 Mỏ Hà Ráng -300 Sau 2025 7 Mỏ Thành công -300 Sau 2025 C Vùng Uông Bí I Các mỏ và công trường lộ thiên 1 Công trường lộ thiên mỏ Mạo Khê 2010 2 Công trường lộ thiên mỏ Vàng Danh 2006 3 Mỏ Uông Thượng Viêtmindo 60 Sau 2025 II Các mỏ và công trường hầm lò 1 Mỏ Vàng Danh -150 Sau 2025 2 Mỏ Mạo Khê -400 Sau 2025 3 Mỏ Tràng Bạch -300 Sau 2025 4 Mỏ Hồng Thái -300 Sau 2025 5 Mỏ Nam Mẫu -300 Sau 2025 6 Mỏ Dồng Vồng -300 Sau 2025 7 Mỏ Tân Dân 150 2023 8 Mỏ Khe chuối 100 Sau 2025 9 Mỏ Đồng Rì -150 Sau 2025 10 Mỏ Quảng La -300 Sau 2025 D Vùng nội địa I Các mỏ và công trường lộ thiên 1 Mỏ Núi Hồng 15 2025 2 Mỏ Khánh Hoà -300 Sau 2025 3 Mỏ Na Dương 66 Sau 2025 4 Mỏ Nông Sơn -40 Sau 2025 II Các mỏ và công trường hầm lò 1 Mỏ khe Bố Sau 2025 2 Mỏ hầm lò gầm Khánh Hoà -600 Sau 2025 3 Mỏ Làng Cẩm- Phấn Mễ 2023 4 Mỏ Bình Minh- Khoái Châu -300 Sau 2025 5 Các mỏ than mới đb Bắc Bộ -300 Sau 2025 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 20/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003. 2) Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010. 3) Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty than đến quí I năm 2006. 4) Dự thảo Qui hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 của Công ty cổ phần tư vấn Mỏ và Công nghiệp. 5) Trang web của Tổng công ty Than Việt Nam www.vinacomin.com.vn. 6) Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.halong.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36721.doc
Tài liệu liên quan