Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tếở Việt Nam đãđược trên 15 năm. Nhờđó nền kinh tếđã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trìở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình vàđang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu.
Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phíđầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân Nhà thầu về năng lực và tổ chức đểđảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý vàđiều hành công tác đấu thầu nói chung.
Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lýđầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụđắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao.
Qua thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung vàđối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Hơn nữa, để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu từđó thấy được những ưu điểm, tồn tại cùng các giải pháp để phương thức đấu thầu ngày càng hoàn thiện nên em chọn đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” . Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm các phần:
Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu, đấu thầu xây lắp
Chương II: Vấn đềáp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Luật kinh tế cùng các chuyên viên phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Ts. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ trong quá trình thực tập. Do kiến thức có hạn nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU THẦU XÂY LẮP
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU
1- Sự cần thiết phải tiến hành đấu thầu trong hoạt động xây dựng
2- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với đấu thầu.
2.1 Khái niệm
2.2 Đặc điểm
2.3 Yêu cầu với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
3- Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu
4- Phạm vi, đối tượng áp dụng đấu thầu
5- Phân loại đấu thầu trong xây dựng
5.1- Phân loại theo phạm vi gói thầu đối với các Nhà thầu:
5.2- Phân loại theo nội dung chung của công việc gọi thầu( đối tượng của đấu thầu)
5.3- Đấu thầu theo hình thức lựa chọn Nhà thầu
5.4- Phân loại theo phương thức đấu thầu
6- Nguyên tắc trong đấu thầu
6.1- Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau:
6.2- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
6.3- Nguyên tắc đánh giá công bằng
6.4- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh
6.5- Nguyên tắc ba chủ thể
6.6- Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng
6.7- Nguyên tắc bí mật
7- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đấu thầu
7.1- Quyền và nghĩa vụ của Bên mời thầu
7.2- Quyền và nghĩa vụ của Bên dự thầu
7.3- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng công trình
8- Quản lý nhà nước vềđấu thầu
II- CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP
1-Lựa chọn Nhà thầu trong đấu thầu xây lắp
2- Điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp
2.1- Điều kiện tổ chức đấu thầu
2.2- Điều kiện đối với các Nhà thầu
2.3- Điều kiện đấu thầu quốc tế
2.4- Ưu đãi Nhà thầu
3- Hình thức, phương thức đấu thầu xây lắp
4- Quy trình thực hiện đấu thầu xây lắp
4.1- Chuẩn bịđấu thầu
4.1.2- Sơ tuyển Nhà thầu (nếu có)
4.2- Lập hồ sơ mời thầu
4.3- Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu
4.4- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
4.5- Mở thầu
4.6- Đánh giá, xếp hạng Nhà thầu
4.7-Trình duyệt kết quảđấu thầu
4.8- Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng
4.9-Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng
5- Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp
5.1- Các loại hợp đồng trong đấu thầu xây lắp
5.2- Chủ thể ký kết hợp đồng
5.3- Nội dung và hình thức của hợp đồng xây lắp
6- Xử lý vi phạm pháp luật vềđấu thầu xây lắp
CHƯƠNG II - THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
I- TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
1- Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà
2- Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Sông Đà
2.1- Sơđồ tổ chức của Tổng công ty Sông Đà
2.2- Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty Sông Đà
3-Tình hình hoạt động kinh doanh
II- THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
1-Tư cách, phương thức đấu thầu được Tổng công ty Sông Đàáp dụng
2- Quy trình đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
2.1- Thu thập thông tin
2.2- Lập báo cáo về dựán trình lãnh đạo Tổng công ty
2.3- Quyết định của Lãnh đạo TCT
2.4- Mua hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ sơ tuyển
2.5- Chuẩn bị Hồ sơ:
2.6- Kiểm tra Hồ sơ
2.7- Trình lãnh đạo Tổng công ty xem xét và phê duyệt Hồ sơ
2.8- Nộp Hồ sơ và tham dự lễ mở thầu
2.9- Kết quảđấu thầu
2.10- Thương thảo và ký hợp đồng
2.11- Giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng
Sơđồ quá trình đấu thầu và ký hợp đồng
3-Ví dụ cụ thể vềđấu thầu xây lắp mà Tổng công ty Sông Đà tham gia
CHƯƠNG III - KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
1- Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
1.1- Kết quảđạt được
1.2- Những khó khăn vướng mắc
1.3- Những tồn tại do bản thân Tổng công ty Sông Đà
2- Định hướng công tác đấu thầu của Tổng công ty trong năm 2006- 2010
3- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
4- Kiến nghị đối với các cấp, ngành
4.1- Kiến nghị đối với Nhà nước
4.2- Kiến nghị đối với Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và Nhà tư vấn của đấu thầu xây lắp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Kinh tế, đại diện các phòng ban TCT có liên quan, đại diện Ban điều hành, đại diện các đơn vị sẽ tham gia thi công gói thầu.
2.11- Giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng:
Sau khi ký hợp đồng với Bên mời thầu, Tổng giám đốc căn cứ quy mô, yêu cầu kỹ thuật của dựán giao nhiệm vụ cho Ban điều hành hoặc các Đơn vị thành viên thực hiện hợp đồng. Phòng Kinh tế có trách nhiệm dự thảo:
Hợp đồng nội bộ hoặc Giấy giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng của Tổng giám đốc.
Quản lý thực hiện hợp đồng:
Phòng Kinh tế theo dõi, đôn đốc các đơn vịđược Tổng giám đốc giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng.
Tổng hợp báo cáo của các đơn vị thi công về giá trị thực hiện, thanh toán, tiến độ thực hiện các hợp đồng.
Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị thi công giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh, sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Mỗi khi có gói thầu TCT tham dựđều theo đúng quy trình trên điều này đã tạo sự chuẩn mực, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, nâng cao năng lực Hồ sơ dự thầu của TCT.
Sơđồ quá trình đấu thầu và ký hợp đồng
Trách nhiệm Sơđồ Tài liệu/biểumẫu
Thu thập thông tin và lập báo cáo
Phòng Kinh tế
TCT
- Báo cáo TGĐ
Quyết định
- Tờ trình HĐQT
Lãnh đạo TCT
Mua hồ sơ
Cán bộ phòng Kinh - Giấy giới thiệu
tế TCT đại diện TCT mua
hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy yêu cầu
CB phòng Kinh tế phòng TCKT cung
TCT vàđơn vị thành cấp bảo lãnh dự thầu
Kiểm tra
hồ sơ
viên tham gia đấu thầu và báo cáo tài chính
của TCT
Trình lãnh đạo TCT ký
Trưởng phòng Kinh
tế TCT
Sao và nộp hồ sơ
Tham dựđấu thầu
- Giấy giới thiệu
Lãnh đạo TCT CB đại diện TCT
nộp và dự lễ mở
Kết quảđấu thầu
thầu
CB phòng Kinh tế
TCT hoặc đơn vị thành
viên tham gia đấu thầu
Tổng kết rút kinh nghiệm
nghiệm
Thương thảo và ký
hợp đồng
Lãnh đạo TCT, CB
phòng Thị trường TCT -Hợp đồng
vàđơn vị thành viên
tham gia đấu thầu - Hợp đồng nội
Thực hiện hợpđồng
bộ/giấy uỷ
Các đơn vị thành viên quyền
3-Ví dụ cụ thể vềđấu thầu xây lắp mà Tổng công ty Sông Đà tham gia
TCTSĐ ngoài việc được Chính phủ tin tưởng chỉđịnh làm tổng thầu các công trình lớn của đất nước đã tham gia rất nhiều dựán với hình thức đấu thầu rộng rãi cũng nhưđấu thầu hạn chế. TCT chủ yếu tham gia đấu thầu với tư cách Nhà thầu nên các công đoạn tham gia đấu thầu tại TCT, ví dụ theo một dựán cụ thể như sau:
Tên dựán: Nhà máy Xi măng Tam Điệp- Ninh Bình
Hạng mục: Thi công cọc khoan nhồi- Đường kính D600, D800 và D1000
Sau khi gói thầu được chủđầu tư thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, Công ty Bê tông thép Ninh Bình muốn tăng thêm khả năng trúng thầu nên đã liên hệ với TCTSĐđề nghị liên danh với TCT tham gia gói thầu này. Sau khi xem xét đề nghị liên danh, phòng Kinh tế thu thập thông tin về dựán:
Tên dựán: Nhà máy Xi măng Tam Điệp- Ninh Bình
Thi công cọc khoan nhồi- Đường kính D600, D800 và D1000
Chủđầu tư: Công ty Xi măng Ninh Bình
Địa điểm của dựán: tại xã Quan Sơn, thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
Đặc điểm của dựán: quy mô: thi công cọc khoan nhồi đường kính D600, D800 và D1000 với loại hình dựán là xây dựng công nghiệp.
Các yêu cầu tổng thể về kỹ thuật, tài chính, nguồn vốn của Bên mời thầu
Phòng Kinh tếđã lập báo cáo chủ trương tham gia đấu thầu là liên danh với Công ty Bê tông thép Ninh Bình. Nhận thấy đây là dựán nằm trong khả năng của TCT, HĐQT đã phê duyệt chủ trương tham gia. Đây là dựán không qua vòng sơ tuyển nên sau khi có văn bản thoả thuận liên danh giữa TCT với Công ty Bê tông thép Ninh Bình với đại diện liên danh là TCTSĐđã mua Hồ sơ mời thầu. Tiếp theo là chuẩn bị Hồ sơ dự thầu, đây là trường hợp liên dạnh với đối tác khác nên phòng Kinh tế thảo luận với đối tác liên danh về tỷ lệ phân chia công việc cho mỗi bên đồng thời chuẩn bị Hồ sơ dự thầu theo phần việc thuộc phạm vi của TCT.
Sau đây là nội dung của Hồ sơ dự thầu:
Phần 1: Đơn dự thầu
Trong Đơn dự thầu có nêu giá dự thầu là 86.414.805 tỷđồng kèm theo giá trị các hợp đồng được chia theo thành phần công việc và Hồ sơ dự thầu cóhiệu lực trong vòng 120 ngày. Theo giấy uỷ quyền trong Hồ sơ dự thầu thìông Hứa Vĩnh Thêm- phó Tổng giám đốc của TCTSĐđược uỷ quyền thay mặt liên danh để ký kết và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hồ sơ dự thầu.
Phần 2: Bảo lãnh dự thầu
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chấp thuận bảo lãnh dự thầu là 300 triệu đồng chẵn để bảo lãnh cho Nhà thầu TCTSĐ tham gia dự thầu. Bảo lãnh có giá trị kể từ ngày nộp Hồ sơ dự thầu đến sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của Hồ sơ dự thầu.
Phần 3: Tài liệu giới thiệu năng lực Nhà thầu
Dữ liệu liên danh: gồm tên vàđịa chỉ của hai bên liên danh và sự phân chia công việc theo đó TCTSĐ: 70% khối lượng công việc theo hợp đồng và Công ty Bê tông thép Ninh Bình là 30% công việc.
Bản thoả thuận liên danh tham gia đấu thầu công trình bao gồm có tên liên danh Sông Đà- Bê tông thép. Theo bản thoả thuận này, mỗi bên đều có tư cách pháp nhân riêng và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình của quá trình thực hiện phần công việc trong gói thầu.
Trách nhiệm của các bên trong khi tham gia đấu thầu theo đó,TCT được uỷ quyền đại diện liên danh. Với mỗi Hồ sơ dự thầu, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về Hồ sơ dự thầu thuộc thẩm quyền của mình; khi trúng thầu mỗi bên phải đảm vảo phần công việc thuộc thẩm quyền của mình
Phần thông tin về các bên liên danh như quyết định thành lập, trụ sở, giấy Đăng ký kinh doanh, năng lực tài chính thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán...
Hồ sơ kinh nghiệm: đây là phần nêu lên kinh nghiệm của các bên trong việc thực hiện các công trình trong lĩnh vực xây lắp có giá trị từ 5 tỷđồng trở lên và có tính chất kỹ thuật tương tự như công trình này.
Bảng kê máy móc thiết bị thi công của Nhà thầu vào thi công công trình( bao gồm các máy móc chính dùng cho việc thi công công trình của cảhai bên liên danh như máy khoan ED- 400- ITALY, máy khoan HITACHI KH 100- Nhật Bản, máy xúc CAT 330B- Mỹ...).
Phần 4: Tổ chức công trình và biện pháp thi công trong đó phần bố trí nhân lực nêu lên các cán bộ chủ chốt sẽ nằm trong ban quản lý thực hiện công trình về học vấn, kinh nghiệm, năm công tác và công việc đảm nhận của cả hai bên liên danh. Trong liên danh này không sử dụng thầu phụ, mọi công việc khi liên danh trúng thầu sẽ do các bên liên danh tự mình thực hiện.
Sơđồ tổ chức hiện trường: đây là phần thuyết minh cho việc tổ chức hiện trường thi công dựán, điều này nhằm đảm bảo tiến độ vàđảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Thuyết minh bản vẽ và mô tả biện pháp thi công gồm tổ chức thi công, tổ chức mặt bằng thi công, biện pháp công nghệ thi công, môi trường và biện pháp công nghệ thi công cọc khoan nhồi, biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường và biện pháp khoan kiểm tra đáy cọc.
Phần 5: Tiến độ thi công: thuyết minh các điều kiện đảm bảo tiến độ thi công. Trong đóđiều kiện đểđảm bảo tiến độ thi công gồm bố trí mặt bằng thi công, tổ chức thi công hợp lý và khoa học, lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm, công nhân lành nghềđể tham gia thi công công trình, chuẩn bị vật tư, vật liệu, nhân lực đầy đủ phù hợp với yêu cầu tiến độ. Tập kết các loại xe máy thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu công việc- thi công liên tục 2 ca/ ngày có thể thi công tới 3 ca/ ngày.
Tiến độ thi công công trình: Đây là phần phân chia số ngày thực hiện cho mỗi hợp đồng.
Tổng thời gian thi công là 285 ngày,trong đó:
Huy động chuẩn bị công trình là 10 ngày
Thi công cọc khoan nhồi: 275 ngày
Hợp đồng 01: cọc D1000mm: 90 ngày
Hợp đồng 02: cọc D1000mm: 85 ngày
Hợp đồng 03: cọc D1000mm và cọc D600mm: 90 ngày
Hợp đồng 04: cọc D600mm : 95 ngày
Hợp đồng 05: cọc D800mm: 80 ngày
Hợp đồng 06: cọc D600mm : 105 ngày
Trong đó mỗi giai đoạn hợp đồng lại được phân chia chi tiết theo từng công việc cụ thể
Phần 6: Bảng giá dự thầu: phần này nêu lên giá trị dự thầu cho mỗi hợp đồng cụ thể.
Tóm lại qua ví dụ trên ta thấy nội dung Hồ sơ dự thầu cũng như tiến độ thi công được xây dựng tuân thủ với các quy định của Quy chếđấu thầu. Mặt khác theo giá dự thầu so với giá mời thầu thìđã tiết kiệm được 10% chi phí. Sau khi gói thầu được mở liên danh Sông Đà- Bê tông thép đã trúng thầu và tiến đến ký kết hợp đồng chính. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục của giai đoạn đấu thầu TCT đã giao cho Công ty Sông Đà 10 thi công gói thầu này.
CHƯƠNG III- KIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNCHẾĐỘPHÁPLÝVỀĐẤUTHẦUXÂYLẮPTẠI TỔNGCÔNGTY SÔNGĐÀ
1- Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
TCTSĐ ra đời vào thời điểm phương thức đấu thầu bắt đầu được áp dụng rộng rãi ở nước ta, cùng với sự ra đời của Quy chếđấu thầu đã tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và TCTSĐ nói riêng. Nhờ có Quy chếđấu thầu cùng các văn bản hướng dẫn, hoạt động đấu thầu của TCT đãđạt được nhiều thành tích to lớn. TCT đã trúng thầu một loạt các dựán lớn, trọng điểm của đất nước, tuy nhiên việc áp dụng Quy chếđấu thầu tại TCT cũng như tồn tại của Quy chếđã tạo ra không ít khó khăn cho TCTSĐ.
1.1- Kết quảđạt được
Cùng với năng lực, uy tín và kinh nghiệm của mình, TCTSĐđã khẳng định được vị thế của mình trong các cuộc đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế cũng nhưđược Nhà nước chỉđịnh làm tổng thầu đặc biệt là công tác tiếp thịđấu thầu.
Trong những năm đầu của giai đoạn năm 2001-2005, công tác đấu thầu xây lắp chủ yếu tập trung thực hiện chủ trương của TCT xin chỉđịnh thầu một số công trình thuỷđiện có giá trị lớn nhằm tạo công việc ổn định cho TCT trong một thời gian dài.
Công tác đấu thầu trong giai đoạn này, ngoài Gói thầu CW 1- Dựán điện Đại Ninh nguồn vốn JBIC mà TCT tham gia Liên danh KKS dự thầu, không có nhiều dựán có giá trị cao được đấu thầu. Một số dựán có giá trị lớn nhưng TCT không cóđủ năng lực đểđấu thầu độc lập hoặc quyết tâm thắng thầu như: Sân vận động trung tâm, đường vành đai III... TCT chỉ tham gia với tư cách thầu phụđể tạo thêm công ăn việc làm. Một số gói thầu, các đơn vị kết hợp với phòng Thị trường TCT tham gia đấu thầu nhưng đểđảm bảo tính hiệu quả, giá bỏ thầu không thể thực sự cạnh tranh với các đơn vị khác.
Riêng công tác xin chỉđịnh thầu đã thu được thành tích to lớn. TCT đãđược Nhà nước giao thầu nhiều công trình lớn như:
Gói thầu số 9, cung đoạn 3 đường dây 500 KV Phú Lâm- Plâyku;
Tổng thầu EPC thực hiện dựán Nhà máy thuỷđiện Sê San 3, Tuyên Quang;
Tổng thầu xây lắp các công trình thuỷđiện Bản Vẽ, Plei Krong, Sê San 4... Đặc biệt TCT đãđược Chính phủ giao làm tổng thầu xây lắp các công trình thuỷđiện Sơn La;
Trong thời gian tới TCT sẽ tiếp tục được chỉđịnh làm tổng thầu các công trình thuỷđiện An Khê- Ka Nak, thuỷđiện Huội Quảng và thuỷđiện Lai Châu.
Ngoài ra, TCT còn tham gia chào giá cạnh tranh làm thầu phụ cho Nhà thầu nước ngoài các công trình như:
Chào giá thầu phụ công tác thi công hầm cho công ty xây dựng CADINA của Nhật Bản tại dựán thuỷđiện Đại Ninh.
Chào giá thầu phụ thi công xây lắp phần kết cấu toà nhà văn phòng PACIFIC tại phố Lý Thường Kiệt, làm thầu phụ cho công ty xây dựng COLO của Trung Quốc
Tuy kết quảđấu thầu thấp nhưng nhìn chung giai đoạn năm năm
2001-2005, công tác đấu thầu của TCT đã giành được các kết quả to lớn. Kết quả này đảm bảo công việc lâu dài, tạo điều kiện cho TCT nâng cao năng lực phát triển thành Tập đoàn Kinh tế.
Một số thành tích đãđạt được:
Thứ nhất, TCT đã chủđộng tìm kiếm các kế hoạch đầu tư của Nhà nước và các ngành từđóđề ra các kế hoạch tiếp thịđấu thầu cho các dựán mà TCT có thể tham gia;
Thứ hai, nhờ các quy định thông thoáng của Quy chếđấu thầu, TCT đã chủđộng tìm kiếm các đối tác cóđủ năng lực hoặc năng lực phù hợp với những yêu cầu của từng dựán để liên danh hoặc hợp tác cùng tham gia dựthầu( kể cả Nhà thầu nước ngoài) nhằm tăng cường khả năng tham gia thực hiện dựán;
Thứ ba, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chếđấu thầu, TCT đã có quy định để quản lý công tác tiếp thịđấu thầu, công tác đấu thầu của TCT, hạn chế tối đa việc đấu thầu tràn lan như những năm trước. Đặc biệt quản lý chặt chẽ việc sử dụng Hồ sơ của TCT để tham gia đấu thầu những gói thầu vừa và nhỏ.
Thứ tư, xét về công tác tiếp thịđấu thầu, TCT đã lập kế hoạch tiếp thịđấu thầu hàng tháng để từđó chuẩn bị cho việc tham gia dự thầu đúng năng lực, kết hợp với các Đơn vị trong TCT theo dõi quá trình phát triển của dựán. Căn cứ vào sở trường năng lực của từng Đơn vịđể phân công tiếp thịđấu thầu các Dựán cho phù hợp, không để xảy ra các trường hợp nhiều Đơn vị cùng tham gia trùng lập tiếp thịđấu thầu một Chủđầu tư hay một Dựán.
Thứ năm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa TCT vàđơn vịđược giao nhiệm vụ làm Hồ sơ thầu tư lập đề cương, phân công nhiệm vụ, khảo sát hiện trường, lập Hồ sơđấu thầu nên đã thống nhất được giá bỏ thầu giữa TCT vàĐơn vị.
Thứ sáu, khi Quy chếđấu thầu cho phép các đơn vị thành viên hạch toán độc lập được tham dự cùng một gói thầu với TCT dưới hình thức Nhà thầu chính( liên danh hoặc đơn phương) đã làm tăng khả năng độc lập của các Đơn vị thành viên trong công tác tiếp thịđấu thầu và công tác đấu thầu;
Cuối cùng, nhiều Đơn vị thành viên đã có bộ phận làm Hồ sơ dự thầu chuyên trách do đó chất lượng Hồ sơ rất cao, biện pháp thi công thể hiện tính khả thi và kỹ thuật cao. Hầu hết các Đơn vịđã chủđộng tự làm Hồ sơ dự thầu, chỉở những dựán lớn mới kết hợp với phòng Thị trường, phòng Kinh tế TCT, do đóĐơn vịđã chủđộng quản lý giá dự thầu đảm bảo thi công công trình.
1.2- Những khó khăn vướng mắc
Từ khi Quy chếđấu thầu được ban hành, đã tạo ra cho các công trình một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch, giúp cho TCT cũng như các doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế có thể tìm kiếm các cơ hội lớn cho mình. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, Quy chếđấu thầu còn có những mặt tồn tại gây khó khăn cho hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp nói chung và TCTSĐ nói riêng.
Đứng trên phương diện TCTSĐ, có một số khó khăn do Quy chếđấu thầu tạo ra:
Trước hết, trong Quy chếđấu thầu quy định những dựán do Bộ chủ quản làm chủđầu tư thì các doanh nghiệp thành viên thuộc Bộ không được tham gia với tư cách Nhà thầu. Điều này đã hạn chế sự tham gia của TCTSĐ cùng các Đơn vị thành viên vào các dựán do Bộ Xây dựng làm chủđầu tư, làm giảm đi khả năng lựa chọn được những Nhà thầu có năng lực thực hiện dựán một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai phải kểđến là mặc dù trong Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh số 66/CP ngày 12/6/2003 có quy định giá ký hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, với Hồ sơ mời thầu và với Hồ sơ dự thầu, được ghi các điều kiện về thanh toán trong hợp đồng, làm cơ sởđể thanh toán nhưng hiện tượng bỏ giá thầu thấp để trúng thầu bằng được sau đó sẽ tìm cách bổ sung chi phí hoặc rút bớt nguyên vật liệu làm giảm chất lượng công trình, làm cho các Nhà thầu tham gia đấu thầu nghiêm túc sẽ bị loại gây ra thiệt hạn nhiều về chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực tế này xảy ra không chỉ với TCTSĐ mà còn các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác.
Thứ ba, hiện nay, theo quy định mới trong Quy chếđấu thầu, Nhà thầu chỉđược tham gia đấu thầu, chỉđược công nhận là trúng thầu khi có tên trong hệ thống dữ liệu Nhà thầu do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư quản lý. Điều này đã làm cho một số doanh nghiệp cóđầy đủ khả năng thực hiện dựán nhưng không được tham gia đấu thầu do chưa đăng ký vào hệ thống này. TCTSĐcũng là một trong nạn nhân của quy định này, phải chăng đây là một thủ tục hành chính mới gây khó khăn cho Nhà thầu;
Thứ tư, trong Quy chếđấu thầu hiện nay thì có nhiều chủđầu tư không phải là tổ chức có chuyên môn cao trong lĩnh vực xây dựng nhưng không bắt buộc phải thuêđơn vị tư vấn tổ chức đấu thầu nên nhiều khi gây ra những khó khăn không nhỏ cho các Nhà thầu tham gia đấu thầu, nhiều công trình TCT tham gia và trúng thầu đã gặp phải trường hợp trên.
Ví dụ khi Uỷ ban nhân dân xã là chủđầu tư của một công trình thuỷ lợi thì các cán bộ của Uỷ ban nhân dân xã chưa có kinh nghiệm và nắm rõ quy định của Quy chếđấu thầu, các đặc tính kỹ thuật biện pháp thi công của công trình thủy lợi đó dẫn đến khi tổ chức đấu thầu và xét thầu thì Nhà thầu thường phải giải trình rất nhiều, các tiêu chíđiều kiện nhiều khi thừa nhưng lại thiếu...
Thứ năm, Quy chếđấu thầu chưa nêu ra một chế tài chặt chẽđể buộc các chủđầu tư thực hiện nghiêm túc việc quyết định hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi hay chỉđịnh thầu. Do đó, đối với nhiều công trình bản thân TCT hay các doanh nghiệp trong xây dựng phải thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Thứ sáu, nhiều công trình TCT tham gia có chất lượng thiết kế kỹ thuật thấp dẫn đến khi triển khai thi công lại phải thay đổi nhiều dẫn đến tăng chi phí cho Nhà thầu, làm cho Nhà thầu không chủđộng trong thi công do trong Quy chếđấu thầu không quy định về vấn đề này.
Thứ bảy, trong Quy chếđấu thầu chưa có quy định rõ ràng về việc quyết toán công trình sau khi Nhà thầu tiến hành thi công công trình dẫn đến tình trạng doanh nghiệp xây lắp luôn luôn trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng để tham gia các dựán khác (bản thân TCT Sông Đà dù mức lợi nhuận luôn tăng cao trong các năm nhưng khoản nợ phải thu cũng chiếm một phần không nhỏ).
Ngoài ra về vấn đề khiếu nại tố cáo, Quy chếđấu thầu chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này gây ra nhiều thắc mắc cho các doanh nghiệp.
Ví dụ khi có dựán, một TCT lớn như Tổng công ty Sông Đà lại bị chủđầu tưđánh giá không đủ năng lực thực hiện dựán( mà theo đánh giá của TCT thì TCT cóđầy đủ năng lực tham gia thi công công trình này) trong khi một doanh nghiệp địa phương( tất nhiên năng lực về kỹ thuật và tài chính thấp hơn TCT rất nhiều) lại trúng thầu khi đó Nhà thầu như TCT khó cóđiều kiện để khiếu nại.
Còn có nhiều hạn chế trong Quy chếđấu thầu ảnh hưởng rất lớn hoạt động đấu thầu ở TCT nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung. Vì vậy Nhà nước cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này để Quy chếđấu thầu mang lại tích cực theo đúng mục tiêu đãđề ra.
1.3- Những tồn tại do bản thân Tổng công ty Sông Đà
Ngoài những khó khăn do Quy chếđấu thầu mang lại cho TCT thì chính bản thân công ty cũng còn có nhiều thiếu sót dẫn đến hạn chế khả năng của TCT khi tham gia đấu thầu.
Đầu tiên là công tác tiếp thịđấu thầu, do chưa nắm bắt cách kịp thời kế hoạch đầu tưở một số ngành, địa phương nên khi tham gia dựán thường chậm và bịđộng dẫn tới hiệu quảđấu thầu thấp. Bên cạnh đó cán bộ làm công tác tiếp thị chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ cụ thểđược giao, theo dõi các công trình theo lĩnh vực còn hời hợt, đại khái không chủđộng tìm kiếm thông tin. Hơn nữa TCT chưa thực sự quan tâm phát triển công tác tiếp thịđấu thầu ở khu vực phía Nam. Hầu hết các dựán thắng thầu khu vực này đếu có giá trị nhỏ. Cho tới nay TCT vẫn chưa tham gia vào được một dựán lớn nào ở các khu vực công nghiệp đang triển khai ở miền Nam.
Tiếp theo là trình độ của các cán bộ làm công tác tiếp thịđấu thầu, công tác đấu thầu còn yếu, thiếu những cán bộ giỏi cả về khả năng đấu thầu, năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. Do trình độ ngoại ngữ hạn chế nên những dựán đấu thầu quốc tế thường được triển khai chậm vì phải mất thời gian dịch thuật, không tìm hiểu được hết những yêu cầu của Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ mời thầu của bên nước ngoài làm ảnh hưởng tới chất lượng Hồ sơ dự thầu dẫn tới giảm khả năng trúng thầu của TCT, đồng thời giảm cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến, hiện đại của bên nước ngoài. Mặt khác đối với những cán bộ trải qua hai cơ chế quản lý kinh tế thì việc thích ứng với cơ chế thị trường gặp nhiều khó khăn, chậm chạp, còn đối với cán bộ trẻ có trình độ, năng lực thì lại còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong đấu thầu xây lắp nên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của TCT.
Bên cạnh đó, hầu hết các Bảng giá dự thầu của TCT đều được lập dựa trên cơ sởđịnh mức Nhà nước, chưa lập được bộđơn giá riêng trong đó sử dụng giá trị còn lại các thiết bị có sẵn của TCT. Chính vì vậy giá dự thầu của TCT còn cao không mang tính cạnh tranh.
Chưa có kế hoạch cụ thể giá trị sản lượng công trình phải thắng thầu trong năm, trong quíđể từđóđề ra nhiệm vụ tiếp thị và tham gia đấu thầu. Chưa cóđịnh hướng tham gia tiếp thị các dựán theo sở trường, năng lực, theo địa bàn hoạt động của đơn vị.
Về việc quyết toán công trình, TCT cũng như các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường hiện nay thường chậm trễ trong khâu lập hồ sơ quyết toán công trình hoặc chủđầu tư chưa làm hết trách nhiệm trong việc thanh toán vốn cho Nhà thầu làm cho các khoản phải thu cao, vốn bị chiếm dụng lớn, giảm khả năng tài chính của TCT khi tham gia các gói thầu.
Ngoài ra về phía các Đơn vị thành viên của TCT cũng còn rất nhiều điều cần thay đổi. Đầu tiên việc báo cáo kết quả và kế hoạch đấu thầu của các Đơn vị không đầy đủ, không kịp thời do đó việc kiểm tra và hỗ trợ của TCT đạt hiệu quả không cao. Giữa các Đơn vị chưa có sự kết hợp cùng nhau tham gia dự thầu để tạo điều kiện hỗ trợ nhau. Thứ hai, đối với những Hồ sơ màĐơn vị dùng pháp nhân TCT để dự thầu, việc trình lãnh đạo TCT xem xét và phê duyệt giá dự thầu không được thực hiện một cách nghiêm túc, phần lớn các Hồ sơ này chỉđược trình lãnh đạo TCT vào trước giờ nộp Hồ sơ. Một sốĐơn vị khi tham gia dự thầu các công trình lớn bằng pháp nhân của đơn vị mình đã không báo cáo TCT phê duyệt chủ trương, chỉđến khi được giao thầu mới báo cáo TCT.
Sau năm 2002, TCT tập trung thực hiện các dựán lớn được giao, công tác đấu thầu chỉ còn ở cấp độ nhỏ lẻ vàở một vài đơn vị thành viên. Vì vậy lực lượng cán bộ làm công tác này đã phân tán không còn hệ thống như những năm trước.
Từ kết quảđấu thầu trong năm qua, phần trăm các dựán mà TCT trúng thầu đa số là do được Nhà nước chỉđịnh thầu, số dựán do TCT tham gia dự thầu rất khiêm tốn điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của TCT trên thị trường xây dựng vốn đã cạnh tranh rất gay gắt.
Trên đây là những tồn tại mà TCT cần xem xét một cách kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp tăng khả năng tham gia và trúng thầu của TCT, đểđưa TCT xứng đáng với danh hiệu doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Việt Nam.
2- Định hướng công tác đấu thầu của Tổng công ty trong năm 2006- 2010
Từ những thành tích đãđạt được trong mấy năm gần đây nhưđã trình bày ở phần trên, trong giai đoạn 5 năm 2006- 2010, TCT đãđề các định hướng cho việc phát triển của mình nhằm tăng công ăn việc làm, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, làm giàu kinh nghiệm và hơn thế nữa còn phải tăng khả năng cạnh tranh của TCTSĐ trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước.
Với các dựán nguồn điện: thu thập thông tin về chủ trương phát triển nguồn điện để có chương trình tiếp thịđấu thầu phù hợp.
Tham gia đấu thầu hoặc chỉđịnh thầu thi công một số dựán thuỷđiện vừa và nhỏ của các chủđầu tư ngoài TCT.
Tham gia hợp tác với một sốđối tác nước ngoài để tham gia thi công một số dựán thuỷđiện trong khu vực.
Tiếp thị và tham gia đấu thầu các gói thầu công trình đường dây 500 KV, 220 KV trong quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2001- 2010.
Tham gia tiếp thị vàđấu thầu các dựán xây dựng cơ sở hạ tầng và khu đô thị, khu công nghiệp, nhà cao tầng trên địa bàn Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Tham gia tiếp thị vàđấu thầu dựán mở rộng nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Khu lọc dầu Nghi Sơn và một số dựán công nghiệp khác.
Tham gia đấu thầu các tuyến đường: đường Hồ Chí Minh gia đoạn 2; đường 5 kéo dài; tuyến cao tốc Nội Bài- Hạ Long; Cầu Giẽ- Ninh Bình..
Phối hợp với các đơn vị Tư vấn của TCT tìm kiếm thêm các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn với các chủđầu tư bên ngoài TCT để có thêm kinh nghiệm.
3- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
Để có thể thực hiện được những định hướng nêu trên trong giai đoạn phát triển sắp tới của TCT cũng nhưđáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng, TCTSĐ cần thực hiện các biện pháp thiết yếu sau:
Thứ nhất,đối với công tác tiếp thịđấu thầu, cần tổ chức lại bộ máy làm công tác tiếp thịđấu thầu từ TCT đến các Đơn vị thành viên. Nâng cao năng lực bộ phận làm công tác tiếp thịđấu thầu đểđảm bảo chất lượng Hồ sơ dự thầu của TCT và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đóđể có thêm nhiều thông tin về các dựán thì trong TCT cần phải tổ chức tiếp thị, nắm được quy hoạch của Chính phủ trong các giai đoạn phát triển hạ tầng xây dựng, thu thập các thông tin vềđịnh hướng phát triển đến năm 2010 của các Bộ, ngành, địa phương( đặc biệt là ngành điện) và các dựán xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng phương án đấu thầu hoặc nhận thầu từđó mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đối với từng gói thầu, TCT cần thu thập các thông tin chủ yếu từ chủđầu tư, đây là nguồn thông tin quan trọng nhất liên quan đến gói thầu cần phân tích đầy đủđể tận dụng tối đa về các điều kiện thuận lợi khi thực hiện dựán đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu chủđầu tưđề ra. Mặt khác cần nghiên cứu điều kiện tại địa bàn, địa phương xây dựng công trình, đây là cơ sở cho việc thiết lập biện pháp tổ chức thi công, các giải pháp kỹ thuật, các phương án cung cấp vật tư nhằm xác lập giá dự thầu hợp lý.
Thứ hai, đối với TCT, cần xây dựng Quy chế quản lý công tác đấu thầu nhằm quy định rõ vai trò và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban TCT và các đơn vị thành viên, phù hợp với Chương trình đổi mới doanh nghiệp của TCT( khi mà hiện nay các thành viên của TCT không còn chỉ là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước mà còn có cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài). Mặt khác các phòng ban tuỳ theo chức năng của mình mà phối hợp với phòng Kinh tếđể thực hiện các phần việc được lãnh đạo TCT phân công.
Thứ ba, đối với từng công trình xây dựng chiến lược, kế hoạch của TCT trong việc liên danh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài tạo thêm sức mạnh cùng tham dựđấu thầu công trình hoặc góp vốn đầu tư. Quan hệ chặt chẽ với các đơn vị liên danh, liên kết để phân công đấu thầu, chia việc sau khi trúng thầu.
Thứ tư, TCT cần xem xét, lựa chọn, tham gia đấu thầu, phấn đấu trúng thầu các dựán, công trình có quy mô, sản lượng lớn phù hợp với năng lực sở trường của TCT để phát huy tính hiệu quả và tập trung chỉđạo thi công.
Thứ năm,đối với các phòng ban của TCT thì tùy theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với phòng Kinh tếđể thực hiện các phần việc được Lãnh đạo TCT phân công. Hơn nữa TCT cũng cần có chiến lược nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác đấu thầu từ cấp TCT đến các đơn vị thành viên thông qua hình thức tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn( bằng cách mời giáo viên hoặc cử cán bộđi học tại các trường đại học trong cả nước nhằm tăng trình độ chuyên môn đặc biệt là các kiến thức về công tác đấu thầu) cho cán bộđể có khả năng tính toán có hiệu quả nhằm đạt được chất lượng cao trong hoạt động đấu thầu.
Thứ sáu, các dựán, công trình mở ra với qui mô ngày càng lớn nên công nghệ, kỹ thuật xây dựng cũng không ngừng đổi mới hoàn thiện đòi hỏi có các loại thiết bị thi công với công nghệ phù hợp. Do đó trong thời gian tới TCT cần đầu tư hơn nữa cho kỹ thuật dâu cuyên, công nghệ tiên tiến hiện đại, mặt khác cũng cần tận dụng những thiết bị còn khả năng sử dụng nhằm tăng khả năng trúng thầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Thứ bảy, để tránh tình trạng thiếu vốn khi tham gia đấu thầu, về phía TCT cần tìm hiểu thông tin các dựán đấu thầu mà mình tham gia trước khi đấu thầu, nhận thầu xây dựng, đặc biệt cần quan tâm đến thủ tục đầu tư xây dựng, về nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn. Ngoài ra để tránh tình trạng khoản phải thu hay vốn bị chiếm dụng lớn TCT cần phải chúýđến các thủ tục quy định hiện hành của Nhà nước, thi công xong phần nào của công trình cần phải hoàn thiện ngay thủ tục phần đó làm cơ sở cho việc quyết toán cho chủđầu tư.
Một cách khác là TCT có thể tận dụng các cơ hội áp dụng phương thức mua thiết bị trả chậm, với phương thức này TCT có thểđáp ứng nhu cầu về máy móc, thiết bịđểđảm bảo sản xuất kinh doanh mà không phải tăng mức vốn vay mà thời hạn trả lại kéo dài trong vài ba năm.
Mặt khác cần liên kết với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng để huy động vốn đảm bảo tiến độ khi tham gia đấu thầu, thực hiện các công trình, tăng uy tín trên thị trường xây dựng.
Cuối cùng về phía các đơn vị thành viên, TCT cần căn cứ vào định hướng phát triển của các đơn vị thành viên để phân công các đơn vị tham gia công tác đấu thầu các dựán cho phù hợp với năng lực và khu vực. Bên cạnh đó các đơn vị thành viên cần tổ chức bộ máy tham gia đấu thầu của đơn vị mình, tham gia với phòng Kinh tế TCT thực hiện công tác tiếp thị, lập và trình duyệt Hồ sơ dự thầu đối với phần việc được phân công theo Quy định quản lý công tác đấu thầu đãđược Lãnh đạo TCT phê duyệt ban hành. Hàng tháng, hàng quý lập Báo cáo thực hiện và kế hoạch tiếp thịđấu thầu của đơn vị mình trình TCT thông qua phòng Kinh tế TCT.
Để thực hiện được định hướng đãđề ra trong giai đoạn phát triển tiếp theo đồng thời thoả mãn các yêu cầu mới của thị trường xây dựng, TCTSĐ cần nỗ lực hơn nữa cùng với việc thực hiện theo một số biện pháp nêu trên sẽ phần nào khắc phục được những tồn tại của TCT, đưa TCT xứng đáng hơn nữa với danh hiệu doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của đất nước ta.
4- Kiến nghịđối với các cấp, ngành
Đấu thầu xây dựng là phương thức mới được áp dụng ở nước ta nhưng đến nay đãđạt được nhiều thành tích đáng kể khẳng định sự cần thiết và tính ưu việt của hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên công tác đấu thầu xây dựng( gồm cảđấu thầu xây lắp) hiện nay còn có quá nhiều bất cập. Nếu cơ chếđấu thầu được áp dụng trong sự tôn trọng nghiêm ngặt trình tự xây dựng cơ bản sẽđem lại hiệu quả kinh tế- xã hội to lớn không chỉ cho các dựán đầu tư mà còn đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của bản thân các Nhà thầu. Để hoàn thiện cơ chếđấu thầu, đảm bảo đấu thầu là phương thức hiệu quả của phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, cần có những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại không nên có của đấu thầu.
4.1- Kiến nghịđối với Nhà nước
Cơ chế chính sách Nhà nước cóảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính sách của Chính phủ có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp, sựổn định chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi làm phát triển khả năng cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp nói riêng. Một trong những biện pháp của yếu tố chính sách ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống pháp luật. Mức độổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của luật pháp, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.1.1- Kiến nghị về hệ thống pháp luật nói chung
Trong những năm qua, công tác ban hành văn bản pháp luật có rất nhiều tiến bộ, các văn bản được ban hành với tốc độ chưa từng thấy, song hệ thống văn bản pháp lý của nước ta trong đó có văn bản pháp luật của ngành xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế.
Thực trạng hiện nay cho thấy hệ thống pháp luật của nước ta không ổn định, liên tục thay đổi, văn bản quy phạm pháp luật này chưa thực sựđến với các cấp các ngành, với doanh nghiệp, với người dân thìđãđược sửa đổi. Vậy để tạo ra một môi trường pháp lý thuận tiện cho sự phát triển kinh tế, những cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng pháp luật nên xuất phát từ thực tiễn khách quan, có cách nhìn nhận tổng quát với tầm nhìn xa để có thể xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, ổn định mang tính khả thi cao tránh sự chồng chéo, sự ban hành các văn bản một cách tràn lan.
Bên cạnh đó, chính những cơ quan này cũng chưa thật chú trọng tới sự tham gia của các chuyên gia am hiểu lĩnh vực, của các bộ, ngành, đơn vị liên quan đặc biệt là của các doanh nghiệp trong lĩnh vực và của nhân dân vào quá trình soạn thảo và thẩm định văn bản. Trình độ năng lực của chuyên viên được giao nhiệm vụ soạn thảo còn nhiều hạn chế, lại chịu nhiều sức ép về tiến độ, thời gian. Do đó, khi xây dựng văn bản pháp lý cần cho phép mọi người dân đặc biệt là những đối tượng bịảnh hưởng nhiều nhất bởi văn bản pháp luật ban hành được biết, được phát biểu ý kiến vàở chừng mực nhất định có thểđược tham gia đóng góp cho dự thảo văn bản.
Cần đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Một vấn đềđược điều chỉnh bởi một Luật, một Pháp lệnh, một Nghịđịnh và các thông tưhướng dẫn, không nên để tình trạng một vấn đề nhưng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Hiện nay, nước ta đang đứng trước nhu cầu hội nhập quốc tế, nhưng để có thể hội nhập thì buộc hệ thống pháp luật nước ta phải từng bước được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh tình trạng pháp luật của nước ta khác biệt quá nhiều so với pháp luật thế giới. Mặt khác, việc xây dựng pháp luật vẫn phải căn cứ vào các điều kiện như trình độ dân chúng, mức độ phát triển kinh tế của nước ta, tránh tình trạng xa rời thực tế, gây khó khăn cho việc áp dụng luật.
4.1.2- Kiến nghịđối với pháp luật vềđấu thầu
Ở nước ta, hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng nói chung và pháp luật vềđấu thầu nói riêng còn quá nhiều điều chưa thể hoà nhập với thị trường và chưa thống nhất đồng bộ với hệ thống luật trong nước cũng như trên thế giới. Sau đây là một số kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng trên.
Trước hết là việc quản lý Nhà nước vềđấu thầu cần thống nhất do một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm, bao gồm từ khâu soạn thảo để Chính phủ ban hành( hoặc được Chính phủ uỷ quyền ban hành) các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Xây dựng cần được giao việc soạn thảo và quản lý không chỉ Quy chếđầu tư và xây dựng như hiện nay mà cả Quy chếđấu thầu và thống nhất quản lýđầu tư xây dựng, quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước. Việc chia cắt công tác quản lýđầu tư xây dựng ở Bộ Xây dựng và Quy chếđấu thầu ở Bộ Kế hoạch vàĐầu tư như hiện nay đã phần nào giảm hiệu lực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Trên thực tế hiện nay, không có Bộ nào quản lý công tác đấu thầu xây dựng, những vi phạm vướng mắc, khiếu nại trong đấu thầu không cơ quan nào được giao thống nhất xử lý trừ khi các vi phạm đó do báo chí phản ánh dưới dạng có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng mới được Bộ Công an điều tra làm rõ.
Thứ hai, phân tầng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu ở nước ta hiện nay như sau:
Luật Xây dựng
Nghịđịnh( với ba Nghịđịnh số 88/CP ngày 1/9/1999, Nghịđịnh số 14/CP ngày 5/5/2000 và Nghịđịnh số 66/CP ngày 12/6/2003)
Các thông tư hướng dẫn.
Luật Xây dựng mới được ban hành thực sự là bước đột phá lớn, nâng việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng lên tầm Luật( trong đó có chương VI về lựa chọn Nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng) nhưng xét về hoạt động đấu thầu chỉ có duy nhất một chương với nội dung sơ sài, không đầy đủ, chủ yếu vẫn chịu sựđiều chỉnh của ba Nghịđịnh trên. Mặc dù pháp lệnh đấu thầu đang được xây dựng nhưng nên bổ sung thêm các quy định, điều luật cụ thể vềđấu thầu trong Luật Xây dựng và bỏ qua bước Pháp lệnh đấu thầu. Như vậy sẽ tránh tình trạng Luật phủ Pháp lệnh, vừa tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, tạo tính ổn định cho hệ thống luật lại nâng việc quản lý hoạt động đấu thầu bằng việc ban hành Luật.
Mặt khác, hiện nay có ba Nghịđịnh cùng điều chỉnh hoạt động đấu thầu đó là Nghịđịnh 88/CP, Nghịđịnh 14/CP và Nghịđịnh 66/CP mà cốt lõi vẫn là Nghịđịnh số 88/CP. Như vậy nếu muốn xem xét các quy định pháp luật vềđấu thầu thì phải so cả ba Nghịđịnh. Vậy các cơ quan xây dựng luật ngoài Nghịđịnh mới ban hành nên soạn thảo một văn bản thống nhất cả ba Nghịđịnh trên.
Mặc dùđãđược sửa đổi bổ sung đến Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh số 66/CP là lần thứ ba nhưng Quy chế còn rất nhiều bất cập cần sửa đổi.
Thứ nhất, là việc Quy chếđấu thầu bắt buộc các Nhà thầu cung cấp dữ liệu thông tin của mình cho Bộ Kế hoạch vàĐầu tưđồng thời phải có tên trong hệ thống dữ liệu về Nhà thầu của Bộ mới được tham gia đấu thầu tại Việt Nam. Điều này nhằm quản lý Nhà thầu được chặt chẽ nhưng phải chăng đây là thêm một đầu mối đăng ký kinh doanh mới về quản lý, một thủ tục hành chính cho các Nhà thầu. Mặt khác, Tờ thông tin đấu thầu do Bộ Kếhoạch vàĐầu tưđảm nhận cũng chỉ là một tờ thông tin chuyên ngành hạn hẹp nhưng lại thâu tóm thông tin liên quan đến đấu thầu mang tính độc quyền, trong đó khi các phương tiện thông tin đại chúng khác có số lượng phát hành lớn hơn phạm vi rộng hơn lại chỉđược giới hạn thông báo đấu thầu các dựán nhóm C. Điều này làm mất đi tính khách quan của Quy chếđấu thầu, coi nhẹ tính tham gia giám sát của cộng đồng. Nên chăng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sửa đổi thêm nhưđăng toàn bộ thông tin của Tờ thông tin Nhà thầu một cách công khai lên mạng Internet.
Thứ hai, trong các văn bản luật, cần có các quy định cũng nhưđộng viên sự tham gia quản lý vềđiều kiện và năng lực của các tổ chức tham gia đấu thầu của Hội và Hiệp hội nghề nghiệp( như Hội khoa học kinh tế xây dựng, Hội cầu đường, Hiệp hội tư vấn xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng…) đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, của các Bộ chuyên ngành.
Chẳng hạn để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, tránh tình trạng Nhà thầu khai báo năng lực thiếu trung thực, tham gia đấu thầu hoặc nhận thầu các hạng mục quá khả năng để rồi nếu thắng thầu sẽ nhượng bán hoặc thuê mướn thì có thể giao cho Hiệp hội Nhà thầu xây dựng quản lý phân cấp bậc các Nhà thầu. Để công khai hoá các dựán sẽ gọi thầu, Hiệp hội có thể nhận đăng kýđểđược công bố công khai thường xuyên các dựán gọi thầu, tránh tình trạng săn lùng, mua bán thông tin đấu thầu. Những việc này cần được quản lý nhưng không nhất thiết phải chất tải cho các cơ quan quản lý Nhà nước, vừa tránh để các Bộ, sở bị lôi kéo vào những công việc sự vụ, vừa phát huy được sự tham gia rộng rãi dân chủ của các Hiệp hội nghề nghiệp.
Thứ ba, trong Quy chếđấu thầu có quy định giá ký hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ mời thầu, phải ghi điều khoản cụ thể về thanh toán trong hợp đồng và làm cơ sở cho sự thanh toán, nhưng trong Quy chế chưa có quy định giá ký hợp đồng phải phù hợp như thế nào, phù hợp bao nhiêu %( nếu như Nhà thầu đưa ra giá dự thầu thực sự tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, hiệu quả của dựán thì liệu Nhà thầu cóđược trúng thầu không) đây làđiều cần được sửa đổi ngay.
Thứ tư, nên sửa lại quy định về tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của các Nhà thầu. Đối với đấu thầu xây lắp, theo quy định hiện nay, về mặt kỹ thuật chỉ quy định đánh giáđạt hay không đạt( từ 70% điểm trở lên làđạt). Quy định này là thấp, cần nâng mức chuẩn này lên cao hơn( 80- 85%) để nâng cao chất lượng của các Nhà thầu, nâng điểm chuẩn lên sẽ loại trừđược các Nhà thầu yếu kém về kỹ thuật và năng lực thi công, do đó khắc phục một phần các tiêu cực trong đấu thầu.
Thứ năm,để có thể khắc phục tình trạng bỏ giá thầu thấp hiện nay, cần quy định cụ thể cách tính giá gói thầu, bỏ các quy định mang tính chất chung chung để chủđầu tư không vận dụng sai nguyên tắc. Ngoài ra có thể xác định giá xét thầu theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như: lấy trung bình giá dự thầu của tất cả các Nhà thầu, sau đó chọn Nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất với mức giá trung bình đó sau khi đã loại giá thầu thấp nhất và cao nhất trong số các Hồ sơ dự thầu.
Đây chỉ là một số kiến nghị nhằm tăng tính khả thi của pháp luật vềđấu thầu ở nước ta. Mong rằng trong tương lai không xa nước ta sẽ có một Quy chếđấu thầu hoàn thiện.
4.1.3. Kiến nghịđối với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng vốn là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Trong đấu thầu, vốn cũng là một nhân tố mà chủđầu tư xem xét cho Nhà thầu trúng thầu hay không, do đóđứng trên phương diện Nhà nước cần có các chính sách hỗtrợ về tài chính cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, đơn giản thủ tục vay vốn nhất là thủ tục thế chấp bảo lãnh. Các doanh nghiệp xây dựng thường cùng một lúc tham gia nhiều dựán nhưng khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp đều có hạn không thể cóđầy đủ vốn thực hiện các dựán khác nhau, nếu đểđảm bảo thời gian cũng như yêu cầu chất lượng của chủđầu tư, bắt buộc các doanh nghiệp phải vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Vì vậy, cần thiết Nhà nước có các chính sách linh hoạt trong quá trình thực hiện bảo lãnh vốn và cho vay vốn.
Thứ hai, tăng quy mô tài chính, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dựán cho các doanh nghiệp xây dựng, bởi vì các công trình xây dựng được thực hiện trong thời gian dài, sử dụng các trang thiết bịđắt tiền hơn nữa công nghệáp dụng cho từng công trình không phải lúc nào cũng giống nhau, nhưng công tác thu hồi vốn lại rất chậm, các doanh nghiệp xây dựng phải huy đông từ nhiều nguốn vốn khác nhau.
Do đó, cần có chính sách về vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm tăng năng lực tài chính.
Thứ ba, Nhà nước nên đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng nhất là về lĩnh vực xây lắp tham gia nhiều hơn vào các cuộc đấu thầu quốc tế (tất nhiên các doanh nghiệp này phải đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong thi công xây lắp những công trình lớn kể cả những dựán do Nhà nước đầu tư). Đây còn là biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam tăng cường lực lượng để phát triển khả năng của mình.
4.1.4- Thực hiện dần việc xoá bỏ chếđộ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đối với các Tổng công ty
Đây là vấn đềđã bị phê phán, đãđược đưa ra thảo luận nghiên cứu rất nhiều nhưng dường như chưa có sự thay đổi gì về căn bản( Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 vẫn quy định một số TCT đặt dưới sự quản lý của Bộ, ngành). Trong thời gian tới Nhà nước cần xem xét đểđưa ra các quy định nhằm thực hiện việc xoá bỏ chếđộ Bộ, ngành chủ quản như hiện nay. Vấn đề này không chỉ làđòi hỏi của công cuộc đổi mới do Đảng Nhà nước đề ra mà còn làđòi hỏi của nhiều tổ chức quốc tếđặc biệt là trong giai đoạn này khi nước ta đang đàm phán gia nhập WTO.
4.2- Kiến nghịđối với Chủđầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và Nhà tư vấn của đấu thầu xây lắp
Các chủ thể của hoạt động đấu thầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được thực hiện có hiệu quả, tránh những tiêu cực không nên có trong quá trình đấu thầu. Sau đây là một số kiến nghịđối với chủ thể của đấu thầu
Kiến nghịđối với chủđầu tư
Đối với chủđầu tư là chính quyền địa phương, khi tổ chức đấu thầu nên tránh hiện tượng can thiệp có tính chất hành chính, áp đặt, không công tâm hoặc thiếu tính chuyên nghiệp vào quá trình xét thầu không cá biệt, làm biến dạng kết quảđấu thầu( hiện tượng chính quyền địa phương nhân nhượng cho các doanh nghiệp xây dựng địa phương trúng thầu).
Đểđảm bảo mục tiêu lựa chọn Nhà thầu cóđủ năng lực, kinh nghiệm với giá dự thầu hợp lý, đạt được lợi ích toàn diện của chủđầu tư mang tính xã hội cao thì chủđầu tư cần cóđội ngũ cán bộ am hiểu luật đầu tư xây dựng trong nước, các quy định vềđấu thầu trong nước cũng như quốc tế, có trình độ hiểu biết vềđặc tính của dựán hoặc phải cóđội ngũ tư vấn có năng lực chuyên môn đểđảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho việc lập Hồ sơ mời thầu.
Các chủđầu tư nên tăng trình độ hiểu biết vềđặc tính của dựán hoặc phải cóđội ngũ tư vấn có năng lực chuyên môn đểđảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho việc lập Hồ sơ mời thầu.
Mặt khác chủđầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình của Quy chếđấu thầu, không nên lợi dụng không bị thanh tra về việc đấu thầu mà phớt lờ Quy chế khi tiến hành lựa chọn Nhà thầu.
Thứ nữa, vai trò của chủđầu tưđối với việc đảm bảo chất lượng công trình được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn được đội ngũ tư vấn giám sát lành nghề; tuyển chọn được Nhà thầu xây dựng thực sự có năng lực, đồng thời phải chủđộng theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của Nhà thầu và tư vấn trong suốt quá trình thi công. Hơn nữa đểđảm bảo chất lượng các công trình, chủđầu tư cũng cần có những hình thức kiểm tra điểm, thíđiểm độc lập trên công trường, thường xuyên có cán bộ theo dõi hiện trường để phát hiện những sai phạm xảy ra, qua đó nhắc nhở tư vấn và Nhà thầu.
Kiến nghịđối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đấu thầu. Đểđảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của dựán thì người có thẩm quyền trước khi phê duyệt các nội dung liên quan đến đấu thầu hay dựán cần tìm hiểu kỹ hiệu quả của dựán đối với nền kinh tế xã hội, cần có kiến thức chuyên môn thật vững chắc để có thể phê duyệt nội dung của các hồ sơ. Mặt khác cần có biện pháp kiểm tra công tác đấu thầu, công tác đầu tư xây dựng để tránh tình trạng tiêu cực.
Kiến nghịđối với cơ quan tư vấn
Cơ quan tư vấn đóng vai trò giúp việc cho chủđầu tư nên chất lượng tư vấn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn của dựán. Khi cơ quan tư vấn thiết kế tính toán thiếu hoặc thừa khối lượng công trình hoặc khi tư vấn giám sát biết được khối lượng công trình thiếu thừa do khâu thiết kế nhưng không cắt bỏ gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành công trình và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ta thấy vai trò của cơ quan tư vấn là vô cùng quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần sớm đưa ra những cơ chế quy định rõ ràng hơn về quyền và mức trách nhiệm phải chịu của các tổ chức tư vấn liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Mặt khác cần tăng thêm quyền hạn để các cơ quan tư vấn chủđộng trong các khâu thiết kế, khách quan trong chấm thầu và nghiêm túc trong giám sát thi công. Bên cạnh đó phải gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với cơ quan tư vấn( kể cả bồi thường thiệt hại về vật chất) khi xảy ra sai sót trong khâu tư vấn gây ra cho công trình.
KẾTLUẬN
Đất nước ta đang phát triển từng ngày từng giờ. Cùng với sự phát triển đó việc đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng trong những năm tới ở Việt Nam được mở ra với quy mô ngày càng lớn. Điều đó tất yếu dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng. Để cho sự cạnh tranh đó lành mạnh, minh bạch thìđấu thầu đóng vai trò hết sức quan trọng và là phương thức hiệu quả không chỉđối với Nhà nước, chủđầu tư mà còn cảđối với các Nhà thầu. Phương thức đấu thầu tuy mới xuất hiện ở nước ta đã chứng tỏ sự phù hợp với nền kinh tế thị trường, đãđạt được các thành tựu đáng kể nhưng cũng xuất hiện nhiều bất cập, nhiều tiêu cực cần có những biện pháp không chỉ từ phía Nhà nước mà cả các chủ thể của đấu thầu đểđấu thầu thực sự là một phương thức hoàn thiện.
Sau thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà cùng việc lựa chọn đề tài “Quy chếđấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” cho chuyên đề thực tập đã giúp em phần nào hiểu được thực tế hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp xây dựng, đây thực sự là những kiến thức quý báu bổ sung vào những kiến thức tại trường học.
Dù còn nhiều thiếu sót nhưng luận văn đã phần nào hệ thống hoá các quy định, chủ trương của Đảng và Nhà nước vềđấu thầu xây lắp, làm rõ các khái niệm đấu thầu dựa trên các quy định của Nhà nước, phân tích những tồn tại và những vấn đề cần khắc phục của các quy định này trong giai đoạn tới. Mặt khác chuyên đề cũng khái quát được thực trạng đấu thầu qua thực tiễn tại Tổng công ty Sông Đà- một Tổng công ty lớn của nước ta, từđó rút ra được những mặt được và chưa được đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục cùng các kiến nghị với Nhà nước, phần nào nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đấu thầu nói chung vàđấu thầu xây lắp nói riêng.
Do kiến thức có hạn nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự giúp đỡ, góp ý từ các thầy cô cùng các bạn và các chuyên viên phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đàđể luận văn hoàn thiện hơn.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
I - VĂNBẢNPHÁPLUẬT
Luật Xây dựng 2003.
Nghịđịnh số 52/1999/ NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về ban hành quy chế quản lýđầu tư xây dựng.
Nghịđịnh số 12/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 52/1999/ NĐ- CP ngày 8/7/1999.
Nghịđịnh số 7/2003/ NĐ- CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một sốđiều của Quy chế quản lýđầu tư, xây dựng kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/ NĐ- CP ngày 8/7/1999 và Nghịđịnh số 12/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000.
Nghịđịnh số 43/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về Quy chếđấu thầu.
Nghịđịnh số 88/1999/ NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chếđấu thầu.
Nghịđịnh số 14/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu kèm theo Nghịđịnh số 88/1999/ NĐ- CP ngày 1/9/1999.
Nghịđịnh số 66/2003/ NĐ- CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh số 88/1999/ NĐ- CP ngày 1/9/1999 và Nghịđịnh số 14/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000.
Nghịđịnh số 16/2005/ NĐ- CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thông tư số 4/2000/TT- BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chếđấu thầu( ban hành kèm theo Nghịđịnh số 88/1999/ NĐ- CP ngày1/9/1999 và Nghịđịnh số 14/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000).
Thông tư số 16/2000/TT-BXD ngày 11/12/2000 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc Quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và Quản lý các Nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng công trình tại Việt Nam.
Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn chếđộ quản lý và sử dụnglệ phí thẩm định kết quảđấu thầu.
Thông tư số 01/2004/ TT- BKHĐT ngày 2/2/2004 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 66/2003/ NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu.
II- CÁCLOẠISÁCHVÀTẠPCHÍ
Tài liệu hướng dẫn “ Đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công trình” theo thể thức của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn( FIDIC), Ngân hàng thế giới( WB) và Ngân hàng phát triển liên Mỹ
( IDB)
Tạp chí Xây dựng
Số 7/2001: Quy chếđấu thầu- Những vấn đề bức xúc- Trần Trịnh Tường.
Số 10/2002: Bỏ giá thầu thấp- Hiện tượng không bình thường trong đấu thầu xây dựng- Phạm Hữu Minh.
Số 1/2003: Quy định các điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng làđòi hỏi tất yếu của tiến trình hội nhập- Hoàng Thọ Vinh.
Số 4/2004: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quan lý thực hiện dựán xây dựng của Nhà thầu xây dựng- Nguyễn Minh Đức.
Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam- số 74/2004: Nhà thầu đau đầu vì nợ-Tường Vi.
Tạp chí Người xây dựng- Số 8/2003: Quy chếđấu thầu còn nhiều điều cần xem xét- Lê Anh Ba.
- Số 10/2004: Đấu thầu vấn đề cũ và mới- Lê Anh Ba.
Các tài liệu khác của Tổng công ty Sông Đà.
MỤCLỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luat-01.doc