Luận văn Rừng tâm linh của người Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

“Người Cơ tu ở Nam Đông nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung sống dựa chủ yếu vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng không chỉ về mặt vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần, tâm linh. Đối với đồng bào, rừng là “một phần bản nguyên của con người”, đó không chỉ là không gian mà còn là thời gian; là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng. “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc đời họ có, và bằng sự biết ơn, đoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa đủ để sinh tồn. Sự tồn tại của rừng tâm linh rất quan trọng đối với người Cơ tu trên nhiều khía cạnh tín ngưỡng và nhân sinh” Luận văn dài 56 trang, chia làm 3 chương

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Rừng tâm linh của người Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC MÃ SỐ: 60.22.70 ĐỀ TÀI: RỪNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TÁC GIẢ: HỒ VIẾT HOÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN XUÂN HỒNG HỘI ĐỒNG BẢO VỆ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ NĂM BẢO VỆ: 2010 HỒ VIẾT HOÀNG © Copyright 2010 2 Lý do chọn ñề tài Trong nhiều thập kỷ vừa qua, diện tích và ñộ che phủ rừng ở Việt Nam có nhiều biến ñộng không ngừng. Năm 1943, Việt Nam có khoảng 14.350.000 ha rừng với ñộ che phủ 43,7% thì ñến năm 1990 chỉ còn lại 9.175.000 ha với ñộ che phủ 28% diện tích ñất rừng trong cả nước. Năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong công tác phục hồi rừng và trồng rừng, diện tích rừng ñã tăng lên 10.905.292 ha với ñộ che phủ 33,2%. Đến nay, diện tích rừng vào khoảng 12.307.000 ha với ñộ che phủ là 36,7%. Những biến ñộng về diện tích và ñộ che phủ rừng như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong ñó, nguyên nhân quan trọng nhất là sự chưa thống nhất giữa cá nhân, cộng ñồng làng (dòng họ, làng), tập thể (chính quyền ñịa phương; lâm trường), và Nhà nước trong sở hữu và quản lý rừng, ñất rừng nói chung, tài nguyên ñất công nói riêng. Ở vùng núi Trung bộ - nơi cư trú chủ yếu của các nhóm dân tộc thiểu số - tài nguyên ñất công là loại tài nguyên gắn liền với quyền sở hữu và quản lý của làng. Trong xã hội Cơ tu cũng như các nhóm thuộc ngôn ngữ Mon – khmer, làng là một tổ chức xã hội cơ bản và duy nhất, ở ñó không có tổ chức nào lớn hơn hay nhỏ hơn làng. Đặc tính này của xã hội ñược phản ánh thông qua vai trò chủ sở hữu và quyền quản lý tối cao, duy nhất của làng ñối với mọi tài nguyên ñất và rừng. Trong ñó, rừng cộng ñồng là một dạng ñất công thuộc quyền sở hữu của làng, ñược quản lý thông qua luật tục – một công cụ hữu hiệu nhằm ñảm bảo tính chất sở hữu cộng ñồng ñối với loại hình tài nguyên quan trọng này. Tất cả mọi thành viên của cộng ñồng phải chấp hành mọi quy ñịnh/chế tài trong luật tục. Bên cạnh ñó, cùng với luật tục và cao hơn luật tục, người Cơ tu còn ñược “quản lý” bằng sự “thiêng hóa” bởi hệ thống thần linh (Yàng), là thế lực nắm quyền sở hữu và quản lý tối cao ñối với các tài nguyên ñất và rừng. Gắn liền với hình thức sở hữu và quản lý này là loại hình rừng tâm linh – một nguồn tài nguyên mang nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần. Rừng tâm linh là “không gian xã hội” ñặc biệt, là những ñám rừng nguyên sinh tự nhiên cuối cùng còn sót lại của làng miền núi. Đó là dạng tài nguyên ñất công ñặc thù của cộng ñồng làng; là nơi con người không ñược vào khai thác tài nguyên, thậm chí không ñược/không dám bước chân vào khi chưa có sự ñồng ý của các thần linh. 3 Rừng tâm linh là một dạng thức ñặc biệt của tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá tâm linh. Ở ñó, tính chất tâm linh ñược phán ảnh qua sự ngưỡng vọng, sùng kính của con người vào các thế lực siêu nhiên, các vị Yàng (rừng thiêng), hay sự sợ hãi vào ma quỷ, ác thần (rừng ma). Mặt khác, tính chất tâm linh cũng ñược bắt nguồn từ chính sự bất lực của người Cơ tu trước các sự vật kỳ lạ, hiện tượng kỳ bí, tự nhiên hùng vỹ,... dẫn ñến sự “thiêng hoá” vạn vật (vạn vật hữu linh). Vì vậy, trong ý thức và hành ñộng của người Cơ tu ñối với rừng tâm linh luôn thể hiện lối ứng xử có “văn hóa”, có “ñạo ñức”, có “tình”. Người Cơ tu ở NĐ nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung sống dựa chủ yếu vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng không chỉ về mặt vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần, tâm linh. Đối với ñồng bào, rừng là “một phần bản nguyên của con người”, ñó không chỉ là không gian mà còn là thời gian; là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng. “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc ñời họ có, và bằng sự biết ơn, ñoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa ñủ ñể sinh tồn. Sự tồn tại của rừng tâm linh rất quan trọng ñối với người Cơ tu trên nhiều khía cạnh tín ngưỡng và nhân sinh. Đối với người Cơ tu, rừng tâm linh là kho dự trữ nguồn lương thực dồi dào (rừng ñầu nguồn), là nơi họ thể hiện sự thành kính của mình với các ñấng thần linh, các Yàng (nơi thờ cúng và diễn ra nhiều nghi lễ tâm linh), là nơi cấm mọi người nếu không có phận sự thì không ñược ñến (rừng cấm) và còn là nơi họ chôn người chết, trả linh hồn người chết về với rừng (rừng ma)... Chính niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người Cơ tu ñối với rừng tâm linh ñã giúp họ bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh trong quá trình lịch sử tộc người. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển những cánh rừng tự nhiên nguyên sinh cuối cùng còn sót lại. Tuy nhiên, việc duy trì, bảo tồn và phát huy rừng tâm linh như thế nào, ñể tránh những mê tín, dị ñoan, tránh các hủ tục lạc hậu và ñặc biệt là tránh những xung ñột giữa quan niệm về sở hữu ñất ñai truyền thống với luật pháp hiện hành. Đây là một trong những vấn ñề ñang ñặt ra cấp thiết ở vùng miền núi. 4 Hiện nay, do nhiều nguyên nhân tác ñộng (chuyển biến về kinh tế - xã hội và môi trường sống, sự thay ñổi về nhận thức...) ñã dẫn ñến nhiều biến ñổi, thách thức về sở hữu, quản lý, qui mô, diện tích và nhất là niềm tin của người Cơ tu trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển rừng cộng ñồng nói chung và rừng tâm linh nói riêng. Từ những lý do nên trên, chúng tôi chọn ñề tài “Rừng tâm linh của người Cơ tu ở huyện NĐ, tỉnh TTH” làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề Đã có hàng loạt các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về rừng cộng ñồng trên thế giới, ñưa ra các khái niệm, cách tiếp cận khác nhau ñối với loại tài nguyên này. Theo FAO (1991) rừng cộng ñồng là khái niệm“diễn tả hàng loạt các hoạt ñộng gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này”. Định nghĩa của FAO phản ánh tính chất cộng ñồng trong quản lý rừng trên hai khía cạnh: [i]. Quản lý rừng cộng ñồng (tức là cộng ñồng quản lý rừng của cộng ñồng) và [ii]. Quản lý rừng dựa vào cộng ñồng (cộng ñồng quản lý rừng cho chủ thể khác). Trong khi ñó, các nội dung trình bày của ñại ña số các nhà nghiên cứu về các loại hình rừng cộng ñồng ở Việt Nam ñã gợi lên một cách hiểu về rừng cộng ñồng: là những diện tích rừng do cộng ñồng làng truyền thống, cộng ñồng dân cư thôn, hoặc liên thôn, nhóm hộ gia ñình hoặc nhóm sở thích cùng quản lý, bảo vệ và sử dụng. Ở TTH, theo Nguyễn Quang Hòa Anh (2009), có 5 loại hình rừng cộng ñồng khác nhau: [i]. Rừng do cộng ñồng quản lý theo luật tục/ hương ước, [ii]. Rừng do cộng ñồng dân cư thôn quản lý, [iii]. Rừng do cộng ñồng liên thôn quản lý, [iv]. Rừng do nhóm hộ quản lý, [v]. Rừng do nhóm sở thích (câu lạc bộ) quản lý. Trong ñó, trừ loại hình [i], các loại hình còn lại ñều ñược Nhà nước công nhận chính thức nhưng ñã mặc nhiên ñược thừa nhận. Rừng thiêng, rừng ma, rừng thổ công, rừng mó nước (cung cấp nước), rừng phòng hộ xóm làng, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng ñồng... ñều thuộc loại hình này. Không chỉ ñề cập ñến khái niệm và cách hiểu, các nghiên cứu liên quan ñến vấn ñề này còn cho thấy vai trò to lớn của rừng cộng ñồng trong quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên này. 5 Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức, dự án trong nước và quốc tế ñã tham gia tìm hiểu và ñánh giá vai trò của rừng cộng ñồng trong quản lý tài nguyên, thông qua các nghiên cứu ñiểm, nghiên cứu trường hợp trên ñịa bàn các tỉnh có diện tích rừng. Đi sâu vào một dạng thức ñặc biệt của rừng cộng ñồng - rừng thiêng, rừng ma, hay còn gọi là rừng tâm linh - do cộng ñồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống dựa trên cơ sở luật tục các cấm kỵ, chúng tôi nhận thấy có nhiều nghiên cứu lý thú và ñược quan tâm ñặc biệt. Bên cạnh ñó, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về rừng, cùng các nghiên cứu văn hóa - kinh tế - xã hội truyền thống của các tộc người cư trú vùng Trường Sơn - Tây Nguyên ñã cung cấp cho người ñọc một cái nhìn bao quát về rừng, rừng tâm linh cũng như vị trí của nó trong ñời sống. Những công trình nghiên cứu ñiển hình của các học giả, các nhà Dân tộc học Pháp về văn hóa của cộng ñồng các dân tộc ở Tây Nguyên, cho thấy: rừng - cộng ñồng là hai thực thể gắn kết không tách rời và rừng ñối với con người ở ñây mang ñậm ý nghĩa tâm linh. Các nghiên cứu ñã khẳng ñịnh: rừng không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là môi trường theo nghĩa hẹp; Rừng là tâm linh, là những khu rừng ñược bọc bên ngoài là một lớp vỏ tín ngưỡng. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hồng và các cộng sự (2010) về “Sở hữu của làng ñối với rừng cộng ñồng truyền thống trong các dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh TTH: Rừng tâm linh” ñã trình bày một cách bao quát về rừng tâm linh của các tộc người thiểu số ở huyện A Lưới, từ quan niệm, các dấu hiệu nhận biết, cũng như khẳng ñịnh những giá trị của rừng tâm linh xưa trong việc bảo tồn và phát triển rừng. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Tìm hiểu những ñặc trưng và vai trò của rừng tâm linh trong ñời sống người Cơ tu ở huyện NĐ, tỉnh TTH, trên cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp nhằm duy trì, bảo tồn rừng tâm linh, góp phần quản lý ñất cộng ñồng có hiệu quả. Mục tiêu cụ thể: [i]. Chỉ ra những ñặc ñiểm của rừng tâm linh truyền thống 6 [ii]. Nhận thức về vai trò của rừng tâm linh trong ñời sống người Cơ tu; [iii]. Mô tả thực trạng rừng tâm linh hiện nay; [iv]. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì, bảo tồn rừng tâm linh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu [i]. Đối tượng nghiên cứu: các khu rừng tâm linh với vai trò chủ thể là người Cơ tu ở huyện NĐ; [ii]. Địa bàn nghiên cứu: Để thực hiện ñề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát tại ñịa bàn các xã có ñông ñồng bào người Cơ tu sinh sống: Hương Hữu, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Sơn của huyện NĐ. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Luận văn là một công trình nghiên cứu cơ bản, ñược thực hiện trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử như phương pháp logic, phương pháp lịch sử. Đặc biệt, chúng tôi ñã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Dân tộc học như sau: [i]. Nghiên cứu ñiểm; [ii]. Chọn lọc cây thông tin; [iii]. Điền dã thu thập thông tin (tài liệu thành văn, nguồn tài liệu internet, tài liệu ñiền dã; [iv]. Phương pháp xử lý dữ liệu (phân tích ñịnh tính, phân tích ñịnh lượng). Đóng góp của luận văn [i]. Việc chọn và nghiên cứu rừng tâm linh của luận văn là một vấn ñề mới, nó không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu rừng thiêng (rừng cấm, rừng ñầu nguồn) mà còn nghiên cứu cả rừng ma (nơi chôn cất người chết); [ii]. Khảo tả rừng tâm linh truyền thống của người Cơ tu ở huyện NĐ; [iii]. Đề xuất một số giải pháp duy trì, bảo tồn rừng tâm linh nói riêng và quản lý rừng bền vững nói chung. Nội dung tóm tắt các chương chính của luận văn Chương 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG TÂM LINH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7 Tổng quan về rừng tâm linh Đề cập ñến một số khái niệm liên quan ñến rừng tâm linh, bao gồm: tâm linh, văn hóa tâm linh; rừng, rừng cộng ñồng, rừng tâm linh. Trên cơ sở ñó ñi ñến phân loại rừng tâm linh và ñặt ra các vấn ñề nghiên cứu liên quan ñến rừng tâm linh (Rừng tâm linh trong mối quan hệ với tri thức bản ñịa, rừng tâm linh với hoạt ñộng quản lý tài nguyên rừng cộng ñồng). Tổng quan ñịa bàn nghiên cứu Trình bày một số vấn ñề về môi trường tự nhiên (vị trí ñịa lý, tài nguyên thiên nhiên), môi trường nhân văn (các thông số về tộc người, ñặc ñiểm kinh tế, ñặc ñiểm văn hóa, xã hội) của người Cơ tu ở huyện Nam Đông. Chương 2: RỪNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở HUYỆN NAM ĐÔNG Nhận diện rừng tâm linh của người Cơ tu Khảo tả rừng tâm linh truyền thống của người Cơ tu trên các phương diện: vị trí và quy mô, diện tích thông qua các dấu hiệu nhận biết: về mặt tự nhiên (các hiện tượng thiêng, khu vực thiêng, con vật thiêng, cây cối thiêng,...) và về mặt xã hội (các truyền thuyết, câu chuyện, huyền thoại liên quan ñến các khu rừng tâm linh). Từ kết quả của việc khảo tả, rút ra một số ñặc trưng về rừng tâm linh của người Cơ tu, bao gồm: [i]. Rừng tâm linh của người Cơ tu rất phong phú và ña dạng [ii]. Không gian rừng tâm linh - không gian văn hoá, văn hóa tâm linh Quan niệm của người Cơtu về rừng tâm linh Bên cạnh ñó, việc tìm hiểu các quan niệm của người Cơ tu về rừng tâm linh nhằm giúp làm sáng tỏ sự “thiêng hóa”/tâm linh liên quan ñến rừng tâm linh. Thế giới quan truyền thống của người Cơtu Chính những quan niệm về vũ trụ, vạn vật hữu linh của người Cơ tu là nguồn gốc ra ñời của rừng thiêng, rừng ma (rừng tâm linh) - một loại rừng dù ñã trải qua bao nhiêu thời gian nhưng ñến nay vẫn còn hiện hữu trong ý thức và trong ñời sống của người Cơ tu 8 Quan niệm về rừng tâm linh Trong quan niệm người Cơ tu, rừng thiêng, rừng ma là những không gian linh thiêng – nơi trú ngụ của các Yàng. Đó là không gian cư ngụ của Yàng nên không ñược ai xâm chiếm, sử dụng và khai thác. Những quy ñịnh ñó không chủ ñược quy ñịnh trong luật tục, mà cao hơn luật tục, là những “quy ước” mang tính “thiêng hóa” có sẵn trong ý thức và hành ñộng của mỗi cá nhân trong cộng ñồng. Mặt khác, ñây cũng là không gian thường diễn ra các nghi lễ (cúng rừng, “bỏ mả”,...) liên quan ñến các Yàng. Tính thiêng của rừng tâm linh Thái ñộ e dè, sợ hãi, tôn thờ của người Cơ tu ñối với rừng tâm linh là do ñặc tính thiêng của khu rừng ñem lại. Đặc tính này ñược thể hiện ở những ñiểm dưới ñây: Niềm tin ñược “thiêng hóa” Quan niệm về vạn vật hữu linh là cơ sở hình thành nên các niềm tin “thiêng hóa” về rừng tâm linh. Người Cơ tu xem mọi vật ñều có linh hồn, có cuộc sống giống như con người vậy. Có buồn, có vui; lúc giận dữ, lúc ñau ñớn... Người Cơ tu tin rằng, luôn có một ñối tượng/thế lực siêu nhiên sở hữu tối cao ñối với rừng tâm linh: Yàng; họ luôn phải hành ñộng theo ñúng các quy ñịnh ñã ñược ñặt ra trong luật tục cũng như sự “thiêng hóa” vào rừng tâm linh, như một sự dẫn ñường mặc nhiên của Yàng; làm bất cứ việc gì cũng xin phép già làng, vì già làng là cầu nối với thần linh; tồn tại quyền ñầu tiên trong việc ñánh dấu rừng tâm linh. Hệ thống thần linh gắn với rừng tâm linh Rừng quá hùng vỹ nhưng cũng rất bí ẩn, trong khi con người quá bé nhỏ ñối với rừng. Vì thế, gặp bất cứ những sự vật, hiện tượng có hình thù kỳ lạ, bí ẩn, những câu chuyện kiêng kỵ liên quan,... người Cơ tu ñều tôn thờ. Đối với người Cơ tu, họ thờ rất nhiều Yàng khác nhau, thể hiện cho những trạng thái tâm lý, cho những hiện tượng xung quanh khác nhau (như: Thần Lúa, Thần Rừng, Thần Núi,...) với những tính chất (tốt, xấu) khác nhau. Các nghi lễ liên quan ñến rừng tâm linh Các nghi lễ liên quan ñến rừng tâm linh thường có: lễ cúng rừng, nghi lễ liên quan ñến săn bắt thú rừng, lễ “bỏ mả”. 9 Cách thức quản lý rừng tâm linh của người Cơtu Các niềm tin về rừng tâm linh của người Cơ tu ñược thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh cái luật tục – cái thực thi hành ñộng, với những quy ñịnh/chế tài mà cộng ñồng làng áp dụng, thì niềm tin/sự linh thiêng của con người trước thần linh/rừng tâm linh chính là giá trị, thước ño cơ bản nhất của việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển rừng tâm linh Rừng tâm linh là một không gian ñược linh thiêng hóa trong ý thức, tinh thần của con người, nên các hình thức quản lý cũng có nhiều ñiểm ñặc biệt so với các dạng ñất công khác. Ở ñó, rừng tâm linh ngoài việc ñược quản lý bằng luật tục của làng, việc quản lý bằng niềm tin, sự “thiêng hóa” vào Yang có tính quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát triển của rừng tâm linh. Vai trò của rừng tâm linh trong ñời sống Nghiên cứu rừng tâm linh của người Cơ tu nhằm khẳng ñịnh những giá trị, vai trò của rừng tâm linh ñối với ñời sống (vật chất, tinh thần, môi trường) của người Cơ tu. Đồng thời, cũng khẳng ñịnh những giá trị, vai trò của rừng tâm linh trong quản lý rừng bền vững nói chung và rừng tâm linh nói riêng hiện nay. Chương 3: RỪNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN Những biến ñổi và thách thức ñặt ra ñối với rừng tâm linh của người Cơ tu Trên cơ sở khảo tả về rừng tâm linh, chúng tôi phân tích những biến ñổi và thách thức ñặt ra ñối với rừng tâm linh của người Cơ tu ở huyện Nam Đông hiện nay. Sự biến ñổi và thách thức diễn ra ở những khía cạnh: - Ý thức và quan niệm - Cách thức quản lý và sở hữu - Quá trình chuyển biến về quy mô, diện tích, chất lượng - Quá trình chuyển biến về dân cư Định hướng bảo tồn và phát huy vai trò của rừng tâm linh trong bối cảnh hiện nay Định hướng trong quản lý tài nguyên rừng Trên cơ sở phân tích giá trị truyền thống tích cực của rừng tâm linh ñối với người Cơ tu ở huyện Nam Đông, chúng tôi nhận thấy: nên khơi gợi và khuyến 10 khích những “hằng số giá trị” của rừng tâm linh, bao gồm: tính truyền thống lâu ñời, tính cộng ñồng, tính thiêng và vận dụng các giá trị ñó vào quản lý Nhà nước ñối với tài nguyên rừng hiện nay. Giải pháp bảo tồn và phát huy vai trò của rừng tâm linh [i]. Tăng cường vai trò cộng ñồng trong quản lý rừng - Phân quyền mạnh hơn nữa - Giữ gìn loại hình rừng cộng ñồng truyền thống - Tăng cường ñịa vị pháp lý cho cộng ñồng dân cư thôn - Tăng cường giao rừng cho cộng ñồng [ii]. Phát huy vai trò của luật tục và cơ chế thiêng hóa -“Thần linh pháp quyền” - Sử dụng luật tục trong quản lý rừng - Vận dụng “ñạo ñức rừng”, “văn hóa rừng” [iii]. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống - Phát huy các giá trị truyền thống - Củng cố lòng tin - Tăng cường sự tiếp nối giữa hai thế hệ già - trẻ [iv]. Giải pháp hỗ trợ - Chú trọng vào sinh kế của người dân - Hạn chế di cư tự do - Đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm và các chủ rừng - Nâng cao dân trí, tăng cường các chế tài quy ñịnh liên quan ñến vấn ñề hưởng lợi từ rừng KẾT LUẬN Rừng tâm linh của người Cơ tu ở huyện Nam Đông cũng như của các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, xã hội mà còn có vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên. Trong những thập niên gần ñây, rừng tâm linh ñang bị khai thác ñến mức cạn kiệt. Để khôi phục, bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh hiếm hoi còn sót lại, ñồng thời ñể bảo vệ tài nguyên rừng nói chung, thiết nghĩ, nên vận dụng những giá trị trong quản lý rừng tâm linh xưa của cộng ñồng – một mô hình quản lý theo tập quán – vào quản lý Nhà nước ñối với tài nguyên ñất công và tài nguyên rừng hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf69902B93d01.pdf
Tài liệu liên quan