Luận văn Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN Luận văn: “Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc” được thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, đã số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý trên các phần mềm thống kê SPSS 15. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh thái và các cảnh quan, hệ động vật, thực vật giàu có của nhiều vườn quốc gia bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các vườn quốc gia đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho vườn quốc gia để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, nhiều vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã và đang được xây dựng, nhưng phần lớn các khu vực này lại thường nằm xen với khu dân cư và chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài. Để giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng những nhu cầu trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn. Vườn Quốc gia Tam Đảo được thành lập tháng 3/1996, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía bắc. Với tổng diện tích 34.945 ha nó là một trong những Vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là một trong những khu rừng tự nhiên cuối cùng ở sát Hà Nội. Vườn Quốc gia Tam Đảo được đánh giá là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất nước, với nhiều loài động, thực vật quí hiếm không chỉ của riêng Vườn Quốc gia Tam Đảo mà còn của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do sức ép lớn của dân cư và việc quản lý còn bất cập nên trong thời gian qua nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đã dẫn đến việc phá huỷ các tầng thực vật thấp, việc săn bắn và thu hái không được kiểm soát đã dẫn đến sự suy kiệt các loài thực vật và động vật quí hiếm của Vườn Quốc gia Trong những năm vừa qua ngành du lịch phát triển mạnh đã làm huỷ hoại vẻ đẹp tự nhiên của Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng xung quanh có nguy cơ tiếp tục làm suy thoái môi trường tự nhiên của Vườn Quốc gia. Với xu hướng thay đổi đáng quan ngại này, năm 1999 chính phủ Việt Nam đã đề nghị CHLB Đức hỗ trợ kỹ thuật cho một dự án với mục tiêu phát triển phương pháp quản lý hòa nhập và hợp tác cho Vườn Quốc gia và các vùng đệm. Theo nguyên tắc có sự tham gia, cách tiếp cận này sẽ áp dụng các qui trình lập kế hoạch phi tập trung. Do vậy, Dự án về Quản lý rừng Quốc gia và vùng đệm Tam Đảo (Tam Dao Management Project) đã được thiết lập giữa Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức GTZ (German Agency for Technical Cooperation or Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit), Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, và ba tỉnh nằm trong vùng đệm bao gồm Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Việc xem xét và đánh giá tác động của dự án phát triển vườn quốc gia Tam Đảo đến việc tạo ra sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm sau khi kết thúc dự án là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ có ý nghĩa với việc tổng kết những kết quả để đánh giá hiệu quả trước mắt của dự án mà còn để rút ra những bài học trong việc tạo ra những sinh kế bền vững cho người dân có tham gia và không tham gia dự án khi dự án này kết thúc. Từ đó đưa ra những biện pháp quản lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm hiệu quả hơn trong tương lai. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc”. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu vấn đề nêu trên tác giả mong muốn quá trình nghiên cứu của bản thân gắn liền với hoạt động trong thực tiễn để đóng góp những thành quả nghiên cứu của mình vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng đặc dụng, tự nhiên ở Việt Nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tác động của các hoạt động thuộc dự án duy trì và phát triển bền vững VQG Tam Đảo và vùng đệm đến việc tạo ra sự thay đổi về sinh kế người dân vùng đệm khu vực Vĩnh Phúc và đề xuất một số giải pháp góp phần tạo ra sự thay đổi về sinh kế người dân vùng đệm nhằm hạn chế và đi đến xóa bỏ những thói quen sinh kế có những tác động tiêu cực tới công tác bảo tồn VQG Tam Đảo và vùng đệm. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu các hoạt động thực tế của dự án phát triển vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. - Đánh giá thực tế tình hình sản xuất, đời sống của người dân vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc. - Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án phát triển vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm đến sự thay đổi sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động của dự án duy trì và phát triển bền vững vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực Vĩnh Phúc. - Các hộ nông dân sinh sống trong khu vực vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo. - Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tại khu vực vùng đệm của dự án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã là: Xã Đạo Trù, xã Đại Đình và xã Hồ Sơn thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 08/2008 đến tháng 08/2009 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những tác động của các hoạt động thuộc dự án duy trì, phát triển vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm triển khai đến việc thay đổi sinh kế của người dân khu vực vùng đệm. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hình thành sinh kế bền vững cho người khu vực vùng đệm, góp phần vào việc bảo tồn lâu dài vườn Quốc gia Tam Đảo. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu Chương II: Tác động của dự án đến sinh kế người dân vùng đệm khu vực Vĩnh Phúc Chương III: Đề xuất một số giải pháp góp phần hình thành sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo.

pdf135 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng mà họ không thể tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo cho nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Biểu 2.4: Đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống của hộ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Thuộc dự án Không thuộc dự án Không hề quan trọng Không thực sự quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm2008 Vì vậy, họ đã có những hành vi khai thác rừng trái phép và những hoạt động có tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. Điều mà các hoạt động hỗ trợ của dự án đã mang lại cho ngƣời dân vùng đệm đó là phát triển thêm những công cụ sinh kế khác theo hƣớng bền vững hơn, giảm bớt những tác động tiêu cực đến rừng do các hoạt động sinh kế của ngƣời dân tạo ra. Cùng với việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, các biện pháp xử lý nghiêm minh các hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng đã có tác dụng ngăn chặn và đấu tranh kịp thời đối với các hành vi khai thác các sản phẩm từ rừng nhƣ: lấy cây tre, luồng, củi đốt, măng, nấm, cây thuốc... các hoạt động phục vụ cuộc sống của ngƣời dân có ảnh hƣởng tiêu cực đến rừng nhƣ đã thấy trong phần phân tích trƣớc. Có thể nói việc nâng cao đời sống của ngƣời dân là việc làm và hƣớng đi đúng đắn giúp cho việc bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững VQG Tam Đảo. Việc nâng cao đời sống của ngƣời dân, tạo thêm thu nhập từ các hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo hƣớng sử dụng ít các nguồn lực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 gây ảnh hƣởng tiêu cực đến VQG Tam Đảo đã thể hiện tính hiệu quả rõ rệt. Khi cuộc sống của ngƣời dân vùng đệm giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng cũng có nghĩa là việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống của họ sẽ giảm xuống. Kết quả phân tích cho thấy các hoạt động của dự án duy trì và phát triển bền vững VQG Tam Đảo và vùng đệm đã giúp cải thiện sinh kế theo hƣớng bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thân, tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của ngƣời dân thuộc nhóm tham gia dự án và không tham gia dự án. Đây là những thành công bƣớc đầu của dự án sau khi hoạt động đƣợc 5 năm. Với thời gian ngắn nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng kết quả tích cực của dự án sẽ bộc lộ rõ hơn trong những khoảng thời gian dài hơn. 2.5.3.2. Nhận thức đối với môi trường sống Một trong những hoạt động của dự án là tuyên truyền cho ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết phải bảo vệ tính đa dạng sinh học, duy trì và phát triển tài nguyên rừng và môi trƣờng VQG Tam Đảo. Các hoạt động dự án đã cải thiện tốt hơn môi trƣờng sinh thái cho khu vực vùng đệm theo đánh giá của ngƣời dân (87% ngƣời dân đƣợc hỏi có đánh giá nhƣ vậy). Chỉ có 10% tỷ lệ số hộ đƣợc hỏi nhận thấy không có sự thay đổi về môi trƣờng sống của họ. Có 3% số hộ đƣợc hỏi lại cho rằng môi trƣờng tại địa phƣơng đang bị xấu đi do chính các tác động của con ngƣời. Các tác động xấu của con ngƣời có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: Sử dụng quá nhiều và thiếu khoa học thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, không thu gom các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ sau khi sử dụng, các hoạt động chăn nuôi của hộ nhƣng không có quy trình xử lý phân gia súc, các hoạt động khai thác quặng trong rừng... đều có tác động xấu đến môi trƣờng sống tại địa phƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Biểu 2.5: Đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi môi trƣờng 9%4% 87% Tốt hơn Không thay đổi Xấu đi Để giúp bảo vệ tốt hơn cho môi trƣờng sống của cộng đồng, nhiều hộ khi đƣợc hỏi đã cho ý kiến. Chúng tôi tập hợp đƣợc 614 ý kiến. Các ý kiến tập trung vào một số vấn đề nhƣ sau: 1. Bảo vệ rừng 2. Không sả rác bừa bãi ra môi trƣờng, đặc biệt là ra sông suối 3. Không cho khai thác quặng và đất đá trong rừng 4. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho ngƣời dân khu vực vùng đệm 5. Giữ gìn vệ sinh môi trƣờng 6. Tăng cƣờng nhận thức cho ngƣời dân 7. Các vấn đề liên quan đến quản lý, thu gom rác thải… 8. Chăn nuôi phải có chuồng trại, không thả tự do. Tóm lại, ngƣời dân đã nhận thấy đƣợc sự thay đổi môi trƣờng có liên quan đến rừng và việc bảo vệ rừng trong khu vực. Qua các hoạt động của dự án ngƣời dân cũng đã hiểu những hoạt động thay đổi sinh kế với mục tiêu ít phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng đã mang lại cuộc sống ổn định và môi trƣờng thay đổi tốt lên phục vụ cho cuộc sống của chính họ. Vì vậy, họ đã đƣa ra những đề nghị theo hƣớng nhƣ trên với mong muốn đƣợc tiếp tục triển khai dự án nếu có thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 2.5.4. Sự khác biệt và hƣớng chuyển dịch sinh kế của hai nhóm hộ Những hộ tham gia dự án đã đƣợc tập huấn, giới thiệu các phƣơng thức sinh kế thay thế cho các hoạt động liên quan đến rừng. Vậy các hoạt động sinh kế của họ có sự thay đổi khác biệt so với những hộ không tham gia dự án. Nhƣ đã phân tích ở các phần trên, chúng ta thấy các hộ sống trong cùng một khu vực không có khoảng cách xa về địa lý. Do vậy, chúng ta đã không nhận thấy có sự khác biệt quá lớn về sinh kế, thu nhập và cuộc sống giữa hai nhóm hộ. Để đánh giá khả năng thay đổi nghề nghiệp của các chi hộ, ngƣời có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của hộ, nhóm đã đặt câu hỏi: “Ông/bà sẽ làm gì khi không đƣợc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong rừng?” và đƣa ra các sự lựa chọn về nghề nghiệp có thể thay thế đƣợc. Kết quả đƣợc tác giả thể hiện ở biểu dƣới đây: Biểu 2.6: Sự chuyển dịch kinh tế giữa hai nhóm tham gia dự án và không tham gia dự án 97.5 4.2 1.7 18.3 1.7 30 96.7 3.3 0 6.7 0 6.7 0 20 40 60 80 100 120 Nông nghiệp Làm công ăn lƣơng Các công việc không thƣờng xuyên Nghề tự do Lâm nghiệp Khác Tham gia dự án Không tham gia dự án Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Kết quả là có đến 97,5% số hộ tham gia dự án và 96,7% số hộ không tham gia dự án cho rằng họ sẽ tập trung vào các hoạt động nông nghiệp nhƣ: Cây lúa nƣớc, sản xuất rau sạch, chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm... nếu họ không muốn phụ thuộc vào rừng. Một tỷ lệ nhỏ các hộ sẽ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nhƣ: Làm công ăn lƣơng, các công việc khác không thƣờng xuyên, nghề tự do... nhằm tạo ra thu nhập cho hộ. Để xem xét các ý kiến này có sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ điều tra hay không, tác giả tiến hành các kiểm định trên phần mềm SPSS với cùng một chỉ tiêu định tính giữa hai nhóm hộ. 1. Đối với sự lựa chọn các hoạt động nông nghiệp, kiểm định Pearson Chi-Square cho Hệ số Pearson Chi-Square = 0,064 và giá trị p-value = 0,800. Với kết quả nhƣ trên, ta có thể khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ về sự lựa chọn tham gia các hoạt động nông nghiệp khi không đƣợc phép thực hiện bất cứ hoạt động nào trong rừng tại mức ý nghĩa 0,1. Bởi giá trị P-value chúng ta nhận đƣợc ở trên lớn hơn rất nhiều mức ý nghĩa chúng ta đã lựa chọn. 2. Đối với sự lựa chọn nghề nghiệp làm công ăn lƣơng của các chủ hộ, kiểm định Pearson Chi-Square cho các thông số: Hệ số Pearson Chi-Square = 0,043 và giá trị p-value = 0,835 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,1 cho ta kết luận không thấy có sự khác biệt đối sự lựa chọn nghề nghiệp “làm công ăn lƣơng” của các chủ hộ ở cả hai nhóm có và không tham gia dự án. 3. Quyết định lựa chọn làm các công việc khác không thƣờng xuyên của chủ hộ thuộc hai nhóm có và không tham gia dự án cũng không thấy có sự khác biệt khi hệ số kiểm định Pearson Chi-Square = 0,507 và giá trị p- value = 0,477 không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 4. Đối với lựa chọn làm nghề tự do, kiểm định Pearson Chi-Square cho các giá trị: Hệ số Pearson Chi-Square = 2,431 và giá trị p-value = 0,119 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,1. Nên chúng ta có thể kết luận không thấy có sự khác biệt đối sự lựa chọn nghề nghiệp “làm nghề tự do” của các chủ hộ ở cả hai nhóm có và không tham gia dự án. 5. Chỉ có 1,7% số chủ hộ thuộc nhóm tham gia dự án và 0,0% số lƣợng chủ hộ không thuộc dự án cho rằng mình sẽ chuyển sang hoạt động lâm nghiệp nếu không đƣợc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong rừng tự nhiên. Kiểm định Pearson Chi-Square không thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ đối với các tiêu chí này ở mức ý nghĩa 0,05. Bởi hệ số Pearson Chi-Square = 0.507 và giá trị p-value = 0,477. 2.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ SINH KẾ 2.6.1. Phƣơng pháp luận đánh giá tác động và sinh kế Hai cách tiếp cận đánh giá tác động: 1) Đánh giá tác động của nhóm có tham gia dự án và nhóm không tham gia hoạt động dự án. 2) Đánh giá mức độ thay đổi giữa trƣớc khi thực hiện dự án và sau khi thực hiện dự án. Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng việc đánh giá tác động dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa nhóm tham gia dự án và nhóm đối chứng (không tham gia dự án) vì do việc thu thập thông tin của các hộ trƣớc khi thực hiện dự án không triển khai đƣợc. 2.6.2. Đánh giá nguồn lực trong tiếp cận sinh kế Mỗi một nguồn lực lại có nhiều chỉ tiêu khác nhau để xem xét. Việc tìm hiểu về mức độ các nguồn lực đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp cho điểm giữa hai nội dung nghiên cứu của cùng một vấn đề đó là: Một bên đánh giá mong muốn, nhận định về tầm quan trọng và ý muốn đạt đƣợc của chỉ tiêu đó và một bên là thực tế đạt đƣợc của chỉ tiêu này. Nếu càng có sự chênh lệch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 giữa hai nội dung thì tích số nhận đƣợc sẽ càng nhỏ. Phƣơng pháp tính toán cụ thể đã đƣợc tác giả trình bày trong phần tổng quan. Dƣới đây tác giả chỉ trình bày kết quả tổng hợp đánh giá các nguồn lực của 2 nhóm hộ tham gia và không tham gia dự án. Sau khi cập nhật, tổng hợp xử lý số liệu, tác giả thu đƣợc kết quả trung bình của tích số giữa nhận định tầm quan trọng và mức độ mong muốn đối với chỉ tiêu đó và kết quả thực tế có đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.22: Kết quả điều tra 5 nguồn lực của hai nhóm hộ ĐVT: điểm Nguồn lực Tham gia dự án Không tham gia dự án Nguồn lực tự nhiên 9.42 8.62 Nguồn lực con ngƣời 8.68 8.19 Nguồn lực xã hội 9.49 8.06 Nguồn lực vật chất 8.07 7.41 Nguồn lực tài chính 7.18 6.08 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2008 Qua bảng trên ta thấy, sự khác biệt giữa hai nhóm hộ là không lớn. Điều này đƣợc lý giải bởi việc các hộ này sống trong cùng một khu vực có khoảng cách về địa lý không xa nhau, vì vậy mặc dù không đƣợc tham gia dự án nhƣng họ vẫn biết về các hoạt động của dự án và nhiều hộ thấy có lợi nên cũng tự làm theo, học theo nhƣ kết quả phần hỏi về những thông tin hoạt động dự án cho thấy có đến hơn một nửa số hộ không tham gia dự án nhƣng biết về thông tin của hoạt động dự án và trong đó có khoảng 1/4 số hộ không tham gia dự án làm theo các hoạt động của dự án và cũng cho kết quả khá tốt. Kết quả đƣợc tác giả thể hiện sơ đồ dƣới đây để thấy đƣợc mối liên hệ và sự so sánh đối với các nguồn lực tại địa phƣơng giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Sơ đồ 2.1: Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu 0 2 4 6 8 10 Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực con ngƣời Nguồn lực xã hộiNguồn lực vật chất Nguồn lực tài chính Tham gia dự án Không tham gia dự án Qua sơ đồ 2.1 chúng ta thấy rằng tất cả 5 chỉ tiêu nguồn lực nói trên đối với nhóm hộ tham gia dự án đều có kết quả cao hơn về mặt số học so với nhóm hộ không tham gia dự án. Điều đó cho thấy các hộ tham gia dự án có tích số giữa nhận định tầm quan trọng và mức độ mong muốn đối với chỉ tiêu đó và kết quả thực tế nhận đƣợc là cao hơn so với các hộ không tham gia dự án. Có hai tình huống xảy ra để giải thích kết quả trên, thứ nhất các hộ tham gia dự án đƣợc dự án tập huấn nên có nhận thức tốt hơn về mức độ quan trọng của các nguồn lực tại địa phƣơng; thứ hai nhóm hộ tham gia dự án nhận đƣợc các hỗ trợ từ dự án nhƣ: Vốn, con giống, cây giống, phân bón và đƣợc tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp... nên đã có thu nhập từ những sự trợ giúp ban đầu của dự án. Để khẳng định các nhận xét trên tác giả tiến hành kiểm định các giả thiết thống kê với cùng một chỉ tiêu nguồn lực giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Kết quả kiểm định Wilcoxon Test đối với từng chỉ tiêu nguồn lực cho các kết quả nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Đối với nguồn lực tự nhiên Nguồn lực tự nhiên mà đề tài đề cập trong nghiên cứu bao gồm: Tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai, nguồn nƣớc, không khí... và việc khẳng định nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn nhóm hộ không tham gia dự án không có nghĩa là nhóm hộ tham gia dự án có nhiều rừng, nhiều đất đai.... hơn nhóm hộ không tham gia dự án. Mà thực chất của sự khác biệt là nhận thức của nhóm hộ tham gia dự án đối với tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của hộ cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án. Sự khác biệt về nhận thức này có đƣợc là do các hộ tham gia dự án đƣợc trực tiếp tham gia các lớp tập huấn của dự án nên có nhận thức sâu sắc hơn về các nội dung nói trên. Kiểm định Wilcoxon Test cho các giá trị Z = - 2,427 với P-value = 0,015, giá trị này nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Đối chiếu với các tham số: giá trị trung bình của chỉ tiêu “nguồn lực tự nhiên” giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án đƣợc trình bày ở bảng trên. Chúng ta có cơ sở để khẳng định nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ tham gia dự án (9,42điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (8,62 điểm) tại mức ý nghĩa 0,05. Đối với nguồn lực con người Kiểm định Wilcoxon Test cho các giá trị Z = - 2,667 với P-value = 0,008; giá trị này nhỏ hơn 0,01. Nên ta có thể khẳng định nguồn lực về con ngƣời của nhóm hộ tham gia dự án (9,42 điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (8,62 điểm) tại mức ý nghĩa 0,01. Các chỉ tiêu về nguồn lực con ngƣời bao gồm: Các kiến thức, kỹ năng trong quản lý và sản xuất nông nghiệp; quản lý bảo vệ và phát triển rừng; thời gian cần thiết cho việc thu lƣợm củi đốt và thời gian để làm các công việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 khác... Qua phân tích trên đây, ta có thể kết luận nhóm hộ tham gia dự án có số điểm về nguồn lực con ngƣời cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án tại mức ý nghĩa 0,1. Đến đây một lần nữa ta khẳng định đƣợc hiệu quả của dự án đã đạt đƣợc trong việc phát triển nguồn nhân lực cho vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc thông qua các hoạt động hỗ trợ, đào tạo, tuyên truyền và giáo dục của dự án. Đối với nguồn lực xã hội Các tiêu chí đánh giá nguồn lực xã hội bao gồm: Sự tôn trọng và cải thiện các quy định, truyền thống văn hoá; tăng cƣờng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng; tập huấn kỹ thuật sản xuất của dự án đã có tác dụng làm giảm các hoạt động không đƣợc phép diễn ra trong rừng, sự công bằng trong quản lý và sử dụng các tài nguyên rừng và các mâu thuẫn trong sử dụng ruộng đất... Kiểm định Wilcoxon Test cho các giá trị thống kê Z = - 3,294 và p- value = 0.001. Ta nhận thấy giá trị p-value = 0,001 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,01. So sánh hai giá trị trung bình về điểm của chỉ tiêu nguồn lực xã hội của hai nhóm hộ, ta có thể khẳng định nguồn lực xã hội của nhóm hộ tham gia dự án (9,49 điểm) cao hơn các hộ thuộc nhóm không tham gia dự án (8,18 điểm) tại mức ý nghĩa 0,01. Đối với nguồn lực vật chất Các tiêu chí để đánh giá nguồn lực vật chất bao gồm: Các hoạt động trồng cỏ giúp cho việc chăn nuôi gia súc nhƣ trâu bò... phát triển, đánh giá việc cung cấp cây con giống với chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý của các trạm giống, các giống mới do dự án cung cấp có làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, việc cung cấp lợn giống cho các hộ tham gia dự án có làm tăng thu nhập cho hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Kết quả kiểm định thống kê Wilcoxon Test cho các giá trị Z = - 1,820 và p-value = 0,069 có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,1, chúng ta có thể khẳng định nguồn lực về vật chất của nhóm hộ tham gia dự án (8,20 điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (7,41 điểm). Đối với nguồn lực tài chính Ta có kết quả kiểm định từ thống kê Wilcoxon Test cho các giá trị Z = - 2.824 với p-value = 0,005 có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,01 nên chúng ta có thể khẳng định nguồn lực về tài chính của nhóm hộ tham gia dự án (7,18 điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (6,08 điểm). Các tiêu chí để đánh giá nguồn lực tài chính trong đề tài nghiên cứu bao gồm: Sự trợ giúp về vốn từ các ngân hàng (nhƣ ngân hàng nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội), các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn vay từ hàng xóm đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; các hoạt động đƣợc phép diễn ra trong rừng mang lại lợi ích cho hộ. Nhận xét chung: Thông qua việc đánh giá, phân tích 5 nguồn lực trong đánh giá sinh kế của ngƣời dân giữa hai nhóm hộ, kết quả là cả 5 chỉ tiêu nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con ngƣời, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính của nhóm hộ tham gia dự án đều cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án. Đó là kết quả do tác động của dự án mang lại cho các hộ sự phát triển ổn định về sinh kế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HÌNH THÀNH SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO KHU VỰC VĨNH PHÚC 3.1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng trong sinh kế của ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo - Khả năng quản lý kinh tế của những hộ có thu nhập thấp còn hạn chế. Nguồn thu nhập của nhóm hộ này chỉ tập trung chủ yếu vào cây lúa và những cây trồng có kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất và hiệu quả không cao. Ngành chăn nuôi ở nhóm hộ này rất kém phát triển. Vật nuôi chủ yếu chỉ là gà, lợn đƣợc chăn thả bán tự nhiên nên năng suất rất thấp và chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình, sản phẩm hàng hoá hầu nhƣ rất ít. Chính trình độ quản lý kinh tế yếu kém đã khiến thu nhập của những hộ nghèo rất thấp. Nên họ có xu hƣớng khai thác và tổ chức hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên sẵn có từ rừng. - Diện tích đất canh tác ít: Hiện tại diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ tham gia dự án là 1790,46 m2, của nhóm hộ không tham gia dự án là 1753,20 m 2 . Trong đó phần lớn diện tích đƣợc các hộ sử dụng để canh tác lúa nƣớc một vụ với năng suất thấp. Bởi đồng bào các dân tộc nhƣ: Sán Chí, Sán Dìu, Dao… thì canh tác lúa nƣớc không phải là phƣơng pháp canh tác truyền thống của họ. Phƣơng pháp canh tác này đƣợc những ngƣời dân tộc thiểu số học từ ngƣời kinh. Vì vậy, kinh nghiệm sản xuất của ngƣời dân còn ít. Hơn nữa trình độ văn hoá và nhận thức của đa phần trong số họ vẫn còn hạn chế nên việc thâm canh ít hiệu quả, năng suất thấp. Mà nông nghiệp lại là nguồn thu chủ yếu của ngƣời dân tại khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo. Thu nhập thấp trong khi nhu cầu cho cuộc sống ngày càng nâng cao đã khiến cho sinh kế của ngƣời dân phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 - Khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng của cộng đồng đặc biệt là nhóm hộ nghèo rất hạn chế. Có thể do họ ở xa trung tâm, thiếu phƣơng tiện, hạn chế về trình độ học vấn… nên hầu hết giá cả các loại nông sản của cộng đồng bán ra thấp do bị tiểu thƣơng ép giá. Điều này kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng góp phần gây nên tình trạng phụ thuộc vào rừng trong sinh kế của ngƣời dân vùng đệm. - Việc khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng, quy hoạch đất nông nghiệp theo chúng tôi có mức độ ảnh hƣởng cao nhất đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng VQG Tam Đảo. Hoạt động khai thác trái phép rừng không những gây ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng mà nó còn đem lại hiệu ứng tiêu cực đối với những hộ dân nghèo nhƣng chấp hành tốt các quy định về bảo về rừng. Việc quy hoạch đất nông nghiệp không hợp lý sẽ gây nên lãng phí và hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Từ đó ngƣời dân sẽ tìm đến tài nguyên rừng nhƣ nguồn thu nhập bổ sung cho những khoản thu đƣợc ít ỏi từ sản xuất nông nghiệp. - Vấn đề gia tăng dân số, nhu cầu về đất canh tác, nhận thức bảo tồn và sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng, tập quán sử dụng tài nguyên rừng, lâm sản ngoài gỗ, khả năng tiếp cận thông tin, chính sách, việc quản lý mua bán, tiêu thụ các lâm sản ngoài gỗ ở quy mô lớn cũng là những nguyên nhân khiến ngƣời dân có thể sẽ quay trở lại với các sinh kế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. - Việc triển khai nhiều chính sách chƣa làm cho ngƣời dân có thể hiểu và thực thi đúng, thiếu các chính sách trợ giúp cộng đồng thay đổi sinh kế theo hƣớng giảm phụ thuộc vào tài nguyên rừng. - Thiên tai, bệnh dịch, thiếu đất canh tác cây lâu năm và địa hình dốc… dẫn đến thu nhập của một bộ phận ngƣời dân thuộc vùng đệm thấp và đời sống bấp bênh. Trong khi họ đang sống ở vùng đệm VQG Tam Đảo có hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 động thức vật phong phú, phạm vi phân bổ lâm sản ngoài gỗ rộng, dễ khai thác là những điều kiện hấp dẫn ngƣời dân sử dụng những sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng. Từ việc chỉ ra các nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng tự nhiên trong sinh kế của ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo đã nêu trên. Chúng tôi mạnh dạn đƣa ra một số nhóm giải pháp tổng hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống ngƣời dân. Từ đó, sẽ hạn chế tối thiểu các hoạt động sinh kế có ảnh hƣởng tiêu cực đến việc duy trì, phát triển VQG Tam Đảo. 3.2. Một số giải pháp góp phần hình thành sinh kế bền vững cho ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc 3.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về chính phủ - Có quy hoạch cụ thể để phân biệt rõ vùng đệm và VQG bằng việc cắm mốc gianh giới tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân đều biết và thuận tiện cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng thuộc VQG Tam Đảo. - Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cho khu vực vùng đệm nhƣ: đƣờng xá, cầu cống, thông tin liên lạc… tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời dân thuộc vùng đệm phát triển kinh tế hàng hoá, nâng cao thu nhập. - Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc, kết hợp với viện nghiên cứu, các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc khác khảo sát, nghiên cứu đƣa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì và phát triển rừng tại khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc. - Tiếp tục có các chƣơng trình hỗ trợ khác nhằm duy trì tính bền vững của các thành quả đã đạt đƣợc sau khi kết thúc dự án nhƣ: Cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi, tập huấn các kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nguồn lợi lâm sản… miễn phí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 3.2.2. Nhóm giải pháp thuộc về địa phương - Công tác quy hoạch đất đai + Đối với đất dành cho hoạt động nông nghiệp: Cần có đƣợc quy hoạch theo hƣớng áp dụng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu qua sử dụng đất, gắn với cơ cấu cây trồng hợp lý. + Đối với đất dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại quy hoạch và giải quyết nhanh chóng kịp thời các vấn đề vƣớng mắc, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ cá thể đầu tƣ sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực mà địa phƣơng có thế mạnh nhƣ: chế biến lâm sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng... - Xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn + Đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đƣờng giao thông quan trọng đi qua các xã vùng đệm nhƣ: Đƣờng Hợp Châu - Tây Thiên, đƣờng Hợp Châu - Minh Quang, đƣờng Hồ Sơn - Lõng Sâu. + Tiếp tục việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa một số chợ đang bị xuống cấp nhƣ: Chợ Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan nhằm phát triển hoạt động thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân trong và ngoài vùng đệm. - Phát triển du lịch sinh thái: + Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tạo bƣớc phát triển mạnh ngành du lịch - dịch vụ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đặc biệt chú trọng thực hiện đề án phát triển về du lịch, dịch vụ nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ. + Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí, khu du lịch... và tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch - dịch vụ. Đẩy nhanh công tác quy hoạch chi tiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 các khu du lịch. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng khu nghỉ mát Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên. Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đã đƣợc cấp phép đầu tƣ vào khu du lịch và thực hiện cơ chế chính sách thông thoáng nhất của tỉnh để thu hút đầu tƣ phát triển du lịch. - Tăng cường hoạt động tuyên truyền về kết quả của dự án: Chính quyền các cấp cần tiếp tục tuyên truyền về kết quả của dự án thông qua các hình thức phát thanh, truyền hình, bảng tin... để ngƣời dân hiểu đƣợc những lợi ích mà họ đã đƣợc hƣởng thông qua các hoạt động hỗ trợ của dự án, đồng thời cần tuyên truyền để ngƣời dân vùng đệm hiểu họ phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển tài nguyên rừng cho thế hệ mai sau. 3.2.3. Nhóm giải pháp thuộc về Ban quan lý dự án - Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phƣơng vùng đệm triển khai chƣơng trình phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích các hộ nông dân gieo trồng hết diện tích, đúng khung thời vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đƣa giống cây có năng suất, chất lƣợng gắn với thị trƣờng, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Đặc biệt Ban quan lý dự án cần tiếp tục phối hợp với phòng nông nghiệp khuyến nông và các xã vùng đệm vận động các hộ nông dân chuyển đổi những diện tích cấy lúa không hiệu quả chuyển sang trồng rau, hoa màu khác... - Phối hợp hỗ trợ các địa phƣơng trong việc quy hoạch và đầu tƣ xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, từng bƣớc đảm bảo chủ động đủ nƣớc tƣới cho nông nghiệp. Bởi thiếu nƣớc tƣới là một trong những vấn đề mà các xã vùng đệm vƣờn quốc gia Tam Đảo đang gặp phải. - Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất chuyên canh có năng suất, chất lƣợng cao và các khu sản xuất rau an toàn ... Nhƣ vậy mới tạo những tiền đề cơ bản cho việc hình thành các sinh kế bền vững tại các xã vùng đệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 - Tập trung hỗ trợ vốn vay với lãi suất ƣu đãi nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hƣớng tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. - Chú trọng hỗ trợ đƣa giống mới có năng suất cao, chất lƣợng cao, mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ cho đàn gia súc và tận dụng tối đa các ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản. - Tăng cƣơng các hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh thú y, chuồng trại mở rộng đến nhóm hộ không tham gia dự án trong thời gian tới để phát triển chăn nuôi ở vùng đệm gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo môi trƣờng sinh thái. - Tạo điều kiện về vốn vay cho các hộ dân mạnh dạn đi tiên phong trong việc đầu tƣ phát triển chăn nuôi các loại vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao nhƣ: nhím, lợn rừng, Ba ba, lƣơn, ếch... - Dự án cũng cần có những hỗ trợ theo chiều sâu cho hoạt động chăn nuôi của ngƣời dân vùng đệm nhƣ hỗ trợ cho công tác kiểm dịch động vật, tổ chức triển khai tốt phun thuốc khử trùng tiêu độc và tiêm phòng gia súc gia cầm, tổ chức tuyên truyền tố công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. - Phối hợp với đội ngũ khuyến nông địa phƣơng đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật xây dựng nhiều mô hình điểm để tuyên truyền, khuyến khích nông dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tạo ra những sinh kế mới có tính chất bền vững hơn. 3.2.4. Nhóm giải pháp thuộc về người dân vùng đệm * Các giải pháp về nhân khẩu học Chính quyền địa phƣơng các cấp cần tiếp tục thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm làm giảm quy mô của các hộ gia đình. Từ kết quả phân tích cho thấy khi quy mô hộ gia đình giảm xuống sẽ góp phần nâng cao mức thu nhập cho các thành viên trong hộ gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 Hiện nay trong khu vực vùng đệm vẫn còn có những tập tục, tƣ duy lạc hậu nhƣ sinh nhiều, sinh con trai… dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn diễn ra. Trong điều kiện đất chật, ngƣời đông cùng với đó là thiếu các công việc phi nông nghiệp trên địa bàn, dẫn đến đông con nhƣng ít lao động và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng VQG đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của hộ gia đình. Để thực hiện tốt giải pháp này, chính quyền, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng tới từng hộ gia đình. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể vào việc phát triển kinh tế xã hội tại các xã vùng đệm. Phối kết hợp giữa việc vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình với vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, vì chỉ khi nào gắn đƣợc những lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế với vận động thì khi đó cuộc vận động mới thành công. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình vùng đệm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình hợp lý là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế, ổn định đời sống ngƣời dân vùng đệm nhằm thực hiện trƣớc một bƣớc công tác phòng chống khai thác trái phép rừng tự nhiên. Đã có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm và chủ yếu diễn ra ở những vùng có điều kiện tƣơng đối thuận lợi. Từ kết quả nghiên cứu đƣa đến đề xuất: - Thay đổi tập quán chăn nuôi theo hƣớng đa dạng hóa và đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chú trọng thế mạnh của chăn nuôi gia súc truyền thống theo phƣơng thức thâm canh: Chăn nuôi trâu bò là một hoạt động có xu hƣơng phát triển tốt, tạo nguồn thu nhập cao cho cộng đồng ngƣời dân vùng đệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 - Ngoài việc phát triển chăn nuôi trâu, bò nhƣ hiện này, các hộ dân thuộc vùng đệm nên chú trọng phát triển chăn nuôi dê trong thời gian tới. Bởi vì, đây là khu vực có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất đồi núi, đất trồng rừng còn nhiều là điều kiện thuận lợi về diện tích chăn thả. Với yêu cầu đầu tƣ và nhu cầu thị trƣờng hiện nay thì phát triển chăn nuôi dê là một hƣớng đi quan trọng góp phần tạo việc, làm nâng cao thu nhập của ngƣời dân vùng đệm ngay tại quê hƣơng của mình. - Cộng đồng ngƣời dân vùng đệm cần thảo luận đi đến quy định số lƣợng đàn gia súc tối đa đƣợc nuôi của mỗi hộ, xây dựng và thực hiện quy ƣớc cộng đồng về vùng chăn thả, các hộ gia đình cần quan tâm hơn đến việc chăn dắt đàn trâu, bò, dê… hạn chế sự phá hoại của gia súc đối với rừng. - Các hộ dân vùng đệm nên đầu tƣ phát triển chăn nuôi các loài bán hoang dã để khai thác các điều kiện chăn nuôi đặc thù của riêng vùng đệm, tạo ra những những nông sản mà thị trƣờng có nhu cầu lớn và có giá trị kinh tế rất cao. * Phát triển các ngành nghề phụ Các hộ gia đình thuộc vùng đệm có điều kiện thuận lợi về lực lƣợng lao động trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hạn, nhƣng lại không có nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, khu vực này lại có những nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nhƣ: tre, nứa, lá, khai thác đá, đất sét… Chính vì vậy, phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập thêm các ngành nghề mới là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho ngƣời dân vùng đệm. Các ngành nghề phụ có thể mở rộng nhƣ: Ngành nghề làm mành, làm cót, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm gạch, khai thác vật liệu xây dựng,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 * Các giải pháp hỗ trợ về vốn Vốn là một vấn đề quan trọng đối với các hộ gia đình thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo. Khi cho vay vốn, các tổ chức tín dụng cần chú ý cho vay để mua sắm trang thiết bị, may móc phục vụ cho sản xuất, nhất là với các hộ dân tộc thiểu số. Thu nhập của ngƣời dân còn thấp, tích luỹ không nhiều. Mặc dù trong thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ gia đình thuộc vùng đệm nhƣ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng bán chính thống. Tuy nhiên, các hoạt động tín dụng vẫn còn một số bất cập nhƣ: - Mức vốn vay bình quân cho hộ nghèo không cao đã hạn chế khả năng đầu tƣ phát triển sản xuất của hộ. - Một số địa phƣơng không làm tốt công tác thẩm định mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến vốn sử dụng sai mục đích, không tạo ra lợi nhuận. Ví dụ, vay vốn ngân hàng để đóng góp xây dựng nhà văn hoá… - Các tổ chức tín dụng chƣa làm tốt công tác hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng vốn hiệu quả và giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ dân vùng đệm. - Thời gian cho vay vốn cũng còn nhiều bất cập, thƣờng hộ nghèo đƣợc vay trong thời gian 3 năm. Nhƣng thực tế 3 năm không phải là khoảng thời gian có thể đủ để hoàn vốn và có tích luỹ trong nhiều hoạt động đầu tƣ sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Muốn phát triển kinh tế đòi hỏi hộ phải có đầu tƣ chiến lƣợc, đầu tƣ cho các hoạt động mang tính dài hạn… đòi hỏi thời gian vay vốn phải phù hợp. Từ thực trạng này, chúng tôi đề xuất nhƣ sau: - Cần nâng cao hơn nữa quy mô vốn cho các hộ dân thuộc vùng đệm cũng nhƣ thời gian vay vốn. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của từng hoạt động sản xuất kinh doanh mà quyết định mức vốn và thời gian cho vay hợp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 - Cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác thẩm định, hƣớng dẫn và giám sát việc sử dụng vốn của các hộ dân thuộc vùng đệm. Coi đây là yêu cầu cấp thiết trong việc cho vay vốn đối với các hộ. - Nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng sản xuất cho hộ gia đình Một số đề xuất để thực hiện giải pháp nâng cao kỹ năng sản xuất cho các hộ gia đình thuộc khu vục vùng đệm: - Cần tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cho các hộ nông dân thuộc vùng đệm, đặc biệt với hộ dân tộc thiểu số. - Các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất cần có sự hƣớng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức đƣợc chuyển giao vào thực tế, không nên chỉ dừng lại ở việc chuyển giao kỹ thuật. - Nên hình thành các tổ nhóm tƣơng trợ với quy mô nhỏ để sự giúp đỡ đƣợc thiết thực, tránh tình trạng hình thức, không hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Thu nhập bình quân của ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo đã đƣợc cải thiện nhiều. Song khoảng cách chênh lệch về thu nhập là khá lớn và có xu hƣớng ngày càng nới rộng hơn. Nên đời sống của cộng đồng dân tộc tại chỗ còn gặp không ít khó khăn. - Nghiên cứu đã cho thấy một số loại hình sinh kế có ảnh hƣởng tiêu cực đến tài nguyền rừng VQG nhƣ: Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật hoang dã trái phép, khai thác các nguồn tài nguyên và phụ thuộc vào thiên nhiên. - Thu nhập từ các loại cây ngắn ngày là nguồn thu chủ yếu của cộng đồng lại thấp và không ổn định do trình độ canh tác và đầu tƣ thấp, cơ cấu cây trồng tuy đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực song vẫn chƣa thực sự phù hợp, thiếu đất canh tác, thiên tai, dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra. Nhiều tiềm năng của địa phƣơng nhƣ chăn nuôi đại gia súc, kinh tế vƣờn hộ, khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ chƣa đƣợc phát huy một cách đúng mức. - Đời sống của một bộ phận ngƣời dân vùng đệm còn khó khăn. Vì cuộc sống mƣu sinh họ trở thành những ngƣời có tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng tự nhiên thuộc VQG Tam Đảo. - Lâm sản ngoài gỗ trong khu vực đa dạng và phong phú từ thành phần loài đến dạng sống. Nghiên cứu đã xác định đƣợc trên 30 loài lâm sản ngoài gỗ đang đƣợc khai thác và sử dụng trong cộng đồngcho các mục đích khác nhau. Khả năng của rừng tự nhiên ở khu vực chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngƣời dân địa phƣơng, do đó xu hƣơng thƣơng mại hoá các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ là một trong những mối quan ngại lớn do đó ảnh hƣởng lớn đến nguồn tài nguyên rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 - Các loại cây có giá trị dƣợc liệu vốn rất phong phú nhƣng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức trong nghiên cứu, khai thác và sử dụng tại cộng đồng. - Dự án đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đã đề ra của mình đó là giảm đói nghèo và củng cố phƣơng thức quản lý có sự tham gia ở cấp xã tại vùng đệm để bảo vệ môi trƣờng VQG Tam Đảo. - Dự án đã góp phần làm giảm đáng kể các hoạt động gây ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng nhƣ việc thu hái củi trên cây, săn bắn và khai thác khoáng sản. Trong khi đó các hoạt động phát triển nguồn tài nguyên rừng, tạo ra những nguồn thu nhập hợp pháp từ việc bảo vệ VQG có chiều hƣớng gia tăng. - Dự án đã góp phần đáng kể trong việc thay đổi nhận thức và ý thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của VQG. - Dự án đã góp phần nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho cả nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. Song kết quả sản xuất kinh doanh, chất lƣợng cuộc sống của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn hẳn nhóm hộ không tham gia dự án là biểu hiện sinh động nhất cho thành công của dự án. - Dự án đã góp phần thay đổi theo và hình thành những hƣớng phát triển sinh kế bền vững hơn. - Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý là làm cách nào để chúng ta duy trì đƣợc những kết quả tốt đẹp mà dự án đã tạo ra. Đặc biệt là việc giữ vững và nâng cao đƣợc nhận thức ý thức bảo về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống của ngƣời dân vùng đệm trƣớc những áp lực của nhu cầu cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những lực hút kéo họ trở lại với cách tƣ duy và sự nhận thức đã đƣợc ăn sâu qua nhiều thế hệ. - Dự án đã góp phần tạo nên tính chủ động, dám nghĩ dám làm, chấp nhận những cách làm ăn mới để có thu nhập cao hơn từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng… của ngƣời dân theo hƣớng giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 - Một trong những kết quả quan trọng của dự án đó là đã số ngƣời dân đã hiểu đƣợc vai trò rất quan trọng của rừng đối với cuộc sống của loài ngƣời mà hẹp hơn là cuộc sống của chính họ và những thế hệ sau của họ. - Dự án đã góp phần thay đổi cách tạo ra thu nhập cho ngƣời dân vùng đệm. Họ đã hiểu họ có thể tạo ra thu nhập không chỉ bằng những công việc liên quan đến việc khai thác, phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Họ có thể tạo ra thu nhập bằng chính việc thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ năng lao động, sáng tạo và nhạy bén trong đầu tƣ sản xuất kinh doanh, thậm chí là tìm những công việc phi nông lâm nghiệp để tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, ổn định hơn và ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn. 2. Kiến nghị - Đối với những hộ dân thuộc diện đói nghèo của vùng đệm dự án nên chọn các hoạt động trực tiếp và nhanh chóng cải thiện đƣợc cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân (lƣơng thực, nƣớc, sức khỏe, nhà ở, tăng thu nhập..). - Dự án nên có những nghiên cứu đánh giá về phƣơng thức và hiệu quả của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên nhiên và môi trƣờng. Đây là khâu then chốt để làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc vấn đề và nguyên nhân gây ra suy thoái môi trƣờng; tạo cho họ lòng tin là họ có thể tự cải thiện đƣợc cuộc sống của họ bằng cách sử dụng một cách hợp lý và lâu dài tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất, nƣớc mà họ có). - Dự án cần tuyên truyền giáo dục nhằm tạo dựng đƣợc niềm tự hào về những đặc trƣng tự nhiên có một không hai của VQG Tam Đảo cho ngƣời dân. Từ đó họ sẽ tự giác và tích cực hơn trong việc duy trì và phát triển VQG. - Các hoạt động của dự án cần đƣợc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể và hiện thực hơn, với những mục tiêu ngắn hạn có tính khả thi cao. Tránh việc xây dựng những mục tiêu dài hạn khó hoạt thành đƣợc, tạo ra sự thất vọng và những cản trở dẫn đến tình trạng trì trệ và mất lòng tin của ngƣời dân vùng đệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 - Sự tham gia của ngƣời dân cần đƣợc quán triệt rõ trong mọi hoạt động triển khai dự án. Tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đƣa từ trên xuống. Nhất thiết không để ngƣời dân có suy nghĩ dự án đang làm thay công việc của họ, mà dự án đến để hỗ trợ họ tự giải quyết và vƣợt qua những khó khăn mà hộ đang phải đối mặt. - Dự án nên đƣợc triển khai có trọng tâm trọng điểm tránh dàn trải không tạo đƣợc kết quả ấn tƣợng thực sự thu hút đƣợc sự chú ý, học hỏi và làm theo. Vì vậy dự án cần tạo đƣợc những mô hình tốt có tính chất vƣợt trội sẽ là sự tuyên truyền thiết thực và hiệu quả nhất để ngƣời dân chú ý học hỏi và làm theo. - Mọi hoạt động của dự án nên đƣợc tổ chức một cách công khai, dân chủ, đem lại những nguồn lợi công bằng trong cộng đồng. - Khi xây dựng kế hoạch các hoạt động của dự án cần tham khảo ý kiến của Ban quản lý VQG Tam Đảo, chính quyền các cấp và nhân dân địa phƣơng nhằm đảm bảo sự thống nhất hợp tác chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các hoạt động của dự án đƣợc triển khai đạt kết quả tốt. - Thời gian thực hiện dự án ngắn do vậy những thay đổi về nhận thức cũng nhƣ thay đổi trong sinh kế còn chƣa thực sự rõ nét. Do vậy, đề nghị về phía cơ quan tài trợ tiếp tục hỗ trợ để dự án có thể kéo dài thời gian hoạt động của dự án, đảm bảo một kết quả ổn định và bền vững. - Các hoạt động dự án, cách tiếp cận của dự án đến việc bảo vệ rừng tự nhiên quốc gia là những tiếp cận phù hợp đề nghị có thể nhân rộng mô hình điểm này. - Trƣớc mối quan hệ giữa đói nghèo và sự phụ thuộc của sinh kế lên tài nguyên rừng đã đƣợc phát hiện là chặt chẽ, việc tập trung vào các hoạt động xoá đói giảm nghèo và tạo ra các nguồn thu nhập thay thế đƣợc xem là phù hợp. Các chính sách và chƣơng trình có thể tác động trực tiếp lên các hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 động tạo thu nhập không phụ thuộc vào rừng bao gồm cung cấp đào tạo kỹ thuật và đào tạo dạy nghề, phát triển làng nghề, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, cung cấp dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ vật tƣ đầu vào cho sản xuất. - Rừng trồng đƣợc quản lý và sử dụng bởi các hộ gia đình và việc khuyến khích sử dụng nguồn chất đốt không phải là gỗ có thể giảm tác động do ngƣời dân thu hái củi lên VQG Tam Đảo. - Cần có thêm những nghiên cứu về tính bền vững của những kết quả mà dự án đem lại nhƣng nó lại nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này. - Các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho du lịch cần đƣợc qui hoạch cẩn thận để ngành du lịch có thể góp phần nâng cao nguồn thu nhập trong khu vực Tam Đảo. Hơn nữa, cần đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều đƣợc hƣởng lợi ích thu đƣợc từ ngành du lịch đang lớn mạnh. Ngành du lịch dƣờng nhƣ tạo một cơ hội thực sự nhằm chuyển các hoạt động thu nhập khỏi những hoạt động có tác động tiêu cực lên rừng mà ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo chƣa khai thác hết tiềm năng, nhất là tiềm năng du lịch sinh thái gắn với nghiên cứu khoa học hay nghỉ dƣỡng. - Sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cấp chính quyền khác nhau và sự thiếu tham gia của chính quyền địa phƣơng và các cộng đồng dân cƣ đã dẫn đến sự quản lý yếu kém vƣờn quốc gia Tam Đảo. Do đó, việc đƣa ra những chỉ dẫn rõ ràng cho các kế hoạch quản lý rừng, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân trong vùng đệm và huy động nhiều chủ thể địa phƣơng hơn trong tham gia quản lý là hết sức cần thiết nhằm theo đuổi việc quản lý bền vững VQG. - Cần có các phƣơng tiện, công cụ trực quan và truyền thông thông tin nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Cần chú ý hơn tới việc kí kết và tổ chức các chiến dịch thông tin để chỉ rõ ranh giới của VQG. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 - Cần có các chính sách nhƣ chính sách tín dụng, chính sách đầu tƣ, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế để kế thừa và phát huy các hoạt động của dự án GTZ sau khi dự án kết thúc thời gian hoạt động tại địa phƣơng. - Các hộ đang tham gia dự án cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu từ sản xuất nhằm nâng cao đời sống. Các hộ khác chƣa tham gia dự án nên làm theo các hoạt động sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao từ nhóm các hộ tham gia dự án. Đối với các khoản thu có từ sự hỗ trợ của dự án, ngƣời dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tƣ cho giai đoạn tiếp sau đó. - Ban quản lý dự án phải lựa chọn những hộ có kinh nghiệm, chịu khó làm ăn, có mong muốn và quyết tâm thoát nghèo. - Tập huấn kỹ lƣỡng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trƣớc khi chuyển giao cây, con giống. - Thƣờng xuyên cử cán bộ đến kiểm tra, trợ giúp khi cần thiết. Nên có lịch đi kiểm tra định kỳ để kịp thời hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi. - Tập chung vào một số hộ có kiến thức chăn nuôi để thuận lợi cho việc quản lý và trợ giúp. Khi mô hình phát triển thành công sẽ áp dụng và nhân rộng cho các hộ khác học tập và làm theo. - Nghiên cứu các đặc tính sinh lý, môi trƣờng, nguồn nƣớc, thức ăn, tập quán gieo trồng, chăn nuôi của các loại cây giống - con giống mà dự án định hỗ trợ có phù hợp với địa phƣơng hay không. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Nguyễn Quang Hợp (2004), Bài giảng Kinh tế phát triển nông nghiệp – nông thôn, Thái Nguyên. [2]. Nguyễn Văn Huân, Hoàng Đình Phu (2003), Những vấn đề kinh tế - xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội. [3]. Bảo Huy & Cộng sự (2005), Báo cáo nghiên cứu tham vấn hiện trƣờng khu vực Tây Nguyên về: “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam”, ĐăkNông. [4]. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội - 2002. [5]. Nguyễn Bá Long, Kinh nghiệm giải quyết xung đột vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên ở một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn, Kỳ 2 tháng 3/2006. [6]. Mạng lƣới các trung tâm nuôi trồng thuỷ sản châu Á Thái Bình Dƣơng (NACA), Phƣơng pháp đánh giá nông thôn và phân tích sinh kế bền vững - Khái niệm và ứng dụng, Hà Nội, 2006. [7]. Nguyễn Hồng Phƣơng, Lê Thuý Vân Nhi, Nguyễn Phƣơng Đại Nguyên, Trần Thị Huế (2008), Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm và ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Chu Yang Sin, ĐăkLăk. [8]. Võ Quý (1998), Về vấn đề quản lý vùng đệm ở việt nam - những kinh nghiệm bƣớc đầu. [9]. Đỗ Anh Tài (2008), Giáo trình phân tích số liệu thống kê, NXB Thống kê. [10]. Nguyễn Bá Thụ (2009), về chính sách cho vùng đệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 [11]. Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Miền Trung, nghiên cứu ảnh hƣởng của quản lý tài nguyên rừng và đất đến sinh kế ngƣời dân miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế, 2005. [12]. Văn phòng Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tại Việt Nam, Báo cáo Điều tra kinh tế hộ gia đình nông thôn vùng đệm VQG Tam Đảo, Hà Nội, 2005. [13]. Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn Thành (2005), Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của ngƣời dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [14]. Webside của Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Tam Đảo. Tiếng Anh [15]. Bishop, J.T. (ed.)(1999). Valuting Forest: A teview of Methods and Applications in Developming Countries. International Institute for Environment and Development: London. [16]. Chamber, R. & Longhurst, R. (1986). Trees, seasons and the poo. In Longurst, R., ed. Seasonality and poverty [17]. Chandeaskhran (1996), proseeding: Electronic confevence on addressing natural resource conflicfs through community forestry. [18]. Johnson. Webster and Barlowe (1954), Raleigh. Land Problems and Policies. New Work. McGraw-Hill Book Company INC. [19]. GoV and GEF (1994). Biodiversity action plan for Vietnam. Hanoi, Vietnam: Government of the Socialist Republic of Vietnam, Global Environment Facility. [20]. Guha, Ramchandra (1989). The Unquied Woods:Ecological Change and Peasant Resistance in the Himalaya. Berkeley. University of California Press. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 [21]. Gunawan, Rimbo (2000). Power, Meaning and Forest Conservation in the Halimun National Park, West Java, Indonesia. MA Thesis. Manila. Ateneo de Manila University. [22]. Maxwell, Daniel; Wiebe, Keith (1999). Land Tenure and Food Security: Exploring Dynamic Linkages in Development and Change. Hague. Blackwell Publishers. [23]. Rambo, A. Terry and Le Trong Cuc et al (1996). Development trends in Vietnam's northern mountain region. Final report of a study conducted for the Swedish International Cooperation Agency. Honolulu, HI and Hanoi, Vietnam: East-West Center Program on Environment and Center for Natural Resources and Environmental Studies, Vietnam National University. [24]. Sato, Jin (2000). People in Between: Conversion and conservation of the Forest Lands in Thailand in Development and change, Hague. Blackwell Publishers. [25]. Luong Van Tien (1991). Country paper Vietnam. Contribution to the regional expert consultation on non-wood forest products in the Asia- Pacific region.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3LV_09_KTampQTKD_KTNN_DANG VAN THANH.pdf
Tài liệu liên quan