Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN Chuyên nghành: Văn học Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề . 2 3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu . 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp của luận văn . 8 6. Cấu trúc luận văn 9 PHẦN NỘI DUNG . 10 Chương I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ CÁC CHẶNG ĐưỜNG THƠ .10 1.1. Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật. . 10 1.1.1. Thế giới nghệ thuật 10 1.1.1.1. Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật 14 1.1.1.2. Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật . 16 1.1.1.3. Các cấp độ của thế giới nghệ thuật 19 1.1.2. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình 28 1.2. Đoàn Thị Lam Luyến và các chặng đường thơ . 29 1.2.1. Vài nét về tiểu sử . 29 1.2.2. Quan niệm về thơ và nhà thơ của Lam Luyến 31 1.2.3. Các chặng đường thơ Lam Luyến . 32 Chương II. CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN . 43 2.1. Một số vấn đề lý thuyết về cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ . 43 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến . . 48 2.2.1. Cái tôi băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống . 48 2.2.2. Cái tôi - người tình đam mê, mãnh liệt . 57 2.2.3. Cái tôi cô đơn, khắc khoải . 73 Chương III. MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN 78 3.1. Về thể thơ 78 3.1.1. Thơ tự do. . 78 3.1.2. Thơ lục bát. . 87 3.2. Về ngôn ngữ . 91 3.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ thơ 91 3.2.2. Ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến 92 3.3. Giọng điệu 99 3.3.1. Khái niệm về giọng điệu 99 3.3.2. Giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 101 PHẦN KẾT LUẬN . 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề . 2 3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu . 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp của luận văn . 8 6. Cấu trúc luận văn 9 PHẦN NỘI DUNG . 10 Chương I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ CÁC CHẶNG ĐưỜNG THƠ .10 1.1. Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật. . 10 1.1.1. Thế giới nghệ thuật 10 1.1.1.1. Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật 14 1.1.1.2. Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật . 16 1.1.1.3. Các cấp độ của thế giới nghệ thuật 19 1.1.2. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình 28 1.2. Đoàn Thị Lam Luyến và các chặng đường thơ . 29 1.2.1. Vài nét về tiểu sử . 29 1.2.2. Quan niệm về thơ và nhà thơ của Lam Luyến 31 1.2.3. Các chặng đường thơ Lam Luyến . 32 Chương II. CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN . 43 2.1. Một số vấn đề lý thuyết về cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ . 43 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến . . 48 2.2.1. Cái tôi băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống . 48 2.2.2. Cái tôi - người tình đam mê, mãnh liệt . 57 2.2.3. Cái tôi cô đơn, khắc khoải . 73 Chương III. MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN 78 3.1. Về thể thơ 78 3.1.1. Thơ tự do. . 78 3.1.2. Thơ lục bát. . 87 3.2. Về ngôn ngữ . 91 3.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ thơ 91 3.2.2. Ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến 92 3.3. Giọng điệu 99 3.3.1. Khái niệm về giọng điệu 99 3.3.2. Giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 101 PHẦN KẾT LUẬN . 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111

pdf129 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người con gái ấy? (Huyền thoại) Cũng có khi là nỗi cô đơn , xót xa, cay đắng của người đàn bà bị lừa tình. Đôi lúc còn bắt gặp sự chống cự quyết liệt trong cuộc chiến tranh tình ái để dành lấy tình yêu, hanh phúc và cả sự đam mê. Em đã đoạt anh từ tay người đàn bà kia Như người đàn bà kia đoạt anh từ tay người đàn bà khác. (Chiến tranh) Những câu thơ ngắn hơn có cách ngắt nhịp chậm rãi thì lại thể hiện những bước đi chậm chạp của thời gian, của khoảnh khắc tình yêu đáng nhớ. Thể hiện những khát khao tình yêu cháy bỏng, những cung bậc tình si của thi sĩ đa tình. Nơi nào Dù lắm thú vui Đừng quên anh nhé! Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Vợ anh Lòng non Dạ trẻ Có những điều làm phật ý anh. (Châm nỗi nhớ) 3.1.1.2.Về loại thơ tự do giới hạn về số chữ, số câu. Lam Luyến sáng tác theo loại thơ này khá nhiều, nó tạo ra sự mượt mà trong cảm xúc của chị. Tất cả như dệt nên bởi sự êm ái, du dương , gần gũi đến độ sững sờ. Chị bộc lộ trên những dòng thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, và 8 chữ tất cả những da diết, những sâu lắng, những khổ đau, cô đơn. Tất nhiên ở những bài thơ dành cho thiếu nhi thì nó có tác động đến trẻ nhỏ rất lớn bởi sự mượt mà trong thơ làm con trẻ dễ thuộc, dễ nhớ. Lam Luyến viết theo thể thơ 4 không nhiều lắm (15 bài – có 3 bài lặp lại ở các tập thơ khác nhau) hầu hết là ở những bài thơ viết cho thiếu nhi (10bài). Tác dụng của loại thơ 4 chữ này là dễ nhớ, dễ thuộc. Hình ảnh người mẹ thân thương chăm lo cho con trong từng khoảng khắc của cuộc đời. Có ai dịu dàng bằng mẹ, hi sinh nhiều như mẹ đã hi sinh cho con? Có ai trên đời Dịu dàng bằng mẹ? ………… Cho con hồn nhiên Những năm tuổi trẻ. Cho con bình yên Những ngày sóng gió . Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 (Mẹ) Hình ảnh trong những bài thơ 4 chữ cũng bởi thế mà rất gần gũi và thân thuộc, nó giống như một lời giải đáp cho những thắc mắc khá ngây thơ của trẻ nhỏ. Đó là bầu trời em yêu; là ngàn sao trên trời còn đang ngủ Sao còn đang ngủ/ Đêm đã sang ngày (Sao còn đang ngủ); là nắng, là mưa Mưa ở ngoài đồng / Trưa hè nắng cháy (Trưa nắng); là cái tết lạ kỳ Có gì ở tết- Mà ai cũng cười/ Mà xa cũng về/ Mà ai cũng vui / Mà ai cũng mừng? (Có gì ở tết), là vạt rừng thơm hương quế Rừng ơi yêu thế/ Mỗi lá cây rừng (Rừng); là cái điếu cầy khiến ông phải hút vì nó nghiện ông Chỉ tại cái điếu/ Nghiện mình ông (Chỉ tại cái điếu); là con bò ngờ nghệch đến chữ o cũng đọc sai Đuôi thì ngoáy tít / Thành ra chữ O/ Miềng lại đọc chệch/ Ò ò ò ò!; Là con gà con vịt thích họp mỗi buổi sáng ra(Vịt gà thích họp); Là ngọn mướp trên giàn cao… Sau này trong một số bài thơ ở tập Sao dẫn lối và Dại yêu thơ 4 chữ của thi sĩ học Đoàn lại chất chứa ở đó khía cạnh khác mang chất gì đó triết lý, nhưng về cơ bản vẫn dễ đọc dễ hiểu và dễ thuộc. Nó là Mưa hánh khất, Niết bàn, Trúc Lâm, Đối thủ, Tình ta có thật. Lam Luyến sáng tác thơ 5 chữ với số lượng lớn nhất. ( trên 80 bài thơ).Loại thơ này rất phù hợp với lối sống của con người hiện đại vì lời thơ ngắn, ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ được chắt lọc, không kể lể dài dòng, có nhiều yếu tố bất ngờ và nhanh chóng đi đến kết luận. Từ thiên nhiên kỳ thú dưới con mắt trẻ thơ đầy thú vị Cây chuối kia nghịch thật Chọn tầu lá non nhất Làm thành chiếc loa to. (Cây chuối) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Cho đến Biển với nhiều ngọn sóng / Cuộn vào rồi lăn ra. Rồi đến một lúc chợt nhận ra mình đã lớn với những xúc cảm đầu tiên Chợt nhận ra con lớn Cao ngỡ như mẹ rồi Thảo nào con ít nói Thảo nào con hay cười… (Con lớn) Bước vào con đường tình yêu thực sự lại có những xúc cảm mới mẻ. Nó là sự nhớ mong, chờ đợi Đợi bạn từ hoa sữa Bây giờ thơm hoa cau (Đợi) Đã hai hôm nay rồi Không được nhìn nhau nữa Có bao nhiêu ngày đêm Trong nỗi niềm mong nhớ Với dằm chưa được khêu Với gai chưa được nhổ. (Trăn trở) Là nhìn thấy trên khuôn mặt người yêu những nụ cười, thấy cái nhìn đắm đuối, thấy những thay đổi trên khuôn mặt cũng như cảm xúc của người đàn ông khi cuộc sống dần chuyển xoay. Trên khuôn mặt người yêu Thấy nụ cười nở vội Ấy là lúc gặp nhau Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Sau những ngày mong đợi ….. Thấy cái nhìn đắm đuối Ấy là lúc nhìn nhau Những ngày đầu mới cưới …. Thấy nụ cưòi nhợt nhạt Ấy năm tháng qua rồi Lửa duyên thành phụ bạc …. Thấy cái nhìn độc ác Ấy là lúc người ta Gửi lòng theo kẻ khác… (Trên khuôn mặt người yêu) Và thấy cả những tủi hờn khi Ta đã gửi cho anh / Cả con tim dào dạt / Và anh trả cho ta/ Nỗi buồn đau tan nát. (Gửi tình yêu) .Và đau đớn buông xuôi trong tuyệt vọng Đêm dài như xác pháo Xẻ tan tuổi đôi mươi Chưa tiêu gì ra món Đã hết veo cuộc đời. (Đêm trắng) Phải chăng là bởi tình yêu trong cõi thực khác cõi mơ nên con người ta bị rơi vào tuyệt vọng khi nhận ra thực tế ấy? Lam Luyến thậm chí còn muốn vứt bỏ cả cõi thực để đến cõi mơ cốt là để tận hưởng phút giây hoan lạc của ái tình. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Vẫn biết rằng tình ái Trong mơ đẹp hơn nhiều Trễ tràng trong đời thực Tôi gặp người tôi yêu …………… Em giã từ cõi thực Để đi vào cõi mơ Tình bằng là con nhện Lại cuống cuồng vương tơ. (Cõi mơ, cõi thực) Thơ 6 chữ của Lam Luyến cũng chứa nhiều cung bậc của cảm xúc. Lúc là cảm xúc bí ẩn của ái tình và chị cảm nhận nó trong niềm đam mê và ấm áp. Tình yêu với niềm bí ẩn Đưa ta đến với vô cùng (Tình yêu) Cảm nhận nó là Thiên tình cuối với những khát khao hạnh phúc mộc mạc với một đám cưới không cầu kỳ, vói những đứa con chung và con riêng hòa hợp, vói sinh hoạt bình thường, với những lo toan vụn vặt của cuộc sống… nhưng trên hết là Anh ơi bởi thiên tình cuối Cho mình biết cách thương nhau. (Thiên tình cuối) Khi thì trách móc nhẹ nhàng. Anh không một lần quyết đoán Nỡ để em là Tố Tâm Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 (Cây hồng) Có khi nhận ra thân phận mình là “phận bé” đầy tủi hờn Lúc ấm chẳng thà được ấm / Khi êm chẳng thà được êm – Hay đâu một ngày trở gió / Ra đi giữa im lìm . Hoàn cảnh bủa vây bởi những đau đớn, bởi tuyệt vọng nên thi sĩ thậm chí muốn giã từ cái xác. Tôi muốn giã từ cái xác Để hồn đừng lẵng nhẵng theo. (Tôi muốn giã từ cái xác) Bởi tự Lam Luyến cảm nhận thấy những Vết thương như ngấm sâu trên con tim, da thịt chị dù thời gian có làm vết thương đó lành nhưng sẹo thì vẫn còn mãi đến muôn đời Mặt em mang vết thương đau Bước đi chẳng dám ngẩng đầu ………………… Còn đây vết thhương rỉ máu Lành da, sẹo vẫn muôn đời. (Vết thương - dại yêu) Thế nhưng cũng có khi chị lại tỏ ra mạnh mẽ, quyết đoán và có một thái độ đầy thách thức. (hai từ phải và cứ bộc lộ sâu sắc thái độ ấy ) Em phải vu oan Thị Kính Em cứ lẳng lơ Thị Mầu (Hát theo Thị Mầu) Dù viết theo thể thơ nào, Lam Luyến cũng để lại trong lòng độc giả những ấn tượng mạnh, bởi ngòi bút của chị đằm thắm, chân chất và đầy cuốn hút. Nó Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 lôi cuốn con người đến với thế giới của tình yêu, thế giới trẻ thơ thậm chí với cả những vấn đề nhân sinh xã hội cũng đều dịu nhẹ như thể đời thường vậy. 3.1.2. Thơ lục bát. Lục bát là thơ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, được hình thành từ văn học dân gian với mảng ca dao giầu chất trữ tình. Thơ lục bát có nhịp điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, thanh điệu của câu thơ nghiêng về bằng hơn trắc, hơi thơ cần liên tục hơi ngắt quãng [21, tr 89]. Dường như trong sự nghiệp sáng tác của mình, mỗi nhà thơ ít hay nhiều đều có sử dụng thể thơ truyền thống này để sáng tác nhưng không phải ai cũng dễ dàng thành công. Trong 7 tâp thơ của mình, Lam Luyến có >80/ 248 bài( có khoảng 15 bài đựơc in lại rải rác ở các tập thơ) được sáng tác theo thể lục bát (chiếm ~ 40 % sáng tác) . Trong suốt quá trình cầm bút của mình, Lam Luyến luôn ý thức dùng thể thơ này. Trong một lần trò chuyện với tác giả Lam Luyến, chị nói Viết theo thể lục bát với tôi như là một bản năng. Thống kê cụ thể qua các tập thơ như sau: . Mái nhà dưới bóng cây (1985). Có 4/10 bài chiếm 40 % . Lỡ một thì con gái (1989). Có 8/39 bài chiếm 22 % . Cánh của nhớ bà (1990). Có 5/25 bài chiếm 20 % . Chồng chị chồng em (1991). Có 7/37 bài chiếm 20 % . Châm khói (1995). Có 16/39 bài chiếm 45 % . Dại yêu (2000). Có 10/51 bài chiếm 21 % . Sao dẫn lối (2005). Có 20/72 bài chiếm 40 % Trong quá trình sáng tác của mình, Lam Luyến đã rất thành công và sáng tạo ở thể thơ này. Chị đã thổi vào trang thơ của mình hơi thở mới, âm điệu mới về tình yêu. Góp thêm vào thơ những âm điệu ngọt ngào, trìu mến, sâu lắng dễ đi Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 vào lòng người. Bằng ý thức lao động, sáng tạo nghệ thuật của mình Lam Luyến đã sử dụng thể lục bát linh hoạt, hiệu quả và tinh tế. Chỉ bằng cách gieo vần kết hợp với nhịp bằng - trắc chị đã đem cho người đọc những trải nghiệm thú vị về cuộc sống. Chỉ là hình ảnh chiếc nón đơn sơ giản dị nhưng nhà thơ đã khéo gủi vào đó tình yêu, tình mẫu tử… Đó là cái nhìn mà không phải ai cũng thấy Lá nón - làm nón cho bà Lá khoai - làm nón cho nhà ếch râm. Lá sen - nón trẻ mục đồng Lá bàng - nón của góc sân học trò. Trưa hè trời đổ mưa to Cánh gà – làm nón che cho con mình . (Nón) Đến với thơ tình, bằng âm điệu thiết tha, ngọt ngào sâu lắng, tinh tế, xúc động, Lam Luyến đã bộc lộ những cung bậc khác nhau trong tình yêu. Khi thì là sự ngóng đợi. Giờ này anh đã đến chưa Mà em vẫn cứ đợi chờ mãi thôi? (Không đề) Khi thì thấy hờn ghen vơi bòng người phía trước. Bòng người thầm kín trong ta Ái ân bên những xót xa nghẹn ngào Chiếc hôn vừa nhận vừa trao Thoảng như có vệt son nào của ai? (Bóng người phía truớc) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Khi là tình yêu muộn mằn nhưng bằng trái tim yêu Lam Luyến vẫn thấy trong mình sự Thản nhiên . Xưa thì chị, nay thì em Phải duyên chồng vợ nối thêm tơ hồng …………………….. Chị thản nhiên mối tình đầu Thản nhiên em nhặt bã trầu về têm. (chồng chị, chồng em) Có khi là sự xót xa trong cô đơn khi thấy mọi người xung quanh đều đã có đôi. Liền anh, liền chị - liền đôi, Chẳng còn ai lẻ cho tôi đi cùng? Chen bên bao chúm môi hồng, Mà không có nụ hôn nồng cho tôi! (Tìm người giữa hội Lim) Thế nên mới đến chùa Hưong xin bùa giải yêu Đụn vàng, đụn bạc khôn mua Chỉ xin có được tấm bùa giải yêu. (Tìm về bến Đục) Sau những đớn đau, Lam Luyến ước trở về với ngày xưa Ước sao được thế hả trời Ước gì ta lại thành người tự do Trắng trong như những ngày xưa Hồn thơm nắng mới như tờ giấy nguyên (Ước…) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Cũng có khi lại là câu chuyện hết sức đời thường nhưng thực tế lại xót xa, đó là hoàn cảnh của cô giáo mầm non trong Ngọn gió lá diều Em là cô giáo mầm non Nghề chi mà sớm lắm con muộn chồng. Đêm thì vắng, ngày thì đông Chăm thì chăm thế mẹ chồng vẫn chê. Cái nghề, cái nghiệp nó thế. Dẫu biết Chồng thì khi giận, khi thương rồi Con mình mình nhãng, con người mình chăm và Lương mình chẳng đủ mình ăn nhưng bằng tấm lòng thương trẻ, bằng tình yêu nghề mãnh liệt nên em nhận thấy Trẻ thơ như chiếc lá diều Em là ngọn gió một chiều đương thu. Thậm chí là nỗi đau về thể xác cũng được Lam Luyến bộc bạch trong No đòn. Mấy khi được mẻ no đòn Đã dăm cú đấm lại còn bạt tai. Và sau cùng cả đến với tình yêu với Thơ chị cũng bộc bạch, bởi lẽ thơ lục bát bao giờ cũng thế - gần và giản dị như tự nó vốn thế. Rồi em đến tuổi năm mươi Cũng yêu đến nát cuộc đời cho thơ. (yêu để cho thơ) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 3.2. Về ngôn ngữ 3.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [14, tr185] . So với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ khác thì ngôn ngữ văn học mang đạm tính chất thẩm mỹ. Nó được thực hiện nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Điều đó tạo cho ngôn ngữ có tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm cao, góp phần thể hiện rõ phong cách, tài năng và sự sáng tạo của mỗi nhà thơ, nhà văn. Nhìn chung những thuộc tính này được biểu hiện qua từng thể loại văn học với các sắc thái và hoạt động khác nhau. Đối với thơ Ngôn ngữ đã tìm thấy trong thơ phương tiện tối ưu để lưu giữ, truyền đạt thông tin về bảo vệ giao tế. Nhân loại biết đến từ đó, ngoài ngôn ngữ giao tế còn một mã nghệ thuật nữa có khả năng lưu giữ an toàn và truyền đi không bị méo mó những tham số mà mã giao tế phải duy trì. Điều đó giải thích vì sao không có nền văn học nào không biết đến thơ, đồng thời cũng giải thích vì sao sinh tồn thơ ca không kém gì sinh tồn dân tộc [3, tr268]. Ngoài ra tác giả của cuốn sách trên còn nhấn mạnh Sức mạnh của cơ cấu lặp lại của kiến trúc song song chính là ở chỗ đã lặp lại sự song song trong tư tưởng. Việc chức năng mĩ học chiếm ưu thế trong các thông báo thơ trong khi không loại trừ chức năng giao tế như thế đã làm cho thông báo thành ra đa nghĩa, có tính chất nước đôi thành ra nhập nhằng theo nghĩa tốt của từ này. Và đó là điều cốt tử của thơ [3,tr60] Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Trong “Lý luận văn học - T1” Phương Lựu tập trung vào 2 vấn đề chính khi bàn về ngôn ngữ thơ trữ tình. Đó là : Ngôn ngữ bão hòa cảm xúc và ngôn ngữ giầu tính nhạc. Thật ra khi nói đến một ngôn ngữ nào, chúng ta cũng phải đề cập trên 3 phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Riêng với thơ, với ngôn ngữ thơ thì những điều đó là chưa đủ, bởi trong thơ ngôn ngữ phải là thứ ngôn ngữ đặc biệt hàm xúc, cô đọng và gợi cảm. Bởi vậy ngôn ngữ thơ trữ tình là thứ ngôn ngữ chọn lọc, giầu hình ảnh, giầu tính nhạc và giầu sức biểu hiện [40,Tr186] 3.2.2. Ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến: Lam luyến sáng tác miệt mài và sức hút trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ của chị thể hiện ở sự giản dị, gần gũi và mang mầu sắc dân gian. Đọc thơ Lam Luyến chúng tôi nhận thấy thơ chị có xu hướng đưa ngôn ngữ đời thường gần gũi vào thơ để đối thoại, để độc thoại. Đây là cách lựa chọn ngôn từ, cách tổ chức câu thơ, dòng thơ, các phương thức diễn đạt, nhịp điệu… trong thơ Lam Luyến. Thường thì thơ hay bị hạn chế bởi ý, tứ, niêm, luật nhưng khi sử dụng thể thơ tự do thì nó đã thoáng hơn rất nhiều về mặt câu chữ. * Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị gần với ngôn ngữ đời sống. Lam Luyến có những câu thơ gần như là lời nói đời thường mà nếu như không tinh ý thì không thể thấy được. Có một dòng chảy tự nhiên trong thơ Lam Luyến. Bởi thế nên Lam Luyến đã từng nói Làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân. Thơ Lam Luyến thực hiện nhu cầu tự bộc lộ, dù thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ, thơ lục bát hay thơ tự do ta đều thấy mạch thơ nhẹ nhàng như đang tự trôi theo một nguồn cảm xúc. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Trong sáng tác của mình, lời yêu thương được Lam Luyến thể hiện nhiều nhất, đó là nơi chị gửi gắm tâm trạng, là nơi bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, là nơi tâm hồn muốn được chia sẻ nhận được sự chia sẻ. Ở thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi và Xuân Quỳnh người đọc cũng từng bắt gặp những câu thơ mang ngôn ngữ đời thường giản dị, mộc mạc . Thể hiện trong cách các chị bộc bạch với người mình yêu, thể hiện trong khát vọng tình yêu, trong ước mơ hạnh phúc, trong những ví von gần gũi đầy chất dân gian, trong lời ru ngọt ngào, trong cả cách xưng hô mày – tao dân dã (Ngôn ngữ sinh hoạt đời thường). Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy (Tự hát – Xuân Quỳnh) Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào (Thuyền và biển – Xuân Quỳnh) Ngủ đi anh, ngủ đi anh Em ru cho giấc ngọt lành đêm nay Em ru vầng trán đắng cay Ru đôi mắt đã tháng ngày chờ trông (Tập làm lục bát – Ý Nhi) Tấm lòng mày nhân hậu làm sao Xa cách vậy thương bạn từng hạt cốm …………… Tuổi thì lớn mà tính còn con nít Tao nghĩ mày như hạt cốm non. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 (Cốm non – Lâm Thị Mỹ Dạ) Mang nhiều yếu tố lời nói thường, thơ Lam Luyến cũng thế, cũng bộc bạch lòng mình, cũng trải lòng mình ra với trời đất, với con người, với anh và với tất cả chúng ta. Ở thơ Lam Luyến ta bắt gặp cả những biểu hiện rất đỗi thân quen, quen đến độ có khi người đọc quên mất đó là thơ, cứ nghĩ nó là lời nói thường ngày. Bởi vì nhiều khi nghe chanh chua như thể thách thức. Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại hai lần trong hai câu thơ càng khiến câu thơ gần hơn với đời thường. Lại cộng thêm hai động từ mạnh “phải” và “ cứ” đầy thách thức càng làm tăng tính hiệu quả trong việc dùng từ của Lam Luyến. - Ai bảo mẹ sinh em đẹp, Ai xui cha muốn con giầu? - Em phải vu oan Thị Kính Em cứ lẳng lơ Thị Mầu. (Hát theo Thị Mầu) Cũng có khi nó mộc mạc như thể lời kể chuyện tâm tình, lời tâm sự về hoàn cảnh sống , về tình cảm mẹ con, về sự vất vả của cuộc sống và những chăm sóc mà mẹ dành cho chị. Tôi đi làm từ sáng đến chiều cho đủ khóan quỹ lương Rồi lại cày thêm nuôi hai miệng ăn nữa. Hết giờ làm chỉ biết trốn vào sau cánh cửa Trầm tư với hàng phượng trước hiên nhà. ………………. Tôi chảng biết làm gì cho mẹ được nhàn hơn Còn mẹ chăm tôi như chăm con nhỏ Trứng luộc rồi mẹ còn lo bóc vỏ Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Tôi làm việc bên bàn mẹ hãm nước chè xanh (Mẹ và tôi) Tự ngàn đời xưa con gái thường thổ lộ tình yêu thương với mẹ và ít thấy bộc lộ tình yêu thương với mẹ chồng như tình yêu với mẹ đẻ. Mẹ của anh của nữ sĩ Xuân Quỳnh mới chỉ hôm qua còn vang dội thì Lam Luyến cũng bộc lộ một tình yêu thương với mẹ chồng. Tình mẹ tự ngàn đời đã là Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giờ đây Lam Luyến thậm chí còn bộc lộ tình cảm với cả mẹ chồng cũ khi chị đã sang ngang Đã mười mấy năm rồi Tôi được làm dâu mẹ Từ trưa kho cháy cá Tôi bỏ chạy lên đồi Dòng sông ngăn tôi lại Để thương mẹ một đời (Mẹ) Rồi câu chuyện trở lại làng quê sau 20 năm xa cách với bao nhiêu bỡ ngỡ, lạ lẫm, hụt hẫng như Từ Thức năm xưa lạc vào chốn bồng lai trở về hạ giới, mọi thứ lạ lẫm quá đỗi: bạn thủa ấu thơ chẳng có ai, chỉ còn là những ánh nhìn chưa quen, những nụ cười gượng gạo. Bằng thể thơ tự do và cách dùng từ ngữ “lũ bạn” Lam Luyến gửi vào đó câu chuyện cổ tích thiếu thời. Mơ ước trở về làng, tôi đã trở về đây Lũ bạn tôi đâu, sao giờ không gặp nữa? (Trở về làng) Lại có khi chị coi mình như Nô lệ - một kiểu nói rất hiện đại gần gũi mà vẫn làm chất thơ Lam Luyến độc đáo Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Quan thường nô lệ tiệc Doanh nghiệp nô lệ tiền Ai kia nô lệ chữ Còn mình nô lệ duyên (Có một ngày…) Rồi cũng có khi là cái nhìn rất thật về cuộc sống, một góc nhìn khác với kiểu nhìn mà bấy lâu nay các nhà văn nhà thơ vẫn nhìn . Chết quá dễ với người không ham sống Mơ chi vàng hỡi kẻ chẳng dư gan Để thành phật trên tòa sen đâu dễ Cả Thị Mầu, Thị Kính có chi oan? (Cháy dở) Đáng ngạc nhiên hơn khi Lam Luyến đưa vào trong thơ của mình khát vọng rất đơn sơ mộc mạc của cuộc sống hàng ngày, khát vọng làm vợ, làm mẹ và khát vọng hạnh phúc tròn đầy Em sẽ đẻ cho anh: một đứa, rồi một đứa Và hai chúng mình bồng bế chúng đi chơi… (Chẳng thể là En-Xa) Gái trai cũng thèm một đứa Cho anh bế bế bồng bồng (Thiên tình cuối) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Duyên tình trái ngang, anh bỏ ra đi châm lên trong lòng nỗi nhớ da diết, Lam Luyến cũng nói với anh bằng cả ân tình, mộc mạc như là lời thủ thỉ nhưng càng nghe càng thấy xót xa. Vui đâu? Ở đâu? Hãy về với em một chốc Có thấy vợ anh trằn trọc canh dài? Dẫu san tình cho ai Xin chớ quên những ngày hạnh phúc (Châm nỗi nhớ) * Ngôn ngữ thơ mang màu sắc dân gian. Sáng tác nhiều bằng thể lục bát - một thể thơ dân tộc nên thơ Lam Luyến đậm mầu sác dân gian rõ nét. Lam Luyến có nhiều sáng tác lấp lánh gần với ca dao, lại có cả những điển tích điển cố xen lẫn với kiểu nói trần trụi của chốn đô hội thị thành hiện đại. Giọng thơ hai chiều quyện chặt làm nên một hồn thơ đậm chất dân gian, làm nên một lực hút ám ảnh độc giả. Hình ảnh con cò lộn cổ trong ca dao xưa được Lam Luyến đưa vào thơ mình đầy sáng tạo để nói về chính duyên phận của mình Sông sâu ngả lắm cành mềm Con cò lộn cổ trong đêm lạc bầy. Trái giòn chẳng ở tầm tay Để bao trái chát rụng đầy vườn sau. Có người thả bóng buông câu Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Làm tôi gãy nốt nhịp cầu quá giang. (Vô đề) Hình ảnh cái chiếu, cái chăn, cái ngõ, cái cửa vẫn gặp trong ca dao nhẹ nhàng đi vào thơ chị. Như cái bát em ăn, cái chiếu em nằm Không thể như tình yêu chỉ trên mây, trên gió Trái tim anh như căn phòng bỏ ngỏ Chẳng có cửa em vào, chẳng có ngõ em ra (Đừng hứa sẽ cho nhau) Câu chuyện của làng chèo Thị Mầu nổi tiếng cũng đi vào thơ như cùng chị thách thức với cuộc đời đầy trái ngang. Cha thường mắng em dại dột Có bao cột nhà cũng đem đi Thương em, mẹ thường xa xót số nó chồng con chẳng ra gì Ai bảo mẹ sinh em đẹp Ai xui cha muốn con giầu Em phải vu oan Thị Kính Em cứ lẳng lơ Thị Mầu (Hát theo Thị Mầu) Rồi đến cả hình ảnh bến sông, con thuyền bãi mía, nương ngô cũng thế, cũng lấp lánh trên dòng thơ của thi sĩ họ Đoàn Sông kia vốn có đôi bờ Bên mía thì lở, bên ngô thì bồi Bên nào cũng muốn sang chơi Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Bên lở mía ngọt, bên bồi ngô non (Nhớ Hồ Xuân Hương) Và có cả cách dùng thành ngữ cũng rất độc đáo. Cầm bằng lại gẫy , lại rơi Mẹ chẳng chịu trời, mẹ chỉ chịu con (Tìm con) Là cách nói ván đã đóng thuyền Người ta chưa thăm ván Mình đây đã gán thuyền (Có một ngày) Cách mà Lam Luyến lồng vào thơ dòng chảy của chất dân gian đã đem lại sự thân thuộc đối với người yêu thơ. Độc giả sẽ tìm thấy trong thơ chị cái gần gũi, cái thân quen và chất trữ tình nồng hậu của một hồn thơ có cái tâm cho, tặng, dâng hiến. Đồng thời đây cũng là cách mà Lam Luyến khẳng định vị thế của chị trên thi đàn bằng chính tài năng, ngòi bút và cá tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ 3.3. Giọng điệu 3.3.1. Khái niệm về giọng điệu Giọng điệu là phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra tác phẩm cho dù đã có đủ mọi tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Không nên nhầm lẫn giữa giọng điệu và ngữ điệu – là phương tiện biểu hiện của lời nói thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh nhịp điệu, chỗ ngừng, … Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà trơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng và có điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không đơn điệu. Giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca châm biếm… [53, tr 42]. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, giọng điệu là sự biểu hiện lập trường, tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lý giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân. Trong lịch sử văn học , các nhà thơ , nhà văn lớn bao giờ cũng vươn lên để xác lập giọng điệu cá nhân, đặc biệt là trong văn học hiện đại. Thơ trữ tình - bản thân nó đã rất khác với các thể loại văn học khác, nó như là một bản tự thuật tâm trạng. Trong thơ thể hiện những mảnh tâm trạng điển hình, những lát cắt của cảm xúc mãnh liệt. Bởi thế nên ngoài âm và nghĩa ra thơ còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả. Trong văn học Việt Nam ta thấy có vô vàn những giọng thơ khác nhau như : Giọng châm biếm đả kích của Tú Xương, giọng trữ tình cách mạng của Tố Hữu, Giọng u sầu ảo não của Huy Cận……Và Lam luyến thì sở hữu giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, trữ tình sâu lắng nhưng cũng không kém phần cay đắng và xót xa. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 3.3.2. Giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 3.3.2.1. Giọng tâm tình, thủ thỉ. Trong những trang thơ của Lam Luyến điều người đọc dễ cảm nhận thấy nhất chính là ở giọng điệu tâm tình, thủ thỉ. Bằng cách sử dụng ngôn từ giầu tính biểu cảm thi sĩ họ Đoàn đã mang đến cho độc giả những cảm nhận tinh tế về một hồn thơ đang yêu đến da diết, cháy bỏng và với việc mà chị sử dụng rất nhiều thán từ (lời gọi: ơi, ạ…), trợ từ mang ý nghĩa tình thái (ư, nhỉ, nhé, đâu, sao …) đã mang lại hiệu quả mạnh mẽ cho các sáng tác của mình. Nếu khi ở gần anh Em bảo rằng: nhớ lắm Thì anh nhé đừng tin Đó là lời đường mật Cầm tay anh xiết chặt: “Em thương anh nhất đời!” Những lời đó anh ơi Cũng là lời hoa lá Chỉ lúc này anh ạ Lúc ta thương nhau rồi Lúc đợi chín chờ mười, Lúc tằm xanh nên kén, Lúc củi than đã bén, Lúc thuận nghĩa vợ chồng, Dù em nói rằng không Anh cứ tin là có! (Nói với anh) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Chỉ một tiếng gọi “anh ơi”, “anh à” mà ta thấy ở đó bao nhiêu những thiết tha, bao nhiêu những nồng nàn, say đắm… lời tâm sự thủ thỉ với nhân vật trữ tình. Bao nhiêu những lơi yêu thương thủa nào không thể bằng tất cả những biểu hiện của thực tế hiện tại, lời yêu xưa chỉ là lời đường mật, những đợi chờ, nhớ mong, những trải nghiệm cuộc sống như tằm kia nên kén, như củi đã bén lửa, những điều vợ chồng trải qua cùng nhau mới là tất cả. Đó mới là tình yêu, đó mới là hạnh phúc thực sự. Cuộc sống vợ chồng cũng có lúc này sinh xích mích, giận nhau âu cũng là chuyện bình thường nhưng cũng phải chín bỏ làm mười mới mong giữ được hạnh phúc bền lâu. Thế nên chị lại gọi chồng hai tiếng “mình ơi” ngọt ngào Hãy xích lại mình ơi Giận chi màgiận mãi! (Giận chi mà giận mãi) Còn các trợ từ tình thái lại đi vào thơ chị mang theo sự chăm sóc, sự quan tâm của thi sĩ đối với người mình yêu. Có lúc em muốn thành đứa bé cho anh vuốt má xoa đầu/ Ngày hè, nấu cho anh một bát canh rau/ Ngày đông, pha cho anh một tách cà phê sữa. Nó như là một lời dặn dò, nhắn nhủ. Nó là tâm tư, tình cảm rất chân thành của người phụ nữ tinh tế, giầu cảm xúc. Nơi nào Dù lắm thú vui Đừng quên, anh nhé! Vợ anh Lòng non Dạ trẻ… (Châm nỗi nhớ) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Nó còn chứa đựng cả sự ngạc nhiên, ngạc nhiên bởi “chiến binh” trở về sau cuộc chiến tranh tình ái . Vẫn mái tóc ấy, con người ấy nhưng sao tàn tạ vô hồn đến thế này? Tiếng “Ôi” thốt lên như khẳng định sự thật bất biến. Vậy là anh đấy ư? Nước da mồi tóc bạc …Vẫn là anh đấy ư? Hàm râu hầm cũng nhạt …Anh đã về đấy ư? Dửng dưng và đói khát …Ôi đúng thực anh rồi Đâu có gì đổi khác… (Chiến binh) Nó còn là khát vọng về tình yêu trọn vẹn. Lời thơ của chị như lời thầm thì bên tai người thương về ước mơ hạnh phúc bình thường giản dị, xong đó lại là một sự đấu tranh đòi quyền được yêu, được làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ đa đoan này. Em sẽ đẻ cho anh: một đứa, rồi một đứa Và hai chúng mình bồng bế chúng đi chơi… (Chẳng thể là En-Xa) Gái trai cũng thèm một đứa Cho anh bế bế bồng bồng (Thiên tình cuối) Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Rồi thậm chí ta còn bắt gặp trong thơ Lam Luyến giọng ru mình, ru cho số phận đa tình liền với đa đoan của mình. Lời ru tâm tình ấy đầy xót xa, cay đắng bởi tình yêu và cuộc sống không được như mình mong muốn. Bằng lời ru của mình chị như được tiếp thêm niềm tin , tiếp thêm nghị lực để còn cảm thấy lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống hơn. Lời thủ thỉ nói với chính mình ấy đã có hiệu quả rất lớn . Chẳng giam trong những tháp ngà Đợi ngày mọc cánh bay ra đất trời Người yêu, ta hẹn với người Chung lòng nhân hậu, chung lời dắm say (Hát ru) 3.3.2.2. Giọng trữ tình, sâu lắng. Đây là giọng điệu bao trùm khá nhiều những bài thơ tình của lam Luyến, nó thiết tha, nồng nàn , say đắm, nó nồng nhiệt đến độ cuồng say. Nếu như ta bắt gặp ở thơ của Xuân Quỳnh sự sôi nổi, sự nồng nhiệt đến độ có lúc ước được “tan” thành “trăm con sóng” để ngàn năm vùng vẫy với biển tình mênh mông Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ (Sóng – Xuân Quỳnh) Gặp ở thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ là sự dịu dàng nhưng vẫn toát lên cái nồng nàn say đắm khi Mỹ Dạ bộc bạch khát khao được cùng người yêu chia sẻ những vần thơ tình yêu lãng mạn. Những câu thơ hay nhất Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Về hạnh phúc, tình yêu Lòng em vui nhẩm đọc Và ao ước một điều Ngồi bên anh không dấu Đọc những lời thơ yêu (Những câu thơ) Thì ở trong thơ của thi sĩ họ Đoàn chúng ta thấy cả sự nồng nhiệt, cuồng say và khát khao hạnh phúc đến tột cùng. Ta trao cả cho anh Một tình yêu bỏng cháy Như một cánh buồm xinh Nghiêng mình ra biển rộng. (Gửi tình yêu) Với thủ pháp so sánh độc đáo và cách dùng tính từ bỏng cháy Lam Luyến đã diễn tả sâu sắc niềm khao khát dâng hiến hết mình cho tình yêu giống như cánh buồm kia được sinh ra là để nghiêng mình ra biển rộng. Cũng bằng thủ pháp so sánh và điệp từ “yêu” được lặp lại liên tục trên dòng thơ Lam Luyến còn cho độc giả thấy cái sâu lắng của hồn thơ cháy rực tin yêu. Chưa thấy có ai định nghĩa về tình yêu, ví von về tình yêu đa dạng, đa chiều và độc đáo như chị so sánh. Tình yêu mà anh dành cho chị như tình yêu cho thiên nhiên đất trời, và tình yêu mà chị dành cho anh cũng chẳng kém gì… thế mà kết thúc thì thật buồn, đau đến tột cùng. Chị chỉ xin anh Hãy trao nhau chính trái tim chân thật / Với con người và cuộc sống của ta thôi. Anh yêu em như yêu gió, yêu mây, yêu trời, yêu đất Như yêu ruộng, yêu đồng, yêu nhạc, yêu thơ Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 ….. Em cũng yêu anh như yêu sông, yêu bể Như ánh mặt trời, như thể vầng trăng Đôi ta yêu nhau trời đất chẳng sánh bằng! (Đừng hứa sẽ cho nhau) 3.3.2.3. Giọng cay đắng, xót xa. Hạnh phúc và khổ đau là hai cung bậc trái ngược hoàn toàn , nhưng cả hai cung bậc ấy đều đắm mình trong hồn thơ Lam Luyến. Có khi là hạnh phúc vô biên bởi tưởng đó là bến bờ hạnh phúc, bởi nghĩ dù là duyên muộn vẫn còn hơn không, bởi có duyên chồng vợ nối thêm tơ hồng .Nhưng cũng có khi lại là sự cay đắng, xót xa khôn nguôi. Cay đắng bởi sự cô đơn đến tột cùng khi người bạn đời thay lòng đổi dạ Chợt đến vói anh Cô gái tóc dài, cặp mắt long lanh Cập tai anh những lời nhỏ nhẹ Và phút chốc anh quên người vợ trẻ (Châm nỗi nhớ) Người phụ nữ nào mà chẳng mong một tình yêu trọn vẹn? Người phụ nữ nào chẳng ước mơ về một gia đình hạnh phúc? Người phụ nữ nào chẳng muồn vị hôn phu của mình một lòng một dạ với mình? Đau đớn thay, tình yêu giờ đây bị san sẻ, không chỉ thế mà nó khiến anh – người chồng đa tình quên người vợ trẻ. Thậm chí có lúc anh ta còn lưu luyến cả những hình bóng đã là quá khứ khi nhà thơ chứng kiến anh nâng niu, trận trọng những kỷ niệm xưa cũ. Ghế người ta ngồi đấy Anh choàng để dành hơi Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Bàn người ta viết đấy Đêm đêm ủ lấy hơi người. (Chuyện về anh) Đâu có phải ai cũng có được tình yêu êm đềm, trọn vẹn. Lam Luyến khổ hơn khi chị gặp nhiều đau đớn, mất mát trong tình yêu ngay từ mối tình đầu. Trải qua bao thăng trầm, bể dâu con đường của Lam Luyến cũng chưa thấy bến đỗ bình yên, vẫn miệt mài trong nỗi đau, nỗi cô đơn bởi những bi kịch tình yêu đến với cuộc đời chị. Giọng thơ của Lam Luyến cũng bởi thế mà xót xa, cay đắng. Bao nhiêu tình yêu thương chị đều đã dệt thành chiếc áo tình yêu, ấy vậy mà Người bỏ áo đi đâu Lỡ một thì con gái (Lỡ một thì con gái) Bao nhiêu tình yêu trao cả cho anh, nhưng kết quả là chị nhận lại một nỗi buồn đau tan nát . Để rồi ngậm ngùi, xót xa. Ta muốn ôm cả đất Ta muốn ôm cả trời Mà sao không yêu trọn Trái tim một con người? (Gửi tình yêu) Bao lời yêu thương, bao hứa hẹn tất cả trở nên không có giá trị bởi Ta sống giữa cuộc đời đâu phải giấc chiêm bao/ Mà chốc ẩn hay là chốc hiện . Thực tế đầy những bất trắc, hạnh phúc là điều khó nắm giữ nên giọng thơ đầy xót xa , nghẹn ngào. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 Tất cả những đặc điểm về thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu như chúng tôi đề cập ở trên đã làm nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Đó là một thế giới có những nét riêng biệt, độc đáo, đầy mầu sắc, không lẫn với một giọng thơ nào khác, gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Nghiên cứu những đặc điểm riêng đó của thơ Lam Luyến cũng là cách lựa chọn một hướng tiếp cận đối với các sáng tác của nhà thơ, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả trong quá trình hoàn thiện và sáng tạo không ngừng nghỉ của nền thơ hiện đại Việt Nam trên phương diện nghệ thuật. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 KẾT LUẬN. 1. Thế giới nghệ thuật là khái niệm cơ bản của lý luận văn học. Đây là một khái niệm rộng bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và kết quả hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể nghệ thuật. Nằm trong chỉnh thể các yếu tố tạo thành không tách rời mà quan hệ biện chứng với nhau. Từ mối quan hệ đó đưa đến một hệ quả tất yếu là dù nghiên cứu bất kỳ một yếu tố nào trong khái niệm cũng cho phép ta hiểu sâu hơn các yếu tố khác. Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trục tiếp những xúc cảm và suy tư chủ quan của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện thực cuộc sống. Giúp độc giả nhận thức về mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như sự tồn tại của cá nhân trước cộng đồng. Cái tôi trữ tình có một cấu trúc mang tính nghệ thuật với vai trò tổ chức thế giới hình tượng thành một chỉnh thể thống nhất nhờ các phương tiện ngôn ngữ, khả năng xúc cảm toàn bộ thế giới thực thành thế giới tinh thần bền vững, thống nhất đầy sáng tạo mang những nét cá tính rất riêng. Tất cả nhằm đến một đích cuối cùng là giúp độc giả nhận ra những tư tưởng thẩm mĩ nhất định… Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là thế giới mang giá trị thẩm mĩ kết tinh từ cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ và từ giá trị văn hóa truyền thống. Người nghệ sĩ dựng lên cho mình hình tượng cái tôi trữ tình để tìm đến Sự đồng vọng trong trái tim mọi người, tìm đến tiếng nói tri âm để khẳng định bản chất tinh thần và vượt qua giới hạn của thể xác tầm thường. Nhà thơ luôn cố gắng để tạo cho mình một thế giới giá trị thẩm mĩ để nhận thức về lẽ tồn tại “Ta là ai” trong cuộc đời. Trong thơ trữ tình, cái tôi bộc lộ thái độ trực tiếp trước hiện thực, nó vừa là chủ thể lại vừa là khách thể. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 2. Khi chúng tôi viết những dòng này nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đang ở độ tuổi 60 - độ tuổi đã có bề dày thời gian với những lắng sâu. Chiêm nghiệm, suy ngẫm về đời, về nghề. Trải qua chặng đường thơ hơn 20 năm, Đoàn Thị Lam Luyến đã tạo dựng đượcc một phong cách thơ riêng biệt, đáng trân trọng. Với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói, một cách nhìn nhận, đánh giá để từ đó mở ra một hướng tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Lam Luyến. Qua đây chúng tôi hy vọng phác họa chân dung tinh thần của tác giả qua các sáng tác thơ. Luận văn tập trung tìm hiểu và khảo sát thơ Đoàn Thị Lam Luyến một cách toàn diện, có hệ thống cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, nhằm khẳng định những đóng góp của tác giả trong tiến trình chung của nền thơ đương đại. Lam Luyến viết từ khá sớm, viết nhiều và trong thơ chị bộc lộ một cái tôi trữ tình phong phú, đa dạng. Người đọc bắt gặp trong thơ Lam Luyến nét dân dã, giản dị, mộc mạc dễ hiểu mà lại rất sống động, sâu sắc. Đọc những tác phẩm của Lam Luyến chúng ta có thể hình dung được chị cảm nhận về cuộc sống ra sao, chị yêu và được yêu như thế nào? Mọi xúc cảm có ở trong thơ đều bắt nguồn từ những xúc cảm chân thực trong đời sống của chị. Có khi là hạnh phúc đến tột cùng, có khi là yêu đến da diết, yêu đến độ Dại yêu, đến độ mơ đến một Thiên tình cuối, nhưng cũng có khi là nỗi đau đớn, sự cô đơn trống trải, xót xa tủi hờn bởi người tình phụ bạc... Chị đã lắng kết, chắt lọc tất cả những xúc cảm của mình để sau mỗi lầm lỡ, mỗi dang dở là nỗi khát khao mãnh liệt hơn để có được tình yêu tròn đầy. Bởi thế nên Lam Luyến đã tìm thấy sự đồng cảm từ phía người đọc. Chính điều đó đã làm nên cái Tôi của Lam Luyến. Chúng ta thấy rõ trong thơ Lam Luyến nổi lên ba cái Tôi lớn: Cái tôi băn khoăn day dứt trước hiện thực cuộc sống; Cái tôi - người tình đam mê, mãnh liệt và Cái tôi cô đơn khắc khoải. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Để làm nên bản sắc riêng, Lam Luyến chọn cho mình cách dùng ngôn ngữ lời nói thường để bộc bạch và trải lòng mình, để tâm sự, kể lể và thậm chí là những lời nói có phần cay chua như Thị Mầu. Tiếng thơ của Lam Luyến vừa mềm mại, vừa nóng bỏng, dữ dội là bởi thế. Đặc biệt Lam Luyến có giọng thơ rất khác, không hề bị trộn lẫn, vừa tâm tình, thủ thỉ, vừa trữ tình sâu lắng, và không kém phần cay đắng xót xa. Thế giới nghệ thuật thơ Lam Luyến đa dạng, nhiều chiều và đặc sắc, nó mang đến cho độc giả những trải nghiệm, những suy tư mới mẻ… Tất cả những điều đó đều xuất phát từ sự nhậy cảm và cái tâm của người cầm bút – Đoàn Thị Lam Luyến. 3. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến, chúng tôi muốn qua đó thể hiện thái độ trân trọng của mình đối với sáng tạo nghệ thuật độc đáo của chị, đồng thời cũng hi vọng góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí của Lam Luyến trên thi đàn. Cùng với các nhà thơ nữ thuộc các thế hệ trước và sau mình, Đoàn Thị Lam Luyến đã đem đến cho nền thơ Việt Nam hiện đại một vẻ đẹp riêng, thấm đẫm chất nhân văn và tràn đầy nữ tính./ Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Aristot đến Lưu Hiệp (1999), nxb Văn học 2. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Phạm Quốc Ca (2003) Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975-2000 (chuyên luận), nxb Hội nhà văn 4. Nguyễn Phan Cảnh (2001) Ngôn ngữ thơ, nxb Văn hoá thông tin 5. Xuân Cang (1997) Phác thảo chân dung một số nhà văn Việt Nam hiện đại bằng các quẻ Kinh dịch. 6. Nguyễn Việt Chiến (2008) Thơ Việt Nam 30 năm cách tân 1975-2005, nxb Quân đội nhân dân 7. Nguyễn Văn Dân (2000) Lý luận văn học so sánh, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 8. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004) Văn học Việt Nam thế kỷ XX, nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Đăng Điệp(2002) Giọng điệu thơ trữ tình, nxb Văn học 10. Nguyễn Đăng Điệp (2006) Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh, Nghiên cứu văn học (11) 11. Hà Minh Đức (1994) Nhà văn nói về tác phẩm , nxb Giáo dục 12. Hà Minh Đức (1997) Một thời đại trong thi ca, nxb Khoa học xã hội. 13. Hà Minh Đức (1998) Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, nxb Giáo dục. 14. Hà Minh Đức ( chủ biên, 1999) Lý luận văn học, nxb Giáo dục. 15. Hà Minh Đức (1999) Văn học Việt Nam hiện đại, nxb Hà Nội. 16. Teskhov (1986) Cá tính sáng tạo của nhà văn, nxb Văn học. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 17. Hồ Thế Hà (2003) Khuynh hướng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Tạp chí Văn học(3) 18. Ngân Hà (Tuyển chọn và biên soạn, 2006) Thơ Xuân Quỳnh những lời bình, nxb Văn hoá thông tin. 19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 1997) Từ điển thuật ngữ văn học, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 20. Đỗ Đức Hiểu (2000) Thi pháp hiện đại , nxb Hội nhà văn. 21. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên, 2003) Từ điển thuật ngữ văn học (bộ mới), nxb Thế Giới, HN. 22. Lưu Hiệp (1997) Tinh hoa lý luận cổ điển Trung Hoa ,nxb VHTT 23. Bùi Công Hùng (2000) Sự cách tân thơ Việt Nam hiện đại, nxb Văn hoá thông tin. 24. Bùi Công Hùng (2000) Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, nxb Văn hoá thông tin. 25. Hoàng Hưng (1994) Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và thơ hôm nay, Sông Hương (11) 26. Yên Khương (2009) Đoàn Thị Lam Luyến đặt tình yêu trong tương quan đắt. Báo Tiền phong 27. Mã Giang Lân, Hồ Thế Hà (1994) Sức bền của thơ, nxb Hội nhà văn 28. Mã Giang Lân (2001) Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, nxb Giáo Dục 29. Mã Giang Lân (2004) Thơ hình thành và tiếp nhận, nxb Đại học quốc gia HN. 30. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2001) Thơ Việt Nam hiện đại, nxb Lao Động. 31. Phong Lê (2005) Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 32.Thái Hoàng Ly, Hồ Quốc Nhạc( tuyển chọn, 2006) 210 bài thơ tình hay…., nxb Đồng Nai. 33. Đoàn Thị Lam Luyến (1985), Mái nhà dưới bóng cây, nxb Kim Đồng. 34. Đoàn Thị Lam Luyến (1989), Lỡ một thì con gái nxb Hội nhà văn. 35. Đoàn Thị Lam Luyến (1989), Cánh cửa nhớ bà , nxb Kim Đồng. 36. Đoàn Thị Lam Luyến (1991), Chồng chị chồng em, nxb Hội nhà văn. 37. Đoàn Thị Lam Luyến (1995), Châm khói , nxb Hội nhà văn. 38. Đoàn Thị Lam Luyến (2000), Dại yêu , nxb Hội nhà văn. 39. Đoàn Thị Lam Luyến (2005),Sao dẫn lối, nxb Hôị nhà văn. 40. Phương Lựu (chủ biên, 2002) Lý luận văn học - tập1, Văn học – nhà văn - bạn đọc, nxb Đại học sư phạm HN. 41. Lê Lưu Oanh (1998) Thơ trữ tình Việt Năm 1975 - 1990 , nxb ĐH Sư phạm 42. Vũ Nho (2003) Đoàn Thị Lam Luyến - Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ” báoVăn nghệ ( số 5). 43. Phan Thị Thanh Nhàn (2008), Lam Luyến càng yêu càng gặp tình hờ , Vnexpress – ngày 26/11. 44. Lê Thị Mây ( 1996) Nhen lại lửa lòng , báo Văn nghệ ( 12 ) 45. Nguyễn Đăng Mạnh (2002) Con đuờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, nxb Giáo dục. 46. Nguyễn Đăng Mạnh (2002) Lịch sử văn học Việt Nam - tập1 , nxb Đại học sư phạm. 47. Nguyễn Đăng Mạnh (2006) Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách. Nxb Văn học. 48. Tôn Thảo Miên (1997) Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn, Tạp chí Văn học (1). Ngô Thị Thanh Huyền Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến ----------------------------------------------------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 49. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006) Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 50. Nhiều tác giả (1998) Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài…, nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh. 51. Ngô Văn Phú (1997) Đoàn Thị Lam Luyến - người đàn bà yêu thơ không chịu bỏ cuộc. 52. Chu Văn Sơn (2007) Thơ, điệu hồn và cấu trúc, nxb Giáo dục. 53. Trần Đình Sử (2001) Những thế giới nghệ thuật thơ, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 54. Trần Đình Sử (2003) Lý luận và phê bình văn học, nxb Giáo dục. 55. Trần Đình Sử (2005) Giáo trình dẫn luận thi pháp học, nxb Giáo dục. 56. Hoài Thanh, Hoài Chân (2008- tái bản) Thi nhân Việt Nam, nxb Văn học. 57. Bích Thu (1995) Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài, tạp chí Văn học (9). 58. Lê Dục Tú (2001) Những đóng góp của thơ nữ trong phong trào thơ mới, Tạp chí Sông Hương (7) . 59. Lê Thị Lệ Thuỷ (2006) Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh , luận văn thạc sỹ KH 60. Từ điển văn học- tập I. (1983), nxb KHXH. 61. Từ điển văn học- tập II. (1994), nxb KHXH. 62. Từ điển Tiếng Việt (1992), nxb Giáo dục. 63. Lê Trí Viễn (1997) Đến với thơ hay, nxb Giáo dục. 64. Phạm Thị Thuý Vinh (2008) Đặc trưng nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, luận văn thạc sỹ KH. 65. Vũ Kim Xuyến (tuyển chọn và biên soạn, 2000) Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, nxb Văn hoá thông tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_NgoThiThanhHuyen.pdf