Theo dõi chuyển động của hạt nhân Hydro trong quá trình đồng phân hóa VINYLIDENE/ ACETYLENE bằng laser xung cực ngắn
MS: LVVL-VLNT019
SỐ TRANG: 61
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
Các phản ứng hóa học thường xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn, cỡ pico giây hoặc nhỏ
hơn là femto giây hay atto giây. Việc thu nhận thông tin về cấu trúc phân tử trong thời gian ngắn
như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và tạo điều kiện cho ta mở rộng khả năng nghiên cứu các
phản ứng hoá học như sự hình thành, đứt gãy của các liên kết hoá học, hay sự dao động của các
nguyên tử trong phân tử. Những thông tin này được gọi là thông tin động. Ngày nay, với laser hồng
ngoại xung cực ngắn (cỡ vài chục femto giây), cường độ mạnh được tạo ra trong các phòng thí
nghiệm, ta có thể quan sát các phản ứng hóa học trong thang thời gian nguyên tử. Cụ thể, theo dõi
quá trình đồng phân hóa sẽ là một bước tiến trong lĩnh vực ứng dụng laser xung siêu ngắn.
Phân tử C2H2 có hai dạng đồng phân phổ biến là acetylene và vinylidene. Trong đó,
vinylidene đóng vai trò khá quan trọng, như một chất phản ứng trung gian trong phản ứng hoá học,
cụ thể là trong phản ứng cháy [26]. Trong thực tế, các đặc tính của vinylidene hiện vẫn đang là một
đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học [7, 26]. Bên cạnh đó, như đã biết,
acetylene - một hydrocacbon không no, còn được gọi là alkyen - là một khí nhiên liệu không những
có nhiều ứng dụng trong nền công nghiệp (kỹ thuật cắt, hàn, nhiệt luyện), mà còn là thành phần
quan trọng trong sự tổng hợp hữu cơ. Đây là chất có thể được sử dụng để tổng hợp nên một loạt các
sản phẩm như cao su tổng hợp, nhựa, chất dẻo, axit acetic, axeton, isopren, axit chloroacetic, etanol,
polyacetylene (PA) cũng như plastic dẫn điện do Shirakawa, MacDiarmid và Heeger khám phá và
phát triển (được Hàn Lâm Viện Khoa Học Thụy Điển trao giải Nobel Hoá Học năm 2000) [12].
Thêm vào đó, acetylene còn là một khí gây cháy, và chất này còn dễ cháy hơn khi bị hóa lỏng, nén,
nung nóng, hòa vào hỗn hợp khí. Trước tính đa dụng của acetylene, việc nghiên cứu tìm hiểu thêm
quá trình biến đổi đồng phân của acetylene là rất cần thiết.
Vào năm 1999, giải Nobel Hoá học đã được trao cho Giáo sư Ahmed Zewail thuộc Viện
Công nghệ California, Hoa kỳ. Ông đã dùng kỹ thuật ánh sáng laser ngắn phù hợp với thang thời
gian phản ứng xảy ra - femto giây - để kích thích quá trình tán xạ nhanh điện tử, từ đây quan sát
chuyển động của các nguyên tử trong một phân tử trong quá trình phản ứng hoá học, quan sát được
điều thực sự xảy ra khi các liên kết hóa học bị phá vỡ và các liên kết mới được tạo ra, đồng thời ông
còn tìm cách thu nhận hình ảnh của chúng ngay ở trạng thái chuyển tiếp. Công trình nghiên cứu này
đã mở đường cho việc nghiên cứu các phản ứng hoá học cơ bản trong thang thời gian các phản ứng
xảy ra, cho phép ta hiểu và dự báo được các phản ứng quan trọng.
Cho đến nay, việc thu nhận thông tin về cấu trúc phân tử có thể được thực hiện bằng nhiều
phương pháp. Trong số đó có thể kể đến các phương pháp thông qua phân tích quang phổ như:
quang phổ hồng ngoại, quang phổ tia cực tím, quang phổ điện tử , hay như phương pháp nhiễu xạ tia X, tán xạ chùm điện tử năng lượng cao Tuy nhiên, chỉ khi các xung laser cỡ femto giây với
cường độ cực lớn (~1014
W/cm2
) được tạo ra trong những năm gần đây thì khả năng chụp ảnh phân
tử mới thật sự trở nên gần với hiện thực nhờ một cơ chế hoàn toàn mới.
Khi chùm laser cường độ mạnh tương tác với nguyên tử, phân tử, một trong các hiệu ứng phi
tuyến xảy ra là sự phát xạ sóng hài bậc cao (High-order harmonic generation – HHG). Cường độ
HHG (thang logarit) có đặc điểm: giảm mạnh ở những tần số đầu, sau đó sẽ đạt giá trị gần như
không đổi trong miền phẳng (plateau), và miền này sẽ kết thúc ở một điểm dừng (cut-off) [19].
Nhằm giải thích các đặc tính và tính toán HHG, một trong những mô hình được công nhận và sử
dụng rộng rãi là mô hình ba bước Lewenstein [19]. Trong mô hình này, ban đầu điện tử sẽ bị ion
hóa xuyên hầm ra miền tự do; dưới tác dụng của trường laser mạnh, điện tử được gia tốc trong nửa
chu kỳ đầu của trường laser; khi trường laser đổi chiều, điện tử quay trở lại tương tác với ion mẹ và
phát ra sóng hài thứ cấp, đây chính là HHG. Vì HHG là kết quả của sự va chạm giữa ion mẹ và điện
tử nên HHG phát ra lúc này sẽ mang thông tin cấu trúc của phân tử mẹ. Đây là nền tảng cho việc
thu nhận thông tin cấu trúc phân tử từ nguồn dữ liệu HHG, được nhiều nhà khoa học quan tâm sử
dụng [3, 17-18, 22-24].
Trong công trình nghiên cứu của mình [13], giáo sư Corkum – Canada đã sử dụng xung
laser cực ngắn (30 fs) chiếu vào nitơ với các góc vector phân cực khác nhau, kết quả của sự tương
tác giữa phân tử với nguồn laser cực mạnh này là các sóng hài bậc cao. Qua thông tin các sóng hài
này, hình ảnh đám mây điện tử ngoài cùng (HOMO) của nitơ đã được tái tạo bằng quy trình cắt lớp
(Tomography). Phân tích lý thuyết cho việc chụp ảnh phân tử đã được thực hiện và công bố trong
công trình [18]. Bằng mô phỏng, nhóm nghiên cứu đã khẳng định việc tái tạo lại hình ảnh đám mây
điện tử của các phân tử thẳng O2, N2 từ HHG là hoàn toàn có thể thực hiện được khi sử dụng laser
hồng ngoại 800nm với cường độ cực lớn (~1014
W/cm2
) và xung cực ngắn (30fs). Đặc biệt, nhóm
tác giả đã chỉ ra các hạn chế của phương pháp chụp ảnh và nêu ra hướng cải thiện chất lượng ảnh
bằng cách sử dụng nguồn laser có bước sóng dài hơn, ví dụ như 1200nm. Kết luận này cũng đã
được kiểm chứng khi tiến hành chụp ảnh cho phân tử CO2 [18]. Trong công trình [18], các tác giả
cũng định hướng cho một phương pháp mới để trích xuất thông tin cấu trúc phân tử, gọi là phương
pháp so sánh phù hợp (fitting method).
Trong công trình [18] phương pháp so sánh phù hợp đã được xây dựng cho việc trích xuất
thông tin về khoảng cách liên nguyên tử trong thang thời gian femto giây từ HHG của các phân tử
thẳng, đơn giản như O2, N2, CO2. Phương pháp này đã và đang được tiếp tục phát triển cho các phân
tử phức tạp hơn [3]. Cụ thể, khi nghiên cứu ứng dụng phương pháp so sánh phù hợp cho các phân tử
có liên kết hydro như HNC [22], các tác giả đã phát hiện ra sự thay đổi độ dài các liên kết này
không ảnh hưởng đáng kể đến phổ HHG. Hay nói khác hơn ta không thể trích xuất thông tin mối liên kết hydro từ HHG theo phương pháp so sánh phù hợp. Tuy nhiên, do mối liên kết này rất linh
động, khi nguyên tử hydro nhận được năng lượng đủ lớn, nó sẽ chuyển động, dẫn đến các trạng thái
đồng phân của phân tử. Đồng thời, trong các công trình [22], các tác giả cũng đã mô phỏng được
đường chuyển động cổ điển của nguyên tử này bằng cách sử dụng phép gần đúng Born-
Oppenheimer. Sau đó, HHG ứng với từng vị trí trên quỹ đạo này còn được tính toán ứng với những
góc định phương khác nhau, các vị trí đồng phân được quan sát tại các đỉnh cực đại của HHG trong
đồ thị cường độ phổ sóng hài. Từ đó, cho thấy khả năng phân biệt các đồng phân này và cả trạng
thái chuyển tiếp của chúng bằng việc quan sát HHG phát ra khi cho phân tử tương tác với xung
laser siêu ngắn, cường độ mạnh.
Kết quả vừa đề cập phần nào khẳng định tính khả thi của việc theo dõi động học phân tử
trong quá trình đồng phân hoá thông qua nguồn dữ liệu HHG. Do vậy việc tiếp tục phát triển cho
phân tử khác để kiểm chứng tính phổ quát của phương pháp là điều rất quan trọng và thời sự. Và
như đã được đề cập, phân tử C2H2 được chọn nghiên cứu do bản thân phân tử rất được quan tâm
trong thời gian gần đây về cả mô phỏng đồng phân hóa [32], và cả về tính toán, đo đạc thực nghiệm
phát xạ sóng hài [21]. Đó chính là lý do chọn đề tài: “Theo dõi chuyển động của hạt nhân hydro
trong quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene bằng laser xung cực ngắn”.
Với các cơ sở như trên, đề tài được thực hiện trước hết nhằm mục đích đưa ra tổng quan về
một ứng dụng của laser xung cực ngắn là trích xuất thông tin động về cấu trúc phân tử từ phổ HHG
- một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ nhưng cũng đầy tiềm năng. Sau đó kết hợp với mục tiêu
mô phỏng quá trình chuyển hóa đồng phân của phân tử C2H2 bằng phương pháp động lực học phân
tử (MD), chúng tôi mong muốn chỉ ra việc có thể phân biệt các đồng phân từ việc phân tích sự phụ
thuộc của HHG vào góc định phương; đưa ra khả năng theo dõi quá trình đồng phân hoá bằng laser
xung cực ngắn qua cơ chế phát xạ HHG.
Với những mục đích đề ra như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: nghiên cứu phần
mềm Gaussian 3.0 và sử dụng nó tích hợp phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) trong mức độ lý
thuyết B3LYP để tính mặt thế năng theo vị trí của nguyên tử hydro, từ đây xác định và tái khẳng
định sự tồn tại các trạng thái đồng phân acetylene, vinylidene cũng như các trạng thái chuyển tiếp
của chúng. Sau đó, mô phỏng quá trình chuyển hóa đồng phân acetylene/ vinylidene cần được tiến
hành bằng phương pháp động học phân tử (MD) với gần đúng Born-Oppenheimer trong tiến trình
BOMD của chương trình Gaussian 3.0. Các quá trình đồng phân hóa thường diễn ra trong khoảng
thời gian femto giây, do đó để theo dõi các quá trình này thông qua cơ chế phát xạ HHG, ta cần có
xung laser cực ngắn cỡ femto giây hay atto giây. Vì vậy, việc tìm hiểu về laser xung cực ngắn và
các cơ chế tương tác giữa nó với nguyên tử, phân tử cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Do đó, công
việc tiếp theo là tìm hiểu phương pháp mô phỏng HHG theo mô hình ba bước Lewenstein bằng cách sử dụng chương trình LewMol được viết bằng Fortran 7.0. Thông qua đó, chúng tôi tính được HHG
khi laser hồng ngoại (800nm) xung cực ngắn (10fs), cường độ cực mạnh (~ 2.1014
W/cm2
) tương tác
với các đồng phân C2H2 và thu nhận được đồ thị sự phụ thuộc cường độ HHG theo góc định phương
của phân tử, chỉ ra sự nhận biết các đồng phân. Và cuối cùng, sử sụng HHG tính được đối với các
cấu trúc khác nhau của phân tử C2H2 trên đường chuyển hóa đồng phân (thu nhận từ mô phỏng bằng
động học phân tử) kết hợp với phân tích các đỉnh của cường độ HHG, chúng tôi đã đưa ra khả năng
theo dõi quá trính đồng phân hóa bằng laser xung cực ngắn.
Với mục tiêu trên, luận văn được xây dựng gồm 3 chương:
Chương 1: Laser xung cực ngắn và tương tác với nguyên tử, phân tử.
Chương 2: Mô phỏng quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene.
Chương 3: Phát xạ sóng hài của C2H2 và dấu vết các đồng phân.
Trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra cơ sở lý thuyết của sự phát xạ HHG. Trong đó, lịch sử
phát triển và các tính chất của laser được giới thiệu sơ lược. Trên cơ sở những hiểu biết về laser,
chúng tôi trình bày về lý thuyết tương tác của laser với nguyên tử, phân tử và quá trình phát HHG.
HHG được mô phỏng theo mô hình ba bước Lewenstein thông qua chương trình tính toán Lewmol.
Do đó, mô hình này cũng là một phần được đề cập đến trong chương 1.
Sau khi có được cơ sở đó, nội dung chính ở chương 2 chính là nghiên cứu quá trình đồng
phân hóa vinylidene/acetylene. Trước tiên, mô hình mẫu phân tử C2H2 được đưa ra, kèm theo là sự
giải thích các mối liên kết trong phân tử thông qua sự lai hóa các orbital trong phân tử. Để khảo sát
tổng quát động học phân tử C2H2, mặt thế năng (Potential Energy Surface - PES) đã được tính toán
và lý thuyết của phần này cũng được trình bày cụ thể. Với kết quả PES tính được từ chương trình
Gaussian, ta thấy rõ được vị trí của các trạng thái đồng phân cũng như các trạng thái chuyển tiếp
trên đường phản ứng. Sau đó, phương pháp mô phỏng động học phân tử được trình bày cùng phép
gần đúng Born-Oppenheimer. Từ đây, chúng tôi đã mô phỏng động lực học cho phân tử C2H2 bằng
tiến trình BOMD trong chương trình Gaussian. Ở đây, chúng tôi cũng thu nhận được các điều kiện
ban đầu để quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene được diễn ra.
Ở chương 3, các kết quả mô phỏng thực nghiệm cho quá trình khảo sát thông tin cấu trúc
phân tử, cũng như quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene được đưa ra dựa trên HHG phát xạ.
Trong phần này, ngoài HHG phát xạ từ các trạng thái đồng phân và chuyển tiếp theo sự phụ thuộc
góc định phương, chúng tôi còn khảo sát HHG phát xạ từ phân tử trong suốt quá trình đồng phân
hóa để tìm dấu vết đồng phân. Bằng việc phân tích phổ HHG, chúng tôi thấy có những đỉnh cực đại
tại các vị trí bền và các trạng thái chuyển tiếp của phân tử; từ đó chúng tôi kết luận có thể sử dụng
HHG để theo dõi chuyển động của hạt nhân hydro trong quá trình đồng phân hóa
vinylidene/acetylene bằng laser xung cực ngắn và đưa ra hướng phát triển mới cho đề tài luận văn. Kết quả của luận văn đã được báo cáo tại Hội nghị vật lý lý thuyết toàn quốc lần thứ 34
(Đồng Hới 3-6/08/2009) [2], Hội nghị quốc tế Asian Symposium On Intense Laser Science lần thứ
5 (ASILS5) [3] và đăng trên trên tạp chí quốc tế J. Mol. Struct. (Theochem) [4].
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Theo dõi chuyển động của hạt nhân hydro trong quá trình đồng phân hóa vinylidene/ acetylene bằng laser xung cực ngắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tử, sự thay đổi này có thể được quan sát rõ rệt thông qua mặt thế năng
(PES). Như vậy, PES là hình vẽ trực quan mô tả hàm thế năng của phân tử theo cấu trúc phân tử. Số
chiều của PES phụ thuộc vào số nguyên tử trong phân tử. Nếu phân tử có N nguyên tử thì nó sẽ có
ba bậc tự do cho chuyển động tịnh tiến của toàn phân tử và có hai hoặc ba chuyển động quay nếu nó
có cấu trúc tuyến tính hay không tuyến tính. Do đó, PES sẽ có (3N-5) hay (3N-6) chiều, dẫn đến sự
phức tạp trong quá trình tính toán số học một PES lượng tử đầy đủ. Cụ thể, đối với phân tử hai
nguyên tử, ta có đồ thị hai chiều giữa khoảng cách liên nguyên tử trên trục x, và giá trị năng lượng ở
mỗi khoảng cách đó trên trục y. Lúc này PES đơn giản chỉ là một đường thế năng phụ thuộc vào độ
dài liên kết như trong hình 2.8. Đối với phân tử lớn hơn, mặt sẽ có nhiều chiều hơn. Khi đó, mỗi
điểm trên mặt này tương ứng với một cấu trúc hai chiều của phân tử với độ cao của mặt tại điểm đó
cho ta năng lượng của phân tử.
Hình 2.8. PES trong trường hợp đơn giản - phân tử hai nguyên tử.
Hình 2.9. PES và các vùng đặc trưng.
2.2.2. Đặc điểm của mặt thế năng
Hình 2.9 minh họa cho mặt thế năng cùng các đặc điểm từng vùng. Trên mặt này, ta sẽ chú ý
đến một số điểm đặc biệt: điểm năng lượng cực tiểu với vùng trũng tương ứng với vị trí cân bằng
(trạng thái bền) của phân tử; điểm năng lượng cực đại tương ứng với trạng thái chuyển tiếp tại vùng
yên ngựa (saddle point). Năng lượng của các trạng thái này sẽ giúp ta có được năng lượng hoạt hóa
của phản ứng.
2.2.2.1. Cấu trúc cân bằng
Những phân tử có thể quan sát bằng thực nghiệm tương ứng với cực tiểu địa phương (local
minimum) trên PES, tại đó ta có được cấu trúc cân bằng của phân tử. Để tìm ra vị trí này, trước tiên
ta cần phải dự đoán cấu trúc của nó, sau đó sử dụng kỹ thuật tối ưu hóa (optimization) tìm được cực
tiểu địa phương ở vùng lân cận. Tuy nhiên, vì quá trình tối ưu hóa thường định ra một vị trí tĩnh lân
cận mà nó có thể là trạng thái cực tiểu hay chuyển tiếp, nên phép phân tích sự dao động thông qua
các tần số nên được tiến hành trên cấu trúc đã tối ưu hóa để xác định rằng nó là cực tiểu địa phương.
Ngoài ra vì cực tiểu địa phương không nhất định là cực tiểu toàn cục (global minimum) nên dự đoán
chính xác chất ban đầu là cần thiết cho việc nhận được thông tin chính xác như độ bền tương đối,
năng lượng phản ứng, độ lớn ngưỡng…
2.2.2.2. Cấu trúc trạng thái chuyển tiếp
Cấu trúc trạng thái chuyển tiếp của một phản ứng hóa học tương ứng với điểm yên ngựa
(saddle point) trên mặt thế năng. Như đã biết, việc tìm trạng thái chuyển tiếp cho một phản ứng hóa
học là khá quan trọng, đặc biệt đối với các hệ phân tử lớn, vì vậy điểm yên ngựa có vai trò khá quan
trọng trong việc giải thích cơ chế của phản ứng và động năng hóa học. Điểm yên ngựa cần tương
ứng với đường chuyển động liên kết từ chất tham gia phản ứng đến sản phẩm. Một cách tốt hơn và
chắc chắn hơn để xác định vị trí chuyển tiếp có chính xác hay không là thực hiện tính toán đường
phản ứng.
2.2.2.3. Đường phản ứng
Đối với một PES bất kỳ của phản ứng từ trạng thái A đến trạng thái B, ta có thể tìm được
nhiều đường nối liên kết các trạng thái đầu và cuối. Tuy nhiên chỉ có đường ứng với sự thay đổi
năng lượng tối thiểu từ chất phản ứng đến sản phẩm là đường mô tả cách dễ dàng nhất để xảy ra
phản ứng, đường nối này được gọi là đường tọa độ phản ứng (reaction coordinate path hay Intrinsic
reactant coordinate IRC) hay đường năng lượng cực tiểu (minimum energy path MEP). Theo đó,
đường IRC là đường có độ dốc lớn nhất kết nối điểm yên ngựa với những vị trí cực tiểu địa phương
gần nhất trên cả hai phía của dốc; đó là đường màu đỏ được chỉ ra trên Hình 2.9 kết nối cực tiểu của
chất phản ứng hóa học đến cấu trúc chuyển tiếp A và cực tiểu của sản phẩm A. Đường IRC sẽ cung
cấp cho ta thông tin về sự khác biệt rõ rệt giữa các mức năng lượng tương ứng với các trạng thái
trong một quá trình phản ứng.
Hình 2.10.
Đường IRC điển hình.
Như vậy, để nghiên cứu một phản ứng biến đổi của phân tử, ta cần nhận biết những vị trí cực
tiểu của chất phản ứng, cũng như của sản phẩm tạo thành và điểm yên ngựa nối chúng với nhau.
Đường phản ứng thường được tính toán để xác nhận điểm yên ngựa là điểm thật sự kết nối chất
phản ứng và chất tạo thành. Vì phương trình Schrodinger chỉ có thể giải gần đúng cho hệ nhiều
electron, độ chính xác của nó phụ thuộc vào bậc của phép gần đúng (phụ thuộc vào phương pháp và
hệ hàm cơ sở), nên những vị trí sử dụng cho các điểm dừng (trạng thái cực tiểu hay chuyển tiếp) có
thể hơi khác với cấu trúc thật của chúng. Do đó, cần có sự so sánh giữa các cấu trúc được dự đoán
và những cấu trúc được quan sát từ thực nghiệm để đạt được độ chính xác cao trong phương pháp
được dùng.
2.2.3. PES và các trạng thái đồng phân của phân tử C2H2
Đối với phân tử C2H2, PES sẽ phụ thuộc vào vị trí của cả bốn nguyên tử. Tuy nhiên, phân tử
C2H2 có mối liên kết C-H rất linh động, đó là nguyên nhân dẫn đến các trạng thái bền năng lượng
khác nhau của phân tử ứng với các vị trí khác nhau của hydro – gọi là các trạng thái đồng phân. Do
đó, ở đây, để tiến hành mô phỏng động học phân tử, để đơn giản ta sẽ xét sự phụ thuộc của thế năng
phân tử vào vị trí của hai nguyên tử hydro bằng cách cung cấp vận tốc cho một nguyên tử hydro.
Khi nguyên tử hydro này nhận được năng lượng đủ lớn, nó sẽ chuyển động và chuyển phân tử sang
dạng đồng phân khác. Trong quá trình nghiên cứu, để đặc trưng cho vị trí của nguyên tử hydro này,
chúng tôi chọn hai tham số: R là khoảng cách từ nguyên tử hydro này đến khối tâm của liên kết C-
C, A là góc hợp bởi vector R và trục phân tử. Điều này được thể hiện rõ trong hình 2.11. Khi đó,
mặt thế năng PES thu được bằng cách sử dụng phần mềm Gaussian với phương pháp gần đúng DFT
kết hợp với phép gần đúng Born-Oppenheimer và hai hệ hàm cơ sở B3LYP/6-311+G(2df,2pd) và
PBE1PBE/aug-cc-pvtz. Khi này, ta bỏ qua năng lượng mất mát trong quá trình chuyển động của
phân tử.
Hình 2.11. Phân tử C2H2 ở trạng thái bất kỳ.
* Sự khác biệt giữa hai hệ hàm cơ sở 6-311+G(2df,2pd) và aug-cc-pvtz:
- 6-311+G(2df,2pd): là hệ hàm cơ sở Split-valence triple – zeta trong phép giải gần đúng HF,
trong đó có tính thêm hiệu ứng momen và hiệu ứng khuyếch tán. Bộ hàm này bỏ qua vai trò của
những điện tử bên trong trong việc tính toán.
- aug-cc-pvtz: là một hệ hàm cơ sở được sử dụng phổ biến hiện nay (được phát triển bởi
Dunning). Ngoài những khả năng như 6-311+G(2df,2pd), bộ hàm này còn tính thêm hiệu ứng tương
quan, do đó kết quả tính được có độ chính xác cao hơn.
Và cũng chính từ kết quả này, chúng tôi thấy chỉ khi tính đến hiệu ứng tương quan khi sử
dụng hệ hàm cơ sở aug-cc-pvtz thì mới có thể thấy rõ sự cách biệt năng lượng giữa các trạng thái
trong quá trình chuyển đồng phân C2H2 như kết quả PES thu được ở hình 2.12.
Hình 2.12. PES ba chiều của C2H2.
Để thấy rõ hơn sự cách biệt năng lượng giữa các đồng phân và các trạng thái chuyến tiếp của
phân tử C2H2, chúng tôi vẽ mặt cắt thế năng của phân tử như ở hình 2.13.
Hình 2.13. Mặt cắt thế năng của C2H2.
Hình 2.14. Đường IRC của phân tử C2H2.
Hình 2.14 là đường IRC của quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene. Từ kết quả này ta
thấy năng lượng của vinylidene cao hơn năng lượng của acetylene là 1.92eV. Điều này hoàn toàn
phù hợp với kết quả thực nghiệm [7, 11] cho rằng sự chênh lệch năng lượng này là khoảng 2eV.
Bảng 2.2 Thông số cấu trúc của các cấu hình từ vinylidene đến acetylene.
Cấu hình RCC (
o
A ) RCH (
o
A ) (độ) R (
o
A ) H (độ)
Vinylidene
1.290 1.088 120.6 1.517 38.5
Chuyển tiếp 1
1.274 1.074 152.6 1.260 63.3
Cực tiểu địa phương 2
1.258 1.072 171.9 1.110 81.8
Chuyển tiếp 2
1.257 1.075 178.4 1.140 100.4
Acetylene
1.198 1.061 180.0 1.660 180.0
2.3. Gần đúng Born-Oppenheimer và tiến trình BOMD trong Gaussian
2.3.1. Phương pháp mô phỏng động học phân tử (MD)
Phương pháp MD đầu tiên được đưa ra bởi Berni Alder và Tom Wainwright vào cuối những
năm 1950 [4-5], trong quá trình nghiên cứu sự tương tác của những quả cầu rắn. Sự kiện này khi đó
đã thu hút nhiều mối quan tâm của giới khoa học về mẫu chất lỏng. Sau đó, vào 1964, Rahman đưa
ra sự mô phỏng đầu tiên về tương tác giữa các nguyên tử bằng thế năng liên tục cho argon lỏng [27].
Trong suốt những năm 1970, khi máy tính trở nên phổ biến, MD được phát triển cho những hệ phân
tử phức tạp hơn. Năm 1974, Rahman và Stillinger tiến hành mô phỏng động lực học phân tử đầu
tiên của hệ chất lỏng thật [30]. Sau đó là mô phỏng đầu tiên cho protein vào năm 1976 bằng cách sử
dụng hàm năng lượng thực nghiệm. Từ đó đến nay, sự mô phỏng này được ứng dụng rộng rãi không
chỉ trong vật lý, mà còn thường được dùng trong khoa học vật liệu, hóa sinh, vật lý sinh học, trong
nghiên cứu protein và các phân tử sinh học.
MD là một trong những công cụ chủ yếu trong nghiên cứu lý thuyết phân tử. Đây là phương
pháp mô phỏng bằng máy tính dựa trên cơ học thống kê, trong đó các nguyên tử và phân tử tương
tác với nhau, sự phụ thuộc thời gian của hệ phân tử được tính toán bằng cách giải số học phương
trình chuyển động Newton. Từ đó, ta có các thông tin ở cấp độ vi mô trong thang thời gian nguyên
tử như vị trí, vận tốc, sự dao động của các nguyên tử và sự thay đổi cấu trúc của phân tử. Những
thông tin ở cấp độ vi mô này có thể được đưa về cấp độ vĩ mô dưới dạng áp suất, năng lượng, nhiệt
dung thông qua cơ học thống kê, trong đó có nguyên lý Ergodic. Nguyên lý này nói rằng: khi hệ ở
trạng thái cân bằng, giá trị trung bình trên tập hợp của một đại lượng vật lý của một hệ tại một thời
điểm nào đó trùng với giá trị trung bình của đại lượng này tính theo thời gian của một hệ duy nhất.
Mô phỏng MD trong nhiều khía cạnh rất giống với một thí nghiệm thực sự. Khi ta tiến hành
một thí nghiệm thật, ta chuẩn bị sẵn mẫu vật cần nghiên cứu, kết nối mẫu vật này với các công cụ
đo (nhiệt kế, máy đo độ nhớt…), đo các tính chất quan tâm trong suốt một khoảng thời gian xác
định. Nếu phép đo của chúng ta có sai số thống kê thì thời gian càng dài, phép đo càng chính xác.
Trong MD, chúng ta cũng có phương pháp tương tự. Đầu tiên ta chọn hệ mẫu chứa N hạt, những
điều kiện ban đầu, giải phương trình chuyển động Newton cho hệ cho đến khi tính chất của hệ
không thay đổi theo thời gian (cân bằng hệ). Sau sự cân bằng đó, chúng ta tiến hành phép đo thực
sự. Giới hạn chủ yếu của phương pháp là yêu cầu về một nguồn máy tính mạnh. Kích cỡ mô phỏng
(số hạt), bước thời gian và khoảng thời gian cần được xác định để việc tính toán có thể hoàn tất
trong một khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, để tạo ra kết luận có giá trị thống kê, khoảng thời
gian phải hợp với động lực học của quá trình tự nhiên.
Thông thường, hệ phân tử và chuyển động của những hạt cấu thành nên hệ được mô tả chính
xác bởi cơ học lượng tử. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ dùng cơ học cổ điển Newton để mô tả chuyển
động của hạt nhân trong MD bằng cách sử dụng các phép gần đúng cho sự mô tả lượng tử. Hàm
sóng phân tử sau khi được giải có thể tách riêng thành hai phần ứng với phần hạt nhân và phần điện
tử theo Born-Oppenheimer, do đó chuyển động của chúng cũng có thể được tách ra và giải riêng lẻ:
ta xem hạt nhân là hạt cổ điển, còn các biến số electron có thể được tách rời hoặc là được coi như
các bậc tự do trong phương trình Schrodinger. Theo đó, MD được phân thành hai nhóm:
1/ MD cổ điển: lực trên hạt nhân được tính từ hàm thế năng.
2/ MD Ab initio: lực trên hạt nhân nhận được từ các tính toán cấu trúc điện tử.
2.3.2. MD cổ điển
MD dựa trên phương trình chuyển động Newton. Nếu biết lực trên mỗi nguyên tử , ta sẽ xác
định được gia tốc mỗi nguyên tử trong hệ. Tích phân của phương trình chuyển động lúc này mang
lại quỹ đạo mô tả vị trí, vận tốc và gia tốc của các hạt theo thời gian. Từ quỹ đạo này, các giá trị
trung bình của các đại lượng sẽ có thể được xác định, đồng thời trạng thái của hệ cũng có thể được
dự đoán tại mọi thời điểm tương lai hoặc quá khứ.
Lực có thể được viết dưới dạng gradient của thế năng phụ thuộc vào vị trí:
,...,,2,1,...,, 21 NIRRRV
R
RMF N
I
III
(2.1)
với III RMF ,, là lực, khối lượng và vị trí của nguyên tử thứ I, V là hàm thế năng phụ thuộc vào
các vị trí nguyên tử.
Trong phương pháp này, hàm thế năng cần được xác định và xây dựng trước, sau đó làm
khớp với các quan sát thực nghiệm, để từ đó tính được lực trên hạt nhân.
Tuy nhiên, thế năng là một hàm tọa độ nguyên tử (3N) của tất cả các nguyên tử trong hệ. Vì
bản chất phức tạp của hàm này, chúng phải được giải theo phương pháp số học với các thuật toán số
học hỗ trợ cho việc giải tích phân phương trình chuyển động. Các thuật toán tích phân này giả sử vị
trí r, vận tốc v và gia tốc a có thể làm gần đúng bằng chuỗi khai triển Taylor xung quanh thời gian t:
...
...
2
1
...
2
1
2
2
ttbtatta
ttbttatvttv
ttattvtrttr
(2.2)
a) Thuật toán Verlet: Để nhận được thuật toán Verlet ta có thể viết:
.
2
1
,
2
1
2
2
ttattvtrttr
ttattvtrttr
(2.3)
Cộng hai phương trình (2.3), ta được:
.2 2ttattrtrttr (2.4)
Thuật toán Verlet sử dụng vị trí và gia tốc tại thời gian t và vị trí từ thời gian t-dt để tính vị trí
mới tại thời gian t+dt (dt là bước thời gian trong mô phỏng). Cứ như vậy, tại mỗi bước ta sẽ tính
được nhiệt độ, thế năng tức thời, và năng lượng toàn phần. Đây là thuật toán khá đơn giản, yêu cầu
nguồn dự trữ vừa phải, thích hợp cho nghiên cứu hệ lớn; tuy nhiên độ chính xác không cao, đặc biệt
khi bước thời gian dài.
Trong thuật toán Verlet, ta có thể lấy vận tốc của quỹ đạo bằng cách:
.
2
)(
,2
t
ttrttr
tvhay
ttvttrttr
(2.5)
b) Thuật toán leap-frog:
Để nhận được thuật toán này từ thuật toán Verlet, chúng ta bắt đầu từ định nghĩa vận tốc với
bước thời gian chia đôi như sau:
.)2/(
,)2/(
t
trttr
ttv
t
ttrtr
ttv
(2.6)
Từ (2.6), ta nhận được biểu thức cho vị trí và vận tốc:
,
2
1
tttvtrttr
(2.7)
.
2
1
2
1
ttattvttv
(2.8)
Trong thuật toán này, vận tốc đầu tiên được tính tại thời điểm t + 1/2dt; chúng được dùng để
tính vị trí r tại thời điểm t + dt. Vận tốc tại thời điểm t có thể làm gần đúng như sau:
.
2
1
2
1
2
1
ttvttvtv (2.9)
Vì thuật toán này bắt nguồn từ thuật toán Verlet nên quỹ đạo chúng đưa ra là như nhau. Tuy
nhiên, ở đây, vận tốc không được xác định tại cùng thời điểm với vị trí. Kết quả là, động năng và
thế năng không được xác định từ cùng một thời điểm. Do đó, ta không thể tính trực tiếp năng lượng
toàn phần trong thuật toán này.
c) Thuật toán vận tốc Verlet:
Ta có thể viết thuật toán Verlet dưới dạng mà trong đó vị trí và vận tốc được tính tại cùng
một thời điểm.
.
2
1
,
2
1 2
tttatatvttv
ttattvtrttr
(2.10)
(2.10) hoàn toàn tương đương với thuật toán Verlet. Để chứng minh, ta cần chú ý, từ thuật
toán Verlet ta có:
.
2
1
2 2tttatttvttrttr (2.11)
Còn biểu thức vị trí (2.10) có thể viết:
.
2
1 2ttattvttrtr (2.12)
Cộng (2.11) và (2.12), ta có:
.)(
2
1
)(2)(2 2ttattattvttvttrtrttr (2.13)
Thay phương trình vận tốc (2.10) vào (2.13) ta có:
.2)(2 2tttattrtrttr (2.14)
(2.14) chính là phương trình tọa độ trong thuật toán Verlet.
Trong thuật toán này, chúng ta có thể tính vận tốc mới sau khi có tọa độ mới và từ đó có lực
mới.
d) Thuật toán Beeman:
.
6
1
6
5
3
1
,
6
1
3
2 22
tttattatttatvttv
tttattattvtrttr
(2.15)
Thuật toán này cũng hoàn toàn thỏa mãn thuật toán Verlet nhưng với vận tốc được ước lượng
chính xác hơn, đảm bảo cho sự bảo toàn năng lượng được tốt hơn. Tuy nhiên, các biểu thức phức
tạp làm cho sự tính toán cũng trở nên phức tạp hơn.
2.3.3. MD Ab initio - phép gần đúng Born-Oppenheimer và BOMD
Trong nhiều trường hợp, hàm thế năng như trong MD cổ điển không thể mô phỏng động lực
học của hệ phân tử một cách hiệu quả và chính xác. Vì vậy phương pháp MD Ab initio với những
yêu cầu tính toán cao hơn cần được sử dụng. Trong phương pháp này, những biến số điện tử không
thể bỏ qua. Lực trên hạt nhân được nhận từ sự tính toán các cấu trúc điện tử. Mặc dù phương pháp
này thuận lợi hơn phương pháp cổ điển, nhưng chúng vẫn bị giới hạn trong những hệ nhỏ (hàng
trăm đến hàng ngàn nguyên tử) và trong bước thời gian ngắn do việc chọn lựa phương pháp gần
đúng thích hợp để giải phương trình Schrodinger.
Phương trình Schrodinger cho hệ phân tử:
,;,;, tRrtRr
t
i
(2.16)
NN rrrrRRRR ,...,,;,...,, 2121 là vị trí của N hạt nhân và n electron.
Toán tử Hamilton của N hạt nhân và n electron:
,
4
4422
,
1
,1
2
1
,1
2
1
,1
2
1
2
2
1
2
2
n
N
i
I iIo
I
n
n
ij
i ijo
N
N
IJ
I IJo
JI
n
i
r
e
N
I
R
I
rR
eZ
rr
e
RR
eZZ
mM
rR
iI
(2.17)
trong (2.17): số hạng thứ nhất là toán tử động năng của hạt nhân; số hạng thứ hai là toán tử động
năng của electron; ba số hạng cuối lần lượt là tương tác tĩnh điện liên hạt nhân, liên điện tử, và
tương tác giữa hạt nhân và điện tử; II ZM , là khối lượng và số khối của hạt nhân I; eme , là khối
lượng và điện tích của electron; toán tử
iI rR
, tác dụng lên tọa độ của hạt nhân I và electron i.
Phép gần đúng Born-Oppenheimer: là một trong số các phép gần đúng dùng để đơn giản hóa
việc giải phương trình Schrodinger. Vì khối lượng hạt nhân nặng hơn hàng ngàn lần so với khối
lượng electron, nên chuyển động của hạt nhân theo đó cũng chậm hơn nhiều so với chuyển động của
các electron; khi hạt nhân chuyển động thì các electron cũng lập tức tự sắp xếp lại xung quanh nó.
Như vậy, sự phân bố của electron trong hệ phân tử phụ thuộc vào vị trí các hạt nhân và độc lập với
vận tốc của chúng. Nói cách khác, hạt nhân coi như cố định đối với electron, chuyển động của
electron có thể được coi là xảy ra trong trường các hạt nhân cố định. Phương pháp gần đúng này
tách rời chuyển động của hạt nhân với chuyển động điện tử, theo đó toán tử Hamilton được phân
làm 2 phần: phần điện tử và phần hạt nhân.
,,)(, rRRTrR e (2.18)
với ,,)(,)(, RrVrTrRVrVRVrTrR te (2.19)
trong đó rVRVrT ,),( và rRV , là toán tử động năng electron, tương tác đẩy hạt nhân - hạt
nhân, electron - electron, và lực hút hạt nhân - electron.
Với phép gần đúng trường tự hợp phụ thuộc thời gian TDSCF, ta có hàm sóng toàn phần phụ
thuộc thời gian:
,)(exp;;;,
t
t
e
o
tEtd
i
tRtrtRr
(2.20)
với: ,1;;,1;; tRtRtrtr
.;;;; tRtrtRtrdRdrE ee
(2.21)
Thay (2.20) vào (2.16) (với H được định nghĩa ở (2.18) và (2.19)), nhân trái cho tr; và
tR; , và lấy tích phân trên toàn R và r, đồng thời áp dụng sự bảo toàn năng lượng:
,0;,;,
tRrtRr
dt
d
(2.22)
ta có kết quả là hai phương trình sau:
,;,;
2
2
2
tRRrVtRdRdr
mt
i t
i
r
e
i
(2.23)
.;,;
2
2
2
trRrtrdRdr
Mt
i e
I
R
I
i
(2.24)
Mỗi hàm sóng trên tuân theo phương trình Schrodinger với thế năng hiệu dụng theo thời gian
t nhận được bằng giá trị trung bình trên các bậc tự do.
Coi hạt nhân là hạt cổ điển ta có hàm sóng tương ứng của hạt nhân:
,;exp;;
tRSi
tRAtR (2.25)
biên độ A > 0 và thừa số pha S đều là những số thực. Thay (2.25) vào (2.24) và sau đó tách phần
thực và phần ảo ra như sau:
,
2
1
2
1
2
22
I I
R
I
eR
I A
A
M
drS
Mt
S
i
I
(2.26)
.0
2
11 2
I I
R
I
RR
I
SA
M
SA
Mt
A
III
(2.27)
Trong giới hạn cổ điển, 0 , (2.26) được viết lại như sau:
.0
2
1 2
I
eR
I
drS
Mt
S
I
(2.28)
Ta thấy (2.28) có dạng của phương trình Hamilton-Jacobi:
,0,
SRH
t
S
I (2.29)
với H là toán tử Hamilton cổ điển:
,, RVPTPRH (2.30)
trong đó, R và P là các tọa độ và động lượng của chúng.
Từ đó ta có phương trình Newton cho chuyển động của hạt nhân từ (2.28):
.)( tRVdrtRMP EhreReRIII II
(2.31)
Như vậy, hạt nhân chuyển động tuân theo cơ cổ điển trong trường thế năng hiệu dụng tạo bởi
các electron. Thế năng này chỉ phụ thuộc vị trí hạt nhân tại thời điểm t và nó là giá trị trung bình của
toán tử He được lấy trên các bậc tự do điện tử khi vị trí hạt nhân được giữ cố định.
Trong phần điện tử (2.23), ở giới hạn cổ điển, ta có:
.;; 0 tRtRRtRdR II
(2.32)
Do đó, phương trình Schrodinger điện tử phụ thuộc thời gian trong giới hạn cổ điển được viết
lại:
.,,,
2
2
2
tRrtRrtRrV
mt
i et
i
r
e
i
(2.33)
Như vậy He và đều phụ thuộc vào vị trí hạt nhân cổ điển R(t) thông qua thế Vt(r, R(t)).
Các hàm riêng của He tương ứng với các trạng thái điện tử của phân tử, các trị riêng là các
năng lượng điện tử của hệ. Năng lượng này phụ thuộc tham số vào vị trí của các hạt nhân, do đó
phương trình Schrodinger điện tử mô tả chuyển động electron trong trường hạt nhân cố định là:
.,,, RrRERrRr kkke (2.34)
Tuy nhiên, toán tử Hamilton có vô số hàm riêng, mỗi hàm ứng với một trạng thái điện tử.
Hàm riêng ứng với năng lượng cực tiểu được gọi là trạng thái cơ bản, phần còn lại là các trạng thái
kích thích. Như vậy, hàm sóng điện tử là một tổ hợp tuyến tính các hàm điện tử ứng với các trạng
thái điện tử
.
k
kkc (2.35)
Thường hạt nhân chuyển động trên PES định bởi:
,REV ooeo
Ehr
e (2.36)
PES này có thể được tính bởi phương trình Schrodinger điện tử không phụ thuộc thời gian ( o là
trạng thái cơ bản):
oooe E (2.37)
Như vậy, giải năng lượng cơ bản Eo từ (2.36) cho các cấu hình hạt nhân, ta có được thông tin
(R, )(RV Ehr ), từ đó giải được phương trình Newton:
.apprRII VtRM I
(2.38)
Kết quả thu được là quỹ đạo cổ điển của hạt nhân trên PES.
Theo phép gần đúng Born-Oppenheimer, BOMD (Born-Oppenheimer Molecular Dynamics)
xét đến bản chất lượng tử của electron bằng cách giải phương trình Schrodinger điện tử độc lập với
thời gian cho mỗi bước thời gian, cụ thể là mỗi cấu hình hạt nhân, trong đó sự phụ thuộc theo thời
gian của cấu hình electron đã được tính vào chuyển động của hạt nhân. Sự biến đổi theo thời gian
của hệ trong trạng thái điện tử cơ bản được mô tả bởi kết quả giải số cho hai phương trình sau:
,,,min 00
,
0
0
RrRrV e
Rr
BO
(2.39)
với He được định nghĩa ở (2.19).
Động học cổ điển của hạt nhân được mô tả bởi:
.0
BO
RII EtRM I
(2.40)
Nói một cách khác, các e được cho là tự do và đạt cực tiểu cho mỗi vị trí hạt nhân. Phép gần
đúng này chỉ được áp dụng khi trạng thái điện tử được tách biệt tốt, tức khi độ dịch chuyển của hạt
nhân không làm ảnh hưởng bản chất trạng thái điện tử.
BOMD là một phương pháp MD hiệu quả trong việc tìm ra một cấu hình tối ưu hóa, cho
phép nghiên cứu các thuộc tính động lực học và nhiệt động lực học của mô hình tại một nhiệt độ xác
định. Trong BOMD, cấu trúc điện tử được tối ưu hóa sau mỗi bước. Do đó BOMD đòi hỏi tốn nhiều
thời gian. Có thể tóm tắt nội dung của phương pháp này như hình 2.15.
Born-Oppenheimer MD
Hình 2.15. Sơ đồ phương pháp BOMD.
2.4. Mô phỏng quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene
Theo phương pháp BOMD đã nói ở trên, ta tiến hành mô phỏng động học phân tử cho phân
tử C2H2 thông qua tiến trình BOMD trong chương trình Gaussian.
Ta chọn các điều kiện ban đầu cho quá trình mô phỏng BOMD: hệ hàm cơ sở hf/6-31g(d), số
trạng thái: 200, bước nhảy: 10000, ở nhiệt độ 3000K, vị trí ban đầu của các nguyên tử như sau:
C 0.0 0.0 0.592733
C 0.0 0.0 -0.592733
H 0.0 0.0 1.649618
H 0.0 0.0 -1.649618
Sau đó ta cung cấp vận tốc (đơn vị Bohr/sec) cho các nguyên tử. Ở đây, trong quá trình khảo
sát, ta tiến hành thay đổi vận tốc của một nguyên tử hydro cả về giá trị và phương của vectơ vận tốc
so với trục x (với bước nhảy 5 độ), còn vận tốc của các nguyên tử khác sẽ được thay đổi sao cho
năng lượng toàn hệ đạt giá trị cực tiểu trong mỗi trường hợp. Ví dụ:
C 0.0 0.0 6.0D+12
C 0.0 0.0 -6.0D+12
H 0.0 0.0 6.0D+12
H 2.4500D+14 4.2435D+14 0.0
Từ đó, ta có kết quả như hình 2.16; trong đó và v tương ứng là góc hợp bởi vectơ vận tốc
với trục x và độ lớn của vectơ vận tốc mà nguyên tử hydro được cung cấp.
Nhận xét: Thông qua kết quả, ta thấy acetylene chỉ xảy ra sự thay đổi đồng phân sang
vinylidene khi vận tốc cung cấp cho nguyên tử hydro đủ lớn, cụ thể là độ lớn của vectơ vận tốc là 5
Bohr/sec trở lên theo mọi phương so với trục x.
Hình 2.16. Trạng thái đồng phân hóa acetylene/vinylidene ứng với các góc và độ lớn khác
nhau của vectơ vận tốc.
Ta có thể thấy rõ hai vị trí đồng phân vinylidene, acetylene trong quá trình đồng phân hóa
vinylidene/acetylene tương ứng với hai vị trí hố thế năng trên bề mặt năng lượng tại các góc 180o và
40o như kết quả đã đưa ra ở hình 2.12 và hình 2.13 hay ở hình 2.17. Ngoài ra, cũng trên hình 2.17
này, chúng tôi đã biểu diễn quỹ đạo thu được cho chuyển động thực của nguyên tử hydro trên mặt
thế năng. Trên đó, quỹ đạo của nguyên tử hydro đi từ vị trí của đồng phân bền acetylene đến đồng
phân kém bền là vinylidene.
Hình 2.17. Quỹ đạo thực của nguyên tử hydro trên PES.
Để thấy rõ hơn bản chất của quá trình chuyển đồng phân vinylidene/acetylene, hình 2.18 biểu
thị hai đường chuyển động của nguyên tử hydro với cùng góc của vectơ vận tốc hợp với trục x là
70o nhưng với hai giá trị động năng cung cấp cho nguyên tử hydro khác nhau. Ta thấy, ở hình đầu
tiên, khi động năng cung cấp là 3.02eV, phân tử chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng của nó.
Trong khi đó, ở hình dưới, khi động năng cung cấp là 3.67eV, quá trình chuyển đồng phân là hoàn
toàn có thể xảy ra. Hiện tượng này được giải thích là do nguyên tử hydro lúc đầu chưa có động năng
đủ lớn để vượt qua ngưỡng thế năng phản ứng.
Hình 2.18. Quỹ đạo chuyển động của nguyên tử hydro.
(a) quá trình đồng phân hóa không thành công.
(b) quá trình đồng phân hóa thành công.
Hình 2.19 cho ta nhận ra rõ hơn vùng xảy ra sự chuyển hóa đồng phân tương ứng với năng
lượng và góc cung cấp vận tốc.
Hình 2.19. Vùng xảy ra sự chuyển hoá đồng phân của C2H2.
Từ hình vẽ ta thấy quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene chỉ xảy ra khi các điều kiện
ban đầu được thỏa mãn. Cụ thể là vectơ vận tốc cung cấp cho nguyên tử hydro tạo với trục x một
góc trong khoảng từ 40o đến 130o và động năng cung cấp cho nguyên tử hydro là từ 3.3 đến 6.5 eV.
Hình 2.19 còn cho phép ta kiểm chứng kết quả ở hình 2.18. Trong trường hợp (a) ứng với giá
trị góc 70o và động năng cung cấp là 3.02 eV, cặp giá trị này không nằm trong vùng chuyển hóa
(a)
(b)
đồng phân ở hình 2.18, do đó quá trình đồng phân hóa không xảy ra; còn trong trường hợp (b) do
cặp giá trị góc 70o và độ lớn động năng cung cấp là 3.67eV thỏa mãn điều kiện chuyển hóa nên dẫn
đến quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene.
Chương 3
Phát xạ sóng hài của C2H2 và dấu vết các đồng phân
Chương 3 trình bày các kết quả mô phỏng thực nghiệm cho quá trình khảo sát thông tin cấu
trúc phân tử, cũng như quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene dựa trên HHG phát xạ. Trong
phần này, ngoài HHG phát xạ từ các trạng thái đồng phân và chuyển tiếp theo sự phụ thuộc góc
định phương, chúng tôi còn khảo sát HHG phát xạ từ phân tử trong suốt quá trình đồng phân hóa để
tìm dấu vết đồng phân. Cụ thể hơn, qua các đỉnh HHG cực đại, chúng tôi kết luận về các dấu vết
đồng phân cũng như các trạng thái chuyển tiếp từ HHG phát xạ.
3.1. Phát xạ sóng hài của acetylene và vinylidene theo góc định phương
Với PES tính toán được và phương pháp mô phỏng động học phân tử đã được đề cập và áp
dụng ở chương 2, ta thấy phân tử C2H2 lần lượt đi qua các trạng thái chuyển tiếp để đạt tới các trạng
thái cân bằng thông qua đường phản ứng hóa học, tạo nên quá trình chuyển hóa đồng phân
vinylidene/acetylene. Từ cơ sở đó, phần này sẽ trình bày một phương pháp khác đóng vai trò như
một công cụ thực nghiệm trong việc khảo sát động học phân tử. Phương pháp này dựa trên nền tảng
cơ chế phát xạ HHG với lý thuyết đã được đề cập ở chương 1. Nội dung chính của phương pháp là
ta sẽ tìm cách thu các dữ liệu HHG phát ra từ phân tử trong quá trình biến đổi của phân tử trên
đường phản ứng hóa học, sau đó tiến hành các khảo sát, nghiên cứu để rút ra những thông tin có ý
nghĩa thực tiễn cần quan tâm.
Trong quá trình nghiên cứu, để tính HHG, chúng tôi cho laser xung siêu ngắn, cường độ
mạnh tương tác với phân tử acetylene, vinylidene. Theo kết quả ở chương 2 cho quỹ đạo của
nguyên tử hydro trong quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene, quá trình này diễn ra trong
khoảng 60fs. Do đó trong quá trình mô phỏng, chúng tôi sử dụng laser có xung 10fs, bước sóng
800nm và cường độ đỉnh 2.1014 W/cm2.
Thí nghiệm được tiến hành với sơ đồ thí nghiệm như ở hình 3.1. Vì phân tử C2H2 được định
hướng theo mối liên kết C-C, nên đầu tiên ta cần sử dụng laser cường độ yếu (cỡ 212 /10 cmW ) chiếu
vào hộp khí để định phương phân tử. Dưới tác dụng của trường laser, các phân tử sẽ hướng theo
vectơ phân cực của laser định phương. Tiếp theo, ta chiếu nguồn laser cực mạnh 2.1014 W/cm2 vào
phân tử sao cho vectơ phân cực của laser ion hóa hợp với trục C-C của phân tử một góc . Góc
lúc này được gọi là góc định phương, thực ra về bản chất đây cũng chính là góc giữa vectơ phân cực
của laser định phương và vectơ phân cực của laser ion hóa, vì trục C-C của phân tử đã được định
hướng bởi laser định phương như đã nói. Riêng đối với đồng phân vinylidene, vì mạch liên kết
trong đồng phân này không thẳng, do đó ta gọi là góc hợp bởi mặt phẳng chứa phân tử và mặt
phẳng chứa trục C-C cùng với vectơ phân cực của laser ion hóa (giả định là phân bố đẳng hướng
trong không gian). Khi tính toán ta sẽ lấy trung bình theo tất cả các hướng của góc này.
Hình 3.1. Sơ đồ thí nghiệm tương tác giữa phân tử acetylene với laser xung cực ngắn, cường độ
mạnh.
Để thu dữ liệu HHG, ta đặt thiết bị thu tín hiệu laser thứ cấp HHG theo cùng phương truyền
của laser vào và chỉ đo các HHG có cùng phân cực hoặc vuông góc với laser vào (từ đây ta gọi là
các HHG song song và HHG vuông góc). Các sóng hài phát ra sẽ có tần số gấp nhiều lần tần số o
của laser vào theo công thức oN .
Ngoài ra, HHG chỉ phát ra ở những tần số bằng số nguyên lẻ lần tần số laser chiếu vào.
Đường biểu diễn HHG được phân thành ba miền:
Miền thứ nhất: miền tần số thấp o 11 ứng với cường độ HHG phát ra rất lớn.
Miền thứ hai: là miền có dạng gần như bằng phẳng, thường được kéo dài đến tần số
o 43 được gọi là điểm cut-off.
Cuối cùng là miền mà tại đó HHG giảm nhanh.
Trong các miền này, ta chỉ quan tâm tới dữ liệu HHG trong miền tần số oo 4311 , tức
là miền phẳng, mà tại đó mô hình tính toán của chúng ta được áp dụng chính xác.
Thiết lập mô hình tương tác trên máy tính: theo Lewenstein thì chỉ có lớp điện tử ngoài cùng
(HOMO) chịu tương tác với laser. Vì vậy, thay vì thiết lập quá trình tương tác giữa laser với phân tử
và đo đạc số liệu từ sơ đồ thí nghiệm, ta sẽ mô phỏng kết quả bằng các tính toán lý thuyết kết hợp
với mô hình 3 bước của Lewenstein như đã trình bày ở chương 1, ta chỉ thiết lập những tính toán
đối với HOMO của phân tử. Để thu được sóng hài do phân tử tương tác với laser. Ta thực hiện các
bước sau:
Sử dụng chương trình Gaussian, bằng cách thiết lập cấu trúc giả định của phân tử cùng
với việc chọn lựa hệ hàm sóng cơ sở, chức năng optimization của Gaussian sẽ tối ưu hóa để tìm cấu
trúc hợp lý của phân tử, cho ta vị trí của tất cả các nguyên tử trong phân tử khi hệ đạt được trạng
thái cân bằng (trạng thái có năng lượng cực tiểu). Ngoài ra, chương trình còn cho ta tính toán các
thông tin của phân tử như khoảng cách giữa các nguyên tử, góc liên kết, các MO và đặc biệt là
HOMO… Tất cả các thông tin này sẽ chứa trong file *.out. Chương trình này cho phép tính thêm
các hiệu đính như DFT với các bộ hàm cơ sở cho nên kết quả tương đối tin cậy. Ở đây, ta sử dụng
bộ hàm cơ sở 6-31+G(d,p) cho cả hai đồng phân và các trạng thái chuyển tiếp.
Sau khi có được HOMO, ta cho HOMO này tương tác với laser để thu được HHG thông
qua mô phỏng lý thuyết, sử dụng chương trình LewMol được viết bằng Fortran 7.0.
Để biết được mối liên quan giữa HHG và cấu trúc phân tử, ta thực hiện phép tính HHG
phát ra khi xung laser 10fs (800nm, 2.1014W/cm2) tương tác với phân tử. Từ HHG thu được, ta sẽ đi
nghiên cứu thông tin cấu trúc của phân tử để rút ra những kết luận có giá trị thực tiễn.
Quy trình sử dụng Fortran 7.0 để đo HHG phát ra khi tương tác:
Đầu tiên, ta trích xuất thông tin AO, MO thu được từ file out của Gaussian, cho vào
get_wf_xie-modifyO2.f , đây là một đoạn mã được thiết lập trên lập trình Fortran dùng để thu được
các thông tin về bộ hàm sóng cơ sở, các MO và đặc biệt là HOMO.
Sau đó ta sử dụng LewMol_2.2.f, đây cũng là một đoạn mã viết bằng Fortran sử dụng mô
hình Leweinstein để tính toán HHG phát ra do phân tử, nguyên tử tương tác với laser cường độ
mạnh. Sau đó, ta lấy trung bình kết quả HHG bằng đoạn mã hhg-average-newH.f viết trong chương
trình Fortran. Các đoạn mã này được viết bởi nhóm nghiên cứu ĐH Kansas Hoa kỳ và nhóm ĐH Sư
Phạm TP HCM.
Khi đã thực hiện thành công ta sẽ thu nhận được HHG phát ra do tương tác giữa laser
800nm, 2.1014 W/cm2, 10 fs với phân tử.
Đầu tiên, ta sẽ khảo sát cường độ HHG phát ra từ các trạng thái đồng phân cũng như các
trạng thái chuyển tiếp của C2H2 theo góc định phương khi ta thay đổi góc này từ 0
o đến 90o. Ta
được đồ thị biểu diễn sự khác nhau về hình dạng cường độ HHG trung bình theo bậc phát ra đối với
phân tử trong cả hai trường hợp HHG có cùng phân cực với laser vào (HHG song song) và HHG
vuông góc với laser vào (HHG vuông góc) như hình 3.2.
(A)
Hình 3.2. Sự phụ thuộc của cường độ HHG theo góc định phương:
(A) HHG song song,
(B) HHG vuông góc.
Từ kết quả này, ta thấy HHG trong cả hai trường hợp song song và vuông góc mặc dù có
thay đổi khi ta chiếu laser theo các góc định phương khác nhau, nhưng nhìn chung là dáng điệu
HHG phát ra ở các trạng thái khá giống nhau, không thể cho ta nhận biết được quá trình đồng phân
hóa vinylidene/acetylene. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng mở ra cho ta một hướng nghiên cứu quá
trình động học phân tử từ sóng hài phát xạ bậc cao. Để thấy rõ hơn sự phụ thuộc này và đồng thời
(B)
cũng để phân biệt tốt hơn giữa các trạng thái, ta tiếp tục đi tính toán sự phụ thuộc của HHG phát ra
từ các trạng thái vào các góc định phương. Hình 3.3 đưa ra sự phụ thuộc HHG này cho các tần số cụ
thể là 21, 25, 29 và 31.
(A)
Hình 3.3. Sự phụ thuộc của HHG vào các góc định phương ứng với các tần số 21, 25, 29 và
31 trong các trường hợp:
(A) HHG song song,
(B) HHG vuông góc.
Nhìn hình vẽ, ta nhận thấy:
Trong trường hợp HHG song song, ứng với cùng một bậc dao động, acetylene có HHG
đạt giá trị lớn nhất khi góc định phương là 90o, trong khi các trạng thái khác cho HHG cực đại ở 0o.
Còn trong trường hợp HHG vuông góc, ứng với cùng một bậc dao động, acetylene lại đạt
cực đại trong khoảng từ 60o-70o, trạng thái chuyển tiếp 2 đạt cực đại tại khoảng góc 60o, còn các
trạng thái khác có giá trị cực đại trong khoảng từ 40o-60o.
Như vậy, từ hình ảnh sóng hài thu được, ta chưa thể phân biệt được hoàn toàn các đồng phân
và các trạng thái chuyển tiếp của phân tử C2H2. Điều này được giải thích là do laser chủ yếu tương
tác với HOMO của phân tử (như đã nói), trong khi các trạng thái của C2H2 trong quá trình chuyển
tiếp có hình dạng HOMO tương đối giống nhau.
(B)
Từ đó, ta có thể kết luận rằng sử dụng dấu hiệu sự phân bố cường độ sóng hài HHG theo góc
định phương cũng có thể giúp ta phân biệt được các trạng thái đồng phân. Tuy nhiên cách quan sát
HHG qua góc định phương này chỉ có thể áp dụng cho các phân tử mà sự đóng góp của các nguyên
tử trong đó gây nên quá trình đồng phân hóa làm cho hình dạng HOMO thay đổi đáng kể.
3.2. Theo dõi quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene bằng cơ chế phát xạ sóng
hài
Để tiếp tục nhận biết các trạng thái trong quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene, ta
cho laser tương tác liên tục với phân tử trong suốt quá trình này, thu dữ liệu HHG phát xạ và tiến
hành khảo sát.
Ta biết trên đường phản ứng thì khoảng cách R và góc cấu trúc biểu thị vị trí của nguyên tử
hydro là phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể là khi góc cấu trúc thay đổi thì thông số R cũng thay đổi tương
ứng để đạt trạng thái năng lượng cực tiểu; vì vậy để thuận tiện hơn, ta sẽ chỉ dùng góc định phương
để mô tả vị trí nguyên tử hydro. Từ đó, ta có kết quả là mối liên hệ giữa phổ HHG phát ra với laser
(thông qua góc định phương) và cấu trúc phân tử (thông qua góc cấu trúc m ) trong trường hợp
HHG song song như hình 3.4. Trong hình này ta xét HHG ứng với hai bậc cụ thể là bậc 23 và bậc
29.
Hình 3.4. Sự phụ thuộc của HHG vào góc định phương và vị trí của nguyên tử hydro trên
đường phản ứng.
Trong đồ thị có những vùng ứng với cường độ HHG đạt cực đại. Đó là những vị trí có góc
cấu trúc khoảng 180o, 100o, 60o và 40o. Từ thông tin góc cấu trúc này, ta có thể xác định được các
trạng thái trong quá trình đồng phân hóa vinylidene/acetylene, cụ thể là vị trí của đồng phân
acetylene (khoảng 180o), đồng phân vinylidene (khoảng 40o), còn các trạng thái chuyển tiếp giữa
hai đồng phân thì ứng với các góc 100o và 60o. Như vậy, đến đây, với công cụ là HHG phát xạ khi
phân tử tương tác với laser xung cực ngắn, cường độ mạnh, ta đã có thể xác định được các trạng thái
khác nhau trong quá trình chuyển hóa đồng phân vinylidene/acetylene.
Trong chương 2, quỹ đạo thực của nguyên tử hydro còn gọi là đường phản ứng đã được đưa
ra. Từ kết quả đó cho thấy quá trình chuyển đồng phân từ vinylidene sang acetylene kéo dài trong
khoảng thời gian 60fs. Để cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi tính HHG phát ra trong suốt quá trình này để
có thể quan sát được quá trình chuyển đồng phân bằng việc thu tín hiệu HHG phát ra từ phân tử.
Hình 3.5 mô tả sự phụ thuộc của cường độ HHG vào góc định phương tại các bậc 23, 29 trong
khoảng thời gian là 240fs sau khi quá trình chuyển đồng phân bắt đầu.
Hình 3.5. Cường độ HHG phát ra từ C2H2 trong khoảng thời gian 240fs.
Một lần nữa, từ hình 3.5, ta lại thấy các đỉnh cực đại xuất hiện tương ứng với các vị trí các
đồng phân. Điều đó cho thấy quá trình đồng phân hóa không chỉ đã xảy ra mà đồng thời còn được
lặp lại. Nhưng khoảng từ thời điểm t ~ 170s, phân tử chỉ dao động quanh vị trí cân bằng, tức nguyên
tử hydro chỉ dao động quanh nguyên tử cacbon trong trạng thái bền acetylene.
Điều này là hoàn toàn hợp lý. Như ta biết, quá trình đồng phân hóa chỉ xảy ra khi nguyên tử
hydro nhận được năng lượng đủ lớn để vượt qua ngưỡng phản ứng, lúc này phân tử acetylene sẽ bắt
đầu biến đổi và chuyển sang trạng thái vinylidene. Sau đó quá trình được lặp lại cho đến khi giá trị
góc liên kết và năng lượng của nguyên tử hydro không còn đủ để vượt ngưỡng phản ứng tại thời
điểm t ~ 170s, phân tử sẽ chỉ dao động quanh vị trí cân bằng acetylene.
Kết quả nghiên cứu này khẳng định một lần nữa rằng sự chuyển đồng phân chỉ thực hiện
được trong khoảng giá trị góc và năng lượng đã chỉ ra ở chương 2. Khi điều kiện không thoả, phân
tử sẽ không thể thay đổi trạng thái để đạt đến vị trí đồng phân mới.
Như vậy thông qua mô hình 3 bước của Lewenstein chúng tôi đã chỉ ra được khả năng phân
biệt hai đồng phân acetylene và vinylidene của C2H2 bằng việc quan sát phổ HHG. Với sự phát triển
mạnh mẽ của kỹ thuật laser, các nhà nghiên cứu đã có thể sử dụng tia laser có tốc độ xung atto giây
(10-18s) [28]. Trong cấp độ thời gian này, giờ đây chúng ta sẽ có thể ghi lại thời khắc xảy ra của một
phản ứng hóa học rõ ràng hơn. Do đó kết quả nghiên cứu này có thể sẽ cho phép ta tiếp cận một lĩnh
vực nghiên cứu mới, đó là tiếp tục khảo sát quá trình đồng phân hóa của những phân tử phức tạp
hơn có số nguyên từ trong phân tử nhiều hơn.
Một vấn đề đã và đang được giới khoa học, mà đặc biệt là ngành y học, quan tâm nghiên cứu
trong những năm gần đây đó là sự biến đổi gen, hay nói cách khác là sự thay đổi cấu trúc của phân
tử AND, dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, một trong số đó là ung thư. Do căn bệnh có liên quan
đến sự biến đổi cấu trúc của các phân tử ADN, nên việc khảo sát quá trình động học của các phân tử
này sẽ có một đóng góp nhất định cho nền y học. Khi đó bệnh ung thư sẽ được chẩn đoán và điều trị
dựa trên thông tin về gen của người bệnh hơn là vị trí khối ưu trong cơ thể bệnh nhân. Nếu nghiên
cứu thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn mang tính đột phá trong y học.
KẾT LUẬN
Luận văn này hoàn thành cùng với các mục tiêu được đề ra ở phần mở đầu được giải quyết
kèm theo một số kết quả cụ thể:
Mô phỏng được quá trình chuyển hóa đồng phân vinylidene/acetylene bằng phương pháp động
lực học phân tử với sự kết hợp giữa phần mềm Gaussian, mô hình tính toán thiết lập bởi
phương pháp phiếm hàm mật độ DFT hiệu chỉnh pbe1pbe và hệ hàm cơ sở aug-cc-pvtz.
Chỉ ra điều kiện để diễn ra quá trình đồng phân hóa và xác định được cấu trúc các trạng thái
đồng phân cũng như các trạng thái chuyển tiếp. Các kết quả này khá phù hợp với các số liệu
thực nghiệm cũng như kết quả mô phỏng trong các nghiên cứu lý thuyết khác.
Mô phỏng quá trình phát xạ HHG khi cho laser tương tác với các cấu trúc phân tử khác nhau
trên đường chuyển hóa đồng phân bằng cách áp dụng mô hình ba bước Lewenstein.
Khảo sát HHG phát ra trong suốt quá trình đồng phân hóa, phân tích các đỉnh của cường độ
phát xạ sóng hài tương ứng với vị trí các đồng phân. Qua đó phân biệt được các đồng phân từ
phổ sóng hài phát xạ. Kết quả đã chỉ ra khả năng theo dõi quá trình đồng phân hóa bằng laser
xung cực ngắn, cường độ mạnh qua cơ chế phát xạ HHG.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Luận văn có thể được phát triển như sau:
Phát triển mô hình tính toán HHG có tính đến sự dao động của các nguyên tử trong phân tử.
Tiếp tục khảo sát HHG đối với các phân tử phức tạp hơn, mà cụ thể là khảo sát động học các
quá trình tautome của các base trong phân tử ADN.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phan Ngọc Hưng, Tăng Thị Bích Vân, Phan Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Ngọc Ty, Lê Văn
Hoàng (2008), “High-order harmonic spectra of complex molecules interacting with intense
ultra-short laser”, Tóm tắt báo cáo Hội nghị vật lý lý thuyết toàn quốc lần thứ 33 (Đà Nẵng 4-
7/08/2008), tr. 45.
2. Nguyễn Ngọc Ty, Tăng Thị Bích Vân, Lê Văn Hoàng (2009), “Tracking
acetylene/vinylidene isomerization process by ultra-short laser pulses using high harmonic
generation”, Tóm tắt báo cáo Hội nghị vật lý lý thuyết toàn quốc lần thứ 34 (Đồng Hới 3-
6/08/2009), tr. 86.
3. Nguyen Ngoc Ty, Tang Bich Van, and Le Van Hoang (2010), “Tracking molecular
isomerization process with high harmonic generation by ultra-short laser pulses”, ASILS-5
Proceeding “Advances in Intense Laser Science, Photonics & Applications”, edited by
Jongmin Lee et al, Science & Tech. Pub., pp 150 – 158.
4. Nguyen Ngoc Ty, Tang Bich Van, and Le Van Hoang (2010), “Tracking molecular
isomerization process with high harmonic generation by ultra-short laser pulses”, J. Mol.
Struct. (Theochem) 949, pp 52 – 56.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bình (2004), Kỹ thuật Laser, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Đức Hân, Nguyễn Minh Hiển (2005), Cơ sở kỹ thuật Laser, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Ngọc Ty, Nguyễn Đăng Khoa, Lê Văn Hoàng (2007), “Thông tin động về cấu trúc
phân tử C2H2 từ sóng hài bậc cao sử dụng xung laser siêu ngắn”, Tạp chí khoa học ĐH Sư
phạm TP.HCM, số 12 (KH Tự nhiên), trang 119 – 130.
Tiếng Anh
4. Alder B. J., Wainwright T. E. (1957), "Phase transition for a hard sphere system", J. Chem.
Phys. 27, 1208-1209.
5. Alder B. J., Wainwright T. E. (1959), "Studies in molecular dynamics. I. general method", J.
Chem. Phys. 31, 459 – 466.
6. Alferov Zh. I., Andreev V. M., Portnoi E. L., and Trukan M. K. (1970), “AlAs---GaAs
heterojunction injection lasers with a low room-temperature threshold”, Sov. Phys. -
Semicond. 3, 1107 – 1110.
7. Carrington Tucker, Hubbard Lynn M., Schaefer Henry F., Miller William H. (1984),
“Vinylidene: Potential energy surface and unimolecular reaction dynamics”, J. Chem. Phys.
80, 4347 – 4354.
8. Chen Chao, Braams Bastiaan, Lee David Y., Bowman Joel M., Houston Paul L., Stranges
Domenico (2010), “Evidence for vinylidene production in the photodissociation of the allyl
radical”, J. Phys. Chem. Lett. 12, 1875 – 1880.
9. Davisson C, Germer L.H (1927), “Diffraction of electrons by a crystal of nickel”, Phys. Rev.
30, 705 – 740.
10. Dwyer Jason R., Hebeisen Christoph T., Ernstorfer Ralph, Harb Maher, Deyirmenjian
Vatche B., Jordan Robert E. and Miller R. J. Dwayne (2006), “Femtosecond electron
diffraction: making the molecular movie”, Phil. Trans. R. Soc. A 364, 741 – 778.
11. Ervin Kent M., Ho Joe, Lineberger W. C. (1989), “A study of the singlet and triplet states of
vinylidene by photoelectron spectroscopy of 2H C C
, 2D C C
, and HDC C
vinylidene-acetylene isomerization”, J. Chem. Phys. 91, 5974 – 5993.
12. Gorman J. (2000), “Nobel prize recognizes future for plastics”, Science News 158, 247.
13. Ivanov M. Yu. , Corkum P. B. (1993), “Generation of high-order harmonics from inertially
confined molecular ions”, Phys. Rev. A. 48, 580 – 590.
14. Javan A., Bennet W.R. Jr., and Herriot D.R. (1961), “Population inversion and continuous
optical maser oscillation in a gas discharge containing a helium neon mixture”, Phys. Rev.
Lett. 6, 106 – 110.
15. Kohli Rajiv, Mittal K. L. (2008), Developments in surface contamination and cleaning:
fundamentals and applied aspects, William Andrew.
16. Lein M. (2007), “Molecular imaging using recolliding electrons”, J. Phys. B. 40, 135 – 173.
17. Le Van Hoang, Le Anh Thu, Rui-Hua Xie, Lin Chii Dong (2007), “Theoretical analysis of
dynamic chemical imaging with lasers using high-order harmonic generation”, Phys. Rev. A
76, 013414 – 13.
18. Le Van Hoang, Nguyen Ngoc Ty, Jin Chen., Le Anh Thu and Lin Chii Dong. (2008),
“Retrieval of interatomic separations of molecules from laser-induced high-order harmonic
spectra”, J. Phys. B. 41, 085603 – 14.
19. Lewenstein M., Balcou P., Ivanov M., L'Huillier A., and Corkum P., (1994), “Theory of high
- harmonic generation by low - frequency laser fields”, Phys. Rev. A. 49, 2117 – 2132.
20. Maiman T. H. (1960), “Stimulated optical radiation in ruby”, Nature 187, 493 – 494.
21. Marangos J. P. et al (2007), “Probing orbital structure of polyatomic molecules by high-order
harmonic generation”, Phys. Rev. Lett. 98, 203007 – 4.
22. Nguyen Ngoc-Ty, Le Van-Hoang, Vu Ngoc-Tuoc, Le Anh-Thu (2009), “Tracking
HNC/HCN isomerization process with high harmonic generation by ultrashort laser pulses”,
Comm. Phys. 20, 1 – 8.
23. Nguyen Ngoc-Ty, Tang Bich-Van, and Le Van-Hoang (2010), “Tracking molecular
isomerization process with high harmonic generation by ultrashort laser pulses”, ASILS-5
Proc. “Advances in Intense Laser Science, Photonics & Applications”, edited by Jongmin
Lee et al, Science & Tech., 150 – 158.
24. Nguyen Ngoc Ty, Tang Bich Van, and Le Van Hoang (2010), “Tracking molecular
isomerization process with high harmonic generation by ultrashort laser pulses”, J. Mol.
Struct. (Theochem) 949, 52 – 56.
25. Pauling L. (1931), “The nature of the chemical bond. Application of results obtained from
the quantum mechanics and from a theory of magentic susceptiblity to the structure of
molecules”, J. Am. Chem. Soc. 53, 1367 – 1400.
26. Péronne Séverine Boyé, Gauyacq Doleres, Liévin Jacques (2006), “Vinylidene - acetylene
cation isomerization investigated by large scale ab initio calculations”, J. Chem. Phys. 124,
214305 – 14.
27. Rahman A. (1964), "Correlations in the motion of atoms in liquid argon", Phys. Rev. 136,
405 – 411.
28. Sansone G. , Kelkensberg F. , Torres J. F. Pérez , Morales F. , Kling M. F. , Siu W. , Ghafur
O. , Johnsson P. , Swoboda M. , Benedetti E. , Ferrari F. , Lépine F. , Vicario J. L. Sanz ,
Zherebtsov S. , Znakovskaya I. , L’Huillier A. , Ivanov M. Yu. , Nisoli M. , Martín F. &
Vrakking M. J. J. (2010), “Electron localization following attosecond molecular
photoionization”, Nature 465, 763 – 766.
29. Slater J. C. (1931), “Directed valence in polyatomic molecules”, Phys. Rev. 37, 481 – 489.
30. Stillinger F. H., Rahman A. (1974), “Improved simulation of liquid water by molecular
dynamics”, J. Chem. Phys. 60, 1545 – 1557.
31. Zewail A. H. (2000), “Femtochemistry. Past, present, and future”, Pure Appl. Chem. 72,
2219 – 2231.
32. Zou S., J. Bowman M., Brown A. (2003), “Full-dimensionality quantum calculations of
acetylene-vinylidene isomerization”, J. Chem. Phys. 118, 10012 – 10023.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLVLNT019.pdf