Giống với các chính sách khác trong Marketing-Mix, chính sách phân phối cũng góp phần quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua việc kích thích tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Như chúng ta đã biết, phần lớn các chính sách du lịch của Công ty được bán thông qua hai kênh ngắn gián tiếp ( qua các hãng lữ hành quốc tế ) và kênh ngắn trực tiếp ( bán lẻ cho khách du lịch ). Do đó để hoàn thiện chính sách phân phối các biện pháp sử dụng ở đây là:
- Tạo lập các mối quan hệ với các hãng lữ hành du lịch quốc tế thông qua các Hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch.
-Thắt chặt mối quan hệ với các hãng du lịch lữ hành mà Công ty đã và đang quan hệ bằng cách tổ chức các chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các Hội nghị khách hàng của Công ty.
- Có các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các hãng lữ hành có quan hệ lâu năm như chính sách giá: giảm giá với các hãng này, thời hạn thanh toán chậm hơn.
- Đặt đại diện của Công ty trên thị trường nước bạn để thực hiện thông tin cho khách, thực hiện chưong trình quảng cáo và bán sản phẩm.
-Ngoài ra tăng cường ký kết hợp đồng trong ngắn hạn và dài hạn với các hãng lữ hành gửi khách trên cơ sở hợp tác cùng làm ăn lâu dài, tiếp tục mở rộng quan hệ thị trường Pháp và thị trường Việt Nam trên cơ sở hợp tác xây dựng để xây dựng các Tour du lịch hấp dẫn.
92 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường khách du lịch là người Pháp của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng tiềm năng của doanh nghiệp du lịch vì dân cư ít, thu nhập thấp thông tin tới đây khó khăn hơn các nơi khác làm cho chi phí quảng cáo cao và nhu cầu cũng sẽ ít hơn các nơi khác có điều kiện tốt hơn khác. Nhưng ngược lại xứ Normandie có địa hình và khí hậu thuận lợi, có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển, dân cư đông, có cảng lớn có thể là nơi khởi hành của các cuộc du ngoạn lớn, Xứ này là một đoạn thị trường có thể khai thác và có triển vọng đối với các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên đó mới chỉ là đánh giá ban đầu, có có thể đánh giá nó có phải là thị trường cần quan tâm hay không lại phải xem xét cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác nữa.
* Tình hình dân số Pháp
Bảng 17: Dân số các thành phố lớn của Pháp
Đơn vị: triệu người
Thành phố
Số dân
Thành phố
Số dân
Paris
Lyon
Marseille
Lill
Bordeaux
Toulouse
Nantes
Nice
Toulon
Grenoble
Ronen
Strasbourg
Valenciennes
Lens
870000
1220000
1110000
936000
640000
541000
464000
449000
410000
392000
379000
373000
349000
327000
Saint
Nancy
Grasse Canne-Antibes
Clermont-Ferrand
Lehavre
Montpellier
Orleans
Dijon
Brest
Reims
Metx
Avignon
Nimes
Besancon
317000
306900
295000
256000
254000
221000
220000
215000
201000
199000
186000
147000
172000
120000
(Nguồn phác thảo chân dung văn hoá Pháp)
ở Pháp 73,4% dân số sống ở thành phố, trong đó khoảng 50 thành phố trên 100000 dân và ba thành phố trên một triệu dân ( Paris: 870000 dân, Lyon: 120000 dân, Marseille: 1110000 dân).
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình phân bố dân cư ở các thành phố lớn của Pháp. Như vậy giúp cho các nhà kinh doanh định hướng tập trung vào đâu, nơi nào, phân thành các khúc, các đoạn thị trường cần quan tâm và từ đó định ra các chính sách Marketing cho phù hợp.
Dân số Pháp có 4 triệu người nước ngoài chiếm 7% tổng dân số. Trong đó 22% là người dân An-gê-ri, 21% là người Bồ Đào Nha, 12% là người MaRốc, 9%là người ý, 9% là người Tây Ban Nha, 55 là người Tuy - Ni - Di. Người Việt Nam có khoảng một hai chục vạn, con số không nhiều nên thường không ghi trong bảng thống kê dân nhập cư.
Từ những năm 30, những đợt nhập cư lớn vào những năm 1931, 1946, 1962 làm cho số người từ Bắc Phi đến tăng lên nhiều, còn số từ các nước Châu Âu đến thì giảm. Tổng số con cái người nhập cư đi học lên tới hơn 1 triệu (chiếm 10,4% số học sinh cấp một, chỉ có 75% cấp hai).
Từ 60 năm nay, tỷ lệ người nước ngoài so với dân số ở Pháp không thay đổi nhiều vẫn vào khoảng 7%. Trong lịch sử pháp luôn có hiện tượng nhập cư. Một đặc điểm thành công của lịch sử Pháp là luôn luôn hoà nhập được với các dân tộc khác trên lãnh thổ để giữ được bản sắc dân tộc ngày một phong phú thêm.
Bảng 18: Đặc điểm của người Pháp theo 1 số độ tuổi
Từ 0 đến 3 tuổi
Từ 4 đến 7 tuổi
Từ 8 đến13 tuổi
Từ 13 đến17 tuổi
Từ 18 đến 25 tuổi
62% trẻ sơ sinh bú mẹ từ 2 tuổi 38% đi vườn trẻ xem ti vi buổi sáng
Thời gian xen ti vi nhiều hơn là đến trường 30% được cha mẹ cho tiền tiêu vặt (8Frăng/tuần)
Có tiền tiêu vặt 80 Fhrăng/tháng. Xem ti vi mỗi tuần 24 giờ. 45-62% có trò chơi điện tử, 19% có máy tính nhớ
53% thích có nghề ra tiền, 50% tự do, 30% thích hạnh phúc gia đình, 30% thích tình yêu, 27% thích thể thao, 19% thích đi du lịch, 15% thích âm nhạc, phát triển trí tuệ (14%), 13% thích kiếm tiền, 5% công bằng xã hội.
Quan tâm đến biểu diễn 67%, thể thao 56%, xã hội 37%, kinh doanh 23%, chính trị 13%, sợ nhất khủng bố và bạo lực 54%, xung đột nguyên tử 41%, sự ích kỷ trong xã hội 29%, bệnh si đa 28%,tai nạn môi trường 21%...
Qua bảng ta biết được một số đặc điểm của một số nhóm người ở một số độ tuổi khác nhau, giúp cho việc tạo ra sự thích ứng của các sản phẩm đối với những phân đoạn thị trường mà nhà kinh doanh cần quan tâm. Ngoài ra nó còn giúp cho việc định ra các chương trình quảng cáo sao cho có thể thu hút được nhiều khách nhất ở phân đoạn thi trường cùng với những sản phẩm đặc trưng cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với độ tuổi từ 18 đến 25 nhà kinh doanh du lịch cần có một quảng cáo về du lịch thật phong phú và đặc sắc với nhiều tuyến điển đặc sắc. Hơn nữa trong quảng cáo cũng cần tạo ra độ an toàn cho chương trình gây được lòng tin với khách hàng, tuy nhiên cũng cần có nhiều yếu tố khác tác động nên hành vi người tiêu dùng cần phải được nghiên cứu.
* Kinh tế Pháp
Về kinh tế Pháp là một cường quốc kinh tế thứ năm trên thế giới, là nước xuất cảng thứ tư ( sau Mỹ, Đức, Nhật)
Tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người:
Năm 1988 là 16080 USD
Năm 1995 là 27000 USD
Mức sống ở Pháp được đánh giá đừng thứ 15 trên thế giới điều này được khẳng định qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Bảng 19: Một số chỉ tiêu của nước Pháp
Năm
Chỉ tiêu
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
- GDP thực tế
- GDP /người
- Mưc tăng GDP khấu trừ giảm phát
- Tổng cầu nội địa
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Giá tiêu dùng
- Năng suất lao động
- Cân bằng NS Chính phủ
- Tỷ lệ tiết kiểm trên GDP
- Tỷ lệ lạm phát
- Xuất khẩu
2,5
2
3,1
2,8
8,9
3,4
1,5
-2,6
0,8
0,4
3,3
0,6
9,1
3,2
1,3
-2,2
1,3
0,9
2,1
0,4
10,3
2,4
5
-4
-1,5
-1,9
2,5
-2,3
11,6
2,1
0,1
-6,1
2,9
2,5
1,3
3,1
12,4
1,7
8,8
-6
2,9
2,5
2
2,5
11,7
2,1
1,8
-5,2
2,1
2
1147
2,9
2,4
2,1
2,9
13,7
1,9
7,2
-4,3
2,0
1,9
1130
(Nguồn: - World economic Out book 10 - 1993
- OECD 9 - 1995
- Biki 14-10/1995 số 103
- Furture 13-11-1995 trang 159
Bảng 20: Tỷ lệ tiêu dùng trung bình của người dân Pháp những năm 20
Ăn uống
Quần áo
giầy dép
Trang bị nhà cửa
vệ sinh ytế
Giao thông liên lạc
Văn hoá giải trí học tập
Nhà ở thắp sáng, sưởi
Linh tinh khác
20,1%
7%
8,3%
8,9%
16,8%
7,3%
18,9%
12,7%
(Nguồn phác thảo chân dung vă hoá Pháp)
Qua bảng trên đã chỉ ra một vài chỉ tiêu kinh tế của nước Pháp qua các năm, chỉ số này một phần tạo nên môi trường kinh tế hay lực lượng kinh tế góp phần tạo nên cơ may hay mối đe doạ đối với công ty muốn xâm nhập vào thị trường đó.
Qua các chỉ tiêu kinh tế các nhà kinh tế có thể hiểu khuynh hướng chính diễn ra trong vấn đề thu nhập thực tế. Các nhà kinh doanh cần quan tâm đến tình hình thu nhập và chi tiêu của thị trường cần xâm nhập để có thể tìm ra các cơ may cũng như mối đe doạ đối với công ty để từ đó đề ra các bước đi cần thiết nhằm giảm phí tổn và phát triển công ty.
Từ những năm 80 mức tăng trung bình của lương là 4,7% mỗi năm từ năm 1980 mức tăng trung bình có giảm hơn, tiêu dùng của cá nhân và gia đình về ăn uống cũng bớt đi, chuyển dần sang các thực phẩm cao cấp khác.
Dưới đây là bảng lương hay thu nhập trung bình hàng tháng của một số nghề
Giới thiệu vô tuyến
Thủ tướng
Người mẫu (quần áo )
Giám đốc thương nghiệp
Dược sĩ
Nha sĩ
Thiếu tướng
Thầy thuốc quân y (loại cao)
Kế toán
Thầy thuốc đa khoa
Giáo sư chủ nhiệm nghiên cứu,đại tá chiêu đãi viên hàng không
Giáo viên có CAPES
Thanh tra cảnh sát (tột bậc )
Bán hàng
Đại uý, giáo sư sử học
Giáo sư thạc sĩ (vào nghề )
Nhân viên ngân hàng (vào nghề ) kiến trúc sư vào nghề
Lái taxi, y tá (vào nghề ) giáo viên cấp I,II, trợ lý nghiên cứu
Mục sư tin lành
Linh mục
26000 Frăng
56000 _
50000 _
34000 _
23000 _
25000 _
22000 _
21000 _
20000 _
19000 _
18000 _
14000 _
13000 _
12500 _
11600 _
8000 _
7000 _
6000 _
4000 _
3500 _
Nhìn vào bảng lương trung bình này giúp các nhà kinh doanh du lịch nên chú trọng vào đối tượng khách có nghề nghiệp nào và mức thu nhập là bao nhiêu, điều này rất có ảnh hưởng tới việc xây dựng chương trình du lịch và xác định giá bán. Bên cạnh đó còn giúp họ hiểu được phần nào tâm tính khách để có thể đưa ra những gợi ý về những địa điểm du lịch, hay dịch vụ mà họ ưa chuộng ( do có một số thói quen nghề nghiệp nào đó ) Ví dụ khách là mộy kiến trúc sư thì có thể gợi ý chương trình tham quan các khu phố cổ nơi có kiến trúc kiểu Gô - tích cải biến xây từ thời Pháp thuộc. Kiểu kiến trúc đang mất dần ở Pháp do sự phát triển của các toà nhà cao tầng ...
Số giờ làm việc trung bình của người Pháp là 38giờ/tuần .Một năm ở Pháp trung bình đi làm có khoảng sáu tuần nghỉ phép có lương cụ thể :
Nghỉ năm
Nghỉ tuần
48% được nghỉ năm tuần
12% nghỉ bốn tuần
17% nghỉ bảy tuần hoặc hơn
11% nghỉ một tuần hay ít hơn
7% nghỉ sáu tuần
5% nghỉ hai tuần
4% nghỉ ba tuần
60% được nghỉ hai ngày
17% nghỉ một ngày
10% nghỉ hơn hai ngày
6% nghỉ một ngày rưỡi
7% không nghỉ ngày nào
Biết được những điều này sẽ góp phần xây dựng các chương trình du lịch một cách thích hợp về thời gian đối với các đối tượng khách đang còn đi làm tại Pháp. Ngoài ra nó còn giúp cho việc định hướng tìm thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.
2.2 - Một vài nét về văn hoá Pháp
Dân tộc Pháp là một dân tộc hình thành và thống nhất sớm nhất ở Châu Âu ( hình thành từ cuối thế kỷ thứ IX và đến thế kỷ XIV đã trở thành quốc gia thống nhất)
Năm 1789 cách mạng tư sản Pháp nổ ra và năm 1791 nền cộng hoà thứ nhất được thành lập.
ở Pháp văn hoá là yếu tố được đặc biệt yêu thích và được hết sức đề cao trong sinh hoạt. Người Pháp không chỉ nghĩ đến và yêu thích nước mình mà còn mở rộng cửa để có thể hoà cùng với các nền văn hoá khác vì số dân nhập khẩu vào Pháp chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Văn hoá Pháp phát triển mạnh mẽ và có thời người ta đã cho là tới văn minh lịch sự là nói tới ngườì Pháp, nước Pháp.
* Về kiến trúc:
Vào thời kỳ La Mã đô hộ nghệ thuật La Mã đã để lại ở xứ Gaule nhiều công trình kiến trúc công cộng, nhất là ở miền nam, gồm đấu trường, rạp hát ngoài trời, đền đài, cổng khải hoàn môn... Đến thế kỷ XI và XII tinh thần thiên chúa giáo phát triển cùng với sự ra đời của nhiều dòng tu và các cuộc thập tự chinh, từ đó nghệ thuật kiến trúc tôn giáo đã để lại hai phong cách trong xã hội phong kiến trung cổ Châu Âu: phong cách Rô măng và phong cách Gô tích
Phong cách Rô măng từ thế kỷ thứ XI và thế kỷ thứ XII có đặc điểm khung vòm hình bán nguyệt, cột to chắc nịnh trang trí nhiều khi trừu tượng. Phong các Ro măng gắn với thần thế, nặng tính chức năng gép những đơn vị không gian vào nhau.
Phong cách Gô tích có từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV bao giờ cũng có một bố cục thống nhất thể hiện một không khí thần bí, vương lên với chúa, có những tháp hình chóp nhọn gian giữa của giáo đường cao vút, kính mầu những hình cung nhọn vút nên, những cột nhỏ gép lại với nhau. Nghệ thuật Gô tích xuất phát từ miền He-de-France với thủ đô Paris lan sang khắp Châu Âu do Paris đã trở thành trung tâm văn hoá phương tây thế kỷ XII Thế kỷ XVI là thời kỳ phục hưng của nền nghệ thuật cổ Hi Lạp qua con đường nước ý. Trong một trăm năm vương triều xây dựng một loạt lâu đài mỗi ngày một nguy nga hơn và gần Paris hơn.
Cuối thời phục hưng nghệ thuật Ba rốc xuất hiện nó chủ trương một phong cách phóng túng, để mặc tình cảm chi phối sáng tạo, tìm cái đồ sộ, cái động, đường cong đường, chéo, xoáy ốc hơn là đường thẳng, thích trang trí dồi dào. Thế kỷ thứ XVII Vua Luis XIV đã cho xây dựng lâu đài Versailler tiêu biểu cho nghệ thuật cổ điển thịnh hành vào thời kỳ quân chủ chuyên chế, nó tìm cái uy nghi đường vệ, cân đối, đối xứng, đường thẳng.
Sang thế kỷ XVIII các trịnh trọng nguy nga của đường thẳng bớt dần. Phong cách thời Vua Luis XV đề cao đường cong uốn lượn, vận động trở lại phong cách Ba rốc. Tiếp đó thời Vua Luis XVI đã cố gắng hài hoà phong cách trên. Đế chế I của Napoleon I thì trở lại với những mẫu thời La mã cổ, khải hoàn môn, hệ thống cột.
Sang thế kỷ XX xuất hiện phong cách hiện đại (sắt và bê tông cốt sắt) sắt làm cho không tường, sử dụng bằng sắt tiêu biểu là tháp Effel. Kiểu phong cách này ngày càng phát triển nhưng ở Pháp có nhiêù khuynh hướng nhất là cá nhân xây nhà riêng ngày một nhiều. Trào lưu hiện - đại chủ nghĩa có tính chất quốc tế phản ứng lại tính kỹ trị của chủ nghĩa hiện đại phong cách hiện đại ngự trị trong nửa thế kỷ. Nó có nhiều hướng đi: hướng chiết trung và lịch sử tân cổ điển (làm sống lại cột trụ tường hình cung vòm cuốn, các mô tuýp địa phương...)
* Về điện ảnh: Năm1985 Pháp sản xuất 151 phim ( so với các nước Châu Âu là nhiều nhất ý: 89, Đức :64, Anh: 55 phim), ở Pháp có những nhà điện ảnh uy tín như Jeam Lucdard, eric Romer, L.Carax, JJ Benix
Sân khấu có nguồn gốc từ tôn giáo những vở kịch tôn giáo thời trung cổ diễn cho thị dân có xem những cảnh hài để huấn giáo, do đó hài kịch được tách thành thể loại độc lập. Thế kỷ XIII kịch về đời sống các thánh được diễn ngay trong nhà thờ.
Hài kịch được xuất hiện vào giữa thế kỷ XIII nhà viết kịch Adam dela Hell thế kỷ XV phát triển loại kịch đùa dân gian không mang tính giáo huấn.
Thế kỷ thứ XII sân khấu đóng đô ở Paris và chú ý đến đạo diễn và các thủ thuật. Cuối thế kỷ thứ XI sân khấu mang tính chất ly kỳ, mơ mộng và ma rốc.Ông tổ bi kịch cổ điển Pháp là Corneille (1606-1648) thống trị sân khấu Pháp trong nửa thế kỷ XII Nửa sau thế kỷ với Moliere người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp và Rancire sân khấu cổ điển đã phát triển rực rỡ.
Thế kỷ XVIII đoàn kịch quốc gia Pháp hoạt động trong một nhà hát hình bán elip gần như bán nguyệt cổ La Mã, từ năm 1867 là trung tâm phát triển sân khấu. Thế kỷ thứ XIX ( 1820 đến 1850) khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa thắng thế trên sân khấu. Nhưng cho đến khoảng năm 1890 chủ nghỉa lãng mạn phải nhường chỗ cho trào lưu hiện thực, miêu tả phong tục, sân khấu cũng theo khuynh hướng đó.
Từ đầu thế kỷ XX đến đại chiến thế giới I sáng tác kịch theo nhiều khuynh hướng. Sau đó là một thời gian hoạt động sân khấu sôi nổi, sắc thái đa dạng. Từ đại chiến thế giới lần II đến nay sân khấu không ngừng phát triển.
* Về hội hoạ: Pháp không giữ được vị trí bá chủ Châu Âu trong sáng tác như trong nửa đầu thế kỷ XIX mà xếp sau ý, Đức, Anh nhưng Pháp lại dẫn đầu về số lượng bảo tàng mỹ thuật lớn ở Châu Âu như Louvre, Orsay, Beau bourg, Picasso, ...
* Tôn giáo: Tuy ảnh hưởng của đạo thiên chúa ở Pháp bớt đi, nhưng người ta không hiểu được văn hoá Pháp nếu như không tìm hiểu một thành tố quan trọng của nó đó là đạo thiên chúa, tức công giáo La Mã. Hiên nay có trên danh nghĩa có 44 triệu dân Pháp theo đạo thiên chúa (26% đi nhà thờ).
Di sản văn hoá của đạo thiên chúa ở Pháp cũng rất phong phú, làng nào cũng có ít nhất một nhà thờ, tu viện đã trở thành những di tích lịch sử, công trình nghệ thuật nổi tiếng. Nghệ thuật Gô tích ra đời ở miền HedeFrance vào thế kỷ XII - XIII đã lan sang khắp Châu Âu và thế giới. Những nhà thờ Gothique nổi tiếng là nhà thờ Reins rất phong phú, nhà thờ Chartres có kiến trúc Gô tích thuần khiết nhất, nhà thờ đức Mẹ nổi tiếng ở Paris do cuốn tiểu thuyết của Huy Gô, nhà thờ Bourger đồ sộ, nhà thờ Strasborug bằng đá đỏ có nhiều tác phẩm điêu khắc. Nhà thờ Laurder là một nơi hành hương nổi tiếng.
Ngày nay ở Pháp có gần một triệu tín đồ đạo phản kháng ( 60% không đi nhà thờ) hợp thành liên đoàn đạo phản kháng Pháp gồm 3 khuynh hướng: theo Calvin gọi là reforme, theo đạo luther theo giáo phái tin lành. Đạo Do thái vẫn tồn tại mạnh mẽ mặc dù đã bị đàn áp mạnh mẽ dưới thời Đức chiếm đóng. Hiện nay có khoảng nửa triệu tín đồ. Nhưng đạo quan trọng thứ nhì ở Pháp là đạo Hồi có khoảng 5 triệu tín đồ gồm các gia đình Bắc Phi nhập cư, nhưng có cả người Pháp trí thức làm nghề tự do ( có thể từ 3 vạn đến một triệu). Số nơi hành lễ là 600, tăng gấp đôi so với năm 1980. Đa số thuộc giáo phái Sumanh tin là tiên chi Ma- ho-met đã nhận được hết giáo huấn của thượng đế, một số ít theo giáo phái Shiah.
Nhưng Pháp là một nước tự do tư tưởng và tư duy đa dạng cho nên tư tưởng vô thần, chống tăng nữ cũng phát triển mạnh đặc biệt là từ thế kỷ thứ XVII
* Một số ngày lễ lớn ở Pháp: Tại Pháp các ngày trong năm đều gắn với lễ các thánh hoặc một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quốc gia hay của thành phố, làng quê. Sau đây là một số lễ hội lớn:
- 01/01: Đón mừng năm mới, ngày từ 19 tháng 12 dân Pháp đã chuẩn bị đón năm mới, họ bắt đầu gửi thiếp, quà tặng cho nhau.
- 06/01 Toàn nước Pháp tổ chức lễ chúa hiện ra
- 21/03 Lễ chúa phục sinh ngày chua Giê - Su phục sinh
- 10/04 Ngày lễ rất cổ của hầu hết dân Châu Âu, là ngày nói dối hay đánh lừa bạn bè có tính cách đùa bạn bè.
- 01/05 Lễ lao động, người Pháp được nghỉ làm việc, họ tặng nhau hoa linh lan để chúc hạnh phúc và tỏ dấu hiệu yêu thương nhau.
- 08/05 Ngày chiến thắng phát xít Đức
- 14/07 ngày quốc khánh
- 11/11 Ngày lễ đình chiến
- 25/11 Ngày thánh Cathirine
- 04/12 Các ông bố bà mẹ tặng quà cho nhau
- 24,25/12 Lễ giáng sinh
Qua một số ngày lễ lớn trên, các nhà kinh doanh du lịch có thể áp dụng vào việc định thời gian quảng cáo, tổ chức thêm các dịch vụ cho phù hợp với khách có thể áp dụng chính sách giảm giá cho đoàn người trong thời gian này và đặc biệt có chính sách khuyến mại, tặng quà cho khách trong những ngày lễ hội của họ. Đây là dịp để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhà kinh doanh du lịch với du khách Pháp, và đặc biệt trú trọng vào việc tổ chức quảng cáo tặng quà vào các khúc, các đoạn thị trường tiềm năng của công ty mình tạo ra các chương trình phụ đặc biệt hấp hẫn khách nhằm làm cho họ thoải mái, thú vị hơn trong những kỳ nghỉ ngắn ngày vào những dịp lễ hội này.
* Văn hoá ẩm thực - Pháp:
" Hãy nói cho tôi biết một dân tộc ăn gì, tôi sẽ cho anh biết dân tộc ấy thế nào". Đó là biểu hiện của văn hoá Pháp. Nước pháp có truyền thống sành ăn uống, ăn uống là biểu hiện của văn hoá. Nhà nhân học Levi Strause đã phân tích là từ ăn đồ sống bước sang ăn đồ chín nhân loại chuyển từ dã man sang văn minh.
Nghệ thuật ăn uống Pháp có từ lâu đời, có người nói nó có từ thời hoàng đế Charlemagne. Đúng hơn có lẽ từ thời phục hưng ( thế kỷ VVI ). Sau nhiều thế kỷ trong lâu đài và cung điện, nghệ thuật ăn uống đã quần chúng hoá do nhiều tiệm ăn ra đời thời cách mạng tư sản năm 1789 và những bữa ăn tươi trong gia đình. Theo nhà sử học F.Brandel, nghệ thuật ăn xa hoa tế nhị mãi đầu thế kỷ XV XVI mới xuất hiện ở Châu Âu, mới đầu ở ý sau lan sang Pháp.
Đầu thế kỷ XIX đề tài ăn uống đi vào văn hoá Pháp, Beroha viết một bài trường ca về "nghệ thuật ăn ngon"
Ngày nay người ta công nhận "bếp núc" Pháp quả là phong phó đa dạng. Đó là một nghệ thuật đồng thời cũng là một khoa học. Một bữa ăn theo đúng truyền thống Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay một vở kịch cổ điển bao gồm 5 màn:
1- Món nguội nhấm nháp
2 - Món nhẹ đầu bữa
3 - Món chính
4 - Pho mát
5 - Tráng miệng
Trong một ngày các bữa trình tự như sau:
- Từ 7 đến 8 giờ điểm tâm cà fê đen, cà fê sữa hay sôđa, lát bánh mì phết bơ hay bánh sừng bò.
- 9 giờ bữa ăn qua loa, thường cho học sinh, công nhân, nông dân,...
- Từ 11 đến 13 giờ bữa trưa trước kia là bữa chính của gia đình, có 3 đến 4 món. Ngày nay ở thành phố công nhân viên, học sinh hay ăn ở tiệm ăn gần nơi làm việc
- Từ 16 đến 17 giờ trẻ em ăn bánh mì hay sôcôla, người lớn đi thăm nhau, mời nước trà, bánh mì nướng, bánh nướng nhỏ có nhồi thịt.
Từ 19 đến 20 giờ cơm tối, bữa chính trong ngày ăn trong gia đình, kể chuyện cho nhau nghe. Bữa ăn gồm súp, các món chính như thịt, cá, pho mát, tráng miệng ( hoa quả bánh ngọt, kem ) cà fê hay trà. Mỗi vùng có món ăn đặc biệt, món ăn dân tộc phổ biến nhất là bít tết, khoai tây rán.
+ Món thịt bò mớt là vùng Paris và Ilede France
+ Món Coqâuxin ( thịt gà vàng ) chính cống là của vùng Anvergne
+ Món Casoule nấu ở vùng Toylonsse và miềm nam.
+ Thỏ rừng nhồi gan béo ở Parigord
+ Đặc sản gà ở Bresse
+ Tôm hùm nướng hay nấu kem là đặc sản Bratagne
+ Tulu đỏ còn món xúc xích chế biến với vang trắng hay nấm đen.
Đối với người Pháp quê hương của các loại rượu nho bữa ăn không có vang coi như ngày không có nắng. Mỗi loại rượu vang là một tác phẩm, rượu vang từng vùng mang những đặc trưng riêng biệt. Mỗi món ăn phải uống với từng loại rượu vang phù hợp.
Pho mát cũng như rượu vang là một thành tố không thể thiếu được trong các bữa ăn ở Pháp, pho mát bao giờ cũng nhắm với rượu vang đúng vị, Pháp có 400 pho mát.
Ngày nay trước nhịp sống dồn dập của xã hội công nghiệp, nghệ thuật ăn uống Pháp lùi bước trước món ăn liền bán ngoài phố. Nhưng vẫn còn giữ nguyên truyền thống trong sinh hoạt bình thường, nhất là khi tiếp khách.
Những yếu tố về văn hoá Pháp là nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người Pháp nói chung. Văn hoá Pháp được hết sức đề các trong sinh hoạt nó được coi trọng trong từng phong cách, cử chỉ văn minh lịch sự của người Pháp.
2.3 - Tính cách dân tộc Pháp
* Mâu thẫu giữa thực tế và viển vông
Dân tộc Pháp là dân tộc hình thành và thống nhất sớm nhất Châu Âu nhưng tâm tính lại đầy tính mâu thuẫn và nghịch lý.
Tự cho mình là khiêm tốn nhưng lại tuyên bố là mình nắm giữ ngọn đuốc văn minh, tự cho mình là thích đường nét nghệ thuật nhưng lại trìu mến tháp Effel chế nhạo tính chi ly qua các mẩu chuyện về người Ecosse keo kiệt trong khi mình sẵn sàng mua hàng hoá rẻ hơn giá đã ghi: phục người Anh không dùng ngón "xoay sở" nhưng lại cho mình là lực cười nếu khi khai thật lợi tức của mình với phòng thuế.
Trong khi tính khí Pháp có hai yếu tố trái ngược nhau: yếu tố nông dân và yếu tố hiệp sĩ. Sở dĩ có sự trái ngược nhau như vậy có lẽ trước hết là do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, ngôn ngữ dân tộcPháp không thống nhất, yếu tố nông dân có những đặc điểm như: Thực tế, tiết kiệm và thận trọng. Nhưng mặt trái của những yếu tố ấy là những thói xấu: thực tế có khi đến tầm thường, tiết kiệm nhiều khi nhỏ nhen thận trọng có khi đến nghi kỵ.
Còn yếu tố hiệp sĩ ở người Pháp lại đối với yếu tố nông dân, nông dân pháp ít đi du lịch, gắn bó ruộng đất nhưng lại có những giai đoạn lịch sử chinh chiến phưu lưu, đã từng biết phong mã thượng phong của quí tộc thời trung cổ do đó yếu tố hiệp sĩ cũng có trong nó sự mâu thuẫn: say mê lý tưởng có thể đưa đến không tưởng sự hào hiệp đưa đến hoang phí, ý thức cá nhân có thể gây ra mất kỷ luật, ích kỷ và vô chính phủ.
Ngoài ra tính cách Pháp phức tạp và mâu thuẫn đó cũng có thể xét dưới góc độ chủng loại qua các giai đoạn lịch sử, nước Pháp ở nga 3 châu Âu đã phải tiếp nhận hoặc bị xâm lược, chiếm đóng chiến tranh, nhập cư và phải thuần nhất nhiều nhóm chủng loại và dân tộc khác nhau.
* Người Pháp trung bình
Giữa thế kỷ XIX 2/3 dân Pháp sống ở nông thôn, ngày nay tỷ lệ ấy ngược lại và tăng hơn nữa khoảng 70% sống ở thành phố và 30% sống ở nông thôn. Cuộc sống hiện đại với công nghiệp hoá, đô thị hoá khiến cho hai yếu tố "nông dân", "hiệp sĩ" có phần nào mờ nhạt hơn trong tính cách "người Pháp trung bình".
"Người Pháp trung bình" tài khéo biết làm ăn, có đầu óc thực tế bằng chứng lạ những sáng chế của người Pháp nếu công nghiệp hiện đại mà ta thấy.
"Người Pháp trung bình" dễ dàng hoà nhập với đời sống xã hội, họ cởi mở, ít nói, gặp nhau thân một chút là hôn má khi chào người dân Paris thì khí chất dễ bị kích thích hơn, tính tài tử, nhưng tò mò, thích ăn chơi, lúc nào cũng có vẻ bận rộn mà lại không tiếc thời gian đi dạo mát, lê la khắp nơi, lúc nào cũng thích nhạo báng, chơi chữ đùa cợt, kỵ nhất là bồ bịch.
Phải chăng "người Pháp trung bình" có đầu óc tư sản trung lưu, có lẽ là nhậy bén về "lẽ phải thông thường" thích sáng sủa, lôgic, có đầu óc hình học đâu ra đấy, còn người dân Paris lại có đầu óc tinh tế trực giác.
* Lôgíc Pháp và thích sự bàn cãi về ý niệm.
Người Pháp nói tiếng vì tư duy lôgic mạch lạc sáng sủa, tôn sùng ý niệm. Nhà văn Mỹ Clanck Washburn đã nói về người Pháp "Người Pháp lôgic trong một thế giới điên rồ". Đối với họ không những 2 và 2 là 4 , mà 32 và 32 là 64 chứ không phải là 4589 như mọi người. Đầu óc của họ trật tự, dọn sạch, sáng sủa như ngôn ngữ của họ. Và cái gì thái quá cũng không hay, nước Pháp không phải chỉ mang tư duy lý tính khô khan mà còn mang dòng tư tưởng phi lý tính, trực giác.
* Châm biếm dí dỏm Pháp (hài hoà và chừng mực)
Người nước ngoài đều nhận xét: "Đầu óc chậm biếm dí dỏm" là một đặc trưng của nước dân tộc Pháp. Nói chung người Pháp không cảm thấy gần những người quá nghiêm túc, không biết "bông đùa một cách thông minh".
Đầu óc châm biếm dí dỏm mang tính hài hước về bản thân mình, cái dí dỏm bật ra từ chỗ cái vô lý lại bất ngờ dẫn đến cái lôgic. Ví dụ: "Có người nhắc lại với hoạ sĩ Forain là thừa kế Pascal nghĩ ra những toán hình học để cho khỏi nhức đầu. Ông đáp: "Lạ nhỉ, còn tôi khi còn bé tôi nghĩ ra bệnh nhức đầu để khỏi phải làm toán hình học".
2.4. Một số tính cách khác
Người Pháp rất trọng hình thức, cầu kỳ, ăn mặc lịch sự nhã nhặn, thông minh lịch sự và khéo léo trong giao tiếp. Đôi lúc quan hệ với người Pháp không có khía cạnh thỏai mái, còn một ý thức phân biệt hệ đẳng cấp, có sự phân chia rõ ràng trong cách chào, cách nói, cách viết và đặc biệt trong cách cư sử với phụ nữ, nhưng số người đó không nhiều .
Người Pháp kị hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng, nếu tặng nước hoa và đồ trang sức cho người Pháp, bạn có thể bị hiểu quá thân thiện hoặc có mưu đồ mờ ám.
Người Pháp không muốn đề cập tới chuyện riêng tư trong gia đình và bí mật buôn bán trong khi nói chuyện.
Với người Pháp ngón tay trỏ chỉ thái dương chứng tỏ sự ngu ngốc. Người Pháp rất thích bắt tay, họ bắt tay suốt cả ngày và nhà văn Mare Blan - Cpain đã viết bài giải về sở thích truyền thống này, sau đây là một đoạn trích: Còn bắt tay không phải bao giờ cũng thật lòng ư? Vâng thưa ông chúng tối biết điều ấy và chúng tôi đặt vào cử chỉ ấy điều gì chúng tôi muốn gửi gắm tình bạn hay chỉ đôi chút thân tình đôi khi là sự lạnh lùng và cả sự tán thành im lặng, không ai nhầm đâu. Người chìa tay ra bắt ngay cả trong trường hợp miễn cưỡng luôn luông có ý nghĩa là không có sự hận thù nào vô phương cứu chữa, nói lên mong muốn tha thứ, khả năng làm lành với nhau, cuộc sống với nhau vẫn có thể trở lại yên lành và đó mới là điều quan trọng hơn là nửa tiếng đồng hồ giấy tờ quan liêu ít nhiều hữu ích.
2.5 - Xu hướng tiêu dùng trong du lịch của người Pháp
* Động cơ mục đích của chuyến đi
Thường mục đích của chuyến đi đối với khách Pháp là nghỉ ngơi và tìm hiểu. Cuộc sống của Pháp luôn đề cao văn hoá, coi trọng văn hoá dân tộc mình nhưng không vì thế họ tự đi ghét bỏ các nền văn hoá khác mà rất thích tìm hiểu những nền văn hoá khác để khám phá ra những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Đã từ lâu, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, bị tàn phá, bị vơ vét tài nguyên thiên nhiên. Ngay cả trong thời kỳ đó người dân Pháp vẫn không thể ngờ rằng Việt nam tiềm năng thiên nhiên giàu và đẹp như thế với những con người Việt nam đầy lòng vị tha và khó khuất phục. Tất cả những điều này cho đến nay vần được coi là động lực cuốn hút họ đến Việt nam để khám phá để tìm hiểu. Bên cạnh đó thì khi tìm hiểu lý do khách du lịch (thường là người cao tuổi) đến Việt nam thì đa phần câu trả lời của họ là: muốn tìm hiểu và biết một đất nước có nhiều sự kiện lịch sử lớn nhưng lại có những thông tin về những khía cạnh họ cần quan tâm và đặc biệt con người Pháp rất hay đề cao lối sống văn hoá nên càng ngày họ càng thích giải trí văn hoá, tìm hiểu văn hoá. Theo một cuộc điều tra năm 1987 thì 51% người được hỏi trả lời là trong năm đã đi thăm một khu cổ, 51% đi một công viên, 51% đi xem phim, 51% đi tham quan một nhà thờ, 46% đi xem cửa hàng đồ cổ, 38% đi tham một lâu đài, 34% đi tham viện bảo tàng, 21% đi xem ca kịch cổ điển hay hoà nhạc, 16% đi xem triển lãm nghệ thuật hiện đại.
Những thành phố mới, công trình hiện đại, những gì hiện đại người ta không thích lắm. Trong những di sản văn hoá người ta thích đi xem nhất là nhà cổ, làng cổ, khu phố cổ, lâu đài cổ và nhà thờ cổ. Tuy đây là số liệu điều tra năm 1997 nhưng kết quả đến bây giờ vần còn có ý nghĩa với lối tiêu dùng gần như truyền thống của người Pháp.
Một trong những mục đích chính của phần đông số khách sang du lịch nước ta vẫn nhằm vào những khu phố cổ: Phố cổ Hội An, Hà Nội 36 phố phường, di tích lăng tẩm Huế.
* Sở thích:
Phương tiện giao thông thích sử dụng:
Khi đến Việt Nam thường đi bằng máy bay, gần đây có nhiều khách Pháp đến Việt nam bằng đường biển và họ thích đi theo kiếu này với quỹ thời gian cho phép. Khi ở tạm thời tại Việt nam, họ thích đi City tour bằng xích lô, đi đến các vùng ngoại tỉnh bằng tàu hoả. Thích nghỉ tại các khách sạn trung tâm từ 2 sao trở lên và các kiểu nhà nghỉ giải trí, đặc biệt tới những vùng có nhiều dân tộc sống thì họ thích ở những nhà như của dân tộc.
Người Pháp không thích con số 13. Họ có thói quen cho tiền thêm (Pour boir) để bày tỏ sự hài lòng đối với người phục vụ.
Người Pháp sang Việt nam thích tham quan những danh lam thắng cảnh vừa có tính chất văn hoá, vừa có tính chất lịch sử lâu đời. Đặc biệt họ rất thích phong cảnh nông thôn Việt nam và màu xanh của thiên nhiên Việt nam.
Người Pháp có tật lười nói tiếng nước ngoài nên họ thích gặp gỡ những người biết tiếng nước họ và hiểu đôi chút về họ. Do vậy yêu cầu của họ trong chuyến đi du lịch đối với hướng dẫn viên trước hết thành thạo về ngọai ngữ có hiểu biết sâu sắc về địa lý, xã hội không chỉ của đất nước mình mà còn cả thế giới nữa. Bên cạnh đó hướng dẫn phải thông minh nhanh nhẹn, hài hước và tận tình quan tâm đến khách. Chính vì vậy mà người Pháp rất thích hướng dẫn viên đi kèm trong khi chương trình du lịch của họ mang tính chất văn hoá, vừa có tính chất lịch sử lâu đời.
Người Pháp thích đi du lịch trong các chuyến tour dài ngày, họ thường mua trọn gói cả chương trình, quan tâm đến mọi dữ kiện của chương trình trước lúc quyết định mua. Thời gian trung bình tour của khách là 13 ngày đến 3 tuần và thời gian đi du lịch chủ yếu đến Việt nam của khách Pháp thường bắt đầu từ tháng tám (mùa thu) đến tháng năm của năm sau (mùa hè).
Những địa điểm mà khách Pháp hay tới
- Hà Nội (phố cổ Hà nội; các viện bảo tàng; các đình chùa cổ...)
- Vịnh Hạ long
- SaPa
- Điện Biên Phủ
- Hoà bình - Lai Châu
- Cố đô Huế và phố cổ Hội An - Đà Nẵng
- Đường mòn Hồ Chí Minh
- Địa đạo Vĩnh lốc - Quảng trị
- Nha trang - Đà Lạt
- Khu đồng bằng Sông Cửa long
- Địa đạo Củ Chi...
3 - Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch là người Pháp ở Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội
Nhìn chung sự nhộn nhịp của Du lịch Việt Nam nói chung mới chỉ là sự mở đầu phác thảo những dấu hiệu và thời cơ tốt dẹp cho toàn ngành. Khả năng và chuẩn bị hội nhập với Du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Du lịch Việt Nam -Hà Nội nói riêng chưa được bao nhiêu. Để tránh nguy cơ tụt hậu, Công ty Du lịch Việt Nam -Hà Nội còn nhiều vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết.
3.1 - Các chiến lược nhằm dẩy mạnh khả năng khai thác khách của Công ty Du lịch Việt Nam -Hà Nội trong tương lai
3.1.1 - Các chiến lược sản phẩm .
Sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của nền công nghiệp du lịch của một nước nhát là đối với một công ty lữ hành quốc tế lớn tại Việt Nam.Vì vậy, việc lựa chọn các chiến lược sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đường lối phát triển Du lịch Việt Nam.
- Chiến lược chiếm lĩnh thị trường thế giới của Côngty Du lịch Việt Nam -Hà Nội thông qua giá thành sản phảm du lịch
Chiến lược cơ bản này dựa trên năng xuất lao động cao và thường gắn với kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Chiến lược cơ bản này dựa trên năng xuất lao động cao và thường gắn với kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Chiến lược này đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ chi phí của Công ty Du lịch Việt Nam -Hà Nội, các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch có kinh nghiệm nhất nhằm phát huy tối đa lợi thế.
Tuy nhiên, nếu chấp nhận chiến lược này thì công ty sẽ phải lựa chọn: Mục tiêu nhằm vào các du khách cấp thấp và trung bình đòi hỏi lượng du khách phải lớn, cần có chính sách phát triển một ngành công nghiệp khách sạn du lịch từ 1 sao đến 3 sao. Đồng thời xác định cơ cấu khách để bán sản phẩm hợp với nhu cầu của mỗi loại khách theo hướng tăng nhanh sản phẩm cao cấp.
- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo .
Chiến lược này nhằm tạo cho sản phẩm du lịch của Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội mang tính độc đáo khác biệt so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Có như vậy công ty mới xây dựng được cho mình ưu thế cạnh tranh độc quyền và cũng từ đó có được chỗ đứng trên các thị trường khách nhờ các sản phẩm đặc trưng.
Đối với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, sản phẩm đặc trưng sẽ hạn chế khả năng thay thế của sản phẩm cạnh tranh làm cho du khách không phản ứng gì về giá cả do ham thích và tín nhiệm sản phẩm trên thị trường du lịch cao cấp. Du khách luôn trung thành và tín nhiệm sản phẩm độc đáo nên các đối thủ cạnh tranh khó tìm được chỗ đứng. Do vậy chiến lược này đòi hỏi phải đầu tư mạnh, tính thực thi nhất là chi phí quảng cáo, quan hệ giao dịch rộng rãi với mục đích làm cho thị trường biết đến chất lượng đặc biệt cao của sản phẩm du lịch Việt Nam trong đó sản phẩm du lịch của Công ty là trọng điểm nhất.
3.1.2 - Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
Cần tăng cường chất lượng các dịch vụ trên cả 3 góc độ: Thái độ phục vụ, tính đa dạng và tiện nghi của hàng hoá, dịchvụ, khả năng sẵn sàng phục vụ, có quy định nghiêm ngặt về dịch vụ, giá cả và ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta phải chú ý đó là giá cả sản phẩm du lịch, cái mà chúng ta cần quan tâm đặc biệt vì đó là yếu tố cạnh tranh và là yếu tố quyết định mức độ hấp dẫn của sản phẩm đối với du khách.
3.1.3 - Chiến lược về đầu tư du lịch.
Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch trong công ty, khách sạn Hạ Long Bay và các hình thức phương tiện vui chơi giải trí của liên doanh Nàng Tiên Cá.
3.1.4 - Chiến lược về thị trường.
Nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường khách hiện đại và tiềm năng đối với công ty để từ đó đưa ra các chiến lược nhằm khai thác thị trường chính của Công ty. Đặc biệt ở đây phải phấn đấu khai thác nguồn khách Pháp ngày một tăng, duy trì và tăng trưởng nguồn khách ở thị trường Âu Mỹ, Châu á - Thái Bình Dương. Trong đó chú trọng đến một số nước: Đức, ý, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Mĩ, Nhật Bản, từng bước mở rộng thị trường Châu Phi và ấn độ.
3.2 - Sử dụng đồng bộ các công cụ Marketing Mix để khai thác khách du lịch tiềm năng là người Pháp.
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành, vấn đề thị trường luôn là điều cần được quan tâm chỉ đạo sát sao và thường xuyên, kịp thời cụ thể. Do vậy để nâng cao khả năng khai thác khách của mình, Công ty cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và xác định thị trường khách du lịch người Pháplà thị trường mục tiêu của Công ty. Do đó việc xác định chính sách Marketing Mix sao cho phù hợp với đoàn thị trường khách là điều tất yếu.
3.2.1 - Chính sách sản phẩm.
Ngày nay người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý đến những giá trị sử dụng chủ yếu của sản phẩm mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau của sản phẩm. Do vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nhất là đối với khách du lịch tiềm năng là khách Pháp của Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội thì Công ty cần phải nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Việt Nam. Bản thân khách du lịch Pháp vốn dĩ đã am hiểu phần nào truyền thống văn hoá dân tộc, đất nước và cốt cách con người Việt Nam do vậy Công ty cần phải dựa trên các đặc trưng đó để ngày một hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm của mình cũng chính là đáp ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu cái hay cái đẹp trong phong cách đất nước con người Việt Nam của khách khách du lịch Pháp. Bên cạnh đó Công ty phải xây dựng nhièu chương trình du lịch thăm chiến trường xưa cụ thể: Xây dựng chương trình dài ngày, đi thăm tất cả các nơi xảy ra chiến tranh với Pháp trước đây. Chương trình thăm những nơi còn để lại dấu tích của cuộc chiến tranh lịch sử đó để họ hiểu và thấy được tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của nhân dân ta cũng như những diễn biến xảy ra tại những nơi đó.
Ngoài ra Công ty tìm cách "dị biệt hoá " sản phẩm (chương trình du lịch) của mình hay tạo ra sự khác lạ đặc biệt cho chương trình của mình bằng các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ nói chuyện với các cựu chiến binh Việt Nam. Hoặc Công ty mời họ làm cộng tác viên kiêm hướng dẫn, tạo sự thoả mái hoà đồng và có nhiều câu chuyện thú vị với khách. Công ty có thể gặp gỡ các cựu chiến binh Việt Nam tìm kiếm những kỷ vật chiến tranh hay đặt làm những vật dụng, những mô hình di tích chiến tranh ... làm quà kỷ niệm cho khách du lịch.
Mặt khác để tạo ra các chương trình du lịch hoàn hảo, Công ty phải đặc biệt quan tâm đến phong cách sống của người Pháp, quan tâm đến mối quan hệ với các khách sạn, nhà hàng, những cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch từ đó tiếp tục phát huy mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các hãng lữ hành khác để cùng phát triển, cùng đi lên trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
3.2.2 - Chính sách giá cả.
Ngày nay, tuy giá không còn là mối quan tâm hàng đầu của khách, song nó vẫn chỉ đứng sau yếu tố chất lượng mà thôi. Do vậy đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, yêu cầu phải có một chính sách giá cả linh hoạt, mềm dẻo và nhất là đối với Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội.
Tuy nhiên để có một chính sách giá cả hợp lý cần phải xây dựng giá trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố như chất lượng dịch vụ, tính độc đáo của tuyến du lịch, của tài nguyên du lịch, tính mùa vụ, thời điểm tiêu thụ khả năng thanh toán... Vì vậy Công ty phải xây dựng, tính toán các mức giá cho từng chương trình:
- Giá trọn gói
- Giá từng phần
- Giá quảng cáo
- Giá cho từng đối tượng khách..
Đặc biệt Công ty nên áp dụng chính sách giá thấp, giá phân biệt đối với các hành trình mới hoặc đối với thời điểm vắng khách. Chính sách này có thể rất linh hoạt theo nhiều dạng khác nhau: giảm giá trong trường hợp tăng số ngày du lịch trong một chuyến, giảm giá với khách theo đoàn đông. Việc xác định giá trong chuyến đi là rất quan trọng. Chi phí càng thấp thì chương trình càng có khả năng thu hút khách, tăng lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường.
3.2.3- Chính sách phân phối
Giống với các chính sách khác trong Marketing-Mix, chính sách phân phối cũng góp phần quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua việc kích thích tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Như chúng ta đã biết, phần lớn các chính sách du lịch của Công ty được bán thông qua hai kênh ngắn gián tiếp ( qua các hãng lữ hành quốc tế ) và kênh ngắn trực tiếp ( bán lẻ cho khách du lịch ). Do đó để hoàn thiện chính sách phân phối các biện pháp sử dụng ở đây là:
- Tạo lập các mối quan hệ với các hãng lữ hành du lịch quốc tế thông qua các Hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch.
-Thắt chặt mối quan hệ với các hãng du lịch lữ hành mà Công ty đã và đang quan hệ bằng cách tổ chức các chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các Hội nghị khách hàng của Công ty...
- Có các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các hãng lữ hành có quan hệ lâu năm như chính sách giá: giảm giá với các hãng này, thời hạn thanh toán chậm hơn...
- Đặt đại diện của Công ty trên thị trường nước bạn để thực hiện thông tin cho khách, thực hiện chưong trình quảng cáo và bán sản phẩm.
-Ngoài ra tăng cường ký kết hợp đồng trong ngắn hạn và dài hạn với các hãng lữ hành gửi khách trên cơ sở hợp tác cùng làm ăn lâu dài, tiếp tục mở rộng quan hệ thị trường Pháp và thị trường Việt Nam trên cơ sở hợp tác xây dựng để xây dựng các Tour du lịch hấp dẫn.
3.2.4 - Chính sách khuyến mại.
Đây là một khâu hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến cho khách hàng về sản phẩm cũng như các thông tin khác về Công ty. Vì vậy trước hết phải làm sao cho khách du lịch biết được về sản phẩm (tour) của Công ty, Công ty nên làm những tờ gấp du lịch, quyển sách mỏng, quảng cáo cho các chương trình du lịch được xây dựng, nêu bật các mặt hấp dẫn đặc biệt của chương trình như giá cả hay những tuyến điểm độc đáo... phát cho những khách đã đi du lịch tại Công ty hay những cơ quan có người Pháp làm việc.
Ngoài ra tăng cường xúc tiến bán hàng, mở rộng hơn nữa quy mô thị trường đồng thời cũng nên có chính sách ưu đãi đặc biệt như tặng quà cho các đoàn khách với số lượng khách đông để khuyến khích mua thêm chương trình.Cần có một kế hoạch quảng cáo theo chiến dịch hoặc theo định kỳ để tạo sự thu hút của khách, hơn nữa các loại hình quảng cáo được xây dựng một cách đa dạng và phong phú.
Công ty nên lựa chọn các cơ hội, các dịp để quảng cáo cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất là vẫn giảm được chi phí. Chẳng hạn trong các Hội chợ là dịp tốt nhất để làm quen, tìm kiếm bạn hàng mới trên thị trường quốc tế.
Tóm lại: Để thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến với Công ty, đặc biệt là khách du lịch là người Pháp, Công ty Du lịch Việt nam - Hà Nội phải luôn luôn có sự đổi mới trong kinh doanh trong đó hoạt động xúc tiến cần được coi trọng bằng nhiều hình thức. Công ty cần nghiên cứu, rà soát các thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại, lưu trú, thăm những chiến trường xưa để kịp thời đề xuất với Tổng cục Du lịch làm việc với các cán bộ liên ngành liên quan đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách.
3.3 - Các khuyến nghị
Phải nói rằng trong mấy năm qua, Du lịch Việt Nam phát triển khá mạnh, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng hiệu qủa mà ngành Du lịch đem lại vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng Du lịch của nhà nước. Để hoạt động du lịch lữ hành nói riêng hay hoạt động kinh doanh du lịch nói chung thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi các cấp có liên quan có những chính sách cơ chế hợp lý tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch.
3.3.1 - Khuyến nghị với các cơ quan chức năng quản lý về du lịch.
*Khuyến nghị với Chính Phủ:
- Để xây dựng chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010 theo định hướng của Đại hội lần thứ VIII của Đảng, đề nghị Chính Phủ cho ý kiến chỉ đạo cụ thể về những định hướng lớn trong cơ chế, chính sách và những giải pháp mà bản thân ngành Du lịch không thể tự giải quyết được.Trước mắt, đề nghị Chính Phủ tháo gỡ cơ chế về vốn: Cho ngành Du lịch được trích một phần Ngân sách từ hoạt động Du lịch để Ngành chủ động đầu tư trực tiếp phát triển Du lịch, làm công tác tuyên truyền quảng bá Du lịch, đào tạo cán bộ; Cho ngành Du lịch được vay vốn ưu đãi, dài hạn để xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch và nâng cấp đổi mới trang thiết bị.
- Để tạo điều kiện cho khách vào thuận lợi, đề nghị Chính Phủ:
Cho phép được cấp visa tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế và đường Hàng Không cho khách du lịch nước thứ 3 qua nước bạn, kéo dài tour sang Việt nam để khách du lịch không phải quay lại xin visa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, bỏ visa đối với khách du lịch đến từ các nước ASEAN như các thành viên ASEAN đã thực hiện, được áp dụng chế độ "Thẻ lên bờ ", tạm giữ hộ chiếu đối với khách du lịch bằng tàu biển không cần visa.
Cho phép Tổng cục Du lịch đặt các Phòng thông tin Du lịch tại các sân bay có nhiều khách quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Huế để trực tiếp thông tin, hướng dẫn khách. Cho phép khách du lịch ra vào qua cửa khẩu đường 8, đường 9, cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh ) và một số cửa khẩu ở các tỉnh Nam Bộ theo các quy định đối với khách .
Đề nghị Chính Phủ cho phép và cấp Ngân sách để Tổng cục Du lịch Việt Nam được mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, trước hết là ở một số nước đầu mối như Pháp, Singapore, Nhật bản nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá Du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
*Khuyến nghị với Tổng Cục
- Hạn chế việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Thành lập các hiệp hội lữ hành, tránh sự "chèn ép" của các Công ty Du lịch nước ngoài.
- Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ du lịch.
*Khuyến nghị các Ngành có liên quan.
- Hàng Không:
Cho phép các hướng dẫn viên của các hãng lữ hành quốc tế thuận tiện trong việc đưa đón và tiễn khách.
Cần nâng cao chất lượng phục vụ của mình hơn nữa và kết hợp tốt cùng các Công ty Du lịch để khai thác khách, cần cải tạo và nâng cấp trật tự ở các sân bay quốc tế, cần có hệ thống chỉ dẫn các thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh khi khách đến và rời Việt nam tại các sân bay.
Ngành Hàng Không nên có thông tin về giờ hạ cánh và cất cánh của các chuyến bay bằng con đường nhanh nhất cho nơi đón tiếp khách. Khi có sự cố, máy bay nên thông báo lý do cùng lời xin lỗi tránh tình trạng nguy để khách chờ đợi, không một lời xin lỗi, không một lời giải thích làm cho họ bực mình vì hỏng chương trình tham quan ở điểm du lịch sắp tới.
Có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành Việt Nam tham gia mạng lưới đại lý vé, trong chế độ giữ chỗ, chính sách giá cả cho các đoàn khách trong việc quảng cáo, tiếp thị.
- Tổng cục Hải Quan: Có các quy định cụ thể về việc buôn bán, chuyên chở xuất khẩu đồ giả cổ cho khách đi du lịch khuyến khích mua hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam. Bảo đảm sự dễ dàng và thuận tiện hơn nữa trong việc xuất nhập cảnh và thủ tục hải quan.
- Bộ Nội vụ và Ngoại Giao: Cải tiến, đơn giản hoá, thuận tiện, nhanh chóng trong việc xét duyệt nhân sự, cấp hộ chiếu, Visa cho khách nhập cảnh, nhất là tại các cửa khẩu đường bộ.
- Bộ Giao thông Vận tải: Nâng cấp các tuyến đường sắt xuyên Việt, đồng thời ngành Đường sắt cũng phải khẩn trương đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của nhân viên cũng như toàn bộ ngành. Hiện nay các nhà ga đều không có dự báo chính xác về giờ tàu đến và đi cho du khách làm cho nhiều đoàn khách bị lỡ chuyến tàu hoặc phải chờ đợi quá lâu ở nhà ga còn các hãng du lịch vất vả trong việc thay đổi chưong trình và du khách bị thiệt thòi vì chương trình tham quan của họ bị gián đoạn và rút ngắn.
3.3.2 - Khuyến nghị với Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội.
- Công ty Du lịch Việt nam-Hà Nội cần phải tăng cường chất lượng điều hành cùng phối hợp với các khách sạn để xử lý các tình huống thiếu chỗ tại khách sạn. Nên dự kiến trước các yếu tố làm tăng giá chương trình du lịch để có kế hoạch chào giá cho các hãng nước ngoài.
- Có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên, những người thay mặt đại diện cho các công ty tiếp xúc trực tiếp với khách.
- Công ty phải quản lý chặt chẽ đội ngũ hướng dẫn, tìm mọi cách nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho họ.
- Hàng năm nên tổ chức các đợt khảo sát những tuyến điểm du lịch mới cũng như rút kinh nghiệm và bổ sung cho những tuyến điểm cũ.
- Công ty cùng khách sạn Hạ Long nên nghiên cứu tổ chức và xây dựng những làng du lịch mang tính đặc trưng dân tộc Việt Nam.
Việc Nhà nước cho xây dựng làng du lịch văn hoá ở Sơn Tây, Hà Tây là nét đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam với các ngôi nhà của 54 dân tộc anh em cùng mọi phong tục tập quán lễ hội tiêu biểu của từng dân tộc chính là sự quan tâm khôi phục lại các nền văn hoá của Việt nam. Do vậy Công ty nên tìm hiểu tạo ra điểm du lịch mới.
-Khách sạn Hạ Long Bay và khu vui chơi Nàng tiên cá cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề môi trường. Môi trường du lịch lành mạnh sẽ là điều kiện để thu hút khách, làm cho khách không chỉ cảm nhận cái đẹp mà còn phát huy cái đẹp trong văn minh nhân loại.
Kết Luận
Ngày nay Du lịch Việt Nam thật sự còn nhiều hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Những thành tựu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, cùng với chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá đang tạo ra thế thuận lợi mới ở nước ta trong quan hệ quốc tế. Quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế về nhiều nhiều mặt khác của nước ta với nhiều nước trên thế giới đang mở rộng nhanh, khách quốc tế vào nước ta với mục đích kinh doanh, đầu tư hợp tác khoa học, văn hoá du lịch ... Số lượng khách từ 3 khu vực chính: Châu âu, Bắc Mỹ, và Châu á - Thái Bình Dương đến nước ta gia tăng nhanh chóng trong đó thị trường Châu Âu (thị trường Pháp) là thị trường hiện tại và tiềm năng mà công ty đã và sẽ phải tập trung khai thác. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được còn những khó khăn khắc phục. Đó là chi tiêu trung bình một ngày khách của khách quốc tế ở Việt Nam chưa cao, thời gian lưu trú tại điểm du lịch còn quá ngắn ... Điều này là do du lịch của ta là một ngành Công nghiệp trẻ, mới phát triển, tuyến điểm còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng cơ sở còn lạc hậu, đội ngũ lao động yếu về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, hoạt động tiếp thị du lịch hầu như chưa có.
Công ty Du lịch Việt Nam - Hà nội trong những năm qua đã có những hoạt động đáng kể trong việc khai thác thị trường khách du lịch quốc tế. Song hiện nay lực lượng kinh doanh lữ hành đã có 90 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng lữ hành tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi hãng. Vì vậy việc duy trì và mở rộng thị trường khách quốc tế ở từng giai đoạn thời kỳ kinh doanh là điều kiện tiên quyết để thắng lợi trong kinh doanh.
Để duy trì và mở rộng nguồn khách du lịch quốc tế, Công ty du lịch Việt nam - Hà nội cần tập trung vào các điểm trọng yếu sau:
- Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo và đặc biệt nâng cao chất lượng của công tác điều hành hướng dẫn cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ cho khách.
- Cùng với sự quan tâm đúng đắn của nhà nước, ngành du lịch và các ngành các cấp có liên quan, công ty cần có sự lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển nhanh, mạnh, vững chắc để đảm bảo cho quá trình hoạt động tốt hơn góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam vươn lên tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Trong luận văn này tôi muốn đi sâu phân tích thực trạng về thị trường khách du lịch là người Pháp của công ty, những giải pháp, kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường khả năng khai thác khách Pháp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Việt Nam - Hà nội, và những bài học rút ra trong quá trình kinh doanh.
Tài liệu tham khảo.
1- PGS, PTS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh - Tâm lý và nghệ thuật, ứng xử trong kinh doanh du lịch. ĐHKTQD - Hà Nội 1995.
2 - Nghệ thuật giao tiếp - Nhà xuất bản Long An 1989.
3 - Phép giao tiếp ở nước Pháp, Hà Nội 1991.
4 - Du lịch và kinh doanh du lịch: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1995.
5 - Philip Kottler - Marketing căn bản - Nhà xuất bản Thống kê 1996.
6 - Phác thảo chân dung văn hoá Pháp; Hà nội 1991.
7 - Marketing Du lịch, Nhà xuất bản thế giới,1992.
8 - Các tạp chí Du lịch Việt Nam trong năm 1995, 1996, 1997, và 4 tháng đầu năm 1998, Tổng cục Du lịch Việt Nam.
9 - Các báo cáo tổng kết về hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Việt Nam - Hà nội qua các năm 1995, 1996, 1997.
10 - Các báo cáo tổng kết về công tác hoạt động kinh doanh lữ hành trong toàn ngành du lịch qua các năm 1996, 1997, Tổng cục Du lịch Việt Nam.
11 - Dự án quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam, Thời kỳ 1995-2010, Theo QĐ số 377/ TCDL.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26614.doc