1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế. Với việc ra nhập WTO
và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt
với những thách thức to lớn, đó là phải đào tạo được những công dân tương
lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, có khả năng tự học, khả năng tự rèn luyện
nâng cao trình độ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt .
Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong
quá trình dạy học (trong đó có Đào tạo trực tuyến) đã trở thành một xu thế tất
yếu và phát triển mạnh mẽ trên cả nước. Nó góp phần đổi mới nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Dạy học trực tuyến (DHTT) là một hình thức giảng dạy không giáp
mặt. Trong đó người dạy cung cấp nội dung khóa học nhờ những công cụ tạo
bài giảng chuyên biệt và thông qua những phần mềm quản lí học tập, các
nguồn tài nguyên Multimedia, mạng Internets, hội thảo trực tuyến .Người
học nhận nội dung khóa học và tương tác với người dạy qua các phương tiện
kể trên.
Trong nhà trường phổ thông, những điểm mạnh của CNTT & TT đang
được khai thác để hỗ trợ quá trình dạy học. Vấn đề kết hợp dạy học trực
tuyến (E-Learning) với lớp học truyền thống là một trong những hướng khai
thác tốt, giúp tăng cường hứng thú học tập, phát triển tư duy trí tuệ và đặc
biệt góp phần rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức
cho học sinh (HS).
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng thành công DHTT cho một
số đối tượng, với một số nội dung đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu
khoa học của người học. Tuy nhiên việc nghiên cứu DHTT môn toán 10 nói
chung và chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nói riêng cho đối
tượng HS trung học phổ thông (THPT) chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế
dạy học trực tuyến chương phương pháp toạ độ trong mặt phẳng - Hình
học 10 THPT.
Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Xây dựng và triển khai dạy học trực tuyến chương Phương
pháp tọa độ trong mặt phẳng – Hình học 10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế dạy học trực tuyến chương Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng - Hình học 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời thầy là tổ chức cho HS
hoạt động, giao lƣu, hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ nhằm đạt đƣợc mục
tiêu học tập. Trong dạy học theo nhóm GV đóng vai trò là ngƣời tổ chức, điều
khiển việc học của HS thông qua tổ chức nhóm bằng việc thiết kế các giờ học
theo nhóm, vai trò của HS là ngƣời học tập trong nhóm dƣới sự dẫn dắt, điều
khiển của GV [9].
Tổ chức HS dạy học theo nhóm là kĩ năng dạy học quan trọng nhằm tạo
môi trƣờng học tập đa tƣơng tác giữa HS – HS, HS – GV, HS – phƣơng tiện
dạy học,... trên cơ sở đó thúc đẩy tính tích cực học tập của HS khi tham gia
nhiệm vụ của nhóm.
Khi thực hiện dạy học theo nhóm cần tổ chức thành lập các nhóm nhỏ tùy
theo nhiệm vụ và yêu cầu của nội dung bài học mà xác định số ngƣời trong một
nhóm cho hợp lí. GV có thể lựa chọn các thành phần trong nhóm nhƣ sau:
+ Nhóm có cùng trình độ, năng lực: Nhóm HS khá giỏi, nhóm HS trung
bình, nhóm HS yếu kém. Thông thƣờng nhiệm vụ giao cho các nhóm này là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
những bài tập nhằm ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Các dạng
bài tập dành cho các nhóm trên sẽ có mức độ khó, dễ khác nhau tùy thuộc khả
năng của từng nhóm. Tạo diễn đàn trao đổi giữa các thành viên trong nhóm
theo chủ đề mà GV đƣa ra cho từng nhóm đó.
+ Nhóm theo khu vực ở của gia đình (gồm các em cùng tổ dân phố,
cùng xóm, thôn,...) thƣờng áp dụng cho việc học ở nhà hoặc thu thập các số
liệu thực tế hay tìm thêm tài liệu (sách vở, báo, tạp chí trên mạng Internet,...)
để tự đọc và phát triển thêm các kiến thức liên quan đến bài giảng của GV mà
quỹ thời gian trên lớp không cho phép.
+ Nhóm theo sở thích bạn bè (những thành viên trong nhóm có cùng sở
thích) nếu chia nhóm theo tiêu chí này thì các thành viên trong nhóm dễ dàng
gần gũi nhau hơn do có tiếng nói chung. Tuy nhiên GV cần có thời gian tìm
hiểu rõ tính cách của từng em trong lớp.
+ Nhóm theo cấu trúc của tổ chức lớp (cùng bàn hay các bàn ngồi gần
nhau...). Cách này thƣờng đƣợc các GV áp dụng nhiêu nhất vì không tốn thời
gian chia nhóm mà vẫn giữ đƣợc trật tự trong lớp học. Các bàn gần nhau
thƣờng là hai dãy kề nhau, khi cần thảo luận bàn trên quay xuống cùng với
bàn dƣới lập thành một nhóm.
+ Nhóm chọn ngẫu nhiên, có thể tiến hành chọn ngẫu nhiên bằng cách
đếm lần lƣợt 1, 2, 3, 4, 5, 6; 1, 2, 3, 4, 5, 6;... những HS có cùng số sẽ vào
cùng một nhóm hoặc chọn ngẫu nhiên bằng cách đánh dấu vào mảnh bìa, mẫu
vật các biểu tƣợng rồi phát cho HS. Các HS mang cùng một biểu tƣợng sẽ
cùng một nhóm.
+ Nhóm hỗn hợp gồm nhiều trình độ (nhóm có cả HS giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém, cả nam và nữ). Với cách này các nhóm đƣợc cân bằng về lực
lƣợng, dễ đánh giá kết quả thi đua giữa các nhóm. Các thành viên của nhóm
có thể trao đổi, thảo luận hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau, tuy nhiên cách phân nhóm
này nhiều khi những HS yếu kém có thể ỉ lại các HS khá giỏi của nhóm mà
không tích cực làm việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Do đó trong quá trình tổ chức dạy học theo nhóm trƣớc khi giao nhiệm
vụ cho các nhóm, GV cần cho HS thấy nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm,
đó là: Trao đổi, phân tích nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần lập kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ, thống nhất với nhau về phân công công việc cho từng bạn trong
nhóm, tổ chức triển khai phần việc đƣợc giao, sau đó trao đổi với các bạn trong
nhóm, trình bày sản phẩm của mình, đánh giá góp ý cho sản phẩm của các bạn.
Nhiệm vụ của nhóm trƣởng là: Tìm hiểu nhiệm vụ của nhóm, điều hành
nhóm bàn kế hoạch, phƣơng pháp, về việc sử dụng các thiết bị, công cụ cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức bàn bạc phân công trách nhiệm cho từng
thành viên trong nhóm và xác định mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên
trong nhóm.
Căn cứ vào đặc điểm công việc, nội dung bài học mà GV có sự phân
công nhiệm vụ cho các nhóm theo những cách khác nhau có thể là các nhóm
đều thực hiện chung một nhiệm vụ, sau đó so sánh kết quả hoặc mỗi nhóm thực
hiện nhiệm vụ riêng, GV đánh giá từng nhóm riêng, sau khi tổng hợp kết quả
thực hiện của các nhóm sẽ giải quyết đƣợc vấn đề lớn mà bài học đặt ra. Hoặc
cũng có thể cho cả lớp cùng thực hiện một nhiệm vụ nhƣng mỗi thành viên
trong nhóm lại có những nhiệm vụ khác nhau,...
Việc tổ chức dạy học theo nhóm theo cách phân chia ở trên chỉ có ý
nghĩa tƣơng đối, mỗi GV có thể có những cách phân nhóm, phân công nhiệm
vụ cho các nhóm khác nhau hay sử dụng một cách linh hoạt những phƣơng án
nêu trên tùy theo ý đồ dạy học của mình. Trong quá trình tổ chức dạy học theo
nhóm GV có thể đƣa vào quá trình dạy học những phƣơng tiện hiện đại nhƣ
máy tính và các phần mềm dạy học, mạng máy tính giúp cho các giờ học sinh
động hơn gây đƣợc hứng thú học tập cho HS, bài giảng sẽ thành công hơn. Sử
dụng các phƣơng tiện dạy học HS có thể liên hệ trực tiếp với nhau, có thể trao
đổi thảo luận trên các diễn đàn, lấy các tài liệu tham khảo, tìm kiếm các thông
tin trên mạng,...
Phƣơng pháp dạy học theo nhóm có thể chia làm 3 giai đoạn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
+ Giai đoạn 1: Làm việc chung cả lớp.
GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, tổ chức các nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm và hƣớng dẫn cách làm việc theo nhóm. Dựa trên nội
dung các tri thức cần truyền thụ cho HS, GV đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu,
giải quyết vấn đề, có thể là câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động. Các chỉ dẫn cần
thiết đƣợc đƣa ra phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
+ Giai đoạn 2: Làm việc theo nhóm.
Phân công theo nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập, trao đổi ý kiến, thảo luận
trong nhóm, cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
+ Giai đoạn 3: Thảo luận, tổng kết trƣớc toàn lớp.
Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả, các nhóm khác sẽ đƣa ra ý kiến, nhận xét,
đánh giá về phần trình bày của nhóm hay HS đó. Chỗ nào chƣa rõ có thể yêu
cầu nhóm đó giải thích thêm từ đó điều chỉnh, bổ sung đƣa đến lời giải, kiến
thức hoàn chỉnh. GV tổng kết và đặt vấn đề tiếp theo.
Trong dạy học theo nhóm có thể tạo ra và thực hiện các tƣơng tác trong
tất cả các giai đoạn ở trên trong từng giai đoạn có thể diễn ra sự tƣơng tác giữa
GV- HS, HS – HS, HS – tài liệu, phƣơng tiện dạy học,...Chính vì vậy việc tổ
chức dạy học theo nhóm sẽ tăng cƣờng tƣơng tác trong quá trình dạy học và
thuận tiện cho việc ứng dụng các phần mềm dạy học, các bài giảng điện tử
trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ: Sau khi học xong phần “Vectơ pháp tuyến và phƣơng trình tổng quát
của đƣờng thẳng” trong bài “Phƣơng trình đƣờng thẳng” (SGK hình học 10)
GV đƣa ra các câu hỏi trắc nghiệm (bằng máy chiếu hoặc bài giảng điện tử,...)
nhằm củng cố phần vectơ pháp tuyến cho HS để tiến hành thảo luận nhóm
1.Cho đƣờng thẳng d có vectơ pháp tuyến
n = -2;3
. Vectơ nào sau đây là
vectơ chỉ phƣơng của đƣờng thẳng d.
a)
u = 2;3
b)
u = -2;3
c)
u = 3;2
d)
u = -3;3
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
2. Cho đƣờng thẳng
có phƣơng trình tổng quát: 5x - 3y –1 = 0. Vectơ pháp
tuyến của đƣờng thẳng
là:
a)
n = 5;3
b)
n = 5;-3
c)
n = 3;5
d)
n = -3;5
3. Cho đƣờng thẳng d có phƣơng trình:
2 2
1 7
x t
y t
. Vectơ pháp tuyến của
đƣờng thẳng d là:
a)
n = -2;7
b)
n = 7;-2
c)
n = 7;2
d)
n = 2;7
Sau khi các nhóm thảo luận và đƣa ra đáp án, từ đó HS rút ra đƣợc phƣơng
pháp tìm vectơ pháp tuyến của đƣờng thẳng khi biết: vectơ chỉ phƣơng,
phƣơng trình tổng quát, phƣơng trình tham số của đƣờng thẳng.
2.3.5. Dạy học trực tuyến hỗ trợ giảng dạy trên lớp học truyền thống
Ở nƣớc ta hiện nay mặc dù DHTT với các tƣơng tác của nó có tác dụng
rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, thế nhƣng DHTT
cho HS phổ thông khó có thể thay thế hoàn toàn hoặc tách rời phƣơng pháp
giảng dạy truyền thống. Cách học truyền thống vẫn sẽ là phƣơng thức chủ yếu
và phổ biến bởi nó phù hợp với tất cả ngƣời học, nó gắn liền với thói quen của
mỗi ngƣời ngay từ khi còn nhỏ và nó phù hợp với nhiều dạng học viên khác
nhau. Với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay
chủ động làm việc thì cách dạy học truyền thống ít nhiều cũng có tác động
đến họ khi đƣợc học trực tiếp với GV trên lớp. GV khi giảng dạy trực tiếp
trên lớp có thể quan sát đƣợc thái độ học tập, ý thức học tập và khả năng nhận
thức của mỗi HS. Chính vì vậy, DHTT không thể thay thế hoàn toàn cách dạy
học truyền thống trên lớp học. Do đó cần kết hợp tốt hai loại hình dạy học này
để mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình dạy học.
Tƣơng tác trong DHTT có thể hỗ trợ giảng dạy trên lớp học truyền
thống, làm cho mô hình lớp học truyền thống trở nên sinh động, làm tăng vai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
trò chủ động của ngƣời học và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Sự hỗ trợ đó đƣợc thể hiện nhƣ sau :
- Trong chƣơng trình của môn học, mỗi nội dung bài học đƣợc GV dạy
môn đó soạn sẵn rồi đƣa lên trang web DHTT để học sinh có thể tham khảo,
nghiên cứu trƣớc. Trong quá trình học tập trên lớp, có HS chƣa hiểu, chƣa nắm
kĩ nội dung bài giảng các em có thể lên mạng xem lại bài giảng của GV và đọc
tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung mình học ngay trên mạng, đồng thời
vấn đề nào chƣa hiểu kĩ trong bài học thông qua mạng các em gửi câu hỏi đến
cho bạn bè hoặc GV giải đáp giúp. Những câu hỏi thắc mắc các em gửi câu hỏi
đến cho diễn đàn để thầy – trò cùng trao đổi và tháo gỡ. Với cách học nhƣ vậy
HS sẽ hiểu đƣợc bản chất vấn đề, tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả.
- Trên lớp học truyền thống GV có thể dùng bài giảng điện tử đã thiết kế
sẵn để giảng dạy cho HS. Dùng bài giảng điện tử để giảng dạy GV tiết kiệm
đƣợc khoảng thời gian ghi chép bài lên bảng, nhờ đó mà có nhiều thời gian
hơn để tổ chức cho HS các hoạt động học tập. Khi sử dụng bài giảng điện tử
có những khoảng thời gian cho HS tự làm việc, GV có thể giúp đỡ những HS
yếu kém hoặc hƣớng dẫn những HS giỏi làm các bài tập nâng cao hơn.
- Trong khi giảng dạy tại lớp học truyền thống có thể kết hợp chiếu các
đoạn phim có liên quan đến bài tập cho HS theo dõi và sau đó cho HS tiến
hành thảo luận ngay trên lớp học.
- Trong kiểm tra đánh giá HS có thể dùng hình thức trắc nghiệm tại lớp trên
giấy.
- Tăng cƣờng dạy học cá nhân hoá. Thông qua e-mail, GV có thể
hƣớng dẫn học tập đến từng HS và giao nhiệm vụ riêng phù hợp với trình độ
nhận thức của từng em.
- Tăng cƣờng học nhóm, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, dạy học phân
hoá trên lớp học.
- Tổ chức những buổi hội thảo, thảo luận trực tiếp tại lớp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
- Thăm dò đƣợc ý kiến của HS thông qua điều tra trên mạng Internet
nhờ các phần mềm hỗ trợ. Từ đó, GV có thể nắm đƣợc tâm tƣ, tình cảm và
nguyện vọng của các em, đồng thời GV sẽ đƣa ra nhiệm vụ phù hợp cho từng
nhóm HS trên lớp học truyền thống.
- Giúp HS hình thành thói quen học tập trên mạng Internet, tìm kiếm và
khai thác những thông tin cần thiết. Điều này giúp ích cho nghề nghiệp của
các em sau này.
2.3.6 Các biện pháp nâng cao hiệu quả tương tác trực tuyến
Dạy học trực tuyến có rất nhiều ƣu điểm trong quá trình dạy học và là
hình thức đào tạo có khả năng phát triển mạnh trong tƣơng lai. Vì vậy cần
phải có các phƣơng pháp để nâng cao hiệu quả của các tƣơng tác trong
DHTT, làm cho DHTT ngày càng hoàn thiện và có nhiều tiện ích hơn.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của tƣơng tác trực tuyến :
- Các trƣờng học cần đƣợc đầu tƣ đầy đủ về cơ sở vật chất nhƣ phòng
máy tính, các phòng học chuyên dùng,... Và các trang thiết bị dạy học nhƣ máy
tính, đƣờng truyền Internet, công cụ hỗ trợ,... để HS có cơ hội làm quen với các
nội dung học trên mạng. Cần có sự đồng tình ủng hộ của ban lãnh đạo nhà
trƣờng trong quá trình giảng dạy cho HS bằng hình thức này. Bản thân GV là
ngƣời tích cực thuyết phục lãnh đạo nhà trƣờng tăng cƣờng hình thức dạy học
này bằng chính kết quả học tập cao của các HS đƣợc học tập qua mạng.
- GV cần thiết kế các bài giảng điện tử có tính tƣơng tác cao nhằm thu
hút HS vào quá trình học tập và tự học.
- GV Thƣờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo trực tuyến qua
phòng chat hoặc cầu truyền hình để HS có thể trao đổi trực tiếp với GV những
thắc mắc của mình, hoặc những vấn đề mà HS chƣa rõ. Trả lời các câu hỏi ở
trên lớp mà HS chƣa kịp hỏi GV trong khi học; giao bài tập cho HS để có thể
trao đổi qua diễn đàn học tập. GV có thể cộng điểm cho các HS có bài viết tốt.
- Sau mỗi phần lý thuyết đều có các bài kiểm tra trắc nghiệm để HS tự
đánh giá giúp các em tự điều chỉnh cách học của mình. Có thể cho phép HS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
làm bài kiểm tra theo nhóm (tạo nhóm học tập trực tuyến, trao đổi để đƣa ra
câu trả lời đúng).
- GV cần hƣớng dẫn HS cách tìm các tài liệu cần thiết trên mạng, từ đó
HS có thói quen vào mạng khi cần một thông tin, một tài liệu nào đó trong
quá trình học tập. Khuyến khích các em chia sẻ tài liệu học tập, tài liệu tham
khảo bằng cách cung cấp địa chỉ các trang web liên quan cho các bạn cùng
lớp. GV cần giao các bài tập lớn cho các nhóm nhằm khuyến khích HS tìm tài
liệu trên mạng.
Kết luận chƣơng 2
Với sự trợ giúp của các chuyên gia tin học và hƣớng dẫn phát triển
phần mềm Lectora cho việc thiết kế dạy học trực tuyến, các khoá học trực
tuyến sẽ đƣợc xây dựng và triển khai một cách dễ dàng hơn nhờ phần mềm
soạn bài giảng điện tử miễn phí xuất bản các định dạng file tuân chuẩn
SCORM của Lectora. Ngƣời GV không cần quan tâm nhiều về mặt kỹ thuật
tin học mà chỉ cần tập trung vào thiết kế các hoạt động học tập cho HS nhằm
phát huy tối đa những thuận lợi của môi trƣờng học tập trực tuyến nhƣ: nội
dung học tập tƣơng tác, diễn đàn thảo luận, phòng chat trực tuyến, hƣớng dẫn
HS học ở nhà, trao đổi thông tin qua e-mail,…Qua đó, tạo cho HS môi trƣờng
học tập có tƣơng tác, giúp cho HS rèn luyện thói quen sử dụng e-mail, tham
gia diễn đàn trên mạng, tham gia các khoá học trực tuyến và khả năng tìm
kiếm các thông tin trên mạng,..Từ đó HS làm quen dần với phƣơng thức học
tập mới (học tập trực tuyến), đồng thời có khả năng ứng dụng đƣợc những
thành tựu mới nhất về CNTT trên thế giới trong quá trình dạy và học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SỰ PHẠM
3.1. Mục đích, nội dung và tổ chƣ́c thực ngh iệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sƣ phạm nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi, tính hiệu
quả của hình thức DHTT chƣơng 3 Phƣơng pháp tọa độ trong mặt
phẳng - hình học 10 THPT, ở mức độ kết hợp giữa DHTT với lớp học truyền
thống. Qua đó, kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng
của HS sau khi đƣợc tham gia các hoạt động học tập tƣơng tác trên mạng
Internet.
3.1.2. Nội dung và tổ chức thực nghiệm
Toàn bộ nội dung chƣơng 3 Phƣơng pháp tọa độ trong mặt
phẳng – hình học 10 THPT bao gồm: bài 1- phƣơng trình đƣờng thẳng;
bài 2- phƣơng trình đƣờng tròn và bài 3- phƣơng trình đƣờng elip, đƣợc
truyền tải lên website: www.daotaotructuyen.org. Kiến thức mỗi bài học
đƣợc chia thành các môđun nhỏ, ở mỗi môđun có các phần: mục tiêu của bài,
kiến thức cơ bản, tổng hợp các kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, câu
hỏi trắc nghiệm kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức của HS, ...
Đối tƣợng thực nghiệm là HS lớp 10A2, 10A5, 10A7 (lớp thực nghiệm)
có 112 HS và lớp 10A1, 10A3, 10A6 (lớp đối chứng) có 110 HS trƣờng Văn
Hóa I – Bộ Công An.
Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cho các em
HS làm một bài kiểm tra để đánh giá chất lƣợng đầu vào của các lớp trên và
kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.1:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá chất lượng đầu vào
Lớp thực nghiệm (10A2, 10A5, 10A7) Lớp đối chứng (10A1,10A3,10A6)
Điểm số
Tần số
xuất hiện
Tổng số
điểm
Điểm số
Tần số
xuất hiện
Tổng số
điểm
10 3 30 10 4 40
9 5 45 9 6 54
8 11 88 8 10 80
7 6 42 7 8 56
6 38 228 6 37 222
5 17 85 5 15 75
4 7 28 4 9 36
3 12 36 3 10 30
2 10 20 2 9 18
1 3 3 1 2 2
Tổng số 112 (HS)
605
(Điểm)
110 (HS)
613
(Điểm)
Điểm trung
bình
5,40
Điểm
trung
bình
5,57
Phƣơng sai
mẫu
4,38
Phƣơng
sai mẫu
4,37
Độ lệch chuẩn 2,09
Độ lệch
chuẩn
2,09
Qua số liệu của bảng 3.1, chúng tôi có nhận xét: Mặt bằng kiến thức
của các lớp 10A2, 10A5, 10A7 và lớp 10A1, 10A3, 10A6 là tƣơng đƣơng nhau,
biểu hiện ở điểm trung bình và độ lệch chuẩn xấp xỉ nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
Để khẳng định cho những nhận xét trên, chúng tôi tiến hành kiểm định
giả thiết thống kê H0: chất lƣợng đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng là tƣơng đƣơng với đối thiết K đối lập (chất lƣợng đầu vào của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng là không tƣơng đƣơng). Chọn mức ý nghĩa
= 0.05.
Tra bảng phân phối chuẩn N(0,1) với hàm (x) = 1 α
-
2 2
= 0,475 ta
đƣợc X = 1,96.
Thay các giá trị vào công thức tính giá trị kiểm định:
1 2
2 2
1 2
1 2
X X
Z
s s
n n
,
trong đó
1 2X ; X
là trung bình mẫu;
2 2
1 2S ; S
là phƣơng sai mẫu và n1, n2 là
kích thƣớc hai mẫu.
Ta có: 5,40 5,57
0,61
4,38 4,37
112 110
Z
.
Do
αZ = 0,61< X =1,96
nên ta chấp nhận giả thiết H0 với mức ý nghĩa
= 0.05.
Điều này có nghĩa chất lƣợng đầu vào các lớp thực nghiệm và đối chứng
là tƣơng đƣơng nhau.
* Tổ chức thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với các lớp 10A1, 10A3, 10A6 dạy
và học theo phƣơng pháp thông thƣờng trên lớp học truyền thống, còn các lớp
10A2, 10A5, 10A7 ngoài việc dạy và học trên lớp học truyền thống, chúng tôi
tiến hành cho HS tham gia khóa học trực tuyến trên mạng Internet theo các
tƣơng tác đã thiết kế trong các bài giảng điện tử đƣợc đƣa lên mạng. Cụ thể
nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
- Hƣớng dẫn HS đăng kí tài khoản đăng nhập trên trang web:
Môn học: “Chƣơng 3 phƣơng pháp tọa
độ trong mặt phẳng – hình học 10 THPT”.
- Hƣớng dẫn HS tham gia các hoạt động: Đọc trƣớc nội dung bài giảng
điện tử, thảo luận trên diễn đàn, gửi e-mail, chat...
- Giao nhiệm vụ cho HS tìm các tài liệu liên quan đến nội dung học tập
đang học thông qua các trang web, trao đổi với GV và trao đổi với các HS
khác ngoài giờ lên lớp qua e-mail,...
- Hƣớng dẫn HS tự học ở nhà qua mạng Internet.
- Tiến hành kiểm tra cuối đợt thực nghiệm để đánh giá khả năng nhận
thức và trình độ của HS.
3.2. Triển khai khóa học trực tuyến
3.2.1. Thiết kế các hoạt động của khoá học trên Moodle và tải gói
SCORM chứa nội dung của BGĐT chương 3 lên hệ thống này
Sau khi xây dựng xong bài giảng điện tử và xuất bản bài giảng dƣới
dạng file zip tuân theo chuẩn SCORM, các bƣớc tiếp theo để triển khai dạy
học trực tuyến là:
Bƣớc 1: Tìm host có hỗ trợ PHP và MySQL tƣơng thích với phiên bản
của Moodle để triển khai đào tạo phần chƣơng 3: Phƣơng pháp tọa độ trong
mặt phẳng - Hình học 10 THPT trên mạng, truy cập vào trang web:
Bƣớc 2: Tiến hành cài đặt Moodle trên host
Bƣớc 3: Thiết lập các hoạt động của khoá học trên Moodle
- Tạo diễn đàn trao đổi học tập.
- Tạo phòng chat.
- Tạo gói SCORM, đƣa bài giảng lên hệ thống.
- Đƣa ra các bài tập, các thông báo, tin tức.
- Soạn thảo đề thi để kiểm tra và đánh giá kết quả của HS sau mỗi môđun học
tập và sau khoá học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
Bƣớc 4: Triển khai cho HS đăng ký tài khoản
Để tham gia khoá học này thì HS cần đăng ký một tài khoản trên trang
web trên (đối với khoá học cho phép khách truy cập vào) hoặc có thể không
cần đăng ký tài khoản (đối với khóa học cho phép khách truy cập vào). Sau
khi đăng ký xong, các HS này sẽ là các thành viên tiềm năng của khoá học.
Sau đó, các HS sẽ gửi cho GV tên truy cập và địa chỉ e-mail đăng ký của
mình. Dựa vào đó, GV sẽ kết nạp HS đó vào lớp học hoặc đƣa HS đó ra khỏi
lớp học. Lúc này HS mới đƣợc phép tham gia thực sự vào khoá học.
Bƣớc 5: Lập kế hoạch đào tạo cho từng bài
GV cần lập kế hoạch đào tạo cho từng bài: khối lƣợng kiến thức cần
thiết, phân công nhiệm vụ, tạo các chủ đề thảo luận mới trên diễn đàn, lập lịch
cho các hoạt động khác (có thể hẹn HS giờ chat chi tiết để họ có thể trao đổi
với GV những điều chƣa rõ về khoá học).
3.2.2. Dạy trực tuyến trên trang web
Sau khi đã lập kế hoạch và thiết kế xong bài giảng. GV cho HS địa chỉ
truy cập và hƣớng dẫn HS truy cập để tự học. Kết quả kiểm tra sẽ đƣợc đánh
giá trên bảng điểm. Các vấn đề cần trao đổi giữa GV và HS đƣợc thực hiện
thông qua các phòng chat và qua email.
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu đƣợc một số kết quả và tiến
hành phân tích trên hai phƣơng diện:
- Phân tích định tính: Quan sát, lấy ý kiến của GV và HS, tổng kết kinh
nghiệm để rút ra các kết luận về mặt định tính.
- Phân tích định lƣợng: Căn cứ vào các số liệu thu thập đƣợc qua bài kiểm
tra, dựa vào một số phƣơng pháp thống kê toán học để sử lí số liệu thực
nghiệm, từ đó rút ra các kết luận qua thực nghiệm.
3.3.1 Phân tích định tính
Khi thực nghiệm chúng tôi đã quan sát và thống kê tỉ lệ HS tham gia các
tƣơng tác trong khóa học trực tuyến. Kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
Bảng 3.2. Thống kê tỉ lệ các tương tác trực tuyến
STT Loại tƣơng tác Số HS tham gia Tỉ lệ
1 Tƣơng tác trên diễn đàn 72 64,29
2 Tƣơng tác qua e-mail 26 23,21
3
Tƣơng tác thông qua gửi tài liệu
lên trang web
15 13,39
4
Tƣơng tác qua việc yêu cầu GV
thêm kiến thức mới
12 10,71
5
Tƣơng tác chia sẻ tài liệu qua
liên kết website
21 18,75
6 Tƣơng tác qua phòng chat 89 79,46
7
Tƣơng tác qua kiểm tra trắc
nghiệm trực tuyến
97 86,61
Qua kết quả thống kê và thông qua quan sát sự chuyển biến trong khả
năng nhận thức của HS, chúng tôi nhận thấy các HS lớp thực nghiệm có
chuyển biến tích cực hơn so với trƣớc khi thực nghiệm:
- HS thấy hứng thú hơn trong các giờ học trên lớp, do thông qua học
tập trực tuyến họ đã có nhận thức sâu hơn về các kiến thức đã đƣợc học trong
các bài học trƣớc. Thông qua học tập trực tuyến trên mạng theo các tƣơng tác
trong bài giảng điện tử HS đƣợc làm quen dần với hình thức dạy học bằng
hoạt động là chủ yếu trong SGK hiện hành.
- Trên lớp học truyền thống cũng nhƣ trên lớp học trực tuyến HS tham
gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn, đƣa ra đƣợc nhiều thắc mắc hơn
cho GV; các câu hỏi HS đƣa ra bám sát bản chất của vấn đề hơn, chứng tỏ
trình độ nhận thức của HS về các vấn đề của bài học đã đƣợc tăng lên; việc
trao đổi với nhau trong các giờ học trực tuyến cũng nhƣ giờ học truyền thống
cũng sôi nổi hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
- HS tự học ở nhà thuận lợi hơn, hiệu quả hơn do trong khóa học trực
tuyến GV đã tạo điều kiện giúp đỡ, hƣớng dẫn HS việc học ở nhà.
3.3.2. Phân tích định lượng
Việc phân tích định lƣợng dựa trên kết quả các bài kiểm tra trong quá
trình thực nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra trắc
nghiệm trực tuyến với hai bài 15 phút và 45 phút. Bên cạnh bài kiểm tra trắc
nghiệm trên mạng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bài tự luận trên lớp nhằm
đánh giá chính xác hơn, tránh tình trạng HS có thể làm bài kiểm tra hộ nhau
trên mạng. Điểm cuối cùng đƣợc tính là trung bình cộng hai bài kiểm tra ở
trên. Sau khi thực nghiệm kết quả của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
đƣợc trình bày ở bảng 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm
Lớp thực nghiệm (10A2, 10A5, 10A7) Lớp đối chứng(10A1,10A3,10A6)
Điểm số
Tần số
xuất hiện
Tổng số
điểm
Điểm số
Tần số
xuất hiện
Tổng số
điểm
10 16 160 10 9 90
9 17 153 9 15 135
8 27 216 8 15 120
7 20 140 7 16 112
6 15 90 6 19 114
5 12 60 5 17 85
4 2 8 4 7 28
3 2 6 3 3 9
2 1 2 2 5 10
1 0 0 1 4 4
Tổng số 112 (HS)
835
(Điểm)
110 (HS) 707 (Điểm)
Điểm trung
bình
7,46
Điểm
trung
bình
6,43
Phƣơng sai
mẫu
3,16
Phƣơng
sai mẫu
5,34
Độ lệch chuẩn 1,78
Độ lệch
chuẩn
2,31
Qua bảng trên, ta thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn
lớp đối chứng. Để khẳng định tính chính xác của nhận xét trên chúng tôi tiến
hành kiểm định giả thiết H0 là chất lƣợng đầu ra của hai lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng là tƣơng đƣơng với đối thiết K là chất lƣợng đầu ra của lớp thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
nghiệm cao hơn lớp đối chứng ( do xu thế của kết quả thực nghiệm
1 2X X
),
với mức ý nghĩa = 0,05.
Ta có: 7,46 6,43
3,20 1,96
3,16 5,34
112 110
Z X
.
Do
3,20 1,96Z X
nên ta bác bỏ giả thiết H0 có nghĩa chấp nhận
đối thiết K: với mức ý nghĩa = 0.05. Tức là kết quả đầu ra của lớp thực
nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Chúng tôi tiếp tục kiểm định về độ phân tán
hay mức độ đồng đều của HS lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng. Giả thiết
H0 đƣợc đặt ra là 2 2
1 2s s
với đối thiết K là
2 2
2 1s s
, mức ý nghĩa = 0,05.
Ta có: 2
2
2
1
5,34
1,69
3,16
s
Z
s
.
Tra bảng Phi-sơ
112,110,0.05 1,36 1,69b F Z
Vậy ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận đối thiết K nghĩa là lớp thực
nghiệm có mức độ đồng đều về chất lƣợng hơn so với lớp đối chứng.
Qua kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm ta có thể phân loại HS của
hai lớp: thực nghiệm và lớp đối chứng nhƣ ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Kết quả phân loại HS của hai lớp
Loại khá, giỏi
(7, 8, 9, 10)
Loại trung
bình
(5, 6)
Loại yếu
(dƣới 5)
Tổng
Lớp đối chứng 55 36 19 110
Lớp thực
nghiệm
80 27 5 112
Tổng 135 63 24 222
Qua số liệu trên cho thấy bƣớc đầu tổ chức DHTT kết hợp với lớp học
truyền thống đã đạt đƣợc kết quả tƣơng đối tốt. Chất lƣợng lớp thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
cao và đồng đều hơn lớp đối chứng; kết quả xếp loại khá giỏi ở lớp thực
nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.
3.3.3.Một số khó khăn và thuận lợi rút ra trong quá trình thực nghiệm
* Thuận lợi
- Đƣợc BGH nhà trƣờng và các bạn đồng nghiệp đặc biệt là các đồng
nghiệp trong tổ toán, tin của trƣờng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
nhiệt tình cho việc thực nghiệm đạt kết quả.
- Đƣợc sự ủng hộ và cộng tác nhiệt tình của các em HS trong lớp.
- Nhà trƣờng đã đƣợc trang bị đầy đủ về máy tính, mạng Internet và HS
có thể dễ dàng truy cập vào mạng.
- HS đã có những kiến thức cơ bản về tin học và cách sử dụng máy
tính.
* Khó khăn
- Kĩ năng sử dụng máy vi tính và khai thác Internet của đa số HS còn
hạn chế. Do vậy, HS mất nhiều thời gian về mặt kỹ thuật để có thể tiếp cận
đƣợc với nội dung của khoá học.
- Một số GV chƣa ủng hộ cách học tập kết hợp này, một số HS còn
chƣa nhiệt tình tham gia khóa học.
- Một số HS tham gia diễn đàn chƣa tích cực: Chƣa chủ động đƣa ra
các câu hỏi, chƣa tích cực trả lời những câu hỏi của ngƣời khác, chƣa phân
tích, đánh giá câu trả lời. Điều này do các em chƣa quen, nó sẽ đƣợc khắc
phục theo thời gian.
- Một số HS chƣa xác định đƣợc đúng mục đích học tập, nhiều khi sử
dụng internet theo những ý thích không phục vụ cho khóa học nhƣ chơi game,
nghe nhạc, xem phim,...
- Chi phí truy cập mạng Internet vẫn cao, nên các em không có điều
kiện thƣờng xuyên học tập qua mạng.
- Do điều kiện các em ở nội trú trong trƣờng, nên các nhiệm vụ của GV
giao cho về nhà khó hoàn thành đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
Từ những thuận lợi và khó khăn ở trên trong quá trình thực nghiệm đề
tài chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm để triển khai rộng rãi DHTT ở các
trƣờng THPT nhƣ sau:
- Cần rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng máy vi tính và khai thác thông
tin trên mạng Internet.
- Bƣớc đầu áp dụng DHTT vào hỗ trợ cho dạy học truyền thống, cụ thể
trong chƣơng trình dạy học GV có thể dành ra một số tiết học cho HS tìm
hiểu bài học trên trang web trực tuyến.
- Trong các trƣờng THPT cần đƣợc trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất
nhƣ: phòng máy tính có kết nối mạng, các phòng học chuyên dùng, nhờ đó
bƣớc đầu cho HS học tập trực tuyến tập trung và làm các bài kiểm tra trực
tuyến. Nhƣ vậy GV mới có thể kiểm soát đƣợc quá trình học của HS và hình
thành thói quen học tập trên mạng, phát huy khả năng tự học của HS.
Kết luận chƣơng 3
Kết quả thực nghiệm cho thấy hình thức DHTT kết hợp với dạy học trên
lớp học truyền thống có tính khả thi cao đã góp phần nâng cao trình độ nhận
thức và kết quả học tập của HS. Thông qua khóa học trực tuyến đã đƣợc thiết
kế trên mạng với các tƣơng tác của DHTT HS tự tin hơn trong học tập, hăng
hái tham gia thảo luận, trao đổi, mạnh dạn đƣa ra các thắc mắc trong các giờ
học, tức là HS nắm chắc đƣợc các kiến thức của bài học và hiểu sâu về các
vấn đề cơ bản của bài học. Đồng thời giúp cho HS bƣớc đầu làm quen với
hình thức tổ chức dạy học mới, bên cạnh hình thức tổ chức dạy học truyền
thống, HS dần thích nghi với việc tiếp nhận các tƣơng tác và tự mình thiết lập
các tƣơng tác trong quá trình học tập .
Do hạn chế về thời gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi cũng
chỉ triển khai thực nghiệm trên phạm vi hẹp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc
đánh giá hiệu quả của việc thiết kế các hoạt động học tập trong DHTT cần
phải đƣợc thực hiện nhiều lần và trên phạm vi rộng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
KẾT LUẬN
Đề tài luận văn “Thiết kế dạy học trực tuyến chƣơng phƣơng pháp tọa độ
trong mặt phẳng – Hình học 10 THPT” đã thu đƣợc những kết quả cụ thể sau đây:
1. Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về DHTT: khái niệm về DHTT, các giai
đoạn DHTT, các mức độ DHTT, các tƣơng tác trong DHTT. Bổ sung và đƣa
ra quan niệm về DHTT ở trƣờng phổ thông.
2. Nghiên cứu chƣơng trình SGK và thực trạng dạy học hình 10 THPT,
tìm hiểu về các hình thức học tập của HS. Từ đó, tiến hành xây dựng bài
giảng điện tử phần phƣơng pháp tọa độ trong mặt phẳng – hình học 10 THPT
theo hƣớng khai thác các hoạt động của HS trên mạng, tăng cƣờng tính tích
cực, chủ động, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS; đồng thời bổ sung một số
kiến thức mà trên lớp học truyền thống chƣa có đủ thời gian để trình bày. Bên
cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một quy trình để xây dựng một bài giảng điện
tử tuân theo các chuẩn có thể tƣơng thích với các hệ LMS.
3. Phân tích và đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của các hệ thống xây dựng bài
giảng điện tử (CAS) và hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) nhằm giúp
GV có thể lựa chọn để xây dựng các gói SCORM cho bài giảng của mình.
4. Bƣớc đầu tìm hiểu và phân tích một số thuận lợi của việc kết hợp
DHTT và dạy học trên lớp học truyền thống nhƣ: Thiết kế các tƣơng tác sƣ
phạm trong DHTT, tổ chức dạy học phân hóa, tổ chức dạy học theo nhóm, đồng
thời đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tƣơng tác trực tuyến.
5. Xây dựng đƣợc hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho bài
kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra cuối chƣơng với thời gian 45 phút phần
chƣơng 3 phƣơng pháp tọa độ trong mặt phẳng – hình học 10 THPT, kết hợp
với các bài kiểm tra tự luận trên lớp học truyền thống nhằm đánh giá khả năng
nhận thức và trình độ của HS.
6. Triển khai đào tạo trực tuyến phần chƣơng 3 phƣơng pháp tọa độ
trong mặt phẳng – Hình học 10 THPT trên trang web:
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
và đánh giá kết quả thực nghiệm. Bƣớc đầu cho thấy hiệu quả của việc thiết
kế các hoạt động học tập trong DHTT này đối với HS THPT, giả thuyết khoa
học đƣa ra đƣợc chấp nhận và mục đích nghiên cứu đã đƣợc hoàn thành.
Một số khuyến nghị về định hƣớng đổi mới tổ chức DHTT ở trƣờng THPT
* Đối với ban giám hiệu, tổ chuyên môn các trƣờng THPT:
Cần nhận thức đúng đắn về hình thức DHTT: Đây là một trong những
hình thức dạy học mới, hỗ trợ cho những PPDH trên lớp học truyền thống,
giúp các em HS lĩnh hội tri thức hiệu quả hơn. Mặt khác, nó còn góp phần rèn
luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức cho HS. Do đó, các
tổ chức trong nhà trƣờng cần tạo mọi điều kiện thuận cho GV về cơ sở vật
chất nhƣ: Các phòng học chuyên dùng có đầy đủ máy tính có kết nối mạng
Internet, máy chiếu, ...
Cần tạo điều kiện cho các GV tham gia các lớp tập huấn về tin học,
cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn các bài giảng điện tử,...
* Đối với GV:
Cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu về DHTT, về PPDH theo
hƣớng ứng dụng CNTT, liên hệ với nội dung kiến thức đang dạy, lựa chọn
một số nội dung khác trong chƣơng trình toán THPT để thiết kế các hoạt động
tƣơng tác trong DHTT. Cần liên hệ với nhà trƣờng, tổ chuyên môn cũng nhƣ
các GV giảng dạy các môn học khác cùng vận dụng phƣơng pháp dạy học
này. Tổ chức cho HS THPT tiếp cận dần với CNTT và hình thức học tập qua
mạng Internet, giúp các em tìm hiểu về Internet và các ứng dụng của nó.
* Đối với các em HS: Cần tuân theo sự chỉ dẫn của GV, có thái độ
nghiêm túc khi tham gia học tập qua mạng, đóng góp ý kiến cho GV khi có thể.
Với những đặc trƣng nổi bật của môn toán, với những khó khăn mà HS
gặp phải khi học môn này, chúng tôi những ngƣời thực hiện đề tài này mong
rằng có thể tìm ra con đƣờng ngắn nhất giúp các em đến với môn Toán với
một niềm đam mê, yêu thích. Muốn làm đƣợc điều này buộc GV và các em
HS phải thay đổi cách dạy và học, do đó, tổ chức cho HS đƣợc học tập với
các hoạt động tƣơng tác trong DHTT kết hợp với lớp học truyền thống là một
trong những hƣớng đi mới, hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp trong công cuộc đổi
mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chỉ thị về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008- 2012 – Bộ GD& ĐT( 8- 2008).
[2]. Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị, Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.
[3]. Chỉ thị số 29/2001/CT – BGD&ĐT ngày 30/07/2001 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
[4]. Hoàng Chúng (1978), PPDH toán học, NXB Giáo dục.
[5]. Nguyễn Sỹ Đức (1998), Các hình thức tổ chức dạy học có sử dụng phần
mềm vi tính, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12.
[6]. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng CN4T trong dạy học môn toán, NXB
Hà Nội.
[7]. Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy và cộng sự - Hình học lớp 10 - Sách
giáo khoa, NXB Giáo dục - 2007.
[8]. Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy và cộng sự - Hình học lớp 10 - Sách
giáo viên, NXB Giáo dục – 2006.
[9]. Lê Thị Thúy Hằng, tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn toán 10 ở
trường THPT, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Thái Nguyên 2008.
[10]. Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Phạm Gia Cốc (1981), Giáo dục học
môn toán, NXB Giáo dục.
[11]. Nguyễn Vũ Quốc Hƣng (2002), Sự phát triển của các phần mềm dạy
học, các công nghệ mới và các ứng dụng CNTT trong giáo dục, Báo cáo tại
Hội thảo CNTT quốc gia, Hải Phòng.
[12]. Nguyễn Vũ Quốc Hƣng (2006), Giáo trình xây dựng bài giảng điện tử,
ĐHSP Hà Nội.
[13]. Nguyễn Mộng Hy và cộng sự, Bài tập hình học 10, Nhà xuất bản giáo dục.
[14]. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai (1998), Môi trường tin học và giáo dục
toán học, Báo cáo khoa học tại Hội nghị quốc gia kỷ niệm 20 CNGD, tháng
4/1998.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
[15]. Nguyễn Bá Kim (2006), phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP
Hà Nội.
[16]. Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt nam” - Thực
trạng và giải pháp - Trường ĐHSP thành phố HCM- 12- 2008.
[17]. Đào Thái Lai (2002), Ứng dụng CNTT và những vấn đề cần xem xét đổi
mới trong hệ thống PPDH môn toán, Tạp chí Giáo dục số 9.
[18]. Đào Thái Lai (2003), Ứng dụng CNTT giúp HS tự khám phá và giải
quyết vấn đề trong học toán ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 5.
[19].Nguyễn Văn Lộc, Bài tập trắc nghiệm và các chuyên đề toán 10 THPT,
Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
[20]. Nguyễn Văn Lộc, Toán nâng cao tự luận và trắc nghiệm hình học 10
THPT, nhà xuất bản đại học Sƣ phạm.
[21]. Luật giáo dục năm 2005, nhà xuất bản tƣ pháp.
[22]. Nguyễn Danh Nam (2007), Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến
học phần hình học sơ cấp cho sinh viên sư phạm ngành toán, Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục, Thái Nguyên.
[23]. Nguyễn Danh Nam (2009), Một số nguyên tắc thiết kế nội dung cho E-
Learning, Tạp chí dạy và học ngày nay, số tháng 01.
[24]. Bùi Văn Nghị, Hoàng Ngọc Anh (2009), Sử dụng công nghệ thông tin
tăng cƣờng tƣơng tác trong các giờ học phƣơng pháp dạy học môn toán, tạp
trí giáo dục số 205.
[25]. Bùi Văn nghị, Chuyên đề sau đại học chuyển tiếp môn toán từ phổ thông
lên đại học, Hà Nội 2005.
[26]. Ngô Văn Quyết (2000), Khai thác, sử dụng những phần mềm dạy và học
toán nổi tiếng trên Internet, Tạp chí Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp số 12.
[27]. Sayling Wen (2004), CNTT và nền giáo dục trong tương lai, NXB Bƣu điện
[28]. Vũ Thị Thái, Thực trạng về mô hình đào tạo trực tuyến ở trường Đại
học Sư Phạm Thái Nguyên, Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo trực tuyến trong nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
trƣờng Việt nam” - Thực trạng và giải pháp - Trƣờng ĐHSP thành phố HCM- 12-
2008.
[29]. Ngô Hữu Tình (2006), Dạy học không giáp mặt – xu hướng cần phát
triển trong xã hội học tập hiện đại, Tạp chí giáo dục số 132.
[30]. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, NXB
Giáo dục.
[31]. Trần Vinh, Thiết kế bài giảng hình học 10, NXB Hà Nội, 2006.
[32]. Lê Thuận Vƣợng (2002), Từ phần mềm giáo dục và cải tiến PPDH tiến
tới học tập trên mạng máy tính, Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Sử dụng
CNTT trong đổi mới PPDH”, Hà Nội.
[33]. Tài liệu bồi dƣỡng GV thực hiện chƣơng trình SGK lớp 10 THPT.
[34]. Tài liệu hội thảo tập huấn triển khai chƣơng trình giáo trình CĐSP chủ
đề xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến (2006), ĐHSP Hà Nội.
[35].
[36].
[37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM HÌNH HỌC LỚP 10
Thời gian : 15 phút
Câu 1: Cho đƣờng thẳng
có phƣơng trình
5 2
7 3
x t
y t
có vectơ pháp tuyến là :
a)
2;3n
b)
2; 3n
c)
3;2n
d)
3; 2n
Câu 2: Cho đƣờng thẳng
có phƣơng trình tổng quát là -5x + 2y -3 = 0. Vectơ nào sau
đây là vectơ chỉ phƣơng của đƣờng thẳng
:
a)
2;5u
b)
2;5u
c)
5;2u
d)
5; 2u
Câu 3: Đƣờng thẳng đi qua 2 điểm A(2 ; 1) và B(5 ; 3) có hệ số góc là :
a)
1
2
b)
1
2
c)
2
3
d)
3
2
Câu 4: Cho đƣờng thẳng d có phƣơng trình x + 2y + 3 = 0 và đƣờng thẳng d’ có phƣơng
trình 2x + y + 1 = 0. Gọi
là góc giữa d và d’ khi đó cos
bằng :
a)
4
5
b)
4
5
c)
4
5
d)
4
5
Câu 5: Cho đƣờng thẳng
có phƣơng trình –x + 2y -6 = 0 và điểm M(1 ;1) khoảng cách
từ M đến
là :
a)
5
b)
5
c) 5 d) -5
Câu 6: Cho 2 đƣờng thẳng có phƣơng trình : 2x – y – 1 = 0 (d)
và 2x + y – 5 = 0 (d’)
a) d cắt d’ b) d // d’
c)
d d
d) Một đáp án khác.
Câu 7: Cho 3 điểm A(-2 ; 1) ; B(1 ; -1) ; C(3 ; 5) phƣơng trình đƣờng thẳng đi qua B và
vuông góc với đƣờng thẳng AC là :
a) 4x + 5y – 1 = 0 b) 4x – 5y + 1 = 0
c) 5x + 4y – 1 = 0 d) 5x – 4 y + 1 = 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
Câu 8: Cho 3 điểm A(-1 ; 1) ; B(4 ; 7) ; C(3 ; -2) phƣơng trình đƣờng thẳng đi qua A và
song song với đƣờng thẳng BC là :
a) 9x + y – 10 = 0 b) 9x – y + 10 = 0
c) x + 9y – 8 = 0 d) x – 9 y + 8 = 0.
Câu 9: Trong mặt phẳng tọa độ cho 2 điểm A(-1 ; 4) và B(3 ; 8). Phƣơng trình đƣờng trung
trực của đoạn AB là :
a) 2x – y + 5 = 0 b) x + y + 7 = 0
c) x – y – 7 = 0 d) x + y – 7 = 0
Câu 10: Đƣờng thẳng nào song song với đƣờng thẳng x – 3y + 4 = 0
a)
1
2 3
x t
y t
b)
1
2 3
x t
y t
c)
1 3
2
x t
y t
d)
1 3
2
x t
y t
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM HÌNH HỌC LỚP 10
Thời gian : 45 phút
Câu 1: Đƣờng thẳng 2x + y – 1 = 0 có vectơ chỉ phƣơng là vectơ nào :
a)
1;2u
b)
1; 1u
c)
1; 2u
d)
1; 2u
Câu 2: Đƣờng trung trực của đoạn thẳng AB với A(-3 ; 2) ; B(-3 ; 3) có vectơ pháp tuyến
là vectơ nào ?
a)
6;5n
b)
0;1n
c)
3;5n
d)
1;0n
Câu 3: Phƣơng trình nào là phƣơng trình tham số của đƣờng thẳng x – y + 3 = 0
a)
3
x t
y t
b)
3x
y t
c)
2
1
x t
y t
d)
3
x t
y t
Câu 4: Vectơ nào là vectơ pháp tuyến của đƣờng thẳng
1 2
3
x t
y t
a)
2; 1n
b)
2;1n
c)
1; 2n
d)
1;2n
Câu 5: Đƣờng thẳng nào không cắt đƣờng thẳng 2x + 3y – 1 = 0
a) 2x + 3y + 1 = 0 b) x – 2y + 5 = 0
c) 2x – 3y + 3 = 0 d) 4x – 6y -2 = 0
Câu 6: Đƣờng nào song song với đƣờng thẳng x – 3y + 4 = 0
a)
1
2 3
x t
y t
b)
1
2 3
x t
y t
c)
1 3
2
x t
y t
d)
1 3
2
x t
y t
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
Câu 7: Đƣờng thẳng nào song song với đƣờng thẳng
3
1 2
x t
y t
a)
5
2
x t
y t
b)
5
2
x t
y t
c)
5 2x t
y t
d)
5 4
2
x t
y t
Câu 8: Đƣờng thẳng nào vuông góc với đƣờng thẳng
1
1 2
x t
y t
a) 2x + y + 1 = 0 b) x + 2y + 1 = 0
c) 4x – 2y + 1 = 0 d) 2x – y + 1 = 0
Câu 9: Đƣờng thẳng nào vuông góc với đƣờng thẳng 4x – 3y + 1 = 0
a)
4
3 3
x t
y t
b)
4
3 3
x t
y t
c)
4
3 3
x t
y t
d)
8
3
x t
y t
Câu 10: Khoảng cách từ điểm O(0 ; 0) đến đƣờng thẳng 4x – 3y – 5 = 0 là :
a) 0 b) 1 c) -5 d)
1
5
Câu 11: Cho tam giác ABC có A(-5 ; 6) ; B(-4 ; -1) ; C(4 ; -3). Phƣơng trình đƣờng phân
giác trong của góc A là :
a) x + 2y – 4 = 0 b) 2x – y + 4 = 0
c) 2x + y + 4 = 0 d) x – 2y – 4 = 0
Câu 12: Góc
giữa hai đƣờng thẳng
1 : 7 3 6 0x y
và
2 : 2 5 4 0x y
là :
a) °45 b) °60 c) °90 d) °120
Câu 13: Phƣơng trình đƣờng thẳng
đi qua A(2 ; 4) và vuông góc với đƣờng thẳng
:
-2x + 3y + 1 = 0 là :
a) 3x + 2y + 14 = 0 b) 3x + 2y – 14 = 0
c) 3x – 2y + 14 = 0 d) 2x – 3y + 14 = 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
Câu 14: Phƣơng trình tham số của đƣờng thẳng
đi qua 2 điểm A(1 ; 2) và
B(-2 ; 1) là :
a)
1 3
2
x t
y t
b)
2
1 3
x t
y t
c)
1
2 3
x t
y t
d)
1
2 3
x t
y t
Câu 15: Cho tam giác ABC có A(2 ; 6) ; B(-3 ; -4) ; C(5 ; 0). Tọa độ trực tâm H của tam
giác ABC là :
a) (0 ; 5) b) (0 ; -5) c) (5 ; 0) d) (-5 ; 0)
Câu 16: Đƣờng tròn (C) đi qua điểm A(5; 3) và tiếp xúc với đƣờng thẳng:
x + 3y +2 = 0 tại điểm B(1; -1) có phƣơng trình là:
a)
2 2x + y - 4x - 4y + 2 = 0
b)
2 2x + y - 4x - 4y - 2 = 0
c)
2 2x + y + 4x + 4y + 2 = 0
d)
2 2x + y + 4x + 4y - 2 = 0
Câu 17: Phƣơng trình đƣờng tròn có tâm I(1 ; 3) và đi qua điểm A(3 ; 1) là :
a) x
2
+ y
2
+ 2x - 6y - 2 = 0 b)
2 2
1 3 4x y
c) x
2
+ y
2
– 2x - 6y + 6 = 0 d)
2 2
1 3 8x y
Câu 18: Phƣơng trình đƣờng tròn có tâm I(-2 ; 0) và tiếp xúc với đƣờng thẳng
: 2x + y – 1 = 0 là :
a) x
2
+ y
2
+ 4x - 1 = 0 b) x
2
+ y
2
– 4x + 1 = 0
c)
2 22 25x y
d)
2 22 5x y
Câu 19: Phƣơng trình đƣờng tròn qua 3 điểm A(1 ; 0) ; B(0 ; 2) ; C(3 ; 1) là :
a. x
2
+ y
2
+ 3x + 3y + 2 = 0 b. x
2
+ y
2
- 3x - 3y + 2 = 0
c. x
2
+ y
2
- 3x - 3y - 2 = 0 d. x
2
+ y
2
- 3x + 3y - 2 = 0
Câu 20 : Cho đƣờng tròn (C) : x2 + y2 - 3x - y = 0. Phƣơng trình tiếp tuyến của (C) tại
M(1 ; - 1) là :
a) x + 3y – 2 = 0 b) x – 3y – 2 = 0
c) x – 3y + 2 = 0 d) x + 3y + 2 = 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
Câu 21: Cho đƣờng tròn (C) : x2 + y2 = 1. Đƣờng thẳng đi qua A(1 ; 2) và tiếp xúc với
đƣờng tròn (C) có phƣơng trình là :
a) x + 1 = 0 và 3x + 4y + 5 = 0
b) 3x + 4y + 5 = 0 và 3x + 4y – 5 = 0
c) 3x + 4y = 0 và 3x – 4y + 1 = 0
d) x – 1 = 0 và 3x – 4y + 5 = 0
Câu 22: Cặp nào là các tiêu điểm của elip (E) : 2 2
1
5 4
x y
a) F1,2 =
1;0
b) F1,2 =
3;0
c) F1,2 =
0; 1
d) F1,2 =
1; 2
Câu 23: Cho elip (E) : 2 2
1
9 4
x y
. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau :
a) (E) có các tiêu điểm
1,2F = ± 5;0
b) (E) có tâm sai e = 5
3
c) (E) có độ dài trục lớn bằng 3.
d) (E) có đỉnh B(0 ; -2).
Câu 24: Tìm phƣơng trình chính tắc của elip nếu nó đi qua điểm (3 ; 0) và có tiêu cự bằng
2 5
.
a) 2 2
1
28 4
x y
b) 2 2
1
9 4
x y
c) 2 2
1
26 3
x y
d) 2 2
1
24 4
x y
Câu 25: Phƣơng trình chính tắc của elip có trục lớn dài gấp đôi trục bé và có tiêu cự bằng
6 2
.
a) 2 2
1
30 9
x y
b) 2 2
1
12 4
x y
c) 2 2
1
36 24
x y
d) 2 2
1
24 6
x y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN HÌNH HỌC LỚP 10
Thời gian : 45 phút
Câu 1: Cho đƣờng thẳng d : 3x + 4y – 10 = 0, điểm M(1 ; 2).
a) Viết phƣơng trình tham số, phƣơng trình tổng quát của đƣờng thẳng d1 đi qua M
và song song với d.
b) Viết phƣơng trình đƣờng thẳng d2 đi qua M và vuông góc với d.
c) Tìm tọa độ hình chiếu H của M trên d, tọa độ M’ đối xứng của M qua d.
Câu 2: Cho phƣơng trình của đƣờng tròn (C) :
2 2x + y - 2x + 4y +1 = 0
a) Tìm tâm và bán kính của đƣờng tròn (C).
b) Viết phƣơng trình tiếp tuyến của đƣờng tròn (C) biết rằng tiếp tuyến đó song
song với đƣờng thẳng d có phƣơng trình: x- 2y + 3 = 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN HÌNH HỌC LỚP 10
Thời gian : 15 phút
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip (E) có phƣơng trình tắc :
2 2x y
+ =1
8 4
a) Xác định độ dài trục lớn và trục nhỏ của elip (E).
b) Xác định tọa độ các tiêu diểm, tọa độ các đỉnh của elip (E).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC
(dành cho giáo viên dạy toán ở các trƣờng THPT)
Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình (bằng cách đánh dấu
X vào ô thích hợp). Phiếu điều tra này chỉ có mục đích NCKH không dùng
để đánh giá công tác giảng dạy và học tập ở trường THPT.
1. Trƣờng THPT mà đồng chí công tác đã có bao nhiêu phòng máy tính?
Chƣa có 1 phòng 2 phòng Nhiều hơn
2. Số phòng máy tính có kết nối mạng internet?
Chƣa có 1 phòng 2 phòng Nhiều hơn
3. Kỹ năng sử dụng máy vi tính của học sinh lớp 10 ở trƣờng THPT?
Thấp Trung bình Khá Giỏi
4. Khả năng tự học hình học lớp 10 ở nhà của học sinh bằng các phần mềm hỗ trợ?
Thấp Trung bình Khá Giỏi
5. Khả năng tìm kiếm thông tin và tự học trên Internet thông qua các bài giảng trực
tuyến của học sinh THPT?
Thấp Trung bình Khá Giỏi
6. Khả năng của học sinh THPT trong việc sử dụng kiến thức hình học đã học liên
hệ vào thực tế?
Thấp Trung bình Khá Giỏi
7. Kỹ năng giải bài tập hình học của học sinh THPT?
Thấp Trung bình Khá Giỏi
8. Đồng chí đã sử dụng phòng máy tính của trƣờng vào giảng dạy học bằng các
phần mềm hỗ trợ?
Chƣa bao giờ 1 lần Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
9. Theo đồng chí việc sử dụng phần mềm hỗ trợ cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học hình học có hiệu quả?
Thấp Trung bình Tốt Rất tốt
10 Theo đồng chí nếu kết hợp đào tào trực tuyến cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà
và bài giảng ở trên lớp của giáo viên có hiệu quả ?
Thấp Trung bình Tốt Rất tốt
Nếu có thể xin đồng chí cho biết họ tên: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
PHỤ LỤC 6: PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT VÀO HỌC MÔN HÌNH HỌC
(dành cho học sinh lớp 10 ở các trường THPT)
Xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình (bằng cách đánh dấu X vào
ô thích hợp).
1. Nhà Em đã có máy vi tính, máy vi tính đã kết nối internet chƣa?
Chƣa có Có nhƣng chƣa kết nối inernet Có và đã kết nối inernet
2. Nơi Em ở (xã, phƣờng) đã có dịch vụ internet chƣa?
Chƣa có Có 1 điểm kết nối inernet Có nhiều điểm dịch vụ inernet
3. Hình thức học tập nói chung và môn hình học nói riêng của em ở trên lớp theo
phƣơng thức “Ghi chép bài” là?
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
4. Hình thức học tập nói chung và môn hình học nói riêng của em ở nhà theo
phƣơng thức “Tự học một mình” là?
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
5. Hình thức học tập nói chung và môn hình học nói riêng của em ở nhà theo
phƣơng thức “học nhóm” là?
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
6. Em đã sử dụng máy tính trong các công việc (trò chơi, truy cập internet, . . .)
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
7. Em đã sử dụng các phần mềm hình học hỗ trợ trong việc học tập?
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
8. Em đã tìm kiếm các thông tin, tài liệu trên mạng Internet?
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
9. Nếu có địa chỉ trang web, em có thể truy cập vào trang web đó trên mạng
Internet?
Không thể Có thể (nếu có sự hƣớng dẫn) Dễ dàng
10 Em đã tham gia vào khóa học trực tuyến nào chƣa?
Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên
Nếu có thể xin em cho biết họ tên: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xin trân trọng cảm ơn em!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc231.pdf