Luận văn Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Sinh thời Bác có dạy mỗi cán bộ, công chức của ngành Tòa án phải thực sự là người “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, phải “hiểu dân, gần dân, giúp dân và học dân”. Hưởng ứng lời dạy đó ngày nay cả nước- đặc biệt là các cán bộ công chức ngành Tòa án đang tích cực tham gia vào cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng với những nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nền kinh tế của nước ta trong những năm qua không ngừng phát triển đạt được những thành tựu quan trọng; an ninh chính trị, trật tự xã hội cũng không ngừng được giữ vững; văn hóa, nghệ thuật thì ngày thêm nhiều cải tiến; Bộ máy chính trị cũng được kiện toàn ngày càng hoàn thiện hơn. Tất cả đã tạo nên một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam có uy tín và vị thế cao trong khu vực và trên trường quốc tế. Có thể khẳng định rằng với những thành tựu quan trọng này đáng để nhân dân ta tự hào và tin tưởng vào đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và sự phát triển của đất nước ta. Riêng với ngành Tòa án nhân dân, chúng ta lại càng thấy phấn khởi hơn trước những thành tích và kết quả mà ngành đã đạt được. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn này, nhất là đội ngũ cán bộ còn thiếu, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc còn nghèo nàn, trong khi số lượng các vụ án phải giải quyết là khá lớn và ngày một gia tăng, ngành Tòa án đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác đề ra, đồng thời tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp như nâng cao chất lượng tố tụng tại phiên tòa, khẩn trương hoàn thành việc giao thẩm quyền xét xử mới cho Tòa án cấp huyện, tăng cường công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân những kết quả đạt được của ngành Tòa án đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta cũng cần phải nhận thức sâu sắc rằng: Quá trình đi lên của nước ta dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Nền kinh tế tuy có sự tăng cao, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa bền vững. Đất nước dù đang phát triển nhưng tiêu cực xã hội cũng ngày một tăng theo. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi thủ đoạn để chống đối ta, bằng cách này hay cách khác nhưng dưới những chiêu bài dân chủ, tôn giáo và nhân quyền chúng sẵn sàng phá hoại đất nước ta, phá hoại công cuộc xây dựng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đeo đuổi. Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Riêng trong lĩnh vực tư pháp tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến rất đa dạng, các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại, lao động phát triển ngày một nhiều, với tính chất ngày càng phức tạp. Đã đặt ra cho Tòa án những nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử trong tình hình mới của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức Tòa án còn yếu, nhiều quy định của pháp luật chỉ mang tính chung chung, thậm chí có những quy định xa rời với thực tiễn. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử vụ án, gây ra tình trạng các bản án, quyết định của Tòa án không khách quan, nghiêm chỉnh, làm mất uy tín của Tòa án, làm mất lòng tin của nhân dân Đứng trước tình hình đó, đã đặt một vấn đề cấp bách là phải tìm ra cách để xây dựng và hoàn thiên hệ thống pháp luật sao cho thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi trong thực tế. Mà trọng tâm trước hết là hoàn thiện những quy định tố tụng dân sự để đảm bảo các hoạt động tố tụng của Tòa án được diễn ra có hệ thống, đồng bộ, đúng với trình tự, thủ tục mà pháp luật đã đưa ra. Chính điều đó mà Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đầu tiên đã được ra đời. Với những quy định đã được ghi nhận, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được xem như là luật hình thức của luật nội dung dân sự. Bộ luật không chỉ ghi nhận quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan khi tham gia vào quan hệ tố tụng, mà còn quy đinh chặt chẽ về trình tự, thủ tục để giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Qua đó đã chính thức thừa nhận quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức do Bộ luật này quy định khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Có thể nói đây là một quyền rất quan trọng nhưng trên thực tế không phải ai cũng nhận thức đúng quyền hạn này của mình, và cũng không phải bao giờ cơ quan Tòa án cũng áp dụng đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền của họ. Chính điều đó mà khi có phát sinh các tranh chấp, các chủ thể không nên bỏ mặc việc giải quyết cho Tòa án, mà cần phải có sự tìm hiểu, xem xét các quy định của pháp luật có liên quan đến tranh chấp của mình để từ đó có cách lựa chon giải quyết cho thích hợp. Trong trường hợp không thể tự giải quyết được với nhau, các đương sự này có quyền đem ra Tòa án. Khi đó họ cũng phải tìm hiểu xem thời hạn để được khởi kiện của mình còn hay hết? nếu khởi kiện thì tranh chấp của họ phải được giải quyết trong bao lâu? Giả sử không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết thì họ Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự được quyền kháng cáo, kháng nghị vào thời gian nào? Hoặc khi có thêm những chứng cứ mới hay phát hiện ra có vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết thì họ được kháng nghị vào lúc nào? Và khi nắm vững được các điều đó thì dù nhiều hay ít quyền lợi của họ cũng được bảo đảm một phần. Do đó ta thấy rằng việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu trong giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Đôi khi một vụ án trở nên phức tạp hay đơn giản cũng là do một phần việc xác định thời hạn, thời hiệu có chính xác hay không. Có khi chỉ xác định sai một ngày, hay một giờ cũng đủ để làm mất quyền khởi kiện của đương sự, từ đó bỏ lọt những vi phạm ngoài vòng pháp luật, gây hàm oan cho người khác và đây cũng chính là lí do để người viết lựa chọn đề tài “thời hạn, thời hiệu để giải quyết vụ án dân sự”. Với đề tài này tác giả mong muốn giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát, rõ ràng về những quy định cần thiết liên quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Qua đó giúp họ không bị lúng túng khi tham gia vào mối quan hệ này, và trong trường hợp cần thiết có thể tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, tránh để xảy ra những hậu quả không đáng có về sau Giới hạn đề tài: Tuy nhiên, vì lượng kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tế còn quá ít mà những quy đinh liên quan đến thời hạn, thời hiệu để giải quyết vụ án dân sự là khá nhiều, trong đó có những quy định thật sự cần thiết nhưng cũng có những quy định chỉ mang tính hình thức nhất định nào đó mà thôi. Vì lẽ đó với mục đích giúp cho người đọc có thể nắm vững một cách cơ bản nhất, cốt yếu nhất những quy đinh về thời hạn, thời hiệu cần phải có khi phát sinh tranh chấp có yêu cầu Tòa án giải quyết mà người viết chỉ trình bày những quy định tổng quát liên quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự từ khi khởi kiện đến thi hành án đối với các vụ án dân sự không có yếu tố nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu: Để có thể làm tốt đề tài, trong quá trình nghiên cứu, trình bày người viết đã sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp luật viết: Phương pháp này đã giúp cho người viết khái quát tóm lược những ý chính của vấn đề, từ đó vận dụng những kiến thức đã nắm được áp dụng vào đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vấn đề đã đưa ra. - Phương pháp duy vật biện chứng chủ nghĩa Mac- Lenin: Thông qua việc tìm hiểu các quan điểm, các quy luật của quá trình vận động xã hội mà Mac lênin đã đưa ra giúp người viết nhận thức được sự vận động của cuộc sống, qua đó nhận thức rõ hơn vì sao cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với vận động của xã hội. - Phương pháp lịch sử: Để xác định rõ thời gian, trình tự của vấn đề mà mình sẽ trình bày sao cho phù hợp với sự phát triển lịch sử của nó. - Phương pháp so sánh: Để thấy rõ về sự phát triển, thay đổi của vấn đề qua từng giai đoạn từ đó thấy rõ những nguyên nhân, ưu điểm, khuyết điểm của những sự khác nhau đó mà có quyết định lựa chọn quy định nào cho phù hợp nhất. - Phương pháp logích: Trong phân tích vấn đề, cũng như trình bày đề tài và phân tích đề tài sao cho hợp lí nhất. - Phương pháp chứng minh: Thông qua việc dẫn chứng thực tiễn để thuyết phục người đọc nhìn nhận được vấn đề một cách rõ ràng hơn. - Phương pháp thống kê xã hội: Để chứng minh cho những gì mà người viết đang trình bày. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm chọn lọc những loại tài liệu có nội dung liên quan để làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đạt được kết quả tốt hơn. Tóm lại, với mong muốn giúp cho các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ tố tụng dân sự hoặc các bạn đọc có yêu cầu tìm hiểu những quy định về thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự có thể hiểu rõ và nắm vững được những kiến thức pháp lý cơ bản. Để qua đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc giải quyết vụ án đựơc diễn ra tốt đẹp vừa đúng với ý đồ của nhà làm luật, vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang cần. Mà đề tài này được nghiên mang ý nghĩa thực tiễn là: Thứ nhất, đối với ngành Tòa án một khi việc áp dụng các quy định này được thực hiện một cách triệt để thì sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi tình trạng án dân sự tồn đọng quá lớn như hiện nay. Mặt khác, vì nó được xem là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm, quyền hạn của ngành Tòa án. Nên một khi việc xây dựng những quy định này là phù hợp, rõ ràng thì bắt buộc các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ theo. Do đó, với những hạn chế còn tồn tại trong Bộ luật tố tụng dân sự mà đề tài đã đưa ra có thể xem là những đóng góp để ngành Tòa án nhanh chóng khắc phục kịp thời, đẩy nhanh tiến trình xây dựng ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh, cán bộ Tòa án nghiêm chỉnh, công minh. Thứ hai, đối với các bên tranh chấp dân sự. Nếu họ có thể hiểu và nắm vững những vấn đề đã được đưa ra phân tích trong đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng cho họ nhận thức được quyền hạn, trách nhiệm của mình là đến đâu, khi phát sinh thì họ phải làm gì? Khi hết hạn thì hậu quả ra sao? mà từ đó có thể lựa chọn những giải pháp đúng đắn nhằm bảo vệ kịp thời, đúng lúc quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ ba, đối với Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì những quy định này cũng là những cơ sở pháp lý để hỗ trợ các chủ thể này kiểm tra, giám sát hoạt động của Tòa án có đúng với thời hạn, thời hiệu hay không?. Nếu không đúng thì có thể phát hiện kịp thời nhằm khắc phục sớm hậu quả. Còn trong trường hợp làm tốt thì có hình thức khen thưởng để khuyến khích Tòa án hoạt động được tốt hơn. Bên cạnh đó, đối với những hạn chế đã đựơc chỉ ra, Quốc hội có thể xem xét lại để tìm ra hướng quy định sao cho phù hợp nhất. Cuối cùng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác dù không tham gia tranh chấp nhưng nếu có thể biết và nắm rõ nội dung các vấn đề mà đề tài đã trình bày cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp họ đựơc vững tin hơn về những kiến thức pháp lý cần phải có. Nếu khi có tranh chấp dân sự phải ra tòa giải quyết thì họ cũng biết được phải làm những gì? làm như thế nào? Và làm vào lúc nào? Hơn thế là khi đã trở thành chủ thể trong quan hệ tố tụng thì họ đựơc tiếp tục hưởng quyền lợi của các đượng sự khi đã nắm vững quy định này. Kết cấu luận văn: Gồm 88 trang đựơc chia ra làm 2 chương. Chương 1: Khái quát chung về luật tố tụng dân sự. Ở chương này chủ yếu là giới thiệu một cách khái quát về vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết để xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Cũng như các khái niệm có liên quan khi giải quyết vụ án dân sự. Chương 2: Chế định pháp lý và thực tiễn áp dụng thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Trình bày về những quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn, thời hiệu, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó vào giải quyết từng vụ án cụ thể. Tuy nhiên, do đặc điểm giới hạn của đề tài là chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến thời hạn, thời hiệu. Mà quy định này thì lại có rất nhiều ở tất cả các giai đoạn. Nên để tránh sự lặp lại không cần thiết, cũng như mong muốn người đọc nắm rõ từng vấn đề mà trong chương này người viết cũng đã đưa ra một số tồn đọng và phương hướng khắc phục ở dạng tổng quát. Mà theo tác giả nếu giải quyết được những khuyết điểm này kết hợp với những phương hướng khắc phục trong quy định thời hạn, thời hiệu sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình hoàn thiện các chế định về thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Qua đó hoàn thiện hơn Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền tái thẩm. 2.4.2.4 Chuẩn bị mở phiên toà tái thẩm: Giống như giám đốc thẩm, BLTTDS quy định phiên tòa tái thẩm phải được tiến hành trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 4 tháng này Tòa án cần phải tiến hành tất các các công việc cần thiết cho việc mở phiên toà. Tóm lại, việc BLTTDS quy định thống nhất về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động là giống nhau ở một mặt nào đó nó thể hiện được sự tiến bộ trong quy định của pháp luật tố tụng nói chung. Chính quy định một lần nữa khẳng định mục đích của các nhà làm luật sao cho có thể đảm bảo tối đa tính khách quan, sự công bằng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Mặt khác, việc luật đã dành hẳn một khoảng thời gian để các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan…có đủ thời gian để kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án. Cũng như bổ sung kịp thời các chứng cứ mới kể cả lúc bản án, quyết định đã có hiệu lực là phù hợp với yêu cầu thực tế. Bởi lẽ như đã được phân tích ở các phần trên, mặc dù quá trình tố tụng được quy định rất chặt chẽ và phải được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục luật định. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế không phải bao giờ những quy định này cũng phù hợp với thực tiễn khách quan và cũng không phải bao giờ các thẩm phán, các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ án cũng thực hiện đúng như quy định của pháp luật. Vì vậy mà thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều vụ án được xét xử sai với quy định. Hay có những trường hợp mà vì lý do nào đó tại thời điểm xét xử các chứng cứ không được các chủ thể cung cấp kịp thời. Do đó luật quy định thời hạn này sẽ tạo ra cơ hội để các người có thẩm quyền bảo vệ được các đương sự. Tuy nhiên, với việc quy định thời hạn để kháng nghị giám đốc thẩm, kháng nghị tái phẩm lại đặt ra một vấn đề là luật quy định thời gian này liệu có hợp lý hay không?. Có thiệt thòi quá hay không đối với các đương sự?. Và thực tiễn cho thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau khi BLTTDS quy định thời hạn này. Có thể nói một bản án, quyết định đã tuyên có hiệu lực pháp luật thì dù nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến một chủ thể nào đó. Vì vậy, mà cần phải giới hạn một khoảng một thời hạn cụ thể để còn có thể đảm bảo được tính ổn định của bản án, quyết định đó. Tránh tình trạng để các đương sự dù đã thi hành án xong Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 73 cũng luôn phập phòng lo sợ bản án , quyết định đó vẫn có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, nếu đem ra so sánh hai loại kháng nghị trên cho thấy: Kháng nghị giám đốc thẩm suy cho cùng việc sai phạm là do lỗi của Tòa án, là do Tòa án thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm chỉnh, thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức pháp lý khi xét xử vụ án. Trong khi Tòa án lại là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, cũng là cơ quan duy nhất được mệnh danh Nhà nước để tuyên án, thay mặt nhân dân để giải quyết tranh chấp thì những thiếu xót vì lý do trên là không thể chấp nhận. Trong khi đó đối với kháng nghị tái phẩm chủ yếu là do tại thời điểm xét xử vụ án các đương sự không cung cấp được chứng cứ kịp thời. Có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng dẫu sau cũng là lỗi của họ vì cung cấp chứng cứ suy cho cùng là nghĩa vụ của các đương sự. Do đó nếu xuất phát từ bản chất vấn đề thì theo tôi thời hạn ấn định như trên là hợp lý, nhưng việc xác định mốc thời hạn thì lại có vấn đề. Bởi lẽ theo tinh thần chung của luật thì trong mọi trường hợp nếu có vi phạm từ Tòa án thì cần phải được khắc phục hậu quả đến mức thấp nhất nên khi luật quy định là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực- nghĩa là hết thời hạn này mà có phát hiện vi phạm thì cũng không được kháng nghị. Trong khi tái thẩm thời hạn này tuy là một năm nhưng tính từ ngày người có thẩm quyền biết được căn cứ kháng nghị, nghĩa là so với mốc bản án, quyết định có hiệu lực thì thời hạn này có thể là ba năm hoặc nhiều hơn thế nữa…Quy định đó liệu có phù hợp với mong muốn của các nhà làm luật hay không?. Có phù hợp với bản chất của vấn đề hay không?...Đó lại phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Mặt khác thực tiễn áp dụng liên quan đến việc quy định thời hạn kháng nghị đối với chế định giám đốc thẩm, tái thẩm này còn một số vấn đề chưa được quy định. Dẫn đến viêc đưa vào áp dụng lại không đạt được hiệu quả cao. Cụ thể là những vấn đề như: - Hiện nay, theo quy định của pháp luật tại Điều 284 và 306 BLTTDS chỉ dừng lại ở chỗ ghi nhận sự phát hiện và thông báo những vi phạm pháp luật, những tình tiết mới của vụ việc của đương sự cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng như nghĩa vụ của Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện và thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị các căn cứ kháng nghị, mà không có quy định về cơ chế xử lí, giải quyết những thông báo nhận được. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải trong việc tiếp nhận đơn từ từ các đương sự của Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát. Thêm vào đó BLTTDS cũng không có một quy định nào để giới hạn thời hạn nhất định cho những người có thẩm quyền xử lí thông tin thu nhận được trước khi tiến hành kháng nghị. Chính vì vậy mà làm Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 74 cho việc giải quyết vụ án trở nên kém hiệu quả, có khi làm mất thời hạn kháng nghị. Kiến nghị: Để việc phát hiện và thông báo những vi phạm pháp luật, những tình tiết mới của vụ án thực sự có ý nghĩa thì cần phải xây dựng một cơ chế rõ ràng, cũng như là quy định một khoảng thời gian cụ thể để những người có thẩm quyền xử lý những thông tin thu nhận được. Điều này vừa có ý nghĩa hạn chế sự tùy tiện, cố tình kéo dài hoặc bỏ mặc những ý kiến của các chủ thể có đơn yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị, vừa có khoảng thời gian hợp lí để những người có thẩm quyền xem xét nghiêm túc các yêu cầu của đương sự. Mặt khác ta thấy bản thân của những người có thẩm quyền kháng nghị cũng không thể tự mình xử lí được toàn bộ những đơn từ khiếu nại, tố cáo. Do vậy, cần phải quy định cụ thể về bộ máy giúp việc, cơ chế hoạt động, trách nhiệm của các thẩm tra viên khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Ngoài ra, theo quy định của BLTTDS hiện nay cũng không có quy định về thời gian không tính vào thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong khi thực tiễn cho thấy có rất nhiều các trường hợp do những trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền kháng nghị không kháng nghị được hoặc có trường hợp có căn cứ rõ ràng để kháng nghị mà những người có thẩm quyền kháng nghị vẫn không kháng nghị dù vẫn biết rõ căn cứ này. Dẫn đến việc kéo dài thời gian đến lúc mất đi quyền kháng nghị vì thời hạn kháng nghị đã hết. Kiến nghị: Cần phải có những quy định bổ sung về thời gian không tính vào thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm này. Có như vậy mới giảm dần những bất cập trong việc áp dụng, đảm bảo được sự công bằng và quyền lợi hợp pháp của đương sự. - Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hạn kháng nghị tái thẩm là 1 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Mốc thời hạn này là không hợp lý. Với quy định này việc kháng nghị hay không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm lại phụ thuộc vào người có thẩm quyền kháng nghị biết hay không biết các căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Mà việc kháng nghị lại phụ thuộc vào việc thẩm tra viên có đề xuất việc kháng nghị tái thẩm hay không. Nếu thẩm tra viên đề xuất thì nó lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người có quyền kháng nghị tái thẩm có muốn hay không muốn kháng nghị. Giả sử người có thẩm quyền kháng nghị làm đúng theo luật định thì coi như mục đích xây dựng chế định này được thực hiện. Còn nếu như người có thẩm quyền kháng nghị không kháng nghị dù biết rõ có đủ căn cứ kháng nghị thì sẽ Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 75 dẫn đến hết thời hạn kháng nghị. Ngược lại nếu như thẩm tra viên không đề xuất thì những người có đơn gửi đến người có quyền kháng nghị tiếp tục chờ đợi, có khi chờ đến mất thời hiệu kháng nghị. Tóm lại đối với quy định thời hạn được xác lập theo mốc thời gian này nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả là điều không thể tránh khỏi. Kiến nghị: Với qui định này, nếu muốn thực hiện tốt thì cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp giữa thẩm tra viên và người có thẩm quyền kháng nghị, cũng như trách nhiệm của họ đối với việc kháng nghị các bản án, quyết định của Toà án mặc dù rõ ràng có căn cứ để tiến hành kháng nghị. Quy định này cùng với quy định về thời hạn không tính vào thời hạn kháng nghị sẽ góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, đảm bảo công bằng xã hội. 2.5 THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ kịp thời các mối quan hệ xã hội bị xâm hại. Do đó, thi hành án dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc các trường hợp phải thi hành ngay theo quy định của pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy để đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho hoạt động này trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã không ngừng ban hành các văn bản điều chỉnh, cũng như không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho công tác hoạt động thi hành án dân sự đạt được kết quả tốt nhất. Qua đó có thể hoàn tất quá trình giải quyết vụ án đạt được hiệu quả cao nhất. 2.5.1 Khái niệm và ý nghĩa của thi hành án: Một bản án, quyết định của Tòa án dù có được xét xử nghiêm minh đến đâu, công việc hoà giải dù có được làm tốt đến đâu. Song nếu không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ, thì bản án, quyết định đó vẫn chưa mang tính hiện thực vì nó chưa thực sự đi vào thực tế trong đời sống xã hội. Điều 136 Hiến pháp qui định “các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người dân và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Vậy thi hành án là tổng hợp các hành vi pháp lý hình thành một giai đoạn độc lập của quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự. Đây là giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự trong đó các bản án, quyết định của Toà án đưa ra thi hành. ¾ Ý nghĩa của thi hành án dân sự: Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 76 Là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án, họat động thi hành án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, cũng như đảm bảo các nguyên tắc hiến định mà Nhà nước đã đặt ra. Mặt khác, hoạt động thi hành án trực tiếp tác động đến những con người cụ thể, đụng chạm đến quyền và lợi ích của họ. Vì vậy nếu hoạt động thi hành án được thực hiện tốt sẽ mang lại một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức mà pháp luật quy định. 2.5.2 Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án: Theo quy định tại Điều 383 của BLTTDS thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành bản án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Tòa án thì thời hạn 3 năm này được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kì thì thời hạn 3 năm được áp dụng cho từng định kì tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Nếu người yêu cầu thi hành án chứng minh được trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 286 và Điều 307 của Bộ luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án , trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn, tạm đình chỉ thi hành án . Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án . Xem xét, ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án . Trong trường hợp không có căn cứ khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn của người đó. 2.5.3.Chuyển giao bản án, quyết định của Toà án: Đối với những bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày, kể từ Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 77 ngày ra bản án, quyết định đó. Riêng đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án ra quyết định phải chuyển giao ngay quyết định cho cơ quan thi hành án cùng cấp. Đối với các bản án, quyết định không thuộc trường hợp như trên thì Tòa án đã tuyên án đó phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra nếu người thi hành án , người phải thi hành án , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có yêu cầu bằng văn bản để được giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định thi hành đó thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án phải có văn bản giải thích và gửi cho người có yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. 2.5.4 Thời hiệu khiếu nại: Thực tiễn thi hành án dân sự ở nước ta trong những năm qua cho thấy nhờ có sự quan tâm, cố gắng của Đảng, N hà nước ta trong việc ban hành các chủ trương, chính sách và pháp luật, cũng như luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự… nên nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành dứt điểm, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và công dân góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị của đất nước, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê cho thấy: 15 Năm Số việc giải quyết xong ở thời điểm báo cáo Số việc thi hành xong hoàn toàn ở thời điểm báo cáo 2003 189.542 150.740 2004 209.747 168.022 2005 233.522 145.468 15 Hòang Thế Anh, Việc thi hành án- Thực trạng và biện pháp giải quyết, WWW.MOJ.GOV VN ngày 15/1/2008 Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 78 2006 270.967 213.218 2007 336.823 261.197 ( Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành dứt điểm ) Đây là một kết quả khả thi. Thể hiện rõ sự cố gắng vượt bậc của pháp luật trong công tác thi hành án .Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được đó thì còn không ít những bản án, quyết định có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, gây bứt xúc trong xã hội. Theo số liệu thống kê hàng năm thì số lượng các bản án, quyết định bị tồn lại chưa được thi hành dứt điểm các kỳ báo cáo hàng năm (năm báo cáo được tính từ ngày 1/10 năm trước và kết thúc 30/9 năm sau) cho thấy16: Năm Tổng số việc phải thi hành của năm báo cáo Số lượng án chưa được giải quyết vào thời điểm báo cáo hàng năm Tỷ lệ 2003 546.346 356.804 65.30% 2004 537.405 323773 60.24% 2005 561.180 327.658 58.38% 2006 602.059 331.092 54.99% 2007 648.266 311.443 48.04% (Những bản án, quyết định chưa được thi hành dứt điểm) Qua phân tích số lượng các vụ việc còn tồn chuyển sang năm sau tiếp tục tổ chức thi hành trong 5 năm trở lại đây cho thấy, mặc dù số lượng việc tồn đọng chuyển kỳ sau có lúc tăng, lúc giảm. Song thực tế số lượng việc tồn đọng cần giải quyết này vẫn còn là khá lớn. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình hoạt động thi hành còn một bộ phận cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhiều trường hợp chấp hành viên chưa thực sự tích cực, quyết liệt đối với những việc phức tạp, khó khăn, ngại khó, ngại xa. Trình độ quản lí, điều hành của lãnh 16 Hòang Thế Anh, Việc thi hành án- Thực trạng và biện pháp giải quyết, WWW.MOJ.GOV VN ngày 15/1/2008 Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 79 đạo cơ quan quản lí thi hành án dân sự chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Các hoạt động thanh tra, giám sát thi hành án chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc thúc đẩy nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án… Chính điều đó đã gây ra nhiều khó khăn công tác thi hành án, dẫn đến nhiều trường hợp thiếu khách quan, vi phạm nhiều nguyên tắc trong thi hành án. Gây ra nhiều tổn thất không đáng cho các đương sự và làm mất lòng tin ở nhân dân… Để khắc phục được những sai phạm đó cùng với những quy định chung của BLTTDS về thi hành án dân sự thì Pháp lệnh thi hành án dân sự và luật khiếu nại, tố cáo có quy định quyền được khiếu nại của các chủ thể. Theo đó luật quy định “thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của trưởng thi hành án dân sự, chấp hành viên”. Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại. Như vậy, cùng với những hoạt động chung của Nhà nước, thì việc khiếu nại tố cáo thi hành án dân sự của các đương sự có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với việc giải quyết án tồn đọng, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác khi tham gia vào hoạt động tố tụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Có thể nói hoạt động thi hành án là công việc hết sứ phức tạp, nhạy cảm, thậm chí nguy hiểm, số lượng công việc hàng năm lại nhiều nhưng thực trạng thiếu hụt chấp hành viên và cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự lại rất phổ biến ở nhiều cơ quan thi hành án .Vì vậy mà việc trước hết là phải tổ chức bộ máy và nhân sự của các cơ quan thi hành án dân sự phải được tiếp tục kiện toàn. Không những phải đảm bảo về chất lượng, mà phải còn đảm bảo cả về mặt số lượng. Có như vậy thì việc thi hành án mới không được tiến hành một cách bừa bãi, giải quyết thi hành án được mau hơn. Chọn nội dung, hình thức thích hợp tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về pháp luật thi hành án dân sự, đưa gương người tốt việc tốt và phê phán những hành vi chống đối, không chấp hành án. Đối với các huyện thị trên cơ sở phân loại các vụ việc thi hành án còn tồn đọng, bố trí lịch cụ thể đến tận địa phương phối hợp vận động, giáo dục, thuyết phục thi hành án .Quan tâm đến các địa bàn, những nơi án có nhiều để tập trung Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 80 thi hành nhằm làm giảm mạnh số án tồn đọng, đồng thời phải kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với các vụ việc có điều kiện thi hành án đã qua vận động, giáo dục, thuyết phục và ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng đương sự không chấp hành; Cần tập trung những vụ án lớn, phức tạp kéo dài, đồng thời xử lý theo quy định, các trường hợp chưa có điều kiện thi hành án , xác minh điều kiện và tổ chức thi hành đối với các vụ việc thi hành án mới thụ lý. Tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp đã tổ chức cưỡng chế thi hành án nhưng đến nay chưa giải quyết xong và các trường hợp đã bán đấu giá thành nhưng chưa tổ chức giao tài sản cho người mua được tài sản. Giao thi hành án dân sự tỉnh theo dõi tổng hợp tình hình, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án , giúp thi hành án dân sự huyện, thị thực hiện có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thi hành đạt hiệu quả cao đối với các vụ việc đã thụ lý. Các ngành có liên quan của tỉnh, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với cơ quan thi hành án dân sự trong việc tổ chức thi hành án dân sự nhất là trong công tác cưỡng chế thi hành án . Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp tiếp tục củng cố hoạt động đồng bộ theo quy chế, bố trí thời gian thường xuyên đến địa bàn phụ trách để giúp cơ sở kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự. Giám đốc sở tư pháp phối hợp các cơ quan tư pháp chỉ đạo giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn tồn đọng, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài, dư luận xã hội quan tâm… Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 81 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhiệm vụ cơ bản quan trọng và lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó có trách nhiệm to lớn của ngành Tòa án. Sẽ không thể nói Việt Nam là một nước “của dân, do dân, và vì dân” nếu còn nhiều người dân phải chịu oan ức bất công hoặc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự của họ bị xâm hại bởi những quyết định không công bằng, trái pháp luật của cơ quan tư pháp, trong đó có các bản án, quyết định của Tòa án. Vì lẽ đó mà trách nhiệm của Tòa án là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Chính vì vậy mà ngành Tòa án, cũng như các cán bộ, công chức của ngành cần phải có nhận thức sâu sắc về vấn đề này và xác định trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước và nhân dân để từ đó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thông qua việc xét xử các bản án, quyết định khách quan, đúng luật, đúng người, đúng vi phạm. Tuy nhiên, đó không phải là một vấn đề dễ dàng một sớm một chiều là có thể đạt được. Mà nó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực phấn đấu rất nhiều của ngành Tòa án nói riêng, của toàn thể dân, Nhà nước nói chung. Sỡ dĩ phải khẳng định như vậy là vì từ chế định pháp lý và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật ở Việt Nam- Đặc biệt là những quy định trong lĩnh vực dân sự cho thấy còn tồn tại quá nhiều hạn chế, khuyết điểm… Xét ở lĩnh vực lập pháp: Trong khi pháp luật được xem là công cụ pháp lý nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh, đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào đời sống một phần là nhờ các quy định của pháp luật. Thì việc ban hành pháp luật ở nước ta lại chưa được quan tâm một cách đúng nghĩa. Hệ thống pháp luật nước ta nói chung, các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp dân sự nói riêng mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được những gì mà người dân thực sự mong mỗi. Nếu chỉ tính trong lĩnh vực tố tụng dân sự thì kể từ khi ra đời đến nay đã có không biết bao nhiêu văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản này tuy có hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề tố tụng dân sự, có tính đến điều kiện lịch sử Việt Nam qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, những quy định này còn nhiều tản mạn, thiếu tập trung, chồng chéo, mâu thuẫn…Cho đến khi BLTTDS 2004 ra đời. Nó đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khắc phục được phần nào những khiếm khuyết của quy định tố tụng trước đây. Thế nhưng, bản thân Bộ luật này cũng có những khiếm Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 82 khuyết riêng của nó mà trong giới hạn đề tài này đã được tác giả phân tích ở trên. Song cũng cần điểm qua một cách khái quát như sau: - Việc xác định thời hạn, thời hiệu trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng nước ta hiện nay còn nhiều rối rắm (Ths Nguyễn Thị Hoài Phương, Các quy định quá rối rắm thiếu khoa học, theo Báo Pháp luật Tp HCM ngày 9/7/2007), quy định một đằng lại được hiểu theo một nẻo (Thời hiệu- Quy định một đằng lại được hiểu theo một nẻo, Báo người lao động 24/5/2006). Các quy định này không nằm tập trung thống nhất trong một văn bản mà nằm dàn trải trong nhiều văn bản dù có cùng một vấn đề, gây ra nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu. - Việc quy định thời hạn, thời hiệu trong nhiều trường hợp lại không được quy định dựa trên bản chất, yêu cầu của từng giai đoạn. Có khi luật lại dành cho một thời gian quá dài trong khi thực chất vấn đề lại không cần tốn nhiều thời gian như vậy, nhưng cũng có lúc luật lại dành cho một thời gian quá ít mà yêu cầu phải giải quyết quá nhiều…Chính điều này đã góp phần tiêu cực làm cho việc giải quyết các vụ án dân sự bị kéo dài, trì trệ, cũng như tạo điều kiện cho những người có thẩm quyền giải quyết vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cố tình làm khó người dân. - Việc xác định mốc, thời điểm để bắt đầu tính thời hạn, thời hiệu hiện nay cũng quy định khác nhau mà không thống nhất vào tiêu chí nào. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho những ai tham gia quan hệ này bởi họ khó có thể hiểu hết huống chi là nhớ được…các quy định này mà có thể áp dụng kịp thời để bảo vệ quyền lợi của mình. Tóm lại, đây là những quy định chưa khoa học, chưa thống nhất. Chính vì lẽ đó đã gây ra những khó khăn không đáng có trong quá trình giải quyết vụ án, làm tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Và hơn thế nữa là làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị của ta hiện nay. Về mặt hành pháp: Ta thấy rằng không phải một khi quy định được ban hành thì việc tuân thủ nó sẽ được thực hiện ngay lập tức. Do đó, để luật đi vào thực tiễn đời sống thì đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng tăng cường công tác giám sát, tổ chức, kiểm tra thực hiện…Đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, đây lại là hạn chế lớn đối với ta trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết các vụ án này. Việc kiểm tra giám sát tuân thủ pháp luật không được đánh giá đúng như tầm quan trọng của nó mà thông thường chỉ mang tính hình thức cho có là được. Chính điều đó Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 83 đã dẫn đến việc áp dụng sai lệch những định hướng đưa ra, làm cho việc giải quyết các vụ án mất đi tính khách quan, trung thực của nó. Xét ở cơ chế phối hợp và giải quyết các tranh chấp trong vụ án dân sự Theo quy định của BLTTDS thì khi các bên có mâu thuẫn bất hòa về quyền và lợi ích hợp pháp mà họ không thể tự giải quyết được, có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải có nhiệm vụ giải quyết vụ án đó. Như vậy theo như cách định nghĩa này thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự khi các bên có yêu cầu. Tuy nhiên, để có thể giải quyết tốt các vụ án dân sự thì phải có sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan khác. Tuy vậy, cho đến nay thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về việc phối hợp giải quyết giữa các cơ quan trong việc liên đới chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại cho các đương sự do các cán bộ, người có thẩm quyền trong cơ quan tố tụng gây ra. Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức nhân sự cũng có nhiều thiếu sót. Trong khi Việt Nam lại là nước có dân số đông. Song thực tiễn đội ngũ làm việc trong ngành Tòa án là quá ít so với khối lượng công việc phải làm dẫn đến nhiều vụ án không được giải quyết kịp thời, vi phạm các quy định về thời hạn, thời hiệu…Mặt khác vần đề xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành cũng còn nhiều hạn chế, vẫn còn tồn tại nhiều cán bộ thiếu trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến việc áp dụng sai lệch các quy định, một số khác thì bị tha hóa lối sống dẫn đến việc tiếp tay cho bọn người xấu... Trên cơ sở những tồn tại còn phát sinh trong quá trình áp dụng BLTTDS về thời hạn, thời hiệu để giải quyết vụ án dân sự. Đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với các cơ quan tổ chức có thẩm quyền và toàn thể quần chúng nhân dân trong việc tìm ra phương hướng, biện pháp thích hợp để đảm bảo tính thực thi của luật vào thực tiễn đạt được kết quả cao nhất. Qua đó có thể hạn chế được nạn oan sai, lạm dụng chức vụ..Góp phần tạo lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ chính trị mà ta đang theo đuổi. Tuy nhiên để làm được điều đó thì đòi hỏi cần phải có sự kết hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, của các cán bộ ngành Tòa án theo các phương hướng sau: - Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến khâu lập pháp. Phải xem đây như là một công tác khoa học hết sức quan trọng, nghiêm túc, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Đối với các nhà soạn luật phải được lựa chọn từ những người có trình độ am hiểu, có tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm thực tế …Sỡ dĩ như vậy là vì Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 84 hiện nay ở nước ta thông thường các cán bộ Nhà nước tham gia vào công việc soạn thảo không được tham gia vào hoạt động cưỡng chế thi hành quy định đó. Do đó, cần phải có sự trao đổi thường xuyên giữa các cán bộ này. Có thể thành lập các Ủy ban đặc biệt về triển khai các quy định hay thường xuyên tổ chức các hội nghị, trong đó bao gồm người soạn thảo luật , cán bộ thi hành, người đại diện cho nhân dân ở các cấp chính quyền, cán bộ ngành Tòa án, Viện kiểm sát…Bên cạnh đó cũng cần quy định chặt chẽ hơn nửa về trình tự, điều kiện ban hành văn bản sao cho đảm bảo điều chỉnh được các quan hệ phát sinh phù hợp với thực tiễn. Nên tổ chức nhiểu buổi hội nghị để thu thập ý kiến của nhân dân, của các cơ quan tổ chức trước khi đưa vào thực tiễn để tránh tình trạng luật được ban hành nhưng lại không đảm bảo tính thực thi trên thực tế. Riêng Tòa án nhân dân tối cao cần làm tốt nhiệm vụ tổng kết và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, bảo đảm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về nghiệp vụ xét xử vụ án dân sự. - Song song với việc ban hành pháp luật là việc nâng cao hoạt động điều tra, giám sát việc áp dụng các quy định này của Tòa án. Phải thực sự xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nếu muốn đất nước có một nền tư pháp trong sạch, và nhân dân có được những bản án, quyết định xét xử đúng người đúng vi phạm. Muốn vậy thì khi có cán bộ vi phạm phải xử lí nghiêm minh, cá nhân tổ chức vi phạm phải bị cưỡng chế nghiêm khắc…Mà để làm được điều này thì đòi hỏi cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân bằng cách thành lập các đội tranh tra thường xuyên kiểm tra, giám sát Tòa án. Nếu có vi phạm xảy ra cần phải được xử lý đến nới đến chốn. Các cơ quan, tổ chức chuyên môn có thẩm quyền phải thường xuyên báo cáo với cấp trên và nhân dân về tình hình hoạt động của mình - Trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ không thể coi là hoàn thành nhiệm vụ nếu tình trạng kết án oan cho người vô tội, bỏ lọt hành vi sai phạm, vi phạm thời hạn xét xử…Vì vậy ngành Tòa án cần phải khẩn trương tập trung nâng cao chất lượng xét xử, phấn đấu không để xảy ra các vụ án oan sai nghiêm trọng và hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa. Để làm tốt việc này, Tòa án các cấp cần phải làm tốt việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường hòa giải, xác định đúng thời gian địa điểm giải quyết vụ án. - Về công tác xây dựng ngành cần phải tập trung củng cố kiện toàn có hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ, thẩm phán Tòa án các cấp, nhất là ở cấp huyện. Thông qua việc có những giải pháp tuyển dụng đủ biên chế và và bổ sung thẩm phán cho Tòa án các cấp, tiến tới việc xây dựng kế hoạch toàn diện về biên Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 85 chế. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức. Đồng thời tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp lý mới cho Hội thẩm nhân dân. Có cơ cấu bố trí lại đội ngũ cán bộ sao cho phù hợp với những công việc thực tiễn. Có chính sách tiền lương hợp lý cùng với các chính sách khuyến khích động viên tinh thần làm việc của họ. Có chế độ khen thưởng rõ ràng, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm Tóm lại, để có thể giải quyết nhanh chóng các tranh chấp dân sự khi có yêu cầu Tòa án giải quyết được diễn ra kịp thời, xét đúng người, đúng vi phạm thì đòi hỏi quy trình tố tụng phải diễn ra chặt chẽ đúng với trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, cũng như đúng với những quy định về thời hạn, thời hiệu mà BLTTD đã đưa ra. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi không chỉ cần xác định được những khoảng thời gian hợp lý cho từng giai đoạn tố tụng, mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những khoảng thời gian đó với các công việc cụ thể, vụ án cụ thể thì mới mong có được những bản án, quyết định đúng đắn. Chính vi vậy mà với những kiến nghị được đưa ra trong quá trình phân tích chế định pháp lý về thời hạn thời hiệu để giải quyết vụ án dân sự ở các phần trước, kết hợp với những đề xuất ở phần này hy vọng nó sẽ được xem là cơ sở lý luận thực sự cần thiết đề có thể hoàn thiện hơn chế định thời hạn thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự. Qua đó hướng tới việc xây dựng ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 86 KẾT LUẬN Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự việt nam. Đây không chỉ là văn bản pháp luật có trình độ pháp điển cao, thống nhất cả ba loại hình tố tụng ( thủ tục giải quyết án dân sự, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế). Mà quan trọng hơn là tạo ra hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự được chuẩn xác, nhanh chóng và kịp thời, để qua đó đảm bảo được tính nghiêm minh, công bằng của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, các tổ chức… Cũng như đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Có thể nói Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam là sự kế thừa có chọn lọc những văn bản pháp luật thủ tục trước kia trên cơ sở có sửa đổi bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn nhằm mục đích chính: - Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đổi mới. - Nêu cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan nhà nước- đặc biệt là ngành Tòa án đối với công dân, tổ chức đảm bảo sự công bằng, dân chủ.. đã được hiến pháp và pháp luật quy định. - Đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. - Quy định về trình tự, thủ tục tố tụng dân sự được rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, có tính khả thi cao, tạo điều kiện cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình. Có thể thấy về mặt lý luận là như vậy, tuy nhiên thực tiễn quy định và áp dụng các chế định pháp luật trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án dân sự thì còn nhiều thiếu sót, nhiều trường hợp điều tra, xác minh, xây dựng hồ sơ vụ án chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, đặc biệt là việc chấp hành các thủ tục tố tụng về thời hạn, thời hiệu có nhiều vi phạm… Chính điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc giải quyết các vụ án bị kéo dài quá hạn, công tác Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 87 hòa giải thiếu hiệu quả, phiên tòa sơ thẩm bị trì hoãn, số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị gia tăng, tỷ lệ sửa, hủy án sơ thẩm khi xét xử phúc thẩm còn cao… làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân, cơ quan, tổ chức được hiến định bảo vệ và hơn hết là làm mất lòng tin của họ vào đảng, Nhà nước, vào công cuộc cải cách tư pháp của ta, gây nên những khiếu kiện bức xúc, kéo dài… Nhận thức được điều này, trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nói chung, những quy định liên quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết các vụ án dân sự nói riêng. Người viết đã rút ra được một số vấn đề liên quan đến quan điểm, nguyên nhân, thực trạng, bài học kinh nghiệm và phương hướng khắc phục hạn chế đó. Có thể nói bên cạnh những phương hướng cụ thể đã được trình bày, nếu muốn quán triệt tinh thần bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể trong các tranh chấp dân sự thì cần phải không ngừng hoàn thiện xây dựng pháp luật, đưa ra những khung pháp lý chắn chắn, thông suốt, phù hợp với thực tiễn yêu cầu. Song song đó thì Nhà nước cũng nên không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, tuyên truyền pháp luật vào nhân dân để khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự họ không bị lúng túng, thiệt thòi cho dù người đối đầu là ai, Tòa án nào đang tiến hành xét xử. Hy vọng rằng với những gì đã được trình bày ở đây, tập tài liệu này có thể giúp người đọc hiểu được những điều cơ bản, cốt yếu nhất để giải quyết vụ án dân sự, riêng đối với những quy định còn lạc hậu, thiếu thực tiễn trong những chế định thời hạn, thời hiệu mà đã được trình bày và có đề xuất kiến nghị hy vọng nó sẽ là những ý kiến bổ ích để các cô chú có thẩm quyền giải quyết vụ án có thể xem xét lại mà có những phương hướng khắc phục kịp thời, tránh gây ra những hậu quả không đáng có. Thế nhưng, do lượng kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn rất nhiều hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót . Rất mong được quý thầy cô và bạn đọc thông cảm góp ý nhằm hoàn thiện hơn. Cuối cùng người viết xin được gửi lời cám ơn đến tất cả thầy cô giáo Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ. Cám ơn thầy cô trong bốn năm qua đã tận tình dạy dỗ chúng em không chỉ là những kiến thức pháp lý, mà còn là lương tâm trách nhiệm của một người học luật. Đặc biệt là thầy Trương Thanh Hùng đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để em có thể làm tốt bài luận văn của mình. Ngoài ra em cũng xin được cám ơn các cô chú công tác trong thư viện đã tạo mọi điều kiện để em được sử dụng tài liệu phục vụ làm luận văn. Chân thành cám ơn! Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 88 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 U Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ....................7 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ: ....7 1.1.1 Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam :..........................................................7 1.1.2 Vụ việc dân sự:.....................................................................................10 1.1.2.1 Vụ kiện dân sự:..................................................................................11 1.2.2 Việc dân sự:..........................................................................................12 1.1.3 Thời hạn: ..............................................................................................13 1.1.4 Thời hiệu: .............................................................................................16 1.2 NHIỆM VỤ CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ: ........................................19 1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự : ...........................19 1.2.2 Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự:........................................................22 Chương 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI HẠN, THỜI HIỆU GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ.....................................................24 2.1 KHỞI KIỆN, THỤ LÝ, HÒA GIẢI, VÀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ: ..............24 2.1.1 Khởi kiện vụ án dân sự:........................................................................24 2.1.1.1 Thời hiệu khởi kiện: ..........................................................................24 2.1.1.2 Thời hiệu khởi kiện đối với các loại tranh chấp dân sự: ...................25 2.1.1.3 Hậu quả của hết thời hiệu khởi kiện:.................................................34 2.1.1.4 Gửi đơn khởi kiện: ...........................................................................36 2.1.1.5 Thủ tục nhận đơn khởi kiện: .............................................................37 2.1.1.6 Trả lại đơn khởi kiện: ........................................................................37 2.1.1.7 Thời hạn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện:..............................38 2.1.2 Thụ lý vụ án dân sự: .............................................................................40 2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thụ lý án dân sự: ......................................40 2.1.2.2 Thủ thục thụ lý vụ án dân sự: ............................................................41 2.1.2.3 Quyền yêu cầu phản tố: .....................................................................42 Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 89 2.1.3 Hoà giải trong vụ án dân sự: ................................................................43 2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa hoà giải:..........................................................43 2.1.3.2 Hiệu lực của hoà giải :.......................................................................45 2.1.4 Chuẩn bị xét xử: ...................................................................................46 2.1.4.1 Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn bị xét xử: .......................................46 2.1.4.2 Thời hạn chuẩn bị xét xử:..................................................................47 2.1.5 Các quyết định khác có liên quan: .......................................................49 2.1.5.1 Tạm đình chỉ giải quyết vụ án:..........................................................49 2.1.5.2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự :.....................................................50 2.1.5.3 Quyết định đưa vụ án ra xét xử: ........................................................51 2.2 PHIÊN TÒA SƠ THẨM:............................................................................51 2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phiên toà sơ thẩm: ......................................52 2.2.2 Thời hạn mở phiên toà sơ thẩm:...........................................................52 2.2.3 Thời hạn tạm ngừng phiên toà: ............................................................53 2.2.4 Những người tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự :.....................54 2.2.5 Thời hạn hoãn phiên toà:......................................................................56 2.2.6 Thủ tục tiến hành phiên toà: .................................................................57 2.2.7 Thủ tục sau phiên toà: ..........................................................................59 2.3. PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ...............................................................59 2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm:......................................59 2.3.2 Thời hạn kháng cáo, kháng nghị: .........................................................60 2.3.2.1 Kháng cáo:........................................................................................60 2.3.2.2 Kháng nghị ........................................................................................62 2.3.3 Chuẩn bị xét xử phúc thẩm: .................................................................64 2.3.4 Hoãn phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự: .............................................65 2.3.5 Gửi bản án, quyết định phúc thẩm: ......................................................65 2.4 THỦ TỤC XÉT XỬ LẠI VỤ ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT ......67 2.4.1 Giám đốc thẩm:........................................................................................67 Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân 90 2.4.1.1 Khái niệm và ý nghĩa: .......................................................................67 2.4.1.2 Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: ..........................................68 2.4.1.3 Thời hạn kháng nghị: ........................................................................68 2.4.1.4 Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm:...................................................70 2.4.2 Tái thẩm vụ án dân sự: .............................................................................70 2.4.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục tái thẩm:.......................................70 2.4.2.2 Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: .....................................................71 2.4.2.3 Thời hạn kháng nghị tái thẩm: ..........................................................71 2.4.2.4 Chuẩn bị mở phiên toà tái thẩm: .......................................................72 2.5 THI HÀNH ÁN DÂN SỰ...........................................................................75 2.5.1 Khái niệm và ý nghĩa của thi hành án: .................................................75 2.5.2.Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án:.................76 2.5.3.Chuyển giao bản án, quyết định của Toà án: .......................................76 2.5.4 Thời hiệu khiếu nại:..............................................................................77 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC81 KẾT LUẬN...........................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2005. 2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. 3. Bộ luật lao động. 4. Công văn của Tòa án nhân dân tối cao số 166/2001/KHXX ngày 14 tháng 12 năm 2001 về thời hạn kháng cáo, kháng nghị. 5. Hoàng Thế Anh; Việc thi hành án- thực trạng và biện pháp giải quyết, MOJ.GOV.VN; Năm 2008 6. Luật thương mại 2005. 7. Luật hôn nhân và gia đình. 8. Minh Thuận; Thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự; Báo Thanh Niên; Năm 2006. 9. Nguyễn Đức; Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật tố tụng dân sự hiểu như thế nào đúng; Báo Pháp Luật; Năm 2007. 10. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. 11. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP, ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm “ của Bộ luật Tố tụng dân sự. 12. Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm “ của Bộ luật Tố tụng dân sự. 13. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004. 14. Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự 1989. 15. Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp thương mại 1994. 16. Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động 1996. 17. Ths. Nguyễn Thị Hoài Phương; Vài ý kiến trao đổi vấn đề liên quan đến luật thực định hiện hành và quan điểm khoa học trong bài “Hoà giải trong Tố tụng dân sự-Nhìn từ góc độ kinh tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3(34)/2006; Năm 2006. 18. Tập thể tác giả; Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam; NXB Công an nhân dân; Năm 2003 19. Tập thể tác giả; Giáo trình Luật tố tụng dân sự Đại học Luật Hà Nội; NXB Tư Pháp; Năm 2007. 20. Tập thể tác giả; Những vấn đề cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2004; NXB Tư Pháp; Năm 2004. 21. Tập thể tác giả; Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004- Những điều cần biết; NXB Tư Pháp; Năm 2004 22. Ths. Bùi Thị Huyền; Những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự; Năm 2008. 23. Ths. Trần Minh Tiến; Tra cứu Bộ luật tố tụng dân sự; NXB Tư Pháp; Năm 2006. 24. Ts. Lê Nết; Hoà giải trong Tố tụng dân sự- Nhìn từ góc độ kinh tế; năm 2008. 25. Ts. Phan Hữu Thủ; Cơ sở pháp lý và lý luận của việc xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự; Tạp chí Luật học số 01/1998; Năm 1998. 26. Trân Anh Tuấn; Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành; Tạp chí Luật học số đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự 2004; Năm 2007. 27. Trương Thanh Hùng; Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Đại học Cần Thơ. 28. Tập thể tác giả; Giáo trình luật dân sự Việt Nam; NXB Công an nhân dân; Năm 2004. 29. Trường Văn; Các thẩm phán thường hay hoãn xét xử các vụ án dân sự vì e ngại phán quyết sẽ bị huỷ bỏ; Radio Free Asia 07/05/2007; Năm 2007. . . Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTH7900I H7840N TH7900I HI7878U GI7842I QUY7870T V7908 amp193N Damp194N Samp.PDF
Tài liệu liên quan