LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, tổng cục Du lịch và các Bộ ngành Trung ương, đồng thời có sự phối hợp và hổ trợ của chính quyền địa phương các cấp cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, ngành du lịch Khánh Hòa đã đưa ra định hướng phát triển mới đi vào chất lượng hơn, và đã thu được những kết quả nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch, thể qua số lượng vốn tăng nhanh, các kênh kênh huy động vốn ngày càng đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư . Nhiều dự án đang và sẽ triển khai như khu du lịch và vui chơi giải trí Sông Lô, trung tâm thương mại và khách sạn Toàn Cầu, khu dân cư du lịch sinh thái Phú Quý, khu du lịch sinh thái Cam Ranh, làng du lịch sinh thái và công viên nước Vinpearl . đã minh chứng cho điều này. Theo Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” xác định phương hướng phát triển du lịch Khánh Hòa thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Duy trì tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân 16%/năm, tăng trưởng về lượt khách du lịch bình quân 10%/năm. Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Khánh Hòa ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới; đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch; tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước; từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.
Để đạt được mục tiêu và phương hướng đã đề ra đòi hỏi cần có một nguồn lực tài chính nhất định. Nhu cầu các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế ngày càng gia tăng, trong khi khả năng đáp ứng nguồn từ NSNN lại có giới hạn; do vậy, nếu chỉ chú trọng đến nguồn vốn đầu tư từ NSNN mà không có cơ chế, chính sách, giải pháp để huy động các nguồn lực tài chính khác từ các khu vực doanh nghiệp, tư nhân, các định chế tài chính trung gian, các nhà đầu tư nước ngoài . thì không thể đáp ứng được vốn cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nước, du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển vượt bật. Khách nội địa và quốc tế tăng liên tục trong những năm gần đây và do đó làm cho doanh thu du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1995 – 2005 là 22,43%. Điều này đã góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà. Cho đến nay, Khánh Hòa được biết đến như là một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nổi tiếng trong cả nước, có sức hút mạnh mẽ du khách cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để phát triển ngành du lịch Khánh Hòa một cách bền vững đòi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề tìm kiếm các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư nhằm khai thác một cách bền vững tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Khánh Hòa là vấn đề quan trọng có tính chiến lược. Với những lý do trên cùng với sự ham thích và mong muốn đóng góp vào công tác quy hoạch cho đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa - ngành kinh tế mũi nhọn - tôi chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2001 -2007, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du dịch lịch tỉnh Khánh Hòa đến 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn vốn thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong nước, kể cả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho đầu tư phát triển ngành du lịch tại tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, các nguồn vốn đã được sử dụng để đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2001 – 2007, và định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp chính là phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng thu hút các nguồn vốn đầu tư, và phương pháp định tính được áp dụng trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Khánh Hòa.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư và nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001 -2007.
Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
130 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch chuyển tiền thường xuyên; các ngân hàng
cũng có thể phát triển thêm các hình thức huy động vốn mới như tiết kiệm
tuổi già và tiết kiệm tích luỹ...
87
3.3.2.2. Phát triển loại hình cho thuê tài chính tại Khánh Hòa
Qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam cho
thấy những lợi ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại là rất lớn, nó
làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tư dài hạn vào máy móc, thiết
bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận với thiết bị
và công nghệ hiện đại. Có thể nói, thị trường cho thuê tài chính là một thị
trường đầy tiềm năng ở nước ta. Song một sự thật là nghiệp vụ cho thuê tài
chính chưa phát triển ngang tầm với những ưu thế vốn có của nó. Cả tỉnh
Khánh Hòa mới chỉ có một công ty cho thuê tài chính (Công ty cho thuê tài
chính II, thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam).
Bên cạnh đó, hình thức tài trợ vốn này chưa được phổ biến rộng rãi, nhiều
doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn còn xa lạ đối với hình thức này. Vì
vậy, để phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Khánh Hòa trong thời gian
tới cần có các giải pháp sau:
- Tỉnh cần có các chính sách khuyến khích thu hút các công ty cho
thuê tài chính thành lập tại địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài bởi vì sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp cho các
công ty trong nước tiếp cận nhanh chóng với nguồn máy móc thiết bị và
công nghệ hiện đại trên thế giới. Các máy móc thiết bị các doanh nghiệp du
lịch có thể huy động từ thị trường này bao gồm hệ thống máy lạnh, trang
thiết bị nội thất, phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy…
- Tỉnh cũng cần có chính sách miễn, giảm thuế để tạo điều kiện cho
các công ty cho thuê tài chính giảm chi phí, xây dựng lãi suất cho thuê phù
hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như thuế xuất nhập khẩu, thuế
chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
hoạt động cho thuê.
- Sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị
cũ. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó hợp đồng
88
cho thuê tài chính kết thúc trước hạn, để tìm được một khách hàng mới
thuê lại máy móc, thiết bị này quả là một việc khó khăn. Việc hình thành
các trung tâm môi giới, mua bán, kinh doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó
khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong việc thu hồi vốn.
- Các công ty cho thuê tài chính cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giới
thiệu, quảng bá hình thức tài trợ vốn này: các công ty công ty cho thuê tài
chính cần có chiến lược tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về hoạt động này
nhằm nâng cao sự hiểu biết cho doanh nghiệp, đồng thời cần có chương
trình đào tạo và xây dựng trung tâm hỗ trợ hoặc tư vấn cho khách hàng, đặc
biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân.
3.3.2.3. Phát triển kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán
Mặc dù thị trường vốn (chủ yếu là thị trường chứng khoán) là một
kênh quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội,
nhưng thị trường này vẫn chưa được tỉnh Khánh Hòa quan tâm khai thác.
Hầu hết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội đều dựa
trên nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách địa phương.
Các doanh nghiệp khi thiếu vốn đầu tư vẫn dựa vào ngân hàng thương mại
là chủ yếu. Các biện pháp phát hành các loại chứng khoán trên thị trường
vốn để huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Khánh Hòa nói
chung và ngành du lịch Khánh Hòa nói riêng chưa được áp dụng rộng rãi.
Đến ngày 31/1/2008, ngành du lịch ở Khánh Hòa có được công ty Cổ phần
Du lịch và Thương mại Vinpearl huy động vốn trên thị trường này. Cổ
phiếu Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl với mã chứng
khoán là VPL có giá tham chiếu vào ngày giao dịch đầu tiên là 120.000đ/cổ
phiếu, cao gấp 12 lần so với mệnh giá, và số lượng cổ phiếu đăng ký niêm
yết là 100 triệu cổ phiếu. Qua đây cho thấy thị trường chứng khoán trong
tương lai sẽ là một thị trường cung cấp vốn trung và dài hạn chính cho các
89
doanh nghiệp. Do vậy, để thúc đẩy các doanh nghiệp có thể huy động vốn
trên thị trường này, tỉnh cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tỉnh cần có chính sách hổ trợ các lớp bồi dưỡng kiến thức về chứng
khoán cho người dân; khuyến khích các công ty chứng khoán đặt chi
nhánh, các phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh mua bán chứng khoán trên địa
bàn tỉnh; tạo điều kiện phát triển các quỹ đầu tư, các công ty quản lý quỹ
đầu tư.
- Đối với các DNNN: cần tiếp tục đổi mới, cơ cấu và sắp xếp lại, thực
hiện cổ phần hóa các DNNN có đủ điều kiện. Tỉnh cần giải quyết kịp thời
những vướng mắc của các DNNN trong quá trình cổ phần hóa, đặc biệt là
những vấn đề về công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, nhất là tài sản liên
quan đến đất đai.
- Đối với các loại hình doanh nghiệp khác: tỉnh cần tuyên truyền luật
pháp, hệ thống thông tin, các điều kiện để được niêm yết trên thị trường
chứng khoán, quy trình thủ tục tham gia thị trường chứng khoán, qui trình
và thủ tục phát hành trái phiếu công ty… để các doanh nghiệp chủ động
tiếp cận huy động vốn trên thị trường này.
Nhìn chung, để các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường
này thì hệ thống báo cáo tài chính phải rõ ràng, minh bạch, phản ánh trung
thực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
thiết phải tham gia đánh giá định mức tín nhiệm của doanh nghiệp, và cần
phải thực hiện kiểm toán tài chính nếu muốn tham gia trên thị trường chứng
khoán.
3.3.3. Huy động vốn qua thị trường vốn đầu tư mạo hiểm.
Một trong những giải pháp khác để đáp ứng một phần nhu cầu vốn
cho các doanh nghiệp đó là nguồn vốn mạo hiểm.
Vốn mạo hiểm là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hoá
90
thực hiện tới những doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, rủi ro cao và
thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển
sản phẩm hoặc tăng trưởng, và thời gian đầu tư thường trong khoảng từ 3
đến 5 năm.
Thị trường vốn mạo hiểm là thị trường vốn tiềm năng và hiện còn
đang mới mẻ ở nước ta chứ không riêng gì tỉnh Khánh Hòa. Với đặc điểm
riêng có của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa mà thế mạnh là du lịch biển
đảo, việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với biển mang tính mạo
hiểm như tham quan đáy biển bằng tàu chuyên dụng, lặn biển, nhảy dù…
mới xuất hiện như là một thử nghiệm. Do đó, muốn phát triển các sản
phẩm độc đáo này, tỉnh cần thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để khởi sự
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp
khó tiếp cận được nguồn vốn này. Vì vậy, để khai thông nguồn vốn đầu tư
mạo hiểm, cần có sự hợp tác giữa 2 phía: tỉnh Khánh Hòa và các doanh
nghiệp tiếp nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm.
- Về phía tỉnh Khánh Hòa: cần tạo môi trường cho vốn mạo hiểm
hoạt động, đóng vai trò là người kết nối nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo
hiểm đến các doanh nghiệp du lịch. Cụ thể là tỉnh cần có những chương
trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khởi sự;
có những chính sách ưu đãi về thuế như giảm thuế lợi vốn làm tăng lợi
nhuận sau thuế của những tài sản đem lại lợi vốn, hay giảm thuế suất thuế
thu nhập sẽ làm tăng số lượng cá nhân tiến hành khởi sự doanh nghiệp
nhằm tăng nhu cầu vốn mạo hiểm. Ngoài ra, tỉnh cũng cần có một bộ phận
chuyên hỗ trợ trong việc lập dự án nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận
với các quỹ đầu tư mạo hiểm dễ dàng hơn.
- Về phía doanh nghiệp: Mặc dù khi tiếp nhận vốn đầu tư mạo hiểm
là các doanh nghiệp bán một phần vốn của mình cho các quỹ đầu tư, nhưng
doanh nghiệp sẽ tăng được mức tín nhiệm trên thị trường và là cơ hội tái
91
cấu trúc vốn cũng như có cơ hội tiếp cận thị trường chứng khoán được dễ
dàng hơn. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn này các doanh nghiệp cần có
một chiến lược về vốn đầu tư cho từng giai đoạn phát triển của mình, cần
xây dựng các dự án đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, minh bạch hệ báo cáo
tài chính và cần phải có những kế hoạch kinh doanh chi tiết trong vòng 3
năm tới. Đặc biệt các doanh nghiệp cần có một số lợi thế riêng như bằng
phát minh sáng chế, sở hữu công nghệ, hay một địa điểm tốt nằm dọc bờ
biển.Trên cơ sở đó doanh nghiệp mới thuyết phục quỹ đầu tư bỏ vốn cho
mình. Ngoài ra, trước khi tiếp cận quỹ đầu tư cần biết quỹ đầu tư này hoạt
động trong những chuyên ngành nào và có lộ trình thoát vốn cho các nhà
đầu tư mạo hiểm bằng cách công ty sẽ được niêm yết trên thị trường chứng
khóan.
3.3.4.Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các yếu tố như giá thuê nhân công rẻ,
nguồn tài nguyên phong phú, thị trường nội địa khá lớn... là những yếu tố
rất quan trọng để thu hút ĐTNN. Song, các yếu tố này không thể đảm bảo
để thu hút ĐTNN mang tính lâu dài, ổn định và bền vững. Điều quan trọng
hơn cả là cần tạo dựng một hệ thống chính sách ổn định, đồng bộ và thông
thoáng cùng với đẩy mạnh giảm các chi phí kinh doanh.
Theo khảo sát của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư du lịch
Khánh Hòa, lĩnh vực du lịch cần tập trung thu hút FDI ở 3 khu vực: Khu
vực Bắc Mỹ, trong đó trọng tâm là Mỹ; Khu vực châu Á bao gồm Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan; Khu vực
EU với trọng tâm là Pháp và Anh. Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn này, tỉnh Khánh Hòa cần tiếp tục hoàn thiện các vấn đề sau:
- Tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du
lịch, đặc biệt là nguồn nước, điện cung cấp cho các khu du lịch tại Vịnh
92
Văn Phong và Bắc bán đảo Cam Ranh; đào tạo lại lao động trong ngành có
tay nghề cao.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: Tổ chức tiếp xúc với các nhà
đầu tư nước ngoài đến tỉnh để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, khác với
việc tổ chức hội thảo kêu gọi đầu tư như đã làm trong những năm qua, việc
xúc tiến đầu tư sẽ thực hiện theo phương thức vận động đầu tư theo từng
dự án, tiếp xúc trực tiếp với nhà nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp với từng dự
án.
- Khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên
doanh với nước ngoài theo hướng ưu tiên đầu tư vào các dự án lớn như các
khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf ... ở những khu vực ưu
tiên phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt ở thành phố Nha Trang và phụ cận,
khu vực vịnh Cam Ranh. Để thu hút được các dự án này tỉnh cần ưu tiên
quỹ đất ở các khu vực tiềm năng du lịch cho các dự án đầu tư nước ngoài
với qui mô lớn và chất lượng cao.
- Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ban ngành địa phương bao gồm UBND cấp tỉnh, huyện – nơi
dự kiến thành lập dự án, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài nguyên – Môi
trường, sở Tài chính, sở Xây dựng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh vì đây là ngành
có mức độ nhạy cảm cao liên quan đến an ninh quốc phòng.
- Thủ tục hành chính tuy có đơn giản hơn trước nhưng vẫn còn phức
tạp đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm túc
công tác quản lý hành chính theo cơ chế “một cửa” trên các lĩnh vực: cấp
phép đầu tư, điều chỉnh giấy phép đầu tư, đăng ký lại doanh nghiệp và dự
án đầu tư, quản lý tài nguyên và môi trường, lao động, an ninh trật tự,
phòng chống cháy nổ... nhằm làm cho môi trường đầu tư ngày càng chuẩn
mực, minh bạch, thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư.
93
3.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỒNG BỘ TRONG THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH KHÁNH HÒA
Để du lịch Khánh Hòa phát triển bền vững, xứng đáng với tiểm năng
của tỉnh, bên cạnh các biện pháp thu hút các nguồn vốn đầu tư nêu trên,
trong thời gian tới tỉnh Khánh Hòa cần có các giải pháp hỗ trợ đồng bộ
trong thu hút đầu tư, đó là:
3.4.1. Thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
theo hướng bền vững
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn
liền với môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi
xuống của hoạt động du lịch. Ở đây môi trường được hiểu bao gồm môi
trường kinh doanh, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên, trong đó,
môi trường tự nhiên đối với việc phát triển du lịch là vấn đề sống còn. Vì
vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên trong kinh doanh du lịch là điều kiện quyết
định sự phát triển của doanh nghiệp và cần sự chung tay của mọi người
bằng nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu chứ không thể phó mặc cho thiên
nhiên. Do vậy, để phát triển du lịch bền vững phải gắn chặt với việc bảo vệ
môi trường tự nhiên, bảo vệ các tài sản văn hóa lịch sử và góp phần xây
dựng cộng đồng địa phương.
Trong những năm gần đây, ngành du dịch Khánh Hòa nói riêng và
Việt Nam nói chung phát triển nhanh chóng, là ngành có tiềm năng lớn tại
các nước đang phát triển. Nó mang lại nguồn ngoại tệ và tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình
độ học vấn hay trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, với năng lực quản lý
yếu kém không bắt kịp tốc độ phát triển của ngành đã dẫn tới những hậu
quả nghiêm trọng mà trong đó không thể không kể đến tác động ô nhiễm
môi trường.
94
Với du lịch Khánh Hòa, du lịch biển đóng vai trò then chốt, vì vậy
những rủi ro từ ô nhiễm môi trường biển sẽ tác động trực tiếp tới môi
trường du lịch. Không chỉ nguy cơ từ rác thải, nước thải mà sự dễ dãi trong
thu hút đầu tư bằng mọi giá không theo định hướng phát triển bền vững
cũng là nguyên nhân không nhỏ tác động đến môi trường du lịch, và hậu
quả của nó là sự mất dần các rạng san hô, các loài cá đẹp và hiếm dần mất
đi, hiện tượng rong biển chết hàng loạt… là những minh chứng cho điều
trên. Vì vậy đã đến lúc cần có các giải pháp phát triển du lịch bền vững,
việc bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường cần được đặt ra trên bàn cân thu
hút đầu tư với những giải pháp đồng bộ như sau:
- Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 đã
được Chính Phủ phê duyệt và các qui hoạch chi tiết cho từng vùng trong
tỉnh, sở Thương mại – Du lịch cần xây dựng các dự án để mời gọi đầu tư.
Các dự án này cần giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi
trường biển, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho
toàn xã hội ở vùng ven biển và hải đảo, trên cơ sở ứng dựng công nghệ
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, khai thác và sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên, ít tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tăng cường tái sử
dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đặc biệt trên các đảo, đảm
bảo phát triển du lịch biển bền vững.
Để thu hút đầu tư được các dự án này, tỉnh cần có chính sách ưu tiên
miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định. Khuyến khích và
hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là
du lịch sinh thái biển.
- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch:
Trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu kinh doanh dựa trên những nguồn
lợi có sẵn từ thiên nhiên, vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường
là việc làm có tính “sống còn” đối với các doanh nghiệp. Do đó, các cơ sở
95
kinh doanh du lịch cũng phải có những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi
trường như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoà vào thiên nhiên, cam kết
xử lý nước thải trước khi đưa vào môi trường, có thể đầu tư hệ thống xử lý
nước thải và tái sử dụng nước thải để tưới cây, vừa tiết kiệm chi phí, vừa
góp phần bảo vệ môi trường; tại các khu du lịch cần chủ động làm sạch môi
sinh, môi trường và tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch;
các khách sạn ven biển thường xuyên cử công nhân viên vệ sinh bờ biển,
thu gom và vớt váng rong…
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường:
Tích cực triển khai "Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số
02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003; lồng ghép nhiệm vụ bảo
vệ môi trường vào các hoạt động phát triển du lịch biển, đặc biệt trong
công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc thực hiện đánh giá tác động
môi trường.
- Phát động nhiều phong trào để tuyên truyền cho người dân và du
khách biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường như xây dựng “một ngày
thu gom chất thải” - ngày mà tất cả các vịnh đẹp trên thế giới cùng huy
động học sinh địa phương tham gia làm sạch bờ biển; tổ chức giải
marathon chung cho các vịnh trên thế giới để thu hút thêm gia đình các du
khách đến với các vịnh; tổ chức chương trình “tuần lễ du lịch xanh” …
Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó
quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường
trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường
nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu
do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.
3.4.2. Sử dụng hợp lý nguồn vốn NSNN để hoàn thiện cơ sở hạ tầng du
lịch.
96
Quan điểm sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng
bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo
nguồn nhân lực du lịch... để tạo tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.
Một khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện theo hướng đồng bộ nó sẽ góp phần
đảm bảo cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt
hơn. Do đó cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ có thể đáp ứng được nhu cầu thu
hút đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ
tầng du lịch theo hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du
lịch như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền
đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch. Hệ thống hạ tầng kỹ
thuật bao gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch (hạ
tầng khung) đều cần được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các
khu du lịch quốc gia (thành phố Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Văn
Phong), các khu điểm du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn.
Để có vốn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, tỉnh Khánh Hòa
một mặt cần dùng quĩ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức đấu giá
quyền sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, mặt khác cần
mạnh dạn vay nợ bổ sung nguồn vốn đầu tư. Bởi vì nếu chỉ tập trung sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong dự toán ngân sách hàng năm thì các
công trình phải kéo dài nhiều năm mới hoàn thành, gây ứ đọng vốn đầu tư
và như thế việc đầu tư trở nên không hiệu quả. Do đó, tỉnh cần mạnh dạn
vay vốn đầu tư trên cơ sở phát hành trái phiếu công trình hoặc có thể phát
hành trái phiếu quốc tế để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc
vay này sẽ có tác dụng tập trung thêm nguồn vốn cho đầu tư công trình lớn
và tạo ra sức ép phải trả nợ vào các năm sau nên kích thích tính sáng tạo và
quyết tâm của tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế, chống thất thu ngân sách để
có nguồn trả nợ. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cũng cần phải nghiên cứu
97
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình để thực
hiện xã hội hóa vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm du lịch.
3.4.3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, hợp tác
liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường:
3.4.3.1. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch
Kinh nghiệm các nước Đông Á cho thấy công tác vận động phải luôn
đi trước một bước và được xúc tiến có hiệu quả sẽ có tác dụng góp phần
đáng kể trong việc khơi tăng nguồn vốn đầu tư và khả năng lựa chọn đúng
đối tác. Công tác vận động càng trở nên cấp bách hơn một khi sự thu hút
đầu tư thể hiện tính chất cạnh trang khá gay gắt giữa các nước.
Công tác xúc tiến quảng bá cần phải được chuyên nghiệp và chủ động
hơn. Các sự kiện chính trị văn hóa kết hợp du lịch phải được chuẩn bị bài
bản, thật sự tạo ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, huy động được sự
hưởng ứng và đóng góp của doanh nghiệp; tích cực tham gia các tổ chức du
lịch quốc tế và khu vực, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, hội
thảo, festival trong và ngoài nước, thông qua đó quảng bá, tuyên truyền,
kêu gọi đầu tư, giao lưu rộng rãi với bạn bè quốc tế, tìm đối tác kinh doanh
cũng như tìm thị trường và nguồn khách du lịch. Tăng cường và mở rộng
hợp tác, liên doanh trong và ngoài nước để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và
nguồn khách góp phần đưa du lịch của tỉnh cùng với du lịch của cả nước
nhanh chóng hội nhập và đuổi kịp sự phát triển chung về du lịch của khu
vực và thế giới. Thường xuyên liên hệ với đại diện du lịch Việt Nam ở các
nước ngoài (nơi đã có), với Cục Xúc tiến du lịch để tăng cường tuyên
truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài
nước, xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử, văn
hóa, các di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... để giới
thiệu về du lịch của tỉnh. Ưu tiên cấp kinh phí ngân sách cho hoạt động xúc
tiến, quảng bá du lịch để thực hiện nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán,
98
thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách làm cơ sở xây dựng sản phẩm
và hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp với mỗi loại thị trường. Đề
nghị cấp chi từ 1-2% trên tổng doanh thu du lịch hàng năm cho công tác
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Tổ chức phối hợp các hoạt động
quảng cáo riêng lẻ cuả các doanh nghiệp tạo tiếng nói chung về du lịch của
tỉnh. Thuê các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp xây dựng chiến lược quảng bá
cũng như thực hiện tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh.
3.4.3.2. Hợp tác, liên kết vùng
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết
vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và
Khánh Hòa nói riêng. Du lịch Khánh Hòa là một cực của Trung tâm du lịch
Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, ngoài ra mối quan hệ giữa Du lịch Khánh
Hòa với du lịch TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Đông Nam Bộ
như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...không thể thiếu được trong hướng
phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết vùng
của du lịch Khánh Hòa đặc biệt là đối với các tỉnh Tây Nguyên, sản phẩm
du lịch biển càng có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc
xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du
lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ... Phải tạo thành "sân chơi
chung" cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì
vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí
Minh là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thu hút đầu tư
phát triển du lịch Khánh Hòa.
3.4.3.3. Tìm kiếm và mở rộng thị trường
Để thực hiện giải pháp này cần có các chiến lược về sản phẩm và thị
trường với việc tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị
trường phù hợp với một số phương án đã được quy hoạch 1996-2010 đề
cập, như sau:
99
* Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm cũ thị
trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị
trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết
phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao
chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những
chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du
lịch. Cho đến nay, thị trường khách quốc tế của Khánh Hoà phần lớn là bà
con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Trung Quốc, Hongkong và Mỹ gần
đây là thị trường Nga và một số nước SNG. Mặc dù phần lớn khách này
thuộc nhóm khách có yêu cầu cao trong dịch vụ và thưởng thúc các sản
phẩm du lịch, tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận và quen với những sản
phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Khánh Hoà - Nha Trang nói
riêng.
* Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Chiến lược sản phẩm cũ
thị trường mới là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những
thị trường khách du lịch mới. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải
đẩy mạnh quảng bá du lịch ở các thị trường tiềm năng như Nhật, Úc, các
nước châu Âu. Tuy nhiên chiến lược này gặp nhiều khó khăn trong tuyên
truyền quảng cáo cũng như triển vọng thực hiện lâu dài là thấp.
* Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm mới
thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường
khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn
cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự
nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn
thu hút đối với những thị trường khách mới.
* Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược sản phẩm
mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp
khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Khánh Hoà. Chiến lược này đòi
hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho
100
công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ
thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Khánh Hoà nói riêng, chiến lược
này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.4.4. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp
hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao
tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân...
hết sức cao. Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình
đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ
túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên.
Những hướng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành du lịch trước
mắt cũng như lâu dài bao gồm:
Trước tiên, chính doanh nghiệp phải đáp ứng đòi hỏi của thị trường,
tức là tự đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh của mình, chứ
không chỉ trông chờ vào các cơ sở đào tạo.
Tiếp theo, chính quyền địa phương cần có chiến lược phát triển nguồn
nhân lực cho ngành thông qua kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ
quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật nghiệp vụ du
lịch. Nên định kỳ mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng dưới các hình thức ngắn
hạn, dài hạn, tại chỗ và ở các địa phương khác trong nước, ngoài nước, tìm
hiểu kinh nghiệm thực tế, hội thảo, diễn đàn, cấp học bổng du học, thu hút
chuyên gia từ các nơi khác trong nước, nước ngoài đến giảng dạy... và khẩn
trương xây dựng hoàn thành trường Trung học nghiệp vụ du lịch tại Nha
Trang.
Ngoài ra, tỉnh cần triển khai chương trình giáo dục du lịch toàn dân để
nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, và làm du lịch, tinh thần tự hào
dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá, lòng tôn trọng, hiếu khách, cởi mở, giữ
gìn môi trường... thông qua việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong công
101
chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên
truyền khác.
Đối với hướng dẫn viên du lịch là các đoàn khách nước ngoài, các
doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với những người Việt Nam đã ra nước
ngoài học tập và làm việc để cùng tham gia hướng dẫn. Có thể xin phép
Nhà nước cấp phép có thời hạn cho những người nước ngoài sống và làm
việc tại Nha Trang có am hiểu về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục, lịch sử địa
phương để họ trở thành hướng dẫn viên. Đây cũng chính là biện pháp
chống hướng dẫn viên chui hiệu quả nhất, đồng thời làm tăng lực lượng
hướng dẫn viên.
3.4.5. Các doanh nghiệp du lịch cần phải đa dạng và nâng cao chất
lượng các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác mạnh lợi thế so sánh
về tài nguyên du lịch của địa phương.
Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển: Du lịch
biển là thế mạnh truyền thống của tỉnh cần được tiếp tục ưu tiên đầu tư phát
triển. Du lịch biển, bao gồm cả du lịch đảo được phát triển ở dải ven biển
từ Vân Phong, Vịnh Nha Trang và Cam Ranh với việc chú trọng phát triển
các loại hình du lịch thể thao, khám phá đáy biển, lướt ván, đua thuyền, vui
chơi giải trí, du lịch tàu biển…đặc biệt lưu ý xây dựng thương hiệu các bãi
biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và khách nghỉ cuối tuần từ
các đô thị lớn như bãi tắm Đại Lãnh, Dốc Lếch – Vân Phong, bãi tắm Nha
Trang, bãi Trũ - Hòn Tre và bãi Dài - Cam Ranh.
Ngoài ra, du lịch thương mại công vụ kèm theo những sự kiện đặc biệt
cũng là thế mạnh của du lịch Khánh Hoà cần được ưu tiên đầu tư, đặc biệt
là khu vực vịnh Nha Trang.
Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hoá, tài nguyên nhân
văn.
102
- Thực hiện đầu tư, tôn tạo và thực hiện nghiêm túc công tác bảo về
cảnh quan, môi trường, tính tôn nghiêm cho các di tích văn hoá, lịch sử
cách mạng, các danh lam thắng cảnh và các điểm tham quan. Xây dựng các
phương án cụ thể triển khai phục hồi làng nghề truyền thống: gốm, nón,
chiếu, thủ công mỹ nghệ... tại một số địa phương tiêu biểu. Đẩy mạnh sản
xuất và đưa vào tiêu thụ tại các cơ sở du lịch các hàng lưu niệm mang nét
độc đáo riêng của Nha Trang - Khánh Hoà.
- Xây dựng làng du lịch văn hoá của các dân tộc, kết hợp du lịch với
các khu nông nghiệp kỹ thuật cao, các công trình thuỷ lợi như: Hồ Suối
Dầu, Cam Ranh, Đá Bàn... Lồng ghép tính thẩm mỹ, hiện đại và bản sắc
dân tộc khi xây dựng công trình kiến trúc trong các khu du lịch. Việc hình
thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch triển khai phục hồi các hoạt động văn hoá nhân
dịp lễ, Tết và các lễ hội truyền thống đặc biệt của địa phương: Lễ hội Tháp
Bà Pô Nagar, lễ hội Am Chúa, lễ hội nghinh cá Ông kết hợp với hò Bá
trạo...
Sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu về hệ sinh thái.
Tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái
biển tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và Rạng Trào - Vân Phong; hệ
sinh thái rừng, hồ, thác tại các khu núi phía Tây thuộc các huyện Ninh Hoà,
Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Khánh Sơn.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ từng bước phát triển loại hình
du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, hội chợ... tập trung tại
thành phố Nha Trang, Bãi Dài - Cam Ranh và khu Trung tâm dịch vụ và
hậu cần cảng tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế tổng hợp vịnh Vân
Phong.
103
3.4.6. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành
mạnh.
Sự nỗ lực chủ quan từ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có tác
động rất lớn đến thu hút đầu tư, trong nhiều trường hợp có tính vượt trội
hơn cả chính sách ưu đãi, những hỗ trợ cụ thể hay cơ sở hạ tầng hiện đại.
Thực tế trong thời gian qua có nhiều chính sách thu hút đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng khá hiện đại, ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn
nhưng khối lượng thu hút, huy động vốn đầu tư lại không đáng kể; trong
khi đó nhiều địa phương lại chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính,
nâng ý thức trách nhiệm của các nhà lãnh đạo địa phương và hệ thống cơ
quan thừa hành, thực hiện một cách triệt để các cam kết và trực tiếp thao gỡ
các rào cản vô hình dù ở bất cứ cấp nào gây ra đã tạo được lòng tin đối với
các nhà đầu tư và đem lại những kết quả tương xứng.
Nguồn vốn đầu tư giảm sút có nguyên nhân về mặt chủ quan thuộc
trách nhiệm của các cơ quan quản lý tỉnh Khánh Hòa do chậm cải thiện
môi trường đầu tư, chậm xử lý các vấn đề phát sinh, để kéo dài tình trạng
thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu. Cho nên cần phải thực hiện:
- Nhất quán trong tư tưởng và hành động về quan điểm thu hút, huy
động, khuyến khích đầu tư. Xem đây là trách nhiệm của mọi cán bô lãnh
đạo, nhân viên các ngành các cấp. Khi giải quyết công việc cụ thể có liên
quan đến việc đầu tư phải đặt quyền lợi nhà đầu tư lên trên hết. Điều cần
thiết là thái độ rõ ràng, dứt khoát của các nhà lãnh đạo địa phương, có như
vậy mới xóa được những rào cản vô hình từ những tắc trách, nhũng nhiễu
của cấp thừa hành.
- Nâng cao năng lực, thái độ làm việc của cán bộ, cơ quan thừa hành.
Phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực giải quyết các
công việc cụ thể có liên quan đến thu hút đầu tư. Chấn chỉnh thái độ làm
việc tắc trách, được chăng hay chớ, suy nghĩ theo cơ chế “xin – cho” khi
104
giải quyết công việc có liên quan đến doanh nghiệp, đến các nhà đầu tư.
Kiên quyết xử lý, đưa ra khỏi bộ máy các cán bộ công nhân viên không đủ
năng lực và thiếu trách nhiệm.
- Các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền các cấp phải tổ chức thực hiện
đầy đủ, đúng thời hạn các quy định của tỉnh Khánh Hòa, tạo sự chuyển biên
căn bản cải thiện môi trường đầu tư. Cải cách triệt để thủ tục hành chính,
tạo môi trường minh bạch, lành mạnh, an toàn trong đầu tư. Có làm được
điều này mới hạn chế được sự “dựa dẫm” vào những quy định không rõ
ràng của thủ tục hành chính mà cán bộ nhân viên thừa hành gây khó khăn
sách nhiễu .
- Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách thu hút đầu tư của
đất nước, của địa phương để tạo được sự đồng tình ủng hộ và sự tham gia
của cộng đồng trong công tác thu hút đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Khánh
Hòa.
- Ngoài ra, chính quyền tỉnh kiên quyết xóa bỏ các dự án treo và thu
hồi đất đối với các nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính bằng cách qui
định khi đấu thầu các dự án khuyến khích đầu tư, các chủ đầu tư phải ký
quỹ bằng 5% giá trị đất của dự án và chứng minh năng lực tài chính có thể
đầu tư dự án. Nếu sau 2 năm không khởi động dự án thì phần ký quỹ sẽ
sung vào NSNN và sẽ mời nhà đầu tư khác đầu tư.
3.4.7. Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có
Tỉnh Khánh Hòa không chỉ thực hiện nỗ lực thu hút đầu tư mà chúng
ta còn tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đã đầu tư tiếp tục
phát triển tốt các hoạt động kinh doanh của mình. Nếu chúng ta thực hiện
tốt được nghiệp vụ này thì chính các doanh nghiệp kể trên sẽ trở thành một
trong những cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại tỉnh Khánh
Hòa.
105
Nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ các nhà đầu tư
cần chú trọng đến việc hướng dẫn doanh nghiệp tìm đến đúng địa chỉ cơ
quan quản lý Nhà nước cần thiết. Giải pháp này nên được thực hiện bởi
Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Khánh Hòa hoặc Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Khánh Hòa.
- Hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin về môi trường
đầu tư của tỉnh Khánh Hòa. Hướng dẫn thủ tục, quy trình đầu tư vào tỉnh
Khánh Hòa (soạn thảo và phát hành sách Guide Book cho các nhà đầu tư
nước ngoài).
- Can thiệp, hướng dẫn nhà đầu tư khi có vướng mắc, khó khăn thông
qua việc giúp đỡ về văn bản (gửi công văn đến các sở, ngành giới thiệu,
hoặc lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa trong trường hợp có kho
khăn…)
- Tập hợp các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp gửi đến các cơ
quan quản lý Nhà nước của tỉnh Khánh Hòa và sau đó, biên soạn; hiệu
đính, dịch thuật và in ấn phát hành sách về các vướng mắc này và phát
miễn phí cho doanh nghiệp.
- Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp qua mạng.
Tóm lại: Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần to
lớn trong việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Khánh
Hòa đến năm 2020, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa
phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Bên cạnh đó,
với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch sẽ là đầu tàu kéo theo các ngành
kinh tế liên quan phát triển theo, do đó góp phần phát triển kinh tế xã hội
ngày càng bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng và an toàn xã hội ở địa
phương.
106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở mục tiêu và định hướng của ngành du lịch Khánh Hòa đến
năm 2020, chương này tác giả đã mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp
huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Khánh Hòa không
những huy từ nguồn vốn trong nước qua kênh ngân sách nhà nước, tiết
kiệm trong doanh nghiệp và dân cư, từ các định chế tài chính trung gian…
mà còn chỉ ra huy động vốn từ nước ngoài bằng cách thu hút nguồn vốn
đầu tư mạo hiểm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Đồng
thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp hổ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư
như tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, hoàn thiện qui hoạch và quản lý
qui hoạch phát triển du lịch, đạo tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành
du lịch, cải cách thủ tục hành chính, lành mạnh môi trường đầu tư…
107
KẾT LUẬN
Với mục tiêu của đề tài là thu hút các nguồn vốn vào ngành du dịch
lịch Khánh Hòa, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp để nghiên
cứu, đề tài “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến
năm 2020” đã hoàn thành những nội dung sau đây:
Giới thiệu tổng quan về đầu tư, cách phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn
vốn phục vụ đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư;
Tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về du lịch và chỉ ra sự cần thiết phải
thu hút các nguồn vốn để phát triển du lịch, cũng như tổng hợp các nhân tố
có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch;
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm thu hút
các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch của một số quốc gia có hoạt
động du lịch phát triển trong khu vực Asean, trên cơ sở đó rút ra một số bài
học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn lực tài
chính cho đầu tư phát triển du lịch tại Khánh Hòa.
Trên cơ sở phát triển ngành du lịch Khánh Hòa trong giai đoạn 2001-
2007, cũng như phân tích những lợi thế và hạn chế nguồn tài nguyên du
lịch, môi trường đầu tư… hiện có tại địa phương, thực trạng huy động các
nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua ở Khánh
Hòa, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Trong đó
nổi bật là sự bất cập trong huy động vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở du lịch,
sự mất cân đối trong thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,
những vướng mắc trong triển khai dự án.
Với mục tiêu và định hướng của ngành du lịch Khánh Hòa đến năm
2020, tác giả đã mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp huy động các
nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Khánh Hòa nhanh, bền vững và
đúng hướng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần huy động vốn không
những từ nguồn vốn trong nước qua kênh ngân sách nhà nước, tiết kiệm
108
trong doanh nghiệp và dân cư, từ các định chế tài chính trung gian… mà
còn chỉ ra huy động vốn từ nước ngoài bằng cách thu hút nguồn vốn dầu tư
mạo hiểm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đồng thời tác giả
cũng đưa ra các giải pháp hổ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư như tăng
cường công tác xúc tiến đầu tư, hoàn thiện qui hoạch và quản lý qui hoạch
phát triển du lịch, đạo tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch, cải
cách thủ tục hành chính, lành mạnh môi trường đầu tư…
Từ những kết luận trên cho thấy, để đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn cho
ngành du lịch Khánh Hòa từ nay cho đến năm 2020, với mục tiêu đưa du
lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cần phải có sự
phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện những chiến
lược phát triển đã đề ra, trong đó công tác huy động vốn phải được đẩy
mạnh để tăng cường đầu thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, cân đối
và bền vững trong tương lai.
Những đề xuất nghiên cứu tiếp theo:
- Khảo sát các doanh nghiệp du lịch để tìm hiểu hiệu quả đầu tư kinh
tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh du lịch tại
tỉnh Khánh Hòa.
- Khảo sát các nguồn vốn sử dụng phù hợp đối với mà từng loại hình
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và mối quan hệ giữa vốn đầu tư vào
ngành du lịch với việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Khánh Hòa.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH, LUẬT VÀ CÁC BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
KHÁNH HÒA:
1. PGS.TS Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn
Tài chính - Tiền tệ, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. PGS.TS Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị Mỵ (2001), Kinh tế doanh nghiệp
và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê.
3. TS. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ.
4. TS. Phạm Văn Năng, TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Sử Đình Thành
(2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê.
5. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – TS Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài chính
quốc tế, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Đình Tài (1997), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động
vốn cho đầu tư phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Du lịch – Thương mại (2006), Điều chỉnh
qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 (Báo cáo tóm tắt).
8. Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa (2005), Báo cáo thực hiện
chương trình phát triển du lịch Khánh Hòa 2001 – 2005.
9. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2007), Niên giám thống kê Khánh Hòa
2006.
10. Quốc Hội (2005), Luật du lịch, luật số 44/2005/QH11.
11. Quốc Hội (2005), Luật đầu tư, luật số 59/2005/QH11.
110
II. WEBSITE:
1. Tổng cục Du lịch
2. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh
3. Sở Du lịch Hà Nội
4. Sở Du lịch TP Đà Nẵng
5. Sở Du lịch – Thương mại tỉnh Khánh Hoà
6. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
8. Cục thống kê TP HCM
9. Báo đầu tư Việt Nam
10. Báo Việt Nam net
111
PHỤ LỤC
Bản đồ 1.PL: Bản đồ du lịch tỉnh Khánh Hòa
112
Bảng1.PL. Du khách và doanh thu ngành du lịch Khánh Hòa
giai đoạn 2001 -2007
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007*
Tổng khách du
lịch (ngàn lượt)
495,00 539,83 584,13 699,42 902,47 1.088,80 1.036,42
Doanh thu du
lịch (Tỷ đồng)
246,11 297,27 360,20 456,00 643,74 834,40 1.020,16
Tốc độ tăng
trưởng (%)
23,75 20,79 21,17 26,60 41,17 30,49 21,43
(Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa;
(*): số liệu ước thực hiện năm 2007)
Bảng 2.PL: Tình hình lạm phát Việt Nam và CPI qua các năm
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008(*)
Lạm phát 3,4 1,9 4,0 5,4 9,5 8,4 6,7 12,6 22
CPI -1,6 -0,14 4,0 3,3 9,0 7,2 6,6 12,63 -
(Nguồn : Ngân hàng phát triển Châu A; (*) dự báo của Quốc hội tại kỳ họp
thứ 3, Quốc hội XII, 5/2008)
Bảng 3. PL: Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến 2007
Ngành nghề 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Công nghiệp,
xây dựng (%)
35,31 37,40 38,60 39,26 40,65 41,58 41,54 42,38
Du lịch,
dịch vụ(%)
37,82 38,20 39,50 39,48 40,13 40,50 40,05 41,47
Nông, lâm nghiệp,
thủy sản (%)
26,87 24,40 21,90 21,26 19,22 17,92 18,41 16,15
Tổng cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 của cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2007)
113
Bảng 4.PL: Tác động của thu hút đầu tư vào du lịch đối với hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2001 - 2007
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007(*)
1. Tổng sản phẩm du lịch triệu đồng 442.956 510.000 479.261 574.711 673.528 838.233 952.282
2. Tổng sản phẩm toàn tỉnh triệu đồng 7.285.371 8.931.193 9.737.436 11.460.703 13.397.489 15.608.412 18.184.200
3. Tỷ trọng GDP du lịch/tỉnh % 6,08 5,71 4,92 5,01 5,03 5,37 5,24
4. Số thu NSNN du lịch triệu đồng 186.570 209.650 262.400 334.840 371.700 427.455 504.545
5. Số thu NSNN tỉnh triệu đồng 2.096.456 2.624.045 3.348.418 4.111.578 4.001.534 4.084.576 4.126.740
6. Tỷ trọng NSNN du lịch/tỉnh % 8,90 7,99 7,84 8,14 9,29 10,47 12,23
7. Số lao động người 2.850 3.800 4.354 4.660 5.200 6.032 6.920
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 của cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa; Sở Thương mại – Du lịch Khánh Hòa
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2007, (*) là số liệu ước tính đến cuối năm 2007)
114
Bảng 5.PL: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh đến 31/12/2007
MÃ
SỐ
HÌNH
THỨC Nước DOANH NGHIỆP
TÌNH
TRẠNG
MỤC TIÊU
HOẠT ĐỘNG
SỐ GIẤY
PHÉP
NGÀY
CẤP
THÒI
HẠN
(NĂM)
VỐN
ĐẦU
TƯ (USD)
DL NN Malaysia CTY KS LODGE A
Kinh doanh khách
sạn 580/GP 1993 30 6.807.032
DL LD Japan CTY LD SÀI GÒN NHA TRANG A
Kinh doanh khách
sạn 2149/GP 2000 40 7.800.000
DL NN Russia CTY RUSALKA C
Kinh doanh khách
sạn 2178/GP 2000 40 15.000.000
DL BCC Canada
HDHTKD TRUNG TAM DV &
DULỊCH A Dịch vụ du lịch 27/ GP – KH 2003 107.000
DL LD Australia
Cty TNHH LD CLB BƠI
THUYỀN NT A Dịch vụ du lịch 32/GP-KH 2003 300.000
DL NN France Cty TNHH EL COYOTE A
Du lịch lặn biển,
nhà hàng 36/GP-KH 2005 30 400.000
DL NN U.K
Cty TNHH CẦU VÒNG VIỆT
NAM A
Dịch vụ bơi lặn
biển 34/GP-KH 2005 30 500.000
DL LD Thailand
KINH DOANG DỊCH VỤ
THUYỀN BUỒM VIỆT NAM B
Kinh doanh dịch vụ
thuyền buồm 2608/GCNĐT 2006 10 699.578
DL NN Japan
CTY TNHH DU LỊCH NGỌC
TRAI SÀI GÒN B
Du lịch và khu nghỉ
mát 372022000002 2006 30 5.000.000
36.613.610
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa)
115
Bảng 6.PL: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁNH HÒA
Giai đoạn 2006 – 2010
Kinh phí dự kiến (tỷ đồng) STT DANH MỤC
Tổng NS DN Khác
Đơn vị chủ trì Ghi chú
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
Công tác quy hoạch du lịch
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Khánh Hòa đến năm
2010 có tầm nhìn đến năm 2020.
Xây dựng Quy hoạch cụ thể phát
triển khu du lịch Cam Ranh.
Xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư
phát triển hoạt động du lịch phù hợp
với Quy hoạch Khu kinh tế Vịnh Vân
Phong đã được Thủ tướng Chính Phủ
phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư
phát triển du lịch cụm khu vực Diên
Khánh – Khánh Vĩnh.
0,55
0,3
0,15
0,05
0,05
0,55
0,3
0,15
0,05
0,05
Sở DL – TM Khánh
Hòa
Ban QL Bắc bán đảo
Cam Ranh
Ban QL khu KT Vân
Phong
Sở DL – TM Khánh
Hòa phối hợp cùng
UBND huyện Diên
Khánh, Khánh Vĩnh
Triển khai trong năm
2006
2. Đầu tư các dự án du lịch 11.718 1.350 10.368
2.1 Các dự án đầu tư mới 9.268 9.268
116
2.1.1 Nha Trang 3.763 3.763
2.1.2 Diên Khánh 30 30
2.1.3 Khánh Vĩnh 345 345
Các đơn vị kinh doanh
Du lịch
Kêu gọi đầu tư
2.1.4 Khánh Sơn 10 10
2.1.5 Ninh Hoà 99 99
2.1.6 Vạn Ninh 910 910
2.1.7 Cam Ranh 4.111 4.111
Các đơn vị kinh doanh
Du lịch
Kêu gọi đầu tư
2.2 Nâng cấp chất lượng dịch vụ tại các
khách sạn, khu du lịch
300 300 Các đơn vị, cơ sở
KDDL
2.3 Đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm
thương mại.
500 500
2.4 Đầu tư năng lực vận chuyển và cơ sở
hạ tầng du lịch
1.650 1.350 300
2.4.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cho 3 khu vực trong điểm Nha Trang,Cam
Ranh và Vân Phong
1.350 1.350
2.4.2 Đầu tư năng lực vận chuyển 300 300 Ngành chủ quản và các
doanh nghiệp đầu tư
3. Công tác thông tin, quảng cáo, tiếp
thị du lịch 19 15 4
Sở Du lịch – Thương
mại Khánh Hòa
4. Phát triển loại hình du lịch văn hóa 6 3 2,4 0,6 Sở Du lịch – Thương mại, Sở Văn hóa Thông
tin và các đơn vị du lịch
Đơn vị chủ trì chịu trách
nhiệm xây dựng dự án
và kinh phí đầu tư cụ thể
117
5. Bảo vệ môi trường du lịch 10 10 Sở Du lịch – Thương mại, UBND tp.Nha
Trang, Sở Tài nguyên
Môi trường
Đơn vị chủ trì chịu trách
nhiệm xây dựng dự án
và kinh phí đầu tư cụ thể
6. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ và
giáo dục nâng cao dân trí
3,5 1 2,5 Sở Giáo dục và đào tạo
và các đơn vị du lịch
TỔNG CỘNG 11.757.05 1.379,55 10.376,9 0,6
(Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Khánh Hòa)
Bảng 7.PL:CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2006-2010
ĐVT: Tỷ đồng
Dự kiến vốn đầu tư các năm ST
T
Tên công trình Địa điểm Tổng
mức
đầu tư 2006 2007 2008 2009 2010
Nguồn vốn đầu tư
TỔNG CỘNG 1350 38,95 220,35 434 383,7 273
I. VỐN NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ 589 17,15 81,85 174 190 126
1 Dự án cây xanh trong giải phân cách
đại lộ Nguyễn Tất Thành
7 7
2 Dự án tuyến đường nhánh (1/2 phía
nam)
240 30 80 80 50
Xin hổ trợ 60 tỷ đồng (15
tỷ đồng/năm và hổ trợ trong 4
năm từ 2007 đến 2010) từ nguồn
vốn ngân sách trung ương cho
118
3 Dự án tuyến đường nhánh (1/2 phía
Bắc)
240 30 80 80 50
4 Dự án kỳ quan và cây xanh dọc đại
Nguyễn Tất Thành
Bãi Dài –
Cam Ranh
30 10 10 10
các dự án cơ sợ hạ tầng du lịch.
Nguồn vốn từ đấu giá
quyền sử dụng đất các lô D15,
D16, D17 của khu Bãi Dài.
5 Dự án nâng cấp, mở rộng đường vào
khu du công viên YangBay – HoCho.
Huyện
Khánh Vỉnh
22 10 12 Năm 2006 đã được cấp 15 tỷ từ nguồn vốn ngân sách trung
ương cho đầu tư phát triển hạ
tầng du lịch
6 Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công
cộng tại khu vực bờ biển Nha Trang và
các điểm du lịch trong thành phố.
Nha Trang 0,2 0,1 0,1
7 Xây dựng 2 chòi cứu hộ tại khu vực bãi
biển Nha Trang.
Nha Trang 0,1 0,5 0,5
UBND thành phố Nha Trang
thực hiện
8 Hệ thống điện phục vụ việc mở rộng
khai thác Khu du lịch Hòn Lao
KDL Hòn
Lao
9,7 9.7 Ngân sách
9 Nâng cấp đường vào KDL suối nóng
Trường Xuân và Ba Hồ
Ninh Hoà 20 2 10 8
10 Nâng cấp đường vào KDL Suối Tiên,
suối Bạch Đằng
Diên Khánh 20 2 10 8
Ngành Giao thông thực hiện
II. DOANH NGHIỆP ỨNG VỐN ĐẦU TƯ 135 0,3 50 50 34,7
119
11 Dự án cấp điện khu du lịch Bãi Dài –
Cam Ranh
135 0,3 50 50 34,7 Tổng Cty Điện lực ứng vốn
đầu tư và UBND tỉnh sẽ hoàn
trả vào tiền thuê đất dự án của
Công ty tại Bãi Dài
III. VỐN KÊU GỌI BOT HOẶC BT 496 1,5 67,5 170 130 127
12 Dự án TN & xử lý nước thải Bãi Dài –
Cam Ranh
370 30 140 100 100
13 Dự án hạ tâng nước thô phục vụ thi
công khu du lich
Bãi Dài –
Cam Ranh 36 1,5 34.5
14 Xây mới Cầu tàu du lịch tour Sông Cái
và 2 cầu tàu du lịch tham quan vịnh
Nha Trang.
Nha Trang 90 3 30 30 27
IV. VỐN ĐẦU TƯ CHO KHU VỰC VÂN PHONG 130 20 21 40 29 20
15 Xây dựng mới Cảng du lịch Quốc tế
Đầm Môn giai đoạn 2006-2010
Đảo Hòn
Gốm - Vân
Phong
100 20 20 20 20 20
16 Cầu tàu du lịch Dốc Lết Ninh Hoà -
Vân Phong
30 1 20 9
Nguồn vốn theo nội dung
mục 1 điều 20 Quy chế hoạt
động của Khu kinh tế tổng hợp
Vân phong đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 92/2006/QĐ-TTg ngày
25/4/2006
(Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Khánh Hòa)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van nop thu vien.pdf