ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành may chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi vừa góp phần tăng thu ngân
sách vừa giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động (80% là nữ) cho
đất nước. May là một trong những ngành mũi nhọn về chiến lược hàng hoá trong
nước cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Đặc thù của ngành may là sử dụng dây
chuyền công nghệ giản đơn, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhưng gò
bó, đòi hỏi nhịp độ công việc nhanh . Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếm khoảng 80-
90% và phần lớn là ở độ tuổi 20-35 tuổi. Thời gian làm việc trung bình là trên 8giờ/
ngày. Nhiều khi công nhân phải làm việc tăng ca, có khi tới 10-12 giờ/ngày. Lực
lượng lao động của ngành may chủ yếu xuất thân từ nông thôn . nên ít nhiều cũng
bị ảnh hưởng bởi lối sống, tập quán của nông dân, ý thức tổ chức kỷ luật và nhận
thức xã hội chưa cao. Dẫn từ [10], [32].
Trong 10 năm trở lại đây điều kiện lao động và môi trường dệt may cũng như
sức khoẻ người lao động đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các bệnh thường gặp,
bệnh liên quan đến nghề nghiệp thường diễn biến theo xu hướng không tốt.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, từ
nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động công nghiệp là hết
sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn, Nghị quyết 46NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ
Chính trị. Dẫn từ [16], đã chỉ rõ “Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn
chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi
trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng
cao năng lực giám sát, phát hiện khống chế dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh,
đẩy mạnh phòng chống các bệnh nghề nghiệp”.
Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động, việc xây
dựng chính sách quốc gia quản lý, giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh
nghề nghiệp cho người lao động, trong đó có lao động ngành dệt may là nhiệm vụ
có tính cấp thiết. Các nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ trong công nghệ dệt may
hiện nay ở nước ta còn rất ít đặc biệt là tỷ lệ mắc các chứng bệnh và bệnh nghề
nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào
về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân dệt may. Việc quan tâm xem các bệnh thường
gặp ở các hệ thống cơ quan trong cơ thể công nhân dệt may Thái Nguyên có khác gì
với các đối tượng lao động khác cũng đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn
đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng một số chứng, bệnh
thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân Công ty may Thái Nguyên”. Nhằm
đáp ứng hai mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp ở công nhân may thuộc
Công ty may Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật ở công nhân Công ty may
Thái Nguyên.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chương 1. TỔNG QUAN . 3
1.1. Tình hình phát triển ngành may ở nước ta 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật của người lao động 4
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sức khỏe và bệnh tật ở công
nhân dệt may 13
Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
18
2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 18
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu . 19
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 21
2.6. Vật liệu nghiên cứu . 21
2.7. Phương pháp khống chế sai số . 21
2.8. Phương pháp xử lý số liệu . 21
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
22
3.2. Các kết quả nghiên cứu về chứng, bệnh của người công nhân may 24
3.3.Các yếu tố liên quan (ảnh hưởng) đến một số chứng, bệnh của người công nhân . 35
Chương 4. BÀN LUẬN 39
KẾT LUẬN . 53
KHUYẾN NGHỊ . 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công ty may Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc dù đây là công việc không phải chỉ dành riêng cho nữ giới. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng, Lê Thu Nga, Nguyễn Huy Tuấn, Bùi Hoài
Nam tại một số công ty thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ
công nhân nữ dao động khoảng 80%. Trong công nghệ dệt may tỷ lệ các nhóm nghề
khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Những công việc này đòi hỏi nam giới tham gia
nhiều hơn, tuy nhiên trong công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động thì việc lập
kế hoạch chăm sóc nữ công nhân vẫn cần được ưu tiên hơn. Một số kết quả nghiên
cứu về sức khỏe và an toàn vệ sinh lao động ở ngành dệt may của các tác giả trong
và ngoài nước cũng cho nhận xét như vậy và khuyến cáo việc cần thiết phải ưu tiên
chăm sóc sức khoẻ lao động nữ. Dẫn từ [ 7 ], [21 ].
Đa số công nhân công ty may Thái Nguyên, đặc biệt là nhóm công nhân may
dây chuyền ở độ tuổi <40 (<30 là 76,65%; 30-39: 19,1%). Kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước trong thời gian gần đây cũng cho thấy cùng một
điểm chung là nữ công nhân ngành dệt, may chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở các vùng
khó khăn, chậm phát triển, nơi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm
đối với các nghề nghiệp khác. Song do lao động căng thẳng nên tuổi nghề của công
nhân ngành dệt, may thường không được kéo dài. Người công nhân chỉ làm việc ở
nhà máy trong vòng 20 năm là phải bỏ nghề hoặc chuyển nghề. Dẫn từ [6], [8]. Kết
quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng
Văn Tiến, các tác giả đều cho rằng đa số các công nhân lao động ở các ngành sản
xuất khác có tuổi đời trung bình là 40. Tỷ lệ công nhân có tuổi đời < 40 thường chỉ
chiếm 60%, tuổi đời 40-50 là 30-35%. Do không phải trải qua quá trình đào tạo lâu,
đi làm sớm, thời gian làm việc tại cơ sở sản xuất ngắn nên tuổi nghề của người lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
động cũng thường là không cao vì họ phải bỏ nghề sớm sau một thời gian lao động
không lâu tại nhà máy so với các ngành sản xuất khác. Kết quả nghiên cứu bảng 3.3
cho thấy tỷ lệ công nhân may dây chuyền là 87,7%. Tuổi nghề 10-19 năm là
11,62%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng và cộng sự cũng tương tự như
kết quả nghiên cứu của chúng tôi (có hơn 80% công nhân may dây chuyền có tuổi
nghề <10 năm). Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng trên công nhân in và công nhân
sản xuất da giầy (2005) cho thấy tỷ lệ công nhân nữ của ngành này cũng chiếm đa
số, song tuổi nghề <10 năm của họ chỉ chiếm 53-58%. Điều kiện lao động của công
nhân ngành may cũng tương tự công nhân in và công nhân sản xuất da giầy [31].
Do vậy việc duy trì khả năng lao động kéo dài tuổi nghề ở ngành may cần phải lưu
tâm hơn. Nghiên cứu của Sultal Al-Otaibi về sức khoẻ của công nhân may tại
Aramco-Draharan-Arập Saodi cũng cho thấy tỷ lệ công nhân có tuổi nghề thấp
chiếm tới 53% (<10 năm), như vậy so với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ công nhân
có tuổi nghề cao vẫn thấp hơn. Tuy đối với các ngành khác việc kéo dài tuổi nghề
cũng rất quan trọng song đối với nghề may còn quan trọng hơn nhiều.
4.2. Các chứng, bệnh ở công nhân may
Nhìn chung tỷ lệ công nhân mắc các chứng, bệnh tương đối cao, trong đó có
một số chứng, bệnh mạn tính. Do hầu hết các công nhân mắc các chứng, bệnh cấp
tính như viêm mũi họng, viêm phế quản, nên chúng tôi chỉ ghi nhận và đưa vào số
liệu nghiên cứu luận văn đối với các trường hợp mạn tính và những trường hợp có
xác nhận chắc chắn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (sổ y bạ, hoặc
giấy khám bệnh...). Tỷ lệ mắc các chứng, bệnh mạn tính ở họng chiếm từ 8,30 –
9,50%. Như vậy có nghĩa là có tới 1/10 công nhân mắc các bệnh mũi họng đã trở
thành mạn tính. Hầu hết các tác giả đều cho là tỷ lệ viêm mũi họng cấp tính thường
là cao (40-70%), tuỳ các ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ mạn tính thường dao động xung
quanh 5-7%. Dẫn từ [12], [27]. Sự khác biệt này so với nghiên cứu của nghiên cứu
của chúng tôi có ý nghĩa thống kê (p<0,5). Nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ mắc
bệnh mạn tính ở khu vực mũi họng có thể do thời gian tiếp xúc quá lâu (10
tiếng/ngày, ít ngày nghỉ), bụi bông thường bám vào các niêm mạc của đường hô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hấp, mũi họng gây nên các phản ứng của lớp tế bào non, dần dần mất khả năng bảo
vệ và dễ bị các vi khuẩn sẵn có ở đường hô hấp trên gây bệnh. Nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Anh (2008), Nguyễn Anh Tuấn (2004) cũng cho thấy tỷ lệ bệnh mạn
tính ở tai mũi họng của công nhân ngành luyện kim thường khoảng từ 6,3-7,5%.
Các tác giả đều cho rằng tỷ lệ này là cao và có liên quan đến môi trường bụi, vi khí
hậu không thuận lợi của môi trường. Theo chúng tôi, công nhân may vừa tiếp xúc
với bụi bông có khả năng kích thích, vừa phải làm việc trong môi trường có vi khí
hậu nóng, ẩm là những yếu tố nguy cơ đối với các rối loạn bệnh lý ở niêm mạc,
trong đó có niêm mạc mũi họng nên tỷ lệ bệnh tăng cao là hợp lý.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 02 trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông, tuy
nhiên do các số liệu về môi trường chưa thật đầy đủ, nên căn nguyên do yếu tố môi
trường lao động chưa được xác định chắc chắn về mức độ nguy cơ, vì vậy việc theo
dõi tiếp tục để xác định khả năng tác động của yếu tố căn nguyên cũng như chăm
sóc sức khoẻ (CSSK) cho những người bệnh này cần được tiếp tục vì đây cũng là
bệnh nghề nghiệp đặc thù của ngành may.
Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính trong công nhân may dây chuyền trong
nghiên cứu của chúng tôi là 4,5% (36 người). Đa số các trường hợp viêm nhiễm
mạn tính này đều có nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nghề nghiệp rõ rệt. Những
trường hợp này cần được xác định xem có phải là hậu quả bệnh lý hoặc là yếu tố
dẫn đường đối với bệnh bụi phổi bông hay không? Các nghiên cứu của các tác giả
về sức khoẻ bệnh tật của công nhân may (Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Thị Hồng
Tú,...) đều cho thấy tỷ lệ viêm phế quản mạn tính khoảng 3-5% (Công ty dệt may
Thành Công 3,5%, Công ty dệt Phong Phú 4,7%, Công ty dệt may Hà Nội 4,3%,...).
Tỷ lệ này đều được các tác giả cho là cao và nguy hiểm bởi lẽ có tới 30% trong đó
có dấu hiệu của bệnh bụi phổi bông. Theo Nguyễn Đình Dũng công nhân dệt may
của các công ty khu vực Hà Nội có sức khoẻ kém và phải tiếp xúc với môi trường
bụi vượt tiêu chuẩn 7,1lần; tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi bông ở giai đoạn II là 13,6%,
giai đoạn III là 5,4%. Tác giả Nguyễn Đình Dũng cho rằng cần phải giải quyết các
yếu tố nguy cơ và quan tâm chăm sóc hơn nữa đối với sức khoẻ của công nhân dệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
may. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng cần phải lưu tâm hơn nữa, giảm
thiểu tối đa các trường hợp viêm phế quản mạn tính bằng cách điều trị kịp thời các
trường hợp cấp tính, dự phòng kịp thời và có hiệu quả để tránh các bệnh ở phế quản
đặc biệt là bụi bông trở thành mạn tính.
Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh về mắt là 4,75% (43 người mắc) cũng là điều
đáng lưu tâm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, do không có điều kiện theo dõi nên
tỷ lệ mắc bệnh cấp tính về mắt chắc chắn sẽ còn nhiều. Nghiên cứu cắt ngang
thường cho kết quả mang tính chất thời điểm, song với tỷ lệ gần 5% trên đối tượng
công nhân cần sử dụng khả năng làm việc của thị giác là thường xuyên ở mức độ
cao là bất thường. Cần có kế hoạch cụ thể trong CSSK đặc biệt là chăm sóc mắt cho
công nhân dệt may. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả
của các tác giả trong và ngoài nước. Dẫn từ [8], [45], [46]. Theo các tác giả, tỷ lệ
mắc bệnh mắt ở công nhân may thường dao động khoảng 5% và ít chuyển thành
mạn tính mặc dù tốc độ lão hoá thị giác ở nhóm công nhân này thường tăng nhanh.
Nghiên cứu của các tác giả về các đối tượng lao động ở các ngành khác ở khu vực
Thái Nguyên và Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh mắt thường thấp hơn các kết
quả nghiên cứu của chúng tôi (Nguyễn Anh Tuấn 2004/2,53%; Nguyễn Quốc Anh,
2005/3,8%; Phan Hoàng Hiệp, 2005/2,4%). Như vậy nguy cơ mắc bệnh mắt ở Công
nhân may Thái Nguyên cũng tương đối cao và cần được lưu tâm để tìm ra các biện
pháp dự phòng có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu về các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi đời cho thấy
công nhân may dây chuyền mắc bệnh mũi họng khi tuổi đời còn rất trẻ (<30 tuổi
8,76%). Kết quả nghiên cứu này cũng hợp lý và phù hợp với nhận xét của các tác
giả trong và ngoài nước. Các tác giả cho rằng người công nhân vào lao động ở môi
trường dệt may cũng như các ngành khác đã phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
đối với các niêm mạc mũi họng tức thời ngay từ khi mới vào nghề, do vậy hiệu ứng
gây viêm nhiễm cấp tính sẽ xuất hiện ngay. Công tác CSSK người lao động của
Công ty may Thái Nguyên còn nhiều bất cập, người lao động không được CSSK
ngay từ đầu vì vậy các trường hợp cấp tính sẽ chuyển thành mạn tính. Về sau do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiều trường hợp chuyển thành mạn tính nên các dấu hiệu cấp tính sẽ khó phát hiện
bởi lẽ công nhân đã quen chịu đựng hoặc không muốn đi khám. Nghiên cứu của các
tác giả Thái Lan từ năm 2005 đến 2007cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở công
nhân lao động ở các hầm say lúa tiếp xúc với bụi hữu cơ cũng cao. Dẫn từ [35]. Tỷ
lệ mắc các bệnh mũi họng cấp tính bắt đầu cao và dễ trở thành mạn tính từ 5 năm
đầu, ngay khi mới vào nhà máy làm việc. Các tác giả cho rằng việc dự phòng các
bệnh mũi họng cần được đặt ra đối với tất cả các công nhân tiếp xúc với bụi và hoá
chất ngay từ khi bắt đầu tiếp cận với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp. Về mặt chiến
lược, đa số các tác giả cho rằng, dự phòng chủ động ngăn cản các yếu tố nguy cơ
ngay từ nguồn luôn là biện pháp hữu hiệu. Việc sử dụng khẩu trang thường giải
quyết không triệt để thậm chí một số trường hợp còn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh
mũi họng.
Công nhân may Thái Nguyên mắc bệnh mũi họng mạn tính với tuổi nghề phần
lớn là <10 năm, điều này cho thấy khả năng kéo dài tuổi nghề ở các đối tượng công
nhân may sẽ gặp nhiều khó khăn. Các bệnh mũi họng sẽ là mở đường cho các bệnh
đường hô hấp tiếp theo và là nguyên nhân của việc suy giảm sức khoẻ và tăng thời
gian nghỉ việc ở các đối tượng lao động này. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình
Dũng tại một số cơ sở dệt, may khu vực Hà Nội cho thấy công nhân may Hà Nội
cũng mắc bệnh mạn tính ở tuổi nghề <10 năm, với khoảng 50%, số còn lại sau 10
năm mới mắc. Kết quả này cho thấy môi trường lao động nói chung của ngành may
là tương tự như nhau. Các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mũi họng ở các cơ sở dệt
may ở Hà Nội và Thái Nguyên cũng tương tự như nhau, vì vậy đa số công nhân đều
mắc bệnh ngay từ khi mới vào làm việc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 02 người mắc bệnh bụi phổi bông (bảng
3.7, 3.8), nhìn chung các bệnh nhân này mắc bệnh ở tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ.
Điều này cho thấy cần có sự quan tâm đối với đối tượng này khi họ mới vào làm
việc. Điều đặc biệt ở đây là các đối tượng chủ yếu là nữ, ở dây chuyền may cho nên
vấn đề tác động của các yếu tố nguy cơ đặc thù cũng cần được tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu về các chứng, bệnh ở hệ tuần hoàn qua bảng 3.11 và biểu
đồ 5 trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao. Công nhân có tuổi nghề <10
năm mắc 5,53%, 10-19 năm mắc 6,99%. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khu
vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở ngành dệt may cũng tương tự
như kết quả của chúng tôi. Có thể do lao động căng thẳng. Thời gian lao động kéo
dài trong ngày cũng như trong tuần dễ trở thành stress nghề nghiệp ảnh hưởng xấu
đến Hệ tim mạch của công nhân. Đây cũng là nhận xét chung của tác giả trong và
ngoài nước trên đối tượng công nhân ngành dệt may. Dẫn từ [20], [43]. Nghiên cứu
của Nguyễn Mạnh Tuân (2008) cũng cho thấy người lao động ngành may mặc, da
giầy ở khu vực thành phố Hải Phòng cần được cán bộ công đoàn cơ sở cũng như
các nhà quản lý lao động quan tâm, chăm sóc, giảm thiểu các Stress nghề
nghiệp[28]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự về bệnh tim mạch
ở công nhân bánh kẹo Hà Nội, công nhân một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa
Thiên Huế của các tác giả Bùi Doãn Chung, Nguyễn Đức Trọng, Bùi Trung Sỹ.
Dẫn từ [26], [31], [33]: Bệnh hệ tuần hoàn từ (3-7%), tuỳ các ngành có yếu tố nguy
cơ nghề nghiệp, Stress khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ thường gặp tỷ lệ ít hơn (3-
4%). Các doanh nghiệp lớn nhịp độ lao động cao, tỷ lệ cao hơn (5,7%). Tuy nhiên
vấn đề này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu để xác định các yếu tố nguy cơ trên
số lượng công nhân nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu về các bệnh tiêu hoá (bảng 3.10) cho thấy công nhân may
dây chuyền ở Thái Nguyên mắc với tỷ lệ thấp, ở tuổi nghề >20 năm (8%). Tuy
nhiên chúng tôi chưa thấy có mối liên hệ nào về sự gia tăng tỷ lệ có liên quan đến
yếu tố nghề nghiệp, bởi lẽ tuổi nghề <10 năm và <20 năm tỷ lệ mắc tương tự như
nhau (P>0,05). Tuy nhiên tuổi nghề >20 năm tỷ lệ mắc tăng vọt so với các nhóm
tuổi nghề khác. Trong số những công nhân mắc các bệnh về tiêu hóa có một tỷ lệ
đáng kể mắc bệnh trĩ cũng là một lưu ý cần nghiên cứu thêm. Kết quả nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước đối với bệnh tiêu hoá ở công nhân làm việc
trong các dây chuyền công nghệ tương tự cũng chưa cho nhận xét nào đáng lưu ý về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đối với bệnh tiêu hoá so với công nhân làm việc ở dây
chuyền với hoá chất hoặc các vi sinh vật độc hại.
Tỷ lệ mắc các bệnh mắt ở công nhân may dây chuyền tại Thái Nguyên có xu
hướng tăng theo tuổi đời, mặc dù tuổi đời của công nhân trong ngành may là rất trẻ.
Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh mắt ở nhóm công nhân >40 tuổi và nhóm công nhân mới
vào nghề (<30 tuổi) có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ bệnh
mắt theo tuổi nghề ở bảng 3.13 lại cho thấy sự thay đổi tỷ lệ bệnh (tăng lên) theo
tuổi nghề chưa thật rõ rệt (P>0,05). Điều này chứng tỏ với thời gian lao động ngắn
mặc dù tuổi nghề còn thấp, tuổi đời còn trẻ công nhân may đã mắc bệnh mắt với tỷ
lệ đáng kể, về sau sự gia tăng không rõ rệt. Các nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về vấn đề này cũng cho kết quả và nhận xét không giống nhau trên đối
tượng các công nhân thuộc ngành công nghiệp nhẹ. Dẫn từ [32], [35].
Nghiên cứu của Sur Han – og, John Birchall về quản lý các nguy cơ và an toàn
vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho nhận xét: công nhân dệt may ở các nước khu vực
Đông Nam Á chịu nhiều sức ép do stress nghề nghiệp nên tỷ lệ mắc các bệnh tim
mạch, thần kinh, mắt tương đối sớm. Các tác giả cho rằng cần lưu ý giảm thiểu ngay
yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đặc biệt là thời gian lao động kéo dài. Điều này xảy ra ở
các xí nghiệp vừa và nhỏ, các nước đang phát triển và chậm phát triển, nơi mà công
tác y tế lao động thường còn nhiều thiếu hụt. Nghiên cứu của Hoàng Trung Sỹ và
cộng sự (2007) về tình hình môi trường sức khoẻ lao động nữ tại một số doanh
nghiệp ở Thừa Thiên Huế trong đó có công nhân dệt may cho thấy người lao động
phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như vi khí hậu xấu, bụi, ồn
nên tỷ lệ sức khoẻ kém (loại IV trở lên cao – 4-6%). Người công nhân mắc nhiều
bệnh có liên quan đến môi trường và gánh nặng công việc với tỷ lệ đáng kể, trong
đó tỷ lệ mắc bệnh mắt cao và không tuân theo quy luật tuổi đời, tuổi nghề. So với
kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác, có thể yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong
nghiên cứu của họ cao hơn trong nghiên cứu ở công nhân may Thái Nguyên.
Nghiên cứu của tác giả còn cho thấy khả năng mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1,3 lần đối với đa số các bệnh. Điều này cho thấy việc bảo vệ sức khoẻ lao động nữ
ở tất cả mọi nơi, mọi ngành đều phải đặt ra với mức độ cấp thiết.
Nghiên cứu về bệnh ngoài da ở công nhân may theo tuổi đời và tuổi nghề ở
Thái Nguyên cho thấy công nhân ngành này tỷ lệ mắc bệnh thấp và mắc ngay từ khi
mới vào làm việc (tuổi đời <40, tuổi nghề <10 năm). Kết quả nghiên cứu của Hoàng
Trung Sỹ cho thấy công nhân lao động ở các ngành nghề ở Thừa Thiên Huế có tỷ lệ
mắc bệnh ngoài da cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Công nhân các ngành nghề
khác tỷ lệ mắc từ 7 - 30%. Công nhân dệt may xuất khẩu mắc 23,5 - 25,7% (công
nhân nữ mắc cao hơn). Có thể ngoài vấn đề môi trường đặc thù của ngành dệt may
còn có những vấn đề khác về điều kiện môi trường lao động khu vực Thừa Thiên
Huế khác hơn nên tỷ lệ mắc bệnh da của họ cao gấp 10-20 lần kết quả nghiên cứu
của chúng tôi.Trong nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bệnh da cũng cho thấy sự cần
thiết phải xem xét, nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về các yếu tố nguy cơ để đánh
giá một cách chắc chắn về mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, gia
đình xã hội vì lý do cấp thiết: công nhân mắc bệnh khi tuổi đời, tuổi nghề rất trẻ.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 về tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm tại phế quản theo
tuổi nghề cho thấy tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính ở nữ cao so với nam giới.
Nhóm tuổi nghề <10 năm nữ mắc 3,32%, nam mắc 0,25%. Nhóm tuổi nghề 10-19
năm nữ mắc 6,99%, nam mắc 0,7%. Tỷ lệ mắc các bệnh viêm phế quản mạn tính
tăng theo tuổi nghề rõ rệt (P<0,05) đặc biệt là ở nữ giới. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh
giữa nam và nữ khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước đều có chung nhận xét là các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp
đặc biệt là bụi làm gia tăng tỷ lệ bệnh ở phế quản rõ rệt có ý nghĩa thống kê. Dẫn từ
[15], [44]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Sỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở viêm
phế quản, phổi trong công nhân dệt may Thừa Thiên Huế khoảng 6-18%. Tác giả
cho rằng nguyên nhân sự gia tăng tỷ lệ viêm phế quản của nhóm công nhân này là
do sự tác động của môi trường bụi và các hoá chất. Nghiên cứu của Nguyễn Đình
Dũng 2005 cho thấy tỷ lệ công nhân may Hà Nội tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính
dao động 4-9% và có nguy cơ nghề nghiệp là bụi đã được xác định. Nhận xét của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đình Dũng cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, công nhân
dệt may ở Thái Nguyên phải làm việc trong môi trường bụi, kết hợp với độ ẩm cao
và thời gian dài chắc chắn sẽ là nguy cơ đối với các bệnh mũi họng. Nghiên cứu của
Wanpen Song Kham, Thanee Kaewthummanukul và cộng sự cho thấy công nhân
may ở Thái Lan phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp như bụi, ồn
nhiệt, chiếu sáng yếu và ngồi lâu nên tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp là tương đối
cao, trong đó tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 12,6%. Tác giả cho rằng cần phải có
sự thay đổi về môi trường và công việc sao cho giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy
cơ, cải thiện sức khoẻ cho người lao động. Kết quả nghiên cứu này cho tỷ lệ bệnh
cao hơn trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Có thể thời gian lao động dài trong
ngày tương tự như Công nhân may Thái Nguyên song các yếu tố nguy cơ nghề
nghiệp khác có thể nhiều hơn nên tỷ lệ bệnh cao hơn. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh viêm phế
quản mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi từ 3,57-8,3% cũng là tương đối cao,
cần phải hết sức hạn chế. Vì đây là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở khí phế quản
nếu không khắc phục sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu về sức khoẻ.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ viêm phế quản ở nam và nữ tương
tự như nhau (P>0,05). Thực chất môi trường lao động và sự tiếp xúc là tương tự
như nhau, vì họ cùng làm trong một khu vực nên cả may dây chuyền và các bộ phận
khác, nơi mà nam nữ dù có tỷ lệ khác nhau song vẫn chịu chung các yếu tố nguy cơ
tương tự như nhau. Kết quả nghiên cứu ở một số ngành nghề của các tác giả trong
và ngoài nướccũng đều có các nhận xét tương tự. Dẫn từ [15], [44]. Ở một số ngành
đặc thù kết quả nghiên cứu bệnh viêm phế quản có cao hơn. Nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Anh về viêm phế quản và viêm phế quản mạn tính ở công nhân luyện cán
thép là rất báo động bởi tỷ lệ nhiều khi lên tới 50,52% (2008). Kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Đình Hường khi nghiên cứu về bệnh hô hấp của các nhóm công nhân
dệt may, sản xuất giấy, đồ gốm xứ cũng cho 1 tỷ lệ bệnh mắc viêm phế quản mạn
tính khá cao (16%). Nghiên cứu của Chu Thị Hạnh về tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn
tính ở công nhân 4 ngành công nghiệp ở Hà Nội là 12,5%. Tuy nhiên tỷ lệ mắc
viêm phế quản mạn tính trong các nghiên cứu mà các tác giả thông báo là viêm phế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
quản mạn tính ở những giai đoạn sau nên tỷ lệ có thấp hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Anh. Tuy vậy tỷ lệ bệnh trong các nghiên cứu của các tác giả ở Hà
Nội cũng là rất cao so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi vì tỷ lệ gặp đã cao trong
đó có cả nam và nữ thì việc kéo dài khả năng lao động đối với các ngành nghề sẽ là
vấn đề cần xem xét. Hầu hết các tác giả đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn
nam song chưa có ý nghĩa thống kê trong khi tỷ lệ công nhân nữ ít chịu tác động
của các yếu tố nguy cơ ngoài lao động hơn (thuốc lá, các sinh hoạt ngoài trời...).
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng được coi là cao bởi lẽ tỷ lệ viêm
phế quản mạn tính ở cộng đồng thông thường chỉ từ 2-3% và đa số gặp ở nam giới.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ khó thở của công nhân may
Thái Nguyên có nhiều điểm đáng quan tâm. Ở các mức độ hoạt động khác nhau, tỷ
lệ xuất hiện chứng khó thở cũng khác nhau (p<0,05). Tỷ lệ xuất hiện khó thở theo
mùa giữa 2 nhóm công nhân may dây chuyền và các nhóm khác cũng khác nhau.
Bệnh viêm phế quản mạn tính gây suy giảm chức năng hô hấp dẫn tới thiếu dưỡng
khí, thừa CO2 trong máu và tổ chức. Vì vậy khả năng lao động sẽ bị hạn chế dẫn tới
hoạt động của bệnh nhân ngày càng bị cản trở. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Anh đa số các trường hợp mắc viêm phế quản ở công nhân Luyện cán thép đều ở
mức nhẹ và thường hay bị tái phát nên chỉ gặp khó thở khi lao động nặng hoặc làm
các nghiệm pháp tăng gánh nặng thể lực mới phát hiện được. Những công nhân mắc
viêm phế quản mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như vậy: tỷ
lệ khó thở khi gắng sức nặng là 0,25%. Tỷ lệ khó thở vào mùa đông, lạnh, mùa ẩm
cao hơn so với mùa hạ, mùa khô. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cũng phù
hợp với nghiên cứu của các tác giả khác. Dẫn từ [15], [44] [15], [44]. Thực chất các
bệnh hô hấp nói chung, bệnh viêm phế quản mạn tính nói riêng thường chịu tác
động của yếu tố khí hậu và thời tiết tương đối rõ. Vì vậy kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với logic bệnh lý và cơ chế bệnh sinh đã được các tác giả
nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy các chứng ho, khạc đờm xuất hiện cả
ngày và đêm, tuy nhiên đa số bệnh nhân của chúng tôi là ở giai đoạn nhẹ nên tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ho nhiều, khạc đờm nhiều cả ngày và đêm ít hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05. Do bệnh chưa nặng nên chủ yếu các bệnh nhân viêm phế quản trong
nghiên cứu của chúng tôi có thể có thời gian ho và khạc đờm không kéo dài quá 1
tuần (69-70%). Thông thường tỷ lệ số bệnh nhân chỉ ho 1 đợt trong năm cũng chiếm
tỷ lệ cao (55-58%). Số bệnh nhân ho 2 đến 3 đợt trong năm ít (17-28%). Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh, Trần Thanh hà, Phan Hoàng Hiệp, Trần Văn
Tuấn (2004-2008) cũng cho nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng
tôi. Ngiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh cho thấy chỉ có 20,34% người bệnh viêm phế
quản mạn tính bị chứng ho và ho cả ngày và đêm. Tỷ lệ ho buổi sáng hoặc ban đêm
chiếm 30-39%. Tỷ lệ khạc đờm cả ngày và đêm là 15,42% trong khi tỷ lệ khạc đờm
vào ban đêm và buổi sớm 36-44%. Nghiên cứu Trần Văn Tuân cho thấy chỉ có
18,3% số công nhân mắc bệnh viêm phế quản, mắc chứng ho cả ngày và đêm, còn
lại đa số là ho vào buổi sáng. Theo nhận xét của Nguyễn Đình Hường, Nguyễn Văn
Hoài về tỷ lệ ho theo thời gian trong năm của các bệnh nhân viêm phế quản, bệnh
nhân mắc bệnh bụi phổi silic thường không điển hình, chứng ho kéo dài thường ít
gặp, mỗi năm chỉ có 1-2 đợt, mỗi đợt 1-2 tuần. Tỷ lệ khạc đờm có thể quan sát dễ
thường rất ít, trừ những trường hợp viêm cấp khoặc bội nhiễm có thể quan sát thấy
đờm đặc mầu vàng, còn đa số là đờm trắng loãng và ho, khạc vào buổi sáng. Các tác
giả cho rằng yếu tố viêm nhiễm, bội nhiễm do vi sinh vật tạo đờm thường ít hơn ở
những công nhân viêm phế quản nghề nghiệp trong khi các viêm phế quản khác đặc
biệt là các viêm do vi trùng tỷ lệ khạc đờm, ho cao và đờm cũng dễ nhận biết bởi
mầu sắc, độ đậm đặc và các chất viêm kèm theo. Các tác giả cho rằng viêm phế
quản nghề nghiệp thường khác với các viêm phế quản khác, bởi lẽ yếu tố nguy cơ là
bụi hoặc hoá chất,v.v,...tạo cơ hội cho vi trùng phát triển, gây bệnh trong khi viêm
phế quản khác là sự phát triển của vi trùng, các tác nhân gây bệnh, gây viêm ngay từ
ban đầu nên có sự huỷ hoại tế bào do vậy đờm dễ quan sát kể cả về số lượng, tần
xuất cũng như độ đậm đặc. Các tác giả còn cho rằng nếu khống chế được các yếu tố
nguy cơ (bụi, hơi khí độc là có thể giảm thiểu hoặc thanh toán được bệnh viêm phế
quản nghề nghiệp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3. Các yếu tố liên quan đến một số chứng, bệnh
Việc sử dụng khẩu trang đã đem lại kết quả khá hữu hiệu đối với các bệnh ở
phổi ở công nhân may dây chuyền. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 bệnh
nhân mắc các bệnh bụi phổi bông. 02 bệnh nhân (0,3%) này đều là những người
không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đảm bảo kỹ thuật, không
thường xuyên. Trong số 134 công nhân thường xuyên sử dụng khẩu trang, không ai
mắc bệnh bụi phổi bông, thậm trí là các bệnh khác ở phổi. Việc sử dụng khầu trang
hợp cách và thường xuyên cũng làm giảm tỷ lệ các bệnh mũi họng trong công nhân
may Thái Nguyên. Nhóm không sử dụng khẩu trang tỷ lệ mắc bệnh mũi họng là
10,66%. Nhóm có sử dụng khẩu trang hợp cách tỷ lệ là 3,73% (tỷ lệ mắc bệnh mũi
họng khác nhau có ý nghĩa thống kê-P<0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh
về bệnh phổi phế quản ở công nhân luyện cán thép cho thấy: Việc sử dụng khẩu
trang đã đem lại hiệu quả rất khả quan, giảm thiểu được tỷ lệ bệnh, thậm chí tỷ lệ
bệnh giai đoạn nặng cũng giảm thiểu. Mô hình nghiên cứu can thiệp phòng chống
bệnh hô hấp trong công nghiệp luyện kim bao gồm các vấn đề cải thiện môi trường,
trang bị các thiết bị an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và phương tiện bảo vệ cá
nhân, trong đó có khẩu trang đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ bệnh đáng kể. Kết
quả nghiên cứu Nguyễn Ngọc Anh cho thấy mức độ giảm các chỉ số thông khí phổi
ở nhóm can thiệp đã ít hơn nhóm không can thiệp đối với tất cả các chỉ số, đều có ý
nghĩa thống kê với P<0,05. Bảo vệ đường hô hấp bằng biện pháp thụ động là đeo
khẩu trang đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, không những làm giảm mắc bệnh tỷ
lệ mắc bệnh bụi phổi mới mà còn ngăn chặn việc tái phát các đợt cấp của bệnh nhân
viêm phổi, phế quản, mũi họng cũng như giảm tốc độ suy giảm chức năng hô hấp ở
những người mắc bệnh.
Kết quả nghiên cứu ở các bảng 3.21, 3.23, 3.24 cho thấy việc tuyên truyền
giáo dục, học tập nội quy an toàn vệ sinh lao động có thể làm giảm chắc chắn nhiều
chứng, bệnh và sự giảm thiểu đều có ý nghĩa thống kê. Các bệnh hô hấp, bệnh mũi
họng, bệnh da và bệnh mắt ở nhóm công nhân được học và học nghiêm chỉnh các
quy tắc các nội dung an toàn vệ sinh lao động không có ai mắc bệnh bụi phổi bông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng chỉ gặp 5,39% (giảm 1/3). Tỷ lệ mắc bệnh da là 0,83%
(giảm 4 lần so với nhóm không được học). Tỷ lệ mắc bệnh mắt 3,53% (giảm bằng
1/2 so với nhóm không được học nội quy an toàn vệ sinh lao động). Kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, Bùi Vĩnh Diên, Nguyễn Duy Bảo, Lê Ngọc Luận...
Đều cho rằng việc học tập và nắm vững các quy trình vệ sinh an toàn lao động của
công nhân hầu hết các ngành ở nước ta đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ mắc các
bệnh liên quan đến nghề nghiệp hoặc bệnh nghề nghiệp. Dẫn từ [29], [34], [40].
Theo Nguyễn Ngọc Anh để việc phòng chống các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên
quan đến nghề nghiệp đạt hiệu quả trong công nhân lao động thì sự hiểu biết, thái
độ, ý thức và các hành vi của họ trong phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho
chính bản thân họ sẽ đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy, việc tiến hành đồng thời
nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục, bao gồm các hình thức trực tiếp hoặc gián
tiếp về các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật thường gặp, hướng dẫn thực hiện an toàn vệ
sinh lao động là cần thiết. Các biện pháp giáo dục ATVSLĐ đã được tiến hành và
đem lại kết quả khả quan trong việc nâng cao sức khoẻ và phòng chống các bệnh
liên quan đến nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh cho thấy sự
thay đổi có ý nghĩa thống kê sau can thiệp tới mức p<0,01. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ về sự khác biệt của bệnh viêm mũi họng có khác biệt giữa nhóm
được học ATVSLĐ và không được học ATVSLĐ ở mức có ý nghĩa thống kê
p<0,01. Còn đối với bệnh khác có ý nghĩa p<0,05. Theo chúng tôi, bệnh mũi họng
là bệnh dễ mắc và cũng là bệnh dễ phòng, dễ bảo vệ hơn bằng các biện pháp thông
thường nên khi người công nhân hiểu được tác hại, nguy cơ của môi trường cũng
như công việc thì họ cũng dễ chấp nhận và tự chủ trong phương án phòng chống
bệnh cho chính mình. Phương châm hoạt động trong CSSK cộng đồng là tính hiệu
quả và khả năng chấp nhận của cộng đồng, do vậy việc giáo dục vệ sinh an toàn lao
động là một hướng tác động cần được nhân rộng và phát huy trong công tác CSSK
người lao động nói chung, công nhân ngành dệt may nói riêng. Muốn cải thiện dây
chuyền công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật mới cần nhiều kinh phí và thời gian, doanh
nghiệp khó đáp ứng do vậy hiệu quả của việc tăng cường giáo dục VSATLĐ có tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khả thi hơn, hơn nữa đây là biện pháp tốn ít kinh phí mà vẫn đạt hiệu quả sẽ là biện
pháp quan trọng và đáng khuyến khích.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 cho thấy việc sử dụng khẩu trang đã làm giảm
đáng kể tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm công nhân may dây chuyền (giảm 1/3).
Trên thực tế khẩu trang là phương tiện rẻ tiền dễ áp dụng lại hiệu quả trong dự
phòng đối với các bệnh mũi họng và đường hô hấp ở công nhân tiếp xúc với bụi
hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng bụi
hữu cơ dễ bị giữ lại ở bên ngoài khẩu trang hơn các bụi vô cơ nên nếu sử dụng khẩu
trang hợp cách, nguy cơ ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ người lao động sẽ giảm
thiểu đến >90%. Dẫn từ [7], [35]. Các nghiên cứu của các tác giả ở Thái Lan cho
rằng hiệu quả của khẩu trang còn tốt hơn nhiều so với các nghiên cứu trên. Chúng
tôi cho rằng đã đến lúc phải tiêu chuẩn hoá các loại khẩu trang cho các đối tượng
khác nhau, có như vậy mới đạt được kết quả mong muốn trong công cuộc bảo vệ
sức khoẻ người lao động giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.25 cho thấy việc sử dụng kính bảo hộ lao động
đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở mắt trong công nghiệp may dây chuyền, tuy nhiên sự
khác biệt giữa 2 nhóm sử dụng kính và không sử dụng kính chưa có ý nghĩa thống
kê. Vấn đề này cũng cần được nghiên cứu thêm.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.27 cũng cho thấy thời gian lao động trong ngày,
thời gian lao động trong tuần cũng chưa làm thay đổi rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh mắt ở
công nhân ngành may. Thời gian lao động ngắn, số ngày lao động ít, tỷ lệ mắc bệnh
có giảm, song chưa có ý nghĩa thống kê. Vấn đề này cũng cần được tiếp tục
nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN
1. Các chứng, bệnh thƣờng gặp ở công nhân may thuộc Công ty may Thái
Nguyên có một số đặc điểm nhƣ sau:
- Tỷ lệ mắc các chứng, bệnh mạn tính ở mũi họng, phế quản, tuần hoàn tương
đối cao: Tỷ lệ bệnh viêm mũi họng mạn tính là 9,50%, viêm phế quản mạn tính là
4,5%, hệ tuần hoàn là 6,87%, các bệnh về mắt là 4,75%.
- Đặc biệt có 2 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp đã được phát hiện (bệnh bụi
phổi bông).
- Các bệnh mũi họng, phế quản mạn tính mắc với tỷ lệ cao và mắc sớm khi công
nhân mới vào nghề. Bệnh viêm phế quản mạn tính tăng theo tuổi nghề. Tỷ lệ khó thở, ho
khạc đờm trong viêm phế quản mạn tính phụ thuộc vào các hoạt động gắng sức và theo
mùa tương đối rõ rệt (p < 0,05)
2. Một số yếu tố liên quan đến các chứng, bệnh thƣờng gặp ở công nhân
may Thái Nguyên:
- Sử dụng khẩu trang, học các nội quy ATVSLĐ và các chứng, bệnh có liên
quan, có ý nghĩa thống kê ( p<0,05 - 0,01). Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm công
nhân không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách cao gấp
3 lần nhóm sử dụng khẩu trang hợp cách.
- Tỷ lệ mắc bệnh da trong bộ phận may dây chuyền có khác nhau giữa nhóm
được học với nhóm không được học, học không đầy đủ các quy trình vệ sinh an toàn lao
động (cao gấp 3 lần); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05).
- Tỷ lệ bệnh mắt ở nhóm có sử dụng kính bảo hộ lao động thấp hơn nhóm không
sử dụng kính bảo hộ lao động, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p >0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KHUYẾN NGHỊ
1. Cần có kế hoạch CSSK người lao động ngành dệt may một cách cụ thể dựa
trên cơ cấu bệnh lý các bệnh thường gặp, trong đó lưu ý đặc biệt đến dự phòng bệnh
bụi phổi bông, viêm phế quản và các viêm nhiễm ở mắt, mũi họng...
2. Tăng cường giáo dục tuyên truyền ATVSLĐ đồng thời trang bị đầy đủ các
phương tiện bảo vệ cá nhân tại các cơ sở sản xuất nhằm từng bước nâng cao nhận
thức chuyển đổi hành vi của người lao động để họ biết cách tự bảo vệ và CSSK cho
bản thân và cộng đồng./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Anh (2008), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và áp dụng
các biện pháp can thiệp dự phòng viêm phế quản ở công nhân luyện thép
Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện quân Y.
2. Nguyễn Quốc Anh (2005), Bệnh ngoài da trong công nhân luyện thép thuộc
Công ty Gang thép Thái Nguyên. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội
nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, trang 304-309;
3. Nguyễn Duy Bảo (2005), Nghiên cứu bệnh bụi phổi silic trong công nhân khai
thác đá và thử nghiệm phòng chống bụi bằng khẩu trang có hiệu suất lọc
bụi cao. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn
quốc lần thứ VI, trang 311-318;
4. Tạ Tuyết Bình (2008), Vấn đề sức khoẻ môi trường tại một cộng đồng dân cư.
Nxb Y học Hà Nội.
5. Tạ Tuyết Bình (2003), Nghiên cứu biến đổi chức năng hô hấp ứng dụng trong
xác định và giám định bệnh bụi phổi-bông. Báo cáo khoa học toàn văn - Hội
nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ V – Nxb Y học, tr 152-159;
6. Nguyễn Thế Công (2003), Thực trạng tác hại nghề nghiệp và giải pháp cải thiện
điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ cho nữ công nhân dây chuyền sản xuất
giầy. Báo cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa học y học lao động toàn
quốc lần thứ V – Nxb Y học, tr 183-195;
7. Nguyễn Đình Dũng (2005), Tình hình mắc bệnh bụi phổi bông ở công nhân tiếp
xúc với bụi bông tại một số công ty sản xuất sợi thuộc Tổng Công ty dệt may
Việt Nam. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn
quốc lần thứ VI, tr 356-361;
8. Nguyễn Đình Dũng ( 2003), Đánh giá gánh nặng lao động ở công nhân là hơi
của các công ty may. Báo cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa học y học
lao động toàn quốc lần thứ V – Nxb Y học, tr 204-213;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9. Nguyễn Thu Hà (2008), Điều tra một số ảnh hưởng do sản xuất công nghiệp đến
sức khoẻ con người. Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị Khoa học Y học
lao động toàn quốc lần thứ VII, trang 185-186;
10. Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Thị Hồng Tú (2006), Định hướng hoạt động y học
lao động ở Việt Nam năm 2006 – 2010, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học
lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 38-40.
11. Đỗ Hàm (2007), Các nguyên lý sinh thái học môi trường. Trường Đại học Y
khoa Thái Nguyên.
12. Đỗ Hàm (2007), Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp. Nxb Lao động - xã hội
Hà Nội.
13. Phùng Văn Hoàn (2003), Nghiên cứu các các stress nghề nghiệp và tình hình sử
dụng thuốc của công nhân một công ty may mặc. Báo cáo khoa học toàn văn -
Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ V – Nxb Y học, trang 245;
14. Phùng Văn Hoàn (1996), Nghiên cứu tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với
hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khoẻ dân cư vùng tiếp giáp,
luận án PTS Y Dược.
15. Phan Hoàng Hiệp (2005), Bệnh viêm phế quản trong công nhân luyện thép Thái
Nguyên. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn
quốc lần thứ VI, tr 390-396;
16. Bạch Quốc Khang (2009), Xây dựng chương trình hành động phù hợp để cải
thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.
Tạp chí Bảo hộ Lao động tháng 7/2009.
17. Phạm Tùng Lâm và CS (2008), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm môi trường lao
động và tình hình sức khoẻ của người thi công móng trụ cầu Bãi Cháy bằng
công nghệ giếng chìm hơi ép, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động
lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 135-146.
18. Trịnh Hồng Lân (2003), Thực trạng môi trường lao động và tình hình bệnh bụi
phổi-bông tại một số doanh nghiệp dệt sợi tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ
V – Nhà xuất bản Y học, tr 453-459;
19. Lê Ngọc Luận (2003), Nhận xét về khả năng thực hiện chăm sóc sức khoẻ tại
doanh nghiệp ở Thái Nguyên. Báo cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa
học y học lao động toàn quốc lần thứ V – NxbY học, tr 500-505;
20. Nguyễn An Lương (2005), Một vài ý kiến về vai trò của các hội khoa học kỹ
thuật trong việc tham gia nghiên cứu xây dựng chính sách về an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp. Báo cáo khoa học toàn văn - Báo cáo Hội nghị Y học lao
động toàn quốc lần thứ VI, trang 72-75;
21. Natee Lumnok (2008), Hiệu quả của chương trình dự phòng đau cơ dựa trên
các than phiên cơ xương khớp ở những người thợ may trong nhà máy may
đồng phục, quân đội Hoàng Gia Thái Lan. Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội
nghị Khoa học y học lao động toàn quôc lần thứ VII, trang 152-153;
22. Đinh Ngọc Quý (2004), Tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
tại một số cơ sở sở sản xuất vật liệu xây dựng ở tỉnh Thanh Hoá. Báo cáo
khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI,
tr147-154;
23. Hoàng Trọng Sỹ và cs (2007), Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khoẻ
lao động nữ ở một số doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Bảo hộ lao
động số 154, tr 19-21.
24. Surintorn Kalampakorn ( 2005), Các yếu tố liên quan đến hành vi nâng cao sức
khoẻ của công nhân ở Thái Lan: Một nghiên cứu trường hợp tại ngành công
nghiệp giày. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động
toàn quốc lần thứ VI, tr 779-784;
25. Nguyễn Xuân Tâm và CS (2007), Điều tra hội chứng mệt mỏi kinh niên ở một số
đối tượng lao động tại Đắc Lắc 2005 - 2006. Nxb Y học Hà nội Tr 173 - 179.
26. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Nghiên cứu thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động
và sức khỏe bệnh tật của công nhân nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên 1999-
2003. Luận văn thạc sỹ Y học. Đại học Y dược Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27. Hoàng Văn Tiến (2004), Nghiên cứu thực trạng môi trườngvà sự liên quan giữa
một số yếu tố nghề nghiệp với sức khoẻ, bệnh tật ở công nhân mỏ than Na
Dương Lạng Sơn. Luận văn thạc sỹ Y học, chuyên ngành Y học Dự phòng.
28. Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự (2008), Nghiên cứu nhu cầu đào tạo nhằm nâng
cao năng lực cán bộ công đoàn cơ sở trong 3 ngành may mặc, đóng tàu và dày
da trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tạp chí bảo hộ lao động số 165, tr 14-19.
29. Nguyễn Thị Trang (2004), Nghiên cứu thực trạng bệnh ngoài da ở công nhân
nhà máy luyện thép thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ
y học, chuyên ngành y học Dự phòng.
30. Nguyễn Đức Trọng (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động tới
cơ cấu bệnh tật của nữ công nhân phân xưởng sách-Công ty in công đoàn.
Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần
thứ VI, trang 489-493;
31. Nguyễn Đức Trọng (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động tới
sức khoẻ công nhân giầy Phú Hà - Đề xuất các giải pháp dự phòng. Báo cáo
khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI,
trang 494-501;
32. Bùi Doãn Trung, Nguyễn Đức Trọng (2008), Nghiên cứu môi trường lao động
và tình sức khoẻ bệnh tật CBCNV của nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị - Hà Nội.
Tạp chí Bảo hộ lao động số 163. tr 17-19.
33. Lê Trung và cộng sự (1993), Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp, thường quy kỹ
thuật Y học lao động và vệ sinh môi trường, Viện YHLĐ và VSMT, Hà Nội,
tr 243-254.
34. Đàm Thương Thương (2005), Điều tra về môi trường và sức khoẻ công nhân
nhà máy cơ khí và nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên. Báo cáo khoa học toàn
văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, trang 155-162;
35. Wanpen Song Kham, thanee Kaewthummanukul và cs (2005), các tác hại nghề
nghiệp và các vấn đề sức khoẻ ở những công nhân may tại nhà ở Thái Lan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Báo cáo Khoa học toàn văn Hà Nội Y học lao động quốc tế lần thứ 2.
Hà Nội. Nxb Y học Hà Nội, tr 176-182.
36. Khúc Xuyền (2003), Môi trường lao động và bệnh ngoài da của công nhân
ngành cao su Việt Nam. NxbY học Hà Nội, tr 611-618.
37. Khúc Xuyền (2005), Xã hội hóa quản lý môi trường lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nxb Y học Hà Nội, 65-69.
TIẾNG NƢỚC NGOÀI
38. Daliansyah Danil (2007), Safety Health Enviroment Management System
Implemetation in Pertamina Indonesia conference proceedings of the 23th
Asia pacific occupational safety and health organization. Suntec Singapore.
Pp127-136;
39. Haryono, M. MARBUN (2005) APOSHO and globalizatiuon proceedings of
the 21 st anual conference of the Asia pacific occupational safety and health
organization – Bali – Indonesia. Pp 1-3
40. Jason Liu (2005), Global Health. proceedings of the 21 st anual conference of
the Asia pacific occupational safety and health organization – Bali –
Indonesia. Pp 453-474;
41. Jim Whiting (2005), The New international safety Risk. Management Standard-
as/NZS 4360:2004 proceedings of the 21 st anual conference of the Asia pacific
occupational safety and health organization – Bali – Indonesia. Pp 17-25;
42. John Birchall Behavioural Management of safety (2007), Conference
proceedings of the 23th Asia pacific occupational safety and health
organization. Suntec Singapore. Pp 49-59;
43. Jun- Won-Lee (2009), Looking Back on XVIII World Congress OSH res earch
Brief. Pp 20-25;
44. Koh Woon Puay (2007), Occupation and Respiratory Illness in Singapore
conference proceedings of the 23th Asia pacific occupational safety and
health organization. Suntec Singapore. Pp 215-216;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45. Lee Kang Dong (2007), Globalization of Safety Certification System conference
proceedings of the 23th Asia pacific occupational safety and health
organization. Suntec Singapore. Pp 236-244.
46. Lim Boon Khoon (2007), Improving safety Peformance with Behaviou-Based
safety conference proceedings of the 23th Asia pacific occupational safety
and health organization. Suntec Singapore. Pp 61-67;
47. Miligi.L, Costantini AS, et all (2003), Non – Hodgkin”s lymphoma, leulcemia,
and exposures in agricultrure. Am Jind Med.2003 Dec; 44 (6):627-36;
48. Veerasingam.S (2005), Hazard/Risk Identification proceedings of the 21 st
anual conference of the Asia pacific occupational safety and health
organization – Bali – Indonesia. Pp 251-276;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 1
PHIẾU KHÁM SỨC KHOẺ
Số phiếu:...................
Để giúp các cấp các ngành có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người
lao động ngày một tốt hơn xin anh (chị ) vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
I. Những thông tin chung
1.Mã số: Đơn vị : Nhóm Số TT:
2. Họ và tên công nhân:………………… Tuổi …. 3. Giới…….(1.nam 2. nữ)
4. Nghề đang làm:…………………………………………………………….
5. Tuổi nghề:……( 1: < 10 năm 2: 10 - 19 năm 3: ≥ 20 năm)
6. Đơn vị công tác:…………………………………………………………...
II. Nội dung:
A. Tiền sử bệnh tật:
- Anh (chị) từ trước có bị mắc bệnh gì không: Có Không
- Nếu có thì mắc bệnh gì dưới đây:
Viêm phế quản Viêm thanh khí phế quản
Bụi phổi bông Bệnh hen phế quản
Điếc nghề nghiệp Viêm mũi họng
Viêm phổi Bệnh tim mạch
Lao phổi Bệnh xương khớp
Bệnh tiêu hoá Bệnh khác
B. Kết quả khám sức khoẻ:
1. Thể lực: Chiều cao: ...........Cân nặng...........BMI...............................................
Huyết áp:...................................................................................................
2. Mắt:
- Thị lực: Mắt phải:......../10 Mắt trái:......../10
- Các bệnh về mắt:..................................................
3. Bệnh mũi họng:
Viêm họng cấp Viêm xoang cấp
Bệnh tai mũi họng khác Bệnh mũi họng mạn tính khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4. Bệnh hô hấp:
Viêm phế quản mạn tính Các bệnh hô hấp khác
Bệnh bụi phổi bông Bệnh hen phế quản
5. Bệnh tuần hoàn
Mạch vành Suy tim
Bệnh tim khác Huyết áp cao
Huyết áp thấp
6. Bệnh tiêu hoá
Viêm dạ dày tá tràng Viêm đại tràng mãn
Bệnh trĩ Bệnh khác
7. Bệnh da
Ghẻ Tổ đỉa
Xẩn ngứa Lang ben
Hắc lào Chàm
Xạm da Bệnh khác (da)
7. Cơ xƣơng khớp
Bệnh viêm cơ Viêm xương
U xương Viêm đa khớp
Lao xương Bệnh khác
C. Kết luận
- Bệnh tật:
Cấp Mãn
- Sức khoẻ loại
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V
Bệnh chính:.............................................................................................................
Thái Nguyên, ngày.........tháng...... năm 2009
Bác sỹ khám bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 2
Số phiếu:...................
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH HÔ HẤP
Để làm cơ sở các giải pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động xin
anh (chị ) vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
I. Những thông tin chung
1.Mã số: Đơn vị : Nhóm Số TT:
2. Họ và tên công nhân:………………… Tuổi ……. 3. Giới……..(1.nam 2. nữ)
4. Nghề đang làm:……………………………………………………………………
5. Tuổi nghề:……( 1: < 10 năm 2: 10 - 19 năm 3: ≥ 20 năm)
6. Đơn vị công tác:…………………………………………………………..............
7. Thời gian lao động trung bình trong ngày: ≤ 8giờ ≥ 8giờ
8. Số ngày làm việc trong tuần: ≤ 6 ngày ≥ 6 ngày
II. Thông tin về An toàn vệ sinh lao động và bệnh hô hấp
Q1 Anh (chị) có nghe nói về bệnh hô
hấpkhông?
1.Có 2.Không
Q2 Bệnh hô hấp có phòng tránh được không? 1.Có 2.Không
Q3
Trong môi trường lao động của anh (chị)
bụi sinh ra từ đâu? (Nhiều lựa chọn)
1.Quy trình sản xuất
2. Nền xưởng
3. Phân xưởng khác
bay đến
4. Không biết
Q4
Anh (chị) đã làm gì để phòng tránh bụi cho
bản thân? (Nhiều lựa chọn)
1. Đeo khẩu trang đúng qui định
2. Gữi sạch môi trường lao động
3.Không làm gì
4. Khác………
Q5
Phân xưởng của anh (chị) đã làm gì để phòng
chống bụi
1. Tưới nước ra nền xưởng
2. Làm sạch nền xưởng
3. Dùng quạt thông gió hút bụi
4. Khác………………
5. Không biết
Q6 Anh (chị) có được tập huấn hàng năm về an
toàn vệ sinh lao động không?
1. Có
2. Không
3. Không biết
Q7 Anh (chị) có sử dụng khẩu trang bảo hộ lao
động khi làm việc không
1. Có
2. Không
Q8 Anh (chị) có sử dụng kính bảo hộ lao động
khi làm việc không
1. Có
2. Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
III. Thông tin về triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính
Q9 Anh chị có bị ho không? 1. Có 2.KhôngQ22
Q10 Lúc ngủ dậy anh (chị ) có bị ho không? 1. Có 2. Không
Q11
Anh (chị) thường ho vào ban ngày hay đêm?
1. Ngày
2. Đêm
3. Cả ngày và đêm
Q12
Trong năm vừa qua anh (chị) bị ho như vậy
mấy đợt?
1. Một đợt
2. Hai đợt
3. Ba đến bốn đợt
4. Trên bốn đợt
Q13
Thông thường mỗi đợt ho của anh (chị)
kéo dài trong bao lâu?
1. Dưới 1 tuần
2. Trên 1 tuần đến dưới 3 tuần
3. Từ 3 tuần trở lên
Q14
Đợt ho dài nhất của anh chị là bao lâu?
1. Dưới 1 tuần
2. Trên 1 tuần đến dưới 3tuần
3.Từ 3 tuần trở lên
Q15 Anh (chị) bị ho như vậy đã trong mấy
năm liền rồi?
1. Dưới 1 năm
2. Từ 2 năm trở lên
Q16 Anh (chị) có bị khạc đờm khi ho không? 1. Có 2.Không
Q17 Lúc ngủ dậy anh (chị) có khạc đờm không? 1. Có 2. Không
Q18
Anh (chị) thường khạc đờm nào ban ngày
hay ban đêm?
1. 1. Ngày
2. Đêm
3. Cả ngày lẫn đêm
Q19
Trong năm vừa qua, anh chị bi khạc đờm
như vậy mấy đợt?
1. Một đợt
2. Hai đợt
3. Ba đến bốn đợt
Q20
Mỗi đợt khạc đờm của anh chi thường
kéo dài trong bao lâu?
1. Dưới 1 tuần
2. Trên 1 tuần đến dưới 3 tuần
3. Từ 3 tuần trở lên
Q21 Anh (chị) đã bị khạc đờm như vậy trong
mấy năm liền?
1. Dưới 2 năm
2. Từ 2 năm trở lên
Q22 Anh (chị) có bị khó thở không? 1. Có 2. Không
Q23
Anh (chị ) bị khó thở khi làm hoạt động gì?
1. Khi lên cầu thang hoặc leo dốc
2. Khi đi lại bình thường trên mặt
phẳng
3. Khi đi chậm và nhẹ nhàng
4. Khi cử đông nhẹ nhàng
Q24 Anh (chị) thường khó thở vào mùa nào
trong năm? (Nhiều lựa chọn)
1.Mùa xuân
2. Mùa thu
3. Mùa hè
4. Mùa đông
Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2009
Bác sỹ khám Ngƣời phỏng vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_HOANG THI THUY HA.pdf