Luận văn Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số yếu tố chi phí hợp lý cần được hoàn thiện để tính thuế thu nhập doanh nghiệp

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. 3 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3 I. Một số vấn đề cơ bản về thuế. 3 1. Bản chất về thuế: 3 2. Phân loại thuế: 4 4.Những yếu tố chủ yếu cấu thành nên sắc thuế. 5 5. Hệ thống chính sách thuế ở nước ta bao gồm: 5 II. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) – Những nội dung cơ bản của thuế TNDN 6 1. Sự ra đời của thuế TNDN: 6 2. Sự cần thiết phải ban hành luật thuế TNDN ở Việt Nam 6 3. Nội dung cơ bản của thuế TNDN: 7 3.1 Đối tượng nộp thuế: 7 3.2 Căn cứ tính thuế TNDN 8 4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 11 4.1 Đăng ký thuế 11 4.2 Kê khai thuế 11 4.3 Nộp thuế 12 4.4. Quyết toán thuế 12 5.Miễn thuế, giảm thuế 13 5.1 Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập 13 5.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác 13 5.3 Miễn giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh trong nước trong trường hợp cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng qui mô, đối mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất 14 5.4 Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 14 CHƯƠNG II 15 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5 15 I. Lịch sử, quá trình hình thành và đặc điểm của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5: 15 1. Lịch sử, quá trình hình thành của Công ty: 15 2. Đặc điểm cơ bản của Công ty 15 3. Tổ chức kế toán tại Công ty 17 - Kế toán trưởng (trưởng phòng): Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và Nhà nước về công tác kế toán thống kê tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty. 17 II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 18 Chỉ tiêu 18 III. Tình hình thực hiện luật thuế TNDN của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 21 CHƯƠNG III 24 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HỢP LÝ ĐỂ TÍNH THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5 24 I. Đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5: 24 1.Ưu điểm 24 2. Những mặt tồn tại 25 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp tính thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 26 1. Xác định đúng chi phí hợp lý: 26 2. Về quản lý chi phí hội họp tiếp khách. 27 3. Thời gian cụ thể cho các đội lập và gửi hoá đơn mua nguyên vật liệu dù có qui định: 28 4. Về chi phí sản xuất chung của từng đội sản xuất: 28 5. Hoàn thiện quản lý chi phí nhân công tại các đội thi công: 29 KẾT LUẬN 30 Bảng phụ biểu số 2 31 Bảng phụ biểu số 3 32 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (phụ biểu số 4) 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số yếu tố chi phí hợp lý cần được hoàn thiện để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử thì sự xuất của Nhà nước kéo theo sau nó là phải có vật chất đảm bảo cho nó tồn tại và hoạt động theo chức năng của mình. Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những qui định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới hình thức giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền tệ nhờ vào thuế. Và thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn là công cụ điều tiết vĩ mô thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, thuế có một vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là “ Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự đóng góp của những người công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” - F.Anghen. Thuế bao giờ cũng là hình thức động viên, mang tính bắt buộc gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, được thể hiện bằng các sắc Luật thuế do Nhà nước qui định và một trong những sắc luật thuế đó là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Để góp phần khuyến khích đầu tư, ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã chọn làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình: “Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số yếu tố chi phí hợp lý cần được hoàn thiện để tính thuế thu nhập doanh nghiệp”. Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương II: Tình hình thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng số 5. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp xác định chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp ở Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng số 5. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Một số vấn đề cơ bản về thuế. Bản chất về thuế: “ Bản chất của thuế lệ thuộc vào bản chất của Nhà nước”. Thật vậy lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng : thuế ra đời là sự cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước cần có những nhu cầu chi tiêu chung có tính chất xã hội để duy trì sự tồn tại và thực hiện chức năng của mình như Quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng...Nguồn tài chính đó lấy từ việc động viên một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động sản xuất ra. Có ba hình thức động viên : quyên góp, vay của dân, dùng quyền lực của Nhà nước buộc dân phải đóng góp qua thuế. Trên ý nghĩa đó thì đóng thuế vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi, vừa là sự đầu tư cho chính bản thân mình. Mác viết:"Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiêu cho kho bạc thu được bàng tiền hay sản vật mà người dân đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước". Và bản chất của thuế theo nhà kinh tế học Ricacdo(1772-1823) đã nói:”Thuế được cấu thành từ phần của Chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước và xét cho cùng thì thuế được lấy vào tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”. Thuế được Nhà nước sử dụng như một công cụ kinh tế quan trọng, góp phần điều chỉnh kinh tế vĩ mô , điều hoà thu nhập của doanh nghiệp và xã hội. Thuế cũng là khoản đóng góp mang tính bắt buộc, được pháp luật qui định cho doanh nghiệp nhằm huy động một phần thu nhập cho ngân sách Nhà nước ,bảo đảm sự công bằng hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và người lao động. - Thuế (Tax) là khoản thu của Nhà nước đối với mọi tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp, được pháp luật qui định; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Như vậy, thuế là một phạm trù kinh tế, tài chính khách quan , đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử. 2. Phân loại thuế: Căn cứ vào tính chất của thuế giữa người nộp thuế và người chịu thuế, người ta chia thuế thành hai loại: - Thuế gián thu (Indirect taxes) là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá bán hàng hoá, dịch vụ, thuế được coi như là tài sản của Nhà nước. Trên thực tế, loại thuế này thu vào tiêu dùng nhưng người tiêu dùng không trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước mà thông qua người hoạt động sản xuất kinh doanh (người bán) nộp thay cho mình. Loaị thuế này có ưu điểm là dễ thu, dễ điều chỉnh. Do tính chất nộp thuế gián tiếp nên người nộp thuế không cảm nhận được gánh nặng của lọai thuế gián thu. - Thuế trực thu ( Direct Taxes) là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của các tổ chức kinh tế, cá nhân như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đối với người có thu nhập cao. Ngược lại với thuế gián thu, người chịu thuế trực thu đồng thời là người nộp thuế. Vì vậy ,thuế này có ưu điểm là công bằng hơn, thường là phù hợp với kết quả thu được của đối tượng, thu nhập cao thì nộp thuế cao và ngược lại. Tuy nhiên, thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập, nên người nộp thuế cảm nhận được gánh nặng về thuế, gây nên tình trạng từ chối, trốn hoặc lậu thuế. Hiện nay trên thế giới có xu hướng sử dụng thuế gián thu . Bởi lẽ thuế này có phạn vi thu rất rộng, số thu lớn dễ thu, dễ quản lý, chi phí bỏ ra ít mà thu được nhiều. 3.Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. Như đã nói ở trên, thuế là cộng cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, là một khoản đóng góp nghĩa vụ, một phần thu nhập của các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội cho Nhà nước. Vì vậy, vai trò của thuế đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo mục tiêu sau: - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. - Thuế phải trở thành cộng cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Thuế phải góp phần thực hiện công bằng xã hội , bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. 4.Những yếu tố chủ yếu cấu thành nên sắc thuế. Mỗi sắc thuế đều có mục đích, yêu cầu riêng nhưng đều cấu thành bởi các yếu tố sau: 4.1 Tên gọi : Nói lên đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế. Đối tượng chịu thuế : là tập thể, cá nhân được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý có hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều tiết của thuế. Đối tượng tính thuế: là căn cứ để áp dụng mức thuế suất phù hợp và tính ra tiền thuế. Thuế suất, mức thuế, biểu thuế. Chế độ kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế( nếu có), miễn thuế, giảm thuế. Trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế. 5. Hệ thống chính sách thuế ở nước ta bao gồm: - Thuế giá trị gia tăng - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế chuyển quyền sử đất - Thuế nhà ,đất - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao - Thuế tài nguyên - Thuế môn bài - Thuế về sử dụng ngân sách Nhà nước. II. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) – Những nội dung cơ bản của thuế TNDN 1. Sự ra đời của thuế TNDN: Thuế TNDN là một loại thuế trực thu thu vào thu nhập có được của các tổ chức, cá nhân trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định ( gồm lợi tức kinh doanh và các thu nhập khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ). Trước năm 1999, ở nước ta, khu vực kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ thu trích nộp lợi nhuận. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh áp dụng chế độ thu lợi tức có biểu thuế luỹ tiến từng phần. Luật thuế lợi tức ở nước ta được ban hành vào năm 1990 và áp dụng cho các doanh nghiệp ở cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Qua 8 năm thực hiện Luật thuế lợi tức dần bộc lộ nhược điểm đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong quá trình hội với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Luật thuế này không còn phù hợp với Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế TNDN có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Đến nay, luật thuế TNDN đã áp dụng được ba năm, góp phần tăng nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam cũng khuyến khích đối với doanh nghiệp xuất khẩu. 2. Sự cần thiết phải ban hành luật thuế TNDN ở Việt Nam Thuế TNDN tại Việt Nam có hiệu lực áp dụng từ 1/1/1999 thay thế cho thuế lợi tức. Việc chuyển sang áp dụng thuế TNDN nhằm khắc phục nhược điểm của thuế lợi tức trước dây, đảm bảo cho sự thích ứng của nó trong cơ chế thị trường tạo điều kiện hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, làm cho thuế thực sự là một công cụ có hiệu lực của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế – xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời làm cho hệ thống thuế tiến tới những yếu tố phù hợp với thông lệ quốc tế và nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế khu vực và thế giới để phát triển kinh tế của đất nước. Việc ban hành luật thuế TNDN nhằm : - Khắc phục nhược điểm có nhiều mức thuế suất của thuế lợi tức : 25%, 35% ,45%….. - Phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường: trong thị trường có nhiều khoản thu nhập mới phát sinh do lãi bán cổ phần, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị, nay cần có qui định vào Luật thuế TNDN để quản lý nộp thuế. - Thống nhất sự ưu đãi giữa các loại hình doanh nghiệp theo các thành phần kinh tế trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Từng bước hoàn chỉnh chính sách thuế phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới. 3. Nội dung cơ bản của thuế TNDN: 3.1 Đối tượng nộp thuế: Theo qui định tại điều một của luật thuế TNDN số 03/1997/QH9 của Quốc hội họp khoá IX kỳ họp thứ 11( ngày 10/05/1997) có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 thay cho thuế lợi tức thì: “ Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh và có thu nhập chịu thuế tại Việt Nam đều phỉa nộp thuế TNDN từ những đối tượng qui định tại điều 2 của luật này”. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN được qui định ở điều 2 của Luật thúê TNDN như sau: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không thuộc diện nộp thuế TNDN, trừ hộ gia đình và cá nhân, nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao theo qui định của Chính phủ. 3.2 Căn cứ tính thuế TNDN Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất Thuế TNDN phải nộp được xác định như sau Thuế TNDN = Thu nhập x Thuế phải nộp chịu thuế suất Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ,dịch vụ ở nước ngoài. Thu nhập = Thu nhập chịu thuế + Thu nhập chịu chịu thuế từ hoạt động kinh doanh thuế khác Trong đó: Thu nhập chịu = Doanh thu để - chi phí hợp lý thuế từ tính thu nhập trong kỳ tính hoạt động chịu thuế trong thuế kinh doanh kỳ tính thuế Thu nhập chịu thuế khác bao gồm: Thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng ; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được ; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ rớt mới phát hiển ra và các khoản thu nhập khác. 3.2.1 Doanh thu + Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất kinh doanh đựơc hưởng. + Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. + Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu để tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế gia trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hàng hoá, dịch vụ đã được tiêu thụ, được người mua chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hàng hay chưa. 3.2.2 Chi phí a/ Chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm: - Khấu hao tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh ,dịch vụ theo qui định của pháp luật. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. - Tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo chế độ qui định trừ tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập của sáng lập viên của các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến ; tài trợ cho dịch vụ y tế, đào tạo lao động theo chế độ qui định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước , điện thoại, sửa chữa tài sản cố định ; tiền thuê tài sản cố định ; kiểm toán ; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định ; các dịch vụ kỹ thuật. - Các khoản chi cho lao động nữ theo qui định của pháp luật, chi phí bảo vệ cơ sở sản xuất kinh doanh ; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ; kinh phí công đoàn ; chi phí bảo hộ theo qui định của pháp luật. - Chi trả lãi vay tiền vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi vay của các tổ chức tín dụng khác theo lãi suất thực tế nhưng tối đa không qua lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước qui định cho các tổ chức tín dụng. - Trích các khoản dự phòng theo chế độ qui định. - Trợ cấp thôi việc cho người lao động. - Chi phí về tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. - Chi phí về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% trên tổng số chi phí (trong hai năm đầu thành lập) và không quá 5% (từ năm thứ 3 trở đi). - Các khoản thuế, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được tính vào chi phí. - Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo qui định của Chính phủ. b/ Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau: - Các khoản trích vào chi phí mà thực tế không chi hoặc không chi hết, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng… - Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế ( chi đầu tư xây dựng cơ bản, ủng hộ các đoàn thể xã hội….) - Các khoản chi không có chứng từ hoặc không có chứng từ hợp pháp. - Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ: chi phí sự nghiệp, trợ cấp khó khăn thường xuyên 3.2.3 Thuế suất a/ Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước và các tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là 32%. Cơ sở kinh doanh vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất là 25% nay nộp thuế TNDN với thuế suất là 32% mà có khó khăn được áp dụng thuế suất 23% trong thời hạn 3 năm kể từ khi luật này có hiệu lực thi hành hết thời hạn 3 năm thực hiện thuế suất là 32%. Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì ngoài việc nộp thuế TNDN theo mức qui định là 32% còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại. Đối với dự án đầu tư theo các lĩnh vực ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư áp dụng thuế suất 25%,20%,15% do Chính phủ qui định. b/ Thuế suất TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đâù tư nước ngoài tại Việt Nam, thuế suất chung là 25%. c/ Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí là 50%; khai thác tài nguyên quý hiếm khácthì cóthể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% cho phù hợp với từng dự án cơ sở kinh doanh. d/ Thuế suất thuế TNDN đối với các dự án đầu tư thuộc hợp đồng BOT, BTO, BT, dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20%,15%,10% được áp dụng trong thời gian thực hiện dự án . 4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 4.1 Đăng ký thuế Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc nộp thuế giá trị gia tăng. Tổng công ty có đơn vị hạch toán phụ thuộc khi đăng ký phải ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị phụ thuộc ở địa phương khác, nơi đơn vị chính đóng trụ sở thì phải đăng ký với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở. 4.2 Kê khai thuế _Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là này 25 tháng 1. _Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định. 4.3 Nộp thuế _Cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng quý được ghi thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý. _Cơ sở kinh doanh qui định tại khoản 2 điều 12 phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. _Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. _Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả nộp thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách Nhà nước cùng thời điểm trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. 4.4. Quyết toán thuế Cơ sở kinh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế đầy đủ các khoản: +Doanh thu +Chi phí hợp lý +Thu nhập chịu thuế +Số thuế thu nhập phải nộp +Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm +Số thuế đã nộp ở nước ngoài do các khoản thu nhập từ nước ngoài +Số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa - Năm quyết toán thuế theo năm dương lịch. Nếu cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính thì quyết toán theo năm tài chính. Trong thời hạn 60 ngày kể từ kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 60 ngày, nếu nộp thừa được trừ vào số thuế của kỳ tiếp theo. -Trường hợp sát nhập, chia tách, phá sản, cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế trong vòng 45 ngày kể từ khi có quyết định chia tách, giải thể, phá sản, hợp nhất. 5.Miễn thuế, giảm thuế 5.1 Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập a/Trong nước - Miễn thuế trong 2 năm đầu, từ khi có thu nhập chịu thuế được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo, riêng đối với vùng sâu vùng xa, hải đảo được giảm trong 2 năm tiếp the. b/Theo các dự án ưu đãi đầu tư +Mới thành lập được miễn thuế trong 2 năm đầu, được giảm 50% trong 4 năm tiếp khi có thu nhập chịu thuế, riêng hải đảo, vùng núi và khó khăn được thêm 1 đến 2 năm tiếp theo. - Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư: mới thành lập được giảm 50% trong thời gian 2 năm đầu, riêng đối với những vùng dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo và vùng khó khăn khác được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn từ 3 đến 4 năm tiếp theo. 5.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác - Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư được miễn tối đa 2 năm từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo. - Doanh nghiệp có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế thu nhập trong thời gian tối đa là 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo. - Đối với những trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư thời gian miễn thuế thu nhập trong thời gian tối đa là 8 năm. 5.3 Miễn giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh trong nước trong trường hợp cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng qui mô, đối mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất Cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái ; nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo do đầu tư mới mang lại. 5.4 Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 5.5 Miễn thuế TNDN cho các cơ sở kinh doanh trong nước có phần thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, các cơ sở kinh doanh có lao động là người tàn tật, cơ sở dạy nghề cho các đối tượng đặc biệt khó khăn của xã hội, hộ cá thể sản xuất kinh doanh dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định đối với công nhân viên chức. 5.6 Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5 I. Lịch sử, quá trình hình thành và đặc điểm của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5: 1. Lịch sử, quá trình hình thành của Công ty: Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 1990 trở về trước, Công ty có tên là Xí nghiệp xây lắp số 8. Năm 1992, Xí nghiệp xây lắp số 8 sáp nhập với xí nghiệp xây lắp số 9 và đổi tên thành Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 theo quyết định số 244/NN-TCCB/QĐ ngày 01/08/1992 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại thời điểm này (31/12/1991) tổng mức vốn kinh doanh của công ty là 609.800.000 đồng. Tình hình sản xuất từ năm 1991 trở về trước có chiều hướng giảm vì thị trường của Xí nghiệp bị thu hẹp. Từ khi sáp nhập, các hoạt động dần đi vào ổn định, thị trường mở rộng, các công trường đều hoạt động tốt. Hiện nay, Công ty là một trong những điển hình về kết quả kinh doanh, đảm bảo được việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao và luôn phát triển không ngừng . Công ty là một pháp nhân kinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Công ty sử dụng con dấu riêng theo qui định hiện hành của Nhà nước. Trụ sở Công ty được đặt tại số 6- Nguyễn Công Trứ-Hai Bà Trưng –Hà Nội. 2. Đặc điểm cơ bản của Công ty Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực về xây dựng. Tổ chức nhận thầu và thi công xây lắp các công trình xây dựng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, dân dụng và các thành phần kinh tế khác. Bảo toàn và phát triển vốn được giao, khai thác và sử dụng các nguồn vốn đúng với chế độ tài chính của Nhà nước. Năng suất lao động không ngừng nâng cao, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, bộ máy quản lý của Công ty được hình thành theo sơ đồ tổ chức sau Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán tài chính Phòng hành chính Phòng kế hoạch dự thầu Phòng tư vấn thiết kế Trung tâm xuất nhập khẩu - Ban giám đốc: Điều hành trực tiếp sản xuất kinh doanh của Công ty, vừa là đại diện cho cán bộ công nhân viên chức của Công ty, vừa chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trước Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống công nhân viên chức. - Phòng kế hoạch dự thầu: luôn chịu trách nhiệm lên kế hoạch khi tham gia đấu thầu các công trình - Phòng tư vấn thiết kế: giúp cho việc thực hiện các công trình và dự thầu đạt kết quả tối ưu nhất. - Trung tâm xuất nhập khẩu: phục vụ cho quá trình kinh doanh thiết bị máy móc của Công ty. - Phòng tài chính kế toán: có trách nhiệm theo dõi, tổ chức hạch toán toàn bộ nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trong Công ty theo Pháp lệnh thống- kế toán và chế độ tài chính của Nhà nước. 3. Tổ chức kế toán tại Công ty 3.1.Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại phòng kế toán .Bộ máy kế toán thực hiện từ khâu thu thập chứng từ, ghi sổ và lập các báo cáo theo chế độ qui định. 3.2.Nhiệm vụ của bộ máy kế toán Công ty Tham mưu giúp giám đốc quản lý về tài chính, tài sản theo qui định trong pháp lệnh kế toán thống kê và qui chế tài chính của Công ty. Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo qui định của Công ty. Tổ chức kiểm soát nội bộ. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm theo từng công trình, hạng mục công trình hoạch toán. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài vụ KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công trường Thủ quỹ Kế toán lương Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán công nợ - Kế toán trưởng (trưởng phòng): Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và Nhà nước về công tác kế toán thống kê tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty. - Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi các khoản các khoản phải thu, phải trả. - Kế toán ngân hàng : Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu chi qua ngân hàng. - Kế toán tiền lương : Tính lương cho các phòng ban trong công ty và tính các khoản trích theo lương : BHXH, BHYT, CPCĐ. - Kế toán công trường : Có nhiệm vụ theo dõi tồn ứng của công trình, tập hợp chứng từ chi mua vật tư và chi phí khác của công trình. Hàng tháng báo cáo khối kượng công việc đã thực hiện được và đối chiếu công nợ với bên A để thu tiền về. - Thủ quĩ : Thu nhận hoặc chi trả các khoản bằng tiền mặt, chịu trách nhiệm về số lượng tiền của công ty. II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Từ khi sáp nhập lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn như về thời tiết, địa hình, cạnh tranh… nhưng Công ty đã vượt qua những khó khăn ban đầu bằng những nỗ lực bản thân và đã thu được những kết quả đáng kể. Sự phát triển của Công ty đã thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Phụ biểu số 1) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002 so với 2001 Số tuyệt đối % Tổng doanh thu 50.032 50.689 657 101,3 Thuế giá trị gia tăng 2.414 2.480 66 102,7 Doanh thu thuần 47.618 48.209 591 101,2 Giá vốn hàng bán 45.563 45.931 368 100,8 Lợi tức gộp SXKD 2.055 2.277 222 110,8 Chi phí bán hàng 505 614 109 121,9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1406 1281 (125) 91,2 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 144 381 237 264,5 Lợi tức từ hoạt động tài chính 111 (345) (166) 67,8 Lợi tức bất thường 217 364 147 167,7 Tổng lợi nhuận trước thuế 473 400 (73) 84,4 Tổng số nộp ngân sách Nhà nước 4088 7209 3121 176,3 Thuế TNDN 152 128 (24) 84,4 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu năm 2002 là 50.689 triệu tăng 1,31% (657 triệu đồng) so với năm 2001 và doanh thu thuần năm 2002 là 48.209 triệu, tăng 1,24% (591 triệu đồng) so với năm 2001 : - Giá vốn hàng bán năm 2002 là 45.931triệu tăng 0,8% (+368triệu) so với năm 2001. Như vậy, doanh thuần có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán. - Chi phí bán hàng tăng 109 triệu đồng năm 2002 (21,9 %) so với năm 2001 - Trong lúc đó chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 là 1281 triệu giảm 8,8% (125 triệu) so với năm 2001. Do đó, làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm 15,6% (-73 triệu ) so với năm 2001. Như vậy, có thể thấy mặc dù kinh doanh có lãi nhưng kết quả kinh doanh chưa cao và chưa ổn định. - Bên cạnh đó Công ty cũng gặp phải một số khó khăn chủ yếu: +Một số công trình như công trình: Trụ sở Công an huyện Thường Tín; Sở tư pháp Bắc Cạn; vườn Quốc gia Cúc phương; nhà máy đường Quảng Ngãi…quyết toán chậm. + Đầu tư máy móc chủ yếu vào chi nhánh phía Nam, khấu hao 600 triệu đồng, lãi vay ngân hàng trả gần 600 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận giảm. + Nhiều công trình ở tại vùng sâu vùng xa việc vận chuyển máy móc , nguyên vật lệu đi lại khó khăn ,nhiều loại chi phí mớiphát sinh ngoài dự toán Đi sâu phân tích ta thấy: Qua bảng biểu số 2 Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2001: 4.088 triệu đồng Trong đó thuế TNDN phát sinh phải nộp là: 152 triệu đồng, tỷ trọng thuế TNDN chiếm 152x100% =3,7% trong tổng số nộp ngân sách . 4.088 Qua bảng biểu số 3 Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2002: 7.029 triệu đồng. Trong đó, thuế TNDN phát sinh phải nộp:128 triệu đồng tỷ trọng thuế TNDN chiếm trong tổng số nộp ngân sách là: 128x100% = 1,82% 7.029 Thuế và các khoản phải nộp ngân Nhà nước năm 2002 tăng 341 triệu đồng so với năm 2001, nhưng tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số các khoản nộp ngân sách Nhà nước giảm từ 3,7% năm 2001 xuống còn 1,82 % năm 2002. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí sản xuất chưa tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Nếu so với vốn kinh doanh ( qua bảng phụ biểu số 4), thì ta thấy tỉ suất lợi nhuận năm 2001 đạt là 152 = 0,56% thấp hơn so với năm 2002 : 26.951 128 = 0,37% 34.375 Như vậy, thuế TNDN phải nộp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố : doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế. Việc xác định chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng cơ bản rất phức tạp, khó khăn do chi phí phát sinh phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất, vào chu kỳ sản xuất dài. Do đó, trong phần phân tích này, em chỉ xem xét mức thuế TNDN phát sinh đã bị ảnh hưởng của yếu tố chi phí và sự liên quan giữa chúng trong quá trình quản lý. III. Tình hình thực hiện luật thuế TNDN của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có nhận xét: - Giá vốn hàng bán tăng 0,8% (45931-45563=368 triệu đồng ) so với năm 2001. Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một công ty chuyên về xây dựng, nên sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng. Giá thành của mỗi công trình thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và một số chi khác. Trong năm 2002, nhiều công trình (công trình ở Mường Chanh, Sơn La, Bắc Cạn, vườn quốc gia Cúc Phương) đã gặp nhiều khó khăn. Tại vùng cao Sơn La nhiều thiết bị phải vận chuyển từ dưới xuôi lên và phải đi mua nguyên vật liệu như gạch, sắt ở địa phương lân cận do không trực tiếp sản xuất được nên chi phí vận chyển rất lớn. Nhiều thủ tục chứng từ bị chậm trễ do phải mua của địa phương khác. Với đặc điểm là một vùng cao làm cho tiến độ công trình thi công gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn làm tăng chi phí về nhân công. Chính điều này đã làm cho giá thành sản phẩm công trình tăng lên. - Chi phí bán hàng tăng 21,9% từ 505 triệu năm 2001 lên 614 triệu năm 2002, chênh lệch là: 614-505= 109 triệu. Chi phí bán hàng bao gồm cả : tiền mua hoa trong hội nghị, tiếp khách, tiền điện thoại, tiền điện thoại di động ...Trong năm 2002, riêng tiền điện thoại cố định và điện thoại di động là : 257triệu tăng 55 triệu so với năm 2001 là 202 triệu. Như vậy, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng :368+109=417 triệu làm giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 417 triệu. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 giảm 125 triệu (8,8%) so với năm 2001 đã làm tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 125 triệu. Nhưng qua kiểm tra thấy rằng năm 2001 trong khi tính chi phí nguyên vật liệu có một khoản chi tiền mua gạch tại công trình Bắc Cạn là = 20,357trđ, là khoản chi phí có thực nhưng đã không được hạch toán vào chi phí sản xuất ( giá vốn hàng bán ) vì hoá đơn mua gạch là một hoá đơn viết tay không đúng qui định của Luật thuế, nên không được coi là chứng từ hợp lệ để làm căn cứ hạch toán. Do đó, 20,357 triệu là khoản chi bị bỏ sót chưa được hạch toán vào chi phí công trình. Nếu hạch toán đầy đủ thì giá vốn hàng bán năm 2001 sẽ là : 45.563 + 20,357 = 45.583,357triệu. Do đó, thu nhập chịu thuế năm 2001 được xác định lại là: 47618-(45583+505+1406)+(111+217)= 452triệu Và số thuế TNDN phát sinh: 452 x 32% =144,64 triệu giảm 4,8% (-7,36triệu) so với số đã báo cáo quyết toán theo. Song, Công ty đã quyết toán và nộp thuế TNDN theo mức thuế 151,360 triệu tức là Công ty đã lấy vốn của mình để nộp thuế. Công ty đã bị hao hụt vốn từ việc quyết toán sai này. - Năm 2002 khi kiểm tra chi phí quản lý doanh nghiệp cho thấy có khoản chi 358 triệu tuy có hoá đơn ghi rõ là chi tiếp khách làm căn cứ hạch toán, nhưng không chi đến vì Công ty muốn tăng chi phí để làm giảm lợi nhuận. Nói cách khác, Công ty đã dùng hạch toán khống 358 triệu vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 tạo nguồn tài chính đảm bảo chi phí cho năm 2003. Do đó, nếu loại trừ 358 triệu ra khỏi chi phí sản xuất thì chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 chỉ còn 1281-358=923 triệu giảm 34,3 % (-483 triệu) so với năm 2001. Như vậy, thu nhập chịu thuế năm 2002 được xác định lại sẽ là: 48209-(45391+614+923)+(-345+364) = 760 triệu. Và thuế TNDN phát sinh phải nộp năm 2002 sẽ là: 760 x 32 % =243,2 triệu. So với số thuế TNDN mà Công ty đã quyết toán và báo cáo, thuế TNDN phải nộp tăng: 243-128=115 triệu. Từ những kết quả kiểm tra và phân tích nói trên, do công tác quản lý chi phí của Công ty chưa theo luật định, đã tạo ra cơ chế " tuỳ tiện " trong công tác hạch toán chi phí để làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế, đã gây nên sự hao hụt vốn cho Công ty cũng như sự sai sót trong công tác tính và nộp thuế đúng đầy đủ cho ngân sách Nhà nước. CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HỢP LÝ ĐỂ TÍNH THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5 I. Đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5: Công ty xây lắp và vật tư xây là một doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng , thiết bị máy móc. Công ty có một đội ngũ cán bộ cao , giàu kinh nghiệm và làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty đã mở rộng tìm kiếm thị trường trong nước và nâng cao vị thế của mình đối với các công ty khác. Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em thấy việc chấp hành Luật thuế TNDN ở Công ty có nhiều ưu điểm. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Nếu khắc phục được những hạn chế này sẽ phát huy được hơn vai trò của kế toán trong việc tính thuế TNDN và góp phần hoàn thiện phương pháp tính thuế TNDN trong Công ty. 1.Ưu điểm Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 từ khi thành lập đến nay đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm, khắc phục mọi khó khăn, tự mình vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của ban giám đốc và các phòng ban chức năng trong Công ty đã tạo nên sức bật của Công ty trong nền kinh tế thị trương. Công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường và đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên. Có được những thành tựu như vậy là do những đóng góp không nhỏ của hạch toán kế toán trong các khía cạnh sau: - Các nhân viên trong phòng có năng lực và trình độ chuyên môn đồng đều. Công việc được bố trí phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện theo dõi, hạch toán chính xác, đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Hệ thống sổ sách của công ty tương đối đầy đủ, tuân thủ đúng chế độ kế toán . Ngoài ra còn có một số chứng từ khác theo qui định riêng của Công ty có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hình thức chứng từ ghi sổ tương đối đơn giản, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty áp dụng hình thức khoán gọn xuống các đội công trình. Mỗi đội công trình được giao nhiệm vụ thi công và số tiền theo dự toán của công ty, đồng thời đề ra thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình. Mỗi đội công trình có kế toán đội theo dõi tình hình hoạt động và chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu của đội. Hàng tháng kế toán đội gửi các chứng từ lên phòng tài vụ để kế toán công ty vào sổ theo dõi, kiểm tra. Đảm bảo nguyên tắc cập nhật và đối chiếu giữa kế toán đội xây dựng và kế toán của Công ty. - Các đội lập kế hoặch mua sắm vật tư qua phiếu xuất kho, nhập kho, sổ chi tiết vật tư. Với công trình ở gần thì vật tư có thế xuất từ kho của công ty và đưa tới tận chân công trình, nhưng với các công trình ở xa thì đội tự mua sắm và bảo quản tại kho của công trình. Các chứng từ được gửi từ đội lên giúp kế toán Công ty có thể theo dõi được hao phí vật tư định mức vật tư và tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tư của mỗi công trình được một cách dễ dàng có hệ thống. - Được hạch toán tương đối rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc hưởng theo lao động. Kế toán Công ty theo dõi lao động thông qua các bảng chấm công, các hợp đồng khoán mà đội gửi lên. - Các chứng từ gốc và các bảng kê về sử dụng máy thi công chi phí thuê máy thi công, bảng phân bổ khấu hao và sửa chữa lớn máy thi công giúp kế toán công ty theo dõi và hạch toán đâỳ đủ các khoản mục chi phí này. Vì vậy chi phí về máy thi công phát sinh ở công trình nào thì được tính cho công trình đó. 2. Những mặt tồn tại Do đặc điểm riêng của ngành xây lắp nên công tác hạch toán kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Việc ban hành chế độ kế toán riêng cho các doanh nghiệp xây lắp từ ngày 16/12/1998 vẫn chưa khắc phục được hết những mặt tồn tại của Công ty. - Về quản lý nhân công còn gặp nhiều khó khăn. Lực lương lao động thuê ngoài chưa quản lý được chặt chẽ dễ tạo ra tình trạng chấm công và trả lương không trung thực. Với công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế chỉ theo dõi qua bảng chấm công và bảng thanh toán lương của các đội mà không theo dõi được ở các tổ thi công. - Chi phí sản xuất chung: Các đội tập hợp chi phí sản xuất chung có kèm theo chứng từ gốc và bảng kê chi phí. Nhưng ở đội có rất nhiều khoản nêng rất khó kiểm soát. - Việc tính chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó có khoản chi hội họp tiếp khách mà Công ty đã kê khai khống đã gây ra việc làm giảm lợi nhuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Thực tế, khi thực tập tại Công ty vào cuối năm, em đã có dịp được quan sát và được ghi rất nhiều hoá đơn tiếp khách làm căn cứ để hạch toán nhưng thực tế lại không chi. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp tính thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 Nhằm khắc phục một phần tồm tại trên, từngbước hoàn thiện phương pháp xác định thu nhập chịu thuế làm căn cứ chính xác để tính đúng , tính đủ thuế TNDN. 1. Xác định đúng chi phí hợp lý: Chi phí là vấn đề hết sức rộng và cần phải được thích ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Do lĩnh vực sản xuất kinh doanh và địa bàn hoạt động rộng và phức tạp các chi phí phát sinh tương đôí lớn. Bên cạnh đó, Công ty còn có những công trình ở vùng sâu vùng xa gặp rất nhiều khó khăn về thu thập chứng từ để; làm căn cứ hạch toán. Để tạo điều kiện cho Công ty duy trì được hiệu quả và có điều kiện cạnh tranh, đồng thời tự mình có thể đứng vững trên thị trường, đề nghị với Nhà nước nên ưu tiên một số qui định về hoá đơn chứng từ cho Công ty như sau: Căn cứ vào từng loại công trình và địa bàn xây dựng : để quy định mẫu hoá đơn mua vật tư phù hợp, không cần hoá đơn đỏ hoặc có thể là giấy xác nhận đã mua vật tư của chính quyền địa phương nếu thoả mãn điều kiện sau: - Loại công trình của nhà nước hay của tư nhân. Nếu của Nhà nước thì có thể được coi là hợp lệ. Nếu công trình của tư nhân có tổng chi phí lớn thì phải đòi hỏi đúng yêu cầu theo chế độ. - Chỉ có những công trình thuộc vùng sâu vùng xa, hẻo lánh thì mới được áp dụng chế độ trên. - Đồng thời khống chế số lượng hoá đơn và giá trị từng hoá đơn để tránh lạm dụng luật. Ví dụ như sau: *Nếu tổng chi phí vật tư công trình là 100 triệu thì chỉ cho phép có 2 hoá đơn như trên và mỗi hoá đơn có trị giá là10 triệu đồng trở xuống. *Nếu tổng chi phí vật tư là 100 đến 150 triệu thì chỉ cho phép 2 hóa đơn và trị giá mỗi hoá đơn là 10 đến 15 triệu đồng. *Nếu tổng chi phí từ 150 triệu trở lên chỉ cho phép 1 hoá đơn với trị giá từ 15 đến 25 triệu đồng. *Nếu giá trị lớn hơn thì phải áp dụng đúng chế độ kế toán. Với những điều kiện như trên thì công việc kế toán xác định chi phí hợp lý sẽ trở nên rõ ràng và không còn gây trở ngại. 2. Về quản lý chi phí hội họp tiếp khách. Mặc dù đã có qui định của Nhà nước về khoản chi này trong Luật thuế TNDN nhưng với loại hình doanh nghiệp như Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 thì nên bỏ hẳn khoản này. Vì Công ty có quy mô kinh doanh không lớn với số vốn trên 600 triệu đồng (không bằng vốn của một hợp tác xã hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn ) lại hoạt động ở vùng sâu, vùng xa là chủ yếu, mối quan hệ không nhiều. Do đó, trong thực tế có rất ít hoặc không có hội nghị khách hàng hoặc tiếp tân, tiếp khách nhưng Công ty vẫn " cố " tạo ra nhu cầu chi tiêu cho hoạt động này để "hợp lý hoá" số tiền được chi theo tỉ lệ 5% so với tổng chi phí hợp lý theo qui định của Nhà nước ( như trên đã trình bày) bằng hệ thống chứng từ là hoá đơn đỏ. Để phản ánh đúng đầy đủ trung thực và khách quan những chi phí hội họp, tiếp khách thực tế phát sinh làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế, xin kiến nghị giảm tỉ lệ nói trên xuống mức thấp nhất (1%-2% ) để đảm bảo nhu cầu của khoản chi tiếp khách, hội họp đối với Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 và doanh nghiệp có hoạt động tương tự. 3. Thời gian cụ thể cho các đội lập và gửi hoá đơn mua nguyên vật liệu dù có qui định: Nhằm khắc phục tình trạng các đội công trường chậm gửi hoá đơn và gây cản trở cho công việc kế toán của Công ty. Chính vậy cần có qui định để giải quyết tình trạng này đối với hoá đơn mua nguyên vật liệu có phát sinh trong tháng theo mức dự kiến sau : - Nên chỉ cho phép 5 ngày sau ngày phát sinh chi phí kể từ ngày ghi trên hoá đơn. - Và cho phép thêm 10 kể từ ngày cuối cùng của hạn trên nếu công trình thuộc vùng sâu vùng xa, hẻo lánh . Nếu cả hai trường hợp trên chậm thêm 1 ngày thì sẽ bị phạt bằng cách giảm trừ tiền lương theo mức 1%/ ngày theo tổng số tiền ghi trên hoá đơn để bổ xung vào quỹ tiền thưởng cuối năm. Nếu đội nào không thực hiện đúng qui định thì số tiền chi cho hội họp sẽ bị trích vào lương tháng hoặc thưởng cuối năm của đội đó. 4. Về chi phí sản xuất chung của từng đội sản xuất: Tại các đội thi công có nhiều chi phí sản xuất chung, nếu kê trên cùng một bảng kê thì rất phức tạp trong khi kế toán cần phân loại theo từng hạng mục chi phí theo dõi và hạch toán. Để đảm bảo cho công tác kế toán được tiện lợi chính xác, nhanh chóng. Cần có: - Một bảng kê chuyên về chi phí vận chyển máy móc thiết bị thi công. - Một bảng về chi phí cho công nhân xây dựng và nhân viên quản lý thuộc biên chế Công ty. - Một bảng về chi phí xây lán trại tạm cho lao động thuê mướn của những địa phương lân cận... 5. Hoàn thiện quản lý chi phí nhân công tại các đội thi công: Nhằm tránh hiện tượng kê khai khống lao động sử dụng Công ty nên khống chế số lượng công nhân theo giá trị chi phí nhuyên vật liệu. Đồng thời với mỗi người lao động khi được Công ty thuê thì đều phải làm hợp đồng lao động để làm căn cứ chi lương và tính tiền lương. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp nói chung và Công ty xây lắp và vật tư xây dựng nói riêng đều cố gắng tự khẳng định mình đi lên. Việc phải hoàn thiện phương pháp tính thuế TNDN nhằm khuyến khích Công ty phấn đấu tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và để Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Thời gian thực tập tìm hiểu thực tế là thời gian quan trọng đối với em. Bởi đó hính là lúc để em vận dụng những kiến thức đã được học tập trong nhà trường vào công tác thực tế. Mặt khác còn tạo điều kiện để em tìm hiểu đúng hơn, sâu hơn kiến thức mình đã có, bổ sung những kiến mà chỉ qua thực tế mới có được.Trong luận văn em đã trình bày những hạn chế về xác định chi phí hợp lý- dựa trên các số liệu theo quy định của Bộ Tài Chính trong các doang nghiệp nhà nước và Luật thuế TNDN. Vì vậy, trong quá trình thực tập, em đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu học hỏi thêm giữa lý luận và thực tế, góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thuế TNDN của Công ty, thực hiện tốt hơn phương pháp tính thuế TNDN trong tương lai. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ kiến thức cũng như hiểu biết thực tế còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong bộ môn Kế toán -Tài chính, khoa Tài chính -Kế toán trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng các cô, các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5. Bảng phụ biểu số 2 Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp nhân sách Nhà nước năm 2001 Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu Số dư nợ kỳ trước chuyển sang Số phải nộp trong năm Số đã nộp trong năm Chuyển sang năm sau Thuế doanh thu 1302 221 1081 Thuế thu nhập 86 151 237 Thuế sử dụng vốn 144 104 120 128 Thuế đất 9 2 7 Thuế nhập khẩu 1422 1766 (344) Thuế khác 8 2 2 8 Thuế giá trị gia tăng 55 2431 2497 (11) 1595 4119 4608 1106 Bảng phụ biểu số 3 Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngấn sách Nhà nước năm 2002 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số dư nợ kỳ trước chuyển sang Số phải nộp trong năm Số đã nộp trong năm Chuyển sang năm sau Thuế doanh thu 1081 631 450 Thuế thu nhập 237 128 128 237 Thuế sử dụng vốn 128 87 50 165 Thuế đất 7 782 779 (10) Thuế nhập khẩu (344) 4550 4208 (2) Thuế khác 8 1 1 8 Thuế giá trị gia tăng (11) 406 54 341 1815 5954 5851 1213 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (phụ biểu số 4) Đơn vị tính :triệu đồng Tài sản Mã số Số cuối kỳ năm 2001 Số cuối kỳ năm 2002 A. TÁI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN KHÁC 100 25.280 32.538 I. Tiền 110 912 1.613 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III.Các khoản phải thu 130 19.458 20.809 IV.Hàng tồn kho 140 4.654 9.942 26.951 34.375 V.Tài sản lưu động khác 150 267 173 B-TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 1.658 1.837 Nguồn vốn A-NỢ PHẢI TRẢ 300 21.811 20.039 I.Nợ ngắn hạn 310 21.463 20.039 II.Nợ khác 347 - B-NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 5.139 5.336 26.951 34.375 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Giáo trình thuế và phương pháp tính thuế (Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội ) 2- Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (Nhà xuất bản Tài chính ). 3- Hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (Ban kế toán thống kê tài chính ) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThue (16).doc