MS: LVVH-VHVN057
SỐ TRANG: 119
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
DẪN NHẬP
1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Chương 1: Nguyễn Khải – triết nhân trong địa hạt văn chương
1.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải
1.2 Nguyễn Khải và hành trình đi tìm bản thể
Chương 2: Nguyễn Khải – cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu tính triết luận
2.1. Nhà văn – con đường của một triết nhân cô độc
2.2. Kiểu nhân vật thấp thoáng dáng dấp của một triết nhân cô đơn
2.3. Đi tìm con đường của con người tự do
2.4 Những người đàn bà trong sáng tác của Nguyễn Khải – một âm bản của cuộc sống ngọt ngào
Chương 3: Nguyễn Khải – những tìm tòi thể nghiệm trong kĩ thuật triết luận
3.1 Khai thác những thế mạnh triết luận trong kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật trần thuật, lời văn nghệ thuật
3.2 Khai thác những thế mạnh triết luận trong kĩ thuật xây dựng nhân vật
KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : NIÊN BIỂU TÁC PHẨM NGUYỄN KHẢI
PHỤ LỤC 2 : HÌNH ẢNH VÀ TƯ LIỆU VỀ NGUYỄN KHẢI
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường dùng
thủ pháp nghịch lí nghệ thuật. Đây là một hình thức xáo trộn chất liệu nghệ thuật, tưởng thế này mà hóa
ra lại thế khác để tạo ra sức căng trí tuệ nơi người tiếp nhận đồng thời bản thân thủ pháp này cũng
mang một thứ triết lí ngầm về một cuộc sống mạo mà gần gũi tự nhiên với cuộc sống.nhiều bất ngờ,
nghịch lí, khó đoán định bằng những định kiến quen thuộc. Bên cạnh đó, nhà văn Nguyễn Khải còn vận
dụng thủ pháp giễu nhại để nhận thức lại quá khứ, nhận chân lại các giá trị đời sống bằng cái nhìn mới
mẻ nhằm thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học, làm cho tinh thần triết luận bớt đi cái vẻ trang
nghiêm đạo.
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Khải là người mở đầu cho khuynh hướng sáng tác chính luận – triết luận. Tác phẩm
của ông không chỉ nhằm tái hiện thực tại mà đi sâu khám phá những vấn đề của cuộc sống ở từng thời
điểm lịch sử cụ thể. Chúng luôn hàm chứa những tư tưởng triết học sâu sắc nhưng không xa vời bởi đó
là sự chắt lọc, kết tinh từ những trải nghiệm của một con người, một nhà văn vừa có tài năng, vừa giàu
tâm huyết, lại luôn có ý thức gắn bó với cuộc đời, với dân tộc, với thời đại. Ngòi bút ấy khát khao được
góp mặt trong cái hiện tại, dẫu hiện tại có gai góc, có dang dở thế nào đi nữa. Sự bộc lộ trực tiếp suy
nghĩ, đánh giá riêng của tác giả trở thành một bộ phận quan trọng của tác phẩm. Những trầm tư thế sự
về lịch sử, mà trong đó, chìm dưới đáy sâu là những trầm tư triết học về cái đương đại đã là sự gửi gắm
đa nghĩa của Nguyễn Khải. về cách nhìn đời rất mới. Sự chuyển biến rõ nét của Nguyễn Khải về đời
thường sau 1986 cho thấy một phương diện khác của ngòi bút này: lòng nhân hậu, khoan hòa, yêu
thương. Xã hội miền Nam những năm 1954 – 1975 là một xã hội tao loạn, nhiều khúc mắc, trong đó
nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn. Nhận thức được tình trạng này, nhà văn đã day dứt suy nghĩ khi tiếp
cận với những vấn đề triết lí và nhân sinh mà xã hội nghiêm túc đặt ra. Với ông, văn học không phải là
món giải trí nhẹ nhàng. Nó là loại văn chương đầy trăn trở suy tư. Tính chất này bắt nguồn từ đặc điểm
văn học là sự nhận thức sâu xa về bản chất và giá trị con người. Văn học là khoa học khám phá lòng
người. Người làm văn học sử dụng thiên chức cao quý giúp con người nhận diện được mình qua những
trang sách, giúp con người tự vấn lương tâm, thanh lọc mình nhằm hướng thiện. Những giá trị nhân
bản của những hiện tượng văn học như thế luôn tìm được đường đến với độc giả.
2. Hành trình đi tìm bản thể của Nguyễn Khải là một cuộc lột xác lãng mạn, cho dù có "rớm
máu". Cuộc tìm kiếm sự thật về bản thân, tìm hiểu xem vì sao mình phải sợ mình. Cuộc kiếm tìm này ở
nhà văn đồng nhất với viết. Viết chính là cuộc phiêu lưu đến tận cùng bản ngã, dấn vào đó đòi hỏi rất
nhiều sức mạnh. Ông nhọc nhằn một mình phát quang con đường chông gai mà đằng sau cái hào quang
ấy, không gì khác, chính là bi kịch riêng của sự đơn độc "một mình tôi trên đường". Với lối thể hiện
đong đầy suy tư thế sự, Nguyễn Khải là kẻ lữ hành đơn chiếc trên con đường sáng tạo và tìm chân lí
của mình. Ông đã chiêm nghiệm và tìm câu trả lời, hoặc ít nhất, cũng diễn đạt cặn kẽ, sống động những
suy tư không ngừng của ông về vai trò của trí thức đối với lịch sử dân tộc. Qua những biến cố, triết lý
của ông là triết lý tin tưởng ở con người, ở cái gì là liên tục trong con người mặc dù con người phải trải
qua những lao lung thê thảm của biến cố.
3. Nguyễn Khải có nhiều tìm tòi, đổi mới nghệ thuật kết cấu bằng việc tổng hợp các thể loại khác
nhau tạo ra nhiều kiểu kết cấu đặc biệt và ngày càng có chiều hướng mở ra để phản ánh những tư tưởng
triết luận. Sự táo bạo đổi mới nghệ thuật thật sự đem đến cho người đọc những trang viết sắc sảo, thấm
đẫm chất suy tư, triết lí. Đặc sắc của ngòi bút nhà văn là đã tạo ra được những tiếng nói khác nhau làm
cho ngôn ngữ của nó không ngừng soi sáng lẫn nhau. Tác phẩm của Nguyễn Khải vẫn mang “chất
tuyên giáo” nhưng đan xen nó với ngôn ngữ tự vấn, với ngôn ngữ đời thường, thông tục; chất trào tiếu
dân gian, chất hoài nghi triết học trộn vào nhau nên nó mang bút pháp hiện đại, chiều sâu nghệ thuật,
khác với nhiều tác giả đương đại cùng lứa, cùng thời. Nhưng cứ mãi đuổi theo tính thời sự nóng hổi thì
“chất báo chí, chất thông tấn” đôi khi làm mất đi tính hồn nhiên, tự nhiên của bản thân cuộc đời, của
tính cách nhân vật. Đó là cái làm xao động lòng người bền lâu của văn chương, cũng như đỉnh cao của
triết lí là không đả động đến triết lí. Nhà văn viết là viết tư tưởng, suy tưởng của mình về cuộc sống bao
vấn đề tranh cãi, chọn lựa, nhận thức lại.... Mà cuộc sống của ta thì bề bộn nên khó tránh được những
lúc sai lầm ấu trĩ. Nhưng có lẽ “tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về” (Kinh Thi). Bên cạnh tính
triết luận của tác phẩm, là tính đối thoại. Trong các nhà văn sau 1945 cách mạng - kháng chiến - chủ
nghĩa xã hội, Nguyễn Khải có lẽ là người duy nhất thực hiện được thành công tính đối thoại của tiểu
thuyết hiện đại. Các nhà văn khác ổn định hơn, cái nhìn, cách nhìn trong văn xuôi, định hình bởi những
chân lý tuyệt đối, thì Nguyễn Khải có vẻ tương đối luận, và do đó dễ di chuyển điểm nhìn để có một sự
tiếp cận đa dạng, nhiều chiều hơn với đối tượng miêu tả.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Botsanôp A. (1983), Cuộc tìm tòi vô tận, Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân – Ngô Thảo (1995), Nhà văn Việt Nam : chân dung tự họa, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân – Trần Đình Sử (1983), “Văn xuôi nghiên cứu đời sống 4 hôm nay (Đối thoại về
sáng tác gần đây của Nguyễn Khải)”, Báo Văn nghệ (24) ra ngày 11.6.
4. Lại Nguyên Ân (1980), “Triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự”, Báo Văn
nghệ (13) ra ngày 29.3.
5. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học (9), tr.66-73.
6. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết“, Tạp chí Văn học (7).
7. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
8. Phạm Khánh Cao (1985), “Nguyễn Khải – từ kịch Cách mạng đến tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm“,
Tạp chí Văn học (2), tr.31-35.
9. Văn Chinh (1985), “Thời gian của người – sự tiếp tục không ngừng“, Báo Quân đội Nhân dân ra
ngày 9.11, tr.2
10. Đặng Anh Đào (1990), “Từ nguyên tắc đa âm đến một số hiện tượng văn học Việt Nam” , Tạp chí
Văn học (6), tr.22-29.
11. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, Tạp chí Văn học
(6), tr. 21-27.
12. Nguyễn Đăng (1988), “Thời gian của người – triết lí về cách sống”, Tạp chí Văn học (2), tr.147-
151.
13. Phan Cự Đệ (1969), “Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật của Nguyễn Khải“, Báo Văn nghệ (322) ra
ngày 12.12.
14. Phan Cự Đệ (1974), “Những đặc trưng thẩm mĩ của tiểu thuyết“, Tạp chí Ngôn ngữ (1).
15. Phan Cự Đệ (1983), Nguyễn Khải (Nhà văn Việt Nam 1945-1975 tập 2), Nxb Đại học và Trung
tâm chuyên nghiệp Hà Nội, trang 481-513.
16. Hà Minh Đức (1993), “Văn học phải góp phần hướng thiện và hoàn thiện nhân cách con người”,
Báo Văn nghệ (10).
17. Hà Minh Đức (1995), “Lời tổng kết cuộc hội thảo “Việt Nam nửa thế kỉ văn học””, Báo Văn nghệ
(42).
18. Hà Minh Đức (1996), “Cảm hứng thời đại trong văn chương”, Báo Nhân dân cuối tuần ra ngày
1.12.
19. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Nam Hà (1999), “Tiểu thuyết và vốn sống”, Tạp chí Tác phẩm mới (4), tr.75.
21. Nguyễn Hà (2000), “Cảm hứng bi kịch nhà văn trong tiểu thuyết Việt Nam
nửa sau thập niên 80”, Tạp chí Văn học (03).
22. Nguyễn Văn Hạnh (1964),“Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải“, Tạp chí Văn học (9), tr17-24.
23. Nguyễn Văn Hạnh (1966), “Tác dụng phức tạp của thế giới quan đối với quá trình sáng tác văn
học“, Tạp chí Văn học (1), tr. 37-42).
24. Nguyễn Thị Huệ (1999), “Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần
đây“, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (10/1999).
25. Nhật Khanh (1994), “Đầu năm gặp tác giả "Gặp gỡ cuối năm’’, Báo Văn nghệ (6), tháng 7.
26. Nguyễn Khải, “Nguyễn Khải - Biểu hiện thực tế như thế nào? ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 5,
1957, tr. 8,9.
27. Nguyễn Khải (1963), “Người viết văn phải biểu hiện được tinh thần của thời đại”, Bài phát biểu tại
Đại hội Nhà văn lần thứ 3.
28. Nguyễn Khải (1964), Xung đột (tập 2), Tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
29. Nguyễn Khải (1968), “Sáng tác những tác phẩm nghệ thuật cao đẹp xứng đáng với nhân dân anh
hùng”, Báo Nhân dân ra ngày 16.3.
30. Nguyễn Khải (1970), Đường trong mây, Nxb Văn học Hà Nội.
31. Nguyễn Khải (1980), Hành trình đến tự do (Kịch), NxbVăn nghệ TP Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Khải (1982), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
33. Nguyễn Khải (1984), Thời gian của người (tiểu thuyết), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
34. Nguyễn Khải (1986), Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết), Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt
Nam, Hà Nội.
35. Nguyễn Khải (1987), Gặp gỡ cuối năm - Thời gian của người, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
36. Nguyễn Khải (1987), Vòng sóng đến vô cùng, Nxb Hội Nhà văn.
37. Nguyễn Khải (1994), “Mình có giễu nhưng không châm chọc, bới móc”, (Trả lời phỏng vấn với
Xuân Ba, Phụ san Báo Giáo dục và Thời đại tháng 3/1994).
38. Nguyễn Khải (1995), “Hãy nhìn sự chuyển hóa của văn học với đôi mắt thưởng thức và thái độ
khoan dung”, Tạp chí Văn học (4), tr.10.
39. Nguyễn Khải (1995), Nhìn lại những trang viết của mình, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm -
Nxb Giáo dục.
40. Nguyễn Khải (1996), Thời gian của người, Tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.
41. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải (tập 2), Nxb Văn học Hà Nội.
42. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải (tập 3), NxbVăn học Hà Nội.
43. Nguyễn Khải (1997), Một cõi nhân gian bé tí, Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
44. Nguyễn Khải (1997), Nhìn lại những trang viết của mình, Việt Nam nửa thế kỉ văn học (1945-
1975), Nxb Hội Nhà văn, tr.51-58.
45. Nguyễn Khải (1997), “Tâm sự văn chương”, Báo Văn nghệ trẻ (56) (57) (58).
46. Nguyễn Khải (1997), Truyện ngắn và tạp văn, Nxb Trẻ TPHCM.
47. Nguyễn Khải (1997), Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
48. Nguyễn Khải (1999), Chút phấn của đời, Truyện ngắn và kịch Nxb Trẻ.
59. Nguyễn Khải (1999), Chuyện nghề, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
50. Nguyễn Khải (1999), Cuộc tìm kiếm mãi mãi, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
51. Nguyễn Khải (1999), Nếu như trái tim tôi chưa nguội lạnh, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo dục.
52. Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
53. Nguyễn Khải (2001), Tuyển tập tiểu thuyết Nguyễn Khải, Tập II, Nxb Thanh Niên.
54. Nguyễn Khải (2003), Anh hùng bĩ vận, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
55. Nguyễn Khải (2003), Cái thời lãng mạn, Truyện vừa, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
56. Nguyễn Khải (2003), Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà
Nội.
57. Nguyễn Khải (2003), Chúng tôi và bọn hắn, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
58. Nguyễn Khải (2003), Đã từng có những ngày vui, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
59. Nguyễn Khải (2003), Đất kinh kì, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
60. Nguyễn Khải (2003), Đời cứ vui, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
61. Nguyễn Khải (2003), Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
62. Nguyễn Khải (2003), Má hồng, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
63. Nguyễn Khải (2003), Mẹ và các con, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
64. Nguyễn Khải (2003), Một giọt nắng nhạt, Truyện vừa, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
65. Nguyễn Khải (2003), Một trường hợp li dị, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
66. Nguyễn Khải (2003), Người của một thời, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
67. Nguyễn Khải (2003), Người của ngày xưa, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
68. Nguyễn Khải (2003), Người gặp hằng ngày, Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội, tr.170.
69. Nguyễn Khải (2003), Người ngu, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội .
70. Nguyễn Khải (2003), Người vợ, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
71. Nguyễn Khải (2003), Nơi về, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
72 . Nguyễn Khải (2003), Phía khuất mặt người, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
73. Nguyễn Khải (2003), Sống giữa đám đông, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
74. Nguyễn Khải (2003), Sống ở đời, Tập truyện, Nxb Trẻ.
75. Nguyễn Khải (2003), Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
76. Nguyễn Khải (2004), Cha và con và... (Tiểu Thuyết tập 1), Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
77. Nguyễn Khải (2004), Một cõi nhân gian bé tí, Tiểu thuyết 3, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
78. Nguyễn Khải (2004), Một người Hà Nội, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.
79. Nguyễn Khải (2004), Thượng đế thì cười (Tiểu thuyết tập 3), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
80. Nguyễn Khải (2004), Tiểu thuyết tập 1 (Xung đột, Chủ tịch huyện, Cha và con và...), Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
81. Nguyễn Khải (2004), Tiểu thuyết tập 3 (Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười, Chiến sĩ),
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
82. Nguyễn Khải (2004), Xung đột, Tiểu thuyết tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội .
83. Nguyễn Khải (2005), Nghề văn cũng lắm công phu – Truyện – Tạp văn, Nxb Trẻ.
84. Nguyễn Khải, “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại”, Báo Sài Gòn tiếp thị, 9/2006.
85. Nguyễn Khải, Một người Hà Nội, Truyện ngắn 2, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội .
86. Nguyễn Khải, “Nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi”- Báo Tuổi Trẻ
(24/08/2009)
87. Nguyễn Khải, “Nguyễn Khải suy ngẫm về cuộc đời và văn chương” – phỏng vấn Báo Lao Động.
88. Ma Văn Kháng (1999), “Tiểu thuyết và nghệ thuật khám phá đời sống”, Tạp chí Tác phẩm mới (4),
tr. 61-67.
89. Phương Lựu (1986), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
90. Kundera.M (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng.
91. Nguyễn Đăng Mạnh (1972), “Nguyễn Khải và hai cuốn tiểu thuyết gần đây”, Tạp chí Tác phẩm
mới (17).
92. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn – tư tưởng phong cách, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
93. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), “Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển”, Báo Nhân dân số ra
ngày 26.10.
94. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), ”Nguyễn Khải – Đời người đời văn”, Tạp chí Nhà văn số 9.
95. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách, Nxb Trẻ.
96. Chu Nga (1974), “Đặc điểm hiện thực của ngòi bút Nguyễn Khải”, Tạp chí Văn học (2),tr.44-48.
97. Chu Nga (1977), Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Khải (Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại sau
1945) – Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.
98. Thuý Nga (1998), “Một bài tiểu luận làm tôi thay đổi cả một quan niệm về tiểu thuyết (Phỏng vấn
Nguyễn Khải)”, Báo Tuổi trẻ Chủ nhật.
99. Thúy Nga, Nguyễn Khải: “Tôi chỉ là người của một thời”, Báo Tuổi Trẻ số Xuân Bính Tuất.
100. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, chuyên luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Hội.
101.Tuyết Nga, “Vĩnh biệt một phong cách văn xuôi độc đáo’’ theo
.
102. Lê Thanh Nghị (1985), “Gặp gỡ cuối năm - Một tiếng nói nghệ thuật khẳng định cuộc sống”, Tạp
chí Văn nghệ Quân đội (4), tr. 123-127.
103. Nguyễn Phan Ngọc (1963), “Nguyễn Khải và Một chặng đường“, Tạp chí Nghiên cứu Văn học
(6), tr.20-25.
104. Đào Thủy Nguyên (1998), “Phong cách hiện thực tỉnh táo và thế giới nhân vật Nguyễn Khải”,
Tạp chí Tác phẩm mới (9), tr.99-103.
105. Đào Thủy Nguyên (2000), “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải theo dòng thời gian”, Tạp chí Văn
học (12), tr.74-79.
106. Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải, tr.61.
107. Vương Trí Nhàn (1996), “Vài nét về sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây“, Tạp chí
Văn học (2).
108. Vương Trí Nhàn (1999), Cái trẻ của tuổi già (Sự tự phát hiện của Nguyễn Khải trong Một thời
gió bụi), (Cánh bướm và đóa hướng dương), Nxb Hải Phòng, tr.218-224.
109. Vương Trí Nhàn (1999), Nguyễn Khải hay là một cách tồn tại trong văn học (Cánh bướm và đóa
hướng dương), Nxb Hải Phòng, tr.210-217).
110. Vương Trí Nhàn, Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, (Nguyễn
Khải về tác gia và tác phẩm), Nxb Giáo dục.
111. Huỳnh Như Phương (1983), “Gặp gỡ cuối năm – Gặp gỡ của những người trí thức”, Báo Văn
nghệ ra ngày 15.1.
112. Huỳnh Như Phương (1986), “Thời gian của người – cuốn tiểu thuyết có âm hưởng”, Báo Văn
nghệ ra ngày 15.4.
113. Vũ Quần Phương (1985), “Nguyễn Khải và thời gian của người“, Báo Thể thao Văn hóa (30).
114. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Giáo trình ĐHSP TP. HCM.
115. Trần Đình Sử (1996), Con người trong văn học Việt Nam sau 1945, Nxb Văn học, 2001.
116. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP.
117. Bích Thu (1997), “Nguyễn Khải: Một đời văn gắn bó với thời đại và dân tộc”, Tạp chí Văn nghệ
Quân đội (1), tr.109-113.
118. Nhiều tác giả (2001), Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
NIÊN BIỂU TÁC PHẨM NGUYỄN KHẢI
Stt Tên tác phẩm Thể loại Năm
1 Xây dựng Truyện vừa 1952
2 Xung đột Ghi chép nhiều tập, truyện 1959-
1962
3 Câu chuyện giữa một người đọc
và một người chép
Nghiên cứu lý luận 1959
4 Mùa lạc Tập truyện ngắn 1959
5 Một chủ đề chung quán xuyến
tất cả sáng tác của tôi: Làm thế
nào cho con người sống được
hạnh phúc hơn
Trả lời phỏng vấn, báo Văn học 1962
6 Sức mạnh của ngòi bút là được
chiến đấu cho lẽ phải, cho chân
lý
Trao đổi, báo Văn học 1962
7 Hãy đi xa hơn nữa Tập truyện vừa 1963
8 Đường vào nghệ thuật NXB Thanh niên 1963
9 Gia đình lớn Truyện vừa, Tạp chí Văn nghệ
Quân đội
1964
10 Người trở về Tập truyện vừa, NXB Văn học 1964
11 Sáng tạo những tác phẩm nghệ
thuật thật cao đẹp xứng đáng với
nhân dân anh hùng
Báo nhân dân 1968
12 Người 40 tuổi Tự sự lúc bước sang một năm
mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội
1970
13 Ra đảo Tiểu thuyết, NXB QĐ nhân dân 1970
14 Đường trong mây Tiểu thuyết, NXB Văn học 1970
15 Hãy đi xa hơn nữa Tập truyện vừa, NXB Văn học 1971
16 Chủ tịch huyện Truyện, NXB Văn học 1972
17 Chiến sĩ Tiểu thuyết, NXB QĐ nhân dân 1973
18 Đối mặt Kịch, Tạp chí Tác phẩm mới 1974
19 Tháng ba ở Tây Nguyên Ký sự, NXB QĐ nhân dân 1976
20 Cách mạng Kịch 4 màn, NXB QĐ nhân dân 1978
21 Cha và Con và... Tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới 1979
22 Hành trình đến tự do Kịch, NXB Văn nghệ 1980
23 Khoảnh khắc đang sống Kịch bản điện ảnh, Báo Văn
nghệ
1980
24 Bạn bè trên cao nguyên Truyện, Tạp chí Văn nghệ quân
đội
1981
25 Gặp gỡ cuối năm Tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới
26 Khoảnh khắc đang sống Kịch bản phim, truyện ngắn,
NXB Văn nghệ
1982
27 Văn xuôi một chặng đường
1963-1983. Báo cáo bổ sung
trình bày trong Đại hội lần thứ
III Hội Nhà văn Việt Nam
Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1984
28 Thời gian của người Tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới 1982
29 Điều tra về một cái chết Tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới 1986
30 Cái thời lãng mạn Truyện vừa, Báo Văn nghệ 1987
31 Vòng sóng đến vô cùng Truyện, NXB Trẻ 1987
32 Nghề văn, nhà văn và Hội nhà
văn
Ý kiến, Báo Văn nghệ 1988
33 Một giọt nắng nhạt Sách măng non, NXB Trẻ 1988
34 Những suy nghĩ về đổi mới văn
nghệ
Báo Văn nghệ 1989
35 Đến một nơi rất xa để được hiểu
lại mình
Tạp chí Tác phẩm văn học 1989
36 Một cõi nhân gian bé tý Tiểu thuyết, NXB Văn nghệ 1989
37 Một người Hà Nội Tập truyện, NXB Hà Nội 1990
38 Danh nhân của làng Truyện ngắn 1991
39 Cặp vợ chồng ở chân động Từ
Thức
truyện ngắn, báo Văn nghệ 1991
40 Chuyện tình của mỗi người truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ
quân đội
1992
41 Nghề văn cũng lắm công phu Báo Văn nghệ 1992-
1993
42 Sư già chùa Thắm và ông đại tá
về hưu
tập truyện, NXB Hội nhà văn 1993
43 Một thời gió bụi tập truyện ngắn, NXB Lao động 1993
44 Tôi nhiệt liệt ủng hộ các cây bút
trẻ có tài. Thư ngỏ gửi nhà văn
báo Văn nghệ trẻ 1994
45 Nhìn lại những trang viết của
mình
Tham luận tại Hội thảo Việt
Nam nửa thế kỷ văn học
1995
46 Hà Nội trong mắt tôi tập truyện ngắn, NXB Hà Nội 1995
47 Nguyễn Khải với nghề văn Báo Văn nghệ trẻ 1996
48 Bắt đầu từ một câu nói 9-1996
49 Cuộc tìm kiếm mãi mãi 3-1996
50 Tâm sự văn chương của nhà văn
Nguyễn Khải
Báo Văn nghệ trẻ 1997
51 Truyện ngắn và tạp văn NXB Trẻ 1997
52 Người Ngu Báo Văn nghệ trẻ, Xuân Mậu
Dần
1998
53 Những tháng năm yên tĩnh Bút ký, Báo Văn nghệ, Tết Mậu
Dần
1998
54 Ước gì tôi được trẻ lại, Chuyện
cà kề, Một lá phiếu và một lá
phiếu (Lão Bộc)
Phụ san Văn nghệ Quân đội 1998
55 Hạnh phúc đến muộn Kịch nói, Tạp chí Tác phẩm mới 1998
56 Một bài tiểu luận làm tôi thay
đổi cả quan niệm về tiểu thuyết
trả lời phỏng vấn, Báo Tuổi trẻ
chủ nhật
1998
57 Chút phấn của đời kịch nói 2 màn, Tạp chí Văn
nghệ quân đội
1999
58 Hãy biết cách cống hiến bạn đọc
cái phần mạnh nhất của mình
Bài phát biểu tại lễ trao giải
thưởng văn học 1998 của Hội
nhà văn
59 Một cuộc bàn giao chậm lại
đúng nửa thế kỷ
Báo Văn nghệ Tết Kỷ Mão 1999
60 Đến một nơi rất xa để được hiểu
lại mình
Bút ký, Báo Văn nghệ 1999
61 Đọc "Tiểu thuyết thứ bảy" Báo Văn nghệ 1999
62 Chế Lan Viên - một nghệ sĩ, một
chiến sĩ
Báo Văn hóa thể thao 1999
63 Tìm đất sống bút ký, Báo Văn nghệ 1999
64 Truyện nghề NXB Hội Nhà văn 1999
65 Tết của một chiến sĩ tình báo Báo Văn nghệ Tết Canh thìn 2000
66 "Tiểu thuyết là tinh hoa của hiện
thực"
Báo Văn nghệ Tết Canh thìn 2000
67 Mạch nước trong vẫn lặng lẽ
chảy
Báo Sài Gòn tiếp thị 2000
68 Đôi điều biết thêm về Nguyễn
Văn Vĩnh
Phụ san Văn nghệ quân đội 2000
69 Danh dự truyện, Tạp chí Văn nghệ Quân
đội
2000
70 Người Việt nam những chục năm
đầu thế kỷ XX
Báo Văn nghệ 2000
71 Tây Nguyên nửa đầu thế kỷ XX Báo Văn nghệ 2000
72 Tôi là người may mắn trả lời phỏng vấn, Báo Lao động 2000
73 Giận ông giời truyện ngắn, Báo Văn nghệ 2001
74 Má hồng truyện ngắn, Báo Văn nghệ 2001
75 Sống ở đời tập truyện, NXB Trẻ 2002
76 Thượng đế thì cười tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn 2003
77 Nghĩ muộn Tùy bút 2000
78 Đi tìm cái tôi đã mất Tùy bút 2006
PHỤ LỤC 2
HÌNH ẢNH VÀ TƯ LIỆU VỀ NGUYỄN KHẢI
CHÂN DUNG NGUYỄN KHẢI
HÌNH ẢNH MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC XUẤT BẢN
MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ NGUYỄN KHẢI
Nguyễn Khải, nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi
Nhà văn Nguyên Ngọc
(Nguồn Tuổi Trẻ)
Trước hết, tôi muốn nói điều này: đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ
những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kỳ lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp
thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa.
Một đận hòa bình cũng chẳng ít khó nhọc - cả hai cuộc, hòa bình một nửa nước miền Bắc từ sau
năm 1954 và hòa bình cả nước sau 1975, hòa bình nào cũng xao động bao nhiêu sóng gió.
Rồi lịch sử văn học sẽ có thời gian ngẫm lại mà xem, tất cả những chuyển động bão táp, phức tạp, trăn
trở đó của số phận đất nước và nhân dân, ta sẽ được đọc lại hẳn nhiều nhất, sâu nhất trong Nguyễn
Khải. Đấy là một trong những nhà văn hàng đầu, quan trọng nhất của văn học ta suốt một thời kỳ cực
kỳ sôi động.
Tôi gặp Nguyễn Khải lần đầu, tôi còn nhớ chắc chắn, ngày 19-8-1955. Bấy giờ Đại hội anh hùng
chiến sĩ thi đua quân đội vừa họp ở Hà Nội. Tổng cục Chính trị gọi mỗi sư đoàn một người "biết viết"
về Hà Nội để chia nhau viết về các anh hùng vừa được tuyên dương. Hóa ra đấy là cuộc tập hợp để rồi
sau đó sẽ hình thành cả một thế hệ những người cầm bút chủ lực được rèn luyện trong kháng chiến
chống Pháp và bắt đầu chính thức bước vào văn học sau năm 1954-1955.
Nguyễn Khải từ sư đoàn đồng bằng Bắc bộ lên, Phùng Quán, Nguyễn Khắc Thứ từ sư đoàn 325
Bình Trị Thiên ra, Hồ Phương từ sư đoàn 308 về, Nguyễn Trọng Oánh và Hải Hồ từ sư đoàn 304 Khu
4, Lý Đăng Cao từ phòng không, Hà Mậu Nhai từ sư đoàn 330 Nam bộ... Ít lâu sau, có thêm Hữu Mai
từ Điện Biên Phủ, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi từ sư đoàn 338 Nam bộ về...
Tôi là người về sau cùng, một cây bút mới tập tò đôi ba bài bút ký vô danh, từ sư đoàn 324 Khu 5
cũng được gọi về vì có ai đó tình cờ giới thiệu. Lính mới toanh, cấp thấp nhất trong nhóm, còn hoàn
toàn trắng tay, gặp ai cũng sợ. Bấy giờ Hồ Phương đã có Thư nhà, chúng tôi ở chiến trường Khu 5 xa
thế mà cũng từng được đọc và phục lăn. Nguyễn Khắc Thứ đã có cả bộ tiểu thuyết Đất chuyển đồ sộ.
Phùng Quán vừa xáo động văn đàn bằng Vượt Côn Đảo. Nguyễn Khải thì từng đoạt giải thưởng Hội
Văn nghệ VN, danh tiếng vang đến tận những chiến trường xa trong Nam của chúng tôi...
Những bước đi nhọc nhằn và dũng cảm
Tôi biết có người thường trách các nhân vật của Nguyễn Khải giống anh ấy quá, ai cũng đầy luận
lý như anh. Tôi thì tôi nghĩ có hơi khác: mỗi người có một cách sống và một cách viết. Nguyễn Khải là
người gửi vào các nhân vật của mình hết mọi trăn trở trên bước đường tư tưởng khó nhọc của anh - mà
trên đời này người trung thực thì bao giờ các bước đường tư tưởng cũng vô cùng khó nhọc, chỉ có
những anh chàng sống giả mới dễ hơn hớn hời hợt. Vậy nên, rồi bình tĩnh đọc kỹ lại hết anh mà xem,
sẽ thấy đấy là người đã ghi lại được cho mai sau gần như toàn vẹn, trung thực những bước đi nhọc
nhằn mà dũng cảm của con người chúng ta, cũng là của đất nước, trong suốt những năm tháng dài bão
táp bên ngoài và bên trong, vừa hào hùng vừa đau đớn, như một nhà văn tài năng của dân tộc ắt phải
làm.
Cái quan định luận, bây giờ thì có thể nói như thế này rồi: Nguyễn Khải đã để lại cho chúng ta
một sự nghiệp đồ sộ, một bức tranh toàn cảnh sẽ vô cùng cần thiết để hiểu một thời vào loại quan trọng
nhất của đất nước. Và có hiểu được như vậy thì mới đi tới được, ít đau khổ hơn và ít vấp váp hơn.
Nguyễn Khải có viết một câu hết sức ưu ái đối với tôi, anh bảo tôi "là nhà tư tưởng của thế hệ chúng
tôi". Anh thương tôi quá mà nói vậy. Anh mới chính là nhà tư tưởng ấy, bởi nhà văn mà là nhà tư tưởng
thì phải thể hiện các tư tưởng ấy ra trong tác phẩm của mình. Và anh mới là người làm được xuất sắc
điều đó.
Tôi ở chiến trường du kích Khu 5 hẻo lánh, bao nhiêu năm sách vở chẳng có gì, về Tổng cục
Chính trị chộp được một cái thư viện đầy sách tiếng Pháp, phần lớn là tiểu thuyết Liên Xô, liền lao vào
đọc say mê. Một bữa Nguyễn Khải tình cờ đi qua nhìn thấy, dừng lại kêu lên: Ô, thằng này nó đọc được
tiếng Pháp chúng mày ạ!... Và chúng tôi thân nhau từ đấy. Vì sao? Có lẽ vì cả hai ham tò mò mọi
chuyện đời và bắt đầu muốn suy nghĩ.
Bấy giờ anh em ở trại sáng tác thường đùa, một thằng cao một thằng lùn - Khải cao lớn nhất, còn
tôi thì thấp nhất trong số anh em được gọi về - mà lúc nào cũng cặp kè như vợ chồng, ngày đêm, không
biết chúng nó tâm sự với nhau chuyện gì mà lắm thế! Hồi đó còn non nớt lắm, nhưng tôi cũng đã lờ mờ
nhận ra điều này: Nguyễn Khải không phải là nhà văn của chủ nghĩa anh hùng, bấy giờ đang là xu thế
chính thống của văn học ta. Anh là cây bút của các vấn đề xã hội, đọc kỹ lại xem, tinh một chút có thể
thấy ngay ở những sáng tác trong thời chiến của anh đã manh nha những đường nét đầu tiên của xu
hướng ấy. Và như vậy, anh đi sớm hơn chúng tôi rất nhiều...
Vậy mà ở trại sáng tác, Nguyễn Khải lại được phân công viết về nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi. Thất bại.
Không phải cái tạng của anh. Anh không viết được ca ngợi, cái tạng của anh là moi tìm, lục lọi, vặn đi
vặn lại vấn đề, luôn đặt câu hỏi, không bằng lòng với những câu trả lời của chính mình, và luận lý, tự
luận lý, suy ngẫm.
Rồi chúng tôi, ba anh em, Nguyễn Khải, Nguyễn Trọng Oánh và tôi, được cử đi tham gia cải cách
ruộng đất đợt 5 "để có thêm hiểu biết nông thôn", cùng về xã Hưng Nguyên, huyện Thủy Nguyên bên
bờ sông Bạch Đằng, đúng nơi Trần Hưng Đạo đánh trận thủy chiến mấy trăm năm trước. Tất nhiên loại
"trí thức" mặt trắng chúng tôi thì chỉ được làm đội viên quèn thôi. Mỗi đứa ở một thôn. Cũng hăng hái
lắm.
Nhưng có hôm đi họp đoàn gặp nhau, Khải thì thầm vào tai tôi: Mình thấy như có cái gì đó không
phải cậu ạ. Sao lại thế này nhỉ? Hay là tại bọn mình non chính trị quá!... Chỉ dám thì thầm. Chuyến ấy
đi về, Khải và Oánh bảo: May mà ở đội của mình chưa bắn ai cả. Nhờ có anh đội trưởng rất tốt, dũng
cảm và trung thực!...
Rồi đến thời kỳ Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô. Khải và tôi thường lén lút đọc các tài liệu
về sự kiện chấn động ấy. Và tôi tin rằng những chuyển động dẫu chưa thật hoàn toàn rõ ràng ấy đã ảnh
hưởng đến các chuyến đi và các sáng tác của anh.
Có lẽ rồi đến một lúc nào đấy, các nhà nghiên cứu văn học thâm thúy sẽ lần lại các bước đường tư
tưởng và sáng tác của Nguyễn Khải. Theo tôi, đấy là con đường rất tiêu biểu của chuyển động văn học
ta suốt một thời kỳ lịch sử dài và không hề đơn giản, dễ dàng, tiêu biểu nhất là ở Nguyễn Khải, chính vì
đấy đúng là cái tạng của anh và cũng vì anh là người tài năng nhất, cũng trung thực nhất với chính
mình.
Tôi muốn nói rõ điều này: sự trung thực, cả điều gọi là dũng khí của nhà văn chủ yếu phải là ở
trong sáng tác của anh, chứ không phải là, chỉ là trong ứng xử hằng ngày ở đời của anh. Mỗi người ở
đời đều có những ràng buộc riêng mà sự khắc nghiệt chẳng ai giống ai, nên không thể ai cũng phải ứng
xử như nhau. Duy đã là người cầm bút thì phải trung thực đến cùng trong sáng tác của mình. Tôi biết,
tôi tin Nguyễn Khải là như vậy. Khi anh viết Xung đột, rồi Mùa lạc, có chút bâng khuâng, song vẫn còn
khá dè dặt; khi anh viết về chuyện ông Tư Kiền, đọc kỹ lại mà xem, phê phán chuyện không chịu vào
hợp tác xã đấy, nhưng là sự phê phán của người cũng đã không tin lắm về sự phê phán của mình. Và
sau này Nguyễn Khải đã từng công khai nói về nỗi xấu hổ của anh trước nhân vật ấy...
Càng về sau, tầm nhìn những vấn đề xã hội của anh rộng, sâu và sắc hơn; tiếng nói cũng thẳng
thắn và mạnh mẽ hơn, tự cay đắng với mình, thậm chí cả quyết liệt nữa, như trong ngòi bút chính trị
gần cuối đời của anh. Anh vẫn trầm tĩnh và khiêm nhường, nhưng tiếng nói và cả bút pháp đã như tiếng
kêu cuối của con chim báo bão đối với con người, với đất nước, với xã hội.
Cách đây mấy tháng, lục lại một số tài liệu cũ, tôi tình cờ tìm thấy cái thiếp mời đám cưới của anh
Khải và chị Bắc, một cái thiếp thời ấy in mực tím trên một mẩu giấy nhỏ bằng hai ngón tay. Tôi đã định
mang tặng lại anh chị, vậy mà không kịp nữa rồi!
Khải ơi, còn biết bao nhiêu kỷ niệm giữa chúng ta, cả yêu thương và giận hờn nhau nữa có lúc,
đều quí vô cùng, vô cùng. Khải ra đi, hôm nay tôi chỉ viết được có mấy dòng này. Rồi thế nào tôi cũng
còn phải viết về nhau nữa, bạn ạ. Mỗi chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong lịch sử rộng lớn. Nhưng, tôi tin
vậy, những người sống trung thực, bao giờ cũng là một phần dù nhỏ nhưng không thể thiếu trong bức
tranh toàn cảnh của cả một thời. Mà sự nghiệp sáng tác, cũng là tư tưởng của Khải, thì không nhỏ chút
nào.
'Tôi viết vậy thì tôi tồn tại'
Nguyễn Khải
(Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị)
Vào tuổi 70, nhà văn Nguyễn Khải quyết định gác bút khi trong ông vẫn còn đau đáu những suy
nghĩ, trăn trở về lẽ sống, về thân phận con người. Trong tâm thế của “một người nhàn rỗi, vẫn được con
cái kính trọng nhưng không còn cần thiết”, ông lại cầm bút. Dưới đây là những dòng tự sự của nhà văn.
Vào tuổi 70 tôi đã quyết định: không viết nữa, nghỉ ngơi vài năm cho đầu óc thanh thản rồi chết là
vừa đẹp. Nghỉ để chơi với các cháu, học nghệ thuật làm ông cũng là chuyện hay, chứ sao! Chẳng dè lúc
cuối đời hai vợ chồng già lại sinh lắm chuyện, chuyện lẩm cẩm của những người già, trẻ con nhìn vào
tấn bi kịch cuối đời của bố mẹ như một trò hề, mà người trong cuộc vẫn không nghĩ nó là trò hề để
thoát ra một cách nhẹ nhàng.
Mỗi lần bị nhấn chìm trong nỗi thất vọng không lối thoát, nói theo Phùng Quán, tôi lại níu lấy văn
chương mà đứng lên. Thế là cuốn tiểu thuyết cuối cùng Thượng đế thì cười được ra đời sau gần một
năm miệt mài viết và sửa. Tôi biết cuốn sách sau cùng của tôi cũng chẳng hay ho gì, nhiều bạn đọc bảo
tôi đã lẫn nên viết toàn chuyện vớ vẩn, thời nay ai người ta còn quan tâm những chuyện không vui của
những cặp vợ chồng già. Tôi thì nghĩ, do tài mình kém nên viết không được hay, chứ với một văn tài
thực sự họ chỉ viết toàn chuyện vớ vẩn mà thành kiệt tác cả. Đã gọi là nỗi buồn thì làm gì có sự phân
biệt buồn nhỏ với buồn lớn, cái buồn có tầm cỡ và những cái buồn nhỏ nhoi, tầm thường. Cái buồn nào
cũng làm người ta không thiết sống nữa, cuộc sống trở nên vô nghĩa, trở nên nặng nhọc, nghẹt thở. Thì
ra không cứ phải đói mới có nhu cầu viết văn, viết văn còn là cách để thoát khỏi những ngày sống nhỏ
nhen, để khỏi bị nghẹt thở trong một cuộc sống đã dư thừa.
Bạn bè bảo tôi là người có số may, điều đó đúng. Nhưng số phận của mỗi người lại do tính cách
của người đó quyết định. Một người rất tài giỏi nhưng lại thích bày tỏ cái hơn của mình một cách công
khai thường là có một số phận rất tội nghiệp, ở đâu cũng bị xua đuổi, bị đày ải, bị nhục mạ, bị nhận án
oan. Tôi thì khác, tôi cũng là người có tài, nhưng là tài nhỏ tất phải biết cách bảo vệ nó. Tôi chả khoe
tài bao giờ, lại biết cách che mặt, ngồi sau, nói nhỏ, chẳng làm ai phải ghen ghét vì tôi, tức giận vì tôi.
Tôi viết lách hanh thông từ trẻ đến già là tôi luôn biết đứng lùi lại để khỏi đụng chạm tới người bên
cạnh. Bởi vậy trong nhiều tai nạn của nghề nghiệp tôi đều thoát ra nhanh hơn nhiều người, đỡ bị xây
xát hơn nhiều người, đặc biệt là không phải hao tổn nhiều sức lực và thì giờ vào những chuyện không
đâu, những chuyện rất vô nghĩa. Biết bỏ qua những chuyện vô nghĩa (tức là phải biết cách đứng lùi lại
một chút, đứng về thì tương lai để nhìn cái hôm nay như đã thuộc của thì quá khứ), tập trung sức lực
vào những công việc ấp ủ một đời của mình, những việc thuộc về lợi ích lâu dài của cộng đồng. Khoe
tài, tự đắc với cái tài của mình là việc làm của kẻ mất trí, chẳng có lợi cho ai, trước hết rất bất lợi cho
bản thân. Dương danh cho thoả lòng kiêu một lúc để chịu mất đi nhiều năm tháng phải sống trong ân
hận, trong thất vọng, trong những giành giật vặt vãnh để sinh tồn, đó là một chuyện rất đáng tiếc của
những người nghĩ hẹp. Một đời tôi đã được chứng kiến nhiều tài năng lúc mới xuất hiện hết sức rực rỡ,
độc đáo mà rồi về già phải ôm mối hận đã để trượt qua nhiều cơ hội được vắt kiệt cái tài của mình.
Đừng đổ lỗi cho thời thế, cho số phận. Là do mình cả. Mình còn chưa biết cách ẩn nhẫn, nín nhịn, biết
chọn cái lúc cần nói, cần viết, biết dừng lại cái lúc cần dừng, dám dẹp bỏ lòng tự ái tầm thường, bỏ qua
những hiểu nhầm thiển cận của bạn bè và người thân để bảo vệ đến cùng hòn ngọc ngậm không bị phá
huỷ. Nó là công lực tu luyện một đời của mình để trao lại cho những thế hệ đến sau. Có nên viết những
chuyện đó ra để bạn đọc cùng thưởng lãm không nhỉ? Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết
văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao
trở về với cái vô hạn. Hãy tin vào lời nói của người sắp ra đi mãi mãi. Họ không còn thì giờ để hưởng
danh, hưởng lợi nữa. Họ chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn ngủi để nói cho thật, để bộc lộ bằng hết
những nỗi u uẩn trong lòng mình.
Tôi tự nhận vợ chồng tôi là những người già hạnh phúc, không phải lo lắng về con cháu lúc cuối
đời, lại còn được các con nuôi. Nuôi nấng tử tế, không có điều gì phải phàn nàn. Mà vẫn không vui,
vẫn buồn, buồn hơn cái thời phải gò lưng viết ngày viết đêm để kịp đưa bài cho các báo. Mãi tới đầu
những năm 90, khi báo Lao Động đăng truyện vừa nhiều kỳ Sư già chùa Thắm và Ông Đại tá về hưu
thì cái mộng ước mua được một cái tivi màu, một đầu máy video tối tối ngồi xem phim bộ với nồi cháo
gà đang hầm liu riu trên bếp kia của mấy bố con mới thành. Hai đứa con trai ngồi trên xích lô với cái
thùng tivi hiệu Samsung to tướng che gần hết mặt đỗ trước nhà, với tiếng hét to của thằng út: “Bố ra
đón em về!”. Cái tivi đã là đứa em út trong gia đình, người quan trọng nhất, chỉ đem lại có niềm vui và
tiếng cười thôi. Những năm vất vả kiếm sống, tôi là người quan trọng nhất của gia đình, là một giá trị
để mọi người dựa vào đó mà phấn đấu, mà hy vọng.
Còn bây giờ? Các con đã trưởng thành, chúng chia nhau gánh vác cái trách nhiệm vốn là của
riêng tôi trong nhiều chục năm. Tôi hoá ra người nhàn rỗi, người đã mất việc, vẫn được con cái kính
trọng nhưng không còn cần thiết như xưa nữa. Tôi đã thành một biểu tượng, thành linh hồn của một chi
họ, cũng rất cần trong các nghi thức lễ tết của một gia đình nhưng lại không thật cần lắm trong những
công việc làm ăn của mỗi ngày. Tôi được kính trọng nhưng không được vâng lời, được con cái nghe
một cách lơ đãng những lời dặn bảo và chúng cũng hay cười một cách rộng lượng nếu như tôi tỏ ra quá
lo lắng, những cái lo của người già, về chuyện này việc kia. Các vị trí trong gia đình đã đổi thay, vậy
chỗ đứng của tôi phải là chỗ nào thì phù hợp? Tôi không thích cầm quyền, quyền phải đi đôi với trách
nhiệm, trách nhiệm không còn lại muốn giữ nguyên vẹn cái quyền trước đây có hoạ là điên, có thể còn
bị con cái chống trả, xa lánh. Tôi chỉ muốn được các con quan tâm tới tôi tí chút thôi, coi tôi là một
người đang sống, mỗi ngày hỏi han, trò chuyện đôi câu là đủ. Lại trở về lại câu hỏi, vậy tôi phải sống
như thế nào nhỉ?
Tôi chợt nhớ tới gia đình cụ Nguyễn Văn Huyên, vị Bộ trưởng Giáo dục lâu năm nhất của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1946, các cụ Huyên và Hưởng đều là bộ trưởng, thứ trưởng của
Chính phủ đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Mỗi sáng trước giờ tới công sở, cả hai anh em đều
đến nhà mẹ tự tay pha một ấm trà dâng mẹ rồi cả ba mẹ con vừa uống trà vừa bàn việc nước trong
những tháng năm có bao nhiêu hiểm hoạ. Lúc này bà mẹ đã già, chỉ đọc sách, chăm sóc cây cảnh và
chơi với các cháu nhưng vẫn là chỗ dựa cậy của các con, vì mỗi lần trò chuyện với mẹ các con đều như
có thêm nghị lực, thêm niềm tin trong một thời thế đang có nhiều biến động. Cái sự ràng buộc về tinh
thần ấy đã giữ nguyên vẹn cái cách sống cao sang của một vọng tộc cho tới đời con đời cháu mà tôi có
vinh dự được quen biết sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm của nhiều đời người.
Vẫn biết cầm lại bút lúc này là khó lắm, là sẽ viết chẳng giống ai, vì mẫu mã, kích thước tư duy
đã thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi. Nhưng tôi trở lại nghề viết không nhằm tự khẳng định với mình,
cũng không dám ganh đua với ai mà chỉ mong lại được sống trong tự do, trong niềm vui và hy vọng,
không phải phụ thuộc vào cái yêu cái ghét của người khác, kể cả với con cái. Biết đâu nhờ vẫn làm việc
miệt mài khi tuổi đã già mà tạo được một ràng buộc về tinh thần cho con cho cháu, thành một nếp nhà
như người xưa.
Viết là một cách để tồn tại. Descartes có câu: “Tôi tư duy vậy thì tôi tồn tại” (Je pense donc je
suis), tôi muốn nói nhại câu danh ngôn ấy: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại” (J’écris donc je suis).
“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn
khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Suy ngẫm về sức nghĩ của một nhà văn lớn
GS. Tương Lai, Người đại biểu nhân dân
(Nguồn Tuổi trẻ)
“Trôi theo tự nhiên”, tuy là một lựa chọn thật minh triết, nhưng sao cứ như một ám ảnh định
mệnh, vì dễ gì cuộc sống chung quanh chịu tuân phục cái lẽ tự nhiên mà Anh đã ngộ ra được để cùng
chọn một cách thế ứng xử mà Anh mong muốn, anh Nguyễn Khải ơi.
Thì cũng chính Anh đã viết như vậy: “Trong mọi cảnh ngộ trớ trêu, tính cách và nghị lực con
người chỉ làm chủ một nửa, còn một nửa là những rủi ro không thể tính trước”.
Đọc câu ấy trong tác phẩm cuối cùng Anh tặng tôi, “Hồi ức về sự hình thành một bút pháp” mà
Anh đặt tên là “Trôi theo tự nhiên” tôi cảm nhận được chiều sâu dự cảm của một sức nghĩ, một tầm tư
duy đang ở vào một bước ngoặt trong văn nghiệp của Anh. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy sự nghiệt ngã
của thời gian và định mệnh. Anh đã cố làm chủ lấy sự trôi chảy của thời gian đang càng ngày càng hối
hả thúc giục, để rồi Anh vẫn không vượt qua được cái khắc khoải của định mệnh. Và, cái “không thể
tính trước” đã xảy ra, cho dù Anh đã toan tính chối bỏ. Đó chính là nỗi đau chúng tôi phải chịu đựng
hôm nay.
Ám ảnh định mệnh ấy đã là sự thực đau đớn, con người tài hoa và trung thực ấy đã tuyệt đối nằm
xuống. Cho dù Anh từng chiêm nghiệm “năm tháng đã qua đi nhưng vẫn còn lưu lại mùi hương đã nhạt
của một thời, và cả những vệt nước mắt vừa khô của một thời” thì , anh Khải ơi, một thời ấy, cuộc đời
còn muốn nhận được từ sự tái hiện sống động bởi văn tài và ý thức công dân của người cầm bút có
trách nhiệm và đủ minh triết để làm điều đó nơi Anh.
Thật xót xa cho cuộc đời đã không được tiếp nhận trọn vẹn những tìm tòi, những đúc kết nghĩ suy
và đưa ra những thẩm định chính trị sau cả một quãng đường dài hơn nửa thế kỷ của một nhà văn tài
hoa và có trách nhiệm với chính cuộc đời ấy. Tôi muốn nói đến tập “Tùy bút chính trị” mà Anh đã cho
tôi đọc và dặn hãy giữ cẩn thận giúp Anh.
Chỉ nói đến một tùy bút dở dang đang ở trước mắt tôi đây, vì viết về sự nghiệp đồ sộ của Anh, sức
tôi không kham nổi và chắc chắn sẽ có nhiều người làm việc đó tốt hơn nhiều. Đã có lần tôi hỏi Anh,
tại sao lại đặt tên cho tập “tùy bút chính trị” ấy là “Nghĩ muộn”. Một thoáng trầm ngâm, và rồi Anh
cười: “Thì cả cuộc đời sống và viết, bây giờ mới nghĩ ra và viết được ra, mà cũng đã xong đâu, vẫn còn
nghĩ tiếp đấy, thì chẳng muộn quá là gì”.
Anh Khải ơi, “Nghĩ muộn” của Anh không hề “muộn”, ngược lại, nó còn “sớm” hơn với nhiều
người cầm bút, và đáng tiếc, và đau đớn đối với tôi lúc này, chính là ở đấy. Thẫn thờ, tôi lần mở tập bản
thảo, ngẫm nghĩ về câu Anh viết mà nghẹn ngào không cầm được nước mắt: “Với một người viết văn
cũng như những người làm nghề thuộc về trí tuệ, là lãnh vực tự do nhất, độc lập nhất trong xã hội, thì
bạn bè là tất cả. Trong bạn bè, sẽ tìm ra tri kỷ, trò chuyện với tri kỷ vừa là đối thoại vừa là độc thoại để
cân nhắc, xem xét, lật trái lộn phải một nghi vấn, một cách trả lời, một khẳng định còn rụt rè, một kết
luận còn chưa đủ tự tin”.
Tôi may mắn được là người bạn muộn mằn của anh, và chắc chắn không phải là người “tri kỷ”
mà anh lựa chọn. Nhưng duyên do là mỗi tháng chúng tôi lại có dịp gặp nhau một lần. Tận dụng thời
gian hiếm khi gặp được nhau, vào những dịp ấy, Anh hay tranh thủ nán lại cùng chúng tôi, say sưa bộc
bạch những suy tư nghiêm cẩn dưới cái dạng hài hước nhưng rất tinh tế và khiêm nhường của một sức
nghĩ lớn. Nhân việc Anh muốn đọc một tiểu luận tôi viết đã lâu song ngại làm mất thì giờ của một nhà
văn lớn, tôi không dám đưa để Anh phải trách, tôi vội đem đến nhà và không ngờ lại là sự giục giã một
ý tưởng đã định hình trong Anh. Chúng tôi thân nhau từ đó, tuy biết Anh thì đã mấy chục năm và đã
từng say mê đọc Anh.
Tôi kính trọng tài văn và sự trung thực, cởi mở của anh, trân trọng tình bạn “vong niên” mà Anh
dành cho tôi, một người kém Anh đến sáu tuổi. Dưới ngòi bút tài hoa, tinh tế của Anh, bằng con mắt
của chuyên ngành tôi đeo đuổi, triết học và xã hội học, tôi cảm nhận ở anh những suy tư triết lý với cái
nhìn xã hội học sắc sảo. Trong sự thụ cảm riêng tư, tôi nghiệm ra rằng, văn tài của Anh vượt cao lên
trong văn đàn nước ta “một thời”, chính là do có sự suy tư ấy, có cái nhìn ấy. Vì thế mà tôi thích đọc
Anh, say mê những trang viết của Anh, nhớ kỹ và chiêm nghiệm những độc thoại, đối thoại của các
nhân vật trong tác phẩm của Anh. Còn Anh, tôi hiểu, Anh muốn có người để bộc lộ những suy nghĩ
“động trời” mà tôi chỉ là một cái kênh bé nhỏ.
Và nay thì một ý nghĩ cứ dày vò tôi, đáng lý ra, phải làm cách nào để giục giã hơn nữa để anh viết
tiếp tập “tùy bút chính trị” mà xem ra bút lực của anh còn quá dư thừa để đưa ra những vấn đề có ý
nghĩa rất lớn đến sự nghiệp của chúng ta, mà mỗi người, từ góc nhìn và sự trải nghiệm của mình, đều
có thể có những đóng góp, như Anh đã viết: “Họ góp đóm, làm khô củi, tất cả đã sẵn sàng, người phát
minh chỉ việc thổi bùng lên ngọn lửa sáng tạo”.
Có sức nghĩ nào là muộn đâu? Muộn hay sớm là tùy độ chín của tư tưởng mà mình nung nấu đấy
thôi. Với anh, cả một đời cầm bút, tôi hiểu độ chín của tư tưởng Anh đang ấp ủ đáng phải sớm đưa ra
để “góp đóm làm khô củi” khiến ngọn lửa nhanh chóng bùng lên, ngọn lửa của sáng tạo, ngọn lửa của
tư duy.
Đành rằng rồi cũng phải chấp nhận sự nghiệt ngã của sự sống, dù nghị lực sung sức đến mấy cũng
không sao cưỡng lại được quy luật của tự nhiên, nhưng “Hồi ức về sự hình thành một bút pháp” đã
xong đâu. Mới đây thôi Anh còn hồn nhiên, vui vẻ bông đùa “họ lên đường cả, mình rồi cũng phải
chuẩn bị thôi, cho nên nghĩ được đến đâu là tôi viết ngay, đánh máy ngay”. Bàng hoàng lật lại những
trang viết, càng cảm được cái sung sức của bút lực, sự mạnh mẽ tinh nhạy của bút pháp để đưa ra “một
kết luận còn chưa đủ tự tin”, đấy là Anh khiêm nhường mà nói thế, chứ thực ra, Anh đã rất tự tin về độ
chín của những câu chảy ra đầu ngọn bút, ở những con chữ hiện hình chầm chậm song chắc nịch từ
chiếc máy chữ quen thuộc của Anh. Chính vì thế mà lại càng đau đớn nghĩ về một công trình đang
dang dở trong sự trăn trở.
Đấy là sự trăn trở của một ngòi bút trung thực nhưng thận trọng, đang viết ra những dồn nén trong
khối óc và trái tim Anh, tuy đã chín trong suy ngẫm, song vẫn còn muốn có thời gian để dòng tư duy
mạnh mẽ đủ sức thanh lọc những tạp chất, để chưng cất lại những ý tưởng đúc kết từ chính sự trải
nghiệm của cả cuộc đời. Đó là những suy tư quyết liệt và giằng xé: “trong từng cá nhân vẫn còn bao
nhiêu năng lực chưa được khai mở, còn bao nhiêu của cải chưa được khai thác, còn bao nhiêu yếu tố
của cái phi thường chưa được nuôi dưỡng đúng như nó phải có. Tất cả tùy thuộc vào lòng can đảm ta
có dám cởi trói cho chính ta không, ta có dám đối mặt với những thơ ngây, lầm lẫn của chính ta không?
Trước hết hãy tự giải phóng mình ra khỏi những định kiến, những nguyên lý, những quy tắc từ lâu đã
chả có tác dụng gì nhiều tới những hoạt động thực tiễn cả”.
“Nghĩ muộn” là cái tên Anh đặt cho công trình còn dang dở ấy, đã nói lên phần nào động lực thôi
thúc Anh viết “Tùy bút chính trị”, mà theo tôi, là một hứa hẹn độc đáo về giá trị tìm tòi và thẩm định
của một người cầm bút có trách nhiệm bằng cả chiều dài thời gian và bề dày trải nghiệm. Sự trải
nghiệm của một nhà văn từng lăn lộn trên chiến trường và trong nhiều trận địa của cuộc sống. Rồi,
“như chợt thức giấc sau một giấc ngủ dài, giương mắt nhìn ra xung quanh, nhìn vào lòng mình bỗng
thấy mọi quang cảnh như đã thay đổi. Tất cả đều ẩn giấu những câu hỏi hết sức mới mẻ, hết sức lạ
lùng, buộc mình phải có cách trả lời, có trả lời xuôi thì mình mới sống yên ổn được với xung quanh,
với chính mình”.
Rồi, Anh đã tìm cách trả lời. Trước hết là trả lời cho mình. Từ trả lời cho mình mà góp phần trả
lời cho những khúc mắc, dằn xé của cuộc sống, mà tựu trung lại cũng là xoay quanh chuyện con người.
“Con người hiện tại là tổng thể của một quá khứ sâu thăm thẳm, làm sao có thể biến cải họ thành người
khác trong vòng vài thập kỷ! Mọi bước nhảy, mọi sự rút ngắn, mọi cuộc cách mạng quá khích ở lãnh
vực này là vô nghĩa, nghĩ là thành công mà rồi sẽ có ngày phải làm lại cả, lại phải bắt đầu từ cái bắt đầu
theo một phương hướng khác”.
Những dòng ý tưởng Anh viết trong “Trôi theo tự nhiên”, với cảm thức còn mơ hồ của tôi, chính
là nhằm chuẩn bị cho việc hoàn thiện những suy tư kết đọng lại trong “Nghĩ muộn” mà Anh dự định sẽ
còn phải chỉnh sửa, còn phải “lật trái lộn phải một nghi vấn, một cách trả lời, một khẳng định còn rụt
rè” để có đủ sức gạt bỏ sự rụt rè đó, nhằm đưa ra sự khẳng định khi trao nó cho công chúng. Có chăng,
“muộn” chính là sự đắn đo khiêm nhường của một ngòi bút có trách nhiệm không cho công bố những
suy ngẫm đã đến độ chín, chứ không hề “muộn” những dằn vặt sáng tạo của Anh để hình thành những
ý tưởng cần đưa ra vào lúc này.
Vả chăng, căn cứ vào đâu để thẩm định về “độ chín của một tư tưởng” nếu không đưa nó ra cọ xát
với đời sống thực của con người, của xã hội. Chính cuộc sống thực ấy mới có đủ sự tường minh để mà
thẩm định một tư tưởng, một luận điểm, chứ không phải một ai đó nhân danh cho sự độc quyền chân lý
để đưa ra những phán quyết. Chân lý là cụ thể, vì thế nó không đứng yên một chỗ, nó phải vận động
như chính dòng sông cuộc sống cuồn cuộn tuôn chảy. Quyết định vận tốc của dòng sông ấy là sức cuộn
chảy từ bên dưới. “Rút ngắn thời đoạn, đổi người chuyển giao là sẽ bị lịch sử phủ nhận ngay”, đó chính
là câu kết tạm thời của cái “tùy bút chính trị” còn dang dở của Anh.
Nhưng anh Nguyễn Khải ơi, công trình nào của cuộc sống mà chẳng dang dở! Có dang dở mới có
phát triển. Công trình dang dở của Anh chắc rồi cuộc sống sẽ tiếp tục, và biết đâu, sự dang dở trong tìm
tòi và sáng tạo của Anh lại là khởi nguồn cho những bước đi tới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Thì Anh
đã những muốn “để cái nghĩ của mình còn giữ được một chút cái tươi, cái mới lúc ban đầu, khỏi bị xơ
cứng trong cái chính xác giả tạo, gò ép” đấy sao? Thì Anh chẳng đã “hy vọng những gì mình mong
muốn trước sau gì cũng sẽ tới” mà ngay trang đầu của “Nghĩ muộn” như Anh đã viết.
Sức nghĩ của Anh chẳng những không “muộn” mà còn thổi vào cuộc đời một làn gió mới có khả năng
“làm thay đổi chiều hướng một đời người” mà Anh viết đăng lên báo như một tuyên ngôn trong “Trôi
theo tự nhiên” rồi đấy thôi “Sống bằng sự tỉnh táo, không có đam mê lớn, không có hoang tưởng,
không có lãng mạn, không dám vươn tới những cái đích không thể với tới, không có những thất bại,
những mất mát làm thay đổi chiều hướng một đời người, thì cuộc đời sẽ rất nhạt”.
Quả đã có những cuộc đời rất nhạt, nhưng văn nghiệp của Anh, sức “Nghĩ muộn” của Anh sẽ
cung cấp năng lượng cho con người vươn tới những cái đích không thể với tới, mà theo lôgic của tư
duy trong “Trôi theo tự nhiên”, mà trong suy ngẫm của tôi, chính là nhằm chuẩn bị cho sự hoàn thiện
tùy bút “Nghĩ muộn”, thì không có cái đích nào không thể với tới, nếu người ta biết và dám sống với
hy vọng những gì mình mong muốn trước sau gì cũng sẽ tới!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN057.pdf