Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng

Cho đến nay quá trình hoạt động của Công ty xi măng Hải Phòng đã tính được hơn một thế kỷ. Đó là một quãng thời gian đủ để người tiêu dùng tin cậy. Với phương trâm đặt ra là tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng về giá cả, Công ty xi măng Hải Phòng đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần. Mà điều này phải đặc biệt kể đến kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bởi chi phí là cái cơ bản nhất để tạo nên thực thể của một sản phẩm,việc sử dụng chi phí vừa mang tính khách quan song đó còn là cả một nghệ thuật. Có thể nói, Công ty xi măng Hải Phòng đã giải được bài toán kinh tế cơ bản về quản lý chi phí, tính giá thành và trong những năm qua, giá thành của sản phẩm liên tục hạ mà chất lượng thì ngày càng có sự cải tiến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công ty đã đạt được một số thành tích nhất định, song để giữ vững thị trường tiêu thụ xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành xi măng Việt nam, công ty cần có sự cố gắng hơn nữa để công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành ngày càng hoàn thiện. Trên đây là một vài ghi nhận của em về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Hải Phòng. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế và trong thời gian thực tập ngắn ngủi nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty Xi măng Hải Phòng để luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài. Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 và các tài khoản liên quan như TK111, 152, 338, 334... Các tài khoản chi phí sản xuất chung cũng được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai và các tiểu khoản để tạo điều kiện cho việc ghi chép và phản ánh ví dụ: TK627: chi phí sản xuất chung. TK6271: chi phí nhân viên phân xưởng. TK6272: vật liệu sản xuất chung. TK6273: công cụ dụng cụ sản xuất chung. TK6274: khấu hao tài sản cố định. ... Trong đó mỗi tài khoản lại được chia thành các tiểu khoản ví dụ như: TK62711: tiền lương nhân viên phân xưởng. TK627111: tiền lương nhân viên phân xưởng Than TK627112: tiền lương nhân viên phân xưởng Máy Đá. TK627113: tiền lương nhân viên phân xưởng lò nung. TK627114: tiền lương nhân viên phân xưởng nghiền đóng bao. Đối với việc nhập liệu chi phí sản xuất chung trên máy, kế toán vào bút toán định kỳ, vào phần chi phí sản xuất chung. Sau đó các thao tác nhập liệu với các phần hành đã cài đặt sẵn. Kết thúc kế toán nhấn lưu để lưu giữ toàn bộ giữ liệu đã nhập. Vào phần sổ sách kế toán sẽ cho ra các sổ theo yêu cầu. Đối với từng khoản chi phí sản xuất chung cụ thể như sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Đây là khoản chi phí bao gồm tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. - Tiền lương nhân viên phân xưởng có thể được thanh trả theo các hình thức khác nhau. Sau đó khoản tiền lương được tập hợp theo từng phân xưởng căn cứ vào Bảng phân bổ lương và BHXH, và tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo đơn giá tiền lương. - Với các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn đều được trích theo quy định. Sau đó cũng được tập hợp tại các phân xưởng và phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng sản xuất. + Chi phí vật liệu: các chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng và phân bổ cho các sản phẩm theo sản lượng sản xuất. Mọi thủ tục xuất vật liệu cho dùng cho sản xuất chung cũng giống như khi xuất vật liệu phục vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đơn giá xuất vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền khi xuất vật liệu cho các phân xưởng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. Công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định với phương pháp khấu hao đường thẳng và trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Sau khi trích khấu hao kế toán tiến hành phân bổ khấu hao cho các phân xưởng, sau đó mới tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng sản xuất thực tế. Việc trích khấu hao TSCĐ do máy tính tự động thực hiện thông qua việc khai báo ban đầu trong danh mục TSCĐ: - Mã số, năm đưa vào sử dụng, nước sản xuất, nguyên giá - TK khấu hao Nợ TK 62741- chi tiết cho từng phân xưởng - TK khấu hao Có TK 2141: gồm: TK 21411: Hao mòn nhà cửa vật kiến trúc TK 21412: Hao mòn máy móc thiết bị TK 21413: Hao mòn phương tiện vận tải truyền dẫn TK 21414: Hao mòn thiết bị dụng cụ quản lý Tình hình trích khấu hao TSCĐ công ty được phản ánh trên Bảng phân bổ khấu hao . Bảng phân bổ khấu hao ( trích) Tháng 12 / 2005 STT TK khấu hao TK chi phí TK 21411 TK21412 ... 1 TK 627411- KHTSCĐ PX than 2.769.494 2 TK 627412- KHTSCĐ PX Máy đá 204.097 3 TK 627413- KHTSCĐ PX Lò nung 1.020.305 4 TK 627414- KHTSCĐ PX NĐB 31.157.123 11.014.996 5 TK 627415- KHTSCĐ PX Động lực 6 TK 627416- KHTSCĐ PX Cơ khí 7 TK 627417- KHTSCĐ PX Lắp ráp 402.758 8 TK 627418- KHTSCĐ PX SCCT ... Tổng cộng:76.568.773đ Chương trình sẽ tự động thực hiện bút toán ghi đơn: Nợ TK 009: 76.568.773đ + Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Do tài sản cố định của công ty xi măng Hải Phòng được xây dựng từ rất lâu do đó mà ngày càng cũ kỹ và lạc hậu. Để duy trì sự vận hành của các máy móc thiết bị này hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để tiến hành sửa chữa. Vì thế có thể nói đây là một khoản chi phí phát sinh thường xuyên và lớn. Do đó để tránh làm tăng giá thành đột ngột khi có một khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh nên công ty đã tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Vào đầu năm, căn cứ vào nhu cầu sửa chữa của công ty để lập ra khoản chi phí sửa chữa lớn, sau đó khi được duyệt khoản chi phí này được phân bổ về từng phân xưởng để tiến hành sửa chữa thực tế. Khi chi phí sữa lớn thực tế phát sinh tại các phân xưởng kế toán tiến hành phân bổ cho các sản phẩm theo sản lượng sản xuất thực tế. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn phát sinh thực tế lớn hơn so với số đã trích trước thì tiến hành trích bổ xung. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn phát sinh thực tế nhỏ hơn số đã trích trước kế toán tiến hành ghi giảm chi phí. + Đối với các khoản chi phí như chi phí điện nước. Các khoản chi phí này được thanh toán một lần cho đơn vị cung cấp, và được thể hiện ở một đồng hồ tổng. Số tiền cần phâi thanh toán được tính bằng số trên công tơ nhân với đơn giá theo số điện, nước. Đối với các khoản chi phí điện nước phát sinh không phải tập hợp theo từng phân xưởng, mà tiến hành phân bổ cho các sản phẩm ngay theo hệ số phân bổ. Hệ số phân bổ tính cho từng sản phẩm căn cứ vào sản lượng sản xuất thực tế và định mức tiêu hao theo sản lượng. Khi có được hệ số phân bổ điện cho từng sản phẩm thì nhân với tổng số tiền điện phải trả trong tháng ta tính được số tiền điện cho từng sản phẩm. + Đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền, các khoản chi phí sản xuất chung khác... cũng được tập hợp theo từng phân xưởng và sau đó tiến hành phân bổ cho các sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Tổng hợp từ các chi tiết của TK 627, ta được Sổ cái TK 627 Sổ cáI ( tổng hợp đối ứng Tk) Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 TKĐƯ Tên TK Số phát sinh Nợ Có 111 Tiền mặt 4.500.000 112 Tiền gửi ngân hàng 52.885.920 152 Nguyên liệu vật liệu 2.590.291.780 153 Công cụ dụng cụ 32.666.104 154 CP sxkd dở dang 7.350.497.792 1541 CP sxkd chính dở dang 5.208.455.334 15411 CP sxkd dd - Than mịn 226.170.296 15412 CP sxkd dd - Bùn Pate 1.266.232.417 154121 CP sxkd dd - Bùn Pate xi măng đen 1.266.232.417 15413 CP sxkd dd - Clinker 1.405.747.924 154131 CP sxkd dd - Clinker xi măng đen 1.405.747.924 15414 CP sxkd dd - Xi măng bột 1.738.380.057 154141 CP sxkd dd - Xi măng bột đen PCB30 1.612.872.535 154142 CP sxkd dd - Xi măng bột trắng PCW30 30.194.442 154143 CP sxkd dd - Xi măng bột đen PCB40 95.313.080 15415 CP sxkd dd - Xi măng bao 571.924.640 154151 CP sxkd dd - Xi măng bao đen PCB30 544.658.366 154152 CP sxkd dd - Xi măng bao trắngPCW30 27.266.274 1542 CP sxkd phụ dở dang 2.142.042.458 15421 CP sxkd dd - PX Động lực -38.226.922 15422 CP sxkd dd - PX cơ khí 255.185.956 15423 CP sxkd dd - PX lắp ráp 913.559.803 15424 CP sxkd dd - PX SCCT 1.011.523.621 214 Hao mòn TSCĐ 76.568.773 331 Phải trả cho người bán 4.126.249.324 334 Phải trả công nhân viên 501.255.865 335 Chi phí phải trả -64.195.358 336 Phải trả nội bộ 1.206.254 338 Phải trả phaỉ nộp khác 26.981.936 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.087.194 Tổng phát sinh 7.350.497.792 7.350.497.792 3.4. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Công ty xi măng Hải Phòng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí phát sinh trong tháng. Công ty xi măng Hải Phòng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng phân xưởng do vậy mà cũng chính phân xưởng đó các khoản chi phí được tập hợp trên TK 154 cho từng phân xưởng. TK 154 được chia thành các TK cấp 2 và mỗi TK cấp 2 lại được chia thành các tiểu khoản cụ thể: TK1541: chi phí sản xuất kinh doanh chính dở dang gồm: TK15411 chi phí sản xuất dở dang - than mịn. TK15412 chi phí sản xuất dở dang - Bùn Pate. TK15413 chi phí sản xuất dở dang - Clinker. TK15414 chi phí sản xuất dở dang - Xi măng Bột. TK15415 chi phí sản xuất dở dang - Xi măng Bao. TK15412: chi phí sản xuất kinh doanh phụ dở dang gồm: TK15421 chi phí sản xuất dở dang - phân xưởng động lực TK15422 chi phí sản xuất dở dang - phân xưởng cơ khí TK15423 chi phí sản xuất dở dang - phân xưởng lắp ráp TK15424 chi phí sản xuất dở dang - phân xưởng SCCT Như vậy là toàn bộ chi phí cho các sản phẩm cũng như tại các phân xưởng đều được tập hợp trên tài khoản 154. Riêng tại các phân xưởng sản xuất phụ do không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ nên toàn bộ chi phí tập hợp được trên TK 154 cho các phân xưởng này sẽ được phân bổ chi cho các phân xưởng sản xuất chính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sổ cáI ( tổng hợp đối ứng Tk) Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Số dư đầu tháng : 9.744.921.941 TKĐƯ Tên TK Số phát sinh Nợ Có 136 Phải thu nội bộ 6.701.000 154 CF sxkd dở dang 51.884.561.591 51.884.561.591 1541 CF sxkd chính dở dang 48.513.761.481 51.884.561.591 15411 CF sxkd dd - Than mịn 4.628.588.434 15412 CF sxkd dd - Bùn Pate 5.094.810.091 485.395.216 154121 CF sxkd dd - Bùn Pate 5.094.810.091 485.395..216 15413 CF sxkd dd - Clinker 12.225.994.659 9.730.140.125 154131 CF sxkd dd - Clinker XM đen 11.385.829.431 154132 CF sxkd dd - Clinker XM trắng 840.165.228 15414 CF sxkd dd - XM bột 26.564.368.297 14.423.756.331 154141 CF sxkd dd - XM bột đen PCB30 24.694.558.037 12.605.383.778 154142 CFsxkd dd - XM bột trắngPCW30 1.869.810.260 867.131.629 154143 CF sxkd dd - XM bột đen PCB40 951.240.924 15415 CF sxkd dd - XM bao 154151 CF sxkd dd - XM bao đen PCB30 25.355..234.858 154152 CFsxkddd - XM bao trắngPCW30 1.890.035.061 1542 CF sxkd phụ dở dang 3.370.800.110 15421 CF sxkd dd - PX Động lực 315.051.477 15422 CF sxkd dd - PX cơ khí 530.147.506 15423 CF sxkd dd - PX lắp ráp 1.194.138.480 15424 CF sxkd dd - PX SCCT 1.331.462.647 155 Thành phẩm 32.417.174.928 1551 Thành phẩm 32.417.174.928 15511 Xi măng bao 31.156.639.967 155111 Xi măng bao đen PCB 30 29.126.725.424 155112 Xi măng bao trắng PCW 30 2.029.914.543 15512 Xi măng bột 1.260.534.961 155121 Xi măng bột đen PCB 30 10.359.341 155123 Xi măng bột đen PCB 40 1.250.139.620 621 CF NVLTT 18.369.866.403 622 CF NCTT 4.658.786.129 627 CF sx chung 7.350.497.792 Tổng phát sinh 82.263.711.915 84.308.437.519 Số dư cuối tháng: 7.700.196.337. 4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tại công ty xi măng Hải Phòng. Sản phẩm được coi là dở dang tại Công ty xi măng Hải Phòng là sản phẩm đã hoàn thành xét trong phạm vi một giai đoạn công nghệ nhất định nhưng chưa nhập kho để bán hoặc chưa chuyển sang công đoạn sau để tiếp tục chế biến. Nghĩa là nó đã gánh chịu mọi chi phí của công đoạn sản xuất đó và đủ điều kiện để nhập kho. Vậy, nếu xét trong phạm vi một công đoạn sản xuất, nếu coi công đoạn đó là một quy trình sản xuất độc lập thì nó không có sản phẩm dở dang, còn các nguyên vật liệu đang nằm trên dây truyền sản xuất thì không được tính đến vì nó mang tính chất gối đầu, ổn định và không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Việc đánh giá sản phẩm dở chỉ có ý nghĩa khi xác định chi phí chuyển sang công đoạn sau. Sản phẩm dở của công ty được đánh giá theo định mức chi phí nguyên vật liệu chủ yếu theo công thức: Giá trị sp dở cuối tháng = Số lượng sp dở theo kiểm kê x Đơn giá NVL chủ yếu xuất kho trong tháng x Định mức hao phí NVL chủ yếu Định mức hao phí nguyên vật liệu chủ yếu do phòng kỹ thuật của công ty xây dựng cho từng loại sản phẩm sản xuất dựa trên số liệu do Tổng công ty giao xuống cho mỗi năm. Tại phân xưởng Than, tất cả các chi phí sản xuất tập hợp được đều được kết chuyển hết cho phân xưởng Lò nung. Còn các phân xưởng phụ trợ thì các chi phí sản xuất cũng được phân bổ toàn bộ cho các phân xưởng sản xuất chính. Tại phân xưởng Nghiền đóng bao, xi măng bao sản xuất hoàn thành sẽ được chuyển vào kho thành phẩm chờ xuất bán. Vì vậy, việc đánh giá sản phẩm dở chỉ diễn ra ở các phân xưởng: Máy đá (với sản phẩm bùn Pate), phân xưởng Lò nung (với sản phẩm Clinker), phân xưởng Nghiền đóng bao (với sản phẩm xi măng bột). Ví dụ: Ngày 31/12/2005: Kết quả kiểm kê tại phân xưởng Máy đá: số lượng sản phẩm bùn Pate - xi măng đen tồn cuối tháng = 4.892,4658 m3 Căn cứ vào định mức hao phí NVL chủ yếu cho sản xuất bùn Pate - xi măng đen trong năm 2005, căn cứ đơn giá xuất bình quân của các loại NLV trên trong tháng 12/2005. Kế toán xác định chi phí sản xuất dở dang của sản phẩm bùn Pate - xi măng đen cuối tháng 12/2005 như sau: Số TT Yếu tố Đơn giá Bình quân Bùn Pate Đơn vị tính Cho 1 đvị sản phẩm Tổng giá trị Lượng Tiền 1 Đá vôi 41.988 T/m3 0,877 36.823,48 180.157.597,45 2 CaF2 872.732 T/m3 0 3 Đấtsét+ quỳ khê T/m3 0,235 0 Đất sét T/m3 0,185 0 Quỳ khê 39.355 T/m3 0,05 1.967,75 9.627.149,60 4 Quặng sắt 123.810 T/m3 0,05 6.190,50 30.286.809,62 5 Bi 10.809 Kg/ m3 0,111 1.199,80 5.869.975,59 6 Đạn 10.970 Kg/ m3 0,235 2.577,95 12.612.532,24 7 Dầu bôi trơn 15.782 Kg/ m3 0,04 631,28 3.088.512,82 8 Mỡ bôi trơn 26.093 Kg/ m3 0,0015 3.914 191.488,67 Tổng 49.429,89 241.834.069,00 Từ việc tính toán giá trị sản phẩm dở cuối kỳ, kế toán tiến hành nhập dữ liệu như sau: Từ màn hình giao diện -> Chọn “Kế toán chi phí và tính giá thành” -> chọn “đánh giá sản phẩm dở dang”. Số liệu về sản phẩm dở được tổng hợp tại “Bảng tổng hợp đánh giá sản phẩm dở dang”, phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng loại sản phẩm sản xuất của công ty. Bảng tổng hợp đánh giá sản phẩm dở dang Ngày31/12/2005 Stt Tên sản phẩm Đơn vị TK Số lượng kiểm kê Giá trị I Xi măng đen PCB30 4.029.211.002 - Bùn Pate m3 154121 4.892,4658 241.834.069 - Clinker tấn 154131 12.029,00 2.728.883.165 - Xi măng bột tấn 154141 4.796,00 1.058.493.768 II Xi măng trắng PCW30 2.811.975.359 - Bùn Pate m3 154122 - Clinker tấn 154132 317,00 365.280.420 - Ximăng bột tấn 154142 2.340,00 2.446.694.939 III Ximăng đen PCB40 859.009.976 - Bùn Pate m3 154123 - Clinker tấn 154133 - Ximăng bột tấn 154143 3.764 859.009.976 IV Vật tư thuê ngoài gia công chế biến Tổng 7.700.196.337 5. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng. 5.1. Đối tượng tính giá thành sp. Như chúng ta đã biết, để sản xuất xi măng phải trải qua 4 phân xưởng sản xuất chính, tại mỗi phân xưởng này đều cho ra các sản phẩm. Các sản phẩm này hoặc sẽ được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến hoặc sẽ bán ra ngoài cho các doanh nghiệp khác. Như vậy thì cần thiết phải tính được giá thành của mỗi sản phẩm ở các phân xưởng. Hay đối tượng tính giá thành ở đây là nửa thành phẩm và thành phẩm cụ thể: Tại phân xưởng máy đá: bùn pate. Bán thành Tại phân xưởng than: than mịn. Phẩm Tại phân xưởng lò nung: Clinker. Tại phân xưởng nghiền đóng bao: xi măng bột -> bán thành phẩm; xi măng bao -> thành phẩm. 5.2. Kỳ tính giá thành: Để có thông tin kịp thời về giá thành sản phẩm, Công ty xi măng Hải Phòng tổ chức tính giá thành theo từng tháng. Vào cuối tháng, kế toán tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm và bán thành phẩm. 5.3. Phương pháp tính giá thành: Với việc xác định đối tượng tính giá thành như trên, pháp tính giá thành phù hợp được áp dụng tại công ty là phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Có thể hình dung quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau: Phân xưởng Máy Đá Phân xưởng lò Nung PX nghiền đóng bao Phân xưởng phụ trợ Phân xưởng Than Bắt đầu của quy trình công nghệ là từ phân xưởng Máy đá với sản phẩm sản xuất là bùn Pate. Sau khi hoàn thành, bùn sẽ được chuyển đến Lò nung để nung luyện Clinker. Tại phân xưởng Nghiền đóng bao, Clinker tiếp tục được nghiền cùng với phụ gia để tạo ra xi măng bột. Qua quá trình đóng bao tạo ra sản phẩm xi măng bao là thành phẩm cuối cùng của quy trình công nghệ. Trong quá trình sản xuất, giữa các phân xưởng chính và phân xưởng phụ trợ: Cơ khí, Động lực, Lắp ráp, Sửa chữa công trình luôn có mối quan hệ mật thiết. Các phân xưởng hỗ trợ cho phân xưởng chính trong việc gia công chế tạo, phục hồi chi tiết thiết bị, máy móc, hay sửa chữa, lắp đặt hệ thống thiết bị điện trong dây truyền sản xuất, lắp đặt thiết bị mới, xây vá lò... Từ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục, ổn định và có hiệu quả hơn. Các phân xưởng phụ trợ này chỉ thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ cho phân xưởng chính mà không có sự phục vụ nội bộ lẫn nhau hay bán ra ngoài. Chi phí tại các phân xưởng này cũng được tập hợp tương tự như ở phân xưởng sản xuất chính. Cuối tháng, kết chuyển sang TK 1542 (chi tiết cho từng phân xưởng), sau đó phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất chính theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu chính. Vậy chi phí sản xuất tập hợp được tại các phân xưởng chính bao gồm: - Chi phí của phân xưởng phụ trợ phân bổ, chi phí của giai đoạn trước chuyển sang (nếu có): gọi chung là chi phí sản xuất công đoạn trước chuyển qua. - Chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng . Mặt khác do công ty xác định sản phẩm dở dang là những sản phẩm đã chế biến hoàn thành nhưng không nhập kho hoặc chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến và thực chất chính là thành phẩm của công đoạn sản xuất đó. Nên nếu xét trong một công đoạn sản xuất thì không có sản phẩm dở dang, và khi tính giá thành của một công đoạn sản xuất thì chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ coi như = 0. Ta có công thức: Zn = Cn + Cn-1 ; zn = Zn/ QHTn Trong đó: Zn: Tổng giá thành sản phẩm của công đoạn thứ n z n: Giá thành đơn vị của công đoạn thứ n Cn: Chi phí sản xuất của công đoạn n Cn-1: Chi phí của công đoan trước chuyển sang QHTn: Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng của công đoạn n Việc đánh giá sản phẩm dở tại Công ty xi măng Hải Phòng chỉ có ý nghĩa khi xác định phần chi phí sản xuất chuyển cho công đoạn sau: Cn+1 = DĐKn + Cn - Nn- DCKn- CB (nếu có) DĐKn, DCKn: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ công đoạn n Nn: Giá trị sản phẩm nhập kho của công đoạn n. Nn= zn x Sản lượng nhập kho công đoạn n CB: chi phí sản xuất sản phẩm xuất bán công đoạn n Để tính giá thành của thành phẩm hoặc bán thành phẩm, kế toán chỉ cần nhập số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành, chương trình sẽ tự động tính giá thành của các sản phẩm trên. Do công ty đã có định hướng chuyển đổi sản xuất từ quý III năm 2005: Tập trung sản xuất xi măng đen là mặt hàng truyền thống của công ty và tạm ngừng việc sản xuất sản phẩm xi măng trắng. Vì vậy, trong tháng 12/2005, công ty không sản xuất bùn Pate - xi măng trắng và Clinker xi măng trắng nữa. Tuy nhiên, số lượng Clinker - xi măng trắng còn tồn từ các tháng trước vẫn được tiếp tục chế biến thành xi măng bột trắng và xi măng bao trắng. Cụ thể: *Tại giai đoạn công nghệ sản xuất Bùn Pate: Z Bùn Pate = CPSX PS tại PX Máy đá + CpSX do PX phụ trợ phân bổ = (CPNVLTT +CpNCTT+ CPSXC)PX Máy đá + CPSX phụ phân bổ. zBùn Pate = Z/ Sản lượng bùn Pate sản xuất hoàn thành trong tháng 12 Sản lượng bùn sản xuất hoàn thành là do nhân viên thống kê xưởng xác định = 41.911 m3. Thẻ tính giá thành TK 1541121 - CPSX Bùn Pate xi măngđen Từ 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Số lượng sản xuất: 41.911 m3 Đơn vị tính: VNĐ/ m3 Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đvị I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.557.060.696 61.011,68 CP NVLTT - cho sx Bùn Pate Xi măng đen 2.557.060.696 61.011,68 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 832.417.880 19.861,56 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 1.266.232.417 30.212,41 II. Tổng CP sxdd công đoạn trước chuyển qua 485.395.216 11.581,57 Chi phí sx dở dang - Phân xưởng động lực 45.367.413 1.082,47 Chi phí sx dở dang - Phân xưởng cơ khí 76.341.241 1.821,51 Chi phí sx dở dang - Phân xưởng lắp ráp 171.955.941 4.102,88 Chi phí sx dở dang - Phân xưởng SC công trình 191.730.621 4.574,71 III. Tổng cộng 5.141.106.209 122.667,23 Toàn bộ lượng Bùn Pate - xi măng đen xuất xưởng đều được chuyển sang Lò nung để nung luyện Clinker. Vậy, chi phí chuyển cho công đoạn sản xuất Clinker xi măng đen được xác đinh: = (CPSX dd đầu tháng + CPSX phát sinh trong tháng - CPSX dd cuối tháng) PX Máy đá = 195.537.951 + 5.141.106.209 - 241.834.069 = 5.094.810.091 đ *Tại giai đoạn sản xuất Clinker: ZClinker = CPSX phát sinh tại PX Lò nung ++ CPSX px Máy đá và than chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ = (CPNVLTT +CPNCTT+ CPSXC)PX Lò nung + CPSX Máy đá chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ. Lượng Clinker hoàn thành cũng được nhân viên thống kê phân xưởng xác định = 26.661 tấn. Thẻ tính giá thành TK 154131 - CPSX dd Clinker xi măngđen Tháng 12/2005 Số lượng sản xuất: 26.661 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đv I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu 34.336.415 1.287,89 CP NVl TT - cho sx Clinker xi măng đen 34.336.415 1.287,89 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 873.734.170 32.772,00 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 1.405.747.924 52.726,75 II. Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua 9.730.140.125 364.957,81 Bán thành phẩm - Bùn Pate XMĐ 4.628.588.434 173.608,96 Chi phí sx - Phân xưởng Than mịn 5.094.810.091 191.095,99 Chi phí sx - Phân xưởng động lực 630.103 23,63 Chi phí sx - Phân xưởng cơ khí 1.060.295 39,77 Chi phí sx - Phân xưởng lắp ráp 2.388.277 89,58 Chi phí sx - Phân xưởng SC công trình 2.662.925 99,88 III. Tổng cộng 12.043.958.634 451.744,44 Chi phí sản xuất chuyển sang giai đoạn sau: -= CPSX dd đầu tháng ++ CPSX phát sinh trong tháng =- CPSXdd cuối tháng -- CPSX xuất Clinker bán trong tháng = 2.070.753.962 +12.043.958.634 - 2.728.883.165 - 0 = 11.385.829.431 Trong đó, số chuyển sang sản xuất xi măng bột đen PCB30 = 10.566.049.712đ; Xi măng bột đen PCB 40 = 819.779.719đ *Giai đoạn sản xuất xi măng bột PCB 30: ZXMB PCB30 = CPSX sản phẩm XM bột PCB3 + CPSX PX Lò nung chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ Trong đó: CPSX sản phẩm xi măng bột PCB30 gồm: - CP nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bột PCB30 - CP nhân công trực tiếp, sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm xi măng bột PCB 30. z XMB PCB 30 = Z/ Số lượng xi măng bột PCB30 hoàn thành trong tháng Số lượng xi măng bột đen PCB30 được các nhân viên phân xưởng thống kê là 40.656,49 tấn. Thẻ tính giá thành TK 154141- CPSX dd xi măng bột đen PCb30 Tháng 12/2005 Số lượng: 40.656,49 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đvị I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu 9.155.976.477 225.203,32 CPNVLTT- cho sx Xi măng bột đen PCB30 9.155.976.477 225.203,32 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 490.141.144 12.055,67 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 1.612.872.535 39.670,73 II. Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua 12.605.383.778 310.046,04 Bán thành phẩm - Clinker XMĐ 10.566.049.712 259.885,93 Chi phí sx - Phân xưởng động lực 190.606.144 4.688,21 Chi phí sx - Phân xưởng cơ khí 320.739.241 7.889,00 Chi phí sx - Phân xưởng lắp ráp 722.453.780 17.769,70 Chi phí sx - Phân xưởng SC công trình 805.534.901 19.813,19 III. Tổng cộng 23.864.373.934 586.975,76 Chi phí sản xuất chuyển cho công đoạn sản xuất Xi măng bao đen PCB30 = CPSXDD đầutháng + CPSX phátsinh trong tháng - CPSXDD cuối tháng - CPSX XM bột đen PCB30 bán trong tháng =1.899.037.212 + 23.864.373.934 - 1.058.493.768 - 10.359.341 = 24.694.558.037 *Tại giai đoạn sản xuất xi măng bao: ZXMBao PCB30 = CPSX XM bao PCB30 + CPSX XM bột đen PCB30chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ Trong đó: CPSX sản phẩm xi măng bao đen PCB 30 gồm: - CP nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bao đen PCB30 - CP nhân công trực tiếp, sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm xi măng bao đen PCB 30. z XMBao PCB 30 = Z/ Số lượng xi măng bao PCB30 hoàn thành trong tháng Số lượng xi măng bao PCB30 sản xuất trong tháng = 47.361,15 tấn Thẻ tính giá thành TK 154151- CPSX dd xi măng bao đen PCB30 Tháng 12/2005 Số lượng sản xuất: 47.361,15 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đv I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu 2.665.672.980 56283,96 CP NVLTT- cho sx Xi măng bao đen PCB30 2.665.672.980 56.283,96 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 561.159.220 11.848,51 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 544.658.366 11.500,11 II. Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua 25.55.234.858 535.359,36 Bán thành phẩm - Xi măng bột đen PCB30 24.694.558.037 521.409,59 Chi phí sx - Phân xưởng động lực 6.1750.089 1303,81 Chi phí sx - Phân xưởng cơ khí 103.908.911 2.193,97 Chi phí sx - Phân xưởng lắp ráp 234051.142 4.941,84 Chi phí sx - Phân xưởng SC công trình 260.966.679 5.510,14 III. Tổng cộng 29.126.725.424 614.991,938 Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng. 1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. Hơn một thế kỉ xây dựng, trưởng thành và phát triển, xi măng Hải Phòng đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, với lòng nhiệt tình, quyết tâm tồn tại để phát triển, cùng với những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay xi măng HP đã giành được niềm tin vững chắc của người tiêu dùng, một vị trí xứng đáng trên thị trường sản xuất và kinh doanh xi măng. Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò mang tính chất quyết định của công tác quản lí nói chung và công tác kế toán nói riêng. Bộ maý kế toán không ngừng được củng cố và hoàn thiện, được tổ chức khoa học hợp lí, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán được nâng cao. Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty, em có cơ hội tiếp cận với thực tế của quá trình sản xuất, công tác quản lí, công tác kế toán, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán trong công ty đã giúp em tìm hiểu sâu hơn về quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm đề tài cho bài luận văn của mình. Quá trình đi sâu vào tìm hiểu chi tiết cách tổ chức, hạch toán chi phí và tính giá thành của công ty, em nhận thấy có những ưu điểm và một số tồn tại như sau: 1.1. Ưu điểm. * Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty có bộ máy kế toán được bố trí hợp lý, chặt chẽ, được tổ chức rất khoa học. Là một doanh nghiệp lớn, công tác kế toán yêu cầu ghi chép, xử lí một khối lượng lớn số liệu thông tin kế toán, bộ máy kế toán được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm các công việc khác nhau như: kế toán vật tư, kế toán công nợ, kế toán chi phí... Và đặc biệt là tổ kế toán vật tư có đội ngũ cán bộ kế toán khá đa dạng. Mỗi kế toán viên đảm nhiệm việc theo dõi và phản ánh những loại vật tư chủ yếu. Đây là một lợi thế cho việc cung cấp thông tin kế toán vì rằng vật tư, nguyên liệu cho quy trình công nghệ là rất lớn và đa dạng do vậy càng cần phải quản lý sát sao và chặt chẽ. Như vậy sẽ góp phần hạn chế việc thất thoát vật tư trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được chi phí đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào hiệu quả. Hơn nữa cán bộ kế toán có trình độ năng lực chuyên môn cao, có nhiệt tình và lòng yêu nghề. Đây là một ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. * Về phương pháp hạch toán: công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán đã ban hành, các chứng từ, sổ sách kế toán tuân thủ đúng chế độ và phù hợp với hoạt động của công ty. Với việc áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” và việc sử dụng phần mềm kế toán máy Fast đã giúp gọn nhẹ hoá quá trình xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị... làm tăng hiệu quả công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng trở nên đơn giản hơn, đảm bảo việc cung cấp số liệu kịp thời, trung thực và rõ ràng. * Về kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp tính trị giá xuất kho: công ty đã sử dụng đồng thời 2 phương pháp tính trị giá xuất kho đối với vật tư: - Vật tư xuất dùng cho sản xuất: Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, thuận tiện và có nhiều ưu điểm. - Vật tư xuất dùng cho đơn vị phụ thuộc: Sử dụng phương pháp đích danh, tạo điều kiện cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc có căn cứ để hạch toán ngay, hạn chế được sự phụ thuộc với phòng kế toán trung tâm. Đồng thời khi phòng kế toán trung tâm có sự thay đổi về số liệu thì các đơn vị hạch toán phụ thuộc cũng không bị ảnh hưởng như phương pháp bình quân gia quyền. Từ đó tạo điều kiện cho các đơn vị này phát huy tính chủ động trong việc hạch toán tại đơn vị mình. + Quản lí vật tư: Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư, chỉ mua vật tư với số lượng cần thiết, thu hồi vật tư tồn tại các phân xưởng... và đặc biệt là giao chỉ tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng sản xuất, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý, tiết kiệm vật tư làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. * Về kế toán tiền lương: Công ty đã vận dụng hình thức trả lương phù hợp với từng bộ phận, mức lương được trả tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của công việc được giao. Ngoài ra công ty còn có các khoản phụ cấp cho những đối tượng làm việc ở khu vực không thuận lợi như: phụ cấp độc hại, phụ cấp chống nóng... Và như vậy đã khuyến khích người lao động yên tâm sản xuất và gắn bó với công ty, tăng cường ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất. * Về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp tính giá thành. Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm rất hợp lý và phù hợp với điều kiện của công ty. Qua đó kiểm soát được chi phí phát sinh trong từng giai đoạn của quy trình công nghệ, tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí, phản ánh đúng được đối tượng tính giá thành và từ đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành. Chi phí sản xuất chuyển sang giai đoạn công nghệ sau theo phương pháp kết chuyển tuần tự tổng hợp. Sau đó bằng phương pháp hồi quy, kế toán sẽ tính ra được để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì cần bao nhiêu nguyên liệu đầu vào ban đầu (đất sét, đá xanh, than,...). Vì vậy, hàng tháng có thể so sánh chi phí thực tế phát sinh với định mức hao phí do phòng kỹ thuật đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. + Tiêu thức phân bổ: Do công ty thực hiện sản xuất nhiều loại sản phẩm như: xi măng đen PCB 30, PCB 40, xi măng trắng nên sẽ có những chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí vì vậy phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Dựa trên đặc điểm của từng loại chi phí, công ty đã xây dựng tiêu thức phân bổ khoa học và hợp lý đối với từng loại chi phí, công việc này cũng dễ dàng được thực hiện và không tốn kém do công ty áp dụng kế toán máy. Qua đó số liệu giá thành cũng hợp lý và chính xác hơn. + Kỳ tính giá thành là hàng tháng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý giúp họ có quyết định đúng đắn trong việc chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Việc tính giá thành bỏ qua sản phẩm dở và sản phẩm hỏng trở nên đơn giản và dễ thực hiện. 1.2. Tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm như trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng còn có một số tồn tại sau: * Đối với một số khoản chi phí phát sinh. Mặc dù đang xúc tiến việc xây dựng nhà máy mới tại khu vực Thuỷ Nguyên- Hải Phòng, dự kiến sang đầu năm 2006 mới chuyển sang hoạt động tại nhà máy mới, tuy nhiên cuối năm 2005 công ty vẫn sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhà máy cũ. Do công ty được xây dựng từ rất lâu nên cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể: - Máy móc, thiết bị quá cũ nên định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm lớn, năng suất lao động không cao, hao hụt về nguyên vật liệu nhiều. - Hệ thống máy móc tại các phân xưởng chính như hệ thống sàng và nghiền than đã quá cũ do đó hàng năm phải chi ra một lượng chi phí lớn để duy trì hoạt động của chúng như: chi phí sửa chữa lớn, chi phí điện… - Với hệ thống máy móc, thiết bị quá cũ như vậy nên không thể thay thế được con người do vậy phải đầu tư một lượng lớn lao động cho quá trình vận hành của nhà máy và từ đó làm chi phí nhân công trong tổng chi phí tăng lên, làm cho hiệu quả của quá trình sản xuất giảm xuống. - Do được xây dựng quá lâu nên cơ sở hạ tầng: nhà kho, bến bãi xuống cấp đặc biệt là nhà kho chứa than.. Mặt khác, nhiều nguyên vật liệu chưa có kho chứa mà hoàn toàn ở ngoài bãi, do đó hao hụt và thất thoát vật tư lớn làm chi phí nguyên vật liệu tăng kéo theo giá thành của sản phẩm tăng. Máy móc vẫn chưa thể làm thay sức người nên số lượng công nhân còn nhiều, chi phí nhân công còn chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, chi phí sửa chữa về TSCĐ của công ty hàng năm cũng phát sinh rất lớn, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và hiệu quả làm việc tại công ty. * Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở tại công ty. + Về việc xác định khối lượng sản phẩm dở: Sản phẩm làm dở của công ty gồm bùn Pate tại giếng bùn và Clinker, xi măng bột trong các xi lô chứa Clinker, xi măng bột. Đây là những sản phẩm có khối lượng lớn, khó cân đong, đo, đếm một cách thông thường nên việc trang bị máy móc thiết bị để đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở là rất cần thiết. Song, như đã nói ở trên, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nên hiện nay, cách xác định sản phẩm làm dở của công ty vẫn là phương pháp giản đơn, cụ thể là: - Đối với sản phẩm dở dang là bùn Pate, Công ty xác định khối lượng còn tồn cuối kỳ bằng cách thả một thước đo gọi là con rọi xuống Silô chứa bùn. Khi đó bột dính đến chỗ nào của thước thì đó là chiều cao của Silô chứa bột, sau đó tính thể tích của Silô và lượng tồn cuối kỳ. Đây là cách đánh giá hoàn toàn mang tính chất thủ công và đem lại hiệu quả không cao. - Đối với sản phẩm dở dang là Clinker thì công ty tính sản lượng Clinker hoàn thành theo định mức từ bùn, có nghĩa là căn cứ vào số lượng bùn chuyển sang cho sản xuất Clinker và định mức của bùn để tính được số lượng Clinker hoàn thành. Sau đó mới tính được số lượng Clinker còn tồn cuối kỳ. = số lượng tồn đầu kỳ + số lượng sản xuất trong kỳ - số lượng bán trong kỳ. Như vậy cách đánh giá này chưa tạo ra độ chính xác cao vì khi tính lượng Clinker phải căn cứ trên lượng bùn tham gia vào và định mức của bùn. Do đó ít nhiều không thể tránh được sai lệch. Đối với sản phẩm dở dang là xi măng bột thì số lượng được lấy từ phân xưởng nghiền đóng bao. + Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở: Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty xi măng Hải Phòng là theo chi phí nguyên vật liệu chủ yếu.Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tính cho thành phẩm chịu.Việc đánh giá như vậy chưa đảm bảo độ chính xác vì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nên khi đánh giá sản phẩm dở dang không có những khoản chi phí này thì coi như đã bỏ qua một lượng chi phí lớn cho sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang tại công ty thực chất là những sản phẩm đã hoàn thành xét trong phạm vi một quy trình công nghệ, đã gánh chịu đủ mọi chi phí của giai đoạn công nghệ đó, nhưng lại được đánh giá theo định mức chi phí nguyên vật liệu chủ yếu. Như vậy không phản ánh đúng bản chất của sản phẩm dở. Mặt khác giữa thực tế và định mức có sự chênh lệch nên giá trị sản phẩm dở sẽ không chính xác. Việc tính giá trị sản phẩm dở dang như vậy sẽ dẫn đến trong kỳ sẽ có một khoản chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (thực chất là bán thành phẩm) được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí chuyển cho công đoạn sau). Như vậy, xét về mặt chi phí thì vẫn tính đủ nhưng giá thành của thành phẩm (hoặc bán thành phẩm) sẽ không phản ánh chính xác được các chi phí thực tế phát sinh, làm giá thành sản phẩm giữa các kỳ sẽ không ổn định, phụ thuộc vào số lượng sản phẩm dở. * Công ty hiện nay bộ phận kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng vì cho rằng sản phẩm hỏng của công ty là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ, nên không thể đánh giá được chính xác chất lượng sản xuất của công ty. 2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Tuân thủ theo những chuẩn mục, chế độ, những quy định của kế toán đã ban hành: như về sổ sách kế toán, thể lệ tài chính... + Phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Phù hợp với yêu cầu, trình độ của cán bộ tài chính kế toán. + Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả cũng như góp phần khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp. 3. Một số ý kiến đóng góp về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP: Trên cơ sở những ưu điểm, cũng như những hạn chế rút ra từ công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP ở trên, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm như sau: * Y kiến 1: Về các khoản chi phí phát sinh. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng là từng phân xưởng, theo đó CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC cũng được tập hợp theo từng phân xưởng. Tuy nhiên do đặc thù sản phẩm sản xuất nên tại từng phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại có thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm sản xuất. Do vậy, theo em công ty nên xác định đối tượng tập hợp CP NVLTT là từng sản phẩm sản xuất , còn đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là từng phân xưởng. Muốn vậy, đối với tài khoản CP NVLTT công ty nên mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành để thuận lợi hơn trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm. Xi măng Hải Phòng là một doanh nghiệp sản xuất lớn cho nên chi phí nguyên vật liệu là một khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí, việc hạch toán chính xác khoản chi phí này là rất quan trọng. Qua tổng hợp, nghiên cứu số liệu trên sổ cái tài khoản 621, em cho rằng đối với một doanh nghiệp mà sản phẩm sản xuất ra là xi măng như công ty XMHP thì khoản CP NVLTT không nên bao gồm cả vật liệu phụ (vỏ bao), nhiên liệu (than cám, than chất bôc, dầu FO), bởi CP NVLTT là những chi phí tham gia trực tiếp vào cấu thành nên thực thể sản phẩm. Những khoản chi phí này chỉ nên đóng vai trò là chi phí chế biến, và được tập hợp vào tài khoản 627 (CP SXC). Như vậy tổng chi phí vẫn không thay đổi, mà kế toán viên lại có thể cung cấp được số liệu chính xác về tỉ trọng CP NVLTT trong tổng chi phí tạo nên sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp. Số liệu trên sổ cái tài khoản 622 cho thấy hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. Trong thời gian nghỉ phép, công nhân sản xuất được hưởng lương chính theo mức lương cơ bản.Vì vậy, trong trường hợp số lượng công nhân tại công ty đông và không bố trí nghỉ phép đều đặn trong năm thì việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép là cần thiết, đảm bảo tính ổn định cho chi phí nhân công trực tiếp qua đó không gây biến động lớn cho giá thành sản phẩm. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ tài khoản 622 Có tài khoản 335 Tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm: Nợ tài khoản 335 Có tài khoản 334 + Chi phí sản xuất chung. Qua nghiên cứu việc sử dụng tài khoản 627 của công ty, em thấy hiện nay công ty chưa phân loại CP SXC thành biến phí và định phí. Vì vậy em có ý kiến: tại mỗi phân xưởng tài khoản 627 cần được tập hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi để phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện nay. Đối với CP SXC biến đổi kế toán sẽ phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành. Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất. Còn đối với định phí sản xuất chung trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình trường thì phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ. Trên cơ sở phân bổ biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung cho các đối tượng, kế toán ghi: Nợ TK 154 : phần tính vào giá thành sản phẩm Nợ TK 632 : phần tính vào giá vốn hàng bán Có TK 627: chi tiết theo từng phân xưởng Cách phân loại này giúp công ty xác định được phần định phí sản xuất tính vào phí tổn (TK 632) nếu máy móc thiết bị hoạt động dưới mức công suất thiết kế. + Chi phí sản phẩm hỏng. Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi vệc sản xuất ra sản phẩm hỏng, dù ít hay nhiều thì những sản phẩm này cũng đã gánh chịu chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nếu giá trị sản phẩm hỏng nằm trong định mức thì toàn bộ chi phí này được tính cho sản phẩm hoàn thành. Nếu giá trị sản phẩm hỏng nằm ngoài định mức thì phải loại bỏ phần chi phí cho sản phẩm hỏng (CH) khỏi giá thành sản phẩm hoàn thành. Zn = Cn + Cn-1 + Cp - CH Phần chi phí sản xuất sản phẩm hỏng được hạch toán như sau: Nợ TK 1388 (nếu tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm bồi thường) Nợ TK 811 ( nếu tính vào chi phí khác) Nợ TK 152, 111... ( giá trị phế liệu thu hồi) Có TK 154 Mặt khác việc so sánh số lượng, giá trị sản phẩm hỏng qua các tháng cũng có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản xuất của công ty.Vì vậy, theo em, công ty nên đánh giá sản phẩm hỏng khi tính giá thành sản phẩm. * Y kiến 2 : Về cách xác định khối lượng sản phẩm dở cuối kì và phương pháp đánh giá sản phẩm dở. + Về cách xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì. Đối với bùn, Clinker có thể áp dụng cân trượt. Khi áp dụng cân trượt thì sản lượng bùn, Clinker sản xuất ra sẽ được đưa qua cân trượt trước khi đưa vào Silô chứa bùn, Clinker. Với phương pháp này có thể tính được khối lượng bùn, Clinker một cách chính xác hơn. Mặt khác lại không phải phụ thuộc vào các điều chủ quan và điều kiện khách quan như phương pháp thủ công mà công ty áp dụng. Khi đã xác định được khối lượng bùn, Clinker sản xuất được một cách chính xác thì ta tính được số lượng tồn cuối kỳ theo công thức sau: SLSP tồn cuối tháng = SLSP tồn đầu tháng + SLSP sản xuất trong tháng - SLSP xuất trong tháng. Đối với xi măng bột, là sản phẩm dễ thất thoát do đó để đánh giá khối lượng tồn cuối kỳ một cách chính xác đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý chặt chẽ tại phân xưởng này. Đồng thời công ty có thể đưa ra định mức hao hụt hợp lý để hạn chế thất thoát trong quá trình sản xuất. Khối lượng xi măng bột tồn cuối kỳ được xác định theo công thức: SLSP tồn cuối tháng = SLSP tồn đầu tháng + SLSP sản xuất trong tháng - SLSP xuất trong tháng - Hao hụt định mức. + Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Theo em phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức nguyên vật liệu chủ yếu là chưa hợp lý. Mặt khác xét về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chủ yếu sẽ không đảm bảo độ chính xác cao nhất vì ở đây CP NCTT và CP SXC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do đó phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như hiện tại sẽ bỏ qua 2 khoản chi phí này như vậy độ chính xác không cao. Theo em công ty nên lựa chọn cách đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. * Y kiến 3 : Về cách kết chuyển tuần tự các khoản mục chi phí tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào nội dung các khoản chi phí được trình bày trong thẻ tính giá thành của công ty, trong mục chi phí sản xuất dở dang công đoạn trước chuyển qua, ở đây chỉ kết chuyển tổng chi phí của công đoạn trước mà không kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC. Do đó kế toán không thể tính được toàn bộ CP NVLTT, toàn bộ CP NCTT, toàn bộ CP SXC chiếm bao nhiêu % trong tổng giá thành đơn vị sản phẩm. Để phục vụ tốt cho việc quản lí chi phí, theo em kế toán nên kết chuyển tuần tự các khoản mục chi phí chuyển cho công đoạn sau, sau đây em xin trình bày mẫu thẻ tính giá thành có thể đáp ứng đầy đủ các nội dung trên: Thẻ tính giá thành TK.. Tháng... năm... Số lượng sản xuất: ... Đơn vị tính: VNĐ/ tấn Khoản mục chi phí Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua Chi phí SX phát sinh trong kì Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm PX I PX II PX III 1. CP NVLTT 2. CP NCTT 3. CP SXC Tổng cộng Kết luận Cho đến nay quá trình hoạt động của Công ty xi măng Hải Phòng đã tính được hơn một thế kỷ. Đó là một quãng thời gian đủ để người tiêu dùng tin cậy. Với phương trâm đặt ra là tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng về giá cả, Công ty xi măng Hải Phòng đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần. Mà điều này phải đặc biệt kể đến kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bởi chi phí là cái cơ bản nhất để tạo nên thực thể của một sản phẩm,việc sử dụng chi phí vừa mang tính khách quan song đó còn là cả một nghệ thuật. Có thể nói, Công ty xi măng Hải Phòng đã giải được bài toán kinh tế cơ bản về quản lý chi phí, tính giá thành và trong những năm qua, giá thành của sản phẩm liên tục hạ mà chất lượng thì ngày càng có sự cải tiến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công ty đã đạt được một số thành tích nhất định, song để giữ vững thị trường tiêu thụ xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành xi măng Việt nam, công ty cần có sự cố gắng hơn nữa để công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành ngày càng hoàn thiện. Trên đây là một vài ghi nhận của em về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Hải Phòng. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế và trong thời gian thực tập ngắn ngủi nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty Xi măng Hải Phòng để luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Quang Niệm và ban lãnh đạo Công ty Xi măng Hải Phòng cùng các cán bộ phòng Kế toán tài chính công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài luận văn này. Hải Phòng, tháng 5 năm 2006 Sinh viên Phạm Thị Mai Anh Mục lục Lời Nói Đầu Chương I: Một số vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. I. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí sản xuất. Khái niệm chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm Khái niệm giá thành sản phẩm. Phân loại giá thành sản phẩm. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Y nghĩa và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm II. Nội dung công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1. Kế toán tập hợp CPSX. Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT). Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT). Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (CP SXC). Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phụ. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì. 2.1. Y nghĩa của việc đáng giá sản phẩm dở dang cuối kì. 2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm. 3. Tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Kì tính giá thành, đơn vị tính giá thành Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo qui trình sản xuất (phương pháp phân bước). 3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 3.2.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 3.2.6. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức. III. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng. I. Tổng quan về Công ty Xi măng Hải Phòng. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Xi măng Hải Phòng. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi măng Hải Phòng. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng. 4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. II. Công tác tổ chức quản lý ở công ty xi măng hải phòng. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty xi măng Hải Phòng. 2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng. 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 2.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại công ty XMHP. 2.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng. III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng. Phân loại chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tại công ty xi măng Hải Phòng. 5. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng. Đối tượng tính giá thành sp. Kỳ tính giá thành. Phương pháp tính giá thành. Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng. 1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. 1.1. Ưu điểm. Tồn tại. 2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Một số ý kiến đóng góp về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP. Kết luận Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28540.doc
Tài liệu liên quan