Với những nội dung trình bày trên, ta thấy được công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một công việc phức tạp vì trong nền kinh tế thị trường nó thường biến động thường xuyên, nhất là đối với công ty Xuân Hoà là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng dẫn đến nhiều chủng loại vật tư. Từ đó có nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Do vậy, công tác kế toán ở các khâu ở trong công ty phải được giải quyết một cách khoa học, hợp lý và dứt điểm. Đặc biệt là công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã được Công ty coi trọng và quan tâm khá tốt. Song để thực sự trở thành công cụ có hiệu quả thì công tác kế toán phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện, phát huy hết vai trò của mình, có như vậy mới đẩy mạnh phát triển, tăng lợi nhuận và nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp.
143 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên hoá đơn GTGT và ghi giảm nợ khách hàng.
Màn hình nhập liệu:
Máy sẽ tự động kết chuyển giảm giá hàng bán và thuế GTGT vào doanh thu bán hàng là 394.200đ (sẽ được gảm vào khoản phải thu của khách hàng).
Biểu 2.7:
Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà
---o0o---
Sổ cái TK 531
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 0
D nợ cuối: 0
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Nợ
Có
18/03
0078165
Công ty Tiến Đạt trả lại hàng
131
11.150.000
20/03
0078289
Công ty TNHH Minh Thuận trả lại hàng
131
14.572.000
...
...
...
...
...
...
31/03
Kết chuyển khoản hàng bán bị trả lại để xác định kết quả
511
164.236.894
Tổng Cộng
164.236.894
164.236.894
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Biểu 2.8:
Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà
---o0o---
Sổ cái TK 532
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 0
D nợ cuối: 0
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Nợ
Có
25/03
0003362
Giảm giá hàng bán cho cty CPTM TH Hà Giang
131
394.200
27/03
0003363
Giảm giá hàng bán cho cty TNHH Thành Long
131
268.460
...
...
...
...
...
...
31/03
Kết chuyển khoản giảm giá hàng bán để xác định kết quả
511
5.725.478
Tổng Cộng
5.725.478
5.725.478
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
2.2.4. Kế toán thuế GTGT
Công ty sử dụng 2 TK 1331 và 3331 để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và đầu ra:
TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ: phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và còn được khấu trừ.
TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước: phản ánh số thuế GTGT đã nộp, phải nộp và còn phải nộp cho Ngân sách nhà nước.
ở Công ty Xuân Hoà, phần thuế GTGT được hạch toán riêng ra khỏi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
(Trong đó, thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, vật tư, thành phẩm.
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của sản phẩm chịu thuế x thuế suất thuế GTGT của sản phẩm)
Để xem các báo cáo về thuế, ta vào mục “Sổ sách báo cáo”, chọn “Bảng kê HĐ HH, DV bán ra 01/GTGT (2008)”, “ Tờ khai thuế GTGT”.
Ta có các màn hình sau:
16.423.689
164.236.894
Sổ cái TK 1331 và 3331:
Biểu 2.9:
Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà
---o0o---
Sổ cái TK 1331
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 0
D nợ cuối: 100.484.123
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Nợ
Có
02/03
1152
Mua vật tư, hàng hoá,CCDC
1111
457.350
05/03
1189
Mua vật tư, hàng hoá,CCDC
131
751.245
...
...
...
...
...
...
31/03
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
33311
1.510.005.411
Tổng Cộng
1.610.489.534
1.510.005.411
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Biểu 2.10:
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Kỳ tính thuế: tháng 03 năm 2008
Người nộp thuế: Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà
Mã số thuế:
2
5
0
0
1
6
1
9
2
2
0
0
2
Địa chỉ: Xuân Hoà
Quận/huyện: Phúc Yên Tỉnh/thành phố: Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 877 126 Fax: Email:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Giá trị HHDV (chưa có thuế)
Thuế GTGT
A
Không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ(đánh dấu“X”)
B
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
C
Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước
I
Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào
1
Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ
15.578.538.064
1.544.289.633
a
Hàng hoá dịch vụ mua vào trong nước
15.578.538.064
1.544.289.633
b
Hàng hoá dịch vụ nhập khẩu
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
b
Điều chỉnh giảm
3
Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào
1.544.289.633
4
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
1.544.289.633
II
Hàng hoá, dịch vụ bán ra
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ
15.130.036.240
1.510.005.411
1.1
Hàng hoá dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT
1.2
Hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
15.130.036.240
1.510.005.411
a
Hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%
b
Hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%
59.956.015
2.997.805
c
Hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%
15.070.080.225
1.507.007.606
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
b
Điều chỉnh giảm
3
Tổng doanh thu và thuế GTGT của dịch vụ bán ra
15.130.036.240
1.510.005.411
III
Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ
1
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
2
Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này
34.284.222
3
Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này
4
Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau
34.284.222
Ngày 16 tháng 04 năm 2008
Người nộp thuế hoặc
đại diện hợp pháp của người nộp thuế
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
Biểu 2.11:
Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà
---o0o---
Sổ cái TK 3331
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 43.142.268
D nợ cuối: 0
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Nợ
Có
06/03
0032314
Bán ghế GM - 15 - 07
1111
21.960.000
08/03
0032349
Bán ghế GM - 01
1111
20.148.560
...
...
...
...
...
...
31/03
Cuối kỳ, số thuế GTGT phải nộp
511
1.897.258.565
Tổng Cộng
1.940.400.833
1.897.258.565
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.5.1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm các chi phí sau: Chi phí vật liệu, bao bì để đóng gói thành phẩm; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sửa chữa tài sản cố định, điện nước, điện thoại; chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng được tập hợp chung cho tất cả các sản phẩm do kế toán vốn bằng tiền và thanh toán tính toán và theo dõi. Cuối kỳ khi thực hiện bút toán kết chuyển, máy tự động tổng hợp và kết chuyển vào TK 911.
Công ty sử dụng tài khoản 641-Chi phí bán hàng, để theo dõi chi phí bán hàng. Tài khoản 641 của công ty được mở chi tiết:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6415 : Chi phí bảo hành sản phẩm.
TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng chứng từ: Phiếu chi tiền mặt, hoá đơn GTGT, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Căn cứ giấy đề nghị thanh toán tiền:
Giấy đề nghị thanh toán
Ngày 07 tháng 03 năm 2008
Kính gửi : Ban giám đốc công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà
Họ và tên người đề nghị thanh toán: Nguyễn Sơn Tùng
Bộ phận (hoặc địa chỉ): Công ty môi trường Hà Nội
Nội dung thanh toán: Đề nghị thanh toán tiền chi hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm tiêu thụ.
Số tiền: 185.000đ (Viết bằng chữ): Một trăm tám mươi lăm nghìn đồng.
(Kèm theo .....01....... chứng từ gốc).
Người đề nghị thanh toán
Kế toán trưởng
Người duyệt
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán, kế toán thanh toán hạch toán:
Nợ TK 6418: 185.000
Có TK 111: 185.000
Sau đó lập phiếu chi tiền mặt:
phiếu chi
Ngày 07 tháng 03 năm 2008 Quyển số: 2
Số: 0573
Nợ TK 6418: 185.000
Có TK 111: 185.000
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Sơn Tùng
Địa chỉ: Công ty môi trường Hà Nội
Lý do chi: Trả tiền chi hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm tiêu thụ.
Số tiền: 185.000 (Viết bằng chữ) Một trăm tám mươi lăm nghìn đồng
Kèm theo:....02... Chứng từ gốc
Ngày 07tháng 03 năm 2008.
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
Sau đó kế toán tiến hành nhập liệu như sau: Kế toán sử dụng chứng từ “Phiếu chi tiền mặt” tại ô Loại chứng từ và nhập liệu theo các bước tương tự như “Phiếu nhập vật tư, hàng hoá, thành phẩm”.
Sau khi nhập liệu xong nhấn nút “Lưu”
Màn hình nhập liệu phiếu chi như sau:
Ta có sổ cái TK 641:
Biểu 2.12:
Sổ cái TK 641
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 0
D nợ cuối: 0
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS có
05/03
0518
Cường thanh toán tiền thuê xe
111
2.285.715
07/03
0573
Chi hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
111
185.000
15/03
3012
Lan thanh toán tiền điện thoại
111
528.000
17/03
3017
Chi mua vật liệu, bao bì
111
3.014.182
31/03
3057
Phân bổ tiền lương tháng 03/2008
334
116.459.583
31/03
3058
Phân bổ KPCĐ tháng 03/2008
3382
2.329.192
31/03
3059
Phân bổ BHXH tháng 03/2008
3383
13.975.150
...
31/03
Kết chuyển
6411 911
911
397.168.026
6412 911
911
188.502.548
6418 911
911
589.451.608
Tổng Cộng
1.175.122.182
1.175.122.182
2.2.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty bao gồm: Chi phí quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý; chi phí dịch vụ mua ngoài, điện nước, điện thoại, dịch vụ mua ngoài khác; chi phí bằng tiền khác: Chi phí giao dịch tiếp khách, hội họp.
Công ty sử dụng tài khoản 642-Chi phí QLDN, để theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 642 của Công ty được mở chi tiết:
TK 6421 : Chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422 :Chi Phí vật liệu quản lý
TK 6423 : Chi phí đồ dùng văn phòng .
TK 6424 : Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6425 : Thuế phí và lệ phí.
TK 6426 : Chi phí dự phòng.
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý của công ty cũng được tập hợp theo từng tháng do kế toán vốn bằng tiền và thanh toán tính toán và theo dõi.
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán chi phí QLDN công ty sử dụng các loại chứng từ: Phiếu chi tiền mặt, Giấy báo nợ của ngân hàng, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Có phiếu chi thanh toán tiền công tác phí tháng 02/2008 như sau:
phiếu chi Quyển số: 02
Ngày 04 tháng 03 năm 2008
Số: 0549
Nợ TK 4285: 2.650.000
Có TK 111: 2.650.000
Họ và tên người nhận tiền: Ông Nguyễn Tuấn Thanh
Địa chỉ: Phòng Kinh doanh
Lý do chi: Thanh toán tiền công tác phí tháng 02/2008
Số tiền: 2.650.000 (Viết bằng chữ) Hai triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.
Kèm theo:.......01...... Chứng từ gốc
Ngày 04 tháng 03 năm 2008.
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
Căn cứ vào phiếu chi đã lập, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy tương tự như quy trình nhập liệu phiếu chi ở phần chi phí bán hàng. Để xem sổ sách liên quan có thể vào mục “Sổ sách báo cáo”
Sổ cái TK 642
Biểu 2.13:
Sổ cái TK 642
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 0
D nợ cuối: 0
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS có
02/03
0521
Hoa thanh toán tiền vé máy bay
111
7.814.274
04/03
0549
Thanh toán tiền công tác phí
111
2.650.000
14/03
3018
Phí chuyển fax nhanh
111
1.050.600
20/03
3025
Xuất xăng cho anh Công đi công tác
1522
2.542.259
31/03
3045
Phân bổ tiền lương tháng 03/2008
334
205.943.684
31/03
3046
Phân bổ KPCĐ tháng 03/2008
3382
4.118.874
31/03
3047
Phân bổ BHXH tháng 03/2008
3383
24.713.242
...
31/03
Kết chuyển
6421 911
911
577.186.665
6422 911
911
103.438.154
6427 911
911
59.179.608
6428 911
911
354.744.387
Tổng Cộng
1.094.548.795
1.094.548.795
2.2.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt dộng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhât định. Đây là kết qủ cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của công ty được xác định bao gồm kết quả của các hoạt động: hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hoạt động tài chính, hoạt động khác,...
Kết quả kinh doanh của công ty sẽ được tiến hành xác định theo từng tháng.
TK sử dụng gồm có:
TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”: dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
TK 421 - “Lợi nhuận chưa phân phối”: dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (Lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
TK 421 có 2 TK cấp 2:
TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
Cuối kỳ, sau khi thực hiện tính toán số dư các TK đầu 5 đến đầu 8, kế toán tiến hành kết chuyển chúng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, sau đó kết chuyển sang TK 4212 để xác định lãi lỗ.
Với phần mềm effect, việc kết chuyển được thực hiện thông qua bảng kết chuyển, hàng kỳ thực hiện thao tác kết chuyển.
Quy trình kết chuyển
Với các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh trên máy được thực hiện:
Từ màn hình nhập liệu vào menu: “Kết chyển tài khoản dư không” trên cây chức năng “Thao tác cuối tháng”
Chọn tháng, năm kết chuyển, sau đó nhấn nút “Kết chuyển”
Trên màn hình xuất hiện màn hình kết chuyển chứa các bút toán kết chuyển đã có sẵn số dư các tài khoản kết chuyển.
Sau khi kiểm tra số liệu trong bảng kết chuyển, nhấn phím ESC và nhấn phím C (để trả lời “Có”)
Để tổng hợp kết quản kinh doanh, kế toán sử dụng:
Sổ cái TK 911: biểu 2.21
Báo cáo kết quả kinh doanh dạng Lãi - lỗ: biểu 2.22
Minh hoạ màn hình kết chuyển:
Sổ sách báo cáo: Khi cần xem hoặc in các sổ sách báo cáo liên quan đến kết quả kinh doanh hay báo cáo bán hàng theo mặt hàng, kế toán nhấn vào nút “Báo cáo”.
Ta có màn hình báo cáo bán hàng theo mặt hàng, sổ cái TK 911, báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Báo cáo bán hàng theo mặt hàng:
Sổ cái TK 911:
Biểu 2.13:
Sổ cái TK 911
Tháng 03 năm 2008
D nợ đầu: 0
D có đầu: 0
D nợ cuối: 0
D có cuối: 0
ĐVT: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS có
Số dư đầu kỳ
31/03
PKT
Kết chuyển doanh thu thuần tháng 03/2008
511
20.477.141.443
31/03
PKT
Kết chuyển thu nhập khác
711
45.571.428
31/03
PKT
Kết chuyển giá vốn hàng bán
632
17.397.648.891
31/03
PKT
Kết chuyển chi phí khác
811
10.157.240
31/03
PKT
Kết chuyển chi phí tài chính
635
351.653.689
31/03
PKT
Kết chuyển doanh thu tài chính
515
490.129.358
31/03
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng
641
1.175.122.182
31/03
PKT
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
642
1.094.548.795
31/03
PKT
Kết chuyển lợi nhuận bán hàng
421
948.297.244
Cộng số phát sinh
20.029.130.797
21.931.139.473
Số dư cuối kỳ
1.902.008.676
Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động KINH DOANH
Tháng 03 năm 2008
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã
số
Kỳ này
Kỳ trước
1
2
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
20.647.103.815
20.558.122.250
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
169.962.372
169.962.372
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)
10
20.477.141.443
20.388.159.878
4. Giá vốn hàng bán
11
17.397.648.891
17.394.195.655
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)
20
3.079.492.552
2.993.964.223
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
490.129.358
487.528.350
7. Chi phí tài chính
22
351.653.689
347.125.386
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
1.175.122.182
1.176.650.256
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
1.094.548.795
1.092.760.248
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30
948.297.244
864.956.683
11. Thu nhập khác
31
45.571.428
44.395.129
12. Chi phí khác
32
10.157.240
10.375.354
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
35.414.188
34.019.775
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
983.711.432
898.976.458
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51
52
275.439.201
251.713.408
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60
708.272.231
647.263.050
Lập, ngày 31 tháng 03 năm 2008
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Chương Iii: Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
3.1. Những nhận xét, đánh giá về tổ chức công tác kế toán nói chung, kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà nói riêng
Đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung, với công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà nói riêng thì việc quan tâm để đề ra các biện pháp tích cực nhằm tăng cường hiệu quả của công tác tiêu thụ thành phẩm là hoàn toàn cần thiết. Công tác tiêu thụ thành phẩm có vai trò rất quan trọng, có thành công trong công tác tiêu thụ thành phẩm thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển, tạo thương hiệu trên thị trường. Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà ngoài việc đã rất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty cũng rất quan tâm đến tiêu thụ thành phẩm, sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết tới và tin dùng, là sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường hiện nay. Thành phẩm của công ty sản xuất ra đã đáp ứng được nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại. Công ty đang ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thương trường. Để làm được điều này, công ty đã tổ chức công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả.
Sau quá trình thực tập ở công ty, đặc biệt là quá trình tìm hiểu về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả, em nhận thấy công tác kế toán của công ty có một số ưu điểm và nhược điểm sau đây:
3.1.1. ưu điểm
Công ty NN MTV Xuân Hoà là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất, tư vấn và thiết kế các trang thiết bị nội thất cho các lĩnh vực: văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng và gia đình,… Từ khi thành lập cho đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn ban đầu, nhưng công ty năm nào cũng cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh cấp trên giao cho.
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đang dần dần thế chỗ nền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc trong sự thay đổi cơ chế này. Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay thì việc xây dựng, kiến thiết là không thể thiếu. Nhận thức được điều này, Công ty TNHH NN MTV Xuân Hoà luôn tìm ra được hướng đi đúng đắn, thích ứng với những thay đổi của thị trường và hoà chung với nhịp sống sôi động của nền kinh tế thời mở cửa. Cơ chế thị trường mở ra, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, đã khiến cho không ít doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động trong sản xuất kinh doanh, thậm chí không thể trụ vững trên thị trường, nhưng ngược lại, trong những năm qua, công ty đã không ngừng lớn mạnh, sản lượng, chất lượng và chủng loại đều tăng, mức nộp vào Ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Xuân Hoà đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cơ bản ở trình độ tiên tiến hiện đại của Nhật Bản, ITALIA và Đài Loan tạo ra một bước đột phá về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm đa dạng, thẩm mĩ cao, phục vụ lợi ích người tiêu dùng. Công ty đã giải quyết được việc làm, và tạo thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong sự cố gắng để đạt được những thành tích nêu trên không thể không kể đến sự phấn đấu và kết quả đạt được của công tác kế toán. Với sự cố gắng và sự nhạy bén, bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng và phòng kế toán Công ty nói chung đã hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. Đồng thời phản ánh trung thực hợp lý dễ hiểu về số liệu kế toán. Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về thuế, sổ sách kế toán phù hợp để phản ánh và giám sát tình hình thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, đồng thời tiến hành ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhờ đó đóng góp bảo vệ tài sản của Nhà máy trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo khâu sản xuất và khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao.
Công ty, với sức mạnh về công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực giàu chất xám, có bề dày kinh nghiệm, trình độ tay nghề, tính kỷ luật cao đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty liên tục nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và được tặng thưởng nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Từ khi thành lập, thương hiệu Xuân Hoà luôn là một thương hiệu mạnh của Việt Nam, trong ngành hàng nội thất mà tiêu biểu nhất là các giải thưởng: Sao vàng đất Việt - do hội Doanh nghiệp Việt Nam bình chọn, Thương hiệu mạnh Việt Nam - Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng. Những thành tích đạt được, đó là thành quả của sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo Công ty nói riêng, và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung.
Để thích ứng với cơ chế thị trường mới, công ty luôn chủ động tìm nguồn để đầu tư sản xuất, trong đó, quan trọng nhất phải kể đến đó là từ nguồn lợi nhuận đạt được ngày càng tăng của công ty qua các năm, đồng thời công ty cũng luôn chú trọng tìm kiếm thị trường mới, phát triển các thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng rãi trên toàn quốc với trên 90 đại lý tại tất cả các tỉnh thành. Từ năm 1996 sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước: Châu Âu và Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Trung Đông.
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bộ phận kế toán nói chung, và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả nói riêng đã được công ty quan tâm, hiện đại hoá, nâng cao trình độ, nhờ đó đã đáp ứng khá tốt những yêu cầu của quản lý đặt ra. Điều đó được thể hiện trên các mặt sau:
3.1.1.1. Về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Với cơ cấu tổ chức và con người được biên chế (tổng số có 12 người), trong đó khối lượng công việc của mỗi người không hề ít, nhưng với sự sắp xếp phối hợp hài hoà và tinh thần trách nhiệm cao nên công việc kế toán diễn ra rất thuận lợi, đảm bảo thực hiện được toàn bộ các công việc của phòng. Công việc phân công cho từng cá nhân làm từng phần việc tương đối hợp lý và phù hợp với trình độ của từng người. Các bộ phận biết kết hợp với nhau trong công việc để hoàn thành được công việc được giao khiến cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động rất có hiệu quả.
Các nhân viên thống kê ở các nhà máy, phân xưởng đã có sự phối hợp hài hoà, nhiệt tình, có trách nhiệm cao nên công việc của phòng kế toán diễn ra khá thuận lợi.
Công ty Xuân Hoà có trang bị cho phòng kế toán hệ thống máy vi tính hiện đại, các công việc kế toán của phòng đều được thực hiện trên máy vi tính, đảm bảo công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao.
Công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách và tài khoản kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cụ thể ở đây là hình thức Nhật ký chung, với các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các báo cáo tổng hợp về thành phẩm, tình hình tiêu thụ thành phẩm đã đáp ứng được cơ bản những yêu cầu quản lý đặt ra và phù hợp với việc áp dụng phần mềm kế toán. Do vậy, đã giảm bớt những công việc không cần thiết, biên chế hợp lý được về con người. Hệ thống sổ sách của công ty khá hoàn chỉnh, thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
3.1.1.2. Về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
Do đặc điểm của Công ty và do nhu cầu của thị trường, công ty có tổ chức sản xuất ra nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại sản phẩm và được bán cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, việc theo dõi tiêu thụ cũng phức tạp. Song thực tế công ty đã tổ chức hợp lý hoá trong công tác tiêu thụ, nhạy bén, linh hoạt trong công tác bán hàng và hạch toán. Do vậy, công ty đã đạt được một số kết quả khả quan trong thời gian vừa qua.
Hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm được mở chi tiết để theo dõi cụ thể, đây là ưu điểm của kế toán trên máy vi tính, vì thế thông tin từ chương trình cung cấp được đa dạng, phong phú và rõ ràng.
Hệ thống chứng từ áp dụng tại các nhà máy: Công ty đã sử dụng đầy đủ, kịp thời các chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ đã đáp ứng được yêu cầu của việc ghi chép kế toán, tổ chức hạch toán thành phẩm theo phương thức đơn giản, dễ hiểu dễ làm, đó là việc theo dõi chi tiết thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng ở cả kho và phòng kế toán. Ngoài ra việc sử dụng chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ và ghi chép còn đảm bảo chứng từ lập ra có cơ sở thực tế và cũng là cơ sở quan trọng giúp cho công tác giám sát tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm được kịp thời, đầy đủ, chính xác, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan.
Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong công tác kế toán thành phẩm rất phù hợp với tình hình của công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên về tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm và có những biện pháp hợp lý giúp cho công tác tiêu thụ thuận lợi hơn. Sổ kế toán tổng hợp thành phẩm được kế toán mở vào cuối kỳ để tổng hợp toàn bộ tình hình biến động về nhập xuất tồn kho thành phẩm trong quý theo giá hạch toán để làm căn cứ tính giá vốn thành phẩm xuất bán, hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Việc hạch toán thành phẩm ở công ty sử dụng giá hạch toán giúp cho công việc theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm và phản ánh trên sổ sách kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Công ty đã sử dụng hình thức thanh toán phù hợp, nhanh gọn đối với từng khách hàng. Mọi thành phẩm xuất ra cho khách hàng đều được coi là tiêu thụ để tổ chức hạch toán đơn giản và kịp thời.
Toàn bộ tình hình tiêu thụ các loại thành phẩm đều được theo dõi ở sổ chi tiết tiêu thụ theo từng hoá đơn bán hàng. Sổ chi tiết thanh toán với người mua của công ty được mở ra dùng để theo dõi tình hình thanh toán trả chậm của từng hoá đơn và theo từng khách hàng để đảm bảo theo dõi đầy đủ tình hình thanh toán của khách hàng. Việc tập hợp chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp trên sổ cái TK 641, 642 là hợp lý.
Đối với các khoản thuế phải nộp: Kế toán tiêu thụ của công ty đã tính toán rất cụ thể từng khoản doanh thu đối với từng loại thuế suất theo quy định của Nhà nước, theo từng chứng từ đảm bảo việc tính toán chính xác thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước tránh thất thoát và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
3.1.1.3. Về việc mã hoá, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đã thực hiện việc mã hoá cho tất cả các loại thành phẩm, việc mã hoá này giúp cho công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thông tin cập nhật, không bị trùng lặp, tránh tình trạng thông tin không khớp nhau.
Việc mở chi tiết cho hệ thống tài khoản sử dụng ở công ty hiện nay đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của kế toán quản trị. Tài khoản cho kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết thành phẩm cho phép theo dõi sự biến động của thành phẩm ở từng nơi, các tài khoản doanh thu cho phép theo dõi doanh thu của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp.
Cụ thể:
Về hạch toán thành phẩm tồn kho
Thành phẩm của Công ty được quản lý chặt chẽ trên tất cả các mặt về số lượng, chất lượng, giá trị ở từng thời điểm, địa điểm phát sinh, từng điểm quản lý trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Nhờ đó sản phẩm của Công ty có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của Công ty với bạn hàng.
ở Công ty việc hạch toán thành phẩm nhập kho theo giá thành sản xuất thực tế, hạch toán thành phẩm xuất kho theo đơn giá bình quân gia quyền cố định thực hiện vào cuối tháng trên máy vi tính là hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh ở Công ty, phù hợp với chuẩn mực kế toán ban hành.
Các chứng từ sử dụng để hạch toán thành phẩm là: Phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT là phù hợp với mẫu quy định hiện hành. Qua kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ nói trên đều đảm bảo ghi đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, có đầy đủ chữ ký của các bộ phận cần thiết. Việc lập và luân chuyển chứng từ khá hợp lý, giữa các phòng ban có sự kết hợp chặt chẽ trong việc hoàn chỉnh chứng từ, nhờ đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận, hạn chế thất thoát thành phẩm. Các phiếu nhập kho thành phẩm, hoá đơn GTGT đều được phân loại và được quản lý riêng theo từng địa điểm và thời điểm phát sinh nhờ đó mà việc theo dõi sự biến động của thành phẩm được thuận lợi, kịp thời.
Việc hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song được áp dụng ở Công ty rất thích hợp vì việc ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu và máy sẽ hạn chế được những nhược điểm của phương pháp này là sự ghi chép trùng lặp chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp thành phẩm ở Công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp cho việc quản lý thành phẩm với số lượng, chủng loại lớn được diễn ra thuận lợi. Sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp tương đối đầy đủ.
Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
Về phương thức bán hàng, Công ty có nhiều phương thức bán hàng và có thể thanh toán theo nhiều thể thức khác nhau. Điều này có ý nghĩa rất tích cực trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty.
Việc xác định kết quả ở Công ty nhìn chung đã phản ánh trung thực số liệu, sổ sách rõ ràng, hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả phát sinh trong kỳ hạch toán, đảm bảo cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của Công ty mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luân chuyển chứng từ trong quá trình tiêu thụ thành phẩm là tương đối hợp lý, trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc kế toán của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Tình hình trang bị cho công tác kế toán
Công ty đã trang bị cho phòng kế toán máy vi tính, máy in, máy fax. Máy vi tính được cài đặt phần mềm kế toán EFFECT, các công việc đều được thực hiện trên máy do đó giảm bớt được khối lượng ghi chép của kế toán.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục để hoàn thiện hơn. Cụ thể một số hạn chế như sau:
3.1.2.1. Về đánh giá thành phẩm
Công ty thực hiện đánh giá thành phẩm nhập kho đều theo giá thành sản xuất thực tế còn đối với thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Như vậy, chỉ đến cuối tháng mới tập hợp được chi phí để tính được giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho. Còn thành phẩm nhập kho cũng đến cuối tháng mới tính được. Nhưng trên thực tế việc nhập xuất kho thành phẩm đã diễn ra hàng ngày nên kế toán chỉ theo dõi được về mặt hiện vật của thành phẩm còn về mặt giá trị chỉ đến cuối tháng kế toán mới tính được và theo dõi trên bảng nhập - xuất - tồn. Do đó, hạn chế việc phản ánh và giám đốc kịp thời của kế toán. Nên chăng công ty cần khắc phục phương pháp đánh giá thành phẩm hợp lý hơn để đảm bảo cho việc đánh giá, theo dõi kịp thời sự biến động của thành phẩm.
3.1.2.2. Về hệ thống tài khoản
Hiện nay sản phẩm ống thép của công ty hạch toán vào TK 155 là chưa hợp lý vì sản phẩm này được sử dụng chủ yếu vào sản xuất sản phẩm của công ty như làm các loại khung ghế, khung bàn, khung xe đạp... ống thép lại chiếm một khối lượng lớn trong tổng số sản phẩm của công ty. Vì vậy, theo chế độ kế toán mới công ty nên chuyển sang hạch toán ở TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
Công ty tiêu thụ thành phẩm qua hình thức đại lý là chủ yếu, song kế toán thành phẩm lại không theo dõi ở TK 157 - Hàng gửi bán. Điều này gây khó khăn cho các đại lý nếu chưa tiêu thụ được sản phẩm thì phải chịu Nợ với Công ty. Hơn nữa, việc phản ánh này sẽ làm cho phương thức bán hàng này không mang tính chất của đại lý.
3.1.2.3. Về phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty là phương thức bán hàng qua đại lý. Tuy nhiên, Công ty lại chưa khống chế được giá bán ra ngoài cho người tiêu dùng của các đại lý mà đại lý tự đưa ra giá bán của họ. Do vậy, Công ty chưa kiểm soát được giá bán, điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng và phần nào ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ thành phẩm cũng như uy tín của Công ty.
3.1.2.4. Về việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty mới chỉ tập hợp được tổng chi phí phát sinh trong kỳ chứ chưa phân bổ cho từng loại, từng nhóm sản phẩm nên không biết được chi tiết thực lỗ, thực lãi của từng loại sản phẩm. Vì vậy, sẽ gặp khó khăn cho công ty trong việc chỉ đạo sản xuất từng mặt hàng một.
3.1.2.5. Về phần mềm sử dụng
Các báo cáo tổng hợp, đặc biệt là các báo cáo tài chính, chương trình mới chỉ liệt kê mà không phân tích được là thông qua đó nói lên điều gì.
Trong nền kinh tế năng động như hiện nay thì thông tin về khả năng thanh toán (hiện thời, nhanh), kết cấu tài chính, khả năng sinh lời, thông tin về tình hình quay vòng của vốn, vật tư, hàng hoá, những thông tin về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, tiêu thụ, tỷ lệ lãi gộp, lãi thuần, khả năng thu hồi nợ... là rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại ra sao từ đó ra các quyết định kịp thời. Tuy nhiên, thì phần mềm kế toán ở Công ty lại không tính được những chỉ tiêu kinh tế cung cấp những thông tin này.
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà.
3.2.1. Về đánh giá thành phẩm
Để khắc phục tình trạng đã nêu trên, với một Công ty có quy mô lớn, khối lượng nhập, xuất thành phẩm nhiều, kế toán nên sử dụng giá hạch toán (giá thành công xưởng) trong việc đánh giá thành phẩm. Giá hạch toán có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá của một năm nào đó cố định. Đơn giá hạch toán dùng cho cả việc quản lý nhập kho và xuất kho.
Trong Công ty vẫn còn tình trạng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn, do vậy làm cho vốn của Công ty ứ đọng. Để tránh tình trạng này công ty cần sản xuất sản phẩm theo đúng kế hoạch mà công ty đặt ra. Đó cũng là giải pháp để Công ty thu được lợi nhuận cao nhất, tránh ứ đọng vốn.
3.2.2. Về hệ thống tài khoản
Công ty nên hạch toán sản phẩm ống thép vào tài khoản nguyên vật liệu tự chế (TK 152) thay cho hạch toán vào TK 155 "Thành phẩm ".
Ví dụ: Hiện nay Công ty Xuân Hoà đang hạch toán sản phẩm ống thép F22 như sau:
(a) Sau khi kết thúc quá trình sản xuất và nhập kho ống thép, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 155 (CT ống thép F22): 385.000
Có TK 154: 385.000
(b) Nếu ống thép được nhập từ bên ngoài vào, kế toán ghi:
Nợ TK 155 (CT ống thép F22): 385.000
Có TK 111, 112, 131...: 385.000
(c) Khi xuất kho ống thép phục vụ sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 385.000
Có TK 155 (CT ống thép F22): 385.000
(d) Khi xuất bán ống thép, kế toán ghi:
Nợ TK 632: 385.000
Có TK 155 (CT ống thép F22): 385.000
Việc hạch toán ống thép vào TK 155 "Thành phẩm" như trên chỉ đúng nếu ống thép sản xuất ra để bán ra ngoài như các thành phẩm bàn, ghế,... của công ty.
Như đã phân tích ở trên, sản phẩm ống thép của công ty là đối tượng lao động quan trọng và chủ yếu của quá trình sản xuất tiếp theo. Khi tham gia vào quá trình đó, nó bị hao mòn toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, công ty nên hạch toán sản phẩm ống thép vào TK 152 để theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của nó.
Các định khoản (a), (b), (c), (d) trên có thể được thay thế như sau:
ống thép nhập kho từ sản xuất, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 152 (vật liệu nhập kho tự chế): 385.000
Có TK 154: 385.000
Nhập kho ống thép do mua ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 152: 385.000
Có TK 111, 112, 131...: 385.000
ống thép xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 385.000
Có TK 152: 385.000
Khi xuất bán, kế toán ghi:
Nợ TK 632: 385.000
Có TK 152: 385.000
Ngoài ra, hiện nay Công ty không sử dụng tài khoản TK 157 để phản ánh việc tiêu thụ thành phẩm qua đại lý. Công ty nên sử dụng TK này để theo dõi hàng gửi bán một cách chi tiết, đồng thời cần có biện pháp quản lý vấn đề tiêu thụ ở các đại lý, từ đó phản ánh công tác kế toán bán hàng có hiệu quả cao hơn.
Ví dụ: Ngày 06/03/2008 Công ty giao hàng ghế GM 15 - 07 cho đại lý Đào Duy Hảo Hạnh:
Khi giao hàng cho các đại lý, ghi:
Nợ TK 157: 219.600.000
Có TK 155: 219.600.000
Khi các đại lý bán được hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: 241.560.000
Có TK 511: 219.600.000
Có TK 33311: 21.960.000
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 184.572.000
Có TK 157: 184.572.000
Tính ra số hoa hồng đại lý được hưởng và ghi:
Nợ TK 6418: 4.392.000
Có TK 111, 112,131: 4.392.000
3.2.3. Phương thức bán hàng qua đại lý
Để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý, và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, công ty nên ấn định giá bán lẻ thống nhất cho tất cả các đại lý trong toàn quốc. Thêm vào đó, công ty có thể tăng cường kiểm tra thường xuyên mức giá bán của các đại lý, có sự quy trách nhiệm rõ ràng đối với chủ đại lý. Đại lý nào vi phạm về giá công ty cần có biện pháp xử lý. Có như vậy công ty mới tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ, giữ được uy tín với khách hàng và người tiêu dùng.
Công ty cần đưa ra các quy định về chiết khấu luỹ tiến bán hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ. Mặt khác, công ty cần phải thường xuyên theo dõi tình hình thanh toán của các đại lý. Nếu đại lý nào không tiêu thụ được hàng dư nợ quá định mức thì không cho lấy thêm hàng, buộc phải tiêu thụ hết số hàng còn lại. Các đại lý khi bán được hàng phải thanh toán ngay cho công ty, tránh tình trạng chiếm dụng vốn công ty.
Ngoài ra, để khuyến khích tiêu thụ và tăng uy tín, công ty nên có những biện pháp quản lý bắt buộc đối với các đại lý có chế độ đối với khách hàng thanh toán tiền hàng sớm hoặc mua hàng với khối lượng lớn. Một biện pháp nữa công ty có thể sử dụng là đưa thêm nghiệp vụ chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn và thực hiện chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm tiền hàng theo một tỷ lệ nhất định trên doanh thu chưa có thuế GTGT, nhằm mở rộng quy mô tiêu thụ thành phẩm và khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, sòng phẳng cho công ty trong thời gian nhắn nhất, hạn chế vốn bị chiếm dụng.
Thủ tục bán hàng qua các đại lý (hàng gửi bán) của Công ty Xuân Hoà
Phải ký hợp đồng tiêu thụ thành phẩm với Công ty Xuân Hoà. Thủ tục để được ký hợp đồng đại lý, bao gồm:
+ Đơn xin làm đại lý (phải có xác nhận của chính quyền địa phương)
+ Có tài sản thế chấp (như đất, nhà ở và tài sản có giá trị khác lớn hơn số tiền mỗi 1 lần lấy hàng)
+ Có địa thế bán hàng và quảng cáo
+ Thanh toán sòng phẳng sau mỗi lần lấy hàng
+ Có thưởng phạt nghiêm, nếu không vi phạm và vi phạm hợp đồng đại lý
Công ty nên thoả thuận với các đại lý về một tỷ lệ hoa hồng nhất định được tính vào chi phí bán hàng (TK 641), đồng thời sử dụng TK 157 "Hàng gửi đi bán" để phản ánh trị giá sản phẩm, hàng hoá đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng.
Khi hạch toán TK này cần tôn trọng một số quy định sau:
Chỉ phản ánh vào TK 157 trị giá hàng hoá, sản phẩm đã gửi đi theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hoá thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng).
Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng loại hàng hoá thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi đến khi được chấp nhận thanh toán.
Không hạch toán vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp... ủng hộ khách hàng.
3.2.4. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả cho từng mặt hàng
Như nhận xét ở trên, Công ty Xuân Hoà hiện nay đang tập hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN trên sổ cái TK 641, 642, nhưng hai loại chi phí này chưa được phân bổ cho từng loại sản phẩm để xác định kết quả riêng cho từng loại sản phẩm. Công ty nên phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho từng sản phẩm.
Nếu thực hiện phân bổ thì câu hỏi đặt ra là tiêu thức phân bổ được lựa chọn ở đây là như thế nào? Tiêu thức giá vốn hàng bán hay thu nhập của doanh nghiệp. Về chi phí bán hàng thì liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (gồm hoạt động sản xuất và tiêu thụ thành phẩm), còn chi phí QLDN liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu chọn tiêu thức phân bổ là giá vốn hàng bán thì chỉ phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí QLDN để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, chi phí QLDN liên quan tới tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, nên khi phân bổ chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh khác thì tiêu thức này không phù hợp. Còn nếu chọn tiêu thức thu nhập của doanh nghiệp thì ta có thể phân bổ được cả chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho mọi hoạt động và ở góc độ hẹp hơn là phân bổ cho các loại thành phẩm, hàng hoá để xác định kết quả riêng cho chúng.
Thu nhập của doanh nghiệp sản xuất là doanh thu bán hàng, trong hoạt động tài chính là thu nhập hoạt động tài chính, trong hoạt động bất thường là thu nhập bất thường.
Vì vậy, Công ty nên chọn tiêu thức để phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN là thu nhập.
Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong tháng
Việc phân bổ hai loại chi phí trên được tiến hành như sau:Chi phí bán hàng phân bổ cho loại sản phẩm thứ i trong tháng
Doanh thu của
sản phẩm thứ i trong tháng
x
=
Tổng doanh thu trong tháng
Chi phí QLDN phân bổ cho loại sản phẩm thứ i trong tháng
Doanh thu của sản phẩm thứ i trong tháng
Tổng chi phí QLDN phát sinh trong tháng
=
x
Tổng doanh thu trong tháng
Ví dụ: Phân bổ chi phí bán hàng - phân bổ cho ghế GM - 15 - 07
Chi phí bán hàng
phân bổ cho SP GM -15 -07 trong T3/2008
1.175.122.182
20.622.386.756
=
x 2.300 x 244.000
= 31.978.770đ
- Phân bổ chi phí QLDN - phân bổ cho ghế GM - 15 - 07 Chi phí QLDN
phân bổ cho SP GM -15 -07 trong
x 2.300 x 244.000
=
1.094.548.795
20.622.386.756
= 29.786.115đ
Sau đó Công ty có thể xác định kết quả sản xuất kinh doanh cho từng mặt hàng để biết được lợi nhuận thuần tuý của chúng mà ra các quyết định kinh tế phù hợp.
Lợi nhuận Doanh thu Trị giá vốn Chi phí BH, QLDN
thuần mặt = thuần mặt - hàng bán - phân bổ cho
hàng thứ i hàng thứ i mặt hàng thứ i mặt hàng thứ i
Ví dụ: Tính kết quả của ghế GM -15 -07 bán hàng trong tháng 03/2008
Kết quả = 2300 x 244.000 - 2300 x 205.080 - 29.786.115 - 31.978.770
= 54.561.115đ
3.2.5. Phân công phần hành kế toán
Do số lượng thành phẩm tồn kho thực tế của Công ty Xuân Hoà nhiều, mà nhiều chủng loại thành phẩm khác nhau và theo những thay đổi về công tác hạch toán kế toán nêu trên. Theo em trong thời gian, tới để tổ chức tốt công tác kế toán thành phẩm Công ty nên bố trí 2 kế toán viên, trong đó một người sẽ làm kế toán thành phẩm (bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp thành phẩm) và một người sẽ làm kế toán tiêu thụ. Phân công như vậy sẽ đảm bảo hạch toán nhanh chóng, kịp thời, không bị đan chéo. Cuối tháng, kế toán thành phẩm sẽ cung cấp cho kế toán tiêu thụ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh làm báo các quyết toán.
3.2.6. Về phần mềm sử dụng
Để cung cấp được các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính cũng được như thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty cần mã hoá các công thức để chương trình máy tự động tính các chỉ tiêu cần thiết như: Hệ số quay vòng hàng tồn kho, Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thành phẩm, hệ số thu hồi nợ, số dư nợ phải thu bình quân, tỷ lệ lãi gộp (lãi thuần) trên doanh thu thuần, trong đó:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
Giá trị tồn kho bình quân
* Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Giá trị tồn kho bình quân
=1
Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ
+
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
2
2
* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thành phẩm
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thành phẩm
=
x
Khối lượng TP tiêu thụ kế hoạch
x
Giá bán kế hoạch
Giá bán kế hoạch
Khối lượng TP tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu thuần
* Hệ số thu hồi nợ
=
Hệ số thu hồi nợ
Số dư nợ phải thu bình quân
Số dư nợ đầu kỳ + số dư nợ cuối kỳ
=
Số dư nợ phải thu bình quân
2
* Tỷ lệ lãi gộp (lãi thuần) trên doanh thu thuần
Tỷ lệ lãi gộp (lãi thuần) trên doanh thu thuần
=
Lãi gộp (lãi thuần)
Doanh thu thuần
3.2.7. Về tổ chức bộ máy kế toán
Máy tính là công cụ giúp cho công việc kế toán trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng và chính xác hơn. Nó được con người tạo ra và điều khiển. Do vậy, điều quyết định đến chất lượng công tác kế toán vẫn là đội ngũ nhân viên kế toán. Vì vậy Công ty phải có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để phát triển trình độ đội ngũ kế toán không chỉ về mặt nghiệp vụ mà cả kiến thức về máy tính như: Cho kế toán đi tham dự các lớp tập huấn luyện nghiệp vụ, tham gia các khoá học về quản trị dữ liệu trên máy, tìm hiểu phần mềm kế toán EFFECT và các phần mềm khác ở các lớp do công ty cung cấp phần mềm mở. Ngoài ra, một vài năm một lần, Công ty có thể đổi phần hành mà các kế toán viên phụ trách cho nhau, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các kế toán viên nắm được khái quát toàn bộ quy trình kế toán của Công ty. Từ đó trở về công việc cũ các nhân viên có thể phối hợp hài hoà với nhau hơn. Mặt khác thông qua đó kế toán trưởng biết được nhân viên nào phụ trách phần hành kế toán nào là phù hợp nhất và có hiệu quả nhất. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện phần mềm kế toán của mình.
3.2.8. Về công tác kế toán quản trị ở Công ty
Công ty nên tiến hành xác định kết quả kinh doanh đối với từng loại thành phẩm. Muốn vậy kế toán cần phải tiến hành đồng bộ từ khâu tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để xác định được trị giá vốn của từng loại thành phẩm tới việc kế toán chi tiết doanh thu và việc phân bổ chi phí thời kỳ: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để kế toán quản trị kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, Công ty có thể mở “Sổ chi tiết tiêu thụ và kết quả”
Từ đó giúp các nhà quản lý Công ty có thể thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận cũng như việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm... đến lợi nhuận của Công ty, do đó đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong điều kiện các nguồn lực là có hạn.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì mọi hoạt động của doanh nghiệp phải hướng vào giành thắng lợi trong cạnh tranh. Người làm kế toán phải hiểu rằng, nhiệm vụ của mình không chỉ là cung cấp thông tin kịp thời, đáng tin cậy cho bộ phận quản lý mà còn phải là những nhà tư vấn tài chính đắc lực giúp bộ phận quản lý đưa ra những quyết định kịp thời và lựa chọn được phương án kinh doanh tốt nhất. Muốn vậy, phòng kế toán và phòng kế hoạch thị trường phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ nhằm tạo ra chiến lược về giá cả, tiếp thị hợp lý và có hiệu quả nhất.
kết luận
Với những nội dung trình bày trên, ta thấy được công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một công việc phức tạp vì trong nền kinh tế thị trường nó thường biến động thường xuyên, nhất là đối với công ty Xuân Hoà là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng dẫn đến nhiều chủng loại vật tư. Từ đó có nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Do vậy, công tác kế toán ở các khâu ở trong công ty phải được giải quyết một cách khoa học, hợp lý và dứt điểm. Đặc biệt là công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã được Công ty coi trọng và quan tâm khá tốt. Song để thực sự trở thành công cụ có hiệu quả thì công tác kế toán phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện, phát huy hết vai trò của mình, có như vậy mới đẩy mạnh phát triển, tăng lợi nhuận và nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty, nhận thấy bộ máy kế toán của Công ty có nhiều ưu điểm, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số thiếu sót cần khắc phục. Với mong muốn giúp Công ty phần nào khắc phục những nhược điểm đó, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp về công tác hoàn thiện bộ máy kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty nói riêng. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Và vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ trong phòng kế toán -thống kê để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán, cũng như các anh chị trong phòng kế toán - thống kê của Công ty, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Bùi Thị Hằng - người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2008
Sinh viên:
Lê Thị Mai Anh
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Tập thể tác giả Học viện Tài Chính - Nhà xuất bản Tài Chính - Năm 2007
Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài Chính - năm 2007
Chế độ kế toán hiện hành
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Một số thông tư
Một số tài liệu khác.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33381.doc