1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dân tộc Thái có dân số khá đông trong bản danh mục các thành
phần dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê ngày 1 - 4 - 1999, dân số tộc
người Thái trong cả nước là 1.200.000 người, trong đó người Thái Thanh Hoá
chiếm 209.806 người, bằng 21% dân số người Thái trong cả nước [64; tr60].
Người Thái ở Thanh Hoá sinh sống tập trung ở khu vực miền núi phía tây
nam gồm các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Thường Xuân, Bá
Thước, Lang Chánh, Như Xuân và một số huyện đồng bằng, ven biển như
Triệu Sơn, Tĩnh Gia .Tộc người Thái gồm hai ngành là Thái đen và Thái
trắng cư trú phân tán ở nhiều địa phương tạo nên những sắc thái văn hoá
phong phú và đa dạng.
Văn hoá Tày - Thái là một trong nền văn hoá có lịch sử lâu đời ở khu
vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu dân tộc Thái
không chỉ là vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia, mà nó còn trở thành đề tài được
nhiều hội nghị khoa học về Thái được thế giới quan tâm. Một trong những giá
trị văn hoá mang đặc trưng tộc người của cộng đồng Thái được nghiên cứu
quan tâm đó là trang phục.
Do phân bố trên địa bàn rộng, định cư ở các sườn núi và bồn địa giữa
núi, văn hoá Thái chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hoá từ nhiều hướng
khác nhau trong quá trình cộng cư với các dân tộc lân cận. Điều đó dẫn đến sự
khác biệt giữa các nhóm địa phương vốn có chung một nguồn gốc. Vì vậy,
muốn nghiên cứu toàn diện và có hệ thống văn hoá Thái không chỉ nghiên
cứu riêng nhóm Thái ở một nơi mà phải chú ý nghiên cứu ở một số nơi khác.
Nhóm Thái ở Thường Xuân - Thanh Hoá đang còn bảo lưu được nhiều yếu tố
văn hoá truyền thống của tộc người. Nếu như các ngành Thái ở Tây Bắc nước
ta được giới nghiên cứu quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu thì nhóm Thái ở
huyện Thường Xuân chưa được nghiên cứu đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu
trang phục Thái ở Thường Xuân là một việc làm có tính cấp thiết. Việc nghiên cứu
này sẽ góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của tộc
người Thái ở Thanh Hoá.
1.2. Tìm hiểu về trang phục nhóm Thái Thường Xuân Thanh Hoá là
giải mã những dung lượng thông tin của văn hoá Thái “ẩn chứa bên trong
nó”- đó là cuộc sống gần cuộc sống gần gũi của đồng bào Thái với thiên
nhiên (điều này được thể hiện trên các hoa văn của trang phục phụ nữ Thái,
nó thể hiện sự quan sát tinh tế của người phụ nữ Thái trong cuộc sống), là một
trong những con đường giúp chúng ta dựng lại cuộc sống cổ truyền của người
Thái. Vì vậy, qua nghiên cứu trang phục của người Thái Thường Xuân Thanh
Hoá, chúng ta sẽ có cơ sở để hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn sắc thái văn hoá
mang tính địa phương của cộng đồng người Thái Việt Nam nơi đây.
1.3. Việc nghiên cứu trang phục của nhóm Thái Thường Xuân còn giúp
cho chúng ta có thể dựng nên bức tranh về trang phục của phụ nữ Thái
thường sử dụng trong đời sống xã hội, tạo cơ sở cho các bảo tàng có thêm
nguồn tư liệu tham khảo khi lập bảo tàng trưng bày về trang phục.
1.4. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, những
sản phẩm của nền kinh tế thị trường như quần áo may sẵn, vải vóc các
loại .đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào từng hang cùng ngõ hẻm của núi
rừng và đang có nguy cơ cuốn đi những giá trị văn hoá truyền thống của nhiều
tộc người, trong đó có người Thái Thường Xuân. Chính vì thế, việc nghiên
cứu về trang phục cổ truyền của người phụ nữ Thái Thường Xuân còn nhằm
góp phần sưu tầm, gìn giữ và giới thiệu trang phục của người Thái trong bộ
sưu tập trang phục truyền thống của 54 tộc người Việt Nam. Đây là một việc
làm cần thiết.
1.5. Trang phục của người Thái ở Thanh Hoá là một khoảng trống
trong nghiên cứu cơ bản và trong hoạt động phục vụ nghiên cứu, giảng dạy
về lịch sử địa phương hay tộc người. Vì vậy, việc sưu tầm, trưng bày để giới
thiệu với công chúng về những giá trị độc đáo của trang phục người Thái
Thường Xuân là một yêu cầu cấp thiết cần được triển khai để nhằm giúp cho
mọi người có thêm hiểu biết về tính đa dạng trong văn hoá Thái của nước ta.
Năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII
đã họp và thông qua nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại hội nghị này, Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã chỉ ra những yếu kém và sự tụt hậu trong sự phát triển
văn hoá dân tộc ở nước ta trong thời gian qua, đồng thời đề ra phương hướng,
nhiệm vụ, quan điểm phát triển văn hoá trong thời gian tới. Nghị quyết cũng
chỉ rõ “ .Hết sức coi trọng bảo tồn, thừa kế, phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá
vật thể và phi vật thể .”. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã chọn đề
tài: “Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện Thường
Xuân (Thanh Hoá)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài . 4
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ đề tài 5
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu . 5
4.1. Nguồn tư liệu 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Bố cục của luận văn 6
Chương 1: Khái quát về huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) . 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - xã hội . 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7
1.1.2. Điều kiện xã hội 9
1.2. Dân số, tên gọi, ngôn ngữ và chữ viết của người Thái Thường Xuân
(Thanh Hoá) 10
1.2.1. Dân số 10
1.2.2. Tên gọi . 11
1.2.3. Ngôn ngữ và chữ viết 12
1.3. Một số nét văn hoá tiêu biểu của người Thái Thường Xuân
(Thanh Hoá . 13
1.3.1. Khặp Thái 13
1.3.2. Các lễ hội . 13
Chương 2: Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện
Thường Xuân (Thanh Hoá) trong đời sống xã hội . 15
2.1. Quan niệm về trang phục 15
2.1.1. Quan niệm . 15
2.1.2. Các thành tố trang phục của người phụ nữ. . 18
2.2. Quá trình sản xuất trang phục 27
2.2.1. Chọn đất trồng bông. 29
2.2.2. Chế biến bông 30
2.2.3. Công cụ - kỹ thuật cắt, may, thêu 35
2.2.4. Vai trò của người phụ nữ trong sản xuất trang phục . 38
2.3. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thường Xuân trong đời sống
xã hội . 39
2.3.1. Trang phục trong sinh hoạt thường ngày 39
2.3.2. Trang phục trong hội hè, lễ tết . 42
2.3.3. Trang phục trong hôn nhân 43
2.3.4. Trang phục trong tang lễ . 47
2.4. Những biến đổi trong trang phục của người Thường Xuân
(Thanh Hoá) 52
2.4.1.Thời kỳ trước năm 1945 . 52
2.4.2. Thời kỳ sau năm 1945 . 53
2.4.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay 53
Chương 3 : Đặc trưng nghệ thuật trong trang phục cổ truyền của người
phụ nữ Thái Thường Xuân . 60
3.1. Nghệ thuật tạo hình và trình bày hoa văn, mầu sắc trên trang phục . 60
3.1.1. Truyền thuyết về nghề thêu dệt của dân tộc Thái . 60
3.1.2. Khăn piêu . 60
3.1.3. Nghệ thuật trang trí trên váy 64
3.1.4. Mô típ hoa văn tả thực và hoa văn cách điệu trên váy Thái 71
3.2. Trang phục của dân tộc Thái trong dân ca và văn học dân gian . 72
3.2.1. Trang phục trong dân ca 72
3.1.2. Trang phục trong văn học dân gian 73
3.3. Hoa văn trên trang sức 75
3.3.1. Vòng tay 75
3.3.2. Vòng cổ . 76
3.3.3. Hoa tai . 76
3.4. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thanh Hoá trong cái nhìn so
sánh với trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Tây Bắc. . 76
Kết luận . 82
Tài liệu tham khảo . 86
Phụ lục
1. Bản đồ (01 trang)
2. Hình vẽ tư liệu (10 trang)
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sử dụng nó khi cha,
mẹ chồng khuất núi.
3.1.3. Nghệ thuật trang trí trên váy
Nếu như người Mường lấy phần cạp váy để trang trí hoa văn thì người
Thái lại tập trung phần thêu hoa văn xuống dưới chân váy. Chân váy chiếm
một vị trí quan trọng trong nghệ thuật tạo hình cổ truyền của người Thái
Thường Xuân. Có thể nói để bù lại cho chiếc khăn đội đầu, chân váy của
người Thái Thường Xuân được thêu thùa khá công phu có vẻ đẹp rực rỡ, với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
rất nhiều mô típ hoa văn cách bố cục và sử lý mầu. Bằng mảng hoa văn trên
chân váy, người phụ nữ Thái Thường Xuân đã nói lên rằng mình đã tiến xa
trong kỹ thuật thêu cũng như đạt đến điểm khá cao trong nghệ thuật tạo hình,
xử lý bố cục và mầu sắc. Họ có thể tự hào mà nói rằng váy của người Thái
Thường Xuân không thua kém bất cứ một vùng Thái nào trong nước. Nhưng
có cái đẹp phong phú đa dạng như vậy trước hết phải nói đến váy của phụ nữ
Thái trắng.
3.1.3.1. Váy của người Thái trắng
- Hoa văn trên chân váy: Chân váy là phần dành thực hiện đồ án hoa
văn của người Thái trắng. Phần này cao khoảng 1/4 so với chiều dài của váy
(khoảng trên 20cm). Phần chân váy được giới hạn bởi phần sọc đỏ trắng,
vàng…đứng xen kẽ nhau chạy quanh thân váy phía trên. Phía dưới sát gấu
váy cũng được viền những hàng sọc như thế. Phần chân váy với những hàng
sọc trên và dưới là những dường dệt riêng, chân váy được thêu riêng rồi mới
gắn vào thân váy.
Trong cái khuôn chân váy này được chia làm hai phần: Phần một là
phần giáp với hàng sọc phía trên dành để thêu hoa văn chiếm hơn 2/3 diện
tích chân váy. Phần thứ hai là phần còn lại nằm sát dưới gấu váy, không thêu
hoa văn mà để mầu đen. Hai phần này được ngăn cách với nhau bằng một
đường viền hoa văn hình học, hình sóng nước, hình răng cưa nhỏ bé tinh vi,
thường dùng mầu trắng hoặc trắng xanh lơ để thể hiện.
Trong phạm vi diện tích chân váy dùng để thêu hoa văn bao giờ cũng
được chia thành mảng chính và mảng phụ. Mảng chính nằm ở giữa dành thêu
các con vật hoặc hoa lá, còn phần phụ nằm ở xung quanh phần chính, thường
chỉ chiếm 1/2 đôi khi 1/4. Đây là kiểu bố cục chân váy phổ biến nhất của
người Thái trắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Muốn tạo nên mảng hoa văn trung tâm, người phụ nữ Thái trắng có hai
cách làm: cách thứ nhất là dùng một mảng mầu đậm đặc (thường là mầu
trắng) tạo nên hình con rồng hoặc con voi, hổ, mặt trời… nổi bật lên nền
chàm xanh. Mầu trắng liền nhau tạo thành một mảng lớn như toàn bộ thân
con rồng, con voi… mầu trắng chỉ điểm một ít, mầu đen tạo vẩy rồng hoặc tạo
vằn lông con hổ. Do cách tạo mảng trung tâm bằng mầu lớn đậm đặc nên khi
nhìn vào chân váy, cái mà khiến người ta chú ý ngay, cái đập vào mắt người
ta trước tiên là mảng chính (thành phần trung tâm trong đồ án hoa văn). Mảng
trung tâm đại diện, chỉ đạo phần hoa văn phụ, tạo nên cái khung trong toàn bộ
đồ án hoa văn và chiếm một diện tích lớn hơn so với phần hoa văn phụ. Bởi
vậy nó còn là phần đại diện tạo nên tên gọi cái váy. Khi gọi váy con rồng thì
không cần nhìn chúng ta cũng hiểu ngay là trong phần chân váy, con rồng
đóng vai trò trung tâm trong đồ án hoa văn .
Khi chọn con rồng, con hổ để thêu thì các con vật này được xuất hiện
nhiều lần, nối đuôi nhau chạy theo chiều ngang chân váy cho đến hết diện tích.
Những “nhịp đồ án” nó giống hệt nhau về hình dáng, kích thước lẫn mầu sắc.
Mảng trung tâm đồ án hoa văn bao giờ cũng được thêu trước vì nó sẽ
quy định việc xử lý phần phụ.
Cách tạo mảng hoa văn lớn bằng mầu nhạt (mầu trắng hay trắng phớt
xanh) đã tránh được cảm giác chói chang khi nhìn vào đồ án hoa văn.
Kiểu tạo mảng trung tâm thứ hai là lối phối hợp nhiều mầu sắc đan xen
bên nhau tạo nên mảng trung tâm.
Đầu tiên người ta giới hạn mảng trung tâm bằng những đường viền, tạo
nên một cái khung hình bông hoa, con nhện cách điệu. Sau đó dùng nhiều
mầu sắc xen kẽ bên nhau để thêu một cánh hoa, nhiều cánh hoa có nhiều mầu
tạo nên một bông hoa. Nhưng khi thêu phải đảm bảo cho sự đối xứng mầu
giữa các cánh hoa. Kiểu phối hợp mầu này rất khéo léo tài tình và rất đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Tuy dùng đủ mầu sắc sặc sỡ nhưng nó không làm cho ta chói mắt vì mỗi mầu
chỉ chiếm một ít, đứng xen kẽ hoà lẫn với nhau tạo nên mảng trung tâm. Để
thêu được kiểu hoa văn này cũng khá phức tạp vì trong khuôn khổ một chân
váy nhỏ bé phải sử dụng một lúc nhiều mầu sắc đứng xen kẽ, lại đảm bảo cho
sự đối xứng về mầu sắc và làm sao tránh được sự rối mắt. Tránh cả tình trạng
phần trung tâm bị vụn quá, chìm đi không được nổi bật lên để thể hiện rõ vai
trò của mình. Nhưng phần lớn cách xử lý đồ án này là phần chính chiếm gần
hết diện tích, chỉ trừ lại một phần nhỏ bé thêu mảng phụ. Trên đây là hai kiểu
tạo mảng hoa văn chính, tiếp theo là mảng hoa văn phụ.
Phần phụ trong bố cục hoa văn thường được thêu hoa lá, cỏ cây cách
điệu với đủ loại mầu sắc. Khác với phần chính, phần phụ này không được lặp
đi lặp lại nhiều lần một hình nào đó mà các mầu sắc các loại hoa luôn luôn
được biến hoá chuyển đổi cho nhau, rải mầu ra khắp phần phụ. Phần phụ này
có giá trị như là một cái nền thứ hai (nền thứ nhất là nền mầu chàm đen có sẵn
của váy) tôn thêm vẻ đẹp của phần chính. Đồng thời mảng hoa văn phụ này
cũng như nghệ thuật chạy mầu trong hội hoạ là kéo phần mầu đậm đặc ở phần
trung tâm rải ra khắp chân váy. Do đó tuy phân biệt mảng chính hay mảng
phụ nhưng hai cái lại không rời rạc nhau mà hoà vào nhau cùng tôn mầu sắc
vẻ đẹp của nhau trong đồ án. Vì vậy mảng phụ đóng vai trò rất quan trọng
trong tổng thể đồ án hoa văn.
Nhìn vào phần bố cục và trang trí chân váy Thái Thường Xuân, chúng
tôi cho rằng tư duy hình tượng của người Thái ở đây là khá cao.
Hầu hết các chân váy của người Thái trắng đều để lại một khoảng nền
chàm nằm sát phía dưới (tức là phần hai kể từ trên xuống). Khoảng mầu chàm
đen có lẽ là tượng trưng cho mặt đất. Mầu chàm, mầu đen là mầu của đất tạo
nền, một nền tảng vững chắc đặt phía dưới cùng chân váy, để bên trên nó
(phần một giành thêu hoa văn) là một khoảng sáng, thoáng đãng của không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
gian, bầu trời nơi có cỏ cây hoa lá, có muông thú… với đầy đủ các mầu sắc
phong phú của thiên nhiên. Ở khoảng giữa bầu trời và mặt đất là phần sọc
hình răng cưa, hình các sóng nước có mầu sáng trắng hoặc trắng xanh lơ
tượng trưng cho mặt nước suối, sông.
- Mầu sắc hoa văn trên chân váy: Trên khăn cũng như trên chân váy
mầu làm nền, mầu chủ đạo nhất là mầu chàm. Sau đó là các mầu đỏ (đanh),
mầu xanh (lé), mầu vàng (lương), mầu tím (tím) và mầu trắng (đon). Đó là
những mầu sắc quen thuộc gần gũi có thể nhìn thấy hàng ngày ở vùng rừng
núi hùng vĩ trùng điệp của Thường Xuân. Đồng bào Thái ở đây đã lấy nguyên
liệu trong thiên nhiên để chế ra các mầu sắc tươi đẹp diễn tả và ghi lại chính
những mầu sắc muôn mầu, muôn vẻ và sinh động của thiên nhiên trên những
đồ án hoa văn của mình. Mầu chàm là một mầu được làm nền của trang phục,
sắc mầu mộc mạc của đất đá này được các cư dân miền núi nước ta rất ưa
dùng. Mầu xanh là mầu của cỏ cây, mầu của núi rừng xanh bát ngát và bầu
trời cao xanh. Những rừng cọ đồi cây trãi ra bạt ngàn, phủ xanh cả một vùng
mênh mông thực sự làm rung động lòng người khi đặt chân đến vùng đất tươi
tốt này.
Nổi bật lên trên mầu chàm, mầu xanh đó là mầu đỏ, một mầu được sử
dụng khá phổ biến. Nó cũng nói lên đặc điểm của một cư dân miền nhiệt đới.
Mầu đỏ là mầu của mặt trời rực nắng sớm chiều toả sáng trên đầu. Người dân
ở đây nhìn mặt trời để biết thời gian, mong mặt trời lên xua tan bóng tối, giá
lạnh để thu hoạch bông chàm, phơi lúa phơi ngô… Mầu đỏ của mặt trời và
hình ảnh của mặt trời toả sáng những đồ án hoa văn biểu hiện khát vọng ánh
sáng thiêng liêng, sự tôn thờ mặt trời của cư dân nông nghiệp vùng nhiệt đới.
Mầu đỏ còn là mầu ấm áp của bếp lửa nhà sàn cháy rực ngày đêm. Bước lên
nhà sàn Thái vào những ngày giá rét của mùa đông lòng người ấm lại biết bao
khi nhìn bếp lửa đỏ cháy rừng rực. Có phải sống những ngày đêm giá rét của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
mùa đông ở miền núi, lúc ấy mới thấy cái khao khát, thèm muốn được ngồi
gần bên bếp lửa và ngắm nhìn các sắc mầu đỏ rực ấm áp của lửa than. Vào
những đêm đông giá lạnh cả gia đình người Thái quây quần bên bếp lửa đỏ,
những câu chuyện cổ tích, chuyện ruộng nương được đem ra kể, bàn bạc xung
quanh bếp lửa. Cái mầu đỏ ấy đã đem lại sự ấm áp, niềm tin yêu hy vọng cho
cuộc sống. Đứa trẻ con Thái thường được sinh ra bên cạnh bếp lửa đỏ ấm áp
và khi trở về già chính trên giàn lửa thiêu thiêng liêng rực cháy ấy lại giúp
con người trở về với đất (họ Cầm Bá ở đây xưa kia chết có tục hoả thiêu).
Mầu đỏ cũng là mầu của muôn cánh hoa rừng. Cứ vào mùa xuân - hạ, lại cháy
rực từng mảng trên những sườn đồi, nổi bật lên mầu xanh của cây lá. Có lẽ
chính vì những điều đó mà mầu đỏ luôn luôn có mặt và nổi bật lên trong mọi
đồ án hoa văn, trở thành mầu sắc chủ đạo nhất sau mầu chàm.
Chiều trên bản Thái, nếu chúng ta đứng nhìn những dãy núi trùng điệp
cứ dần dần tím lại khi ánh mặt trời dần tắt thì chúng ta mới thấy hết được vẻ
đẹp được điểm mầu tim tím trên những đồ án hoa văn. Ở đây mùa thu vàng,
mùa của lá úa nhưng lòng người không khỏi không rung động trước những vẻ
đẹp của nó. Những vạt rừng lá đổ vàng, vàng rực dưới ánh nắng chiều nhuộm
trên cành lá. Tỉ lệ mầu vàng và mầu tím tuy không nhiều nhưng nó luôn luôn
có mặt trong mọi đồ án hoa văn và đã thể hiện được vẻ đẹp tuyệt vời của
thiên nhiên.
Mầu trắng cũng là mầu chiếm tỉ lệ khá lớn. Đó là mầu của cánh hoa
ban mai rừng, mầu hoa đã in sâu vào mỗi tiềm thức của cư dân Thái. Mầu
trắng còn là mầu tượng trưng cho nước, cho những con sông con suối chằng
chịt, chảy róc rách ngày đêm. Nếu mầu đỏ tạo nên sự ấm áp thiêng liêng thì
mầu trắng lại gợi nên một sự mát mẻ, tinh khiết. Các sắc mầu gần gũi thân
thuộc tồn tại trong tự nhiên ấy đã được cô đọng, khái quát trên những mảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
hoa văn rực rỡ, mầu nọ tôn mầu kia, bổ xung cho nhau làm nên một tổng thể
hoàn chỉnh, một vùng thiên nhiên thu nhỏ.
3.1.3.2. Váy của người Thái đen
Hoa văn trên váy: Chúng tôi không nói rằng hoa văn trên chân váy Thái
đen, bởi khác với Thái trắng, hoa văn Thái đen không chỉ có ở phần chân váy
mà được rải khắp thân váy. Mặc dù hoa văn trang trí khắp thân váy nhưng vẫn
có sự phân biệt phần thân váy và chân váy, tuy sự phân biệt đó không rõ
ràng, rành mạch như kiểu chân váy Thái trắng. Phía dưới chân váy hoa văn
được thêu dày đậm đặc hơn với một mô típ nào đó khác với mô típ hoa văn
trên thân váy. Phần chân váy thường cao khoảng 1/4 so với chiều dài thân
váy, đôi khi chỉ thấp khoảng 10cm giống như một đường viền lớn dưới gấu
váy. Cách trang trí phổ biến nhất là mảng hoa văn chân váy được lặp đi lặp lại
một mô típ hoa văn nào đó chạy ngang vòng quanh chân váy. Phổ biến là các
mô típ hình răng cưa, hình xoắn thừng, gạch dọc ngắn… Chân váy không
được chia thành mảng chính, mảng phụ, không có mảng mầu lớn đậm đặc tạo
nên phần trung tâm. Phía trên chân váy hoa văn thưa hơn thường được trang
trí hình quả trám, hình gạch ngắn, các hình này xếp thẳng theo hàng ngang và
đứng so le trong hàng dọc. Trên các đồ án hoa văn của Thái đen hoàn toàn
vắng bóng các loại hoa văn động thực vật, mặt trời, mặt trăng.
Mầu sắc trang trí chủ yếu là mầu nâu, mầu đỏ nhạt, mầu trắng, mầu
vàng. Rất ít khi người Thái đen sử dụng mầu xanh và mầu tím. Các mầu sắc
này được đập vụn ra đứng xen kẽ bên nhau, tạo thành hoa văn hình học. Do
phần chân váy nhỏ, hoa văn lại rãi khắp thân váy nên chiếc váy của người
Thái đen có vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh thoát.
Chúng tôi cho rằng đây là loại váy ảnh hưởng của phong cách trang trí
của váy Lào. Có thể tổ tiên của người Thái đen xưa kia di cư từ vùng Lào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
sang. Chúng tôi thấy một số loại váy có thêu thân kim tuyến, giống hệt kiểu
bố cục trang trí, sử dụng mầu sắc của người Thái đen ở đây, đồng bào cho biết
những chiếc váy đó được mua từ bên Lào.
Như vậy, tuy diện tích để thực hiện đồ án hoa văn của người Thái đen
rất lớn so với Thái trắng, nhưng mô típ hoa văn lại nghèo hơn. Tuy vậy, váy
của người Thái đen vẫn có được vẻ đẹp độc đáo, mộc mạc mà thanh thoát, giữ
được nét đẹp riêng của mình.
3.1.4. Mô típ hoa văn tả thực và hoa văn cách điệu trên váy Thái
Hoa văn tả thực nghĩa là “các hoa văn không bị cách điệu, hình học
hoá hay bị kỹ thuật thêu dệt chi phối mạnh mẽ…mà các đường nét của động
thực vật được uốn lượn như thật dễ nhận biết” [57; tr119-120]. Có thể nói
người ta bê nguyên xi dáng hình của động thực vật vào, miêu tả nó một cách
khá tỉ mỉ, đầy đủ.
Hoa văn cách điệu lại đối lập hay ngược lại với hoa văn tả thực. Loại
này động thực vật được cách điệu hay hình học hoá, bị chi phối bởi kỹ thuật
dệt đan ở mức độ cao thấp khác nhau. Nhưng có điểm chung là người ta lược
bỏ bớt những chi tiết nhỏ, bộ phận phụ của động thực vật, chỉ giữ lại những
bộ phận cơ bản đặc trưng nhất và thể hiện dưới dạng mô hình tượng trưng, khái
quát hoá cao. Động thực vật được tạo nên bởi các đường gấp khúc, các hình
học xếp lại. Hoa văn được cách điệu chứng tỏ tư duy trìu tượng và sự khái quát
hoá các hình dạng động thực vật của người Thái Thường Xuân khá cao.
Trong hai loại hình cách điệu và tả thực, chúng ta thường bắt gặp
những mô típ hoa văn chủ yếu là:
Mô típ hoa văn thực vật: phổ biến là các loại hoa đào (boók đao), hoa
rau sam (boók phắc lam), cây đa (co bá) và vô số các loại hoa lá cách điệu
khác. Loại mô típ này hay được dùng trang trí phần phụ trong đồ án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Mô típ hoa văn động vật: có các loại hình rồng (luông), voi (chang),
hươu (quảng), mèo (meo), gà (cay), vịt (pết), cá (pà), nhện (pu). Loại mô típ
này khá quan trọng hay được dùng để thể hiện mảng trung tâm trong đồ án
hoa văn.
Mô típ hoa văn hình học : thường bắt gặp các hình tam giác, hình chữ
S, hình chữ T, hình dấu X, hình dấu gạch, hình răng cưa. Hoa văn này thường
được dùng để trang trí các đường viền trên chân váy Thái trắng và trong đồ án
hoa văn Thái đen.
Mô típ hoa văn hình mặt trời, mặt trăng: loại này chủ yếu được thêu,
tạo mảng trung tâm của đồ án hoa văn.
Trong các loại mô típ hoa văn, hình tượng rồng, mặt trời xuất hiện
nhiều lần nhất và rộng rãi nhất. Nhận xét về hình tượng rồng, T.S Lê ngọc
Thắng cho rằng: “tần số rồng xuất hiện nhiều lần trên đồ án như thế thể
hiện khát vọng cầu mưa, khát vọng cuộc sống của một cư dân nông nghiệp”
[57; tr120]. Phải chăng hình ảnh mặt trời (tả bên) toả ra những tia sáng mạnh
mẽ mà ta bắt gặp rất nhiều trên trung tâm đồ án hoa văn chân váy cũng là khát
vọng ánh sáng, sự cầu mong những ngày nắng ráo, mưa nắng thuận hoà bao
giờ cũng là sự khao khát thường xuyên của một cư dân nông nghiệp ước mơ
ruộng rẫy có được một mùa màng bội thu.
3.2. Trang phục của dân tộc Thái trong dân ca và văn học dân gian
3.2.1. Trang phục trong dân ca
Trong dân ca (khặp) của dân tộc Thái thì trang phục, đặc biệt là chiếc
khăn piêu và chiếc váy được xem như những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc,
được xuất hiện trong các câu ca. Khăn piêu xuất hiện như những biểu tượng
đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người thiếu nữ Thái trong các câu hát giao
duyên (khặp báo xáo). Qua chiếc khăn các cô gái muốn bày tỏ tấm lòng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
mình trước các chàng trai những người họ được yêu thương ngày mong đêm
nhớ.
ại ơ ại ơ !
Noọng sớ pớ xáo bán hau
Noọng lau nặm kín khảu bán hau
Noọng kệp bóc khín phái
Noọng mện pín xỉn bóc, xỉn ngước
Noọng ở tâng ại, noọng số cân kỳ hươn ạ
(Anh ơi anh!
Em là con gái của bản ta
Em uống nước, em ăn cơm bản ta
Em hái bông dệt vải
Em thêu thành váy hoa váy rồng
Em nhớ anh lắm, em trở thành người của nhà anh rồi.
Sự táo bạo của cô gái trong câu hát trên như tạo thêm niềm tin cho
chàng trai - người đang rất yêu thương nàng có thêm quyết tâm để tìm thấy
hạnh phúc thực sự ở tương lai.
3.1.2. Trang phục trong văn học dân gian
Là sản phẩm được tạo nên từ những con người lao động cần cù, chịu
thương chịu khó, từ những bàn tay khéo léo: úp bàn tay thành hoa, ngửa bàn
tay thành lá (khoẳn mư pín lai - hái mư pín boóc) của các chị, các mẹ. Trang
phục của người Thái Thường Xuân là tác phẩm nghệ thuật dân gian và được
xem như một bộ phận của hệ thống folklore Thái. Chính vì vậy có thể xem
các bộ trang phục của người Thái như những sản phẩm của dân gian và có
tính dị bản như các tác phẩm truyện thơ, ca dao, tục ngữ… dân gian Thái. Khi
nghiên cứu khảo sát các câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn, đồng dao của
người Thái Thường Xuân, chúng tôi nhận thấy rất nhiều cầu bài ca dao tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
ngữ sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến trang phục (khăn piêu, váy) như
những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, như trong bài đồng dao "Tạ Đáo" cô
gái giấu miếng cau trong khăn và lá trầu trong hộp để thách đố người yêu và
để đoán biết mức độ tình yêu của chàng dành cho nàng. Nếu chọn miếng cau
trong khăn chàng trai đã "phải lòng" nàng còn nếu chọn lá trầu trong hộp
nàng và chàng đã yêu nhau:
"Đáo lé nị đáo lơ?
Đáo lé nị đáo phí
Phớ mẻn chụ kín pu cuống hốp
Phớ mẻn phúa mẻn mia cú
Phớ mẻn chụ kín mác cuống khắn
Hở cú phắn hín cắm nơ, cân nự
(Sao xanh này sao gì
Sao xanh lè sao ma
Ai nên duyên ăn trầu trong hộp
Ai nên chồng nên vợ
Phải lòng nhau ăn cau trong khăn
Hãy cho tôi đêm nay nằm mơ thấy người ấy.
Trong các câu ca dao, tục ngữ phương ngôn, trang phục cũng
như cách mặc trang phục được sử dụng để khuyên răn người đời nhất là
các cô gái mới lớn về cách cư xử trong sinh hoạt thường ngày cũng như
trong lao động. Từ cách mặc váy trong lúc lao động, người Thái phân
ra hai loại là người lười biếng và người chăm chỉ:
"Xỉn tỉn mú pi
Xỉn hí mú phan"
(Váy ngắn lợn béo
Váy dài lợn gầy)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Đối với người Thái là con gái thì phải ý tứ trong giao tiếp với mọi
người, đặc biệt là khi mặc váy tiếp khách:
"Nhổ nước bọt phải nhìn chỗ trống
Lúc ngồi xuống phải nhìn váy dưới bàn chân"
Làm việc gì cũng phải cẩn thận, nhìn trước nhìn sau sao cho đẹp mắt:
"Đừng phơi áo dưới đất
Đừng phơi váy trước cửa ra vào"
Bên cạnh các câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn, đồng dao còn nhiều
bài thơ hiện đại sử dụng chất liệu nghệ thuật từ chiếc khăn piêu, hoa văn trên
chân váy… trong đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn.
Ngay cả việc sưu tầm, phân loại số lượng các câu ca dao, tục ngữ có hình ảnh
trang phục cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy chúng tôi mới chỉ
nghiên cứu được một số vấn đề, sau này có điều kiện và thời gian chúng tôi
nghiên cứu sâu và rộng hơn.
3.3. Hoa văn trên trang sức
Với chất liệu bạc vàng, nhôm, đồng, xương, hoa văn trên trang sức
Thái Thường Xuân chủ yếu là chạm trổ, khắc vạch. Theo các cụ ở đây thì các
đồ trang sức và hoa văn trên trang sức phần lớn do thợ kim hoàn của người
Thái làm hoặc được mua đổi từ bên Lào về.
3.3.1. Vòng tay
Có loại vòng làm theo kiểu vòng tròn khép kín, thân tròn nhẵn như
chiếc đũa uốn, lại thường không được trang trí hoa văn. Loại vòng to bản thân
dẹt được trang trí hoa văn hình học đơn giản với các mô típ hình thoi, hình
tam giác, hình răng cưa, những chấm vạch nối tiếp nhau, tạo hoa văn chạy
dọc thân vòng. Đường làm diềm cho thân vòng là các hình gấp khúc kép hay
vạch thẳng chạy song song. Có loại vòng có hai sợi kim loại thân tròn (thường
bằng đồng) vặn xoắn lại với nhau rất săn, chắc như vặn thừng gọi là “pa khen
vằn” (vòng tay vặn). Loại này không trang trí hoa văn mà những đường trang trí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
hoa văn là những đường xoắn tạo thành hoa văn uốn lượn nhịp nhàng, mềm mại.
Loại này chúng tôi thấy xuất hiện cả người Thái Yên Châu - Sơn La. Một số
vòng thân dẹt hoa văn được đúc nổi với hình những hạt lúa châu đầu vào nhau.
3.3.2. Vòng cổ
Bộ phận được trang trí hoa văn thường là hai đầu vòng được đánh bẹp
ra, chạm khắc hoa văn hoặc uốn lượn hình đầu rắn. Có khi hai đầu vòng uốn
lượn theo kiểu mô típ hình chữ S để móc vào nhau.
3.3.3. Hoa tai
Loại hoa tai truyền thống của phụ nữ Thái Thường Xuân là hình lõi chỉ,
chất liệu bạc. Mặt hoa tai to như đồng xu, được trang trí hình hoa đào cánh
kép với những đường vạch kép chạy song song bên nhau tạo thành cánh hoa.
3.4. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thanh Hoá trong cái
nhìn so sánh với trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Tây Bắc.
Bảng biểu so sánh trang phục phụ nữ Thái Thanh Hoá và Thái Tây Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Các thành tố
trang phục
Thái Thanh Hoá Thái Tây Bắc
Y phục
thường
ngày
Khăn
piêu
- khăn dài khoảng 1.5m.
Khăn nhuộm mầu chàm.
Hoa văn đa dạng phong
phú, có loại hoa văn “ta
leo” sáu cánh, hoa văn hình
cây hay hoa văn hình ông
trăng, hình học, hình tam
giác, hình quả trám hay
hình sóng nước
- Khăn dùng để đội hàng
ngày và cả trong ngày cưới
- Cách đội khăn đơn giản
- Khăn dài màu chàm đen,
hai đầu thêu hoa văn cầu
kỳ, màu sắc sặc sỡ
- Khăn có các tai piêu và
“khà cút piêu” ở bốn góc
khăn
- Khăn dùng để đội hàng
ngày, ngày cưới dùng để
quàng trên vai
- Đội khăn rất cầu kỳ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
áo
(xửa
cỏm)
- Áo bằng vải thô màu xanh
lam, viền cổ áo màu đỏ,
cánh tay áo dài, may kiểu
mở bụng, có 2 túi áo nhỏ ở
hai tà áo. Áo có đính cúc
không hoa văn.
- Áo xẻ vai chui đầu, thân
áo ngắn 25cm, tay áo dài,
không có túi ở vạt áo. Áo
được nhuộm màu đen, màu
xanh hoặc màu trắng. Cổ áo
được trang trí bằng viền
màu đỏ hoặc đính hoa mắt
rếch bằng bạc
- Bằng vải thô nhuộm đen,
may kiểu tứ thân, xẻ ngực,
cổ tròn, nẹp cao, khi mặc
áo cổ áo ôm sát. Nẹp áo
đính cúc, trang trí hình mai
rùa, hình bướm.
váy
(xỉn)
- Váy có nhiều loại như:
váy rồng, váy hươu, váy
con voi, váy mặt trời. Váy
gồm 3 phần (cạp váy, thân
váy và chân váy). Ngoài ra
còn có loại váy “xỉn đán”,
“xỉn mục”, “xỉn cỏ”. Váy
chia làm hai phần chính là
cạp váy và thân váy. Cạp
váy màu trắng, thân váy
nhuộm màu chàm và được
trang trí bằng các hoa văn
sọc ngang khắp thân váy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
- Bằng vải thổ cẩm, hình trụ
cạp váy và gấu váy không
bằng nhau.
Váy gồm 3 phần: đầu váy
(cạp váy) thân váy và chân
váy. Đầu váy có màu trắng
thân váy màu đen, chân váy
chiếm 1/3 diện tích và thêu
hoa văn cầu kỳ với mầu sắc
rực rỡ.
- - Bằng vải thô nhuộm đen,
loại váy hình trụ, cạp váy
và gấu váy bằng nhau
- Váy gồm 2 phần: cạp váy
và thân váy. Cạp bằng vải
thô trắng, thân váy do bốn
khổ vải chàm đen tạo
thành, váy không trang trí
hoa văn.
Khi mặc váy phần cạp
váy được kéo dài đến tận
ngực trên dùng dây thắt
lưng thắt dưới bụng.
Khi mặc kéo hai điểm
cạp váy bó sát người ở
cạnh sườn bên phải phần
váy thừa gập về trước bụng
và dùng thắt lưng thắt chặt
phía ngoài, kéo mép “xửa
cỏm” phủ lên trên.
Thắt
lưng
(xài
éo)
- Thắt lưng của người bằng
vải thổ cẩm dài, nhuộm
xanh lá cây hoặc mầu trắng,
không có trang trí ở hai đầu.
Còn thắt lưng của phụ nữ
Thái đen về cơ bản giống
Thái trắng, chỉ có khác là
thắt lưng của Thái đen chỉ
có một màu trắng.
- Bằng vải tơ tằm nhuộm
chàm màu xanh lá cây (đối
với thiếu nữ), màu tím (phụ
nữ trung niên và người già)
sự quy định này là bất di
bất dịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Trang
phục
Lễ hội,
cưới
xin
- Trong ngày lễ hội, phụ nữ
Thái trắng và Thái đen không
qui định trang phục mặc
riêng. Nhưng trong những
ngày này những bộ váy, áo,
khăn, thắt lưng được đem ra
sử dụng phải là những bộ mới
nhất, đẹp nhất.
- Ngày cưới cô dâu mặc
chiếc áo “xửa cỏm” (Thái
trắng chọn “xửa cỏm” mầu
trắng còn Thái đen có thể
mặc cả mầu trắng và mầu
đen). Còn khăn piêu, váy
đều phải mới và chưa mặc
lần nào.
- Mặc xửa cỏm mới tinh, đen
nhánh, thắt lưng xanh, váy
mới mặc lần đầu (Thái đen)
hoặc khoác thêm chiếc áo dài
xửa luồm (Thái trắng)
- Ngày cưới cô dâu không
đội khăn piêu mà dùng để
quàng lên vai và búi tóc
(tằng cẩu). Ngoài bộ khăn
piêu, cô dâu Thái còn
khoác ngoài chiếc áo “xửa
chai” (vải chàm đen, kiểu 5
thân) hay "xửa luồm”
(bằng vải sa tanh đen, kiểu
chui đầu hình ống, áo
thụng cổ áo hình trái tim)
Tang
phục
- Cô dâu trưởng trong đám
ma mẹ chồng hay bố chồng
đội khăn piêu âm dương.
Áo trắng xẻ ngực. Váy đen
không thêu hoa văn, ở ngoài
mặc áo “xửa luồm”. Các cô
dâu thứ và con gái đầu đội
khăn tang trắng, mặc váy
màu đen không thêu hoa
văn và áo mặc màu trắng
- Cô dâu trưởng mặc xửa
chai - áo dài đen và đội
khăn piêu như ngày
thường, các cô dâu thứ mặc
xửa cỏm trắng không có
khuy bạc mà dùng dây
buộc áo may sơ sài không
khâu gấu, không dựng cổ
áo. Đầu đội khăn trắng mặc
váy đen bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Tiểu kết chƣơng 3: với trình độ, bàn tay và con mắt thẩm mỹ của
mình, người phụ nữ Thái nơi đây đã tạo ra những bộ trang phục đẹp, độc đáo
cho riêng mình. Trang phục của người Thái Thường Xuân còn là sự kết hợp
giữa cái đẹp của phong cảnh, mầu sắc của thiên nhiên với sự khéo của đôi tay
và óc sáng tạo của người phụ nữ nơi đây. Với bàn tay tạo hình nghệ thuật
khéo léo của mình, người phụ nữ Thái Thường Xuân đã đưa mầu sắc của
thiên nhiên lên trên trang phục của mình, đó là các mô típ hoa văn tả thực và
cách điệu. Vẻ đẹp trang phục của phụ nữ Thái còn được thể hiện trong cả
những câu dân ca hay trong văn hoá dân gian hay cả trên những đồ trang sức.
Vì thế trang phục của chị em vừa có vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn
đồng thời còn ẩn chứa cả vẻ đẹp của tâm linh - Điều này đã tạo nên một nét
riêng, độc đáo của trang phục phụ nữ Thái Thường Xuân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
KẾT LUẬN
1. Ở Thường Xuân, nhóm người Thái có hai ngành là Thái trắng và
Thái đen. Trong huyện, người Thái trắng phân bố chủ yếu ở phía tây nam của
huyện, chủ yếu ở các xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Luận Khê, Luận Thành. Còn
Thái đen phân bố chủ yếu ở các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Lộc, Xuân
Chinh... Tộc người Thái trong huyện chiếm số lượng lớn nhất (82%), sau đến
người kinh (13%) và tộc Mường (5%). Mặc dù cư trú theo làng, đôi nơi xen
kẽ với các dân tộc anh em trong vùng. Nhưng các yếu tố văn hoá cổ truyền
của người Thái Thường Xuân xứ Thanh, trong đó có trang phục cổ truyền vẫn
được giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Là cư dân nông nghiệp trồng trọt. Người Thái ở Việt Nam nói chung
và người Thái Thường Xuân nói riêng vẫn tồn tại một loại hình kinh tế tự túc,
tự cấp kéo dài nhiều thế kỷ trong xã hội cổ truyền. Trong bối cảnh đó, trang
phục là một giá trị văn hoá vật chất quan trọng được ra đời, định hình và phát
triển nhằm thỏa mãn nhu cầu mặc của con người và thể hiện các giá trị văn
hoá khác của cộng đồng.
3. Do nhu cầu cuộc sống, người Thái Thường Xuân đã tự sáng tạo ra y
phục và trang sức với một ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Đó là quá trình
trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm. Quá trình cắt may y phục, thêu thùa, trang
trí trang phục với nhiều kỹ thuật khác nhau. Các họa tiết trang trí trên trang
phục thực sự phong phú đa dạng. Từ những hình học đơn giản tới những
mảng hoa văn hình sóng nước hay những hình hoa lá, hình động vật… Người
ta đã biết phối hợp các yếu tố lại thành những hoa văn phong phú, phức tạp
được thể hiện đặc sắc trên bộ y phục nữ. Bên cạnh các họa tiết hoa văn trang
trí trên trang phục thì đồ trang sức của người Thái cũng khẳng định một lần
nữa về tính dân tộc độc đáo trong hoa văn truyền thống của họ. Đó là những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
đôi hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích… Tất cả không chỉ thoã mãn nhu cầu
sử dụng mà còn thoã mãn nhu cầu làm đẹp từ việc tạo dáng đến chạm khắc
hoa văn. Qua đó chứng tỏ rằng người Thái Thường Xuân có một nền mỹ thuật
bình dị chững chạc, hài hoà, chân thực, tập trung óc thẩm mỹ tâm hồn phong
phú của con người. Vẻ đẹp trên trang phục của họ đều bắt nguồn từ lao động
và do chính bàn tay, khối óc họ tạo nên.
4. Do cư trú xen kẽ với nhau nên hai ngành Thái trắng và Thái đen chịu
ảnh hưởng lẫn nhau về trang phục khá lớn, sự phân biệt “đen - trắng” qua
trang phục không thể hiện rõ như người Thái ở vùng khác. Tuy vậy, đi sâu
vào tìm hiểu chúng ta còn nhận biết những nét riêng khá đặc trưng vốn có của
từng ngành Thái đen và Thái trắng Thường Xuân. Nhìn chung trang phục của
Thái trắng hoa văn sặc sỡ, thêu thùa công phu và thiên về sử dụng mầu sáng,
mầu trắng. Còn trang phục của người Thái đen đơn giản với kiểu trang trí đơn
giản, mầu sắc thường sẫm hơn.
Trang phục Thái còn phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người
với tự nhiên, lòng yêu thiên nhiên đất nước, con người của người Thái
Thường Xuân. Qua các đồ án hoa văn chúng ta có thể thấy tư duy tưởng
tượng, sự khái quát hoá của người Thái ở đây khá cao. Họ đã đưa vào đồ án
hoa văn của mình thế giới động vật, thực vật phong phú, quen thuộc và gần
gũi trong cuộc sống sinh hoạt, lao động hàng ngày, thể hiện một cảm xúc ước
mơ, tình cảm sâu lắng của mình vào trang phục.
5. Việc làm ra y phục và trang sức của người Thái cũng như những giá
trị thẩm mỹ của nó không phải là thứ hàng hoá trao đi bán lại, mà trái lại
người Thái xem trang phục là kỷ vật vừa mang giá trị vật chất, vừa mang giá
trị tinh thần, là thước đo về phẩm hạnh của người phụ nữ, là một trong những
yếu tố văn hoá riêng biệt để nhận biết về người phụ nữ Thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
6. Qua khảo sát về trang phục cổ truyền của người phụ nữ Thái Thường
Xuân, chúng tôi nhận thấy những trang phục cổ truyền của phụ nữ đang có
nguy cơ mất dần và biến đổi giao thoa với các tộc người khác. Giờ đây nhiều
cô gái Thái khó có thể làm ra được những bộ trang phục đẹp và khéo léo như
trước, mà nhiều cô còn e ngại, xấu hổ khi mặc trang phục cổ truyền dân tộc
mình. Tình trạng này là do ảnh hưởng của những trang phục mới, mốt của
những tộc người khác. Trước thực trạng như vậy, trong những năm gần đây,
trang phục của người Thái nói chung được giới khoa học và bảo tàng quan
tâm nghiên cứu để sưu tầm, kiểm kê, bảo quản nhằm phát huy giá trị của nó
trong hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống của quốc gia trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
7. Việc nghiên cứu, sưu tầm trang phục cổ truyền của phụ nữ Thái
Thường Xuân là một việc làm quan trọng, vì vậy công việc này cần được
quan tâm nghiên cứu hơn nữa để có thêm nguồn tư liệu nhằm góp phần bổ
sung vào bộ sưu tập trang phục cổ truyền, bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc trong thời kỳ phát triển đổi mới đất nước theo đúng tinh thần của
nghị quyết 5 Trung ương Đảng khoá VIII mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra:
“Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Danh sách những ngƣời cung cấp nguồn tƣ liệu Điền dã
ở huyện Thƣờng Xuân (Thanh Hoá)
TT Họ và tên
Giới
tính
Tuổi Dân tộc Nghề nghiệp Địa chỉ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Vi Văn Lau
Lò Thị Cảng
Cầm Thị Hồng
Vi Hồng Oanh
Hoàng Văn Am
Lục Văn Quang
Lò Quang Sự
Vi Hữu Phương
Hà Văn Muối
Hà Thị Khau
Lò Thị Tiến
Vi Hồng Thanh
Cầm Thị Mai
Cầm Thị Hoa
Hoàng Thị Khuyến
Vi Văn Lú
Cầm Bá Mến
Lò Thị Mền
Vi Hồng Thoát
Hoàng Văn Sơn
Cầm Bá Thức
Lường Văn Trai
Hoàng Thị Tiến
Cầm Bá Thiên
Cầm Bá Phượng
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
nam
Nam
70
74
74
73
69
69
68
67
64
64
60
32
30
30
26
76
74
50
49
44
39
37
24
61
22
Thái trắng
Thái đen
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái đen
Thái đen
Thái trắng
Thái đen
Thái đen
Thái đen
Thái đen
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái đen
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Thái trắng
Nông dân
Cán bộ huyện
Nông dân
Nông dân
Cán bộ về hưu
Nông dân
Nông dân
Cán bộ về hưu
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Cán bộ xã
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Cán bộ về hưu
Nông dân
Giáo viên
Nông dân
Giáo viên
Nông dân
Sinh viên
Chủ tịch MTTQ
Sinh viên
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Lộc
Xuân Cẩm
Xuân Chinh
Xuân Chinh
Xuân Chinh
Xuân Khao
Xuân Cẩm
Ngọc Phụng
Ngọc Phụng
TT Thường Xuân
Luận Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vương Anh (2001), Tiếp cận văn hoá bản Thái xứ Thanh, Nxb VHTT
Thanh Hoá.
2. Hoàng Thị Ánh (2001), Tìm hiểu các tục lệ cưới xin của người Thái ở xã
Xuân Lẹ - huyện Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hoá, khoá luận tốt nghiệp
khoa lịch sử trường ĐHKHXH và NV.
3. Vi Văn An (1993), Trang phục của người phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ
An, Văn hoá dân gian, H, số 4.
4. Lê Thị Ngọc Ái (1994), Trang phục của phụ nữ Thái ở miền tây Thanh
Hoá, VHGD - H, số 10.
5. Ban nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2001), Tên làng xã
Thanh Hoá T2, Nxb Thanh Hoá.
6. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thường Xuân (1991), lịch sử đảng bộ
huyện Thường Xuân, t1, Xí nghiệp in Ba Đình Thanh Hoá.
7. Hà Thị Hấm - Lục Thị Khuyên - Bùi Tiến - Hà Nam Ninh - Cao Ngọc
Bích - Hà Văn Ban - Vũ Ngọc Khánh (1983), Khặp Thái Thanh Hoá, Nxb
Thanh Hóa.
8. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2005), Văn hoá phi vật
thể Thanh Hoá, Nxb Thanh Hoá.
9. Hà văn Năm - Cầm Thương - Lò Văn Sĩ - Tông Kim Ấn - Kim Cương -
Hương Huyền (1978), Tục Ngữ Thái, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
10. Trương Chính - Đặng Đức Siêu (1978), sổ tay văn hoá Việt Nam, Nxb văn
hoá, HN.
11. Phùng Sĩ Hoà - Nguyễn Hữu Chúc (1999), Truyện cổ các dân tộc Thanh
Hoá, Nxb Thanh Hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
12. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hoá các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
13. Lê Huy Duy (2000), Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở huyện Thường
Xuân - Thanh Hoá, khoá luận tốt nghiệp khoa lịch sử trường ĐHKHXH & NV.
14. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, H.
15. Phạm Văn Đấu (1995), Văn hoá truyền thống Thường Xuân, Tập I, Nxb
VHTT Thanh Hoá.
16. Trần Thị Liên - Phạm Văn Đấu - Phạm Minh Trị (1989), Văn hoá truyền
thống huyện Thường Xuân. Truyện kể dân gian , t1, Sở văn hoá - Thông
tin Thanh Hoá.
17. ĐHQG Hà Nội. Trung tâm nghiên cứu Việt Nam về giao lưu văn hoá
chương trình Thái học Việt Nam (1998), Văn hoá và lịch sử người Thái ở
Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
18. Lã Văn Lô - Nguyễn Hữu Thấu - Mai Văn Trí - Mạc Như Đường (1959),
Các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hoá, H.
19. Mạc Đường (1964), Các dân tộc miền núi bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã
hội, H.
20. Bế Viết Đẳng (1988), Một số vấn đề lịch sử tộc người và những đặc điểm
chủ yếu của văn hoá các dân tộc Tày - Thái, Dân tộc học, H, số 1.
21. Bế Viết Đẳng (1990), Một số vấn đề đời sống các dân tộc và chính sách
dân tộc, Dân tộc học, H, số 3.
22. Lê Doãn Tá và Phan Hữu Dật chủ biên (1995), Vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta, Nxb chính trị quốc gia, H.
23. Lê Sỹ Giáo (1991), Đặc điểm phân bố các tộc người ở miền núi Thanh
Hoá, Tạp chí dân tộc học, số 2.
24. Lê Sỹ Giáo (1979), Tổ chức xã hội của người Thái Mường Ca Gia (Thanh
Hoá), Tạp chí dân tộc học, số 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
25. Lê Sỹ Giáo (1990), Khảo sát sơ bộ về hôn nhân của người Thái ở Thanh
hoá, Phòng tư liệu khoa lịch sử trường ĐHXH & NV.
26. Vũ Trường Giang (1997), Hệ thống cổ truyền của người Thái ở miền Tây
Thanh Hoá, khoá luận tốt nghiệp khoa lịch sử trường ĐHXH & NV.
27. ThS. Đỗ Thị Hoà (2003), Trang phục các dân tộc người thiểu số nhóm ngôn
ngữ Việt - Mường và Tày - Thái, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Hồng (1977), Những chuyển biến mới của người Thái xã
Bát Mọt, Thường xuân, Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến
nay, khoá luận tốt nghiệp tại trường ĐHXH & NV.
29. Tô Sỹ Hoà (1977), Đôi nét về nông nghiệp ruộng nước của người Thái ở
xã Vạn xuân - Huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá, khoá luận tốt nghiệp
của khoa lịch sử trường ĐHKHXH và NV.
30. Nguyễn Thị Thanh Hiền (2001), Đề cương trưng bày “Đặc trưng văn hoá
Thái ở Thanh hoá”, Bảo tàng Thanh Hoá.
31. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (1998), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt
Nam, Nxb giáo dục.
32. Vũ Ngọc Khánh (2005), Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số Việt
Nam, t2, Nxb Thanh niên.
33. Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ liệu giới thiệu các nhóm dân
tộc Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.
34. Hoàng Lương (2001), Về người Thái đen ở Việt Nam, Tạp chí dân tộc học.
35. Hoàng Lương (2003), Hoa văn Thái, Lao động, Hà Nội.
36. Hoàng lương (2000). Người Thái quả, người Thái đỏ, Thái Mường ở
Việt Nam.
37. Đỗ Tất Lợi (1978), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb y học, Hn.
38. Hoàng Trần Nghịch (1997), Thái kơm kẻm câu đố Thái, Nxb văn hoá
dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
39. Lê Nai - Mai Xuân Đáng (1991), Người Thái Tây Bắc Thanh Hoá và mối
quan hệ văn hoá dân tộc trong kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ nhất, Nxb
Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
40. Mạc Phi (1979), Dân ca Thái, Nxb văn hoá Hà Nội.
41. Cầm Bá Phượng (2006), Tìm hiểu văn hoá ẩm thực và trang phục của dân
tộc Thái ở Thanh Hoá, Khoa văn trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá.
42. Hoàng Văn Quang (1984), Y phục và trang sức của người Thái đen ở
huyện Điện Biên, khoá luận tốt nghiệp của khoa lịch sử trường ĐHKHXH
và NV.
43. Phạm Văn Sinh (2001), Bước đầu tìm hiểu văn hoá người Thái - Bá
Thước Thanh Hoá, khoá luận tốt nghiệp trường DHXH & NV.
44. Chu Thái Sơn (1992), Lễ phục các dân tộc Việt Nam, Dân tộc học, H, số 3.
45. Chu Thái Sơn (1993), Phụ nữ - người bảo lưu văn hoá truyền thống (qua
nghiên cứu y phục các dân tộc ), Tạp chí khoa học về phụ nữ, H, số 2.
46. Phạm Côn Sơn (2002), Văn hoá phong tục Việt Nam ABC, Nxb văn hoá
dân tộc.
47. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Khoa học xã hội và
nhân văn.
48. Cầm Trọng (1978), Tư liệu nghiên cứu về lịch sử và xã hội người Thái,
Nxb Khoa học xã hội, H.
49. Cầm Trọng - Hoàng Lương - Lê Sỹ Giáo - Vương Toàn (1998), Văn hoá
và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
50. Ngô Đức Thịnh (1986), Tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục
của dân tộc ta, H, số 3.
51. Ngô Đức Thịnh (1985), Nữ phục Thái Tây Bắc, Văn hoá dân gian, H, số 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
52. Ngô Đức Thịnh (2003), KHXH và nhân văn Quốc Gia : Viện nghiên cứu
văn hoá dân gian, Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
53. Ngô Đức Thịnh (1986), Trang trí trên trang phục nhìn từ góc độ văn hoá
dân gian, Văn hoá dân tộc, H, số 1.
54. Ngô Đức Thịnh (1990), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb
văn hoá dân tộc, Hà Nội.
55. Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng (2003), Viện nghiên cứu văn hoá dân gian,
Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
56. Lê Ngọc Thắng (1990), Bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam, Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
57. TS. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục Thái, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
58. TS Lê Ngọc Thắng (1990), Trang phục cổ truyền của người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam, ĐHKHXH & NV.
59. Lê Thị Thanh (2000), Sơ bộ khảo sát ma chay cổ truyền của dân tộc Thái
ở Thanh Hoá, khoá luận tốt nghiệp trường ĐHKHXH & NV.
60. Đoàn Thị Tình (1987), Tìm hiểu trang phục Việt Nam dân tộc Việt - Nxb
Văn Hoá, Hà Nội.
61. Ty văn hoá và thông tin Thanh Hoá (1978), Xường về Mường khặp về bản
lời hát dân ca Mường và Thái, Nxb Thanh Hoá.
62. Thông tấn xã Việt Nam (2000), Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc,
Nxb văn hoá dân tộc.
63. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2000),
Địa chí Thanh Hoá t1 Địa lý và lịch sử, Nxb văn hoá thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
64. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2004),
Địa chí Thanh Hoá t2 văn hoá xã hội, Nxb khoa học xã hội.
65. Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (1992), Hội thảo Thái học lần
thứ nhất, Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội.
66. Tài liệu lưu trữ ở phòng thống kê UBND huyện Thường Xuân.
67. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện dân tộc (1983), Sổ tay về các
dân tộc ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
68. Viện dân tộc học (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb
khoa học xã hội, H.
69. Đặng Nghiêm Vạn (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb
khoa học xã hội.
70. Đinh Xuân Vịnh (2002), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHỤ LỤC
Hình 1a. Các kiểu hoa văn trên khăn Piêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Hình 1b. Kiểu hoa văn trên khăn đội đầu của người chết
Màu đen
Màu
trắng xen
vàng
1,2 m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
20 cm
31 cm
50 cm
9 cm
25 - 30 cm
10 cm
43 cm
Hình 2a. Áo che vú (xửa hổm nôm)
20 cm
31 cm
Hình 2b. Áo ngắn (xửa cỏm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Hình 2c: Áo dài (xửa luồm)
1m
20 cm
60 cm
Mặt trước
45 cm
9 cm
Mặt sau
Phần vạt trước dài và
rộng hơn vạt sau (dài hơn
10 cm, rộng hơn 3 cm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Hình 3a. Hoa văn trên váy
rồng (xỉn luông)
Hình 3b. Hoa văn trên váy
mặt trời (xỉn na phà)
Hình 3c. Hoa văn trên váy
hươu (xỉn quảng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
3,3 cm
Hình 4a. Hoa tai hình lõi ống chỉ 6 cánh
Hình 4b. Hoa tai ống chỉ 7 vòng (co hú)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Hình 4 c. Hoa văn chấm vạch của vòng tay thân dẹt
(Đooc khen)
8 cm
1,2 cm
9 cm
1,4 cm
Hình 4 d. Hoa văn đúc nổi hình hạt lúa của vòng tay
thân dẹt (Đooc khen)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Hình 5. Kiểu hoa văn trên khăn Piêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
30 cm
30 cm
45 cm
9 cm
20 cm
Hình 6: Áo ngắn (xửa cỏm)
Hình 7: Kiểu hoa văn trên váy "xỉn cỏ"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Hình 8a. Vòng tay xoắn thừng
Hình 8b. Vòng cổ (póc co) kiểu 2 đầu uốn hình chữ S
8 cm
17 cm
Đường kính
0,6 cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
L
À
O
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
MỤC LỤC
Mở Đầu ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ........................... 4
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ đề tài .................................................................................. 5
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ............................................... 5
4.1. Nguồn tư liệu ...................................................................................... 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 6
6. Bố cục của luận văn .............................................................................. 6
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Thƣờng Xuân (Thanh Hoá) ..................... 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - xã hội ......................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................... 7
1.1.2. Điều kiện xã hội .............................................................................. 9
1.2. Dân số, tên gọi, ngôn ngữ và chữ viết của người Thái Thường Xuân
(Thanh Hoá) ................................................................................................ 10
1.2.1. Dân số ............................................................................................ 10
1.2.2. Tên gọi ........................................................................................... 11
1.2.3. Ngôn ngữ và chữ viết .................................................................... 12
1.3. Một số nét văn hoá tiêu biểu của người Thái Thường Xuân
(Thanh Hoá ....................................................................................... 13
1.3.1. Khặp Thái ...................................................................................... 13
1.3.2. Các lễ hội ....................................................................................... 13
Chƣơng 2: Trang phục cổ truyền của ngƣời phụ nữ dân tộc Thái huyện
Thƣờng Xuân (Thanh Hoá) trong đời sống xã hội ..................... 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
2.1. Quan niệm về trang phục.................................................................. 15
2.1.1. Quan niệm ..................................................................................... 15
2.1.2. Các thành tố trang phục của người phụ nữ. ................................. 18
2.2. Quá trình sản xuất trang phục .......................................................... 27
2.2.1. Chọn đất trồng bông. .................................................................... 29
2.2.2. Chế biến bông ................................................................................ 30
2.2.3. Công cụ - kỹ thuật cắt, may, thêu .................................................. 35
2.2.4. Vai trò của người phụ nữ trong sản xuất trang phục ..................... 38
2.3. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thường Xuân trong đời sống
xã hội ............................................................................................... 39
2.3.1. Trang phục trong sinh hoạt thường ngày ...................................... 39
2.3.2. Trang phục trong hội hè, lễ tết ................................................... 42
2.3.3. Trang phục trong hôn nhân .......................................................... 43
2.3.4. Trang phục trong tang lễ ............................................................... 47
2.4. Những biến đổi trong trang phục của người Thường Xuân
(Thanh Hoá) ........................................................................................................ 52
2.4.1.Thời kỳ trước năm 1945 ................................................................. 52
2.4.2. Thời kỳ sau năm 1945 ................................................................... 53
2.4.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay........................................................ 53
Chƣơng 3 : Đặc trƣng nghệ thuật trong trang phục cổ truyền của ngƣời
phụ nữ Thái Thƣờng Xuân ..................................................... 60
3.1. Nghệ thuật tạo hình và trình bày hoa văn, mầu sắc trên trang phục....... 60
3.1.1. Truyền thuyết về nghề thêu dệt của dân tộc Thái ......................... 60
3.1.2. Khăn piêu ....................................................................................... 60
3.1.3. Nghệ thuật trang trí trên váy.......................................................... 64
3.1.4. Mô típ hoa văn tả thực và hoa văn cách điệu trên váy Thái.......... 71
3.2. Trang phục của dân tộc Thái trong dân ca và văn học dân gian ............. 72
3.2.1. Trang phục trong dân ca ................................................................ 72
3.1.2. Trang phục trong văn học dân gian .............................................. 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
3.3. Hoa văn trên trang sức ...................................................................... 75
3.3.1. Vòng tay ........................................................................................ 75
3.3.2. Vòng cổ ......................................................................................... 76
3.3.3. Hoa tai ........................................................................................... 76
3.4. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thanh Hoá trong cái nhìn so
sánh với trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Tây Bắc. ............... 76
Kết luận ......................................................................................................... 82
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 86
Phụ lục
1. Bản đồ (01 trang)
2. Hình vẽ tư liệu (10 trang)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_07_SP_LS_NDD.pdf