Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
1. Lý do chọn đề tài
Tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam được thể hiện bằng những giá
trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Trong nền văn hoá đa
dạng mà thống nhất ấy, những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít
người có vị trí quan trọng. Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân
tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, hình thành tập quán
sản xuất. Đây có thể được coi là một lâu đài văn hóa đồ sộ của mỗi tộc
người, là sản phẩm được tích lũy, chắt lọc qua hàng ngàn năm lịch sử, tạo
nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm thành chuẩn mực để phân biệt dân tộc này
với dân tộc khác. Tuy nhiên, hiện nay, những giá trị văn hoá đã bị mai một,
thậm chí biến mất. Yêu cầu đặt ra là phải có biện pháp giữ gìn, phát huy
những di sản văn hoá đó.
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 8 dân tộc anh
em sinh sống, trong đó người Dao cư trú chủ yếu ở 4 xã Lục Sơn, Bình Sơn,
Vô Tranh, Trường Sơn. Quá trình đấu tranh lâu dài với thiên nhiên, lao động
sản xuất để sinh tồn đã hình thành những kinh nghiệm sản xuất và được
truyền từ đời này sang đời khác tạo nên bản sắc văn hoá của người Dao nơi
đây. Tuy nhiên, để hội nhập và phát triển, việc thay đổi tập quán sản xuất và
áp dụng khoa học kĩ thuật mới là yêu cầu cấp thiết đối với nông nghiệp của
người Dao ở Lục Nam. Trong số kĩ thuật mới được áp dụng có những kĩ thuật
đem lại hiệu quả sản xuất, nhưng cũng có kĩ thuật không phù hợp với đặc thù
về nơi cư trú, về tập quán và tổ chức xã hội. Điều đó cho thấy tập quán sản
xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Dao ở Lục Nam có những điểm tích
cực cần được phát huy. Việc nghiên cứu về những tri thức dân gian trong sản
xuất nông nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý có thêm cơ sở để giải quyết tốt
vấn đề trên, nhằm tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần xây
dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của tộc người Dao ở Lục
Nam tỉnh Bắc Giang.
Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tri thức dân gian trong
sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhƣ vậy, trong những năm gần đây nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây
trồng không còn là chỉ thị, chủ trƣơng chuyển hƣớng phát triển kinh tế của
Nhà nƣớc ta nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng, hay chỉ dừng lại ở các cấp
chính quyền, các đoàn thể, hiệp hội mà nhu cầu này thực sự đã trở thành tự
giác trong phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của ngƣời Dao ở Lục Nan. Sự
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục đi nhanh hơn trong hai, ba năm trở lại
đây với việc hỗ trợ vốn của Nhà nƣớc cho các hộ gia đình tạo điều kiện đầu tƣ
vào mở rộng diện tích, đa dạng hóa cây trồng.
3.2.3 Chăn nuôi theo xu hướng thị trường
Cùng với sự đổi mới trong trồng trọt, ngành chăn nuôi đang từng bƣớc
vƣơn lên tạo sự chuyển biến toàn diện trong nông nghiệp. Nếu nhƣ trong chăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
nuôi truyền thống, đại gia súc nhƣ trâu, bò đƣợc quan tâm phát triển hơn, gia
cầm, thì trong điều kiện kinh tế mới gia cầm không ngừng vƣơn lên về số
lƣợng. Nhìn một cách tổng quan, xét đến cùng cũng là phù hợp với logic
trong sự phát triển kinh tế ở đây. Trong kinh tế truyền thống trẻ nhỏ đƣợc xem
là đối tƣợng duy nhất đảm trách việc chăn thả trâu thì nay chúng phải cắp
sách tới trƣờng. Những bãi cỏ, những nấm đồi hoang trƣớc đây đƣợc dùng
vào việc chăn thả đại gia súc nay đã đƣợc phủ kín cây ăn quả. Những chân
ruộng trƣớc đây cấy một vụ, vụ còn lại bỏ hoang cho chăn thả trâu nay những
chân ruộng này đã cấy đƣợc hai vụ xen một vụ màu đông, luân canh, xen
canh không cho đất nghỉ, đất bây giờ là “thước đất thước vàng”. Bởi lý do
trên mà địa bàn chăn thả đại gia súc ngày một thu hẹp, yếu tố này tác động
trực tiếp đến sự phát triển đại gia súc. Hơn nữa khi khoa học kỹ thuật đƣợc
đƣa vào trong sản xuất nông nghiệp, các máy móc thay thế dần sức kéo của
trâu thuận lợi hơn, năng suất cao hơn. Phong trào xây dựng làng bản văn hóa
ở Bắc Giang đã đƣợc triển khai sâu rộng tới từng làng bản, từng hộ gia đình
tạo nên phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới. Những phong
tục lạc hậu, mê tín dị đoan bị đẩy lùi, trong lễ cúng của đồng bào Dao hiện
nay không nhất thiết phải có trâu nhƣ trƣớc. Từ tất cả các điều kiện chủ quan
cũng nhƣ khách quan kể trên đã hạn chế và thu hẹp dần số lƣợng đàn trâu.
Khi đời sống vật chất đƣợc cải thiện, đồng bào đã có vốn, lúc này
ngƣời dân mới có nguồn lƣơng thực dƣ thừa để đầu tƣ vào phát triển tiểu gia
súc, gia cầm trong đó lợn và gà đƣợc nuôi phổ biến. Các giống lợn, gà mới có
thời gian sinh trƣởng ngắn, sản lƣợng, chất lƣợng cao đã dần thay thế các
giống lợn, gà sản lƣợng thấp trƣớc đây. Cùng với sự thay đổi về giống là sự
thay đổi về cơ cấu thành phần thức ăn trong chăn nuôi. Hiện đồng bào đang
áp dụng công thức chăn nuôi theo khoa học tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng trong
khẩu phần thức ăn bằng các loại cám tổng hợp do sản xuất công nghiệp dƣới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
sự hƣớng dẫn của cán bộ khuyến nông. Trong kinh tế truyền thống trƣớc đây
do điều kiện kinh tế khó khăn mỗi hộ gia đình chỉ nuôi từ 1 đến 2 con lợn sau
9 - 10 tháng mới xuất chuồng, chăn nuôi chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ các
đám lễ mà chƣa đƣợc mua bán. Nay với phƣơng pháp chăn nuôi tiên tiến khoa
học mỗi lứa lợn đồng bào chỉ cần nuôi 3,5 đến 4 tháng là thịt đƣợc. Nhƣ vậy
chăn nuôi hiện nay giảm đƣợc 1/2 khoảng thời gian so với chăn nuôi trƣớc
đây. Mỗi hộ gia đình nuôi trung bình 4 - 6 con, cá biệt có gia đình nuôi hơn
20 con, mỗi năm chăn nuôi đem lại nguồn thu từ 3 đến 5 triệu đồng, đóng góp
một phần đáng kể cho chi tiêu của mỗi hộ gia đình.
Nghề nuôi ong: Nuôi ong ở ngƣời Dao đã có từ lâu đời. Xƣa đồng bào
thƣờng tận dụng các hốc cây trong vƣờn nhà để nuôi ong lấy mật, phƣơng
pháp nuôi này còn mang tính tự nhiên do vậy số mật thu đƣợc hàng năm
không nhiều. Sản phẩm thu đƣợc mới chỉ đủ cho gia đình dùng, mật ong chƣa
đƣợc đem trao đổi mua bán để đem về nguồn tiền mặt phục vụ cho sinh hoạt
gia đình. Những năm gần đây nuôi ong lấy mật phát triển rất mạnh đang dần
trở thành một nghề mới đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao.
Cùng với sự tăng nhanh về diện tích cây ăn quả là sự nở rộ về số lƣợng
đàn ong. Hiện đồng bào nuôi hai giống ong: ong trong nƣớc và ong nhập từ
nƣớc ngoài. Giống ong trong nƣớc là giống ong đƣợc thuần dƣỡng từ giống
ong mật rừng trƣớc đây, so với ong nhập ngoại, ong trong nƣớc có đặc điểm
nhỏ hơn, ít tiêu tốn thức ăn, chúng rất chịu khó đi lấy mật hoa. Song giống
ong này có nhƣợc điểm là hay đốt, tổ nhỏ, hay bỏ tổ, vào mùa hoa đại trà cho
sản lƣợng mật ít hơn ong ngoại. Giống ong nhập từ nƣớc ngoài, chủ yếu là
ong đƣợc ngƣời dân đƣa vào nuôi thử nghiệm trong 5 năm gần đây. So với
ong trong nƣớc, giống ong ngoại có đặc điểm là con ong to, tiêu thụ thức ăn
nhiều, không chịu khó kiếm mật hoa nhƣ ong nội, nhƣng khi vụ hoa đại trà thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
cho sản lƣợng mật lớn hơn nhiều lần so với ong nội. Chính tính ƣu việt này
mà số đàn ong ngoại ngày càng đƣợc nhân rộng phổ biến.
Ong đƣợc nuôi trong các thùng bằng chất liệu gỗ, theo giải thích của
đồng bào Dao chất liệu gỗ giữ ẩm tốt hơn và không nóng nhƣ các chất liệu
khác. Thùng gỗ đƣợc đóng với kích cỡ phổ biến cao 50cm – 60cm, rộng 48 –
50cm. Mỗi thùng có từ 4 - 8 cầu ong đối với ong nội và từ 8 - 15 cầu ong đối
với ong ngoại. Cầu ong đƣợc đóng bằng gỗ, thành khuôn có kích cỡ 40cm x
25cm. Dìa phía dƣới thành thùng ong đƣợc trổ 4 - 6 lỗ nhỏ cho ong ra vào.
Hàng năm từ tháng 2 đến tháng 4 là thời điểm hoa vải, nhãn và bạch
đàn nở rộ, đây là thời điểm thu mật chính trong năm. Từ 5 đến 7 ngày đồng
bào thu mật một lần bằng cách kiểm tra cầu ong thấy mọi ổ mật đó vớt nắp
2/3 thì có thể thu mật. Khi các cầu ong đã chứa đầy mật, ong đƣợc rũ ra khỏi
cầu, cầu đƣợc đƣa vào thùng ly tâm để quay cho văng mật ra hết. Sau đó
ngƣời ta lại đặt cầu vào vị trí cũ để cho ong đổ mật.
Nghề nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Mỗi lần thu
mật trung bình mỗi thùng ong cho thu 8 - 13 lít mật, tƣơng đƣơng 800.000 –
1.500.000
đ. Nhƣ vậy có thể nói nguồn thu từ nghề này lớn gấp nhiều lần so
với trồng lúa. Điển hình có những hộ gia đình nuôi tới 100 - 140 thùng ong
cho thu nhập mỗi năm 35 - 40 triệu đồng. Nguồn lợi kinh tế thu đƣợc từ nghề
chăn nuôi đặc biệt này đang thu hút sự quan tâm của nhiều hộ gia đình khác.
Nhƣ vậy, chăn nuôi hiện nay có nhiều chuyển biến so với chăn nuôi
truyền thống, ở đây không chỉ diễn ra sự chuyển dịch về cơ cấu vật nuôi mà
còn chuyển dịch cả về cơ cấu chăn nuôi. Chăn nuôi giờ đây đang dần thực sự
trở thành một hoạt động sản xuất với vai trò hỗ trợ cho trồng trọt, và là nguồn
tạo thêm thu nhập cho toàn bộ cơ cấu kinh tế. Trƣớc đây gia súc, gia cầm
phần lớn đƣợc sử dụng vào mục đích tín ngƣỡng, thì nay gia súc, gia cầm có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
thể bán đƣợc đem lại nguồn tiền mặt cho gia đình. Đây là một nội dung rất
mới mà nó chỉ xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chăn nuôi không
còn là một hoạt động sản xuất phi hàng hoá nữa mà nó đó trở thành một hoạt
động tạo thu nhập, tạo nguồn quan trọng cho sản xuất. Những chuyển biến về
chất đã biểu hiện ở sự xuất hiện và tăng dần xu hƣớng thị trƣờng hoá trong
chăn nuôi.
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức
dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao
3.3.1. Cơ sở để đưa ra giải pháp
3.3.1.1. Cơ sở khoa học
Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “Bảo tồn” có nghĩa là giữ lại. Giáo sƣ
Tô Vũ xác định“Khi nói tới bảo tồn, ta luôn nghĩ đến giữ gìn toàn bộ và
nguyên vẹn đối tượng cần bảo tồn… Đối tượng bảo tồn cần thoả mãn hai
điều kiện tiên quyết: Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá
trị” đích thực không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm
chứa khả năng, chí ít là tiền năng, đứng vững lâu dài trước những biến đổi
tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong giai
đoạn đổi mới hiện nay với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường” [30,
tr.242]. Thứ trƣởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng
nêu: “Nếu bảo tồn không tốt chúng ta sẽ đứt mạch với quá khứ, chúng ta sẽ
bị tác động rất mạnh của cơ chế thị trường, của dòng thác văn minh của
những nước phát triển hơn chúng ta về mặt kinh tế, sẽ đến lúc chúng ta sẽ
mất đi chính mình”. Nên “giữ có phải là giữ nguyên trạng hay là giữ có
phát triển. Giữ nguyên trạng là đóng băng sự sáng tạo, tự do thì lại phá
mất gốc” [32, tr.12]. Từ những nhận định trên, có thể thấy sự phức tạp và
những khó khăn đặt ra cho việc bảo tồn di sản văn hoá, đặc biệt là di sản
văn hoá phi vật thể trong đó có tri thức dân gian. Mặt khác thấy đƣợc tầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của các tri thức dân gian
trong đời sống cộng đồng tộc ngƣời. Vì vậy, từ khi tỉnh Bắc Giang đƣợc
thành lập năm 1997, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo ngành Văn
hóa Thông tin các huyện tập trung quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc thông qua các văn bản pháp quy,
các đề án, chƣơng trình cụ thể nhƣ:
Đề án xây dựng đời sống văn hoá cơ sở tỉnh Bắc Giang; Đề án bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang giai
đoạn năm 2003- 2005; Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá
các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2003 – 2010; Kế hoạch tiếp tục bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang từ năm 2007
-2010; Chƣơng trình phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin tỉnh Bắc Giang từ
năm 2007 - 2015. Các đề án, chƣơng trình, kế hoạch này đƣợc xây dựng trên
cơ sở thực tiễn từ năm 1997 - 2000 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các chủ
trƣơng trên đã đƣợc phổ biến và triển khai tích cực tới toàn Đảng, toàn dân
trong tỉnh và đã tạo nên một phong trào bảo tồn các giá trị di sản văn hoá các
dân tộc rất tích cực trong đời sống xã hội và đạt hiệu quả tốt.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá phi vật thể đƣợc
thực hiện tốt trƣớc hết là ở sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với
công tác này. Sự quan tâm đó thể hiện qua chủ trƣơng và đƣờng lối đề ra của
Đảng và Nhà nƣớc ta nên đã tác động tới toàn bộ hệ thống chính trị- xã hội để
tạo nên một ý thức chung của toàn Đảng toàn dân trong công tác bảo tồn và
phát huy di sản văn hoá phi vật thể. Để có đƣợc hiệu quả tốt phải có sự chỉ
đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thông qua các chủ trƣơng, đƣờng lối các đề án,
kế hoạch, chƣơng trình tới các huyện, thành phố để toàn Đảng, toàn dân thực
hiện. Phát huy cao độ, tích cực các cấp uỷ, cấp chính quyền, các đoàn thể xã
hội cùng tham gia thƣờng xuyên và liên tục và coi đó là một nhiệm vụ không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
thể thiếu đối với công cuộc xây dựng quê hƣơng đất nƣớc. Tạo ra một sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan với ngành Văn hoá thông tin để thực
hiện các đề án, chƣơng trình, kế hoạch theo đúng lộ trình vạch ra. Xây dựng
một đội ngũ những ngƣời làm công tác bảo tồn di sản văn hoá từ trên xuống
cơ sở đủ để thực hiện các nhiệm vụ giao phó. Động viên tích cực tính tự giác
của mỗi cán bộ công chức viên chức làm công tác bảo tồn di sản văn hoá và
của mỗi ngƣời dân trong địa phƣơng thông qua các công việc bảo tồn di sản
văn hoá. Gắn việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể với phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở để phát huy hiệu quả cao hơn.
3.3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đồng bào Dao ở Lục Nam cƣ trú chủ yếu ở những nơi mà đồi, núi,
rừng còn chiếm phần lớn diện tích, lại là những vùng sâu, vùng xa, đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội đều còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất nông
nghiệp trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo, là nguồn sống chính của đồng
bào. Từ thực tiễn cƣ trú nhƣ vậy, để tồn tại và phát triển đi lên ngƣời Dao ở
Lục Nam vừa phải tìm cách thích ứng với việc khai khẩn đất bằng ở các thung
lũng, vừa phải thích ứng với việc khai khẩn đất dốc ven các sƣờn đồi làm
nƣơng, làm bãi. Trải qua bao thế hệ nối tiếp nhau không ngừng tự trau dồi,
đúc rút, đồng bào đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xử
lý đất trồng, kỹ thuật canh tác... Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp cho đến nay vẫn đƣợc đồng bào gìn giữ và thực hiện bên cạnh các biện
pháp kỹ thuật hiện đại.
Để giữ màu cho đất đồng bào có nhiều giải pháp khác nhau. Giải pháp
thông thƣờng và thƣờng xuyên nhất là bón phân chuồng cho cây trồng. Các
loại phân tích luỹ đƣợc trong chăn nuôi (phân trâu, lợn, gà…) đƣợc tận dụng
triệt để. Cách bón phân chủ yếu là bón lót. Đối với các chân ruộng nƣớc dƣới
các thung lũng đồng bào gánh phân chuồng từ nhà ra đồng để thành nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
đống nhỏ trƣớc khi bừa cấy. Khi bừa cho nhuyễn đất để cấy, cũng đồng thời
làm cho phân tản đều trên mặt ruộng. Đối với những loại cây trồng trên đất
khô (nương, bãi) nhƣ ngô, khoai, sắn, đậu, lạc… sau khi tra hạt vào hố đồng
bào rắc phân đã đƣợc ủ mục lên trên hạt rồi mới lấp đất. Để tránh các loại sâu
bọ, côn trùng ăn hạt giống cây trồng, đồng bào trộn thêm tro bếp vào phân
mục. Bằng cách bón phân lót khi cấy trồng, đất ruộng đƣợc bồi bổ thêm chất
màu, cây trồng phát triển và sinh trƣởng tốt.
Đất bạc màu không chỉ do cây trồng lấy chất màu từ đất, mà còn do
mƣa lũ làm xói mòn đất màu. Qua thực tiễn sản xuất đồng bào Dao đúc rút
đƣợc rất nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại sự rửa trôi của nƣớc. Giải
pháp phổ biến nhất là đắp tạo bờ theo các đƣờng đồng mức, chia đất thành các
chân ruộng bậc thang, nƣơng bậc thang. Tại mỗi chân ruộng đồng bào để một
rạch nƣớc lửng đƣợc bố trí so le từ trên xuống dƣới, từ dƣới lên trên. Những
rạch nƣớc này có chức năng điều hoà mực nƣớc giữa các chân ruộng trên và
dƣới, hạn chế tối đa sự rửa trôi của nƣớc. Những ruộng bậc thang trải khắp
dƣới thung lũng sƣờn đồi chính là kết quả của nhận thức này.
Trên bãi phƣơng pháp xen canh gối vụ đƣợc đồng bào áp dụng phổ biến
để hạn chế sự rửa trôi của nƣớc. Cây ngô đƣợc trồng vào cuối mùa xuân, đầu
mùa hạ và thu hoạch vào cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Đây là khoảng thời
gian mƣa nhiều, những hạt mƣa rơi trực tiếp xuống mặt nƣơng, bãi chảy đi
mang theo một lƣợng đất màu lớn. Để hạn chế mƣa rơi thẳng xuống đất, đồng
bào trồng xen vào gốc các loại cây thân dây: khoai lang, cây bí, hoặc cây đậu
xanh, đậu tƣơng. Lá các loại cây này phủ che kín mặt nƣơng góp phần giữ độ
ẩm cho đất, đồng thời hạn chế tối đa nƣớc mƣa rơi trực tiếp xuống mặt đất.
Để làm tăng chất màu cho đất, khi lúa chín đồng bào chỉ cắt phần
ngọn. Phần thân và gốc đƣợc để lại ruộng. Vào cuối tháng Chạp và đầu
tháng Giêng âm lịch, trên những chân ruộng cạn các gốc rạ đã khô, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
bào tiến hành đốt gốc để lấy tro bổ xung chất màu cho đất. Trên nƣơng
những cây cỏ dại cũng đƣợc rẫy, phát vào tháng Giêng, sang tháng hai,
tháng ba cỏ khô, đồng bào cũng đốt lấy tro bón cho cây trồng. Cần phải nói
thêm rằng, việc đốt rạ trên ruộng, đốt cỏ trên nƣơng có ý nghĩa làm sạch
môi trƣờng sản xuất, diệt trừ các loại sâu và trứng sâu, ổ sâu đang kỳ ngủ
đông, đợi xuân về nở ra làm hại cây trồng.
Tri thức về sản xuất nông nghiệp không chỉ đƣợc hình thành trong quá
trình lao động sản xuất mà còn ăn sâu vào cuộc sống tâm linh của đồng bào.
Trong bản, làng đồng bào cƣ trú, hoặc trên đƣờng đi lại giữa các bản làng
thƣờng có các cây cổ thụ sống tập trung. Ở đó đồng bào thƣờng lập miếu thờ
thổ công, hoặc không có miếu thờ nhƣng nơi đó vẫn đƣợc coi là vùng đất
thiêng. Mọi ngƣời có thể ngồi nghỉ ngơi dƣới gốc cây, xong không đƣợc làm
ô uế nơi đó, không đƣợc chặt phá các cây xung quanh, đặc biệt là cây cổ thụ.
Đồng bào quan niệm cây cổ thụ trong bản, trong làng là nơi các vị thần cƣ
ngụ ở đó. Họ bảo vệ, chở che mang lại sự yên bình cho mảnh đất mà dân bản
đang cƣ ngụ. Phá hoại cây cũng chính là phá hoại cuộc sống bình yên của dân
bản. Do vậy, việc bảo vệ cây cổ thụ là trách nhiệm chung của cả dân bản, tập
tục này vẫn còn lƣu truyền cho tới ngày nay.
Mùa xuân về cũng chính là mùa đâm chồi nảy lộc của cây cối, mùa sinh
sản của động vật. Để bảo vệ cây rừng và động vật trong thời kỳ này, trong tín
ngƣỡng của mình đồng bào dân tộc Dao có tục cấm rừng (đóng cửa rừng).
Tục đóng cửa rừng thƣờng bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp cho đến hết tháng
Giêng. Trong khoảng thời gian này dân bản không ai đƣợc vào rừng săn bắt
chim thú, chặt phá cây cối. Đồng bào quan niệm ai phạm vào điều cấm này
sang năm mới hồn cây sẽ ra khỏi nhà họ, gia đình đó sẽ bị mất mùa, những
ngƣời trong gia đình hay bị bệnh tật ốm đau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Có thể nói, các tri thức dân gian tộc ngƣời trong sản xuất nông nghiệp
đƣợc ngƣời Dao ở Lục Nam phát huy có hiệu quả ngay trong đời sống kinh tế
hiện nay của đồng bào. Bên cạnh việc sử dụng và phát huy các giá trị tri thức
dân gian vốn có, cộng đồng ngƣời Dao còn tiếp thu khá nhanh những kỹ thuật
cần thiết trong canh tác lúa nƣớc, đặc biệt là kỹ thuật làm thuỷ lợi nhỏ và sử
dụng sức kéo trong khâu làm đất. Các khoảnh ruộng nƣớc của họ thƣờng có
bậc cao thấp khác nhau, mỗi bậc có hệ thống bờ thửa riêng để giữ và điều tiết
nƣớc cho phù hợp với yêu cầu của cây lúa trong mỗi kỳ sinh trƣởng.
Các công đoạn kỹ thuật chính trong canh tác lúa nƣớc của ngƣời Dao
cũng giống nhƣ nhiều dân tộc khác. Nhƣng ở thời kỳ đầu, trình độ canh tác
còn thấp, ngƣời ta chỉ gieo mạ, nhổ cấy - điều tiết nƣớc - làm cỏ - thu hoạch,
không bón bất cứ loại phân hoá học nào. Mãi tới gần đây, khi tiếp thu các
giống lúa mới, phân bón mới trở thành yêu cầu bắt buộc. Có thể nói, chính
những yêu cầu khắt khe về thời vụ cũng nhƣ kỹ thuật canh tác của các giống
lúa mới đã dẫn đến một bƣớc tiến dài trong nhận thức về sản xuất nông
nghiệp của ngƣời Dao. Trong kinh tế sản xuất, một số giá trị tri thức dân gian
tộc ngƣời đã đƣợc ngƣời Dao nâng lên thành những quy tắc, quy định chung
của cả cộng đồng, mà nếu ai không tuân theo sẽ bị xử phạt. Đó chính là sự cụ
thể hoá giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời bằng luật tục.
Những năm gần đây, đồng bào dân tộc thiểu số đã phải đối mặt với
những biến đổi to lớn, ảnh hƣởng đến cuộc sống, sinh hoạt cộng đồng nói
chung và đến luật tục nói riêng. Đó là tình trạng thoái hoá đất, sự thay đổi
quyền sở hữu đất rừng. Đất đai đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng
dân cƣ có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay, thoái
hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng miền núi, nơi tập trung
hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dƣỡng, đất chua hoá, bạc màu, khô
hạn, lũ quét, đất trƣợt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.
Trên 60% diện tích đất ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy
thoái đất. Nguyên nhân suy thoái môi trƣờng đất có nhiều, song chủ yếu do
phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số,
tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không
hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, triển khai xây dựng các công
trình hạ tầng nhƣ: nhà ở, đƣờng giao thông, trƣờng học… Sự suy thoái môi
trƣờng đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hƣớng
giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời đã đến mức báo động.
Trong bối cảnh đó, các giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời trong sản xuất
kinh tế cần đƣợc chọn lọc và phát huy hơn nữa. Đặc biệt, các biện pháp kỹ
thuật canh tác trên đất dốc của đồng bào là một giá trị tri thức hữu ích và thiết
thực để chống xói mòn, hạn chế thoái hoá đất. Canh tác bền vững trên đất dốc
cần thực hiện các biện pháp để làm giảm tối đa tác hại của mƣa và dòng chảy
do mƣa tạo ra, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Đồng bào các dân tộc
có nhiều biện pháp nhƣ: làm ruộng bậc thang, xếp bờ đá, bón phân hữu cơ,
trồng cây xanh… Nhƣng biện pháp quan trọng nhất và bền vững nhất đem lại
hiệu quả kinh tế nhất là chọn và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc,
trên đỉnh đồi trồng keo, tre, trám… ở giữa trồng các cây lƣơng thực: ngô,
khoai, sắn, đỗ, đậu, lạc, vừng, hoặc trồng cây công nghiệp nhƣ chè. Trồng cây
ăn quả ở dƣới chân đồi.
Bên cạnh việc phát huy các giá trị tri thức dân gian tộc ngƣời, cần thực
hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất, đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến
thức của ngƣời dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lí đất; tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình hiệu
quả sử dụng bền vững tài nguyên đất.
Ngày nay, trƣớc sức ép về gia tăng dân số, về nhu cầu đất đai và xu thế
hội nhập với cuộc sống hiện đại đã ảnh hƣởng ít nhiều đến tính tôn nghiêm
của luật tục. Song ở phƣơng diện nào đó khi pháp luật và các biện pháp giáo
dục khác chƣa phát huy tác dụng nhƣ mong muốn, thì việc khuyến khích và
tạo điều kiện cho đồng bào sử dụng luật tục truyền thống sẽ mang lại hiệu quả
đáng kể, đặc biệt là trong giải quyết vấn đề sở hữu và tranh chấp đất đai,
chống nạn phá rừng và các tệ nạn xã hội khác…
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy các giá trị tri thức dân gian
trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam rất đa dạng, phong
phú. Các giá trị văn hoá ấy đƣợc thể hiện qua các kinh nghiệm sản xuất, lựa
chọn giống, kỹ thuật canh tác, thời vụ… Các giá trị ấy vẫn đang tồn tại trong
cộng đồng cƣ dân nhƣng đã và đang bị mai một dần.
Hiện nay, cƣ dân trong các bản đã có ý thức bảo tồn các giá trị của di
sản văn hoá dân tộc mình ở mức độ cho phép nhƣ: duy trì tiếng nói mẹ đẻ,
mặc quần áo dân tộc mình vào những dịp lễ hội, duy trì các phong tục nhƣng
có thay đổi, bỏ các yếu tố lạc hậu đi, hàng năm có tổ chức đi hát dân ca giao
lƣu cùng các địa phƣơng bạn… Các hình thức bảo tồn ấy đã đƣợc bà con nhân
dân hƣởng ứng vì mục đích bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Dao góp phần
làm cho bản làng của ngƣời Dao trở thành một địa điểm văn hoá trong vùng
Lục Sơn, Lục Nam. Bên cạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đồng bào
vẫn kết hợp với những kinh nghiệm cổ truyền để gieo cấy đúng thời vụ, phù
hợp tình hình địa phƣơng nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Đây là điều kiện thuận lợi để bảo tồn những giá trị tri thức dân
gian trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
3.3.2. Một số giải pháp
Tri thức bản địa của các tộc ngƣời thiểu số ở Lục Nam là một phức hợp
những kinh nghiệm đƣợc hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của
cộng đồng trong một vùng môi trƣờng có các điều kiện tự nhiên cụ thể để sinh
tồn. Nó đƣợc chọn lọc và truyền từ đời này qua đời khác trong cộng đồng. Tri
thức dân gian có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, nhƣng cũng có
những mặt hạn chế. Sự hạn chế này xuất phát từ đặc tính địa phƣơng (tính bản
địa, tính tộc ngƣời) của nó rất cao, nên khó phổ biến rộng rãi đến các tộc
ngƣời khác, vùng khác. Tri thức dân gian hiểu theo nghĩa rộng cũng nằm
trong nội hàm của khái niệm “văn hoá”, nhƣng nó ở dạng văn hoá phi vật thể.
Cũng có thể coi dạng văn hoá này nhƣ là một “nguồn lực” có thể trực tiếp huy
động cho sự phát triển ở từng vùng, từng cộng đồng. Trong qúa trình phát
triển và hình thành các giá trị văn hóa, các tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam
không có khái niệm: “tri thức dân gian”. Đây là khái niệm đƣợc các nhà khoa
học phƣơng Tây (sau đó là các nhà khoa học Việt Nam) “định ra” khi nghiên
cứu văn hóa truyền thống của tộc ngƣời, đặt trong mối tƣơng quan và so sánh
với “tri thức khoa học” hiện đại. Thông thƣờng, tri thức dân gian đƣợc phân
thành hai nhóm: một nhóm là các tri thức dƣới dạng “kỹ thuật”; nhóm khác là
các tri thức dƣới dạng văn hoá tín ngƣỡng, luật tục.
Trong việc thực hành phát triển tại các khu vực nông thôn và miền núi,
nhóm thứ nhất (các tri thức về kỹ thuật) đƣợc kết hợp với các tri thức khoa
học hiện đại để thiết lập các dự án kinh tế - xã hội; nhóm thứ hai (các tri thức
về văn hoá - xã hội) đƣợc sử dụng cho mục đích quản lý các nguồn lợi, bảo vệ
môi trƣờng sinh thái trong khu vực của cộng đồng. Tri thức dân gian đã và
đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của địa
phƣơng và tộc ngƣời. Những tri thức về nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn
nuôi, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, chọn giống cây trồng);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên (bảo vệ đất, thuỷ lợi và các hình
thức quản lý nƣớc khác); giáo dục (kiến thức truyền miệng, các ngôn ngữ địa
phƣơng) đã có những tác dụng nhất định trong xóa đói giảm nghèo và phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải tri thức dân gian nào cũng đƣợc
sử dụng nhƣ nhau và phát huy hiệu quả trong bối cảnh mới. Do vậy, không
thể chỉ lựa chọn và áp dụng tri thức khoa học, cũng không thể chỉ dựa vào tri
thức dân gian, vấn đề đặt ra là phải kết hợp hai nguồn tri thức ấy vì mục tiêu
phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là khi triển khai các dự án, chúng ta
phải nghiên cứu để lồng ghép và chuyển tải những kinh nghiệm trong bảo vệ
đất, tính lịch sản xuất, trong xen canh, luân canh; những tri thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên vào việc trồng, bảo vệ rừng, xây dựng mô hình VAC
(vƣờn ao chuồng), VACR (vƣờn, ao, chuồng, rừng); xây dựng các mô hình
vƣờn nhà, vƣờn rừng. Từ đó góp phần vào việc thay đổi nhận thức và thế ứng
xử trong không gian sinh tồn của ngƣời dân miền núi, chuyển từ tập quán khai
thác thiên nhiên một chiều sang tập quán đầu tƣ và tái tạo thiên nhiên. Bên
cạnh đó, những tri thức trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; trong điều
hành, quản lý con ngƣời, quản lý làng bản, xã hội với việc đề cao vai trò của
ngƣời già, của tính cộng đồng, tính nhân văn, của những quan hệ bền chặt
trong gia đình, dòng họ là những kinh nghiệm quý trong việc xây dựng nông
thôn có tăng trƣởng về kinh tế nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc công bằng xã hội và
bảo vệ đƣợc môi trƣờng. Đó chính là mục tiêu của phát triển bền vững mà
chúng ta đang hƣớng tới.
Hiện nay, tri thức dân gian của các tộc ngƣời đƣợc coi là một trong
những lợi thế so sánh của một số nƣớc đang phát triển, trong đó có huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang. Bởi vậy, việc bảo vệ các tri thức dân gian ở quy mô
làng bản và huyện, tỉnh, đặc biệt là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri
thức dân gian, đƣợc coi là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, do bản chất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
tri thức dân gian là tồn tại dƣới dạng thông tin đƣợc lƣu truyền qua các thế hệ,
hoặc đƣợc trao đổi giữa các cộng đồng, nên nhiều tri thức quý giá có nguy cơ
bị mai một dần theo thời gian, hoặc bị chiếm đoạt khai thác trái phép ngoài
phạm vi kiểm soát của cộng đồng nắm giữ tri thức. Những hành vi đó không
chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho cộng đồng mà nguy hại hơn là phá vỡ nguyên
tắc cân bằng lợi ích giữa cộng đồng nắm giữ và chủ thể khai thác tri thức dân
gian, hủy hoại nỗ lực bảo tồn và phát triển tri thức, đi ngƣợc lại truyền thống
văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng. Do đó, cộng đồng quốc tế rất
quan tâm tới các biện pháp, công cụ thích hợp nhất để bảo vệ hữu hiệu loại tài
sản đặc biệt này, thực chất là bảo hộ khía cạnh sở hữu trí tuệ của tri thức dân
gian. Tri thức dân gian là tài sản chung thuộc cộng đồng hoặc một địa phƣơng
cụ thể. Do đó, nó không thuộc độc quyền của một cá nhân, tổ chức nào và nếu
bị thƣơng mại hóa sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tập quán, tín ngƣỡng, văn
hóa của cả cộng đồng. Trên thực tế, không phải tất cả các tri thức dân gian
đều mang tính tập thể, mà trong nhiều trƣờng hợp các cá nhân có thể tự
nghiên cứu, cải tiến, tạo ra những tri thức mới trên cơ sở vốn tri thức đã có và
đƣợc cộng đồng thừa nhận. Điều quan trọng là, những nhóm ngƣời hay cộng
đồng nắm giữ tri thức bản địa có những quy định riêng trong việc lƣu truyền,
khai thác, phát triển nguồn tri thức đó bằng phong tục tập quán, văn hóa, luật
tục, tôn giáo, tín ngƣỡng, ngôn ngữ của mình.
Sự quan tâm đến tri thức dân gian đƣợc thể hiện rõ trong những báo cáo
của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nhiều quốc gia. Các tổ chức này
cũng nhƣ các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ
Liên hợp quốc (WIPO) và Tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) đều thừa nhận
về vai trò và những đóng góp của tri thức bản địa trong phát triển bền vững.
Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị của tri thức dân gian là một yêu cầu
đƣợc đặt ra cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nƣớc đang phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
triển trên thế giới. Để bảo tồn và phát huy các giá trị của tri thức dân gian của
các tộc ngƣời thiểu số ở Lục Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trong giai
đoạn hiện nay, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống về tri thức dân gian của từng
tộc ngƣời thiểu số nói riêng và các tộc ngƣời ở Việt Nam nói chung; bảo tồn
và xây dựng bộ hồ sơ về kho tàng tri thức bản địa, tƣ liệu hóa và cung cấp cho
cán bộ và nhân dân địa phƣơng. Thông qua nhiều hình thức khác nhau nhằm
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục… để ngƣời dân khắc phục tâm lý tự ti mặc
cảm, coi thƣờng vốn tri thức truyền thống của cha ông, sùng bái kỹ thuật
phƣơng Tây. Trả lại giá trị và niềm tự hào của các tộc ngƣời về di sản trí tuệ
của chính bản thân họ. Khuyến khích việc sƣu tầm, nghiên cứu và phổ cập trở
lại vốn tri thức dân gian, dần dần đƣa vào chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng
những nội dung tri thức dân gian phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa
phƣơng và văn hóa truyền thống của tộc ngƣời.
Thứ hai, xác định tri thức dân gian nào còn phù hợp, đánh giá hiệu quả
và tính bền vững của nó; kết hợp sử dụng tri thức dân gian và tri thức khoa
học một cách hợp lý trong những dự án phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa -
môi trƣờng… hiện nay. Các nhà khoa học khi lập kế hoạch nghiên cứu hoặc
trực tiếp tham gia vào các dự án bảo tồn tài nguyên sinh học nói chung, cần
chú ý phải bảo tồn cả tri thức dân gian. Dựa vào tri thức dân gian việc lập các
dự án phát triển sẽ giúp các nhà khoa học không phải điều tra sàng lọc từ đầu,
một công việc rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Thứ ba, có chính sách động viên, khen thƣởng, công nhận các danh hiệu
thầy thuốc dân gian, thầy thuốc cộng đồng đối với những ngƣời có nhiều công
lao trong việc chữa bệnh; danh hiệu nghệ nhân dân gian… đối với những
ngƣời lƣu giữ nhiều giá trị tri thức dân gian của tộc ngƣời. Xây dựng lộ trình
để bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tri thức dân gian nhằm bảo hộ các quyền kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
tế và quyền tinh thần của những ngƣời nắm giữ tri thức dân gian. Bảo hộ sở
hữu trí tuệ đối với tri thức dân gian trƣớc hết nhằm bảo vệ quyền tinh thần của
ngƣời nắm giữ tri thức dân gian và quyền ngăn cấm ngƣời khác thƣơng mại
hóa tri thức của mình. Việc khai thác thƣơng mại các tri thức dân gian sẽ
mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân những ngƣời nắm giữ tri thức dân gian
và nguồn thu nhập mà cộng đồng có đƣợc sẽ sử dụng để phát triển phúc lợi
của cả cộng đồng.
Thứ tư, nhiều tộc ngƣời thiểu số riêng gắn bó với rừng, đời sống chủ yếu
dựa vào rừng, chính vì thế họ có một hệ thống kiến thức dân gian rất phong
phú liên quan đến rừng. Thực hiện giao đất giao rừng thì những nhận thức và
hoạt động của ngƣời dân theo cách truyền thống của họ có ý nghĩa rất lớn
trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng.
Tóm lại, tri thức dân gian là một trong những thành tố quan trọng của
văn hóa, góp phần làm nên bản sắc tộc ngƣời. Tri thức dân gian có thể coi là
tài sản của mỗi tộc ngƣời trong qúa trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của
từng cộng đồng đối với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Kinh nghiệm phát triển
của nhiều quốc gia châu Á và châu Phi trong những thập kỷ qua cho thấy cách
tiếp cận khoa học và công nghệ phƣơng Tây không đủ đáp ứng những quan
niệm phức tạp và đa dạng của nông dân cũng nhƣ những thách thức về kinh tế
- xã hội, môi trƣờng mà ngày nay chúng ta đang phải đƣơng đầu. Ngƣợc lại,
rất nhiều kỹ thuật truyền thống đã đƣa lại hiệu quả cao, đƣợc thử thách và
chọn lọc trong một thời gian dài, có sẵn tại địa phƣơng, phù hợp với văn hóa
và phong tục tập quán của tộc ngƣời [41].
Việt Nam là một quốc gia có đa tộc ngƣời nên tri thức dân gian của
các tộc ngƣời rất phong phú và đa dạng. Mặc dù tri thức dân gian của các tộc
ngƣời mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và cảm nhận, nhƣng nhờ
đƣợc rút ra từ hoạt động thực tiễn của con ngƣời, nên nó có giá trị thiết thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
trong xã hội hiện nay của mỗi tộc ngƣời. Do đó cần phải coi tri thức dân
gian nhƣ một nguồn tài nguyên quan trọng và lập kế hoạch nghiên cứu, sƣu
tầm, phát huy chúng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
nói chung, sự nghiệp phát triển bền vững ở vùng miền núi và tộc ngƣời thiểu
số nói riêng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Do tác động của nhiều yếu tố hệ thống tri thức dân gian trong sản xuất
nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam có nhiều thay đổi. Với sự quan tâm
của Đảng và Nhà nƣớc hình thức canh tác nƣơng rẫy bị xóa bỏ thay vào đó là
trồng rừng, cây ăn quả đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa. Từ độc canh
chuyển sang xen canh mang lại hiệu quả cao. Để phù hợp với điều kiện mới,
thời vụ thay đổi phù hợp với các giống cây trồng mới, cho năng suất cao. Bên
cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi tích cực, số lƣợng và qui mô
chăn thả ngày càng đƣợc mở rộng.
Tuy nhiên trong hệ thống tri thức sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao
ở Lục Nam có nhiều thay đổi song có tri thức cần đƣợc bảo tồn. Công tác bảo
tồn đang đƣợc các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền quan tâm thực hiện.
Trong bối cảnh đó việc tập trung nghiên cứu để hệ thống đƣợc những tích cực
trong tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam
có ý nghĩa quan trọng. Nhà nƣớc cần sớm có những qui định cụ thể về việc sử
dụng đất canh tác, đất rừng nhằm đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả. Cơ quan văn hóa cần sớm có kế hoạch tuyên truyền để ngƣời Dao ở
Lục Nam hiểu đƣợc tầm quan trong của việc bảo tồn những giá trị tích cực.
Nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp phần nào vào sự hiểu
biết về hệ thống tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở
Lục Nam. Sự hiểu biết này là cơ sơ cho các nhà khoa học khác tiếp tục nghiên
cứu để đƣa ra những giải pháp phát triển bền vững, đảm bảo cuộc sống sung
túc cho ngƣời dân trên địa bàn khó khăn của huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của
ngƣời Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, đề tài rút ra một số nhận xét sau:
1. Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có địa hình
tƣơng đối phức tạp: đồi núi cao, đồi núi thấp xen kẽ là những cánh đồng bằng
phẳng. Sông Lục Nam chảy dài từ đầu đến cuối huyện cùng với hệ thống
mƣơng máng lớn nhỏ tạo thành hệ thống thủy lợi phong phú, thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Chất đất tuy không nhiều dinh dƣỡng cho cây trồng
nhƣng thƣờng xuyên đƣợc cải tạo nên năng suất cây trồng liên tục tăng cao.
2. Huyện Lục Nam bao gồm 8 dân tộc, trong đó ngƣời Dao có mặt ở
Lục Nam từ những năm 20, 30 của thế kỷ 20 là bộ phận ngƣời Dao ở Quảng
Ninh di cƣ sang. Ngƣời Dao ở Lục Nam chủ yếu thuộc nhóm Dao Thanh
Phán và Thanh Y, sống chủ yếu tại 4 xã là Bình Sơn, Trƣờng Sơn, Lục Sơn và
Vô Tranh. Mặc dù sinh sống tại vùng đất mới chƣa lâu nhƣng ngƣời Dao đã
xây dựng đƣợc cho mình hệ thống làng bản riêng biệt bên cạnh những xóm
làng của các dân tộc khác nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan. Quá trình chinh
phục tự nhiên để sinh tồn đã tạo ra cho ngƣời Dao ở Lục Nam những giá trị
văn hóa đặc trƣng đƣợc thể hiện trong đời sống vật chất, tinh thần và trong lao
động sản xuất.
3. Trong điều kiện tự nhiên có thuận lợi nhƣng cũng đầy khó khăn,
ngƣời Dao ở Lục Nam đã hình thành hệ thống tri thức dân gian trong sản xuất
nông nghiệp của mình. Hệ thống bao gồm các kinh nghiệm trong việc lựa
chọn thời vụ, chọn giống, canh tác, chăm sóc cây trồng, vật nuôi và quá trình
thu hoạch, bảo quản sản phẩm. Để phù hợp với điều kiện khí hậu, tài nguyên,
đất, nƣớc, rừng ngƣời Dao ở Lục Nam đã đúc kết kinh nghiệm lựa chọn hình
thức canh tác là nƣơng rẫy và ruộng nƣớc. Đối với nƣơng rẫy, ngƣời Dao xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
định đƣợc khi nào thì phát nƣơng, khi nào thì gieo hạt để có hiệu quả cao
trong lao động đặc biệt họ có kinh nghiệm chọn giống để có năng suất cao,
xem thời tiết cũng đƣợc đồng bào chú ý và thành kinh nghiệm khá chính xác.
Đối với lúa nƣớc, để phù hợp với chất đất, khí hậu, giống cây trồng đƣợc
lựa chọn cẩn thận nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Các giống lúa, ngô,
khoai, sắn chủ yếu đƣợc chọn và giữ lại từ vụ gieo trồng trƣớc. Đối với từng
loại cây trồng mà đồng bào có cách thức chăm sóc phù hợp.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đƣợc ngƣời Dao ở Lục Nam tiến hành từ
khá sớm với nhiều mục đích. Chăn nuôi để có gia súc làm sức kéo, phục vụ
cho các tín ngƣỡng dân gian, để có thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng
ngày. Đối với các giống vật nuôi từ đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm cũng có
cách chọn cụ thể. Tận dụng thuận lợi gần rừng, ngƣời Dao ở Lục Nam biết
nuôi ong lấy mật, phần lớn gia đình ngƣời Dao đều có thùng nuôi ong trong
vƣờn nhà.
4. Những năm gần đây hệ thống tri thức dân gian trong sản xuất nông
nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên đã có
nhiều thay đổi. Với chính sách giao đất, giao rừng cho ngƣời dân, chính sách
định canh, định cƣ của Đảng và Nhà nƣớc đối với các dân tộc thiểu số nên
ngƣời Dao ở Lục Nam hoàn toàn không làm nƣơng rẫy mà chuyển sang cấy
lúa nƣớc cùng hoa mầu. Đất rừng đƣợc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp cho
hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu của kinh tế thị trƣờng. Sự nhận thức thay đổi
ngƣời Dao ở Lục Nam đã dẫn tới sự hình thành và phát triển của các loại cây
trồng hàng hóa nhƣ vải, hồng. Diện tích trồng cây ăn quả đƣợc mở rộng
không ngừng vì hiệu quả mà nó mang lại.
Trong truyền thống ngƣời Dao ở Lục Nam chỉ cấy đƣợc một vụ lúa đến
nay với kĩ thuật hiện đại đã cấy đƣợc 2 vụ và thực hiện xen canh với các cây
hoa màu khác. Các giống lúa mới qua lai tạo cho năng suất cao đƣợc gieo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
trồng thay cho các giống lúa truyền thống. Hiện nay việc chăm sóc, bảo vệ
thực vật đã có nhiều thay đổi, các loại phân hữu cơ, phân hóa học đƣợc sử
dụng ngày càng nhiều vì vậy năng suất cây trồng không ngừng đƣợc cải thiện.
Các dụng cụ lao động thô sơ đƣợc thay thế bằng máy móc phần nào giảm bớt
sức lao động của con ngƣời. Trong chăn nuôi trƣớc kia các loại đại gia súc
đƣợc nuôi phổ biến và nhiều hơn gia cầm thì nay gia cầm đƣợc nuôi nhiều
hơn. Chăn nuôi gia cầm không dừng lại ở việc cung cấp thực phẩm mà là
nguồn hàng hóa cung cấp cho thị trƣờng với lãi suất cao.
5. Mặc dù có nhiều thay đổi song cũng có những đặc điểm tích cực
trong hệ thống tri thức truyền thống cần đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ thực tế
cộng đồng ngƣời Dao ở Lục Nam, cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, giáo dục
truyền thống lịch sử cách mạng của quê hƣơng Bắc Giang để đồng bào Dao
tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, yêu quê hƣơng, tích cực xây
dựng bản làng quê hƣơng. Mặt khác, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục để
đồng bào Dao gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc mình, góp phần làm
phong phú thêm bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Các dự án bảo
tồn nhằm giữ lại những giá trị truyền thống đang đƣợc triển khai tại các làng
bản của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
tỉnh Bắc Giang (2004), Làng văn hóa tỉnh Bắc Giang.
2. Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ Lục Nam (1994), Lịch sử huyện Lục Nam.
3. Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ Lục Nam (2009), Lịch sử Đảng bộ huyện
Lục Nam.
4. Bảo tàng Bắc Giang (2005), Bước đầu tìm hiểu văn hoá các dân tộc.
5. Bảo tàng Bắc Giang (2006), Di sản văn hoá Bắc Giang - Văn hoá phi
vật thể.
6. Bảo tàng Bắc Giang (2008), Di sản văn hoá Bắc Giang, Biên niên sự
kiện và tư liệu lịch sử.
7. Bế Viết Đằng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế
miền núi, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
8. Bế Viết Đằng (chủ biên) (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
9. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, Văn phòng Tỉnh uỷ.
10. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Đồng Tháp.
11. Diệp Đình Hoa (2002), Người Dao ở Trung Quốc, Nxb Văn hoá Dân
tộc, Hà Nội.
12. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa
Dân tộc (1995), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền
núi phía Bắc, Nxb Khoa học, Hà Nội.
14. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
15. Lê Nhƣ Hoa (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb
Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
16. Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội.
17. Lê Văn Khoa (chủ biên) (1997), Môi trường và phát triển bền vững ở
miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Lê Văn Kì (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
19. Người Dao ở Việt Nam (2007), Nxb Thông tấn, Hà Nội.
20. Nguyễn Khắc Tụng (1966), Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt
Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 87.
21. Nguyễn Văn Huy (Chủ biên) (1998), Bức tranh văn hoá các dân tộc
Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nông Quốc Tuấn (2000), Trang thục cổ truyền của người Dao ở Việt
Nam, Đề án nghiên cứu cấp Bộ, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
23. Phan Hữu Dật, Lễ Ngọc Thắng (1998), Lễ hội cầu mùa các dân tộc Việt
Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội.
24. Phiếu khảo sát về Các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình các
dân tộc huyện Lục Nam, tháng 10 năm 2009.
25. Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tƣ
liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam (2003), Địa chí Bắc Giang - Địa lí và
Kinh tế
26. Bảo tàng Bắc Giang (2005), Điều tra văn hóa dân tộc Dao ở tỉnh Bắc Giang.
27. Tỉnh uỷ Bắc Giang (2003), Lịch sử đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Tô Vũ, Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện âm nhạc, Hà Nội.
29. Toán Anh (2000), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb
Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
30. Trần Chiến Thắng, Cần thực hiện một cách nghiêm túc công tác bảo
tồn âm nhạc truyền thống, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Âm nhạc Cổ
Truyền trong đời sống hôm nay”, Viện Âm nhạc.
31. Trần Hữu Sơn (1999), Tục ngữ câu đố Dao, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
32. Trần Ngọc Bình (2008), Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
33. Trần Quốc Vƣợng (1963), Qua Nghiên cứu "Bình Hoàng Khoán Điệp"
thử bàn về gốc tích ngƣời Dao, Tạp chí dân tộc, số 40
34. Trần Trọng (1983), Nhìn lại kết quả 13 năm vận động định canh định
cư của vùng dân tộc Dao, Báo dân tộc, số 3 .
35. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (1998), Sự phát triển
văn hoá xã hội của người Dao hiện đại và tươngg lai, Kỉ yếu hội thảo
nghiên cứu khoa học.
36. Uỷ ban Khoa học xã hội ở Việt Nam (1983), Sổ tay các dân tộc Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam (2004), Tiềm năng du lịch văn hóa
huyện Lục Nam, Tập kỷ yếu.
38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2003), Địa chí Bắc Giang - Di sản
Hán - Nôm.
39. Viện Dân Tộc (1987), Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi
phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam (1998), Trung tâm nghiên cứu
sinh thái và môi trƣờng, Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao
trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp
Hà Nội.
41. Cổng Thông tin Chính phủ, TS. Vũ Trƣờng Giang, Bảo tồn tri thức bản
địa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
Stt Tên Địa chỉ Nghề nghiệp Tuổi
42 Bàn Thị Bé Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 63
43 Bàn Thị Chính Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 70
44 Bàn Thị Hoa Vua Bà - Trƣờng Sơn - Lục Nam Làm ruộng 62
45 Bàn Thị Phƣơng Gốc Dẻ - Lục Sơn - Lục Nam Làm ruộng 70
46 Bàn Thị Tý Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 72
47 Đặng Thị Ninh Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 65
48 Đặng Thị Phan Văn Non-Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 75
49 Đặng Văn Minh Vua Bà – Trƣờng Sơn – Lục Nam Làm ruộng 59
50 Đặng Văn Tuân Văn Non-Lục Sơn-Lục Nam CB nghỉ hƣu 83
51 Lã Văn Long Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 53
52 Lý Thị Lan Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 75
53 Lý Thị Quyết Văn Non-Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 74
54 Lý Thị Tƣ Gốc Dẻ- Lục Sơn-Lục Nam Làm ruộng 71
55 Lý Văn Bình Vua Bà – Trƣờng Sơn – Lục Nam Thầy cúng 56
56 Lý Văn Chính Vua Bà – Trƣờng Sơn – Lục Nam Làm ruộng 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
PHỤ LỤC ẢNH
Hình 1: Trang phục của ngƣời Dao Thanh Y ở Lục Sơn - Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Hình 2: Mũ dội đầu của phụ nữa Dao Thanh Y ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Hình 3: Dụng cụ cắt lúa nƣơng (khu nhíp) của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Hình 4: Hái cắt lúa nƣớc của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Hình 5: Cào quắm: dụng cụ làm cỏ cho lúa trên nƣơng
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Hình 6: Cào làm cỏ lạc của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Hình 7: Đòn sóc gánh lúa của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Hình 8: Quạt hòm dùng để quạt thóc của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Hình 9: Ruộng bậc thang của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Hình 10: Chuồng nuôi lợn của ngƣời Dao ở Lục Nam
(Nguồn ảnh của Nguyễn Đức Thiện tháng 6 năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LỤC NAM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NAM .......................................... 7
1.1. Lịch sử hành chính huyện Lục Nam .................................................... 7
1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ............................................................. 8
1.3. Nguồn gốc ngƣời Dao ở huyện Lục Nam........................................... 10
CHƢƠNG 2: TRI THỨC DÂN GIAN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
NGƢỜI DAO HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG TRONG TRUYỀN
THỐNG ......................................................................................................... 21
2.1. Quan niệm về tri thức dân gian .......................................................... 21
2.2. Hệ thống tri thức dân gian về sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao Lục
Nam trong truyền thống ............................................................................ 23
CHƢƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TRI THỨC DÂN GIAN TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DAO Ở HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG
HIỆN NAY .................................................................................................... 52
3.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tri thức dân gian trong sản
xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam ............................................ 52
3.2. Quá trình biến đổi của tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của
ngƣời Dao ở Lục Nam .............................................................................. 60
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của tri thức
dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ................................. 70
KẾT LUẬN ................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87
PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................. 91
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_LSVN_NguyenDucThien.pdf