Luận văn Trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân sĩ, trí thức Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và có những đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà lãnh đạo kiệt xuất, những nhà sáng chế, nhà khoa học lỗi lạc, nhà cải cách, nhà lý luận, nhà văn, nhà thơ, . Phát huy những truyền thống đó, trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc giai đoạn 1945 - 1954, trí thức Việt Nam nói chung và trí thức Thừa Thiên Huế nói riêng đều có mặt trên tất cả các mặt trận, sát cánh cùng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, chấm dứt sự có mặt của thực dân Pháp ở Đông Dương, đưa lịch sử đất nước bước sang trang mới. Trí thức Thừa Thiên Huế là một lực lượng quan trọng làm nên những thành công của cách mạng trong thời kỳ này.với những đóng góp trên nhiều lĩnh vực như quân sự, y tế, văn hóa, giáo dục, . Tầng lớp trí thức đã trở thành một bộ phận quan trọng của lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế giai đoạn 1945 - 1954. Luận văn dài 95 trang, chia làm 3 chương

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 ĐỀ TÀI: TRÍ THỨC THỪA THIÊN HUẾ TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945 - 1954 TÁC GIẢ: LÊ HOÀI NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. BÙI THỊ TÂN HỘI ĐỒNG BẢO VỆ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ NĂM BẢO VỆ: 2010 LÊ HOÀI NAM © Copyright 2010 2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân sĩ, trí thức Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và có những ñóng góp xứng ñáng cho ñất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thừa Thiên Huế trước Cách mạng tháng Tám 1945 là Kinh ñô, trung tâm chính trị - xã hội của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan ñầu não của chế ñộ quân chủ phong kiến, của thực dân Pháp, phát xít Nhật có nhiều tầng lớp trí thức sinh sống, học tập và làm việc. Sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, tin tưởng vào sự lãnh ñạo của Đảng, vào lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, hầu hết các nhân sĩ, trí thức Thừa Thiên Huế ñược giác ngộ cách mạng. Họ ñã rời bỏ cuộc sống êm ấm, tiện nghi nơi ñô thành ñi vào các chiến khu, chấp nhận mọi gian lao, thiếu thốn cùng Đảng và nhân dân thực hiện sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Từ những lý do trên chúng tôi quyết ñịnh chọn vấn ñề “Trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)” làm ñề tài luận văn Thạc sĩ của mình. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Kể từ khi ñất nước giành ñược ñộc lập năm 1945 ñến nay, ở nước ta ñã có nhiều công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung và trí thức Thừa Thiên Huế nói riêng. Năm 1958, Đảng Lao ñộng Việt Nam cho xuất bản cuốn “Chính sách của Đảng Lao ñộng Việt Nam ñối với trí thức”, chỉ ra những chính sách của Đảng ñối với trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh - lãnh tụ của Đảng cộng sản, của Nhà nước - ñã có nhiều bài viết, bài nói nêu cao vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Gần hai mươi năm sau (năm 1976), nhà xuất bản Sự Thật ñã tập hợp, bổ sung và xuất bản với nhan ñề “Về vấn ñề trí thức và cách mạng”. Tác phẩm “Ký ức và cảm nghĩ” xuất bản năm 1960 của Đảng Xã hội Việt Nam, mặc dù chỉ là một tập hợp các bài nhật ký, ký ức, hồi ký, nhưng ñã phản ánh ñược những suy nghĩ và tư tưởng của trí thức Việt Nam trong những chặng ñường tham gia hoạt ñộng kháng chiến chống Pháp. Có thể nhận thấy, ña số những ấn phẩm về vai trò, cuộc ñời sự nghiệp của trí thức Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng ñều ñược xuất bản dưới hình thức hồi ký. Một trong số những hồi ký, hồi ức lịch sử tiêu biểu có thể kể ñến như: Quê hương và Cách mạng, của Hoàng Anh xuất bản năm 1990; Giải phóng quân Huế, xuất bản năm 1994; Đường vào khoa học của tôi của giáo sư Tôn Thất Tùng, xuất bản năm 2000; 3 Người lính già Đặng Văn Việt chiến sĩ ñường số 4 anh dũng, xuất bản năm 2001; Tố Hữu – Nhớ lại một thời, xuất bản năm 2002; Đào Duy Anh với Nhớ nghĩ chiều hôm, xuất bản năm 2003; Kỷ niệm về một mái trường Tư thục ở Huế: trường Thuận Hóa của Ban liên lạc cựu học sinh trường Thuận Hóa, xuất bản năm 2006; Từ triều ñình Huế ñến chiến khu Việt Bắc, của Phạm Khắc Hòe, xuất bản năm 2007; Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945 - một hiện tượng lịch sử, xuất bản năm 2008,... Các hồi ký trên ñã ñề cập ñến những hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế trước, trong cách mạng tháng Tám 1945 ở Huế và tham gia cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954. Bên cạnh ñó có những tác phẩm nghiên cứu về những cá nhân cụ thể như: Tôn Thất Tùng - cuộc ñời và sự nghiệp, xuất bản năm 1997; Hồ Đắc Di - cuộc ñời và sự nghiệp, xuất bản năm 1999; Đặng Văn Ngữ - cuộc ñời và sự nghiệp, xuất bản năm 2000; Tố Hữu người cộng sản kiên trung nhà văn hóa tài năng của Nguyễn Khoa Điềm, xuất bản năm 2004; Nguyễn Khánh Toàn - năm tháng, cuộc ñời, xuất bản năm 2005... Trong ñó, ñáng lưu ý nhất là hai tác phẩm Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, của tác giả Trần Đương xuất bản năm 2005 và cuốn Những người trong Hoàng tộc nhà Nguyễn ñi theo cụ Hồ của Nguyễn Văn Khoan xuất bản năm 2010, ñã tập hợp những bài viết về các nhà trí thức Việt Nam trong giai ñoạn 1945 - 1954, ñặc biệt là những trí thức xuất thân từ Hoàng tộc Nguyễn tham gia cuộc kháng chiến, kiến quốc. Ngoài việc tập hợp khá ñẩy ñủ các trí thức giai ñoạn này, tác phẩm ñã khắc họa một cách ñầy ñủ và nổi bật chân dung các nhà trí thức từ những ñóng góp của họ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, qua ñó ñánh giá vai trò của tầng lớp này ñối với những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng ñất nước. Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Huế Xưa và Nay, Xưa và Nay, Sông Hương,... ñã ñăng tải rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, ñề tài khoa học bàn về các trí thức cụ thể, vai trò của họ trong kháng chiến, bối cảnh lịch sử,… Ở một số bài viết thể hiện những quan ñiểm nhìn nhận và tiếp cận khác nhau, tuy nhiên ít nhiều ñều thống nhất trong việc ñánh giá vai trò, những ñóng góp của các trí thức trong một giai ñoạn lịch sử quan trọng của dân tộc. Như vậy, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn ñề Trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN * Mục ñích của luận văn - Tìm hiểu một cách có hệ thống sự tham gia của ñội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). 4 - Đánh giá vai trò của ñội ngũ trí thức ñối với cuộc kháng chiến chống Pháp, từ ñó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa ñất nước hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu quá trình chuyển biến của trí thức Thừa Thiên Huế từ ñầu thế kỷ XX ñến Cách mạng tháng Tám 1945, ñể thấy ñược sự chuyển biến về tư tưởng cũng như hành ñộng của trí thức trong bối cảnh cách mạng dân tộc ñang diễn ra. - Làm rõ hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). - Đánh giá vai trò của trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954, từ ñó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự lãnh ñạo của Đảng nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu Việc xác ñịnh trí thức là ai có ý nghĩa quan trọng ñối với việc luận bàn ñến việc nghiên cứu và chọn ñối tượng nghiên cứu cho luận văn. Hiện nay, có rất nhiều ñịnh nghĩa về trí thức cả ở Việt Nam và trên thế giới ñược hàng trăm nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cho nên, ñể chọn ra một ñịnh nghĩa, hay khái niệm về trí thức bao hàm ñầy ñủ các tiêu chí về trí thức trong một giai ñoạn lịch sử cụ thể là rất khó. Nhất là tầng lớp trí thức Việt Nam, luận văn tiếp cận nghiên cứu lại trưởng thành trong xã hội thuộc Pháp từ năm 1945 trở về trước. Vì vậy, ñối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: + Về tiêu chí trí thức: là tầng lớp những người lao ñộng trí óc, có trình ñộ học vấn, có sáng tạo ñặc biệt, dự ñoán ñược thay ñổi thời cuộc, có ñóng góp lớn cho xã hội và là những người nổi tiếng. + Về con người: Đội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế tham gia trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) bao gồm: Thứ nhất, những trí thức là gốc người Thừa Thiên Huế học tập, làm việc trên mọi vùng miền của ñất nước trực tiếp tham gia kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954. Thứ hai, những trí thức từ những tỉnh thành trong cả nước về Huế sinh sống, làm việc, hoạt ñộng cách mạng từ trước năm 1945 cho ñến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954. - Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế gắn liền với cuộc kháng chiến, kiến quốc diễn ra trên phạm vi toàn quốc. 5 Về thời gian, từ năm 1945 ñến năm 1954. NGUỒN TƯ LIỆU Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau bao gồm: - Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành ủy Huế, các Bảo tàng... - Hồi ký của các ñồng chí lãnh ñạo, các nhà trí thức ñã từng tham gia hoạt ñộng trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954. - Các văn kiện của Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập và Lịch sử Đảng bộ ñịa phương ñể tìm hiểu về chính sách của Đảng ñối với trí thức. - Công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan ñã xuất bản, công bố trên các sách, báo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp logic. Luận văn sử dụng phương pháp luận Mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan ñiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Khi xử lý tài liệu chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp với khảo sát thực tiễn, trực tiếp tiếp cận nhân chứng ñể làm sáng tỏ những vấn ñề cần nghiên cứu. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương ñối toàn diện về hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế trong công cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp (1945 – 1954). - Đề tài cung cấp tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu quan tâm ñến chủ ñề trí thức. Đồng thời bổ sung nguồn tư liệu quan trọng về quá trình tham gia hoạt ñộng cách mạng của các nhà trí thức trong lịch sử Thừa Thiên Huế và ñất nước giai ñoạn 1945 - 1954. - Kết quả của luận văn là cơ sở cho việc giáo dục truyền thống ñấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ về những tấm gương trí thức cách mạng ñi trước. Đồng thời, thành công của ñề tài cũng sẽ rút ra bài học kinh nghiệm góp phần cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, sử dụng trí thức vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước theo Nghị quyết Trung ương 7, khóa X ñề ra. 6 Nội dung tóm tắt các chương chính của luận văn CHƯƠNG 1: TRÍ THỨC THỪA THIÊN HUẾ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1.1. Bối cảnh lịch sử Thừa Thiên Huế ñầu thế kỷ XX 1.1.1. Bối cảnh chính trị - kinh tế Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp ñã hoàn thành công cuộc bình ñịnh về mặt quân sự, ñồng thời bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc ñịa ở Việt Nam ñã tác ñộng và làm thay ñổi tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội một cách sâu sắc. Chính trị Huế cuối thế kỷ XIX nửa ñầu thế kỷ XX ñã mất vai trò lãnh ñạo vào tay thực dân Pháp. Năm 1898, Pháp ra thông tư: Từ nay trên vương quốc An Nam không còn tồn tại hai chính quyền nữa, mà chỉ có một chính quyền duy nhất thôi - ñó là chính quyền thống trị của thực dân Pháp. Bộ máy quan lại Nam triều từ trung ương ñến làng xã trở thành tay sai cho ñế quốc thực dân, bóc lột các tầng lớp nhân dân. Chúng chia nước ta làm 3 kỳ với 3 hình thức cai trị khác nhau nhằm chia rẽ dân tộc, gây thành kiến giữa các vùng miền. Mọi hành ñộng yêu nước ñều bị bóp nghẹt. Kinh tế Thực dân Pháp ñẩy mạnh khai thác thuộc ñịa trên quy mô lớn từ ñầu thế kỷ XX ñã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những chuyển biến quan trọng theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Cùng với việc khai thác thuộc ñịa, hệ thống giao thông ñường bộ, ñường sắt ñược người Pháp cho xây dựng thuận tiên cho việc lưu thông, trao ñổi hàng hóa. Đồng thời người Pháp cho xây dựng nhiều khu ñô thị mới làm cho bộ mặt ñô thị Huế có thay ñổi, mang dáng dấp của những ñô thị hiện ñại phương Tây. 1.1.2. Bối cảnh văn hóa - xã hội Văn hóa Để dễ bề cai trị nhân dân ta, thực dân Pháp thi hành chính sách "làm cho dân ngu dễ trị", không cho nhân dân ta học hành. Giáo dục ñược chính quyền Pháp xem như là một vũ khí ñắc lực phục vụ cho ý ñồ thực dân. Mục ñích của nền giáo dục thực dân là nhằm nô dịch và ñồng hóa nhân dân Việt Nam. Xã hội Từ những thay ñổi về kinh tế, chính trị, văn hóa ñã làm cho xã hội Huế phân tầng một cách sâu sắc. Ngoài những giai cấp nông dân, quan lại phong kiến, quý tộc, giơ ñây có thệm các giai cấp: công nhân, tư sản, tiểu tư sản và cả người Tây cùng sinh sống, dẫn ñến xã hội bị phân hoá sâu sắc. 7 Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế ñầu thế kỷ XX mang những nét ñặc trưng của một xã hội thuộc ñịa. Đó là có sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân và phong kiến từ trung ương ñến ñịa phương. Quyền lực tập trung vào tay Khâm sứ Trung Kỳ. 1.2. Quá trình chuyển biến của tầng lớp trí thức Thừa Thiên Huế ñầu thế kỷ XX 1.2.1. Trí thức dưới chế ñộ giáo dục thực dân Pháp Cuộc khai thác thuộc ñịa lần nhất (1897 - 1914), thực dân Pháp tiến hành một cuộc cải cách mới trong giáo dục bằng cách mở rộng hệ thống trường phổ thông Pháp - Việt, hệ thống trường nghề và hệ thống trường Đại học. Ở Huế, thực dân Pháp cho thành lập một số trường nhằm ñào tạo ra ñội ngũ trí thức Tân học phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc ñịa như: trường Quốc học Huế (1896), Canh nông Huế (1898), Bách công Huế (1899), Pháp - Việt Đông Ba (1905), trường Hậu bổ (1911), trường Đồng Khánh (1917)... Kết quả, người Pháp ñã ñào tạo nên một tầng lớp trí thức có kiến thức chuyên trên nhiều lĩnh vực phục vụ cho công cuộc cai trị thuộc ñịa của thực dân Pháp. Thế nhưng, chính tầng lớp trí thức tân học lại ñặt dấu chấm hết sự cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam và Đông Dương. 1.2.2. Tinh thần dân tộc của giới trí thức trẻ từ nhà trường thực dân Đến những năm 20 của thế kỷ XX ñã hình thành một tầng lớp trí thức Tây học ñông ñảo ở Việt Nam. Nho học ñã lụi tàn. Tây học ñã thắng thế. Nhưng với ý thức dân tộc mạnh mẽ, những học sinh Tây học ñã ñứng lên ñấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc. Thế hệ ñó ñược ñánh dấu bởi những tên tuổi như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Phú... ñã làm sụp ñổ nền giáo dục và chế ñộ thực dân. Sự ra ñời của tầng lớp trí thức tân học ñã tác ñộng mạnh mẽ ñến quá trình chuyển ñổi vị thế của các tầng lớp trí thức Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế ñầu thế kỷ XX. 1.3. Hoạt ñộng của trí thức Thừa Thiên Huế trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ñầu thế kỷ XX ñến Cách mạng tháng Tám 1945 1.3.1. Đấu tranh giải phóng dân tộc của tầng lớp trí thức Nho học Phong trào giải phóng dân tộc ñầu thế kỷ XX của tầng sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh ñạo ñã phát triển lên một bước mới, nhưng bị phân thành hai khuynh hướng với hai ñường lối “Bạo ñộng” và “Duy tân”. Đại diện tiêu biểu cho hai ñường lối cứu nước là Cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh tác ñộng mạnh ñến phong trào giải phóng dân tộc, ñỉnh cao là phong trào Đông Du và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (4-1098). Năm 1916, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển dưới sự lãnh ñạo của Thái Phiên và Trần Cao Vân. Nhưng, các cuộc ñấu tranh chống Pháp ở Huế ñã trải qua hơn nửa thế kỷ dưới sự lãnh ñạo của các lớp sĩ phu yêu nước lãnh ñạo và 8 ñại diện ñều bị thất bại. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc bây giờ ñặt lên vai ñội ngũ trí thức trẻ theo con ñường tân học. 1.3.2. Trí thức Thừa Thiên Huế tiếp thu con ñường cứu nước theo cách mạng vô sản Sự thất bại trên con ñường giải phóng dân tộc của các thế hệ sĩ phu ñi trước ñó buộc tầng lớp trí thức tân học phải ñi tìm tòi, thể nghiệm một con ñường cứu nước mới. Con ñường ñó ñã ñược nhà trí thức cách mạng vĩ ñại Nguyễn Ái Quốc tìm ra theo con ñường cách mạng vô sản theo tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin. Con ñường cách mạng ñó, ñã ảnh hưởng sâu sắc ñến phong trào cách mạng Việt Nam những năm thập niên 30 thế kỷ XX, ñặc biệt ñối với tầng lớp trí thức tân thời lúc bấy giời. Vì vậy, vào những năm 1925 - 1930 nhiều tổ chức cách mạng do tầng lớp trí thức lãnh ñạo lần lượt ra ñời: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng... Đến nửa cuối năm 1929 nhiều tổ chức Cộng sản ra ñời: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra ñời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. Ở Thừa Thiên Huế ñến tháng 4 - 1930, Tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thừa Thiên Huế ñược thành lập. 1.3.3. Trí thức Thừa Thiên Huế trong thời kỳ giành chính quyền 1930 - 1945 Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra ñời, trên phạm vi cả nước phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi. Các cao trào cách mạng liên tiếp ra ñời, tập hợp ñông ñảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia dưới sự lãnh ñạo của Đảng. Trong ñó tầng lớp trí thức tiếp tục ñóng vai trò quan trọng trên tất cả các mặt ñấu tranh, từ lãnh ñạo phong trào cách mạng ñến các hoạt ñộng ñấu tranh chính trị, báo chí, văn hoá văn nghệ, nghị trường, biểu tình bãi khoá qua các cao trào cách mạng: 1930 - 1931, 1936-1939 và cao trào các mạng 1939-1945. Cách mạng tháng Tám 1945 diễn ra, ñông ñảo trí thức Thừa Thiên Huế làm việc cho chính quyền thực dân Pháp, phát xít Nhật ñã ñược Đảng giác ngộ cach mạng, họ ñã tập hợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc 1945-1954. CHƯƠNG 2: TRÍ THỨC THỪA THIÊN HUẾ TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) 2.1. Tình hình Thừa Thiên Huế sau Cách mạng tháng Tám - 194 Đất nước ñược ñộc lập, chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân ñã chính thức ra ñời, tại Thừa Thiên Huế chính quyền cách mạng nhân dân cũng ñược thiết lập. Qua bao năm ñấu tranh hy sinh gian khổ, chế ñộ thực dân thống trị ngót trăm năm ñã bị ñánh ñổ, 9 nhân dân Thừa Thiên Huế từ cuộc ñời nô lệ trở thành chủ nhân của quê hương, tự quyết ñịnh lấy vận mệnh của mình. Khí thế cách mạng của những ngày giành chính quyền ñã giục giã lôi cuốn toàn dân từ già, trẻ, gái, trai, từ thành phố ñến thôn, làng, phấn khởi tham gia cách mạng, tham gia các hoạt ñộng xây dựng chế ñộ mới Bên cạnh những thuận lợi to lớn trên, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập phải ñương ñầu với muôn vàn khó khăn, thử thách: nhân dân ñói kém, hơn 90% nhân dân bị mù chữ, nạn thù trong giặc ngoài bao vây ñất nước sau ngày khi giành ñược nền ñộc lập. Quân giặc trở lại xâm lược ñất nước, buộc nhân dân ta tiếp tục chiến ñấu ñể bảo vệ chính quyền, bảo vệ nền ñộc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. 2.2. Quan ñiểm, chính sách tập hợp trí thức tham gia kháng chiến, kiến quốc của Đảng Quan ñiểm, chính sách chung ñối với trí thức Kế thừa truyền thống văn hiến của dân tộc và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức và công tác trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn ñề cao vai trò của trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh nêu lên quan ñiểm: Trí thức gắn với cách mạng, với cái mới, cái tiến bộ. Trí thức là vốn quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế, "cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức. Vì thế, từ buổi ñầu của nhà nước công - nông, giữa muôn vàn khó khăn, thử thách ñông ñảo trí thức ñã ñi theo Bác Hồ, ñi theo cách mạng, nhiều vị có mặt trong Chính phủ do Hồ Chí Minh ñứng ñầu, tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Đối với trí thức Hoàng tộc Nguyễn Cách mạng tháng Tám 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, trong bản Tuyên ngôn ñọc tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta ñã ñánh ñổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay ñể xây dựng nên nước Việt Nam ñộc lập, dân ta lại ñánh ñổ chế ñộ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế ñộ dân chủ cộng hòa". Rõ ràng ñối tượng cách mạng nước ta theo con ñường Hồ Chí Minh không chỉ là chế ñộ thực dân mà cả chế ñộ phong kiến. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi nói ñến lợi ích nhân dân, phải giải quyết quyền cơ bản của dân tộc. Vì vậy, ñối với con cháu và trí thức Hoàng tộc Nguyễn, cũng không nằm ngoài quy luật ñó. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ñiều kiện tập hợp con cháu, trí thức Hoàng tộc Nguyễn vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. 10 2.3. Trí thức tham gia kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954 2.3.1. Trí thức tham gia hệ thống chính trị Trong bộ máy Chính phủ cách mạng ở Trung ương Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ nhiều trí thức Thừa Thiên Huế có mặt trong bộ máy Chính phủ cách mạng như: Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ (vua Bảo Đại), cụ Huỳnh Thúc Kháng, ông Phạm Khắc Hoè, Luật sư Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khánh Toàn,... cùng Chính phủ lãnh ñạo kháng chiến, kiến quốc. Trí thức trong bộ máy chính quyền ở Thừa Thiên Huế Ở Thừa Thiên Huế nhận thức ñược những khó khăn thách thức ñang diễn ra, chính quyền cách mạng kêu gọi tầng lớp trí thức phát huy tinh thần dân tộc cùng Đảng và nhân dân gánh vác việc nước. Nhiều trí thức Đảng giác ngộ cách mạng ñứng trong hàng ngũ ñấu tranh giải phóng dân tộc như: Tôn Quang Phiệt, ông Trần Thanh Chữ, Lê Khánh Khang, ông Bửu Tiếp, ông Nguyễn Tài Đức, bác sĩ Nguyễn Kinh Chi, ông Đoàn Trọng Truyến, Trân Đăng Khoa,... tham gia lãnh ñạo chính quyền cách mạng ở ñịa phương. Sự có mặt của các nhân sĩ trí thức Thừa Thiên Huế trong Chính phủ trung ương và ñịa phương góp sức xây dựng, lãnh ñạo toàn dân thực hiện cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954 ñi ñến thắng lợi cuối cùng. 2.3.2. Trí thức tham gia lực lượng vũ trang Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, toàn thể dân tộc Việt Nam nhất tề nổi dậy chiến ñấu chống lại kẻ thù bằng cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong lực lượng vũ trang nhân dân, trí thức Thừa Thiên Huế có những ñóng góp quan trọng trên các mặt từ giữ chức lãnh ñạo cao nhất cho tới việc sản xuất vũ khí phục vụ chiến trường kháng chiến. Đa số, trí thức Thừa Thiên Huế tham gia lực lượng vũ trang xuất từ trường Thanh niên tiền tuyến - ngôi trường ñược thành lập bởi chính phủ Trần Trọng Kim. Với những ñại diện tiêu biểu như: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh, Tạ Quang Bửu, các tường lĩnh như Đoàn Huyên, Cao Văn Khánh, Đặng Văn Việt... 2.3.3. Trí thức tham gia y tế kháng chiến Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận từ quân sự cho tới văn hóa giáo dục. Vì vậy, y tế trong thời kỳ này cũng là một mặt trận kháng chiến ñấu tranh chống lại bệnh tật, ñem lại sức khỏe cho toàn dân, vì cuộc sống của nhân dân. Đội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế tham gia trên mặt trận y tế kháng chiến có những ñóng góp quan trọng trên cả phưởng diện lãnh ñạo và phục vụ y tế kháng chiến. Với những tên tuổi như: Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Tôn Nữ Ngọc Toản, bác sĩ Lê Đình Thám, bác sĩ Nguyễn Kinh Chi... 11 2.3.4. Trí thức tham gia xây dựng văn hóa Kháng chiến về mặt văn hóa - giáo dục có vị trí và vai trò hết sức quan trọng ñối với sự phát triển của ñất nước. Xây dựng "văn hóa kháng chiến và kháng chiến văn hóa" phục vụ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc là một việc làm rất cần thiết ñối với nhân dân và quân ñội lúc bấy giờ. Trí thức là văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế tham gia xây dựng và phát triển nền văn hóa kháng chiến như: Tố Hữu, Hải Triều, Thanh Tịnh, Hoài Thanh, Nguyễn Văn Thương, Trần Hoàn, Lưu Trọng Lư, Trần Thanh Mại, Nguyễn Hữu Ba (nhạc sĩ), Phạm Đăng Trí (họa sĩ), Phan Khôi… 2.3.5. Trí thức tham gia trrên lĩnh vực giáo dục Đất nước giành ñược ñộc lập, nhưng với 90% dân số mù chữ. Vì vậy, cần phải kiến thiết giáo dục, ñông ñảo trí thức ñã từng hoạt ñộng trong lĩnh vực giáo dục dưới chế ñộ cũ ñược Chính phủ cách mạng mời ra giúp nước, kiến thiết nền giáo dục mới như: Giáo sư, viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Giáo sư Ngụy Như Kon Tum, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Bửu Hội, Giáo sư Tạ Quang Bửu, Phạm Đình Ái, Nguyễn Lân, Nguyễn Thúc Hào học ở Pháp về, thầy Võ Liêm Sơn, thầy Tôn Thất Dương Kỵ... 2.3.6. Trí thức tham gia công tác ngoại giao Trong gần một trăm năm dưới ách ñô hộ của thực dân Pháp, Việt Nam không có tên trên bản ñồ thế giới và mất chủ quyền về ngoại giao. Vì vậy, khi chính quyền Cách mạng thành lập (1945), ở nước ta không tồn tại bộ máy ngoại giao do chính quyền cũ ñể lại. Vì vậy, cần thiết phải kiến thiết ngoại giao, nhiều trí thức Thừa Thiên Huế ñược Chính phủ cách mạng giao trong trách: Tạ Quang Bửu, ông Hồ Đắc Liên, ông Phan Anh, Bửu Hội, Hà Văn Lâu... CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC THỪA THIÊN HUẾ TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC 1945 - 1954 3.1. Vai trò trí thức Thừa Thiên Huế ñối với cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954 3.1.1. Chính sách thu hút và phát huy vai trò trí thức của Đảng Quá trình tham gia chống Pháp trong chín năm kháng chiến của tầng lớp trí thức chứng minh nhận thức và thái ñộ ñúng ñắn của Đảng. Nó có tác dụng quan trọng trong việc hoàn thành sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân, của Đảng và Chính phủ ñối với trí thức trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Trọng dụng trí thức Qua chính sách tập hợp, ñoàn kết trí thức phục vụ cộng cuộc kháng chiến, kiến quốc cho chúng ta thấy Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác ñịnh việc tập hợp, ñoàn kết trí 12 thức không phải là sách lược nhất thời trong một giai ñoạn nhất ñịnh, là vấn ñề cơ bản, có tính chiến lược, lâu dài. Đoàn kết, thu phục trí thức có ý nghĩa quyết ñịnh tới sự thành công của cách mạng, tới sự ổn ñịnh và phát triển lâu dài của ñất nước, của dân tộc. Đây chính là lý do ñể hầu hết nhân sĩ và trí thức Việt Nam hăng hái hòa mình cùng với nhân dân ñấu tranh giành ñộc lập cho dân tộc trong Cách mạng tháng Tám và công cuộc kháng chiến chống Pháp. Sử dụng trí thức Từ việc ñể có ñược nhân tài phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc ñã là một vấn ñề ñầy khó khăn ñối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng sử dụng như thế nào cho có hiệu quả lại là một ñiều khó hơn. Thế nhưng dưới sự lãnh ñạo của Đảng mà ñứng ñầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã biết khéo léo sắp xếp ñúng vị trí công việc cho trí thức tham gia vào cuộc kháng chiến, kiến quốc.Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trọng dụng nhân tài phải biết tùy tài mà dùng người: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta ñặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. 3.1.2. Vai trò của trí thức Thừa Thiên Huế với cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đóng góp vào lực lượng tham gia kháng chiến Tiếng súng kháng chiến Nam Bộ bùng nổ, tuyệt ñại ña số trí thức Thừa Thiên Huế từ vua, quan, trí thức tân học yêu nước kẻ trước người sau lao vào guồng máy của cuộc kháng chiến chống Pháp cùng nhân dân giữ vững lời thề ñộc lập. Qua thống kê bước ñầu (của tác giả) trí thức Thừa Thiên Huế tham gia kháng chiến, kiến quốc trên các lĩnh vực từ chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế có khoảng 52 người. Đóng góp vào thành phần trí thức tham gia kháng chiến Khi bàn ñến vai trò của trí thức Thừa Thiên Huế tham gia vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954, chúng ta không thể không xét tới thành phần, cơ sở xuất thân hình thành nên ñội ngũ trí thức. Trí thức Thừa Thiên Huế tham gia vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc hầu như xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội ñương thời. Từ người ñứng ñầu của chế ñộ phong kiến, tới những gia ñình Hoàng tộc, gia ñình quan lại cao cấp, và một số gia ñình là nhà Nho, ít có xuất thân từ gia ñinh thương gia. Những ñóng góp trên phương diện vai trò lãnh ñạo Trí thức Thừa Thiên Huế tham gia vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954 có nhiều người ñóng vai trò là những nhà lãnh ñạo, những người ñi tiên phong xây dựng, kiến thiết ñất nước trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế. Ở trên mỗi cương vụ lãnh ñạo ñó họ ñã có những ñóng góp to lớn cho việc 13 xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có tầm ảnh hưởng sâu sắc, khích lệ các tầng lớp nhân dân ñóng góp sức mình vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Những ñóng góp trên phương diện cá nhân Công cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945 - 1954 từng ghi nhận tên tuổi nhiều cá nhân trí thức Thừa Thiên Huế có những ñóng góp xuất sắc: Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ trên lĩnh vực Y tế; Giáo sư Tạ Quang Bửu, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trung tướng Cao Văn Khánh trên lĩnh vực quân sự; Tố Hữu, Hải Triều trên lĩnh vực văn hóa; Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn trên lĩnh vực giáo dục... 3.2. Một số trí thức tiêu biểu Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986) Giáo sư Tạ Quang Bửu, ñại diện tiêu biểu cho trí thức Thừa Thiên Huế hoạt ñộng trên lĩnh vực quân sự. Ông là niềm tự hào của trí thức nước nhà, là vị trưởng lão của khoa học Việt Nam, là vị kiến trúc sư của nền toán học Việt Nam, là bậc thầy khoa học, là một con người có trí tuệ uyên bác và giàu nhiệt huyết. Nhưng không dừng lại ở ñó, ông còn là một nhà quân sự tiêu biểu có nhiều cống hiến xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng, chiến ñấu và trưởng thành của Quân ñội nhân dân Việt Nam anh hùng.. Nhà thơ Tố Hữu (1920 - 2002) Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam hiện ñại. Thơ Tố Hữu thể hiện sức mạnh, lý tưởng người chiến sĩ cộng sản mà nhà thơ suốt ñời theo ñuổi. Gần 70 năm hoạt ñộng cách mạng, nhà thơ dành hết thời gian và tâm lực cho công tác tư tưởng, công tác văn hoá văn nghệ của Đảng. Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn (1905 - 1993) Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn là một trí thức cách mạng lớn, một nhà khoa học lớn của dân tộc. Ông có nhiều ñóng góp trong ngành khoa học xã hội, ñặc biệt, ông là linh hồn của hai cuộc cải cách lớn của giáo dục Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912 - 1982) Giáo sư Tôn Thất Tùng là cuộc ñời của một trí thức khát khao cống hiến tài năng của mình cho dân tộc. Từ một người trí thức xuất thân trong một gia ñình quý tộc, với ước muốn học tập thật giỏi ñể thoát khỏi vòng nô lệ, áp bức của thực dân, nhờ có cách mạng, Giáo sư Tôn Thất Tùng ñã trở thành một trong những bông hoa ưu tú của chế ñộ mới trong lĩnh vực y học với những phương pháp mang tên ông, ñược cả thế giới kính trọng. 14 KẾT LUẬN Thời kỳ thực dân Pháp ñánh chiếm, bình ñịnh Việt Nam và Thừa Thiên Huế cũng chính là thời kỳ suy tàn của tầng lớp Nho sĩ. Cũng chính là thời kỳ thực dân Pháp lập nền giáo dục thực hiện ñào tạo tầng lớp trí thức tân học mới thân Pháp. Đến năm 1945, trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, vai trò của tầng lớp Nho sĩ hầu như mất hết tác dụng và nhường chỗ lại cho tầng lớp trí thức tân học. Cách mạng tháng Tám, rồi kháng chiến chống Pháp tầng lớp trí thức tân học hầu hết ñứng dưới ngọn cờ lãnh ñạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chống Pháp. Đội ngũ trí thức yêu nước Thừa Thiên Huế không những ñược thừa kế những giá trị truyền thống tốt ñẹp của dân tộc mà còn ñược trang bị thế giới quan và lập trường cách mạng của giai cấp vô sản. Dưới sự lãnh ñạo của Đảng, trí thức yêu nước Thừa Thiên Huế tự nguyện cùng với giai cấp vô sản gánh vác trách nhiệm giải phóng dân tộc mà lịch sử giao phó. Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam ñã góp một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công cuộc kháng chiến, hy sinh khổ cực, chen vai, sát cánh với bộ ñội và nhân dân. Cho nên, dù bị bắt bớ, ñánh ñập, tù ñày, hiểm nguy, cái chết ngày ñêm rình rập, nhưng ñội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế vẫn không nản chí, sờn lòng, mà luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, cách mạng ñã giao phó, góp phần làm nên nhiều thắng lợi to lớn Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước hiện nay. Đảng và Nhà nước ta phải có những chính sách phù hợp, nâng cao năng lực quản lý, ñổi mới hoạt ñộng ñối với trí thức cho phù thực tiễn và xu thế phát triển của ñất nước và thời ñại. Đồng thời trí thức cũng phải xác ñịnh vị trí, vai trò của chính mình và dựa vào những bài học kinh nghiệm quí báu trong lịch sử ñể làm ñiểm xuất phát xây dựng và bảo vệ ñất nước cho hiện tại và tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf49F5B0BDd01.pdf