Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội giai đoạn 2003 - 2008

Có nhiều hình thức khen thưởng biểu dương với những lao động giỏi, những lao động có thành tích xuất sắc để họ tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt công việc của họ. Hàng quý nên tổ chức các chuyến đi du lích thăm quan, tạo tâm lý thoải mãi cho người lao động sau những ngày làm việc vất vả. Qua việc đó người lao động sẽ thấy được sự quan tâm, chăm lo của ban lãnh đạo. Luôn luôn tạo bầu không khí tốt cho lao động, nhất là đối vơi lao động quản lý, bởi họ là người đầu tàu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Và hiệu quả làm việc của họ phụ thuộc vào rất nhiều vào không gian làm việc và bầu không khí. Công ty nên tạo cho họ một không gian làm việc thoải mãi và một tâm lý làm việc ổn định. Đối với các công nhân, cần thường xuyên xuống các xí nghiệp động viên hỏi han sức khỏe, công việc, lắng nghe và giải quyết những khó khăn trong công việc của họ để tạo không khí làm việc luôn luôn thoải mãi. Ngoài ra, Công ty cũng nên nắm bắt đầy đủ thông tin, quan tâm đến mặt tâm tư tình cảm của người lao độngc, tạo điều kiện thuận lợi họ công tác tốt trong công việc cũng như mọi việc trong gia đình họ.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội giai đoạn 2003 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nhà số 7 Hà Nội giai đoạn 20003- 2008 Bảng 2.16 : Các chỉ tiêu kết quả và lao động của Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Năm Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GO Tr.đ 100.000 120.000 140.000 170.000 250.000 350.000 DT Tr.đ 56.000 68.000 80.000 92.000 110.000 140.000 M Tr.đ 1.230 1.430 2.350 3.600 4000 4.800 V Tr.đ 6.429 8.156 9.468 15.520 18.976 2.4800 Người 440 530 600 650 700 800 GN Giờ.ng 975.260 1.186.087 1.354.266 1.476.020 1.600.914 1.838.368 NN Ngày.ng 121.000 147.340 167.400 182.000 197.400 226.400 Nguồn: phòng tổ chức – lao động – tiền lương Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất phải luôn luôn xem xét hiệu quả kinh tế, tức là phải luôn luôn so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Mỗi một quá trình sản xuất được diễn ra có nhiều nguồn lực được tham gia như: nguồn lực tài chính (tiền), nguồn lực vật chất (máy móc, nguyên vật liệu,,), nguồn lực con người, Sự so sánh giữa đầu ra (hiện vật, giá trị) với đầu vào là các nguồn lực kể trên là năng suất. Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của một doan nghiệp thì cần đánh giá hiệu quả của nhiều mặt như: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn….Đứng trên giác độ nguồn nhân lực chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu về năng suất lao động. Việc so sánh kết quả đầu ra (hiện vât, giá trị) so với nguồn lực đầu vào ở đây cụ thể là nguồn lao động được gọi là năng suất lao động. Năng suất lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 2.17: Các chỉ tiêu đánh giá NSLĐ BQ dạng thuận của Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 NSBQ 1 LĐ tính theo GO Tr.đ/ người 227,273 226,415 233,333 261,538 357,143 437,500 NSBQ 1 LĐ tính theo DT Tr.đ/ người 127,273 128,302 133,333 141,538 157,143 175,000 Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 lao động Tr.đ/ người 2,795 2,698 3,917 5,538 5,714 6,000 NSLĐBQ tính 1 ngày người theo GO Tr. đ / ngày người 0,826 0,814 0,836 0,934 1,266 1,546 NSLĐBQ 1 ngày người theo DT Tr. đ / ngày người 0,463 0,462 0,478 0,505 0,557 0,618 Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 ngày người Tr. đ / ngày người 0,0102 0,0097 0,0140 0,0198 0,0203 0,0212 Bảng 2.18: Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu NSLĐBQ dạng thuận của Công ty giai đoạn 2003-2008 SS liên hoàn (tr.đ/ng) (tr.đ/ng) (tr.đ/ng) (tr.đ/ ngày.ng) (tr.đ/ ngày.ng) (tr.đ/ ngày. ng) 04/03 0,996 1,008 0,965 0,985 0,997 0,955 05/04 1,031 1,039 1,452 1,027 1,035 1,446 06/05 1,121 1,062 1,414 1,117 1,058 1,409 07/06 1,366 1,10 1,032 1,355 1,102 1,011 08/07 1,225 1,114 1,050 1,221 1,11 1,060 Nhận xét: Ở đây cần phân tích biến động NSLĐBQ 1 lao động và NSLĐBQ 1 ngày người của Công ty trong giai đoạn 2003- 2008 Trước tiên là NSLĐBQ 1 lao động của Công ty được phản ánh qua 3chỉ tiêu: Năng suất bình quân 1 lao động tính theo GO Năng suất bình quân 1 lao động tính theo DT Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 lao động Kết quả tính toán trong bảng cho thấy: Trong giai đoạn 2003- 2008 các chỉ tiêu này đều có sự biến động: Năng suất bình quân 1 lao động tính theo GO năm 2004 so với năm 2003 giảm: cụ thể năm 2003 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 227,273 triệu đồng GO còn năm 2004 thì tạo ra 226,415 triệu đồng giảm 0,4%. Nguyên nhân là do năm 2004 Công ty tiến hành cổ phần hóa chưa đi vào hoạt động ổn định, máy móc còn cũ chưa thay mới được nhiều z. Từ năm 2005 sản lượng của Công ty bắt đầu có tín hiệu tăng nên chỉ tiêu này bắt đầu có tốc độ phát triển lớn hơn 1 cao nhất tốc độ phát triển năm 2007 so với năm 2006: năm 2006 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh tạo ra 261,536 triệu đồng GO năm 2007 tạo ra 357,143 triệu đồng tăng 36,6%. Còn chỉ tiêu năng suất lao động bình quân tính theo DT đều có tốc độ phát triển lớn hơn 1 cao nhất là tốc độ phát triển năm 2008 so với năm 2007, cụ thể là năm 2007 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 157,143 triệu đồng doanh thu năm 2008 thì tạo ra 175 triệu đồng tăng 14%. Cuối cùng là chỉ tiêu chỉ suất lợi nhuận tính trên một lao động: năm 2004 so với năm 2003 có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1: năm 2003 chỉ tiêu này là 2,795 triệu đồng/ người năm 2004 chỉ tiêu này là 2,698 triệu đồng / người giảm 0,05%. Từ năm 2005 chỉ tiêu này có tốc độ phát triển lớn hơn 1 và cao nhất là 2006 so với năm 2005 tăng 45,2%. Còn NSLĐBQ 1 ngày người của Công ty được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: NSLĐBQ 1 ngày người theo GO NSLĐBQ 1 ngày người theo DT Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 ngày người Qua tính toán trong bảng cho thấy: Năm 2004 so với năm 2003 cả 3 chỉ tiêu này đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh NSLĐBQ 1 ngày người năm 2004 giảm so với năm 2003. Đi vào từng chỉ tiêu thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 ngày người có tốc độ phát triển nhỏ nhất. cụ thể năm 2003 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,014 triệu đồng lợi nhuận, năm 2004 tạo ra 0,0198 triệu đồng giảm 4,5%. Từ năm 2005 cả 3 chỉ tiêu này đều có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh năng NSLĐBQ 1 ngày người năm trước tăng so với năm sau, cụ thể đối với NSLĐBQ 1 ngày người theo GO năm 2006 có tốc độ phát triển cao nhất là 41,4%, năm 2008 có tốc độ phát triển là 41%. Chỉ tiêu NSLĐBQ 1 ngày người theo DT năm 2007 so với năm 2006 có tốc độ phát triển lớn nhất là 35,6% và tỷ suất lợi nhuận tính trên ngày người năm 2007 cũng có tốc độ phát triển cao nhất là 22,1%. Nói chung NSLĐBQ 1 lao động và năng suất bình quân 1 ngày người làm việc thực tế của Công ty theo các chỉ tiêu kết quả như GO, DT từ năm 2005 đang có xu hướng tăng. Mà tăng năng suất lao động đồng nghĩa với giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng vì bất cứ 1 đơn vị Công ty nào khi bắt đầu tham gia vao hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu năng suất lao động năm sau phải tăng lên so với năm trước để giảm chi phí.Và đối với Công ty cổ phân đầu tư xây dựng phát triển nhà sô 7 đã và đang cố gắng để đạt được kết quả đó. Chính vì thế mà mấy năm gần đây Công ty luôn đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh cao trong toàn Tổng Công ty. 2.5.2. Phân tích biến động năng suất lao động của Công ty giai đoạn 2003 – 2008. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng lao động trong giai đoạn 2003 -2008 của Công ty, ta đi phân tích biến động NSLĐBQ theo một chỉ tiêu kết quả đó là chỉ tiêu giá trị sản xuất GO: Bảng 2.19: Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo GO của Công ty giai đoạn 2003 - 2008. Chỉ tiêu Năm GO (tr.đ) (người) (tr.đ/ người) 2003 100000 440 227,273 2004 120000 530 226,415 2005 140000 600 233,333 2006 170000 650 261,538 2007 250000 700 357,143 2008 350000 800 437,500 Bảng 2.20: Các chỉ tiêu phản ánh biến động năng suất lao động tính theo GO của Công ty giai đoạn 2003 -2008: Chỉ tiêu Năm Năng suất lao động BQ tính theo GO (tr.đ/người) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (tr.đ/người) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (lần) Giá trị tuyệt đối 1% Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2003 227,273 2004 226,415 -0,858 -0,858 0,996 0,996 -0,004 -0,004 2,264 2005 233,333 6,918 6,060 1,031 1,027 0,031 0,027 2,333 2006 261,538 28,205 34,265 1,121 1,151 0,121 0,151 2,615 2007 357,143 95,605 129,870 1,366 1,571 0,366 0,571 3,571 2008 437,500 80,357 210,227 1,225 1,925 0,225 0,925 4,375 BQ (tr.đ/người) 42,045 1,140 0,14 Biểu đồ 2.5: Biến động NSLĐBQ tính theo GO Nhận xét: Bảng 2.18, bảng 2.19 và biểu đồ 2.5 cho thấy: NSLĐBQ tính theo GO trong giai đoạn 2003 – 2008. Năm 2004 chỉ tiêu này giảm 0,4% tương ứng với lượng tuyệt đối là 0,858 tr .đ / người.Từ năm 2004 thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên, trong đó 2 năm gần đây là năm 2007 và năm 2008 có tốc độ phát triển cao hơn hẳn. Năm 2007 có tốc độ tăng là lớn nhất là 36,6% so với năm 2006. Năm 2008 so với năm 2007 chỉ tiêu này tăng 22,5%. Điều này chứng tỏ trong 2 năm gần đây Công ty đã sử dụng lao động rất hiệu quả. Xét trong cả giai đoạn 2003- 2008 thì năm 2008 so với năm 2003 thì NSLĐBQ tính theo GO tăng 92,5% về lượng tuyệt đối là 210,227 triệu đồng/ người, mỗi năm tăng bình quân là 42,045 triệu đồng / người với tốc độ tăng bình quân là 14%. Nguyên nhân chính là Công ty chú trọng đến việc cải tiến máy móc, thay mới đối với máy móc đã cũ kỹ và đồng thời luôn có những chiến lược để nâng cao chất lượng lao động. Để thấy được xu thế biến động của NSLĐBQ tính theo GO của công ty, đi xây dựng hàm xu thế của NSLĐBQ. Sử dụng chương trình phần mềm SPSS cho kết quả như sau: Hàm xu thế tuyến tính cho SE = 42,8 Hàm xu thế hyperbol cho SE = 77,38 Hàm xu thế bậc 2 cho SE = 12,06 Hàm xu thế bậc 3 cho SE = 14,723 Hàm xu thế mũ cho SE = 526,74 Từ kết quả trên chọ xu thế bậc 2 vì hàm xu thế bậc 2 cho sai số chuẩn SE nhỏ nhất. hàm xu thế bậc 2 có dạng: 2.6. Phân tích thu nhập của lao động trong Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Thu nhập của lao động là toàn bộ khoản thu người lao động được (cả tiền lẫn bằng hiện vật) bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca… trong đó tiền lương là nguồn thu nhập chính. 2.6.1. Phân tích thu nhập bình quân của lao động trong Công ty Thu nhập bình quân của lao động trong Công ty được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: Thu nhập bình quân 1 lao động: Thu nhập bình quân một ngày người làm việc thực tế: Thu nhập bình quân 1 giờ làm việc thực tế: Để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu trên, lập bảng phân tích sau: Bảng 2.21: Thu nhập bình quân lao động của Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Chỉ tiêu Năm Trị số (trđ/ng) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) Trị số (trđ/ ngày ng) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) Trị số (trđ/ giờ ng) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) 2003 14,6114 0,0531 0,0066 2004 15,3887 1,0532 0,0554 1,0418 0,0069 1,0431 2005 15,780 1,0254 0,0566 1,0218 0,0070 1,0167 2006 23,8769 1,5131 0,0853 1,5077 0,0105 1,504 2007 27,1086 1,1353 0,0961 1,1273 0,0119 1,1273 2008 31,0000 1,1435 0,1095 1,1395 0,0135 1,1381 Nhận xét: Từ kết quả trong bảng cho thấy: cả 3 chỉ tiêu trên trong giai đoạn 2003 - 2008 đều có tốc độ phát triển lớn hơn 1. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của V lớn hơn tốc độ phát triển của , GN, NN. Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu này không đều qua các năm nhưng cả 3 chỉ tiêu này năm 2006 là có tốc độ phát triển cao nhất, cụ thể: thu nhập bình quân 1 lao động tăng 51,3%, thu nhập bình quân một ngày người làm việc thực tế tăng 50,7%, Thu nhập bình quân 1 giờ làm việc thực tế tăng 50,4%. Hai năm 2003 và năm 2004 các chỉ tiêu này có tốc độ phát triển không cao so với mấy năm gần đây. Các năm gần đây có tốc độ phát triển tương đối đều. Đây chính là kết quả của việc cổ phần hóa Công ty. Cuối năm 2004 Công ty bắt đầu cổ phần hóa sang năm 2005 Công ty tổ chức lại bộ máy tổ chức và cơ cấu lai nhân sự và sang năm 2006 Công ty thực sự đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 2.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động trong Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu cho thấy được cứ 1 triệu đồng quỹ phân phối lần đầu chi cho người lao động thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả đầu ra (GO, DT, M,) Hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của Công ty được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: Năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động tính theo GO: Năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động tính theo DT: Tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu lao động: Bảng 2.22: Hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động trong Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Chỉ tiêu Năm Trị số (tr.đ/tr.đ) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) Trị số (trđ/trđ) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) Trị số (trđ/trđ) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) 2003 15,555 8,711 0,191 2004 14,713 0,946 8,337 0,957 0,175 0,916 2005 14,787 1,005 8,45 1,013 0,248 1,146 2006 10,954 0,741 5,928 0,702 0,232 0,935 2007 13,175 1,203 5,797 0,978 0,211 0,909 2008 14,113 1,071 5,645 0,974 0,194 0,918 Nhận xét: Kết quả tính toán trong bảng cho thấy: 3 chỉ tiêu trên qua các năm đều có những biến động khác nhau. Đối với chỉ tiêu năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động tính theo GO có 2 năm có tốc độ phát triển liên hoàn 1 phản ánh năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao đọng tính theo GO năm trước so với nă sau đều tăng. Tăng cao nhất là năm 2007 so với năm 2006 tăng 20,3 % nguyên nhân là do tốc độ phát triển của GO lớn hơn tốc độ phát triển của V. Chỉ tiêu năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động tính theo DT hầu hết đều có tốc độ phát triển liên hoàn 1 phản ánh năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động tính theo DT năm 2005 so với năm 2004 tăng, nhưng tốc độ này chỉ là 1,013 tức là chỉ tiêu này năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,3%. Chỉ tiêu cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu lao động cũng có biến động trong giai đoạn 2003 – 2008 chỉ có 1 năm có tốc độ phát triển liên hoàn > 1 là năm 2005 phản ánh tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu lao động năm 2005 tăng so với năm 2004. Cụ thể năm 2004 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,175 triệu động lợi nhuận, năm 2005 thì tạo ra 0,278 triệu đồng tăng 14,6%, nguyên nhân là do tốc độ phát triển của M lớn hơn tốc độ của V. Các năm còn lại đều có tốc độ phát triển liên hoàn < 1 phản ánh tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu lao động năm sau giảm so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của M nhỏ hơn tốc độ phát triển của V, giảm nhiều nhất là năm 2007 so với năm 2006 giảm 9,1%. 2.6.3. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân và tốc độ tăng NSLĐBQ Trong điều hành sản xuất kinh doanh, bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng luôn luôn nghiên cứu để đảm bảo một mặt là không ngừng cải tiến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động (như tăng đơn giá nhân công), mặt khác phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Muốn vậy 1 trong những tính quy luật được tôn trọng là tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động phải tăng chậm hơn so với tốc độ tăng năng suất lao động Xét tỷ lệ sau: Số tương đối: (Ở đây , tính theo GO) Số tuyệt đối: Kết quả tính toán được ghi dưới bảng sau: Bảng 2.23: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân và tốc độ tăng NSLĐBQ của Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Chỉ tiêu Năm VL (tr.đ/người) WL (tr.đ/người) GO (tr.đ) Số tương đối (lần) Số tuyệt đối(tr.đ) 2003 14,6114 227,2727 100.000 2004 15,3887 226,4151 120.000 1,0572 441,20 2005 15,780 233,3333 140.000 0,9950 -47,33 2006 23,8769 261,5385 170.000 1,3499 4023,14 2007 27,1086 357,1429 250.000 0,8314 -3847,52 2008 31,0000 437,5000 350.000 0,9335 -1766,40 Nhận xét: Với số tỷ lệ theo số tương đối < 1 và số tuyệt đối < 0 thể hiện tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động tăng chậm hơn với tốc độ tăng năng suất lao động. Đối với Công ty thì tính quy luật có năm được tôn trọng, có năm không, cụ thể: năm 2004 và tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động làm cho Công ty lãng phí 441,2 triệu đồng. Sang năm 2005 thì tính quy luật này được tôn trọng làm cho Công ty tiết kiệm được 47,3333. Năm 2006 lại lặp lại năm 2004 làm cho Công ty lãng phí 423,1429 triệu đồng và sang năm 2007 và năm 2008 và tính quy luật này được tôn trọng và Công ty đã tiết kiệm được năm 2007 là 3847,5294 triệu đồng và năm 2008 là 1766,4 triệu đồng. Đây là cơ hội Công ty có thêm vốn để mở rộng đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Như vậy đối với Công ty này thì tính quy luật này có năm được tôn trọng có năm không nguyên nhân là do Công ty vẫn chưa có sự nhất quán về việc phân tích số liệu. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự gia tăng thêm vốn đầu tư của Công ty. 2.7. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003 - 2008 Dùng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của năng suất lao động và lao động đến kết quả sản xuất kinh doanh. Để cho tổng quát nhất chọn kết quả sản xuất ở đây để phân tích là GO, Mô hình 1: Biến động giá trị sản xuất giai đoạn 2003 – 2008 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Năng suất bình quân 1 lao động tính theo GO Số lao động bình quân Từ: Có mô hình: - Biến động tương đối: - Biến động tuyệt đối: Và tính , kết quả tính toán như sau: SS liên hoàn 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2006 120.454,5 135.849,1 151.666,6 183.077,0 285.714,4 Tính biến động tương đối và tuyệt đối qua các năm trong giai đoạn 2003 – 2008, kết quả được cho dưới bảng sau: Bảng 2.24: Biến động tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu theo mô hình 1 của Công ty giai đoạn 2003 – 2008. SS liên hoàn Biến động tương đối (%) Biến động tuyệt đối (tr.đ) 04/03 20,00 -0,38 20,45 20.000 -454,5 20.454,5 05/04 16,67 3,06 13,21 20.000 4.150,9 15.849,1 06/05 21,43 12,09 8,33 30.000 18.333,4 11.666,6 07/06 47,06 47,06 7,69 80.000 66.923,1 13.077,0 08/07 40,00 40,00 14,29 100.000 64.285,7 35.714.3 Nhận xét: Giá trị sản xuất của Công ty năm sau so với năm trước đều tăng do ảnh hưởng của 2 nhân tố năng suất bình quân 1 lao động tính theo GO và số lao động bình quân. Qua các năm các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến sự tăng lên của GO. Cụ thể năm 2004 so với năm 2003 và năm 2005 so với năm 2004 thì nguyên nhân chủ yếu làm cho GO tăng là do quy mô lao động bình quân tăng nhưng năm 2004 so với năm 2003 GO tăng chỉ là do quy mô lao động bình quân tăng, còn NSLĐBQ 1 lao động giảm 38% làm GO giảm 454,531 triệu còn năm 2005 so với năm 2006 GO tăng lên đều do cả hai nhân tố tăng. Các năm về sau thì nguyên chính làm cho GO tăng lên là sự tăng lên của năng suất bình quân 1 lao động. Về lượng tuyệt đối thì năm 2008 so với năm 2007 GO tăng nhiều nhất là 100 000 triệu đồng trong đó năng suất bình quân 1 lao động tăng 40% làm cho GO tăng 64285,7 triệu đồng và quy mô lao động bình quân tăng 14,29% làm cho GO tăng 35714,3 triệu đồng. Về biến động tương đối thì GO năm 2007 so với năm 2006 có tốc độ phát triển lớn nhất, tăng 47,06% trong đó có sự tăng lên 47,06% của năng suất la bình quân 1 lao động làm cho GO tăng 66923,05 triệu đồng, quy mô lao động bình quân tăng 7.69% làm cho GO tăng 13076,95%. Như vậy trong 3 năm gần đây sau khi Công ty tiến hành cổ phần hóa thì việc sử dụng lao động ngày càng có hiệu quả hơn. Mô hình 2: Biến động GO của Công ty giai đoạn 2003 – 2008 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: NSLĐBQ 1 ngày người làm việc thực tế tính theo GO. Số ngày làm việc thực tế bình quân của lao động. Số lao động bình quân. Từ phương trình: Có Mô hình: - Biến động tương đối: ; ; - Biến động tuyệt đối: Tính , kết quả như sau: Đơn vị tính: tr.đ SS liên hoàn 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007 121.702,8 136.263,6 152.152 174.758,2 286.622,4 120.389,5 135.775,2 151.608,6 183.064 285.609,6 Để thấy được biến động của GO giai đoạn 2003 – 2008 do ảnh hưởng của 3 nhân tố cần tính biến động tuyệt đối và tương đối qua các năm, kết quả được cho dưới bảng sau: Bảng 2.25: Biến động tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu theo mô hình 2 của Công ty giai đoạn 2003 – 2008. SS liên hoàn Biến động tương đối (%) Biến động tuyệt đối (tr.đ) 04/03 20,00 -1,40 1,09 20,39 20.000 -1.702,8 1.313,3 20.389,5 05/04 16,67 2,74 0,36 13,15 20.000 3.736,4 488,4 15.775,2 06/05 21,43 11,73 0,36 8,29 30.000 17.848,0 543,4 11.608,6 07/06 47,06 35,60 0,71 7,68 80.000 65.628,4 1.307,6 13.064,0 08/07 40,00 22,11 0,35 14,24 100.000 63.377,6 1.012,8 35.609,6 Nhận xét: Giá trị sản xuất của Công ty giai đoạn 2003 - 2008 biến động do ảnh hưởng của 3 nhân tố: NSLĐBQ 1 ngày người làm việc thực tế tính theo GO, số ngày làm việc thực tế bình quân của lao động, số lao động bình quân. Kết quả tính toán trong bảng cho thấy: GO qua các năm đều tăng và cả 3 nhân tố trên đều có những ảnh hưởng khác nhau đến giá trị sản xuất mà cụ thể là: Năm 2004 và năm 2005 nguyên nhân chính làm cho GO tăng lên là sự tăng lên của Quy mô lao động riêng năm 2004 có sự khác biệt là NSLĐBQ một ngày người làm việc thực tế giảm 1,4 % làm cho GO giảm 1702,8 triệu đồng. Từ năm 2006 trở đi thì nguyên nhân chính làm cho GO tăng là sự tăng lên của NSLĐBQ một ngày người, sau đó là sự tăng lên của quy mô lao động và cuối cùng số ngày làm việc thực tế bình quân. Về biến động tương đối thì năm 2007 so với năm 2006 thì GO có tốc độ phát triển lớn nhất là 1,476 lần đã tăng 47,06% trong đó NSLĐBQ 1 ngày làm việc thực tế tăng 35,6% làm cho GO tăng 65628,4 triệu đồng, số ngày làm việc bình quân thực tế tăng 0,71% làm cho GO tăng 1307,6 triệu đồng, số lao động bình quân tăng 7,68% làm cho GO tăng 13064 triệu đồng. Về biến động tuyệt đối thì năm 2008 so với năm 2007 tăng cao nhất là 100 000 triệu động tức là tăng 40% trong đó NSLĐBQ 1 ngày người làm việc thực tế tăng 22,1 % làm cho GO tăng 63377,6 triệu đồng, số ngày làm việc thực tế bình quân tăng 0,35 % làm cho GO tăng 1012,8%, quy mô lao động bình quân tăng 14,24% làm cho GO tăng 35609,6 triệu đồng. Nói chung, số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động ảnh hưởng rất nhỏ đến sự tăng lên của GO. Kết luận: Qua hai mô hình phân tích trên, phần nào cho thấy được sự tăng lên của GO trong mấy năm đầu giai đoạn nguyên nhân chính là do sự tăng lên của quy mô lao động bình quân. Từ năm 2006 thì bắt đầu có sự khác biệt việc sử dụng lao động ngày càng có hiệu quả hơn được thể hiện thông qua sự tăng lên của GO mà nguyên nhân chính là do sự tăng lên của năng suất lao động. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 7 HÀ NỘI 3.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 Hà Nội 3.1.1. Một số dự đã và đang đầu tư Tên dự án Giá trị Thời gian thực hiện Dự án đã đầu tư: Dự án nhà ở 61 Lạc Trung II – Quận Hai Bà Trưng Dự án khu nhà ở Vĩnh Hoàng – Quận Hoàng Mai Dự án Xuân La II – Quận Tây Hồ Dự án Giáp Bát I – II Quận Hoàng Mai Dự án xây dựng trụ sở và văn phòng cho thuê 37 Nguyễn Đình Chiểu - Quận Hai Bà Trưng 70 tỷ đồng 800 tỷ đồng 1300 tỷ đồng 40 tỷ đồng 49 tỷ đồng 2003 – 2008 2004 – 2008 2004 – 2008 2004 – 2007 2006 - 2007 Dự án đang đầu tư: Dự án quy hoạch, cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ Dự án khu đô thị và du lịch sinh thái Ngọc Liệp – Hà Tây Dự án khu nhà ở Vĩnh Hưng – Quận Hoàng Mai Dự án văn phòng TM & nhà ở - 15 Mạc Thị Bưởi Các dự án trung tâm thương mại khác 6000 tỷ đồng 2000 tỷ đồng 2500 tỷ đồng 1000 tỷ đồng 2000 tỷ đồng 2004 – 2010 2006 – 2011 2008 – 2012 2008 – 2010 2008 - 2011 Một số công trình tiêu biểu: Nhà A4 – 17 tầng Đền Lừ - Quận Hoàng Mai Nhà B11 – 13 tầng Nam Trung Yên – Quận Cầu Giấy Nhà A1 – 6 tầng Phú Thượng – Quận Tây Hồ Trường trung học Đền Lừ II – Quận Hoàng Mai Trường Lê Ngọc Hân – Quận Hai Bà Trưng Nhà CT1A – 27 tầng – Xuân La – Quận Tây Hồ Nhà CT1B – 27 tầng – Xuân La – Quận Tây Hồ Nhà CT2A – 15 tầng – Xuân La – Quận Tây Hồ Nhà CT2B – 19 tầng – Xuân La – Quận Tây Hồ Nhà CT3 – 17 tầng – Vĩnh Hoàng – Quận Hoàng Mai Nhà CT2 – 15 tầng – Vĩnh Hoàng – Quận Hoàng Mai 46 tỷ đồng 40 tỷ đồng 10,5 tỷ đồng 9,2 tỷ đồng 11 tỷ đồng 500 tỷ đồng 300 tỷ đồng 85 tỷ đồng 135 tỷ đồng 50 tỷ đồng 40 tỷ đồng 2003 – 2004 2003 – 2005 2004 – 2005 2002 – 2003 2005 – 2006 2007 – 2010 2007 – 2010 2007 – 2010 2007 – 2010 2007 – 2010 2007 – 2010 3.1.2. công tác điều hành SXKD Chủ trương của công ty tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chính là đầu tư kinh doanh dự án và kinh doanh xây lắp được xuyên suốt trong quá trình phát triển của đơn vị, trong đó: Về đầu tư kinh doanh dự án: Mục đích của công ty là nắm bắt nhu cầu và diễn biến thị trường bất động sản để phân tích dự đoán, để hoạch định kế hoạch đầu tư, kinh doanh bđs, và tiến tới tổ chức sàn dao dịch bất động sản. Như vậy, công ty đã có bước thay đổi căn bản , từ chỗ thuần túy xây dựng nhà ở để bán sang việc chủ động sản xuất gắn với kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường. bên cạnh đó nắm bắt các chủ trương của thành phố về quỹ nhà chính sách xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong các dự án phát triển nhà ở công ty đang triển khai như: Vĩnh Hoàng , Xuân La … đều gắn việc xây dựng nhà cao tầng theo đơn đặt hàng của thành phố để tạo quỹ nhà phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng và làm nhà thấp tầng để kinh doanh theo nhu cầu của khách hành với đồng bộ HTKT. Hiện nay, công ty đang thi công 03 công trình cao tầng và đầu tư hoàn chỉnh HTKT của dự án, kết hợp với triển khai các nhà thấp tầng. Trong điều kiện khó khăn của thị trường BĐS công ty đã chủ động hợp tác với nhiều ngân hàng để có cam kết thỏa thuận bảo lãnh cho người vay tiền mua nhà, đất trả góp với mức vay tối đa 80% giá trị căn hộ, thời gian vay từ 10 đến 15 năm, lãi suất phù hợp. hình thức này đã tạo cơ hội tốt cho khách mua nhà. Bên cạnh đó công ty cũng đang xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điều hành quản lý giao dịch, giới thiệu thông tin bất động sản trên các phương tiện thông tin truyền thông, các trung tâp giao dịch khác, đồng thời nhận rao bán nhà đất, cập nhật thông tin về lĩnh vực này ở hà nội và các tỉnh lân cận. nhờ sự đổi mới phương thức kinh doanh đồng bộ, việc đầu tư sản phẩm nhà ở được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng và được khác hàng đánh giá cao. Từ mục tiêu chủ động sản xuất gắn với kinh doanh đa diện, công ty đã và đang triển khai các dự án theo nhu cầu của thị trường phù hợp với quy hoạch chung, đó là các dự án: văn phòng giao dịch cho thuê 37 nguyên Đình Chiểu, dự án phát triển nhà ở Ao Mơ gắn với quy hoạch hệ thống giao thông hạ tầng của thành phố, dự án khu sinh thái Ngọc Liệp- Hà Tây … đối với dự án Nguyễn Công Trứ công ty đã tham gia cùng với các sở ,ban, ngành của thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết, hoàn chỉnh cơ chế giải phóng mặt bằng-tái định cư-tạm cư, công khai cơ chế đền bù- tái định cư, đồng thời công ty đã chủ động ứng vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà di chuyển tạm dân để đảm bảo điều kiện thực hiện kế hoạch khởi công dự án. Về kinh doanh xây lắp : Hoạt động kinh doanh xây lắp của công ty gồm hai hướng chính là : nhận thầu xây lắp và triển khai thi công các công trinh trong dự án đã được thành phố phê duyệt: “ chủ đầu tư tự thực hiên dự án”. Công ty đã đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp các công trình như: CT2A-2B Xuân La, dự án nhà cao tầng CT2,CT3, vĩnh Hoàng … Ban quản lý dự án trực thuộc công ty không ngừng được hoàn thiện về tổ chức. trước mắt chủ đầu tư chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành bố trí sắp xếp cán bộ chuyên môn có trình độ, áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến, đảm bảo công tác kiểm tra giám sát chất lượng từng hạng mục công trình chặt chẽ , phê duyệt, kiểm soát tiến độ thi công có hiệu quả, thường xuyên tổ chức các buổi giao ban rút kinh nghiệm điều chuyển cán bộ kỹ thuật kịp thời để tăng cường phát huy năng lực sở trường nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và tăng tính chủ động sáng tạo trong công tác. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, sức khỏe, trình độ tổ chức quản lý, phấn đấu các xí nghiệp đều đủ khả năng thi công các công trình cao tầng. Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ thi công nhà cao tầng , đã mua thêm 02 cẩu tháp và hệ thống giàn giáo cốp pha phù hợp với công nghệ thi công cao. Trong thời gian tới, tiếp tục đầu tư mua thêm 01 cẩu tháp có tầm với dài cùng hệ thống giàn giáo, cốp pha, máy móc thi công và các thiết bị phục vụ khác. Đồng thời chủ động và linh hoạt khai thác mọi nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mạnh dạn ứng vốn để thi công các công trình phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng theo đơn đặt hàng của thành phố và các công trình khác trong dự án. Bên cạnh đó công ty tiếp tục hoàn thiện các quy chế quản lý xây lắp, xây dựng quy chế quản lý nhà trung cư, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đạt chất lượng tốt. trong năm qua công ty không để xảy ra vụ tai nạn lao động đáng tiếc nào. 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn 3.1.3.1. Thuận lợi Công ty đã có được những điều kiện thuận lợi rất cơ bản, đó là sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Ban Gia,s đốc Tổng Công ty, các phòng ban chức năng của Tổng Công ty. Sự đổi mới trong chỉ đạo và bám sát các mục tiêu phương hướng cụ thể của Thành phố về chương trình phát triển Thủ Đô giai đoạn 2005 – 2010, đặc biệt trong lĩnh vực Công ty đã có được những điều kiện thuận lợi rất cơ bản, đó là sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Tổng Công ty, các phòng ban chức năng của Tổng Công ty. Sự đổi mới trong chỉ đạo và bám sát các mục tiêu phương hướng cụ thể của nhà ở - đô thị đã giúp cho Công ty có những phương hướng và biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bộ máy lãnh đạo Công ty với nhiệt tình và trách nhiệm cao, đã xây dựng hoàn thiện dần về cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động có hiệu quả. Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức thi công xây lắp và thực hiện các dự án nhà ở là hai mũi nhọn chính của Công ty. Sự ổn định liên tục nhiều năm, sự đoàn kết nhất trí cao của Lãnh đạo đơn vị trong quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động của Công ty. Đặc biệt sau khi tiến hành công tác cổ phần hóa, Công ty vẫn giữ được sự ổn định và điều tiết về mọi mặt: Sản xuất kinh doanh tăng trưởng, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, hoạt động của bộ máy Công ty cổ phần đi vào nề nếp, có hiệu quả trong việc đẩy mạnh khai thác việc làm. Tập thể cán bộ công nhân viên luôn luôn phấn khởi tin vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty, hăng hái thi đua lao động sản xuất và công tác, tự rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu cơ chế sản xuất kinh doanh hiện nay. 3.1.3.2. Khó khăn Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giớ WTO, sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của nghành xây dựng Thủ Đô trong những năm qua luôn là một thách thức lớn đối với Công ty. Đội ngũ Cán bộ công nhân viên còn một vài cá nhân chưa chuyển biến tích cực : năng suất hiệu quả chưa cao, chưa thích ứng với cơ chế thị trường, mức độ cạnh tranh và những đòi hỏi cao của thị trường xây dựng hiện nay. Sự biến động của nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường làm ảnh hưởng không chỉ đến tiến độ thi công các công trình, các công tác đấu thầu, trúng thầu thi công xây lắp, công tác đầu tư dự án phải có những tính toán kỹ lưỡng về chi phí để phục vụ thanh, quyết toán công trình theo thời điểm. Ngoài ra, do tác động của thị trường Bất động sản trầm lắng, sức mua giảm, sự biến động giá vật liệu xây dựng, nhu cầu về lao động tăng cao trong lúc lực lượng lao động có tay nghề đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công các công trình, công tác đấu thầu, thi công xây lắp của đơn vị. Bên cạnh đó các chính sách của Nhà nước như luật đất đai sửa đổi bổ sung, luật xây dựng, luật doanh nghiệp, luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 3.2. Mục tiêu phương hướng trong những năm tới Năm 2009-2010 là mốc thời gian có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo đà cho việc kết thúc thắng lợi nghị quyết đại hội lần thứ 14 của đang bộ thành phố Hà Nội tiến tơi đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua và để xứng đáng với sự tin tưởng của tổng Công ty cũng như ủy ban nhân dân thành phố, công ty sẽ quyết tâm xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng bộ trong các mặt công tác của công ty. Phát triển đội ngũ đảng viên mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sức chiến đấu của đảng viên trong tình hình mới. Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của cán bộ công nhân viên, sắp xếp và xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, lao động trẻ bằng các chính sách đãi ngộ cụ thể. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả làm việc của các phòng ban chuyên môn, áp dụng các hình thức giáo dục ý thức, lề lối làm việc theo phong cách Văn hóa công nghiệp, củng cố hoàn thiện quy trình làm việc, cập nhật thông tin nhanh nhậy, chính xác để vận dụng vào công việc chuyên môn, phát huy tính chủ đông sáng tạo, năng động của cán bộ làm công tác tham mưu cho lãnh đạo. Tập trung sắp xếp lại các xí nghiệp xây lắp mạnh về tổ chức quản lý và năng lực thi công, đủ điều kiện hoạt động độc lập, năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng công tác của ban quản lý dự án thông qua việc thành lập các ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đầu tư thích đáng về con người và cơ sở vật chất để hoạt động có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch mở rông thị trường sản xuất kinh doanh; mở rông thêm ngành nghề kinh doanh. Tích cực tham gia đấu thầu xây lắp, đầu tư dự án trên các địa bàn trong và ngoài thành phố, liên doanh liên kết để khai thác mọi nguông lực phát triển đơn vị. Tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị, kỹ thuật thi công đáp ứng được yêu cầu của các công trình cao tầng, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tích cực cải tiến kỹ thuật trong quá trình quản lý điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh. Tập trung nghiên cứu, có giải pháp nhằm tăng cường năng lực về vốn của Công ty bằng các biện pháp : “phát triển thêm cổ phiếu, huy động các nguồn vố từ vốn vay ngân hàng, đóng góp của tổ chức cá nhân”. Duy trì và đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện khen thưởng và xử phát kịp thời để động viên khích lệ cán bộ công nhân viên. Phát huy dân chủ bảo đảm hoạt động của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. 3.3. Những mặt mạnh và mặt yếu của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 trong việc sử dụng nguồn lao động 3.3.1. Những mặt mạnh Qua phân tích ở chương II, đã cho thấy Công ty có những điểm mạnh sau: Công ty có đội ngũ lao động ngày càng được trẻ hóa qua các năm, năm 2008 đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời bình quân là khoảng 32 tuổi. Đây là lợi thế rất lớn của Công ty góp phần vào việc tăng hiệu quả sản xuất của Công ty. Lực lượng lao động gián tiếp có tỷ trọng trình độ đại học là chủ yếu, lực lượng này góp phần làm cho bộ máy hoạt động của Công ty ngày càng được nâng cao đóng góp vào việc nâng cao hoạt động sản xuất của Công ty. Năng suất lao động bình quân tính theo giá trị sản xuất trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng. Mặt khác qua phân tích cũng cho thấy trong những năm gần đây, phần lớn các chỉ tiêu kết quả tăng đều do nguyên nhân năng suất lao động tăng. Điều này góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. Nhờ công tác quản lý của các nhà quản lý trong Công ty mà tính quy luật trong sử dụng lao động là tốc độ tăng của thu nhập bình quân phải tăng chậm hơn so với tốc độ tăng năng suất lao động trong 2 nă gần đây tín quy luật đó đã được tông trọng. Chính điều này đã tiết kiệm được cho Công ty một khoản chi phí góp phần vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu, em thấy được điểm mạnh nữa là: Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy- Hội đồng quản trị -Giam đốc Công ty, công đoàn, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng nhân các ngày kỉ niệm 8/3, 26/3, 20/10 như tặng quà liên hoan văn nghệ tại đơn vị, tổ chức cho chị em đi thăm quan các danh lam thắng cảnh tại Yên Tử, Chùa Hương, Lạng Sơn … Tổ chức sơ kết 3 năm phong trào thi đua “ phụ nữ giỏi việc nước- đảm việc nhà “ và trao quả cho 17 chị em đạt loại giỏi, 4 chị em đạt loại khá. Phát động tới toàn thể công nhân viên lao động hưởng ứng tuần lễ an toàn – vệ sinh lao động – phòng chữa cháy nổ. Tổ chức trao quà, phần thưởng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó là con của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhân dịp tết thiếu nhi 1/6, tết trung thu. Thông qua tổ chức công đoàn, Công ty đã phát động đến cán bộ công nhân viên các phong trào thi đua tiết kiệm vật tư không để lãng phí thất thoát, giữ gìn vệ sinh công nghiệp trên công trường; đăng kí các danh hiệu thi đua “ giỏi việc nước- đảm việc nhà “; người tốt việc tốt; lao động giỏi; gia đình cán bộ công nhân viên tiêu biểu; sáng kiến sáng tạo trong công tác…Đó chính là các tiêu chuẩn để đánh giá xét duyệt điểm thi đua hàng quý. Công tác thi đua khen thưởng có nội dung cụ thể hình thức phong phú, tổ chức phát động thi đua đầu năm, sơ kết, tong kết, và biểu dương khen thưởng kịp thời. Phong trào thi đua người tốt việc tốt, xây dựng tập thể, cá nhân điển hình, phát huy sáng kiến sáng tạo trong sản xuất…được duy trì thường xuyên và có hiệu quả thiết thực thúc đẩy phong trào thi đua lao đông sản xuất. Công ty thường xuyên tổ chức các buổi giao ban rút kinh nghiệm điều chuyển cán bộ kỹ thuật kịp thời để tăng cường phát huy năng lực sở trường nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và tăng tính chủ động sáng tạo trong công tác. 3.3.2 Những mặt yếu Công ty có đội ngũ lao động trực tiếp tương đối trẻ nhưng trình độ tay nghề chưa cao, lao động có tay nghề cao bậc 6, bậc 7 là không có. Lao động có trình độ tay nghề bậc4, bậc 5 tuy có, nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đa số lao động trực tiếp của Công ty là bậc 3. Phản ánh rất rõ thực trạng của ngành xây dựng đang thiếu những lao động có trình độ tay nghề cao ở nước ta. Lao động trực tiếp của Công ty thường giảm mạnh vào các tháng 2, 6 , 11 gây rất nhiều khó khăn cho Công ty. Đây là điều mà hầu hết các doanh nghiệp trong ngành xây dựng gặp phải. Ngoài ra, một số lao động trực tiếp có ý thức lao động không cao, còn lười biếng nên năng suất lao động chưa cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn một vài cá nhân chưa chuyển biến tích cực, năng suất hiệu quả chưa cao, chưa thích ứng với cơ chê thị trường, mức độ cạnh tranh và những đòi hỏ cao của thị trường xây dựng hiện nay. Do việc thu thập và xử lý thông tin thống kê còn diễn ra ở nhiều phòng ban khác nhau gây khó khăn cho việc phân tích số liệu. Nên qua phân tích cho thấy tính quy luật để đảm bảo cho Công ty tái sản xuất mở rộng là tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân có những năm vẫn không được tôn trọng. 3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà Hà Nội trong những năm tới Quá trình sản xuất là sự kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất và lao động của con người. Do vậy, yếu tố lao động là một phạm trù khách quan gắn liền với bất kỳ nền sản xuất xã hội nào. Không có yếu tố con người, sẽ không có một quá trình sản xuất nào diễn ra, lúc đó tư liệu sản xuất chỉ là vật chết, chỉ có yếu tố lao động của con người mới làm cho tư liệu sản xuất sống lại tạo ra sản phẩm. Vì vậy mà trong bất kỳ một doanh nghiệp naò, các nhà quản lý đều quan tâm tới việc phát triển nguồn nhân lực sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Mỗi doanh nghiệp khi sử dụng lao động đều có những mặt mạnh và mặt yếu. Và để phát huy những điểm mạnh và khắc phực những điểm yếu trong việc sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nhà sô 7, có thể đưa ra một số giải pháp sau: 3.4.1 Tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty. Lao động luôn là yếu tố quan trọng, quyết định mọi hoạt động trong quá trính sản xuất. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao thì điều đầu tiên là các nhà quản lý nghĩ tới là nâng cao chất lượng lao động để tăng năng suất lao động, đây là điều kiện quyết đính để các doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Năng suất lao động sẽ tăng khi mà lao động đã được đào tạo kĩ lưỡng về kiến thức, khả năng và kỹ năng. Chính vì vậy, Công ty nên thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đối với lao động gián tiếp, cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho lao động trực tiếp. Để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, Công ty cần một mặt duy trì và nâng cao chất lượng lao động hiện có, đồng thời tìm cách thu hút những người có trình độ lao động quản lý, có tay nghề kinh nghiệm về làm việc tại Công ty thông qua công tác tuyển dụng. Hiện giờ sản lượng của Công ty ngày càng tăng, quy mô lao động của Công ty cũng tương đối lớn, nên đòi hỏi các nhà quản lý của Công ty là những người có trình độ chuyên môn càng cao, nên Công ty chú ý đến đội ngũ lao động trẻ, phát hiện những người có năng lực và cử họ đến học tập các trường quản lý do cac Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức, khi đó người học sẽ trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức lý thuyết lẫn thực hành kỹ năng thực hành. Và nếu có điều kiện hơn nữa, Công ty cử một số lao động có trình độ đi đào tạo và học hỏi kinh nghiệm quản lý ỏ nước ngoài để phục vụ lâu dài cho Công ty. Những người được cử đi đào tạo cần kiểm tra sát sao. Ngoài ra, cần tập trung hơn nữa trong quá trình phân công lao động cụ thể đối với người lao động. Xác định rõ chức năng và tính chất của từng công việc để đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của công việc với khả năng của lao động. Trong khi tuyển dụng phải lấy yêu cầu công việc làm tiêu chuẩn để lựa chọn con người hay nói cách khác là cần lựa chọn đúng người đúng việc có như vậy mới phát huy được tính sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Đối với đội ngũ lao động trực tiếp, Công ty tiến hành đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ bậc thợ cho công nhân. Hàng năm Công ty cần tổ chức các buổi thi lên bậc thợ để công nhân phấn đấu và tự nâng cao trình độ cho mình. Công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo kinh nghiệm, học tập và rút kinh nghiệm để mọi người cùng học tập và làm việc tốt hơn. 3.4.2. Tạo động lực cho người lao động Một doanh nghiệp chỉ có thể đạt năng suất cao khi có đội ngũ lao động làm việc tích cực và sáng tạo. Điều này phụ thuộc vào chính sách mà những người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho lao động của họ. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới các mục tiêu của các tổ chức doanh nghiệp. Mục đích chính của người lao động là làm việc để tạo thu nhập cho mình để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Người lao động sẽ hài lòng với công việc của mình khi mà họ nhận được thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Và họ sẽ thấy có hứng thú hơn với công việc hơn khi mà họ nhận được những khoản khuyến khích quan tâm của các nhà quản lý lao động cả về vật chất lẫn tinh thần của Công ty. Ngược lại nếu người lao động nhận thấy thù lao mà họ nhận được không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra, khi đó họ sẽ trở nên ít gắn bó với doanh nghiệp, giảm lỗ nực trong công việc hoặc sẽ làm việc không tích cực và sớm muộn gì họ sẽ tìm kiếm những cơ hội khác tốt hơn cho mình. Chính vì vậy Công ty nên có những chính sách khuyến khích tài chính đa dạng và phong phú và kịp thời. Lao động của Công ty thì phần đông là lao động trực tiếp, mà lao động này phần lớn là lao động từ nông thôn lên, nên còn gặp nhiều khó khăn về ăn uống và sinh hoạt. Nếu có điều kiện, Công ty có thể tạo điều kiện cho họ khắc phục khó khăn bằng việc xây dựng các khu nhà ngỉ tập thể để cho công nhân thuê. Trợ cấp cho người lao động khi người lao động bị ốm. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua giữa những các tổ trong phân xưởng: thi lao động giỏi, tay nghề cao thi đua năng suất lao động nhằm khuyến khích tay nghề cũng như vật chất cho người lao động. Có nhiều hình thức khen thưởng biểu dương với những lao động giỏi, những lao động có thành tích xuất sắc để họ tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt công việc của họ. Hàng quý nên tổ chức các chuyến đi du lích thăm quan, tạo tâm lý thoải mãi cho người lao động sau những ngày làm việc vất vả. Qua việc đó người lao động sẽ thấy được sự quan tâm, chăm lo của ban lãnh đạo. Luôn luôn tạo bầu không khí tốt cho lao động, nhất là đối vơi lao động quản lý, bởi họ là người đầu tàu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Và hiệu quả làm việc của họ phụ thuộc vào rất nhiều vào không gian làm việc và bầu không khí. Công ty nên tạo cho họ một không gian làm việc thoải mãi và một tâm lý làm việc ổn định. Đối với các công nhân, cần thường xuyên xuống các xí nghiệp động viên hỏi han sức khỏe, công việc, lắng nghe và giải quyết những khó khăn trong công việc của họ để tạo không khí làm việc luôn luôn thoải mãi. Ngoài ra, Công ty cũng nên nắm bắt đầy đủ thông tin, quan tâm đến mặt tâm tư tình cảm của người lao độngc, tạo điều kiện thuận lợi họ công tác tốt trong công việc cũng như mọi việc trong gia đình họ. 3.4.3 Nâng cao chất lượng, cải tiến, đổi mới máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là một phần không thể thiếu được trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào cho dù đơn giản hay phức tạp. Nhất là đối với nghành xây dựng, một nghành đọi hỏi nhiều máy móc thiết bị trong nhiều khâu. Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động, chúng cùng với các yếu tố khác tác động lên nguyên vật liệu tạo thành sản phẩm, chúng không chỉ tham gia một lần mà rất nhiều lần trong quá trình sản xuất và chuyển dần giá trị của chúng vào giá trí của sản phẩm. Việc lao động sử dụng máy móc thiết bị, có ảnh hưởng đến năng suất lao động. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ góp phần vào làm tăng năng suất lao động. Để đảm bảo máy móc thiết bị không bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất, Công ty thường xuyên bảo dưỡng máy móc, đối với những máy đã cũ hoặc đã khấu khao hết cần phải thanh lý để mua mới bổ sung thêm trang thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất và quản lý của Công ty. Trước khi mua mới thiết bị cần tìm hiểu mọi thông tin để trách mua phải những máy móc chất lượng thấp. 3.4.4 Nâng cao chất lượng điều kiện lao động Đối với lao động quản lý: Đây là đội ngũ lao động mang tính trí óc cao, nên đòi hỏi phải được làm việc trong điều kiện môi trường tốt: như thông tin phải được cập nhật thường xuyên, có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo sức khỏe và tạo tâm lý thoải mãi trong khi làm việc như: các phòng ban cần trang bị thêm một số máy điều hòa đảm bảo nhiệt độ không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng lam việc, trang bị cho các phòng ban hệ thống máy vi tính nối mạng. Đối với lao động trực tiếp: họ phải làm việc ngoài trời trong mọi điều kiện thời tiết, hằng ngày phải tiếp xúc với bụi của nguyên vật liệu và đôi khi còn gặp tai nạn trong lao động, nên Công ty nên trang bị cho họ đồng phục an toàn trong khi lao động, yêu cầu và khuyến khích họ sử dụng. 3.4.5. Quản lý chặt chẽ đội ngũ lao động trong Công ty Lao động trong Công ty phần lớn là lao động trực tiếp nên việc quản lý lao động đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. Lao động thường không làn việc đúng giờ hoặc đôi khi có một số lao động lười biếng làm ít chơi nhiều, nên Công ty nên cử ra một số người thường xuyên theo dõi chấm giờ làm việc cho từng lao động theo từng ngày kể cả việc đi làm muộn, nếu lao động đi làm việc hoặc bỏ việc đi làm việc riêng không có trách nhiệm trong công việc, nếu nhẹ thị kỷ luật và nhắc nhở, nếu nặng thì xử phạt tài chính. Việc quản lý như thế sẽ giúp người lao đông đi làm đúng giờ và tích cực làm việc. 3.4.6 Cải tiến chế độ trả lương hợp lý để khuyến khích lao động Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận. Bất kỳ người lao động nào khi đi làm đều quan tâm đến tiền lương mà Công ty trả cho họ vì đó là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ, ngày càng đóng góp cho sự phát triển của Công ty. Trong mấy năm gần đây do biến động của giá cả, tỷ lệ lạm phát cao nên Công ty cần có chế độ trả lương phù hợp. Công ty căn cứ vào năng lực, trình độ, cấp bậc, thâm niên để có chế độ trả lương hợp lý, trách gây ra hiện tượng lao động rời khỏi Công ty vì tiền lương mà họ nhận được không đúng với thời gian và công sức họ bỏ ra. KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong điều kiện kinh tế Thế Giới đang gặp nhiều khó khăn, trị trường tiêu thụ sẩn phẩm đang dần thu hẹp dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp để tồn tại phải tìm cách giảm chi phí sản xuất. Và một trong những cách mà các nhà quản lý nghĩ tới là cắt giảm lao động. Đối với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 qua tìm hiểu thì em được biết cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mặc dù có ảnh hưởng nhưng ở mức độ thấp. Qua phân tích đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội giai đoạn 2003 - 2008” cho ta thấy rõ hơn tình hình sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng lao động, ảnh hưởng của các nhân tố lao động đến kết quả sản xuất của Công ty. Qua phân tích, một lần nữa khẳng định vai trò quyết định của vốn nhân lực (vốn nhân lực là tập hợp các kiến thức, khả năng, kỹ năng mà con người tích lũy được trong quá trình đào tạo hoạc làm việc) đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và đối với Công ty nói chung. Do đó, Công ty đang nỗ lực để ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội và Thế giới. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình hướng dấn của thầy giáo PSG.TS. Nguyễn Công Nhự cùng với sự chỉ bảo tận tình của anh Phan Hùng Sơn - Trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương và các anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Công Nhự, giáo trình thống kê công nghiệp, nhà xuất bản thống kê. 2. PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu, giáo trình lý thuyết thống kê, nhà xuất bản thống kê. 3. PGS.TS. Trần Ngọc Phác – Trần Thị Phương, giáo trình ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê, nhà xuất bản thống kê 4. PGS.TS. Trần Xuân Cầu – PGS.TS. Mai Quốc Chánh, giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân. 5. Các tạp chí lao động. 6. Các bài luận văn khóa 43, 44, 44, 45.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21410.doc
Tài liệu liên quan