Luận văn Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hai tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

MS: LVVH-PPDH012 SỐ TRANG: 140 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tình hình giáo dục trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 1.2. Tình hình của việc dạy học văn theo loại thể hiện nay 1.3. Tầm quan trọng của việc dạy học văn theo đặc trưng loại thể 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề loại thể văn học trong nhà trường 2.2. Lịch sử vấn đề phân chia loại thể văn học 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 5.2. Phương pháp quan sát 5.3. Phương pháp thực nghiệm 5.4. Phương pháp thống kê 6. Giới hạn đề tài 7. Giới thiệu cấu trúc của luận văn LOẠI THỂ VÀ DẠY HỌC VĂN THEO LOẠI THỂ Ở THPT- LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm loại thể và ý nghĩa thực tiễn của sự phân chia loại thể văn học 1.1.1. Khái niệm loại thể 1.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc phân chia loại thể trong dạy học văn 1.2. Dạy học tác phẩm tự sự theo đặc trưng loại thể 1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của loại thể tự sự 1.2.2. Thực tế dạy học tác phẩm tự sự theo đặc trưng loại thể 1.3. Dạy học tác phẩm trữ tình theo đặc trưng loại thể 1.3.1. Những đặc trưng cơ bản của loại thể trữ tình 1.3.2. Thực tế dạy học tác phẩm trữ tình theo đặc trưng loại thể 1.4. Sự chuyển hóa giữa loại tự sự và trữ tình với việc dạy học tác phẩm tự sự mang yếu tố trữ tình 1.4.1. Nguyên nhân của sự chuyển hoá giữa loại tự sự và trữ tình 1.4.2. Một số vần đề dạy học tác phẩm tự sự mang yếu tố trữ tình CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LOẠI THỂ VÀO DẠY HỌC HAI TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU- NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG – NGUYỄN MINH CHÂU 2.1. Tiếp cận Rừng xà nu và Mảnh trăng cuối rừng như một tác phẩm tự sự mang yếu tố trự tình. 2.1.1. Rừng xà nu và Mảnh trăng cuối rừng đặt trong hệ thống của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 2.1.2. Rừng xà nu và Mảnh trăng cuối rừng được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 2.2. Dạy học hai tác phẩm Rừng xà nu và Mảnh trăng cuối rừng theo sự kết hợp đặc trưng của loại thể tự sự và trữ tình 2.2.1. Tình huống truyện, kết cấu truyện và bức tranh thiên nhiên trong hai tác phẩm đậm chất trữ tình và vẻ đẹp lí tưởng 2.2.2. Nhân vật trong hai tác phẩm thể hiện số phận, sự sống và phẩm chất cao quý của cộng đồng 2.2.3. Một số nghệ thuật đặc sắc góp phần tạo nên thành công của hai tác phẩm. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.3. Tiến trình thực nghiệm 3.2. Yêu cầu chọn đối tượng thực nghiệm 3.2.1. Địa bàn thực nghiệm 3.2.2. GV thực nghiệm 3.2.3. HS thực nghiệm 3.3. Kế hoạch thực nghiệm 3.3.1. Dự kiến thời gian thực nghiệm 3.3.2. Dự kiến công việc thực nghiệm 3.4. Thiết kế bài dạy thực nghiệm RỪNG XÀ NU MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG 3.5 . Thuyết minh giáo án thực nghiệm 3.6. Tổ chức thực nghiệm 3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.7.1. Biện pháp đánh giá 3.7.2. Hướng đánh giá 3.7.3. Kết quả thực nghiệm và nhận xét, đánh giá KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC : GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hai tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nước của Nguyễn Khoa Điềm được định nghĩa từ những yếu tố nào trong đời sống hàng ngày? + Tìm hiểu giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG Nguyễn Minh Châu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt, một vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. - Phát hiện nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo, lối trần thuật giàu chất suy tư và cảm xúc, sự thống nhất nội dung với các yếu tố nghệ thuật tạo ra giá trị nhiều mặt cho tác phẩm. - Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện ngắn giàu chất trữ tình. B. THIẾT KẾ BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, GV chỉ nhấn mạnh một số điểm cơ bản có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn, những thành tựu và một số tác phẩm chính. GV: Dựa vào tiểu dẫn, em hãy cho biết những nét chính về tác giả. Nguyễn Minh Châu có những tác phẩm tiêu biểu nào? - 1950 gia nhập quân đội. - 1954 bắt đầu viết truyện ngắn. - Sáng tác trước 1975: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972). Tác phẩm giai đoạn này mang đặc điểm chung của văn học thời kì chống Mỹ, đánh dấu bước phát triển tài năng của Nguyễn Minh Châu. - Sáng tác sau 1975: Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Mảnh đất tình yêu (1987), Cỏ lau (1989)… Giai đoạn này, Nguyễn Minh Châu có bước đột phá đáng trân trọng, được đánh giá là “người tiên phong đổi mới văn học”. GV giới thiệu vài nét về tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng để tạo ấn tượng ban đầu cho HS: - Tác phẩm ra đời trong bối cảnh Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, lúc đầu có tên là Mảnh trăng in trong tập Những vùng trời khác nhau (1970), sau đưa vào Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam, tác phẩm lấy tên là Mảnh trăng cuối rừng. - Đây là truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ cứu nước, tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của nhà văn trước 1975 và mang đặc trưng của văn học Việt Nam giai đoạn này. - Truyện ngắn mang đậm chất lãng mạn, tính lí tưởng khi ca ngợi vẻ đẹp nhân vật Nguyệt và mối tình chung thủy kì lạ của cô. - Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm. HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn HS phân tích tình huống truyện. GV: Đọc cả tác phẩm, ta thấy Nguyệt thầm yêu Lãm và Lãm cũng yêu Nguyệt nhưng tác giả lại tạo ra những tình huống éo le làm hai người không gặp được nhau. Đó là những tình huống nào?Tác giả có dụng ý gì? Đối với những HS yếu, GV sẽ sử dụng câu hỏi gợi mở thay cho câu hỏi nêu vấn đề trên: Tại sao Nguyễn Minh Châu không để Nguyệt và Lãm nhận ra nhau ngay khi ngồi chung buồng lái? Tại sao khi Lãm đến công trường Đá Xanh mà vẫn không cho Lãm gặp được Nguyệt? Tình huống trắc trở ấy sẽ mang đến hiệu quả gì cho tác phẩm? - Tình huống độc đáo, hấp dẫn: cùng đến điểm hẹn, chung chuyến xe nhưng Nguyệt và Lãm không nhận ra nhau. Tình huống tạo cho tính cách nhân vật bộc lộ tự nhiên. - Tình huống đặc biệt, bất ngờ trong hoàn cảnh chiến tranh làm cho câu chuyện không giả tạo. GV có thể bình thêm về tình huống truyện: vì không biết nhau nên qua những thử thách trên dọc đường chiến tranh, họ đã hiểu nhau, tin nhau. Ở Lãm, anh đã nảy sinh tình yêu gần như say đắm với Nguyệt. Sau đó, Lãm đến nơi hẹn, biết rõ đấy là cô Nguyệt từng yêu anh âm thầm, nhưng lại không gặp được cô. Gặp mặt mà không nhận ra nhau, biết nhau mà không thể gặp được nhau. Người đọc cũng hồi hộp theo diễn biến câu chuyện, muốn họ nhận ra nhau nhưng rồi lại sợ họ sẽ biết được nhau. Cuộc tìm kiếm ấy cũng là cuộc đi tìm và khám phá những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người của chính nhà văn. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS khám phá bức tranh thiên nhiên. GV: Trong tác phẩm, hình ảnh ánh trăng được nhắc đến mấy lần? (câu hỏi này chủ yếu kiểm tra việc đọc tác phẩm của HS). Em thử hình dung bức tranh thiên nhiên trong đêm Lãm và Nguyệt cùng đến điểm hẹn? (trước khi trả lời câu hỏi này GV gọi HS đọc diễn cảm một số đoạn trong sách giáo khoa). - Dưới tán rừng Trường Sơn, ánh trăng thượng tuần lung linh mờ ảo, lúc ẩn, lúc hiện “mảnh trăng nằm giữa những tảng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng loè nhoè,…., mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tỏm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim”. - Khung cảnh nơi rừng sâu không khác gì câu chuyện cổ tích giữa đời thường: dòng sông phủ đầy sương trắng “lớp sương bồng bềnh”, mảnh trăng khuyết đứng yên cuối trời sáng trong như mảnh bạc, bầu trời đêm “trong vắt cao lồng lộng”, dưới mặt đất sương phủ mờ ánh trăng “sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi”, “từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng”. - Hình tượng trăng giàu ý nghĩa biểu trưng: ánh trăng là bối cảnh xuất hiện hình ảnh gợi cảm của người thiếu nữ, ánh trăng hòa vào ý nghĩ lãng mạn của chàng trai, ánh trăng dẫn đường ra trận, trăng và cô gái tên Nguyệt hòa quyện vào nhau “ khung cửa xe phía cô gái ngồi lộng đầy bóng trăng”, “trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường”, “khuôn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng”. GV bình: bức tranh thiên nhiên vừa mang tính hiện thực vừa giàu ý nghĩa biểu trưng, vừa đẹp vừa thơ mộng, mang đậm chất thơ và màu sắc lãng mạn. Hình ảnh mảnh trăng cuối rừng vừa gần gũi vừa xa xôi, trăng có lúc bên cạnh người, có lúc ngoài tầm với, tạo nên vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn về câu chuyện của Nguyệt và Lãm. HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS phân tích vẻ đẹp của Nguyệt qua lời nhận xét của chị Tính, chị Nguyệt lão và lời kể của Lãm. GV: Chị Tính và chị Nguyệt lão nhận xét về Nguyệt như thế nào? - Nguyệt có một cái tên khá đẹp. - Nguyệt vừa rời ghế nhà trường đã xung phong đi mở đường, nơi thường xuyên đối diện với cái chết. - Nguyệt rất đẹp, ngoan ngoãn, tích cực và có đủ các đức tính tốt đẹp “trên đời khó tìm được một người con gái như thế”. - Nguyệt ngưỡng mọ và thầm yêu Lãm “Nguyệt vẫn nhớ và đang chờ Lãm”. - Nguyệt là cô gái chung tình “khối anh cán bộ khá hẳn hoi muốn yêu nó. Nó chỉ chờ gặp anh đó thôi”. Qua lời chị Tính và chị Nguyệt lão, Nguyệt là thanh niên sống có lí tưởng, có niềm tin. GV: Hãy tìm những chi tiết thể hiện vẻ đẹp của Nguyệt qua sự cảm nhận của Lãm, sau đó sắp xếp các chi tiết ấy theo từng đặc điểm của nhân vật. HS thảo luận nhóm, sau 15 phút sẽ treo bảng phụ lên bảng, đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến của nhóm. Về cơ bản, HS phải nêu được những đặc điểm sau: - Vẻ đẹp ngoại hình: thanh khiết, giản dị, mềm mại và thanh thoát. + Đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ. + Đôi dép cao su cũng sạch sẽ. + Gấu quần lụa đen chấm mắt cá. + Vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ. + Nguyệt khác hẳn các cô gái thấp và đẫy đà ở công trường. + Ao xanh chít hông vừa khít, mái tóc dày tết thành hai dải. + Chiếc làn và chiếc nón mới trắng loá khoác ở cánh tay một cách nhẹ nhàng. + Nguyệt và trăng hòa nhập vào nhau. - Vẻ đẹp phẩm chất: + Hồn nhiên, tinh nghịch (thông qua lời đối đáp). + Đường đi khó, đêm tối “con đường thấp hẳn xuống, quanh co sục lên một thứ bùn quánh nhão nhoét quanh những hố bom cũ và mới”, Nguyệt bình tĩnh hướng dẫn đường cho xe chạy an toàn. + Xe qua đoạn đá ngầm, Nguyệt chủ động lội phăng qua sông, cột dây tời vào gốc cây. + Khi máy bay ném bom tọa độ, Nguyệt gan dạ, dày dạn kinh nghiệm xử lí tình huống và nhanh nhẹn đẩy Lãm vào nơi an toàn với tinh thần trách nhiệm cao “anh bị thương thì xe cũng mất”. - Vẻ đẹp tâm hồn: + Với một tình yêu không có cơ sở và chưa có gì đảm bảo chắc chắn, Nguyệt luôn “giữ bên lòng hình ảnh người con trai”, cô còn tự nguyện đính ước với anh. + Trải qua bao năm tháng, tình yêu của Nguyệt vẫn trong sáng bền chặt như “sợi chỉ xanh óng ánh, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi”. Nguyệt đẹp toàn diện, đẹp từ trong ra ngoài, từ hình thức đến phẩm chất. Lãm hoàn toàn bị chinh phục, anh yêu Nguyệt “gần như mê muội lẫn cảm phục” và anh tin chắc rằng người con gái chung xe là Nguyệt mà anh cần gặp. Để HS thấy được dụng ý của nhà văn khi xây dựng nhân vật Nguyệt mang vẻ đẹp lí tưởng, GV đặt câu hỏi: GV: Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Nguyệt, vẻ đẹp được Nguyễn Minh Châu miêu tả trong thời buổi chiến tranh ác liệt, thời buổi chỉ có đau thương mất mát? Nếu đối tượng là HS yếu kém, GV sẽ gợi mở thêm: Hãy thử liên tưởng và so sánh hình ảnh chiếc cầu vất vả xây dựng hơn hai năm bị giặc phá gãy làm đôi với hình ảnh sợi chỉ xanh óng ánh trong tâm hồn Nguyệt qua bao nhiêu thời gian và bom đạn không hề đứt. HS được tự do tranh luận và trình bày quan điểm của mình nhưng cơ bản phải nêu được nhận xét sau: Vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp lãng mạn và lí tưởng. Đặt vào hoàn cảnh chiến tranh không dễ gì có được người con gái đẹp toàn diện đến thế. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp hoàn hảo của cô gái tương phản với hoàn cảnh dữ dội, tàn khốc của chiến tranh, để khẳng định sức sống bất diệt của tình yêu và lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, đau thương. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS phân tích nhân vật Lãm. GV: Nhân vật Lãm có những phẩm chất gì? Quá trình thay đổi thái độ của Lãm đối với Nguyệt diễn ra như thế nào? - Lãm có lí tưởng đẹp: trốn nhà đi bộ đội, chấp nhận cuộc sống khó khăn để cống hiến sức trẻ cho cách mạng. - Trong chiến tranh, Lãm bình tĩnh, gan dạ, nhanh nhẹn, tháo vát, không sợ hi sinh. - Lãm có bản lĩnh và chủ động trong công việc. - Lãm có tình yêu chân thành, lãng mạn. Lãm tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ. HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn HS tổng kết. Hướng dẫn HS nêu chủ đề của tác phẩm. GV: Theo em, thông qua câu chuyện tình yêu thời chiến của Lãm và Nguyệt, tác giả muốn gởi gắm điều gì? Chủ đề: truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, giàu tính lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, tác giả còn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Hướng dẫn HS đúc kết những nét nghệ thuật đặc sắc. GV: Sau khi đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng, em hãy nêu lại những nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. (HS thảo luận nhóm 7-10 phút, treo bảng phụ, đại diện mỗi nhóm sẽ phân tích ngắn gọn và nêu dẫn chứng minh họa cho một đặc điểm nghệ thuật). - Nghệ thuật tạo dựng tình huống. - Nghệ thuật kể chuyện. - Không gian tâm tưởng mơ hồ tạo nên sự rung động, nhạy cảm tinh tế giàu sức gợi. - Chất liệu ngôn ngữ mang đậm chất thơ. HOẠT ĐỘNG 7: Củng cố, dặn dò: - Phân tích tình huống truyện Mảnh trăng cuối rừng. - Vẻ đẹp của Nguyệt được nhà văn miêu tả như thế nào? Ý nghĩa? - Đọc kỹ tác phẩm, biết lý giải vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước. - Chuẩn bị bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. + Tác giả, tác phẩm. + Hình tượng Sóng – Bờ tượng trưng cho điều gì? + Sự cảm nhận của nhà thơ về tình yêu. 3.5 . Thuyết minh giáo án thực nghiệm Hai tác phẩm thực nghiệm đều dựa vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học văn theo đặc trưng loại thể, nhằm phát huy khả năng tư duy tích cực của HS, đồng thời đáp ứng nhu cầu đọc hiểu tác phẩm. Vì thế, bài soạn thực nghiệm là bản thiết kế công việc dạy – học của GV và HS. Trong giáo án, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp góp phần làm nổi bật yếu tố tự sự và trữ tình của hai tác phẩm. Biện pháp đọc diễn cảm là hình thức sử dụng mọi sắc thái tình cảm của giọng đọc để tác động đến trí tưởng tượng và cảm xúc của người nghe. Trong bài dạy, phương pháp này được sử dụng để giúp HS cảm nhận và hình dung được bức tranh thiên nhiên. Đôi chỗ, chúng tôi vận dụng biện pháp diễn giảng khi giới thiệu, mở rộng hoặc bổ sung kiến thức. Đặc biệt, bình giảng những chi tiết hay, tạo ấn tượng sâu sắc cho HS. Phương pháp gợi mở dùng để định hướng, dẫn dắt HS tìm tòi, phát hiện những chi tiết trong tác phẩm hoặc cảm nhận được những yếu tố đặc trưng về loại thể của tác phẩm như: tình huống, nhân vật, nghệ thuật đặc sắc….Mặt khác, dạy học nêu vấn đề được GV vận dụng triệt để trong giáo án. Bằng phương pháp này, HS nhận thức vấn đề và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV, phát huy được tính tích cực của các em. Tóm lại: Qua bài dạy thực nghiệm, việc vận dụng quan điểm loại thể đã phản ánh được quá trình cảm thụ tác phẩm văn học đúng với bản chất và đặc trưng của nó. Sự kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp dạy và học làm cho giờ văn trở nên sinh động hơn, phát huy khả năng tư duy của HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, cái hay cái đẹp của tác phẩm được các em cảm nhận bằng chính sự nhận thức bản thân mà không hề gượng ép. Quá trình đọc hiểu ấy không xa rời tác phẩm mà xuất phát từ những đặc trưng loại thể. Từ đấy, các em có được kỹ năng cảm thụ bất kỳ tác phẩm văn học nào, đặc biệt là truyện ngắn hiện đại. Để HS cảm nhận đầy đủ về chất sử thi và trữ tình của hai tác phẩm, chúng tôi sử dụng đa số câu hỏi hình dung tưởng tượng và câu hỏi nêu vấn đề. Mặt khác, những đoạn văn trữ tình hay, HS sẽ đọc diễn cảm và kết hợp với giảng bình. Dạy những loại truyện ngắn này không thể bỏ qua việc phân tích sự vận hành của tình huống, quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng nhân vật. Những điểm nút của tình huống là nơi thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Đồng thời, chúng tôi không bỏ qua bước tóm tắt tác phẩm. Đây là cơ sở kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà và khởi đầu cho quá trình đọc hiểu một tác phẩm. Thảo luận, trao đổi nhóm cũng được chúng tôi vận dụng khi dạy thực nghiệm. Thế nhưng, việc thảo luận cũng chỉ giới hạn ở một hoặc hai vấn đề trong từng tác phẩm. Một mặt, do HS trường thực nghiệm chưa quen với phương pháp này; mặt khác một số câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi tư duy đã đưa trước cho các em chuẩn bị. Do đó, trong giờ học, chúng tôi chú trọng đến những ý kiến cá nhân để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và khả năng tiếp nhận của HS. 3.6. Tổ chức thực nghiệm Khi đã lập xong kế hoạch thực nghiệm, chúng tôi tiến hành họp tổ chuyên môn, gặp gỡ, trao đổi, thống nhất kế hoạch thực nghiệm về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, cách kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm. Chúng tôi gửi bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng cho GV xem và đóng góp ý kiến trước khi tiến hành dạy thực nghiệm. Sau đó, chúng tôi triển khai thời gian thực nghiệm và nhờ một số GV trong tổ không trực tiếp thực nghiệm dự giờ, đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, chúng tôi giải thích thêm những chỗ GV băn khoăn, thắc mắc, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến đặc trưng lọai thể. Trong quá trình thực nghiệm, người thực hiện luận văn dạy hai lớp, một lớp thực nghiệm và một lớp thực nghiệm đối chứng, ngoài ra trực tiếp dự giờ việc triển khai bài dạy của các GV khác. Tuy nhiên, chúng tôi không thể dự hết tất cả các tiết dạy, nhưng cơ bản có thể đánh giá được việc tổ chức thực nghiệm và khả năng tiếp nhận của HS. Sau tiết thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng, GV tiến hành cho HS kiểm tra trắc nghiệm điều tra và làm bài viết trong thời gian 90 phút. Chúng tôi thống nhất thang điểm kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm. Một số nhận xét của GV dạy thực nghiệm và GV dự giờ: Bài thiết kế giáo án thực nghiệm có nhiều chỗ khác biệt so với bài soạn cũ, đặc biệt là mạnh dạn chọn những điểm nhấn, lướt hợp lí, tránh tình trạng vượt quá thời gian theo quy định của phân phối chương trình. HS không phải vất vả trong việc đọc hiểu tác phẩm, biết chọn vấn đề trọng tâm để cảm thụ, tiếp nhận. Chẳng hạn, ở hai tác phẩm thực nghiệm, HS chỉ xoay quanh vấn đề tình huống, nhân vật để làm nổi bật cảm hứng sử thi và chất trữ tình lãng mạn. Từ đó, HS sẽ phát hiện ra những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng lọai thể sẽ tránh được tình trạng áp đặt như trước đây chúng ta từng vấp phải. Hầu hết GV đều cho rằng, với cách tiếp cận này, chúng ta ngày càng tiến gần đến bản chất văn chương. Tuy nhiên, theo tình hình của trường dạy thực nghiệm, những lớp có HS khá giỏi tiếp thu rất nhanh, những lớp HS yếu kém còn bỡ ngỡ, xa lạ với cách học mới này. Đọc hiểu tác phẩm theo đúng đặc trưng loại thể kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp dạy học văn sẽ kích thích hứng thú và khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS. Bấy lâu nay, HS thường hững hờ, vô cảm khi đọc tác phẩm. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những lí do đó là các em không biết cách cảm thụ. Tổ trưởng tổ chuyên môn của trường thực nghiệm nhận xét: tôi rất đồng ý với cách tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng loại thể. Trước nay, chúng ta vẫn làm nhưng thực hiện chưa triệt để. Bài dạy thực nghiệm đã tạo một bước đột phá mới, mạnh dạn chọn điểm nhấn, lướt, không dàn trải. Điều này, GV thường hay dè dặt, đặc biệt là GV dạy lớp 12. Bởi tâm lí e ngại trong việc thi cử. Tuy vậy, việc vận dụng này vào dạy chương trình 12 còn một số hạn chế vì HS chưa quen với phương pháp mới nên người dạy còn lúng túng, các em tư duy còn chậm. Từ những ý kiến trên, chúng tôi rút ra được một số vấn đề cần lưu ý: Trước khi tiến hành đọc hiểu tác phẩm, GV nhắc lại một số kiến thức cơ bản về vấn đề lọai thể. Mặc dù, chương trình lớp 11 đã có bài lí luận văn học về sự phân chia loại thể tác phẩm văn học. Đặc biệt, GV cần lưu ý những đặc trưng của tác phẩm tự sự mang yếu tố trữ tình. GV báo trước hệ thống câu hỏi cho HS chuẩn bị trong thời gian lâu hơn để các em có điểu kiện đọc kĩ tác phẩm và có thể trao đổi với bạn bè trước khi tiến hành đọc hiểu trên lớp . Đối với trường ở nông thôn, bước đầu chúng ta không nên sử dụng nhiều câu hỏi hình dung tưởng tượng, câu hỏi nêu vấn đề và thảo luận nhóm. Bởi các em chưa quen với việc tư duy nên dễ dẫn đến sự thụ động, chán nản, thậm chí lười suy nghĩ. Trước tiên, GV sẽ kích thích sự hoạt động của HS bằng những câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, định hướng rồi đến câu hỏi có vấn đề. Những điểm lướt, không tập trung đọc hiểu, GV cũng cần có biện pháp để kiểm tra việc tự học của các em. GV phải kiên trì với việc đổi mới phương pháp dạy học văn. Động viên, khuyến khích các em trong quá trình tiếp cận tác phẩm. 3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.7.1. Biện pháp đánh giá Kết quả thực nghiệm là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học văn ở trường trung học phổ thông. Do đó, chúng tôi rất tôn trọng sự nghiêm túc, khách quan, chính xác trong quá trình thực nghiệm và kiểm tra, đánh giá. Chúng tôi thực hiện việc đánh giá như sau: Tham gia dạy hai lớp với hai lượt thực nghiệm và hai lượt thực nghiệm đối chứng; trực tiếp dự giờ các GV thực nghiệm. Chúng tôi có cơ sở để kiểm tra hiệu quả của bài soạn thực nghiệm thông qua cách tiến hành của GV và trình độ tiếp nhận của HS. Tham khảo và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các GV cùng dự giờ và GV thực nghiệm. Chúng tôi chú trọng đến vấn đề sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy văn để làm nổi bật đặc trưng loại thể tự sự mang yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hiện đại. Phiếu trắc nghiệm điều tra sau khi kết thúc thời gian thực nghiệm là bước đầu đánh giá khả năng nhận thức, kĩ năng khái quát vấn đề của HS. Mặt khác, phiếu đóng góp ý kiến của HS cũng là căn cứ để chúng tôi điều chỉnh bài soạn và cách thức tiến hành trong giờ dạy. Sau cùng, kết quả bài viết được làm trong 90 phút là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng tiếp nhận và vận dụng của HS. Đồng thời, kết quả ấy cũng góp phần đánh giá hiệu quả của vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu. 3.7.2. Hướng đánh giá Những bài viết diễn đạt mạch lạc, khả năng khái quát, tổng hợp tốt và viết có cảm xúc, có thể hiện ý kiến cá nhân phù hợp đạt điểm 9,10. Những bài viết khá tốt nhưng ý tưởng chưa phong phú đạt điểm 7,8. Những bài có ý tưởng nhưng diễn đạt chưa trôi chảy, người đọc chưa hiểu rõ ý người viết, đạt điểm 5,6. Những bài viết thiếu ý, kĩ năng làm văn còn yếu sẽ đạt điểm 3,4. Những bài hầu như chưa giải quyết được vấn đề đặt ra đạt 1,2 điểm. 3.7.3. Kết quả thực nghiệm và nhận xét, đánh giá Bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bảng 3.1: Kết quả bài dạy thực nghiệm Rừng xà nu Xếp loại Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm 3,4 Điểm 1,2 Lớp Số bài SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 41 8 19.52 21 51.22 12 29.56 0 0 0 0 12A2 41 6 14.63 24 58.54 11 26.83 0 0 0 0 12A3 41 7 17.07 26 63.41 8 19.52 0 0 0 0 12A4 40 1 2.5 16 40.0 21 52.50 2 5.0 0 0 12A5 40 1 2.5 20 50.0 16 40.0 3 7.5 0 0 Bảng 3.2: Kết quả bài dạy thực nghiệm đối chứng Rừng xà nu Xếp loại Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm 3,4 Điểm 1,2 Lớp Số bài SL % SL % SL % SL % SL % 12A6 40 0 0 10 25.0 22 55.0 8 20.0 0 0 12A7 40 0 0 9 22.5 24 60.0 7 17.5 0 0 12A8 40 0 0 5 12.5 23 57.5 10 25.0 2 5.0 12A9 38 0 0 4 10.53 21 55.26 10 26.32 3 7.89 12P 39 0 0 1 2.56 21 53.85 12 30.77 5 12.82 Bài Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu Bảng 3.3: Kết quả bài dạy thực nghiệm Mảnh trăng cuối rừng Xếp loại Điểm9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm 3,4 Điểm 1,2 Lớp Số bài SL % SL % SL % SL % SL % 12A6 40 2 5.0 17 42.5 19 47.5 2 5.0 0 0 12A7 40 1 2.5 16 40.0 22 55.0 1 205 0 0 12A8 40 0 0 12 30.0 24 60.0 4 10.0 0 0 12A9 38 0 0 10 26.32 25 65.79 3 7.89 0 0 12P 39 0 0 8 20.52 25 64.1 5 12.82 1 2.56 Bảng 3.4: Kết quả bài dạy thực nghiệm đối chứngMảnh trăng cuối rừng Xếp loại Điểm9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm 3,4 Điểm 1,2 Lớp Số bài SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 41 5 12.2 18 43.9 18 43.9 0 0 0 0 12A2 41 3 7.32 17 41.46 21 51.22 0 0 0 0 12A3 41 3 7.32 19 46.34 19 46.34 0 0 0 0 12A4 40 0 0 10 25.0 25 62.5 5 12.5 0 0 12A5 40 0 0 8 20.0 24 60.0 7 17.5 1 2.5 Bảng 3.5: Xếp loại, đánh giá kết quả hai bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Xếp loại SL % SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 26 6.5 170 42.5 183 45.75 20 5.0 1 0.25 Đối chứng 11 2.75 101 25.25 218 54.5 59 14.75 11 2.75 Nhận xét, đánh giá: Từ bảng đánh giá xếp loại chung, chúng ta có thể nhận thấy bài dạy thực nghiệm mang lại kết quả cao hơn bài dạy đối chứng. Như vậy, việc vận dụng quan điểm loại thể vào đọc hiểu tác phẩm trong nhà trường bước đầu có tính khả thi. Tuy nhiên, đối với bài dạy đối chứng, tỉ lệ HS xếp loại trung bình cao hơn bài dạy thực nghiệm. Điều này chứng tỏ, với phương pháp dạy mới, việc phân loại trình độ, năng lực HS thể hiện khá rõ. Từ đó, chúng ta đề ra những biện pháp dạy và học phù hợp để giảm số lượng HS yếu kém. Đối với HS trường dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng, những lớp chọn có nhiều HS khá giỏi, khả năng tiếp thu và ứng dụng rất nhanh, kết quả tăng cao. Những HS giỏi rất hứng thú với cách học mới này. Dưới sự hướng dẫn của GV, các em tự do trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình. Trong khi đó, những lớp có trình độ trung bình trở xuống, năng lực tư duy của các em còn chậm, chưa bắt kịp với phương pháp mới, nhất là biện pháp thảo luận nhóm. Các em hoạt động chậm chạp, mất nhiều thời gian, xử lí những câu hỏi có vấn đề chưa hiệu quả. Đặc biệt, các em chưa nắm vững những đặc trưng loại thể. Về phía GV dạy thực nghiệm, thời gian đầu còn lúng túng, chưa nhận ra được hết những khác biệt giữa giáo án trước đây với giáo án mới. Sau khi chúng tôi cùng tìm hiểu và trao đổi, thầy cô đều cho rằng, cách đọc hiểu tác phẩm theo loại thể khoa học, đúng với bản chất văn chương, không còn sự áp đặt như thời gian qua. Việc chuẩn bị giáo án trước khi đến lớp tuy có vất vả nhưng khi dạy lại nhẹ nhàng, phát huy được vai trò chủ thể của HS, không khí lớp học cũng sội động hơn. Song, những lớp yếu kém, GV phải kiên nhẫn gợi mở, hướng dẫn và động viên cho các em. KẾT LUẬN 1. Những năm gần đây, nhờ thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và từng bước hoàn thiện chương trình nội dung cùng mục đích và nhiệm vụ đào tạo, chúng ta đã khắc phục được tình trạng dạy học theo lối truyền thụ một chiều, từ đó phát huy được tính chủ động, tích cực của HS. Vì vậy, không khí giờ văn đã trở nên sôi động, hứng thú hơn, đặc biệt HS có điều kiện trình bày những suy nghĩ và tình cảm của chính mình. Đồng thời, sự soi rọi của quan điểm lí luận văn học hiện đại đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn bản chất, đặc trưng của văn chương. Trên cơ sở ấy, người GV có những tìm tòi, phát hiện, làm nổi rõ phương hướng dạy văn theo đặc trưng loại thể. Có thể thấy, trong một thời gian dài, người dạy chưa có sự quan tâm đúng mức tới những kiến thức loại thể để làm căn cứ thích hợp cho việc khai thác tác phẩm văn chương. 2. Từ sự vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường, luận văn muốn góp phần khẳng định phương hướng giảng dạy văn thích hợp theo hướng đổi mới hiện nay. Qua hai tác phẩm thực nghiệm, người dạy muốn đúc kết được những bài học thiết thực, bổ ích, làm cơ sở cho việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung có hiệu quả hơn. Đặc biệt, đối với trường vùng sâu, vùng xa như địa bàn thực nghiệm lại cần vận dụng một cách chủ động và thích hợp những kiến thức đã có về loại thể, nhằm phát huy hiệu quả của việc giảng dạy. HS có điều kiện phát huy vai trò tích cực, sáng tao trong học tập. 3. Vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn học ở nhà trường tuy có điểm mạnh nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Phương pháp tiếp nhận này giúp người đọc khai thác triệt để tác phẩm, phát hiện được những nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác giả và có thể đồng sáng tạo với nhà văn. Thế nhưng, chúng ta không kết hợp linh hoạt với những phương pháp dạy học khác sẽ không tạo được hiệu quả tối ưu. Chẳng hạn, đọc văn, bình văn, thảo luận nhóm, sử dụng hệ thống các loại câu hỏi …là những biện pháp cơ bản, góp phần tích cực làm nổi bật đặc trưng loại thể của tác phẩm. Thực tế dạy học văn cho thấy việc ứng dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn học ở nhà trường không khéo léo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc dạy và học văn. Nghĩa là, nếu chúng ta vận dụng quá cứng nhắc, bài dạy trở nên khuôn sáo, không thấy được sự sáng tạo của nhà văn. Thậm chí, người dạy còn mắc vào lỗi chia nhỏ tác phẩm, phá vỡ tính chỉnh thể, thống nhất của nó. Dó đó, việc vận dụng này đòi hỏi GV phải có những giải pháp, lựa chọn đúng đắn và cần sự nỗ lực của HS trong khâu chuẩn bị bài ở nhà. 4. Qua quá trình thực nghiệm, có thể khẳng định rằng: vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn học ở nhà trường là một việc làm có cơ sở khoa học, có độ tin cậy, phù hợp với nhiều đối tượng HS và đúng đắn hơn là phù hợp với chủ trương cải cách chương trình hiện nay – sắp xếp tác phẩm theo nhóm, cùng thể loại. Vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn học vừa giúp HS có phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học, vừa làm cơ sở cho HS cảm thụ những tác phẩm ngoài chương trình học. 5. Xuất phát từ quá trình nghiên cứu và thực tế ứng dụng việc vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn học ở nhà trường, chúng tôi xin có một số đề xuất: Theo xu hướng đổi mới quan điểm dạy học hiện nay, chúng ta phải nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng nhiều hình thức có hiệu quả. Những lớp bồi dưỡng thường xuyên trong hè cần phát huy được vai trò của nó, tạo mọi điều kiện cho GV tiếp thu những thành tựu chuyên ngành mới, đặc biệt là lí luận văn học và phương pháp dạy học. Những đợt tập huấn phương pháp dạy học cho GV nòng cốt cũng cần quan tâm đến chất lượng và hiệc quả hơn. Chúng ta đang cải cách chương trình, sắp xếp tác phẩm theo từng thể loại nên việc bồi dưỡng kiến thức lí luận về loại thể rất cần thiết. Mặt khác, GV rất cần những chuyên gia đầu ngành biên soạn về vấn đề vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm cụ thể để GV trực tiếp dạy học có thể tham khảo. Đổi mới dạy học phải gắn liền với đổi mới kiểm tra, đánh giá. Những đề kiểm tra trong lớp, những đề thi học kì và đề thi tốt nghiệp không phải đơn thuần là sự tái hiện kiến thức mà đòi hỏi có sự sáng tạo. Người chấm bài cần tôn trọng những ý kiến cá nhân, những phát hiện mới phù hợp với nội dung, nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm. Như thế, công cuộc đổi mới sẽ ngày càng hoàn thiện và phát huy được tác dụng. Vận dụng quan điểm loại thể vào phân tích tác phẩm văn học ở nhà trường không phải là vấn đề mới mẻ nhưng sự ứng dụng ấy chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề đang tranh luận. Người viết luận văn chỉ mới bước đầu thử nghiệm vào dạy tác phẩm cụ thể nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, vấn đề này cần được tiếp tục hoàn thiện cả về lí luận lẫn thực hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Quốc Anh – Đỗ Kim Hồi (1996), Dàn bài tập làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Đức Ân (1997), Dạy học giảng văn ở trường PTTH, Nxb tổng hợp Đồng Tháp. 3. Lê Bảo – Hà Minh Đức – Đỗ Kim Hồi, Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục. 4. Bộ giáo dục – đào tạo, Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn Văn và Tiếng Việt Trung học phổ thông. 5. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb ĐHSP. 6. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể, Nxb Giáo dục Hà Nội. 7. Trần Thanh Đạm – Nguyễn Đăng Mạnh - Phương Lựu (1995), Môn Văn và Tiếng Việt T2, Bộ giáo dục đào tạo – vụ GV. 8. Đại học quốc gia Hà Nội – Trường viết văn Nguyễn Du – Tạp chí văn nghệ quân đội, 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. 9. Hà Minh Đức, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 10. Hà Minh Đức, Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục. 11. Hà Minh Đức (1898), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 12. N. A. Gulaiep (1982), Văn học Việt Nam hiện đại bình giảng và phân tích tác phẩm, Nxb Thanh niên. 13. Lê Bá Hán –Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 14. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương, Lí luận văn học những vấn đề suy nghĩ, Nxb Giáo dục. 15. Hoàng Ngọc Hiến, Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đồng Nai. 16. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, Nxb Văn học. 17. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề về thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 19. Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo và dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục. 20. Đỗ Kim Hồi – Nguyễn Đức Quyền, Phân tích thơ văn 12, Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Đức Hùng – Lê Thị Mỹ, Chuyên đề văn học 11-12, Nxb Thanh niên. 22. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 23. Huỳnh Tấn Khánh, Bình giảng văn học THPT lớp 12, Nxb Trẻ. 24. Phùng Ngọc Kiếm, Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975, Nxb ĐHQG Hà Nội. 25. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Nxb Giáo dục. 26. Phan Trọng Luận (1987), Giáo trình phương pháp giảng dạy văn học T1-T2,Nxb Giáo dục. 27. Phan Trọng Luận, Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 28. Phan Trọng Luận (1997), Phân tích văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 29. Phan Trọng Luận (1996), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông T1, Nxb Giáo dục. 30. Phan Trọng Luận (1997), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông T2, Nxb Giáo dục. 31. Phan Trọng Luận (1996), Xã hội văn học nhà trường, Nxb ĐHQG Hà Nội. 32. Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh – Nguyễn Thanh Hùng- Trần Thế Phiệt (1996), Phương pháp dạy văn,Nxb ĐHQG Hà Nội. 33. Chu Văn Long, Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Long, Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục. 35. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục. 36. Nguyễn Văn Long – Chu Văn Sơn, Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Long – Nguyễn Đăng Mạnh – Trần Đăng Xuyền, Tư liệu văn học 12 T1, Nxb Giáo dục. 38. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 39. Nguyễn Đăng Mạnh – Lê Lưu Oanh – Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục. 40. Hoàng Như Mai – Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học 12 T1, Nxb Giáo dục. 41. Hoàng Như Mai – Nguyễn Đăng Mạnh, Sách GV văn học 12 T1, Nxb Giáo dục. 42. V.A.Nhikônxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông T1, Nxb Giáo dục. 43. G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học T2, Nxb Giáo dục. 44. Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội, Một số vấn đề phương pháp dạy – học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 45. Nguyễn Hữu Quang – Nguyễn Đức Hùng, Chuyên đề bồi dưỡng nâng cao văn học 12, Nxb TP HCM. 46. Z.Ia.Rez (1983), Phương pháp dạy văn học, Nxb Giáo dục. 47. Trần Đình Sử, Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam -Văn học hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 48. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục. 49. Trần Đình Sử – Phan Trọng Luận – Nguyễn Minh Thuyết, Sách giáo khoa làm văn 12, Nxb Giáo dục. 50. Trần Đình Sử – Phan Huy Dũng – Lê Quang Hưng, Thực hành làm văn 12, Nxb Giáo dục. 51. Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học T2, Nxb Giáo dục. 52. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lí học văn nghệ, Nxb TP HCM. 53. Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hoàn – Đinh Thái Hương, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 54. Phạm Quang Vũ, Những bài văn mẫu tham khảo – ôn thi đại học, Nxb Trẻ. 55. Trịnh Quang Vũ, Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, Nxb ĐHQG TP HCM. 56. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb chính trị quốc gia. 57. Richard Beach, James Marshall (1991), Teaching Literature in the secondary school - Harcourt Brace Jovanovich, Pcblishers. PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG RỪNG XÀ NU Nguyễn Trung Thành A. MỤC TIÊU Giúp HS: 1. Hiểu được tài năng của tác giả trong việc tái hiện lại không khí, bối cảnh và tính cách con người Tây Nguyên trong chiến đấu chống Mỹ – Ngụy vô cùng gian khổ. Đó là vẻ đẹp, sức mạnh tâm hồn, tư tưởng của con người Việt Nam thời đại. 2. Hiểu sâu sắc hơn tính sử thi và cảm hứng lãng mạn – một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành. B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình tượng con sông Đà thơ mộng trữ tình qua cái nhìn tài hoa của Nguyễn Tuân. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. 1 Tác giả. GV: Em hãy nêu những nét chính về tác giả ? HS: tóm tắt lại phần giới thiệu trong sách giáo khoa. - Tên thật là Nguyễn Văn Báu (Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành) sinh 1932 tại Quảng Nam. - 1950 gia nhập quân đội, hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên. Sau 1954 tập kết ra Bắc. - 1962 trở lại hoạt động ở Tây Nguyên. GV: Nguyên nhân nào giúp tác giả thành công khi viết tác phẩm Đất nước đứng lên và Rừng xà nu? HS: Tác giả gần gũi gắn bó với con người dân tộc và núi rừng Tây Nguyên. - Trong hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên nên đã thành công khi viết về các dân tộc, đồng bào Tây Nguyên. Ông là nhà văn của Tây Nguyên. - Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (1954), Rẻo cao (1961), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969). 2. Hoàn cảnh sáng tác. GV: Tác phẩm Rừng xà nu ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: - Tác phẩm ra đời trong mùa hè 1965, đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. - Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ (số 2-1965). Sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969). - Đạt giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu (1965). 3. Tóm tắt. GV: Gọi HS tóm tắt theo sự hướng dẫn trước ở nhà. HS: Có nhiều cách tóm tắt. 4. Chủ đề. GV: Gọi sinh phát biểu chủ đề. HS: Những HS khá có thể làm rõ được chủ đề: tác phẩm là bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích tác phẩm. 1.Hình tượng cây xà nu – rừng xà nu. a. Cây xà nu được miêu tả xuyên suốt, khơi dòng cảm hứng cho nhà văn viết tác phẩm. GV: Tại sao tác giả đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu? HS: Có nhiều cách lý luận trả lời. GV: Phần mở đầu và kết thúc tác phẩm có gì đặc biệt? HS: Mở đầu là một rừng xà nu, kết thúc là rừng xà nu. Kết cấu tương ứng, tạo cái nền để triển khai câu chuyện về con người. Đây là bức tranh tập thể làng Xôman, vốn đã đẹp càng trở nên đẹp hơn trong khu rừng xà nu. b. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xôman. GV: Cây xà nu gắn bó với đời sống hằng ngày và có mặt trong sự kiện trọng đại của dân làng Xôman được thể hiện qua những chi tiết nào? HS: - Trong đời sống hằng ngày: Tnú cầm đuốc soi cho Dít giằn gạo; lũ trẻ mặt lem luốc khói xà nu; Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bản nứa để học chữ… - Trong sự kiện trọng đại: giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm dầu xà nu; ngọn lửa xà nu soi rõ xác những tên lính bị giết trong đêm Đồng Khởi. - Rừng xà nu chứng kiến những đau thương và những chiến công bất khuất của dân làng. c. Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xôman. GV: Gọi HS đọc đoạn mở đầu và hỏi: Cây xà nu có đặc điểm gì? Từ đó biểu tượng cho điều gì trong cuộc sống, phẩm chất của con người Tây Nguyên ? HS: Đọc diễn cảm để phát hiện ý nghĩa biểu tượng. - Rừng xà nu chịu nhiều đau thương bởi sự tàn phá của giặc tàn bạo, dã man cũng như chính dân làng Xôman bị giặc giết hại bởi sự độc ác của kẻ thù. Đó là cái chết của anh Xút, bà Nhan, Mai… - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được cũng như các thế hệ dân làng Xôman kế tiếp nhau trưởng thành trong khói lửa chiến tranh (cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng). - Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời cũng giống như dân làng yêu tự do hướng tới ánh sáng của Đảng, cách mạng để giải phóng dân tộc. Tiểu kết: tác giả miêu tả hình ảnh rừng xà nu rất sinh động với lối so sánh, ẩn dụ hợp lý, phong cảnh được chạm khắc có màu sắc, mùi vị…đầy chất thơ, chất hùng tráng sử thi, tạo ấn tượng đậm nét về thiên nhiên hùng vĩ và con người Tây Nguyên anh hùng. 2. Hình tượng con người. a. Nhân vật Tnú. GV: Tnú nổi bật với những phẩm chất, tính cách gì ngay từ nhỏ đến khi trưởng thành? HS: Nêu những chi tiết và khái quát ý nghĩa, làm nổi bật những tính cách sau: gan góc, dũng cảm, mưu trí, gan dạ, trung thực: - Tnú gan góc, dũng cảm, thông minh, trung thực: + Từ nhỏ đi nuôi cán bộ ngoài rừng, rất thạo đường rừng, xé rừng mà đi, qua sông chọn chỗ thác mạnh mà bơi. + Học chữ thua Mai lấy đá đập vào đầu chảy máu, rồi nén tự ái nhờ Mai chỉ dẫn. + Lớn lên theo anh Quyết lãnh đạo thanh niên cùng cụ Mết chỉ huy dân làng chuẩn bị khởi nghĩa. + Bị giặc tra tấn dã man, bị đốt cả hai bàn tay nhưng anh vẫn không kêu van. + Vượt lên bi kịch của bản thân để tiếp tục cầm súng bảo vệ Tổ quốc. GV: Khi về thăm làng, điều gì làm anh xúc động? Thái độ của anh khi gặp lại mọi người ra sao? HS: Tnú nghe âm thanh tiếng chày và vui sướng, xúc động khi gặp lại mọi người. - Tnú giàu tình yêu thương vợ con, nặng tình với buôn làng, căm thù giặc sâu sắc. + Yêu thương vợ con tha thiết: không kiềm được căm giận khi chứng kiến kẻ thù tra tấn vợ con, anh nhảy xổ vào kẻ thù, hai con mắt như hai cục lửa… + Nặng tình với buôn làng: sau ba năm xa cách trở về, nỗi xúc động bồi hồi đó là âm thanh của tiếng chày rộn rã mà anh nhớ day dứt, nhớ như in từng con người của buôn làng. GV: Hãy nêu thêm những chi tiết khác làm nổi bật tính cách của Tnú. HS: cơ bản nêu được những ý sau: - Tính kỷ luật cao: nghe theo sự hướng dẫn của bé Heng, yêu cầu của chị Dít, về đúng ngày cấp trên cho phép. - Một lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng (tin vào lời nói của cụ Mết: “Đảng còn núi nước này còn”; bị tra tấn buộc khai ra Cộng sản, Tnú chỉ vào bụng “Cộng sản ở đây”…) Tiểu kết: Tnú là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xôman, tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của buôn làng, tiêu biểu cho tính cách và phẩm chất của con người Tây Nguyên. b. Nhân vật cụ Mết. GV: Tìm chi tiết miêu tả cụ Mết, điều đó nói lên ý nghĩa gì? HS: Chú ý biện pháp so sánh trong cách miêu tả: - Ngoại hình: râu dài tới ngực, mắt sáng, xếch ngược, ngực trần căng như cây xà nu lớn, tiếng nói ồ ồ, dội vang, quắc thước, cứng cỏi. - Tính cách: trầm tĩnh, sáng suốt, quật cường, bất khuất của dân tộc (đánh thằng Mỹ phải đánh dài… Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo). - Là người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc, cụ phát động cuộc nổi dậy hùng tráng của dân làng Xôman. Tiểu kết: Cụ Mết biểu tượng cho sức mạnh tinh thần có tính truyền thống và cội nguồn của núi rừng Tây Nguyên, của các dân tộc Tây Nguyên. c. Nhân vật Dít. GV: Thuở nhỏ Dít là cô bé như thế nào? Chị có vị trí gì trong cuộc chiến đấu hôm nay? HS: Tìm dẫn chứng và khái quát ý nghĩa: gan dạ, cứng cỏi, bình tĩnh và kiên quyết nhưng cũng giàu cảm xúc. - Tính cách gan dạ, có bản lĩnh: + Từ nhỏ đi nuôi cán bộ bị giặc bắt, bắn hù dọa nhưng Dít làm thinh, bình thản, không khóc. + Trưởng thành mau lẹ: trở thành người lãnh đạo chiến đấu vững vàng, kiên quyết, đặt nhiệm vụ lên trên. - Chị cũng giàu tình cảm, kín đáo: bùi ngùi xúc động khi Tnú ra đi. Tiểu kết: Dít là lực lượng chủ chốt của cuộc chiến đấu hôm nay. d. Nhân vật bé Heng. GV: Bé Heng xuất hiện có ý nghĩa như thế nào cho trang văn của tác giả? HS: Bé Heng là lớp măng non nối tiếp cha anh đánh giặc, hứa hẹn một sự tiếp nối xứng đáng với thế hệ cha anh. 3. Nghệ thuật. GV: Em có suy nghĩ gì về kết cấu, cách khắc họa nhân vật và giọng văn trong tác phẩm Rừng xà nu? HS: khái quát những ý sau: - Cách trần thuật và ngôn ngữ kể chuyện của tác phẩm góp phần tạo nên tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khắc họa những nhân vật cá nhân anh hùng được soi rọi bởi tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại, vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên. - Bố cục theo dòng hồi ức nhân vật tạo tính chân thật cho câu chuyện. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết. Tác phẩm Rừng xà nu là một bài ca mang âm hưởng sử thi hùng tráng, ghi lại một giai đoạn lịch sử của Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong thời chống Mỹ. Tác phẩm ca ngợi, tự hào về đất nước và con người Việt Nam thời kỳ bi hùng. HOẠT ĐỘNG 4:Củng cố, dặn dò. - Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu. - Làm rõ tính cách Tnú để thấy được anh tiêu biểu cho số phận, tính cách và phẩm chất của các dân tộc Tây Nguyên. - Chuẩn bị bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG Nguyễn Minh Châu A.MỤC TIÊU Giúp HS: 1. Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn giàu lý tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng trong những năm chống Mỹ. 2. Hiểu sâu sắc hơn truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 với cái nhìn đôn hậu, tin yêu, vượt lên cái hằng ngày hướng đến cái cao cả trong sáng và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: trình bày sự cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước khi nhìn những địa danh thắng cảnh. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu tác giả và tác phẩm. 1. Tác gia. GV: Hãy nêu vài nét cơ bản về cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Minh Châu? (Nhấn mạnh vài điểm chính về phong cách nghệ thuật và tác phẩm tiêu biểu). HS: Dựa vào sách giáo khoa trả lời: - Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê làng Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. - 1950 gia nhập quân đội, trong kháng chiến chống Mỹ ông gắn bó với vùng Trị - Thiên. - 1954 bắt đầu viết truyện ngắn. - Trước 1975, ông viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ được bạn đọc nhất là thanh niên đón nhận nồng nhiệt. Tác phẩm giai đoạn này vừa mang đặc điểm chung của văn học một thời kỳ vừa mang phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Minh Châu. - Sau 1975, từ những năm 1980, ông là nhà văn đi tiên phong, tìm tòi đổi mới văn học. - Được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 năm 2000). - Tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân người lính, Miền cháy, Cửa sông, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê. 2. Hoàn cảnh sáng tác. GV: Hãy nêu xuất xứ tác phẩm. HS: Nêu hai ý chính: - Trích trong tập truyện Những vùng trời khác nhau (1970). - Viết trong thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. 3. Tóm tắt GV: Gọi HS tóm tắt (gợi ý: truyện kể gì? Diễn ra trong bối cảnh nào? Có những nhân vật chính nào?). HS: Chuẩn bị trước ở nhà. 4. Chủ đề. GV: Gọi HS phát hiện chủ đề. HS: Thông qua nhân vật Nguyệt, nhà văn muốn thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, thống nhất đất nước. HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích tác phẩm. 1. Tình huống. GV: Truyện thành công nhờ vào tình huống đặc sắc. Em hãy nêu và lý giải tình huống đó. HS: Nêu nhận xét của mình với những ý cơ bản sau: -Tình huống ngẫu nhiên nhưng cách sắp xếp của tác giả tự nhiên không giả tạo. - Ngẫu nhiên mang tính quy luật: trong chiến tranh có biết bao tình huống lạ lùng, những cuộc gặp gỡ bất ngờ (nguyên do gặp gỡ, có đến ba cô Nguyệt, Lãm có thể hỏi nhưng không thể hỏi để cuộc tìm kiếm, gặp gỡ bất ngờ và vẫn tiếp tục cuộc trốn tìm đó). - Tình huống hấp dẫn lôi cuốn góp phần làm nên thành công của tác phẩm, tạo điều kiện thể hiện tư tưởng của tác giả đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người Việt Nam. 2. Nhân vật mang phẩm chất anh hùng. a. Nhân vật Nguyệt. GV: Nguyệt được miêu tả như thế nào về ngoại hình? Dụng ý của tác giả? HS: Chọn chi tiết tiêu biểu: - Nguyệt có vẻ đẹp giản dị, tươi mát “như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ”. - Vẻ đẹp của sự trẻ trung: giọng nói trong trẻo, bình tĩnh, bạo dạn, tự tin. - Vẻ đẹp rạng rỡ kỳ lạ và sâu thẳm từ mái tóc, khuôn mặt. - Cô có vẻ đạp thanh khiết, trong sáng, khỏe khoắn đối lập với bối cảnh của chiến trường ác liệt, ngột ngạt khói bom và sự rình rập của cái chết. Đó là sức sống mãnh liệt vượt lên mọi sự tàn phá và hủy diệt của chiến tranh. GV: Theo lời chị Tính, Nguyệt là cô gái như thế nào? Gặp thử thách Nguyệt thể hiện tính cách ra sao qua thái độ và hành động? HS: Nguyệt có lý tưởng và khát vọng sống đẹp. - Trong hòa bình: vừa rời ghế nhà trường cô xung phong đi xây dựng miền Tây. - Trong chiến tranh: giữa bom đạn tàn phá cô vẫn tham gia rải đá vá đường giữ cho thông đường. - Trong chuyến xe đi cùng Lãm: đêm tối, qua ngầm, đường xấu, máy bay địch ném bom: + Bình tĩnh, tự tin. + Chủ động, tháo vát, linh hoạt. + Có ý thức trách nhiệm cao. + Dũng cảm, có lòng vị tha, giàu đức hy sinh, luôn giành lấy phần nguy hiểm cho mình. Đó là phẩm cách quý báu trong chiến tranh. GV: Ngoài vẻ đẹp của thái độ và hành động, vẻ đẹp nào của Nguyệt còn gây ấn tượng đối với người đọc? HS: Đọc đoạn văn trong sách giáo khoa trang 235, 236, 246. - Nguyệt có tình yêu trong sáng, thủy chung: tự nguyện gắn bó dù chưa được ngỏ lời yêu; giữ trọn tình yêu, tin tưởng chờ đợi bất chấp tuổi xuân và chiến tranh khốc liệt. - Luôn có niềm tin vào cuộc sống, vào những điều tốt đẹp (nét đẹp kỳ diệu là tình yêu và niềm tin vào cuộc sống được so sánh với “sợi chỉ xanh óng ánh” thanh mảnh, bền chặt, sáng đẹp, không bom đạn hay trở lực nào có thể làm đứt được). - Vẻ đẹp của Nguyệt tiêu biểu cho vẻ đẹp của một lớp thanh niên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước – những con người trẻ trung, yêu cuộc sống nhưng cũng hết mình vì lý tưởng cách mạng. b. Nhân vật Lãm. GV: Em có nhận xét gì về Lãm? HS: Lãm lớn lên thời đất nước có chiến tranh, sẵn sàng đi đến nơi khó khăn nhất, chấp nhận hy sinh. - Trốn nhà đi bộ đội. - Xuất ngũ và tái ngũ, có mặt trên tuyến đường địch bắn phá. - Dũng cảm, có trách nhiệm cao, quyết bảo vệ xe. - Lạc quan yêu đời, có tình yêu đẹp, trong sáng. 3. Hình tượng mảnh trăng cuối rừng. GV: Ý nghĩa biểu tượng của Mảnh trăng cuối rừng? (gợi ý: Mảnh trăng cuối rừng được miêu tả như thế nào?) HS: Phát hiện khung cảnh thiên nhiên với không gian lung linh huyền ảo. - Mảnh trăng có ý nghĩa thực đồng thời cũng mang ý nghĩa biểu tượng: tên nữ nhân vật chính cũng có nghĩa là trăng, câu chuyện của họ lại diễn ra trong đêm trăng huyền ảo. - Không phải vầng trăng tròn đầy mà là mảnh trăng ở cuối rừng lúc ẩn, lúc hiện gợi sự khát khao, tìm kiếm, vươn tới để phát hiện và cảm nhận được cái đẹp trong chiều sâu vô tận của tâm hồn con người. - Trăng là Nguyệt: khác với vẻ đẹp ngoại hình có thể nhận ra ngay, vẻ đẹp trong tâm hồn cô mãi đến cuối thiên truyện mới lộ ra tròn đầy “vẻ đẹp tươi mát, dịu dàng, vừa kỳ ảo lung linh”. 4. Nghệ thuật. GV: Nghệ thuật kể chuyện có gì đặc biệt? Có ý kiến cho rằng: “Mảnh trăng cuối rừng là một tác phẩm đầy chất lý tưởng và lãng mạn”, em nghĩ thế nào? HS: Chú ý giọng điệu, lối trần thuật, tính cách người kể. - Lối văn trần thuật qua lời kể của nhân vật đầy xúc động nhưng cũng hết sức trầm tĩnh và đậm chất suy tư. - Phép tương phản, sóng đôi tạo cho hình ảnh nghệ thuật mang ý nghĩa hàm ẩn, đậm chất trữ tình. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết. - Vẻ đẹp của Nguyệt chính là vẻ đẹp của một thời vừa đầy thử thách vừa đầy khát vọng lãng mạn. - Nguyễn Minh Châu cố gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu của tâm hồn con người. HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố, dặn dò. - Phân tích tình huống truyện Mảnh trăng cuối rừng. - Vẻ đẹp của Nguyệt được nhà văn miêu tả như thế nào? Ý nghĩa? - Đọc kỹ tác phẩm, biết lý giải vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước. - Chuẩn bị bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH012.pdf
Tài liệu liên quan