Luận văn Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại vườn quốc gia Chưyangsin, tỉnh Đắc lắc

Chương 1: tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. các nghiên cứu ở ngoài nước 1.2. các nghiên cứu ở trong nước 1.3. thảo luận Chương 2: địa điểm, đối tượng và đặc điểm khu vực nghiên cứu 2.1. địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2. đặc điểm khu vực nghiên cứu Chương 3: mục tiêu – nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. mục tiêu nghiên cứu 3.2. nội dung nghiên cứu 3.3. phương pháp nghiên cứu Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái lòai Pơ mu với các loài khác trong tổ thành 4.2. đặc điểm tái sinh của loài Pơ mu 4.3. các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố và tái sinh loài Pơ mu 4.4. quản lý cơ sở dữ liệu sinh thái ảnh hưởng đến mật đô phân bố loài Pơ mu trong GIS 4.5. một số giải pháp bảo tồn loài Pơ mu ở VQG Chưyangsin Kết luận – tồn tại và kiến nghị .

pdf102 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại vườn quốc gia Chưyangsin, tỉnh Đắc lắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N/D của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố nhiều Qua hình 4.2. cho thấy, mật độ lâm phần phân bố có dạng giảm theo cấp kính. Đối với phân bố N/D cây Pơ Mu nơi có phân bố nhiều, cho thấy chúng có phân bố ở hầu hết các cấp kính, như vậy trong điều kiện sinh thái thích hợp thì chúng có khả năng tái sinh liên tục và duy trì các thế hệ; tuy nhiên phân bố có dạng 1 – 2 đỉnh, tập trung nhiều ở D1.3 = 65 cm, với mật độ là 30 cây/ha, trong khi đó D1.3= 15 cm chỉ có 5 cây/ha. Chứng tỏ, Pơ Mu ở đây quá thành thục và già cỗi, trong khi đó số cá thể trung niên và non ít hơn, cho thấy khả năng ổn định và phát triển Pơ Mu là có khó khăn. 53 0 100 200 300 400 500 Cấp D1.3 (cm) (Giữa) N (C ây /ha ) N (Cây/ha) lâm phần 455 190 80 5 20 0 0 5 0 5 N (Cây/ha) Pơ mu 15 5 5 0 10 0 0 0 0 5 15 25 35 45 55 65 75 85 95 105 Hình 4.3. Phân bố N/D của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố trung bình Qua hình 4.3. cho thấy, mật độ theo cấp kính của lâm phần phân bố có dạng giảm. Phân bố Pơ Mu ở nơi trung bình chủ yếu là cá thể non, trung niên, một số ít cây quá thành thục; mật độ theo cấp kính của Pơ Mu phân bố không đồng đều, ở đây có xuất hiện nhiều cây có cấp kính D1.3 = 15 cm, với mật độ là 15 cây/ha, giảm ở các cấp kính D1.3= 25 – 45 cm chỉ có 5 cây/ha. Sau đó lại tăng ở cấp kính D1.3= 55 cm với có 10 cây/ha. Với phân bố như vậy thì khả năng thay thế cá thể Pơ Mu già cổi là thực tế, tuy nhiên dãy phân bố là rời rạc chứng tỏ có khó khăn trong quá trình tái sinh cũng như cạnh tranh loài trong điều kiện sinh thái không hoàn toàn thích hợp với Pơ Mu . Qua hình 4.4. cho thấy, mật độ lâm phần nơi có Pơ Mu phân bố ít phân bố có dạng giảm theo cấp kính. Trong khi đó mật độ phân bố của Pơ Mu rất rời rạc, có tính ngẫu nhiên, xuất hiện ít với D1.3 = 25 cm, với mật độ là 5 cây/ha, D1.3= 85 cm với 5 cây/ha. Ở các lâm phần này, khả năng tái sinh, phát triển Pơ Mu là rất hạn chế và khả năng phát triển quần thụ với cây Pơ Mu ưu thế là khó xảy ra. 54 0 50 100 150 200 250 300 350 Cấp D1.3 (cm) (Giữa) N (C ây /h a) N (Cây/ha) lâm phần 315 230 125 50 20 0 15 5 0 0 5 N (Cây/ha) Pơ mu 0 5 0 0 0 0 0 5 0 0 0 15 25 35 45 55 65 75 85 95 105 115 Hình 4.4. Phân bố N/D của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố ít 0 5 10 15 20 25 30 35 Cấp D1.3 (cm) N (C ây /h a) Phân bố nhiều 5 15 15 10 5 30 10 0 0 0 Phân bố trung bình 15 5 5 0 10 0 0 0 0 5 Phân bố ít 0 5 0 0 0 0 0 5 0 0 15 25 35 45 55 65 75 85 95 105 Hình 4.5. Phân bố N/D Pơ Mu ở 3 lâm phần có sự xuất hiện khác nhau Từ đặc trưng phân bố N/D của lâm phần cũng như riêng loài Pơ Mu cho thấy: - Cấu trúc N/D của lâm phần phân bố có dạng giảm khá ổn định, phản ảnh sự ổn định của lâm phần qua các thế hệ. 55 - Cấu trúc N/D của Pơ Mu cho thấy một khả năng tốt là ở nơi có điều kiện sinh thái thích hợp thì Pơ Mu có khả năng tái sinh và duy trì ở các thế hệ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung cấu trúc loài không ổn định ở 3 kiểu lâm phần phân bố nhiều, trung bình và ít; thường tập trung nhiều ở cấp kính D1.3= 65 cm với 30 cây/ha là những cây quá thành thục, già cỗi, rỗng ruột và thiếu hụt các lớp cây kế cận có D1.3 = 15 - 55cm. Từ đây cho thấy sự khá nguy cấp cho sự tồn tại của loài Pơ Mu trong môi trường tự nhiên, nếu không có biện pháp thích hợp để tác động như xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng dặm để điều chỉnh cấu trúc N/D của Pơ Mu cho phù hợp với cấu trúc dạng chuẩn, bảo đảm sự ổn định các thế hệ Pơ Mu một cách lâu dài. 4.1.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) của Pơ Mu và lâm phần Đề tài đã lập phân bố N/H đối với tổng thể lâm phần và riêng loài Pơ Mu cho 3 trường hợp có Pơ Mu phân bố nhiều, phân bố trung bình và phân bố ít. 0 200 400 600 Cấp H (m) N (C ây /h a) N (Cây/ha) lâm phần 10 225 540 300 115 65 0 5 N (Cây/ha) Pơ mu 0 0 15 10 20 40 0 5 6 10 14 18 22 26 30 34 Hình 4.6. Phân bố N/H của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố nhiều Qua hình 4.6. cho thấy, cấu trúc N/H của lâm phần có Pơ Mu phân bố nhiều có đỉnh lệch trái, đây là kiểu dạng phổ biến của kiểu rừng tự nhiên khác 56 tuổi ở Việt Nam, nhìn chung lâm phần có một tầng tích tụ tán. Riêng đối với loài Pơ Mu có đỉnh lệch phải, có số cây tập trung nhiều ở cỡ chiều cao 26m, đây là tầng ưu thế sinh thái của rừng, cho thấy Pơ Mu trong điều kiện thích hợp thường chiếm tầng trên của rừng. 0 50 100 150 200 250 Cấp H (m) N (C ây /ha ) N (Cây/ha) lâm phần 40 225 200 190 90 15 N (Cây/ha) Pơ mu 10 5 0 10 10 5 6 10 14 18 22 26 Hình 4.7. Phân bố N/H của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố trung bình Qua hình 4.7. cho thấy, cấu trúc N/H của lâm phần có Pơ Mu phân bố trung bình cũng có chung kiểu dạng với lâm phần có phân bố Pơ Mu nhiều, có nghĩa là có đỉnh lệch trái. Riêng Pơ Mu phân bố tương đối rải đều ở các cấp chiều cao, như vậy đối với kiểu lâm phần này Pơ Mu không chiếm ưu thế sinh thái nhưng có sự kế tục giữa các tầng rừng. 57 0 100 200 300 400 Cấp H (m) N (C ây /ha ) N (Cây/ha) lâm phần 15 115 215 295 90 35 N (Cây/ha) Pơ mu 0 0 0 5 0 5 6 10 14 18 22 26 Hình 4.8. Phân bố N/H của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố ít Qua hình 4.8. cho thấy, cấu trúc N/H của lâm phần nơi Pơ Mu phân bố ít cũng theo quy luật chung của rừng tự nhiên, tuy nhiên có đỉnh hơi lệch phải, cho thấy quần thụ khá thành thục. Riêng loài Pơ Mu thì phân bố rời rạc và không có quy luật rõ rệt, chứng tỏ sự không phù hợp cả về sinh thái địa lý và sinh thái quần thể ở các lâm phần này. 0 10 20 30 40 50 Cấp H (m) N (C ây /ha ) Phân bố nhiều 0 0 15 10 20 40 0 5 Phân bố trung bình 10 5 0 10 10 5 Phân bố ít 0 0 0 5 0 5 6 10 14 18 22 26 30 34 Hình 4.9. Phân bố N/H của Pơ Mu ở 3 lâm phần có sự xuất hiện khác nhau Từ hình 4.9. cho thấy, phân bố N/H của các lâm phần có phân bố Pơ Mu ở các mức độ khác nhau đều có quy luật chung của rừng hỗn loài, riêng phân bố 58 Pơ Mu theo tầng thì đặc trưng chủ yếu ở nơi thích hợp với nó là Pơ Mu thường vươn lên chiếm tầng ưu thế sinh thái, ngoài ra nó còn xuất hiện rải rác ở các tầng dưới, cho thấy tiềm năng kế tục của các thế hệ tiếp theo, tuy nhiên số cá thể ở các tầng dưới của Pơ Mu thường không bảo đảm, do vậy giải pháp mở tán, xúc tiến tái sinh nơi thích hợp với Pơ Mu là cần thiết. 4.1.5. Cấu trúc mặt bằng lâm phần nghiên cứu Từ số liệu đo khoảng cách từ một cây chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất, kết quả nghiên cứu cấu trúc mặt bằng của lâm phần và riêng Pơ Mu đề tài áp dụng công thức (3.2). Kết quả thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Hình thái phân bố cấu trúc mặt bằng rừng và Pơ Mu Qua bảng 4.5. cho thấy: Đối với lâm phần nghiên cứu: Có U = 0,832 < 1,96. Chứng tỏ rừng VQG Chư Yang Sin ở các lâm phần rừng tự nhiên nói chung và lâm phần có phân bố Pơ Mu tương đối ổn định, ít bị tác động, loại hình phân bố ở dạng ngẫu nhiên. Đối với Pơ Mu : Có U = - 6,877 < - 1.96, có nghĩa là các cá thể cây Pơ Mu có phân bố cụm trong lâm phần, hay nói khác đi quần thể Pơ Mu một là già cỗi không có nhiều thế hệ thay thế và phân bố cụm, ngoài ra điều kiện tiểu hoàn cảnh đã chi phối mạnh đến sự phân bố, tái sinh loài này, do đó chỉ có những điều kiện thật thuận lợi mới có sự xuất hiện của loài và tạo nên phân bố cụm. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy tìm hiểu các điều kiện để mở rộng sự tái sinh, phân bố trên mặt bằng của cây Pơ Mu là quan trọng trong bảo tồn và phát triển loài này. Trong đó cần có các giải pháp như quy hoạch được vùng phân Đối tƣợng X (m) (Khoảng cách Tb giữa các cây) λ số cây trên 1m2 diện tích đất rừng U Hình thái phân bố Cho lâm phần 1,671 0,093 0,832 Ngẫu nhiên Loài Pơ Mu 2,104 0,004 - 6,877 Cụm 59 bố để quản lý, xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc làm giàu rừng Pơ Mu theo vùng. 4.2. Đặc điểm tái sinh của loài Pơ Mu Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 24 ô tiêu chuẩn thứ cấp điều tra cây tái sinh với diện tích 100m2 (10 x 10m), đề tài nghiên cứu phân bố tái sinh ở 3 nhóm lâm phần có phân bố Pơ Mu nhiều, phân bố trung bình và ít để xác định mức độ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H), cấu trúc tổ thành loài, mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Pơ Mu . Hình 4.10. Pơ Mu (Fokienia hodginsii) tái sinh dưới tán rừng 60 4.2.1. Phân bố số cây tái sinh Pơ Mu theo cấp chiều cao Từ số liệu thu thập được trên 24 ô tiêu chuẩn, đề tài đã thống kê, tổng hợp được mật độ của cây tái sinh phân theo các cấp chiều cao như sau: 0 20 40 60 80 100 120 Cấp chiều cao (m) ( giữa) N ( Câ y/h a) Lâm phần phân bố Pơ mu nhiều 13 100 50 38 25 13 13 13 25 Lâm phần phân bố Pơ mu TB 0 13 13 0 25 Lâm phần phân bố ít Pơ mu 1.3 1.8 2.3 2.8 3.3 3.8 4.3 4.8 5.3 Hình 4.11. Phân bố N/H của cây tái sinh Pơ Mu – nơi có Pơ Mu phân bố nhiều, trung bình và phân bố ít Qua hình 4.11. cho thấy nơi có mật độ phân bố Pơ Mu nhiều thì số cây tái sinh có mặt ở các cấp chiều cao và quy luật phân bố N/H của Pơ Mu khá ổn định và có thể kế thừa nhau để vươn lên tầng trên; trong khi đó nơi có Pơ Mu trung bình thì tái sinh không tuân theo quy luật này, mà có những cấp không có cây tái sinh. Điều này chứng tỏ rằng, tái sinh của loài Pơ Mu đã bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh thái. Vì vậy, cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tạo điều kiện cho loài Pơ Mu tái sinh được sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có mật độ tái sinh thấp. Từ kết quả này cho thấy mật độ cây tái sinh có xu hướng giảm dần theo chiều cao cây, điều này lý giải là do trong giai đoạn nhỏ chịu bóng, sau ưu sáng mạnh, hoặc do tác động tiêu cực của điều kiện ngoại cảnh dẫn đến số cây giảm dần theo thời gian và một số cấp chiều cao không có cây tái sinh. Đây cũng là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để thúc đẩy loài Pơ Mu tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt như phát luỗng dây leo, cây bụi, loại bỏ cây cong queo kém giá trị, mở tán, điều tiết cây tái sinh. 61 4.2.2. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố nhiều STT Loài Mật độ (cây/ ha) N % Hệ số tổ thành 1 Dẻ 350 14,4 1,4 2 Pơ Mu 288 11,8 1,2 3 Hồi 250 10,3 1,0 4 Long não 225 9,2 0,9 5 Trâm 163 6,7 0,7 6 Đỗ quyên 163 6,7 0,7 7 Sp1 150 6,2 0,6 8 Bứa 138 5,6 0,6 9 Sp2 88 3,6 0,4 10 Hồng quang 75 3,1 0,3 11 Quế 63 2,6 0,3 12 Ngũ gia bì 63 2,6 0,3 13 Thông 5 lá 63 2,6 0,3 14 Thông nàng 63 2,6 0,3 15 Thông tre 50 2,1 0,2 16 Chẹo tía 50 2,1 0,2 17 Kim giao 38 1,5 0,2 18 Hoàng đàn giả 38 1,5 0,2 19 Xăng mã 38 1,5 0,2 20 Dung mốc 38 1,5 0,2 21 Thông 2 lá dẹt 25 1,0 0,1 22 Sổ 25 1,0 0,1 Tổng 2438 100 10 Qua bảng 4.6. cho thấy, có 22 loài tái sinh xuất hiện nơi lâm phần có mật độ Pơ Mu phân bố nhiều, đây là các loài cây tái sinh của tầng cây gỗ tầng trên, trong đó cây Pơ Mu tái sinh chiếm tỷ lệ khá cao trong tổ thành loài tái sinh. Đặc biệt, có xuất hiện các loài cây lá kim như Thông 5 lá, Thông lá dẹt, Hoàng đàn giả, Thông nàng, Thông tre và kim giao với mật độ thấp. Công thức tổ thành loài cây tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố nhiều: 62 1,4 Dẻ + 1,2 Pơ Mu + 1,0 Hồi + 0,9 Long não + 0,7 Trâm + 0,7 Đỗ quyên + 0,6 Bứa + 3,5 LK (15 Loài khác). Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố trung bình STT Loài Mật độ (cây/ ha) N % Hệ số tổ thành 1 Dẻ 575 12,5 1,3 2 Hồi 438 9,5 1,0 3 Trâm 400 8,7 0,9 4 Long não 338 7,3 0,7 5 Quế 225 4,9 0,5 6 Bứa 213 4,6 0,5 7 Hồng quang 213 4,6 0,5 8 Hoàng đàn giả 200 4,3 0,4 9 Thông tre 163 3,5 0,4 10 Sp1 163 3,5 0,4 11 Thông nàng 163 3,5 0,4 12 Kim giao 138 3,0 0,3 13 Thông 2 lá dẹt 125 2,7 0,3 14 Sp2 125 2,7 0,3 15 Chẹo tía 125 2,7 0,3 16 Lòng trứng 113 2,4 0,2 17 Xăng mã 113 2,4 0,2 18 Đỗ quyên 100 2,2 0,2 19 Ngũ gia bì 100 2,2 0,2 20 Côm 100 2,2 0,2 21 Cồng 100 2,2 0,2 22 Sổ 63 1,4 0,1 23 Chắp tay 63 1,4 0,1 24 Pơ Mu 50 1,1 0,1 25 Chân chim 50 1,1 0,1 26 Dung mốc 50 1,1 0,1 27 Chắp tay bắc 38 0,8 0,1 28 Sến 38 0,8 0,1 29 Bời lời 25 0,5 0,1 Tổng 4600 100 10 63 Qua bảng 4.7. cho thấy, nơi phân bố cây mẹ Pơ Mu ít hơn thì số cây tái sinh Pơ Mu trở nên hạn chế, chỉ chiếm 1,1% tổ thành loài cây tái sinh. Số loài cây tái sinh ở nơi có mật độ Pơ Mu phân bố trung bình khoảng 29 loài, trong đó có 3 loài thông xuất hiện trong công thức tổ thành đó là Hoàng đàn giả, Thông tre và Thông nàng với mật độ tương đối cao. Công thức tổ thành loài cây tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố trung bình: 1,3 Dẻ + 1,0 Hồi + 0,9 Trâm + 0,7 Long não + 0,5 Quế + 0,5 Bứa + 0,5 Hồng quang + 0,4 Hoàng đàn giả + 0,4 Thông tre + 0,4 Thông nàng + 0,1 Pơ Mu + 3,8LK (18 loài khác). Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố ít STT Loài Mật độ (cây/ ha) N % Hệ số tổ thành 1 Trâm 1350 19,3 1,9 2 Dẻ 1150 16,4 1,6 3 Hồi 650 9,3 0,9 4 Bứa 550 7,9 0,8 5 Thông tre 250 3,6 0,4 6 Cồng lá nhỏ 250 3,6 0,4 7 Hồng quang 200 2,9 0,3 8 Quế 200 2,9 0,3 9 Kim giao 200 2,9 0,3 10 Bản xe 200 2,9 0,3 11 Lưỡi nai 200 2,9 0,3 12 Nhọc lá nhỏ 200 2,9 0,3 13 Sp1 200 2,9 0,3 14 Long não 150 2,1 0,2 15 Giổi 150 2,1 0,2 16 Xá xị 150 2,1 0,2 17 Hoàng đàn giả 100 1,4 0,1 18 Bình linh 100 1,4 0,1 19 Chùm hôi 100 1,4 0,1 20 Nhãn rừng 100 1,4 0,1 21 Thông nàng 100 1,4 0,1 64 STT Loài Mật độ (cây/ ha) N % Hệ số tổ thành 22 Ngũ gia bì 50 0,7 0,1 23 Côm 50 0,7 0,1 24 Chè rừng 50 0,7 0,1 25 Gội 50 0,7 0,1 26 Thầu tấu 50 0,7 0,1 27 Thị 50 0,7 0,1 28 Sáo 50 0,7 0,1 29 Sp2 50 0,7 0,1 30 Chẹo tía 50 0,7 0,1 Tổng 7000 100 10 Kết quả bảng 4.8. cho thấy, số loài tái sinh khá đa dạng khoảng 30 loài ở nơi có ít Pơ Mu phân bố, trong đó không phát hiện cây Pơ Mu tái sinh, cho thấy ngoài yếu tố sinh thái quyết định đến tái sinh thì cây mẹ đóng vai trò quan trọng. Trong lâm phần này xuất hiện các loài cây lá kim tái sinh như Thông tre, Kim giao, Hoàng đàn giả và Thông nàng với mật độ tương đối cao. Công thức tổ thành các loài cây tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố ít: 1,9 Trâm + 1,6 Dẻ + 0,9 Hồi + 0,8 Bứa + 0,4 Thông tre + 0,4 Cồng lá nhỏ + 4,0LK (24 Loài khác). 65 4.2.3. Chất lượng và nguồn gốc tái sinh Pơ Mu Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng và nguồn gốc tái sinh ở các kiểu lâm phần có Pơ Mu phân bố khác nhau có xuất hiện Pơ Mu tái sinh như sau: Bảng 4.9. Chất lượng và nguồn gốc tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố nhiều STT Loài N (Cây/ha) Tỷ lệ chất lƣợng (%) Tỷ lệ nguồn gốc (%) Tốt TB Xấu Hạt Chồi 1 Dẻ 350 57 36 7 71 29 2 Pơ Mu 288 74 26 0 100 0 3 Hồi 250 70 15 15 100 0 4 Long não 225 83 11 6 89 11 5 Đỗ quyên 163 46 23 31 69 31 6 Trâm 163 77 8 15 100 0 7 Sp1 150 58 25 17 83 17 8 Bứa 138 64 18 18 91 9 9 Sp2 88 43 29 29 100 0 10 Hồng quang 75 33 33 33 100 0 11 Ngũ gia bì 63 80 20 0 80 20 12 Quế rừng 63 80 0 20 80 20 13 Thông nàng 63 80 20 0 100 0 14 Thông đà lạt 63 40 20 0 60 0 15 Chẹo tía 50 75 25 0 100 0 16 Thông tre 50 75 25 0 100 0 17 Xăng mã 38 100 0 0 100 0 18 Dung mốc 38 33 67 0 67 33 19 Kim giao 38 67 0 33 100 0 20 Hoàng đàn giả 38 67 33 0 100 0 21 Thông 2 lá dẹt 25 0 50 50 100 0 22 Sổ 25 100 0 0 100 0 Tổng 2438 Qua bảng 4.9. cho thấy, khu vực có Pơ Mu phân bố nhiều thì mật độ tái sinh Pơ Mu đạt 288 cây/ha, tỷ lệ cây có chất lượng tốt 74 % và chỉ có khả năng tái sinh hạt, không thấy tái sinh chồi. 66 Bảng 4.10. Chất lượng và nguồn gốc tái sinh nơi có Pơ Mu phân bố trung bình STT Loài N (Cây/ha) Tỷ lệ chất lƣợng (%) Tỷ lệ nguồn gốc (%) Tốt TB Xấu Hạt Chồi 1 Dẻ 575 67 20 13 83 17 2 Hồi 438 69 17 14 89 11 3 Trâm 400 72 16 13 100 0 4 Long não 338 74 4 22 85 15 5 Quế rừng 225 56 28 17 72 28 6 Bứa 213 65 12 24 76 24 7 Hồng quang 213 59 35 6 88 12 8 Hoàng đàn giả 200 81 13 6 94 6 9 Sp1 163 62 23 15 92 8 10 Thông tre 163 69 15 15 100 0 11 Thông nàng 163 100 0 0 100 0 12 Kim giao 138 73 9 18 100 0 13 Thông 2 lá dẹt 125 90 10 0 100 0 14 Sp2 125 70 30 0 100 0 15 Chẹo tía 125 80 10 10 90 10 16 Lòng trứng 113 89 0 11 100 0 17 Xăng mã 113 78 11 11 100 0 18 Đỗ quyên 100 38 25 38 63 38 19 Ngũ gia bì 100 88 0 13 50 38 20 Côm 100 100 0 0 88 13 21 Cồng 100 50 50 0 88 13 22 Sổ 63 60 0 40 100 0 23 Chắp tay 63 60 0 40 100 0 24 Chân chim 50 50 25 25 100 0 25 Dung mốc 50 50 25 25 75 25 26 Pơ Mu 50 75 25 0 100 0 27 Chắp tay bắc 38 100 0 0 100 0 28 Sến 38 33 33 33 100 0 29 Bời lời 25 100 0 0 100 0 Tổng 4600 67 Qua bảng 4.10. cho thấy, khu vực có Pơ Mu phân bố trung bình thì mật độ tái sinh Pơ Mu đạt 50 cây/ha, tỷ lệ cây có chất lượng tốt là 75 % và chỉ có khả năng tái sinh hạt, không thấy tái sinh chồi. Tổ thành cây tái sinh ở các lâm phần có phân bố Pơ Mu về cơ bản là giống với tổ thành loài cây tầng cao, trong công thức tổ thành tái sinh có xuất hiện Pơ Mu với tỷ lệ thấp, thường mọc tập trung những nơi có lỗ trống hoặc trên các đỉnh núi cao có độ tàn che thấp và hình thức tái sinh chính của loài này là từ hạt. 4.3. Các nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến phân bố và tái sinh loài Pơ Mu . Từ kết quả điều tra khảo sát 100 điểm Haga (SĐi ểmHaga = 500m 2) và 6 ô tiêu chuẩn điển hình (SÔ = 1000m 2) tại các tiểu khu 1187, 1195, 1201, 1211, 1214, 1208, 1203, 1209, 1210, 1251, 1359, 1376, 1396, 1397, 1379 và 1382 thuộc sự quản lý Vườn Quốc gia Chư Yang Sin cho thấy loài thực vật hạt trần đặc biệt có ý nghĩa bảo tồn đó là loài Pơ-mu ( Fokienia hodginsii) trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Nó là cây gỗ lớn thường xanh có thân thẳng, tán tròn hình rẽ quạt, cao tới 36,5 m và đường kính D1,3 = 147,4 cm. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc. Trên cây non có lá lớn hơn và mặt dưới có màu trắng xanh, khác với lá trên cây thành thục. Tại VQG Chư Yang sin, nhân tố độ cao ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ phân bố loài Pơ Mu , loài này thường xuất hiện với độ cao dao động từ 1179m đến 2180 m so mặt nước biển và tập trung nhiều ở độ cao từ 1600 m đến 1800 m. Cụ thể, tại tuyến số 1, điểm 6 thuộc tiểu khu 1195 có tọa độ UTM 0214074/ 1379366 với độ cao 1179 m, bắt gặp 5 cây có đường kính D1.3 từ 7,5 đến 60,0 cm. Điểm cao nhất được bắt gặp trên tuyến số 3 đường lên đỉnh Chư Yang Sin tại tọa độ UTM 0221304/ 1373087 với độ cao 2180 m thuộc tiểu khu 1211 vẫn còn Pơ Mu phân bố với đường kính D1.3 là 32,5 cm nhưng chỉ cao 5,7 m. 68 Hình 4.12. Lá non, cành lá già, nón hạt chín và tầng vượt tán cây Pơ Mu (Fokienia hodginsii) Từ số liệu thu thập được, sau khi chỉnh lý và tiến hành mã hóa các nhân tố sinh thái, nhân tác định tính theo bảng 4.11. 69 Bảng 4.11. Bảng mã hoá các nhân tố sinh thái liên quan đến mật độ phân bố và tái sinh cây Pơ Mu Nhân tố Ký hiệu Phân cấp và mã hoá các biến số theo cấp Cấp 1 = 1 Cấp 2 = 2 Cấp 3 = 3 Cấp 4 = 4 C.5 = 5 C. 6 = 6 Kiểu rừng Kieu rung Thường xanh Hỗn giao lá rộng, lá kim Thông 3 lá Trạng thái Trang thai Trảng cỏ Non Nghèo Trung bình Giàu Ưu hợp Uu hop Pơ Mu , thông lá dẹt, hồi, dẻ, Hoàng đàn giả, long não, Dẻ, Long não, thông lá dẹt, Hồi … Thông 3 lá, Dẻ, trâm … Độ tàn che (1/10) ĐTC Không phân cấp, lấy theo đo đếm Tổng tiết diện ngang (m 2 /ha) G Không phân cấp, lấy theo đo đếm Số tầng So tang Không phân cấp, lấy theo đo đếm Số bụi le tre So bui le Không phân cấp, lấy theo đo đếm Số cây le tb/bụi So cay tb le Không phân cấp, lấy theo đo đếm Loài tái sinh khác Loai tsinh khac Pơ Mu Hạt trần (Thông ) Dẻ … Che phủ tái sinh (%) Che phu tai sinh Không phân cấp, lấy theo đo đếm Độ che phthực bì(%) Cphu tbi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Độ cao (m) Do cao 1000 - 1200 1200 - 1400 1400 - 1600 1600 - 1800 1800 - 2000 2000 - 2200 Độ dày đất (Cm) Do day dat Không phân cấp, lấy theo đo đếm Vị trí địa hình Vi tri Bằng Chân Sườn Đỉnh 70 Nhân tố Ký hiệu Phân cấp và mã hoá các biến số theo cấp Cấp 1 = 1 Cấp 2 = 2 Cấp 3 = 3 Cấp 4 = 4 C.5 = 5 C. 6 = 6 Độ dốc (Độ) Do doc Không phân cấp, lấy theo đo đếm Hướng phương(độ bắc) Huong phoi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Loại đất Loai đat Feralit Mùn Alít Màu sắc đất Mau sac đat Vàng đỏ, VN, Vxám Nâu xám Nâu vàng, Xám vàng Ẩm đất (độ) Am đat Không phân cấp, lấy theo đo đếm Xốp đất Xop đat Bí chặt Chặt Xốp Tơi xốp Đá nổi (%) Da noi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Kết von (%) Ket von Không phân cấp, lấy theo đo đếm pH đất pH Không phân cấp, lấy theo đo đếm Lượng mưa (mm) Luong mua Không phân cấp, lấy theo đo đếm Mức độ Muc đo Không phân cấp, lấy theo đo đếm Cự ly đến suối (km) Cu ly suoi Không phân cấp, lấy theo đo đếm Ánh sáng (Lux) Lux Không phân cấp, lấy theo đo đếm Mức độ tác động Muc đo tac đong Nguyên sinh Chặt chọn Lửa rừng Lua rung Không có Thỉnh thoảng Hàng năm 71 Sau khi mã hóa các nhân tố sinh thái, nhân tác định tính, kết quả số liệu trung gian từ 100 điểm được thể hiện trong Excel ở (Phụ biểu 5). Đồng thời từ các kết quả phân tích trên, đề tài nhận thấy đặc điểm phân bố cây Pơ Mu trên mặt đất rừng tại VQG Chư Yang Sin là phân bố cụm, tần suất xuất hiện mật độ cây Pơ Mu (Npomu) và tái sinh Pơ Mu (Ntspomu) tại các điểm điều tra là không liên tục; vì vậy cần loại bỏ các điểm điều tra không phản ảnh được quy luật, ví dụ ở độ cao thấp hơn 1090 m vì ở độ cao này chưa xuất hiện Pơ Mu và các điểm không có Pơ Mu lại nằm trong dải phân bố của chúng. Kết quả còn lại 38 điểm đối với Npomu, 23 điểm cho Ntspomu và được ghi nhận, đưa vào phân tích đa biến (Phụ biểu 5a, 5b). 4.3.1. Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ phân bố loài Pơ Mu (Npomu). Từ file dữ liệu 38 điểm điều tra đã mã hóa các nhân tố sinh thái và Npomu trong Excel, tiến hành nhập vào Statgraphics centurion Plus XV để phát hiện các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến Npomu. Kết quả tại (Phụ biểu 6) cho thấy chỉ có các biến số ẩm đất (%) (Am dat), độ che phủ tái sinh khác (%) (Che phu tai sinh khac), cự ly đến suối (km) (Cu ly suoi), độ cao (m) (Ðo cao), độ dốc (độ) (Ðo doc), độ tàn che (1/10) (DTC), tổng tiết diện ngang (m2/ha) (G), hướng phơi (độ bắc) (Huong phoi), kiểu rừng (Kieu rung), loài tái sinh khác (Loai tai sinh khac), ánh sánh (Lux), số tầng (So tang), xốp đất (Xop dat) là đạt chuẩn, các biến số còn lại chưa chuẩn loại bỏ. Riêng biến Npomu chưa chuẩn, tiếp tục đổi biến số ở các dạng Log(y), Sqrt(y), 1/exp(y) hoặc 1/y … để chuẩn hóa. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn (Phụ biểu 7). Các biến số 1/Exp(Npomu), ẩm đất, độ che phủ tái sinh khác, cự ly đến suối, độ cao, độ dốc, độ tàn che, tổng tiết diện ngang, hướng phơi, kiểu rừng, loài tái sinh khác, ánh sánh, số tầng, xốp đất có giá trị chuẩn hóa độ lệch (Skewness) và độ nhọn Kurtosis) đều đạt chuẩn (từ -2 đến +2). Kết quả phân tích tại (Phụ biểu 8) đã chỉ ra được 6 nhân tố sinh thái có quan hệ với mật độ phân bố Pơ Mu đó là độ che phủ tái sinh khác, độ cao, kiểu rừng, G, loài tái sinh khác, số tầng. Hay nói cách khác, mật độ phân bố Pơ Mu ở VQG Chư Yang Sin (Npomu) bị chi phối bởi 6 nhân tố chính nói trên. Thiết lập hàm mô phỏng quan hệ Npomu với các nhân tố sinh thái này để lượng hóa sự ảnh hưởng (Npomu = f(Do cao, Kieu rung, Che phu tai sinh khac, 72 Loai tai sinh khac, So tang và G)). Các nhân tố này được kiểm tra có hay không quan hệ với Npomu bằng mô hình hồi quy đa biến và chấp nhận mức P < 0,05 – 0,10). Sau khi thử nghiệm các hàm khác nhau để xác định các nhân tố chủ đạo trong 6 nhân tố có ảnh hưởng nói trên, kết quả chọn được 2 nhân tố độ cao và kiểu rừng có ảnh hưởng chính đến mật độ phấn bố Pơ Mu . Dựa vào chức năng vẽ đồ thị trong phần mềm Excel, thiết lập hàm mô phỏng quan hệ Npomu phân bố với 2 nhân tố độ cao và kiểu rừng.Tiến hành đổi biến số, tổ hợp biến và thử nghiệm nhiều dạng hàm khác nhau, các dạng hàm phải bảo đảm quy luật thay đổi của Npomu. Ví dụ khi kiểu rừng và độ cao thay đổi thì biến Npomu cũng thay đổi có đỉnh (Npomu thay đổi theo 2 nhân tố kiểu rừng và độ cao và biến thiên theo một hàm có đỉnh), do đó dạng hàm Npomu phải thể hiện được quy luật này, đó là các hàm lượng giác hoặc đa thức bậc cao. Sau nhiều lần thử nghiệm, kết quả cho dạng hàm tại hình 4.13. Hình 4.13. Đồ thị thể hiện biến số 1/exp(Npomu) thay đổi theo tổ hợp biến độ cao^ kiểu rừng Qua hình 4.13 cho thấy, mật độ phân bố Pơ Mu được mô phỏng bởi hàm hồi quy đa biến sau: 73 y = -4E-05x3 + 0.0041x2 - 0.1128x + 1.0089 với R2 = 0,5706 (4.1) Trong đó: y = 1/Exp(Npomu): Mật độ phân bố Pơ Mu trên điểm Haga 500m2 x = (Do cao^Kieu rung): Tổ hợp biến giữa độ cao và kiểu rừng. Sử dụng mô hình (4.1) để dự báo mật độ phân bố loài Pơ Mu trên ha theo 2 nhân tố độ cao và kiểu rừng. Lập bảng thay đổi mật độ phân bố loài Pơ Mu theo 2 nhân tố trên tại bảng 4.12. Bảng 4.12. Dự báo thay đổi mật độ phân bố Pơ Mu /ha theo 2 nhân tố: Độ cao và kiểu rừng Độ cao (m) Mã số độ cao Kiểu rừng/ Mã số Thƣờng xanh Lá rộng + Lá kim Lá kim 1 2 3 1000 - 1200 1 2 2 2 1200 - 1400 2 4 10 1400 - 1600 3 6 24 1600 - 1800 4 10 48 1800 - 2000 5 12 42 2000 - 2200 6 16 18 Qua bảng 4.12. cho thấy, mật độ phân bố Pơ Mu ở VQG Chư Yang Sin phụ thuộc vào 2 nhân tố độ cao và kiểu rừng; chúng phân bố ở các kiểu rừng thường xanh và hỗn giao lá rộng lá kim với độ cao dao động từ 1000 m đến 2200 m so mặt nước biển. Đặc biệt, Pơ Mu tập trung nhiều ở kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim với độ cao từ 1400 đến 2000m so mặt nước biển và ở rừng thường xanh với độ cao 2000 – 2200m; ở rừng lá kim hoàn toàn thì mật độ Pơ Mu không đáng kể. Kết quả nghiên cứu này cho phép xác định một cách thuận tiện các khu vực sinh thái thích hợp với Pơ Mu dựa vào 2 nhân tố chủ đạo là kiểu rừng và độ cao. Cho thấy cần bảo tồn và phát triển Pơ Mu ở kiểu rừng hỗn giao lá rộng – lá kim trong phạm vi độ cao thích hợp là 1400 – 2000m; riêng đối với kiểu rừng lá 74 rộng thường xanh thì Pơ Mu phân bố hạn chế, do đó bảo tồn Pơ Mu trong kiểu rừng này chỉ tập trung ở đai cao 2000 – 2200m. 4.3.2. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ tái sinh loài Pơ Mu (Ntspomu) Từ file dữ liệu 23 điểm điều tra đã mã hóa các nhân tố sinh thái và tái sinh trong Excel, tiến hành nhập vào Statgraphics centurion Plus XV để phát hiện các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến Ntspomu. Kết quả cho thấy các nhân tố: Am dat, Che phu tai sinh khac, Cu ly suoi, Ðo cao, Ðo doc, ÐTC, G, Huong phoi, Kieu rung, Loai tai sinh khac, Lux, So tang, Trang thai, Uuhop và Xop dat là đạt chuẩn, các biến số còn lại không chuẩn và được loại bỏ. Riêng biến Ntspomu chưa chuẩn tiếp tục đổi biến số ở các dạng Log(y), Sqrt(y), 1/exp(y) hoặc 1/y ….. để chuẩn hóa. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn các biến số sinh thái và Ntspomu đạt chuẩn ở (Phụ biểu 9). Kết quả phân tích (Phụ biểu 9) cho thấy, các biến số: 1/Exp(Ntspomu), Am dat, Che phu tai sinh khac, Cu ly suoi, Ðo cao, Ðo doc, ÐTC, G, Huong phoi, Kieu rung, Loai tai sinh khac, Lux, So tang , Trang thai, Uuhop và Xop dat có chuẩn hóa độ lệch (Skewness) và độ nhọn (Kurtosis) đều đạt chuẩn (từ -2 đến +2). Kết quả phân tích tại (Phụ biểu 10) cho thấy, các nhân tố sinh thái: Loài tái sinh khác, Cự ly suối (m), Ðo cao (m) và Ưu hop có quan hệ với mật độ tái sinh Pơ Mu . Hay nói cách khác, mật độ tái sinh Pơ Mu (Ntspomu) bị chi phối bởi 4 nhân tố chính nói trên. Thiết lập hàm mô phỏng quan hệ Ntspomu với 4 nhân tố sinh thái này để lượng hóa sự ảnh hưởng (Ntspomu = f((Do cao, Uuhop, Loai tai sinh khac, Cu ly suoi). Các nhân tố này được kiểm tra có hay không quan hệ với Ntspomu bằng mô hình hồi quy đa biến trong Statgraphics centurion Plus XV và chấp nhận mức P < 0,05 – 0,10. 75 Sau khi đổi biến số hoặc tổ hợp biến và thử nghiệm ở nhiều dạng hàm khác nhau để bảo đảm sự tồn tại của các biến số có P- value < 0,05 cho thấy 2 nhân tố là loài tái sinh khác, cự ly suối chưa bảo đảm P < 0.05 nên không đưa vào mô hình; đồng thời các dạng hàm phải bảo đảm quy luật thay đổi của biến Ntspomu. Ví dụ khi ưu hợp và độ cao thay đổi thì biến Ntspomu cũng thay đổi có đỉnh (Vì Npomu chỉ thích hợp nhất trong một phạm vi dải độ cao và một số ưu hợp nhất định), do đó dạng hàm Ntspomu = f(xi) phải thể hiện được quy luật này, đó phải là các hàm lượng giác hoặc đa thức bậc cao. Kết quả thiết lập được mô hình quan hệ Ntspomu với 2 nhân tố độ cao và ưu hợp (Phụ biểu 11). Trong đó, mật độ tái sinh Pơ Mu (Ntspomu) được tính trên điểm Haga 500m2. 1/Exp(Ntspomu) = 0.751956 - 0.2152*Ðo cao + 0.000998855*Ðo cao^4 + 0.231975*Uuhop (4.2) Với R2= 0,5230 Standard Error of Est. = 0,293866 Các tham số đều tồn tại với P- value < 0,05 Sử dụng mô hình (4.2) để dự báo khả năng xuất hiện tái sinh Pơ Mu trên ha theo 2 nhân tố độ cao và ưu hợp. Lập bảng thay đổi mật độ tái sinh Pơ Mu /ha theo 2 nhân tố trên tại bảng 4.13. 76 Bảng 4.13. Dự báo thay đổi mật độ tái sinh Pơ Mu /ha theo 2 nhân tố Độ cao và Ưu hợp Độ cao Mã số độ cao Ƣu hợp/Mã số Pơ Mu , thông lá dẹt, Hoàng đàn giả, long não, dẻ, hồi … Dẻ, Long não, thông lá dẹt, hồi Thông 3 lá, Dẻ, Long não … 1 2 3 1000 - 1200 1 6 0 1200 - 1400 2 12 4 0 1400 - 1600 3 18 8 2 1600 - 1800 4 20 10 4 1800 - 2000 5 12 6 0 2000 - 2200 6 0 Qua bảng 4.13. cho thấy, mật độ tái sinh Pơ Mu phụ thuộc vào độ cao và ưu hợp. Khi ưu hợp, độ cao thay đổi thì mật độ tái sinh Pơ Mu cũng thay đổi theo chiều hướng có đỉnh. Mật độ tái sinh Pơ Mu phân bố ở độ cao dao động từ 1200 – 2000m và cao nhất ở độ cao 1400 đến 1800 m so mặt nước biển với ưu hợp là Pơ Mu , Thông lá dẹt, Hoàng đàn giả, Long não, Dẻ, Hồi. Dựa trên cơ sở này, các khu vực cần xúc tiến tái sinh và phát triển quần thể Pơ Mu tại VQG Chư Yang Sin cần chọn vùng sinh thái thích hợp để bảo tồn Insitu Pơ Mu , trong đó 2 nhân tố chủ đạo là ưu hợp và độ cao là chỉ báo quan trọng trong việc phân vùng và tác động các biện pháp lâm sinh như làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng hạt đối với cây Pơ Mu …. 77 4.4. Quản lý cơ sở dữ liệu sinh thái ảnh hƣởng đến mật độ phân bố loài Pơ Mu trong GIS 4.4.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu các nhân tố sinh thái liên quan đến phân bố và tái sinh Pơ Mu trong GIS: Trên cơ sở dữ liệu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ phân bố Pơmu, ứng dụng GIS để quản lý lưu giữ, cập nhật cũng như xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ cho công tác giám sát bảo tồn loài. Trong phần mềm Mapinfo, trên cơ sở các điểm quan sát, thu thập dữ liệu trên thực địa, lập các trường (field) chính như: Đối tượng giám sát bao gồm: mật độ phân bố cây Pơ Mu , mật độ tái sinh Pơ Mu ; các nhân tố sinh thái, nhân tác: Kiểu rừng, trạng thái, diện tích, trữ lượng, tổng diện ngang (G), mật độ che phủ thảm thực bì, độ dốc, hướng phơi, màu sắc đất... Từ đây xây dựng được các lớp dữ liệu để giám sát bảo tồn loài, bao gồm: - Các lớp dữ liệu cơ bản như: Địa hình, giao thông, sông, suối, tiểu khu… - Lớp dữ liệu phân bố Pơ Mu và các nhân tố sinh thái, nhân tác ảnh hưởng, bao gồm: Tuyến điều tra (tuyendieutra), điểm quan sát, mật độ (Npomu), mật độ tái sinh Pơ Mu (Ntspomu), trạng thái rừng, nhân tố sinh thái; hệ thống các nhân tố bao gồm các trường chính: Kiểu rừng, trạng thái, các nhân tố điều tra lâm phần cơ bản như: Tiết diện ngang (G), độ tàn che (DTC), mức độ tác động (mucdotacdong), số tầng rừng, ưu hợp, màu sắc đất... Cơ sở dữ liệu trong GIS về Pơ Mu sẽ phục vụ cho: - Tổ chức giám sát tình hình sinh trưởng phát triển Pơ Mu : Trên cơ sở tọa độ các tuyến điều tra, điểm điều tra đã xác định tọa độ, có thể tiến hành điều tra giám sát lặp lại dễ dàng, thuận tiện. - Cập nhật dữ liệu về biến động cá thể và quần thể Pơ Mu : Tại các điểm khảo sát, định kỳ thu thập dữ liệu sinh trưởng, tái sinh Pơ Mu và cập nhật trong lớp dữ liệu Mapinfo sẽ có được cơ sở dữ liệu động về tình hình bảo tồn và phát triển Pơ Mu trong vườn và hệ thống các nhân tố sinh thái liên quan, ảnh hưởng. 78 - Theo dỏi sự tác động đến loài, phục vụ bảo vệ loài: Trong lớp dữ liệu có một trường là “Mức độ tác động” được đánh giá trong năm 2010 về khả năng và mức độ tác động đến loài. Tiếp tục theo dỏi tại các vị trí này để cho thấy biến động của các tác động bên ngoài đến bảo tồn loài. - Tạo lập các bản đồ chuyên đề để giám sát bảo tồn như: Bản đồ mật độ phân bố Pơ Mu theo các nhân tố sinh thái; bản đồ mức độ tác động Pơ Mu ở các khu vực khác nhau trong vườn. Đây là cơ sở quan trọng trong bảo vệ và bảo tồn loài quý hiếm, đang bị áp lực tác động rất lớn. 79 Hình 4.14. Trích bảng cơ sở dữ liệu sinh thái, nhân tác cây Pơ Mu trong Mapinfo 80 4.4.2. Xây dựng bản đồ mật độ phân bố Pơ Mu Để bảo tồn loài Pơ Mu cần biết các vùng phân bố tập trung với mức độ tập trung khác nhau liên quan đến các yếu tố địa lý và sinh thái. Từ các lớp cơ sở dữ liệu địa lý, mật độ Pơ Mu và các nhân tố sinh thái, nhân tác ảnh hưởng có thể tạo lập được bản đồ và cơ sở dữ liệu phân bố Pơ Mu với các cấp mật độ khác nhau. Chia 4 cấp mật độ phân bố Pơ Mu : Rất cao, trung bình, thấp và hiếm hoặc không tìm thấy. Sử dụng chức năng xây dựng bản đồ chuyên đề dạng Grid trong Mapinfo để phân chia các vùng có các cấp mật độ phân bố Pơ Mu khác nhau: Hình 4.15. Chức năng xây dựng bản đồ chuyên đề dạng Grid để lập bản đồ mật độ phân bố loài trong Mapinfo Trên cơ sở lớp dữ liệu mật độ phân bố Pơ Mu , thiết lập các tham số để lập bản đồ mật độ phân bố theo các cấp: Cell size (m): Kích cỡ của pixel hiển thị trên bản đồ, tùy vào bản đồ, giá trị càng nhỏ thì khi hiển thị sẽ rõ nét hơn, Ở đây được thiết lập pixel là ô 10x10m. Search Radius (m): Bán kính quan sát hoặc cụ thể là khoảng cách giữa các điểm, các tuyến điều tra trên hiện trường, lấy giá 81 trị là 6000m tương ứng cự ly trung bình giữ hai tuyến điều tra giám sát. Grid Border (m): Phạm vi từ các tuyến khảo sát đến ranh giới ngoài cùng của vùng giám sát loài. Với phạm vi phân bố Pơ Mu trong Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thì từ các tuyến, điểm khảo sát ra vùng rìa của phân bố loài được xác định trên bản đồ tối đa là 13300 m. Sau đó chọn phương pháp và số cấp mật độ phân bố cần phân chia: Method: Có các phương pháp khác nhau như theo tỷ lệ % phân bố, theo cấp mật độ phân chia đều. Ở đây chọn phân chia đều cấp mật độ. Number of Inflections: Số cấp phân chia, ở đây đối với Pơ Mu chọn phân chia làm 4 cấp mật độ phân bố. Như vậy, việc thiết lập bản đồ chuyên đề về mật độ phân bố loài được dựa trên cơ sở: - Lớp dữ liệu mật độ phân bố loài. - Thiết lập các tham số dựa vào hệ thống điều tra giám sát như: Cự ly giữa các tuyến, điểm và phạm vi tối đa của vùng phân bố. - Lựa chọn phương pháp phân cấp và số cấp: Tùy theo yêu cầu quản lý mà chọn lựa phương pháp và số cấp thích hợp, số cấp càng cao khi yêu cầu quản lý bảo tồn càng đòi hỏi chính xác. 82 Hình 4.16. Bản đồ mật độ phân bố Pơ Mu Từ kết quả bản đồ chuyên đề về mật độ phân bố Pơ Mu sẽ giúp cho người quản lý xác định được các vùng phân bố trung tâm, vùng rìa và vùng đệm để có giải pháp lập kế hoạch xúc tiến các biện pháp bảo tồn thích hợp. Ngoài ra, với chức năng này trong GIS, định kỳ giám sát sự thay đổi mật độ cá thể ở các điểm đã cố định tọa độ sẽ cho biết sự biến động mật độ quần thể Pơ Mu theo thời gian, đây là cơ sở quan trọng trong công tác giám sát bảo tồn loài quý hiếm như Pơ Mu . 83 4.4.3. Xây dựng bản đồ về mức độ tác động đến loài Pơ Mu Pơ Mu hiện đang là loài bị săn lùng khai thác trái phép do nó có giá trị cao trên thị trường, vì vậy trong công tác bảo vệ tại vườn cần biết rõ các vùng có nguy cơ bị tác động để tổ chức bảo vệ hợp lý. Vì vậy, đề tài thiết lập bản đồ chuyên đề về các vùng có nguy cơ bị tác động khác nhau phục vụ cho công tác này. Từ các lớp cơ sở dữ liệu địa lý và lớp dữ liệu sinh thái, nhân tác, trong đó có trường dữ liệu về mức độ tác động đã được đánh giá trên hiện trường; tạo lập được bản đồ và cơ sở dữ liệu về mức độ tác động đến loài Pơ Mu với các cấp độ khác nhau. Cũng sử dụng chức năng xây dựng bản đồ chuyên đề dạng Grid trong Mapinfo để phân chia các cấp tác động đến Pơ Mu khác nhau: Ở đây chia làm 3 cấp độ: Tác động cao, trung bình và thấp. Trên cơ sở trường dữ liệu về mức độ tác động, xác định các tham số thích hợp trong chức năng lập bản đồ chuyên đề Grid của Mapinfo như các tham số Search Radius, Grid Border, Method, Number of Inflection, để lập được bản đồ các cấp độ tác động phù hợp. Như vậy, việc thiết lập bản đồ chuyên đề về cấp độ tác động đến loài được dựa trên cơ sở: - Lớp dữ liệu có chứa trường đánh giá mức độ tác động. - Thiết lập các tham số dựa vào hệ thống điều tra giám sát như: Cự ly giữa các tuyến, điểm và phạm vi tối đa của vùng bị tác động. - Lựa chọn phương pháp phân cấp và số cấp tác động: Tùy theo yêu cầu quản lý mà chọn lựa phương pháp và số cấp thích hợp, số cấp càng cao khi yêu cầu quản lý bảo vệ loài càng đòi hỏi chính xác. 84 Hình 4.17. Bản đồ mức độ tác động đến loài Pơ Mu Từ kết quả bản đồ chuyên đề về 3 cấp độ tác động đến loài Pơ Mu trong vườn; kết quả này sẽ giúp cho người quản lý xác định được các vùng phân bố có nguy cơ tác động khác nhau để có giải pháp lập kế hoạch tuần tra, giám sát thích hợp. Ngoài ra, định kỳ giám sát sự thay đổi mức độ tác động và cập nhật vào cơ sở dữ liệu, chạy lại chương trình Grid sẽ cho thấy sự thay đổi và cải thiện trong công tác bảo vệ loài quý hiếm. 85 4.5 Một số giải pháp bảo tồn loài Pơ Mu ở VQG Chƣ Yang Sin * Từ hệ thống các kết quả nghiên cứu đã thu được, đề xuất một số biện pháp và chỉ tiêu kỹ thuật trong bảo tồn loài Pơ Mu trong phạm vi Vườn Quốc gia Chư Yang Sin như sau: - Điều chỉnh cấu trúc N/D, N/H và mặt bằng của quần thể nơi có phân bố loài Pơ Mu : Cá thể Pơ Mu có cấu trúc N/D và N/H chưa ổn định, thiếu hụt lớp cây non và kế cận, đồng thời có phân bố cụm, do đó có nguy cơ quần thể Pơ Mu sẽ già cỗi và tuyệt chủng ở đây; vì vậy cần có sự điều tiết cấu trúc lâm phần thích hợp để thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của loài bảo tồn. Cụ thể là tỉa thưa, loại bỏ những cây kém giá trị, cong queo, sâu bệnh ở cấp kính D1.3 = 15cm, chiều cao H từ 10 – 18 m của lâm phần ở những nơi có Pơ Mu phân bố để tạo điều kiện thuận lợi về ánh sánh, dinh dưỡng … cho các thế hệ kế cận và cây tái sinh Pơ Mu phát triển tốt trong vùng sinh thái. - Xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng dặm Pơ Mu vào vùng phân bố thích hợp: Tái sinh loài Pơ Mu là khó khăn ngay trong vùng sinh thái của nó, do yêu cầu sinh thái loài Pơ Mu tái sinh khá nghiêm ngặt như chỉ tái sinh hạt, tổ thành cây tái sinh thích hợp là Thông lá dẹt, Hoàng đàn giả, Long não, dẻ với độ cao từ 1600 đến 1800 m. Vì vậy, cần quy hoạch những vùng thích hợp để xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có thể trồng dặm theo các tiêu chí đã xác định như ưu hợp, độ cao. Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài cho thấy loài Pơ Mu có quan hệ sinh thái hỗ trợ với loài Long não, do đó lâm phần có phân bố Long não sẽ là chỉ thị để có thể xúc tiến tái sinh hoặc trồng dặm loài Pơ Mu . - Quy hoạch vùng phân bố Pơ Mu để bảo tồn Institu: Từ kết quả các hàm mô phỏng mối quan hệ sinh thái đối với mật độ phân bố và tái sinh Pơ Mu tại VQG Chư Yang Sin, đề tài đã chỉ ra được kiểu rừng, độ cao, ưu hợp là các nhân tố chủ đạo quyết định đến sự xuất hiện loài, đây là cơ sở để quy hoạch vùng bảo tồn tại chỗ (Insitu) cũng như xúc tiến tái sinh tự nhiên, nhân tạo ở nơi thích hợp. - Quản lý cơ sở dữ liệu và theo dõi biến động quần thể Pơ Mu bằng GIS: Ứng dụng bản đồ phân bố mật độ và bản đồ tác động loài Pơ Mu tại VQG Chư Yang Sin để làm cơ sở định kỳ giám sát bảo tồn và cập nhật dữ liệu để có biện pháp bảo vệ cũng như nghiên cứu sự biến đổi của quần thể Pơ Mu . 86 KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận chính cho loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin như sau: 1. Về đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Pơ Mu: - Trong các lâm phần có phân bố Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas), loài này thường là loài chiếm ưu thế sinh thái trong quần thể, với chỉ số IV% biến động từ = 12 - 15%. - Về quan hệ sinh thái loài Pơ Mu có mối quan hệ với các nhóm loài trong lâm phần: Quan hệ ngẫu nhiên với các loài Dẻ, Hồi, Trâm, Sồi đá, Bứa, Hồng quang, Hoàng đàn giả; do đó, việc lựa chọn chúng hỗn giao hay loại trừ không ảnh huởng đến sinh thái loài Pơ Mu. Quan hệ bài xích với Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum) (Có quan hệ cạnh tranh); do đó, giữa chúng không nên được lựa chọn để trồng hỗn giao, hoặc làm giàu rừng; cần loại trừ bớt sự cạnh tranh giữa chúng. Quan hệ hỗ trợ với loài Long não (Lauraceae); do đó, nên chọn chúng để trồng hỗn giao, hoặc làm giàu rừng hoặc là loài chỉ thị để xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc nhân tạo loài Pơ Mu . - Phân bố N/D, N/H và mặt bằng của loài Pơ Mu trong các lâm phần cho thấy thiếu hụt các lớp cây của thế hệ kế cận, phân bố cụm, không đảm bảo sự bền vững của loài này. Cá thể già cỗi chiếm tỷ trọng cao trong lâm phần và mọc tập trung, do đó biện pháp kỹ thuật lâm sinh và phát triên là rất quan trọng để duy trì sự tồn tại loài Pơ Mu trong VQG Chư Yang Sin. 2. Về tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu: Tái sinh Pơ Mu dao động từ 50 đến 288 cây/ha ở vùng sinh thái thích hợp với nó. Pơ Mu chỉ tái sinh hạt, tập trung ở độ cao từ 1400 đến 1800m. Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng cao đạt trên 75%. Tổ thành cây tái sinh trong lâm phần về cơ bản giống với tổ thành loài cây tầng cao, trong công thức tổ thành có xuất hiện loài Pơ Mu. Phân bố số cây Pơ Mu tái sinh giảm dần theo chiều cao, phân bố không liên tục, phản ảnh loài Pơ Mu không có khả năng tái sinh liên tục. 87 3. Các nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến mật độ phân bố và tái sinh loài Pơ Mu: - Mật độ phân bố loài Pơ Mu bị chi phối bởi 2 nhân tố chủ đạo là độ cao và kiểu rừng thông qua hàm đa biến sau: Y = -4E-05x3 + 0,0041x2 – 0,1128x + 1,0089 với R2 = 0.5706. Trong đó,Y = 1/Exp(Npomu); X = (Do cao^Kieu rung) là tổ hợp biến giữa độ cao và kiểu rừng. Từ mô hình này chỉ ra được các vùng phân bố thích hợp cho loài Pơ Mu dựa vào tổ hợp 2 nhân tố chủ đạo là kiểu rừng và độ cao. Mật độ phân bố loài Pơ Mu tập trung nhiều ở kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim với độ cao từ 1400 đến 2000m so mặt nước biển và ở rừng thường xanh với độ cao 2000 – 2200m; ở rừng lá kim hoàn toàn thì mật độ Pơ Mu không đáng kể. - Mật độ tái sinh Pơ Mu bị chi phối bởi 2 nhân tố chủ đạo là độ cao và ưu hợp thông qua hàm đa biến sau: 1/Exp(Ntspomu) = 0.751956 - 0.2152*Ðo cao + 0.000998855*Ðo cao^4 + 0.231975*Uuhop Từ mô hình này chỉ ra được vùng cần lựa chọn để xúc tiến tái sinh tự nhiên và nhân tạo loài Pơ Mu dựa vào 2 nhân tố chủ đạo độ cao và ưu hợp. Mật độ tái sinh Pơ Mu phân bố ở độ cao dao động từ 1200 – 2000m và cao nhất ở độ cao 1400 đến 1800 m so mặt nước biển với ưu hợp là Pơ Mu , Thông lá dẹt, Hoàng đàn giả, Long não, Dẻ, Hồi 4. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý bảo tồn loài Pơ Mu: Đề tài đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu sinh thái, nhân tác ảnh hưởng đến phân bố loài Pơ Mu và xây dựng được các bản đồ chuyên đề về mật độ phân bố Pơ Mu và các cấp độ tác động đến loài trong GIS, kết quả này là cơ sở để giám sát cũng như nghiên cứu sự biến đổi của quần thể Pơ Mu trong bảo tồn. Việc ứng dụng GIS trong quản lý giám sát bảo tồn loài Pơ Mu nói riêng và các loài quý hiếm, đặc hữu là cần thiết và tăng độ tin cậy, hiệu quả của công tác bảo tồn, quản lý cơ sở dữ liệu có hệ thống và lâu dài. 88 5. Các giải pháp chính để quản lý bảo tồn loài Pơ Mu trong Vườn Quốc gia Chư Yang Sin: - Điều chỉnh cấu trúc N/D, N/H và mặt bằng của quần thể nơi có phân bố loài Pơ Mu . -Xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng dặm Pơ Mu vào vùng phân bố thích hợp. - Quy hoạch vùng phân bố loài Pơ Mu để bảo tồn Institu. - Quản lý cơ sở dữ liệu và theo dõi biến động quần thể Pơ Mu bằng GIS. Tồn tại Mặc dù hết sức cố gắng nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau: - Chưa tiến hành nghiên cứu phân tích thành phần hoá học của đất dưới tán rừng, do đó chưa xác định được nhân tố đất có ảnh hưởng đến mật độ phân bố và tái sinh loài Pơ Mu . - Địa hình xa xôi, hiểm trở, phức tạp nên chỉ lập được 6 ô tiêu chuẩn 1000m2 (20 x 50m) cho nên việc nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh có hạn chế, các quy luật cấu trúc có thể không được thể hiện hết. Kiến nghị - Cần có các nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm vật hậu của loài Pơ Mu . - Xây dựng mô hình thử nghiệm làm giàu rừng từ cây con bằng hạt, phục vụ cho công tác bảo tồn Insitu loài Pơ Mu tại VQG Chư Yang Sin . - Xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm, điều kiện và kỹ thuật gây trồng loài Pơ Mu trong từng điều kiện cụ thể. ------------------------------------------------------- 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. BirdLife Quốc tế (2010), Báo cáo đa dạng sinh học VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam, BirdLife Quốc tế tại Đông Dương, Hà Nội, Việt Nam. 2. Bộ khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam. Phần 1: Động vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, trang 40 - 67. 3. Baur G.N. (1964), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1976. 4. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam, 1965. 5. Đặng Ngọc Cần, Hà Văn Tuế, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Hữu Dực, Đỗ Anh Tuấn, Alexander Monatyrskii và Nguyễn Đức Tú (2006), Báo cáo điều tra đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk, Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam, Hà Nội, trang 1- 62. 6. Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Thế Anh, Tống Ngọc Chung, Nguyễn Văn Lương và Mai Xuân Quang(2007), Báo cáo điều tra đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Hà Nội: 26 trang. 7. Đặng Ngọc Cần, Trần Quốc Toản, Tống Ngọc Chung (2009), Báo cáo điều tra thú ở một số khu vực được lựa chọn của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam, Hà Nội: 47 trang. 8. Lê Văn Chẩm (2007), Thành phần cây hạt trần (Gymnospermae) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Dự án Lồng ghép quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Dak Lak, BirdLife Quốc tế tại Đông Dương, Hà Nội, Việt Nam. 9. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, P.I. Thomas, A. Farjon, L. Averyanov & J.Regalado Jr.(2004), Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Fauna & Flora International, Chương trình Việt Nam, Hà Nội. 10. Trần Hợp (2002), Tài nguyên Cây gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 90 11. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam (Quyển I, II, III), NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Bảo Huy (1997), Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài trong rừng mưa nhiệt đới dựa vào tiêu chuẩn X2. Báo cáo đề tài khoa hoc, Sở Nông nghiệp và PTNt Dăk Lăk. 13. Bảo Huy (2009), Thống kê và tin học trong lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên. 14. Bảo Huy (2009), GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Nxb Tổng Hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 15. Bùi Thị Huyền (2010), “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơ Mu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 2, trang 1228-1232. 16. Đặng Ngọc Quốc Hưng (2009), “Nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại Vườn Quốc gia Bạch Mã”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 3, trang 991- 999. 17. Nguyễn Kim Lợi (2006), Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 18. Nguyễn Đức Tố Lưu & P. Thomas (2004), Thông Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội. 19. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Các loài cây lá kim ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Lê Trọng Trải, Nguyễn Cử, Lê Văn Chẩm, Eames, J. C. và Trần Văn Khoa (1996), Nghiên cứu đa dạng sinh học và xem xét luận chứng khả thi Khu Bảo tồn Thiên nhiên Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk, Hà Nội: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Đăk Lăk. 21. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam: Trên quan điểm hệ sinh thái, In lần 2, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 22. Phạm Ngọc Tùng (1009),“Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, tỉnh Đăk Nông”Luận văn thạc sỹ lâm học, Đại học Tây Nguyên. 23. Tự điển Bách khoa toàn thư Việt Nam. 91 24. UBND tỉnh Đăk Lăk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk (2003), Dự án đầu tư xây dụng Vườn Quốc gia Chư Yang - tỉnh Đăk Lăk, Buôn Ma Thuột, 90 trang. 25. Vườn Quốc gia Bi Đúp Núi Bà(2006), Bảo tồn ngoại vi Pơ Mu . 26. Web site: . 27. Web site: 28. Web site: habitat.html. 29. Web site và 30. Web site Tiếng Anh 31. Dominique Lesueur, Ninh Khac Ban, Ange Bighelli, Alain Muselli, Joseph Casanova, 2005. Analysis of the root oil of Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas (Cupressaceae) by GC, GC-MS and 13C-NMR2. Institute of Ecology and Biological Resources (IEBR), Vietnamese Academy of Science and Technology, Vietnam. 32. IUCN (1994), IUCN Red List Categories. IUCN Species Survival Commission. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. 33. IUCN (2001), IUCN Red List Categories and Criteria: Version 3.1. 34. IUCN (2009), The 2009 IUCN Red list of threatened species, ULR: 35. Odum, E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of W.B. Saunders Company. 36. Nguyen Phi Truyen and Thomas Osborn (eds.) (2006), Report on the trade and utilisation of Fokienia hodginsii in Lao Cai and Son La provinces, northern Vietnam. Fauna & Flora International - Vietnam Conservation Support Programme. 37. Perry, L. (1980). Medicinal Plants of East and South East Asia. 38. 39. ; 40. 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPo Mu Sinh thai Luan van Cao Hoc Phi.pdf
Tài liệu liên quan