1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta liên tục phát triển nhờ vào sự phát triển các ngành
nghề đồng đều nhau, công nghiệp và nông nghiệp phát triển song song. Cùng
trên đà phát triển, nông nghiệp là một ngành có đóng góp hết sức quan trọng
trong sự tăng trưởng chung của kinh tÕ đất nước, đặc biệt là ngành chăn nuôi
đã trở thành một ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong
đó chăn nuôi lợn ngày càng phát triển và chiếm ưu thế. Người chăn nuôi
không chỉ dừng lại ở tập quán sản xuất đơn thuần mà ngày càng đầu tư áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao năng
xuất chất lượng, đến nay đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Ở tỉnh Hưng Yên, chăn nuôi lợn có tốc độ tăng trưởng khá nhanh: Toàn
tỉnh tổng đàn lợn đạt 600.510 con, tăng 5.553 con so với năm 2006, đàn lợn
nái 68.155 con, lợn thịt 531.747 con, đàn lợn hướng nạc 330.200 con, chiếm
52,5% tổng đàn (số liệu thống kê tính đến tháng 1/2008). Theo Nghị quyết
của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên là định hướng phát triển chăn nuôi chuyên
nghiệp, chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, cải thiện môi trường chăn
nuôi, ưu đãi đầu tư cho chăn nuôi về khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư cải thiện
và đa dạng cơ cấu giống vật nuôi, chăn nuôi lợn đã bắt đầu chuyển đổi theo
hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu với định hướng phát triển chăn nuôi.
Tuy nhiên, chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, phần lớn nguyên
nhân là do chăm sóc nuôi dưỡng chưa đúng kỹ thuật, ý thức của người chăn
nuôi chưa tốt, đã và đang phát sinh nhiều nguy cơ như: dịch bệnh (cúm gia
cầm, lở mồm long móng, tiêu chảy .) mà trong nhiều năm qua chưa khắc
phục được triệt để, cụ thể là hội chứng tiêu chảy thường gặp ở lợn do rất
nhiều nguyên nhân và gây thiệt hại đáng kể.
Theo nhiều tác giả, hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra
(virus, vi khuẩn, độc tố, thức ăn, thời tiết, vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng ) qua
thực tế theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn lợn ở tỉnh Hưng Yên, chúng tôi
nhận thấy hội chứng tiêu chảy xảy ra phổ biến ở lợn và gây nhiều thiệt hại.
Xuất phát từ những lý do trên và nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh
gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định vai trò gây bệnh của
vi khuẩn E. coli, C. perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh
đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ, đồ thị
Danh mục các ảnh tư liệu đề tài
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1. Một số hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy . 3
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy . 3
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy 4
1.1.3. Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 8
1.1.4. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy . 10
1.1.5. Biện pháp phòng trị tiêu chảy cho lợn . 11
1.2. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh đường tiêu hoá 14
1.2.1. Đặc điểm về hình thái cấu trúc 14
1.2.2. Đặc tính nuôi cấy sinh vật hoá học 16
1.2.3. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. Coli . 18
1.2.4. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. Coli . 23
1.2.5. Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy . 25
1.3. Những nghiên cứu về vi khuẩn C. perfringens gây bệnh đường tiêu hoá 26
-6-
1.3.1. Đặc điểm hình thái cấu trúc 27
1.3.2. Đặc tính nuôi cấy sinh vật hoá học 29
1.4. Tình hình gây dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh Hưng Yên 33
1.4.1. Một số đặc điểm tụ nhiên ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy 33
1.4.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn . 33
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 35
2.2. Nội dung nghiên cứu . 35
2.3. Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu 37
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 37
2.4.2. Phương pháp thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn 38
2.4.3. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn 40
2.4.4. Phương pháp xác định serotyp kháng nguyên của vi khuẩn phân
lập được . 40
2.4.5. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn phân lập được . 41
2.4.6. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn phân lập trên chuột bạch . 43
2.4.7. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn phân lập được . 44
2.4.8. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn 45
2.4.9. Phương pháp sử lý số liệu . 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 47
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến
60 ngày tuổi tại Hưng Yên 47
3.1.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện thuộc
tỉnh Hưng Yên 47
3.1.2. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ 49
3.1.3. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi . 52
-7-
3.1.4. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi lợn . 55
3.1.5. Các triệu chứng ở lợn tiêu chảy . 58
3.2. Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và C. perfringens
trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi . 60
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và C. perfringen từ phân lợn
bình thường và phân lợn tiêu chảy theo lứa tuổi . 60
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và C. perfringens từ các mẫu
bệnh phẩm 63
3.2.3. Mức độ biến động vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong phân
lợn khoẻ và phân lợn tiêu chảy 65
3.2.4. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn E. coli
và C. perfringens phân lập được 69
3.2.5 Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn
E coli phân lập được từ lợn bệnh . 71
3.2.6. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E.coli mang các yếu tố gây bệnh . 73
3.2.7. Kết quả xác định độc lực trên chuột bạch của một số chủng E. coli
phân lập được từ lợn bệnh . 75
3.2.8. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm của kháng sinh với một số
chủng vi khuẩn E. coli và C. perfringens phân lập được từ lợn bệnh . 78
3.3. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
Kết luận 85
Đề nghị . 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
PHỤ LỤC
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli, C. perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuẩn E. coli có mặt ở hạch ruột và ruột non là 100%, máu tim 81,8%, gan
72,7%, lách 63,6%, thận 72,7%.
Các kết quả trên đã phần nào chứng tỏ rằng vi khuẩn E. coli và C.
perfringens đóng vai trò quan trọng gây bệnh tiêu chảy cho lợn từ sơ sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 65 -
đến 60 ngày tuổi nuôi tại Hưng Yên. Điều này cũng đã được nhiều tác giả
khẳng định, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E.
coli và C. perfringens mà chúng tôi đã trình bày ở phần tổng quan.
3.2.3. Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong
phân lợn bệnh và lợn bình thƣờng
Nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn đã cho rằng:
loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn. Sự biến động
về số lượng vi khuẩn có trong phân lợn tiêu chảy phản ánh hiện tượng loạn
khuẩn đường ruột. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành xác định số
lượng vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong phân của lợn bị tiêu chảy và
lợn bình thường. Kết quả mức độ biến động số lượng vi khuẩn ở lợn trong các
giai đoạn sinh trưởng khác nhau được thể hiện ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Bảng 3.8: Mức độ biến động vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong phân lợn khỏe và phân lợn tiêu chảy
Tuổi lợn
(ngày)
Lợn tiêu chảy Lợn bình thƣờng Mức độ biến động VK ở
lợn tiêu chảy so với lợn
bình thƣờng (Số lần tăng)
Số lƣợng VK (x 10
6
) TB/g phân Số lƣợng VK (x 10
6
) TB/g phân
Số mẫu
kiểm tra
E. coli C. perfringens
Số mẫu
kiểm tra
E. coli C. perfringens E. coli
C.
perfringens
1-21 5 161,2 39,7 4 6,7 2,1 24,1 18,9
22-45 7 149,5 42,5 5 8,2 2,3 18,2 18,5
46-60 5 138,7 38,7 5 5,9 2,5 23,5 15,5
Tính chung 5,7 149,8 40,3 4,7 6,9 2,3 21,9 17,5
- 6
6
-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 67 -
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: có thể thấy ngay số lượng vi khuẩn E. coli
có trong chất chứa đường ruột của lợn bị tiêu chảy cao hơn rất nhiều (~ 22
lần) so với lợn khoẻ mạnh, còn số lượng vi khuẩn C. perfringens ở lợn tiêu
chảy cao hơn gấp ~18 lần so với lợn bình thường. Cụ thể như sau:
- Số lượng vi khuẩn E. coli trung bình đếm được trong 1 g phân của lợn
bình thường ở 1 - 21 ngày tuổi là 6,7 x 10
6
vi khuẩn; 22 - 45 ngày tuổi là 8,2 x
10
6
vi khuẩn; ở 46 - 60 ngày tuổi là 5,9 x 10
6
. Số lượng này đã tăng lên rất
nhiều ở lợn tiêu chảy, tương ứng với các số lượng là 161,2 x 10
6
(tăng 24,1
lần); 149,5 x 10
6
(tăng 18,2 lần) và 138,7 x 10
6
(tăng 23,5 lần) ở lợn các giai
đoạn 1 -21; 22 - 45; và 46 - 60 ngày tuổi).
- Vi khuẩn C. perfingens trung bình đếm được trong 1 g phân của lợn
bình thường ở 1 - 21 ngày tuổi là 2,1x 10
6
vi khuẩn; 22 - 45 ngày tuổi là 2,3 x
10
6
vi khuẩn; ở 46 - 60 ngày tuổi là 2,5 x 10
6
. Số lượng này cũng đã tăng lên
rất nhiều ở lợn tiêu chảy (1-21; 22-45; 46-60 ngày tuổi) với các con số tương
ứng là 33,7 x 10
6
(tăng 18,9 lần); 42,5 x 10
6
(tăng 18,5 lần); 38,7 x 10
6
(tăng
15,5 lần) vi khuẩn trong 1 g phân.
Kết quả xác định số lượng vi khuẩn cũng phù hợp với kết quả phân lập
vi khuẩn như đã trình bày ở bảng 3. 6 và bảng 3.7. Cả 2 loại vi khuẩn đều
phân lập được từ các mẫu là phủ tạng của lợn bệnh và từ các mẫu phân với tỷ
lệ cao.
Kết quả của nghiên cứu này là cũng phù hợp với nghiên cứu của một số
tác giả khác, đó là sự tăng lên về số lượng của vi khuẩn trong đường ruột của
lợn mắc bệnh tiêu chảy. Tác giả Trương Quang (2005) [42], khi kiểm tra số
lượng vi khuẩn E. coli/1g phân từ 314 mẫu phân của lợn không bị tiêu chảy
và 312 mẫu của lợn bị tiêu chảy, cho kết quả là số lượng vi khuẩn ở lợn 1 - 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 68 -
ngày tuổi cao gấp 2,46 - 2,73 lần và ở lợn 22 - 60 ngày tuổi là 1,88 - 2,10 lần
so với lợn không bị tiêu chảy.
Theo Bergelan và cs (1986)[63] thì trong chất chứa của ruột ở lợn khoẻ
mạnh không có biểu hiện tiêu chảy thì chỉ chứa một lượng vi khuẩn yếm khí
C. perfringens là 10
5
vi khuẩn/g, còn khi số lượng vi khuẩn lên tới 10
6
/g được
coi là ngưỡng bệnh lý và cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Các tác giả Hồ Soái và Đinh Thị Bích Lân (2005) [44] cũng phân lập
E. coli ở lợn con từ 1 - 60 ngày tuổi nhưng chia thành 2 giai đoạn phát triển
khác nhau của lợn, cho kết quả là số lượng vi khuẩn E. coli phân lập được từ
lợn bị tiêu chảy ở 1- 45 ngày tuổi là 132,79 10
6
/g phân và ở lợn 40 - 60
ngày tuổi là 124,08 10
6
/g phân, gấp 2,37 lần và 1,39 lần, so với lợn không
bị tiêu chảy.
Nghiên cứu của Trần Thị Hạnh và cs (2000)[14], khi lợn bị viêm ruột
tiêu chảy, số lượng vi khuẩn C. perfingens có sự tăng cao hơn so với bình
thường tới hàng triệu vi khuẩn trong 1 g phân.
Từ các dẫn liệu khoa học trên, kết hợp với kết quả của nghiên cứu này,
cho thấy có sự khác nhau về số lượng vi khuẩn E. coli trong 1 g chất chứa giữa
các lứa tuổi của lợn. Điều này có thể được giải thích dựa trên cơ sở khác nhau
về đặc điểm sinh lý trong từng giai đoạn sinh trưởng của lợn, sự dần hoàn thiện
chức năng bộ máy tiêu hoá cũng như khu hệ sinh vật trong đường ruột và thời
gian tiếp xúc với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, thành phần và số lượng vi
khuẩn của đường ruột phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như: thể trạng của
lợn, tập quán chăn nuôi, khẩu phần dinh dưỡng, chất lượng thức ăn...
Lợn khoẻ mạnh bình thường, số lượng vi khuẩn đường ruột luôn luôn ở
thế cân bằng động, nhưng khi lợn bị stress làm giảm sức đề kháng cơ thể, một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 69 -
số loại vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển tăng nhanh về số lượng làm mất tính
cân bằng động và gây bệnh tiêu chảy. Trong thí nghiệm này, có thể thấy vi
khuẩn E. coli đã có sự tăng đột biến rất lớn về số lượng khi lợn mắc tiêu chảy,
và có thể là trong quá trình phát triển, vi khuẩn E. coli đã sản sinh ra chất
kháng khuẩn Colicin V ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột
khác, để chiếm vị trí độc tôn trong hệ vi khuẩn đường ruột. Vấn đề này cũng đã
phần nào lý giải cho hiện tượng vì sao tỷ lệ phân lập được các loại vi khuẩn
khác như: Salmonella, Clostridium và một số vi khuẩn đường ruột khác là rất
thấp trong các mẫu được kiểm tra.
3.2.4. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn phân
lập đƣợc
Mỗi loại vi khuẩn có một số đặc tính sinh học riêng biệt như: tính chất
mọc của vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy thông thường và môi trường
đặc hiệu, chuyển hoá các loại đường và sinh sản các hợp chất sinh học trung
gian trong môi trường nuôi cấy. Do đó sau khi đã tiến hành giám định các đặc
điểm về hình thái và nuôi cấy trên môi trường nước thịt, thạch thường,
macconkey, thạch máu, Endo của các chủng vi khuẩn phân lập nhằm phân
loại và xác định đúng loài, trên cơ sở đó có những nghiên cứu tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 70 -
Bảng 39: Kết quả giám định đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn E.
coli và C. perfringens phân lập đƣợc
TT
Loại phản
ứng sinh hóa
Kết quả
E. coli (n=30) Cl. perfringens (n=15)
Số chủng
dƣơng
tính/Tổng số
chủng kiểm tra
Tỷ lệ
%
Số chủng
dƣơng
tính/Tổng số
chủng kiểm tra
Tỷ lệ
%
1 Indol 30/30 100.0 0/15 0
2 MR 30/30 100.0 - -
3 VP 0/30 0 - -
4 Citrat 0/30 0 - -
5 Inositol 0/30 0 - -
6 Lactose 30/30 100.0 12/15 80.0
7 Maltose 30/30 100.0 13/15 86.7
8 Mannitol 30/30 100.0 - -
9 Mannose 30/30 100.0 - -
10 Sorbitol 30/30 100.0 - -
11 Xylose 30/30 100.0 - -
12 Glucose 30/30 100.0 14/15 93.3
13 Sucrose 22/30 73.3 15/15 100.0
Ghi chú: - : Không kiểm tra
Kết quả của bảng 3.9 cho thấy:
+ Tất cả các chủng E. coli phân lập được (100%) đều có khả năng gây
dung huyết trên môi trường thạch có bổ sung 5% máu cừu. 100% các chủng E.
coli được kiểm tra cho phản ứng sinh Indol và MR dương tính, còn các phản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 71 -
ứng VP và Citrat thì đều cho kết quả âm tính. Tỷ lệ các chủng lên men đường
Lactose, Maltose, Mannitol, Mannose, Sorbitol, Xylose là 100%. Riêng với
đường sucrose tỷ lệ lên men 73,3%, còn đường inositol thì cho kết quả âm tính.
+ Tất cả các chủng C. perfringens được kiểm tra đều có phản ứng Indol
âm tính. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn lên men đường sucrose là 100%, còn với
các loại đường Lactose, Maltose, Glucose thì tỷ lệ lên men lần lượt là
80,0%, 86,7% và 93,3%.
So sánh kết quả giám định đặc tính sinh hoá của 30 chủng vi khuẩn E.
coli và 15 chủng C. perfringens phân lập được với bảng sinh hoá chuẩn của
các loại vi khuẩn này thì thấy các chủng vi khuẩn phân lập được từ lợn tiêu
chảy tại Hưng Yên đều có các đặc điểm chung, rất điển hình của vi khuẩn E.
coli hoặc C. perfringens như đã được các tài liệu trong và ngoài nước mô tả.
3.2.5. Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng E. coli
phân lập đƣợc
Serotyp O của 30 chủng vi khuẩn E. coli đã được xác định bằng phản
ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập đƣợc từ lợn bệnh
TT Serotyp O
Kết quả (n=30)
Số chủng dƣơng tính Tỷ lệ (%)
1 O8 3 10,0
2 O101 4 13,3
3 O138 3 10,0
4 O139 4 13,3
5 O141 4 13,3
6 O149 12 40,0
Tổng số 30 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 72 -
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy tất cả 30 chủng vi khuẩn E. coli được
kiểm tra đều cho phản ứng dương tính với 1 trong 6 serotyp kháng huyết
thanh O. Trong đó, số chủng thuộc serotyp O149 là 12 chủng, chiếm tỷ lệ
cao nhất là 40,0%; số chủng thuộc các serotyp O141, O101 và O139 là bằng
nhau, 4 chủng, chiếm tỷ lệ 13,3%. Serotyp O8 và O138 có tỷ lệ thấp nhất, chỉ
chiếm 10,0%.
Theo tác giả Nguyễn Thị Nội (1985)[28] các chủng E. coli phân lập
được từ lợn con chủ yếu thuộc các serotyp O149: K88; O147: K88; O141: K88.
Theo Lê Văn Tạo và cs (1993)[46], từ 50 chủng E. coli phân lập từ lợn con
theo mẹ thì 15 chủng mang kháng nguyên bám dính K88 chủ yếu thuộc các
serotyp: O141, O1, O149, O86, O111, O55, O26.
Theo Bertschinger và cs (1992)[66] nghiên cứu ở Thụy Điển thì thấy đa
số các chủng E. coli phân lập được thuộc serotyp O139 (25/32), ngoài ra còn
có các serotyp O141, O149, O138.
Theo Fairbrother, J, M (1992) [74], các seroyp O138, O139, O141 và
O149 thuộc nhóm vi khuẩn ETEC và VTEC là các nhóm thường hay gặp nhất
gây tiêu chảy cho lợn con sau cai sữa.
Tác giả Vũ Khắc Hùng và cs (2004) [20] khi xác định serotyp kháng
nguyên O của các chủng E. coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy ở Cộng hoà
Slovakia lại thấy rằng: Serotyp O149 chiếm tỷ lệ cao nhất (77%) trong tổng số
220 chủng vi khuẩn được kiểm tra, serotyp O141 có tỷ lệ thấp hơn 4,5%. Các
serotyp O2, O15, O101 và O157 có cùng tỷ lệ là 1,8%, còn lại các serotyp O8,
O54, O84, O147 chiếm các tỷ lệ tương ứng là 6,3%; 2,2%; 2,7%; 2,2%.
Cũng xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng E. coli phân lập
được ở lợn sau cai sữa ở những địa điểm lấy mẫu khác là khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, Nguyễn Khả Ngự (2000) [32] cho biết, trong số 11 serotyp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 73 -
được xác định, O26 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,8%, tiếp theo là O139 chiếm tỷ lệ
13,9%, các serotyp O127, O111, O124, O125, O126, O86, O149 đều chiếm tỷ
lệ 8,3%, còn serotyp O55, O128 chỉ chiếm tỷ lệ 2,8%. Kết quả của tác giả
Nguyễn Khả Ngự ít nhiều có sự sai khác với các kết quả của nghiên cứu này,
vì các mẫu được điều tra trong nghiên cứu của Nguyễn Khả Ngự có nguồn
gốc là lợn mắc bệnh phù đầu, còn trong nghiên cứu này là mẫu được lấy từ
các lợn sau cai sữa bị mắc bệnh tiêu chảy.
Ở tỉnh Tiền Giang, các tác giả Bùi Trung Trực và cs (2004) [60] lại
thấy các serotyp O8, O64, O142, O138 và O139 là phổ biến, trong đó O139
chiếm tỷ lệ cao nhất. Tác giả cũng đã suy luận là đàn lợn của tỉnh Tiền Giang
có nguy cơ mắc bệnh phù đầu.
Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt so với các nghiên cứu trên,
nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng serotyp kháng nguyên O149
chiếm tỷ lệ cao và là một serotyp chính gây bệnh cho lợn.
3.2.6. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli
Để gây bệnh cho lợn vi khuẩn E. coli thuộc nhóm ETEC phải bám dính
được vào tế bào nhung mao ruột non của lợn, từ đó xâm nhập vào tế bào biểu
mô, ở đây vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột. vì vậy yếu tố bám dính có vai
trò quan trọng đối với quá trình gây bệnh của vi khuẩn E. coli. Fairbrother.
J.M (1992)[74] coi yếu tố bám dính là yếu tố quan trọng chỉ sau enterotoxin
trong việc xác định vai trò gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli .
Các yếu tố bám dính F4, F5, F6, F18, F41, độc tố chịu nhiệt STa, STb, độc tố
không chịu nhiệt LT và độc tố verotoxin VT2e đã được xác định trong số 30
chủng E. coli phân lập được bằng phản ứng PCR. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 74 -
Bảng 3.11: Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang các yếu tố gây bệnh
Các yếu tố gây bệnh
Số chủng mang các yếu tố gây bệnh
(n=30)
Số chủng dƣơng tính Tỷ lệ (%)
Yếu tố
bám dính
F4 12 40,0
F5 0 0
F6 0 0
F18 9 30,0
F41 0 0
Độc tố
STa 11 36,7
STb 15 50,0
LT 7 23,3
VT2e 12 40,0
Trong 5 loại kháng nguyên bám dính, có 12 chủng mang yếu tố gây
bệnh là F4, chiếm tỷ lệ 40,0% và 9 chủng mang F18, chiếm tỷ lệ (30,0%).
- Trong các loại độc tố, số chủng mang độc tố STb chiếm tỷ lệ cao
nhất (50,0%), tiếp theo là độc tố VT2e (40,0%), STa (36,7%), và thấp nhất
là LT (23,3%).
Cù Hữu Phú và cs (2003)[40] khi nghiên cứu trên 84 chủng E. coli có
38/84 chủng, chiếm 42,5% mang kháng nguyên F4 và 14/84 chủng, chiếm
16,7% mang kháng nguyên F5 và không có chủng nào mang kháng nguyên
F6 (987P) và F41. Trong số 3 loại độc tố đường ruột là STa và STb và LT thì
số chủng có khả năng sản sinh STb chiếm tỷ lệ cao nhất (70/84chủng), sau đó
đến STa (57/84 chủng) và LT (40/84 chủng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 75 -
Kết quả xác định khả năng bám dính của vi khuẩn E. coli của chúng tôi
thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Do và cs (2006) [71] Khi tiến
hành một nghiên cứu với 85 chủng vi khuẩn E. coli thu thập được từ một số
tỉnh của miền Bắc đã kết luận: có 94,1% số chủng mang kháng nguyên bám
dính (F4 hoặc F18) và 5,9% số chủng không mang kháng nguyên bám dính.
Hiện tượng này xảy ra tại Hưng Yên có thể được giải thích là do lấy mẫu ở các
địa phương khác nhau, thời gian địa điểm lấy mẫu khác nhau do việc sử dụng
vaccin của các địa phương khác nhau dẫn tới tỷ lệ các chủng mang các loại
kháng nguyên bám dính cũng khác nhau.
3.2.7. Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli và
C. perfringens phân lập đƣợc trên động vật thí nghiệm
Từ các kết quả nghiên cứu về nuôi cấy, giám định đặc tính sinh vật học
hoá học, xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli và
C. perfringens phân lập được từ lợn con mắc bệnh phân trắng ở lứa tuổi 1- 60
ngày tuổi tại Hưng Yên, chúng tôi đã chọn 5 chủng E. coli đại diện cho các
serotyp và các yếu tố gây bệnh và 5 chủng C. perfringens để tiến hành kiểm
tra độc lực trên chuột bạch. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Bảng 3.12: Kết quả xác định độc lực trên chuột bạch của một số chủng E. coli và C. perfringens
phân lập đƣợc từ lợn bệnh
TT
Loại vi
khuẩn
Ký hiệu
chủng vi
khuẩn
Số chuột
tiêm
(con)
Liều tiêm
và đƣờng
tiêm
Số chuột chết theo thời gian (con)
Tỷ lệ chuột
chết (%)
< 12
giê
> 12 - 24
giê
> 24 - 36
giê
> 36 - 48
giê
> 48
giê
1
E. coli
E-HY5 2
0.2 ml
canh trùng
vào phúc
xoang
2 100
2 E-HY7 2 1 50
3 E-HY12 2 2 100
4 E-HY19 2 2 100
5 E-HY23 2 2 100
11
C.
perfringens
C-HY5 2 0.2ml dịch
ly tâm từ
canh trùng
vào tĩnh
mạch đuôi
2 100
12 C-HY7 2 2 100
13 C-HY9 2 2 100
14 C-HY11 2 2 100
15 C-HY15 2 2 100
- 7
6
-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 77 -
Kết quả bảng 3.12 cho thấy:
+ Đối với vi khuẩn E. coli: Trong số 5 chủng vi khuẩn E. coli được
kiểm tra, có 4 chủng giết chết 100% số chuột được tiêm trong thời gian từ 12
- 48 giờ, chỉ có chủng E-HY7 chỉ gây chết 50% số chuột được tiêm trong thời
gian 12 - 24 giờ, chứng tỏ các chủng vi khuẩn E. coli được kiểm tra có độc
lực cao.
+ Đối với vi khuẩn C. perfringens: Cả 5 chủng vi khuẩn C. perfingens
đều gây chết 100% số chuột được tiêm. Riêng chủng C-HY7 có thời gian gây
chuột chết sớm nhất là 12 giờ sau khi tiêm, còn chủng C-HY5 có thời gian
gây chết chuột muộn nhất là từ 36 - 48 giờ.
Các chuột chết đều có bụng chướng to. Khi mổ khám có các bệnh tích
như phổi viêm, xuất huyết trên bề mặt gan, lách sưng to, ruột xuất huyết, tim
nhão. Lấy máu tim, ria cấy trên đĩa thạch máu, thạch Macconkey hoặc môi
trường yếm khí thì đều phân lập lại được vi khuẩn thuần khiết từ máu tim.
Tác giả Trương Quang (2005) [42] khi tiến hành kiểm tra độc lực của 30
chủng E. coli phân lập được từ phân của lợn từ 1 đến 60 ngày tuổi bị tiêu chảy
cho kết quả: 27 chủng E. coli (chiếm 90%) giết chết 100% số chuột thí nghiệm
và 3 chủng giết chết 50% số chuột thí nghiệm sau thời gian từ 24-72 giờ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả Hồ Soái và
Đinh Thị Bích Lân (2005) [44] cũng đã thông báo các kết quả tương tự khi
kiểm tra độc lực với 5 chủng E. coli phân lập từ phân của lợn bị tiêu chảy, có
4 chủng giết chết 100% và 1 chủng giết chết 50% số chuột được tiêm. Các tác
giả khác như: Nguyễn Thị Kim Lan (2004) [21], Bùi Trung Trực và cộng sự
(2004) [62] cũng có kết quả thử độc lực của vi khuẩn E. coli gây chết 100%
chuột thí nghiệm.
Với nghiên cứu của Trần Thị Hạnh và cs (2000)[16] cũng cho thấy các
chủng vi khuẩn C. perfingens phân lập được ở lợn con tiêu chảy có độc lực
mạnh, hầu hết các chủng vi khuẩn gây chết chuột trong vòng 24 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 78 -
Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli và C. perfringens
trên chuột bạch đã cho thấy: các chủng vi khuẩn phân lập được từ lợn mắc
tiêu chảy tại Hưng Yên có độc lực khá mạnh và là các nguyên nhân quan
trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh
Hưng Yên.
3.2.8. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
vi khuẩn phân lập đƣợc
Trong những năm gần đây, hiện tượng kháng kháng sinh của các chủng
vi khuẩn đường ruột ngày càng tăng. Đây cũng chính là lý do giải thích cho
việc tại sao kết quả điều trị bằng kháng sinh đối với tiêu chảy trong thời gian
gần đây mang lại hiệu quả không cao.
Vì vậy, để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp giúp cho việc điều trị
bệnh tiêu chảy do E. coli và C. perfringens gây ra cho lợn trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên có kết quả tốt, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng mẫn
cảm với kháng sinh đối với 30 chủng vi khuẩn E. coli và 15 chủng vi khuẩn
C. perfringens với 13 loại kháng sinh khác nhau. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.13.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Bảng 3.13: Kết quả xác định khả năng mẫn cảm của kháng sinh với 1 số chủng vi khuẩn E. coli và C. perfringens
phân lập đƣợc từ lợn bệnh
TT Loại kháng sinh
E. coli (n=30) C. perfringens. (n=15)
Mẫn cảm Kháng Mẫn cảm Kháng
Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng
Tỷ lệ
(%)
1 Tetracyclin (30 g) 0 0 30 100 7 46,7 8 53,3
2
Sulfamethoxazole/
Trimethoprim (25 g)
2 6,7 28 93,3 2 13,3 13 86,7
3 Enrofloxacin (5 g) 25 70,0 5 30,3 2 13,3 13 86,7
4 Gentamicin (10 g) 22 73,3 8 26,7 10 66,7 7 46,6
5 Ampicillin (10 g) 25 83,3 5 16,7 5 33,3 10 66,6
6 Cephalothin (30 g) 28 93,3 2 6,7 8 53,3 7 46,7
7 Amikacin (30 g) 30 100 0 0 2 13,3 13 86,7
8 Apramycin (15 g) 20 66,7 10 33,3 0 0 15 100
9 Ceftiofur (30 g) 30 100 0 0 2 13,3 13 86,7
10 Neomycin (30 g) 7 23,3 23 76,7 0 0 15 100
11 Spectinomycin (109 g) 1 3,3 29 96,7 0 0 15 100
12 Streptomycin (10 g) 9 30,0 21 70,0 0 0 15 100
13 Lincomycin (15 g) 20 66,7 10 33,3 11 73,3 4 26,7
- 7
9
-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 80 -
Bảng 3.13 cho thấy: Trong số 13 loại kháng sinh được thử
- Các chủng E. coli phân lập được đặc biệt mẫn cảm với Amikacin và
Ceftiofur, đạt tỷ lệ 100%. Một số kháng sinh khác như: Enrofloxacin ,Gentamicin,
Ampicillin, Cephalothin và Apramycin, cũng có tỷ lệ mẫn cảm cao, lần lượt là
70%, 73,3%, 83,3%, 93,3% và 66,7%. Tuy nhiên, các chủng được thử đều kháng
mạnh với Tetracyclin (100%) và một số loại kháng sinh thông dụng khác như:
Streptomycin, Neomycin, Sulfamethaxazol/ Trimethoprim, Spectinomycin và với
tỷ lệ tương ứng là 70,0%. 76,7%, 93,3%, 96,7%. Một số kháng sinh mới đưa
vào sử dụng như: Enrofloxacin cũng đã có kết quả kháng thuốc chiếm tỷ lệ đáng
kể là 66,7%.
- Các chủng C. perfringens được kiểm tra có tỷ lệ kháng cao với hầu hết
các loại kháng sinh được kiểm tra, chỉ trừ 2 loại là Cephalothin và Lincomycin
có tỷ lệ mẫn cảm >50% (53,3-73,3%).
So sánh kết quả đạt được với một số tác giả trong nước nghiên cứu về khả
năng kháng kháng sinh và mẫn cảm của vi khuẩn E. coli thì thấy không có sự sai
khác nhiều. Đỗ Ngọc Thuý và cộng sự (2002) [57] khi kiểm tra tính mẫn cảm
với kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn theo mẹ bị
tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại các trại chăn nuôi lợn cho kết
quả các loại kháng sinh đều mẫn cảm mạnh với vi khuẩn E. coli là Apramycin,
Ceftiofur và Akamicin với các tỷ lệ lần lượt là 99,06%, 100% và 92,45%.
Tác giả Đoàn Thị Kim Dung (2003) [9] khi thử kháng sinh đồ của vi
khuẩn E. coli phân lập được đã cho biết: Vi khuẩn E. coli có tính kháng khá cao
với các loại kháng sinh đã được dùng rộng rãi như Tetracycline (64,0%),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 81 -
Streptomycin (70,7%), Chloramphenicol (75,5%), và mẫn cảm mạnh với các
kháng sinh mới như Ceftiofur (98,0%), Apramycin (93,0%).
Thử kháng sinh đồ với 4 loại kháng sinh: Akamicin, Doxycyclin, Ampicilin
và Cefuroxim, Nguyễn Thị Kim Lan (2004) [21] cho biết vi khuẩn E. coli gây
dung huyết ở lợn con 6 - 8 tuần tuổi phân lập được tại Bắc Giang và Thái Nguyên
rất mẫn cảm với kháng sinh Amikacin, yếu hơn với Doxycyclin, không mẫn cảm
với 2 loại còn lại.
Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli và Salmonella,
các tác giả đều cho rằng: sự quen thuốc của một số loài vi khuẩn, trong đó có vi
khuẩn E. coli có chiều hướng tăng theo thời gian sử dụng. Nguyên nhân của hiện
tượng kháng thuốc là do sử dụng không đúng kỹ thuật của con người và vì gen
sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmid R (Resistance). Plasmid này
có thể di truyền dọc và di truyền ngang cho tất cả quần thể vi khuẩn thích hợp
(Falkow, 1975) [73]. Vì vậy, một số loại kháng sinh có tác dụng mạnh như
Ceftiofur, Amikacin và Apramycin là những kháng sinh mới xuất hiện ở thị
trường Việt Nam, nên vẫn mẫn cảm rất cao với các chủng vi khuẩn được thử; tuỳ
theo từng địa phương khác nhau. Vì vậy, cần phải có một chiến lược sử dụng
thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý để ngăn chặn kịp thời hiện
tượng này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới con người và môi sinh.
3.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CHO LỢN
Trên cơ sở nghiên cứu, xác định vai trò gây bệnh của các vi khuẩn và kết
quả thử kháng sinh đồ xác định tính mẫn cảm của kháng sinh với các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được, chúng tôi đã xây dựng 2 phác đồ điều trị. Trong mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 82 -
phác đồ điều trị, chỉ thay đổi loại kháng sinh, còn các loại thuốc tăng cường sức
đề kháng, thuốc bổ trợ, các chất điện giải đều dùng giống nhau.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tác
dụng tốt và vi khuẩn không kháng thuốc, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 4 loại
kháng sinh dùng cho 2 phác đồ điều trị bệnh là:
Phác đồ 1: Gentamicin và chế phẩm (Citius 5%) của Cephalothin;
Phác đồ 2: Baytril (Enrofloxacine) và (Bio- linco-S) Lincomycin và các loại
thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải với liều lượng và cách
dùng giống nhau ở cả 2 phác đồ là: Bột điện giải, ADE B-Complex, Glucose 30%
kết hợp vitamin C. Kết quả điều trị được trình bày ở bảng 3.14.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Bảng 3.14: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi
Phác
đồ điều
trị
Loại thuốc
Liều dùng và cách dùng
Kết quả điều trị
Số lợn
đƣợc
điều trị
(con)
Thời
gian
điều trị
(ngày)
Số lợn
khỏi
bệnh
(con)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
I
Gentamicin 80mg 4-6 mg/kg TT; tiêm bắp, 2 lần/ngày
53 3 44
83,1
Citius 5% 1- 3ml/50kgP; tiêm bắp, 1 lần/ ngày
Điện giải Pha nước uống, 10 g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/ 1 lần
Glucose 30% kết hợp
vitamin C
1ml/ 6-8 kgTT; phúc xoang hoặc uống, 2
lần/ngày
II
Enrofloxacin 10 - 15 mg/kgTT, tiêm bắp, 2 lần/ ngày
42 3 29 69,1
Bio - Lincomycin - S 1ml/10kgP; tiêm bắp, 1lần/ ngày
Điện giải Pha nước uống, 10 g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/ 1 lần
Glucose 30% kết hợp
vitamin C
1ml/ 6-8 kgTT; tiêm phúc xoang hoặc uống, 2
lần/ngày
- 8
3
-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 84 -
Bảng 3.14 cho thấy:
- Phác đồ I có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh (83,1%) cao hơn hẳn phác đồ II
(69,1%).
Như vậy, để điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ,
có thể dùng phác đồ I, tức là dùng kháng sinh: Gentamicin và Cephalothin để
điều trị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli và C. perfringens gây ra. Đồng thời, kết
hợp với sử dụng các loại thuốc như: bột điện giải cho uống để bù nước và
lượng ion Cl
-
, Na
+
, HCO3
-
bị mất đi do tiêu chảy; ADE B-Complex là thuốc
tổng hợp các loại vitamin: A, D, E và vitamin nhóm B để tăng cường sức đề
kháng của cơ thể và tăng quá trình tiêu hoá thức ăn. Glucose (30%) ưu trương
làm tăng cường hoạt động của lưới nội mô, kích thích đông máu, điều hoà
nước trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, kích thích quá trình trao đổi
chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng... (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2000
[62]), chống nhiễm độc, tự nhiễm độc (Nguyễn Phước Tương, 1994 [56]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 85 -
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Dựa trên các kết quả và thảo luận trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Bệnh tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên
có một số đặc điểm dịch tễ đặc trưng cơ bản là:
- Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 30,30% và tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,07%.
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do tiêu chảy có sự sai khác giữa các mùa
trong năm.
- Phương thức chăn nuôi khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn mắc và
chết do tiêu chảy. Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có tỷ lệ lợn mắc
bệnh và chết do tiêu chảy là thấp nhất.
- Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy giảm dần theo tuổi, cao nhất là ở lợn từ sơ
sinh đến 7 ngày tuổi.
1.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và C. perfringens từ phân lợn
khoẻ và lợn tiêu chảy cho thấy: vi khuẩn E. coli phân lập được từ 100% ở
lợn tiêu chảy và 96,9% ở lợn bình thường, còn tỷ lệ phân lập được vi khuẩn
C. perfringens trong phân lợn tiêu chảy là 76,4%, trong phân lợn bình
thường là 12,5%.
1.3. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và C. perfringens từ các mẫu
bệnh phẩm là gan, lách, ruột cho thấy: vi khuẩn E. coli có trong 100% các
mẫu bệnh phẩm, còn vi khuẩn C. perfringens phân lập được từ ruột chiếm tỷ
lệ 75%, lách 33,3%, gan 25,0%.
1.4. Mức độ biến động về số lượng vi khuẩn có trong phân của lợn tiêu
chảy so với lợn bình thường ở các lứa tuổi lợn khác nhau của lợn (1 - 21, 22 -
45, 46 - 60) là:
Vi khuẩn E. coli với số lần tăng theo tuổi là: 24,1; 18,2; 23,5 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 86 -
Vi khuẩn C. perfringens với số lần tăng theo tuổi là: 45,6; 42,4; 39,5 lần.
1.5. Các chủng vi khuẩn E. coli và C. perfringens phân lập được đều
mang đầy đủ các đặc tính sinh hóa điển hình như các tài liệu trong và ngoài
nước đã mô tả.
1.6. Các chủng E. coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi ở tỉnh Hưng Yên thuộc về các serotyp là: O8, O101, O138, O139,
O141, O149 trong đó O149 chiếm tỷ lệ cao nhất (40,0%) và thấp nhất là
O138 (10,0%).
- Trong số 30 chủng vi khuẩn E. coli được kiểm tra các yếu tố gây bệnh:
có 40,0% các chủng mang F4; 30,0% các chủng mang F18; còn các loại độc tố
thì phân bố với các tỷ lệ như sau: độc tố STb chiếm tỷ lệ cao nhất (50,0%), tiếp
theo là độc tố VT2e (40,0%) và STa (36,7%), thấp nhất là LT (23,3%).
1.7. Độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli và C. perfringens trên
chuột bạch đều rất mạnh. Có 4/5 chủng vi khuẩn E. coli gây chết 100% chuột
trong vòng 24-36 giờ. Có 5/5 chủng vi khuẩn C. perfringens gây chết 100%
chuột trong vòng 12-48 giờ.
1.8. Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được, nhìn chung đều rất mẫn
cảm với một số loại kháng sinh mới như Ceftiofur, Amikacin, Apramycin,
Gentamycin. Enrofloxacin và kháng mạnh với Tetracyclin và
Sulfamethoxazole/Trimethoprim. Còn các chủng vi khuẩn C. perfringens thì
chỉ mẫn cảm chủ yếu với 2 loại kháng sinh là Cephalothin và Lincomycin.
1.9. Trong 2 phác đồ điều trị đã thử nghiệm, phác đồ I sử dụng kháng
sinh Gentamicin và Cephalothin, kết hợp với chất điện giải và 1 số vitamin có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 87 -
hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy cao hơn hẳn. Có thể sử dụng rộng rãi phác đồ I
trong điều trị tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 88 -
2. ĐỀ NGHỊ
2.1. Do thời gian và kinh phí thực hiện đề tài có hạn, nên chưa tiến hành
nghiên cứu đầy đủ các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn C. perfringens
phân lập được, cũng như vai trò của một số vi khuẩn khác gây bệnh tiêu chảy ở
lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu
về các vấn đề này nhằm lựa chọn được các chủng vi khuẩn phù hợp để chế
vacxin phòng bệnh.
2.2. Để chăn nuôi lợn có hiệu quả và hạn chế được dịch bệnh, trong đó
có bệnh tiêu chảy cần khuyến khích và đầu tư vào chăn nuôi theo phương
thức công nghiệp, xây dựng trại chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về
vệ sinh an toàn dịch bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TiÕng viÖt
1. Archie, H (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật ,(Phạm Gia Ninh và
Nguyễn Đức Tâm dịch), NXB Bản đồ, Hà Nội, Tr 53, 207 -214.
2. Đặng Xuân Bình (2004), Vai trò của vi khuẩn E. coli và C. perfringens
trong bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, các biện pháp phòng trị, Luận
án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, Hà Nội.
3. Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên (2007), Các báo cáo dịch bệnh năm trong
3 năm ( 2005 - 2007). Hưng Yên.
4. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Hội thảo khoa học, Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội, tr 20 - 22.
5. Cục thống kê Hưng Yên (2007), Báo cáo thống kê tổng đàn gia súc,
gia cầm tính đến 1/8/2006. Hưng Yên.
6. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000), ”Sử dụng
chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con
trước và sau cai sữa”, Tạp chí KHKT Thú y ,số 2 Tr 58.
7. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi,
Lê Mộng Loan (1996), Sinh Lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,
tr 122- 141.
8. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Văn Đức, Đặng Hồng Mai, Nguyễn Vĩnh
Phước (1976), Một số phương pháp nghiên cứu Vi sinh vật, tập 1 và 2,
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Đoàn Kim Dung (2003), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí
đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn
con và các phác đồ điều trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện
Thú Y quốc gia, Hà Nội..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
10. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1985), Bệnh đường tiêu hoá ở
lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn
Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, tr 57 - 147.
12. Đào Trọng Đạt, Trần Thị Hạnh, Đặng Phương Kiệt (1998), “Phân lập
vi khuẩn C. perfringens tại một số hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Phú”, Tạp
chí thông tin Y dược số 10 Bộ Y tế, tr. 20 - 30.
13. Bùi Xuân Đồng (2002)” Bệnh phù đầu do Escherichia coli gây ra ở
lợn con của Hải Phòng và biện pháp phòng chống”, Tạp chí Khoa học
kỹ thuật thú y, tập IX, tr 98 - 99.
14. Trần Thị Hạnh, Kiều Thị Dung, Lưu Quỳnh Hương, Đặng Xuân Bình
(1999 - 2000), Xác định vai trò của E. coli và C. perfringens đối với bệnh ỉa
chảy của lợn con và bước đầu nghiên cứu chế tạo một số sinh phẩm phòng
bệnh, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1999 - 2000- Phần thú y, tr
83 - 93 .
15. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002), “Chế tạo, thử nghiệm một
số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con do
E. coli và C. perfringens”, Tạp chí Khoa học Ký thuật Thú Y, số 1, tr
19 – 28.
16. Phạm Khắc Hiếu (1998), ứng dụng chế phẩm sinh vật hữu hiệu EMI
phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, Báo cáo khoa học tại hội nghị
tổng kết năm 1998 chương trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà
nước về EM, Hà Nội.
17. Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999),. Một số kết quả nghiên cứu tính
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong thú y, Kết quả nghiên cứu KHKT
khoa CNTY (1996-1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 134 - 138.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
18. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn thường gặp và biến động số
lượng của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng
ngoại thành Hà Nội, Điều trị thử nghiệm, Luận án tiến sỹ nông nghiệp,
Hà Nội
19. Bùi Quí Huy (2003), Sổ tay phòng chống các bệnh từ động vật lây sang
người - Bệnh do E. coli, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 30 – 34
20. Vũ Khắc Hùng, M. pilippcinec (2004), Nghiên cứu và so sánh các yếu
tố độc lực của các chủng E. coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy cộng
hoà Slovakia, Báo cáo khoa học chăn nuôi Thú y, Hà Nội, tr 45 – 46.
21. Nguyễn Thị Kim Lan (2004), “Thử nghiệm phòng và trị bệnh coli
dung huyết cho lợn con ở Thái Nguyên và Bắc Giang“, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú y tập XII (số 3), tr 35 - 39.
22. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Ngân (2006a),” Vai
trò của ký sinh trùng đường tiêu hoá trong hội chứng tiêu chảy ở lợn
sau cai sữa tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y tập XIII
(số 3), tr 36 - 40.
23. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Ngân (2006b), “Một
số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên” , Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIII
24. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh
phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,
tr 193 -195.
25. Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999), “Kết quả phân lập vi khuẩn E.
coli và Salmonella ở lợn mắc tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh
vật hoá học của chủng phân lập”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, số
1, tr.15 - 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
26. Hồ Văn Nam, Trương Quang, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Chu Đức Thắng,
Phạm Ngọc Thạch, Phùng Quốc chướng (1996), Báo cáo viêm ruột lợn con,
Đề tài cấp bộ.
27. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc
Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Bệnh viêm ruột
ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (số 1), tr 15 -21.
28. Nguyễn Thị Nội (1985), Tìm hiểu vai trò E. coli trong bệnh phân trắng lợn
con và vaccin dự phòng, Luận án PTS khoa học.
29. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở,
Trần Thị Thu Hà (1989), Nghiên cứu vaccine đa giá Salco phòng bệnh ỉa
chảy cho lợn con, Kết qủa nghiên cứu KHKT Thú y NXB Nông nghiệp,
Hà Nội, tr 54 - 58.
30. Niconxki.V.V (1986) (Phạm Quân, Nguyễn Đình Trí dịch), Bệnh lợn
con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 35-51
31. Sử An Ninh (1995), các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu, nước tiểu và hình thái
đại thể của một số tuyến nội tiết ở lợn con mắc bệnh phân trắng, Luận án tiến
sỹ nông nghiệp, trường ĐHNNI - Hà Nội
32. Nguyễn Khả Ngự (2000), Xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.
coli trong bệnh phù đầu lợn con ở đồng bằng sông Cửu long, chế
vaccin phòng bệnh, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện thú y, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở
lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh
của vi khuẩn E. coli và Salmonella, biện pháp phòng trị, Luận văn
Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Khương Bích Ngọc, Phạm Bảo
Ngọc, Đỗ Ngọc Thuý, Đào Thị Hảo (2000), Kết quả phân lập xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò sữa và biện
pháp phòng trị, Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y , Hà Nội, tr 161 - 170.
35. Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh tiêu chảy ở heo, NXB Nông nghiệp,
TP.Hồ Chí Minh.
36. Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Vi sinh vật Thú y, tập 1 và 2, NXB Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
37. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
38. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Ngọc, Ngô Hoàng
Hưng (1996), “Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn yếm khí
Clostridium. perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn”, Tạp chí
Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (số 12), Hà Nội, tr. 49 5- 496.
39. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thuý
(1999), “Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc
tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của chủng vi
khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị”. Tạp chí khoa học kỹ
thuật thú y, tr 47 -51.
40. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý, Nguyễn Xuân
Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo, Vũ Ngọc Quí ,
kết quả điều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số trại
lợn miền bắc Việt Nam, xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và các yếu tố
gây bệnh của các chủng E. coli phân lập được, Báo cáo khoa học
CNTY (2002 - 2003)
41. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý, Âu Xuân Tuấn,
Nguyễn Xuân Huyên, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo (2004), Lựa chọn
chủng E.coli để chế tạo Autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
theo mẹ, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr 110 - 111.
42. Trương Quang (2005), “Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của
E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 - 60 ngày tuổi”, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú Y, tập XII, (số 1), tr 27 -32.
43. Trương Quang, Phạm Hồng Ngân, Trương Hà Thái (2006), “Kết quả
nghiên cứu vai trò gây bệnh của E. coli trong bệnh tiêu chảy của bê,
nghé”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tr26 – 34.
44. Hồ Soái, Đinh Thị Bích Lân (2005), Xác định nguyên nhân chủ yếu gây
bệnh tiêu chảy ở lợn con tại xí nghiệp lợn giống Triệu Hải - Quảng Trị
và thử nghiệm phác đồ điều trị” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tr 26 -
34.
45. Lê Thị Tài (1997),Ô nhiễm thực phẩm với sức khoẻ con người và gia
súc, Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật
nuôi, Viện thú y quốc gia, tr 65-66.
46. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm
(1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng
lợn con“, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, tr 324 - 326.
47. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Thị Băng
Tâm (1996), Xác định các yếu tố gây bệnh di truyền bằng Plasmid
trong vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng chọn
chủng sản xuất vaccine, Báo cáo tại Hội thảo REI, Hà Nội.
48. Lê Văn Tạo (1997a), Bệnh do Escherichia coli gây ra. Những thành
tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi, tài liệu giảng dạy
sau đại học cho bác sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi, Viện thú y quốc gia,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Hà nội, tr 207- 210.
49. Lê Văn Tạo (1997b), Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn.
Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi, tài
liệu giảng dạy sau đại học cho bác sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi, Viện
Thú y Quốc gia, Hà nội, tr 213 - 217.
50. Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngũ, Nguyễn Thiên Thu, Đặng Văn Tuấn
(2003), “ Độc lực và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli phân
lập từ bê tiêu chảy tại các tỉnh Nam trung bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú Y, tập X, (số 3).
51. Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu phi lâm sàng ở trâu viêm ruột
ỉa chảy và biện pháp phòng trị. Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, tr 20 – 32.
52. Phạm Ngọc Thạch (2005),. Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Trường Đại
học Nông nghiệp I Hà Nội - Khoa Chăn nuôi thú y , Hà Nội, Tr 2 -3.
53. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi
sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 81 -84.
54. Trịnh Văn Thịnh (1985a), Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr 78 - 82.
55. Trịnh Văn Thịnh (1985b), Bệnh lợn con ở Việt Nam, NXB Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội, tr 90-95.
56. Nguyễn Phước Tương (1994), Thuốc và biệt dược thú y, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr 363 – 364.
57. Đỗ Ngọc Thuý, Darren Trot, Alan Frost, Kirsty Townsend, Cù Hữu Phú,
Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị
Hường và Vũ Ngọc Quý (2002), ”Tính kháng kháng sinh của các chủng
Escherichia coli phân lập từ lợn tiêu chảy ở một số tỉnh miền Bắc Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Nam“, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập IX, (số 2), tr 21 - 27
58. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông
nghiệp , Hà Nội
59. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), “ Kết quả điều
tra tình hình tiêu chảy ở lợn trong một trại giống hướng nạc“, Tạp chí
Khoa học kỹ thuật Thú Y , Tập V, (số4).
60. Bùi Trung Trực, Nguyễn Việt Nga, Thái Quốc Hiếu, Lê Thanh Hiếu,
Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (2004), “ Phân lập và định typ
kháng nguyên vi khuẩn E. Coli trong phân heo nái, heo con tại tỉnh
Tiền Giang“, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (số 1), tr 12 - 19.
61. Tạ Thị Vịnh, Đặng Thị Hoè (2002), Một số kết quả sử dụng các chế
phẩm sinh học để phòng trị bệnh tiêu chảy của lợn con“, Tạp chí
Khoa học kỹ thuật Thú y, tập IX, (số 4), tr 54-56
62. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000), Thuốc thú y và cách sử
dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 326 – 328.
Tiếng anh
63 Becht J.L (1986), Fluid therapy in large animal patients, proceeding of
applications of intestive care therapies and parenteral nutrition in large
animal medicine, p. 26-30.
64 Bergeland M.E. (1986), clostridium Infection Disease of Swine, Sixth
Edition IOWA- USA p 549 – 557.
65 Blackwell. T.E (1989), Enteritidis and diarrhoea, veterynary dima
North America large animals pract, p, 547 - 575
66 Bertchinger H.U, Faibrother. J.M, Nielsen. N.O, Pohlenz. J.F,
Escherichia coli infection. Diseases of swine, IOWA State University
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
press / AMES, IOWA U.S.A 7th Edition. 1992, p. 487 - 488 .
67 Casey, T. A., Nagy, B. & Moon, H. W. (1992), Pathogenicity of porcine
enterotoxigenic Escherichia coli that do not express K88, K99, F41, or
987P adhesins, American Journal of Veterinary Research 53, 1488-1492.
68 Carter G.R, Chengapa, M.M, Rober T.S.A.W (1995), Essentials of
veterinary Microbiology, A warerly Company, 1995, p.45-49.
69 Dean E. A, Whipp S. C. & Moon H. W. (1989), Age-specific
colonization of porcine intestinal epithelium by 987P-piliated
enterotoxigenic Escherichia coli, Infection and Immunity 57, 82-87
70 Dean-Nystrom E. A. & Samuel, J. E. (1994), Age-related resistance to
987P fimbria-mediated colonization correlates with specific glycolipid
receptors in intestinal mucus in swine, Infection and Immunity 62,
4789-4794.
71 DO. T. N, Cu .H.P, Van. H.T, Tran . N.P.T& Trott.D.J. (2006),
Vulence factors of E. coli isolates obtained from pigs with post-
weaning diarhoea or oedema disease in Viet Nam In IPVS, pp336.
Copenhagen, Denmark.
72 Eisenstein T.K, Angeman C.R, Odonell S, Specter S, Fiedman H,
(1980), Relationship between protective immunity, minogenic and
E.coli activation by Salmonella vaccines, Plenum publising
coporadiol, p. 39 - 50.
73 Falkow, S. (1975), Plasmid which contribute to pathogenity, In
infection multiple drug resistance Pion Ltd London.
74 Fairbrother.J.M (1992), Enteric colibacillosis Diseases of swine,
IOWA State University Press/AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, 1992,
p.489 - 497.
75 Giannella, R.A. (1976), Suckling mouse model for detection of heat -
stable Escherichia coli enterotoxin: characteristics of the model,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Infection and Immunity 23, 700 - 705
76 Guinee, P. A. M. & Jansen, W. H. (1979), Bihaviour of Escherichia
coli K antigen K88ab, K88ac, and K88ad in immunoelectrophoresis,
double diffusion, and haemagglutination, Infection and Immunity 23,
700 - 705
77 Hogh .P.( 1974), Porcine infection necrotizing enteritis due to C.
perfringens, Theses copenhagen, p 287 – 289.
78 IsaaCSon, R. E., Nagy, B. & Moon, H. W. (1977), Colonization of
porcine small intestine by Escherichia coli: Colonization and adhesion
factors of pig enteropathogens that lack K88, Journal of Infectious
Diseases 135, 531-539.
79 Ketyle I. Emodyl, Kentrohrt (1975), Mouse lang Oedema caused by a
toxin substance of Escherichia coli strains, Acta Microbiol, A cad-Sci.
Hung-25, P.307-317.
80 Konowalchuk, J., Speirs, J. I. & Stavric, S. (1977) ,Vero response to a
cytotoxin of Escherichia coli, Infection and Immunity 18, 775-779.
81 Links, I., Love, R. & Greenwood, P. (1985), Colibaccillois in newborn
piglets associates with class 2 enterotoxigenic E. coli. In Infectious
diarrhoea of the young: strategies for control in humans and animals ,
pp. 281 - 287. editer by S. Tzipori. Gêlong, Autralia: Elsevier Science
Publishers
82 Nagy, B., Arp, L. H., Moon, H. W. & Casey, T. A. (1992),
Colonization of the small intestine of weaned pigs by enterotoxigenic
Escherichia coli that lack known colonization factors, Veterinary
Pathology 29, 239-246.
83 Nagy, B., Awad-Masalmed, M., Bodoky, T., Munch, P. & Szekrenyi,
M. T. (1996), Association of shiga-like toxin type II (SLTII) and heat
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
stable enterotoxins with F18ab, F18ac, K88 and F41 fimbriae of
Escherichia coli from weaned pigs, In Proceedings of 14th Congress
International Pigs Veterinary Society, pp. 264. Bologna. Italy.
84 Nagy, B. & Fekete, P. Z. (1999), Enterotoxigenic Escherichia coli
(ETEC) in farm animals, Veterinary Research 30, 259-284.
85 Orskov, I. Orskov, Sojka, W.J. Wittig, W (1964), K antigens K88ab
(L) and K88ac (L) in E.coli. A new O antigen: O147 and a new K
antigen K89 (B), Acta Pathologica et Microbiologica Scandinavica
sect, B62, P. 439 - 447
86 Orskov, F. (1978), Vilurence Factor of the bacterial cell surface, J.
Infect., P. 630.
87 Quin P. J, Carter M.E, Mackey B.K, Carter G. R (1994), Clinical
Verterynary Microbiology, P. 190 - 206
88 Radostits O.M, Blood. D. Cand Gay .C. (1994), Veterinary medicine,
the textbook of the cattle, sheep, pig, goats and horrses, Diseases
caused by Escherichia coli. London, Philadenphia, Sydney, Tokyo,
Toronto, p. 703 - 730
89 Roeder B.L, Chengapa M.M end Nagaraja. T.G (1987), Isolation of
CL.perfringens from neonatal calves with ruminal and abomas tympamy,
abomsitis and abomasuucretion, Tam. Vet.Med. Assoc, p.1150 - 1155
90 Rippinger.P., Bertschinger.H. U., Imberechts.H., Nagy.B., Sorg.I.,
Stamm.M., Wild .P. & Wittig. W. (1995), Designations F18ab and
F18ac for the related fimbrial types F107, 2134P and 8813 of
Escherichia coli isolated from porcine postweaning diarrhoea and from
oedema disease, Veterinary Microbiology 45, 281-295.
91 Smith H.W. & Halls.S. (1967), Observations by the ligated segment and
oral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves,
lambs and rabbits, Journal of Pathology and Bacteriology 93, 499
92 Taylor D.J, Bergelan M.E (1986), Clostridial infection diseases of swine,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
IOWA state University Press/ AMES U.S.Ath Edition, p. 454 - 468.
HÌNH ẢNH MINH HỌA
ảnh 1: Đàn lợn sau cai sữa bị tiêu chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
ảnh 2: Mổ khám kiểm tra bệnh tích lợn sau cai sữa bị tiêu chảy
ảnh 3: Khuẩn lạc vi khuẩn E. coli trên môi trƣờng thạch MacConkey
¶nh 4: H×nh th¸i vi khuÈn E.coli trªn kÝnh hiÓn vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
ảnh 4: Kiểm tra hình thái vi khuẩn E. coli trên kính hiển vi điện tử
Ảnh 5: Khuẩn lạc C. perfringens trên môi trƣờng thạch yếm khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Ảnh 6: Hình thái vi khuẩn C. perfringens dƣới kính hiển vi thƣờng
(độ phóng đại x7000 lần)
ảnh 7: Phản ứng lên men đƣờng xác định vi khuẩn E.coli
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
ảnh 8: Kết quả thử phản ứng sinh Indol của vi khuẩn E.coli
ảnh 9 & 10: Khả năng mẫn cảm và kháng kháng sinh
của các chủng E.coli phân lập đƣợc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV08_NL_CN_LTH.pdf