Nguyên tắc quyền của công dân không tách rời nghiã vụ của công dân
- Cơ sở hiến định: điều 15 khoản 1 HP 2013
Cơ sở lý luận
Trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, quyền của công dân làn nghĩa vụ của nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước. Nghiac vụ của NN được xác định trong HP và pháp luật thông qua quy định về nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức cũng như toàn bộ cơ chế pháp lý tồn tại để đảm bảo quyền tự do của công dân.
Về nội dung, quyền và nghĩa vụ của công dân là hai khái niệm có tính thống nhất cao và có mối liên hệ biện chứng. Trong mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân thì nghĩa vụ – tiền đề của quyền; tính hai mặt về địa vị pháp lý của các chủ thể (quyền và nghĩa vụ song song + quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể khác).
Nhu cầu được hưởng quyền , tự do nhất định là nhu cầu chính đáng của con người nói chung, người dân nói riêng, nếu công dân chỉ muốn hưởng quyền mà không gánh vác nghĩa vụ thì đó là sự ích kỉ, và quyền không có khả năng đảm bảo thực hiện. Quyền của công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở công dân góp phần tạo ra tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng nhất định của xã hội. Hơn nữa mọi cá nhan đều phải tôn trọng quyền của các thành viên khác trong cộng đồng, mọi trường hợp công dân vi phạm nghĩa vụ đều dẫn đến khả năng công dân bị hạn chế quyền. Mặt khác, nếu công dân thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được hưởng quyền thì đó là sự bất công.
Nhìn chung,, nguyên tắc này là nguyên tắc pháp lý văn minh, thể hiện bản chất dân chủ của xã hội văn minh, nơi mà quyền và nghĩa vụ của cá nhân phụ thuộc vào đẳng cấp của họ trong xã hội.
62 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Ôn tập luật hiến pháp 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và được đổi tên thành: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II thể hiện sự coi trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước ta trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước. Chương “T a án nhân dân và Viện kiểm sát nhân” được chuyển từ vị trí Chương X về Chương VIII trước chương “ Chính quyền địa phương”. Sự điều chỉnh này trong cấu trúc Hiến pháp là hợp lý theo tư duy lô gíc chính quyền Trung ương quy định trước, chính quyền địa phương quy định sau.
Ngoài việc ghép Chương XI vào Chương I, Chương II và Chương III (của Hiến pháp năm 1992) vào Chương III, Hiến pháp mới cũng sáng tạo thêm một chương mới đó là Chương X:“Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước”. So với các Hiến pháp trước đây, đây là một chương hoàn toàn mới. Chương mới này là kết quả của việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp nước ngoài.
2.2. Về chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc
Chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013
thể hiện những điểm mới sau đây:
- Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:“ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. So với Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 bên cạnh quy định về phân công, phối hợp đã bổ sung thêm việc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự bổ sung này là cần thiết để khắc phục những yếu kém trong kiểm soát quyền lực nhà nước của bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
- Về các hình thức thực hiện quyền lực nhân dân, Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác”. So với Hiến pháp năm 1992, quy định này của Hiến pháp năm 2013 thể
hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 chỉ mới quy định các hình thức dân chủ đại diện, còn Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong Hiến pháp.
- Về địa vị pháp lý của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc tiếp tục xác định vai tr lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm khoản 2 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Đồng thời bên cạnh việc quy định “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” như Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp 2013 đã quy định bổ sung “các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Các quy định mới trên đây là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Những quy định này xác định nghĩa vụ của các tổ chức của Đảng và các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Các quy định này là cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát các tổ chức của Đảng và các Đảng viên hoạt động theo đúng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
- Trong chương Chế độ chính trị c n có quy định bổ sung mới về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là “vai tr phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bổ sung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013. Chế độ chính trị nhất nguyên của các nước xã hội chủ nghĩa có ưu thế là sự thống nhất chính trị cao, sự ổn định của đường lối và quyết sách chính trị, tuy nhiên cũng có hạn chế là thiếu sự phân tích phản biện đúng mức nên đôi khi các quyết sách chưa được nhìn nhận, xem xét trên nhiều bình diện khác nhau một cách khách quan và đầy đủ. Việc bổ sung quy định trên đây về vai trò của Mặt trận là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay ở Việt Nam.
- Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiếp nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước khi xác lập vị trí, tính chất của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân một cách rõ ràng. Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp
(Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102);Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 107).
- Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cùng với việc xác định tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013 đã xác định nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Về cách thức thực hiện quyền tư pháp Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm
2001). Nếu Hiến pháp năm 1992 tại Điều 132 quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” thì Hiến pháp năm 2013 đã quy định thêm cả quyền bào chữa của bị can: “quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” (Khoản 7 Điều 103). Ngoài những nguyên tắc tố tụng đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992, như nguyên tắc tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định, nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, Hiến pháp năm 2013 c n xác định thêm các nguyên tắc: “nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103) và “chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm” (khoản 6 Điều 103). Để bảo đảm tính độc lập của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 không quy định Chánh án t a án địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân như quy định của Hiến pháp năm 1992. Thực hiện chủ trương tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức t a án năm 2014 đã thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong hệ thống tòa án nhân dân, có chức năng xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng nghị, kháng cáo và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và t a án nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Do việc thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao nên Tòa án nhân dân tối cao sẽ không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và T a án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng không c n thẩm quyền xét
xử giám đốc thẩm và tái thẩm các bản án của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh. Các thẩm quyền nói trên theo Luật tổ chức t a án năm
2014 được chuyển cho Tòa án nhân dân cấp cao. Để tăng cường việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân, mà đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em, Luật tổ chức t a án nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm T a gia đình và người chưa thành niên trong T a án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án cấp cao và có thể thành lập tòa này ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Để tăng cường tính độc lập và ổn định nghề nghiệp của thẩm phán, Luật tổ chức t a án nhân dân năm 2014 cũng đã kéo dài thời gian từ nhiệm kỳ thứ hai của thẩm phán từ 5 năm lên 10 năm (Điều 74 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).
Tương ứng với tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân.
- Về chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn quyền hạn của Chủ tịch nước khi xác định Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam thay cho quy định quyết định phong hàm, cấp “sĩ quan cấp cao” trong các lực lượng vũ trang nhân dân như quy định trong Hiến pháp năm 1992. Trên thực tế theo Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước chỉ quyết định phong sĩ quan cấp thượng tướng và đại tướng, còn thẩm quyền quyết định phong sĩ quan cấp thiếu tướng và trung tướng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
- Một điểm mới khác cần phải kể đến trong việc tổ chức quyền lực nhà nước theo
Hiến pháp năm 2013 là tổ chức chính quyền địa phương. Trong Hiến pháp năm
1992, Chương IX có tên gọi là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn trong Hiến pháp năm 2013, Chương IX có tên gọi là: “Chính quyền địa phương”. Việc khẳng định trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là cần thiết. Do Hiến pháp năm 1992 không xác định rõ chính quyền địa phương bao gồm những cơ quan nào nên ở một số địa phương quan niệm Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương cũng là chính quyền địa phương,
từ đó đã can thiệp cản trở tính độc lập của Tòa án trong xét xử.
- Một điểm mới khác cũng cần lưu ý là ngoài ba cấp chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn, Hiến pháp mới c n quy định thêm đơn vị hành chính - lãnh thổ đặc biệt do Quốc hội thành lập. Mặt khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa chính quyền địa phương, khoản 2 Điều 111 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.”
- Về tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước, Hiến pháp năm 2013 c n có điểm mới là đã có quy định về hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử Trung ương và Kiểm toán nhà nước. Ở nước ngoài, ngoài hai cơ quan nói trên, các cơ quan hiến định độc lập còn có Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Phòng chống tham nhũng, Ủy ban Thông tin quốc gia, Ủy ban Nhân quyền. Các cơ quan hiến định độc lập do được Hiến pháp quy định nên thể hiện tính độc lập cao trong tổ chức và hoạt động của mình, nhờ đó mà các thiết chế này có thể hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao và không phụ thuộc vào các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soát chặt chẽ.
2.3.Về chế định quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chi tiết và đầy đủ. Nếu trong Hiến pháp năm 1992 chương Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ có 29 điều thì chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có 36 điều (tăng 7 điều so với Hiến pháp năm 1992). Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người, 15 điều quy định về quyền công dân. Tại Điều 14 khoản 1 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Việc quy định cụ thể về quyền con người được thể hiện trên các bình diện: quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 16), quyền không bị phân biệt đối xử (Khoản 2 Điều 16), quyền của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài (Điều 18), quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20, khoản 1), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21). Ngoài ra quyền con người trên các lĩnh vực khác được quy định tại các Điều 22, 24,
26, 30, 31, 32, 33,35, 36, 37, 38, 40, 41, 43, 48,49. Nhìn chung, quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn quyền công dân. Trong khi quyền công dân Việt Nam chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam thì quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam). Quyền công dân Việt Nam được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, trong khi đó quyền con người vừa được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh.
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến./.
-------------------------------------------------------
I - Tƣ tƣởng lập hiến ở nƣớc ta trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa năm 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bảnnên trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập hiến trong thời gian này là:
- Khuynh hƣớng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm: quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An Nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng lập hiến năm 1923) và Phạm Quỳnh.
- Khuynh hƣớng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và
sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó.
Không có độc lập dân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ. Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.
Nhờ ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã khắc phục được những hạn chế của hai ông, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp được ngọn cờ phản đế và phản phong kiến mới đi đến thắng lợi . Đầu năm 1919, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã gửi Yêu sách của nhân dân An Nam cho Hội nghị Versailles của các nước Đồng minh, trong đó đã thể hiện rõ tư tưởng lập hiến của Người. Sau Nguyễn Ái Quốc lại dịch và diễn thành lời ca bản Yêu sách đó với tựa đề "Việt Nam yêu cầu ca" để tuyên truyền trong đồng bào Việt kiều sống trên đất Pháp. Trong tám điều yêu sách, đáng lưu ý là điều thứ bảy, đó là yêu cầu lập hiến lập pháp cho nhân dân Việt Nam: "Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3-2-1930), Nguyễn Ái Quốc vẫn theo đuổi tư tưởng lập hiến của mình. Trong các nhiệm vụ mà Hội nghị Trung ương tháng 11-1940 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đề ra có nhiệm vụ thứ ba là: ban bố Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp .... Sau hơn 27 năm nung nấu tư tưởng của mình sau khi giành được độc lập cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch nước, Người mới thể hiện được tư tưởng của mình thành sự thật. Tư tưởng của Người được thể hiện trong Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước nhà.
Phân tích nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định của pháp luật hiện
hành.
a) Nội dung:
Cử tri tín nhiệm người nào thì bỏ phiếu thẳng cho người ấy làm đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND không thông qua người nào khác, cấp nào khác(những đại cử tri hoặc một cơ quan nào khác gọi là cấp trung gian).
b) Ý nghĩa:
Nguyên tắc trực tiếp bầu cử ra người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, không thông qua một khâu trung gian nào khác là một nguyên tắc thể hiện rõ tính chất dân chủ trong sự hình thành bộ máy nhà nước. Chính
nguyên tắc này cho phép người đại diện được nhân dân trực tiếp bầu ra nhận được quyền lực nhà nước từ nhân dân.
c) Biểu hiện của nguyên tắc trong Luật bầu cử:
Luật bầu cử của Nhà nước ta hiện nay có các quy định chặt chẽ để bảo đảm cho nguyên tắc trực tiếp được thực hiện: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp phải được tiến hành vào ngày chủ nhật để nhân dân có điều kiện trực tiếp tham gia bỏ phiếu (Điều 54); trước ngày bỏ phiếu, nhân dân được thường xuyên thông báo địa điểm bỏ phiếu (Điều 56); cử tri phải tự mình đi bầu không nhờ người khác bầu thay hay bầu bằng cách gửi thư (Điều 58); không đồng ý ứng viên nào thì trực tiếp gạch tên của ứng viên đó lên phiếu bầu
Phân tích nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo quy định của pháp luật hiện hành.
a) Nội dung:
Các cử tri được tham gia vào việc bầu cử, có quyền và nghĩa vụ như nhau, các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỷ lệ như nhau, kết quả bầu chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi ứng cử viên, là cơ sở để xác định kết quả trúng cử.
b) Ý nghĩa:
Đây là nguyên tắc đ i hỏi phải tuân thủ trong suốt quá trình tiến hành bầu cử từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi kết thúc, tuyên bố kết quả bầu cử. Mức độ dân chủ của cuộc bầu cử phụ thuộc chủ yếu vào tiến trình thực hiện nguyên tắc này.
Trong một chừng mực nào đó, việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín, bầu cử phổ thông cúng như nguyên tắc bầu cử trực tiếp cũng là để thực hiện nguyên tắc bình đẳng và ngược lại.
c) Biểu hiện trong Luật bầu cử:
Để đảm bảo cho nguyên tắc này, Luật bầu cử quy định:
- Mỗi một cử tri được phát một phiếu bầu, giá trị của mỗi phiếu bầu là như
nhau;
- Địa vị xã hội, tài sảncủa cử tri không có ảnh hưởng gì đến giá trị của phiếu bầu. Không vì địa vị xã hội của mình mà cử tri không chấp hành đầy đủ các quy định về bầu cử;
- Mỗi cử tri chỉ được ghi tên một lần trong danh sách cử tri, chỉ được lập danh sách ứng cử viên ở một đơn vị bầu cử trong một cuộc bầu cử.
Nguyên tắc này được bắt đầu bằng chia các đơn vị bầu cử cho các địa phương. Việc chia đơn vị bầu cử phải căn cứ vào dân số các địa phương và tổng số các đại biểu phải bầu. Mỗi đơn vị bầu cử được bầu ra số lượng đại biểu tỷ lệ thuận với số dân của mình. Việc ấn định số lượng đại biểu phải bầu cho mỗi đơn vị dựa trên định mức bầu cử và số lượng cử tri của đơn vị bầu cử. Định mức bầu cử bằng tổng số dân số có trên lãnh thổ diễn ra cuộc bầu cử chia cho tổng số đại biểu HĐND hoặc đại biểu Quốc hội phải bầu.
44. Phân tích nguyên tắc bỏ phiếu kín theo quy định của pháp luật hiện hành. a) Nội dung:
Nguyên tắc này đ i hỏi cử tri khi bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu, tự mình gạch tên người ứng cử nào mà mình không tín nhiệm ở phiếu bầu đã được in sẵn, tự mình bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu, không một người nào được xem cử tri viết phiếu. Cử tri không viết được thì nhờ người khác viết nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu vì tàn tật không tự mình bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào h m (Điều 59,60 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội).
Ở phòng bỏ phiếu, tổ bầu cử phải kết hợp với UBND xã, phường, thị trấn bố trí nhiều nơi viết phiếu tách biệt nhau thành các buồng viết phiếu và hạn chế khả năng có mặt trong lúc cử tri viết phiếu của bất cứ ai.
b) Ý nghĩa:
Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do biểu lộ ý chỉ của mình trong việc lựa chọn đại biểu; tránh mọi sự áp đặt.
c) Biểu hiện trong Luật bầu cử:
Điều 59: Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
Điều 60: Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được đến xem, kể cả thành viên
Tổ bầu cử; nếu viết hỏng, cử tri có quyền đề nghị Tổ bầu cử đổi phiếu bầu khác.
Những điều kiện thực hiện quyền bầu cử của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành
Quyền bầu cử là những quy định của pháp luật về khả năng công dân được quyền lựa chọn đại biểu của mình ở cơ quan quyền lực nhà nước.
Căn cứ vào Điều 54 HP nước CHXHCN Việt nam năm 1992, được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của QH khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật Bầu cử ĐBQH được QH thông qua ngày 15/4/1997;
Căn cứ Luật của QH số 31/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bầu cử ĐBQH. Điều 23 quy định về điều kiện thực hiện quyền bầu cử của công dân như sau:
Điều kiện cần:
− Là Công dân Việt Nam
− Đủ 18 tuổi trở lên.
Những trường hợp không được tham gia bầu cử:
− Những người mất trí không tự chủ được suy nghĩ và hành động của mình, không phân biệt đúng, sai, có những rối loạn về mặt nhận thức;
− Những người bị giam để thi hành án phạt tù;
− Những người đang bị tạm giam theo quyết định của toà án hoặc theo quyết
định hay phê chuẩn của viện kiểm sát
Những điều kiện thực hiện quyền ứng cử của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành
Quyền ứng cử là những quy định của pháp luật về khả năng công dân thực hiện nguyện vọng của mình được bầu làm đại biểu ở cơ quan quyền lực nhà nước.
Căn cứ vào Điều 54 HP nước CHXHCN Việt nam năm 1992, được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của QH khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật Bầu cử ĐBQH được QH thông qua ngày 15/4/1997;
Căn cứ Luật của QH số 31/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bầu cử ĐBQH. Điều 29 quy định về điều kiện thực hiện quyền bầu cử của công dân như sau:
Điều kiện cần:
− Là Công dân Việt Nam
− Đủ 21 tuổi trở lên.
Những trường hợp không được tham gia ứng cử:
− Những người không đủ điều kiện tham gia bầu cử.
− Những người đang bị quản chế để giáo dục, giáo dưỡng ở các cơ sở tại xã,
phường (đủ điều kiện tham gia bầu cử nhưng không đủ điều kiện tham gia ứng cử);
− Những người đang bị khởi tố;
− Những người đang chấp hành bản án;
− Những người đã hoàn thành việc chấp hành bản án nhưng chưa được tuyên bố xoá án.
Những điều kiện của ngƣời trúng cử Đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà c n đại điện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. (Điều 43 – Luật về tổ chức Quốc hội).
Điều kiện cần và đủ để một người trúng cử đại biểu Quốc hội:
- Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi
- Đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội: Điều 3 Luật bầu cử ĐBQH: Đại biểu Quốc hội có những tiêu chuẩn sau đây:
1- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
2- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liệu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;
3- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
4- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
- Được đề cử: Được cơ quan tổ chức đơn vị giới thiệu ra ứng cử. Trên cơ sở đó Mặt trận tổ quốc mới hiệp thương. Đoàn chủ tịch UBND Mặt trận tổ quốc VN hiệp thương những người ở TW.
- Ban thường trực UB MTTQ cấp tỉnh giới thiệu người ở địa phương ra ứng cử.
- Tự ứng cử: phải lấy ý kiến của của cử tri nơi người đó cư trú và của cơ quan, đơn vị công tác (nếu có).
- Khi đưa ra bầu phải đạt quá bán số phiếu hợp lệ và nhiều phiếu hơn từ trên xuống (đa số tuyệt đối)
- Được UB thẩm tra tư cách đại biểu ra nghị quyết công nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, Quốc hội đã bầu ra UB thẩm tra tư cách
ĐBQH. Căn cứ vào kết quả điều tra của UB này, Quốc hội phê chuẩn ĐBQH.
..
ĐỀ THI
Câu 2: Hệ thống chính trị là gì ?, nêu các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị.
Câu 3: Tại sao nói Đảng CSVN là trung tâm của hệ thống chính trị. Lấy ví dụ
chứng minh.
Câu 4: Phân tích vai trò hạt nhân trong hệ thống chính trị của nhà nƣớc.
Câu 5: Trình bày vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị theo hiến pháp 2013
Câu 6: Quyền con ngƣời, quyền công dân là gì. Nêu những vấn đề cơ bản về
quyền con ngƣời và quyền công dân theo hiến pháp 2013
Câu 7: Cho nhận định sau: mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Bằng sự
hiểu biết về quyền con ngƣời, quyền công dân hãy phân tích nhận định trên.
---------------------
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích nguyên tắc hiến định tại Điều 14 Hiến pháp 2013 theo các nội dung sau đây:
- Cơ sở lý luận
- Yêu cầu đối với các chủ thể có liên quan
- Liên hệ thực tiễn ở nƣớc ta
Câu 2: Anh /chị hãy phân tích mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội với Chính phủ theo pháp luật hiện hành
Câu 3: Tại sao từ “kiểm soát” đƣợc bổ sung vào khoản 3 điều 2 của Hiến pháp
2013?
Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp đƣợc thể hiện nhƣ thế nào.
----------------
Câu 1: Nhận định đúng/sai, giải thích
a. Theo qui định của Hiến pháp 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp đƣợc tiến
hành nhƣ thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thƣờng
b. Ở nƣớc ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nƣớc gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
c. Trong hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay, nhà nƣớc giữ vai trò là lực lƣợng
lãnh đạo
Câu 2: Trình bày khuynh hƣớng lập hiến chủ yếu của nƣớc ta trƣớc cách mạng tháng 8 năm 1945 và cho ý kiến nhận xét của anh/chị về từng khuynh hƣớng đó
Câu 3: Trình bày nguyên tắc quyền công dân không rời nghĩa vụ công dân dựa trên các tiêu chí sau:
- Cơ sở hiến định
- Cơ sở lý luận
- Yêu cầu đối với các chủ thế có liên quan-
-----------------------------------------------
Câu 1: Tại sao nói bản chất của Hiến pháp vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính chất xã hội sâu sắc
Câu 2: Nhân đính Đúng/sai, giải thích
a. Công dân Việt Nam là ngƣời chỉ có một quốc tịch
b. Theo hiến pháp hiện hành, ngƣời nƣớc ngoài có thể trở thành công chức, viên chức
c. Ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hƣởng quyền nào thì công dân Viêt nam cũng đƣợc
hƣởng quyền tƣơng ứng
d. Ngƣời nƣớc ngoài đƣợc làm tất cả các ngành nghề hợp pháp tại Việt nam
Câu 3: Ông A muốn tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân xã về phƣơng án phát triển ngành nghề thủ công ở địa phƣơng nhƣng vợ ông cho rằng đó là việc của cơ quan nhà nƣớc, mình là dân không có quyền góp ý. Ông Nam băn khoăn không rõ công dân có quyền đƣợc tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nƣớc không?
Trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật liên quan, hãy bình luận và giải đáp thắc mắc trên
----------------------------------
Câu 1: NHận định Đúng/sai, giải thích
a. Quyền con ngƣời và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau
b. Theo qui định của Hiến pháp 2013, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải
đƣợc quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
c. Theo qui định Hiến pháp hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ tƣớng có quyền đề nghị UBTVQH phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng và Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ
d. Chủ tịch nƣớc phải công bố tất cả các pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất là
15 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này đƣợc thông qua
e. Hội đồng nhân dân chỉ có quyền chất vấn các chức danh do HĐND bầu ra
Câu 2:
a. Anh/chị hãy đánh giá mô hình không tổ chức HĐND cấp huyện và phƣờng ở một số địa phƣơng và chiến lƣợc cải cách tƣ pháp của nƣớc ta đến 2020/ Hãy chứng minh rằng nhiều tƣ tƣởng về tổ chức Bộ máy nhà nƣớc trong Hiến pháp
1946 vẫn còn nguyên giá trị
b. Trình bày những điểm khác nhau về chế định Chính phủ trong Hiến pháp
2013 so với Hiến pháp 1992, theo những tiêu chí sau:
- Cách thức thành lập
- Mối quan hệ pháp lý với QH
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế làm việc
BÀI TẬP N HẬN ĐỊNH ĐÚN G/S A I
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 1992 (đã được sử đổi, bổ
sung)?
Trả lời: Sai.
Nguồn của Luật Hiến pháp:
- Kế thừa Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Sắc lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định đã được ban hành qua các thời kỳ lịch sử, hiện tại và xu hướng phát triển.
- Các tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước.
- Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước;
các bài báo khoa học, sách chuyên khảo ... liên quan đến ngành Luật Hiến pháp.
Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp V iệt
Nam?
Trả lời: Sai.
Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp gồm có:
- Kế thừa Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Sắc lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định đã được ban hành qua các thời kỳ lịch sử, hiện tại và xu hướng phát triển.
- Các tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước.
- Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước;
các bài báo khoa học, sách chuyên khảo ... liên quan đến ngành Luật Hiến pháp. Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước ?
Trả lời: Sai.
Nhà nước đầu tiên xuất hiện trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại. Giai đoạn đầu, Nhà nước mang tính chất bạo lực có tổ chức, lúc đó chưa có Hiến pháp mà chủ yếu là Luật Hình sự. Luật Hiến pháp đầu tiên ra đời ở Thế kỷ thứ XVIII (TBCN) và nước Mỹ là nước ban hành Luật Hiến pháp đầu tiên vào năm 1787 khi đó Nhà nước đã xuất hiện rất lâu.
Cũng như tại Việt Nam. Nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN đến nay đã được 4.895 năm. Trong khi bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào ngày 09/11/1946.
Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ?
Trả lời: Sai.
Ở nước ta, Hiến pháp ra đời vào ngày 09/11/1946.
Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp ?
Trả lời: Sai.
Căn cứ vào nội dung quy định. Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp chỉ quy định về tổ chức quyền lực nhà nước và các quyền con người, quyền tự do của công dân về chính trị, dân sự (Hiến pháp Mỹ). Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cả những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội: quy định cả các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội (Các Hiến pháp của nhiều nước được ban hành từ sau Chiến tranh thế giới thế 2. Kể cả Hiến pháp Việt Nam).
- Hiến pháp cổ điển: Mỹ (1787), Vương quốc Na uy năm (1814), Vương quốc Bỉ (1831), Liên bang Thuỵ sĩ (1874). Riêng có một số Hiến pháp như Ailen (1937), Thuỵ Điển (1932) tuy được ban hành gần đây nhưng nội dung không có gì tiến bộ (hiện đại) hơn những Hiến pháp cổ điển được thông qua trước đó hàng trăm năm.
- Hiến pháp hiện đại: Việt Nam (1946), Pháp (1946, 1958), Nhật Bản (1948),
CHLB Đức (1949)
Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp ?
Trả lời: Sai.
Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật có giá trị Hiến pháp, một số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như Hiến pháp Anh, Hiến pháp Niu-di-lân.
Ví dụ: Hiến pháp nước Anh gồm 3 nguồn: 300 đạo luật mang tính Hiến pháp, một số phán quyết của Tòa án tối cao và một số tập tục cổ truyền mang tính hiến định.
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến
hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường. Trả lời: Sai.
Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là loại Hiến pháp cương tính nên đ i hỏi thủ tục đặc biệt để thông qua, sửa đổi, bổ sung. Được quy định tại Điều 120, Chương 11.
Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992?
Trả lời: Sai.
1. Đề xuất:
- Hiến pháp 1992: Chỉ Quốc Hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120).
* Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều
hơn Hiến pháp 1946.
2. Soạn thảo:
- Hiến pháp 1992: Không thấy quy định.
- Hiến pháp 2013: UB dự thảo.
* Hiến pháp 2013 thành lập Ủy Ban dự thảo Hiến pháp.
3. Tỷ lệ yêu cầu:
- Hiến pháp 1992: Ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm
Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp 2013: Ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm
Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
* Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.
4. Hiệu lực:
- Hiến pháp 1992: Quốc hội biểu quyết thông qua.
- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.
* Hiến pháp 1992 chỉ QH biểu quyết thông qua, Hiến pháp 2013 QH biểu quyết thông qua, không bắt buộc do QH quyết định.
Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946?
Trả lời: Sai.
1. Đề xuất:
- Hiến pháp 1946: Do 2/3 tổng số Nghị viên yêu cầu (khoản a, Điều 70).
- Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120).
* Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều
hơn Hiến pháp 1946.
2. Soạn thảo:
- Hiến pháp 1946: Ban dự thảo
- Hiến pháp 2013: UB dự thảo
* Hiến pháp 1946 là Ban, Hiến pháp 2013 là Ủy Ban.
3. Tỷ lệ yêu cầu:
- Hiến pháp 1946: Ít nhất 2/3 nghị viên yêu cầu.
- Hiến pháp 2013: Ít nhất 2/3 Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
* Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.
4. Hiệu lực:
- Hiến pháp 1946: Toàn dân phúc quyết là bắt buộc
- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.
* Hiến pháp 1946 phúc quyết là bắt buộc, Hiến pháp 2013 do QH quyết định không bắt buộc trưng cầu dân ý.
Bài 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NHÀ NƢỚC XHCN VIỆT NAM
Câu 1: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Trả lời: Sai.
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chỉ gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước khác (Điều 6 Hiến pháp 2013)
Câu 2: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam ?
Trả lời: Sai.
Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1956 không có phần nào nói về Đảng. Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp
1980, 1992, 2013)
Câu 3: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng
lãnh đạo ? Trả lời: Sai.
Trong hệ thống chính trị nước ta, gồm có 3 thiết chế hợp thành tác động vào hệ thống chính trị của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Trong đó, Nhà nước là thiết chế giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
Tuy vậy, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta đã được Hiến pháp
xác định đó là: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tại Điều 4
Hiến pháp 2013 đã quy định rõ, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho
nên Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước: Đảng lãnh đạo thông qua việc hoạch định cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lớn trong từng giai đoạn, thời kỳ, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các đảng viên của Đảng đã được Đảng giới thiệu vào nắm giữ các vị trí chủ chốt và các đảng viên trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật và có cơ chế đảm bảo cho những chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong đời sống xã hội.
Nhưng, Nhà nước mới là vị trí quan trọng nhất, là trung tâm chi phối hệ thống chính trị. Cụ thể:
- Nhà nước quyết định cơ cấu hệ thống chính trị, quyết định có bao nhiêu Đảng hoạt động, quyết định đưa Điều 4 quy định về vai trò của Đảng vào trong Hiến pháp trong quá trình xây dựng Hiến pháp.
- Nhà nước điều hành, điều phối các lực lượng trong bộ máy Nhà nước và quân đội
để thực hiện cưởng chế, bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc.
Câu 4: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp
1980 ?
Trả lới: Sai.
Chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Chương 1, Điều 12 Hiến pháp 2013 có những nội dung khác so với quy định tại Chương 1, Điều 14 Hiến pháp 1992:
- Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
- Chủ động và tích cực hội nhập.
- Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
- Tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
- Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế ... Join date : 22/01/2016
Bài 3: QUỐC TỊCH VIỆT NAM
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịnh Việt Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên?
Sai. Vì căn cứ và khoản 2 Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành, trong một số trường hợp là vợ chồng, cha mẹ đẻ, hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; hay người có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN được nhập quốc tịch và không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.
2. Theo quy định của PL hiện hành, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
đương nhiên có quốc tịch Việt Nam?
Sai. Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam” và Điều 43 Luật Quốc tịch Việt Nam. Như vậy những trường hợp sau thời hạn 5 năm không đến đăng ký tại cơ quan đại diện Việt Nam thì được coi như là không c n mang quốc tịch Việt Nam.
3. Theo quy định của PL hiện hành, mọi công dân Việt Nam đều có thể bị tước quốc tịch Việt Nam?
Sai. Vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành thì công dân Việt Nam không có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc Việt Nam và phải đang cư trú ở nước ngoài sẽ khog bị tước quốc tịch.
4. Theo quy định của PL hiện hành, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt
Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài?
Sai. Vì căn cứ khoản 3 Điều 19 của Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, tùy những trường hợp là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; hay người có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN khi được Chủ tịch nước Việt Nam cho phép vẫn được nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần phải thôi quốc tịch nước ngoài.
5. Việc xác định quốc tịch chỉ có ý nghĩa đối với công dân?
Sai. Vì việc xác định quốc tịch bên cạnh việc đảm bảo công dân được hưởng các quyền lợi của mình trên lãnh thổ quốc gia, c n giúp cho Nhà nước quản lý được dân cư của mình để đưa ra những chính sách phù hợp, đặc biệt trong quản lý đối với dân số. Ngoài ra c n đảm bảo chủ quyền của Nhà nước đối với việc xử lý công dân trong trường hợp công dân có vi phạm nước ngoài.
Bài 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
1. Quyền con người và quyền công đân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất nhau? Sai. Vì khái niệm con người rộng hơn khái niệm công dân.
- Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau đều khác nhau do chịu sự tác động của điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia, theo từng Nhà nước quy định.
- Quyền con người phản ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn có
người nước ngoài và người không quốc tịch. Quyền con người đặt ra những yêu cầu
nhằm đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của con người trên phạm vi toàn thế
giới.
2. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công dân do
Hiến pháp và pháp luật quy định?
Sai. Vì căn cứ theo Điều 50 của Hiến pháp hiện hành quyền và nghĩa vụ công dân chỉ quy định trong Hiến pháp và Luật.
Quyền và nghĩa vụ công dân do Quốc hội quy định thông qua Hiến pháp và Luật nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh các nguy cơ các cơ quan Nhà nước khác nhau thu hẹp phạm vi quyền và tăng thêm nghĩa vụ cho công dân. Theo Hiến pháp hiện hành căn cứ theo Điều 5 công dân có quyền bình đẳng, Điều 7 công dân có quyền bầu cử, Điều 23 công dân có quyền sở hữu tài sản, Điều 22 công dân có các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, lao động là quyền công dân?
Sai. Vì theo Điều 55 của Hiến pháp hiện hành quy định lao động là quyền và nghĩa
vụ của công dân.
4. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền công dân?
Sai. Vì theo Điều 59 Hiến pháp hiện hành quy định học tập là quyền và nghĩa vụ
của công dân.
5. Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí?
Sai. Vì chỉ có Hiến pháp năm 1980 mới quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí.
Căn cứ vào Điều 59 và Điều 61 của Hiến pháp hiện hành Nhà nước không còn bao cấp đối với học phí và viện phí. Nhà nước chỉ có chính sách miễn giảm học phí và viện phí đối với những trường hợp đặc biệt.
6. Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm và nhà
ở?
Sai. Vì chỉ có Hiến pháp 1980 mới quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm và nhà ở.
Theo Hiến pháp hiện hành thì hiện nay Nhà nước chỉ cố gắng tạo ra việc làm còn cá nhân phải tự mình tìm việc và sắp xếp việc làm.
Căn cứ theo điều 62 của Hiến pháp hiện hành về nhà ở, Nhà nước không bao cấp nhà ở. Nhà nước chỉ quy hoạch cho người dân xây nhà và bảo vệ quyền nhà ở cho công dân.
Bài: Bầu cử
Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử ?
Trả lời: Sai.
Theo Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số
85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về hình thức vận động bầu cử như sau:
“ Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau
đây:
1. Gặp gỡ, tiếp xức cử tri tại hội nghị tiếp xức cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật
này”.
Như vậy, người ứng cử đại biểu Quốc hội không được quyền tự tổ chức vận động tranh cử mà phải thực hiện theo quy định của Luật định.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật hiện hành, cử tri không thể thực hiện quyền bỏ
phiếu tại nơi đăng ký tạm trú của họ ? Trả lời: Sai.
Theo quy định tại Điều 27, Chương 2, Hiến pháp 2013 quy định về quyền Bầu cử
của công dân.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015: “ Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân”.
Ngoài ra, tại Điều 34 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 cũng quy định: Bỏ phiếu ở nơi khác.
Như vậy, Theo quy định của pháp luật hiện hành, cử tri có thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại nơi đăng ký tạm trú của họ giúp cho các công nhân, người đi làm xa nhà có thể thực hiện quyền của mình.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử điều do cơ quan hành chính giải quyết ?
Trả lời: Sai.
1. Mọi khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu QH: Theo quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng bầu cử Quốc gia tại khoản 9, Điều 15, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày
25/6/2015 quy định : “ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu QH; chuyển giao hồ sơ, khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu QH cho UB thường vụ QH”
2. Mọi khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu HĐND các cấp:
- Theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban bầu cử tại điểm h, khoản 1, Điều 23, Mục 2, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: “ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu QH của Ban bầu cử đại biểu QH, tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu QH do Ban bầu cử đại biểu QH, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu QH”.
- Theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Ban bầu cử tại điểm e, khoản 3, Điều
24, Mục 2, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: “ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu QH; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu HĐND”
- Theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Tổ bầu cử tại điểm e, khoản 2, Điều
25, Mục 2, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu QH, người ứng cử đại biểu HĐND, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử”
3. Mọi khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri: Được quy định tại Điều 33, Chương IV Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
4. Mọi khiếu nại, tố cáo về ứng cử: Được quy định tại Điều 61, Chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày
25/6/2015.
5. Mọi khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu: Được quy định tại Điều 75, Chương VIII Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
Như vậy, quy định của pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử không do cơ quan hành chính giải quyết.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên
nào được nhiều phiếu hơn là người trúng cử ? Trả lời: Sai.
Theo Điều 80, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử lại.
Nguyên tắc xác định người trúng cử là phải đảm bảo tỷ lệ phiếu bầu chọn trên 50%
phiếu bầu hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn.
Ví dụ: Có 100 cử tri trong danh sách bầu cử. Chỉ có 51 cử tri đi bầu và có 10 phiếu bầu không hợp lệ thì tỷ lệ phiếu bầu chọn lúc này là 21%.
Trường hợp có 2 người cùng tỷ lệ phiếu bầu chọn thì ưu tiên chọn người lớn tuổi (theo ngày, tháng, năm sinh) vì xuất phát từ nguyên nhân cần tuyển chọn người chính chắn, cẩn trọng vào trong cơ quan đại diện dân cử.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu ?
Trả lời: Sai.
Theo quy định tại Điều 79, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử thêm.
Theo như câu hỏi thì đó là Bầu cử thêm: Bầu cử thêm là bầu cử đại biểu QH hoặc HĐND c n thiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên. Thời gian bần cử thêm là sau ngày bỏ phiếu và trước kỳ họp đầu tiên của QH hoặc HĐND.
Như vậy, trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu QH hoặc đại biểu HĐND chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử theo quy định thì đơn vị tổ chức báo cáo cho đơn vị tổ chức bầu cử cấp trên để quyết định ngày bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó. Ngày bầu cử thêm được tiến hành chậm nhất là sau 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì không tổ chức bầu thêm lần thứ hai.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ thì
không được ghi tên vào danh sách cử tri ? Trả lời: Sai.
Theo quy định tại Điều 27, Chương 2 Hiến pháp 2013: “ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử ...”
Theo quy định tại khoản 5, Điều 29, Chương IV Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015: “ Cử tri là người bị tạm giam, tạm giữ, người chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dụ bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH, đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri.
-----------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_luat_hien_phap_viet_nam_chuan_5169.docx