Một số kiến nghị bổ sung môn học
“Kỹ năng điều tra của Luật sư”
Dù ngoại biên của hoạt động xác minh sự
thật khách quan cũng như nội hàm cần điều tra
làm sáng tỏ của các vụ án/vụ việc như thế nào,
nhu cầu học tập, nghiên cứu kỹ năng này, trong
đó có kỹ năng điều tra là cần thiết đối với các
Luật sư hành nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên,
trên thực tế, các tài liệu nghiên cứu, giảng dạy
về điều tra thường do cơ quan công an thực
hiện, xuất bản và lưu hành nội bộ. Tại Học viện
Tư pháp, hiện nay, các Luật sư chưa được
nghiên cứu, học tập kỹ năng điều tra30. Trong
khi đó, nhu cầu trên thực tế của việc này là rất
quan trọng (như đã phân tích tại mục 3 trên
đây). Vì vậy, Tác giả kiến nghị bổ sung môn
học “Kỹ năng điều tra của Luật sư” vào
chương trình học “Nghiệp vụ Luật sư”, cụ thể:
Về thời lượng: chương trình học ít nhất là
03 (ba) tín chỉ;
Về chương trình học: tổng quan về kỹ năng
điều tra của Luật sư; chuyên sâu Giả thuyết
điều tra; các kỹ năng điều tra tại hiện trường;
Về giảng viên: kiến nghị mời các Điều tra
viên nhiều kinh nghiệm (Bộ Công an) đã từng
điều tra những vụ án nổi tiếng, phức tạp, chưa
từng gây oan, sai do công tác điều tra; và/hoặc
các Luật sư có kinh nghiệm trong vụ án hình
sự, từng thực hiện/tư vấn/bào chữa nhiều vụ án
phức tạp liên quan đến hoạt động điều tra.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật sư với hoạt động xác minh sự thật khách quan của vụ án và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
50
1. Nhu cầu học tập kỹ năng xác minh sự
thật khách quan của vụ án của Luật sư
1.1 Quy định hiện hành về điều tra vụ án
hình sự
Theo tác giả, hoạt động xác minh sự thật
khách quan của vụ án có phần gần gũi với hoạt
động “điều tra tư nhân” của các thám tử tư tại
các nước phát triển. Trên thực tế, các tài liệu
nghiên cứu, giảng dạy về điều tra thường do cơ
quan công an thực hiện, xuất bản và lưu hành
nội bộ. Tại Học viện Tư pháp, hiện nay các
Luật sư chưa được nghiên cứu, học tập kỹ năng
điều tra2 .
Để tìm hiểu về hoạt động xác minh sự thật
khách quan của vụ án, cần tìm hiểu các nội
dung liên quan đến điều tra, đặc biệt là điều
LUẬT SƯ VỚI HOẠT ĐỘNG XÁC MINH SỰ THẬT KHÁCH QUAN
CỦA VỤ ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Phạm Quang Huy1
1 Thạc sỹ, Luật sư, Nghiên cứu viên độc lập, Trưởng Văn phòng luật sư Hàn Sĩ Huy (Hà Nội).
2 Bộ Giáo trình cũ do Phan Hữu Thư chủ biên và NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2002, gồm 04 tập: Tập I –
Luật sư và nghề luật sư; Tập II – Chuyên đề pháp luật liên quan đến kỹ năng hành nghề luật sư; Tập III – Hợp đồng
và tư vấn pháp luật và Tập IV – Kỹ năng tranh tụng. Cả 04 tập này không nhắc tới Kỹ năng điều tra của Luật sư
(Ví dụ: Tập IV chỉ nhắc đến hoạt động đánh giá chứng cứ của Luật sư trong tố tụng hình sự tại trang 7-16). Tương
tự, bộ giáo trình mới (2010) cũng không đề cập tới chủ đề này.
Tóm tắt: Hiện nay, hoạt động xác minh sự thật khách quan của vụ án hay hoạt động điều
tra, đặc biệt là trong vụ án hình sự, thường do các cơ quan điều tra Nhà nước (hệ thống Cơ quan
điều tra của Công an nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và trong Quân đội nhân dân)
thực hiện. Theo đó, các chứng cứ, bằng chứng do các cơ quan này thu thập theo trình tự tố tụng
có giá trị là chứng cứ, chứng minh trong quá trình tố tụng. Việc điều tra của Luật sư nhằm tìm
ra chứng cứ làm rõ sự thật khách quan của vụ án/vụ việc chưa có giá trị chứng cứ, chứng minh
và chưa được nghiên cứu thấu đáo trong quá trình học tập và hành nghề của Luật sư. Do đó,
nhu cầu học tập nâng cao kỹ năng xác minh sự thật khách quan là cần thiết đối với việc đào tạo
nghiệp vụ Luật sư. Bài viết đề cập đến nội dung này và có những đề xuất kiến nghị trong việc
bổ sung chương trình nâng cao nghiệp vụ hành nghề của Luật sư trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Luật sư, Cơ quan điều, Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra viên
Nhận bài: 25/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
Lawyers and verifying objective facts of the case and some recommendations
Abstract: Currently, verifying the facts of cases or investigation activities, especially in
criminal cases, is often undertaken by the State’s investigation authority (investigating
agency system of the People’s Police, People’s Procuracy and the Supreme people’s Army).
Accordingly, the evidences collected and provided by these bodies during the proceedings
are valued as evidences and proves for the proceedings. The investigation of the lawyer to
find evidences to clarify the objective truth of the case / incident is of no evidentiary value,
and has not been studied thoroughly during the learning and practicing of lawyers.
Therefore, the learning and improving skills of objective truth verification is necessary for
the professional training of lawyers. The paper mentions the situation and recommendations
for additional programs to improve professional practice by lawyers in the current period.
Keywords: Lawyers, Investigating Agencies, Procuracy, Courts, Investigators
Received: Oct 25th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
51
tra vụ án hình sự. Theo đó, Chương X,
BLTTHS năm 2015 về Những quy định chung
về điều tra trong vụ án hình sự gồm 16 Điều
từ Điều 163 đến Điều 178. Ngày 26 tháng 11
năm 2015, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật
số 99/2015/QH13 về Luật Tổ chức cơ quan
điều tra hình sự (Luật ĐTHS) Theo các quy
định này, thẩm quyền, phân cấp điều tra sơ
lược như sau:
(1) Hệ thống cơ quan điều tra: gồm Cơ quan
Điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)
(Điều 4, Điều 5, Điều 6 Luật ĐTHS).
(2) Bên cạnh đó, Luật ĐTHS cũng quy định
các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra, gồm có: một số cơ quan
của Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm;
Cảnh sát biển; Kiểm ngư; cơ quan của Công
an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra (Cục Quản lý xuất nhập
cảnh, Đội An ninh ở Công an huyện....); Các
cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung
đoàn và tương đương (Điều 9).
1.2 Thực trạng tư pháp Việt Nam với hoạt
động điều tra
Giai đoạn điều tra có ý nghĩa quan trọng,
như Luật sư Lê Minh Đức nhận định “Ở giai
đoạn điều tra, giai đoạn có tính quyết định
của quá trình tiến hành tố tụng, vì người bị
tạm giữ, bị can chỉ là đối tượng bị “tình nghi
phạm tội”, nếu thiếu thận trọng thì khoảng
cách giữa không phạm tội và phạm tội hoặc
giữa lỗi và tội dễ bị xóa nhòa”3. Theo đó, mục
đích hướng đến của Luật sư phải “đóng vai
trò bác sĩ pháp lý” cho bị can, người được tiếp
cận bị can với tư cách người bào chữa, người
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có
trách nhiệm giải thích cho bị can về những
quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm
lý để từ đó giúp người bị “tình nghi phạm tội”
bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo,
trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy
định của pháp luật và xem xét toàn bộ nội
dung điều tra để minh oan cho người bị “tình
nghi phạm tội”4 .
Để được tham gia vào các giai đoạn tố tụng
(bao gồm cả điều tra), Luật sư phải thực hiện
thủ tục “đăng ký bào chữa” (BLTTHS đã thay
thế thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào
chữa bằng thủ tục này). Theo đó, trong thời hạn
24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường
hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ
đăng ký người bào chữa, gửi ngay văn bản
thông báo người bào chữa cho người đăng ký
bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu các giấy tờ
liên quan đến việc đăng ký bào chữa trong hồ
sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì
từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý
do bằng văn bản (Điều 78).
(1) Trong cuốn sách Vụ án vườn điều từ
những góc nhìn5, tác giả Luật sư Phạm Hồng
Hải đã miêu tả quá trình bị can đối mặt với cơ
quan tư pháp tỉnh Bình Thuận. Niềm vui bảo
vệ công lý cho gia đình bị can Nguyễn Thị
Lâm chỉ vỡ òa khi Cơ quan cảnh sát điều tra
Bộ Công an công bố Bản kết luận điều tra số
01/KLĐT (C14-P9) quyêt́ định tạm đình chỉ vụ
án, đình chỉ điều tra bị can đối với Nguyễn Thị
Lâm, Nguyễn Văn Sơn, Huỳnh Văn Nén,
Nguyễn Thị Tiến; đề nghị Viện kiểm sát nhân
dân tối cao ra quyết định trả tự do cho bà
Nguyễn Th Lâm. Trong quá trình này, luật sư
Phạm Hồng Hải và luật sư Trần Vũ Hải chịu
rất nhiều áp lực, ngay từ dư luận và phía cảnh
3 Lê Minh Đức, “Phát huy vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, Tạp chí Luật sư Việt Nam,
dẫn theo
773.html, truy cập ngày 19/07/2016.
4 Lê Minh Đức, Tlđd.
5 Phạm Hồng Hải. 2008. Vụ án vườn điều từ những góc nhìn. Hà Nội: Nxb. Công an nhân dân. Trang 10.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
52
sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận/Điều tra
viên thụ lý vụ việc6.
Trong bản tổng kết, luật sư Hải đã chỉ ra
các vi phạm tố tụng của một số người thuộc cơ
quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận như sai
lầm trong thu thập chứng cứ; bức cung, nhục
hình (“đấu tranh”) bị can; năng lực và lương
tâm hạn chế của Điều tra viên (Cao Văn Hùng)
thụ lý vụ việc.7 Trong một bối cảnh khác có
liên quan, trước khi có kết luận chính thức về
vụ án “Người tù thế kỷ” này (Ông Huỳnh Văn
Nén được trả tự do), cựu Điều tra viên Cao Văn
Hùng được kết nạp vào Đoàn Luật sư cũng tạo
dư luận không tốt trong giới Luật sư nước nhà.
(2) Tương tự, việc xét xử 5 công an sử dụng
nhục hình gây chết người (Tuy Hòa, Phú Yên)
với những mức án nhẹ (trong đó một người
lãnh 5 năm tù giam, một người 2 năm tù giam,
một người 1 năm 6 tháng tù giam và 2 người
còn lại hưởng án treo) cũng tạo nên sự nghi
hoặc nhất định đối với hệ thống tư pháp và
công cuộc cải cách tư pháp nói chung8.
Trong cả hai vụ việc nêu trên, sự tham gia
của Luật sư trong phiên tòa còn gặp nhiều cản
trở nhất định. Đặc biệt, trong một diễn biến bất
thường, tại vụ việc thứ hai, các cơ quan Công
an, Tòa án, Viện kiểm sát tỉnh Phú Yên yêu cầu
Liên đoàn Luật sư Việt Nam thu hồi chứng chỉ
hành nghề Luật sư của Luật sư Võ An Đôn
(Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị hại) với lý do có lời lẽ thiếu văn hóa,
xúc phạm đến người tham gia tố tụng và
nhiều cán bộ lãnh đạo các ngành nội chính
của tỉnh Phú Yên/thành phố Tuy Hòa. Mặc
dù, cuối cùng, yêu cầu bất hợp pháp và không
chính đáng này bị Liên đoàn Luật sư Việt
Nam bác bỏ9 nhưng vụ việc cũng để lại nhiều
dư âm không tốt trong môi trường tư pháp
nước nhà10 11.
(3) Bên cạnh vụ án oan Nguyễn Thanh
Chấn đã tốn nhiều bút, mực của báo chí Việt
Nam, Vụ án ông Trần Văn Thêm (80 tuổi) bị
truy tố về tội giết người tại tỉnh Vĩnh Phú (cũ)
vào năm 1970 được Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) kết luận là oan sai vào ngày
09/8/2016 mới đây. Đây được xem là vụ án hy
hữu trong lịch sử tố tụng hình sự, hầu hết các
tài liệu liên quan đến vụ án đều đã bị thất lạc
trong một thời gian dài. TANDTC mới đây đã
tìm được 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm cùng tài
liệu liên quan trong hồ sơ lưu trữ và quyết tâm
nhanh chóng xử lý sự việc để chính thức minh
oan cho ông Trần Văn Thêm12. May mắn cho
không chỉ ngành tư pháp nước nhà lẫn công
dân, người hàm oan vẫn sống được tới 46 năm
để chờ đợi công lý đến được với mình. Câu hỏi
đúng (right question13) cần đặt ra là còn bao
nhiêu phận người oan sai và sống được đến
ngày được giải oan. Theo số liệu án oan, sai
giai đoạn 2011 – 2014, số vụ án oan, sai gồm
6 Phạm Hồng Hải, Sđd, tr. 310.
7 Phạm Hồng Hải, Sđd, tr. 357, 361.
8 Duy Thanh, M. Quang, Chủ tịch nước yêu cầu xử nghiêm vụ “dùng nhục hình”, Báo Tuổi trẻ, ngày 10/4/2014.
9 Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Báo cáo số 01/2015/BC-BVQLLUẬT SƯ ngày 18/01/2015 về kết quả làm việc với
các cơ quan có thẩm quyền của TP. Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên liên quan việc kiến nghị xử lý vi phạm của luật sư
Võ An Đôn và ý kiến về kế hoạch thanh tra của Sở Tư pháp đối với hoạt động VPLUẬT SƯ Võ An Đôn (Đoàn
luật sư Tỉnh Phú Yên).
10 Đào Tuấn, Thấy gì qua cái kết vụ đòi “trảm” luật sư Đôn?, Báo Lao động, ngày 24/01/2015.
11 Xem thêm: Phạm Quang Huy [2015]. “Tố tụng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và
một số kiến nghị đối với Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16 (296), kỳ 2 tháng
8/2015, Tr 52-61.
12 Xuân Hoa, VnExpress, 9/8/2016, Cụ ông 80 tuổi mang án giết người hơn 40 năm được minh oan, xem
3450088.html , truy cập ngày 10/8/2016.
13 Trong bộ phim “Wall Street: Money Never Sleep”, Jacob Moore (do Shia LaBeouf đóng) được Louis Zabel
(Frank Langella) trả lời về sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư (khủng hoảng tài chính 2008) rằng: “Câu hỏi đúng
là ai sẽ không sụp đổ?”
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
53
71 vụ, giá trị bồi thường 30 tỷ đồng (Nguồn
Liên đoàn Luật sư Việt Nam14)
Song song với số liệu nêu trên của Liên đoàn
Luật sư Việt Nam (những vụ việc có sự tham
gia của Luật sư), theo Đoàn Luật sư Hà Nội,
trong 47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà Luật sư
của đoàn từng trợ giúp pháp lý từ 01/10/2011
đến 30/9/2014, tương tự vụ việc (1) và (2) trên
đây, oan sai chủ yếu xuất phát từ giai đoạn điều
tra15. Tác giả cũng không phủ nhận rằng các
Điều tra viên gây ra oan sai trong thống kê kể
trên chỉ là số ít và vẫn có những Điều tra viên có
lương tâm nghề nghiệp16.
Từ thực tế hành nghề Luật sư trong thời
gian qua, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp nhận
định “người bị tạm giữ, bị can, đặc biệt là
những bị can đang bị tạm giam, người nhà của
những người này rất mong muốn Luật sư tham
gia vào từ giai đoạn điều tra, bởi đối với họ,
lúc này Luật sư người bào chữa là người duy
nhất có thể tư vấn và hướng dẫn họ tự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Hơn thế
nữa, khi tham gia từ giai đoạn điều tra, người
bào chữa sẽ giám sát và kịp thời phát hiện
những sai sót (nếu có) của Điều tra viên, từ đó
có những đề xuất, kiến nghị đối với Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát để bảo vệ quyền và lợi
ích của khách hàng”17. Các hoạt động điều tra
của Luật sư cũng góp phần tìm kiếm sự thật
khách quan của vụ án và đảm bảo quyền và lợi
ích chính đáng và hợp pháp của thân chủ
không bị xâm hại.
1.3 Tham khảo quy trình tư pháp Hoa Kỳ
với hoạt động điều tra của Luật sư
Trong quá trình tác nghiệp, theo quy định
pháp luật TTHS Hoa Kỳ, luật sư bào chữa có
12 quyền, trong đó có quyền (1) Đại diện bị
can ngay khi bị bắt giữ, để cung cấp cho thân
chủ tư vấn suốt quá trình thẩm vấn và để đảm
bảo sự bảo hộ̣ của hiến pháp không bị xâm
phạm suốt quá trình tiền tố tụng; (2) Giám sát
báo cáo của cảnh sát và điều tra sâu hơn để
bào chữa cụ thể; và (3) phỏng vấn cảnh sát, bị
can, nhân chứng và tìm kiếm bằng chứng và
nhân chứng bổ sung nhân danh nguyên đơn18.
Qua nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp một số
chuyên gia pháp luật Hoa Kỳ19, tác giả chưa
thấy Luật sư Hoa Kỳ phải thực hiện thủ tục
“đăng ký bào chữa” như Luật sư tại Việt Nam.
Theo Thomas J. Gardner, Terry M.
Anderson, tại Hoa Kỳ, Luật sư bào chữa có
toàn quyền đánh giá, kiểm tra chứng cứ và có
tiếng nói quyết định về chứng cứ nào sẽ được
đem trình bày trước Thẩm phán và Bồi thẩm
đoàn tại phiên xét xử20 .
1.4 Nhu cầu thực hiện điều tra của
Luật sư
Theo số liệu dẫn ra ở trên, vì đa số oan sai
xuất phát từ giai đoạn điều tra nên trong quá
trình tham gia tố tụng, chính bản thân Luật sư
cần thực hiện các nghiệp vụ điều tra nhằm làm
rõ sự thật khách quan, độc lập với sự điều tra
của cơ quan điều tra Nhà nước. Trong một
chừng mực nhất định, Luật sư từ trực giác nghề
14 Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Án oan sai và vai trò của luật sư, xem
, truy cập ngày 10/8/2016.
15 Đặng Trung, Chân luật, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 12/1/2015, Án oan sai ngày càng gia tăng và phức
tạp, , truy cập ngày 10/8/2016.
16 Xem thêm: Nguyễn Văn Kiệp (Lâm Phương). 1998. Hồi ức Điều tra viên. Hà Nội: Quân đội nhân dân.
17 Nguyễn Huy Thiệp, Tham luận “Kỹ năng tham gia tố tụng của Luật sư trong giai đoạn điều tra” tại Hội thảo Kỹ
năng thẩm vấn và tranh tụng của luật sư trong các vụ án hình sự, xem
luan-cua-luat-su-nguyen-huy-thiep-tai-hoi-thao-ky-nang-tham-van-va-tranh-tung-cua-luat-su-trong-cac-vu-an-hinh-
su-737.html, truy cập ngày
18 James. A. Inciardi. 2005. Criminal Justice (7th edition). New York: Mc GrawHill. Page 349.
19 Tác giả được Đại sứ quán Hoa Kỳ mời với tư cách chuyên gia pháp lý địa phương (local spcecialist) tham gia
các buổi tiếp tân (reception) với các thẩm phấn, luật sư Hoa Kỳ mong muốn tiếp chuyện với giới luật sư, luật gia
Việt Nam. Trong một số dịp, tác giả đã kết nối giữa Đoàn Luật sư Hà Nội với các đối tác pháp lý Hoa Kỳ.
20 Thomas J. Gardner, Terry M. Anderson. Criminal Evidence: Principles and Cases (6th edition). Australia, Brazil,
Canada, Mexico, Singapore, Spain, United Kingdom, United States: Thomson Wadsworth. Page 38
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
54
nghiệp, các chứng cứ, bằng chứng trực tiếp tại
hiện trường; gián tiếp (bút lục...) do cơ quan
công quyền cung cấp, phải tự mình thực hiện
và thực nghiệm các hoạt động điều tra riêng
rẽ. Từ việc thẩm tra chéo, đối chiếu các mối
quan hệ hiện có của đương sự, các nhân
chứng... để tìm ra sự mâu thuẫn, bất hợp lý
mà vì một lý do nào đó, các cơ quan điều tra
Nhà nước đã, vô tình hay hữu ý, bỏ qua. Từ
các mâu thuẫn, phi logic này, Luật sư sẽ góp
phần tìm đến sự thực khách quan của vụ án.
Điều này không những giúp cho Luật sư làm
đúng chức phận, lương tâm nghề nghiệp của
mình mà còn góp phần tránh oan, sai trong
công tác điều tra đi tìm sự thực khách quan
của cơ quan có thẩm quyền.
Tại đây, xuất hiện khoảng trống đào
tạo/nghiên cứu cho nghiệp vụ điều tra mang
tính “tư nhân” của Luật sư. Thông qua đó, việc
nghiên cứu kỹ năng điều tra của Luật sư cung
cấp ít nhất là một số yếu tố chỉ điểm cho các
Luật sư khi tham gia tìm kiếm sự thực khách
quan của vụ án.
2. Nội dung kỹ năng điều tra của Luật sư
2.1 Vân dụng kỹ năng điều tra
Một Điều tra viên (ĐTV) lành nghề cần
tiến hành theo các bước sau:
(1) Phân loại (classification): ĐTV cần phải
phân loại từng việc từng người với những tính
chất riêng biệt của từng người, từng việc. Phân
loại để ta tìm hiểu kẻ phạm pháp thuộc hạng
nhà nghề, vô tình hay hữu ý, và việc tình tiền
hay thù oán v.v... để cuộc điều tra có một
phương hướng rõ rệt khi xúc tiến.
(2) Bản đồ (Plan d’examination): Trung
tâm của bản đồ là phạm trường, chung quanh là
những chứng tích xa vời và kế cận. Nhờ đó mà
công tác điều tra được xúc tiến việc nào trước
việc nào sau.
(3) So sánh (Comparaison): ĐTV cần phải
biết so sánh điểm này với điểm kia, và so sánh
sức tiến triển của sực việc với mức tiến bộ của
thủ phạm.
(4) Ức thuyết (Hypothèse)(Giả thuyết điều
tra): Trong khi điều tra, “Thêm vào những chi
tiết đã thâu lượm được chung quanh phạm
trường, điều tra viên có thể bắt đầu dựng lên
một ức thuyết để dự đoán loại tội trạng trước
khi xác định cuối cùng”21 .
(5) Nguyên nhân (la cause): biết được nguyên
nhân làm tìm ra động cơ thúc đẩy hành động
phạm pháp rồi đến giai đoạn phán đoán
(raisonner). ĐTV tự đặt ra những câu hỏi: Có thể
đã xảy ra như thế này sao? Có thể sẽ kết liễu như
thế này được không? Tại sao có những hiện
tượng như thế?v.v.. Việc phán đoán đòi hỏi một
trình độ lý luận cần thiết để cân nhắc và suy luận.
(6) Tổng hợp (le rassemblement général): tìm
hiểu nguyên nhân của vấn đề, không phải chỉ dựa
theo vài ba chi tiết chung quanh phạm trường là
đủ mà phải nhiều nơi thâu góp về. Hằng ngày,
ĐTV lo việc tổng hợp tất cả những chứng tích ấy
lại, và sắp xếp theo từng đợt. Chừng ấy, ĐTV sơ
kết lần lần để đi đến tổng hợp đầy đủ.
(7) Lập thành hồ sơ (former le dossier): Sau
6 bước trên, ĐTV có thể lập thành hồ sơ. Việc
lập hồ sơ có tánh cách kết thúc giai đoạn điều
tra. Cho nên, ĐTV phải thận trọng, và cân nhắc
kỹ lưỡng bởi vì lập thành hồ sơ là có cả đề nghị
xử lý. Thủ phạm, đồng phạm, và các dẫn chứng
cụ thể cần phải được nêu lên rõ ràng22.
Liên quan đến hoạt động xác minh sự thật
khách quan của vụ án, BLTTHS mới năm 2015
quy định việc thu thập chứng cứ, Luật sư vận
dụng những quy định của pháp luật để thực
hiện các kỹ năng điều tra dựa trên các bước đã
nêu trên, cụ thể như sau:
- Được thu thập, đưa ra chứng cứ (Điểm h
khoản 1 Điều 73)
- Có quyền gặp người mà mình bào chữa,
bị hại, người làm chứng và những người khác
biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về
những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật,
dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa
(khoản 2 Điều 88);
21 Lương Bình An. 1964. Kỹ thuật Điều tra tư pháp. Sài Gòn: Không ghi nơi xuất bản. Trang 12.
22 Lương Bình An 1964. Sđd. Trang 11 - 13.
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
55
- Theo quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2
Điều 260 BLTTHS năm 2015, mà theo đó, nội
dung của Bản án sơ thẩm phải ghi rõ: “c) Ý
kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự,
người khác tham gia phiên tòa được Tòa án
triệu tập;đ) Phân tích lý do mà Hội đồng xét
xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội,
chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát
viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự
và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ đưa ra;”.
Luật sư vận dụng các bước điều tra như
trên đã nêu để có thể tham gia hoặc đưa ra
những ý kiến đề nghị với Điều tra viên trong
việc tiến hành điều tra vụ án.
2.2 Kỹ năng điều tra chuyên biệt
Tác giả bài viết Lương Bình An phân loại
các phương pháp điều tra tội trộm; cướp; cờ
bạc; bắt gái mãi dâm; bắt tội nhận hối lộ...mỗi
loại tội có một phương pháp, thứ tự điều tra
nhất định, phù hợp với đặc thù tự nhiên của
phân loại tội phạm23. Trong khi đó, nhóm tác
giả Học viện Cảnh sát nhân dân (HVCSND)
cũng phân loại các phương pháp điều tra theo
các loại tội phạm khác nhau. Ví dụ: phương
pháp điều tra tội phạm sản xuất buôn bán hàng
giả; Điều tra các vụ án tham ô tài sản; Phương
pháp điều tra về tội phạm ma túy...24 . Nhóm
tác giả HVCSND dựa vào phân tích 4 yếu tố
cấu thành tội phạm, gồm: Khách thể/Chủ thể;
mặt khách quan/chủ quan của tội phạm để triển
khai hoạt động điều tra25.
Trong nhiều trường hợp, để thực hiện được
hoạt động điều tra “tư nhân” kể trên, Luật sư
cần phải có cả nghiệp vụ trinh sát26, tiếp cận
các đối tượng cần thiết (nhân chứng, người có
quyền và lợi ích liên quan...). Ví dụ: Luật sư
hoàn toàn có thể đóng vai một người xe ôm
uống nước chè tại địa bàn gần nơi cần thu thập
thông tin. Luật sư cũng cần nắm được cơ bản
các nội dung liên quan đến dấu tay con người,
giám định pháp y... Ví dụ, đối với khoa dấu tay,
về cơ bản, ít nhất Luật sư phải biết các phân
loại cơ bản như loại cung (arch), loại cong
(loop), loại ốc (whorl)27.
2.3 Giả thuyết điều tra
Tổng hợp các khái niệm khác nhau về giả
thuyết điều tra, Tác giả bài viết Nguyễn Văn
Nhật nhận định “Giả thuyết điều tra là những
nhận định, phán đoán về bản chất của một vụ
việc đang được điều tra, nội dung, các tình tiết
và mối liên hệ giữa chúng, dựa trên cơ sở
những thông tin đã thu thập được, kinh nghiệm
thực tiễn của hoạt động điều tra và những tài
liệu của các ngành khoa học khác, làm phương
hướng cho hoạt động điều tra làm rõ sự thật
khách quan của vụ việc28”. Trong trường hợp
cụ thể, có sự kiện là cơ thể người rơi từ nhà cao
tầng xuống và tử vong, ĐTV có thể xác định
nhiều giả thuyết điều tra khác nhau. Ví dụ:
ĐTV tìm các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ chứng
minh (1) tai nạn do sơ ý (2) tự tử hoặc (3) án
mạng, do người khác đẩy xuống. Luật sư, bằng
kỹ năng nghề nghiệp, dựa trên cơ sở khoa học,
trình tự logic, xác xuất logic, không bị phụ
thuộc vào ý chí điều tra chủ quan của cơ quan
Nhà nước, cần có và đưa ra những giả thuyết
điều tra của riêng mình.
Tóm lại, bất luận với phương pháp và kỹ
thuật điều tra như thế nào, chứng cứ trực tiếp
(thu thập hợp pháp tại hiện trường vụ án) sẽ có
giá trị pháp lý và kết quả điều tra cao nhất, có
23 Lương Bình An 1964. Sđd. Trang 57, 67, 73.
24 Học viện Cảnh sát nhân dân. 2002. Giáo trình Phương pháp Điều tra các loại tội phạm cụ thể (Tập II). Hà Nội:
Học viện Cảnh sát nhân dân. Trang 5, 42, 117.
25 Học viện Cảnh sát nhân dân (Tập II). 2002. Sđd. Trang 14.
26 Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (Bộ Nội vụ). 1996. Giáo trình Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng
cảnh sát nhân dân. Hà Nội: Đại học Cảnh sát nhân dân.
27 Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. 1973. Khoa Dấu tay. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Việt
Nam dịch Cộng Hòa. Sài Gòn: Bộ tư lệnh Cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Trang 7
28 Nguyễn Văn Nhật. 2002. Giả thuyết điều tra vụ án hình sự. Hà Nội: Công an nhân dân. Trang 17.
29 Cao Xuân Quyết. 2009. Giám định pháp y và Điều tra hình sự. Hà Nội: Chính trị quốc gia. Trang 155.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
56
sức thuyết phục nhất trong quá trình tìm kiếm
sự thực khách quan của vụ án29.
2.4 Một số kiến nghị bổ sung môn học
“Kỹ năng điều tra của Luật sư”
Dù ngoại biên của hoạt động xác minh sự
thật khách quan cũng như nội hàm cần điều tra
làm sáng tỏ của các vụ án/vụ việc như thế nào,
nhu cầu học tập, nghiên cứu kỹ năng này, trong
đó có kỹ năng điều tra là cần thiết đối với các
Luật sư hành nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên,
trên thực tế, các tài liệu nghiên cứu, giảng dạy
về điều tra thường do cơ quan công an thực
hiện, xuất bản và lưu hành nội bộ. Tại Học viện
Tư pháp, hiện nay, các Luật sư chưa được
nghiên cứu, học tập kỹ năng điều tra30. Trong
khi đó, nhu cầu trên thực tế của việc này là rất
quan trọng (như đã phân tích tại mục 3 trên
đây). Vì vậy, Tác giả kiến nghị bổ sung môn
học “Kỹ năng điều tra của Luật sư” vào
chương trình học “Nghiệp vụ Luật sư”, cụ thể:
Về thời lượng: chương trình học ít nhất là
03 (ba) tín chỉ;
Về chương trình học: tổng quan về kỹ năng
điều tra của Luật sư; chuyên sâu Giả thuyết
điều tra; các kỹ năng điều tra tại hiện trường;
Về giảng viên: kiến nghị mời các Điều tra
viên nhiều kinh nghiệm (Bộ Công an) đã từng
điều tra những vụ án nổi tiếng, phức tạp, chưa
từng gây oan, sai do công tác điều tra; và/hoặc
các Luật sư có kinh nghiệm trong vụ án hình
sự, từng thực hiện/tư vấn/bào chữa nhiều vụ án
phức tạp liên quan đến hoạt động điều tra./.
Tài liệu tham khảo:
(1) Phạm Quang Huy (2014), “Bình luận về
Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình
thành trong tương lai”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 06 (262), kỳ 2 tháng 3/2014, Tr 24-37.
(2) Phạm Quang Huy (2014). “Chính
quyền địa phương ở Việt Nam, Trung Quốc,
Thụy Điển, Hoa Kỳ và một số kiến nghị”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, số 24 (280), kỳ 2
tháng 12/2014, Tr 57-63.
(3) Phạm Quang Huy (2015). “Tố tụng
tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ởViệt
Nam, Hoa Kỳ và một số kiến nghị đối với Bộ
luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 16 (296), kỳ 2 tháng
8/2015, Tr 52-61.
(4) Phạm Quang Huy (2016). “Bình luận
Hương ước theo giác độ luật hợp đồng”, Tạp
chí Luật học, số tháng 4/2016 (191), tr 42-49.
(5) Phạm Quang Huy (2016). “Tội dâm ô
với trẻ em: một số thực trạng và giải pháp
pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13
(317) Kỳ 1 Tháng 7/2016, tr 44-51.
(6) Phạm Quang Huy (2016). “Lý luận về
Công lý & Pháp luật và một số kiến nghị”. Bài
viết Kỷ yếu Hội thảo “Những vấn đề lý luận về
pháp luật”, ngày 26/8/2016 do Trường ĐH
Luật Tp. HCM tổ chức.
(7) Hàn Sĩ Huy (2013),
Nghiencuuquocte.net, Bài dịch “Trung Quốc
tới hạn: Chi phí gia tăng của sự ổn định” bài
viết “China at Tipping Point? The Rising Cost
of Stability” của Xi ChenJournal of
Democracy, Volume 24, Number 1, January
2013, pp. 57-64.
(8) Phạm Quang Huy (2016). Bài viết
“Bản chất tư của hội đoàn dân sự” trong Kỷ
yếu Hội thảo hội thảo quốc tế “Góp ý Dự
thảo Luật về hội” vào ngày 11/10/2016 do
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức, tr136-150.
(9) Phạm Quang Huy (2016). Bài viết “Các
quy định pháp luật liên quan đến hoạt động
ngân hàng tại Myanmar và những thách thức”,
Chuyên san Quý III/2016, Trung tâm Nghiên
cứu NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV), tr 91-98.
(10) Phạm Quang Huy, Vũ Văn Anh
(2016). “Một số hình thức và văn phong án
văn Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp”,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 và số 19 tháng
10 năm 2016.
30 Tại website của Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo có môn học “Kỹ năng của luật sư khi thu thập nguồn
chứng cứ, chứng cứ”, xem truy cập ngày 13/9/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_su_voi_hoat_dong_xac_minh_su_that_khach_quan_cua_vu_an.pdf