Luật thủy sản năm 2017 và việc đấu tranh phòng chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU)

Thứ năm, tổ chức lại lực lượng, tăng cường kiểm tra giám sát. Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng lực lượng Kiểm ngư, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Điều 87, 88). Kiểm ngư được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh (Điều 89). Đây là lực lượng chủ chốt tiến hành đấu tranh phòng chống IUU, được trang bị đầy đủ và được đào tạo, hiểu biết thông thạo các quy định trên biển, các quy định về IUU cũng như hợp tác trên biển. Bằng các quy định theo chuỗi nghiên cứu, đánh giá, cho phép khai thác, quản lý tàu, tổ chức, cá nhân tham gia khai thác thủy sản, quản lý các sản phẩm khai thác tại các cảng cá và bằng giấy chứng nhận nguồn gốc cùng các quy định về tổ chức lực lượng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo khung pháp lý đủ rộng để thực thi và hợp tác cùng các nước trong khu vực, các tổ chức nghề cá khu vực đấu tranh phòng chống IUU. Việc thông qua Luật Thủy sản năm 2017 là kịp thời, giúp Việt Nam chủ động tránh các thẻ đỏ IUU, nâng cao năng suất khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác có nguồn gốc, phát triển nền thủy sản Việt Nam một cách bền vững, góp phần ổn định trật tự trên biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật thủy sản năm 2017 và việc đấu tranh phòng chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hồng Thao* * PGS. TS. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tóm tắt: Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo khung pháp lý đủ rộng để thực thi và hợp tác cùng các nước trong khu vực, các tổ chức nghề cá khu vực đấu tranh phòng chống IUU . Việc thông qua Luật Thủy sản giúp Việt Nam chủ động tránh các thẻ đỏ IUU, nâng cao năng suất khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác có nguồn gốc, phát triển nền thủy sản Việt Nam một cách bền vững, góp phần ổn định trật tự trên biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng. Abstract: The Fisheries Law of 2017 has provided a broad legal framework for enforcement and cooperation with regional countries and regional fisheries organizations fighting IUU. Adoption of the Fisheries Law helps Vietnam to actively avoid the red cards of IUU, improve the productivity of exploiting and exporting the fishery products originated and developing the fisheries in Vietnam in a sustainable manner, for the stabilized sea activities, for promotion of the national economic developments in combination with security and national defense. Thông tin bài viết: Từ khóa: Luật Thủy sản, IUU, đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo Lịch sử bài viết: Nhận bài: 07/01/2018 Biên tập: 18/01/2018 Duyệt bài: 26/01/2018 Article Infomation: Keywords: Fisheries Law, IUU, illegal, unreported and unregulated fishing. Article History: Received: 07 Jan. 2017 Edited: 18 Jan. 2018 Approved: 26 Jan. 2018 LUẬT THỦY SẢN NĂM 2017 VÀ VIỆC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐÁNH BẮT BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO, KHÔNG THEO QUY ĐỊNH (IUU) 1. Pháp luật quốc tế về đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định Điều 3 Kế hoạch hành động quốc tế của FAO1 nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và 1 FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc. loại trừ nạn đánh cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IPOA - IUU) 2001 định nghĩa: - Đánh bắt bất hợp pháp là các hành vi THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 56 Số 3+4 (355+356) T02/2018 được tiến hành bởi: + Các tàu cá trong nước hoặc nước ngoài trong các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia nhưng không có sự cho phép của quốc gia đó hoặc vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó; + Các tàu cá treo cờ của các quốc gia là thành viên của tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động đi ngược lại các biện pháp bảo tồn và quản lý mà tổ chức đó thông qua và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện, hoặc không đúng các quy định thích hợp của luật quốc tế có thể áp dụng; + Các tàu cá vi phạm luật trong nước hoặc các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả các hoạt động được tiến hành bởi các quốc gia hợp tác với tổ chức khu vực quản lý nghề cá hữu quan. + Không báo cáo là các hành vi: không báo cáo hoặc báo cáo sai cho nhà chức trách hữu quan, vi phạm các luật và quy định quốc gia; hoặc được tiến hành trong khu vực thẩm quyền của tổ chức khu vực quản lý nghề cá hữu quan và không báo cáo hoặc báo cáo sai, vi phạm thủ tục báo cáo của tổ chức đó. - Không theo quy định là các hành vi: Được tiến hành trong khu vực thẩm quyền của tổ chức khu vực quản lý nghề cá hữu quan bởi các tàu cá không có quốc tịch, bởi tàu cá treo cờ của quốc gia không phải là thành viên của tổ chức hoặc bởi bất kỳ thực thể nghề cá khác với phương thức không phù hợp hoặc vi phạm biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức đó; hoặc được tiến hành trong khu vực có các đàn cá chưa có các 2 Eu Parlement, Illegal, unreported and unregulated fishings: santions in EU, Study 2014, p. 19 FAO, Illegal, Unreported and Unregulated (IUU), 2016. biện pháp bảo tồn và quản lý theo quy định bởi các tàu cá theo phương thức không phù hợp với trách nhiệm quốc gia về bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển theo luật quốc tế. IUU ảnh hưởng tiêu cực đến nghề cá thế giới và của mỗi quốc gia. IUU tác động đến an toàn thực phẩm, liên kết tới các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, hạn chế và bóp nghẹt các nghề cá quy mô nhỏ của các quốc gia đang phát triển, tiếp sức cho tham những, rửa tiền và gian lận thương mại. Lượng cá đánh bắt phi pháp hàng năm được ghi nhận khoảng 11 đến 26 triệu tấn trị giá 11 đến 23,5 tỷ USD2. Trong khoảng 20 năm gần đây, vấn đề này ngày càng nghiêm trọng buộc cộng đồng quốc tế phải sớm có những biện pháp đối phó. Hệ thống các văn bản quốc tế đấu tranh chống IUU có thể kể đến: Công ước Luật Biển năm 1982, Thỏa thuận thúc đẩy việc tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý do tàu cá thực hiện ở trên biển cả của FAO năm 1993, Hiệp định thực hiện các điều khoản của Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (UNSFA-1995), Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO năm 1995, Kế hoạch hành động quốc tế của FAO nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ nạn đánh cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IPOA - IUU) năm 2001, Hiệp định của FAO về các biện pháp quản lý cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ nạn đánh cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định năm 2009, Hướng dẫn tự nguyện hoàn thiện quy định của quốc gia mà tàu mang cờ năm 2014, và THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 57Số 3+4 (355+356) T02/2018 nhiều kế hoạch hành động quốc tế khác. Tuy nhiên, trừ Công ước Luật Biển năm 1982 và Hiệp định UNSFA-1995, hầu hết các văn bản pháp lý này đều mang tính khuyến nghị các quốc gia thực hiện một cách có trách nhiệm nhằm đảm bảo bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản, môi trường bền vững. Điều này cho thấy việc tạo một khung pháp lý mang tính bắt buộc và phối hợp hoạt động của các nước đấu tranh IUU còn hết sức nan giải. Theo đánh giá của Indonesia, hàng năm có tới 5.000 tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp trong các vùng biển của mình, làm mất từ 3,1 đến 5,2 tỷ USD/năm3. Indonesia đang nỗ lực kêu gọi khu vực và quốc tế tăng cường đấu tranh nạn đánh bắt cá phi pháp, không báo cáo và không đúng quy định. Phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ nạn đánh cá trái phép là một trong những mục tiêu chính của chính sách biến Indonesia thành bản lề biển toàn cầu “global maritime fulcrum” giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương do Tổng thống Joko Widodo khởi xướng. Indonesia đã đưa ra một loạt biện pháp cứng rắn như cấm 01 năm hoạt động các tàu cá do nước ngoài đóng, cấm chuyển tải trên biển, lập lực lượng chuyên trách nhằm ngăn ngừa và loại bỏ đánh bắt cá phi pháp IUUF, thi hành chính sách đánh đắm tàu cá vi phạm, ban hành nhiều luật lệ kiểm tra, kiểm soát mới4. Indonesia cho rằng, vấn đề IUU không thể chỉ giải quyết trong khuôn khổ chính sách quốc gia mà đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của cả khu vực. 3 Heriyanto, Illegal Fishing Costs Indonesia 3 Billion Dollars A Year, Pontianak Post, illegal-fishing-costs-indonesia-3-billion-dollars-a-year/ 4 Kinanti Kusumawardani, ‘IUU Fishing as Transnational Organized Crime’ Discourse: A Policy Argumentation Analysis, Taufik University of Indonesia 4247-8383-27fbe57d9267.pdf 5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, Báo cáo thuyết minh Dự án Luật Thủy sản sửa đổi 2016, tr. 1 2. Nguyên nhân đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Việt Nam Việt Nam là một trong các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng khai thác thuỷ sản trên biển. Hiện nay Việt Nam có khoảng 100.000 tàu cá hoạt động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 700.000 km25. Do lượng cá ven bờ đã cạn kiệt, từ năm 2007, Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích đánh bắt cá xa bờ nhằm thúc đẩy các tàu cá Việt Nam đi xa hơn, tới vùng đặc quyền kinh tế chưa được phân định với các nước láng giềng. Một số tàu cá đi xa hơn vào vùng nước thuộc quyền chủ quyền và tài phán của các quốc gia khác do ngư dân chưa thông thạo, chưa phân biệt quy chế các vùng biển, tạo nên nguy cơ vi phạm các quy định về IUU. Các biện pháp triển khai chưa dự báo đúng, đáp ứng đúng sự biến đổi của tình hình. Việc tuyên truyền pháp luật biển cho các ngư dân đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên, chưa thật sự được coi trọng. Trang thiết bị đi biển, theo dõi hành trình, định vị trên biển còn hạn chế. Luật Thủy sản năm 2003 có hiệu lực từ 01/7/2004 chưa thể hiện rõ chính sách của Nhà nước trong việc hạn chế khai thác thủy sản ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ theo phương thức bền vững, quản lý IUU của tàu thuyền nước ngoài cũng như chưa trù định điều chỉnh các hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 58 Số 3+4 (355+356) T02/2018 của các tổ chức nghề cá khu vực, của quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Luật Thủy sản năm 2003 không có các quy định cụ thể theo chuỗi quản lý khép kín từ tổ chức, cá nhân, phương tiện, giấy phép, cảng, khu neo đậu, tới nguồn gốc khai thác thủy sản và lực lượng giám sát kiểm tra. Luật chưa thể hiện chính sách phát triển các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tính chất công nghiệp, có năng lực đóng mới, cải hoán tàu cá có công suất lớn; chưa quy định việc cấp phép cho tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên cơ sở xác định trữ lượng, quản lý quota, đảm bảo an toàn tàu cá hay quản lý một số nghề khai thác không sử dụng tàu cá; chưa phân cấp mạnh cho địa phương trong việc đăng ký tàu cá và quản lý thuyền viên tàu cá; chưa quy định về các trường hợp xóa đăng ký tàu cá, về xuất, nhập khẩu tàu cá. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý các tàu cá, công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng chống IUU. 3. Nội dung của Luật Thủy sản năm 2017 về khai thác bất hợp pháp và chống IUU 3.1 Một số nội dung nâng cao trách nhiệm quản lý nguồn lợi thủy sản Luật Thủy sản năm 2017 đã có những quy định cụ thể nâng cao quản lý nguồn lợi theo hướng phát triển bền vững, quản lý người và phương tiện, hoạt động khai thác và hậu cần nguồn lợi thủy sản, quy định lực lượng kiểm tra giám sát, trách nhiệm của quốc gia có cảng, vấn đề truy xuất nguồn gốc đối với nguyên liệu thủy sản. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản (Điều 5). Quy định này đã khắc phục hạn chế của Luật Thủy sản năm 2003, đặt rõ vấn đề hạn chế đánh bắt cận bờ, khuyến khích đánh bắt xa bờ nhưng trên cơ cở có nghiên cứu đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Quy định này tạo điều kiện quản lý các hoạt động hợp tác đánh bắt thủy sản tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam theo quy chế của Điều 62 Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, theo đó Việt Nam nghiên cứu đánh giá trữ lượng có thể đánh bắt, xác định khả năng có thể đánh bắt của tàu thuyền trong nước, cấp quota cho từng tàu cá và cho phép ngư dân các quốc gia khác đánh bắt phần số dư (trữ lượng có thể đánh bắt - năng lực đánh bắt quốc gia >0) trên cơ sở ký kết hiệp định hợp tác nghề cá và quy định quota (Điều 55). Đồng thời, Việt Nam cũng phải xúc tiến ký kết các hiệp định nghề cá tương tự cho phép ngư dân Việt Nam đánh bắt tại vùng biển của các quốc gia khác trên cơ sở quota (Điều 53-54). IUU được quy định rõ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản (Điều 7), cùng các hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái, khu vực thủy sản tập trung sinh sản, thủy sản còn non, nơi cư trú của thủy sản, hay các hoạt động trái phép khác. Điều 60 của Luật quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp là các hành vi khai thác không có giấy phép; khai thác trong vùng cấm, thời gian cấm khai thác; khai thác và vận chuyển các thủy sản cấm khai thác; khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng các nghề, ngư cụ khai thác bị cấm; khai thác trái phép các loài thuộc danh mục thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; khai thác vượt sản lượng, sai vùng, quá hạn giấy phép; khai thác trái phép tại các vùng biển thuộc quyền quản lý của quốc gia và vùng lãnh thổ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 59Số 3+4 (355+356) T02/2018 khác; che giấu, giả mạo, hủy chứng từ; ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền giám sát, kiểm tra; không đầy đủ giấy tờ chứng nhận, thiết bị an toàn, thông tin theo quy định; không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác, không nộp báo cáo theo quy định; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc đánh bắt bất hợp pháp; sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực; sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển cả không thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực. Quy định của Điều 60 Luật Thủy sản năm 2017 phù hợp với nội dung của Kế hoạch hành động quốc tế của FAO nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ nạn đánh cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IPOA - IUU). Luật Thủy sản năm 2017 cũng quy định rõ nghĩa vụ hợp tác quốc tế của tổ chức, người và phương tiện Việt Nam khai thác thủy sản trong bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng biển cả, loài cá di cư theo quy định của các tổ chức nghề cá khu vực và Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, trong phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 8). 3.2 Một số biện pháp quản lý Thứ nhất, theo quy định của Điều 9 Luật Thủy sản năm 2017, việc quản lý tàu thuyền, người và hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện trên cơ sở dữ liệu quốc gia thủy sản, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tàu thuyền nước ngoài khi vào vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản cũng phải báo cáo cập nhật các dữ liệu này để có sự phối hợp hợp tác quản lý tốt. Thứ hai, quản lý hoạt động khai thác thủy sản và đấu tranh phòng chống IUU dựa trên cơ chế quản lý bằng giấy phép. Căn cứ để xác định hạn ngạch giấy phép là kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi, xu hướng biến động nguồn lợi, tổng sản lượng tối đa có thể cho phép khai thác, cơ cấu nghề, đối tượng, loài, vùng biển khai thác. Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng/lần, trừ trường hợp có biến động (Điều 49). Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên phải có giấy phép khai thác thủy sản (Điều 50). Luật Thủy sản năm 2017 đã áp dụng quy định mới xác định năng lực tàu cá bằng mét chiều dài chứ không phải bằng ngấn nước trọng tải và công suất 60, 90 CV như trước. Đối với tàu cá có độ dài từ 15m trở lên phải có thiết bị kiểm tra giám sát hành trình. Nội dung giấy phép có nhiều điểm mới so với Luật Thủy sản năm 2003, nhất là quy định các tàu hoạt động ở vùng biển xa phải có số đăng ký, tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Theo yêu cầu của đấu tranh phòng chống IUU, Luật Thủy sản năm 2017 đã bổ sung điểm b khoản 5 Điều 50 quy định về giấy phép khai thác thủy sản có thể bị thu hồi khi khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam (Điều 51). THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 60 Số 3+4 (355+356) T02/2018 Mục 2 Chương IV Luật Thủy sản năm 2017 quy định về khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam. Hoạt động này được tiến hành trên cơ sở hạn ngạch số lượng thủy sản có thể đánh bắt mà quốc gia khác dành cho Việt Nam trên cơ sở các hiệp định đã ký phù hợp Điều 62 của Công ước Luật Biển năm 1982 hoặc xác định của tổ chức nghề cá khu vực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan cấp phép khi các điều kiện về thuyền trưởng, thuyền viên, tàu phải có đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định, có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực ít nhất 6 tháng, đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu, thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc phù hợp. Khi hoạt động, tàu cá và người trên tàu phải tuân thủ các quy định của tổ chức nghề cá khu vực và của quốc gia, vùng lãnh thổ cấp hạn ngạch (Điều 53, 54). Trong quá trình hoạt động, thuyền trưởng phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực các giấy tờ liên quan do chính quyền Việt Nam cấp, các giấy tờ liên quan do chính quyền quốc gia và vùng lãnh thổ khác cấp cho tàu cá đến hoạt động tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017, tàu thuyền nước ngoài được phép đánh bắt thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi hội tụ đủ các yếu tố: có thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có giấp phép hoạt động, có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác khai thác thủy sản đã được phê duyệt, có giấy chứng nhận đăng ký tàu hợp pháp, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật còn hiệu lực ít nhất 6 tháng, giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến, có thiết bị giám sát hành trình và tàu phải không có trong danh sách IUU đánh bắt cá bất hợp pháp. Thuyền viên nước ngoài, bên cạnh các giấy tờ căn cước, chứng chỉ chuyên môn còn phải được sự đồng ý của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam (Điều 55). Điều 56 quy định cụ thể về chế độ cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép. Các giấy phép chỉ được cấp lại khi đã nộp đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản và báo cáo hành trình hoạt động (điểm b khoản 3 Điều 56). Giấy phép bị thu hồi khi có dấu hiệu tẩy, xóa, sửa chữa, có các hoạt động không đúng như nội dung ghi trong giấy phép và thủy sản trên tàu có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp (khoản 5 Điều 56). Các tàu chấm dứt hoạt động trước khi giấy phép hết hiệu lực phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 07 ngày làm việc trước khi ngừng hoạt động. Việt Nam cũng tăng cường quản lý các nguồn thủy sản khai thác trên tàu cá. Các giám sát viên Việt Nam được cử lên các tàu cá nước ngoài để giám sát các hoạt động khai thác thủy sản; điều tra nguồn lợi thủy sản; huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản. Tàu cá nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ yêu cầu của giám sát viên, chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng Việt Nam (Điều 58). Thứ ba, quản lý theo cảng. Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2007, tàu thuyền nước ngoài được phép hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đưa tàu vào đúng cảng đăng ký, phải thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 7 ngày làm việc trước khi đi vào Việt Nam, làm các thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Thủy sản năm 2017 chưa quy định cụ thể “vào Việt Nam” là vào lãnh hải Việt Nam hay vào đến cảng quy định của Việt Nam và trường hợp tàu nước ngoài bắt buộc phải vào cảng Việt Nam rồi mới được ra biển tiến hành đánh bắt hay có thể đến ngay khu vực quy định cho phép đánh bắt. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 61Số 3+4 (355+356) T02/2018 Điều 83 quy định tàu nước ngoài chỉ được vào cảng cá đã được ghi trong giấy phép hoặc cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Trước khi vào cảng, tàu nước ngoài phải thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá ít nhất 24 giờ về tên tàu, số đăng ký, hô hiệu, cơ quan cấp phép, sản lượng và loài đánh bắt. Các văn bản dưới luật cần thể hiện rõ hơn quy định thông báo của tàu thuyền nước ngoài khi đi vào cảng cá và vùng biển Việt Nam. Các cảng cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn gốc sản phẩm thủy sản đánh bắt. Sản phẩm đánh bắt chỉ được tiêu thụ tại các cảng cá Việt Nam trừ trường hợp có hợp đồng xuất khẩu (điểm h khoản Điều 57). Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản có nguồn gốc được đánh bắt tại vùng biển Việt Nam không vi phạm các quy định đánh bắt cá bất hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu (Điều 61). Ngược lại, các tổ chức, cá nhân Việt Nam có hoạt động khai thác thủy sản ở nước ngoài cũng cần có đủ các giấy xác nhận nguồn gốc trên cho sản phẩm đánh bắt của mình. Điểm g, h khoản 2 Điều 81 quy định người đứng đầu tổ chức cảng cá có quyền xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định, tiếp nhận các báo cáo, nhật ký khai thác của tàu cá vào cảng, tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có quyền từ chối không cho bốc dỡ các sản phẩm có nguồn gốc khai thác bất hợp pháp và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thứ tư, quản lý bằng các báo cáo và nhật ký. Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017, tàu thuyền nước ngoài phải ghi nộp nhật ký khai thác thủy sản theo chuyến biển đối với tàu hoạt động khai thác hoặc báo cáo hoạt động theo chuyến biển đối với các tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi, vận chuyển, thu mua thủy sản và các hoạt động khác. Các nhật ký và báo cáo được chấp nhận ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trong tương lai, Việt Nam cũng nên quy định báo cáo và nhật ký thể hiện trên cả hai thứ tiếng, bảo đảm quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật trong vùng biển của mình. Thứ năm, tổ chức lại lực lượng, tăng cường kiểm tra giám sát. Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng lực lượng Kiểm ngư, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Điều 87, 88). Kiểm ngư được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh (Điều 89). Đây là lực lượng chủ chốt tiến hành đấu tranh phòng chống IUU, được trang bị đầy đủ và được đào tạo, hiểu biết thông thạo các quy định trên biển, các quy định về IUU cũng như hợp tác trên biển. Bằng các quy định theo chuỗi nghiên cứu, đánh giá, cho phép khai thác, quản lý tàu, tổ chức, cá nhân tham gia khai thác thủy sản, quản lý các sản phẩm khai thác tại các cảng cá và bằng giấy chứng nhận nguồn gốc cùng các quy định về tổ chức lực lượng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo khung pháp lý đủ rộng để thực thi và hợp tác cùng các nước trong khu vực, các tổ chức nghề cá khu vực đấu tranh phòng chống IUU. Việc thông qua Luật Thủy sản năm 2017 là kịp thời, giúp Việt Nam chủ động tránh các thẻ đỏ IUU, nâng cao năng suất khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác có nguồn gốc, phát triển nền thủy sản Việt Nam một cách bền vững, góp phần ổn định trật tự trên biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 62 Số 3+4 (355+356) T02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_thuy_san_nam_2017_va_viec_dau_tranh_phong_chong_danh_ba.pdf
Tài liệu liên quan