để con em được học hành đến nơi đến chốn. Gia
đình nên quan tâm nhiều hơn, chia sẻ tâm tư tình
cảm, định hướng lối sống đúng đắn cho con cái.
Gia đình là nơi con người được chăm sóc, dạy dỗ
thường xuyên nhất, ở đó người nhỏ phải được
người lớn hướng dẫn những điều cơ bản nhất về
đạo đức, lối sống cũng như những kỹ năng phòng
tránh cái xấu Điều này không những tốt cho
bản thân, gia đình mà xã hội cũng có được những
công dân tốt.
Thứ tư, tạo công ăn việc làm cho thanh niên, giảm
thiểu tình trạng thất nghiệp cũng sẽ giảm được rất
nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh trong xã hội, góp
phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Theo
kết quả khảo sát về việc làm của người phạm tội
cho thấy đa phần họ chủ động được thời gian, tự
quyết định thời gian làm việc của bản thân mà
không phải gò bó như các công việc khác. Thời
gian cũng là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần làm tăng hoặc giảm đáng kể các loại tội
phạm. Tuy nhiên, những người phạm tội trong các
vụ án này phần lớn sử dụng thời gian rãnh rỗi của
mình chưa hợp lý. Nếu họ biết sắp xếp thời gian
hợp lý cho các việc làm có ích, những hoạt động
lành mạnh, bổ ích sẽ không còn thời gian để thực
hiện những việc vi phạm pháp luật. Ngược lại, với
những người không có công ăn việc làm hoặc thời
gian khá thoáng nếu không biết lựa chọn họ sẽ dễ
dàng sa ngã vào con đường tội phạm.
Tóm lại, từ các đặc điểm về nhân thân, tác giả đề
xuất một số giải pháp để hạn chế nhân thân xấu
trong phòng ngừa tội phạm "giao cấu với trẻ em".
Để công tác này đạt được hiệu quả phải có sự phối
hợp thực hiện đồng bộ, triệt để và thường xuyên.
Con người nhận được sự giáo dục tốt, có lối sống
lành mạnh trong môi trường xã hội văn minh thì
các loại tội phạm sẽ không tồn tại.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 67 – 72
67
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM
Võ Thị Mỹ Tuyên1
1Trường Đại học Tiền Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 20/08/2019
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
30/03/2020
Ngày chấp nhận đăng:
01/2021
Title:
Identity records of criminals
who have sexual intercourse
with a child
Keywords:
Sexual intercourse with a
child, criminal record, age,
educational background,
occupation
Từ khóa:
Tội giao cấu với trẻ em, nhân
thân người phạm tội, độ tuổi,
trình độ học vấn, nghề nghiệp
ABSTRACT
Children need to be taken care of and protected for a healthy development.
These days more and more types of crime appear, especially child sexual
abuse. This significantly affects children’s physical and mental health. The
Criminal Code of Vietnam has regulated some crimes such as rape, sexual
abuse, sexual intercourse with a child, etc. This study investigates some
typical features of criminals who have sexual intercourse with a child by
data taken from public judgment including age, educational background,
occupation, family circumtances, to find out crime causes and propose
solutions for this type of crime.
TÓM TẮT
Trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ để phát triển lành mạnh.
Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều loại tội phạm xuất hiện, đặc biệt là
các tội xâm hại tình dục trẻ em, đã ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh
thần của trẻ. Bộ luật Hình sự đã quy định một số tội như tội hiếp dâm, cưỡng
dâm, tội giao cấu với trẻ em.... Trong bài viết này, người viết tìm hiểu một số
đặc điểm cơ bản về nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ em trong các
bản án đã được công bố: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh
gia đình để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tội phạm cũng như đề ra những
giải pháp góp phần hạn chế tội phạm này.
1. GIỚI THIỆU
Thời gian gần đây, tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm
trọng. “Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ
Công an, trong 5 năm trở lại đây (2013 - 2017),
mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại
trẻ em được phát hiện. Chỉ tính riêng năm 2017,
phát hiện 1.592 vụ. Trong 6 tháng đầu năm 2018
phát hiện hơn 700 vụ, nạn nhân chủ yếu là trẻ em
gái, chiếm 80%” (Nguyễn Hoàng Tùng, 2018).
Trong thời gian qua, bên cạnh các báo cáo của cơ
quan chức năng về tội xâm hại tình dục trẻ em thì
cũng có một số bài báo nghiên cứu về vấn đề này.
Chẳng hạn như Luận văn thạc sĩ Luật học với đề
tài “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật
Hình sự Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Thiện,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.
Đề tài nghiên cứu về một số vấn đề lý thuyết về
các tội xâm phạm tình dục trẻ em, thực trạng đấu
tranh phòng chống tội xâm phạm tình dục trẻ em
trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề ra một số giải
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 67 – 72
68
pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố,
xét xử các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Bài báo “Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ
em trên địa bàn tỉnh Trà Vinh – Thực trạng và dự
báo” của tác giả Diệp Huyền Thảo, 2015: tác giả
thống kê số liệu về tình hình các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ năm
2004 đến 2014 sau đó nêu những đặc điểm của
tình hình tội phạm này: phương thức, thủ đoạn
gây án, thời gian, địa điểm gây án, độ tuổi của nạn
nhân và của người phạm tội, trình độ học vấn của
người phạm tội, mối quan hệ giữa người phạm tội
và nạn nhân Và tác giả đưa ra những dự báo
tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tuy nhiên, theo tác giả tìm hiểu thì chưa thấy
công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu
vấn đề nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ
em. Vì vậy, người viết sẽ tìm hiểu về vấn đề này
nhằm tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nhân
thân của người phạm tội giao cấu với trẻ em để từ
đó có những đề xuất nhằm giảm thiểu loại tội
phạm này.
Trong các tội xâm phạm tình dục kể trên, tội giao
cấu với trẻ em quy định tại Điều 115 BLHS 1999
(tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
được quy định tại Điều 145 BLHS 2015) có đặc
điểm khác biệt hơn so với các tội xâm phạm tình
dục khác. Đó là hành vi giao cấu đạt được không
do dùng vũ lực, thủ đoạn mà có sự thỏa thuận,
đồng ý của nạn nhân. Chủ thể phạm tội của tội
này là người đủ 18 tuổi trở lên (kể cả nam lẫn nữ),
có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16
tuổi, tuy nhiên, thực tế chủ thể là nữ rất hiếm xảy
ra. Và đặc điểm của loại tội phạm này là có khi
người phạm tội và nạn nhân kể cả người thân của
họ cũng không nghĩ rằng hành vi đó là phạm tội vì
họ nghĩ rằng giữa người phạm tội và nạn nhân có
quan hệ tình cảm yêu đương thật sự với nhau, có
trách nhiệm với nhau và có hoặc dự định có cuộc
sống vợ chồng với nhau.
Do nạn nhân đang trong độ tuổi mà sự phát triển
tâm sinh lý chưa hoàn thiện, chưa được trang bị
tốt kiến thức xã hội lại chịu tác động bởi những
cám dỗ nên là đối tượng này chịu tổn thương
rất lớn về thể chất lẫn tinh thần về sau. Nguyên
nhân tại sao loại tội phạm này ngày càng gia tăng?
Cần phải có những giải pháp nào góp phần giảm
thiểu tình hình tội phạm này? Để giải quyết bài
toán này chúng ta cần phải nghiên cứu ở nhiều
vấn đề khác nhau. Ở góc độ tội phạm học, việc
tìm hiểu về nguyên nhân, điền kiện phạm tội, về
nhân thân người phạm tội, khía cạnh nạn nhân của
tội phạm là điều rất cần thiết, nhất là tìm hiểu
những vấn đề về nhân thân người phạm tội để có
thể đưa ra giải pháp phòng ngừa tội phạm hiệu
quả nhất.
2. NỘI DUNG
2.1 Khái quát về nhân thân người phạm tội và
nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ
em
2.1.1 Nhân thân người phạm tội
“Nhân thân người phạm tội về cơ bản có những
dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng của nhân thân con
người đồng thời nó lại có dấu hiệu, đặc điểm đặc
trưng của nhân thân người phạm tội” (Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2008, tr.183) Nhân thân
người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu
bao gồm những đặc điểm đặc trưng phản ánh bản
chất xã hội của người phạm tội và những đặc
điểm này có vai trò quan trọng trong cơ chế của
hành vi phạm tội và góp phần phát sinh một tội
phạm cụ thể (hoàn cảnh gia đình, trình độ học
vấn). Những đặc điểm nhân thân người phạm
tội được tội phạm học nghiên cứu ở các khía cạnh
sinh học (giới tính, khí chất), tâm lý (ý thức, thói
quen giải trí), xã hội (nghề nghiệp, nơi cư trú
), pháp lý hình sự (thể hiện tính nguy hiểm cho
xã hội của nhân thân người phạm tội: phạm tội lần
đầu, tái phạm, nhiều lần, chuyên nghiệp).
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm
tội nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và sự tác động
qua lại của các đặc điểm sinh học, xã hội của
người phạm tội. Từ đó, xác định vai trò của từng
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 67 – 72
69
nhóm đặc điểm này đối với mỗi loại tội phạm và
có biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp.
2.1.2 Nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ
em
Nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ em
cũng được nghiên cứu những khía cạnh về những
đặc điểm về tâm sinh lý của người phạm tội giao
cấu với trẻ em cũng như những đặc điểm riêng về
hoàn cảnh sống, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,
trình độ học vấn của người đó. Và những đặc
điểm đó là nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội
hay không phạm tội của họ.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong bài viết này, tác giả thống kê các điều kiện
về nhân thân người phạm tội "giao cấu với trẻ em"
trong các bản án (50 bản án) được xét xử năm
2017. Các bản án này được công bố trên cổng
thông tin điện tử
Từ đó đề xuất
một số giải pháp góp phần hạn chế nhân thân xấu
nhằm làm giảm số vụ của loại tội phạm "giao cấu
với trẻ em".
Sở dĩ trong bài viết này người viết sử dụng thuật
ngữ “tội giao cấu với trẻ em” mà không dùng
thuật ngữ “tội giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi” theo BLHS 2015 là vì các bản án khảo sát
chủ yếu tập trung trong năm 2017 nên chưa định
tội theo tên gọi ở BLHS 2015.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Độ tuổi
Qua tìm hiểu 50 bản án xét xử về tội giao cấu với
trẻ em trong năm 2017 của Tòa án các tỉnh trong
cả nước, nhận thấy hầu hết những người phạm tội
này đều có tuổi đời rất trẻ, khi phạm tội chỉ ở độ
tuổi từ 20-28 tuổi, chiếm khoảng 81% tổng số các
vụ án. Số liệu thống kê trên cho thấy, đây là độ
tuổi có tỉ lệ người thực hiện tội phạm về tội giao
cấu với trẻ em cao nhất. Có thể kể ra một số
trường hợp các bị cáo còn trẻ tuổi như Nguyễn
Hoàng T (20 tuổi) ở Cần Thơ, Nguyễn Văn Đ (24
tuổi) ở Cà Mau, Nguyễn Văn N (22 tuổi) ở Trà
Vinh... cả ba chưa có vợ và đều có quan hệ tình
cảm yêu đương với các bị hại. Ở độ tuổi này, họ
đang dần phát triển để hoàn thiện bản thân, vì vậy
nếu chịu sự tác động không tốt từ bên ngoài nhất
là từ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng thì
họ sẽ dễ dàng phạm tội. Chưa có nhiều kinh
nghiệm sống, thích thể hiện bản thân, thích khám
phá, chinh phục là những biểu hiện thường gặp
ở độ tuổi này. Và nhu cầu về tình cảm, tình dục
cũng được quan tâm, họ có bạn gái cũng là bình
thường. Tuy nhiên, do suy nghĩ khá đơn giản là
hai người yêu nhau có quan hệ tình dục với nhau
cũng là điều bình thường (mặc dù có thể họ biết
việc làm của họ không hợp với quan niệm sống
của người Việt). Hoặc cũng có trường hợp, người
phạm tội biết việc làm của họ là vi phạm pháp luật
nhưng nghĩ là sẽ trốn tránh được nên sẵn sàng
thỏa mãn dục vọng của bản thân mà không quan
tâm đến pháp luật.
3.2 Giới tính
Pháp luật không có quy định về loại tội phạm nào
phân biệt chủ thể phạm tội phải là nam giới, bị hại
phải là nữ giới. Nhưng trước nay, khi nói đến tội
phạm tình dục (hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu
với trẻ em...) thì người ta thường nghĩ đến người
bị hại phải là nữ giới, chủ thể phạm tội phải là
nam giới. Điều này cho thấy, người Việt Nam có
cách nhìn nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Á
Đông, dựa vào đặc tính sinh học của người nam
giới là có sức khỏe, thường là phía chủ động trong
vấn đề tình dục Kết quả khảo sát các bản án
trong bài viết này cho thấy tất cả các chủ thể
phạm tội đều là nam giới (50/50 bản án). Như
vậy, nam giới là đối tượng cần phải được quan
tâm tuyên truyền các kiến thức pháp luật về giới
tính, tình dục để không vi phạm pháp luật do
không biết luật.
3.3 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn thấp cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội. Tuy không
thể dựa hoàn toàn vào trình độ học vấn để đánh
giá rằng tội phạm giao cấu với trẻ em là do người
phạm tội ít học nhưng có thể nói đây là một trong
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 67 – 72
70
những yếu tố quan trọng dẫn đến tội phạm này.
Những người có học vấn thấp, không có điều kiện
tiếp xúc với giáo dục kiến thức cơ bản, không
được rèn luyện những vấn đề tốt đẹp từ nhà
trường, thầy cô, bạn bè vì vậy vấn đề nhận thức
những điều tốt, đúng đạo lý, phù hợp với pháp
luật cũng có phần hạn chế. Đa số những người có
trình độ học vấn thấp đều có hoàn cảnh khó khăn,
phải lo bươn chải kiếm sống hoặc cũng có những
người không được gia đình quan tâm nhiều dẫn
đến ham chơi, lêu lỏng Đây là những người
thường không quan tâm nhiều đến pháp luật mà
chỉ biết làm sao cho thỏa mãn được nhu cầu sống
của bản thân. Chẳng hạn như vụ Nguyễn Đình
Trường S, sinh năm 1995 chỉ học đến lớp 7 sau đó
nghỉ học ở nhà làm rẫy cùng gia đình. Do chưa
được giáo dục tốt cộng với tính lười lao động, đua
đòi nên trước khi phạm tội giao cấu với trẻ em, S
từng bị TAND tỉnh Bình Phước xử phạt 05 năm tù
về tội "hiếp dâm trẻ em" (bản án số 81/2017/HS-
PT của TAND tỉnh Bình Phước). Hay như trường
hợp của Dương Tsằn P, sinh năm 1989 tại Đồng
Nai học hết lớp 02, năm 2015, lợi dụng em T còn
nhỏ (sinh năm 2000), nhận thức chậm nên P đã
nhiều lần quan hệ tình dục với T. Sau khi bị gia
đình em T phát hiện, P ra đầu thú (bản án số
343/2017/HSPT của TAND tỉnh Đồng Nai).
Trong số 50 người phạm tội trong 50 vụ án chúng
tôi tìm hiểu thì số người không biết chữ và dừng
lại ở các lớp cấp 1 chiếm tỉ lệ 27%, học cấp 2
chiếm tỉ lệ cao nhất là 54% và còn lại 19% là tỉ lệ
người học cấp 3. Điều khá đặc biệt là trong số các
vụ án được khảo sát, không có người phạm tội
giao cấu với trẻ em có trình độ trung cấp chuyên
nghiệp hay cao đẳng, đại học
Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn cũng là một
vấn đề quyết định trình độ nhận thức của con
người. Do chưa được cung cấp đầy đủ kiến thức
pháp luật, hạn chế về học vấn nên việc cập nhật
thông tin, cũng như nhu cầu thông tin chưa được
họ quan tâm. Họ cũng không nghĩ nhiều đến
những chuẩn mực đạo đức xã hội mà chỉ hành
động theo suy nghĩ chủ quan của bản thân.
3.4 Nghề nghiệp
Như phhần trên đã trình bày, do không có điều
kiện để học hành nhiều nên phần lớn nghề nghiệp
của họ làm đều là lao động phổ thông, làm việc
chân tay, chủ yếu sử dụng sức lao động là chính,
chiếm tỉ lệ 86% (làm mướn, lái xe, sửa xe, làm
ruộng, làm vườn, buôn bán) hoặc không nghề
nghiệp (14%). Đa số họ làm việc cho tư nhân
hoặc làm cho gia đình nên môi trường sinh hoạt
tập thể là rất ít. Họ cũng không có điều kiện để
tiếp xúc nhiều với các hoạt động tuyên truyền của
tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hơn
nữa do hạn hẹp về kiến thức pháp luật nên họ
cũng không bao giờ nghĩ đến việc quen, yêu
người chưa thành niên là trái pháp luật. Do vậy
việc dẫn đến phạm tội là điều rất dễ hiểu. Điển
hình như vụ án của Mạc Văn T, lao động tự do,
thường xuyên tiếp xúc với nhiều thành phần xấu
trong xã hội, T đã bị tòa án xử phạt 04 năm tù về
tội "cố ý gây thương tích". Khi về địa phương, T
quen em A, do không kìm chế được hành vi của
mình, T phạm tội "giao cấu với trẻ em" (bản án số
115/2017/HSST của TAND TP C, Quảng Ninh).
3.5 Hoàn cảnh gia đình
Một câu nói rất quen thuộc mà ai cũng biết: gia
đình là tế bào của xã hội. Nếu một gia đình có mối
quan hệ phức tạp, không quan tâm nhiều đến các
thành viên trong gia đình, nhất là đối với việc giáo
dục con cái thì những đứa con trong gia đình đó
sẽ dễ mắc những sai lầm khi tiếp xúc ngoài xã
hội. Hầu hết người phạm tội trong các bản án
được khảo sát đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình
khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa, cha/ mẹ
mất bản thân người phạm tội phần nhiều chưa
có vợ (64%), số còn lại đã có vợ, con nhưng đa
phần cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc (vợ bỏ
đi, ly thân, ly dị). Một số người phạm tội còn
tham gia vào các tệ nạn khác như: trộm cướp, gây
rối trật tự công cộng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
người khác, mua bán, sử dụng ma túy (khoảng
19% tổng số người phạm tội).
Những người phạm tội đa số sống ở các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi nên
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 67 – 72
71
việc cập nhật các thông tin nói chung, kiến thức
pháp luật nói riêng còn rất hạn chế.
Ngoài ra, do ít được gia đình quan tâm nên ngay
từ nhỏ, việc uốn nắn, dạy dỗ con cái cũng chưa
được quan tâm nhiều nên họ cũng dễ dàng tiếp thu
những ảnh hưởng không tốt từ môi trường xã hội.
Trường hợp của Nguyễn Trung C là một ví dụ. C
có 08 anh chị em, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó
khăn nên C học đến lớp 6 rồi nghỉ học. Cha mẹ C
bận đi làm nên không có thời gian chăm nom, dạy
dỗ các con. C thường xuyên tụ tập với bạn bè xấu,
bản thân đã nhiều lần phạm tội "trộm cắp tài sản",
"cướp giật tài sản"... (bản án số 87/2017/HS-ST
cua TAND TP KonTum, tỉnh Kon Tum).
Khi sống trong thời đại công nghệ phát triển, nếu
không có sự chọn lọc thông tin sẽ rất dễ làm cho
người ta nhận thức không đúng. Trước mắt, chúng
ta thấy đó là lối sống tự do, dễ dãi trong các mối
quan hệ, nhất là quan hệ yêu đương nam nữ.
Chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay
quen nhau chưa bao lâu, chưa kịp tìm hiểu nhau
thì đã quan hệ tình dục với nhau họ xem đó là
chuyện bình thường. Đây là một điều rất tai hại,
dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho bản thân, gia đình
họ và cả cho xã hội.
Nói về khía cạnh đạo đức, thuần phong mỹ tục:
Có những người phạm tội mặc dù không biết pháp
luật có cấm hay không nhưng họ thừa biết hành vi
của họ là hoàn toàn sai với truyền thống đạo đức
của người Việt Nam nhưng họ vẫn thực hiện để
đạt được dục vọng của bản thân.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng phạm
tội đều không có kiến thức pháp luật về vấn đề
này. Tức là họ biết nhưng vẫn thực hiện hành vi
phạm tội. Điển hình như vụ án bị cáo khai trước
khi quan hệ có hỏi bị hại rằng đủ 16 tuổi chưa. Bị
hại trả lời đủ tuổi nhưng sau đó mới biết là bị hại
chưa đủ 16 tuổi nhưng vẫn dẫn bị hại về nhà mình
chung sống như vợ chồng và dặn bị hại rằng ai có
hỏi thì nói là 18 tuổi. Hành vi thực hiện tội phạm
của bị cáo làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển
tâm sinh lý bình thường của người bị hại; ảnh
hưởng đến danh dự, nhân phẩm uy tín của bị hại.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận – nguyên nhân
Qua tìm hiểu những yếu tố về nhân thân người
phạm tội giao cấu với trẻ em, chúng ta có thể thấy
yếu tố độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và hoàn cảnh gia đình là các yếu tố cơ bản,
có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tội phạm này.
Ngoài ra, các yếu tố về thái độ, ý thức về các giá
trị đạo đức, pháp luật, sở thích... cũng tác động
nhất định đến tình hình phạm tội này. Độ tuổi chủ
yếu thực hiện hành vi phạm tội chủ yếu là những
(nam) thanh niên còn rất trẻ từ 20 - 28 tuổi. Đa số
có trình độ học vấn thấp (số người học đến cấp 3
chỉ chiếm khoảng 19%), thậm chí có người không
biết chữ. Chính vì trình độ học vấn như vậy nên
công việc của họ cũng chỉ là những việc lao động
chân tay hoặc một số người không có việc làm.
Ngoài ra, gia đình của những người phạm tội này
cũng có một số đặc điểm như: cha mẹ sống không
hạnh phúc, gia cảnh nghèo túng, đông anh chị em,
ít được gia đình quan tâm, một số lập gia đình
nhưng đã đổ vỡ Chính ý thức, sự kém hiểu biết,
sự quan tâm của gia đình và thái độ không quan
tâm đến pháp luật mà họ trở thành người phạm
tội.
4.2 Khuyến nghị
Để góp phần phòng ngừa tội phạm "giao cấu với
trẻ em" thì việc hạn chế tình trạng nhân thân xấu
là rất cần thiết. Và để thực hiện được điều này cần
phải có giải pháp cụ thể, sự phối hợp chặt chẽ từ
gia đình, nhà trường, xã hội, các cơ quan chức
năng.
Chủ thể phạm tội "giao cấu với trẻ em" chủ yếu là
nam giới. Vì vậy, nam giới, nhất là người đang ở
độ tuổi thanh niên, là đối tượng cần được tập
trung hướng đến trong việc thực hiện các giải
pháp hạn chế nhân thân xấu, ngăn ngừa tội phạm
xảy ra.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến giới
tính, tình dục... Đây là việc làm đầu tiên của các
cơ quan chức năng nhằm giúp cho nhân dân có
được những kiến thức cơ bản, tuân theo pháp luật.
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 67 – 72
72
Thông qua việc phát động các cuộc thi tìm hiểu
pháp luật (hình sự, hôn nhân gia đình...) của các
tổ chức đoàn thể, xây dựng các tiểu phẩm, kịch
bản để tuyên truyền qua các phương tiện thông tin
đại chúng.
Thứ hai, hạn chế đến mức thấp nhất việc thanh
thiếu niên bỏ học. Nhà trường quan tâm đến việc
cải cách nội dung chương trình, phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với từng địa phương. Nhà
trường không chỉ là nơi giáo dục kiến thức phổ
thông mà còn phải giáo dục người học về nhân
cách, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật, giới
tính...
Thứ ba, gia đình phải tạo điều kiện và quan tâm
để con em được học hành đến nơi đến chốn. Gia
đình nên quan tâm nhiều hơn, chia sẻ tâm tư tình
cảm, định hướng lối sống đúng đắn cho con cái.
Gia đình là nơi con người được chăm sóc, dạy dỗ
thường xuyên nhất, ở đó người nhỏ phải được
người lớn hướng dẫn những điều cơ bản nhất về
đạo đức, lối sống cũng như những kỹ năng phòng
tránh cái xấu Điều này không những tốt cho
bản thân, gia đình mà xã hội cũng có được những
công dân tốt.
Thứ tư, tạo công ăn việc làm cho thanh niên, giảm
thiểu tình trạng thất nghiệp cũng sẽ giảm được rất
nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh trong xã hội, góp
phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Theo
kết quả khảo sát về việc làm của người phạm tội
cho thấy đa phần họ chủ động được thời gian, tự
quyết định thời gian làm việc của bản thân mà
không phải gò bó như các công việc khác. Thời
gian cũng là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần làm tăng hoặc giảm đáng kể các loại tội
phạm. Tuy nhiên, những người phạm tội trong các
vụ án này phần lớn sử dụng thời gian rãnh rỗi của
mình chưa hợp lý. Nếu họ biết sắp xếp thời gian
hợp lý cho các việc làm có ích, những hoạt động
lành mạnh, bổ ích sẽ không còn thời gian để thực
hiện những việc vi phạm pháp luật. Ngược lại, với
những người không có công ăn việc làm hoặc thời
gian khá thoáng nếu không biết lựa chọn họ sẽ dễ
dàng sa ngã vào con đường tội phạm.
Tóm lại, từ các đặc điểm về nhân thân, tác giả đề
xuất một số giải pháp để hạn chế nhân thân xấu
trong phòng ngừa tội phạm "giao cấu với trẻ em".
Để công tác này đạt được hiệu quả phải có sự phối
hợp thực hiện đồng bộ, triệt để và thường xuyên.
Con người nhận được sự giáo dục tốt, có lối sống
lành mạnh trong môi trường xã hội văn minh thì
các loại tội phạm sẽ không tồn tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Diệp Huyền Thảo. (2015). Tình hình các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh – Thực trạng và dự báo. Tạp chí khoa
học Trà Vinh, 18, 23-30.
Trường Đại học Luật Hà Nội. (2008). Giáo trình
tội phạm học. Hà Nội: Nhà xuất bản
Công an nhân dân.
Nguyễn Tuấn Thiện. (2015). Các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trong luật Hình sự Việt Nam.
(Luận văn thạc sĩ không xuất bản). Đại học
Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.
Nguyễn Văn Điền. (Ngày 01 tháng 8, 2019). Một
số khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em. Bộ Tư pháp. Truy cập từ:
https://moj.gov.vn
Trần Tuyết Trinh. (Ngày 13 tháng 4, 2018).
Phòng ngừa tội phạm từ góc độ nghiên cứu
nhân thân người phạm tội. Luật sư Việt Nam.
Truy cập từ
Nguyễn Hoàng Tùng. (Ngày 28 tháng 8, 2018).
Nghiên cứu quy định về tội xâm hại tình dục
trẻ em trong Bộ luật Hình sự 2015 - Giải pháp
phòng ngừa của ngành Công an. Công an nhân
dân. Truy cập từ:
50 bản án về tội phạm giao cấu với trẻ em được
xét xử trong năm 2017 của Tòa án nhân dân
cấp huyện của các tỉnh, thành cả nước. Tòa án
nhân dân tối cao. Truy cập từ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_than_nguoi_pham_toi_giao_cau_voi_tre_em.pdf