Đề xuất đổi mới việc cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tư pháp trong điều kiện xã hội hóa theo chiến lược cải cách tư pháp

Quản lý nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Trước hết, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chủ động trong việc xây dựng, hoạch định chính sách về phát triển dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, đề xuất các chính sách khuyến khích xã hội hóa nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công lập. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước cũng bảo đảm thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc định hướng, đề xuất và thực hiện các biện pháp phát triển hành nghề cung ứng dịch vụ công, đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hành nghề với các nội dung, thời gian đào tạo bảo đảm đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì vấn đề thanh tra, kiểm tra có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, triển khai có định kỳ và gắn với các tiêu chí, điều kiện cụ thể cho việc đánh giá chất lượng của các dịch vụ công được cung cấp. Đồng thời, tạo ra sự phối hợp, chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lư hành nghề cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp trên cơ sở bảo đảm sự tham gia của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp (hay còn gọi là các hội nghề nghiệp) trong lĩnh vực tư pháp. Các tổ chức này ban hành các quy tắc, chuẩn mực để các thành viên tuân thủ và thông qua hoạt động của mình để giám sát, theo dõi và bảo đảm các thành viên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đây là yếu tố hết sức quan trong khi việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp không chỉ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của người thụ hưởng mà còn phục vụ cho các lợi ích, trật tự chung của xã hội.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất đổi mới việc cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tư pháp trong điều kiện xã hội hóa theo chiến lược cải cách tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 9 Dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp là những hoạt động phục vụ cho việc bảo đảm và thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của công dân nhằm bảo vệ pháp luật, duy trì công bằng, công lý trong xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. 1. Đặc trưng của dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp Dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp cũng mang các đặc điểm cơ bản của dịch vụ công nói chung như có tính chất xã hội, việc cung ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI VIỆC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA THEO CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Trần Thu Hường1 Tóm tắt: Cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước. Dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp là những hoạt động đáp ứng nhu cầu thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Kết quả thực hiện dịch vụ công góp phần bảo vệ pháp luật, duy trì công bằng, công lý trong xã hội, xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước và công dân. Việc đổi mới cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp là nhiệm vụ được đặt ra trong Chiến lược cải cách tư pháp hướng tới mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc với các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật, xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công hợp lý trên cơ sở xã hội hóa, hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề và tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp. Từ khóa: Dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp; Đổi mới cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp; Xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp; Hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp. Nhận bài: 10/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016 Recommendation on Renovating Justice Services Delivery in the Context of Socialization Under the Justice Reform Stagety. Abstract: Providing public services is one of the basic functions of the State. Provision of public services in judicial areas are activities in support of the guarantee and exercise of the legitimate rights and interests of citizens. The provision of public services contributes to protecting the law, maintaining equality and justice in the society and building and strengthening the cooperation between the State and citizens. The renovation of public service provision in judicial areas is the task set out in the Judicial reform Strategy aiming to build a transparent and strong justice system which serves the People and the Fatherland with solutions to continue completing the law, building models for reasonable provision of public services on the basis of socialization, completing the conditions and standards of practice and strengthening the State management in the provision of public services in judicial areas. Keywords: Public services in judicial areas; Renovating the deliveration of public services in judicial areas; Socialization of public services in judicial areas; Improving law on socialization of publice services in judicial areas Received: Oct 10th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication: Dec 20 th, 2016. 1 P. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 10 ứng dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội, bảo đảm tính công bằng và hiệu quả... Đồng thời, dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp cũng có những đặc điểm riêng gắn với hoạt động xét xử, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Cụ thể như sau: Thứ nhất, dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp là dịch vụ phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân mà các nhu cầu, cơ bản thiết yếu này là cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tương tự như dịch vụ công nói chung, dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp không tạo ra sản phẩm hàng hóa dưới dạng hiện vật mà là các lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, tổ chức thụ hưởng dịch vụ. Trong lĩnh vực tư pháp, xuất phát từ đặc trưng tư pháp là bảo vệ pháp luật2, dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp là cơ sở để bảo vệ quyền công dân, bảo vệ và thực hiện pháp luật. Thông qua việc sử dụng các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, người dân có thể bảo vệ được lợi ích của mình bằng các cơ chế phòng ngừa, thực hiện hoặc là đưa ra yêu cầu để các cơ quan Nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được thực hiện trên thực tế. Thứ hai, lợi ích chung của xã hội mà dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp hướng đến là nhằm bảo vệ pháp luật, duy trì công bằng, công lý, lẽ phải trong xã hội. Như đã phân tích ở trên, tư pháp gắn với việc bảo vệ pháp luật, qua đó duy trì công bằng, công lý, lẽ phải trong xã hội thông qua hoạt động trung tâm là xét xử cùng với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác. Các hoạt động này được thực hiện hướng đến nhu cầu của người dân trong thực hiện pháp luật, bảo vệ cũng như phòng ngừa các vi phạm có thể ảnh hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình. Việc mỗi người dân bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân của người có liên quan mà qua đó còn tạo được niềm tin chung của cộng đồng vào công lý, công bằng, tạo nên ý thức và ứng xử theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực thi trên thực tế. Thứ ba, chủ thể thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp là các cơ quan tư pháp được tiếp cận theo phạm vi rộng, không chỉ trực tiếp là Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan tổ chức thuộc hệ thống hành pháp (như cơ quan điều tra; cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan tư pháp của ngành tư pháp) mà còn bao gồm các tổ chức nghề nghiệp nằm ngoài quyền lực nhà nước được Nhà nước ủy quyền hoặc cho phép thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như các tổ chức hành nghề của Luật sư, Công chứng viên, giám định tư pháp, Thừa phát lại. Nghị quyết số 49-NQ/TW coi đây là hệ thống các thiết chế bổ trợ tư pháp. Các thiết chế bổ trợ tư pháp này có thể được vận hành bởi các tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật đặt ra. Thứ tư, việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp không chỉ phải tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành mà còn phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc, quy định tố tụng, thực hiện quyền tư pháp. Do dịch vụ công bắt nguồn từ chức năng phục vụ của Nhà nước, gắn với trách nhiệm của Nhà nước nên việc cung ứng các dịch vụ công dù do chủ thể nào thực hiện thì cần phải bảo đảm chất lượng theo những tiêu chuẩn nhất định với các quy trình, cách thức, tiêu chí thực hiện dịch vụ công3. Các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện 2 Bộ Tư pháp (2013), Cải cách tư pháp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Chuyên đề phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới của Hội đồng lý luận Trung ương, Hà Nội. 3 Wolf Sauter (2015), Public services in EU Law [Dịch vụ công trong pháp luật của EU], Cambridge University Press, 2015 Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 11 gắn với quyền tư pháp mà trung tâm là hoạt động xét xử, đưa ra phán quyết của Tòa án. 2. Một số giải pháp đổi mới cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp Cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước. Dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp với các đặc trưng của mình có vai trò hết sức quan trọng, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình cũng như góp phần vào việc bảo vệ pháp luật, tạo niềm tiên và ý thức tuân thủ pháp luật, xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công dân với nhau và giữa Nhà nước với công dân. Việc đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công là hết sức cần thiết và cần quan tâm thực hiện đến một số giải pháp sau sau: Một là tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước hiện đại, tăng cường vai trò xã hội của Nhà nước thì dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp có sự biến đổi, phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công của xã hội. Trong thời gian qua, pháp luật về cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp đã được đẩy mạnh hoàn thiện theo yêu cầu cải cách tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2006 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2006 chỉ rõ: “từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp”. Nhiều văn bản luật đã được ban hành như Luật luật sư, Luật công chứng, Luật giám định tư pháp, Luật trợ giúp pháp lý và gần đây nhất là Luật bán đấu giá tài sản, trong đó đã quy định về việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp theo yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ xã hội. Tuy nhiên, với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì pháp luật về cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp cũng còn những bất cập, hạn chế về tính toàn diện, khả thi, tính thống nhất. Cùng một hoạt động có thể được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý ở các lĩnh vực khác nhau và theo các mặt bằng pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, hoạt động thi hành án dân sự của Thừa phát lại do Luật Thi hành án dân sự điều chỉnh, hoạt động tống đạt giấy tờ được thực hiện theo các quy định tố tụng và hoạt động vi bằng được điều chỉnh ở cấp độ Nghị định. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới việc cung cấp gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ công, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội. Hai là xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công hợp lý trên cơ sở xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trước xã hội Xã hội hóa dịch vụ công (XHHDVC) nói chung và XHHDVC trong lĩnh vực tư pháp nói riêng trong lĩnh vực tư pháp là một cách thức tổ chức lại việc cung ứng dịch vụ công, xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công hợp lý trên cơ sở phân định giữa quản lý và thị trường, giữa vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và khả năng tham gia của xã hội trong cung ứng dịch vụ công. Thực tế cho thấy quá trình xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp đã phân công lại việc thực hiện và cung cấp các dịch vụ công. Nhà nước xác định đúng các công việc Nhà nước cần thực hiện và những công việc có thể do xã hội thực hiện đã được được chuyển giao cho xã hội thực hiện. Kết quả là Nhà nước có điều kiện tập trung hơn vào các công việc của mình và huy động được các nguồn lực trong xã hội để cung cấp các dịch vụ công. Người dân có điều kiện tiếp cận với dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp thuận lợi hơn, phù hợp với nhu cầu đa dạng của cá nhân hơn, qua đó góp phần tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc tuân thủ pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật, đồng thời, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước làm giảm sức ép về cung cấp dịch vụ công lên các cơ quan HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 12 nhà nước và qua đó giúp cho Nhà nước có thể tập trung nguồn lực cho việc thực hiện các công việc thuộc chức năng của Nhà nước, tập trung nguồn lực để mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ tại những địa phương và khu vực ngoài nhà nước chưa thu hút được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường thì cung cấp dịch vụ công cũng được coi là một hình thức đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Mặt khác, quá trình xã hội hóa cũng là quá trình làm cho các hoạt động dịch vụ công được vận hành theo cơ chế thị trường. Theo đó vai trò quản lý của Nhà nước là để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ công theo đúng bản chất, chức năng xã hội. Nhà nước có trách nhiệm trong việc khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó khuyến khích việc cung cấp dịch vụ công vì mục đích xã hội, phi lợi nhuận với các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi thuận lợi hơn cho các hình thức này. Ba là, bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp trên cơ sở hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề Trước hết, phải quy định đầy đủ về các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của người cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp. Việc tham gia cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp phải được thực hiện theo các điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ được pháp luật quy định. Người hành nghề phải am hiểu đầy đủ về chuyên môn, kỹ thuật cũng như vận dụng trong thực tiễn để đáp ứng với nhu cầu hết sức phong phú, đa dạng xã hội. Yêu cầu này được thể hiện ở trình độ đào tạo về pháp luật, đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hành nghề. Cùng với đó, các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề phải bao gồm trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp. Trách nhiệm này không chỉ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia cung cấp dịch vụ công mà còn là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong khu vực Nhà nước. Yêu cầu này được thể hiện ở ý thức thượng tôn pháp luật cũng như những ràng buộc trách nhiệm vật chất của người hành nghề với khách hàng. Các tiêu chuẩn cụ thể cần được xác định ở các tiêu chí về sự tuân thủ pháp luật, không bị xử lý kỷ luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị xử lý vi phạm hành chính... Đồng thời, thống nhất thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với những người hành nghề cung cấp các loại dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp và coi đây là một trong những điều kiện hành nghề. Mặc dù pháp luật đã có quy định rất cụ thể về quy trình, thủ tục thực hiện các dịch vụ công nhằm kiểm soát chất lượng, hạn chế các sai phạm nhưng trên thực tế dù không muốn nhưng có thể những sai sót, rủi ro vẫn có thể xảy đến trong quá trình cung cấp các dịch vụ công. Những sai sót, rủi ro này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người thụ hưởng dịch vụ công, trong đó có những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến những lợi ích vật chất cụ thể như bán đấu giá tài sản, công chứng, giám định tư pháp, thừa phát lại... Hiện nay, pháp luật đã quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm nghề nghiệp của các văn phòng công chứng cho các công chứng viên của văn phòng nhưng phải tiếp tục nghiên cứu việc áp dụng chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thống nhất chung cho những người cung cấp dịch vụ công thuộc khu vực Nhà nước để tăng cường trách nhiệm của cá nhân các công chức, viên chức tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, góp phần giảm dần sự bao cấp của Nhà nước đối với việc cung cấp dịch vụ công. Ngoài ra, do là lĩnh vực hành nghề đặc thù, hoạt động cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp được coi như là các ngành nghề “có điều kiện”. Bên cạnh các tiêu chuẩn, Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 13 điều kiện hành nghề của cá nhân thì các điều kiện cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ công cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc bảo đảm chất lượng dịch vụ công. Vì vậy, các tổ chức hành nghề cần bảo đảm các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị và phương tiện làm việc, cũng như nhân sự để hỗ trợ cho việc tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định pháp luật. Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ công Quản lý nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Trước hết, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chủ động trong việc xây dựng, hoạch định chính sách về phát triển dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, đề xuất các chính sách khuyến khích xã hội hóa nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công lập. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước cũng bảo đảm thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc định hướng, đề xuất và thực hiện các biện pháp phát triển hành nghề cung ứng dịch vụ công, đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hành nghề với các nội dung, thời gian đào tạo bảo đảm đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì vấn đề thanh tra, kiểm tra có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, triển khai có định kỳ và gắn với các tiêu chí, điều kiện cụ thể cho việc đánh giá chất lượng của các dịch vụ công được cung cấp. Đồng thời, tạo ra sự phối hợp, chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lư hành nghề cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp trên cơ sở bảo đảm sự tham gia của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp (hay còn gọi là các hội nghề nghiệp) trong lĩnh vực tư pháp. Các tổ chức này ban hành các quy tắc, chuẩn mực để các thành viên tuân thủ và thông qua hoạt động của mình để giám sát, theo dõi và bảo đảm các thành viên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đây là yếu tố hết sức quan trong khi việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp không chỉ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của người thụ hưởng mà còn phục vụ cho các lợi ích, trật tự chung của xã hội./. Tài liệu tham khảo Bộ Tư pháp, Chuyên đề lý luận: Cải cách tư pháp – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội – 2013. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2006), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ Nội vụ, Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính – ban hành kèm theo Quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31/12/2013. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2003 Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công - đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 2007. Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công - đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội – 2007. Wolf Sauter (2015), Public services in EU Law [Dịch vụ công trong pháp luật của EU], Cambridge University Press, 2015 World Bank (1997), World Development Report 1997: The State in Changing World, https://openknowledge.worldbank.org/handle/ 10986/5980, truy cập ngày 15 /12/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_doi_moi_viec_cung_ung_dich_vu_trong_linh_vuc_tu_phap.pdf
Tài liệu liên quan