Bach Long Vi island is an offshore district in the centre of the Gulf of Tonkin in
Vietnam and administratively belongs to Hai Phong city. The island surrounded by abundant
marine ecosystems with high biodiversity is one of 16 marine protected areas approved by the
Prime Minister of Vietnam on 26/5/2010 according to the Decision No.742/QD-TTg. Currently, in
addition to the main service of economic activities as fishery logistics, Bach Long Vi island still
remains the wild features with beautiful scenery, fresh air and the diversity of marine species that
are suitable for the development of eco-tourism and resorts. Although tourism at present is not
developed yet, its potentials are promising. Deploying zone travel cost method (ZTCM), tourism
potentials based on ecosystem services of Bach Long Vi island were estimated at 5.4 billion VND
(Vietnamese currency). The value can be much higher if the infrastructure of the island is improved
and the island is accessible more easily. Tourism potential valuation and identification of the
advantages of the island strongly support tourism planning in the future.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lượng giá kinh tế giá trị du lịch từ các hệ sinh thái biển vùng đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 45-54
DOI: 10.15625/1859-3097/15/1/6081
LƯỢNG GIÁ KINH TẾ GIÁ TRỊ DU LỊCH TỪ CÁC HỆ SINH THÁI
BIỂN VÙNG ĐẢO BẠCH LONG VĨ, HẢI PHÒNG
Trần Đình Lân1*, Hoàng Thị Chiến1, Nguyễn Thị Minh Huyền1,
Nguyễn Thị Thu1, Bùi Đức Quang2, Ngô Minh Tuân3
1Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Ủy ban Nhân dân huyện Bạch Long Vĩ, Hải Phòng
3Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng
*E-mail: lantd@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 25-9-2014
TÓM TẮT: Đảo Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ và về mặt
hành chính là một huyện đảo trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo có hệ sinh thái biển bao quanh
khá phong phú, đa dạng sinh học cao, là một trong số 16 khu bảo tồn thiên nhiên biển Việt Nam đã
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt lựa chọn vào ngày 26/5/2010 theo Quyết định số 742/QĐ-TTg.
Hiện nay, ngoài hoạt động kinh tế dịch vụ chính là hậu cần nghề cá, huyện đảo Bạch Long Vĩ vẫn
giữ nguyên được nét hoang sơ với cảnh quan đẹp, không khí trong lành và sự đa dạng của các loài
hải sản thích hợp với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Mặc dù hiện tại du lịch chưa phát
triển ở vùng đảo, tuy nhiên tiềm năng du lịch rất lớn. Bằng phương pháp tính chi phí du lịch theo
vùng (ZTCM), giá trị tiềm năng du lịch trên nền tảng các dịch vụ hệ sinh thái của đảo Bạch Long Vĩ
được ước tính là 5,4 tỷ đồng/năm. Giá trị này còn cao hơn nhiều nếu hạ tầng cơ sở của đảo và khả
năng đi lại thuận tiện. Ước tính giá trị tiềm năng du lịch và xác định cụ thể những yếu tố thuận lợi
giúp khu vực này phát triển tốt du lịch trong tương lai.
Từ khóa: Du lịch, lượng giá, hệ sinh thái, biển đảo, dịch vụ, Bạch Long Vĩ.
MỞ ĐẦU
Hệ sinh thái (HST) biển là một hợp phần
trong hệ thống tài nguyên. Trong các HST, hàng
hoá và dịch vụ là sản phẩm của tự nhiên, được
sản sinh trong suốt quá trình tiến hoá lâu dài.
Một trong những dạng hàng hóa, dịch vụ được
cung cấp từ các hệ sinh thái biển là giá trị du
lịch. Giá trị du lịch thường mang lại lợi ích kinh
tế rất to lớn cho cộng đồng dân cư ven biển.
Đảo Bạch Long Vĩ (BLV) thuộc thành phố
Hải Phòng, nằm trong hệ tọa độ địa lý
20007’35” - 20008’36” vĩ độ Bắc và 107042’20”
- 107044’15” kinh độ Đông. Với vị trí thuận lợi
nằm giữa vịnh Bắc Bộ (VBB) có nhiều hoạt
động kinh tế sôi động và với điều kiện diện tích
tự nhiên cho phép, các HST biển điển hình,
Bạch Long Vĩ có tiềm năng trở thành một trung
tâm dịch vụ quan trọng về nhiều lĩnh vực ở quy
mô khác nhau như hậu cần nghề cá, dầu khí ...
trong đó có du lịch.
Phát triển đảo BLV thành một đảo du lịch
đang được thành phố Hải Phòng định hướng
xây dựng. BLV được biết đến như là một hòn
đảo du lịch mới nằm trong lòng VBB với cảnh
quan thiên nhiên độc đáo, là một hòn đảo xanh,
nổi trên mặt biển xanh, sạch đầy hấp dẫn và
quyến rũ du khách. Đặc biệt có HST rạn san hô
ngầm là một dạng tài nguyên quý giá. Đánh giá
tiềm năng phát triển du lịch của đảo BLV và
lượng giá kinh tế giá trị du lịch có thể mang lại
từ các hệ sinh thái biển của đảo BLV là việc
làm rất cần thiết giúp chính quyền có được
Trần Đình Lân, Hoàng Thị Chiến,
46
chính sách hoạch định phát triển kinh tế huyện
đảo hợp lý và bền vững. Đây cũng là một nội
dung nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước, mã
số KC.09.08/11-15.
Các kết quả phân tích trong bài báo sẽ là cơ
sở giúp thành phố Hải Phòng sớm hoàn thiện
đề án phát triển du lịch tại huyện đảo Bạch
Long Vĩ và hình thành các tour đưa du khách ra
thăm đảo trong thời gian gần nhất.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tài liệu sử dụng để tính toán, lượng giá các
giá trị du lịch của các hệ sinh thái biển vùng
đảo Bạch Long Vĩ chủ yếu là từ đề tài cấp Nhà
nước KC09.08/11-15 “Lượng giá kinh tế một
số hệ sinh thái biển của các đảo tiền tiêu ven bờ
Việt Nam” và thông tin từ một số công bố, xuất
bản liên quan [1, 2].
Trong kinh tế học môi trường, hàng hóa
môi trường có rất nhiều giá trị khác nhau và
mỗi một giá trị đều có các phương pháp lượng
giá nhất định. Đối với giá trị du lịch - giá trị
tiềm năng đang được định hướng phát triển
trong tương lai của vùng đảo BLV thì phương
pháp lượng giá chủ đạo và phù hợp là chi phí
du lịch theo vùng - zone travel cost method
(ZTCM) [3, 4]. Phương pháp này được tiến
hành theo 5 bước:
Bước 1: Chọn vị trí cần đánh giá chất
lượng và lượng giá kinh tế.
Bước 2: Xây dựng bảng hỏi để điều tra
khách du lịch.
Bước 3: Phân loại những người thường đi
tới vị trí đánh giá.
Bước 4: Ước tính chi phí đi lại và số lần đi
tới khu vực nghiên cứu của từng nhóm trên cơ
sở đã phân nhóm ở bước 3.
Bước 5: Xác định mối quan hệ giữa các
chi phí đi lại và số lần đi tới vị trí đánh giá.
Để tiến hành lượng giá giá trị du lịch ở
vùng đảo BLV, bảng hỏi đã được xây dựng với
các nội dung phục vụ thu thập thông tin, tư
liệu, sau khi xử lý ban đầu, 50 phiếu phỏng vấn
theo bảng hỏi đảm bảo hợp lệ đã được sử dụng
cho các bước 3, 4 và 5.
Ngoài ra một số các phương pháp thông
dụng để thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu
cũng được áp dụng, bao gồm điều tra xã hội
học, khảo sát thực tế, xử lý tính toán dữ liệu,
thông tin bằng chương trình Excel và SPSS.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tiềm năng du lịch của đảo Bạch Long Vĩ
Đảo BLV có đủ điều kiện để phát triển
thành một điểm du lịch - nghỉ dưỡng, phục vụ
cho những người đi biển, khai thác biển và cho
du khách ưa thích du lịch sinh thái, cảnh quan
và khí hậu vùng biển. Tuy nhiên, cho đến nay,
du lịch ở BLV chưa thực sự phát triển do
những hạn chế về khả năng tiếp cận vùng đảo
và hạ tầng cơ sở chưa phát triển tương xứng.
Do vậy, du lịch vùng đảo BLV đang là tiềm
năng và có cơ hội phát triển mạnh nhờ vị trí
độc đắc cùng với những giá trị dịch vụ của các
hệ sinh thái biển của vùng đảo.
BLV nằm ở trung tâm VBB, cách điểm du
lịch ven bờ như Cô Tô, Hạ Long, Cát Bà, Đồ
Sơn, Sầm Sơn và Trà Cổ trong tầm bay 1 -
1h30’ bằng thuỷ phi cơ. Các tàu du lịch biển có
thể dễ dàng ghé vào đảo trong các hành trình
xuyên biển. BLV có cảnh quan thiên nhiên độc
đáo đẹp với một đảo kích thước không quá nhỏ,
có đủ không gian đồi, thềm bãi cát biển và bãi
tảng. Đó là một hòn đảo xanh, nổi trên mặt biển
xanh, sạch đầy hấp dẫn và quyến rũ du khách.
HST rạn san hô của vùng đảo Bạch Long
Vĩ phát triển nhất VBB, độ phủ lớn (có nơi đã
từng có độ phủ đến 90%), đa dạng sinh học
cao, cảnh quan ngầm còn được bảo vệ tốt, đủ
điều kiện xây dựng thành khu bảo tồn tự nhiên
biển hay công viên biển, tạo ra tiềm năng du
lịch sinh thái ngầm và du lịch khoa học. Ở trên
đảo và vùng bờ đảo, vành đai xanh của hệ sinh
thái đảo nổi, các HST bãi biển, bãi triều đá
cùng với các công trình xây dựng và kiến trúc
như hải đăng, điện gió, trạm khí tượng, trạm
nghiệm triều, cảng, công viên cây xanh, khu
nuôi bào ngư, các công trình văn hóa: nhà bảo
tàng, đài tưởng niệm, đền chùa tạo ra tiềm năng
du lịch tổng hợp. Ngoài ra, nguồn lợi cá biển và
hải đặc sản quý như bào ngư, ốc nón, hải sâm,
bàn mai, góp phần tạo nên sự hấp dẫn đối với
du khách.
Các giá trị dịch vụ hệ sinh thái biển để phát
triển du lịch của đảo Bạch Long Vĩ
Lượng giá kinh tế giá trị du lịch từ các hệ
47
Dịch vụ từ nhóm giá trị sử dụng trực tiếp - giá
trị thực phẩm
Ở mức độ vĩ mô, toàn vùng biển Bạch
Long Vĩ là một HST biển lớn, một trong 8 ngư
trường lớn của VBB và là ngư trường tốt nhất
trên vịnh, mang đến cho vùng đảo giá trị dịch
vụ về thực phẩm rất quan trọng với trữ lượng
cá khoảng 78.000 tấn, khả năng khai thác
khoảng 38.000 tấn/năm; trữ lượng động vật đáy
khoảng 1.500 tấn và khả năng khai thác khoảng
750 tấn/năm; trữ lượng mực khoảng 5.000 tấn
và khả năng khai thác khoảng 2.500 tấn/năm
[2]. Ngoài ra, BLV còn có tiềm năng lớn về
nguồn lợi bào ngư, hải sâm, cá mú và nhiều
loại đặc sản khác ... Đây chính là nguồn thực
phẩm dồi dào, hải sản tươi sống có giá trị cao
cho ẩm thực, hấp dẫn các du khách trong kỳ
nghỉ dưỡng và tham quan, tạo ra thương hiệu
du lịch riêng cho đảo. Hiện trên đảo đang có
một trại ươm giống bào ngư nhằm hỗ trợ nguồn
giống cho tự nhiên đang bị thiếu hụt do cầu
vượt cung. Đây cũng có thể là một điểm đến
tham quan thú vị dành cho những du khách
thích sự tìm hiểu và yêu khoa học.
Dịch vụ từ nhóm giá trị sử dụng gián tiếp
Với một vùng biển đảo nằm cách xa bờ có
diện tích khoảng 80 km2, BLV có 4 HST biển
điển hình khác nhau, đáng chú ý trong số này
có HST rạn đá - san hô có vai trò rất quan trọng
đối với việc duy trì tài nguyên và môi trường
khu vực nên tiềm năng bảo tồn rất lớn. Đến
nay, đã ghi nhận được tổng cộng 1.502 loài
thuộc vùng nghiên cứu, trong đó có 1.090 loài
sinh vật biển, 367 loài thực vật trên cạn và 45
loài chim, lưỡng cư, bò sát và 451 loài cá [2].
Đây chính là giá trị thăm xem, khám phá thế
giới sinh vật biển tự nhiên cho các du khách có
lòng yêu say mê đối với khoa học biển. HST
rạn san hô phân bố hầu khắp bốn xung quanh
đảo với mức độ khác nhau về thành phần loài
và độ phủ. Theo số liệu nghiên cứu mới nhất
của đề tài KC.09.08/11-15, đã thống kê được
118 loài san hô thuộc 32 giống, 15 họ của bộ
san hô cứng (Scleractinia) và 1 họ, 1 giống, 1
loài san hô mềm (Alcyoniidae). Rạn san hô ở
phía Tây Bắc đảo có số lượng loài cao hơn với
81 loài, nhưng độ phủ san hô sống đạt cao nhất
chỉ gần 50%. Số lượng loài và độ phủ giảm dần
về hai phía quanh đảo, thấp nhất là phía nam
đảo. Hiện nay HST rạn san hô đã bị suy giảm
nhiều, độ phủ san hô sống trung bình trên toàn
vùng biển chỉ còn khoảng 20%, xen kẽ là các
tảng đá gốc. Diện tích phân bố của san hô ước
tính khoảng 550 ha, phạm vi vươn xuống sâu từ
0 mHĐ đến khoảng 25 m, có chỗ vươn xa tới
vài trăm mét. Kết quả nghiên cứu của đề tài
KC.09.08/11-15 cho thấy, việc trồng và khôi
phục lại HST rạn san hô ở vùng biển đảo BLV
là rất cần thiết cho mai sau.
Trong số 58 loài cá rạn san hô đã được phát
hiện ở biển BLV, có tới 25 loài có khả năng
nuôi để làm cảnh trong các bể nuôi cá cảnh
biển. Đáng chú ý là các loài thuộc họ cá bướm,
cá thia, cá bàng chài và cá miền. Kết quả quan
sát nghiên cứu trực tiếp trên RSH cho thấy mật
độ nhóm cá cảnh ở khu vực RSH phía đông bắc
và bắc đảo còn tương đối cao với mật độ trung
bình là 250 cá thể/250 m2 RSH [2]. Ở khu vực
sườn dốc RSH, có thể gặp những cá chim cờ
(Heniochus acuminatus) kết thành đàn lớn với
hàng chục, thậm chí hàng trăm cá thể. Du
khách có thể lặn với thiết bị để khám phá và
tìm hiểu các cảnh đẹp dưới đáy đại dương cùng
đàn cá cảnh nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, HST
rạn đá vòng quanh đảo ở phía bắc và tây bắc có
cấu tạo rất đặc biệt về cấu trúc và cách sắp xếp,
tạo lên các vỉa đá xếp song song rất đẹp, chạy
dài, nối tiếp nhau từ trên bãi triều xuống nước.
Phần dưới nước của các vỉa đá, rạn đá là nơi
sinh sống lý tưởng của bào ngư BLV và các
loài ốc, hải sâm.
Hình 1. Cá Thia trong rạn san hô BLV
[Nguồn: KC.09.08/11-15]
Trần Đình Lân, Hoàng Thị Chiến,
48
Hình 2. Khu hành chính và âu cảng BLV nhìn
từ trạm Hải đăng [Nguồn: KC.09.08/11-15]
Ngoài giá trị thăm xem các cảnh đẹp, cuộc
sống muôn màu sắc của các sinh vật biển dưới
đáy biển dành cho du khách, các HST biển ở
BLV còn góp phần như những máy lọc tự
nhiên, giúp môi trường nước luôn trong sạch,
không ô nhiễm. Bên cạnh HST rạn đá còn có
các HST bãi biển với bãi cát vàng óng dưới ánh
mặt trời, hạt cát khá mịn, bãi tuy nhỏ nhưng
thoải, kéo dài ở phía nam đảo, nước trong xanh,
sạch. Đây sẽ là các bãi tắm khá lý tưởng dành
cho du khách trong những ngày hè nóng bức.
Dịch vụ từ nhóm giá trị chưa sử dụng
Bên cạnh một số dịch vụ sinh thái được
mang lại từ các HST biển phục vụ trực tiếp du
lịch được kể ở trên, vùng biển của đảo BLV
còn có nhiều loài động, thực vật có giá trị kinh
tế cao, nhiều loài là thuộc nhóm quý hiếm được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đang có nguy cơ
bị tuyệt chủng hoặc có giá trị về khoa học, sinh
thái môi trường. Các loài cần được đặc biệt
quan tâm bảo vệ và lưu tồn gồm: Bào ngư
(Haliotis diversicolor), Ốc đụn cái (Trochus
maculatus), Ốc đụn đực (T. pyramis), Ốc
hương (Nerita albicilla), Ốc xà cừ (Turbo
marmoratus), Vọp tím (Asaphis dichotoma),
Mực thước (Loligo formosana), Mực nang vân
hổ (Sepia tigris), Tôm hùm đỏ (Panulirus
longipes), Tôm hùm bông (P. ornatus), Hải
sâm trắng (Holothuria scabra), Cá mú
(Cephalopholis miniatus), Cá song
(Epinephelus towvina), Rong guột chùm
(Caulerpa racemosa), ...
Với vị trí chiến lược thuận lợi nằm giữa
VBB có nhiều hoạt động kinh tế sôi động,
điều kiện diện tích tự nhiên cho phép, các
HST biển điển hình, đa dạng sinh học cao,
ngư trường cá lớn nhất VBB và nhiều loài
động thực vật quý hiếm cần bảo tồn, đảo BLV
đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là
một trong 16 khu bảo tồn biển năm 2010. Việc
xây dựng khu bảo tồn biển BLV càng giúp
việc định hướng và phát triển du lịch tại BLV
thuận lợi hơn và gắn liền với phát triển bền
vững. Đây cũng chính là những giá trị lưu tồn,
để dành lại cho thế hệ mai sau, gián tiếp phục
vụ sự phát triển của du lịch.
Tổng hòa của các giá trị dịch vụ của hệ sinh
thái biển cùng với đặc điểm vị trí, điều kiện tự
nhiên và các công trình nhân sinh, tâm linh
(Bạch Long Tự) mang đến cho đảo BLV khả
năng phát triển các dịch vụ du lịch chủ yếu, bao
gồm: du lịch và nghỉ dưỡng với các loại hình đa
dạng như du lịch lữ hành quốc tế, du lịch khoa
học địa chất và sinh thái, du ngoạn không gian
du lịch ba tầng: trên không, mặt biển đảo và
dưới đáy biển, ẩm thực, nghỉ dưỡng ngắn ngày
(cuối tuần ...) và dài ngày (các kỳ nghỉ hè, kỳ
trăng mật ...); du lịch văn hóa tâm linh gắn với
tên Rồng (Long) mà nhiều vùng đất của nước ta
được mang tên (Thăng Long, Cửu Long, Hoàng
Long, Hạ Long, Bái Tử Long, Long Châu )
cũng như truyền thuyết đẹp về tên đảo BLV
(đuôi rồng trắng) và chùa Bạch Long.
Lượng giá kinh tế giá trị tiềm năng du lịch
của hệ sinh biển vùng đảo Bạch Long Vĩ
Giá trị du lịch vùng đảo BLV được tạo nên
từ các dịch vụ của các hệ sinh thái, chủ yếu là
hệ sinh thái biển. Mặc dù vậy, sẽ không thể
tách riêng giá trị dịch vụ của từng hệ sinh thái
để ước tính mà giá trị dịch vụ du lịch chính là
tổng hòa của các giá trị dịch vụ của từng hệ
sinh thái ở các cấp độ khác nhau như đã trình
bày trên. Do vậy, lượng giá kinh tế giá trị tiềm
năng du lịch của vùng biển đảo BLV chính là
giá trị tổng thể của các dịch vụ hệ sinh thái biển
đảo của vùng BLV. Kết quả lượng giá được
thực hiện theo phương pháp ZTCM.
Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách thăm
đảo
Phần lớn du khách đến đảo BLV đi theo
nhóm và mục đích chủ yếu của họ là để ngắm
cảnh đảo (chiếm 82%) mà được tạo nên từ các
đặc trưng của các hệ sinh thái, một số ít đến
đảo với mục đích tìm hiểu về văn hóa địa
Lượng giá kinh tế giá trị du lịch từ các hệ
49
phương và số rất ít còn lại tìm hiểu về đa dạng
sinh học của huyện đảo. Đa số khách được hỏi
đều rất hài lòng với các dịch vụ mang lại từ các
hệ sinh thái của đảo như cấu trúc hệ sinh thái
trên đảo nổi và phần ngầm, các nguồn lợi sinh
vật và phi sinh vật của đảo, song cơ sở hạ tầng
lại là yếu tố khiến du khách lưu tâm và cần sự
đầu tư của các cơ quan chính quyền trong
tương lai.
Trong tổng số 50 phiếu thu hợp lệ của du
khách thì lượng khách là nam (78%) nhiều hơn
gấp ba so với nữ (22%). Họ có độ tuổi từ 21
đến 61 trong đó nhiều nhất là khách có độ tuổi
từ 31 - 40 tuổi, chiếm 34%. Có thể nói phần lớn
du khách đến đảo BLV có trình độ học vấn
tương đối cao trong đó lượng khách học đại
học chiếm 32% và có 18% du khách có trình độ
trên đại học. Tuy nhiên, mức thu nhập của
những người khách này vẫn còn thấp, chủ yếu
dưới 10 triệu đồng/tháng (76%). Do vậy, mức
chi tiêu hàng tháng trong cuộc sống của họ
cũng không cao, chủ yếu dưới 5 triệu
đồng/tháng (40%).
Bảng 1. Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách tham gia phỏng vấn
Đặc điểm Tần số Phần trăm (%) Đặc điểm Tần số Phần trăm (%)
Giới tính Trên đại học 9 18
Nam 39 78 Tổng 50 100
Nữ 11 22 Thu nhập (nghìn đồng/tháng)
Tổng 50 100 < 5.000 19 38
Độ tuổi 5.000 - 10.000 19 38
21 - 30 11 22 10.000 - 15.000 5 10
31 - 40 17 34 15.000 - 20.000 7 14
41 - 50 11 22 Tổng 50 100
> 50 11 22 Chi tiêu (nghìn đồng/tháng)
Tổng 50 100 < 5.000 20 40
Trình độ học vấn 5.000 - 10.000 18 36
Trung học phổ thông 14 28 10.000 - 15.000 11 22
Cao đẳng 11 22 15.000 - 20.000 1 2
Đại học 16 32 Tổng 50 100
Xác định mô hình hàm cầu về du lịch cho đảo
Bạch Long Vĩ
Phân vùng xuất phát
Khách du lịch đến đảo Bạch Long Vĩ chủ
yếu đến từ Hải Phòng, một số khách khác đến từ
Nha Trang, Thái Bình và thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, đặc điểm phân vùng khách du lịch
được phỏng vấn thể hiện trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Phân vùng xuất phát khách du lịch đến
đảo Bạch Long Vĩ [Nguồn: Số liệu Tổng cục
thống kê năm 2012]
TT Vùng Khoảng cách (km)
Tổng số dân
(nghìn người)
1 Hải Phòng 110 1.904
2 Thái Bình 180 1.869
3 Nha Trang 1488 1.183
4 Hồ Chí Minh 1728 7.682
Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR)
Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR)
được tính theo công thức sau:
1000ii
i
VVR POP
Trong đó: Vi là số lượt khách đến thăm trong 1
năm của vùng xuất phát; POPi là tổng số dân
của vùng xuất phát.
Do du lịch của đảo BLV chưa được tổ chức
phát triển, đang trong giai đoạn xây dựng và
nằm trong chiến lược phát triển của đảo ở
những năm tới nên việc ước tính giá trị này tại
thời điểm hiện tại được coi là ước tính cho giá
trị du lịch tiềm năng. Với ý nghĩa như vậy nên
lượng khách đến đảo hàng năm sẽ được căn cứ
vào số người đang sử dụng các dịch vụ của đảo,
Trần Đình Lân, Hoàng Thị Chiến,
50
khách ra vào trên từng chuyến tàu thăm đảo
trong các tháng biển yên. Ngoài ra, đánh giá
khảo sát sơ bộ với cơ sở hạ tầng như hiện nay
và các dịch vụ có thể phục vụ du lịch trên đảo,
hiện đang phục vụ lượng tàu thuyền vào cảng
neo đậu, tránh gió trong những ngày thời tiết
xấu cho thấy khả năng phục vụ có thể đạt
khoảng trên 5.000 khách/năm. Vì vậy, có thể
ước tính được giá trị kinh tế của tiềm năng du
lịch đảo mang lại, số khách trung bình đến đảo
BLV trong một năm sẽ được tính dựa trên sức
chứa và các dịch vụ có thể chịu được là khoảng
5.000 người.
Thông qua số liệu của các phiếu điều tra, với
số lượng khách điều tra theo mẫu của từng vùng,
số lượt tham quan của mỗi vùng trong 1 năm
(Vi) sẽ được tính như trong bảng 3 sau đây.
Bảng 3. Số lượt khách tham quan của mỗi vùng trong 1 năm (Vi) [Nguồn: Số liệu
tính toán qua điều tra mẫu của đề tài KC 09.08/11-15]
Vùng Số lượng khách theo mẫu (người) Tỷ lệ % lượng khách theo vùng (%) Vi (người)
Hải Phòng 47 94 4.700
Thái Bình 1 2 100
Nha Trang 1 2 100
Hồ Chí Minh 1 2 100
Tổng 50 100 5.000
Kết quả phân tích cho thấy khoảng cách từ
vùng du lịch của du khách càng ngắn thì tỉ lệ
dân cư của vùng tới thăm địa điểm du lịch càng
cao, với trường hợp Hải Phòng là thành phố có
khoảng cách gần đảo BLV nhất nên tỷ lệ khách
du lịch đến với đảo trong một năm là cao nhất
trong bốn vùng, chiếm 94% (bảng 3 và 4).
Bảng 4. Tỷ lệ tham quan/1000 dân/năm (VRi) của mỗi vùng [Nguồn: Số liệu
tính toán qua điều tra mẫu của đề tài KC 09.08/11-15]
Vùng Vi (người) POPi (1.000 người) VR (‰)
Hải Phòng 4700 1.904 2,47
Thái Bình 100 1.869 0,05
Nha Trang 100 1.183 0,08
Hồ Chí Minh 100 7.682 0,01
Ước tính chi phí du lịch cho một chuyến đi
đến đảo Bạch Long Vĩ
Chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm:
TC = e + f + ac + OC + ct
Trong đó: e: phí vào cổng (entrance fee), f: chi
phí ăn uống (food and drink), ac: chi phí nghỉ
ngơi (accommodation), OC: chi phí cơ hội hay
chi phí thời gian (opportunity cost), ct: chi phí
phương tiện giao thông (cost of transport).
Thông qua công thức trên thì tổng chi phí
của từng người cho một chuyến đi du lịch đảo
Bạch Long Vĩ ở từng vùng tổng hợp ở bảng 5.
Kết quả điều tra trên cho thấy mức chi phí
thay đổi theo từng vùng. Với chi phí ăn uống,
nghỉ ngơi cũng như các dịch vụ khác trên đảo
là tương đương nhau giữa các du khách thì chi
phí đi lại và chi phí cơ hội đóng vai trò quan
trọng trong sự chênh lệch chi phí giữa các du
khách ở mỗi vùng. Có thể nói những du khách
có nghề nghiệp với mức lương cao sẽ phải chịu
chi phí cơ hội lớn cũng như những vùng càng
gần địa điểm du lịch thì chi phí đi lại sẽ càng
thấp và ngược lại càng xa địa điểm du lịch thì
chi phí sẽ càng cao.
Bảng 5. Tổng hợp các chi phí dành cho du
khách [Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
KC09.08/11-15]
Vùng Chi phí (Đơn vị: nghìn đồng)
Hải Phòng 681
Thái Bình 650
Nha Trang 1.250
Hồ Chí Minh 1.560
Lượng giá kinh tế giá trị du lịch từ các hệ
51
Xây dựng hàm cầu du lịch cho đảo Bạch
Long Vĩ
Để xây dựng hàm cầu du lịch cho khu vực
nghiên cứu cần phải xem xét mối quan hệ giữa
tỷ lệ số lần tham quan với chi phí đi lại của
chuyến đi cũng như các yếu tố kinh tế xã hội
khác như: giới tính (GT), tuổi (T), thu nhập
(TN), chi tiêu (CT).
Bằng phương pháp phân tích hồi quy, biến
tỷ lệ số lần tham quan phụ thuộc vào các biến
độc lập như sau:
VR = 25.034 – 0,008TN – 0,347T – 0,001CT
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố thu nhập
bị loại khỏi phương trình chứng tỏ biến thu nhập
ở đây không ảnh hưởng đến số lần tham quan
của du khách. Trên thực tế đây là một yếu tố rất
quan trọng quyết định đến mọi chi tiêu trong
cuộc sống cũng như nó được coi là biến chủ đạo
trong chương trình tính toán có liên quan đến
hoạt động chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, do
có thể giá trị của biến này không được khai thật
trên thực tế nên đã không phản ánh được đúng
bản chất quan trọng của nó. Trong khi đó các
biến TN, T hay CT đều ảnh hưởng đến VR, cụ
thể tổng chi phí cho một chuyến đi cũng như
tuổi hay chi tiêu trong cuộc sống càng cao thì số
lần đi du lịch trong một năm sẽ giảm. Ngoài ra,
với mức ý nghĩa 95% và P-value = 0,1 cho thấy
sự tương quan giữa các yếu tố này là khá cao
hay cũng có nghĩa hàm trên hoàn toàn phù hợp.
Vì vậy, với các yếu tố được đưa vào phỏng vấn
trong bảng hỏi cũng như kết quả thu được từ
chính những bảng hỏi đã đem lại những con số
đáng tin cậy để tính toán giá trị du lịch cho khu
vực nghiên cứu.
Để tính toán giá trị du lịch của các hệ sinh
thái vùng đảo BLV, cần xem xét riêng mối
quan hệ giữa chi phí cho một chuyến đi với tỷ
lệ số lần tham quan của du khách. Phương trình
thể hiện mối quan hệ này như sau:
VR = 2,168 – 0,001TN (D)
Với giá trị R2 = 30% và P-value = 0,1 cho thấy
kết quả hồi quy tương đối phù hợp. Ta xây
dựng được hàm cầu du lịch của BLV (hình 3).
Hình 3. Hàm cầu du lịch vùng đảo
Bạch Long Vĩ
Để tính lợi ích giải trí từ đường cầu, thặng dư
tiêu dùng mà du khách nhận được từ hoạt động
du lịch, cần ước tính trên cơ sở hàm cầu và chi
phí du lịch. Nghiên cứu sử dụng chi phí trung
bình và số lượt du lịch từng vùng trong năm để
ước lượng thặng dư tiêu dùng cho từng vùng.
Bảng 6. Ước tính giá trị du lịch của đảo Bạch Long Vĩ
Vùng Vi Tổng lợi ích (nghìn đồng) Tổng thặng dư tiêu dùng (nghìn đồng)
Hải Phòng 4.700 11.045.526,4 5.196.247,15
Thái Bình 100 235.011,2 115.216,2
Nha Trang 100 235.011,2 42.136,2
Hồ Chí Minh 100 235.011,2 18.483,2
Tổng 5.000 11.750.560 5.372.082,75
Qua bảng 6, kết quả tính toán cho thấy giá
trị kinh tế về tiềm năng du lịch đảo BLV trong
một năm có thể mang lại khoảng 5,4 tỷ đồng.
So với giá trị du lịch của khu vực Cát Bà, Hải
Phòng hay vịnh Nha Trang thì đây còn là một
con số khiêm tốn. Tuy nhiên, trong tương lai
khi mà đảo được đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ phục vụ cho mục đích du lịch
sinh thái được mở rộng, nâng cấp, phương tiện
ra đảo an toàn, thuận tiện hơn thì sẽ ngày càng
thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài
nước. Lượng khách tới thăm đảo càng lớn, sự
Trần Đình Lân, Hoàng Thị Chiến,
52
chi trả cho các dịch vụ tại đảo càng gia tăng sẽ
góp phần làm tăng giá trị du lịch của đảo BLV
lên nhiều lần.
THẢO LUẬN
HST biển được coi là nguồn tài nguyên vô
giá và ở BLV nguồn tài sản này đa dạng không
kém so với các đảo khác ở nước ta. Với 1.502
loài thuộc vùng nghiên cứu trong đó sinh vật
biển chiếm tới 1.090 loài. Đây là con số không
thua kém nhiều so với số lượng loài sinh vật
biển và san hô ở đảo Hòn Mun (1.500 loài),
một hòn đảo nổi tiếng bậc nhất ở nước ta về
cảnh quan và giá trị đa dạng sinh học biển.
Không chỉ có vậy, số lượng loài san hô được
tìm thấy ở đảo BLV khá phong phú với 118
loài cao hơn so với ở đảo Cồn Cỏ (chỉ có 109
loài), một đảo được coi là đa dạng về thành
phần loài. Như vậy, với sự đa dạng về HST
biển nói chung cũng như đặc biệt là HST RSH
nói riêng sẽ kéo theo sự đa dạng về thành phần
loài và điều này có nghĩa giá trị kinh tế của
vùng biển đảo do các nguồn lợi biển mang lại
sẽ vô cùng to lớn. Bên cạnh các giá trị kinh tế
về thực phẩm, thuốc chữa bệnh ... thì giá trị du
lịch có được từ vẻ đẹp của các HST biển nơi
đây cũng đáng được quan tâm.
Đã có nhiều đảo, quốc gia đảo lấy du lịch
làm ngành kinh tế mũi nhọn. Theo báo cáo của
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP), sự lành mạnh của RSH khắp mọi nơi
trên thế giới có giá trị ước tính khoảng 100.000
- 600.000 USD/km2/năm. Ở Indonesia, du lịch
là ngành chủ yếu sử dụng san hô, căn cứ vào
chi phí bảo vệ các bãi cát ven biển, RSH, ước
tính trị giá 1 triệu USD/km2. Ở vùng biển
Caribê, giá trị tương tự thu được từ 0,2 - 1 triệu
USD [5]. Tại Hội nghị đa dạng sinh học
DIVERSITAS diễn ra mới đây tại Cape Town,
Nam Phi, một nhóm các nhà kinh tế đã trình
bày một bản đánh giá giá trị kinh tế của các
RSH. Qua thu thập kết quả từ hơn 80 nghiên
cứu, các nhà kinh tế đã nhận định rằng, trung
bình mỗi ha san hô cung cấp 130.000 USD giá
trị hàng hoá và dịch vụ, đôi khi có thể còn lên
tới 1,2 triệu USD.
Theo đó, nếu mất đi các rạn san hô thế giới
sẽ thiệt hại khoảng 1.100 USD đến 6.000 USD
về thực phẩm, nguyên liệu thô và tài nguyên;
26.000 USD đến 35.000 USD về dịch vụ sinh
thái như điều hòa khí hậu, điều tiết các hiện
tượng thời tiết cực đoan, xử lí chất thải, lọc
nước, kiểm soát sinh học; khoảng 88.700 USD
đến 1,1 triệu USD cho các dịch vụ văn hoá như
vui chơi giải trí, du lịch; và 13.500 USD đến
57.000 USD cho duy trì tính đa dạng sinh học
về gen [5]. Có thể thấy, nếu tổ chức tốt, du lịch
cũng sẽ trở thành hoạt động kinh tế chính của
đảo, phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường tự
nhiên, sinh thái và phát triển bền vững và mỗi
năm có thể thu lợi đến hàng triệu USD.
Việt Nam đã và đang chú trọng phát triển
mô hình du lịch sinh thái trên khắp mọi miền tổ
quốc, đặc biệt là các vùng ven biển. Tuy nhiên,
cho đến nay việc lượng giá kinh tế các giá trị
du lịch được mang lại cho các hòn đảo xinh đẹp
có tiềm năng du lịch lớn lại rất ít. Tại Hòn
Mun, bên cạnh sở hữu những hang động đẹp
tuyệt vời, đảo còn có hệ sinh thái biển đa dạng
bậc nhất của đất nước với số lượng loài san hô
phong phú và đa dạng cao nhất Việt Nam (hiện
nay là 350 loài) nên du lịch nơi đây rất phát
triển. Theo ước tính của Phạm Khánh Nam và
cộng sự (2005) thì giá trị du lịch mang lại từ hệ
sinh thái rạn san hô là 4,2 triệu USD. Ngoài ra
tác giả còn ước tính được sự sẵn lòng chi trả
cho một lần đến thăm của khách trong nước là
3,1 USD và khách nước ngoài là 3,9 USD [6].
Trong bài viết “Biển và hải đảo Việt Nam, phát
triển kinh tế biển của Việt Nam: Hiện trạng và
triển vọng” trên trang web của Trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh cũng đã trích dẫn
một số kết quả nghiên cứu khác của Viện Hải
dương học trong dự án “Đánh giá giá trị kinh tế
- sinh thái của các rạn san hô Đông Nam Á”
(Việt Nam, Philippines, Indonesia). Kết quả
bước đầu đã tính toán được giá trị tính ra đô la
Mỹ trên diện tích 1 km2 của hệ sinh thái san hô
Hòn Mun tại vịnh Nha Trang, giá trị do khai
thác cá là 36,207 nghìn USD, giá trị do thu từ
du lịch là 15 nghìn USD, còn giá trị chức năng
sinh thái, bảo vệ bờ là 60,145 nghìn USD. Tổng
cộng là 111,352 nghìn USD/km2. Đây là con số
gây nhiều ấn tượng nhưng cũng chỉ bằng 37,9%
so với tổng thu nhập từ HST rạn san hô ở
Maricanban của Philippines (đạt đến 293,796
nghìn USD). Không chỉ có vậy, theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huyền và
cộng sự (2010), ước tính một số nhóm giá trị sử
dụng của HST RSH Cù Lao Chàm vào khoảng
Lượng giá kinh tế giá trị du lịch từ các hệ
53
3,54 tỷ đồng/ha RSH trong năm 2008 hay
tương đương với 190.600 USD/ha RSH/năm.
Trong đó, nhóm giá trị sử dụng trực tiếp mang
lại giá trị kinh tế lớn nhất (khoảng 3,49 tỷ
đồng/ha RSH/năm), đóng góp chủ yếu trong
nhóm này là giá trị được mang lại từ du lịch
(khoảng 3,3 tỷ đồng/ha/năm) cho địa phương
và giá trị này ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại
lợi nhuận lớn nếu HST RSH ở đây được bảo vệ
tốt [7]. Như vậy, cũng là đảo xa bờ, có vị trí
tiền tiêu quan trọng, diện tích nhỏ, mặc dù giá
trị du lịch tiềm năng của đảo BLV ước tính
được nhỏ hơn rất nhiều so đảo Hòn Mun song
nhờ có các HST biển phong phú nên giá trị này
xấp xỉ so với Cù Lao Chàm. Nếu hạ tầng cơ sở
trên đảo được phát triển tốt, đặc biệt khả năng
tiếp cận vùng đảo được cải thiện, chắc chắn giá
trị du lịch của vùng đảo BLV trên cơ sở các
dịch vụ cung cấp từ các hệ sinh thái biển sẽ cao
lên nhiều lần.
Việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch
theo vùng (ZTCM - Zone Travel Cost Method)
để ước tính giá trị du lịch của đảo BLV là hoàn
toàn phù hợp. Đây là phương pháp có tính chất
phổ biến và điển hình trong kinh tế học môi
trường trên thế giới được sử dụng để tính toán
giá trị du lịch. Mặc dù có những hạn chế nhất
định song kết quả ước tính được cho khu vực
nghiên cứu khoảng 5,4 tỷ đồng là tương đối
chính xác với điều kiện cơ sở hạ tầng hạ tầng
của đảo hiện nay.
KẾT LUẬN
Tiềm năng du lịch vùng đảo BLV còn rất
lớn, đặc biệt du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du
lịch cộng đồng (loại hình du lịch do chính
người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ
để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi
trường chung thông qua việc giới thiệu với du
khách các nét đặc trưng của địa phương). Đảo
cũng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch
như vị trí, có nhiều dịch vụ được cung cấp từ
các hệ sinh thái biển đa dạng, thuận lợi cho
phát triển nhiều loại hình dịch vụ biển, giá trị
khoa học lớn ... Với phương pháp tính chi phí
du lịch theo vùng (ZTCM), giá trị du lịch trên
nền tảng các dịch vụ hệ sinh thái được ước tính
là 5,4 tỷ đồng/năm trong điều kiện hiện tại, tuy
chưa cao nhưng tương được với giá trị này ở
Cù Lao Chàm. Nếu cơ sở hạ tầng của đảo và
khả năng đi lại thuận tiện, chắc chắn giá trị du
lịch của đảo còn tăng lên cao hơn nữa.
Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn
tới đề tài cấp Nhà nước “Lượng giá kinh tế một
số hệ sinh thái biển của các đảo tiền tiêu ven bờ
Việt Nam” mã số KC.09.08/11-15 đã hỗ trợ
thực hiện nội dung nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Lân, Nguyễn Thị Minh Huyền, Lê
Quang Dũng, Nguyễn Thị Thu, 2013. Đề
xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu
đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển
Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ
biển, 13(4): 317-323.
2. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn
Thị Minh Huyền và nnk, 2013. Thiên nhiên
và môi trường vùng biển đảo Bạch Long
Vĩ. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
Hà Nội. 275 tr.
3. Grandstaff, S., and Dixon, J. A., 1986.
Evaluation of Lumpinee Park in Bangkok,
Thailand. Economic Valuation Techniques
for the Environment: A Case Study
Workbook. Johns Hopkins University
Press, Baltimore, 121-140.
4. Sukanya Das, 2013. Travel cost method for
environmental valuation. Centre of
Excellence in Environmental Economics.
Madras School of Economics. 23 p.
5. World Resources Institute, 2009. Value of
coral reefs and mangroves in the Caribbean.
23 p.
6. Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hùng Sơn,
2004. San hô Việt Nam: giá trị kinh tế và
sự phụ thuộc tài nguyên.
viet-nam-gia-tri-kinh-te-va-su-phu-thuoc-
tai-nguyen-68616/
7. Nguyễn Thị Minh Huyền, Hoàng Thị Chiến
và nnk, 2010. Lượng giá kinh tế rạn san hô
Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Kỷ yếu hội
nghị kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Tr. 296-304.
Trần Đình Lân, Hoàng Thị Chiến,
54
VALUATION OF THE TOURISM POTENTIALS FROM MARINE
ECOSYSTEMS AROUND BACH LONG VI ISLAND
IN HAI PHONG CITY
Tran Dinh Lan1, Hoang Thi Chien1, Nguyen Thi Minh Huyen1,
Nguyen Thi Thu1, Bui Duc Quang2, Ngo Minh Tuan3
1Institute of Marine Environment and Resources-VAST
2Bach Long Vi island People’s Committee, Hai Phong
3Department of Planning and Investment, Hai Phong
ABSTRACT: Bach Long Vi island is an offshore district in the centre of the Gulf of Tonkin in
Vietnam and administratively belongs to Hai Phong city. The island surrounded by abundant
marine ecosystems with high biodiversity is one of 16 marine protected areas approved by the
Prime Minister of Vietnam on 26/5/2010 according to the Decision No.742/QD-TTg. Currently, in
addition to the main service of economic activities as fishery logistics, Bach Long Vi island still
remains the wild features with beautiful scenery, fresh air and the diversity of marine species that
are suitable for the development of eco-tourism and resorts. Although tourism at present is not
developed yet, its potentials are promising. Deploying zone travel cost method (ZTCM), tourism
potentials based on ecosystem services of Bach Long Vi island were estimated at 5.4 billion VND
(Vietnamese currency). The value can be much higher if the infrastructure of the island is improved
and the island is accessible more easily. Tourism potential valuation and identification of the
advantages of the island strongly support tourism planning in the future.
Keywords: Tourism, valuation, ecosystem, island, service, Bach Long Vi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6081_22078_1_pb_7425_2079669.pdf