Luyện tập Thái Cực Quyền

Lỏng và chặt có quan hệ chặt chẽ. Một số người nói lỏng mà không bàn đến chặt, là phiến diện. Chỉ có lỏng mà không có chặt là quay lưng lại với nguyên lý 'cương nhu tương tế' của quyền luận. Sư phụ Đặng Ngộ Thanh chỉ rõ: luyện TCQ như thế như đi trên đường âm nhu, gánh lấy nghiệp quả hại thân, tổn thọ. Kỳ thực, lỏng và chặt là một cặp mâu thuẫn, giữa chúng có quan hệ đối lập và thống nhất, tương trợ tương thành. Khi luyện quyền, hình thể tùng nhu, nhưng nội khí đằng nhiên, nội khí không được lỏng lẻo. Lại nữa, toàn bộ bài quyền, mỗi thức đều có sự biến hoá giữa lỏng - chặt, cương - nhu, hư - thực. Lỏng tức là hư, nhu; chặt tức là thực, cương. Mỗi thế, mỗi thưc đều có lỏng - chặt, cương - nhu, hư - thực. Toàn bộ bài quyền đi trên hình hồ, viên chuyên, làm dễ đạt hiệu quả cho lỏng chặt thay nhau, hư thực dễ lập, cương nhu tương tế. VD như Kim cương đảo truỳ của Triệu bảo TCQ có 4 thức Bằng, Lý, Tê, Án biến hoá cương nhu kình mà khác nhau phương hướng. Mỗi thế bản thân dều có thể cương, có thể nhu, tuỳ thế địch lại mà biến hoá. Nếu nói về Bằng, nó có thể lỏng, có thể chặt, có thể hoá, có thể đả. Tùng đền cùng, đến khi thành thức lập định thì không thể tùng nữa, lúc đó gân cốt hợp nhất, ý khí tế đáo,lỏng chặt tương hỗ., hư thực, cương nhu tương hỗ chuyển hoá; quyền luận giảng' như tùng phi tùng' là vậy. Chỉ có lỏng chặt vừa độ mới đạt được hiệu quả cương nhu tương tế. Do đó, chỉ biết lỏng mà không biết chặt là ngược lại với đạo của TCQ. Cuối cung cũng phải chỉ rõ: lĩnh tùng là quá trình liên tục thâm hoá, như trong khinh lĩnh khinh, trong tùng lĩnh tùng, tùng có phân hồi thứ. Đó là mỗi hồi kungfu, mõi hồi đạo lý. Người mới học chỉ có thể điều chỉnh thế thức quyền để lĩnh tùng trầm, bỏ đi những chỗ cứng nhắc. Theo kungfu tăng tiến, tùng từ cục bộ mà đến chỉnh thể, từ hình thể mà vào nội tại. Trình độ tùng càng cao, kungfu của bạn càng sâu, nói ngược lại kungfu càng sâu, chất lượng tùng càng cao. Kungfu không có giới hạn, con người có cực hạn, tới dược cực hạn, dĩ nhiên là không dễ, do đó mà yếu lĩnh buông lỏng không có điểm dừng.

doc29 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luyện tập Thái Cực Quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì vậy sử dụng Kình không phải là để đánh giá vấn đề võ thuật, mà là để đánh giá đây có phải là nội gia quyền hay không. Nếu bạn không biết dùng Kình, hoặc không dùng Kình trong mọi trường hợp, thì dù có đi quyền đẹp, bạn cũng không hiểu nội gia quyền. Bằng kình và kết nối: các yếu tố thể chất tạo ra “nội công” “Nhận lực từ đất” là cách Cheng Man-Ching mô tả các loại lực dựa trên bằng kình (lực hướng từ đất) thông qua kết nối toàn bộ cơ thể. Tập luyện cách dẫn bằng kình đến tất cả các phần của cơ thể giúp tăng cường sức lực và khí. Ví dụ một người khuân vác bê đồ trên đầu mình cũng đang dùng bằng kình từ chân lên đầu. Trong nội gia quyền, chúng ta phải tập để truyền được lực này đến mọi điểm trên cơ thể, mọi điểm tiếp xúc và chân tay. Bằng cách giữ cho cơ thể kết nối toàn bộ, như một con vi khuẩn, chúng ta có thể tác động đến mọi cử động của cơ thể bằng lực từ đất truyền lên. Thông qua bằng kình và vận động toàn thân, lực được truyền từ, định hướng ở hông, và thường thể hiện ra ở cánh tay và bàn tay. Điều lạ là càng dùng loại lực này nhiều thì các thể hiện khí cảm càng tăng. Để bắt đầu tập bằng kình, nhờ ai đó đẩy vào cánh tay (xem hình vẽ), giữ vai hơi vươn ra và lưng dưới thả lỏng. Phải cảm nhận và tạo ra được một đường lực hơi cong, nối từ điểm tiếp xúc ở tay, qua lưng, đến chân sau. Để cho lực đẩy làm bạn co lại, đừng cố vươn ra, cố thả lỏng dọc theo đường lực này càng nhiều càng tốt. Phải làm sao để đầu gối và hông có thể lắc lư dễ dàng trong khi người đẩy vẫn cảm nhận được đường lực hướng xuống đến đất. Cố gắng chìm xuống nhưng vẫn duy trì đường lực (bằng). Không được căng cứng vai hay tay, vươn/ đổ người về phía bạn tập, vừa thư giãn vừa đẩy thẳng vào hướng lực của họ. Chú ý là hơi vươn vai không chỉ giúp tạo đường lực mà còn giúp kết nối tay với lưng. Nếu tập đúng, bạn có thể dùng ý chí điều khiển cho đường dẫn lực xuất hiện và biến mất. Ban đầu, sẽ phải chỉnh sửa tư thế của cơ thể, một khi đã cảm nhận được thì tiến bộ sẽ rất lớn. Kết nối: khía cạnh khác của Bằng kình Cũng như một đồng xu không thể chỉ có một mặt, bằng kình, hay là ẩn lực của toàn thân, không thể tồn tại nếu không có mặt đối diện, kết nối. Bằng là lực mở/ vươn ra. Kết nối là xu hướng đóng lại. Chính sự kết nối/ kéo nhau của những phần cơ thể vươn ra sẽ giúp hông điều khiển tay. Vận động đặc thù của nội gia quyền, mà qua đó chúng ta đang xem xét đến sự thể hiện ra ngoài của Khí, yêu cầu xem xét đến hai khía cạnh cơ bản: bằng (xem bài trên) và kết nối. Trong nghiên cứu cơ học ứng dụng trong sinh học, người ta nhận thấy là một loại cơ có thể được dùng với các bó cơ khác nhau để tạo thành các cấu trúc vận động khác nhau. Để thực sự sắp xếp lại [mối liên kết] giữa các bó cơ để đạt được kết cấu tối ưu và tận dụng tối đa sức mạnh của phần hông eo, ta phải thả lỏng những phần căng cứng cục bộ theo thói quen, và một cách nhẹ nhàng (để không làm nhiễu đầu óc) sắp xếp lại cử động của mình. Một khi đã hiểu và tập bằng kình theo quan điểm này, sẽ không mất lâu để “dùng ý” tạo ra đường dẫn từ đất đến bất kỳ điểm nào trên cơ thể để ra đòn hoặc đỡ đòn. Tuy nhiên kết nối [giữa mọi điểm bất kỳ trên cơ thể] một cách dễ dàng sẽ mất lâu hơn, vì nó không thể dựa trên cấu trúc xương như khi tập bằng kình. Mọi vận động của nội gia quyền đều dùng hai yếu tố bằng kình và kết nối này, ngoài ra các hiện tượng khí cảm có thể đạt được thông qua sử dụng hai yếu tố này kết hợp với thả lỏng, dùng ý và tư thế đúng của cơ thể. Các bước kết nối, và lực chìm Đẩy bằng kình từ dưới lên, từ chân qua hông, lưng, đến tay là cách dùng lực từ đất để khởi tạo chuyển động và sức mạnh. Đường chuyển động là đường ngắn nhất có thể. Tương tự, khi dùng lực theo hướng đi xuống thì lực từ điểm đặt lực (tay, ) qua đan điền xuống đất. Tạo ra kết nối giữa điểm đặt lực và đan điền, mà không sa vào căng cứng cục bộ, là một trong những phần khó khi tập nội gia. Cơ bản có hai cách áp dụng lực ép xuống này, tuỳ theo vị trí của điểm đặt lực so với đan điền. Nếu điểm đặt lực ở gần, có thể dùng bằng kình cục bộ từ tay đến vai. Ở xa hơn thì phải dùng kết nối thực sự từ điểm đặt lực đến đan điền. Khi dùng lực kết nối này, kình lực bất ngờ sinh ra từ trung tâm cơ thể, tích lực chủ yếu ở lưng, được tăng cường nhờ các khối cơ bụng. Tập lực này đúng cách sẽ làm tăng cơ bắp ở bụng và ngực vì lực được phát ra từ đây. Ví dụ khi kéo vai một người bạn tập, trước tiên phải kết nối bằng cách hơi căng phần giữa tay đến thân người. Thả lỏng để chìm xuống và để cho một phần sức nặng cơ thể đè lên vai bạn tập. Khuỷu tay sẽ tự chìm xuống. Hít vào rồi thở ra, hơi chìm người và để cho sự chìm này đè xuống vai bạn tập thông qua kết nối từ thân sang tay. Khi thở ra bằng mũi, vùng bụng sẽ kéo dãn, các cơ sườn đồng thời co lại nhưng không quá cương cứng. Lúc đầu, làm như vậy sẽ không tạo ra được lực đè lớn lên vai bạn tập. Phải lập lại nhiều lần, và quan trọng hơn, phải nhẹ nhàng và tập trung để dùng cơ bắp ở ngực và bụng chứ không phải tay. Tập kéo từ giữa cơ thể xuống. Tập chuyển trọng tâm từ chân sau ra chân trước để tăng thêm động lực. Lúc này động tác sẽ rất giống “pi”??? quyền trong Hình ý quyền. Trong các môn nội gia, cử động này, cùng với một số khác nữa, được tạo ra bằng cách dụng ý [để truyền lực] ra tay. Tập thật chậm, thở ra qua bàn tay và ngón tay, trong khi cử động xuất phát từ mặt đất, được điều khiển bởi phần hông eo, và phát rat ay. Cơ thể vận động như một thể thống nhất. Gần như không có lực khi bắt đầu tập dùng ý để dẫn bằng kình, vươn duỗi, trọng lượng đè lên bàn tay, và phát khí qua bàn tay. Tập có lực là sai lầm và đẫn đến dụng ngoại lực. Các phần còn lại của cơ thể cũng phải kết nối. Ví dụ, hơi đỉnh đầu lên sẽ tạo ra một lực căng nhỏ, có thể dùng để dẫn dụ lực [đè lên vai]. Vận động bằng Bằng kình xuyên suốt trung tâm cơ thể, và bên ngoài được kết nối bởi “sự bao bọc của toàn bộ cơ bắp nối với nhau” là căn bản của mọi môn nội gia. Điều kỳ lạ là một số vận động theo cách này sẽ tạo ra cảm giác gần như có thể nhìn thấy được của “ngoại Khí”. Vị trí cơ thể và các góc độ [góc độ mở ở các điểm kết nối] là hết sức quan trọng để tạo ra bằng kình, trong khi chỉ dùng cực kỳ ít sức mạnh cơ bắp. Vì vậy người ta nói ở khía cạnh thể chất thì nội gia quyền là nghiên cứu về các góc độ của cơ thể. Phần 3: Lực đẩy bằng Bằng kình Cách duy nhất để quen thuộc với bằng kình là phải thưòng xuyên chơi đùa với nó, tìm ra các ứng dụng và hạn chế của nó. Càng tiến bộ, bạn sẽ càng thấy có ít hạn chế hơn là minh tưởng, và gần như mọi cử động đều có thể dùng bằng kình và kết nối toàn thân. Đầu tiên, để sử dụng ít cơ bắp nhất, có một số ý nên nhớ: đứng tấn tương đối rộng, trọng tâm trên chân sau, chìm người làm sao để khớp vai ít bị căng nhất, chùng lưng dưới (lưng bắt đầu cong ra phía ngoài), để cho thế bằng cảm thấy hơi bị ép vào một cách thoải mái, chứ không vươn ra một cách căng thẳng. Một khi đã có đường lực chắc chắn giữa tay và chân đối diện, sẽ không khó để vươn ra dọc theo đường lực này để tạo ra một cú đẩy mạnh. Không được đứng thẳng dậy, hay để hông ép vào phía trong (vặn xoắn), mà vươn dọc theo đường bằng kình. Cũng như cái chốt giữa hai chân thang có thể dễ dàng duỗi ra khi nó đã gần như mở, nhưng khó duỗi ra khi đang gập, các “chốt” trong cơ thể cũng như vậy. Chỉ cần đẩy nhẹ là có thể tạo ra lực dọc theo đường lực nếu như các chốt đều đã gần như mở. Các chốt ở đây bao gồm đầu gối, hông, xương lưng, vai và khuỷu tay. Mỗi chốt này khi đi từ trạng thái gần mở sang mở sẽ giúp thúc đẩy và tăng cường lực dọc theo đường bằng kình. Bạn có thể dùng cách tập này để mở cửa hàng ngày. Hoặc tập ở các tư thế khác nhau. Khi vai quá gập, tập bù lại bằng cách hướng thẳng lực từ hông đến khuỷu. Không được đẩy bằng cơ vai. Những người quan tâm đến thực chiến có thể dùng cách này để đánh mà dùng rất ít lực. Ngoài cách nhìn nhận theo kiểu “chốt” đơn giản như trên, còn có các yếu tố phức tạp hơn cần được giải thích. Những thay đổi liên tục trong một chuyển động kiểu nội gia có liên quan đến khai và hợp. Khi cơ thể hợp lại, nó co cuộn thành một thể hợp nhất; khi khai, cũng vươn ra theo hướng của bằng kình theo một thể hợp nhất. Cựm từ “thái cực” trong Thái Cực Quyền nói tới quá trình khai hợp liên tục trong mọi động tác, có khai thì phải có hợp Âm dương chính là biểu hiện của các thái cực, và TCQ có thể coi là môn võ của thái cực, không phải bởi vì nó có khả năng chiến đấu [hơn các môn khác], mà bởi vì cũng như âm dương, nó liên tục di chuyển từ đóng sang mở. Trong khai hợp, điểm trụ là đan điền, là trung tâm (theo nhiều nghĩa khác nhau) của cơ thể. Mặc dù chúng ta chỉ đang nói về đẩy, nhưng mọi cử động có khai hợp đều liên quan đến đẩy. Một minh hoạ đơn giản sẽ chỉ rõ ý này. Khi hợp thân, chốt chính ở lưng bắt đầu co lại và tích lực trong khi thân chìm xuống, tạo ra co và tích lực ở hông và gối (xem ảnh). Quan trọng là lưng cong phải đi liền với gối. Hông không cố tình cong, mà cong vì lưng và gối cong. Kết nối từ tay đến chân vẫn phải được duy trì liên tục. Tích lực theo cách này đòi hỏi cơ thể co lại theo hướng vòng và đi xuống. Khi khai, duy trì kết nối trong khi lực từ chân đẩy qua lưng và đi đường ngắn nhất đến mục tiêu. Lúc nào ta phải tìm con đường ngắn và hiệu quả nhất [để phát lực] từ đường cong đang tích lực (xem hình). Khi cơ thể duỗi ra, phần hông xoay một cách tự nhiên ra khỏi vị trí đóng, làm tăng lực đẩy dọc theo xương sống. Hơi thở ra giúp cơ bụng dưới hơi căng, giúp tăng năng lượng cho hông xoay. Cùng lúc với hơi thở, bụng dưới co lại, giúp hông xoay, đẩy vào xương sống làm nó thẳng ra, .. theo đó khí chạy xuống chân và lên lưng. Chú ý là như trong hình vẽ, từ hông có hai lực phát ra, một trong hai lực đó hướng xuống chân. Khai của thân bắt nguồn từ hông eo, tay chỉ là phụ để dẫn lực. Để tư thế đúng, mặc dù lực được điều khiển từ hông, khởi nguồn vẫn phải từ chân. Tất cả đòn đẩy (và phát lực), qua bất kỳ phần nào, theo hưóng nào, đều dùng ý tưởng biến đường cong (tích lực) thành đường thẳng (hướng lực). Đường dẫn lực là đường ngắn nhất từ đất, và dọc theo các điểm nối dễ duy trì nhất. Các nguyên lý trong ví dụ ở trên như bằng kình, khai hợp, hợp thân, đều áp dụng cho mọi cử động trong nội gia quyền. Tập luyện để theo đúng các nguyên lý này trong mọi cử động sẽ giúp tiến bộ nhanh chóng. Nói chung, có thể đạt được tiến bộ về thể chất thông qua tập bằng kình, thả lỏng và hợp thân. Tiếp theo, tập tạo lực cho mọi cử động bằng bằng kình, hợp thân, và khai hợp. Tuy nhiên để đạt được lực và thả lỏng, không chỉ có tập luyện bình thường và hiểu biết lý thuyết là được. Ngoài cách tập thông thường, còn có một phương pháp hình dung về hợp thân có thể giúp tăng bằng kình một cách đáng kể. Nếu hình dùng cơ thể như một thể đơn bào, ví dụ như trùng amip, thì bằng kình là đường lực ngắn nhất [giữa hai điểm] trên cơ thể. Theo hình dung truyền thống về động tác “đẩy”, cơ thể co từ phần trung tâm ra đến ngón tay và ngón chân khi hợp, và khi khai thì vươn từ phần trung tâm ra. Điểm trung tâm là hội âm, nhưng các cơ bắp ở lưng, bụng trên và dưới đều tham gia. Cách hình dung cơ thể như một tấm vải dẫn đến một cách nói truyền thống “tập lớp bọc bên ngoài”, tuy nhiên phải hiểu lớp bọc ở đây bao gồm cả da thịt, gân cơ, tất cả đều đóng góp vào hiệu ứng hợp lại. Khía cạnh đối diện của hợp là khai, nói đến sự vươn duỗi của cơ thể. Khi vươn, bằng kình là lực đẩy, nhưng được tăng thêm bởi sự co duỗi, đặc biệt là ở bụng, đi kèm với ép thở ra. Phải chú trọng tập vươn duỗi nhiều như tập hợp lại. Có một câu thành ngữ Trung Quốc là vưon duỗi một sợi cơ ra một tấc còn mạnh hơn to ra 3 tấc. Tri giác và tập luyện cơ thể đơn bào là phụ trợ cho khả năng dùng “nội lực” như bằng kình và kết nối toàn thân. Chỉ tập cái này khi đã có kỹ thuật cơ bản. Tuy nhiên ở mọi trình độ, có một cái nhìn tổng quát [về các tầng bậc kung fu] cũng là có ích. Không được dùng sức khi tập. Thư giãn, hình dung trong đầu quá trình đang diễn ra, để đầu óc tự chỉnh sửa lại cơ thể. Lặp đi lặp lại và thả lỏng là yếu tố quan trọng trong nội gia quyền. Đồng thời, khi cơ thể hợp lại như trong ví dụ bên trên, vẫn phải cảm giác được bằng kình xuyên qua cơ thể, như một chiếc khung sắt. Cảm giác toàn bộ chiếc khung uốn cong và dồn vào chân sau. Một số câu hỏi từ độc giả sau 3 bài về tập bằng kình. Trong hình vẽ, có vẻ như thế bằng yêu cầu nghiêng về phía trước để tạo ra khoảng cách dài hơn giữa tay trước và chân sau để truyền lực dễ dàng hơn. Tư thế này giống với TCQ Vũ thức, nhưng khác với các dòng khác, vốn có lưng thẳng hơn Với người bắt đầu tập dùng lực từ đất một cách thả lỏng, nghiêng về phía trước giúp kết nối với chân sau tốt hơn (chìm và co về chân sau, không vươn theo hướng đẩy). Khi đã quen sử dụng lực từ đất, bạn sẽ đứng thẳng dần lên. Khi đứng thẳng, cũng chỉ nên dùng những cơ bắp có liên quan đến đường dẫn lực. Tư thế vươn ra phía trước của Vũ thức nói chung là hiệu quả hơn cho mục đích này. khi án với bằng kình và kết nối cơ thể, với một chân trước, một chân sau, làm sao để không bị mất thăng bằng và đổ nhào? Chỉ cần không bị mất trọng tâm ra ngoài chân trước? Có cần phải thả lỏng về vị trí ban đầu ngay sau khi án? Nói rất chính xác. Đổ ra phía sau [ngay sau khi án] là cách thông dụng trong nội gia. Khi án [dài] và phát kình (fajing) [ngắn], cấu trúc cớ thể có giống nhau? Về tổng thể là giống nhau, nhưng có một vài điểm thêm vào. Đây cũng là sự khác nhau giữa trường kình và đoản kình. Khả năng dùng đoản kình dọc theo đường dẫn lực đòi hỏi nhiều công phu hơn, nhìn chung cần có (1) dùng sức của lưng và chân nhiều hơn; (2) đồng thời dùng các bó cơ ở lưng và ngực, và thở ra; (3) dùng đàn kình từ chân (trước hoặc sau). Khi nói về bằng kình và kết nối toàn cơ thể, ông luôn nói lực phát từ đất bằng cách duỗi thẳng chân hoặc gối. Liệu có thể tạo ra lực bằng cách duôi thẳng lưng ra tay, đồng thời đạp xuống chân, sau đó lực lại được đẩy ngươc từ chân lên lưng, tay, và thêm vào lực đẩy ban đầu? Nói cách khác, đâu là điểm khởi phát lực, chân hay lưng? Lực thả lỏng truyền từ đất qua thân và ra tay. Bởi vì "sợi" lực này xuyên suốt cơ thể, cách điều khiển nó tốt nhất là từ hông phối hợp với chân. Bạn có thể hình dung sợi này bắt đầu từ chân và truyền lên trên, như đã nói ở đây. Tuy nhiên, theo hình ảnh truyền thống thì sợi này bắt nguồn từ hông, một đầu nối đến chân, một đầu nối đến tay. Theo cách này thì dụng lực hoàn toàn từ hông. Về mặt kết cấu, 2 cách hình dung này là hoàn toàn giống nhau. Để phát đoản kình, bạn nói đúng, có hiện tượng tích lực/ dồn lực xuống đất rồi dội ngược lên. Lực này tăng cường cho cú đẩy, và tùy sức mạnh của hông, có thể rất mạnh. Ngoài ra, trọng tâm đồng thời dồn xuống chân. Có thể tập làm như vậy từ cả chân trước lẫn chân sau. Trường kình thì luôn khởi phát từ chân sau, không có độ bung nổ. Khi đi quyền, chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, có nên (1) duổi thẳng chân sau để chuyển trọng tâm, hay (2) dùng ý "đẩy" trọng tâm, và để chân sau tự thẳng ra một cách tự nhiên? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì đây là một trong những điểm nhiều người tập sai. Khi bắt đầu đi quyền trong bất kì môn nào, TCQ, Hình ý, Bát Quái, Aikido, Lục Hợp Bát Pháp, .... bạn phải kết nối cơ thể bằng "bằng kình" và sự "kết nối toàn thân" rất mong manh. Mọi cử động đều phải được hướng dẫn bởi bằng kình và kết nối, nói cách khác sợi kết nối không bao giờ bị đứt (trừ khi phát kình). Theo tôi chỉ cần duy trì bằng kình hay lực từ đất, dùng nó điều khiển vận động thực hay tưởng tượng, khi đó vận động của bạn sẽ đúng. [Khi chuyển trọng tâm], hình dung một chân là điểm truyền lực, chuyển dần sang chân kia một cách tự nhiên cho đến khi chân kia đảm nhận toàn bộ việc truyền lực. Chính chân này là chân "thực" trong các yếu lĩnh nói đến. Chỉ cần duy trì sự kết nối liên tục và sự "đầy lực" trong chuyển động, và cử động nói chung sẽ tự chỉnh. Khi đứng thấp, chân song song bằng vai, và muốn vươn lên cao, có nên (1) quán tưởng về duỗi thẳng chân, hay (2) đẩy trọng tâm lên, qua đó chân tự đứng thẳng? Có vẻ như theo cách (1) thì cảm giác lực từ đất sẽ mạnh hơn. Quan trọng là phải kết nối với đất thông qua toàn thân, không bị gãy. Trong trường hợp này, hình dung như đang đẩy rất nhek một vật trên đỉnh đầu của mình, duy trì lực bằng một cách thả lỏng từ chân lên đầu, và duỗi dần ra đến "tay" [hay điểm cuối của kết nối, tức là đầu]. Điểm quan trọng trong tất cả các động tác, bài tập trên, là học cách dụng lực từ đất một cách thật thoải mái, đến khi nó là một phần tự động trong mọi cử động. Dĩ nhiên sau khi đã tập luyện, cơ bắp sẽ được làm quen và vận động dễ dàng hơn. Ví dụ, khi vươn lên, các cơ ở gối, hông và lưng dưới sẽ quen với vận động này và tăng cường khả năng duy trì bằng kình, và cử động sẽ vừa đúng vừa mạnh. Tôi đọc được một bài tập như sau: đứng thẳng và vươn tay ra trước, hình dung (không làm thật) phía dưới cổ (đốt sống cổ dưới cùng) đẩy ra sau, đồng thời với tay đẩy ra trước. Sau khi đọc bài viết ở đây, tôi tự hỏi có nên chuyển bài tập thành hình dung phần lưng dưới của mình đẩy ra sau thay vì cổ. Tôi nghĩ như vậy sẽ tạo ra bằng kình tốt hơn. Nếu tập trung duy trị sợi dây kết nối, đường dẫn lực, ... của lực từ đất, qua chân, giữa lưng, đến tay, sẽ có tác dụng. Cơ thể không những phải duy trì được kết nối này, mà phải dùng được nó để khởi phát ra mọi chuyển động, trong tất cả các môn nội gia. Trong trường hợp cụ thể này, tạo ra/ hình dung kết nối toàn bộ cơ thể sau đó hơi chìm xuống (uốn gối). Không được vươn lên nhiều, duỗi thẳng chân, đẩy lực lên lưng (hông sẽ tự cong vào, không được ép). Để cho lực đi qua lưng, ra tay và bàn tay. Bạn sẽ cảm thấy dưới cổ, lưng, .... đều phản ứng với lực đẩy này. Nói cách khác, cách tập của bạn như ban đầu cũng tốt, nhưng hiểu được kết nối cơ thể dọc theo toàn bộ đường truyền lực sẽ tốt hơn. Các yếu tố trong thả lỏng Các môn nội gia chú trọng thả lỏng nhằm đạt được “nội lực”, chính là đặc thù của nội gia. Có nhiều lý do để hướng tới dự thả lỏng – tùng – này. 1. Về mặt thể chất, hiệu quả của bằng kình và kết nối phụ thuộc vào góc kết nối tối ưu của các khớp để truyền lực với tối thiểu cơ bắp. Tập luyện với sức cơ bắp tối thiểu sẽ bắt buộc ta phải có góc kết nối tối ưu (nếu bạn biết cách đánh giá và nhận ra kết quả). 2. Khi xây dựng lại cách phối hợp vận động (cấu trúc lại cách dung cơ bắp) của cơ thể trong một thể thống nhất, viêc dùng những nhóm cơ riêng biệt (không thả lỏng cục bộ) là phản tác dụng. 3. Sẽ là rất khiếm khuyết nếu tập nội gia mà không hiểu và tập được cách động ở mức nhẹ cho đến trung bình bằng cách dùng ý dẫn kình và điều khiển kết nối khi cơ thể đang thả lỏng. Mọi sự căng cứng đều là cản trở cho yếu tố khác biệt cơ bản của “nội lực”. Thả lỏng, hay “tùng” không có nghĩa là yếu ớt, hay không có lực. Ngược lại, chỉ cần đứng vài thế thông thường nhiều người mới tập đã gào lên vì đau. Người tập lâu hơn đã quen đứng [trạm trang], có thể đứng một cách thả lỏng và cho rằng mình đang thả lỏng, nhưng thực ra là do chân họ đã khỏe hơn. Những người tập lâu hơn nữa, ngoài sức của chân còn biết cách sắp xếp góc độ kết nối, và khiến cho các khớp trở thành điểm chịu lực, ít cần dùng đến cơ bắp hơn. Đây là các bước phát triển khả năng thả lỏng. Chân khỏe là yêu cầu bắt buộc. Chân càng có khả năng chịu lực, càng ít cần cố sức ở chân và càng có nhiều sức cho thân trên và tay. Bước đầu tiên là phải hiểu được bằng kình, kết nối, và góc kết nối phù hợp. Nếu dùng sức cứng nhắc rồi mong them vào tập thả lỏng, sẽ không được nhiều kết quả. Cơ thể phải thực sự thả lỏng [ngay từ đầu]. Các yếu tố cơ bản của tập trạm trang Trạm trang là cách dùng bằng kình, kết nối và ý để tăng sức lực dựa theo các tiêu chí về thể lực đặc thù của nội gia quyền. Thả lỏng hoàn toàn đồng thời duy trì bằng kình và kết nối toàn thân. Nhìn từ bên ngoài có vẻ như không làm gì, nhưng bên trong thì có nhiều nội dung hơn. Ví dụ: 1. Cơ thể thả lỏng và truyền lực từ đất (bằng kình) qua thân lên tay, cảm giác như có lực nối vào tay. Lực được truyền nhờ cơ thể thả lỏng và chìm xuống đất. 2. Tập kết nối bằng tư thế tương tự, ở đây duy trì bằng kình nhưng phải dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào tay thông qua quá trình kết nối 3. Ở ví dụ 3, bằng kình cũng được phát ra, nhưng do tay ở thấp, về mặt cơ học sẽ hiệu quả hơn nếu nối thẳng véc tơ lực từ đất qua hông, từ hông trực tiếp [dùng ý để ép] vào tay. Cách này dựa vào sức của các tổ hợp cơ ở lưng và vai, người mới tập dễ bị sa vào dùng lực vai thay vì bằng kình. Điều này thường xuyên xảy ra, do đó trước tiên nên tập 2 tư thế đầu. "Lực ngược chiều" Ngoài kỹ năng kết nối và cấu trúc tối ưu, còn có các kỹ năng sử dụng tác động vặn xoắn của cơ – xương, sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo. Dùng lực giằng trong bằng kình và kết nối Bằng kình, hay lực nối đất, và kết nối toàn thân, hay khai hợp, là những kỹ năng đặc thù của nội gia quyền. Người ta thường nói “không làm được thì không hiểu được”, ý nói là chỉ mới biết được về mặt nguyên lý học thuật thì vẫn chưa phải là hiểu thực sự. Chính vì không hiểu mà nhiều người nhầm tưởng rằng bằng kình cũng dùng cấu trúc và cách kết nối cơ thể giống như các môn ngoại gia. Tuy nhiên có những điểm khác biệt, vì bằng kình và kết nối mới là bước đầu, dẫn đến nhiều kỹ năng khác. Bước tiếp theo là dùng bằng kình và kết nối để thúc đẩy mọi chuyển động. Thúc đẩy toàn bộ cấu trúc cơ thể từ chân sẽ tạo ra sự vặn xoắn tự nhiên. Lực kết nối rất nhẹ giữ cho cơ thể thành một khối, giúp lực vặn xoắn (triền ty kình) có thể phát ra đến tận đầu ngón tay, nếu không bị căng cứng ở điểm nào. Khi đứng trạm trang, có thể tăng cường hỗ trợ cho cấu trúc cơ thể bằng cách xoắn nhẹ và tự nhiên các khớp chân tay. Có một số môn ngoại gia cũng sử dụng phương pháp này, nhưng ở đây sự vặn xoắn phải khởi nguồn từ chân và hông, và lực xoắn vẫn phải dựa trên bằng kình. Nguyên lý của lực giằng dựa trên quan hệ đối nghịch giữa các nhóm cơ. Ví dụ, tích lực ở lưng nghĩa là mối tương tác ngược chiều giữa các nhóm cơ ở lưng, cũng giống như tích lực ở ngón tay khi chuẩn bị búng ngón tay. “khí dính theo lưng và lấp đầy sống lưng” là cách miêu tả tích lực trong các sách TCQ. “tích lực” có thể hiểu như ngăn cản lực khai bằng lực hợp, rồi mới thả ra. Các lực giằng khác trong trạm trang có thể là: lực rất nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái (mở hổ khẩu), giữa ngón cái và ngón út, và sự căng thẳng từ cổ đến bàn tay. Bước theo vòng tròn trong Bát Quái Chưởng cũng là một dạng trạm trang, nhưng dùng bước bộ đặc biệt. Nhưng cảm giác về bằng kình và kết nối cũng tương tự. Lực giằng trong Bát Quái Chưởng có thể thấy trong thế Ngựa Trời Bay Trên Trời ???? Trong Hình Ý quyền, cử động “xé vải” trong luyện ngũ hình cũng là một ví dụ. Đại Thành Quyền cũng dùng lực giằng ở tay để tăng sức mạnh của bằng kinh và kết nối. Tuy nhiên nếu việc vặn xoắn không nối với đất thông qua bằng kình thì sẽ chỉ là vặn xoắn cục bộ, chỉ là kết quả của sức mạnh cơ bắp. Nếu không bỏ thời gian tập bằng kình và kết nối toàn bộ cơ thể thì sẽ rất khó tập lực vặn xoắn. Dùng sức ở chân để tạo khung Để đạt được trường kình cần phải luyện cho cơ thể, từ đầu đến chân, trở thành một khối. Ví dụ kể cả khi vặn một cái nắm cửa cũng phải nối lực từ tay qua hông về chân, một phần đáng kể của lực xoay là từ bụng và lưng, được hỗ trợ bởi kết nối từ chân đến tay. Đầu gối, chân và lưng dưới đều quan trọng trong trường kình. Đặc biệt lực của chân là không thể bỏ qua. Có một câu chuyện không tế nhị lắm nhưng rất ý nghĩa về cha của Trần Tiểu Vượng đang tiểu tiện trên bờ dốc thì bị các bạn đùa nghịch đẩy từ đằng sau. Nhưng vì chân và hông của ông khỏe quá, nên có thể truyền xuống đất tất cả các cú đẩy thẳng, và hóa giải mọi hướng đẩy khác mà không trượt một giọt nào. Trạm trang là phương pháp luyện trường kình truyền thống. Bằng cách tưởng tượng các hướng lực tấn công khác nhau, có thể tự điều chỉnh rất nhỏ tư thế đứng, và với thời gian luyện được một “khung cơ thể” tạo ra trường kình. Nói cách khác, quán tưởng để dồn bằng kình vào một phần nhất định của cơ thể (thường là tay) và duy trì nó sẽ tạo ra lực rất lớn. Cũng có thể tập dồn bằng kinh đi khắp người bằng cách tập chậm và hình dung cách dùng bằng kình khi áp dụng thực tế, hoặc khi phải dùng bằng kình trong mọi động tác để chống lại lực tác động rất mạnh từ bên ngoài. Các bài quyền trong TCQ, các bài tập triền ty kình, bài tập chậm trong Ý Quyền, đều là ví dụ của việc định hướng cho bằng kình. Aikido cũng có những bài tập tương tự, như fune koge undo. Một trong những khu vực rắc rối nhất khi dồn lực từ chân lên tay là vùng vai và bụng trên. Nếu chân và lưng khỏe, có thể chịu lực nhiều hơn thì sẽ giảm được áp lực lên vai và ngực, tuy nhiên toàn bộ đương truyền lực từ chân qua vai, đến tay vẫn phải được tập luyện, và khu vực vai vẫn là khu vực dễ bị căng thẳng cục bộ nhất. Rất khó có thể thay đổi thói quen từ lâu ngày. Một dụng cụ tập luyện có ích Có thể tạo ra dụng cụ tập bằng túi vải và một túi cát tròn, cỡ bằng quả bóng đá, có thể dùng băng dính cuốn để giữ hình dạng tròn. Để túi cát vào bên trong túi vải và treo ngang tầm bụng/ sườn. Đẩy túi về phía trước đến mức cao ngang đầu và tay duỗi dài, đây là tư thế rất tốt để luyện trường kình, đặc biệt cho vùng bụng trên. Thay vì căng vai, cố đặt toàn bộ cơ thể vào vị trí giữa túi và chân sau, giảm thiểu căng thẳng ở vai. Nhưng cũng không được để vai lệch ra khỏi đường đặt lực. Dùng đầu gối và hông để xoay bóng, làm như vậy trong nhiều ngày. Thay đổi chân sau và hướng đẩy bóng. Mỗi lần chỉ cần làm vài phút là đủ. Tăng cường kết nối dọc theo đường đặt lực theo cách này sẽ loại bỏ được căng thẳng ở vai và tập được khả năng phát lực từ đất đến tay. Dùng hông eo Do nội gia quyền dùng cấu trúc cơ thể để truyền lực từ đất lên tay, phần giữa cơ thể là phần hướng lực và điều khiển tốt nhất. Dù gọi là hông nhưng thực ra là cả khối xương và cơ cột sống và bụng dưới. Khi tập “di chuyển từ giữa thân”, thực ra chúng ta đang tập lại các cử động đẩy, kéo và xoay làm sao để phần hông hoạt động là chủ yếu, còn lực ở tay và vai là phụ. Dĩ nhiên là không chỉ có hông hoạt động, hông xoay là do một chân đẩy và chuyển trọng tâm sang chân kia. Khi đẩy lên, chân duỗi thẳng đẩy hông (vai chưa nhấc), làm hông hơi cong (tích lực) rồi đẩy cả khối lên tay. Khi kéo hông đi xuống, thông qua lực liên kết của cơ để kép tay theo, ngoài ra cơ ở bụng co lại và lưng dưới đi xuống cũng làm tăng lực kéo. Nếu cần lực kéo mạnh hơn, các cơ ở phần ngực cũng có thể được dùng. Khi thở ra thì cơ ở ngực cũng tự co và đóng góp một phần vào lực kéo. Dùng cơ ở tay là phụ. Lực xoay, đi lên hay đi xuống, truyền dọc theo đường liên kết ở lưng và vai đến tay, cũng giống như khi ta vặn một mảnh vải – lực xoay truyền từ đầu này sang đầy kia. Lúc đầu sẽ khó cảm thấy cử động xoắn (triền ty) truyền qua toàn bộ cơ thể, nhưng với tập luyện và luyện cơ bắp, cử động xoắn này sẽ biến thành thật. Có thể cảm giác được cử động xoắn từ chân qua hông, lưng, vai, tay đến tận đầu ngón tay. Tuy nhiên hông vẫn là mắt xích mạnh nhất. Khi theo dõi cử động này, có thể hiểu được ý “tay theo hông”. Thực ra có thể nói “tay theo khủy tay, khuỷu tay theo hông, hông theo đầu gối” bởi vì lực xoắn khởi đầu từ đất lên. Do phần lớn các nhóm cơ dùng để điều khiển cử động nằm ở vùng bụng, tập nội gia quyền sẽ tăng cường rõ rệt sức mạnh và độ khéo léo của cơ bắp ở vùng này. Cong hông? Ý tưởng “thẳng lưng” và “cong hông” (hay “dấu mông”) thường được nhắc đến. Tuy nhiên sẽ có vấn đề nếu dùng quá nhiều sức để giữ hông cong. Khi nhấn mạnh thả lỏng trong nội gia quyền, không có nghĩa là thả lỏng hoàn toàn, nhưng lại trừ ra phần hông và lưng – hông cong là hệ quả của việc mềm lưng và đầu gối. Có nhiều người tập lâu năm bị đau lưng do được dạy là phải ép hông và mông cong. Bằng cách thả lỏng hông, và để hông dễ dàng tự xoay (lỏng đầu gối), ta đạt được nhiều thứ. Trước tiên lưng dưới sẽ hỗ trợ than và tích lực tốt hơn, vì đốt xương sống có thể tách khỏi khung xương chậu và duỗi thẳng. Thứ hai, hông lỏng sẽ giúp các khớp dễ rơi vào vị trí thuận lợi để dẫn lực từ đất lên. Tương tự, hông cứng sẽ dẫn đến những bất lợi ngược lại. Vì vậy khớp ở hông phải luôn được thả lỏng, và khả năng truyền lực từ đất phải được ưu tiên. Vương Tuyển Kiệt trả lời ký giả 1- Hỏi: Luyện khí công đa số chủ trương ý thủ Đan điền, vậy mà Dưỡng sinh trang của Đại thành quyền lại không dùng ý thủ Đan điền. Xin hỏi thủ đúng hay không thủ đúng? Đáp: khí công dưỡng sinh có rất nhiều loại khác nhau, chỉ cần luyện tập đúng mức là có thể trị bệnh, tăng thọ. Tuy thủ Đan điền mà không chấp Đan điền. Thủ Đan điền đúng, Đạo gia khí công gọi là ‘chiếu’ Đan điền; tuy không thủ Đan điền mà có tác dụng như thủ Đan điền, bất thủ cũng đúng, điều đó Thiền gia khí công gọi là ‘ứng vô sở trú, mà sinh kỳ tâm’. Lão Tử nói: ‘thường vô dục mà kiến kỳ diệu, thường hữu dục mà kiến kỳ cầu’. Điều này đã giải thích rõ đối với người luyện công dùng ý thủ Đan điền và không dùng ý thủ Đan điền. Ở đây chữ ‘cầu’ có phạm vi hay ý nghĩa khiếu. 2- Hỏi: vậy là trong khí công, ý thủ Đan điền và không thủ Đan diền đều đúng; vậy tại sao gần đây trong tạp chí Tinh võ, trả lời phỏng vấn, ông lại không chủ trương ý thủ Đan điền? Đáp: Luyện tập Đại thành quyền trang pháp, mục đích là kỹ kích (chiến đấu), trị bệnh tăng thọ chỉ là một phần lợi ích, không nên biến nhỏ thành lớn, lấy tiểu thành mà tưởng đạt đại thành. Như Lão Tử nói 'diệu' của Đạo, bất dục kiến mà đạt. Đạo gia cao cấp cũng không dùng ý thủ Đan điền. 3- Hỏi: Người tập dưỡng sinh trang đồng thời phải chú ý những điều kiện gì? Đáp: Người tập dưỡng sinh trang phải chú ý rất nhiều điều. Như sách viết 'nằm lâu hại khía, đi lâu hại gân, đưnga lâu hại xương, nhìn lâu hại thần. Đông không nên quá ấm, Hạ không nên quá mát...' Ngoài ra phòng sự nhiều thể hư, suy tư nhiều hại thần, thần hại cực dễ sinh bệnh gây tổn thọ. Tóm lại, ăn uống sinh hoạt đi lại cần vừa phải, đúng mức, người luyện tập dưỡng sinh trang, đặc biệt người luyện Đại thành quyền kỹ kích trang cần phải chú ý. 4- Hỏi: có câu 'đứng lâu hại cốt', vậy trang công cũng hại cốt. Đáp: câu này không phải nói trang công. Trang công là đứng và dùng ý niệm phù hợp. Đứng không dùng ý niệm. Tuy nhiên khi luyện trang công cũng phải chú ý mức độ phù hợp. 5- Hỏi: Có người nói trang công của Đại thành quyền là khí công, có người nói không phải, vậy xét cho cùng thì là gì? Đáp: Trạm trang vốn là phương pháp dưỡng khí luyên thần căn bản của võ thuật; nếu chỉ dùng trang để trị bệnh, tăng tuổi thọ thì gọi nó là khí công cũng được; Nếu như nhìn từ góc độ rèn luyện võ thuật thì gọi nó là một phương pháp luyện nội công mới thích hợp. 4a-Hỏi: Nếu nói trang công là đứng và dùng ý niệm phù hợp thì người ta có thể tập ở trạng thái khác và dùng ý niệm phù hợp được không? VD nằm hay ngồi với ý niệm phù hợp. 6- Hỏi: khi luyện trang công, nếu xuất hiện hiện tượng chân tay múa may, hoặc khóc hoặc cười, hoặc lăn lộn trên đất, như vậy là tốt hay xấu? Đáp: Luyện Đại thành quyền trang công chỉ có thể cảm thấy thư nghi đạt lực, không thể xuất hiện những hiện tượng như vậy. Nếu xuất hiện hiện tượng như trên thì đó là hiện tượng xấu. Nó chứng tỏ thần kinh trung ương không điều khiển được cơ thể. Đó gọi là 'gặp ma phát cuồng'... 7- Hỏi: phân biệt sự khác nhau giữa Nội gia quyền và Ngoại gia quyền như thế nào? Đáp: gốc của quyền thuật TQ không phân Nội Ngoại gia. Do hậu nhân từ chỗ học tốt, chuyên luyện vai môn kungfu mà thành các môn phái, xuất hiện sự phân biệt Nội - Ngoại gia. Nội gia quyền đa số lấy dưỡng khí, luyện thần làm chủ, Ngoại gia quyền lấy luyện gân, cốt làm chủ... Phỏng vấn Chen XiaoWang (Trần Tiểu Vượng) Làm sao để dùng đan điền phát lực? Đan điền là trung tâm năng lượng của cơ thể, và [dùng đan điền] cần phải phối hợp toàn bộ cơ thể. Lực xuất phát từ đan điền và phối hợp với toàn cơ thể để tiếp thêm năng lượng. Cơ chế phát lực như thế nào? Thông qua lực xoắn toàn thân. Khi đan điền xoay, cơ thể xoay và đẩy vào tay. Đan điền là trung tâm của một vòng tròn. Lưng và chân phối hợp với đan điền như thế nào? Khi đan điền bắt đầu động, các cơ ở chân và lưng cũng chuyển động theo. Tất cả các bộ phận cùng chuyển động và kết nối. Tay không tự động, mà do đan điền đẩy ra tay. Tất cả là mọt chuyển động duy nhất theo cả 3 chiều. Đan điền, hông, gối, chân đều phối hợp để tạo ra chuyển động vặn xoắn. Đan điền có lực không? Có một chút, lực này thúc đẩy phần còn lại của cơ thể. Khí và đan điền có liên hệ thế nào? Bản thân khí là yếu và mềm. Đan điền tụ khí của cả cơ thể và liên kết với xương và cơ. Jingluo (kình lộ/ đường kình??) dẫn khí đi khắp cơ thể. Khi khí phát ra, nó được truyền đi khắp cơ thể (kết nối như mạch). Cần phải hiểu được quan hệ giữa đan điền với khí, khí với cơ, và cơ với xương. Quan trọng nhất là liên kết giữa đan điền với khí – đây là cốt lõi của Trần thức TCQ. Trần thức rất chú trọng xoay chuyển đan điền, đúng vậy không? Đúng, để kết nối toàn cơ thể và dẫn chuyển động. Đồng thời, khi phát ra, khí từ đan điền ra là dương, khi về đan điền là âm. Tầm quan trọng của ý là thế nào? Dụng ý là rất quan trọng. Có ba tầng bậc khác nhau. Một nửa tâm trí tập trung vào cử động, nửa kia hoàn toàn rỗng không. Ở giai đoạn đầu, phải chú ý đến cử động và vận động của khí. Ở giai đoạn cao hơn thì sẽ không cần, bởi vì các đường dẫn đã được thông suốt và khí có thể di chuyển tự nhiên, bởi vì [bản chất của] khí là có thể di chuyển tự nhiên trong cơ thể. Nhưng bất kể là ở trình độ nào, đều cần phải dùng nửa tâm trí vào cử động, nữa tĩnh lặng. Các động tác TCQ có kích thích các huyệt không? Mỗi động tác đòi hỏi phối hợp cơ bắp một cách khác nhau, và tạo ra các điểm nhấn [dẫn khí] khác nhau. Khí được dẫn theo các đường này, và mỗi tư thế sẽ tạo ra một hiệu quả khác nhau. Ông có thẻ nói thêm về khí? Có những thứ chỉ có thể cảm nhận. Bạn có thể cảm thấy như nước nóng chảy từ cánh tay đến bàn tay. Kể cả người trình độ thấp cũng có thể cảm giác được. Khi cách tay quay vòng [thuận] khí đi từ ngón út về đan điền, khi quay [vòng ngược, ngón cái xoai trước]. khí từ đan điền ra tay. Khí và kình khác nhau thế nào? Khí có khả năng liên kết, và có bản chất khác. Khi chuyển sang cơ bắp, khí biến thành kình. Kình là biểu hiện của khí, trở thành sức mạnh bung nổ. Khi khí chuyển sang cơ bắp thành lực thì đó là kình. Kình và shen (thần???) khác nhau thế nào? Gần như một. Thần là mức cao hơn, kình là mức thấp nhất của thần. Ý là vua, khí là đội quân. Ý dẫn khí. Những nguyên lý nào quan trọng nhất trong Trần thức TCQ? Tư thế - trạm trang là bước tập luyện đầu tiên, giúp cơ thể được chuẩn bị cho viêc jtập luyện TCQ. Tương tự nhu trước khi lái xe, ta phải điều chỉnh gương, ghế ngồi, Lấy đan điền làm trung tâm, cơ thể cân bằng, đầu óc tĩnh lặng. Cốt yếu là cơ thể được kết nối, khí luân chuyển và điều khiển được cơ thể. Mỗi tư thế đều phải tập theo 2 cách: cách 1 là đan điền xoay chuyển và vặn xoắn, cách 2 là từ trước ra sau. Mọi chuyển động [của cơ thể khi đó] đều phải tương ứng [với vị trí của đan điền]. Khi hiểu được điều này, sẽ hiểu đuợc mọi bài quyền, ứng dụng và vũ khí. Nếu không thì chỉ như cây không có gốc. Sau đó có thể phối hợp cả hai chuyển động của đan điền làm một. [khi đó] hông eo điều khiển chuyển động, khai và hợp. Những sai lầm thường gặp khi tập TCQ là gì? Sai lầm thường gặp là không hiểu được hai cách vận động đan điền, chỉ biết bắt chước hình dạng mà không hiểu nguyên lý. Mỗi cử động đều có yếu lĩnh phải tuân theo. Thầy phải biết để dạy, và trò phải biết để tự sửa hoặc bắt chước. Tầm quan trọng của trạm trang là gì? Giúp đan điền liên kết với phần còn lại của cơ thể. Là cách tập [đan điền nội chuyển] trong mọi tư thế. Lúc nào thì nên bắt đầu tập thôi thủ? Khi đã hiểu được nguyên lý vận động, và phối hợp toàn thân. Nếu không sẽ bị dùng tay quá nhiều. Cảm giác cân bằng trọng tâm có thể đạt được qua thôi thủ? Điều này đạt được qua trạm trang. Nhiều người thôi thủ thất bại vì mất cân bằng ở đan điền.Trước khi cử động phải cân bằng, và khi bắt đầu động, phải duy trì như cách đan điền nội chuyển [khi đan điền di chuyển thì toàn thân phải di chuyển tương ứng theo]. Làm sao để tăng khả năng thôi thủ? Phải tập toàn bộ bài Laojia Yi lu (Lão giá nhất lộ ???), suy nghĩ về ứng dụng của từng thế, nhớ yếu lĩnh, cho đến khi thành phản xạ. Có cần phải phân biệt âm dương? Tôi thích nói hư và thực, không phải âm dương. Rất khó để giải thích, ví dụ như bệnh song trọng. Trong TCQ, phải có bên nặng bên nhẹ, nhưng làm được không phải dễ, nếu dễ thì ai cũng đã là bậc thầy rồi. (đoạn này nguyên bản rất tối nghĩa, có câu cuối không hiểu liên quan gì đến các phần đằng trước) Q: Is there a need to distinguish between yin and yang? CXW: I use solid and empty, not yin and yang. It is difficult to explain, use double weighted, which means both sides have the same weight. In Taijiquan, you need to make one side lighter than the other, but that is too easy. If it were that easy, everyone would be a Taiji master. The real meaning is in the static posture. When the body isn't moving, the energy can't move, stagnation. Khí công có giá trị gì với TCQ không? Nguyên lý của khí công cũng giống như TCQ, kinh mạch, đan điền, TCQ là một hệ thống khí công hoàn chỉnh, không cần gì khác. TCQ lại có hệ thống và tầng bậc hơn. Tôi có thể dạy khí công cho ai muốn học. Giá trị của khí công bằng âm thanh là gì? Khá đơn giản. Đó là những âm thanh gắn với một vận động nào đó của cơ thể. Cũng như gam trong âm nhạc, tất cả đều xuất phát từ miệng nhưng sẽ tạo ra phản ứng khác nhau của cơ thể. Tuỳ theo chứng bệnh, người tập tạo ra những âm thanh khác nhau. Ghi hình giải thôi thủ ở Trần gia câu có vẻ dùng sức rất nhiều. Nhiều người tham gia mà không tập luyện đúng cách. Có hai khía cạnh của thôi thủ: chủ động tấn công và bị động phòng thủ. Khi bị đẩy thì phải biết tự vệ. Trong cuộc thi nhiều người chỉ cố giành thắng và cả hai bên đều cúng lúc tấn công. Ngoài ra có nhiều trận đấu không cân sức. Dùng bằng kình khi phát kình (fajing) như thế nào? Ý nghĩa của bằng kình là luồng dẫn lực không được tắc nghẽn. Nếu lực bị tắc thì không có bằng kình. Quá nhiều lực cũng không có bằng kình. Đây là vấn đề thường thấy ở Mĩ. Nhiều nguời không hiểu đúng về bằng kình. Tâm trí phải tĩnh lặng, bằng kình không thể dùng sức ép. Chỉ có cách để năng lượng từ di chuyển. Có cần lực từ đất? Không cần. Cũng như khi nhấc chiếc xe khỏi mặt đất – máy vẫn chạy và bánh vẫn quay, chỉ cần đặt xuống là chạy. Bằng kình cũng như vậy. [ý nói lực liên kết bên trong cơ thể là đủ, không cần lấy lực từ đất] Làm sao để có khả năng hoá giải lực? Tư thế và đầu óc thả lỏng, chỉ cần động nhẹ là có thể hoá giải, đây là bằng kình. Nếu đan điền liên kết với cơ thể, sẽ tạo ra một trường năng lượng bảo vệ cơ thể. Khi đan điền mât liên kết với cơ thể thì trường này cũng mất. Làm đúng cách, thông tin từ tay [điểm tiếp xúc] sẽ hướng dẫn toàn bộ cơ thể [di chuyển hợp lý]. Khi tấn công thì khai hợp hoạt động thế nào? Trước khi tấn công, người hợp lại sau đó khai ra. Khi tấn công, trước hợp, sau khai. Một cách nói khác đó là mở bên ngoài và đóng bên trong. Khi nhận lực bên ngoài đóng và bên trong mở. Ông đã nghĩ ra bài quyền 19 thức? Bài quyền 19 thức là do nhiều yêu cầu của học sinh khắp thế giới. Có 4 phần chính, đi từ phải qua trái 4 lần. Nguyên lý dựa trên bài Lão giá, Tân giá, và Tiểu giá. Phải thể hiện rõ các yếu lĩnh trong từng động tác. Bài này dễ cho người mới học, dành cho thời hiện đại, ít thời gian tập những bài quyền dài. ĐẠI LÝ TRANG CÔNG Đại Lý Trang Công (đứng tấn Đại lý) là môn công phu kết hợp Bát quái quyền và Thái Cực Quyền vào làm một thể, kiêm cả động lẫn tĩnh, tư thế rộng rãi, động tác kéo dài triền miên. Luyện môn này có tác dụng bồi bổ nguyên khí, làm thư giãn Kinh mạch, điều hoà âm dương, trừ bệnh bảo vệ sức khoẻ. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP 1. Mặt ngoảnh về hướng Nam hai chân dạng ra, hai gót chât cách nhau chừng hai bàn chân, mũi chân trái chĩa về phía trước, mũi chân phải chĩa về hướng Tây Nam, hai lòng bàn tay đối nhau đưa về phía trước cao ngang vai, hơi rộng hơn vai, khuỵu gối ngồi xụp xuống. 2. Lấy hông háng làm trục xoay, từ từ quay sang trái, trọng tâm dời sang chân trái thành bộ pháp “trái thực phải hư”(hờ) (Bàn chân phải không cần rời đất).Hai tay lấy ngón giữa làm trục đồng thời lật tay thành chưởng phải ngửa lên, lòng chưởng trái úp xuống. Khi thân thể xoay thẳng với chót mũi thì đầu gối và ngón chân cùng trên một đường thẳng (đây là tấn mã bộ thấp, thân - cổ - đầu thẳng, đùi ngang song song với mặt đất, đầu gối và mũi bàn chân cùng nằm trên một đường thẳng dọc) 3. Chân trái giậm đất, lấy hông háng làm trục xoay từ từ quay sang bên phải, dời trọng tâm sang chân phải thành tấn cung bộ, tiễn bộ (cung bộ thường thì chân trước khuỵu, chân sau duỗi thẳng. Ở cung - tiễn bộ, chân phải lại duỗi thẳng – xiên ở phía trước, chân trái khuỵu lại ở sau). Cùng lúc hai bàn tay lấy ngón giữa làm trục lật chưởng thành chưởng trái lòng ngửa lên, chưởng phải lòng úp xuống. Khi thân mình thẳng với chót mũi thì đầu gối và ngón chân (phải, trái) lại sóng trên đường thẳng dọc. 4. Chân phải giậm đất, thân mình xoay sang trái rồi làm giống động tác 2. 5. Thời gian luyện công, mới tập mỗi lần chừng 10 phút rồi tăng dần lên nửa giờ. 6. Khi thu thế, lúc đang ở tư thế động tác 3 thì thân mình quay sang trái, mặt ngoảnh về hướng Nam, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, hai tay lật chưởng thành lòng bàn tay đối nhau, lấy gót chân phải làm trục xoay mũi bàn chân về phía trước, gập khuỷu tay, ngón tay đối nhau. Hai bàn tay song song thu lại trước ngực rồi từ từ ấn xuống ngang bụng dưới, sau đó thì thả hai tay xuôi hai bên đùi, cùng lúc hai bàn chân đứng ngang nhau rộng bằng vai. Đứng lặng như vậy chừng 2 – 3 phút là có thể thu công. Yếu lĩnh luyện tập: Khi tập, quần áo phải rộng rãi, chân đi giày vãi là hay nhất. Nên chọn nơi không khí trng lành, lặng lẽ, không có gió lùa hay bùn lầy mà tập. Tư thế: Khi luyện công, đầu tiên thả lỏng toàn thân một lượt từ đầu đến chân, yêu cầu “hư lĩnh đỉnh Kình” (đẩy hờ Kình lên đỉnh đầu), (huyệt) Vĩ lư ngay ngắn, thu mông thót hậu môn (ý để cho Kình khí trong hai lưỡi đẩy lên hàm trên, trầm vai xuôi khuỷu tay, hóp ngực vươn lưng. Nách lỏng ngực mở (ý nói vai lỏng để bả vai mở tròn ra ngoài), hai bắp đùi mở trở ra, hai cánh tay tròn, lỏng chưởng lõm vào trong (tức bàn tay ở tư thế khum khum) hổ khẩu phải tròn (tức ngón cái mở ra). Năm ngón tay “bấu” đất lòng chưởng và lòng bàn chân (ý chỉ huyệt Lao cung ở tay và Dũng tuyền ở chân) ý niệm ngầm như đang hít thở bên trong. Luyện công phu Trang công(tấn) Đại lý cần phải nắm vững 6 nguyên tắc tùng(lỏng) tĩnh(lặng) viên(tròn) hoãn(chậm) chính(ngay ngắn) liên(liền). a) Lỏng: Các cơ, khớp hoàn toàn phải thả lỏng thư thái, không được dùng lực căng cứng, Kình (tức lực ngầm) phải có ý trầm trở xuống. b) Lặng: Tinh thần phải tập trung, xua bỏ hết ý nghĩ lan man, mắt nhìn ngược trở vào tâm, ý thủ toàn thân (để hợp với lỏng, không tập trung vào một bộ phận nào sẽ gây căng cứng) c) Tròn: Tư thế tập theo đường cong, đường tròn, ngoài ôm trong nắm, nội khí tràn trề, không một nơi nào lồi, lõm (tức chỗ thừa nhô ra, chỗ thiếu lõm vào là không tròn) d) Chậm: Tốc độ chậm, đều (không quá nhanh hay lề mề, đứt quãng). e) Ngay ngắn: Đầu ngay, thân thẳng, ngay ngắn thư thái, suốt buổi tập huyệt Bách Hội và Hội âm phải luôn ở trên cùng một đường thẳng đứng (Bách Hội ở chính giữa đỉnh đầu thuộc mạch Đốc, Hội âm ở chính giữa đường nối hạ nang và hậu môn thuộc mạch Nhâm) f) Liền: Lấy hông làm chúa để đưa động toàn thân, trên dưới phải nương theo nhau, mọi đốt khớp phải thông suốt. 2. Ý niệm tưởng tượng: Ý biểu hiện ở thần, máy của thần là ở mắt. Công phu này dùng ý niệm tưởng tượng từ chữ “định” chọn từ mười ba thế của Thái Cực. “Định” không có nghĩa là chuyên chú vào một phía mà phải là chiếu cố được tấ cả “nội” lẫn ngoại”. “Định” là then chốt quan trọng của sự kết hợp lẫn nhau của nội với ngoại. Thông qua ý niệm tưởng tượng về “Định”, rất dễ hình tượng hoá toàn bộ cơ thể, dường như đã biến thành một khối cầu (tròn) có lợi cho việc nhập tĩnh để sản sinh ra “nội khí”. Tuỳ theo công phu và sự kiên trì tháng ngày luyện tập chuyên cần, nội khí sẽ từng ngày tràn trề thêm và có cảm giác cả người mình như quả bóng da bơm căng khí, tràn trề sức mạnh. 3. Hít thở: Công phu này chọn dùng phương pháp hít thở tự nhiên “Khí có từ thực mà phải là không hại”. Tuỳ theo trình độ nhập tĩnh nông sâu mà hơi hít thở cũn dài sâu theo. 4. Hiệu quả: Trong khi hành công sẽ thấy xảy ra hiện tượng nóng lên từng bộ phận (cục bộ), tay sẽ thấy tê, căng, thân thể râm ran như kiến bò, cơ bắp có thể máy động.Đây là hiện tượng bình thường vì là biểu hiện của nội khí đang vận hành trong thân thể. Phép luyện công này chủ yếu là lấy tâm điều hành ý, dùng ý dắt dẫn cơ thể rồi dùng cơ thể đưa đẩy khí, lấy khí vận hành trong thân thể. Đó là nguyên tắc chủ đạo, thuần thục tự nhiên, không thể xảy ra sơ xẩy được. (Tài liệu sách Khí Công kiêm động tĩnh - dịch giả Kim Giao) Lỏng - chặt trong TCQ Tác giả: Trương Tử Anh Nguồn: internet Dịch: Quân Người ta khi nói về TCQ thường nhấn mạnh buông lỏng (tùng). Đó là vì đặc điểm lớn của TCQ là tùng nhu, nhu trung lĩnh cương, cương nhu tương tế; không tùng được thì không nhu được, không đạt tùng nhu thì không gọi là TCQ. Do đó 'tùng' rất quan trọng. Bởi vì chỉ có đạt được 'tùng' thì đầu óc mới thanh tĩnh, khí tự nhiên trầm xuống, tinh thần càng được đề cao, làm cho khi luyện quyền tùng tĩnh, ý thức đến bộ phận nào lỏng, bộ phận nào chặt, từ đó làm khí huyết lưu thông toàn thân, dĩ khí vận thân, đạt tới nội ngoại tứ tiêu, đạt tác dụng điều hoà âm dương, cường thân, dưỡng mệnh; ở mức cao, khi tay tiếp xúc với đối thủ, tứ tiêu đạt 'tùng' thính lực điểm của đối phương ở đâu, nhãn thần đồng thời giám sát sự biến hoá thân hình của đối phương, đạt tới tri kỷ tri bỉ, đắc cơ đắc thế, mới đạt nhu hoá cương phát; thông qua không ngừng học, luyện tăng cường công phu, đạt tới trình độ đối phương đánh tới, có thể đạt công hiệu của hoá, dẫn, nã, phát Do buông lỏng rất trọng yếu, nên nhiều huấn luyện viên yêu cầu học viên ngay từ những bước đầu phải đạt được, còn yêu cầu họ đại nhu đại nhuyễn. Điều đó thực khó. Vì nói cho cùng, 'tùng' là yếu lĩnh nội tại của TCQ. Đối với người mới học mà nói, để họ nhận thức mức độ quan trọng của 'tùng', bước đầu có thể tiếp xúc với đạo lý căn bản của 'tùng'; nhưng yêu cầu họ ngay từ đầu phải đạt được 'tùng' là không thực tế. Muốn đạt được 'tùng' cần có những điều kiện cơ bản, đó chính là tập thuần thục bài quyền làm tiền đề. Người mới học, trước tiên cần tập tốt bài quyền, nắm vững yếu lĩnh, đạt được quyền giá cơ bản chuẩn xác, diễn luyện thuần thục, lúc đó mới có thể nói tới tầm lĩnh chân chính tùng nhu. Nhưng 'tùng' của TCQ là như thế nào? làm thế nào để đạt được 'tùng'? Nói 'tùng' tức cơ bản ngoại hình quyền giá thuần thục, đem toàn bộ thân pháp điều chỉnh tốt, đầu cần dụng ý nhè nhẹ nâng lên, ngực cần lỏng, lưng cần chặt, đầu, thân, chân tức đại tam điết cần phối hợp; mắt cần bình thị, nội thị (không để ngoại vật ảnh hưởng) chỉ tâm với ý hợp, cân với cốt hợp, khí với lực hợp, tức nội tam hợp. 2 vai cần tùng trầm tự nhiên, chỏ cần truỵ xuống, làm cho nội khí toàn thân tiết tiết quán xuyến, đạt tới 2 tay, 2 chân, 2 bàn tay, ngón tay, 2 bàn chân, ngón chân, tức đạt tiêu tiết, eo cần ngay thẳng, 2 đùi hơi có ý đưa về phía trước, gọi là tính háng; hông cần lạc, gối hơi lỏng, tạo thành toàn thân là một thực thế vận động có đàn tính, làm cho khí huyết kình có thể thông qua ngoại hình chính xác mà vô hạn châu lưu toàn thân, tuần hoàn vận chuyển. 'Tùng' không phải là bỏ bễ. Tùng là trên tiền đề cơ bản ngoại hình chính xác làm cho gân lạc, kình lạc đả thông toàn diện, làm cho khí huyết, kình lực tiết tiết quán thong, không bị ngăn trở , mà qua lại bất đoạn. 'Nhị đạo cửu hoàn' của đạo gia, bỏ tức ngoại hình không đến nơi, ngoại hình chống đỡ không được, không đả thông cân lạc, kình lạc, khí huyết bế tắc, kình lạc hạn chế. Tùng tất nhiên cần có nội khí quán thông trong đó; thế trước kết thúc thì thế sau tiếp nối tất cần nội khí quán thông liên tiếp, do đó nói là thế đoạn mà ý bất đoạn, vương vấn không dứt. Nếu đứt đoạn thì có bạn được luyện nội công TCQ không? Lỏng và chặt có quan hệ chặt chẽ. Một số người nói lỏng mà không bàn đến chặt, là phiến diện. Chỉ có lỏng mà không có chặt là quay lưng lại với nguyên lý 'cương nhu tương tế' của quyền luận. Sư phụ Đặng Ngộ Thanh chỉ rõ: luyện TCQ như thế như đi trên đường âm nhu, gánh lấy nghiệp quả hại thân, tổn thọ. Kỳ thực, lỏng và chặt là một cặp mâu thuẫn, giữa chúng có quan hệ đối lập và thống nhất, tương trợ tương thành. Khi luyện quyền, hình thể tùng nhu, nhưng nội khí đằng nhiên, nội khí không được lỏng lẻo. Lại nữa, toàn bộ bài quyền, mỗi thức đều có sự biến hoá giữa lỏng - chặt, cương - nhu, hư - thực... Lỏng tức là hư, nhu; chặt tức là thực, cương. Mỗi thế, mỗi thưc đều có lỏng - chặt, cương - nhu, hư - thực... Toàn bộ bài quyền đi trên hình hồ, viên chuyên, làm dễ đạt hiệu quả cho lỏng chặt thay nhau, hư thực dễ lập, cương nhu tương tế. VD như Kim cương đảo truỳ của Triệu bảo TCQ có 4 thức Bằng, Lý, Tê, Án biến hoá cương nhu kình mà khác nhau phương hướng. Mỗi thế bản thân dều có thể cương, có thể nhu, tuỳ thế địch lại mà biến hoá. Nếu nói về Bằng, nó có thể lỏng, có thể chặt, có thể hoá, có thể đả. Tùng đền cùng, đến khi thành thức lập định thì không thể tùng nữa, lúc đó gân cốt hợp nhất, ý khí tế đáo,lỏng chặt tương hỗ., hư thực, cương nhu tương hỗ chuyển hoá; quyền luận giảng' như tùng phi tùng' là vậy. Chỉ có lỏng chặt vừa độ mới đạt được hiệu quả cương nhu tương tế. Do đó, chỉ biết lỏng mà không biết chặt là ngược lại với đạo của TCQ. Cuối cung cũng phải chỉ rõ: lĩnh tùng là quá trình liên tục thâm hoá, như trong khinh lĩnh khinh, trong tùng lĩnh tùng, tùng có phân hồi thứ. Đó là mỗi hồi kungfu, mõi hồi đạo lý. Người mới học chỉ có thể điều chỉnh thế thức quyền để lĩnh tùng trầm, bỏ đi những chỗ cứng nhắc. Theo kungfu tăng tiến, tùng từ cục bộ mà đến chỉnh thể, từ hình thể mà vào nội tại. Trình độ tùng càng cao, kungfu của bạn càng sâu, nói ngược lại kungfu càng sâu, chất lượng tùng càng cao. Kungfu không có giới hạn, con người có cực hạn, tới dược cực hạn, dĩ nhiên là không dễ, do đó mà yếu lĩnh buông lỏng không có điểm dừng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnew_luyen_tap_thai_cuc_quyen_055.doc