Lý luận chung về hành chính nhà nước

Quyền lực của nhà nước được phân chia thành 3 quyền: + Quyền lập pháp (Quốc hội – Nghị viện) + Quyền hành pháp (Chính phủ) + Quyền tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án) * Các xã hội có nhà nước trong các thời đại lịch sử khác nhau thì có các thể chế nền hành chính khác nhau. * Trong một thời đại lịch sử, các quốc gia khác nhau cũng có thể tổ chức nền hành chính theo các mô hình khác nhau.

ppt15 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận chung về hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3NỘI DUNG CƠ BẢN: 1 . QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2 . NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3 . NÂNG CAO NĂNG LỰC – HIỆU LỰC – HIỆU QỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1 . QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Có 3 vấn đề chính: * Quan niệm về hành chính nhà nước * Các lĩnh vực quản lý nhà nước * Các chức năng của quản lý hành chính nhà nước Quan niệm về hành chính nhà nước: + Thời Phong kiến: - Hành kỳ chính sự - Hành kỳ chính lệnh - Vi chính - Làm việc nhân nghĩa - Cai trị – Thống trị - Hành khiển + Hành chính hiện đại: Thực hiện quyền hành pháp , chấp hành luật, tổ chức xã hội theo luật pháp của quyền lực nhà nước. Quyền lực của nhà nước được phân chia thành 3 quyền: + Quyền lập pháp (Quốc hội – Nghị viện) + Quyền hành pháp (Chính phủ) + Quyền tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án) * Các xã hội có nhà nước trong các thời đại lịch sử khác nhau thì có các thể chế nền hành chính khác nhau. * Trong một thời đại lịch sử, các quốc gia khác nhau cũng có thể tổ chức nền hành chính theo các mô hình khác nhau. Hành pháp có 2 thẩm quyền: * Thẩm quyền lập quy (Ban hành văn bản pháp quy) * Thẩm quyền hành chính (Tổ chức và điều hành) Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng của nhà nước. Hành chính là sự thể hiện– biểu hiện – thực hiện quyền lực của nhà nước. Nếu không có quản lý hành chính thực hiện quyền hành pháp thì các quyền lập pháp và tư pháp của nhà nước sẽ không có hiệu lực trên thực tế. * Hành chính nhà nứơc hoạt động với tư cách quyền lực nhà nước – quyền hành pháp. * Hành chính nhà nước hoạt động điều hành, điều khiển bằng cách ra các quyết định quản lý quy phạm hoặc quyết định cá biệt. * Hành chính nhà nước được thực hiện bởi hệ thống pháp nhân công quyền – thiết chế tổ chức hành chính nhà nước. Phân biệt quản lý hành chính nhà nước với các loại quản lý khác: * Quản ly:ù Duy trì, điều hành, điều khiển, vận hành bằng hệ thống các kỹ năng nhằm đat được mục tiêu đề ra. * Lãnh đạo: Tác động ảnh hưởng đối với người khác để họ có hành vi hoạt động theo ý muốn của mình. (Tương tác người - người) Các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước: (Ba lĩnh vực cơ bản) * Quản lý nhà nước về kinh tế * Quản lý nhà nước về văn hóa xã hội * Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, dân tộc và tôn giáo (quản lý nội chính) * Các chức năng của quản lý hành chính nhà nước: (có 7 chức năng cơ bản) + Chức năng hoạch định + Chức năng tổ chức hành chính + Chức năng nhân sự, phát triển nguồn nhân lực + Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện + Chức năng phối hợp thực hiện theo thẩm quyền + Chức năng tài chính + Chức năng kiểm tra, đánh giá II. Nền hành chính nhà nước (có 4 yếu tốcấu thành) 1. Hệ thống thể chế hành chính : Hiến pháp , Luật, Pháp lệnh, Các văn bản pháp quy. 2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương. 3. Bộ ngũ cán bộ công chức thi hành công vụ 4. Nguồn tài chính để hoạt động. Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính: (Có 7 đặc tính) 1. Tính lệ huộc vào chính trị và hệ thống chính trị. 2. Tính pháp quyền. 3. Tính liên tục , tương đối ổn định và thích ứng cao. 4. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. 5. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ. 6. Tính không vụ lợi. 7. Tính nhân đạo. III. NÂNG CAO NĂNG LỰC - HIỆU LỰC – HIỆU QUẢ CỦA NỀN HÀNH CHÍNH. + Năng lực cuảnền hành chính. + Hiệu lực của nền hành chính. + Hiệu quả của nền hành chính. * Tính tất yếu củaviệc nâng cao năng lực- hiệu lực- hiệu quả của nền hành chính. * Xu hướng phát triển của nền hành chính TS. Võ Văn Tuyển Khoa Hành chính học Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ĐT: 0903247272 – 04.35950151 Xin chân thành cảm ơn các quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Kính chúc sức khỏe và hạnh phúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuyenDe_06_LyLuanChungVeHCNN_TuyenVV_sachvn247.ppt
Tài liệu liên quan